Saturday, January 31, 2015

Làm... ngu xong lại đỗ thừa cho dân... có ý thức!

Bạn đọc Danlambao - Sau khi ngốn tiền thuế của dân hết 24 tỷ để "phân làn cứng" một số đường phố Hà Nội, các đỉnh cao trí tuệ của đảng ta đã hùng hục đi dỡ bỏ hết 24 tỷ làn cứng sau gần 5 năm gây mất mỹ quan và nhiều tai nạn giao thông. Lý giải cho chuyện phân làn rồi... phang lần để bỏ này, một quan lãnh đạo sở GTVT Hà Nội phát ngôn rằng "ý thức người tham gia giao thông đã tăng cao, tình trạng lấn làn còn không đáng kể" (1). Nên... dẹp thôi!

Thực tế thì theo các chuyên gia về giao thông thì cách "phân làn cứng" là một thất bại, đem lại hiệu quả thấp nên các đồng chí ta đành phải vừa dẹp vừa đỗ thừa.

Đốt tiền của dân 5 năm về trước

Phân làn thành phang lần lần...

Theo Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Xuân Tân thì ngay từ lúc khởi sự việc lắp đặt dãi phân cách cứng, Sở GTVT đã nhận được nhiều ý kiến cho rằng mất mỹ quan và dễ gây tai nạn giao thông. Nhưng... “Tuy nhiên, trong tổ chức, điều hành giao thông, giải pháp nào mới, mang tính đột phá thì không thể ngay lập tức nhận được sự đồng tình ủng hộ của dư luận. Hơn nữa, không phải tất cả các giải pháp đưa ra đều tối ưu và khả thi”. (2)

Sau gần 5 năm vừa đột vừa phá, các đỉnh cao trí tuệ bây giờ mới nhận ra những ý kiến của dư luận ban đầu là đúng, đành lăng xăng đi dời làn, nhưng chứng nào tật đó lại dỡ trò láu cá - phủi sạch mọi sai lầm bằng cách: cũng tại thằng dân ngu quá lợn... Bây giờ chúng... khôn ra nên chúng ông đi phá bỏ.

Và để biện minh cho chi phí 24 tỷ đột phá xong rồi bỏ này, ông Xuân Tân phát biểu: “Chúng ta bỏ ra một số tiền không đáng kể nhưng ý thức của người tham gia giao thông đã được cải thiện rõ rệt. Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì chủ trương phân luồng và phân làn phương tiện, kiên trì đến khi đạt được thành quả chứ không “đánh trống bỏ dùi”. (3)

Nhưng... xui cho ông Tân là trong thời đại internet này không thể nói xuôi nói ngược và láo với dân. Vào tháng 9 năm 2013, cũng ông chứ không ai khác đã tuyên bố trước ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị về việc có ý kiến phân làn bằng dải phân cách cứng rất nguy hiểm và cần nghiên cứu dỡ bỏđể thay bằng vạch sơn. (4)



Rõ ràng nguyên nhân chính đến tự yếu tố nguy hiểm cho người dân bởi vì sáng kiến đột phá của các quan chứ không có chuyện gỡ làn cứng vì ý thức người dân gì cả.




______________________________

Lại yêu cầu... mưa sa trên màu cờ đỏ

Dân Nghèo (Danlambao) - Để kỷ niệm cái ngày bưng cái đảng từ bên kia bên giới là nhà về bên ni làm cuộc kắt mạng nhân dân, đảng chúng lại bắt dân ta treo "cờ tổ quốc". Thử hỏi tên trái đất này ngoài mấy nước cộng tài sản của dân lại để đảng ta quản lý có nước nào bắt cả nước treo cờ cho việc việc kỷ niệm ngày một đảng chính trị thành lập hay không?

Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập đảng cướp chính quyền cũng là ngày dân ta tưởng niệm 85 năm dài khòm lưng nuôi lũ báo cô. Một lũ bầy đàn tự xưng là đội ngũ tiên phong của giới công nông mà hiện nay toàn bộ cả đám không có đứa nào là công nhân là nông dân. Tự xưng là đại diện của giai cấp vô sản mà đứa nào cũng siêu dinh, siêu xe, siêu thuyền... 

Và bây giờ chúng kỷ niệm chuyện đảng của chúng thì dân ta làm ký cóp bỏ tiền ra để dựng lại cảnh "chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ". Khắp các nơi chúng gửi công văn "yêu cầu" phải treo cờ để kỷ niệm nhằm vừa tạo hình ảnh mị dân là nhân dân Việt Nam ăn mừng kỷ niệm ngày sinh của đảng vừa... kiếm tiền bằng lá cờ máu. Bảo đảm đằng sau chuyện này cũng là một lũ cán bộ, con ông cháu cha, thương gia mang thẻ đỏ bao thầu chuyện in cờ made in Tàu.


Mà phải chi lá cờ này có chính nghĩa gì cho cam. Nó là lá cờ Phúc Kiến do đàn em Hồ Tập Chương của đàn anh họ Mao xách về nhuộm đỏ phố phường, nông thôn, ruộng vườn và cứ thế đỏ cả quê hương thành máu, thành lệ trong suốt 85 năm qua.



Tết sắp đến, nhìn phố nhìn phường lại nhớ đến những câu thơ của Trần Dần năm xưa:

Người con gái mới mười chín tuổi
Khổ thân em mưa nắng đi về lủi thủi
Bóng chúng
                đè lên
                     số phận
                             từng người
Em cúi đầu đi mưa rơi
Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi
               không thấy phố
                          không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
                  trên màu cờ đỏ.




Nông dân còn phải chờ rất lâu để sống được nhờ lúa


01-30- 2015 2:15:23 PM
HÀ NỘI (NV) - Tuy là “Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo giai đoạn 2015-2030” song lại không có câu trả lời cho thắc mắc, làm sao để nông dân bớt nghèo và bao giờ nông dân sống được nhờ lúa.
Rao bán một mảnh ruộng ở Thủ Thừa, Long An. Sau năm năm thực hiện “nghị quyết tam nông”, người cày thi nhau bỏ ruộng. (Hình: Đất Việt)

Cuối tuần vừa qua, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD) giới thiệu đề án vừa kể để giới chuyên gia kinh tế, nông nghiệp góp ý.

Theo ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng IPSARD, thì “Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo giai đoạn 2015-2030” nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của lúa gạo, bảo đảm sự hài hòa về lợi ích, công bằng đối với nông dân và giúp nông nghiệp phát triển bền vững.

Đề án đề ra một số giải pháp để từ nay đến năm 2030, những nông dân trồng lúa có thể đạt mức lợi nhuận ít nhất là 30%.

Tuy nhiên, theo tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn, một số chuyên gia cho rằng, không nên lấy chuyện giúp những nông dân trồng lúa đạt được lợi nhuận 30% làm mục tiêu. Tái cơ cấu ngành lúa gạo phải nhắm đến chuyện làm sao cho nông dân có thể sống được nhờ lúa.

Những chuyên gia này nhận định, dự tính thời gian thực hiện đề án vừa kể kéo dài đến 15 năm là không ổn. Chính sách đối với nông nghiệp, nông dân cần thay đổi ngay và sẽ có hiệu quả tức thời. Trước đây, Việt Nam chỉ cần lấy ruộng từ các hợp tác xã nông nghiệp, trả lại cho nông dân thì chỉ vài năm sau, lúa gạo không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa đề xuất cảng.

Các chuyên gia bảo rằng, nếu chỉ có Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn phê duyệt đứng ra thực hiện “Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo giai đoạn 2015-2030” thì sẽ chẵng đến đâu. Chẳng hạn nếu Bộ Công Thương đứng ngoài cuộc chơi thì làm cách nào để điều chỉnh hoạt động kinh doanh, xuất cảng lúa gạo?

Năm 2009, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra một nghị quyết về nông nghiệp, nông thôn và nông dân (thường được gọi tắt là nghị quyết về tam nông). Cuối năm 2013, chế độ Hà Nội tổ chức sơ kết năm năm thực hiện nghị quyết về tam nông.

Lúc đó, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn CSVN thú nhận, mức sống của nông dân vẫn thấp, khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị vẫn tăng, bảo đảm an sinh xã hội cho nông dân không có, nông dân phải tự gánh chịu đủ loại rủi ro do thu hồi đất đai nhưng bồi thường không thỏa đáng, nông dân bị buộc đóng góp quá mức...

Còn nhiều chuyên gia về kinh tế, nông nghiệp thì nói thẳng, các chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn, nông dân thật ra chỉ giúp những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hưởng lợi chứ nông dân chẳng nhận được gì.

Ông Hồ Xuân Hùng, một cựu thứ trưởng của Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn của chế độ, nhận xét, rất nhiều chính sách hỗ trợ nông dân không có hiệu quả vì thiếu khả thi. Trong khi hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp như những tổng công ty lương thực, chuyên xuất cảng gạo rất cao, lãi rất lớn thì đầu tư trở lại cho nông dân gần như “không có gì”.

Tuy nhà cầm quyền CSVN đặt định nhiều chính sách và nhận được sự yểm trợ của nhiều tổ chức quốc tế nhằm giúp nông dân Việt Nam thoát khỏi đói nghèo nhưng kết quả cuộc nghiên cứu về gia đình ở nông thôn do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thực hiện và công bố hồi hạ tuần tháng 11 năm 2013, cho thấy, có tới 42% nông dân không cảm thấy hạnh phúc vì thu nhập quá thấp, không tương xứng với sức lực mà họ bỏ ra.

Thu nhập thấp cũng là lý do tạo ra nhiều rủi ro. CIEM ước tính, thiệt hại trung bình đối với đủ loại rủi ro  (thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi…) đổ lên đầu mỗi gia đình nông dân ở mức khoảng 8 triệu đồng một năm. Những gia đình nghèo, thuần nông (chỉ trồng trọt, chăn nuôi, không buôn bán) gặp rủi ro nhiều hơn và gánh chịu thiệt hại nặng nề hơn những gia đình khác tại nông thôn.

CIEM cho biết, chỉ có chừng 50% số gia đình hồi phục hoàn toàn sau những cú sốc (sốc do thiên tai, sốc vì thị trường – chi phí tăng, giá bán giảm, sốc cá nhân do gia đình có người đau bệnh, qua đời).

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy nông dân vẫn là bộ phận gánh chịu nhiều thiệt thòi nhất Việt Nam. Ngoài chuyện không nhận được những hỗ trợ cần thiết từ phía chính quyền, nông dân còn thiếu thông tin, thiếu khả năng sơ chế, thiếu kho bãi bảo quản sản phẩm, trả chi phí vận chuyển cao... nên càng ngày càng mạt.

Trong vòng mười năm, CIEM thực hiện năm cuộc khảo sát về nông dân và nông thôn (2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012) để hỗ trợ hoạch định chính sách phát triển kinh tế cho nông thôn. Kết quả các cuộc khảo sát luôn cho thấy, thực trạng năm sau tồi tệ hơn hai năm trước.

Thêm một năm nữa trôi qua, nay là 2015, “Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo giai đoạn 2015-2030” được công bố nhưng câu trả lời cho thắc mắc, làm sao để nông dân bớt nghèo và bao giờ nông dân sống được nhờ lúa vẫn chưa có! (G.Đ)

Một trò mất dạy đầy sáng tạo


Ảnh minh họa - Internet

Ở Việt Nam ngày nay, chuyện người ta đánh nhau công khai giữa những nơi công cộng là chuyện quá thường. Tại những nơi trước đây ít ai nghĩ là ít khi diễn ra bạo động thì nay, những vụ bạo hành xảy ra như cơm bữa.

Mở bất cứ tờ báo nào trong nước ra là người đọc tìm thấy cả chục vụ đánh nhau, hành hung nhẹ thì thương tích đầy người, nặng thì chí mạng mà nhiều khi nguyên do đưa tới bạo động chỉ là vì một bản nhạc trong một quán karaoke. Ở các trường học, đã xảy ra nhiều vụ học sinh đánh nhau tàn bạo trong khi các bạn cùng lớp thản nhiên đứng vây chung quanh, dùng máy điện thoại thu hình rồi đưa lên Facebook cho mọi người xem. Có khi là nam sinh đánh nhau, nữ sinh đứng vừa xem vừa cổ vũ. Có khi là các nữ sinh xung trận, xé áo quần của nhau, ngôn ngữ đi kèm là những thứ chữ nghĩa không thể nhắc lại trên báo chí cũng được các bạn nam cũng như nữ thu video đưa lên Internet.

Tại một trường trung học nọ ở Hà Nội, ban giám đốc đã phải dựng một tấm bảng ở giữa sân để nhắc nhở các học sinh không được cởi quần áo của nhau trong khi đánh nhau. Chi tiết này cho thấy là những vụ đánh nhau rồi lột quần áo của nhau chắc phải thường xuyên diễn ra lắm. Thường xuyên đến độ nhà trường phải dựng bảng cảnh cáo ngay ở giữa sân.

Ở trường học sinh đánh nhau là chuyện rất thường. Học sinh cũng đánh luôn cả thầy giáo, cô giáo. Tại một trường khác, ngay dưới hàng chữ treo ở chỗ cao nhất trong lớp có ghi rõ câu nhắc nhở các học sinh học tốt, giáo viên dạy tốt học tập theo gương đạo đức Hồ Chí Minh, thì đoạn video clip của một học sinh của lớp thu được cảnh một học sinh xông lên bục đấm đá, lên gối ông thầy dạy môn hóa học chỉ vì ông thầy trẻ này vừa kỷ luật một học sinh. Mới cách đây hai hay ba tuần, một cô giáo cũng bị một nữ sinh cho một trận nhừ tử ngay giữa lớp của cô. Trong khi ở cổng trường là những hàng chữ nguyên văn: Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch.

Cảnh “nhà kia lỗi đạo con khinh bố / Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng” như trong hai câu của ông Tú Vị Xuyên thì đã nhằm nhò gì. Ngày xưa, trò đánh nhau ở trường rất ít khi xảy ra, mà có xảy ra thì hung khí nhiều lắm là cái khóa xe đạp là đã ghê khiếp lắm rồi. Các tay sừng sỏ như Tư Cóc, Năm Lửa... nổi tiếng một thời thì cũng rất hiền, không bao giờ đánh bạn. Thường thì những trận thư hùng của các chàng cũng chỉ diễn ra ở ngoài cổng trường. Đó là ở các trường nam. Các trường nữ thì không bao giờ xảy ra những chuyện như thế.

Nói cho ngay thì trò đánh nhau ở ngoài đường hồi đó, trước năm 1975 cũng có xảy ra. Luôn cả trò xé áo xé quần của đối phương cũng có nhưng một trận đánh xảy ra mới đây được báo chí tường thuật khá kỹ làm hai kỳ cho thấy đánh nhau ngày nay cũng cần phải có nét sáng tạo ở trong nữa mới được.

Hôm tháng 9 năm ngoái, năm 2014, ở tỉnh Đắc Nông có xảy ra một vụ xích mích nặng của mấy người trong một gia đình đưa tới xung đột bạo động. Một toán người đã kéo đến nhà của cặp vợ chồng anh C. và chị T. Sau khi đập phá tan hoang nhà của vợ chồng này, đám đông lôi hai người ra trước nhà đánh tiếp. Một người trong đám đông hành hung hai nạn nhân bỗng hét lớn : “Lột quần nó ra vặt hết lông đi.” Đám đông liền chấp hành nghiêm chỉnh theo lời đề nghị đầy sáng tạo đó. Bản tin của tờ An Ninh Thủ Đô cho biết chị T. liền bị lột hết quân áo và đám đông đã xông vào làm đúng lời hô hào. Và như vậy, người ta không thèm hành hung theo kiểu đánh cẩu tặc nữa. Không dùng roi chích điện, không thèm gây thương tích rồi nổi lửa đốt như người ta vẫn thường thấy nữa. Cũng không chỉ lột quần áo như những trò thường tình nữa.

Vặt. Người ta vặt. Không nhổ. Nhổ là có chút cẩn thận ở trong. Nhổ là bứt đi từng sợi một. Nhổ có nét nâng niu. Vặt tàn bạo hơn. Vặt không bao giờ mang ý nghĩa từng sợi một. Túm lấy nguyên cả một nắm. Giật mạnh. Không cần quan tâm tới chi tiết phía bên kia có đau hay không. Đau càng tốt. Giết con vịt, con gà thì ai lại nhổ lông chúng. Vặt thì mới là cách làm cho những cái lông ấy rời ra khỏi thân mình chúng.

Đám đông đã tỏ ra vô cùng tàn bạo nhưng cũng đầy sáng tạo trong trận bạo hành ở Đắc Nông. Đánh có đánh. Tàn bạo cũng rất tàn bạo nhưng với cái lệnh vặt cho bằng hết đã làm cho vụ hành hung này có được thêm phần sáng tạo.

Chắc là học của bác Hồ. Ai bảo bầy đặt giống bác. Các cháu ngoan của bác liền vặt cho hết giống bác.

Cho bần chí tử luôn.
01-31, 2015 5:32:45 PM
Bùi Bảo Trúc
Theo Người Việt

"Không nước nào được phép vượt Nga về quân sự"

Dân trí Bộ trưởng Quốc phòng Nga ngày 30/1 khẳng định không cho phép một quốc gia nào sở hữu sức mạnh quân sự vượt trội so với Nga. Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh rạn nứt trong quan hệ Nga và phương Tây về vấn đề Ukraine ngày càng sâu sắc.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) và Tổng thống Vladimir Putin. (Ảnh:
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) và Tổng thống Vladimir Putin. (Ảnh: RT)
Hãng tin Itar-Tass dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 30/1 đưa ra tuyên bố trên. Phát biểu trước báo giới ngày 30/1, ông Shoigu nói: “Nhiệm vụ ngăn không cho bất kỳ nước nào giành lấy ưu thế tuyệt đối về mặt quân sự của Nga do Tổng thống Vladimir Putin đề ra sẽ được hoàn thành vô điều kiện”.
Ông Shugoi tuyên bố: “Để hoàn thành nhiệm vụ Tổng thống giao phó, chúng tôi lên kế hoạch hoàn tất dự án vũ trang của chính phủ và tiến đến năm 2020 sẽ hoàn thành việc sản xuất đủ số lượng các loại vũ khí hiện đại theo lịch trình đã định sẵn”.
Tuyên bố cứng rắn này được đưa ra chỉ một ngày sau khi giới chức quân sự Mỹ hối thúc các đồng minh thuộc Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) phát triển và chế tạo các loại vũ khí hiện đại hơn. Theo lời kêu gọi này, NATO cần chú trọng đến các vũ khí quân sự để luôn đi trước Nga, Trung Quốc và các nước khác.
Các động thái tăng cường quân sự này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và phương Tây đang trở nên căng thẳng sau sự leo thang xung đột tại khu vực đông Ukraine trong thời gian gần đây.
Thứ Bẩy, 31/01/2015 - 14:26
Thoa Phạm
Tổng hợp

Ô nhiễm môi trường hình thành “làng góa phụ” tại Trung Quốc

Theo daikynguyenvn-1 hour trước
Ô nhiễm môi trường hình thành “làng góa phụ” tại Trung Quốc
(Ảnh minh họa. Wiki)

Một cộng đồng tại tỉnh Hồ Nam thuộc khu vực trung nam Trung Quốc được biết đến với tên gọi “làng góa phụ” bởi vì phần lớn đàn ông trong làng đều chết vì mắc bệnh ung thư. Những người dân địa phương nói rằng tình trạng ô nhiễm nặng nề mà họ phải chịu đựng là nguyên nhân gây ra điều này.

Làng Qingxia nằm ở một vùng ngoại ô của thành phố Chu Châu, vốn là một khu công nghiệp lâu năm với hàng chục nhà máy, bao gồm các lò nung kim loại, nhà máy hoá chất, nhà máy tuyển than và nhà máy điện. Hàng chục ống khói của các nhà máy thải ra các chất ô nhiễm nặng khiến ngôi làng lúc nào cũng ngập trong khói bụi.

Theo trang tin tức Trung Quốc có trụ sở tại Thượng Hải, The Paper, hiện có hơn 1.500 người đang sống tại làng Qingxia, và hơn 10% trong số họ được chẩn đoán mắc nhiều loại bệnh ung thư, vượt xa tỷ lệ mắc bệnh quốc gia là 1%.

Bài báo cho biết, có hơn 200 hộ gia đình sinh sống tại làng Qingxia, và hơn 60% số hộ có người mắc bệnh ung thư.

Phần lớn người mắc bệnh ung thư là nam giới. Báo địa phương Xiaoxiang Morning Post cho biết, trong một bài báo được đăng vào năm 2004, ngôi làng này đã được đặt tên là “làng góa phụ”. Bài báo viết rằng 20 người đàn ông đã qua đời trong vòng 3 năm, việc này đã thu hút sự chú ý của dư luận.

Hơn mười năm đã trôi qua kể từ bài báo nói trên, tỷ lệ mắc bệnh ung thư vẫn tăng lên, với nhiều người trẻ tuổi hơn bị mắc bệnh. Tờ The Paper cho biết, người trẻ nhất qua đời vì ung thư trong mấy năm gần đây mới chỉ 32 tuổi.

"Hơn 10% trong số 1.500 người đang sống tại làng Qingxia mắc bệnh ung thư."

Bài báo cũng đưa ra một danh sách thống kê chưa đầy đủ, liệt kê tên 18 góa phụ sống tại làng có chồng chết vì ung thư. 15 người đàn ông khác, chưa lấy vợ, cũng chết vì bệnh ung thư trong những năm gần đây.

Độ tuổi của những người đàn ông này dao động từ 32 đến 74 tuổi, đa phần họ nằm trong độ tuổi 40, 50. Phần lớn, họ chết vì ung thư phổi, một số khác chết vì ung thư gan, ung thư tuyến tuỵ, ung thư đại trực tràng, hoặc ung thư não.

(Ảnh minh họa. Wiki)
(Ảnh minh họa. Wiki)

Cư dân địa phương cho rằng chính tình trạng ô nhiễm là nguyên nhân gây ra tỷ lệ người mắc bệnh ung thư cao. Bác sĩ Li Jie tại Bệnh viện Ung thư thành phố Chu Châu nói với tờ The Paper rằng hàm lượng cao bụi kim loại nặng và muội kim loại thải ra trong không khí là yếu tố chính gây ra bệnh ung thư phổi.

Không chỉ có bệnh ung thư đang lan tràn tại làng Qingxia, mà hàm lượng chì trong máu vượt mức cho phép cũng trở nên phổ biến đối với trẻ em trong làng. Hơn 300 trẻ tại làng được chẩn đoán có hàm lượng chì trong máu vượt quá mức quy định, bài báo cho biết.

Một công nhân nhà nước, bà Li Xia, nói với tờ The Paper rằng con bà khi sinh ra đã có hàm lượng chì trong máu là 130%, vượt quá mức quy định. Sau một thời gian dài dùng thuốc, tỷ lệ này chỉ giảm khoảng 10%.

Dân làng đã đấu tranh hơn 10 năm qua, yêu cầu chính quyền di dời các nhà máy hoặc bồi thường cho họ để họ có thể di dời ra khỏi khu vực này. Tuy nhiên, họ vẫn chưa nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào.


Lu Chen, Epoch Times

Hàng loạt quan chức Trung Quốc chết bất thường

Hàng loạt quan chức Trung Quốc chết bất thường
Lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Wiki)

Theo daikynguyenvn-01-31-2015
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chỉ đạo các cơ quan trên toàn quốc thống kê chi tiết thông tin về các quan chức chết trong những hoàn cảnh bất thường.

Một ví dụ về mẫu điều tra được cung cấp bởi trang tin tức Ifeng News, nêu rõ những thông tin chi tiết được yêu cầu tại thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông:

Ngày chết trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 12 năm 2014.
Số lượng quan chức, bao gồm cả các thành viên Đảng ủy địa phương đang tại chức hoặc đã về hưu, mà cái chết của họ được xem là bất thường.

“Bất thường” nghĩa là: tự tử, bị ám sát, tai nạn giao thông, tử vong tại nơi làm việc, bị ngược đãi tại bệnh viện, tự thiêu, và tử hình.

Tuổi tại thời điểm chết.

Chức vụ khi qua đời, bắt đầu từ cấp lãnh đạo tỉnh cho đến địa phương làng xã.
Thời điểm chết và nguyên nhân chết (cung cấp thông tin chi tiết).

Nếu là tự tử, cung cấp tên địa điểm xảy ra vụ tự sát và nguyên nhân.

Cách thức tự tử, ví dụ: nhảy lầu hoặc nhảy cầu, nhảy xuống sông, nằm trên đường ray xe lửa, treo cổ, uống thuốc, cắt mạch máu, dùng súng tự bắn mình.

Nguyên nhân tự tử: (a) vấn đề gia đình, (b) căng thẳng trong công việc, (c) vi phạm pháp luật hoặc tham nhũng, (d) bệnh tâm thần.

Cung cấp thông tin chi tiết nếu cái chết xảy ra sau khi tổ chống tham nhũng điều tra người này.

Kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình khởi động chiến dịch chống tham nhũng, đã có sự gia tăng về số lượng các quan chức tự tử.

Trong năm 2013, hơn 6.500 quan chức biến mất không dấu vết, hơn 8.000 quan chức đã ra nước ngoài, và khoảng 1.250 người đã tự sát.

Khoảng 17.000 công chức làm việc tại cơ quan công an, các bộ chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, các văn phòng tại nước ngoài và các lãnh sự quán hoặc bị mất tích hoặc rời khỏi Trung Quốc từ những năm 1990, bao gồm các cán bộ cao cấp.
Họ được cho là đã lấy đi khoản tiền lên đến 800 tỷ nhân dân tệ (tương đương khoảng 128 tỷ đô-la Mỹ).

Làm việc tại các vị trí cấp cao được cho là rất nguy hiểm, giống như một quả bom có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Theo Đài truyền hình Tân Đường Nhân, Những quan chức chọn cách tự sát có thể là đang cố gắng để bảo vệ gia đình, cấp trên, hoặc những người khác cùng tham gia vào những vụ bê bối tham nhũng của họ.

Các blogger bình luận về tin tức này như sau:

“Một người chết để cứu cả gia đình và băng đảng của mình, thật xứng đáng.”

“Ai nên chịu trách nhiệm cho các vụ tự tử của các quan chức hủ bại này?”

“Có một căn bệnh gây tử vong mới. Nó được gọi là ‘bệnh trầm cảm của Trung Quốc’”.

Nghiên cứu bởi Mona và Lulu / Vision Times

Có bao nhiêu tiền trợ cấp Tết đến tay người nghèo



(Ảnh: songxanh)

Hàng năm mỗi dịp Tết đến, bên cạnh số tiền ngân sách được Bộ Tài chính phân bổ cho các địa phương, các quỹ vì người nghèo, thì có nhiều tổ chức tình nguyện cũng đóng góp tiền quà cho người nghèo đón Tết. Nhưng trong số đó có bao nhiêu là đến được tay người nghèo?

Có bao nhiêu tiền đến tay người nghèo?

Thông thường Bộ Lao động Thương binh Xã hội tổ chức các đội xuống các vùng có hộ dân nghèo phối hợp với xã phát quà tết. Qua tổng kết từ các năm trước, thì việc phát quà thường không đúng đối tượng, Trưởng thôn ở các tỉnh như Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Trà Vinh, Sóc Trăng…đã cấp tiền không đủ định mức, còn tranh thủ thu tiền các khoản nợ mà người nghèo còn thiếu, và thu thêm khoản tiền ‘đóng góp’ cho thôn. Như vậy số tiền quà còn lại đến tay người nghèo được bao nhiêu?

Có nhiều huyện đã sai phạm trong việc xác định hộ nghèo, chia bình quân tiền hộ nghèo cho các hộ trong thôn, vận động hộ nghèo hỗ trợ để xây dựng cơ sở hạ tầng…

Năm 2009 cả 5 trưởng thôn trên địa bàn xã Bình Sa ở huyện Quảng Nam đã phải đồng loạt viết đơn xin từ chức vì bị phát hiện dùng tiền trợ cấp Tết cho người nghèo chia cho cán bộ, nếu như ai không đồng ý sẽ không được cấp thẻ khám bệnh và các giấy tờ liên quan. Thế nhưng xã cũng chưa dám đồng ý cho từ chức vì không có người thay thế.

Tại nhiều thôn còn không nhận được quà trước Tết, một số nơi còn để sót trẻ em và người già, hộ nghèo tách hộ khẩu. Đặc biệt có những thôn chỉ cấp phát quà Tết chỉ 1 lần, rồi giữ lại mà không phát hết cho người nghèo.

Có thôn xã còn ghép cá nhân không thuộc hộ nghèo vào hộ nghèo để được hưởng tiền trợ cấp Tết.

Người dân xã Cam thành, Huyện Cam lộ, Tỉnh Quảng trị góp 4.850.000 đồng để hỗ trợ dân nghèo trong xã đón Tết, thế nhưng Phó Chủ tịch Xã lập danh sách đã nhận tiền với chữ ký giả, để lấy tiền tết của hộ nghèo, khiến dân nghèo 2 năm liền không nhận được khoản tiền này.

Hầu như năm nào cũng có xử lý những người sai phạm trong việc phân phát quà Tết cho người nghèo, có huyện đình chỉ và kiểm điểm 5 Chủ tịch xã vì sai phạm.

Sau Tết vẫn chưa thấy tiền

Đa số các hộ nghèo đều ở vùng sâu vùng xa , nơi mà phương tiện đi lại rất khó khăn, lại không có điện thoại nên không thể liên lạc được.

Điển hình như năm 2009 ở Quảng Nam tới tháng 3 rồi nhưng vẫn còn tồn 2,6 tỷ đồng chưa phát được cho hộ nghèo, dù Tết đã trôi qua hơn một tháng rồi.

Nhưng chính những người dân ở vùng sâu xa đó, họ là những người dân nghèo nhất nước và cần tiền trợ cấp Tết nhất, nhưng không nhận được.

Phát nhầm đối tượng

Cứ mỗi năm thì mỗi tỉnh có hàng trăm triệu đồng phải thu hồi vì cấp phát nhầm.

Mỗi năm đều có thông tư hướng dẫn quy định về hộ nghèo, các làng xã theo thông tư này để rà xoát xem địa phương mình có bao nhiêu hộ nghèo.

Tuy nhiên thường mỗi năm lại có một thông tư quy định chuẩn nghèo khác nhau, hộ nghèo lại chia thành các mức khác nhau được hưởng số tiền khác nhau, mỗi năm lại rà soát lại một lần, vì thế mà có nhiều sai sót dẫn đến năm nào cũng có rất nhiều hộ gia đình phải trả lại tiền.

Nhưng khi bị đòi tiền thì các hộ gia đình này đều đã tiêu tết hết cả, số tiền chỉ vài trăm ngàn nên có người chỉ lợp qua mái nhà lá, người mua vài cân gạo v.v… , đa số các hộ này phải dùng đến cách trả chậm dần dần số nợ này.

Lý do

Mỗi khi tổng kết những sai phạm phát quà Tết, Bộ Lao động Thương binh Xã hội đưa ra lý do năng lực và lãnh đạo không không công tâm, không dân chủ, nặng về bệnh thành tích. Nhưng những lý do này lại vẫn xảy ra hàng năm, đặc biệt Tết năm ngoái số người bị xử lý sai phạm do không đưa hết tiền cho người nghèo rất nhiều.

Lý do phát nhầm, năm 2009 ông Nguyễn Ngọc Sang Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Thọ Phú, tỉnh Long An cho Báo Lao Động biết: “Do tiền đưa về xã muộn quá (27 Tết), nên có sai sót khi rà soát hộ nghèo dẫn đến việc phát nhầm tiền. Cả xã có 429 hộ nghèo, trong đó có 103 hộ theo chuẩn Trung ương, 326 hộ nghèo chuẩn tỉnh. Xã đã làm sai vì có 78 hộ trong 326 hộ nghèo theo chuẩn tỉnh bị phát nhầm sang hộ nghèo chuẩn Trung ương. Họ chỉ được nhận hỗ trợ không quá 500.000 đồng/hộ, nhưng do phát dư nên phải thu lại”

Thế nhưng từ năm 2009 đến nay các địa phương đều có trường hợp phát nhầm, sau Tết người dân đã dùng hết số tiền rồi, thì cán bộ xã lại phải thu lại.

Bên cạnh việc phát nhầm, còn là vấn đề nhân tâm của các cá nhân liên quan. Việc ăn chặn tiền quà trợ cấp cho người nghèo hoặc người ở những vùng chịu thiên tai không còn là vấn đề “lạ tai” đối với mọi người nữa. Việc thấy của tối mắt, tham vàng bỏ nghĩa, thì dù ít dù nhiều cũng đều đáng lên án.

Ngọn Hải Đăng
Theo daikynguyenvn

Ngang nhiên bắt người, đánh đập dã man: Bắt giữ 8 đối tượng

(TNO) Ngày 31.1, theo nguồn tin của Thanh niên Online, Công an tỉnh Cà Mau đã bắt giữ 8 đối tượng gồm: Dương Hữu Phước (22 tuổi), Kiều Nguyên Bá (28 tuổi), Lê Chí Ngoan (20 tuổi, cùng ngụ thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời); Nguyễn Quốc Danh (25 tuổi), Võ Văn Nhã (25 tuổi), Nguyễn Văn Tân (36 tuổi, cùng ngụ huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau); Nguyễn Văn Chí (27 tuổi, ngụ xã Phong Lạc) và Nguyễn Văn Hậu (30 tuổi, ngụ xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời).

Hai thanh niên bị bắt nhốt, đánh đập dã man - ảnh 1
Anh Thà đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau với nhiều vết thương trên lưng, ngực, trán do bị đánh

Các đối tượng này bị bắt giữ để điều tra về hành vi bắt nhốt, đánh đập và cướp tài sản của anh Nguyễn Văn Thà (20 tuổi) và Lê Hoàng Nhanh (19 tuổi, cùng ngụ khóm 6 B, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) vào chiều 28.1, rồi cố thủ trong nhà của Phan Quốc Toản (29 tuổi, ngụ khóm 1, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời) nhiều ngày liền.

Liên quan đến vụ việc, một nguồn tin của Thanh Niên Online cho biết: trước đó do tranh giành lãnh địa, băng nhóm do Phan Quốc Toản cầm đầu đã có trận hỗn chiến với một băng nhóm khác do Chuyển (ngụ khóm 11, thị trấn Sông Đốc) cầm đầu. Kết quả, Toản bị đánh gây thương tích vĩnh viễn hơn 60%.

Như đã thông tin, vào khoảng 17 giờ ngày 28.1, anh Thà và anh Nhanh trên đường đi về nhà. Khi cả hai xuống phà Chợ Lớn (khóm 1, thị trấn Sông Đốc) thì bị một nhóm người khống chế và đưa cả hai về nhà Phan Quốc Toản. Tại đây, Toản đóng cửa nhà nhốt Thà và Nhanh rồi cùng hơn 10 người khác dùng tay, hung khí… thay phiên đánh đập và cướp hết tài sản của nạn nhân.

Đến khoảng 20 giờ tối cùng ngày, khi người nhà Thà và Nhanh trình báo vụ việc với Công an thị trấn Sông Đốc, đồng thời kéo đến nhà Toản đòi người, lúc này, Toản và đồng bọn mới chịu thả Thà và Nhanh. Sau đó, Toản và cả nhóm đóng cửa cố thủ.

Thà và Nhanh được người nhà đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương.

31/01/2015 18:38
Gia Bách

Cuối năm bánh chưng bánh tét

Nhóm phóng viên tường trình từ VNRFA-2015-01-30   
banh-tet-622.jpg
Hình minh họa.RFA PHOTO
Cuối năm, những ngày tháng chạp sương mù, mùi hương cải ngò, cúc tần, vạn thọ và mùi hương trời đất thức dậy, đây cũng là khoảng thời gian mà khi bước ra ngõ, người ta thi thoảng bắt gặp những tiếng rao rất quen thuộc, thân thương của người bán hương, bán chiếu, bán hoa, bán đèn và bán bánh chưng, bánh tét, bánh tổ. Nếu như món bánh tổ chỉ có ở Quảng Nam, Huế và Quảng Trị, thưa thớt ở Quảng Ngãi thì bánh chưng, bánh tét thuộc về món truyền thống, hầu như khắp đất nước, nơi nào cũng có món này. Nếu như miền Tây Nam Bộ có món bánh tét chuối, bánh tét ngọt thì miền Trung có món bánh tét nhưn đậu xanh, nhưn thịt heo và miền Bắc lại thiên về bánh chưng nhưn thịt đủ các loại.

Đâu rồi hồn vía Tết xưa!

Một người tên Liên, chuyên gói bánh chưng bỏ mối vào mùa Tết ở Đông Hà, Quảng Trị, chia sẻ:
“Càng ngày càng ế ẩm, hồi xưa mỗi cái Tết tôi nhận đặt cả ba đến bốn ngàn cặp bánh chưng. Hồi đó bốn, năm trăm ngàn một chỉ nhưng mỗi cặp bánh chưng cũng được hai ngàn đồng. Nhưng một năm hai năm trở lại đây, kinh tế ngày càng khó, người ta lựa từng cặp bánh chưng nhiều khi mình nát cả lòng bởi bao công sức của mình đổ vào… Bữa nay thì tôi nhận được có một ngàn rưỡi cặp thôi. Có ba loại bánh, dao động từ bốn đến sáu ngàn đồng mỗi cặp. Tết này hy vọng đủ tiền mua đồ Tết cho con chứ chẳng mong làm vàng như hồi xưa.”
Càng ngày càng ế ẩm, hồi xưa mỗi cái Tết tôi nhận đặt cả ba đến bốn ngàn cặp bánh chưng. Hồi đó bốn, năm trăm ngàn một chỉ nhưng mỗi cặp bánh chưng cũng được hai ngàn đồng.
-Bà Liên
Theo bà Liên, với thâm niên làm bánh chưng, bánh tét gần ba mươi năm nay, đặc biệt là làm bánh tét bỏ mối vào dịp Tết với số lượng từ vài ngàn đến vài chục ngàn cặp bánh tét, bà cảm thấy chưa bao giờ nghề làm bánh tét lại chịu mai mọt và có nguy cơ giải nghệ như vài năm trở lại đây. Người ta vẫn thờ bánh tét ngày Tết rất nhiều trên bàn thờ so với những năm trước, số lượng mua vẫn rất cao nhưng nguy cơ bỏ nghề của người làm bánh tét lại rất lớn, mới nói ra nghe rất nghịch lý nhưng trên thực tế là vậy.
Sở dĩ người làm bánh chưng bánh tét có nguy cơ bỏ nghề vì nói về bánh chưng, bánh tét phải nói đến truyền thống làng quê Việt Nam với lũy tre làng, bụi chuối, mụt măng, ảng nước mưa đậy liếp tranh và những dòng sông trong vắt. Đây là chất liệu để làm nên đòn bánh tét, chiếc bánh chưng ngon, đẹp và ý vị. Những thứ này nếu thiếu, sẽ thiếu rất nhiều thứ trong chiếc bánh chưng, đòn bánh tét.
Bà Liên lấy một ví dụ, khi gói bánh tét, người ta dùng nếp hạt được cất từ mùa trước, nếp hạt tròn, mẩy và thơm. Nhưng hiện tại, với lượng thuốc trừ sâu và thuốc kích thích sinh trưởng quá nhiều, hạt nếp, hạt đậu xanh vẫn căng tròn, mẩy bóng nhưng lại vô vị, chẳng có mùi thơm nếu không muốn nói là nó chứa độc tố quá nhiều. Cộng thêm lá chuối, ngày xưa, không khí trong lành, tàu lá chuối xanh ngát và sạch sẽ, khi gói bánh, chỉ cần rửa sơ qua rồi lau sạch, hơ lên bếp cho dịu lại là có thể gói bánh, còn bây giờ, lá chuối dính đầy bụi bẩn, phải rửa nhiều bận nên chẳng còn mùi lá chuối, mùi hương của đất trời trong lớp vỏ bánh.
Hoa-400.jpg
Hình minh họa. RFA PHOTO.
Nhưng đáng sợ nhất vẫn là dây buộc bánh, ngày xưa, chỉ cần ra bụi tre, chặt một cây tre thật đẹp, vừa tới tuổi chẻ lạt và đoạn ra từng khúc, sau đó chẻ lạt mỏng, hong lên khói bếp cho sạch lớp lông tơ là coi như đã có một bó lạt buộc bánh tét rất chuẩn. Từ lá đến lạt, đến hạt nếp đều sạch, thơm nên chiếc bánh sẽ rất thơm, đặc biệt là nguồn nước chưa bị ô nhiễm dùng để vo sạch nếp cũng là một trong những chất liệu làm cho bánh đẹp, ngon, sạch.
Ngược lại, bây giờ ngày công chẻ lạt và giá tre quá cao, thậm chí không còn những người biết chẻ lạt cũng như không còn tre để chẻ lạt bởi người ta phá bỏ những bụi tre để làm nhà, người làm bánh phải buộc bằng dây nhựa, dây thun, mối nguy hiểm, độ độc hại trong chiếc bánh sẽ tăng cao so với trước. Chính vì vậy, chiếc bánh không còn hồn vía như xưa.
Nhưng vì yêu nghề, vì giữ uy tin mấy mươi năm làm nghề và vì lương tâm của một người làm bánh, bà Liên chấp nhận kiếm được ít lãi để mua tre chẻ lạt, mua nếp sạch và mua lá chuối ở những vùng quê hẻo lánh, thậm chí lặn lội lên núi để mua lá chuối, lá dong về gói bánh. Chính vì yêu nghề, yêu cái cảm giác bụi bặm và có chút gì đó phiêu bồng, liêu xiêu đất trời tháng chạp khi chở giỏ bánh đi bỏ mối mà năm nào bà Liên cũng nhận tất cả các mối cũ để làm bánh Tết.

Chở Tết dong ruổi với cái nghèo

Có một người nghèo không biết Tết/ Mang lì chiếc áo độ thu sang/ Có đứa trẻ thơ không biết khóc/ Vô tình bỗng cất tiếng cười vang… Những câu thơ ám ảnh cuộc đời của một người làm bánh tét tên Hoàng, ở Lao Bảo, Quảng Trị, ông nói:
Tôi đi bán bánh chưng bánh Tét cũng được hai mươi năm nay rồi, nhưng mà ngày xưa đường 9 vắng vẻ lắm, giờ thì đông người hơn. Kinh tế có vẻ lên nhiều nhưng thực ra không lên gì.
-Ông Hoàng
“Tôi đi bán bánh chưng bánh Tét cũng được hai mươi năm nay rồi, nhưng mà ngày xưa đường 9 vắng vẻ lắm, giờ thì đông người hơn. Kinh tế có vẻ lên nhiều nhưng thực ra không lên gì. Con người ngày càng lạnh lùng, ngày xưa người ta mua một cái bánh có vẻ ấm áp lắm nhưng giờ thì họ lạnh nhạt với nhau. Ngay cả cái bánh, ngày xưa người ta buộc bằng lạt tre nhưng giờ cột bằng dây nhựa, hạt nếp cũng không chất lượng như ngày xưa. Nói chung giờ người ta chạy theo thị trường để kiếm tiền, không hồn vía như xưa nữa.”
Theo ông Hoàng, cái lãi suất cao nhất của một người suốt đời gắn với Tết như ông là vốn sống, sự trải nghiệm của cái nghèo lì lợm và sự bền bĩ của những kiếp lầm than trên mảnh đất quê hương cố cựu của ông. Bản thân ông với hơn ba mươi năm làm bánh tét bán Tết, trải qua nhiều nghề phụ như bán nhang đèn, bán chiếu và trầm giác, ông cảm nhận được một điều chua xót là quê hương ông chưa bao giờ khá hơn trước, nếu không muốn nói là đi thụt lùi.
Khi người ta có một chiếc xe máy, xây được căn nhà, thay vì học cách ứng xử cho sạch sẽ, lịch lãm hơn để tương xứng với những thứ mà mình cố công tạo dựng, người ta đâm ra hách dịch và tham lam, muốn có nhiều hơn nữa, đạp qua đồng loại để làm giàu và sống rất cẩu thả, ăn nói bổ bả, vô vắn hóa, hành xử thiếu tính người, coi đồng bạc quá lớn, đó là cái giá mà con người phải đánh đổi với vật chất. Và khi vẻ bề ngoài hào nhoáng phủ lên quê hương của ông, cũng là lúc con người quay cuồng trong vật dục, mất hết hồn vía, ý nghĩa của ngày Tết trở nên mờ nhạt và vô hồn.
Nếu như ngày xưa, có thể là vì thiếu thốn, nhưng bên cạnh đó, vì đời sống nội tâm sâu sắc hơn, cảm thức về Tết đậm đà, thi vị hơn nên việc ngồi bên ngọn lửa bập bùng của nồi bánh chưng, bánh tét đêm giáp Tết có chút gì đó thiêng liêng, mùi hương tháng Chạp quyện với khói bếp như đang dẫn dắt tâm hồn con người về đứng dưới mái hiên nguồn cội. Còn bây giờ, chuyện nấu bánh tét diễn ra qua quýt, chóng chầy, làm cho qua chuyện. Phần chính của ngày Tết vẫn là lo kiếm tiền mà quà cáp cho cấp trên, sếp cỡ nào thì tặng quà đắt tiền cỡ đó. Điều này đâm ra người nghèo thì nhà trống hoác trống huơ, người có quyền chức thì bia chất cả kho, ra Giêng lại kêu đại lý đến bán.
Có đôi khi, ông Hoàng chở xe bánh đi dọc đường 9 Hạ Lào để bỏ mối bánh Tết, sương mù buổi sớm, âm thanh thời công nghiệp và nhiều thứ hàng hóa Tết của Trung Quốc nhan nhản trên thị trường cứ như một thứ bóng ma đè lên tâm hồn ông. Ông có cảm giác mình và những người lao động nghèo giống như đã bị những cơn gió độc thời đại thổi dạt về cái Tết của thời xa lơ xa lắc, Tết của thuở ông chưa biết buồn. Và những cơn gió độc mangh tên Đút Lót, Tham Nhũng, Chà Đạp, Mua Chuộc, Ngoại Bang Trung Cộng vẫn đang cuồng xoáy trên đường đi của người bán bánh chưng, bánh tét ngày Tết.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Toàn trị hay không toàn trị ?

Cách đây mấy tháng, nhân sự việc cuộc tranh chấp quyền lực tại một trường đại học tư trở thành một cuộc chiến truyền thông và gây sốt trên báo chính thống một thời gian dài, vì muốn hiểu thực chất của vấn đề, tôi bỏ thời gian tìm hiểu phương thức tổ chức của trường học Việt Nam thì đi tới chỗ phát hiện ra rằng : không chỉ ở các trường công, mà  tất cả các trường học, tổ chức đảng được phát triển rất mạnh mẽ, chi phối chặt chẽ các hoạt động của trường.

Điều này đặt tôi trước một câu hỏi : xã hội Việt Nam đương thời có phải là một xã hội toàn trị hay không ?
Dĩ nhiên không thể có câu trả lời ngay lập tức, và cũng không thể có câu trả lời đầy đủ, nếu không có các nghiên cứu đủ sâu và đủ rộng.
Ở đây tôi dùng định nghĩa của Hannah Arendt về chủ nghĩa toàn trị như một quy chiếu, trong đó, bà nêu ra năm đặc điểm chính : một chính đảng duy nhất, một xã hội đám đông, một ý thức hệ thâm nhập khắp mọi phương diện của đời sống xã hội và đời sống cá nhân, khủng bố và tuyên truyền.
Nếu dựa vào định nghĩa này tôi giả định là chúng ta có thể đồng ý với nhau rằng xã hội Việt Nam thể hiện tính toàn trị trên 4 điểm : một chính đảng duy nhất, một xã hội đám đông, khủng bố và tuyên truyền.
Riêng vấn đề ý thức hệ có thể gây tranh cãi. Ít nhất có thể có mấy quan niệm như sau :
  1. Ở Việt Nam chỉ có một ý thức hệ duy nhất là ý thức hệ cộng sản chủ nghĩa.
  2. Thực ra ý thức hệ cộng sản chủ nghĩa chỉ còn tồn tại trong đầu óc của bộ phận nắm quyền lãnh đạo và một bộ phận đảng viên trong sạch và vẫn giữ lý tưởng từ thời quá khứ (mà dân gian gọi là « đảng viên nhưng mà tốt »). Còn đối với đa số dân chúng, ý thức hệ cộng sản chủ nghĩa chẳng còn có ý nghĩa gì nữa.
  3. Ngay cả trong đầu óc của bộ phận cầm quyền và bộ phận trí thức nô có nhiệm vụ « nghiên cứu cơ bản về khoa học xã hội, cung cấp các luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhanh và bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa » (trích « Giới thiệu VHLKHXHVN » : http://www.vass.gov.vn/noidung/gioithieu/Pages/gioi-thieu-tong-hop.aspx), thì ý thức hệ cộng sản chủ nghĩa cũng không còn tồn tại. Trên thực tế, nó chỉ là cái bình phong, là phương tiện mà người ta nhất thiết phải duy trì để mưu cầu quyền lực và quyền lợi vật chất.
Ở đây tôi không có ý định trình bày quan niệm cá nhân. Trước một vấn đề quá phức tạp như vậy, muốn có ý kiến, cần phải có các nghiên cứu cẩn thận. Trước mắt, xin trình bày một vài hiện tượng có thể nắm bắt được cụ thể và cho phép tiếp tục suy nghĩ về vấn đề này.
Và cụ thể trong bài này tôi chỉ đề cập đến một hiện tượng : sự tồn tại của mạng lưới tổ chức đảng trong xã hội.
Đề cập đến hiện tượng này nhằm trả lời câu hỏi : « Liệu các tổ chức đảng có phải là đang thâm nhập khắp mọi phương diện đời sống xã hội hay không ? » (chỉ xét về đời sống xã hội, còn đời sống cá nhân không bàn ở đây, chúng tôi sẽ trở lại vào một dịp khác).
Ví dụ về trường học được nêu lên ở đầu bài này cho thấy rằng trong mọi lĩnh vực của đời sống: quân đội, an ninh, luật, y tế, giáo dục, văn hóa, truyền thông (tất cả các loại hình truyền thông), trong mọi phạm vi xã hội: nông thôn, thành thị, miền núi… đảng nhất định thiết lập sự kiểm soát và khẳng định tham vọng củng cố quyền lực tuyệt đối của đảng. Không có một lĩnh vực nào được phép phi chính trị, bằng chứng hùng hồn là những ai đòi quân đội phải phi chính trị để bảo vệ Tổ quốc sẽ bị xếp vào « thế lực thù địch ». Nhưng « phi chính trị » ở đây phải được hiểu theo cách của đảng, nghĩa là không một lĩnh vực nào được phép nằm ngoài sự kiểm soát của đảng, và mọi lĩnh vực đều phải phục vụ đảng.
Còn có một lĩnh vực mà thoạt nhìn ta có thể nghĩ rằng sự kiểm soát của đảng không đến nỗi chặt chẽ, rằng, kể từ thời kỳ đổi mới, để phát triển đất nước, có thể đảng sẽ nới lỏng và chừa một khoảng tự do nhất định cho nó, đó là lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh doanh tự do (nghĩa là không thuộc vào thành phần kinh tế nhà nước). Ta có thể nghĩ rằng khu vực kinh tế tư nhân và nước ngoài thì không phải chịu sự giám sát của đảng.
Tuy nhiên thực tế hoàn toàn không phải như vậy.
Chúng ta hãy đọc bài báo vừa mới công bố ngày 20/1/2015 trên « Tạp chí Xây dựng Đảng » , bài báo có nhan đề : « Tổ chức đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước - Thực trạng và giải pháp », ở đường link :
Chúng ta sẽ thấy rằng, đối với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài, ngay từ năm 1996, « Bộ Chính trị (khoá VIII) đã có Chỉ thị số 07-CT/TW "Về tăng cường công tác xây dựng đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân (gọi tắt là doanh nghiệp tư nhân) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài" ».
Như vậy, tổ chức đảng tồn tại và phát triển ngay cả trong các công ty nước ngoài !!!
Bài báo cho biết : « Nếu như năm 1996, khi có Chỉ thị 07-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII), gần như chưa có tổ chức đảng trong DNNKVNN thì đến hết năm 2013, theo thống kê của Ban Tổ chức Trung ương, đã có 5.656 tổ chức cơ sở đảng và 175.793 đảng viên trong các DNNKVNN. Tính đến cuối năm 2013, trong các đảng bộ tỉnh, thành phố, có một số đảng bộ có số lượng tổ chức đảng, đảng viên trong các DNNKVNN tăng mạnh, như: Hà Nội: số tổ chức đảng 1.095 và số đảng viên 22.268. Tương tự, TP. Hồ Chí Minh là 978 và 15.645; Đồng Nai 143 và 6.769; Hải Phòng 320 và 2.925… Nhiều tổ chức đảng, đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp đã thể hiện được vai trò, vị trí của mình, góp phần tích cực vào sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp. Nhiều nơi tổ chức đảng hoạt động tốt đã góp phần thúc đẩy sản xuất, tham gia giải quyết hợp lý các tranh chấp, ngăn chặn kịp thời đình công bất hợp pháp. Một số chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng nhận thức được vai trò tích cực của tổ chức đảng trong doanh nghiệp và tạo điều kiện cho tổ chức đảng hoạt động. »
Đây có phải là nguyên nhân khiến cho kinh tế Việt Nam lẽ ra có thể hóa rồng trong những năm 1990, nhưng rốt cuộc từ sau năm 2000 đã không thể nào cất cánh được ? Rất mong có được câu trả lời từ các nhà kinh tế học có tâm huyết với đất nước.
Còn có cái gì trên đất nước này có thể thoát khỏi vòng kim cô của đảng ? Như thế đã có thể gọi là toàn trị hay chưa ?
Dĩ nhiên tôi vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng.
Phải đánh giá năng lực của tổng bí thư đương nhiệm như thế nào cho chính xác? Ông quả thực không hổ danh là tiến sĩ xây dựng đảng. Ông cùng với bộ máy các cấp của mình quả thực đã nỗ lực để biến đảng trở thành « trăm tay nghìn mắt », hiện diện khắp nơi và kiểm soát toàn bộ xã hội Việt Nam. Chỉ có điều ông không thấy rằng tay mắt của đảng càng phát triển thì đất nước càng lụn bại, văn hóa suy đồi, luật pháp băng hoại, giáo dục suy vi…
Nhưng có lẽ tổng bí thư đương nhiệm không chỉ giỏi xây dựng đảng ở trong lãnh thổ Việt Nam. Liệu đảng có thể sử dụng cả những người làm khoa học, những người thuộc tầng lớp trí thức của Việt Nam đang sống và làm việc ở nước ngoài trong việc tiếp tay cho đảng mở rộng tầm kiểm soát của đảng ? Cánh tay của đảng có được nối dài trên khắp thế giới không ? Có lẽ một vài quý vị độc giả sẽ cảm thấy buồn cười trước câu hỏi ngớ ngẩn này của tôi. Tôi cũng tự cảm thấy mình khôi hài khi đặt câu hỏi một cách kỳ cục như vậy.
Nhưng đôi khi một vài câu hỏi ngớ ngẩn lại rất có thể cho phép ta nhìn thấy một thể chế toàn trị vươn dài cánh tay của nó tới tận giới hạn nào. Hoặc, nếu nhìn từ góc độ khác, có thể thấy : kể cả những người sống trong một thế giới không-toàn-trị cũng có thể hưởng lợi từ một thiết chế toàn trị dù nó ở cách xa vạn dặm. Những người ấy, bằng cách cộng hưởng với nó mà củng cố sức mạnh cho nó, và giúp nó trường tồn trên chính sự suy vong của dân tộc.
Paris, 30/1/2015
Nguyễn Thị Từ Huy

Ba căn nhà cháy giữa trưa

TTO - Khoảng 11g ngày 31-1, tại ấp Tân Lập, xã Tân Quy Tây, TP Sa Đéc (Đồng Tháp) đã xảy ra một vụ hỏa hoạn thiêu cháy ba căn nhà. 


Vụ hỏa hoạn thiêu cháy ba căn nhà


Hiện trường ba căn nhà bị cháy

Rất may đám cháy xảy ra lúc mọi người đi vắng nên không thiệt hại về người.

Tại hiện trường, lửa thiêu rụi hoàn toàn căn nhà của ông Nguyễn Văn Công và nhà của ông Hồ Văn Hòa. Riêng căn nhà của bà Trần Thị Chen bị cháy một phần.

Nguời dân sống xung quanh cho biết, khi phát hiện thì ngọn lửa đã bùng cháy dữ dội. Ngay lập tức người dân địa phương đã cùng lực lượng công an, dân quân xã có mặt để dập lửa. Tuy nhiên do lửa cháy nhanh nên chỉ có thể khống chế cháy lan sang các căn nhà kế bên. Đến khoảng 11g30 thì ngọn lửa mới được dập tắt hoàn toàn.

Tại hiện trường, nhiều vật dụng trong nhà bị cháy rụi.

Ngay khi hay tin, chính quyền địa phương xã Tân Quy Tây đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ trước mắt mỗi căn bị cháy rụi  1 triệu đồng, căn bị ảnh hưởng 500.000 đồng và đề nghị tiếp tục xem xét hỗ trợ.

Được biết, hộ ông Hòa thuộc diện hộ nghèo, 2 hộ còn lại đều thuộc diện khó khăn.

Hiện nguyên nhân vụ cháy đang được điều tra làm rõ.
31/01/2015 14:57
THANH NGHĨA - THÀNH NHƠN

Bất an với thực phẩm bẩn

Theo NLĐO-31/01/2015 22:18
Nhóm hàng “nóng” là thực phẩm tươi sống đang được tập kết về các TP lớn làm nguyên liệu phục vụ Tết. Vì vậy, các loại thực phẩm bẩn cũng theo vào, rất khó kiểm soát

Cận Tết, thị trường thực phẩm càng trở nên sôi động, nhất là các loại thực phẩm chế biến; các mặt hàng thiết yếu như bánh kẹo, rượu bia, đồ hộp... Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm các loại hàng không bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) được dịp trà trộn, tung hoành.

Bày bán tràn lan

Khảo thị tại Hà Nội những ngày giáp Tết, thị trường tràn ngập các loại bánh, mứt, kẹo nhập nhèm xuất xứ, chất lượng. Đặc biệt, tại chợ đầu mối Đồng Xuân và khu vực phố Hàng Buồm, hầu hết bánh kẹo, hạt dưa, hạt bí... đều không có bao bì, nhãn mác mà chủ yếu bán cho khách mua theo ký. Thậm chí, các loại mứt như hồng khô, bí, sen... còn được bày tênh hênh trên sạp, không hề có bao, vỏ che đậy. “Chủ yếu người ta đến mua để bán lại nên không câu nệ đóng gói. Giờ dân kỵ hàng Trung Quốc nên chúng tôi lấy hàng của các cơ sở, làng nghề trong nước sản xuất; một số là hàng Thái Lan” - chủ một quầy bán bánh kẹo tại chợ Đồng Xuân cho biết.

Cùng với sự sôi động của thị trường Tết, các loại thực phẩm bẩn cũng đua nhau bung hàng. Trong ảnh: Kiểm tra thực phẩm Tết tại Hà Nội Ảnh: NGỌC DUNG
 Cùng với sự sôi động của thị trường Tết, các loại thực phẩm bẩn cũng đua nhau bung hàng. Trong ảnh: Kiểm tra thực phẩm Tết tại Hà Nội Ảnh: NGỌC DUNG

Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng ban Ban Chỉ đạo 389/TP Hà Nội, Tết năm nay, tình hình vi phạm về an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp. “Sức mua ở mức thấp, hàng hóa không tiêu thụ được, hàng hóa hết “đát”, cận “đát” tồn kho nhiều nên dẫn tới hành vi sửa hạn sử dụng có dấu hiệu tăng. Ngoài ra, tình trạng gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu đã được kiểm soát nhưng vẫn còn tồn tại. Hàng hóa sử dụng giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy chứng nhận ATTP không phù hợp; hàng hóa không rõ nguồn gốc được trà trộn vào hàng trong nước, không bảo đảm ATTP, ảnh hưởng tới sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng” - ông Tuấn nhận định.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế), cho biết khi nhu cầu tiêu dùng lớn, nếu không kiểm soát tốt sẽ là cơ hội để các sản phẩm trôi nổi, không nguồn gốc, kém chất lượng... được tung ra thị trường và gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết.

Trong khi đó, tuần qua, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP HCM đã kiểm tra 37 vụ sản xuất, buôn bán 82.519 đơn vị sản phẩm và 61.935 kg thực phẩm các loại. Trong đó có 16 vụ buôn bán, vận chuyển hàng không hóa đơn chứng từ, tạm giữ 45 chai rượu ngoại không dán tem nhập khẩu, 1.797 chai sữa nước Ensure loại 237 ml/chai, 2.862 lon nước tăng lực hiệu Redbull do Thái Lan sản xuất, 24.984 gói nước ép trái lê, 200 kg hạt hướng dương sấy khô, 17 kg mứt trái cây không rõ nguồn gốc...

Tình trạng thực phẩm đóng gói vi phạm về nhãn cũng phổ biến với 18 vụ, gồm đủ loại mặt hàng như: rượu vang, nước trái cây, bánh mứt, kẹo, trà sâm, nấm linh chi, giò chả...

Bắt không xuể

Nhóm hàng “nóng” là các loại thực phẩm tươi sống đang được tập kết về các TP lớn làm nguyên liệu phục vụ Tết. Vì vậy, các loại thực phẩm bẩn cũng theo vào rất khó kiểm soát.

Tại cửa ngõ phía Đông TP HCM, Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức nhiều tuần qua đã tăng cường kiểm tra để chặn thịt bẩn đổ về TP. Theo số liệu thống kê trong 1 tuần mới đây, trạm đã phối hợp với Đội CSGT Rạch Chiếc, Đội QLTT Thủ Đức cùng lực lượng thanh niên xung phong kiểm tra tuyến Quốc lộ 1 và phát hiện, xử lý 5 trường hợp vi phạm với tang vật gồm: 17.000 kg chân và đuôi trâu bò, 51 con dê, 467 kg phụ phẩm trâu bò... Vi phạm chủ yếu là vận chuyển sản phẩm động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch.

Heo bệnh được giết mổ để đem đi tiêu thụ bị Đoàn Kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh, TP HCM phát hiệnẢnh: NGỌC ÁNH
 Heo bệnh được giết mổ để đem đi tiêu thụ bị Đoàn Kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh, TP HCM phát hiện Ảnh: NGỌC ÁNH

Tương tự, tại cửa ngõ phía Tây TP HCM gần đây cũng rộ lên tình trạng vận chuyển trái phép sản phẩm động vật. Ông Nguyễn Hồng Triệu, Trưởng Trạm Thú y huyện Bình Chánh, cho biết hầu như ngày nào cũng phát hiện đối tượng cố tình đưa gà vịt sống, trứng, thịt heo... về TP qua địa bàn huyện. “Có ngày, chúng tôi xử lý đến 15 trường hợp” - ông Triệu nói.

Theo chân Đoàn Kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh trong những ngày gần đây, chúng tôi nhiều lần chứng kiến các đối tượng vận chuyển gà, vịt sống trái phép bằng xe máy và không chấp hành hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra. Có trường hợp đối tượng quá manh động, phóng xe lạng lách gây nguy hiểm cho người đi đường nên đoàn kiểm tra đành phải để hàng và người vi phạm thoát nhằm giữ an toàn tính mạng cho người đi đường. Theo tìm hiểu của chúng tôi, các loại gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc này nếu vận chuyển trót lọt sẽ “chui” vào các lò giết mổ lậu...

Tại thị trường Hà Nội, tình trạng nhập lậu thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc hiện vẫn rất phức tạp. Gần đây, nhiều vụ việc được phát hiện nhưng vẫn chưa phản ánh đúng tình hình thực tế. Chẳng hạn, đầu tháng 12-2014, Công an TP Hà Nội phối hợp Chi cục QLTT Hà Nội tiến hành kiểm tra các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thịt trâu thuộc Xí nghiệp Bắc Hà - Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội. Qua kiểm tra đã phát hiện và phạt hành chính 135 triệu đồng về các hành vi sản xuất hàng giả, sửa giấy chứng nhận kiểm dịch, buộc tiêu hủy 1.296 kg thịt trâu. Giữa tháng 12-2014, các lực lượng chức năng tại Hà Nội cũng phát hiện 3.150 kg cá tầm có xuất xứ Trung Quốc, không hóa đơn chứng từ, trị giá gần 700 triệu đồng. Cùng thời điểm, Đội QLTT số 4 (Hà Nội) phát hiện 1.230 kg nầm, tràng lợn giá trị 406 triệu đồng...

Theo đại diện Bộ Công Thương, những vụ bị phát hiện và xử phạt vi phạm kể trên chỉ là số ít so với thực tế. Các đối tượng vi phạm thường hoạt động thành đường dây, có người nước ngoài nên việc kiểm soát không hề dễ dàng.

Gần 22% cơ sở được kiểm tra có vi phạm
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy trong tổng số 514.735 cơ sở được kiểm tra vệ sinh ATTP trong 11 tháng qua, có đến 152.750 cơ sở vi phạm, chiếm gần 22%. Nội dung vi phạm phổ biến nhất là điều kiện vệ sinh cơ sở, dụng cụ, trang thiết bị sản xuất thực phẩm không bảo đảm (chiếm trên 12%). Các đoàn kiểm tra cũng đã lấy hơn 14.000 mẫu thực phẩm gửi kiểm nghiệm, kết quả có đến 13,6% không bảo đảm chất lượng, trong đó có những mẫu sai phạm rất nghiêm trọng như: thực phẩm nhiễm E.coli, coliform, nấm mốc... gấp nhiều lần tiêu chuẩn
cho phép.

“Bêu” tên doanh nghiệp vi phạm
Với mục tiêu giảm 10% số vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi và trong thời gian diễn ra lễ hội Xuân 2015 so với cùng kỳ năm 2014, ông Nguyễn Thanh Phong cho biết Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh ATTP đã thành lập 6 đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 12 tỉnh, thành phố trọng điểm trên cả nước. Cùng đó, hàng ngàn đoàn kiểm tra của các địa phương đang tăng cường thanh, kiểm tra tại tất cả các cấp từ tỉnh đến quận, huyện; xã, phường.
Ông Nguyễn Thanh Phong nhấn mạnh: “Trọng điểm của kế hoạch bảo đảm vệ sinh ATTP dịp Tết Nguyên đán là sẽ tập trung kiểm tra những thực phẩm được tiêu thụ nhiều trong dịp này, những thực phẩm có nguy cơ cao như bánh kẹo, mứt, bia rượu; các cơ sở có dấu hiệu vi phạm, cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm với số lượng lớn; các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại...”.
Theo ông Phong, để việc thanh tra, kiểm tra thực phẩm Tết không rơi vào tình trạng “ném đá ao bèo”, ngoài công tác kiểm tra, lấy mẫu thực phẩm kiểm nghiệm, Bộ Y tế đã đề nghị các phòng xét nghiệm ưu tiên tiến hành xét nghiệm nhanh, kết quả có sớm để công bố đến người tiêu dùng ngay trước Tết. “Điều này nhằm tránh tình trạng kiểm tra trước Tết cả tháng nhưng nhiều mẫu kiểm nghiệm sau Tết mới có kết quả khiến hiệu quả cảnh báo không cao” - ông Phong nói.
Với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, ngay sau khi kiểm tra, phát hiện sai phạm, cơ quan quản lý sẽ công khai danh tính trên các phương tiện thông tin đại chúng. “Việc công khai tên doanh nghiệp, sản phẩm kém chất lượng sẽ có sức răn đe lớn. Thực tế cho thấy nhiều cơ sở vi phạm sẵn sàng nộp phạt nhưng họ rất sợ công khai danh tính trên các phương tiện thông tin vì sẽ ảnh hưởng uy tín” - ông Phong khẳng định.
 Ngọc Dung - Phương Nhung - Vương Ngọc