Sunday, September 29, 2019

Cái gì ‘bảo mật’, cái đó sinh chuyện

Theo VOA-Trân Văn/27/09/2019
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, người dẫn đầu phái đoàn đi trên chiếc chuyên cơ có 9 người ... đi nhờ sang Hàn Quốc.
 Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, người dẫn đầu phái đoàn đi trên chiếc chuyên cơ có 9 người ... đi nhờ sang Hàn Quốc.
Sau sửng sốt, công chúng phẫn nộ khi ông Nguyễn Hạnh Phúc (Tổng Thư ký kiêm Phát ngôn viên của Quốc hội Việt Nam), giải thích: Cả chín người tháp tùng bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Chủ tịch Quốc hội) sang thăm Nam Hàn hồi tháng 12 năm ngoái, rồi ở lại Nam Hàn bất hợp pháp đều nằm trong nhóm… đi nhờ chuyên cơ (1)!
Qua mạng xã hội, đã có khá nhiều người giải thích tại sao họ phẫn nộ. Tuy nhiên vẫn còn một yếu tố cần phải lưu ý là việc cho… đi nhờ chuyên cơ vi phạm Luật Bảo vệ bí mật nhà nước mà Quốc hội Việt Nam từng thông qua hồi tháng 11 năm ngoái – một tháng trước khi xảy ra chuyện cho… đi nhờ.
Nếu căn cứ theo Điểm b, Khoản 1, Điều 7 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì chuyến thăm Nam Hàn của bà Ngân thuộc phạm vi… bí mật nhà nước. Khi toàn bộ “hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo đảng, nhà nước” đã được xác định là phải… “bảo mật” (2), cho… đi nhờ chuyên cơ rõ ràng là phạm pháp.
Diễn biến của scandal cho… đi nhờ, chỉ ra, trong thực thi Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, các cơ quan hữu trách của Việt Nam chỉ… “bảo mật” tình tiết có chín người tháp tùng bà Ngân sang Nam Hàn rồi bỏ trốn. Nếu đầu tuần này, Đài Truyền hình MBC của Nam Hàn không phanh phui, công chúng Việt Nam không thể nào biết vì Luật Bảo vệ bí mật nhà nước còn nghiêm cấm tiết lộ “thông tin có tác động tiêu cực đến tình hình chính trị, kinh tế - xã hội” (Điểm b, Khoản 1, Điều 7).
Đó có thể là lý do, chín tháng sau khi sự kiện chín người… đi nhờ để bỏ xứ tha phương cầu thực bị lộ, đại diện Quốc hội mới xác nhận, mới đề nghị “điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm”. Chưa rõ sắp tới, Quốc hội và Bộ Công an có trình bày cho công chúng rõ, tại sao và những ai phải chịu trách nhiệm về việc tiết lộ thông tin vốn thuộc loại cần được “bảo mật”, sắp đặt cho chín người vừa kể xin được visa nhập cảnh Nam Hàn, leo lên chuyên cơ, tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sang “thăm” Nam Hàn hay không?
Nhìn một cách tổng quát, “bảo mật” lại… sanh chuyện. Tự thân bảo mật không sai cũng chẳng xấu, thậm chí hết sức cần thiết song khác với thiên hạ, cách “ta” dùng các qui phạm pháp luật xác định phạm vi cần bảo mật, mức độ mật, cách thức bảo mật khiến “bảo mật” đồng nghĩa với che đậy, hỗ trợ đại gian, đại ác!
***
Cách nay vài ngày, Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Minh Hùng (cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc VN Pharma) và các đồng phạm “buôn bán thuốc giả” mới cảnh báo tất cả các cá nhân dự xử, từ bị cáo, nhân chứng, người có quyền và nghĩa liên quan,… cho đến luật sư, báo giới,… rằng, hồ sơ vụ án này có một số tài liệu thuộc loại “mật” và “tuyệt mật”, vô tình hay cố ý tiết lộ những tài liệu này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (3)!
Ai cũng thấy scandal VN Pharma nhập và phân phối H-Capita (dược phẩm đặc trị ung thư) không chỉ là trách nhiệm của ông Hùng và 11 bị cáo khác. Tuy nhiên sau năm năm tính từ ngày vụ án được khởi tố, sau hai năm tính từ khi bản án sơ thẩm đầu tiên bị hủy, vẫn chưa có viên chức nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và vẫn chưa thấy hệ thống tư pháp giải thích tại sao, lúc đầu, từ công an, viện kiểm sát đến tòa án khăng khăng ông Hùng và các đồng phạm chỉ “buôn lậu”?
Ông Hùng từng bị phạt 12 năm vì “buôn lậu” nhưng bản án này đã bị hủy. Giờ, với cáo buộc “buôn bán thuốc giả” – được xem là đúng với bản chất của hành vi phạm tội - ông đang đối diện với khả năng bị phạt tử hình! Cảnh báo của Hội đồng xét xử, không được tiết lộ các tài liệu thuộc loại “mật” và “tuyệt mật” trong hồ sơ vụ án chắc chắn sẽ bịt miệng cả các bị cáo lẫn luật sư. Tuy vụ án được xét xử “công khai” nhưng với cảnh báo đó, làm sao có thể hy vọng hoạt động xét xử sẽ phơi bày trách nhiệm của cả những cá nhân đứng sau hậu trường hỗ trợ VN Pharma nhập – phân phối thuốc giả, lẫn những cá nhân thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng từng khăng khăng ông Hùng chỉ “buôn lậu”?
Trong scandal VN Phama/H-Capita, hệ thống tư pháp không chỉ bộc lộ sự bầy hầy khi cả công an, viện kiểm sát, tòa án cố tình xác định sai tội danh của ông Hùng và các đồng phạm (chỉ là “buôn lậu”) khiến bản án sơ thẩm bị hủy. Hệ thống này còn có một số cá nhân nhận hối lộ 10 tỉ khi thụ lý vụ án. Cuối cùng, vụ nhận hối lộ 10 tỉ được tách ra xử lý riêng, chỉ có ông Ngô Anh Quốc (1/12 bị cáo vụ VN Pharma/H-Capita), một luật sư và một doanh nhân tham gia “môi giới” bị phạt tù do “đưa hối lộ”. Hệ thống tư pháp không tìm ra viên chức nào “nhận hối lộ” để truy cứu trách nhiệm hình sự (4). Có tài liệu nào thuộc loại “mật” và “tuyệt mật” trong hồ sơ vụ án liên quan đến chuyện này không?..
***
“Bảo mật” đã từng mở lối để AVG bán 95% cổ phần cho MobiFone. Ngay sau khi AVG “loan báo” ý định bán cổ phần cho doanh nghiệp ngoại quốc, Bộ Công an lấy lý do cần “bảo mật” để “khuyến cáo” Bộ Thông tin – Truyền thông phải sắp xếp cho doanh nghiệp trong nước mua lại số cổ phần này. Sở dĩ AVG, MobiFone, các viên chức hữu trách thản nhiên định giá AVG cao hơn giá trị thực 14 lần, MobiFone vui vẻ mua hớ, khiến ngân sách thất thoát 7.000 tỉ đồng vì toàn bộ hồ sơ của thương vụ này được xác định là… mật!
Trung tuần tháng này, khi cùng Ủy ban Thường vụ của Quốc hội Việt Nam xem xét các báo cáo về hoạt động của hệ thống tư pháp, bà Lê Thị Nga (Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội), bảo với Viện Kiểm sát Tối cao và Bộ Công an rằng, không thể chấp nhận việc hai cơ quan này xác định những vi phạm trong hoạt động tư pháp (truy tố sai, kết án oan), số lượng tù nhân chết trong các trại giam, số lượng giám thị trại giam bị kỷ luật… là thông tin… tối mật (5)!
Bà Nga nhấn mạnh, nếu cứ như thế chắc chắn sẽ không thể bảo đảm được sự công minh trong hoạt động tư pháp, đồng thời than rằng, Quốc hội đã góp ý nhiều lần nhưng hệ thống tư pháp không sửa! Tháng 11 năm 2017, khi góp ý cho Dự luật Bảo vệ bí mật nhà nước, bà Nga từng than về “tình trạng lạm dụng bí mật nhà nước”, đóng dấu “mật” vào đủ thứ, kể cả “văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội” nên đại biểu không thể dùng văn bản này để trả lời cử tri! Bà cảnh báo rằng, nếu không thay đổi thì không bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong phòng – chống tham nhũng và bảo đảm yêu cầu công khai hoạt động tố tụng (6)…
Dự luật Bảo vệ bí mật nhà nước đã trở thành luật! Nếu có thời gian xem qua bộ luật này ắt sẽ thấy, tại Việt Nam, “công khai, minh bạch” vẫn chỉ trên “đầu môi, chót lưỡi”. Có lẽ Việt Nam là quốc gia duy nhất xác định “hoạt động lập hiến, lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng của đất nước” cũng thuộc… “phạm vi bí mật nhà nước” (Điểm a, Khoản 3, Điều 7)! Sự kỳ quái ấy khởi đi từ yêu cầu toàn bộ hoạt động “bảo mật” phải “đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam” (Khoản 1, Điều 3).
Đến giờ, những con dấu xác định thông tin là “Mật”, “Tối mật”, “Tuyệt mật” vẫn bu bám trên đủ loại văn bản, kể cả văn bản do chính quyền các tỉnh, thành phố phát hành, những nhắc nhở về “bảo mật”, răn đe về hậu quả nếu vi phạm Luật Bảo vệ bí mật nhà nước vẫn vang như chuông. Nhìn cho kỹ thì “bảo mật” vẫn là tấm khiên che cho gian nhân, đậy điệm đủ loại tội ác. “Bảo mật” vẫn là một thứ bùa vừa gìn giữ, vừa tạo thêm thế và lực cho âm binh mặc sức tung hoành! Chín người… đi nhờ chuyên cơ chỉ là chuyện nhỏ!
Chú thích

‘Hủy đấu thầu quốc tế cao tốc Bắc Nam’ có phải do ‘lắng nghe dân’?

Theo VOA-Phạm Chí Dũng/27/09/2019
Thông tin Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) hủy bỏ sơ tuyển đấu thầu dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam và ưu tiên cho các nhà thầu trong nước đã tạo nên một làn sóng phấn khích trong một bộ phận dư luận xã hội. Luồng dư luận này cho rằng ‘đảng và nhà nước ta’ và Bộ GTVT đã tiếp thu và lắng nghe ý kiến phản biện của người dân nên mới có chỉ đạo hủy bỏ như thế.
Hai luồng dư luận
Trước đó khi quan chức Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông lộ ra âm mưu 'kết quả trúng thầu sơ tuyển cao tốc Bắc - Nam là tài liệu mật', dư luận xã hội đã dậy lên làn sóng phản đối. Cùng lúc, một bản kiến nghị được một số tổ chức xã hội dân sự và nhiều trí thức, người dân ký tên đòi công khai vụ việc này và loại các nhà thầu Trung Quốc khỏi dự án cao tốc Bắc Nam vì lo bị Trung Quốc lũng đoạn về quốc phòng và an ninh trong dự án này.
Cũng không ít dư luận yêu cầu Bộ GTVT phải từ bỏ dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam vì quá tốn kém - dự toán lên tới 15 tỷ USD, trong khi ngân sách èo uột và luôn phải bù trám bằng cách bóp hầu bóp họng dân chúng.
Trạng thái phấn khích của một số người dân thậm chí còn vượt quá sự mong đợi của chính quyền: Chính phủ và Bộ GTVT được hoan nghênh vì ‘đã sáng suốt’, ‘hành động dũng cảm’ và ‘một quyết định hợp lòng dân’.
Trong khi đó, một luồng dư luận khác có vẻ ‘chính trị’ hơn đã nhìn nhận vụ hủy bỏ trên như một dấu hiệu ‘thoát Trung’, đặc biệt là ‘thoát Trung bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói’ của nội bộ đảng cầm quyền.
Vậy có thực sự là Bộ GTVT, và cao hơn cơ quan này là chính phủ và Bộ Chính trị đảng, hủy bỏ sơ tuyển đấu thầu quốc tế dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam và ưu tiên cho các nhà thầu trong nước là do đã tiếp thu và lắng nghe ý kiến phản biện của người dân?
Những chữ ‘nếu’…
Nếu quả thực đã có thái độ tự giác lắng nghe, hoặc không thể bỏ qua phản ứng của dư luận xã hội, tại sao Bộ GTVT và các cơ quan của ‘đảng và nhà nước ta’ lại chưa bao giờ hồi đáp một kiến nghị nào của các tổ chức xã hội dân sự về chuyện làm đường sá, cầu cống, sân bay?
Và nếu Bộ GTVT đã biết tiếp thu phản biện xã hội của người dân về mối nguy nhà thầu Trung Quốc trong dự án hạ tầng cơ sở, thì tại sao bộ này vẫn triển khai dự án sân bay Long Thành có giá trị lên tới 18 tỷ USD, trong tình trạng ngân khố không đào đâu ra tiền để xây sân bay, trong khi dậy lên dư luận về việc dự án này phải vay mượn tiền của ngân hàng và các doanh nghiệp Trung Quốc, và việc xây sân bay Long Thành là nhằm ‘thoát hàng’ đất nền với giá cao của các quan chức và đại gia, cùng lúc ‘dìm hàng’ sân bay Tân Sơn Nhất?
Hoặc nếu Bộ GTVT, cực chẳng đã, phải nhượng bộ trước phản ứng của người dân về dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam, thì tại sao bộ này lại không hề chịu nhượng bộ khi vẫn mưu toan lập dự án và triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam - có kinh phí tới gần 60 tỷ USD, tương đương hơn 1/3 GDP quốc gia, bất chấp phản ứng của dư luận xã hội đối với dự án này còn mạnh mẽ hơn so với dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam?
Không thể phủ nhận nhiệt tình và công sức vận động của một số tổ chức xã hội dân sự trong yêu sách ‘thoát Trung’ ở dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam, nhưng thực trạng chính quyền vẫn rất trịch thượng và chưa có bất kỳ dấu hiệu nào muốn đối thoại với giới này đã đặt ra nghi vấn lớn về việc chính quyền đó có thực tâm ‘lắng nghe và tiếp thu phản biện của người dân’ về dự án này hay không, và nêu lên hoài nghi về lời khen ngợi vội vã về chính quyền đã ‘dũng cảm’ thật ra có xứng đáng hay không.
Ở một góc độ khác, cần xem xét vụ hủy bỏ sơ tuyển đấu thầu dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam trong một bối cảnh đặc biệt: xung đột Việt - Trung. Đó là vụ Trung Quốc điều động tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 cùng nhiều tàu hải cảnh hộ vệ cho tàu này xâm phạm khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam từ đầu tháng 7 năm 2019 đến tận bây giờ.
‘Thân Trung’ và ‘giãn Trung’
Vụ việc xâm phạm và gây hấn leo thang trên có lẽ đã khiến Nguyễn Phú Trọng và tất cả những quan chức nào còn mơ màng về ‘Bốn Tốt’ và ‘Mười Sáu Chữ Vàng’ vỡ mộng ‘nhịn thì nó tha cho’. Sau nhiều năm, lần đầu tiên ‘đảng em’ Việt Nam mới dám phát ra công hàm để phản đối ‘đảng anh’ Trung Quốc.
Cũng sau nhiều năm, lần đầu tiên yếu tố an ninh quốc phòng được nhấn mạnh trong dự án có vốn đầu tư nước ngoài bởi chính một nghị quyết của Bộ Chính trị đảng vào tháng 8 năm 2019.
Mặc dù chẳng có kênh báo đảng nào hé miệng, nhưng ai cũng hiểu rằng yếu tố nhạy cảm về an ninh quốc phòng trong dự án có yếu tố nước ngoài chính là Trung Quốc - quốc gia đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống hạ tầng cơ sở của Việt Nam và biến nơi đây thành một bãi rác công nghệ khổng lồ.
Đồng thời, tại một số tỉnh thành trọng yếu của Việt Nam đã diễn ra phong trào ‘bắt Trung Quốc’: đường dây đánh bạc do người Trung Quốc tổ chức, đường dây sex cũng do người Trung Quốc lập ra, hàng loạt người Trung Quốc ăn trộm ATM và dùng thẻ tín dụng giả… Những vụ tội phạm đó đã tồn tại từ rất lâu, nhưng cho tới nay mới được công an xử lý, cứ như thể mới lần đầu tiên được phát hiện.
Quá trình lập hồ sơ và xây dựng cơ chế sơ tuyển đấu thầu quốc tế dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam lại rơi trúng vào thời điểm gấu ó như thế giữa ‘hai đảng anh em’.
Bộ GTVT, Bộ Xây dựng và Bộ Công thương vốn là bộ ba bị dư luận xã hội Việt Nam lên án dữ dội về thành tích ‘nối giáo cho giặc’, bởi trong suốt nhiều năm các bộ này đã ‘kiến tạo’ cơ chế tổng thầu cho doanh nghiệp Trung Quốc - có thời điểm lên đến 90% trong tổng số dự án gọi thầu, mà dự án đường sắt trên cao Cát linh - Hà Đông do Trung Quốc thầu là một điển hình về đội vốn, kéo dài thời gian và bệ rạc về chất lượng; đã giúp cho hàng Trung Quốc tràn vào thị trường Việt Nam và giết chết nhiều doanh doanh nghiệp sản xuất hàng trong nước…
Cũng từ nhiều năm qua, các bộ trên cùng nhiều nhân sự cao cấp trong đó bị dư luận xã hội xem là nhóm ‘thân Trung’, đối lập với một ít quan chức được xem là ‘thân Mỹ’.
Thế nhưng bất chấp phản ứng của dư luận xã hội, nhóm ‘thân Trung’ vẫn tác oai tác quái không chỉ suốt triều đại thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà còn kéo sang cả thời kỳ thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trong khi đó, vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy trong nội bộ đảng đã hình thành phe ‘thân Mỹ’, mà chỉ có những quan chức muốn giảm bớt sự phụ thuộc của kinh tế và chính thể Việt Nam vào Trung Quốc - tạm gọi phe này là ‘giãn Trung’.
Chỉ đến năm 2019, tình hình và tương quan lực lượng trong nội bộ đảng CSVN về quan điểm đối ngoại mới có một chút thay đổi.
Do người Mỹ ‘gợi ý’?
Vụ hủy bỏ cơ chế sơ tuyển đấu thầu quốc tế dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam tuy chỉ là một vụ việc nho nhỏ nhưng có thể xứng đáng là một sự kiện lịch sử, là một bằng chứng chưa có tiền lệ về tương quan nhỉnh hơn của phe ‘giãn Trung’ so với phe ‘thân Trung’ sau nhiều năm giằng co, thậm chí phe ‘giãn Trung’ còn phải chịu lép vế trong nhiều thời điểm.
Vô tình hay hữu ý, ngay sau vụ hủy bỏ trên, có đến 3 thứ trưởng của Bộ GTVT đã bị cấp trung ương thi hành kỷ luật, trong đó có Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông - tác giả của âm mưu tống kết quả đấu thầu cao tốc Bắc Nam vào danh mục ‘tài liệu mật’.
Thế nhỉnh hơn của phe ‘giãn Trung’ còn có thể dần biến thành thắng thế đa số nếu sắp tới ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng - quan chức đã ‘trốn’ đi Trung Quốc suốt từ đầu năm 2019 đến nay - thực sự có một chuyến đi Washington gặp tổng thống Hoa Kỳ và hai bên đạt được kết quả nâng tầm quan hệ lên ‘đối tác chiến lược’, cùng với động thái quân cảng Cam Ranh - nơi khống chế đến 2/3 Biển Đông - được Việt Nam thỏa thuận cho Mỹ làm căn cứ hậu cần.
Cũng không loại trừ một giả thiết có tính hy vọng: nếu xu thế từ nhỉnh hơn đến vượt trội trên sẽ dần biến thành hiện thực, phải chăng trong vụ hủy bỏ cơ chế sơ tuyển đấu thầu ‘Trung Quốc’ dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam đã có tác động từ ‘gợi ý’ của người Mỹ?

Chuyện ‘chuyên cơ’ của ‘chị Ngân xinh’

Theo VOA/Trân Văn/27/09/2019 
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân trong phiên họp ngày 11/6/2018.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân trong phiên họp ngày 11/6/2018.
Tuần này, “nhục” có lẽ là một trong vài từ được dùng nhiều nhất trên mạng xã hội Việt ngữ. Việc dùng từ “nhục” trở thành phổ biến sau khi hệ thống truyền thông Nam Hàn loan báo, một người từng tháp tùng bà Nguyễn Thị Kim Ngân đến thăm Nam Hàn hồi tháng 12 năm ngoái đã ra đầu thú để được hồi hương, một mới bị bắt vì cư trú trái phép. Chuyện chưa ngừng ở đó vì còn tới bảy người đi theo bà Ngân sang thăm Nam Hàn rồi ở lại, không chịu về và nay đang chui lủi ở đâu đó trên lãnh thổ Nam Hàn…
Việt Nam vốn đã nổi tiếng ở nhiều xứ vì mại dâm, trộm cắp, buôn lậu, chuyển ngân lậu, vận chuyển – tiêu thụ hàng gian, nhập cảnh – cư trú bất hợp pháp. Trước kia, những vụ tai tiếng bên ngoài biên giới làm méo mó thể diện quốc gia chủ yếu là từ thường dân, tiếp viên hàng không, phi công, rồi đến viên chức ngoại giao (buôn lậu sừng tê ở Nam Phi), kể cả đại sứ (bị Đức tạm giữ vì nghi chuyển ngân lậu). Gần đây, những vụ tai tiếng dính líu cả đến Ủy viên Bộ chính trị giữ vai trò lãnh đạo quốc gia!
Sau một Tô Lâm dùng danh nghĩa Bộ trưởng Công an đi thăm hỏi thiên hạ để thực hiện kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, nay có thêm Chủ tịch Quốc hội dính líu đến… buôn người! Cần lưu ý rằng, trong mắt thiên hạ, sắp đặt để ai đó có thể nhập cảnh hợp pháp hay bất hợp pháp, tổ chức vận chuyển qua biên giới để hoàn thành kế hoạch cư trú trái phép ở quốc gia nào đó đều bị xem là… buôn người. Nếu không cố ý, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và các cơ quan hữu trách cũng vô tình tiếp tay cho… buôn người!
Chuyện lợi dụng chuyến thăm Nam Hàn của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam để buôn người xảy ra cách nay chín tháng nhưng cả hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền xem là bình thường nên không làm gì cả. Tổng Thư ký kiêm Phát ngôn viên của Quốc hội Việt Nam chỉ xác nhận sau khi hệ thống truyền thông Nam Hàn phanh phui vụ buôn người này. Đó là lý do thứ nhất làm công chúng thấy… nhục. Lý do thứ hai khiến công chúng thấy… nhục vì giới hữu trách biện bạch là bị những kẻ… đi nhờ chuyên cơ lợi dụng!
***
Cứ như vài người có dịp tháp tùng nguyên thủ Việt Nam đi công tác ở ngoại quốc kể lại những gì họ biết về… chuyên cơ thì hóa ra, chuyên cơ đã bị lợi dụng từ lâu! Một người trong số này là Minh Duc Le (cựu phóng viên) – từng có cơ hội theo chuyên cơ đưa nguyên thủ đi thăm Pháp, Mỹ hồi 2007, thuật lại, chiếc Boeing 777 được chuyển hóa thành chuyên cơ rộng thênh thang. Lãnh đạo cao cấp và các tùy tùng chính thức chỉ dùng khoang phía trước.
Khoang phía sau dành cho đủ mọi thành phần: Nhân viên phục vụ, nhà báo, doanh nhân và cả những người không ai biết họ làm gì... Có một người dùng máy ảnh, liên tục chụp tất cả những doanh nhân ở quanh nguyên thủ, sau đó gạ bán những tấm ảnh này cho các doanh nhân ấy với giá trên trời. Minh Duc Le hỏi thăm mới biết, nhân vật vừa kể kiếm sống bằng việc mua chỗ trên chuyên cơ, theo sát các nguyên thủ và doanh nhân để chụp ảnh rồi… kinh doanh những hình ảnh ấy.
Mihh Duc Le kể thêm, bởi Boeing 777 rộng, người lại không đông nên ông và các đồng nghiệp bắt chước những người khác bày rượu ra uống, lấy thuốc ra hút, kể cả hút thuốc… lào. Những người có kinh nghiệm tháp tùng nguyên thủ đi công tác ở ngoại quốc bằng chuyên cơ tỏ ra tiếc cho Minh Duc Le khi ông chỉ mang một khoản tiền vừa đủ xài. Họ khuyên rằng lần sau phải mang nhiều hơn để mua hàng hóa mang về bán lại vì không bị hải quan gây khó…
Đó cũng là lý do khi chuyên cơ đáp xuống phi trường Nội Bài. Dù là theo nguyên thủ đi công tác ngoại quốc nhưng Minh Duc Le phải chờ cả tiếng mới thấy va li của mình, trước đó trên băng chuyền chỉ thấy hết kiện này tới thùng kia của các thành viên khác trong đoàn. Một phi công của Vietnam Airlines (VNA) từng kể với Minh Duc Le, Văn phòng chính phủ ký hợp đồng thuê trọn gói phi cơ của VNA sau đó toàn quyền quyết định về hành khách. Ai đi theo cũng được nhưng phải trả tiền (1).
Minh Duc Le bảo rằng, đó là lý do ông không cảm thấy lạ khi có chín người theo chuyên cơ chở Chủ tịch Quốc hội trốn sang Nam Hàn. Đáng chú ý là có vài người Việt sống ở bên ngoài Việt Nam cũng khẳng định họ không cảm thấy lạ như Minh Duc Le. Chẳng hạn bà Mạc Việt Hồng – một người làm báo Việt ngữ ở Ba Lan. Bà Hồng khẳng định, nhiều năm nay, phần lớn các đoàn từ Việt Nam sang châu Âu đều có người “đi kèm” và những người “đi kèm” đó đều ở lại.
Bà Hồng cho biết, những đoàn đi “hát hò” thì kèm vài người mẫu, người quản lý hay giữ chức vụ ất ơ nào đó và những người này tách đoàn ở lại. Các đoàn đi công tác, đi dự hội nghị, đi triển lãm… abc cũng vậy. Hồi ông Nguyễn Sinh Hùng là Chủ tịch Quốc hội dẫn một đoàn sang thăm Ba Lan, trong đoàn cũng có một số người ở lại. Theo bà Hồng, lý do
rất đơn giản, giá đưa một người qua Ba Lan từ 15.000 đến 20.000 Euros. “Kèm” được năm người là đã có thể kiếm một khoản to tướng!
Bà Hồng giải thích, du lịch dẫu đã dễ hơn trước nhưng không phải với ai cũng dễ, chẳng hạn còn quá trẻ, không có việc làm ổn định, thiếu những điều kiện khác nữa để được Đại sứ quán Ba Lan cấp visa du lịch. Cho nên “phù phép” rồi ghép vào các đoàn dễ hơn nhiều. Bà Hồng nhấn mạnh, nhiều người “đi kèm” bây giờ vẫn đang ở bên này. Chỉ không rõ do quản lý nhập cư kém hay vì nhân đạo mà không thấy châu Âu họ nói gì. Đi nhờ chuyên cơ sang Nam Hàn trở thành rùm beng chỉ vì báo đăng thôi (2)!
Ông Quốc Quân Trần – một người Việt khác cũng sinh sống tại Ba Lan – đề cập tới một khía cạnh khác của chuyên cơ. Vì thường xuyên tiếp xúc với nhiều doanh nhân đi theo các đoàn đại biểu cao cấp của đảng và nhà nước ra thăm nước ngoài để... xúc tiến thương mại, ông Quân tổng kết, tiếng là “xúc tiến thương mại” nhưng “đám doanh nhân đi theo các đoàn chỉ xúc tiến quan hệ với quan chức” cho nên “đám phụ trách việc tổ chức tranh thủ quan hệ ngược với đám doanh nhân để thủ lợi”.
Đó là lý do đoàn đại biểu càng cao cấp thì càng có nhiều doanh nhân hào hứng đi theo. Do “ghế ít, đít nhiều nên lúc nào cũng thiếu chỗ”. Ông Quân nhận xét, bởi bà Ngân dẫn một đoàn đại biểu tuy cũng cao cấp nhưng là cấp cao của… quốc hội nên “bọn doanh nhân không… thèm” thành ra thừa chỗ. “Bọn” tổ chức phải kiếm thêm “bọn lởm khởm” muốn tiết kiệm tiền chạy visa và tiền vé máy bay, chỉ chi ít đồng cho “bọn” tổ chức là xong nên mới có chuyện chín thành viên theo đoàn đại biểu cao cấp của quốc hội bỏ trốn.
Quốc Quân Trần nhìn nhận, scandal đi nhờ chuyên cơ để trốn khỏi Việt Nam, cư trú bất hợp pháp tại Nam Hàn đúng là… nhục! Tuy nhiên ông tình nguyện làm… AQ để… “minh oan cho chị Ngân xinh”. Theo ông, “chị Ngân xinh” chả biết gì đâu! Tất cả chỉ vì bọn thuộc cấp tham lam. Kẹt ở chỗ “chị Ngân xinh” là Trưởng đoàn nên “chị Ngân xinh” vẫn phải chịu trách nhiệm vì lâu la làm bậy. Ông Quân đề nghị “chị Ngân xinh” nên “Tiu chết mẹ chúng nó đi!” (3).
Scandal chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cho chín người… đi nhờ để “trốn khỏi tổ quốc” còn đặt ra một vấn đề khác: Tại sao nguyên thủ của nhiều quốc gia giàu mạnh hơn Việt Nam luôn sẵn sàng đi lại bằng các chuyến bay thương mại còn nguyên thủ Việt Nam chỉ đi lại bằng… chuyên cơ? Truong Huy San khuyên rằng, muốn thiên hạ nể phục, lãnh đạo một quốc gia chuyên đi vay nên tiết kiệm. Về khía cạnh an ninh, quý vị vốn đã không phải sợ dân, còn kẻ thù thì cứ yên tâm vì chúng chỉ muốn thả sâm (4).
Truong Huy San kể thêm, “đoàn doanh nhân” tháp tùng bà Ngân thăm Nam Hàn năm ngoái là kết quả phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội với Bộ Kế hoạch – Đầu tư (MPI), sau đó, MPI ký hợp đồng giao lại cho Viettravel nhiệm vụ “tổ chức đoàn”. MPI cũng là nơi đảm nhận vai trò tổ chức các “đoàn doanh nhân” tháp tùng Thủ tướng. Ông San nghĩ rằng, MPI chỉ nên tập trung vào nhiệm vụ chính là làm chính sách thay vì tham gia làm “tour” cho doanh nghiệp, dù đó là tour tháp tùng nguyên thủ.
***
Nhắc đến bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, nhiều người nghĩ ngay đến chuyện bà đã vài lần dạy toàn dân tự vấn: Đã làm gì cho tổ quốc hay chưa? Câu chuyện chuyên cơ của bà cho chín người đi nhờ để “trốn khỏi tổ quốc” tô đậm thảm trạng, bất kể rủi ro trùng trùng, cực nhục khó mà tả xiết, nhiều người Việt vẫn tìm đủ mọi cách thoát khỏi Việt Nam hòng có cơ hội nuôi thân, nuôi gia đình! Liệu bà Ngân và các đồng chí của bà có bao giờ tự vấn: Đã làm gì để tổ quốc, dân tộc đến nông nỗi này?
Chú thích

Không còn niềm tin

Ngô Trường An|

Báo Thanh Niên đưa tin: bộ GTVT chỉ chọn nhà đầu tư trong nước thầu cao tốc bắc nam.
Rất nhiều người hả hê viết tút đăng tải rằng, thì, là, mà…. cuối cùng rồi nhà nước cũng đã thức tỉnh?! Có nhiều bạn còn tự hào, đó là nhờ công lao cộng đồng mạng cào phím, nên nhà nước mới “né” nhà thầu TQ. Ha ha…..!!
Riêng An tui thì không dám tin vào sự thức tỉnh của chính phủ này, và càng không dám tin vì sự nhiệt tình cào phím phản đối của cộng đồng mạng, mà đảng phải né ông láng giềng để giao toàn bộ tuyến cao tốc cho nhà đầu tư trong nước.
Trộm nghĩ rằng, nếu đảng cầm quyền biết quan tâm lắng nghe dư luận thì đất nước đâu có be bét như ngày hôm nay? Chúng ta hãy nhìn lại dự án boxit Tây Nguyên xem! Có biết nhiêu lão thành cách mạng, nhà giáo, nhà báo…. can ngăn, trong đó có đại tướng VNG nhiều lần viết tâm thư gởi cho bộ chính trị, mà đâu có tác dụng gì? Hay như là sửa đổi hiến pháp năm 2013, biết bao nhiêu nhân sĩ trí thức đệ đơn yêu cầu bỏ điều 4, nhưng cũng đâu có được? Gần đây nhất là 3 đặc khu, cho dù bị phản đối, nên đảng cầm quyền tạm dừng thông qua QH. Nhưng, dù có thông qua hay không, hoặc toàn dân phản đối hay không thì cũng chẳng là cái quần què gì với đảng. Họ, (đảng cầm quyền) vẫn phớt lờ dư luận và đang gấp rút thực hiện, tiến hành xây dựng cả 3 đặc khu đó thôi!
Bởi vậy, nói chính phủ đã thức tỉnh vì thấy giao cao tốc cho nhà đầu tư TQ là tiềm ẩn nguy hiểm, là không có đâu! Và nói, đảng đã biết sợ dư luận nên không dám giao cao tốc cho nhà thầu TQ, lại càng không có. Cứ cho rằng, người Việt trúng thầu toàn tuyến cao tốc bắc nam. Nhưng đằng sau người Việt là người nước nào thì chỉ có đảng cầm quyền mới biết.
Tập đoàn Vingroup, Sungroup, FLC … là của người Việt chứ ai? Nhưng sau lưng những đại gia này là ai thì cũng chỉ có trời mới biết. 493 lô đất ven biển ở Tp Đà Nẵng cũng người Việt đứng tên chứ ai? Nhưng ai là người sở hữu 493 lô đất đó thì chỉ có ông Trần Hồng Hà mới biết!
Vậy đó! Các bạn cho rằng nhà nước đã thức tỉnh, đã biết sợ công luận thì các bạn có thể đặt niềm tin vào đảng, cứ việc vui mừng. Còn tôi, tôi đã bị lừa quá nhiều rồi, nên thiệt tình mà nói:
Không thể nào tin đảng được nữa!

Mô hình thái thượng hoàng, một hủ tục được CS duy trì trong bộ máy cai trị


Đỗ Ngà|

Thái thượng hoàng là một chức danh của một số triều đại phong kiến Á Đông. Lịch sử tước vị thái thượng toàng theo ghi chép là bắt đầu từ thời Nhà Hán. Khi Hán Cao Tổ – Lưu Bang lên ngôi, ông ta phong cho cha mình Lưu Thái Công một chức danh là Thái Thượng Hoàng để tôn kính, chức danh thái thượng hoàng khi đó là có danh chứ hoàn toàn không có thực quyền.
Nguồn gốc là như vậy, nhưng về sau một số triều đại phong kiến Á Đông lấy đó làm chuẩn mực. Vua ở các triều đại đó thay vì ngồi ngai đến hết đời thì họ chủ động thoái vị nhường ngôi cho con. Mục đích của việc nhường ngôi là vua cha muốn dìu dắt đứa con nối ngôi của mình đi một đoạn trên con đường cai trị trước khi ông băng hà. Hơn nữa, việc đưa con lên nối ngôi khi vua cha còn sống thì sẽ giảm bớt nguy cơ anh em chém giết lẫn nhau sau khi vua cha băng hà. Cho nên, ở những triều đại đó, thái thượng hoàng rất có thực quyền. Tuy không điều hành triều chính nhưng thái thượng hoàng điều hành được vua con, những quyết sách của vua con đòi hỏi phải có cái gật đầu của thái thượng hoàng. Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, có nhà Trần là làm theo mô hình này.
74 năm cai trị của ĐCSVN so với lịch sử thì nó chỉ mới là chớp mắt, ấy vậy mà ĐCS cũng đã trải qua 2 loại mô hình phong kiến như vậy. Lãnh đạo đời đầu gồm Hồ Chí Minh và Lê Duẩn là 2 người ngồi ở ngôi báu cho đến chết, riêng từ thời Nguyễn Văn Linh trở về sau thì hoàng đế sẽ thoái vị và rút về hậu trường làm thái thượng hoàng. Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Lê Đức Anh sau khi hết nhiệm kỳ thì vẫn ôm chức “cố vấn ban chấp hành trung ương ĐCSVN” – một chức danh tương đương với chức thái thượng hoàng thời phong kiến. Ở ĐCS, Bộ Chính Trị là một đám vua tập thể thì chức “cố vấn ban chấp hành trung ương đảng” cũng là một đám thái thượng hoàng tập thể. Chức danh này đã được bãi bỏ năm 2001, nhưng về thực chất từ 2001 đến nay, các ông lãnh đạo về hưu vẫn tham tham gia vào việc triều chính trong các hội nghị quan trọng.
Ngày 27/09/2019, tại Hà Nội, trong dự thảo văn kiện Bộ Chính Trị ĐCSVN đã mời những ông lãnh đạo đã về hưu như Nông Đức Mạnh, Trần Đức Lương, Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng tham gia dự thảo văn kiện địa hội 13. Nói thẳng những cái đầu như Đông Đức Mạnh, Trần Đức Lương, Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng lúc minh mẫn nhất cũng không làm nên trò trống gì cho đất nước chứ đừng nói chi là khi về hưu. Đây chính là một hình thức thái thượng hoàng tham gia triều chính của ĐCS. Nó vẫn được duy trì mặc dù chức danh “cố vấn ban chấp hành trung ương ĐCSVN” đã không còn nữa.
Hình thức thái thượng hoàng trong chính trị cần phải bãi bỏ vì 2 lý do sau: thứ nhất, thời này là thế kỷ 21 nên những gì thuộc về phong kiến xưa cũ và nó không còn phù hợp thời nay nên cần phải loại bỏ; thứ nhì chính hình thức thái thượng hoàng can dự triều chính kiểu này đã làm cho những chính sách nhà nước bị trói buộc bởi những cái đầu cai trị lạc hậu và lú lẫn. Điều này rất nguy hiểm cho tương lai đất nước.
Vì sao ở các nước dân chủ người ta giới hạn tổng thống chỉ tối đa 2 nhiệm kỳ? Vì đơn giản trong khoảng 10 năm, một đường lối dù có đúng như thế nào thì nó cũng đến lúc bộc lộ yếu điểm, chính vì thế mà sau 2 nhiệm kỳ thì đất nước cần thay đổi người lãnh đạo mang tính bắt buộc. Nước pháp thời tổng thống Jacques Chirac trở về trước, nhiệm kỳ tổng thống kéo dài đến 7 năm và không giới hạn số nhiệm kỳ, như vậy một tổng thống tại vị chỉ 2 nhiệm kỳ thôi thì thời gian cầm quyền lên đến 14 năm, quá dài. Đây là một điều bất hợp lý, cho nên năm 2000 quốc hội Pháp đã bỏ phiếu rút ngắn nhiệm kỳ xuống còn 5 năm, và đến năm 2008 quốc hội nước này đã sửa luật cho phép tổng thống pháp tại vị không quá 2 nhiệm kỳ. Đó là xu hướng chung của những hệ thống chính trị tiến bộ trên thế giới, và Pháp không muốn tụt hậu phải cải tổ thôi.
Ngày nay, tổng thống pháp đương nhiệm đắc cử khi tuổi đời còn rất trẻ. Và trên thế giới không thiếu những quốc gia có người lãnh đạo đất nước là lớp trẻ năng động dám đột phá. Nhân tố mới và nhân tố trẻ là xu hướng đang thịnh hành tại các phát triển hàng đầu. Ấy và mà tại Việt Nam, nguyên tắc thái thượng hoàng can dự triều chính vẫn duy trì. Và kết quả là, đất nước càng ngày càng tụt hậu mọi mặt như mọi người thấy. Đó là một trong những yếu tố cấu thành cái họi là “Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học” của Cộng Sản. Khoa học của họ thế đấy, một hình thức mót vét những cặn bã thời phong kiến để làm nên thứ “khoa học” của riêng họ và hậu quả thì nhân dân và đất nước lãnh đủ./.

Ôn cố tri tân chuyện đấu đá nội bộ đảng CSVN


Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: AFP
Người Buôn Gió|
Sắp đại hội 13, cuộc chiến tranh chấp quyền lực ở nhóm tứ trụ trong đảng cộng sản lại diễn ra. Để khởi động tinh sân cỏ, ôn lại một số chuyện cũ.
Cái này như kiểu trước thềm WC bóng đá, đài truyền hình thường lược lại những giải trước đó hoặc vòng đấu loại.
Dưới đây là lá thư tố cáo Nguyễn Tấn Dũng của cựu uỷ viên bộ chính trị Phan Diễn lúc đó. Phan Diễn người Quảng Nam, bí thư Đà Nẵng, trưởng ban kinh tế trung ương, thường trực ban bí thư, về hưu năm 2006.
Phan Diễn rời khỏi chức trưởng ban kinh tế trung ương, Trương Tấn Sang là người kế nhiệm.
Nếu xét về chức trưởng ban kinh tế trung ương và thời gian ở bộ chính trị từ năm 2006 về trước, thì Phan Diễn lẫn Trương Tấn Sang đều là cấp dưới của Nguyễn Tấn Dũng. Sau này Trương Tấn Sang vọt lên chức chủ tịch nước do được Nguyễn Minh Triết giới thiệu. Cả Sang và Triết đều có mối quan hệ mật thiết với Đặng Hoàng Yến. Minh Triết gửi gấm sân sau của mình là Hoàng Yến cho Trương Tấn Sang. Từ đây mối tình vụng trộm giữa Hoàng Yến và Tư Sang nảy sinh, Nguyễn Công Khế là người làm gia nô thu xếp cho đôi nhân tình này mỗi khi họ muốn mây mưa.
Lẽ ra mọi sự không có gì gay gắt giữa hai uỷ viên bộ chính trị gốc Nam Bộ là Tư Sang và Ba Dũng. Nhưng Đặng Hoàng Yến lúc đó dựa thế Tư Sang, đòi làm đại biểu quốc hội để có danh. Tư Sang đã thu xếp cho Yến làm đại biểu quốc hội ứng cử ở huyện Đức Hoà, Long An quê hương của Sang.
Yến được đà, sang chảnh, chơi ngông, lấn lướt. Nguyễn Tấn Dũng ngứa mắt mới đập te tua cả hai chị em Đặng Hoàng Yến và Đặng Thành Tâm.
Từ đó giữa Tư Sang và Tấn Dũng sinh ra mối thâm thù. Trương Tấn Sang đường đường là một anh hào, chủ tịch nước đầy quyền uy mà phải ôm mối hận nhìn người tình xinh đẹp bị đao thương vây bủa. Cuối cùng Tư Sang chỉ còn cách dùng ảnh hưởng của mình để cứu Yến khỏi ngồi tù, đưa sang bên Mỹ. Từ đó tình duyên cặp trai anh hùng ,gái thuyền quyên bị chia cắt cả một bờ đại dương.
Cũng từ đó như truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Tư Sang theo mùa dâng nước đánh Ba Dũng, năm này qua năm khác.
Sang vận động được Phan Diễn viết thư tố cáo Nguyễn Tấn Dũng, sau đó dùng thư này phán tán mọi nơi, dùng thân tín như Trịnh Văn Lâu bí thư Vĩnh Long viết tố cáo Ba Dũng theo. Một số thông tin mà Trương Huy San tức Huy Đức viết bài tấn công Nguyễn Tấn Dũng căn cứ theo lá đơn tố cáo của Phan Diễn.
Nguyễn Tấn Dũng đã phạm một điều tối kỵ trong cuộc chơi của những người cộng sản cao cấp, đó là đánh người tình của đồng chí mình. Chuyện đánh sân sau còn có thể chấp nhận, nhưng chuyện đánh người tình là điều tối kị vì nó gây vết thương lòng rất đau đớn cho người đàn ông đầy quyền lực như Tư Sang. Không có gì đau đớn hơn khi nhìn người yêu bị đoạ đầy mà không cứu được. Nỗi đau ấy âm thầm, dai dẳng trong lòng người anh hào xứ Long An mãi bao nhiêu năm.
Vì lẽ đó, khi tấn công Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang đã không nề hà lôi con cái, anh em nhà Nguyễn Tấn Dũng vào cuộc.
Xin mời các bạn xem lá thư tố cáo của Phan Diễn do Trương Tấn Sang đứng đằng sau
Trở lại với vụ Trương Tấn Sang thuyết phục được người tiền nhiệm của mình là Phan Diễn viết thư tố cáo Nguyễn Tấn Dũng, đây là đòn nặng ký nhất mà Sang đập Nguyễn Tấn Dũng tính từ trước đó trở đi. Huy động được một cựu uỷ viên bộ chính trị, cựu thường trực ban bí thư đảng viết đơn tố cáo.
Trước khi lá đơn này gửi đi, Sang đã sử dụng dư luận xã hội làm bàn đạp để lá đơn có hiệu quả.
Những tin đồn Dũng sẽ bị xử lý sẽ bị bắt bỏ tù gây hưng phấn cho dư luận. Người ta háo hức chờ đợi một thủ tướng phải vào tù, đó là một kịch tích lớn mà ai cũng muốn thấy. Nhất là với quan chức lãnh đạo cộng sản phải vào tù thì người ta càng vui thích hơn. Phần khác là những kẻ  đánh hơi thấy sự suy tàn của Nguyễn Tấn Dũng, muốn tranh thủ thể hiện mình là người cấp tiến, dũng cảm hay những kẻ muốn lấy lòng phe thắng cuộc mong kiếm chút sự nương nhờ sau này, tất cả tạo lên một làn sóng dư luận chỉ trích Nguyễn Tấn Dũng.
Trương Tấn Sang đã thành công trong việc sử dụng dư luận xã hội, Sang làm được một điều mà trước đó ít ai làm hoặc ít ai thành công, là Sang đã đưa tin tức nội bộ ngầm xuống dư luận, cộng với những đơn thư tố cáo, tài liệu nửa kín nửa hở kích thích dân tình ngóng trông. Nếu nói về người đầu tiên đưa tin tức nội bộ ra ngoài, sử dụng mạng xã hội để tấn công đối thủ thì chính Trương Tấn Sang là người đầu tiên khai phá mảng này.
Quan Làm Báo ra đời , đưa tin tức trước về vụ bắt bầu Kiên đã gây chấn động dư luận, rồi tiếp đó những lãnh đạo cao cấp khác của cộng sản cũng học theo chỉ đạo đàn em lập ra những trang như Cầu Nhật Tân, Tư Sang nham hiểm ….và đỉnh điểm là Chân Dung Quyền Lực.
Các trang cá nhân của các cây viết có nhiều người đọc cũng được ai đó tuồn tin cho viết. Việc tuồn tin có thể được trực tiếp gặp gỡ tiết lộ đối với những cá nhân trong nước, còn một số trang website ở nước ngoài thì nhận được những Email không xác định được rõ người gửi.
Đặng Hoàng Yến, Nguyễn Công Khế, Trương Huy San..dùng các mối quan hệ của mình để tạo nên một mạng lưới dư luận nhằm vào Nguyễn Tấn Dũng hỗ trợ cho Trương Tấn Sang. Phía Nguyễn Tấn Dũng kém cỏi hơn trong việc quan hệ với mạng xã hội hoặc các ” trí thức cấp tiến”, những tay bút có thiện cảm với Nguyễn Tấn Dũng như Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Như Phong…lại quá yếu ớt trong quan hệ với mạng xã hội.
Trước làn sóng dư luận và đơn tố cáo trong nội bộ nhắm vào mình, Nguyễn Tấn Dũng phải viết một lá thư dài gửi đến Nguyễn Phú Trọng để thanh minh.
Nguyễn Phú Trọng chỉ chờ có thế. Ông Trọng chả ghét gì Nguyễn Tấn Dũng, ông cũng chả ưa gì Trương Tấn Sang như dư luận lầm tưởng. Ông để Tư Sang tố cáo Nguyễn Tấn Dũng, đôi khi còn ủng hộ Trương Tấn Sang đánh Nguyễn Tấn Dũng. Đến khi Dũng phải đến ông như một kẻ dưới trướng đến thanh minh. Lúc ấy vị thế của ông đã thực sự trở thành một ông trùm.
Và quả thực sau những ầm ĩ tố cáo, thanh minh…của các đồng chí đang có khả năng đoạt ngôi báu, việc ông Trọng ở lại và các đồng chí có lực mạnh khác phải giã từ là một kết cục tất yêú mà ông Trọng đã chờ đợi.
Dưới đây là lá thư của Nguyễn Tấn Dũng gửi đến Nguyễn Phú Trọng để thanh minh. Lá thư này cũng là một sự xác nhận về quyền lực của ông Trọng sẽ nắm vị trí tuyệt đối ở đại hội 12. Nếu như Nguyễn Tấn Dũng không gửi lá thư này, ông ta quyết chiến tới cùng với Trương Tấn Sang, thì số phận đảng cộng sản VN sẽ có những bước ngoặt lớn. Nhưng ông ta, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chấp nhận chọn một cách chính thức công nhận ông Trọng sẽ là vị vua.
Trước trung ương 13 của nhiệm kỳ 11, Nguyễn Tấn Dũng giới thiệu Nguyễn Phú Trọng ở lại tái nhiệm chức tổng bí thư. Việc đó gây sững sờ cho bao nhiêu đàn em của Ba Dũng. Nhưng ông ta, Nguyễn Tấn Dũng khó có lựa chọn nào khác, nếu ông ta không làm thế, ông ta chỉ còn cách dấy lên một trận chiến khủng khiếp có thể làm biến động lịch sử.
Ông Trọng nắm ngôi toàn quyền, chế độ cộng sản được củng cố hơn, những phong trào biểu tình, phong trào xã hội dân sự, phản biện dần dần bị dẹp hết, những án tù khủng khiếp đổ lên đầu những người bất đồng chính kiến. Rất nhiều quan chức cấp cao và các đại gia bị đưa ra toà lãnh án tù để đổi lấy niềm tin của dân chúng với chế độ.
Nhưng rồi thấm thoắt lại đến nhiệm kỳ 13, ông Trọng sẽ giữ được tình trạng như trên bằng cách nào ?
Lá thư của Nguyễn Tấn Dũng gửi Nguyễn Phú Trọng

Alibaba và…4 triệu tên cướp


JB Nguyễn Hữu Vinh|

Trích:
Ngẫm lại, cái gọi là Tập đoàn Alibaba là một tập đoàn lừa đảo đưa người dân vào chỗ khốn cùng, lừa của họ những đồng tiền mồ hôi, xương máu chắt chiu được, thì đâu khác gì các tập đoàn khác đang hùng dũng và mạnh mẽ lừa đảo, cướp đoạt của người dân dưới mọi hình thức.
Đó là những tập đoàn, đại gia kiêm sân sau của quan chức cộng sản, làm giàu chủ yếu từ các dự án đất đai. Cướp của dân bằng “đền bù” rẻ như cho, để rồi sau đó bán lại đắt như vàng.
Đó là những tập đoàn nhà nước, những “Quả đấm thép” của đảng mà công dụng chủ yếu là nơi tập trung mọi nguồn lực cho quan chức cộng sản tham nhũng. Thành tích đạt được ở những tập đoàn này là đua nhau… lỗ. Đến mức “Cả nước làm suốt cả năm cũng không đủ bù lỗ cho những công ty, tập đoàn nhà nước”.
Đó là những “Công ty Cổ phần Kinh doanh Phật giáo” – gọi theo ngôn ngữ dân gian – đang kinh doanh bằng chiếm đoạt đất đai của dân, lập nên chùa chiền quốc doanh to lớn để sư quốc doanh kinh doanh lừa đảo trên sự u mê tăm tối của người dân.
Và trên hết là Tập đoàn mang tên “Đảng Cộng sản Việt Nam”, một điển hình cho sự lừa đảo trắng trợn.
Có thể thấy rằng giữa Tập đoàn Alibaba và Tập đoàn Cộng sản Việt Nam, có những điều tương đồng, chỉ có quy mô của Tập đoàn Cộng sản lớn hơn và man rợ hơn mà thôi.
Nếu làm một phép so sánh giữa hai tập đoàn này, chúng ta thấy:
Tập đoàn Alibaba khi thành lập còn có 100 triệu đồng vốn sau 3 năm có 2.600 nhân viên. Còn Tập đoàn CSVN là một nhúm người vô sản, đói rách được dân nuôi, đã phát triển nhung nhúc thành 4 triệu đảng viên.
Không chỉ có lừa đảo người dân mới chỉ hơn 3 năm, mà Tập đoàn CSVN đã lừa đảo người dân Việt Nam gần 90 năm qua.
Không chỉ có lừa đảo 6.700 người dân Việt muốn mua bán, kinh doanh, mà là cả gần 100 triệu người Việt Nam và qua nhiều thế hệ chỉ muốn sống tự do, hạnh phúc.
Không chỉ có lừa đảo người dân với con số 2.500 tỷ đồng, Tập đoàn CSVN lừa đảo cả dân tộc với tất cả cơ đồ cha ông để lại, lãnh thổ, lãnh hải của Tổ Quốc, bán đứng cả đất nước, đưa dân tộc vào vòng nô lệ… với dự án ma “vì hạnh phúc của nhân dân”.
Không chỉ là các dự án ma, mà là máu xương, tính mạng của hàng chục triệu người dân đã trả giá cho “Dự án Chủ nghĩa Cộng sản”, với mục tiêu lừa đảo “vì độc lập, tự do, hạnh phúc”. Để cuối cùng gánh lấy cái gông cùm của Tập đoàn CSVN trên đầu, trên cổ cho họ thỏa mãn quyền cai trị và cái túi riêng của đảng.
Và cuối cùng, câu chuyện cổ tích Alibaba và bốn mươi tên cướp được diễn lại ở Việt Nam trong thế kỷ 21.
Nhưng, đó là câu chuyện Alibaba và… 4 triệu tên cướp./.

Quy định về kiểm soát quyền lực có chặn được nạn cát cứ sứ quân?


Nhan nhản cảnh tượng cảnh sát cơ động được các nhóm lợ ích sử dụng như một lực lượng làm thuê để chống lại phong trào phản kháng BOT.
Thường Sơn – (VNTB) – Đáng lo ngại hơn cho Trọng là tình trạng cấu kết giữa các nhóm chính trị – tài phiệt giữa các tỉnh thành, bộ ngành với nhau, tạo thành một mạng nhện ngày càng tán rộng và khó gỡ.
Tháng 9 năm 2019, ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng bất ngờ ký ban hành Quy định về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Quy định này áp dụng với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác cán bộ.
Đáng chú ý, quy định trên được ban hành chỉ ít ngày trước khi diễn ra Hội nghị trung ương 11 của đảng cầm quyền – dự kiến tổ chức vào tháng 10 năm 2019.
Hội nghị trung ương 11 có tầm quan trọng đặc biệt, bởi trong cuộc họp của Ban chấp hành trung ương tại hội nghị đó sẽ nhiều khả năng ‘chốt’ danh sách sơ bợ các ủy viên bộ chính trị cho khóa 13. Nếu Hội nghị trung ương 10 chỉ là cuộc đấu giữa những ‘cá bé’, thì Hội nghị trung ương 11 mới thật sự là cuộc sát phạt của ‘cá mập’ với nhau.
Đặc thù của thời đại mới đã được tô thắm bới tính chất đa phe phái, đa trung tâm quyền lực hơn và do đó cũng kéo theo nhiều nhóm lợi ích hơn.
Nếu cuộc chiến trước đại hội 12 chủ yếu xoay quanh trục Trọng – Dũng, thì thế trận trước đại hội 13 phong phú hơn khá nhiều: các phe phái – chủ yếu là ‘phe chính phủ’ và ‘phe đảng’ tranh giành quyền lực, còn Nguyễn Phú Trọng phải đối mặt với một nhóm đối thủ mà có thể bao gồm phe chính phủ lẫn bên đảng muốn triệt tiêu ‘sự nghiệp cách mạng’ của ông ta.
Tình trạng cát cứ quyền lực và sứ quân địa phương cũng bởi thế đang diễn tiến mau lẹ, trở thành một nguy cơ mà thâm tâm đảng cầm quyền có thể còn lo sợ hơn quốc nạn tham nhũng.
Từ sau đại hội 12, bất chấp quyền uy gần như tuyệt đối của Tổng bí thư Trọng, tình trạng cát cứ quyền lực đã nổi lên tràn lan ở một số bộ ngành và địa phương. Tất cả đều lao vào hội chứng ‘hốt cú chót’.
Không phải vô cớ mà Trọng chọn Đà Nẵng, TP.HCM và sau đó đến Đồng Nai là những tỉnh thành cần phải ‘đốt lò’. Đã từ lâu, ở những tỉnh thành này đã xuất hiện nhiều biểu hiện về lãnh đạo gia đình trị và hoành hành như thể những ông vua con vào thời ‘Mười hai sứ quân’ trong lịch sử Việt Nam.
Cũng không phải vô cớ mà Nguyễn Phú Trọng lại ‘xẻ thịt’ Bộ Công an, xóa bỏ toàn bộ cấp tổng cục của bộ này vào đầu năm 2018, trong khi vẫn giữ nguyên 6 tổng cục ở Bộ Quốc phòng.
Tuy nhiên sau những hành động có vẻ khá kiên quyết trên, tình trạng cát cứ quyền lực và sứ quân địa phương vẫn âm thầm diễn biến ở nhiều bộ ngành và địa phương. Và thật trớ trêu, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này lại do chính chủ trương ‘nhất thể hóa’ của Nguyễn Phú Trọng đưa vào thực hiện từ năm 2017, như một cách ‘gậy ông đập lưng ông’.
Trước đây, các bí thư tỉnh/thành ủy và chủ tịch ‘tỉnh’thành ủy luôn là hai người. Nhưng sau khi thực hiện ‘nhất thể hóa’ bí thư và chủ tịch làm một, ở nhiều địa phương đã hiện hình những ông vua con, vừa nắm khối đảng vừa nắm khối chính quyền, và trong thực tế có bí thư – chủ tịch còn chi phối luôn cả bộ máy hoạt động của hội đồng nhân dân cùng cấp.
Những ông vua con trên, ngoài mặt vẫn tuân thủ trung ương và lấy lòng Nguyễn Phú Trọng, nhưng bên trong đã xuất hiện ngày càng nhiều những tổ hợp tài phiệt. Nếu trước đây bí thư hoặc chủ tịch tỉnh/thành khi quyết một vấn đề gì quan trọng của địa bàn đều phải hỏi ý kiến người kia, thì nay những ông vua con hoàn toàn có thể tự quyết, cùng lắm thì hỏi ý kiến bên hội đồng nhân dân như một thủ tục cho có.
Đáng lo ngại hơn cho Trọng là tình trạng cấu kết giữa các nhóm chính trị – tài phiệt giữa các tỉnh thành, bộ ngành với nhau, tạo thành một mạng nhện ngày càng tán rộng và khó gỡ.
Đó chính là mối họa cho Nguyễn Phú Trọng và đảng của ông ta trong một ngày không còn xa nữa, bất chấp Quy định về kiểm soát quyền lực vừa được ban hành.

Tự do không tự nhiên rơi xuống

Tuấn Khanh’s Blog

Trong một thời gian rất ngắn, có ít nhất hai vụ kết án và bắt giữ công dân Việt đã diễn ra. Cả hai vụ đều thiếu sự công minh và thiếu cả tư cách của một quốc gia có luật pháp về quyền con người.
Hai người phụ nữ lớn tuổi, tiểu thương ở Đồng Nai, bị kết án 11 năm tù vì đã viết biểu ngữ và kêu gọi chống luật đặc khu vào năm 2018. Chị Vũ Thị Dung, một trong hai người, bị bắt cóc khi đi đám cưới của bạn. Và cả chị Dung lẫn chị Nguyễn Thị Ngọc Sương đều không được yêu cầu luật sư hay gặp mặt gia đình trong một thời gian dài, cho đến khi họ chuẩn bị ra tòa. Thậm chí, ra trước phiên tòa giả hình ấy, người nhà của hai phụ nữ ấy cũng không được vào dự.
Gần hơn là vụ bắt giữ công dân Nguyễn Vượng ở Lâm Đồng. Cả trăm công an rầm rộ bao vây nhà của anh, bắt đi, lục soát căng thẳng – mà theo mô tả thì không khí còn nghiêm trọng hơn cả vụ vây bắt 4 người Trung Quốc làm và tàng trữ 13 tấn ma túy ở Gia Lai. Nguyễn Vượng chỉ dùng công cụ livestream của facebook để bày tỏ chính kiến của mình, bày tỏ sự dứt khoát với chủ nghĩa cộng sản. Dù quan điểm chính trị riêng của Nguyễn Vượng được bảo vệ bằng Hiến pháp Việt Nam, nhưng tiếc là ở đất  nước mà chúng ta đang sinh tồn, Hiến pháp thuộc về nhân dân, đành thúc thủ trước bạo cường và man rợ thuộc về nhà cầm quyền.
Hiến pháp Việt Nam vẫn ghi rằng bất đồng chính kiến với chủ nghĩa cộng sản là quyền, chứ không phải là tội.
Rất nhiều những chuyện quái gở như vậy đã xảy ra tại Việt Nam, đến mức dần trở thành chuyện bình thường. Và bình thường đến mức bị nhạt nhòa trước mắt của đám đông. Đoàn Thị Hồng, bà mẹ có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi vẫn bị công an bắt cóc và phớt lờ lời chất vấn từ phía luật sư. Những vụ điều tra dài ngày kèm thêm sự khủng bố tinh thần nhiều hình thức trong trại tạm giam để buộc nhận tội như trường hợp anh Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ… đều là những vết nhơ của đời sống có luật pháp, nhưng lại không được nhiều sự chia sẻ, không được nhiều người dám cùng lên tiếng kêu đòi công lý cho họ. Sợ hãi và thủ phận vẫn còn là một màn sương dày đặc, không cho con người nhìn thấy nhau, không cho.phẩm giá và lẽ phải của con người được trỗi dậy.
Nhưng đám đông người Việt lại vẫn luôn truyền tai nhau một cách hớn hở về những thông tin Hoa Kỳ thương chiến với Trung Quốc, ra những đạo luật về vấn đề Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, Hồng Kông… như một phép cứu cánh tinh thần. Nhưng đã đến lúc mọi người cần phải nói với nhau tỉnh giấc, thoát khỏi giấc mơ chờ sung rụng.
Sẽ chẳng có tổng thống Trump nào, hay sự tan rã nào của Trung Quốc sẽ tự nhiên đem lại dân chủ và nhân quyền cho người Việt Nam cả.
Chỉ vỗ tay và hy vọng thì không đủ. Một nước Việt Nam cần những con người cùng nhau thực sự hành động để đi đến những sự thay đổi mang tính hiện thực. Sẽ chẳng có trái sung ngon ngọt nào rơi vào cái miệng sợ hãi và há to chờ thời mang tên Việt Nam.
Bài tập đầu tiên cho những đổi thay, là từ ngay bây giờ, mỗi con người cần quan tâm hơn và lên tiếng về việc vì sao người dân Việt đang rên xiết với đất đai bị cướp bóc, vì sao những người tù nhân lương tâm đang bị đối xử hà khắc và oan ức từng ngày, vì sao luật pháp đang bị chà đạp bởi những kẻ đang cầm nắm quyền lực…
Hãy tự hỏi mình, bạn đã tìm thấy sự phẫn nộ trước sự bất công đang chà đạp đồng bào chưa? Bạn đã bao lần quay mặt để được yên phận mình mà không ray rứt trước nỗi đau của người cùng màu da, tiếng nói?
Đừng tự so sánh với Hồng Kông, đừng lo sợ tương lai Việt Nam sẽ như Tây Tạng…nếu chỉ là chờ đợi thụ động. Nếu có một thể chế mới ngẫu nhiên xảy đến, đất nước này nhiều khả năng sẽ lại bị cầm nắm bởi bọn cơ hội, hèn nhát và vô lương tâm mà thôi. Bởi nuôi dưỡng hèn nhát, chúng ta sẽ nhận lại hèn nhát. Nuôi dưỡng sự ích kỷ, chúng sẽ là nạn nhân của ích kỷ.
Tôi viết những dòng này, bởi có không ít người Việt hôm nay thích chọn làm khán giả thông minh trước thời cuộc hoặc đóng vai tiên tri đại ngôn sáng thế, né tránh thực tế đầy nước mắt, máu và oan khiên của đồng bào mình. Đừng quên bất kỳ sự thay đổi nào trong lịch sử, khán giả vô tâm hay tiên tri đại ngôn rồi chỉ lộ hình là kẻ ăn bám và đánh cược với thời đại. Bạn không thấy dân tộc này đã mang nặng và đủ đau về những kẻ như vậy sao?

HĐND cấp phường, xã: Bỏ thì thương, vương thì tội!

RFA-2019-09-27 
Trụ sở UBND, HĐND TP Hà Nội.
Trụ sở UBND, HĐND TP Hà Nội.Photo courtesy of Linhcandng
Thành phố Hà Nội vừa đề xuất Chính phủ cho thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) tại 177 phường thuộc 12 quận và thị xã Sơn Tây, vì cho rằng Hội đồng Nhân dân cấp phường hoạt động hình thức, không hiệu quả.

Cần thực hiện cả nước

Theo đó, Bộ Nội vụ cũng vừa gửi tới Bộ Tư pháp dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm đề xuất của thành phố Hà Nội, để thẩm định trước khi Chính phủ trình Quốc hội thông qua.
Bỏ HĐND cấp quận, huyện do cơ chế này vô hiệu lại tốn kém đã được một số địa phương thực hiện, tuy nhiên HĐND cấp phường xã vẫn tồn tại mà không giải quyết được nguyện vọng của nhân dân cũng như đại diện quyền lợi chính đáng cho người dân.
Khi trả lời RFA, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa, giảng viên luật và chính sách công, quản trị nhà nước, Đại học Kinh tế TPHCM, giải thích về Hội đồng Nhân dân:
“Trong lịch sử Bắc Việt từ những năm 1950, không có Hội đồng Nhân dân cấp huyện, chỉ có 2 cấp, là cấp xã thấp nhất, và trên đó là cấp tỉnh, chứ không có cấp ở giữa.”
Hội đồng nhân dân được thành lập từ cuối năm 1945 theo Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó là Hồ Chí Minh. Theo sắc lệnh này, Hội đồng nhân dân được thành lập ở cấp xã và tỉnh bằng hình thức bầu trực tiếp của nhân dân. Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân khi đó chỉ 2 năm.
Theo Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa, Hội đồng Nhân dân tồn tại là khi họ có quan hệ trực tiếp với từng nhóm cử tri, ví dụ Hội đồng Nhân dân cấp xã, phường. Còn quận huyện thì không gắn trực tiếp với người dân. Theo ông, nếu bảo Hội đồng Nhân dân thì phải đi sát với dân, như vậy thì phải ở xã hoặc nếu tính theo khu vực thì đó là cấp tỉnh.
Theo Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban nhân dân, năm 2003, Hội đồng Nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến không hẳn phủ định ý tưởng ‘dân chủ trực tiếp’, nhưng đặt lại vai trò và sự chi phối của Đảng trong hoạt động của các cấp HĐND, cho rằng thực chất đây là cơ quan bỏ phiếu hợp thức hoá các quyết định của cấp uỷ đảng. Vì vậy quan trọng là sự chi phối của đảng trong hoạt động của Hội đồng Nhân dân ở các cấp khác có giảm đi tính tuỳ tiện, và Hội đồng Nhân dân có thực sự độc lập và đại diện cho dân hay không?
Bầu củ Hội đồng nhân dân, ảnh minh họa.
Bầu củ Hội đồng nhân dân, ảnh minh họa. Courtesy chinhphu.vn
Một người dân ở ngoại thành Hà Nội cho RFA biết nhận xét của ông về Hội đồng Nhân dân:
“Hội đồng Nhân dân cấp xã, cấp huyện, sau đến là cấp tỉnh, có thể nói một câu, nói trắng phớ ra là, tất cả họ đều là ‘một phường’ với nhau, có bao giờ họ lên tiếng ủng hộ người dân đâu? Mà tự chúng tôi phải vận động, tự chúng tôi phải chủ động, tự mình phải tìm con đường để mình đi cứu mình khi có chuyện, họ chả bao giờ gặp mình, họ toàn cố gắng tránh né mình, càng không gặp được mình họ càng cảm thấy tốt cho họ, chứ họ không bao giờ muốn gặp mình để trao đổi, đời sống bà con như chúng tôi giờ như thế nào, gặp khó khăn gì, còn vướng mắc gì, họ chẳng bao giờ gặp cả.”
Phần đông ý kiến của người dân Hà Nội đồng tình với thông tin nên bỏ HĐND cấp phường xã. Ngoài việc HĐND xã không giúp được gì cho dân khi dân cần thì lý do cán bộ HĐND phường, xã chỉ là bù nhìn, họ không có tiếng nói trong những buổi đối thoại trực tiếp với dân. Nhất là trong những lần tiếp xúc cử tri.

Tinh giảm bộ máy

Trở lại với đề xuất bỏ HĐND tại 177 phường của Hà Nội, theo đánh giá của chính quyền thủ đô, hoạt động của HĐND tại khu vực nông thôn chủ yếu mang tính hình thức, kể cả trong vai trò giám sát và vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương khi là đại diện của người dân. Người dân địa phương chưa thực sự tin tưởng vào vai trò đại diện của HĐND cấp phường.
Từ Hà Nội, Luật sư Hà Huy Sơn nhận định:
“Theo tôi thì Hội đồng Nhân dân chả giúp ích gì nhiều cho cơ cấu hoạt động của bộ máy nhà nước, nó chỉ là cơ quan trung gian truyền sự lãnh đạo của đảng đối với bộ máy hành pháp. Nên việc bỏ một số Hội đồng Nhân dân của phường thì cũng chả ảnh hưởng gì. Có lẽ nó xuất phát từ khó khăn về ngân sách nên họ bỏ thôi.”
Không chỉ Hà Nội, theo Luật sư Hà Huy Sơn, nên bỏ Hội đồng Nhân dân trên phạm vi toàn quốc cho đỡ tốn kém kinh phí, đỡ gánh nặng đóng góp cho dân. Luật sư Hà Huy Sơn cho rằng, thực chất vai trò của Hội đồng Nhân dân, kể cả của Quốc hội, rất hạn chế, nhất là cấp phường xã.
Nếu đề xuất này được thông qua, thành phố Hà Nội sẽ giảm được từ 2.900 đến 3.500 cán bộ hội đồng nhân dân cấp phường. Kinh phí hoạt động cho bộ máy cán bộ cồng kềnh này không hề nhỏ, và nếu áp dụng trên toàn quốc thì sẽ tiết kiệm rất nhiều cho ngân sách nhà nước.
Khi trả lời báo chí trong nước, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cho rằng, ngân sách cho HĐND cũng là do UBND cấp tỉnh phân bổ chứ không phải do chính quyền cấp địa phương quyết định. Vì vậy, nếu nhìn một cách khách quan thì việc tinh giản bộ máy chính quyền này sẽ giảm một phần ngân sách khá lớn cho nhà nước, để khoản đó vào đầu tư cho cơ sở hạ tầng được tốt hơn.