Wednesday, November 19, 2014

Bao VC trang trong dua tin:"Thành phố Mỹ có thị trưởng gốc Việt trẻ nhất"


Bảo Nguyễn, 34 tuổi, trở thành thị trưởng gốc Việt đầu tiên và trẻ nhất của thành phố Garden Grove, Mỹ, trong một cuộc chạy đua sít sao. 
bao-nguyen-9471-1416447685.jpg
Tân thị trưởng Garden Grove Bảo Nguyễn. Ảnh: LA Times
Theo LA Times, Bảo Nguyễn, một ủy viên hội đồng giáo dục của thành phố, đã đánh bại chính trị gia kỳ cựu Bruce Broadwater với chỉ 15 phiếu trong cuộc bầu cử giữa kỳ. Ông trở thành thị trưởng Mỹ gốc Việt đầu tiên của thành phố hơn 100.000 dân tại quận Cam, bang California.
Ở tuổi 34, ông cũng là thị trưởng trẻ nhất trong lịch sử Garden Grove và sẽ là thị trưởng gốc Việt thứ hai ở Mỹ. 
"Khi tôi bước vào cuộc đua, tôi biết rằng đó sẽ là một cuộc chiến nhằm lật đổ đối thủ đã đương nhiệm 22 năm, nhưng tôi tự tin rằng Garden Grove đã sẵn sàng cho một người mới mẻ", Bảo Nguyễn nói. 
Tân thị trưởng sinh năm 1980 tại Thái Lan và đến Mỹ khi chỉ mới ba tháng tuổi. Ông từng theo học ở đại học California ở thành phố Irvine, sau đó trở thành một giáo viên và hiện là nhà tổ chức của một hội bảo vệ người lao động. 
"Tôi rất háo hức bắt đầu thực hiện các cải cách chung và thay đổi văn hóa tại Tòa thị chính sao cho minh bạch, hiệu quả và toàn diện hơn nữa", Bảo Nguyễn nói. "Tôi cũng muốn cảm ơn thị trưởng Bruce Broadwater vì nhiều năm qua phục vụ cho thành phố của chúng ta".
Bảo Nguyễn thông thạo ba ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Ông dự định tận dụng lợi thế này để hàn gắn những chia rẽ trong thành phố đa sắc tộc của mình. 
"Tôi sẽ tìm ra những giá trị chung của chúng tôi và nhấn mạnh một thông điệp có thể đoàn kết mọi người rằng chúng ta là một thành phố", ông nói. "Là một quan chức được bầu lên, với vai trò thị trưởng, tôi chắc chắn sẽ lắng nghe mọi người".
Trong khi đó, ở thành phố lân cận Westminster, thị trưởng gốc Việt Trí Tạ cũng tái đắc cử. Ông được bầu làm người đứng đầu thành phố này vào cuối năm 2012. 
Little Saigon, khu vực sinh sống của cộng đồng người gốc Việt ở Mỹ, trải rộng trên bốn thành phố của quận Cam, trong đó Westminster và Garden Grove chiếm vị trí trung tâm. Với chức thị trưởng hai thành phố này, Bảo Nguyễn và Trí Tạ sẽ là những tiếng nói mạnh mẽ nhất của cộng đồng người gốc Việt lớn nhất nước Mỹ.
Anh Ngọc

Trung Quốc tuyên bố tăng cường khai thác dầu khí ở Biển Đông, Hoa Đông

(Dân trí) - Ngày 19/11, Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố “Kế hoạch hành động chiến lược phát triển năng lượng (2014-2020)”, trong đó cho biết Trung Quốc sẽ đẩy mạnh chiến lược thăm dò khai thác dầu khí tại Biển Đông, Biển Hoa Đông, biển Bột Hải.

Giàn khoan dầu Nam Hải 09 của Trung Quốc.
Giàn khoan dầu Nam Hải 09 của Trung Quốc.
 
Theo tờ Nhân dân Nhật Báo, kế hoạch hành động chỉ ra rằng, yêu cầu ổn định từng bước nâng cao sản lượng dầu khí quốc nội, tăng cường khai thác dầu khí tại khu vực cận biển ở Biển Đông, biển Hoa Đông, biển Bột Hải, nhanh chóng đột phá về năng lực tự chủ chế tạo các trang thiết bị và kỹ thuật khai thác dầu khí.
Kế hoạch hành động đề cập: Trung Quốc sẽ củng cố các mỏ dầu cũ, đầu tư thăm dò khai thác các mỏ dầu mới trên biển, đột phá trong các mỏ dầu trên biển, xây dựng 9 mỏ dầu lớn có trữ lượng 10 triệu tấn như mỏ Đại Khánh, Liêu Hà, Tân Cương, Tháp Lý Mộc, Thắng Lợi, Trường Khánh, Bột Hải, Nam Hải (Biển Đông), Diên Trường.
Trung Quốc muốn ổn định về sản lượng khai thác ở các mỏ dầu cũ phía đông, tích cực phát triển kỹ thuật khai thác dầu tiên tiến, nâng cao tỷ lệ khai thác dầu thô; ngoài ra cần tích cực công tác thăm dò địa chất nhằm phát hiện ra các mỏ dầu khí mới, khắc phục khó khăn công nghệ thăm dò khai thác, mở rộng khu vực tăng trưởng trữ lượng và sản lượng mới.
Kế hoạch hành động này còn nêu rõ việc khai thác dầu khí trên biển của Trung Quốc sẽ dựa vào phương châm “lấy gần nuôi xa, xa gần kết hợp, tự chủ khai thác và hợp tác với nước ngoài”, tăng cường thăm dò khai thác ở khu vực biển Đông, biển Hoa Đông, biển Bột Hải, tăng cường phân tích tình hình khai thác dầu khí nước sâu ở Biển Đông, tích cực thúc đẩy hợp tác và mời thầu các công ty dầu khí nước ngoài trong khai thác dầu khí nước sau, nhanh chóng đột phá về kỹ thuật và trang bị thăm dò khai thác dầu khí để đẩy mạnh nâng cao sản lượng dầu khí trên biển.
Với kế hoạch hành động này, trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ tăng cường công tác khai thác thăm dò dầu khí ở Biển Đông và biển Hoa Đông nhằm tìm ra các mỏ dầu khí mới, đáp ứng cơn khát năng lượng của Trung Quốc.
 
Hương Giang
Theo Nhân dân Nhật Báo

Trung Quốc không được phá luật quốc tế

Theo Đài GMA News, vấn đề Biển Đông là một trong những trọng tâm được thảo luận tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần này và dư luận đang hoài nghi về khả năng ASEAN và Trung Quốc thảo luận thực chất về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Mục đích giải thích hành động
Tại cuộc hội đàm với Tổng thống Barack Obama hôm 12/11, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã đề xuất 6 phương hướng nhằm xây dựng quan hệ kiểu mới giữa 2 nước. Trước đó (11/11), tờ Wall Street Journal cho biết, ông Barack Obama và ông Tập Cận Bình sẽ công bố 2 thỏa thuận nhằm ngăn chặn đối đầu quân sự. Trước đó, Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã ăn tối trong 5 tiếng (hơn 2 tiếng so với dự kiến) tại Trung Nam Hải dưới sự tháp tùng của Ngoại trưởng John Kerry và Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Susan Rice.
Tổng thống Barack Obama khẳng định, Washington không có ý định kiềm chế Bắc Kinh bởi điều đó không có lợi cho Mỹ. Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã đề nghị người đứng đầu Nhà Trắng chịu khó học thêm lịch sử Trung Quốc để hiểu hơn về Bắc Kinh. Theo Tân Hoa xã, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama cam kết thúc đẩy quan hệ “nước lớn kiểu mới” giữa Washington và Bắc Kinh.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Theo giới truyền thông, chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng thống Barack Obama nhằm tiếp tục bày tỏ cam kết đối với chiến lược “xoay trục” sang Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Hãng Reuters dẫn lời ông Barack Obama - khi Trung Quốc phát triển, Mỹ muốn họ là đối tác ủng hộ luật quốc tế, không phá hoại nó. Ông Barack Obama cũng khẳng định, hợp tác Mỹ - Trung mang lại lợi ích cho thế giới và mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh không phải là “cuộc chơi thiệt hơn”. Trong khi đó, giới chức Mỹ lại coi Trung Quốc là “kẻ làm loạn châu Á”.
Giới phân tích cho rằng, Tổng thống Barack Obama cần có việc làm cụ thể để giải tỏa những hoài nghi về chính sách “xoay trục” và ông chủ Nhà Trắng có thể thông qua một số việc cụ thể sau để giúp Mỹ tiếp tục củng cố vị thế tại Châu Á - Thái Bình Dương. Đó là, kết thúc đàm phán TPP, tăng cường hợp tác về Biển Đông, tăng cường quan hệ với Nhật Bản, đẩy mạnh lợi thế năng lượng của Mỹ...
Ngày 11/11, Phó cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes tuyên bố, Washington phải “rất rõ ràng” với Trung Quốc nếu Bắc Kinh có những hành động vượt quá giới hạn của những tiêu chuẩn quốc tế về an ninh mạng và các vấn đề khác. Theo ông Ben Rhodes, gián điệp mạng, tranh chấp biển, cùng một loạt vấn đề khác được thảo luận trong bữa tiệc tối 11/11 giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch nước Tập Cận Bình, cũng như trong cuộc hội đàm chính thức hôm 12/11.
Cố vấn An ninh quốc gia Susan Rice cho biết, Tổng thống Barack Obama nêu vai trò chủ động của Washington trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ và hàng hải tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) ở Myanmar. Theo tờ The Hindu, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ bày tỏ quan ngại trước sự lấn lướt của Trung Quốc ở Biển Đông bởi New Delhi có lợi ích hợp pháp tại khu vực này bởi 55% tổng giá trị thương mại của Ấn Độ đi qua Biển Đông. Giới chuyên môn khẳng định, Biển Đông có ảnh hưởng mạnh tới hòa bình và ổn định trong khu vực.
Ngày 12/11, Hội nghị ASEAN chính thức khai mạc tại Naypyidaw, thủ đô Myanmar. Đây là sự kiện chính trị quốc tế lớn nhất tại Myanmar kể từ khi nước này bắt đầu các cuộc cải cách chính trị. Ngày 10/11, tờ Myanmar Times bình luận, trong một năm giữ ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN, Myanmar đã không làm được gì và cũng không để mất điều gì. Nhưng các cuộc đàm phán về Biển Đông, cũng như Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) chẳng đi đến đâu sau hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 tại Myanmar hồi tháng 5.
Bởi cho tới nay Trung Quốc vẫn muốn thương đàm với từng nước về COC. Giáo sư Carl Thayer đến từ Học viện Quốc phòng Australia cho rằng, tranh chấp trên Biển Đông sẽ là chủ đề nóng nhất tại hội nghị ASEAN. Học giả Ian Storey của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) cảnh báo, khó có đột phá về COC tại hội nghị ASEAN bởi Trung Quốc đang tìm cách kéo dài các cuộc đàm phán về COC.
Đều vì lợi ích riêng
Ngày 11/11, Hãng Bernama dẫn lời Thủ tướng Malaysia khi ông Najib Razak cho biết, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tán dương Malaysia vì chọn đường lối ngoại giao im lặng trong các vấn đề về Biển Đông. Trước đó (4/11), Bộ trưởng Quốc phòng Jean-Yves Le Drian tuyên bố, Pháp ủng hộ lập trường của Malaysia về biện pháp không đối đầu trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc.
Cũng trong ngày 11/11, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc trao đổi ngắn với Tổng thống Philippines Benigno Aquino bên lề Hội nghị cấp cao APEC và hy vọng, Manila sẽ quay trở lại sự đồng thuận song phương trước đây, cũng như trong vấn đề Biển Đông. Tổng thống Benigno Aquino khẳng định, sẵn sàng giải quyết các vấn đề liên quan với Trung Quốc và mong muốn cải thiện quan hệ song phương với Bắc Kinh.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye
Trước đó (9/11), tân Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã hội đàm với Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường về các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Theo đó, 2 bên đều chia sẻ về chiến lược “trục hàng hải” của Indonesia và “Con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ 21” của Trung Quốc, coi đây là trọng tâm mới của hợp tác song phương.
Cũng trong ngày 9/11, Tổng thống Joko Widodo và Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký 12 bản ghi nhớ về hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp 2 nước với tổng trị giá gần 20 tỉ USD. Trước đó (4/11), tân Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết, Tổng thống Joko Widodo sẽ nhấn mạnh khái niệm về “trục hàng hải” trong các diễn đàn khu vực và quốc tế thời gian tới. Được biết, ông Joko Widodo đang có kế hoạch gia tăng chi tiêu quốc phòng thêm 1,5% để cải thiện và củng cố năng lực hải quân Indonesia.
Bộ trưởng Quốc phòng Ryamizard Rayacudu cho biết, Indonesia sẽ tăng gần gấp đôi ngân sách quốc phòng để thực hiện chương trình hiện đại hóa vũ khí và trang bị cho quân đội. Hãng Bloomberg News từng dẫn lời tướng Moeldoko, Tổng tham mưu trưởng quân đội Indonesia tuyên bố (tại Singapore hôm 28/10), tân Tổng thống Joko Widodo sẽ phải đối mặt với một Trung Quốc đang tìm mọi cách thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của mình ở Biển Đông với một sự hung hăng chưa từng có kể từ khi Indonesia độc lập.
Tối 10/11, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã có cuộc nói chuyện không chính thức và 2 nhà lãnh đạo nhất trí thúc đẩy các cuộc đàm phán chuyên viên cấp cao nhằm cải thiện quan hệ song phương. Trước đó (6/11), cuộc họp toàn thể của Ủy ban hợp tác Hàn-Nhật tại Seoul đã bế mạc mà không ra được tuyên bố chung. Đây là lần đầu tiên sau 50 cuộc họp toàn thể, Ủy ban Hợp tác Hàn - Nhật không đạt được tuyên bố chung như dự kiến.
Khoảng 20 ngày trước (25/10), liên minh nghị sĩ Nhật Bản và Hàn Quốc đã hội đàm tại Seoul (Hàn Quốc) để giải quyết vấn đề phụ nữ mua vui trong quá khứ. Đây là lần đầu tiên nghị sĩ Nhật Bản và Hàn Quốc đưa ra tuyên bố chung về vấn đề nhạy cảm này. Trước đó (24/10), Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye mong muốn, 2 nước có thể đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm phục hồi danh dự cho những phụ nữ mua vui còn sống.
Mặc dù cuộc giữa Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chỉ diễn ra trong 30 phút hôm 10/11 (lần đầu tiên từ khi cầm quyền của 2 nhà lãnh đạo), nhưng theo kênh truyền hình Channel News Asia, Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định: Cuộc gặp là bước đầu trên chặng đường cải thiện quan hệ Nhật - Trung. Và ông Shinzo Abe đã đề nghị ông Tập Cận Bình thiết lập một cơ chế liên lạc hàng hải nhằm ngăn chặn các vụ va chạm trong tương lai giữa tàu thuyền và máy bay của 2 nước trên biển Hoa Đông.
Ngày 11/11, Hãng Jiji Press cho biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản muốn xuất 300 triệu yen (hơn 2,6 triệu USD) để nghiên cứu, đóng tàu khu trục nhỏ với vận tốc lớn nhằm tăng cường khả năng bảo vệ các đảo xa. Dự kiến, lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản sẽ nhận 2 tàu khu trục mới trong năm 2021-2022.
Ngày 10/11, tờ Cambodia Daily đưa tin, Trung Quốc đã đồng ý cung cấp cho Campuchia khoản viện trợ thường xuyên và cho vay ít nhất 500 triệu USD/năm (từ năm 2015) để phát triển đất nước. Bởi ông Tập Cận Bình từng nói với Thủ tướng Hun Sen rằng: Tình hữu nghị giữa Campuchia và Trung Quốc là rất quý giá, cần được duy trì và phát triển để tạo nên mối quan hệ có chung vận mệnh và giúp đỡ lẫn nhau. Tuy tỏ ra đứng ngoài các tranh chấp, nhưng Indonesia vẫn thừa nhận: Trung Quốc sẽ nuốt sống bạn, nếu bạn yếu đuối!
 
Dư luận nhận định, “con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ XXI” được coi là tham vọng lớn trong chính sách đối ngoại của Chủ tịch nước Tập Cận Bình và một số nước như Indonesia, Thái Lan, Campuchia… đã ủng hộ “tấm bản đồ” này của người đứng đầu quốc gia đông dân nhất thế giới.
 
Nhưng tờ The Diplomat lại nhận định, “con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ XXI” không rõ ràng, không biết chính xác là các nước dọc theo con đường này sẽ liên kết với nhau như thế nào và thông tin chi tiết về kế hoạch này quá ít. Tờ The Economist cho rằng, ông Tập Cận Bình muốn Trung Quốc trở thành trung tâm của thế giới.
 
Thứ Năm, 20/11/2014 - 09:08
Theo Hồng Thất Công
PetroTimes

Bi kịch ‘đi tắt đón đầu’

Bùi Tín
VOA-19.11.2014

Tin của trang Diễn Đàn Thế Kỷ về ông 'Hai Lúa' Trần Quốc Hải.
Tin của trang Diễn Đàn Thế Kỷ về ông 'Hai Lúa' Trần Quốc Hải.

Mạng Diễn Đàn Thế Kỷ ngày 12/11/2014 loan tin một nông dân Việt Nam quê ở Tân Châu, Tây Ninh, vừa được Nhà Vua Campuchia Norodom Sihamoni phong danh hiệu “Đại tướng quân”. Đó là ông “Hai Lúa” Trần Quốc Hải.

Cũng theo Diễn Đàn Thế Kỷ, năm 2006 ông Hai Lúa chế tạo một chiếc trực thăng. Công trình này gây tranh cãi một thời rồi bị “xếp xó”. Nhưng ông Hai Lúa không bỏ cuộc. Ông say mê sáng chế, cải tiến các máy nông nghiệp như máy nhổ củ mì, máy làm cỏ đồng ruộng, máy rải phân, cả máy thu hoạch mủ cao su. Tuy nhiên, theo lời ông kể lại cho một phóng viên của báo Một thế giới thì ông bị rắc rối với cả trung ương Hà Nội và địa phương Tây Ninh. Nhà nước khuyên ông: Thôi nhé đừng làm nữa.

Diễn Đàn Thế Kỷ thuật lại rằng thế là ông khăn gói sang Campuchia. Các máy nông nghiệp của ông có khách hàng. Ông còn sửa chữa nhiều máy nông nghiệp cũ của nước bạn. Một hôm ông đi qua một doanh trại bộ đội cơ giới có xe bọc thép đã cũ. Ông quan sát nhiều lần và nảy ra sáng kiến có thể tham gia việc bảo quản, sửa chữa, cải tiến xe bọc thép BRDM2. Phía Campuchia đồng ý. Thế là ông và cậu con trai Trần Quốc Thanh lao vào việc. Chẳng bao lâu 5 chiếc xe bọc thép được cải tiến, tiêu thụ xăng giảm từ 40 lít xuống 25 lít/100km, tháp pháo tự động, Campuchia rất hài lòng, vì từng có chuyên gia quân sự VN sang sửa nhưng không đạt, vẫn trục trặc, hư hỏng.

Campuchia đánh giá cao, quý trọng khả năng hiếm có, tinh thần tìm tòi cải tiến, lối sống giản dị khiêm tốn của ông Trần Quốc Hải, rất trọng thị dành cho ông tiêu chuẩn ăn, ở, đi lại như cán bộ cấp cao của quân đội. Gần đây Nhà Vua còn phong cho ông danh hiệu “Đại tướng quân”. Hiện nay cha con ông đang nhận đóng mới 25 chiếc xe bọc thép cải tiến, nâng 6 bánh lên 8 bánh, có thể di chuyển thuận lợi trên địa hình phức tạp hơn.

Trước đây, hồi tháng 6/2014 mạng Đất Việt thuật lại câu chuyện một nhà phát minh khác không được trọng dụng trên đất nước mình. Đó là kỹ sư Phan Bội Trân, học từ Pháp về. Ông ham mê nghiên cứu về tàu ngầm, mò mẫm làm ra tàu ngầm nhỏ cho ngành thể thao du lịch biển . Chiếc tảu làm thử đẩu tiên đặt tên là Yết Kiêu 1, dài 3 mét 2, nặng 1 tấn, vỏ bằng composite, có ống kính viễn vọng, máy cung cấp khí, có bánh lái ở phía trước, phía sau và chiều ngang, có thể lặn sâu 70 mét trong nửa giờ, tất cả bộ phận đều làm từ trong nước, trừ động cơ phải nhập. Tàu ngầm tự tạo cho thể thao, du lịch biển được thử nghiệm từ năm 2010 ở hồ bơi Trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân Sài Gòn. Kết quả được đánh giá là khả quan, thiết thực. Giá thành chừng 10.000 US$. Sáng chế này cũng không được trong nước hoan nghênh, bị ế.

Nhân các sự kiện trên, đã có nhiều tờ báo mạng và blogger trong nước bình luận vì sao chính quyền trong nước không khuyến khích, còn ghẻ lạnh với các nhà sáng chế phát minh từ nhỏ đến lớn của nước mình. Có blogger đau xót nhắc rằng một nước có 24.000 tiến sỹ, 10.000 giáo sư mà chưa sản xuất nổi một chiếc đinh vít hiện đại đúng tiêu chuẩn.

Ai nấy đều rõ Việt Nam là thuộc nhóm đèn đỏ của toàn thế giới về sáng chế, phát minh, về số lượng các bài nghiên cứu có tính chất tìm tòi, khai phá về khoa học và kỹ thuật.

Về nhà khoa học, ngoài nhà toán học Ngô Bảo Châu còn ai nữa? Đây là hậu quả của lối học vẹt, học thuộc lòng, nhồi sọ các công thức chết, không khuyến khích óc tưởng tượng, suy luận, tự tìm hiểu mọi hiện tượng và sự vật, tò mò tìm ra cái mới.

Trao đổi chuyện này với một nhà báo Pháp chuyên về kinh tế các nước châu Á, ông có cách nhìn sâu và độc đáo. Ông bảo cái nguyên nhân của nguyên nhân là nền kinh tế VN không bình thường, không giống ai. Ông giải thích:

- Bình thường mở đầu cho phát triển kinh tế trong một nước nông nghiệp là phải tập trung vào sự nghiệp công nghiệp hóa, từ tích lũy ban đầu rồi tiến dần lên với quá trình hiện đại hóa. Quá trình đó có khi dài hàng thế kỷ, với sự hình thành của một đội ngũ ngày càng đông công nhân tay nghề cao và cán bộ kỹ thuật chuyên sâu, gắn liền với nền giáo dục cung cấp công nhân và cán bộ kỹ thuật lành nghề, mang tinh thần cải tiến, sáng chế phát minh kết hợp với nền khoa học kỹ thuật không ngừng đi kịp với thế giới.

-  Sau vài chục năm nền sản xuất đạt mức công nghiệp hóa, hiện đại hóa cao, vốn tư bản được tích lũy, tích tụ lớn lên dần mới xuất hiện những nhóm tài phiệt hùng mạnh, những đế chế kinh tê - tài chính đại tỷ phú, như ở phố Wall Street ở New York, Hoa Kỳ, từ đó sinh ra những ngân hàng ngày càng lớn để chuyên kinh doanh tiền tệ, cổ phiếu, chứng khoán.

-  Về mặt thuần sản xuất ra giá trị của cải thì nông dân, công nhân, lao động tri thức - kỹ thuật , nhà kinh doanh… mới thật là cái gốc, là những người làm giàu thêm cho xã hội. Còn giới tài phiệt - ngân hàng chỉ là kẻ lợi dụng ăn bám vào giới lao động nói trên, lấy của người này chuyển cho người khác. Cho nên một chế độ tốt là chế độ chăm lo cái gốc, là ưu tiên cho việc sản xuất ra ngày càng nhiều của cải, đào tạo nhiều công nhân tay nghề cao, nhiều cán bộ kỹ thuật tài giỏi, có nền khoa học giáo dục khai phóng khuyến khích tìm tòi, phát minh, sáng chế phong phú, tạo nên nền sản xuất năng suất không ngừng được nâng cao.

Có vẻ như Bộ Chính trị cầm quyền trong nước đã rất coi nhẹ cái phần gốc nói trên, cho nên năng suất lao động xã hội rất thấp, công nhân chuyên nghiệp thiếu trầm trọng, sáng chế phát minh hầu như vắng bóng, kỹ thuật lạc hậu đến mức tận cùng của khu vực, nền giáo dục vẫn theo kiểu giáo điều nhồi sọ. Trong khi đó ngân hàng nhan nhản: ngân hàng Nhà nước, ngân hàng quân đội, ngân hàng xây dựng, gân hàng thương mại, ngạn hàng ngoại thương, ngân hàng tỉnh, ngân hàng huyện, ngân hàng ngành.

Trong Quốc hội không thấy tiếng nói của nhà khoa học - kỹ thuật, không ai biết bộ trưởng khoa học và công nghệ là ông nào. Quốc hội vẫn bàn nhiều đến ngân sách, tiền lương, đến các khoản nợ, nợ quốc gia, nợ của các cơ sở quốc doanh, nợ của ngành ngân hàng, vẫn chỉ lo các nguồn ODA và FDI bị giảm bớt do nền kinh tế của trong nước vẫn chưa đủ sức tự phát triển bình thường.

Phải chăng đây là “nét sáng tạo độc đáo” của Bộ Chính trị các khóa gần đây, đã tạo nên cho giới lãnh đạo của đảng một cuộc đi tắt, đón đầu hoành tráng, không cần chờ cho nền kinh tế trải qua thời kỳ tư bản tích tụ ban đầu để tạo nên cả một hệ thống ngân hàng hùng hậu với những nhóm tài phiệt - tỷ phú đô-la Mỹ, hầu hết là bà con anh chị em bạn hẩu của các quan chức ở đỉnh cao quyền lực.

Với chiến lược đi tắt đón đầu như thế, thì phải 40 năm nữa thu nhập trung bình của người dân VN mới có thể bằng dân Nam Triều Tiên hiện nay, nhưng ngay bây giờ tài sản của các tỷ phú đô-la VN đâu có thua kém các tỷ phú Nam Triều Tiên hay Thái Lan.

Một bạn Pháp ghé tai tôi: Dân Việt Nam các ông hiền quá. Sự phi lý quái đản của nước Việt Nam không thể trông đợi gì ở cuộc cách mạng hoa hồng hay hoa huệ hay hoa sen mà cần phải có một cú điện chấn (un electro-choc). Phải chịu đau, choáng váng, xáo trộn một chút, mọi người thức tỉnh, giật mình, mới có cuộc đổi đời cần thiết và xứng đáng với dân tộc Việt Nam.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Rồi sẽ chẳng có ai bị tinh giảm!

Đăng Bởi  - 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Bộ máy nhà nước đã phình to hơn lúc nào hết, mà hiệu lực quản lý lại ngày càng xuống cấp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã thừa nhận như vậy. Nhưng liệu những người không làm được việc có bị tinh giảm ra khỏi bộ máy?
Ông Nguyễn Thái Bình đã làm một việc mà ông tự nhận là “tấm gương” cho các bộ trưởng khác. Sau khi nhậm chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ hồi đầu nhiệm kỳ Chính phủ này, ông kể, bộ của ông “được cơ cấu” 6, rồi 7 thứ trưởng. Song, căn cứ vào những quy định hiện hành là cấp bộ chỉ được có 4 thứ trưởng, nên ông giữ đúng 4 vị phó cho mình.
“Cái gương này chưa được lan tỏa, rất là khó”, ông nói tại phiên chất vấn tại Quốc hội đầu tuần này. Động thái trên không chỉ duy nhất. Ông kể, ông đã “âm thầm: đi  khắp 63 tỉnh thành trong cả nước để kiểm tra, đốc thúc khâu tổ chức cán bộ, công chức trong hệ thống nhà nước. Song, tiếc thay, những nỗ lực đó bất thành: Bộ máy nhà nước đã phình to hơn lúc nào hết mà hiệu lực quản lý lại ngày càng xuống cấp, như các đại biểu Quốc hội phê phán.
Ở cấp trung ương với 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm nhiều so với 48 cơ quan năm 2002), số lượng cấp phó đã mọc ra đến mức báo động. Có vụ có 30 người thì có tới 24 người là vụ trưởng, hàm vụ trưởng, vụ phó, hàm vụ phó, còn lại số rất ít là chuyên viên. Báo cáo sơ bộ của 18 bộ, cơ quan ngang bộ và 7 cơ quan thuộc Chính phủ cho thấy hiện có 329 lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trở lên. Trong đó, hàm vụ trưởng là 96, hàm phó vụ trưởng là 150, hàm trưởng phòng là 76, hàm phó phòng là 17. Ông Bình thừa nhận, tính toán sơ sơ, các bộ hiện nay có bình quân 5,4 thứ trưởng, cao hơn so với quy định.
Ông kể, Bộ Nội vụ nhiều lần có kiến nghị với Ban cán sự Đảng của Chính phủ nên quy định cứng số lượng thứ trưởng, nhưng khi bỏ phiếu chỉ được “không quá bán”. Ông nói: “Bộ Nội vụ đề nghị số lượng ít nhưng các bộ đề nghị số lượng nhiều nên không gặp nhau được”.
bi tinh giam hinh anh
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình
Câu chuyện ở cấp trung ương, như ông Bình thừa nhận, cho thấy vai trò của Bộ Nội vụ là quá mờ nhạt trong việc tổ chức cán bộ. Vì lẽ đó, mà đại biểu Bùi Thị An – thành phố Hà Nội truy vấn: “Cử tri hiện nay nói rất nhiều về sự lạm phát cấp phó kéo dài ở tất cả các cấp, từ trung ương đến địa phương. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả, lãng phí mà lại không đúng quy định của Chính phủ về số lượng cấp phó”.
Ở cấp địa phương, tình hình còn trầm trọng hơn. Các chính quyền địa phương hiện đang có khoảng 20 sở, ngành. Thành viên UBND cấp tỉnh từ 9-13 người, trong đó 1 chủ tịch, 3-5 phó chủ tịch và 4-8 ủy viên; UBND cấp huyện có 7-9 thành viên; cấp xã có 3-5 thành viên. Quy định chính thức này cho thấy, số các cơ quan địa phương nhiều như thế nào nếu tính tất cả 63 tỉnh, thành trên toàn quốc.
Tuy nhiên, trên thực tế, trung ương không nắm được con số cụ thể là bao nhiêu. Ông Bình giải thích: “Lĩnh vực tổ chức các bộ được phân công, phân cấp mạnh mẽ và triệt để nhất, các bộ, ngành, địa phương có quyền quyết định. Thủ tương bây giờ chỉ quản diện thứ trưởng, tất cả các chức danh, chức vụ còn lại  đều phân cấp cho Bộ trưởng và Chủ tịch tỉnh”.
“Nếu cứ duy trì bộ máy chính quyền địa phương 3 cấp với tất cả các ban bệ, hệ thống như hiện nay thì vô phương tăng lương, không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này" - ĐB Trần Du Lịch.

Bộ Nội vụ, trong các báo cáo công khai của mình, ít khi đề cập đến số lượng cán bộ, công chức. Tuy nhiên, một báo cáo của bộ này gửi Quốc hội thừa nhận, kế hoạch biên chế công chức hàng năm của các bộ, ngành, địa phương gửi về Bộ Nội vụ luôn đề nghị tăng từ 9-11% so với biên chế công chức giao của năm trước.

Số lượng biên chế công chức hàng năm tăng mạnh như vậy cho thấy bộ máy nhà nước đã lớn tới mức nào. Đại biểu Trần Du Lịch nói: “Nếu cứ duy trì bộ máy chính quyền địa phương 3 cấp với tất cả các ban bệ, hệ thống như hiện nay thì vô phương tăng lương, không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì đừng nghĩ tới việc tăng lương, nâng cao phúc lợi cho người dân. Không tăng lương thì đừng bao giờ hi vọng thu hút được một lực lượng cán bộ viên chức là thành phần tinh hoa”.
Gần đây, Bộ Nội vụ tiết lộ về đề án giảm 100.000 cán bộ viên chức đến năm 2020. Bộ trưởng Bình cam kết “tiếp tục thực hiện tinh giảm biên chế những cán bộ, công chức không đáp ứng được nhu cầu, không hoàn thành nhiệm vụ”. Song, theo báo cáo của chính Bộ trưởng Bình tại phiên trả lời chất vấn thì trong năm 2013, tỷ lệ cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ chỉ có 0,46%. Số còn lại đều là hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực.
Tương tự, đối với viên chức, tỷ lệ không hoàn thành nhiệm vụ còn thấp hơn nữa, chỉ có 0,24%. Như vậy có nghĩa là sẽ chẳng có mấy người trong biên chế “bị tinh giảm”.
Tư Giang
(Kinh tế Sài Gòn)

Trang tin PressTV: Putin nói với Mỹ: "Đừng xía vào việc của Nga"


Nga không muốn Mỹ nhúng mũi vào Nga
Nga không muốn Mỹ nhúng mũi vào Nga
Đó là tiêu đề trang tin PressTV loan tải sau khi tổng thống Nga Vladimir Putin đã có buổi đón tiếp với đại sứ Mỹ mới đến Moscow, John Tefft. Tại đây, ông Putin đã nhắc nhớ phía Mỹ đừng can thiệp vào công việc của Nga đồng thời khẳng định Moscow luôn mở cửa để hợp tác với Washington trong các vấn đề cùng quan tâm.
"Chúng tôi sẵn sàng hợp tác thiết thực với đối tác Mỹ trên nhiều khía cạnh khác nhau dựa theo nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lợi ích và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau", ông Putin nói với đại sứ Mỹ John Tefft tại điện Kremlin hôm thứ Tư.
Câu “Mỹ không được can thiệp vào công việc của Nga” được báo chí đặc biệt chú ý. Trước đó, phương Tây tỏ ra lo lắng trước các hoạt động quân sự mạnh mẽ gần đây của Nga như việc tập trung quân đội tại biên giới giáp Ukraine hay việc chuyển quân đội thậm chí cáo buộc Nga triển khai cả vũ khí hạt nhân tại bán đảo Crimea. Ngoài ra, phương Tây còn e ngại trước việc không quân Nga liên tục tiến hành tập trận trên không phận quốc tế ở biển Bắc, biển Baltic và biển Đen.
Một ngày trước khi gặp đại sứ Mỹ, tổng thống Putin cũng tuyên bố trên truyền hình rằng Mỹ muốn khống chế Nga và khẳng định rằng trong lịch sử chưa từng có ai làm được việc đó và mãi mãi là như vậy.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây tăng cao sau khi bán đảo Crimea tuyên bố độc lập tách khỏi Ukraine và gia nhập Liên bang Nga sau một cuộc trưng cầu vào tháng Ba.
Mối quan hệ giữa Nga và phương Tây lại càng căng thẳng thêm sau khi Ukraine triển khai các hoạt động quân sự vào giữa tháng Tư để dập tắt các phong trào đòi độc lập ở miền đông Ukraine, nơi phần đông dân chúng là những người nói tiếng Nga.
Theo số liệu mới nhất của Liên Hợp Quốc, hơn 4.000 người đã thiệt mạng và hơn 9.300 người khác bị thương trong các cuộc giao tranh. Ngoài ra, hàng trăm ngàn người đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ.
Mỹ và Liên minh châu Âu cáo buộc Nga gây ra bất ổn tại Ukraine và đã áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Ngược lại, Nga bác bỏ các cáo buộc của phương Tây và khẳng định không can thiệp vào công việc nội bộ của nước láng giềng.
07:55 20-11-2014
Anh Tú (theo Press TV)

Quân đội Nhật Bản cải tổ, đề phòng tham vọng bá quyền của Trung Quốc

Đăng Bởi  - 

Quân Cục phòng vệ Nhật sẵn sàng chiến đấu
Quân Cục phòng vệ Nhật sẵn sàng chiến đấu
Quân đội Nhật Bản vẫn ráo riết đề phòng tham vọng bá quyền của Trung Quốc(TQ), khi vẫn có nguy cơ xung đột vũ trang Nhật - Trung trong tranh chấp biển đảo, dù gần đây đã có cú bắt tay lịch sử giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình trước kỳ APEC 2014 vừa qua.

Từ lâu, quân đội Nhật hoạt động trong sự mâu thuẫn: nằm trong nhóm quốc gia chịu chi quân sự nhất thế giới, với gần 50 tỉ USD trong năm 2013, nhưng hiến pháp yêu chuộng hòa bình của Nhật lại cấm quân đội tham gia chiến tranh, thậm chí không được duy trì không - hải quân và bộ binh.
Mạnh tay chi 240 tỉ USD cho quốc phòng
Đến tháng 7, chính phủ Abe thông qua một sự sửa đổi điều khoản 9 trong hiến pháp, cho phép Nhật đưa quân ra nước ngoài chiến đấu bảo vệ đồng minh bị tấn công.
Nhật cũng chi 1% GDP cho ngân sách quốc phòng, và năm ngoái, Tokyo đã phê duyệt kế hoạch 5 năm chi tiền mua sắm phần cứng quân sự: 28 chiến đấu cơ tàng hình F-35 của hãng Lockheed Martin Corp (Mỹ), 17 máy bay cánh quạt thẳng đứng V-22 Osprey (giúp cất-hạ cánh như trực thăng).
Nhật còn muốn có 3 máy bay không người lái (UAV) do thám, 20 máy bay tuần tra P-1 của Kawasaki Heavy Industries Ltd (Nhật) cùng 52 tàu đổ bộ vì Nhật cần tăng cường hoạt động tuần tra và triển khai quân.
Tổng khoản chi này ước tính đạt từ 232 tỉ USD đến 240 tỉ USD.
Ngoài mua của nước ngoài, Nhật cũng muốn phát triển máy bay chiến đấu riêng. Chiếc ATD-X được kỳ vọng sẽ là một chiến đấu cơ tàng hình “vô địch không chiến”, có thể được triển khai để chống chiến đấu cơ thế 5 của TQ và Nga.
Bộ Quốc phòng Nhật dự tính sử dụng nghiên cứu thiết kết ATD-X để tạo đà đóng chiến đấu cơ thế hệ 6 vốn sẽ được thiết kế cho khả năng chống tàng hình.
Nhật cũng muốn mở rộng hạm đội tàu ngầm từ 16 lên 22 chiếc Soryu kỹ thuật cao, cùng một khoản chi nâng cấp số tàu ngầm này, để chúng có thể lặn dưới biển lâu hơn các tàu cùng lớp.
Soryu có hệ thống đẩy sử dụng lithium-ion bền lâu, thay loại pin sử dụng oxygen lỏng để chạy động cơ diesel, cho phép tàu lặn dưới biển khoảng 2 tuần.
Trang National Interest giải thích Nhật đã trấn các tàu ngầm này ở nhiều cửa biển đề phòng nguy cơ Nhật bị xâm lược, kể từ thời Chiến tranh Lạnh (hàm ý đề phòng Nga) và nay là đề phòng nguy cơ bị TQ xâm chiếm.
Một tài liệu của Bộ Quốc phòng Nhật còn nêu: “Trong những tình huống khác nhau, điều chủ yếu là phản ứng hiệu quả, giảm thiểu tổn thất bằng cách giành thế tối thượng trên không và nắm quyền kiểm soát trên biển”.
Cùng với việc chi quân sự, Nhật tăng cường quan hệ với các đồng minh trong khu vực và nhất là củng cố liên minh với Mỹ.
tham vong ba quyen hinh anh 1
Quân đội Nhật Bản tập trận 
Tokyo ngán ngại Bắc Kinh, Bình Nhưỡng 
TQ chưa bao giờ có quan hệ tốt với Nhật kể từ thời quân phiệt Nhật chiếm đóng TQ từ trước và trong Thế chiến 2. Nay nhờ nền kinh tế tăng trưởng, TQ cũng mạnh tay chi quân sự và khoản chỉ này tăng đều từ năm 2000 lên đến 132 tỉ USD.
Hiện TQ tranh chấp chủ quyền trên biển Đông với Philippines và Việt Nam và tranh chủ quyền quần đảo Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Nhật đang kiểm soát quần đảo này và gọi là Senkaku.
Mới đây nhất, TQ thay đổi chiến thuật với quần đảo này, bằng cách ồ ạt đưa ngư dân đánh cá đến đó, trong nỗ lực khẳng định chủ quyền.
Nhà báo Gordon Arthur chuyên về mảng quốc phòng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nói với trang Business Insider:
“Từ tất cả những điểm nóng đó, ai là thế lực nổi trội ? TQ. Tôi nghĩ họ đang rất hung hăng dưới thời ông Tập. Nên tôi nghĩ rất có thể sẽ xảy ra một sự cố hoặc một sự gia tăng đối đầu”.
Đó là nguyên nhân để Nhật đặt trọng tâm vào nhiệm vụ phòng thủ, gồm lập trạm radar ở phía tây nam Nhật.
Bộ quốc phòng Nhật còn dè chừng CHDCND Triều Tiên, muốn mua chiếc khu trục hạm thứ 7 có trang bị hệ thống Aegis chống tên lửa đạn đạo. Bộ giải thích trong tuyên bố: “Chúng ta sẽ liên tục tăng cường bảo vệ toàn quốc theo nhiều tầng chống các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo”.
Hầu hết quần đảo Nhật nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm trung bình Rodong của Bình Nhưỡng. Sách trắng quốc phòng Nhật gần đây nói các hoạt động quân sự của Triều Tiên là yếu tố gây bất ổn cho Nhật và phần còn lại của thế giới.
tham vong ba quyen hinh anh 2
Quân nhân Nhật tập đổ bộ từ trực thăng 
Có tin được lời tuyên bố của ông Tập?
TQ gần đây trách thủ tướng Abe là phục hồi chế độ quân phiệt Nhật hồi thế chiến 2. Ngược lại, Nhật đề phòng khâu hiện đại hóa quân sự quá nhanh của TQ vốn đã qua mặt Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Theo Reuters, ngân sách quân sự của Bắc Kinh đã tăng gấp 4 lần trong 10 năm qua, đạt 808 tỷ Nhân dân tệ (132 tỉ USD) tức gấp 3 lần khoản chi quốc phòng của Nhật.
Ngày 17.11, ông Tập tuyên bố tại quốc hội Úc, rằng Bắc Kinh sẽ không bao giờ dùng vũ lực để giải quyết cuộc tranh chấp biển đảo quanh TQ. Nhưng báo The International Business Times (Úc) nói Quân đội giải phóng nhân dân TQ (PLA) vẫn sẵn sàng sử dụng vũ lực để thực hiệntham vọng bá quyền của Trung Quốc
Báo trên nêu trong bài diễn văn khá dài, ông Tập nói với giọng hòa hình, ngược với việc PLA không loại trừ xung đột quân sự.
Ông Tập nói: “Lịch sử chứng minh những quốc gia nỗ lực theo đuổi sự phát triển bằng cách dùng vũ lực rõ ràng đều thất bại.  Đây là những gì mà lịch sử dạy chúng ta. TQ quyết tâm gìn giữ hòa bình. Hòa bình là quý báu và cần phải được gìn giữ.
Quan điểm lâu nay của TQ là giải quyết trong hòa bình các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, toàn vẹn lãnh thổ và vấn đề hàng hải với các quốc gia liên quan thông qua đối thoại và tư vấn”.
Ông Tập còn nói: “TQ sẵn sàng tăng cường đối thoại và hợp tác với những quốc gia có liên quan để phối hợp duy trì tự do và an ninh hàng hải. TQ đã dàn xếp vấn đề tranh chấp lãnh thổ với 12 trong số 14 quốc gia láng giềng thông qua đối thoại”.
Nhưng giám sát và phòng thủ ở biển Hoa Đông và biển Đông vẫn là quan tâm lớn của ông Tập, theo trang báo Úc.
Ông Tập nói: “Chúng ta phải luôn cảnh giác cao độ trước những yếu tố có thể ngăn cản hòa bình”.
Những hoạt động của PLA với nguồn kinh phí quân sự ngày càng tăng cho thấy việc trang bị vũ khí quyết liệt không hẳn chỉ là bảo vệ biên giới biển của TQ.
Bài gần đây của trang The Diplomat nêu rõ: các lực lượng quân sự khu vực Đông Á, gồm PLA, đang phát triển khả năng tấn công đổ bộ, dẫn đến những lo lắng về tranh chấp chủ quyền biển đảo. 
Các học giả quân sự TQ hiếu chiến cũng có những quan điểm phi hòa bình, ngược với tuyên bố của ông Tập.
Trong bài xã luận đăng trên Hoàn cầu thời báo, phụ san của Nhân dân nhật báo )cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản TQ), giáo sư Hu Xundong thuộc Đại học quốc phòng PLA viết: “vũ lực quân sự tầm cỡ lớn cần được phát triển, để ngăn chặn nguy cơ trở nên bị động trước các nước khác”.
Mai Hà (theo Business Insider) 

Sập cổng trường đè chết học sinh lớp 3

BẾN TRE (NV) - Khi thấy cánh cổng trường mở, hai học sinh cùng lớp đến đóng cổng lại, bất ngờ cánh cổng trật đường ray, đổ đè lên hai em, khiến một em tử vong trên đường đi cấp cứu.


Nơi xảy ra vụ tai nạn sập cổng trường đè chết học sinh. (Hình: Thanh Niên)

Tờ Thanh Niên đưa tin, khoảng 14 giờ ngày 19 tháng 11, 2014, một vụ sập cổng trường đã xảy ra tại một trường tiểu học ở xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre làm một học sinh bị tử vong.

Theo ông Nguyễn Hồng Nhựt, trưởng phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện Chợ Lách, nạn nhân là em Nguyễn Lê Duy, học sinh lớp 3, trường tiểu học Sơn Định. Theo thông tin ban đầu, trường này đang được sửa chữa, làm mới lại phần hàng rào và cổng. Loại cửa sử dụng tại cổng chính là cửa kéo mới được lắp lại.

Thời gian trên, khi thấy cổng mở, em Duy và một bạn cùng lớp đến đóng cổng lại thì bất ngờ cánh cửa bị trật đường ray, đổ đè lên hai em. Em Duy bị thương nặng và được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. Bạn cùng lớp của Duy bị thương ở phần đầu, song không nguy hiểm đến tính mạng.

Cô Nguyễn Thanh Thanh, hiệu trưởng trường tiểu học Sơn Định cho biết thêm, cổng chính của trường vừa mới được lắp lại chiều ngày 18 tháng 11 và chưa được nghiệm thu do nhà trường nhận thấy chưa đảm bảo.

Nhà trường vừa gọi điện thoại thông báo với đơn vị thi công vào buổi sáng 19 tháng 11 và đơn vị này hứa sẽ sửa chữa, khắc phục, nhưng chưa kịp thực hiện thì xảy ra vụ sập cổng trường dẫn đến cái chết thương tâm của em Duy.

Ông Lê Phước Toàn, phó chủ tịch huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre cho biết: Huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra làm rõ vụ sập cổng trường làm một em học sinh tử vong và một học sinh khác bị thương. (Tr.N)
11-19-2014 3:04:12 PM

Đồng Nai quyết đuổi 'ụ nổi 83M' tai tiếng

 ĐỒNG NAI (NV) - Nhà cầm quyền Đồng Nai thông báo “đuổi” ụ nổi 83M đầy tai tiếng của công ty vận tải biển Vinalines, nay chỉ là đồ phế thải, vì không được trả tiền neo đậu.


Muốn di chuyển sang vị trí khác, ụ nổi 83M cần tới ít nhất 50 tỷ đồng để sửa chữa.(Hình: báo Đầu Tư)

Việc tỉnh Đồng Nai vừa quyết “đuổi” ụ nổi 83M ra khỏi cảng Gò Dầu càng khiến số phận của khối tài sản từng có giá tới $9 triệu thêm bất định, làm dậy sóng dư luận.

Theo báo Đầu Tư, Thứ Trưởng Bộ Giao Thông-Vận Tải Nguyễn Văn Công vừa lệnh cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) thực hiện các đề nghị của tỉnh Đồng Nai về việc bồi thường thiệt hại do ụ nổi 83M gây ra, di dời ụ nổi ra khỏi vùng nước cản Gò Dầu.

Ông Công đề nghị Vinalines gấp rút chỉ đạo công ty Sửa Chữa Tàu Biển Vinalines (VNLSY- đơn vị quản lý ụ nổi 83M) phải sớm thảo luận cụ thể với Cảng Đồng Nai để thanh toán các khoản chi phí liên quan.

Theo phúc trình của tỉnh Đồng Nai, ngày 20 tháng 11, 2014 là thời hạn chót để Vinalines di dời khối tài sản đã nằm vạ vật tại cảng Gò Dầu nhiều năm qua. Chỉ tính khoản chậm thanh toán tiền thuê vùng nước neo đậu và tàu kéo trực sự cố cho ụ nổi 83M mà VNLSY nợ chủ cảng đã lên tới gần 30 tỷ đồng.

Dự án Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Sửa Chữa Tàu Biển Vinalines phía Nam đã dừng thực hiện và VNLSY cũng không hoạt động sản xuất kinh doanh từ tháng 5, 2011. Trong khi chưa được di dời thì tháng 7, 2014, ụ nổi 83M bị trôi dạt do thủy triều xuống, kéo gãy trụ buộc dây neo tại cầu cảng B3. Sau tai nạn này, cảng Đồng Nai yêu cầu bồi thường hơn 765 triệu đồng để thi công lại trụ buộc dây neo và buộc đưa ụ nổi 83M ra khỏi cảng Gò Dầu.

“Cho đến nay, các nội dung trên vẫn chưa được giải quyết và ụ nổi 83M vẫn nằm trong vùng nước cản Gò Dầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn hàng hải,” Phó Chủ Tịch tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh nói với báo chí.

Thật ra, ngay cả khi chấp thuận yêu cầu của tỉnh Đồng Nai, việc di chuyển ụ nổi M83 ra khỏi cảng Gò Dầu không phải là việc dễ dàng.

Theo phúc trình mới nhất của Vinalines, ụ nổi 83M đang neo đậu tại cảng Gò Dầu trong tình trạng chưa sửa chữa xong, bảo hiểm hết hạn từ năm 2012, đã bị đăng kiểm rút cấp từ tháng 1, 2011. Để ụ nổi đủ điều kiện khai thác hoặc di chuyển sang vị trí khác, đơn vị quản lý phải bỏ ra ít nhất 50 tỷ đồng để sửa chữa.

Do nợ công ty Cổ Phần Dịch Vụ Hàng Hải Đồng Nai gần 30 tỷ đồng tiền thuê vùng nước neo đậu và tàu kéo trực sự cố từ tháng 12, 2010 đến tháng 1, 2013, nên ụ nổi 83M đã bị cắt điện.

Vụ mua ụ nổi phế thải, bất chấp luật lệ, bơm giá để ăn chia tiền “lại quả” với kẻ trung gian ở Singapore, nguyên Cục Trưởng Cục Hàng Hải Dương Chí Dũng, từng là chủ tịch hội đồng quản trị Vinalines, và Tổng Giám Đốc Mai Văn Phúc, đã bị kết án tử hình và một số tòng phạm của ông bị kết án nặng nề trong phiên xử sơ thẩm hồi giữa tháng 12, 2013.

Mới ngày 13 tháng 11, 2014 vừa qua, 4 ông xếp của công ty sửa chữa tàu biển Vinalines bị lôi ra tòa ở tỉnh Khánh Hòa vì đã bơm chi phí sửa chữa ụ nổi nói trên lên nhiều tỷ đồng để chia nhau 3.6 tỷ đồng. Bản án của các ông này cũng từ 15 năm đến 20 năm tù.

Mặc dù được đánh giá là “mua hớ,” nhưng số phận của ụ nổi 83M không chỉ có con đường duy nhất là “xẻ” thịt bán sắt vụn. Nhà máy Đóng Tàu Ba Son từng đề xuất Vinalines giải pháp hợp tác hoặc chuyển nhượng ụ nổi 83M.

Tuy nhiên, giải pháp hợp tác này bị đổ vỡ, do ụ nổi M83 hiện vẫn được cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công An và Bộ Giao Thông-Vận Tải xác định là vật chứng của vụ án tham nhũng tại Vinalines.

“Chúng tôi rất mong các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn các bước đi cần thiết để thanh lý, nhượng bán ụ nổi 83M, nhằm thu hồi một phần vốn đã đầu tư, giảm thiểu thiệt hại liên quan đến chi phí quản lý, bảo vệ khối tài sản này,” ông Lê Triêu Thanh, phó tổng giám đốc Vinalines nói. (Tr.N)


11-19- 2014 2:38:09 PM

Hà Nội: Nạn trộm cát lậu được chính quyền ‘bảo kê’

HÀ NỘI (NV) - Thừa nhận tàu bè hút cát trái phép trên sông Hồng diễn ra từ lâu không phải là “cây kim sợi chỉ,” song lãnh đạo địa phương cho rằng do “tội phạm quá tinh vi” nên không xử lý được.


Hình ảnh các tàu hoạt động khai thác cát trái phép tại huyện Phúc Thọ vào thời điểm tháng 9, 2014. (Hình: Thanh Niên)

Liên quan đến việc “cát tặc” lộng hành ở khu vực huyện Phúc Thọ và mới bị truy quét, chiều ngày 18 tháng 11, 2014, trong cuộc họp “giao ban” tại Hà Nội, ông Hoàng Mạnh Phú, phó bí thư huyện Phúc Thọ thừa nhận, các cơ quan quản lý nhà nước CSVN đều biết có tình trạng khai thác cát trái phép từ những năm 2009. Thế nhưng, từ đó đến nay chỉ xử lý được 6 vụ, phạt hành chính chưa tới 200 triệu đồng.

Theo Thanh Niên, ông Phú đưa ra một số khó khăn trong việc xử lý “cát tặc” là do nguồn cát đen dưới lòng Sông Hồng có giá trị cao, nên nhiều doanh nghiệp được cấp phép lợi dụng vào giấy phép khai thông dòng chảy để khai thác, câu kết với nhiều kẻ tìm cách khai thác trộm với thủ đoạn tinh vi: chỉ hoạt động vào ban đêm hoặc ngày nghỉ lễ và có cả vũ khí để chống trả lại lực lượng chức năng...

Ngoài ra nhà cầm quyền địa phương lấy cớ, do địa giới hành chính, sự phối hợp giữa các lực lượng còn chưa thống nhất, đồng bộ, công an huyện còn hạn chế về quân số, chưa được trang bị đầy đủ phương tiện tàu, thuyền...Vì vậy khi phát hiện, không có điều kiện tiếp cận kịp thời để giải quyết.

Đặc biệt, ông Phú cho rằng trách nhiệm ở đây còn liên quan đến huyện giáp ranh là Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. “Ngày 8 tháng 9, 2014, công an huyện bắt giữ được một vụ khai thác trái phép thì huyện Yên Lạc nói đây thuộc đất của họ, nên phải bàn giao hồ sơ để họ làm. Đến khi Bộ Công An CSVN bắt giữ vụ khai thác cát lậu lớn, thì lại đổ thừa đây là đất của huyện Phúc Thọ,” ông Phú nói.

Phúc trình của huyện Phúc Thọ cho rằng, trong vụ vây bắt hơn 40 tàu “cát tặc” vào ngày 8 tháng 11, 2014 vừa qua có sự tham gia của công an huyện. Tuy nhiên, một lãnh đạo Tổng Cục Cảnh Sát Quản Lý Hành Chính về trật tự xã hội, đơn vị chủ công vụ vây bắt phủ nhận việc này.

Bộ Công An CSVN cho rằng, trong việc khai thác cát có dấu hiệu “bảo kê” của một băng đảng xã hội đen. Ông Bùi Xuân Trường, trưởng công an Phúc Thọ, cho biết từ năm 2012, công an huyện đã lưu ý đến một số kẻ tình nghi, trong đó có Vũ Anh Toàn (39 tuổi), quê ở Phúc Thọ, giám đốc một doanh nghiệp có chức năng khai thông dòng chảy đã có dấu hiệu “bảo kê,” cưỡng đoạt tài sản bằng cách cho người tiến hành thu tiền của các tàu qua lại trên sông thuộc huyện.

Song, “do đối tượng chỉ đạo đàn em thực hiện nên để chứng minh hành vi thì không dễ. Vì vậy mặc dù công an huyện đã lập chuyên án 2 năm, nhưng chưa kịp làm thì Bộ Công An đã triệt phá.” (Tr.N)

11-19-2014 3:15:04 PM

Thủ lĩnh biểu tình HK phản đối việc chiếm tòa nhà chính phủ

(Kiến Thức) - Các thủ lĩnh cuộc biểu tình ở Hồng Kông bất bình vì hành động định chiếm tòa nhà chính phủ của một số phần tử quá khích.

“Hàng chục người biểu tình đã đứng đối diện với hàng rào cảnh sát”, tuyên bố của lực lượng cảnh sát đặc khu hành chính Hồng Kông cho biết về sự việc người biểu tình xông vào một tòa nhà công quyền bằng lối cửa ngách vào sáng ngày 19/11.

Các cảnh sát đã buộc phải sử dụng bình xịt hơi cay để ngăn cản những người biểu tình.

“Trong sự cố đó, cảnh sát đã bắt giữ 4 nam thanh niên độ tuổi từ 18-24 với tội danh phá hoại và hành hung cảnh sát. Ngoài ra, 3 cảnh sát của chúng tôi đã bị thương và được đưa tới bệnh viện để chữa trị”, đại diện cảnh sát  Hồng Kông cho biết.


Một người biểu tình đeo mặt nạ dùng chướng ngại vật kim loại nện về cánh cửa kính của tòa nhà LegCo sáng sớm ngày 19/11.

Vụ việc cảnh sát tấn công người biểu tình ngay lập tức trở thành chủ đề phê phán của các nhóm sinh viên biểu tình. “Phi bạo lực là vũ khí lớn nhất của bọn tôi”, Alex Chow, Tổng thư ký Liên đoàn học sinh Hồng Kông, khẳng khái nói.

“Một số người đã nhận thông tin không đúng về việc Hội đồng lập pháp (LegCo) sẽ thông qua Điều luật 23 vào ngày 19/11. Vì thế, họ đã xông vào tòa nhà như vậy”, trích tuyên bố từ lãnh đạo phong trào Chiếm lĩnh Trung tâm.

“Những người xông vào tòa nhà LegCo không hề thảo luận mục đích cũng như chiến lược hành động của họ với những người khác. Họ đã sử dụng thông tin sai lệch để kích động đám đông”, tuyên bố có đoạn viết.

Fernando Cheung, chính trị gia có tư tưởng ủng hộ dân chủ, nhận xét rằng, vụ xông vào tòa nhà công quyền đó như là “một trở ngại lớn của phong trào biểu tình”.

“Tôi đã cố lao về phía họ (tức những người biểu tình đòi xông vào tòa nhà) và nói với họ rằng, họ làm vậy sẽ chỉ làm tổn hại tới phong trào. Tôi còn nói rằng, toàn bộ phong trào là nhằm đòi một sự dân chủ thực sự. Vì thế, chẳng có nghĩa lý gì khi xông vào tòa nhà LegCo cả. Tôi hiểu rằng, họ chỉ muốn mở rộng quy mô hoạt động biểu tình. Tuy nhiên, họ không hiểu rằng, làm vậy sẽ chỉ phá hoại chiến dịch mà thôi”, ông nói với phóng viên CNN.

20:00 19/11/2014
Thanh Nga (theo Telegraph)

Hoa Kỳ - Nhật tập trận chống chiến tranh hóa học, hạt nhân

 Duy Long (Theo Military.com) - Thứ Tư, ngày 19/11/2014 - 11:38
(PLO) - Hoa Kỳ và Nhật Bản đang liên tục tổ chức diễn tập quân sự trên biển Hoa Đông, bao gồm hai nội dung: chiến tranh hóa học và chiến tranh hạt nhân. Hoạt động lần này có sự hỗ trợ của tàu sân bay USS Germantown do Hoa Kỳ cung cấp.
Các quan chức cấp cao của quân đội hai bên cho biết: quân đội Hoa Kỳ và Lực lượng phòng vệ Vũ khi sinh hóa học và Hạt nhân Nhật Bản đã có một cuộc tập trận chung hồi đầu tuần trước. Cùng thời gian đó, tàu USS Germantown đang tham gia các bài tập về đổ bộ và thực hành kỹ năng chiến đấu.
Cuộc diễn tập lần này dự kiến sẽ kéo dài tới hết ngày 19-11. Nhiều hoạt động quân sự đã được hai nước tổ chức thực hiện suốt 12 ngày qua, với sự tham gia của 10.000 lính Mỹ và 30.700 lính Nhật Bản.

 Tàu sân bay USS Germantown, đơn vị hỗ trợ trong cuộc tập trận mới nhất giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Các cuộc tập trận diễn ra trong tình cảnh mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang hết sức căng thẳng, xoay quanh vấn đề chủ quyền của ba hòn đảo mà phía Nhật Bản gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Tuy nhiên, các quan chức cấp cao của quân đội hai nước đều khẳng định: cuộc tập trận lần này không hề nhằm vào bất cứ quốc gia nào, mà chỉ đơn thuần là làm gắn bó thêm mối quan hệ đồng minh giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Duy Long (Theo Military.com) 

"Ăn" theo kiểu "duy vật" hay "văn vật"

ZiaZia (Danlambao) - Cách đây chưa lâu, khi ông Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội, trả lời phỏng vấn báo chí, rằng cuốn sách mà ông tâm đắc nhất thời trai trẻ (và bây giờ) là cuốn "Vừa đi đường vừa kể chuyện" của bác Hồ-T-Lan thì có ít nhất 45 triệu người Việt Nam chưng hửng.

Nói 45 triệu vì dân miền Nam vốn quen tánh "ăn sao nói dzậy", khi nghe một sử gia tầm cỡ, có trình độ và ánh mắt chuyên nghiệp, nhìn thấu đáo, xuyên suốt lịch sử... phát biểu như thế về một cuốn sách "trời ơi đất hỡi".. thì chưng hửng là lẽ thường tình. Còn có lẽ 45 triệu dân miền Bắc thì "phân vân ti tí". Phân vân vì suốt gần một thế kỷ "sống chung với hủi" họ đã quen "phân vân" mọi điều mà "quan bác" phát biểu trên báo chí và phương tiện truyền thông. Nhưng chắc chắn 4 triệu người Hà nội thì hiểu ngay bác Quốc "muốn nói gì". Ấy gọi là "phát biểu ngược", là cung cách của quan chức nhà nước ta, chỉ có người Hà nội, sống "gần bùn mới biết hôi tanh mùi bùn".

Bây giờ thì báo chí rộ tin bác Vũ Huy Hoàng nói rằng quan chức kiểm sát thị trường phải dùng "mồm" để thử "phân bón"... thì không những 45 triệu đồng bào miền Nam, 45 triệu đồng bào miền Bắc mà cả 4 triệu đồng bào thủ đô cũng phải chưng hửng. Chưng hửng vì bác Hoàng không phải là người thủ đô như ông Quốc, nói thế thì nhất định là... phải thế, không thể quanh co, luồn lách, móc quéo như ông Quốc Hà Nội được... Mà dẫu có tài "biên tập miệng" như ông Quốc thì câu nói của bác Hoàng chí ít phải làm rôm rả bàn nhậu của... công chức nhà nước trên cả nước, hết suốt tuần này.

Bác Hoàng là dân kinh tế mà phát biểu "hình tượng-cực kỳ-đáo để". Ai chả biết bọn kinh tế thị trường là "vua ăn": ăn chặn, ăn đút lót, ăn trên, ăn dưới, ăn phần trăm, ăn khẩu phần, ăn mặn, ăn ngọt, ăn chua, ăn cay, ăn trắng, ăn trụi lũi, ăn dơ dáy, ăn bất nhơn... Nhưng nói chúng nó "ăn phân" thì bác Hoàng là vô địch! Vô địch không phải vì bác nói đúng quá, mà là vì bác nói giữa bàng quan thiên hạ, nói có báo chí đăng lại, in ra bày bán trên cả nước, lỡ sau này con cháu mấy ngàn năm sau nếu có muốn, thì cũng có thể tra cứu và trích dẫn. Rằng bọn quản lý thị trường "ăn dơ hơn con chó",... nói có sách, mách có chứng từ một quan chức cao cấp của chính quyền.

Mấy hôm trước Nghị Đương phát biểu tào lao, đụng chạm giới Luật sư, bị doạ kiện tụng rầm trời, vì y ta là... nghị tửng, không biết ăn, biết nói. Chỉ nói cho có, để còn lĩnh "phong bì". Còn bác Hoàng thì khéo đáo để, "chúng nó" kiểm tra phân bón bằng... mồm!". Hì hì, chúng mày có giỏi thì kiện đi! Ông chấp luôn cả Hội Luật sư nhà mày! Nhưng "ấn tượng" nhất về câu nói của bác Hoàng có lẽ vẫn là 4 triệu dân thủ đô. Ở đâu xa xôi không biết, phân chuồng, phân xanh, phân "tái chế"... tái biến thế nào trước khi "đi vào sản xuất", chứ ở ngay giữa thủ đô văn hiến này người ta có một cái chợ phân tươi, phân người, buôn bán đàng hoàng, nhộn nhịp hàng chục năm nay, chả đứa trẻ con Hà Nội nào mà không biết. Thậm chí có bà mẹ mắng con, "Con mà hư, khóc nhè thì mẹ cho đi... chợ phân đấy!". Thế là các cháu ngoan ngay, thay vì bị "đi chợ phân" thì được đi "viếng lăng Bác", là thế!

Cái chợ phân tươi kinh-khủng-khiếp ấy đi vào tiềm thức, trí óc của người Hà Nội nhiều thế hệ sau 1945, và chỉ duy nhất với người Hà Nội. Khi bác Hoàng dùng hình ảnh biểu tượng như vậy để miêu tả công việc "tay làm hàm nhai" của bọn quản lý thị trường, thì tôi đoan chắc hơn ai hết người Hà nội hình dung một cách trực quan, sinh động hơn bất cứ người dân nào trên toàn cõi Việt Nam.

Với người Hà Nội "văn vật" trước 1945, cái chợ ấy là nỗi nhục văn hóa. Với người Hà Nội "duy vật" sau 1945, thì nó là chuyện... "tự nhiên như người Hà Nội". Tôi muốn hỏi bác Hoàng, khi phát biểu như thế, trên phương diện một đại biểu nhân dân, trước cử tri đáng kính của cả nước, bác phát biểu trên tinh thần "văn vật" hay "duy vật"?


Thế nào là người 'vô tổ quốc'?

BBC-4 giờ trước


Tom Hanks thủ vai một người vô tổ quốc bị mắc kẹt tại sân bay JKF, New York trong phim 
The Terminal ra hồi 2004
Tòa Tối cao Anh quốc đang xử vụ kháng cáo của một người cải đạo sang Hồi giáo, vì lý do pháp lý được gọi tắt là B2. Ông này khiếu nại rằng chính phủ Anh đã khiến ông trở thành người vô tổ quốc. Thế nhưng điều đó có ý nghĩa ra sao, Tom de Castella tìm hiểu.
B2 từ Việt Nam tới Anh hồi còn là thiếu niên. Năm 21 tuổi, ông ta cải đạo thành người Hồi giáo.
Tháng 12/2011, Anh tước quốc tịch Anh với lý do ông này có liên quan tới chủ nghĩa khủng bố.
Bộ Nội vụ Anh nói ông ta có quốc tịch Việt Nam, nhưng Việt Nam lại không công nhận ông ta là công dân của mình. Do vậy, B2 nói nay ông trở thành người vô tổ quốc.
Vụ kiện của B2 rất phức tạp, nhưng nó đặt câu hỏi về ý nghĩa của việc trở thành người vô tổ quốc.
Nói một cách đơn giản thì đó có nghĩa là người không có quốc tịch.
Hầu hết mọi người có quốc tịch từ khi chào đời dựa vào nơi sinh hoặc tính theo quốc tịch của cha mẹ, hoặc theo lựa chọn của cha mẹ trong một số trường hợp.
Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc nói ít nhất có 10 triệu người vô tổ quốc. Nhiều người trong số họ sống ở các vùng sắc tộc bị phân biệt đối xử hoặc là những đối tượng bị ảnh hưởng từ những thay đổi pháp luật đột ngột.
Hiện ước chừng khoảng 800 ngàn người Rohingya trong tình trạng vô tổ quốc tại Myanmar.
Hàng chục ngàn người Haiti có lẽ nay cũng đang sống trong tình trạng vô tổ quốc tại Cộng hòa Dominic sau khi giới chức ra quyết định theo đó nói con cái của các đối tượng nhập cư không giấy tờ từ năm 1929 đều không được mang quốc tịch Dominic.


Hàng trăm ngàn người Rohingya đang sống trong tình trạng vô tổ quốc tại Myanmar

Là người vô tổ quốc thường có nghĩa là không có giấy tờ tùy thân, theo lời Ruma Mandal, chuyên gia luật quốc tế tại Viện nghiên cứu về chính sách đối ngoại Chattham House.
Xin giấy khai sinh cho con, đăng ký trường học, bệnh viện, tìm việc hay nhận trợ cấp xã hội, thuê căn hộ, v.v... tất cả đều sẽ trở nên khó khăn, bà nói. Nhất là việc đi lại hợp pháp ra nước ngoài hầu như là điều không thể.
Hồi đầu tháng, Trưởng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn (UNHCR) ra chiến dịch nhằm chấm dứt tình trạng vô tổ quốc trong vòng mười năm.
Tại Anh quốc và một số quốc gia châu Âu, có một hệ thống được gọi là "xác định tình trạng vô tổ quốc" nhằm trao cho những người không có quốc tịch giấy định cư và cơ hội đi lại nước khác. UNHCR muốn có thêm nhiều nước khác áp dụng hệ thống này.
Đa phần, những người trở nên vô tổ quốc là do hoàn cảnh và do "không chủ ý" nhưng có những trường hợp là do bị tước quốc tịch.
Hồi 2003, giáo sỹ Hồi giáo cực đoan gây tranh cãi Sheikh Abu Hamza đã bị tước quốc tịch Anh sau khi nước này áp dụng việc cho phép tước quốc tịch đối với những người mang song tịch và bị cho là đã có hành động chống lại lợi ích của Anh quốc.
Tuy nhiên, tới 2010 ông này đã thắng kiện trong phiên phúc thẩm với lập luận rằng ông sẽ bị rơi vào tình trạng "vô tổ quốc" bởi trước đó ông đã mất quốc tịch Ai Cập.
Vị thẩm phán ra phán quyết rằng không rõ liệu Abu Hamza đã bị tước quốc tịch gốc của ông ta là Ai Cập trước hay sau khi bị Bộ trưởng Nội vụ Anh David Blunkett ra thông báo về dự định tước quốc tịch Anh.
Sự hiện diện của các công dân Anh tại Syria để gia nhập hàng ngũ của nhóm Hồi giáo cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) làm vấn đề càng trở nên phức tạp cho Anh.
Bộ trưởng Nội vụ Theresa May nói Anh sẽ không tước quốc tịch của các chiến binh IS sinh ra tại Anh bởi "việc một quốc gia khiến công dân của mình trở thành người vô tổ quốc là việc làm bất hợp pháp".
Tuy nhiên, chính phủ Anh có quyền tước quốc tịch của những người có quốc tịch Anh nhờ việc được cho phép nhập tịch tại Anh hoặc những người mang song tịch, nếu như Anh tin rằng hoạt động của những người này "làm phương hại nghiêm trọng tới những quyền lợi thiết yếu của Anh".
Luật Anh nói rằng Bộ trưởng Nội vụ nước này phải có một "niềm tin hợp lý" rằng những người bị tước quốc tịch sẽ không trở thành những người vô tổ quốc.
Tuy nhiên, Alison Harvey từ Hiệp hội Luật sư chuyên về Nhập cư nói "niềm tin hợp lý" là chưa đủ.

Người biểu tình Hồng Kông đụng độ với cảnh sát

Cảnh sát đẩy lui những người biểu tình trước tòa nhà của Viện Lập pháp ở Hong Kong, ngày 19/11/2014.
Cảnh sát đẩy lui những người biểu tình trước tòa nhà của Viện Lập pháp ở Hong Kong, ngày 19/11/2014.
Richard Green
Cảnh sát ở Hồng Kông đã đụng độ với những người biểu tình tìm cách xông vào tòa nhà của Viện Lập pháp vào sáng sớm hôm nay. Thông tín viên Richard Green của đài VOA tường thuật như sau.
Những người biểu tình đã dùng những rào cản chận đường để đập vỡ cửa kính của tòa nhà của Viện Lập pháp. Hiện chưa rõ bao nhiêu vào được bên trong.
Khoảng 100 nhân viên cảnh sát chống bạo động đã dùng dùi cui và thuốc xịt hơi cay mắt để tìm cách đẩy lui những người biểu tình.  Ít nhất 4 người biểu tình bị bắt và 3 nhân viên cảnh sát bị thương trong vụ đụng độ.
Một người biểu tình tên Meko Chan phát biểu như sau.
"Đã 50 ngày nay rồi mà chính phủ vẫn không chịu lắng nghe ý kiến của chúng tôi. Họ tiếp tục hội họp mỗi ngày. Những nhà làm luật nhảm nhí tiếp tục nói những chuyện nhảm nhí. Không có ý nghĩa gì cả. Bây giờ chúng tôi phải làm. Và ngày hôm nay, vì án lệnh của tòa, một số rào cản đã được dỡ bỏ. Nếu một cuộc cách mạng bị thất bại chỉ vì những án lệnh, thì đó không thể gọi là một cuộc cách mạng. Đó là một cuộc cách mạng không thể nào xấu xa và đáng hổ thẹn hơn."
Một số các nhà lập pháp thuộc phe dân chủ và những nhân vật lãnh đạo cuộc biểu tình đã lên án việc tìm cách xông vào trụ sở của Viện Lập pháp và kêu gọi những người biểu tình giữ vững nguyên tắc bất bạo động. Nghị viên Emily Lau phát biểu như sau.
"Những người đó, những hành động đó không hề có liên can gì với chúng tôi. Họ không phải là những người mà chúng tôi tin là tham gia cuộc Cách mạng Dù, và chúng tôi thật tâm hy vọng là phong trào này sẽ mạnh mẽ tiến tới nhưng với một cung cách hòa bình và bất bạo động."
Ông Alan Leong, lãnh tụ của Đảng Công dân, cũng có một ý kiến tương tự.
"Họ hoàn toàn đi ngược với nguyên tắc tranh đấu cho quyền phổ thông đầu phiếu thật sự trong tinh thần hòa bình và bất bạo động. Điều này có ảnh hưởng tiêu cực cho cuộc Cách mạng Dù. Chúng tôi rất đau lòng. Chúng tôi kêu gọi tất cả những người dân Hồng Kông tranh đấu cho quyền phổ thông đầu phiếu đừng quên những ý định ban đầu của mình."
Người biểu tình giúp giới hữu trách dọn dẹp rào cản tại địa điểm mà người biểu tình chiếm cứ từ cuối tháng 9.
Người biểu tình giúp giới hữu trách dọn dẹp rào cản tại địa điểm mà người biểu tình chiếm cứ từ cuối tháng 9.
Ngày hôm qua, những người biểu tình đã đứng yên trong lúc giới hữu trách dọn dẹp một phần của một địa điểm mà người biểu tình chiếm cứ từ cuối tháng 9.
Các viên tùy phái của tòa án đã chấp hành một án lệnh để dỡ bỏ những rào cản trên đường phố gần khu trụ sở chính phủ. Một số người biểu tình đã mang lều trại và những vật dụng khác của họ tới một địa điểm mà cảnh sát để yên ở gần đó.
Cũng trong ngày hôm qua, ông Chan Kim Man, một trong những người khởi xướng Phong Trào Chiếm Trung, kêu gọi những người biểu tình ngồi lỳ tập trung vào các trụ sở chính phủ và Viện Lập Pháp. Ông nói rằng mục tiêu là giảm bớt sự phiền phức cho sinh hoạt của dân chúng và tìm cách tranh thủ sự ủng hộ cho phong trào dân chủ trong dài hạn.
Một số người biểu tình ở khu Admiralty nói với đài VOA rằng mặc dù họ tôn trọng đề nghị của ông Chan Kim Man, nhưng ông ấy không đại diện cho họ.
Một thiếu nữ họ Hà phát biểu như sau.
"Tôi nghĩ rằng điều đó không liên hệ gì tới quyết định của chúng tôi về vấn đề có nên rời khỏi địa điểm biểu tình hay không."
Tuần trước, một tòa án ở Hồng Kông đã ra lệnh cho người biểu tình rời khỏi khu Admiralty và một địa điểm khác ở khu Mongkok nằm ở phía bên kia của bến cảng.
Những người biểu tình đòi có cuộc bầu cử hoàn toàn dân chủ vào năm 2017. Họ đã xuống đường biểu tình và chiếm cứ nhiều đường phố sau khi quốc hội Trung Quốc hồi cuối tháng 8 tuyên bố rằng tất cả các ứng cử viên trong cuộc bầu cử trưởng quan hành chánh Hồng Kông phải có sự chấp thuận của một ủy ban mà hầu hết các thành viên là những người trung thành với Bắc Kinh.