Monday, July 13, 2015

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 tiếp tục xả khỏi đen ra môi trường

(TNO) Sáng nay 14.7, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương gửi công văn “hỏa tốc” yêu cầu triển khai ngay các biện pháp nhằm khắc phục triệt để tình trạng xả khói đen tại nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận).

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 tiếp tục xả khỏi đen ra môi trường - ảnh 1
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 vẫn gây ô nhiễm môi trường - Ảnh: Quế Hà

Theo báo cáo của Công an tỉnh Bình Thuận và UBND huyện Tuy Phong, những ngày qua người dân khu vực gần nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân rất bức xúc do ống khói của nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 liên tục xả khói đen nhiều giờ trong ngày.

Trong công văn của Chủ tịch UBND tỉnh gửi Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Tuy Phong, Tổng Công ty phát điện 3 và Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân, cho biết đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình trạng trên và kiến nghị Chính phủ chỉ đạo triệt để, thậm chí bằng cả việc đình chỉ tổ máy số 2 của nhà máy này để sửa chữa, khắc phục tình trạng xả khói đen.

Theo ghi nhận của phóng viên Thanh Niên Online, nhiều ngày gần đây, khi nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 vận hành tổ máy số 2 thì liên tục xuất hiện khói đen nghi ngút trên ống khói (đường kính 7 m, cao 210 m), xả nhiều giờ trong ngày.

Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Sở Tài Nguyên và Môi trường, phối hợp với UBND huyện Tuy Phong, Công an tỉnh, thường xuyên theo dõi sát tình hình ô nhiễm, đặc biệt là quá trình vận hành tổ máy số 2 của nhà máy để có hướng xử lý kịp thời.
Đồng thời, giao cho Công an tỉnh nắm chắc tình hình an ninh trật tự tại địa phương, tuyệt đối không để tình trạng mất an ninh trật tự như các ngày 14 và 15.4 vừa qua.

Trước đó, do bức xúc trước việc bãi xỉ than của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây bụi, trong hai ngày (14 và 15.4) hàng trăm người dân huyện Tuy Phong đã chặn xe trên đường QL1 gây mất an ninh trật tự. Một số người dân quá khích còn đập cửa kính khách sạn và ô tô, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Hiện Công an đã khởi tố vụ án phá hoại tài sản, gây mất trật tự công cộng và bắt giam nhiều nghi can.

14/07/2015 11:50
Quế Hà

Biển Đông trên bàn cờ ‘quan hệ nước lớn kiểu mới’

(TNO) Tình hình Biển Đông đang “nóng” lên, và rất có thể tương lai của khu vực này sẽ phụ thuộc lớn vào cục diện của “quan hệ nước lớn kiểu mới” giữa Trung Quốc và các cường quốc như Mỹ hay Nhật Bản.

Biển Đông trên bàn cờ ‘quan hệ nước lớn kiểu mới’ - ảnh 1
Đá Tư Nghĩa trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng trái phép

Tại cuộc họp báo ngày 1.7, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đại tướng Martin Dempsey công bố Chiến lược quân sự quốc gia 2015. Trong đó, Mỹ sẽ xem Nga và Trung Quốc là những mối đe dọa an ninh lớn.
Biển Đông dậy sóng

Tài liệu Chiến lược quân sự quốc gia 2015 chỉ trích Trung Quốc về những hành động xây đắp, quân sự hóa và ngang nhiên khẳng định chủ quyền trên các khu vực thuộc Biển Đông. Phản ứng của Mỹ đến không lâu sau khi Trung Quốc ngày 30.6 tuyên bố đã hoàn tất việc xây đắp cơ bản trên các đảo, đá thuộc Trường Sa của Việt Nam.

Trước đó, cộng đồng quốc tế cũng đã lên tiếng về những hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên các vùng biển tranh chấp. Tại Hội nghị G7 tổ chức ở Đức, lãnh đạo các nước ra tuyên bố chung vào ngày 8.6, phản đối việc Trung Quốc bồi đắp quy mô lớn ở Biển Đông. Tại Đối thoại Shangri-La tổ chức ở Singapore hồi cuối tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã khiến phái đoàn Trung Quốc “nóng mặt” với bài phát biểu chỉ trích nhằm thẳng vào Bắc Kinh.

Biển Đông trên bàn cờ ‘quan hệ nước lớn kiểu mới’ - ảnh 2
Trung Quốc xây dựng cầu cảng trái phép ở Gạc Ma, quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Mai Thanh Hải

Chiến lược quân sự quốc gia 2015 của Mỹ đã khiến Trung Quốc nổi giận. Ngày 3.7 cũng là lúc Tân Hoa xã dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh cho rằng Mỹ đang hành xử với tư duy "chiến tranh lạnh".

Không thể im lặng vì Trung Quốc quá hung hăng


Trao đổi với Thanh Niên Online, Chuẩn đô đốc, thiếu tướng Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân (Bộ Quốc phòng) cho biết: "Sở dĩ Mỹ nhảy vào Biển Đông lúc này vì họ cảm thấy Trung Quốc đã hung hăng quá đáng. Các động thái của Trung Quốc vừa qua mang nhiều thông điệp nguy hiểm cho khu vực hơn so với một vài tuyên bố chủ quyền trước đây".

Cùng ý kiến ấy, Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc và các nước Đông Nam Á cũng cho rằng Trung Quốc là nước đã gây ra tình trạng căng thẳng trên Biển Đông.

Chuẩn đô đốc, thiếu tướng Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân, Bộ Quốc phòng: 
"Tại sao trước đây Mỹ và Nhật cũng như cộng đồng quốc tế không lên tiếng như vừa qua? Vì Trung Quốc đang ảo tưởng rằng việc phát triển kinh tế mạnh mẽ sau nhiều thập kỷ liên tục đang giúp họ đủ mạnh để hành động. Tất cả đều đang cảm thấy Trung Quốc đã đến lúc cần dừng lại"


"Câu trả lời đã quá rõ ràng. Khi áp dụng luật pháp quốc tế, vấn đề nằm ở Trung Quốc vì họ đã xây dựng đường băng có thể phục vụ mục đích quân sự, điều này sẽ không được chấp nhận", ông Carl Thayer nói với Thanh Niên Online.

Trước những tuyên bố và sự hối thúc mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là từ phía Mỹ, Trung Quốc có những cách xử lý khác nhau ở từng thời điểm.

Một mặt vẫn hành động và bao biện tại các vùng biển tranh chấp, một mặt Trung Quốc hạ giọng với Mỹ. Hồi đầu tháng 5 qua, họ lên tiếng mời Mỹ sử dụng chung đường băng và những cơ sở xây dựng trái phép trên Biển Đông. Cuối tháng 6, một tướng Trung Quốc lại tuyên bố sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông là có thể chấp nhận được đối với Trung Quốc.

Biển Đông trên bàn cờ ‘quan hệ nước lớn kiểu mới’ - ảnh 4
Đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng phi pháp

Điều này khiến nhiều nhà phân tích liên hệ với chủ trương xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới” Trung – Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình. Và rõ ràng, vấn đề được quan tâm như Biển Đông không thể đứng ngoài mối quan hệ kiểu mới mà ông Tập Cận Bình muốn thúc đẩy.

Dù không có tranh chấp trực tiếp tại Biển Đông, nhưng Mỹ luôn nhấn mạnh lợi ích hàng hải tại khu vực, đồng thời kiên quyết với chiến lược tái cân bằng ảnh hưởng ở châu Á – Thái Bình Dương của mình, ông Robert Farley, phó giáo sư chuyên về an ninh quốc gia, vấn đề hàng hải và quân sự tại trường Patterson thuộc Đại học Kentucky (Mỹ) trả lời Thanh Niên Online.

Khái niệm “quan hệ nước lớn kiểu mới” được ông Tập Cận Bình, khi đó là phó Chủ tịch Trung Quốc đưa ra trong chuyến thăm Mỹ năm 2012. Ngày 12.11.2014, tại Đại lễ đường Nhân Dân ở thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Obama cam kết thúc đẩy quan hệ nước lớn "kiểu mới" giữa hai nước.
Ông Tập đưa ra 6 hướng ưu tiên trong quan hệ nước lớn “kiểu mới” với Mỹ, trong đó nhấn mạnh hai nước cần tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng như hệ thống chính trị và con đường phát triển của mỗi bên. Đồng thời, hai nước sẽ quản lý tranh chấp và các vấn đề nhạy cảm trên tinh thần xây dựng, dù luôn có sự khác biệt, cả hai bên sẽ luôn dùng đến đối thoại và tham vấn, không hành động đi ngược lại lợi ích cốt lõi của nhau. Bên cạnh đó, hai nước sẽ đẩy mạnh hợp tác trong tất cả các lĩnh vực, theo Tân Hoa xã.

Với mối quan hệ “nước lớn kiểu mới” hiển hiện xung quanh những căng thẳng tạo ra trên Biển Đông, Mỹ và Trung Quốc sẽ chọn cách tiếp cận nào cho vấn đề của khu vực này? Mời bạn đọc đón xem kỳ 2 trên Thanh Niên Online: "Mỹ - Trung sẽ chọn cách ứng xử nào trên Biển Đông?"

14/07/2015 08:06
Ngọc Mai - Nhật Đăng

Nỗi băn khoăn về tình hình nước Việt hiện nay

Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Tin tức về những biến cố liên quan đến Việt Nam trong thời gian gần đây đã gây cho nhiều người sửng sốt: 

- Xôn xao dư luận về Đại tướng Phùng Quang Thanh vào cuối tháng 6-2015, là đi chữa bệnh tại nước Pháp hay bị các phe phái tranh giành quyền lực đưa ông Thanh an trí tại một địa điểm bí mật?! 

- Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng từ ngày 7-7-2015 đến ngày 10-7-2015.

- Vụ thảm sát hãi hùng 6 người trong gia đình ông Lê Văn Mỹ vào lúc 2 giờ sáng ngày 7-7-2015, ở tỉnh Bình Phước. 

- Vụ xe ủi cán bà Lê Thị Châm là dân oan ở tỉnh Hải Dương vào chiều ngày 10-7-2015 quá dã man, khi bà cùng đồng bào ngăn cản việc thi công khu công nghiệp... 

Tin tức nóng bỏng và dồn dập là vậy, nhưng khuôn khổ bài viết có hạn, nên người viết xin phép chỉ cùng thảo luận với bạn đọc về Đại tướng Phùng Quang Thanh và chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng mà thôi, vì lẽ hai người này đã/đang ảnh hưởng đến tình hình nước Việt hiện nay nhiều hơn. 

I- Đại tướng Phùng Quang Thanh: Sinh năm 1949, đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương Việt Nam. Theo báo Tuổi Trẻ vào ngày 2-7-2015: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh trị bệnh tại Pháp, phẫu thuật vào tối 30-6. Trong khi đấy, Cổng thông tin của Bộ Quốc phòng lại đưa tin: “Sáng ngày 3-7-2015, tại Hà Nội, thực hiện các quyết định của thủ trưởng Bộ Quốc phòng; Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh và Chính ủy BTL Thủ đô Hà Nội. Đến dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bí thư Đảng ủy BTL Thủ đô Phạm Quang Nghị; Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam. Tại hội nghị, Trung tướng Phí Quốc Tuấn đã tiến hành bàn giao chức vụ Tư lệnh BTL Thủ đô Hà Nội cho Thiếu tướng Nguyễn Doãn Anh, nguyên Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng BTL Thủ đô Hà Nội. Trung tướng Lê Hùng Mạnh bàn giao chức vụ Chính ủy BTL Thủ đô Hà Nội cho Thiếu tướng Nguyễn Thế Kết, nguyên Phó Chính ủy BTL Thủ đô Hà Nội.” 

Nguồn tin cho biết việc thay thế Trung tướng Phí Quốc Tuấn và Trung tướng Lê Hùng Mạnh vì lý do cả hai nghỉ hưu, nhưng cả hai tướng Phí Quốc Tuấn và Lê Hùng Mạnh, tuổi nghỉ hưu sẽ vào cuối năm 2016 lại về vườn sớm hơn dự định. Điều này đã gây cho dư luận xôn xao, cho rằng nghỉ hưu chỉ là cái cớ mà Bộ tư lệnh thủ đô Hà Nội có trách nhiệm quan trọng là bảo vệ khu vực thủ đô Hà Nội, nơi đây là trung tâm đầu não của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, nên phe phái của 3X phải ra tay thay đổi BTL Thủ đô Hà Nội để giữ vững quyền lực của mình?! 

Bài viết trước đây, người viết đã trình bày “Chiến Sĩ VNCH dù tử danh bất tử (Phần 1)” trong đấy Đại hèn tướng Phùng Quang Thanh đã từng nói: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”, với tư tưởng quỵ lụy quân Tàu của ông Thanh, tư cách của ông Thanh đối với quốc gia dân tộc không bằng một người lính đã sắt son bảo vệ tổ quốc, cho nên ông Thanh chết hay sống không quan trọng, mà suy gẫm từ nhân vật này cho thấy tình hình VN đang biến chuyển chăng?!

II- Chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng: Trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư CSVN, theo thiển kiến của người viết có hai điều cần lưu ý:

1- Về phía Hoa Kỳ: Chính quyền Hoa Kỳ đã sai lầm giúp nước Tàu là “Dưỡng hổ nhi họa” (nuôi hổ thì sau này hổ sẽ hại mình). 

Mỹ giúp nước Tàu lần thứ nhất: Trong Đệ nhị Thế chiến (1939-1945), ngày 7-7-1937, Nhật bắt đầu xâm chiếm nước Tàu và chiếm đóng toàn khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Á. Hạm đội Nhật Bản do Đô đốc Yamamoto Isoroku chỉ huy đã tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng (Pearl Harbor). Sau đấy, quân đội Hoa Kỳ, theo lệnh của Tổng thống Harry S. Truman, ngày 6-8-1945, thả quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên “Little Boy” xuống thành phố Hiroshima, đến ngày 9-8-1945, quả bom thứ hai mang tên “Fat Man” đã cho phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki. Ngày 15-8-1945, Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện và ký vào văn kiện đầu hàng ngày 2-9-1945, chính thức chấm dứt Thế chiến thứ hai. Trong 8 năm chiến tranh chống Nhật (1937-1945), cả Quốc Dân đảng và Tàu cộng đã hợp tác chống Nhật, được quân đội Mỹ tận tình giúp đỡ tại Hoa lục bằng cách cung cấp vũ khí, huấn luyện và cứu thương. Do Mỹ mà Nhật đầu hàng, người Tàu nhờ đấy mà khỏi bị Nhật đô hộ, nên người Tàu dù muốn hay không cũng đã mang ơn rất lớn với Hoa Kỳ. 

Mỹ giúp nước Tàu lần thứ hai: Ngày 17-2-1972, Tổng thống Nixon lên phi cơ Air Force One, đến Hawaii ở lại hai ngày, rồi tới Thượng Hải. Mỹ trong vị thế một siêu cường số một, Trung cộng trong thân phận một cường quốc đông dân số, lúc đấy khoảng triệu người, nhưng yếu kém về kinh tế. Tổng thống Nixon đã ký kết thông cáo chung Thượng Hải đánh dấu bước khởi đầu bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung, mở ra một trang sử mới về quan hệ giữa hai nước, từ đấy Mỹ o ép hay bỏ quốc gia Đồng minh của mình là miền Nam Việt Nam. Ngày 26-5-1994, Tổng thống Mỹ là Bill Clinton tuyên bố công nhận quy chế “Đãi ngộ Tối huệ quốc (Most Favoured Nation: MFN) cho Trung cộng” là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO. Và cũng từ đấy các hãng xưởng của Mỹ mở ra tại Hoa lục ào ạt, nhờ đấy nền kinh tế của Trung cộng bắt đầu phát triển mạnh mẽ. 

Ngày nay, Trung cộng trở thành một siêu cường có thể ngang ngửa với Mỹ, lại tranh giành quyền lợi của mình quyết liệt với Mỹ, trong đấy có việc bành trướng đường lưỡi bò của Tàu ngạo ngược ở biển Đông đang/sẽ gây trắc trở cho sự vận chuyển hàng hải của các quốc gia trên thế giới, mỹ cũng chung số phận. Điều này, người Mỹ, chính quyền Mỹ có thấy hối hận việc hờ hững hay bỏ mặc cho quân Tàu chiếm đảo Hoàng Sa năm 1974 hay không?!. 

Ngày nay, Mỹ thấy chỉ có đất nước Việt Nam về địa lý ảnh hưởng nhiều nhất với nước Tàu, chỉ có người Việt Nam mới chống trả quân Tàu nhiều nhất và bền bỉ nhất. Vì thế, Mỹ cần ve vuốt VN để tách VN ra khỏi Tàu cộng, dù VN hiện nay là một nước Cộng sản?. 

2- Về ông Nguyễn Phú Trọng: Ông sinh năm 1944, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng CSVN (tháng 1-2011), được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. 

a- Ông Trọng từng được “Huy chương Kháng chiến chống Mỹ”. 

Vào ngày 7-7-2015, hàng ngàn đồng bào hải ngoại đã biểu tình rầm rộ tại Washington DC, chống nhà cầm quyền CSVN đã/đang bán nước và chà đạp nhân quyền tại Việt Nam. Trước khí thế mạnh mẽ của đồng bào biểu tình, ông Trọng phải đi bằng cửa phụ mà không vào Tòa Bạch Ốc bằng cửa chính. Tuy nhiên, theo dõi ông Trọng nói chuyện với Tổng thống Obama, ông Trọng giữ được bình tĩnh không giống như những nhà cần quyền CSVN khác có vẻ gượng gạo, bối rối mỗi khi tiếp xúc với các vị nguyên thủ quốc gia của các nước tự do trên thế giới.

b- Ông Trọng đã từng nói trong chương trình truyền hình tối 25-2-2013, lời lẽ ngô nghê nhưng độc tài rõ rệt: “Các đồng chí phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo hiến pháp. Cái này quan trọng lắm đấy. Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa. Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy! Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng nữa. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa, chỉ ở đâu nữa nào? Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể… thì nó là cái gì?! Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này”. 

c- Bản tin VNEpress (http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/viet-trung-thoa-thuan-nguyen-tac-giai-quyet-van-de-tren-bien-2207907.html) ngày 12-10-2011. Trong chuyến thăm Trung cộng vào ngày 11-10-2011, Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tàu là Hồ Cẩm Đào đã ký các văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai Đảng, hai Nhà nước, trong đấy xử lý và giải quyết vấn đề trên biển tuân theo những nguyên tắc: “Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Nguyễn Phú Trọng chống Mỹ là thế đấy, độc tài là thế đấy, quỵ lụy Tàu cộng là thế đấy, nhưng thấy chiến lược của Mỹ “xoay trục về châu Á”, thì vào ngày 7-7-2015, trong cuộc gặp gỡ Tổng thống Mỹ là Obama, ông Trọng lại phát biểu quay ngược 180 độ, không giống như tâm tư của ông đã suy nghĩ từ trước: “Trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng, chúng tôi cũng trao đổi về những vấn đề hiện nay còn vướng mắc như phải tiếp tục làm sao sớm đàm phán kết thúc và ký kết được Hiệp định TPP, vấn đề nhân quyền, vấn đề trên Biển Đông có những việc làm trái với pháp luật quốc tế, với thỏa thuận của các nước ở trong khu vực, và cũng bày tỏ quan điểm quan ngại về tình hình các diễn tiến mới trên Biển Đông.” 

Vì sao, ông Trọng quay ngược 180 độ nhanh chóng như vậy? Phải chăng: 

- Ông Trọng đã thức tỉnh khi thấy quân Tàu đang là kẻ xâm lược thật sự?! 

- Ông Trọng đang bị phe phái chống Tàu ở thế mạnh nên ông phải “giả nhân giả nghĩa”, vì chúa Trịnh đang nắm quyền thì vua Lê phải ăn nói và đi đứng những gì mà chúa đã yêu cầu?! 

- Ông Trọng đã thấy sức mạnh của Đồng bào, mà có nhiều nguồn tin cho biết người Việt hiện nay trên 75% thích gần Mỹ thân Mỹ hơn gần Tàu thân Tàu, điều này chính Phùng Quang Thanh cũng đã thú nhận: “Tôi thấy lo lắng lắm... chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại...”

- Ông Trọng và phe nhóm của ông bề ngoài cố gắng tỏ ra gần Mỹ xa Tàu để lấy lại thể diện cho đảng CSVN vì từ lâu đã quỵ lụy Tàu cộng quá nhục nhã?!

Vậy “Nỗi băn khoăn về tình hình nước Việt hiện nay” có lẽ chúng ta sẽ thấy hiện tình về đất nước rõ ràng hơn trong thời gian tới không còn xa nữa.

14.07.2015

Đừng nghe những gì cộng sản nói

Đại Nghĩa (Danlambao) - Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu chết đi còn để lại cho chúng ta một câu nói bất hữu với kinh nghiệm nhiều xương máu: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”. Câu nói này ngày nay đem ra ứng dụng để gạn lọc những lời truyên bố khoác lác của TBT CSVN Nguyễn Phú Trọng trong chuyến đi Mỹ vừa qua có giá trị vô cùng. Nhiều người mới nghe đã vội mừng, tưởng rằng được Tổng thống Mỹ Obama tiếp rước “đặc biệt”, Nguyễn Phú Trọng sẽ “xoay trục”, nhất là ông ta đã tỏ ra tiếc nuối những cơ hội “bỏ lỡ” trong thời gian qua. Được Tổng thống Mỹ mời sang hứa tiếp đón trang trọng, hành trang mà ông Trọng mang theo đáp lễ không có gì ngoài kể chuyện “ăn mày dĩ vãng”.

“...Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong khi đi tìm con đường để giải phóng cho dân tộc Việt Nam đã đến Boston - nơi khởi đầu của cuộc cách mạng giành độc lập ở Hoa Kỳ. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam và Hoa kỳ đã từng là đồng minh trên mặt trận chống phát-xít; Việt Minh do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã cứu giúp những phi công Hoa Kỳ bị Nhật bắn rơi ở Việt Nam...

Một trong những quốc gia đầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn thiết lập quan hệ hữu nghị chính là Hoa Kỳ. Người đã gửi 14 lá thư cho lãnh đạo Hoa Kỳ, trong đó có Tổng thống Truman, đề nghị thiết lập quan hệ ‘hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ’...

Đối với nhân dân Việt Nam, đó là kháng chiến để giành độc lập, tự do cho dân tộc mình, giải phóng, thống nhất đất nước mình; không phải là cuộc chiến tranh nhằm chống lại Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, càng không phải để chống nhân dân Hoa Kỳ. (1)

Sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam chủ trương ‘gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”. (2) (DanChimViet online ngày 9-7-2015)

1.  Trong khi ở Tại Hoa Kỳ, ông Trọng đã hạ thấp luận điệu chống Mỹ, thì trước đó người đồng chí của ông trong bài diễn văn đọc tại cuộc mít tinh “Việt Nam làm lễ kỷ niệm 40 năm ngày kết thúc chiến tranh”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn oang oang giọng thù địch trái ngược lại với lời TBT Trọng như sau:

“Tại buổi lễ trọng thể này, một lần nữa chúng ta chân thành cảm ơn các nước XHCN nhất là Liên Xô, Trung Quốc...

Nhưng Đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ, đàn áp tàn bạo Cách mạng miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại khốc liệt ở miền Bắc. Chúng đã gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta. Tổ quốc ta phải trải qua những thử thách cực kỳ nghiêm trọng”. (BaoMoi online ngày 30-4-2015)

2. Sau chiến tranh, CSVN không chủ động xếp lại quá khứ như ông Trọng tuyên bố mà chính Việt Nam đã “bỏ lỡ” nhiều cơ hội để hàn gắn vết thương chiến tranh. Chính Tổng thống Mỹ Jimmy Carter “chủ động chìa tay” trong khi CSVN chỉ khư khư đòi bồi thường thiệt hại chiến tranh:

“Ngay khi vừa đắc cử tổng thống Mỹ vào đầu năm 1977, Jimmy Carter đã dành nhiều tâm huyết để đẩy mạnh việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Tháng 3-1977, ông gửi một phái đoàn sang Hà Nội để bàn về việc nối lại bang giao. Ngày 4-5-1977, chính quyền Carter đồng ý để Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc”. (VnExpress online ngày 1-7-2015)

Đọc lại Hồi ký của ông Trần Quang Cơ, nghe ông than thở, để thấy đảng CSVN không “xếp lại quá khứ” như lời ông Trọng đã nói.

“Tư duy chính trị xơ cứng đã giam giữ nước ta trong hoàn cảnh khó khăn một thời gian dài’. Có nhiều chủ trương, quyết sách ta chậm đến 20 năm, chẳng hạn như ‘từ chối đề nghị của Mỹ và làm cao khiến ta bỏ lỡ cơ hội, khiến cho bình thường hóa với Mỹ và gia nhập ASEAN mãi 20 năm sau (1995) ta mới thực hiện một cách chật vật”.

Ông lấy làm tiếc rằng ‘việc bỏ lỡ cơ hội với Mỹ đã khiến Việt Nam như đơn độc trước một Trung Quốc đầy tham vọng”. (Boxitvn online ngày 4-7-2015)

Khi đề cập đến vấn đề Nhân quyền thì ông Nguyễn Phú Trọng vẫn một luận điệu cố hữu là ba hoa khoát lác là “Việt Nam hết sức coi trọng nhân quyền” trong khi ông không dám đề cập thẳng thắn mà chỉ dám nói đến như một “vấn đề nhạy cảm”.

“Vấn đề nhân quyền là vấn đề mà chính giới và dư luận Hoa Kỳ rất quan tâm, cũng là vấn đề nhạy cảm của hai nước. Tôi khẳng định rằng Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề nhân quyền, quyền con người. Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người...

Việt Nam chúng tôi xem đây là mục tiêu rất cơ bản, chiến lược phấn đấu để bảo đảm quyền lợi ích chính đáng của người dân. Cộng đồng Việt Nam chúng tôi có lẽ chưa bao giờ có được một đời sống dân chủ như bây giờ”. (3) (RFA online ngày 9-7-2015)

3. Tại buổi lễ kỷ niệm năm thứ 18 Ngày Nhân quyền cho Việt Nam, ở Quốc hội Mỹ, ông Rupert Abbott, chuyên gia về Lào, Campuchia và Việt Nam nhận định:

“Ân xá Quốc tế mong muốn chính phủ các nước, trong đó có Hoa Kỳ, đừng quên vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, nơi quyền con người bị chà đạp một cách trầm trọng. Qua phát biểu của nhiều người, kể cả những vị nghị sĩ và dân biểu Mỹ trong Ngày Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ mười tám này…” (RFA online ngày 11-5-2012)

Theo HRW: “Tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2014 vẫn tồi tệ”…

“Human Rights Watch nói Việt Nam vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ những người ủng hộ dân chủ, hay chỉ trích chính quyền trong năm.

Tổ chức bênh vực nhân quyền quốc tế này nói Hà Nội trấn áp hầu hết mọi hình thức bất đồng chính kiến. Quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do tụ họp ở nơi công cộng bị theo dỏi chặt chẽ”. (VOA oline ngày 29-1-2015)

Hội Phụ Nữ Nhân quyền vừa lên tiếng tố cáo nhà cầm quyền Hà Nội tại LHQ…

“Hội Phụ Nữ Nhân quyền Việt Nam bị phân biệt đối xử, không được thành lập một cách hợp pháp, bị công an đàn áp, các thành viên của chúng tôi bị hăm dọa, bắt bớ, tù đày, đánh đập rất nhiều trong thời gian qua kể từ khi chúng tôi thành lập vào năm 2013”. (VOA online ngày 10-7-2015)

Từ Huế, Linh mục Phan Văn Lợi, một vị lãnh đạo tôn giáo khả kính lên tiếng trên đài Á châu Tự do về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam nhân khi chính phủ Úc cũng như chính phủ Hoa Kỳ đối thoại về nhân quyền với nhà cầm quyền CSVN như sau:

“Tôi mong rằng khi chính quyền Úc đối thoại với nhà cầm quyền Việt Nam thì phải luôn nhớ rằng nhà cầm quyền CSVN là độc tài và bao giờ họ cũng tìm cách duy trì quyền độc tài của họ trên đất nước Việt Nam.

Vì vậy phải làm sao bắt buộc nhà cầm quyền Việt Nam khi đối thoại nhân quyền phải thực sự trả lại nhân quyền và dân quyền bằng hành động cụ thể ví dụ như bỏ điều 4 hiến pháp, trả lại quyền sở hữu đất đai cho người dân, quyền tự do tôn giáo, tự do lập hội, tự do ngôn luận và nhiều quyền khác”. (RFA online ngày 25-4-2012)

Khi được hỏi về trường hợp những người tù nhân lương tâm còn bị giam giữ ở Việt Nam thì Nguyễn Phú Trọng với luận điệu cũ rít, chối lấy được rằng:

“Vừa qua có những trường hợp chúng tôi phải xứ lý thậm chí bắt người là họ vi phạm pháp luật chứ không phải vì họ đị theo tôn giáo đi theo dân tộc hay nói khác gì mà bị bắt. Ai vi phạm pháp luật thì chúng tôi xử lý theo pháp luật”. (4) (RFA online ngày 9-7-2015)

4. Trong khi Nguyễn Phú Trọng chối rằng trong nước không có giam giữ tù nhân lương tâm thì 21 Hội đoàn thuộc các tổ chức XHDS độc lập trong nước đồng lên tiếng:

“Đòi hỏi chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả tù nhân lương tâm.

Thúc giục chính phủ Việt Nam chấm dứt đàn áp chính trị và bắt giữ tùy tiện đối với người bất đồng chính kiến, người bảo vệ nhân quyền và các nhóm tôn giáo không đăng ký...” (Boxitvn online ngày 5-4-2015)

Qua vài chứng minh kể trên cho thấy nhân quyền ở Việt Nam không được tôn trọng như Việt Nam từng cam kết... Tại các trại tù ở Việt Nam còn giam cầm hàng trăm tù nhân lương tâm mà Nguyễn Phú Trọng vẫn cho đó là tội phạm kiểu trốn thuế như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hay bao cao su đã qua sử dụng của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ nguy hiểm đến phải tống xuất họ ra nước ngoài ngay khi thả họ ra tù.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, nhà phản biện từ Hà Nội không tin rằng ông Nguyễn Phú Trọng trong chuyến Mỹ du này tạo được dấu ấn quan trọng nào trong khi được Tổng thống Mỹ Obama tiếp ở trong Nhà Trắng.

“Những chuyến đi trước của ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng đã đẩy lên được một quan hệ hợp tác toàn diện. Đáng lẽ chuyến này đi phải đẩy lên một bước tiến mới là hợp tác chiến lược toàn diện nhưng tôi không tin là ông Nguyễn Phú Trọng có thể làm được... liên minh toàn diện về quân sự và có việc đàm phán mở cửa cho Hoa Kỳ vào Cam Ranh”. (DoiThoai online ngày 6-7-2015).

Kết quả chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng còn ở phía trước. Những lời phát biểu “lạc điệu” của ông ta cũng không nhằm “chuyễn trục” mà cũng chỉ như lời của những nhà lãnh đạo cộng sản trước hoặc sau khi về hưu chỉ mong nói được cái gì để tạo dấu ấn.


Sài Gòn: Mặc áo chống chế độ độc tài, một thanh niên bị CA bắt cóc

CTV Danlambao - Theo tìn từ các trang mạng xã hội, vào tối ngày 11/7/2015, lực lượng CA đã ập đến bắt cóc một thanh niên tên Nguyễn Thanh Phước (Nguyễn Phi) cùng nhiều người khác tại khu vực đài phun nước, nằm trên đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn.

Nguyễn Thanh Phước, sinh năm 1992
Facebook Lê Phú Yên cho hay, lý do người thanh niên 23 tuổi này bị bắt chỉ vì mặc chiếc áo của phong trào zombie khi đang tập trung và chụp hình cùng nhiều bạn trẻ. 

Tất cả sau đó đã bị áp giải lên một chiếc xe thùng đưa đi đâu không rõ.

Phong trào Zombie là tên gọi của một trào lưu chống chủ nghĩa cộng sản trong giới trẻ Việt Nam. 

Những người ủng hộ phong trào sử dụng bức ảnh Zombie để nhận diện và bày tỏ thái độ chống lại chế độ độc tài cộng sản.

Cho đến thời điểm này, hoàn toàn không có bất cứ thông tin nào về tình trạng của Nguyễn Thanh Phước, mặc dù những người cùng bi bắt trước đó đã ra khởi đồn CA vào sáng hôm sau, 12/7/2015.

Một nguồn tin chưa kiểm chứng nói rằng, Nguyễn Thanh Phước có thể đang bị tra khảo tại cơ quan C50 - tức ‘cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao’, gọi tắt là công an mạng.

Danlambao sẽ tiếp tục cập nhật ngay khi có các diễn biến mới nhất.

Nguyễn Phú Trọng: một kẻ hai lờ

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Thường đã lú thì nó sẽ khờ khờ, khạo khạo, hơi đần hơi độn. Thường khi đã khờ khạo đần độn thì chân chất, thật thà, không láo không lếu. Tức đã  thì thường là không láo. Tức là đã lỡ mang một cái lờ thì ít ai có được thêm cái lờ thứ 2. Nhưng! Ở đời lúc nào cũng có chữ nhưng! Một tên lú thượng thừa, lú vào hàng đệ nhất lú, thuộc thành phần quyết-tâm-lú, nhưng chỉ cần tối ngủ sáng thức dậy thấy mình đã là cộng sản, thì dù có lú ba đời hắn cũng biết láo và láo thượng thừa. Tên hắn là Nguyễn Phú Trọng. Sau chuyến đi Mỹ, hắn trở thành thiên hạ đệ nhất  kiêm đệ nhất láo. Hắn là đứa mà nấu nồi cháo vĩ đại 1000 lít nước với 1 nhúm gạo trong lòng bàn tay, nồi cháo lú vẫn có thể khê!

Một trong những cái láo ấn tượng của  là: "...Đảng Cộng sản Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phấn đấu không ngừng để làm tròn trách nhiệm to lớn với tư cách là đảng tiên phong, điểm tựa chính trị của lực lượng công nhân và quần chúng nhân dân lao động Hoa Kỳ..." (1). 

Công nhân, nhân dân lao động Mỹ mà - em ơi nép vào lòng anh - mà tựa vào mấy đứa cộng sản homeless sáng say chiều xỉn thì có đường húp cháo khê. Ngày hôm nay, nói thiệt không thèm láo, đám "tân quốc xả Neo-Nazi" đầu trọc vinh danh cái tên vừa Hít vừa Le còn đông đảo và có giá hơn đám đần đần độn độn tôn sùng chủ nghĩa của loài sản. Cũng nói thiệt luôn, ở Mỹ, ngừng xe lại ở ngã tư đèn đỏ, có 1 anh Mỹ lờ đờ cầm bảng "homeless/vô gia cư, vợ bỏ, con chê, help please!!!" thì cũng có người động lòng móc túi tiếp tế cho 1 đô. Chứ còn cầm bản "com mu nít mem bờ / đảng viên đảng cộng sản / chỗ... tựa chính trị của người lao động" bảo đảm sẽ có một cựu chiến binh Mỹ, hay một anh tị nạn Cuba hoặc Việt Nam tiếp tế cho một cục gạch vào đầu.

Và  lại láo câu trên sau khi vừa gặp lãnh đạo của đảng Dân Chủ, của đảng Cộng Hòa, là 2 đảng thống trị nền chính trị của Mỹ từ ngày lập quốc đến nay. Câu nói của  không những láo mà còn lếu - thái độ láo lếu của một tên lú đối với những chính khách chủ nhà.

Một cái láo khác được xếp vào hạng nấu cháo loãng mà khê là vụ  "mong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ luôn đoàn kết"! (2) Chỗ này phải nói là lú láo tùm lum mà hơi bị trúng tùm la. Chỉ có sai một li đi một dặm là VOV giựt tít cho lú thiếu bà nó ba chữ. Phải vậy nè: Tổng Bí thư mong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ luôn đoàn kết... để chống cộng.

Chứ... còn gì nữa!!! Ở cái xứ tư bản ngày nào cũng giãy mà don't die, sáng phóng xế đi, chiều phóng xế về, cày bừa mút mùa lệ thủy, mạnh ai nấy phóng đến đứt hơi, thiếu điều giãy chết vì nhồi máu cơ tim thì cần quái gì mà phải đoàn với kết. Đó là nói đến thành phần người Việt đi làm công cho các công ty đế quốc Mỹ (với... điểm tựa chính trị là đảng cộng sản Huê Kỳ vĩ đại 3000 đảng viên - theo lờilú láo)Còn làm ăn tụ lại với nhau ở các khu phố Việt thì tiệm phở này lườm tiệm mì kia, quán gà này háy quán vịt nọ. Lâu lâu thêm một cậu, một mợ người Mỹ gốc Việt cộng từ Ba Đình sang tị nạn bằng Vietcong Travel, tiền nhiều như nước phá giá thị trường, thì cộng đồng + cộng sản cỡ nào cũng tanh banh. 

Vậy còn lý do gì để những người Việt một thời đêm chôn dầu vượt biển bây giờ phải đoàn kết với nhau? 

Có! 2 chữ: chống cộng. Không tin cứ hỏi khi  đi... chơi ở Mỹ, lú... chui cửa nào!?

Trong cái vụ "nhắn nhủ" với cộng đồng người Việt đoàn kết (để chống cộng) này,lú còn láo rằng: "một bộ phận người Việt ở Hoa Kỳ còn có những định kiến, mặc cảm không nên đi ngược xu thế này; có nhận thức và việc làm đúng đắn để cùng cả dân tộc xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh."

Chỗ này thì xin lỗi bà con từ đầu thôn đến cuối thôn Dân Làm Báo, xin phép ô nhiễm môi trường một câu: mả cha thèng lú, mả mẹ thèng láo! Cái bộ phận người Việt này nó là toàn bộ đó con!!! Chứ không phải là một bộ phận không nhỏ theo kiểu của đảng loài sản khi lải nhải về bầy sâu, đàn chuột tham ô, nhũng lạm. Họ là hơn 3 triệu người, phần đông thành đạt, thế hệ tiếp nối đã và đang làm rạng danh cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản. Từ sau ngày 30 tháng 4, họ phải bỏ nước ra đi, quăng lại sau lưng một cái nhìn khinh bỉ đối với những tên cộng sản từ rừng bò xuống thành phố cai trị, ngồi chồm hổm trên xe hơi đến Dinh Độc Lập đánh vần i tờ diễn văn, bô bô miệng lưỡi ngoài Bắc TV chạy đầy đường, cà chua nhiều hơn cà chớn, vênh vênh cái mặt ngẩng lên trần nhà rửa rau bằng cái bồn cầu giựt nước và lim dim ôm ấp đạp-đồng-đài bên cái nồi ngồi trên cái cốc. 40 năm sau, cái nhìn khinh bỉ để lại sau lưng đó vẫn còn nguyên vẹn đối với những tên lãnh đạo cộng sản - Cuba thức Việt Nam ngủ, Việt Nam nhiều gái đẹp qua mà làm ăn, dân Việt ghét Tàu tôi lo quá... Vẫn còn đó nguyên vẹn sự khinh bỉ đối với bầy đàn đang độc quyền "xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh" bằng khả năng hít nhựa đường như ngửi cứt mũi. Nhìn về những kẻ ngu đần như thế thì lấy gì để mà mặc cảm!?

Sang đến chuyện Nhân quyền thì không thể nào  thoát được truyền thống láo có từ thời Hồ Quang / CB / Trần Dân Tiên cướp chính quyền, dựng nên chế độ độc đảng, thể chế độc tài từ miền Bắc, sang đến miền Nam sau 1975: không có gì quý hơn độc lập tự do. Đíu có nên mới quý! Và ngày nay  tiếp tục láo rằng: "Người dân VN chưa bao giờ được sống trong bầu không khí dân chủ như hiện nay. Hiến pháp VN có chương riêng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, và đang dần được luật hóa." (3)

Ngày mai, bà con làm ơn... theo em xuống phố trưa nay, đang còn chất ngất cơn say bởi những lời lú láo, nghểnh cái mũi lên hít tới hít lui như Đinh La Thăng ngửi nhựa đường, xem cái bầu không khí Huế, Sài Gòn, Hà Nội nó có cái mùi dân chủ đang thoảng thoảng bốc hay không. Nếu không thì nghe lời của  về lật hiếp pháp của đảng, đến chương riêng về quyền con vật đang được tên côn an Trần Đại Quang nó luật hóa bằng cùm để nếm mùi dân chủ của láo.

Nên nhớ  láo rằng chúng tôi coi trọng vấn đề Nhân quyền chứ  không láorằng chúng tôi coi trọng Nhân quyền chỉ coi trọng vấn đề Nhân quyền vì láobiết rõ vấn đề này là điều sinh tử đối với đảng của loài sản. Có Nhân quyền thì không có đảng và có đảng thì không thể có Nhân quyền. Nếu có thì nó chỉ có trong bầu không khí của láo, ai thích (và  nặng vì tin lời láo) thì ra đường chổng mông lên hửi như đám vịt kiều yêu nước hàng năm gạt bỏ định kiến, mặc cảm... kéo nhau về ngồi ở ao cá bác Hồ mà hít hà ca tụng mùi thơm dân chủ.

Một kẻ  thượng thừa,  vào hàng đệ nhất , thuộc thành phần quyết tâm , nhưng chỉ cần tối ngủ sáng thức dậy thấy mình đã là cộng sản, thì dù có  ba đời hắn cũng biết láo. Nó là Nguyễn Trọng Phú. Vừa  vừa láo. Nó là tên đàn ông có đến hai lờ. Nó là tổng bí thư của đảng cộng sản Việt... Hoa. 

14.07.2015


_______________________________




(*) Banner thiết kế từ biếm họa của Babui.

Vượt biên đánh bài: Đi dễ, khó về

13/07/2015 22:00

Vượt biên sang các casino ở Campuchia kiếm vận may hoặc chơi một lần cho biết, rất nhiều người phút chốc tán gia bại sản, bị giam cầm, thậm chí bỏ mạng nếu người thân không có tiền chuộc

5 giờ sáng, chúng tôi đón ô tô chạy tuyến TP HCM - cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh). Xe vừa dừng, cánh xe ôm chạy đến chèo kéo. “Em lên xe, anh chở qua bên kia đánh bài, được ăn uống, ngủ nghỉ miễn phí. Chỉ mang tiền, không cần giấy tờ tùy thân” - Hùng, một tay “cò”, lên tiếng chào mời. Khi được hỏi về giá cả, Hùng gãi đầu cười: “Anh lấy 300.000 đồng, rẻ hơn mấy chỗ khác, bao luôn đi - về. Em yên tâm, ở đây tụi anh làm ăn lâu dài mà”.
Vượt biên
Không chạy thẳng vào đường chính về cửa khẩu Mộc Bài, Hùng quay xe đi tuyến đường song song biên giới, hướng về huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Hơn 20 phút sau, khi vào một con đường mòn, Hùng dặn: “Vào đến gác chắn, em đừng nói gì. Mọi việc để anh lo”.
Biên giới hiện ra trước mặt với một thanh gác chắn do một người đàn ông ngồi giữ. Thấy chúng tôi, ông ta đẩy thanh chắn lên cho qua. Đi thêm một đoạn thì đến địa phận nước bạn, 2 người mặc quân phục biên phòng Campuchia tiến đến hỏi, Hùng rút 30.000 đồng đưa rồi dắt xe đi qua huyện Bavet, tỉnh Svay Rieng (Campuchia). Ngoảnh lại phía sau, chúng tôi thấy 5 chiếc xe máy chở theo nhiều người ăn mặc sang trọng cũng đang đi cùng. Hùng dò hỏi: “Thấy em lóng ngóng, đi đánh bài hay mang tiền chuộc mạng người thân?”. Chúng tôi nói đi nộp tiền dẫn bạn về nước. Nghe vậy, Hùng chậc lưỡi: “Anh biết ngay mà. Qua bên kia, nếu có đánh bài thì chọn những điểm lớn, an toàn tính mạng hơn chứ mấy sòng bài, trường gà lậu là tụi nó bắt lại. Nếu người nhà không gửi tiền, xem như đi tong ngón chân, vành tai”.
Đến trước cửa sòng bài Le Macao (cách cửa khẩu Bavet -  Mộc Bài hơn 1 km), Hùng lấy tiền công rồi để lại số điện thoại. Đứng nép bên đường  quan sát, chúng tôi thấy nơi đây có trên chục sòng bài đang hoạt động, cạnh đó nhan nhản tiệm cầm đồ, cá độ đá banh. Xe máy chở khách ra vào liên tục.
Theo chân một nhóm phụ nữ, chúng tôi vào Bavet Casino. Một nhân viên bảo vệ gập đầu chào, kéo cánh cửa gỗ cao trên 3 m hé lối đi. Sau khi làm thủ tục, chúng tôi được hướng dẫn gửi hành lý và bước qua 2 cửa kiểm tra. Vào bên trong, một không gian thoáng rộng, sang trọng được bao phủ bởi ánh sáng vàng dịu, tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Cạnh các bàn đang quy tụ hàng trăm người chơi bài là khu ăn uống, khách sạn 4 sao hoàn toàn miễn phí.
Quan sát một nhóm 8 người đang sát phạt bài xì- tố, chỉ một lát chúng tôi thấy có 2 người thua sạch số tiền đem theo. Ngay lập tức, một người rút điện thoại gọi người thân yêu cầu chuyển tiền. Người còn lại tiến ra ngoài cửa vay nóng 5.000 USD tiếp tục sát phạt.
Rời sòng bạc Bavet Casino, chúng tôi tìm đến một điểm khác thu hút nhiều người Việt. Sòng này kinh doanh đánh bài lẫn tổ chức trường gà cá độ. Gần trăm người đang reo hò, chen lấn nhau để giành vị trí tốt xem trận gà thứ 18. Kết thúc trận, có người tức tối thốt lên: “Bữa nay đen quá, thua gần 100 chai (triệu)”. Một thanh niên đứng gần đó, bị hai người đàn ông Campuchia kẹp tay lôi về hướng khách sạn đối diện, mặc cho người này vùng vẫy, hứa tiếp tục chơi để trả số tiền đã vay.
 Nhiều tay “cò” chuyên dẫn dụ người dân vượt biên đánh bài
Nhiều tay “cò” chuyên dẫn dụ người dân vượt biên đánh bài
 Bà T.T.A đi cùng “cò” để chuộc người thân
Bà T.T.A đi cùng “cò” để chuộc người thân

Bỏ mạng, tán gia bại sản
Sau nhiều lần móc nối, chúng tôi làm quen được với ông Hòa, một tay chuyên chở người qua Campuchia để nộp tiền chuộc. Ngày 2-7, ông Hòa chở 2 gia đình có con bị giam cầm ở sòng bài Campuchia nên gọi chúng tôi đi cùng.
Bà P.T.A (45 tuổi, tạm trú quận 7, TP HCM) cho biết đây là lần thứ ba bà qua Campuchia để đưa con về. Cách đây 2 năm, bà có căn nhà và khu xưởng ở đường Hậu Giang (quận 6). Đứa con trai (26 tuổi) mê cờ bạc, tài sản có giá trị 30 tỉ đồng chẳng mấy chốc đi tong. Hiện mẹ con bà A. tá túc ở nhà trọ nhưng con trai bà vẫn không bỏ thói đam mê cờ bạc.
Đưa chúng tôi xem tin nhắn trên điện thoại có nội dung: “3 ngày phải có mặt đưa tiền. 1 tuần không thấy sẽ bị đánh. 15 ngày không hồi âm sẽ mất thận con bà hoặc tìm thấy xác nó”, bà A. thở dài. Hai lần trước đi chuộc con, bà cũng nhận tin nhắn tương tự, lần nào tim bà cũng đập mạnh, đầu óc choáng váng.
Lần này, bà A. mang 10.000 USD chuộc con. Để có được ngần ấy tiền, bà phải năn nỉ, xin vay họ hàng bên nội, bên ngoại, mỗi người một ít. Đã 5 ngày kể từ khi hay tin con bị bắt ở sòng bài Lien Casino, đêm nào bà cũng bị ám ảnh cảnh con nằm co ro trong phòng giam, chờ bà đến đưa về.
“Hôm qua, chỉ mượn được 7.000 USD, tôi gọi hỏi nhân viên sòng bài, họ lạnh lùng nói: “Không trễ, không thiếu”. Nửa đêm, tôi phải đón xe xuống TP Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) vay thêm một người bạn làm ăn chung ngày xưa để đủ tiền. Con hư cũng do tôi. Từ nhỏ, nó không có cha; còn tôi suốt ngày lo làm ăn, ít có thời gian quan tâm đến con. Nó gây ra nông nổi này,  tôi rất giận nhưng cha mẹ nào bỏ con cho được” - bà A. rầu rĩ nói.
Sau khi làm giấy tờ nhập cảnh Campuchia, chúng tôi thuyết phục bà A. cho đi cùng nhưng cũng chỉ được phép đứng bên ngoài sòng bài. “Khi vào giao tiền nhận con, chúng quản chặt lắm. Mình có biểu hiện gì lạ là chết” - bà A. lo lắng.
Nghỉ chân ở một quán nước, bà A. run run bấm từng phím điện thoại. “Tôi tới khẩu rồi. Cho tôi gặp thằng nhỏ” - bà A. nói. “Mày ra lệnh với tụi tao hả? Trễ tí nữa là con mày nhừ đòn” - người bên kia quát. Bà A. nài nỉ: “Cho tôi nghe tiếng con một chút thôi rồi tôi gặp mấy người đưa tiền”. Ít giây sau, đầu dây bên kia tiếng nói ú ớ: “Mẹ… mẹ! Dẫn con về” rồi im bặt. Ngồi một chút, có người đàn ông chạy xe máy biển số Campuchia tới rước bà A. đi. Gần 1 giờ sau, mẹ con bà A. dắt díu nhau quay lại. Con trai bà A. kể: “Trong đó có gần 20 người nằm vật vờ, ăn toàn bánh mì. Ngày nào tụi nó cũng hăm dọa. Ra tới đây mới biết còn sống, còn lành lặn trở về”.
Gia đình đi chung bà A. cũng đón được con trai nhưng người thanh niên này bị đánh bầm mắt vì người thân mang tiền chuộc đến trễ. Khi chúng tôi hỏi thăm, họ như người vô hồn, không nói không rằng, lẳng lặng lên xe ông Hòa ngồi.
Chúng tôi không về cùng họ, nán lại ở biên giới để tìm hiểu thêm. Đầu giờ chiều, có đôi vợ chồng dáng dấp nông dân được một tay xe ôm chở tới trước một khách sạn. Vài phút sau, chúng tôi thấy họ cùng một thanh niên bước ra, cả gia đình đều khóc. Một người chủ quán nước gần đó nói: “Mỗi ngày, tụi tôi chứng kiến hàng chục người dắt nhau qua đây chuộc người thân về. May phước, vợ chồng ông kia kịp chuộc con, không thì thằng nhỏ bị mang đi Phnom Penh rồi đưa sang Trung Quốc, coi như toi đời”.
Gần 2 năm trước, chúng tôi tình cờ quen biết Lê Văn A. (SN 1991) khi anh ta mới được người thân chuộc mạng. A. bị một số “cò” dụ dỗ sang biên giới đánh bài, nợ tiền, A. phải “thế mạng” hơn 120 triệu đồng. Người thân phải đi vay “nóng”. Mới đây gặp chúng tôi, A. cho biết đang làm khuân vác tại KCN Tân Tạo (quận Bình Tân, TP HCM), số tiền nợ vẫn chưa trả xong trong khi ba A. bị tai biến nằm một chỗ, mẹ A. phải nai lưng bán vé số dạo. “Giờ hối hận thì đã muộn. Chỉ vì tôi mà gia đình kiệt quệ như vậy” - A. thở dài.

Nhảy lầu vì bị “cầm mạng”
Trên địa bàn tỉnh Long An, có nhiều trường hợp tham gia đánh bạc ở casino hết tiền, buộc phải “cầm mạng”, trong đó chủ yếu ở huyện Tân Hưng, Kiến Tường, Mộc Hóa, Tân Trụ, TP Tân An.
Mới đây, Nguyễn Thành Nhân (SN 1987, ngụ ấp Bình Hòa, thị trấn Tân Trụ, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An) qua cửa khẩu Mộc Bài đánh bạc, sau đó vay tiền của nhóm người ở casino 40 triệu đồng và tiếp tục thua. Nhân điện về gia đình yêu cầu đem 50 triệu đồng chuộc mạng trong vòng 2 ngày.
Vì đánh bạc thiếu nợ, bị “cầm mạng”, gia đình không có tiền chuộc, bị bắt giam ở casino, bị đánh đập nhiều lần, không chịu nổi đau đớn, chiều 9-8-2014, anh Đỗ Thành Công (SN 1977, ngụ ngã tư Bình Hiệp, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) và một người khác (ở Vĩnh Long) đã lao ra khỏi cửa sổ. Anh Công chết, người kia bị thương nặng.
Ngày 20-4-2015, Võ Thành Khang (SN 1992, ngụ ấp Tân Bình, thị trấn Tân Trụ) thua hết tiền, thế mạng 30 triệu đồng rồi tiếp tục cháy túi. Gia đình phải vay nóng 45 triệu đồng đem sang chuộc Khang về.
H.Minh

Bài và ảnh: LÊ PHONG

Xây cái chuồng heo bị hành ra bã

VIỆT HOA - Thứ Hai, ngày 13/7/2015 - 04:30

(PL)- Theo quy định, xây dựng chuồng heo trên đất nông nghiệp thì không phải xin phép nhưng xã Phạm Văn Hai (Bình Chánh, TP.HCM) vẫn cố xử phạt, tháo dỡ bằng… 13 lần ra văn bản.
Để xử lý rốt ráo một cái… chuồng heo, UBND xã Phạm Văn Hai (Bình Chánh, TP.HCM) đã phải 13 lần ra văn bản, từ quyết định đình chỉ thi công, xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế đến các quyết định hủy bỏ các quyết định này và các biên bản đi kèm.
Ra quyết định, bỏ quyết định xoành xoạch
Tháng 9-2014, ông Nguyễn Xuân Chiến, nhà ở số 5F3 ấp 5, xã Phạm Văn Hai, xây dựng cái chuồng heo có diện tích khoảng 30 m2 để nuôi heo. Đang xây dựng, ông Chiến bị lực lượng chức năng xã Phạm Văn Hai phát hiện và lập biên bản yêu cầu ngừng thi công. Ngày 19-9-2014, cán bộ địa chính xã Phạm Văn Hai giao cho ông Chiến biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm, kèm theo đó là hai quyết định đình chỉ thi công (số 499) và xử phạt vi phạm hành chính (số 450) với số tiền xử phạt là 2 triệu đồng.
Cho rằng xây chuồng heo phục vụ sản xuất nông nghiệp thì không phải xin phép xây dựng (theo Quyết định 27/2013 của UBND TP về cấp phép xây dựng), ông Chiến khiếu nại lên UBND huyện Bình Chánh. Tuy nhiên, huyện đã chuyển hồ sơ về xã để giải quyết kèm yêu cầu báo cáo cho huyện. Sau đó UBND xã Phạm Văn Hai có văn bản trả lời ông Chiến khẳng định xã đã làm đúng quy định pháp luật.
Ông Nguyễn Xuân Chiến (áo xanh) và bầy heo trong chuồng khi chưa bị xã cưỡng chế. Ảnh: VIỆT HOA
Đến cuối tháng 9, UBND xã Phạm Văn Hai lại ra Quyết định thu hồi, hủy bỏ Quyết định số 450 nêu trên. Lý do: Trong quá trình soạn thảo có sai sót về thể thức trình bày văn bản. Kế đó, xã ban hành Quyết định số 513 để thay thế Quyết định 450.
Không đồng tình, ông Chiến không nộp tiền phạt và cũng không thấy xã có động tĩnh gì. Mãi đến tám tháng sau, ngày 5-5-2015, UBND xã Phạm Văn Hai mới giao cho ông Chiến quyết định cưỡng chế, buộc phải nộp phạt bằng biện pháp cưỡng chế: Kê biên tài sản (chuồng heo xây không phép) để… bán đấu giá!
Tuy nhiên, chưa đầy một tháng sau, ông Chiến nhận được quyết định thu hồi, hủy bỏ quyết định vừa đề cập cũng với lý do sai sót về thể thức trình bày văn bản. Tiếp đó, đến ngày 1 và 2-6, ông Chiến nhận thêm ba văn bản từ UBND xã, trong đó có một quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình chuồng heo và hai văn bản thông báo… đính chính nội dung tại hai quyết định 499 và 513 nêu trên!
“Cứ lâu lâu xã lại cử cán bộ xuống đưa cho tôi một mớ văn bản, sau đó lại trao văn bản hủy bỏ rồi lại tiếp văn bản mới thay thế. Tôi gần như bội thực với các văn bản của xã” - ông Chiến nói.
Áp “nhà ở riêng lẻ” để xử cái chuồng heo!
Đáng chú ý, trong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng như quyết định đình chỉ thi công chuồng heo nhà ông Chiến, UBND xã Phạm Văn Hai đều xác định hành vi vi phạm là… xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trong khi chính họ cũng xác nhận công trình vi phạm là chuồng heo. Khi PV đến nơi, chuồng heo nhà ông Chiến vẫn đang nuôi hàng chục con heo. Chuồng chỉ là những bức tường gạch xây sơ sài và lợp tôn, xung quanh được bao lại bằng tường gạch, khép kín trong khu đất khá rộng.
Theo Quyết định số 27/2013 của UBND TP về cấp phép xây dựng, công trình xây dựng trên đất nông nghiệp phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp (như chuồng trại) thì không phải xin phép xây dựng. Ấy thế nhưng khi ông Chiến phản ứng, UBND xã Phạm Văn Hai lại ra thông báo điều chỉnh cụm từ “công trình nhà ở riêng lẻ ở nông thôn” thành “công trình khác”.
PV đề nghị ông Phạm Viết Khương, Phó Chủ tịch UBND xã Phạm Văn Hai, giải thích rõ công trình khác là công trình gì. Ông Khương nói: “Không phải công trình nhà ở thì được xem là công trình khác”. “Theo quy định của UBND TP, việc người dân xây dựng chuồng heo để sản xuất nông nghiệp thì không phải xin phép xây dựng. Tại sao xã không áp dụng quy định này để tạo điều kiện cho dân sản xuất nông nghiệp?” - PV hỏi. Ông Khương nói: “Do ông Chiến đã xây dựng trên đất lấn chiếm đất công do Nhà nước trực tiếp quản lý”. PV: “Tại sao việc xây dựng trên đất lấn chiếm mà biên bản xử phạt lại xác định hành vi xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ ở nông thôn không có giấy phép mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng? Nếu ghi như vậy có nghĩa là đất lấn chiếm vẫn được phép xây dựng?”. Ông Khương: “Do làm theo mẫu quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng” (!).
PV đề nghị cung cấp hồ sơ đất công để chứng minh nguồn gốc đất công thì ông Khương hứa hẹn nhiều lần nhưng sau đó không cung cấp. PV nhiều lần đến trụ sở UBND xã Phạm Văn Hai theo lịch đã hẹn trước với vị lãnh đạo này nhưng khi đến thì ông không có mặt. Trao đổi qua điện thoại, ông Khương nói: “Tôi còn bận rất nhiều việc khác, không có thời gian cho mỗi việc này. Nhà báo cứ viết đi, tôi sẽ báo cáo lên cấp trên của tôi”.
Khi bài báo này đến tay bạn đọc, UBND xã Phạm Văn Hai đã cưỡng chế đập bỏ toàn bộ công trình chuồng heo của ông Nguyễn Xuân Chiến. Hiện ông Chiến đang làm đơn kiện hành chính UBND xã Phạm Văn Hai ra TAND huyện Bình Chánh. Chúng tôi sẽ theo dõi và thông tin đến bạn đọc khi vụ việc có diễn tiến mới.
Về việc ban hành văn bản rồi liên tục hủy bỏ với lý do sai sót, ông Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch UBND xã Phạm Văn Hai (người ký trong các văn bản), cho rằng đó là điều bình thường. “Tôi đã báo cáo và nhận khuyết điểm với cấp trên của tôi rồi. Tôi thấy việc đó có gì đâu, luật cho phép mà” - ông Dũng nói.

VIỆT HOA