Wednesday, January 6, 2016

Bé gái 8 tuổi kêu oan cho bố là tử tù Nguyễn Văn Chưởng

Trần Quang Thành (Danlambao) - Ngày 22/12/2015 vừa qua, bé gái Nguyễn Thị Thanh Hải, 8 tuổi, học sinh lớp 3A trường phổ thông Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương đã gửi thư kêu cứu tới Hội đồng Nhân quyền Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu oan cho cha là tử tù Nguyễn Văn Chưởng.

Trong thư cháu Nguyễn Thị Thanh Hải viết: 

“Con sinh ra thì không có bố vì bố con bị công an bắt oan ngày 02-8-2007. Đến 16 tháng tuổi, mẹ cũng bỏ con không nuôi. Con côi cút sống với ông bà nội từ đó đến nay. Con viết thư này nhờ các Ông, Bà, Cô Bác, Anh,. Chị cứu giúp Bố con là Nguyễn Văn Chưởng thóat khỏi án tử hình oan sai, mà công an tòa án áp đặt cho Bố con. Bố con bị án oan sai đã chín năm rồi..."

Kèm theo thư kêu cứu là toàn bộ hồ sơ vụ án, trong đó có bút tích của các nhân chứng cho thấy bằng chứng ngoại phạm của tử tù Nguyễn Văn Chưởng khi xảy ra vụ án.

Nếu cần liên hệ xin gọi số +84162 662 7673 gặp ông Nguyễn Trường Chinh là bố đẻ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng. 

Toàn văn lời kêu cứu của bé gái 8 tuổi Nguyễn Thị Thanh Hải do cháu tự đọc:

Cướp là kế sách cuối cùng để tồn tại

Lê Đức Minh - Liên Xô, Đông Đức... sụp một phần vì hết tiền. Nền kinh tế thật sự là phồn vinh giả tạo. Tiền thì không có mà bày đặt miễn phí y tế, miễn phí giáo dục, phúc lợi xã hội... và phải nuôi một bộ máy đảng và chính quyền toàn bọn vô tài bất tướng.

Khi biết mình sắp chết, chính quyền Đông Đức trong tuyệt vọng đã tìm cách tạo ra một nguồn thu nhập ngoại tệ để kéo dài sự sống của chế độ, chờ Marx, Lenin hiện hồn về cứu.

Và bao giờ cũng vậy bản chất của cộng sản là đi cướp. Ban đầu thì chủ trương cướp của nhà giàu chia cho nhà nghèo. Nhưng khi sắp chết thì giàu nghèo gì chúng cũng cướp... láng, để cứu chế độ.

Thế là cơ quan tình báo Đông Đức vạch một kế hoạch cướp chính người dân Đông Đức. Bọn tình báo nhà nghề này biết dân Đông Đức có rất nhiều đồ cổ từ trước chiến tranh.

Sau khi thu thập đủ tin tình báo, chúng tổ chức thành những nhóm nhỏ thình lình xuất hiện trước cửa nhà người dân với các án lệnh xét nhà vì tội... trốn thuế!

Chúng giải thích bấy lâu này những món đồ cổ tăng giá trên thị trường mà người có cổ vật không chịu đóng thuế tiền lời cho chính phủ (capital gain tax). Rõ ràng người dân làm gì có tiền đóng thuế. Thế là toàn bộ cổ vật trong nhà của dân chúng Đông Đức bị bọn tình báo tịch thu hết.

Bọn này thành lập một công ty buôn bán đồ cổ tại Đông Bá Linh rồi môi giới bán các cổ vật này cho giới sưu tầm giàu có phương Tây. Chúng bán tháo bán đổ khiến người sưu tầm phương Tây đã mua được vô số món hời.

Hiện nay chính phủ liên bang Đức phải dành ngân sách rồi tìm cách mua lại những cổ vật đã mất. Chưa biết bao giờ thì thu hồi hết được.

Bọn Đông Đức mà còn như thế thì cứ thử đoán đến đường cùng mấy anh cộng annam mít sẽ hành động như thế nào.

Mấy ảnh ở Hà Nội biết trong dân hiện còn đến từ 400 đến 500 tấn vàng.

Liệu mà giữ của lẫn giữ mạng nghe bà con.

Nhiều xác xuất cho thấy Nguyễn Tấn Dũng đã bị loại ra khỏi danh sách Tứ Trụ

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Quyết định số 244-QĐ/TW của BCH TƯ khóa XI, ngày 9 tháng 6, 2014 - điều 13-3 quy định: "Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử vànhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị." (1) Điều này cho thấy phe nào thắng thế trong BCT sẽ nắm quyền sinh sát về nhân sự.

Ngày 10 tháng 12 năm 2015, bốn ngày trước khi Hội nghị Trung ương 13 khai mạc, một lá thư ký tên Nguyễn Tấn Dũng trong đó viết "Tôi đã ghi rõ nguyện vọng gửi đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là: TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ." (2)

Nguyễn Tấn Dũng chắc chắn phải biết rõ quy định của điều 13 - không được ứng cử. Điều 13 của quyết định 244-QĐ/TW chỉ cho phép một danh sách được đẻ ra như là kết quả của một cuộc thương lượng, đấu đá giữa các ông bà trong Bộ Chính trị. Do đó không thể có chuyện cá nhân tự mình có toàn quyền quyết định tái cử hay không. Ông Dũng chỉ có thể yêu cầu BCT đừng cho tên ông vào danh sách ứng viên. Nếu vậy thì ông phải viết "tôi xin được về hưu, không nằm trong danh sách BCT đề cử." 

Do đó, chúng ta có thể thấy rằng vào thời điểm trước đại hội TƯ 13, Nguyễn Tấn Dũng biết mình đã bị lọt sổ đề cử bởi Bộ Chính trị cho các chức vị chủ chốt. Để vớt vát và vận động quần chúng đảng viên tiếp tục ủng hộ, "tranh đấu" cho "công cuộc giành ghế" vẫn chưa đến hồi kết, phe Nguyễn Tấn Dũng "xì" ra "Thư của TT Nguyễn Tấn Dũng gửi TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị" nhằm giãi bày một số vấn đề bị phe Nguyễn Phú Trọng cáo buộc (3) và chuẩn bị cho nội bộ đảng viên thấy việc Nguyễn Tấn Dũng không có tên trong danh sách đề cử là do tinh thần "không tham quyền cố vị" - "tôi xin không tái cử."

Nếu Nguyễn Tấn Dũng thật sự không muốn tranh giành quyền lực, thật lòng không tính đường "tái cử" thì ngày hôm nay trên mạng ảo đã không có những thư qua thư lại, kiến nghị của đàn em 2 phe đang tung ra như bướm nhằm tranh thủ sự ủng hộ của nội bộ đảng viên tại chức hay về hưu hoặc thành phần tự cho là "trí thức cộng sản".

Mới nhất là thư của thái thượng hoàng Lê Đức Anh đã được tung ra (4). Nội dung lá thư xác quyết việc Nguyễn Tấn Dũng đang bị lọt sổ. Lê Đức Anh, cha đỡ đầu cho Ba Dũng đã "kính gửi đồng chí TBT, các đ/c UVBCT, BBT, UV BCHTƯ" rằng:

Rõ ràng là Lê Đức Anh đang kêu gào đòi quyền đề cửquyền ứng cử, và quyền bầu cử cho... ai đó! 

Ai trồng khoai đất này nếu không là đồng chí Nguyễn Tấn Dũng thân thương của thái thượng hoàng, người mới trước đây đánh gió rằng: "Tôi đã ghi rõ nguyện vọng gửi đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là: TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ."

Ai trồng khoai đất này nếu không là Nguyễn Tấn Dũng khi thái thượng hoàng PR tiếp hơi cho Dũng rằng:


(Xin mở ngoặc: Những thư ký tên Nguyễn Tấn Dũng, Lê Đức Anh... có chữ ký sẽ được xem là thư của đương sự nếu họ không chính thức lên tiếng phủ nhận.)

Rõ ràng là phe Nguyễn Tấn Dũng đang rối rít tung ra mọi đòn phản công để giải quyết "vấn nạn lọt sổ" của Nguyễn Tấn Dũng.

Câu hỏi tiếp: nếu không giải quyết "vấn nạn lọt sổ" này bằng con đường "kính thưa", "kiến nghị của đảng viên", thư chính thức, thư rơi rớt, thư được xì ra ngoài đảng... thì Nguyễn Tấn Dũng sẽ lên dây cốt ra sao? Những gì có thể xảy ra trong cuộc chiến tranh giành quyền lực của những tên bán nước hại dân - bất luận từ phe nào - này?

Trước mắt, chúng ta biết rằng có mối âu lo trong chóp bu đảng về tình trạng đồng chí phe ta có thể nổi điên làm thịt đồng chí phe địch mà không bằng con đường... "diễn tiến hòa bình". Do đó, "5.200 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang,125 ôtô, môtô đặc chủng và trực thăng, khoảng 100 ôtô chở quân của nhiều đơn vị vũ trang khác nhau trong ngành Công an cùng sự phối hợp của Bộ Tư lệnh Thủ đô." (5) đã được điều động tập dượt để  có cái gọi là "Dàn xe chống khủng bố tham gia bảo vệ Đại hội đảng".

Tất cả đang náo loạn cung đình. Tất cả cũng đang diễn tiến theo đúng như mong ước của đầu đảng Nguyễn Phú Trọng: "Nếu đụng độ trên biển thì bây giờ chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không?..."

07.01.2016


__________________________________________

Chú thích:

Đề nghị đầu năm: Để (yên) cho 'Người' về Sơn La

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Tôi sống nhiều về nội tâm nên rất thích những người tính tình hướng nội. Ba nhân vật mà tôi đặc biệt có thiện cảm, trong thời gian gần đây, là bà Lê Linh Lan, ông Nguyễn Hoằng, và ông Nguyễn Thanh Sơn. Cả ba vị đại sứ này đều có sáng kiến "đột xuất" là đặt tượng đài và điện thờ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh ngay trong khuôn viên sứ quán.

Đại Sứ Ba Lan cùng phu nhân đang trong nghi lễ “nhập hồn vào tượng Bác.” Ảnh và chú thích: Đàn Chim Việt

Tượng ông Hồ Chí Minh trong không gian tâm linh của Đại Sứ Quán VN tại Nga. Ảnh và chú thích: BBC

Dâng hương trước bàn thờ Bác tại Đại sứ quán Việt Nam. Ảnh: Việt Hòa/Mexico

Qúi vị đại sứ Việt Nam tại Nga, Tây Ban Nha, và Ba Lan - rõ ràng - đều là những nhân vật thức thời. Chớ qua “bốn mươi năm không treo được cờ sao ra ngoài khuôn viên sứ quán” thì tìm đâu ra nơi để mà dựng tượng đài cho Bác. Chỗ nào thiên hạ cũng xua tay, lắc đầu quầy quậy. 

Ngày 3 tháng 9 năm 2015 vừa qua, VOA buồn bã loan tin:

Việc hội đồng thị trấn Newhaven, Sessex, Anh chấp nhận kế hoạch của Đại sứ quán Việt Nam định dựng một bức tượng mới nhìn ra bến cảng đã gây tranh cãi tại cả địa phương lẫn trên mạng trực tuyến.

Dân biểu địa phương Maria Caulfied đã kêu gọi từ bỏ kế hoạch dựng bức tượng Hồ Chí Minh, và gọi ông là “một nhà độc tài cộng sản quá cố đã gây ra hàng trăm ngàn cái chết...”

Mấy hôm sau (hôm 8 tháng 9 năm 2015) trang vietinfo.eu lại âu sầu loan một tin buồn khác, liên quan đến dự tính dựng tượng của Bác ở nước Cộng Hoà Séc:“Sau nhiều ý kiến và văn bản phản đối của các tổ chức và cá nhân, thành phố Chrastava đã bác bỏ ‘giấc mơ’ này của ông Đại sứ.”

Trong thư phản đối của kỹ sư Nguyễn Tùng (PTS, 72 tuổi, công dân CH Séc. Cựu cán bộ Viện Hàn Lâm Khoa Học Tiệp Khắc) trên trang Đàn Chim Việt, có đoạn: 

“Việc bia kỷ niệm được sản xuất và chi trả từ tiền của người dân nghèo khổ Việt Nam hay là từ đóng góp của cách doanh nghiệp Việt Nam dưới sức ép của Đại sứ quán là một điều sỉ nhục với chúng tôi.”

Nội dung bức thư thượng dẫn tuy hơi gay gắt nhưng những luận điểm nêu ra đều rất hợp lý, và được diễn đạt bằng ngôn từ tương đối ôn hoà/lịch sự. Điều đáng tiếc là độc giả, có vị, đã ghi lại đôi ba phản hồi (nghe) không được nhã nhặn gì cho lắm:

ReplyChổ nào có lỗ trống là đảng và nhà nước ta tìm đủ mọi cách - mua chuộc quan chức địa phương - để nhét bác Hồ vào... Đúng là mặt dầy, mày dạn!

Mà đâu phải cứ “mặt dầy, mày dạn” và cứ muốn “nhét Bác Hồ vào” chỗ nào cũng được. Đến như dân Lào mà họ cũng rẫy nẩy lên đành đạch: 

Laotians Bristle at Plan to Erect Ho Chi Minh Statue in Vientiane... “I think it’s strange to erect a monument to Ho Chi Minh in Laos,” a Laotian said in an RFA call-in show recently...

“We are an independent country. If Lao leaders do this, it may indicate some deeper plan that [the citizens] don’t know about. In the future, this land may no longer belong to Laos...”

A third caller said that a statue of Ho Chi Minh in the capital was “unnecessary,” questioning what the former Vietnamese president had done for Laos to deserve such an honor. “On the contrary, he pulled the people of Laos into the Vietnam war,” the caller said.

(Dự án dựng tượng Hồ Chí Minh tại thủ đô Vientiane bị nhân dân Lào giận dữ phản đối… người dân Lào đã công khai phản đối qua đài phát thanh RFA: “Thật là lạ lùng nếu dựng tượng HCM ở thủ đô Lào”, “Lào là một nước độc lập. Phải chăng đây là ý đồ của giới cầm quyền Lào muốn lệ thuộc vào Việt Nam?” “HCM đã làm gì ích lợi cho nhân dân Lào mà được cái vinh dự này? Trái lại, ông ta đã lôi kéo nhân dân Lào vào chiến tranh Việt Nam...” - Hoàng Ngọc-Tuấnchuyển ngữ).

Hiền hậu và dễ chịu cỡ như xứ Lào mà “nhét vào” còn không lọt thì Bác (đành) qui cố hương thôi. Nhớ cái thưở Người về Cao Bằng, mấy mươi năm trước, thiệt là bồi hồi và cảm động hết biết luôn:

Bác về... im lặng. Con chim hót 
thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ. Tố Hữu

Thưở ấy, cả chim lẫn người đều hay... hót, và hót hay. Chim chóc ở Việt Nam, bây giờ, chả còn mấy con sống sót. Loại người có năng khiếu ca hót - ở đất nước này, cỡ như cái ông Tố Hữu - cũng đều chết tiệt cả rồi. 

Bởi vậy, lần này Bác lại về nhưng không thấy chim chóc và người ngợm líu lo như trước nữa - dù Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh Sơn La đã thông qua đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ, với vốn đầu tư của dự án lên đến 1.400 tỷ đồng (“phát xuất từ tình cảm”) với sự đồng thuận của cả Đảng và Nhà Nước.

Không đứa nào ca hót/tán tụng (đã đành) cả lũ còn đồng loạt bàn ra, hoặc bàn lui:

PGS. TS Trương Thị Thông: Con số 1400 tỷ là quá lớn đối với một tỉnh miền núi còn nghèo như Sơn La.

Đại Biểu Quốc Hội Cao Sỹ Kiêm: Việc Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La quyết định ra nghị quyết thông qua đề án xây dựng tượng đài với tổng mức đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng là điều không thể chấp nhận được.

- Ông Phan Đình Tân, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ VHTT&DL: ...trong hoàn cảnh hiện nay, và nhất là năm nào Chính phủ cũng phải cấp tiền cho Sơn La thì không nên. 

Kỹ sư Bùi An: Không ai cấm một người bán vé số bước vào tiệm và gọi tô phở bò Kobe có giá bằng 1/3 thu nhập của mình, nhưng ai cũng biết là không nên làm vậy.

Ô hay, chớ nếu “không nên làm vậy” thì làm sao khác đây - cha nội? Bác đã bị nhân dân hữu sản (và vô sản) trên toàn thế giới kỳ thị “tới bến” rồi thì phải tìm một chỗ để Người về chớ. Mà ngoài Sơn La ra thì còn chỗ nào an lành hơn được nữa? 

Wecome to Sơn La. Ảnh: VOV

Báo Thế Giới Mới vừa rầu rĩ cho hay đây nè:

Người Việt Nam yêu cầu Facebook lập lại tên Sài Gòn thay vì TP Hồ Chí Minh. Trong thỉnh nguyện thư gửi Mark Zuckerberg, nhà sáng lập trang mạng xã hội Facebook, ông Nghĩa Bùi, cư dân thành phố Allen của tiểu bang Texas nói rằng hàng ngàn, và có thể là hàng triệu người sử dụng Facebook được sinh ra tại Sài Gòn, Việt Nam, muốn thiết lập địa danh đúng nơi đã xuất phát là Sài Gòn, thay vì thành phố Hồ Chí Minh, không chính xác về phương diện địa lý lẫn chính trị. 

Người Việt Nam khắp thế giới có nguồn gốc xuất thân là Sài Gòn đều muốn Facebook xác lập nơi mà họ xuất thân trên mạng Facebook một cách chính xác. Người sử dụng Facebook cho rằng, đây là sự kiện có ý nghĩa đối với tất cả mọi nơi trên thế giới lâu nay bị buộc phải chấp nhận một cái tên xa lạ đối với họ. 

Bức thư ngỏ được tung ra chưa đầy 43 phút đồng hồ đã được 3,000 người tán đồng. Nghĩa Bùi, cư dân Allen, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ là người từ 2 ngày trước đã ký tên vào thỉnh nguyện thư đòi xác lập tên Sài Gòn trên.

Rất nhiều người Việt Nam từ Úc, Malaysia, Houston, Hoa Kỳ và đông nhất vẫn là người dân Sài Gòn đều cho rằng, Sài Gòn mới là tên đúng của thành phố Sài Gòn xưa, chớ không phải là Hồ Chí Minh. Quý bạn đọc có thể ký tên vào đơn thỉnh nguyện yêu cầu Facebook hiển thị tên Sài Gòn thay vì Hồ Chí Minh bằng cách log in vào change.org, đang cần thêm 1,891 người nữa để đạt được 10000 người ủng hộ.

Những em bé Sơn La ngực trần, chân không dép giữa mùa Đông. Ảnh: tiin.vn

Cái thành phố rực rỡ tên vàng, rõ ràng, không còn rực rỡ và an ninh nữa. Hà Nội (e) rồi cũng vậy thôi. Bộ Tư Lệnh Bảo Vệ Lăng Bác chỉ chận được bom đạn hay chất nổ thôi, chứ làm sao ngăn nổi tâm tư sôi nổi của người dân

“Chúng ta đề nghị Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính thử tính sổ xem 30 năm qua ta đã tiêu tốn vào lăng Người tổng số là bao nhiêu tiền của… Và thử xem riêng ngân sách dự chi cho năm 2000 xem có thể xây được bao nhiêu trường học cho một ngàn xã hãy còn vắng về giáo dục ở miền cao. Có thể xây bao nhiêu căn nhà để nuôi trẻ mồ côi… Có thể xây bao căn nhà dưỡng lão cho người già lão cô đơn, không nơi nương tựa. Có thể xây bao nhiêu nhà thương làm phúc chữa bệnh cho người nghèo…”

Bác đâu có thể nằm yên mãi trong lăng được khi mà bệnh viện hết tiền trả lươngcho bác sĩ, bệnh nhân thì chen chúc mấy mạng trên một giường, và nợ công thì chất chồng hàng ngàn Mỹ Kim trên lưng của đám dân đen khố rách áo ôm.

Ngay cả ở nhà riêng của (nguyên) T.B.T Nông Đức Mạnh, người vốn được coi là có liên hệ cốt nhục tình thâm, Bác ngồi cũng không nóng đít. Báo Tiền Phong chỉ mới “nhá” ra có mỗi tấm hình thôi mà dân chúng đã chửi như tát nước!


Bởi vây, với tất cả lòng thành, tôi xin đề nghị: Thôi, hãy để (yên) cho Người về Sơn La đi.

Giáo sư Ngô Bảo Châu quan ngại: “Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1.400 tỉ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh.” Ông giáo có thể là một nhà toán học có tâm nhưng chắc chắn thiếu tầm, cái tầm của những người chuyên hành nghề cách mạng.

Những vùng đất đói, nghèo, dốt nát... không chỉ là chốn lý tưởng cho cách mạng nẩy mầm mà còn là nơi an toàn cho... cách mạng (khi cần) có chỗ lánh thân nữa. Xét theo tiêu chuẩn này thì Sơn La, rõ ràng, hội đủ điều kiện "lý tưởng" để Bác về nương náu. 

Chớ có chỗ nào an toàn hơn được? Còn Người an toàn thêm được bao lâu (nữa) thì lại là chuyện khác. Đã đến nông nỗi này rồi thì được ngày nào biết ngày ấy thôi.


Đấu tranh bằng bàn phím là cách đấu tranh tuyên truyền, vận động

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Khi chúng ta ngồi vào bàn phím, tuy là ảo, nhưng chúng ta nói lên chính kiến của mình, ủng hộ hay không ủng hộ, nói lên sự thật có kèm bằng chứng xác thực thì đó là cái cách tuyên truyền chống lại những điều gian dối, những cái sai trái, những điều bất công trong xã hội và nhất là chống lại những cái hèn hạ, làm tay sai bán nước cho giặc... Khi ngồi gõ trên bàn phím là chúng ta đã và đang là những chiến sĩ Tâm Lý Chiến như thời VNCH, và là những chiến sĩ thông tin như DLB thường ví von "Mỗi người là một chiến sĩ thông tin"... 

*

Trước 1975 lúc đó chưa phát triển công nghệ thông tin, chỉ có Báo, Đài, và Tâm Lý Chiến thỉnh thoảng ghé địa phương chiếu bộ phim tuyên truyền. Ngay đến những truyền đơn kêu gọi chiêu hồi cũng phải làm bằng phương pháp quay Roneo, hoặc in trắng đen. Nhưng chủ yếu là các đài phát thanh và truyền hình trắng đen. 

Sau ngày 30/4/1975, báo đài cũng còn hiếm, nên vẫn dùng những cái loa dã chiến cầm tay để thông báo lệnh lạc đến người dân. Sau đó, nhà cầm quyền cộng sản thu gom tất cả những phương tiện thông tin còn sót lại để gắn cho mỗi phường, xã một cái loa để khủng bố tinh thần người dân bất cứ lúc nào, nhất là vào buổi sáng sớm. Nếu thấy chưa đủ, thì tập đoàn cai trị tập họp dân chúng bất cứ lúc nào từ sáng cho tới tối mịt để tuyên truyền cho cái việc ăn cướp thống nhất Bắc Nam của chúng. Ai không chịu đi họp để học tập chính sách cướp miền Nam của chúng thì coi như được quyền tập trung cải tạo vì chống đối. 

Mấy năm sau thì những giàn loa khủng từ Liên Sô, Tàu cộng nhập vào, rồi phe Liên Sô giúp xây đài Truyền hình Hoa Sen, cộng với các đài cố hửu có từ thời chế độ cũ như đài Truyền Hình Sài Gòn, đài Truyền Hình Cần Thơ v.v...

Trong thập niên vừa qua công nghệ thông tin bùng nổ dữ dội, Internet lan rộng khắp hang cùng ngõ hẻm, ngoài computer, còn có các máy điện thoại di động và máy tính bảng ra đời tràn lan, nên cập nhật tin tức hằng ngày trong và ngoài nước tốc độ nhanh như chớp. 

Trước đây đảng và nhà nước cộng sản độc quyền các hoạt động thông tin tuyên truyền bằng các phương tiện, báo, đài, loa phường, muốn nói gì thì nói, muốn chửi gì thì chửi, muốn cho ai thành thánh thì thành, muốn cho ai là anh hùng thì thành anh hùng, vì người dân đâu có theo dõi được thông tin gì ngoài báo đài. 

Ngày nay mọi diễn biến thời cuộc từ trong ra ngoài chỉ vài giây là tất cả mọi người trên toàn thế giới đều hay biết, CSVN không còn cách nào che đậy bịp bợm như xưa được nữa. 

Có nhiều người nói, chống cộng trên bàn phím. Vâng đúng là vậy, có nhiều cách chống cộng, chống trực tiếp bằng bất đồng chính kiến, chống bằng cách biểu tình từng nhóm, chống bằng cách khủng bố lẻ tẻ, và nhất là tham gia bàn phím cũng là cách tốt nhất để đem tin tức thời sự nóng bỏng hằng ngày đến trên toàn thế giới. Không phải ai cũng nắm được tin tức nhạy cảm khắp mọi nơi, nhưng một người nào đó biết được post lên mạng tức thì mọi người sẽ biết và rất có lợi cho phong trào tranh đấu đòi Dân Chủ, Tự Do, Nhân Quyền. 

Khi chúng ta ngồi vào bàn phím, tuy là ảo, nhưng chúng ta nói lên chính kiến của mình, ủng hộ hay không ủng hộ, nói lên sự thật có kèm bằng chứng xác thực thì đó là cái cách tuyên truyền chống lại những điều gian dối, những cái sai trái, những điều bất công trong xã hội và nhất là chống lại những cái hèn hạ, làm tay sai bán nước cho giặc để mọi người đều nhận ra và tỏ tường, một chế độ chỉ biết quỳ mọp dưới chân kẻ thù ngàn năm của ông cha ta. Một kẻ thù lúc nào cũng chỉ lăm le muốn nuốt chửng Tổ Quốc hình chữ "S" của chúng ta. 

Cuối cùng phải nhận định là khi ngồi gõ trên bàn phím là chúng ta đã và đang là những chiến sĩ Tâm Lý Chiến như thời VNCH, và là những chiến sĩ thông tin như DLB thường ví von "Mỗi người là một chiến sĩ thông tin". 

06.01.2016

Cầm bảng xin việc và 'ám ảnh' việc làm

 Theo BBC-8 giờ trước 

Image copyrightFacebook
Image captionNguyễn Việt Hải cầm biển đi xin việc và sau đó bị một trang tin trong nước tìm hiểu và cho là 'có bệnh tâm thần'
Một nam thanh niên quỳ gối trước cổng Đài truyền hình Việt Nam (VTV) ở Hà Nội hôm 5/1 để xin việc làm.
Tấm bảng ghi nội dung "Tôi ở xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, Hà Nội xin làm ơn hãy cho tôi có việc làm là nhân viên bán hàng. Mong nhà tuyển dụng giúp đỡ tôi."
Đây không phải lần đầu tiên có người trẻ Việt Nam cầm biển để xin việc làm.
Trước đó, ngày 17/8, tại Hà Nội, một nam thanh niên tên Phùng Đức Ninh cũng cầm tấm bảng lớn, đứng xin việc giữa đường với dòng chữ: “Tôi vừa tốt nghiệp, tôi đã là Bố. Tôi cần một công việc để mua sữa cho con. Bạn cần tuyển tôi."
Hình ảnh của cả hai thanh niên đều nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội. Ngoài sự hiếu kỳ, rõ ràng người trẻ Việt Nam có quan tâm đặc biệt với chuyện tìm việc làm mà họ sẽ phải đối mặt khi rời ghế nhà trường.
Trả lời BBC Tiếng Việt, tiến sỹ Trương Văn Vỹ - Ngành Xã hội học (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn TP.HCM) nói: "Người trẻ họ rất cần công việc để tự khẳng định mình. Có thể họ đã đi bằng nhiều cách để tìm kiếm việc làm cho mình, nhưng đều khó khăn nên tìm một cách rất khác người nhưng rất chính đáng, đó là đeo bảng để xin việc làm như vậy".
Tuy nhiên, không phải ai cũng ủng hộ hành vi này. Những thanh niên “cầm bảng” đi xin việc, nhiều người đã bị chỉ trích trên mạng xã hội và cả báo chí.
Ông Vỹ cho biết: “Chắc ít nhiều các em cũng có áp lực và phải chuẩn bị tinh thần cho những áp lực đó vì những cách xin việc làm như vậy khác xa từ trước đến giờ. Họ cũng phải đối đầu với dư luận từ xã hội. Nhưng tôi nghĩ chắc họ cũng đã chuẩn bị cho những đối đầu này rồi”.

Học cao cũng thất nghiệp

Image copyrightFacebook
Image captionTrước đó, mạng xã hội tại Việt Nam cũng bàn tán xôn xao về một người cầm biển xin việc khác
Thất nghiệp không chỉ là vấn đề với người lao động phổ thông, truyền thông trong nước cũng thường mô tả những trường hợp điển hình người có học vị cao thạc sĩ, cử nhân nhưng thất nghiệp.
Một con số từ Tổng cục Thống kê trong Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý Ba 2015 cho thấy có 225.500 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp tại Việt Nam. Thất nghiệp được coi như một “ám ảnh của người trẻ”.
Ông Vỹ nói: "Công việc là nhu cầu chính đáng, có việc mới có tiền để nuôi sống bản thân. Tôi cho đó là hành vi tích cực. Xin việc làm để tự nuôi bản thân mình. Các bạn đang ra đường cầm biển xin việc có lẽ đã nhận thức được không có việc làm có thể dẫn đến những hệ lụy rất nguy hiểm cho xã hội".
Tuy nhiên, khi chia sẻ với BBC Tiếng Việt về ‎ những mong đợi của người trẻ với việc làm, bà Huyền Tôn Nữ Cát Tường – Giám đốc điều hành Viet Seeds – một quỹ hỗ trợ và đào tạo cho sinh viên khó khăn, lại nói: "Khi chúng tôi tìm đến các em học sinh cấp Ba vừa tốt nghiệp. Mục đích của các bạn muốn học đại học, khoảng một đến hai năm mới nghĩ đến việc phải có việc làm tốt để hỗ trợ gia đình, rất ít các bạn nghĩ về việc làm từ sớm."
Image captionTỷ lệ thất nghiệp của người có trình độ đại học, sau đại học quý Ba 2015 tại Việt Nam rất cao
Bà Cát Tường cũng mô tả tình trạng của nhiều người trẻ trước nghề nghiệp tương lai: "Các bạn loay hoay khi đi tìm chương trình thực tập sinh, không kiếm được ngành đúng chuyên môn, không biết mình muốn gì, không biết cái gì là thế mạnh của mình" và “thiếu kỹ năng cần cho môi trường làm việc”.
Nhiều sinh viên cần phải được “cầm tay chỉ việc” đến cả việc viết CV để bắt đầu tìm việc làm cho bản thân.
"Tôi không nghĩ hành động xin việc là kém, nhưng việc đeo bảng như vậy là rất mới lạ ở Việt Nam. Mà mới lạ thì không phải được tất cả ủng hộ, dẫn đến ý kiến phản đối. Còn tôi cho đó là một khía cạnh tích cực.” – ông Vỹ nói.