Monday, July 22, 2019

Nếu nó không chịu rút thì sao?


Minh Châu (VNTB)|

Sáng  cuối tuần, rôm rả cà phê hè phố Sài Gòn với những tờ báo ‘có môn bài’ như Tuổi Trẻ, Thanh Niên nêu “Yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển hoàn toàn của Việt Nam”, nhiều người đọc báo thắc mắc: “Nếu nó không chịu rút thì có chiến tranh không?”.
Nguyễn Phú Trọng lại… xuất hiện
Biên tập viên N.D.T cho biết tại Phủ Chủ tịch sáng ngày 20-7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc gặp gỡ với Đoàn đại biểu Chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu biểu và cán bộ công đoàn nhận Giải thưởng Nguyễn Văn Linh.
Nguyễn Phú Trọng lại… xuất hiện tại Phủ Chủ Tịch sáng ngày 20.07.2019.

“Theo hình ảnh của phóng viên gửi về, ông Trọng cùng đoàn tùy tùng đã rảo đoạn đường trong nghi thức bắt tay, chào xã giao các thành viên của đoàn đại biểu. Đi cùng với ông Trọng có bà Trương Thị Mai, qua đó dự báo ghế chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa mới khuyết hôm 19-7, có lẽ sẽ là bà Mai, thay cho đồn đoán là vị nguyên tổng biên tập báo Người Lao Động”. Biên tập viên N.D.T, nói.
Tuyên bố cứng rắn của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vào tối 19-7, dường như cũng có phần từ chuyện ‘đi – đứng’ sáng 20-7 của ông Nguyễn Phú Trọng.
Vì sao lại liên quan? Câu trả lời dường như nằm ở phần cuối của tuyên bố từ Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng: “Duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này”.
“Ngay bây giờ, tôi đang kêu gọi Mỹ, tôi đang kích hoạt hiệp ước Mỹ – Philippines. Tôi muốn Mỹ tập trung toàn bộ Hạm đội 7 của họ trước Trung Quốc. Tôi sẽ tham gia với họ, tôi sẽ đưa tàu đến bất cứ nơi nào có chỉ huy hạm đội của Mỹ” – Hãng tin Kyodo News dẫn tuyên bố của ông Duterte, tổng thống  Philippines, hôm 17-7”.
Phải chăng người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam thông qua Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng bày tỏ mong muốn gửi lời thỉnh cầu tương tự như ông Duterte? Điều này còn đặt trong bối cảnh những xúc tiến ngoại giao cho chuyến công du sắp tới của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến Canada và Hoa Kỳ.
Phải tự nỗ lực để thoát Trung
Trò chuyện bên lề, nhà báo P.H.P, cựu phó tổng biên tập tạp chí E-chíp, nói rằng, “Kinh nghiệm từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim cho thấy, chỉ có mình tự lực cánh sinh tự cứu mình và quyết định số phận của chính mình, chứ bạn bè thân mấy cũng chỉ hỗ trợ bên ngoài chớ không thể nhào vô cùng với mình, khi chính họ cũng có những toan tính lợi ích riêng phải thông cảm”.
Bàn luận quanh ý kiến “mình phải quyết định số phận của chính mình” trong bối cảnh ‘danh chính ngôn thuận’ Việt Nam đã ký kết các FTA thế hệ mới, cho thấy ít nhất về mặt ngoại giao, Việt Nam đã có thể đường hoàng tuyên bố “16 vàng – 4 tốt” giờ đây đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình.
“Hiện tại, tỉnh Đồng Tháp đang bắt đầu kêu gọi nông dân quay trở lại làm lúa một vụ để có thể tăng giá trị thương mại của gạo Việt Nam, đồng thời cũng giúp giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu, có thời gian cho đất nghỉ ngơi. Quan trọng hơn là không còn phải lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, vì lâu nay, các chủng loại gạo cho 3 vụ của Việt Nam, có giá trị thấp, chủ yếu xuất vào Trung Quốc”. Thông tín viên tại Việt Nam của một kênh truyền hình Quốc hội Mỹ nhận xét, nhân chuyến thực hiện ký sự về miền Tây vào trung tuần tháng 7-2019.
Trở lại với thắc mắc: “Nếu nó không chịu rút thì sao?”.
Lê Thị Thu Hằng
Như đã khẳng định tại phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao hôm 16-7, “lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với UNCLOS 1982”.
Đến tối 19-7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao thêm vế: “Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này”.
Lợi ích chung không chỉ là tuyến hàng hải giao thương quốc tế, mà còn là các mỏ dầu khí mà Việt Nam cùng các đối tác Mỹ, Tây Ban Nha, Canada… đã giao kết làm ăn./.

‘Bới bèo, tìm bọ’ làm chi?


Cựu thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường. (Hình: Trích xuất từ VnExpress.net)
Trân Văn – VOA

ột ngày sau khi Ban Bí thư BCH TƯ đảng CSVN quyết định xóa bỏ chức vụ trong đảng CSVN mà ông Nguyễn Hồng Trường… từng mang: Ủy viên Ban Cán sự đảng Bộ GTVT hai nhiệm kỳ liên tục (2011 – 2016 và 2016 – 2021), Infonet – báo điện tử của Bộ Thông tin Truyền thông bới lại scandal liên quan đến ông Trường năm 2015 (1)…
***

Vào thời điểm đó, một nữ doanh nhân ở Nghệ An công bố các tin nhắn giữa bà và ông Trường (khi ấy là Thứ trưởng GTVT). Nữ doanh nhân này đã đưa tiền cho ông Trường bảy lần để được hỗ trợ trúng thầu. Do “xôi hỏng, bỏng không”, bà đề nghị ông Trường hoàn lại tiền, bao nhiêu cũng được, vì phần lớn số tiền bà đã đưa cho ông Trường là tiền đi vay, phải trả lãi cao…
Ông Trường thừa nhận số điện thoại trong chuỗi các tin nhắn qua lại với nữ doanh nhân đã kể là của ông. Ông cũng thừa nhận là ông biết đương sự – một “đứa chuyên môi giới dự án” – nhưng đó là “quan hệ giữa hai cá nhân” cùng quê, ông chỉ “thường xuyên khuyên bảo” và quan hệ này “không liên quan đến thực thể nào”. Ông nhấn mạnh ông “hoàn toàn trong sáng”.
Tuy báo giới có đề cập đến bút phê của ông Trường trên một văn bản mà doanh nghiệp của nữ doanh nhân xin tham gia thực hiện các gói thầu thuộc Dự án Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam (VRAMP) là “bất thường” nhưng thượng cấp của ông Trường giải thích, những bút phê kiểu đó là… bình thường. Đồng thời cho biết ông Trường đã chủ động đề nghị Ban Cán sự đảng Bộ GTVT xem xét scandal này vì sai sự thật…
Dựa trên báo cáo của ông Trường, Bộ GTVT đã báo cáo Ban Bí thư, báo cáo Thủ tướng và đề nghị Tổng cục cảnh sát điều tra, làm rõ, xử lý theo đúng quy định pháp luật. Chẳng biết Ban Bí thư, Thủ tướng, Tổng cục Cảnh sát có làm gì không, chỉ biết ông Trường tiếp tục làm Thứ trưởng GTVT gần ba năm nữa cho đến tháng 8 năm 2017 thì được… “nghỉ hưu theo chế độ”.
***
Ông Trường chỉ mới tái ngộ dư luận sau khi Ủy ban Kiểm tra (UBKT) của BCH TƯ đảng CSVN công bố kết quả đợt kiểm tra xem xét kỷ luật mới nhất và trực tiếp xử lý kỷ luật hoặc đề nghị Bộ Chính trị, BBT xem xét kỷ luật hàng loạt viên chức, trong số này có cả cựu Phó Thủ tướng (Vũ Văn Ninh) và riêng Bộ GTVT đã “góp” tới bảy cá nhân từng là viên chức cao cấp, 4/7 từng là Thứ trưởng.
Hai năm sau khi ông Trường đã vui thú điền viên, BBT của BCH TƯ đảng CSVN mới xác định, trong mười năm giữ cương vị Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ GTVT, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ GTVT, ông đã: Ký nhiều quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp, phương án cổ phần hóa – thoái vốn nhà nước tại nhiều doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT, đề nghị Thủ tướng phê duyệt phương án cổ phần hóa, cho cổ phần hóa,… không đúng thẩm quyền, vi phạm các quy định của pháp luật về cổ phần hóa, quản lý vốn tại các doanh nghiệp. Chưa kể còn đồng ý cho Tổng Công ty Hàng không Việt Nam thực hiện một số hoạt động không đúng với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2013 và các quy định của chính phủ. Thiếu kiểm tra, để các doanh nghiệp được phân công phụ trách, vi phạm gây thất thoát tài sản của nhà nước,…
Cũng mãi tới bây giờ BBT mới cho rằng ông Trường “phải chịu trách nhiệm cá nhân” và bên cạnh việc tước bỏ chức vụ “Ủy viên Ban Cán sự đảng Bộ GTVT” hai nhiệm kỳ liên tục, BBT bật đèn xanh, thúc các cấp có thẩm quyền “xử lý kỷ luật về hành chính đối với cựu Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường” cho “đồng bộ với xử lý kỷ luật về đảng”.
Không thấy UBKT và BBT đề cập đến trách nhiệm của những thành viên BBT nhiệm kỳ trước và nhiệm kỳ này – cơ quan duy nhất có thẩm quyền xem xét, kết luận về việc bỏ hay tiếp tục dùng ông Trường. Chẳng lẽ BBT cả hai nhiệm kỳ “có tai mà như điếc, có mắt mà như mù”, thành ra ông Trường cứ thế phạm hết “sai lầm nghiêm trọng” này tới “sai lầm nghiêm trọng” khác và tới bây giờ đột nhiên thấy cần xử lý để bảo vệ uy tín của tổ chức đảng, của Bộ GTVT?
***
Gần đây, cứ vài tháng, UBKT của BCH TƯ đảng CSVN lại công bố kết quả một đợt kiểm tra xem xét kỷ luật. Hết viên chức này tới viên chức khác từ trung ương đến địa phương hoặc bị UBKT của BCH TƯ trực tiếp xử lý kỷ luật hoặc bị cơ quan này đề nghị Bộ Chính trị, BBT xem xét kỷ luật.
Kết quả các đợt kiểm tra xem xét kỷ luật ấy chỉ ra một điều, tổ chức đảng ở cấp nào, ngành nào cũng gây họa nghiêm trọng, cũng đã từng làm dư luận xôn xao nhưng không ai thèm xem, chẳng nơi nào thèm xét cho tới khi các đương sự nghỉ hưu, không còn khả năng gieo họa cho đời nữa.
Kết quả các đợt kiểm tra xem xét kỷ luật ấy chỉ ra thêm một điều nữa là “tự chỉnh đốn” giống như “bới bèo”. Có thể cứ “bới” thì sẽ ra “bọ” nên đảng ta chọn cả lúc để “bới” và “điểm” để “bới”. Hệ thống truyền thông chính thức cũng thế, thay vì chủ động “bới bèo” tìm “bọ” thì nhẫn nại ngồi chờ đảng chọn “điểm” mới “bới” cật lực để chứng minh cá nhân nào đó đúng là “bọ”, thậm chí “bọ” to để minh họa cho nỗ lực “tự chỉnh đốn” của đảng.
“Tự chỉnh đốn” là chuyện của đảng, đảng muốn tự “chỉnh”, tự “đốn” thế nào cũng được nhưng đảng nên trả lời cho rõ ràng, sòng phẳng, tại sao khăng khăng giành – giữ quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối mà đảng không đả động gì tới trách nhiệm khi thất thoát công thổ, công sản tính bằng trăm tỉ này, đến ngàn tỉ khác, khi không ngừng vay mượn, không ngừng chi tiêu cho hết dự án này đến công trình khác nhưng cuối cùng, chỉ có nợ nần quốc gia liên tục gia tăng, có bao nhiêu dự án, công trình “ích quốc, lợi dân”?
Khẳng định “tự chỉnh đốn”, thề chống tham nhũng nhưng không chặn ngay, xử liền những đồng chí như ông Trường, kể cả khi có đầy đủ dấu hiệu cho thấy rằng các đồng chí ấy đang nhũng lạm thì làm sao khôi phục được sự tin yêu? “Tự chỉnh đốn”, chống tham nhũng triệt để, không có vùng cấm nhưng không chấp nhận công bố tờ khai tài sản của các đồng chí thuộc diện phải kê khai tài sản, thủ tiêu các đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự những đồng chí giàu có bất minh, không chứng minh được nguồn gốc tài sản đang thủ đắc là hợp lý, hợp pháp thì kiểm tra xem xét kỷ luật chỉ là một kịch bản tồi, do những đạo diễn tồi dàn dựng, càng diễn càng làm người xem muốn mửa. Diễn làm chi cho môi trường thêm ô nhiễm, chán ngán, bất bình thêm cao?
Chú thích

Vòng vây ngày càng siết chặt quanh Lê Thanh Hải?


Ngọc Lễ – VOA

Có nhiều dấu hiệu cho thấy ông Lê Thanh Hải, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đang trong tầm ngắm của chiến dịch ‘đốt lò’ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhiều khả năng ông này sẽ bị đưa ra truy tố vào đầu năm 2020, một nhà quan sát chính trị từ trong nước nhận định với VOA.
Trong thời gian qua, một loạt những người thuộc phe cánh ông Lê Thanh Hải và ngay cả người thân của ông đều đã bị phanh phui các sai phạm và đối diện hình thức kỷ luật của Đảng. Mới đây nhất, hôm 6/7, ông Lê Tấn Hùng, em ruột ông Hải, đã bị công an bắt giam để điều tra về những sai phạm trong sử dụng tài sản nhà nước khi ông còn là tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri).

Trước đó, hồi đầu năm 2018, ông Lê Trương Hải Hiếu, con trai ông Lê Thanh Hải và là Chủ tịch Quận 12, đã bị kỷ luật về Đảng vì đã có ‘quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân và có con riêng’.
Trong khi đó, Học viện Cán bộ thành phố, nơi vợ ông Hải là bà Trương Thị Hiền, từng là giám đốc, đã bị phanh phui sai phạm về quản lý tài chính với số tiền hàng trăm tỷ đồng hồi tháng 11 năm 2018.
Bên cạnh đó, hàng loạt quan chức thân cận dưới trướng của ông Lê Thanh Hải như cựu phó Bí thư Thành ủy Tất Thành Cang, các cựu phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thành Tài và Nguyễn Hữu Tín lần lượt đều bị kỷ luật và cách chức vì các sai phạm.
Cuối tháng 6 năm nay, Thanh tra Chính phủ cũng đã công bố bản báo cáo được chờ đợi về kết luận thanh tra về khu đô thị mới Thủ Thiêm vốn diễn ra dưới thời ông Lê Thanh Hải là lãnh đạo cao nhất của thành phố.
‘Tối hậu thư’
Trao đổi với VOA, ông Phạm Chí Dũng, nhà quan sát chính trị từ Thành phố Hồ Chí Minh, nói rằng đây là những dấu hiệu cho thấy ông Lê Thanh Hải sắp bị sờ gáy.
“Lê Tấn Hùng là người đầu tiên trong gia tộc Lê Thanh Hải không những bị kỷ luật mà còn bị truy tố,” ông Dũng nói. “Khi Lê Tấn Hùng bị bắt, có dư luận ở Sài Gòn cho rằng vụ bắt bớ này nhiều khả năng sẽ dẫn đến ông Lê Thanh Hải với lý do ông Hải liên quan đến nhiều sai phạm ở Khu đô thị Thủ Thiêm.”
“Ông ta (ông Hải) cũng là người liên quan đến nhiều vụ bất động sản, đất vàng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt có sự ưu ái rất rõ ràng cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát,” nhà báo độc lập từng làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng hơn 30 năm này nhận xét.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hội nhà báo độc lập Việt Nam cho rằng trong vụ việc của ông Hùng thì ‘ông Hải không bị liên đới’ vì ‘hai cơ quan này có quyền hành khác nhau’.
Ông Phạm Chí Dũng dẫn chứng ‘dấu hiệu rõ ràng nhất’ về chiếc thòng lọng đang siết chặt đối với Lê Thanh Hải là bản báo cáo kết luận của thanh tra Chính phủ về Thủ Thiêm mà trong đó lần đầu tiên nêu lên con số 26.300 tỷ đồng yêu cầu Thành phố Hồ Chí Minh phải hoàn trả ngân sách trung ương.
“Tôi cho đó là tối hậu thư – không còn thỏa hiệp, không còn thương lượng gì nữa,” ông Dũng phân tích. “Nếu như nhóm lợi ích ở Sài Gòn không trả được thì toàn bộ tài liệu thanh tra sẽ chuyển qua cho cơ quan điều tra của Bộ Công An.”
“Báo cáo đó không có nêu tên Lê Thanh Hải hay tên của bất kỳ quan chức nào nhưng ở phần cuối có đề cập là ‘chuyển cho cơ quan kiểm tra Trung ương Đảng, Thường trực Ban bí thư xem xét xử lý trách nhiệm các cán bộ do Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý’,” ông phân tích thêm và cho rằng ‘đã có danh sách các cán bộ dính chàm nhưng danh sách đó không được công bố’.
‘Thế lực bị suy yếu’
Qua vụ bắt giữ ông Hùng, ông Dũng cho rằng ‘thế lực của Lê Thanh Hải đã suy yếu’.
“Trong thời gian Lê Thanh Hải tại vị từ năm 2001 cho đến 2016, ông ta là thế lực số 1 ở Sài Gòn. Số nhân sự mà Lê Thanh Hải bố trí, cài cắm ở các sở, ban, ngành của thành phố có thể chiếm đến 40-50% tổng số nhân sự trung, cao cấp,” ông Dũng cho biết nhưng cũng nói thêm rằng những lãnh đạo hiện nay ở thành phố như Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân và Chủ tịch Nguyễn Thành Phong ‘không thuộc phe cánh của ông Hải vì có xuất xứ rất khác với ông Hải và đặc biệt không dính dáng đến các vụ việc sai phạm của ông Hải’.
Ông nói rằng việc khép chặt vòng vây đối với ông Hải là ‘chiến thuật ưa thích của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch đốt lò’. Đó là ‘không đánh thẳng vào trung tâm mà đánh từ vòng ngoài, từ những người thân tín và những người trong gia đình rồi từ từ khép dần vào vòng trong’.
Khi được hỏi để xử lý một nhân vật cao cấp như Lê Thanh Hải thì liệu ông Nguyễn Phú Trọng có được sự ủng hộ của đa số trong Bộ Chính trị hay không, ông Dũng cho rằng điều đó ‘tùy thuộc vào sự chỉ đạo của Nguyễn Phú Trọng’.
“Nếu Nguyễn Phú Trọng muốn đốt lò Lê Thanh Hải thì đa số Bộ Chính trị sẽ ủng hộ hoặc là phải ủng hộ. Còn nếu như ông Trọng chỉ đạo nới tay thì việc xử lý ông Hải chỉ là xử lý trong nội bộ Đảng chứ không chuyển sang truy tố hình sự,” ông Dũng giải thích.
Ông Dũng cho rằng trong tình hình hiện nay thì ông Trọng có vẻ cứng rắn hơn trước trong chiến dịch đốt lò của ông.
“Vào năm 2018 dường như ông Trọng có vẻ nới tay với nhóm lợi ích tham nhũng ở Sài Gòn – ông ấy nhắc đi nhắc lại triết lý là ‘chống tham nhũng cần phải nhân văn’. Sau sự cố ở Kiên Giang hồi tháng 4 năm nay, Nguyễn Phú Trọng đã trở nên cứng rắn hơn, độc đoán hơn và mạnh mẽ hơn trong việc đốt lò,” ông Dũng nhận định.
“Đốt lò là một trong những việc rất quan trọng để Nguyễn Phú Trọng lấy lại niềm tin của dân đối với Đảng nên ông ta sẽ không buông bỏ việc ở Sài Gòn. Nó cũng đặc biệt quan trọng để ông Trọng ghi điểm với người dân,” ông giải thích.
“Một khi đã bắt Lê Tấn Hùng thì tôi không nghĩ vấn đề Lê Thanh Hải và nhóm lợi ích của ông ta sẽ bị cho chìm xuồng. Vấn đề còn lại là thời gian.’
Tuy nhiên, một biến số không thể không tính đến là tình hình sức khỏe của ông Trọng và thời gian gấp gáp từ bây giờ cho đến khi Đại hội 13 của Đảng Cộng sản mà nhiều khả năng ông Trọng sẽ về hưu, ông Dũng cho biết.
“Nếu ông Trọng khỏe lại thì ông sẽ đốt lò mạnh hơn – không chỉ Lê Thanh Hải hay Thủ Thiêm mà nhiều vụ án khác của các quan chức sẽ bị khui ra. Nhưng nếu sức khỏe ông ấy không ổn khiến ông ấy không giữ quyền điều hành được thì chiến dịch đốt lò cũng chỉ còn cầm chừng mà thôi,” ông nói.
Theo ông Dũng, mặc dù vào lúc này ông Trọng có nhiều việc phải làm nhưng ‘đốt lò vẫn là nhiệm vụ quan trọng nhất của ông Trọng’. Cho nên, cho dù ông Trọng sức khỏe có yếu thì công việc chống tham nhũng của ông sẽ được các ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban bí thư, và Nguyễn Cẩm Tú, trưởng Ban kiểm tra Trung ương, duy trì mặc dù cường độ ‘chỉ ở mức độ thấp hay trung bình mà thôi’, ông nói.
“Ông Trọng biết rằng vụ Thủ Thiêm phải làm mạnh thì ông mới có thể tái sắp xếp và tái bố trí nhân sự ở khu vực Sài Gòn,” ông nói thêm.
Khi được hỏi sau khi ông Trọng về hưu thì liệu người lên thay ông có tiếp tục chiến dịch chống tham nhũng của ông hay không, ông Dũng nói rằng cho dù là ông Trần Quốc Vượng hay bà Nguyễn Thị Kim Ngân lên thay ông Trọng thì ‘cũng khó làm quyết liệt được như ông Trọng’.
“Ông Trọng có hai đặc trưng mà những người khác không thể có: đó là bảo thủ và là tác giả chính của chiến dịch chống tham nhũng,” ông Dũng giải thích.
‘Bị ghét kinh khủng’
Trả lời câu hỏi về dư luận ở Thành phố Hồ Chí Minh về khả năng ông Lê Thanh Hải bị truy tố, ông Dũng nói rằng ông Hải là người ‘bị ghét kinh khủng’ ở thành phố này đến nỗi được đặt cho hỗn danh là ‘Hải Heo’.
“Người dân Thủ Thiêm coi ông ta là thủ phạm gây tội ác với nhiều vụ cưỡng chế đẫm máu ở Thủ Thiêm,” ông nói. “Rất nhiều người mặc dù không thích Nguyễn Phú Trọng và Đảng Cộng sản nhưng ủng hộ Nguyễn Phú Trọng trừng trị Lê Thanh Hải và nhóm lợi ích của ông ấy.”
“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa hiện nay đều đang rất tốt để Nguyễn Phú Trọng đốt lò Lê Thanh Hải. Ông ấy sẽ không gặp bất kỳ phản ứng nào từ dư luận xã hội hay trong nội bộ Đảng,” ông nói.
Về việc ông Hải hiện có đồng minh hay người bảo trợ nào trong số các lãnh đạo lão thành hay trong Bộ Chính trị hiện nay, ông Dũng nói rằng ‘không’.
“Mặc dù có phe cánh trong Bộ Chính trị, nhưng khác với một số nhân vật khác có điều hơi lạ là Lê Thanh Hải không có nhân vật lão thành nào đứng ra bảo trợ cho ông ta,” ông phân tích. “Chẳng hạn như (cựu Tổng bí thư) Lê Khả Phiêu là một trong những người được ông Trọng tham vấn. Nếu như Lê Thanh Hải được Lê Khả Phiêu không có ý kiến xấu thì có lẽ số phận ông ta không đến nỗi nào.’
“Từ các nhóm lợi ích, giới cách mạng lão thành cho đến người dân đều căm ghét và khinh bỉ ông ta (Lê Thanh Hải).”
Ông Dũng cũng nhận định rằng số phận của ông Hải giờ đây ‘đang được tính bằng tháng’ vì thời hạn chót mà Báo cáo kết luận của Thanh tra Chính phủ đưa ra để khắc phục hậu quả là đến cuối năm nay. Ông dự đoán là bắt đầu từ năm sau sẽ bắt đầu quy trình tố tụng hình sự đối với ông Lê Thanh Hải.
“Không loại trừ Nguyễn Phú Trọng sẽ chỉ đạo rút ngắn thời gian vì thời gian của ông Trọng và thời gian đến Đại hội 13 không còn nhiều,” ông Dũng nói thêm.

Sự kiện Trần Bắc Hà: chết vui, sống buồn?



An Viên (VNTB)|Trần Bắc Hà tử vong khi đến bệnh viện, mặc dù bản thân ông có tiền sử về bệnh gan, nhưng cái chết trong lúc lò đang nóng đã khiến cái chết trở nên… bất thường.

Có hai yếu tố khiến tính chất bất thường được tạo nên, một là ông là quan chức trong bộ máy chính quyền, và hai là ông có liên quan đến đường dây lợi ích nhóm khổng lồ mà bản thân chính quyền đương nhiệm đang muốn giải mã.
Nhà báo Phạm Việt Thắng trên trang Facebook cá nhân của mình đã bày tỏ quan điểm trong sự kiện này bằng hai bài thơ trong ngày 18.7.
“Bắc Hà chết, hỏi ai vui?/ Bạn ai không biết, còn tui ba Xờ!”, và “Đêm qua anh chết trong lao/ Thế là lò tắt, xôn xao miệng người/ Anh chết khối kẻ mỉm cười/ Phường tham nhũng, cả một trời đứa vui”.
Facebooker Nguyễn Đình Hùng trong một phản hồi bày tỏ, ông Trần Bắc Hà tử vong là do gan, nhưng là gan lỳ. Những hình ảnh gắn liền giữa Trần Bắc Hà và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được khơi gợi lại, và luôn đi kèm với mô tả, “đàn em thân tín của ông Dũng đã chết trong tù”.
Nhưng chết liệu phải đã hết, bởi chính trường Việt Nam dường như không quy định một lệ nào có liên quan đến những cái chết bất thường. Có cái chết của tướng Ngọ khiến câu chuyện chống tham nhũng trở nên đứt đoạn, nhưng cái chết của tướng Quang lại mở đường cho nhóm lò mạnh hơn ở khối ngành công an, vậy thì cái chết của Trần Bắc Hà, tướng – tư lệnh BIDV thì sao? Khó có thể đánh giá, nhưng nếu thực sự ông Bắc Hà “gan lỳ”, và không bị ảnh hưởng bị việc con trai đã bị bắt, thì đúng như nhà báo Phạm Việt Thắng, “thế là lò tắt”. Tuy nhiên, tất cả chỉ là sự phỏng đoán, thậm chí những tin đồn đại trên mạng xã hội Facebooker cũng không khác gì bữa trà đá, nơi mà nhiều thuyết âm mưa đặt ra và nhiều tin đồn được giật lên để câu like.
Với 7 tháng tạm giam, có thể ông Trần Bắc Hà đã khai đủ để phía cơ quan điều tra tiếp tục công việc, và quy tắc “trọng chứng hơn trọng cung” có thể sẽ được bổ sung một cách gián tiếp bằng nhân chứng thứ cấp, thông qua lời khai của ông Trần Bắc Hà trước đó. Và như thế, lần này, “những giọt nước mắt còn lâu mới chịu khô” sẽ khó có thể được định hình trên khuôn mặt ông Nguyễn Tấn Dũng hay Nguyễn Phú Trọng.
Quay trở lại căn bệnh của ông Trần Bắc Hà, bệnh gan của ông Hà được ghi nhận, và việc duy trì đến 7 tháng là nỗ lực của chính phía cơ quan điều tra. Ít nhất, những căn bệnh này có thể khiến ông Hà chết nhanh hơn, bởi tình trạng đi xuống về tâm lý.
Có hẳn một nghiên cứu liên quan đến những cái chết bất thường của quan tham Trung Quốc, mà qua đó có thể nhận diện căn bệnh và cái chết của ông Trần Bắc Hà.
Nghiên cứu Rui-Xing Yin cho thấy, cái chết không tự nhiên của nhóm quan chức chính phủ cho thấy đến từ, tự tử, tử vong do tai nạn, bị giết và bị kết án tử hình.  Nguyên nhân chính dẫn đến tự tử là do trầm cảm (32,26%), sợ hình phạt, các bệnh khác (5,38%). Kết quả của nghiên cứu này cho thấy những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cái chết không tự nhiên là tự tử và tử vong do tai nạn, và nguyên nhân chính của tự tử là trầm cảm và sợ hãi hình phạt trong các quan chức chính phủ Trung Quốc.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, tự sát là hành vi được liên kết giữa các yếu tố xã hội và môi trường, gắn với nhiều đặc điểm và nhược điểm trên mức độ cá nhân, liên quan đến đặc điểm sinh học, tâm lý. Và áp lực công việc quá mức hay bị cáo buộc tham nhũng (dẫn đến tâm lý sợ hãi) có thể thúc đẩy các vụ tự tử chính thức.
Bản thân khi các bê bối được tiết lộ, thì tỷ lệ tự tử ở cá nhân tăng lên tránh bị trừng phạt bởi pháp luật, hoặc thuần túy là làm gián đoạn dấu vết điều tra để bảo vệ quyền lợi được giao phó trước đó. Thậm chí, xu hướng tự tử còn được hiểu như là một hệ quả của quá trình bị “cưỡng bức”, Trương Dương, cựu Chủ nhiệm Bộ Công tác Chính trị Quân ủy Trung ương, người đã “tự tử” khi đang quản chế tại nhà (25.11.2017), trong bối cảnh đang bị điều tra liên quan đến hai tướng bị bắt là Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tập Cận Bình là một ví dụ.
Quay lại với cái chết của ông Trần Bắc Hà, ông ta có thể chết vì bệnh lý hoặc chết vì nhằm gián đoạn dấu vết điều tra, nhưng dù lý do nào đi chăng nữa, thì cái chết đó cũng phù hợp với nhu cầu và lợi quyền chính trị của không ít người.
Ở một khía cạnh khác, ông Bắc Hà ra đi để lại những tiếng xì xào của người đời, một gia đình tan nát, với con trai đang trong trại giam và tài sản bị truy thu. Nhìn về Bắc Hà, “thương tiếc” thì ít, mà chửi rủa và hiếu kỳ thì nhiều. Và trong trường hợp này, câu thơ dân gian lại phản ánh đúng và đầy về câu chuyện Bắc Hà.
“Thương dân, dân lập đền thờ/ Hại dân, dân đái ngập mồ thối xương”.
Nhưng có lẽ điều cay đắng nhất mà ông Trần Bắc Hà có lẽ nhận ra ở cuối đời, đó là bản thân cái chết của ông trở thành một màn bi hài kịch, khi sự ra đi khiến không ít người buồn, nhưng người vui lại là những đồng minh một thời của ông./.

Hạ độc


nguyenlanthang’s blog – RFA

Mấy ngày gần đây, trên báo chí đăng rất nhiều trường hợp phụ nữ tìm đường về quê hương sau hàng chục năm bị bán sang Trung Quốc. Đây là thảm cảnh rất phổ biến, nó diễn ra ở Việt Nam hàng chục năm trời mà tôi chưa thấy có thống kê số lượng nào khả tín được. Chỉ biết rằng vừa qua Bộ Công an Trung Quốc ngày 21/6/2019 cho biết lực lượng chức năng nước này đã giải cứu thành công hơn 1.100 phụ nữ cùng 17 trẻ em từ Đông Nam Á bị bán sang Trung Quốc trong chiến dịch truy quét phối với lực lượng chức năng của Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Lào và Thái Lan từ tháng 7 đến tháng 12/2018.
Đây không phải là con số cuối cùng, vì rất nhiều trường hợp nạn nhân là phụ nữ trẻ ở nông thôn, nên gia đình bạn bè họ không có điều kiện lên tiếng và tìm kiếm. Điều đáng nói là công việc tìm lại quê hương cho những phụ nữ này rất khó khăn, bởi chính họ kể lại đã từng bị ép uống những thứ thuốc gì đó làm mất hết trí nhớ. Rất nhiều người quên hết quê quán, tên họ bố mẹ, thậm chí có người còn không biết mình là người Việt Nam.
Khi nghe báo chí nói đến chuyện thuốc mất trí nhớ, tôi rùng mình nghĩ lại một chuyện đã từng xảy ra với chính mình. Tháng 11 năm 2015, tôi tham gia một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn. Rất nhiều người Sài Gòn còn nhớ trận biểu tình năm đó là một cuộc phản đối chuyến thăm của Tập Cận Bình sang Việt Nam. Nhiều người bị đánh đập. Nhiều người bị bắt. Tôi là người bị vồ đầu tiên trong đám anh em đấu tranh ngay góc Hồ Con Rùa. Khi một đám đông lính trật tự đô thị ào lên gây hấn với anh em ở phía ngoài thì một đám 3-4 tên lao vào phía trong sát lề đường đánh tôi túi bụi và ném lên một chiếc xe 7 chỗ chạy ào đi.

Chiếc xe hung hãn lao cả vào đường ngược chiều, bấm còi inh ỏi và chạy đi vòng vèo qua nhiều phố rất nhanh như sợ có ai bám đuôi. Trên xe thì tên an ninh liên tục đấm đá, giật kính, giằng điện thoại, cướp máy ảnh và chửi bới nạt nộ tôi liên hồi. Rút cục, tôi bị ném về một đồn công an nào đó quanh quận 3. Cả đồn chỉ có mình tôi. Chúng bỏ mặc tôi ở đó với cơ thể đau ê ẩm khoảng gần 2 tiếng đồng hồ với đám lính phường non choẹt chả biết gì.
Gần trưa thì đám an ninh bắt đầu lục tục đến. Tôi biết như vậy là cuộc biểu tình đã bị dẹp xong. Lại những trò tra hỏi, thẩm vấn. Lại những trò cảnh sát tốt – cảnh sát xấu… mà tôi đã quá quen thuộc trong nhiều trận khác. Rút cục chúng chẳng khai thác được gì ở tôi ngoài những cái gật đầu xác nhận tên tuổi. Và mặc kệ hàng chục thằng an ninh khác vào đe doạ hay dụ dỗ, tôi cứ rên hừ hừ, nhổ nước bọt lung tung và nằm lăn quay ra đất từ chối làm việc vì không đủ sức khoẻ.
Gần cuối buổi một tên an ninh béo tốt, mặc đồ ký giả màu trắng bệ vệ bước vào. Hắn làm bộ như là một quan chức thành phố cao cấp, như có đủ uy quyền để nhấc tôi ra khỏi đồn ngay lập tức. Hắn xông tới cúi xuống đất nơi tôi nằm đó để giả lả ngọt ngào hỏi thăm sức khoẻ, hỏi có muốn đi bệnh viện không, bảo tôi làm việc với cán bộ để chốt biên bản chút đi rồi xong việc ngay. Tôi hé mắt nhìn hắn một chút rồi lại nhắm vào, coi hắn như con ruồi… bố mày đang mệt không thèm đuổi.
Thằng béo điên tiết gầm gừ trở mặt ngay lập tức. Hắn ngả bài luôn: “mày có thích nằm đây không hay là để bọn tao chích cho một mũi…?” Tôi vẫn nhắm mắt hỏi hắn mũi gì. Hắn tiếp lời: “Thuốc điên đấy. Cho mày điên luôn…”
Hắn còn nói gì đó nữa sau này tôi cũng chẳng nhớ nổi, nhưng chi tiết doạ tiêm thuốc điên thì tôi không thể nào quên được. Thật quá sức tàn ác và kinh khủng. Chúng doạ tôi tiêm thuốc điên thì tức là nhất định chúng đã từng làm chuyện đó với ai khác.
Với dã tâm kiên quyết bảo vệ một chế độ thần phục Trung Quốc, ai mà biết được có bao nhiêu người tù vì đấu tranh bảo vệ chủ quyền của đất nước này đã bị chúng học tập quan thầy, tiêm hay cho ăn uống thứ thuốc gì đó, làm mất đi sự minh mẫn vốn có. Người ta có thể tránh một lúc, nhưng đã rơi vào tay chúng hàng tháng, hàng năm trời trong các trại tù thì tránh sao khỏi bị đầu độc từ từ. Hơn nữa ngoài đồ ăn thức uống, tôi biết chúng còn rất nhiều thủ đoạn tâm lý tinh vi học từ Stasi (an ninh CHDC Đức), KGB (an ninh Nga) hay an ninh Trung Quốc, hòng bẻ gẫy tinh thần, ý chí, sức khoẻ và sự minh mẫn của những ai dám chống lại chúng.
Tôi chưa từng đi tù, nhưng tôi nghĩ về nhà tù hằng ngày, để sẵn sàng đối mặt với nó bất cứ lúc nào. Con đường để đấu tranh đòi dân chủ hoá, đòi bảo vệ chủ quyền quốc gia còn rất dài. Chắc chắn nếu không phải tôi thì sẽ còn nhiều anh em bạn bè tôi phải đi tù vì muốn thay đổi đất nước này.
Vì thế tôi muốn nói đến chuyện này như một lời cảnh báo, để những ai nếu không may rơi vào tay chúng biết được những khả năng tàn độc chúng có thể dùng tới với người đấu tranh. Và trên hết, xin hãy trân trọng và thương mến những ai đã từng trải qua nhà tù cộng sản. Nếu họ có những lời nói hay hành động nào đó nóng nảy, không được bình thường, thì xin hãy yêu thương và cảm thông, bởi ai mà biết được loại thuốc gì họ có thể đã bị ép dùng sau từng ấy ngày trong ngục tối.
Sau cùng, tôi muốn nói rằng: chúng không thể đầu độc hết hàng triệu người dân đang khao khát tự do. Nếu ai đó phải nằm xuống, phải gục ngã vì những kẻ ác độc đang kìm kẹp đất nước này thì đấy là cái giá rất xứng đáng cho tự do của thế hệ mai sau.
Yêu thương tất cả ♥️

Đỉnh điểm sự tàn ác


nguyenvubinh’s blog|

các hành động đàn áp giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam thì đánh người được ưu tiên. Có thể nói rằng, số người hoạt động ở Việt Nam bị đánh đập ít nhất một lần chiếm tỷ lệ hơn 80% tổng số. Nguyên tắc chung của việc đánh người của cộng sản Việt Nam đó là sử dụng số người áp đảo phía đối phương, tức là dùng công an và côn đồ nhiều hơn số người đấu tranh có mặt tại hiện trường để quây, tách người ra đánh. Việc đánh một nhóm người, với số lượng vài ba chục người hoạt động, cần số lượng người nhiều hơn, và cần phải có sự chuẩn bị từ trước. Đã có rất nhiều vụ hành hung, đánh đập nhóm người đấu tranh từ trước tới nay, nhưng vụ việc mới xảy ra gần đây (ngày 12/7) là vụ việc điển hình, với số người bị đánh, tính chất dã man, tàn bạo của vụ đàn áp, có thể nói đạt tới đỉnh điểm.
1/ Đầu đuôi và diễn biến vụ việc
Quỹ 50K của chị Nguyễn Thúy Hạnh sáng lập, với mục đích giúp đỡ các Tù nhân Lương tâm, và gia đình các Tù nhân Lương tâm thật cao đẹp và hiệu quả. Ngoài việc giúp đỡ, hỗ trợ tài chính cho gia đình các Tù nhân Lương tâm, chị Nguyễn Thúy Hạnh và các bạn bè hoạt động còn quan tâm đến hoàn cảnh gia đình các Tù nhân Lương tâm để kết nối và chia sẻ những khó khăn, vui buồn trong cuộc sống. Một trong những việc làm của Chị Hạnh, và Quỹ 50K là việc đồng hành cùng gia đình các Tù nhân Lương tâm tới các trại giam để động viên thân nhân các Tù nhân Lương tâm. Hoạt động này được thực hiện thường xuyên từ khi xuất hiện Quỹ 50K.
Trong vòng hơn một tháng trở lại đây, bắt đầu từ việc các Tù nhân Lương tâm ở trại 6, Thanh Chương, Nghệ An bị thu quạt điện trong hoàn cảnh nắng nóng trên 40 độ C nơi miền trung khắc nghiệt, các Tù nhân Lương tâm đã tuyệt thực để phản đổi sự tàn bạo của nhà tù. Sự việc được dư luận biết tới khi vợ ký giả Trương Minh Đức tới thăm chồng, và anh Đức cho biết Anh và các anh em đang tuyệt thực phản đối trại giam thu quạt điện trong thời tiết nắng nóng, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe của anh em tù nhân. Chị Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ anh Trương Minh Đức đã thắc mắc ngay với trại 6, đồng thời yêu cầu mắc trả lại quạt cho các Tù nhân Lương tâm. Tuy nhiên, phía trại 6 hoàn toàn phớt lờ và không đáp ứng yêu cầu của Chị. Về tới nhà, Chị thông báo toàn bộ tình hình của anh em Tù nhân lương tâm trại 6 lên facebook, sau đó chị làm đơn yêu cầu các cấp can thiệp để trại 6 trả quạt cho các anh em tù, để họ dừng tuyệt thực. Cả một làn sóng phẫn nộ trên không gian mạng và dư luận đối với việc làm hèn hạ của an ninh và trại 6 đối với Tù nhân Lương tâm.
Nhưng chưa hiểu có một âm mưu nào, các trại giam đồng loạt vi phạm, hoặc cố tình gây sự với các Tù nhân Lương tâm ở nhiều trại giam, mà một loạt các Tù nhân Lương tâm gần như đồng loạt tuyên bố tuyệt thực trong khoảng thời gian vừa qua. Ngoài 4 Tù nhân Lương tâm ở trại 6 tuyệt thực như vừa nói, còn có các Tù nhân lương tâm ở các trại khác cũng tuyên bố tuyệt thực. Đó là các anh Nguyễn Văn Điển và Nguyễn Trung Trực tại trại giam số 5 Yên Định,Thanh Hóa; Vũ Quang Thuận tại trại giam Ba Sao, Hà Nam …
Để động viên các gia đình Tù nhân Lương tâm, ngoài việc vận động và ký các văn bản yêu cầu trại 6 và an ninh các cấp dừng việc đày đọa các Tù nhân Lương tâm, các nhà hoạt động đã tổ chức các cuộc đồng hành cùng gia đình Tù nhân Lương tâm tới các trại giam đang có tù nhân tuyệt thực. Ngày 10/7/2019 vừa qua, một đoàn các nhà hoạt động đã tới trại 5 Yên Định, Thanh Hóa để cùng với gia đình Tù nhân Lương tâm Nguyễn Văn Điển và cũng cùng gia đình Tù nhân Lương tâm Nguyễn Đặng Minh Mẫn thăm nuôi. Theo những người trong đoàn kể lại, chuyến đi rất vất vả, và khi đến trại 5 Thanh Hóa, đã có một lực lượng công an, côn đồ đông đảo ở sẵn tại trại giam ngăn cản, uy hiếp và hăm dọa các thành viên trong đoàn. Nhưng cuối cùng, việc thăm nuôi của các gia đình và chuyến đồng hành của các nhà hoạt động vẫn thực hiện được mà không xảy ra sự cố đáng tiếc nào cả…
(còn nữa)
N.V.B