Friday, March 2, 2018

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

“…Đặc biệt trong lãnh vực văn hoá, văn nghệ, tôi nghiệm rằng những gì có giá trị nghệ thuật, dù bị vùi dập vì sự ganh tỵ hay hiểu lầm, sẽ có ngày được mang trả lại vị trí đích thực của nó. Tôi chỉ tiếc đời người ngắn ngủi mà tôi đã phí phạm quãng thời gian dài 30 năm. Thật lấy làm tiếc!...”
nhacsi_nguyenvandong01
Rồi từng người của thế hệ vàng son kiến tạo ra nền văn hóa vàng son lần lượt ra đi. Quy luật nghiệt ngã của thời gian không ai cưỡng lại được. Điều đáng tiếc là di sản văn hóa của thế hệ vàng son gần như chỉ được lưu giữ ở những người thuộc vài thế hệ kế tiếp và giờ ngày càng mờ dần đi theo năm tháng, trong khi sự đứt gãy văn hóa đã không được tiếp nối bằng những thế hệ ngang tài và ngang tầm. Sẽ không bao giờ văn hóa Việt Nam tạo ra được sự rung cảm dữ dội và mang lại sự chấn động tâm thức khơi dậy tình người và tình quê hương như những gì mà thế hệ của những Nguyễn Văn Đông làm được, chừng nào nghệ sĩ còn quỳ cúi trước mệnh lệnh cung đình và tự do sáng tạo còn chưa được cởi mở.

Dưới đây là một đoạn hồi ký của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, chép lại như một cách để tưởng nhớ ông (nguồn: trang Mượn Dấu Thời Gian):
Vào năm 1956, đơn vị tôi đóng quân ở Chiến khu Đồng Tháp Mười, được xem là mặt trận tiền tiêu nóng bỏng vào thời bấy giờ. Khi ấy, tôi mang cấp bực Trung úy, mới 24 tuổi đời, còn bạch diện thư sinh. Tuy hồn vẫn còn xanh nhưng tâm tình đã nung trong lửa chín ở quân trường. Chính tại Đồng Tháp Mười, vùng đất địa linh nhân kiệt, đã gợi hứng cho tôi sáng tác những bản hùng ca như "Súng Đàn", "Vui Ra Đi", một thuở được hát vang trong Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu. Rồi tiếp sau đó là các bản nhạc “Phiên Gác Đêm Xuân”, “Chiều Mưa Biên Giới”, “Sắc Hoa Màu Nhớ” được ra đời cũng tại vùng đất thiêng này. Khi đi vào vùng hỏa tuyến, là chàng trai trẻ độc thân, với một mối tình nho nhỏ thời học sinh mang theo trong balô, tôi bước nhẹ tênh vào cuộc chiến đầu đời.

Ngày đó Đồng Tháp Mười còn là đồng không mông quạnh, lau sậy ngút ngàn, dân cư thưa thớt, sống co cụm trên những gò đất cao giữa vùng đồng lầy nước nổi quanh năm. Người ở hậu phương lúc bấy giờ nhìn về Đồng Tháp Mười như là vùng đất bí hiểm với những huyền thoại Lúa Ma nuôi quân đánh giặc, về Tổng Đốc Binh Kiều, Thiên Hộ Vương thời chống Pháp qua những trận đánh lẫy lừng ở Gãy Cờ Đen, Gò Tháp mà chiến tích được tạc vào bia đá ở Tháp Mười Tầng còn lưu lại đến ngày nay.

Mùa xuân năm đó, đơn vị tôi đóng trên Gò Bắc Chiêng, có tên là Mộc Hoá, nằm sát biên giới Việt Nam-Campuchia, sau này là Tỉnh lỵ Kiến Tường. Đơn vị của tôi đã có những cuộc giao tranh đẫm máu vào những ngày giáp tết trên những địa danh Ấp Bắc, Kinh 12 và tuyến lửa Thông Bình, Cái Cái, Tân Thành. Dù vậy, mùa xuân vẫn có cánh én bay về trên trận địa và hoa sen Tháp Mười vẫn đua nở trong đầm dù bị quần thảo bởi những trận đánh ác liệt. Cứ mỗi độ xuân về, sông Vàm Cỏ lại mang về từng đàn tôm cá từ biển hồ Tông Lê Sáp, vượt vũ môn theo đám lục bình trôi về vùng Tam Giác Sắt, như nhắc nhở Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Đồng Tháp Mười lập danh sách cho những người được về quê ăn Tết.

Vì còn độc thân nên tên tôi được ưu tiên ghi vào Sổ Nhật Ký Hành Quân và ở lại đơn vị trong những ngày Tết. Dù không ai nghĩ có đánh nhau ngày đầu năm nhưng quân lệnh phải được tuân hành nghiêm chỉnh. Trước ba ngày Tết, tôi được lệnh lên chốt tiền tiêu, tăng cường cho cứ điểm, mang theo chiếc ba-lô với chút hành trang lương khô, cùng tấm ảnh của người em gái hậu phương, cũng là cơ duyên sau đó để tôi viết nên bài tình ca "Sắc Hoa Màu Nhớ".

Tiền đồn cuối năm, đêm 30 Tết, trời tối đen như mực, phút giao thừa lạnh lẽo hắt hiu, không bánh chưng xanh, không hương khói gia đình. Tôi ngồi trên tháp canh quan sát qua đêm tối, chỉ thấy những bóng tháp canh mờ nhạt bao quanh khu yếu điểm như những mái nhà tranh, chập chờn dưới đóm sáng hỏa châu mà mơ màng về mái ấm gia đình đoàn tụ lúc xuân sang. Thay cho lời chúc Tết là tiếng kẻng đánh cầm canh và tiếng hô mật khẩu lên phiên gác.

Vào đúng thời điểm giao thừa, ngọn đèn bão dưới chiến hào thắp sáng lên như đón chào năm mới thì cũng là lúc những tràng súng liên thanh nổ rền từ chốt tiền tiêu. Khi ấy vào buổi tinh mơ của trời đất giao hòa, vạn vật như hòa quyện vào trong tôi, có hồn thiêng của sông núi, có khí phách của tiền nhân. Tôi nghe tâm hồn nghệ sĩ của mình rộn lên những xúc cảm lạ thường, làm nảy lên những cung bậc đầu tiên của bài “Phiên Gác Đêm Xuân”:
“Đón giao thừa một phiên gác đêm
chào Xuân đến súng xa vang rền.
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
ngỡ rằng pháo tung bay
ngờ đâu hoa lá rơi…”
Rồi mơ ước rất đời thường:
“Ngồi ngắm mấy nóc chòi canh
mơ rằng đây mái nhà tranh
mà ước chiếc bánh ngày xuân
cùng hương khói vương niềm thương…”
Bài “Phiên Gác Đêm Xuân” được ra đời trong hoàn cảnh như thế, cách đây nửa thế kỷ, đánh dấu một chuỗi sáng tác của tôi về đời lính như “Chiều Mưa Biên Giới”, “Mấy Dặm Sơn Khê”, “Sắc Hoa Màu Nhớ”, “Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp”, “Xin Đừng Trách Anh”, “Lá Thư Người Lính Chiến”, “Anh Trước Tôi Sau”, “Lời Giã Biệt”… v.v. Sau ngày 30 tháng Tư năm 75, các bản nhạc này cùng chung số phận tan tác như cuộc đời chìm nổi của tôi.

Vào năm 1960, tôi và người bạn cao niên tên là Huỳnh Văn Tứ, một nhà doanh nghiệp có tiếng ở Sàigòn, cùng đứng ra sáng lập hãng dĩa Continental và Sơn Ca. Ông Huỳnh Văn Tứ phụ trách Giám Đốc Sản Xuất, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông phụ trách Giám Đốc Nghệ Thuật. Chủ trương của chúng tôi là nhắm vào hai bộ môn Tân Nhạc và Sân Khấu Cải Lương Ca Cổ.

Về lãnh vực Tân Nhạc, tôi cho ra đời hàng trăm chương trình mang dấu ấn của hãng Continental, Sơn Ca, Premier. Chính hãng Continental, Sơn Ca đã đi tiên phong trong việc thực hiện Album riêng cho từng cá nhân ca sĩ, như Khánh Ly với Sơn Ca số 7, Lệ Thu với Sơn Ca số 9, Thái Thanh và Ban Hợp Ca Thăng Long với Sơn Ca số 10 và nhiều Album cho Phương Dung, Thanh Tuyền, Giao Linh, làm vinh danh những tài năng này ở thập niên 60 và 70. Riêng về bộ môn Sân Khấu Cải Lương Ca Cổ , tôi đã thực hiện hàng trăm chương trình Tân Cổ Giao Duyên và trên 50 vở tuồng cải lương kinh điển nổi tiếng như “Nửa Đời Hương Phấn”, “Đoạn Tuyệt”, “Tiếng Hạc Trong Trăng”, “Sân Khấu Về Khuya”, “Mưa Rừng”… v.v

Chính trong thời gian này, tôi tạo thêm hai bút danh nữa là nhạc sĩ Phượng Linh và soạn giả Đông Phương Tử, nhằm phục vụ cho bộ môn Cải Lương Sân Khấu và Tân Cổ Giao Duyên. Bút danh Phượng Linh để sáng tác phần nhạc đệm và bài ca tân nhạc lồng trong các vở tuồng cải lương, phối hợp với giàn cổ nhạc gồm những danh cầm như Văn Vỹ, Năm Cơ, Hai Thơm. Còn bút danh Đông Phương Tử là soạn các bài tân cổ giao duyên và đạo diễn thâu thanh các vở tuồng cải lương. Tiếc thay, những công trình tâm huyết đó đã bị gạt ra bên lề xã hội sau biến cố lịch sử 30 tháng Tư năm 1975.

Sau tháng 4/1975, tôi đi học tập “cải tạo” 10 năm. Khi trở về nhà, tôi mang theo nhiều chứng bệnh trầm trọng, tinh thần và thể xác bị suy sụp. Suốt 30 năm qua, tôi không tham gia bất cứ hoạt động nào ở trong nước cũng như ngoài nước. Vào năm 2003, nhà nước Việt Nam có cho phép lưu hành 18 bài hát của tôi, gồm: “Hải Ngoại Thương Ca”, “Nhớ Một Chiều Xuân”, “Về Mái Nhà Xưa”, “Khi Đã Yêu”, “Đom Đóm”, “Thầm Kín”, “Vô Thường”, “Niềm Đau Dĩ Vãng”, “Tình Cố Hương”, “Cay Đắng Tình Đời”, “Tình Đầu Xót Xa”, “Khúc Xuân Ca”, “Kỷ Niệm Vẫn Xanh”, “Truông Mây”, “Bài Ca Hạnh Phúc”, “Bông Hồng Cài Áo”, “Trái Tim Việt Nam”, “Núi và Gió”.

Rất tiếc một số bài hát tâm đắc không được nhà nước cho phép. Tôi hy vọng rồi đây theo thời gian mọi việc sẽ tốt đẹp hơn. Đặc biệt trong lãnh vực văn hoá, văn nghệ, tôi nghiệm rằng những gì có giá trị nghệ thuật, dù bị vùi dập vì sự ganh tỵ hay hiểu lầm, sẽ có ngày được mang trả lại vị trí đích thực của nó. Tôi chỉ tiếc đời người ngắn ngủi mà tôi đã phí phạm quãng thời gian dài 30 năm. Thật lấy làm tiếc!
*****
nguyenvandong00
Chị Marie To (Giám đốc Trung tâm Thúy Nga Paris) cho biết thêm, người đầu tiên thực hiện băng tape thu một giọng hát solo (“Sélection-Tiếng hát Thái Thanh”) là ông Tô Văn Lai. Trong số các album Sơn Ca do hãng Continental thực hiện thì: Sơn Ca số 1 đến Sơn Ca số 4 gồm nhiều ca sĩ; Sơn Ca 5 với Phương Dung; Sơn Ca 6 với Giao Linh; Sơn Ca 7 với Khánh Ly; Sơn Ca 8 với ca sĩ Sơn Ca; Sơn Ca 9 với Lệ Thu; Sơn Ca 10 với Thái Thanh và Ban hợp ca Thăng Long. Riêng Sơn Ca 11 với Phương Dung chưa kịp phát hành thì xảy ra sự kiện 30-4. Sơn Ca 11 sau đó được ông Huỳnh Văn Tứ mang sang Paris, đưa băng master cho ông Tô Văn Lai làm lại và in vào cassette tape đầu thập niên 1980.
Mạnh Kim

Kinh tế chính trị là gì?

“…Kinh tế chính trị vốn là chuyên ngành hay, nhưng Kinh tế Chính trị Marx Lenin nó chẳng mang lại một giá trị trị thực tế nào. Cho nên chính trị độc tài CS chỉ là kẻ mù trước những vấn đề kinh tế đất nước. Kinh tế chính trị Marx Lenin, một giáo trình nên vứt…”
kinhte_thitruong_dinhhuong_xhcn
Ecopolitics là kinh tế chính trị. Trong Tiếng Anh, người ta định nghĩa rằng, kinh tế chính trị là chuyên ngành nghiên cứu mối tương tác giữa kinh tế và chính trị, và nghiên cứu cách giải quyết những vấn đề phát sinh của chúng. Một định nghĩa cực hay, gói gọn trong một nhóm từ ngữ ít ỏi nhưng nó đã khái quát tất cả. Một khái niệm đơn giản thế mà lớp lớp người học Kinh Tế Chính trị Marx Lenin không hiểu đúng.
Chuyên ngành rất hay, nó nghiên cứu những tương tác tích cực lẫn tiêu cực của quyền lực nhà nước lên nền kinh tế quốc gia. Đó là những chính sách, những cơ chế, thể chế chính trị, luật pháp, và những chiều biến đổi nền kinh tế khi ra một quyết sách.
Khi người ta định nghĩa thế, tôi bỗng nhớ đến những chính khách tại các nước tự do, họ là những người am hiểu về kinh tế chính trị. Họ nhìn thấy ưu điểm, khuyết điểm của những chính sách mà tổng thống đương nhiệm đang triển khai. Chính họ tìm ra yếu điểm của chính sách để phản biện trong quốc hội, chính họ nhìn thấy những vấn đề nan giải và suy nghĩ cách khắc phục nhằm tranh cử để kiếm phiếu. Không biết những con người đó có học kinh tế chính trị hay không, nhưng rõ ràng họ là những con người am hiểu về kinh tế chính trị.
Còn chính trị gia Việt Nam thì sao? Họ trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội toàn quanh co chứ không dám trực diện vấn đề. Chưa thấy chính trị gia CS nào trả lời ra hồn, điều đó chứng tỏ họ cũng chẳng hiểu gì về kinh tế chính trị cả. Chính sách của họ không gì ngoài bóc lột sức dân và phục vụ lợi ích nhóm. Những con người đó tôi tin chắc nhiều lần học môn Kinh tế chính trị Marx Lenin nhưng họ đã không dùng chính trị để thúc đẩy được kinh tế.
Còn lớp lớp người học kinh tế chính trị Marx Lenin thì sao? Tôi thấy trong họ hầu hết là rỗng tuếch. Những chính sách sai lầm của CS họ chẳng có ý kiến gì cả, thậm chí họ xa lánh chính trị. Rõ ràng môn này trong các học đường nó được tạo ra chẳng để làm gì cả, tất cả học xong đầu vẫn rỗng.
Ghé mắt vào kinh tế chính trị Marx Lenin thì tôi thấy, toàn là trích dẫn từ Marx và Engels Toàn Tập, nghĩa là toàn trích dẫn và tin tưởng tuyệt đối mà không hề có phân tích khoa học nào. Nó đích thị là cuốn kinh thánh, không phải là một giáo trình khoa học.
Ví dụ trong phần phân công lao động xã hội, họ chỉ nói rằng "sự phân công lao động xã hội là chia lao động xã hội ra thành các ngành, nghề khác nhau của nền sản xuất". Đọc cả mục, tôi tìm đỏ mắt cũng chẳng thấy phân tích yếu tố chính trị tác động lên nó. Nói tóm lại giáo trình chỉ là thứ vô dụng.
Nhìn lại phân công xã hội của CS, chúng ta thấy họ phân công xã hội rất phản khoa học. Râu ông nọ cắm cằm bà kia đầy rẫy làm xã hội loạn cả lên. Ví dụ anh y tá rừng U Minh dốt đặc về ngân hàng và chẳng hiểu gì về chính sách sách tiền tệ cho nắm chức thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Hay anh nhà thơ đốt đặc về tài chính tiền tệ thì nắm quyền sinh quyền sát nền tài chính quốc gia. Thành tựu của ông nội nhà thơ đó là lạm phát phi mã và cho phát hành tờ tiền 30 đồng. Nay họ vẫn giữ quy tắc "hồng hơn chuyên" thì đó là một chiến lược phân công lao động xã hội bất hợp lý, chính nó phá nát hết trật tự đúng của một xã hội phát triển.
Kinh tế chính trị vốn là chuyên ngành hay, nhưng Kinh tế Chính trị Marx Lenin nó chẳng mang lại một giá trị trị thực tế nào. Cho nên chính trị độc tài CS chỉ là kẻ mù trước những vấn đề kinh tế đất nước. Kinh tế chính trị Marx Lenin, một giáo trình nên vứt.
Đỗ Ngà
(*) BBT Hội Những Người Cầm Bút Can Đảm gửi tới Thông Luận

Đến thổ dân cũng biết đòi hỏi, con ta?

“…Sức mạnh của dân tộc trước hết phải biết đòi hỏi quyền lợi cho mình. Dù dân tộc này có thông minh hay có sẵn hiểu biết mà mà cam chịu thì cũng chẳng làm nên thành tích gì…”
dongloat_noiday01
Vào thế kỷ 18 James Cook, một thuyền trưởng người Anh khám phá vùng đất nước Úc ngày nay. Khi đó, ông đến đây và tuyên bố vùng đất này là vô chủ. Ông tuyên bố như vậy nghĩa là ông xem dân bản địa chẳng có vai trò gì với vùng đất mà họ đang ở, mặc dù họ đã định cư ở đó trước người da trắng rất lâu.
Cũng phải thôi, vì thời đó Đế Quốc Anh đi xâm chiếm thuộc địa và mở rộng bờ cõi khắp năm châu. Vì thổ dân bản địa Úc khi đó vẫn là những tộc người man rợ, có nơi còn tục lệ ăn thịt kẻ thù, tức ăn thịt người. Chính vì thế, trong mắt James Cook, người Úc bản địa chẳng là gì cả, vì ông cho rằng, người Anh của ông mới là người văn minh và xứng đáng sở hữu vùng đất này.
Sau James Cook 200 năm, nước Úc của người da trắng cũng hình thành và phát triển dần thành quốc gia độc lập. Bị phân biệt đối xử, nhưng người Úc bản địa cũng dần bỏ đi những hủ tục cổ hũ khi xưa. Đến đệ nhị thế chiến, người Úc bản địa ở các đảo phía bắc thuộc Queensland cũng gia nhập quân đội Úc chiến đấu chống quân đội quân phiệt Nhật Bản. Khi đó vì lòng yêu nước họ tòng quân, dù cho họ không có quyền bầu cử và chỉ hưởng lương bằng 1/3 người Úc da trắng.
Sống gần văn minh thì man rợ cũng tiến bộ. Năm 1981, Eddie Mabo người Úc bản địa thuộc đảo Murray nhận ra rằng, bao đời nay tổ tiên của họ sống tại vùng đất này, họ đã định cư ở đây trước cả người da trắng đến. Thế nhưng, người bản địa của họ không hề có quyền sở hữu đất trong hệ thống pháp luật khối Thịnh vượng chung. Tất cả đất đai mà tổ tiên của họ để lại thuộc chính phủ Úc, trong khi người da trắng được quyền sở hữu đất đai. Ông nhận ra đấy là một điều bất công, thế là ông kiện lên tòa án Queensland đòi lại quyền sở hữu đất cho tộc mình. Kết quả năm 1989, toà án tối cao bang Queensland tuyên bố Eddie Mabo thắng kiện.
Qua đây ta thấy gì? Người Úc bản địa, tộc người ăn lông ở lỗ nhưng tiếp xúc với văn minh thì ý thức họ cũng nâng cao. Họ từng là những tộc người được cho là mọi, nhưng ngày nay, khi ý thức được sự bất công, quyền lợi của mình bị tước bỏ và họ đã đòi. Điều này đáng làm chúng ta suy ngẫm lại người Việt chúng ta, rằng liệu chúng ta đã bằng thổ dân bản địa Úc chưa?
Câu trả lời là, ở khía cạnh này chúng ta đã thua người thổ dân bản địa Úc. Nhìn vào lịch sử, chúng ta có xuất phát điểm hơn họ, thậm chí hơn rất xa. Thế nhưng chúng ta đã thua họ ở sự mạnh dạn cất lên tiếng nói cho quyền lợi của mình. Họ đòi, ta cam chịu. Là người Việt, chúng ta nghĩ sao? Thật sự tôi rất lấy làm xấu hổ khi tìm hiểu về điều này.
Sức mạnh của dân tộc trước hết phải biết đòi hỏi quyền lợi cho mình. Dù dân tộc này có thông minh hay có sẵn hiểu biết mà mà cam chịu thì cũng chẳng làm nên thành tích gì. Chính quyền Úc không trao quyền sở hữu đất cho thổ dân bản địa, chính quyền CS thì tước bỏ quyền sở hữu đất của dân bằng điều luật "đất đai là sở hữu của toàn dân do nhà nước quản lí". Thổ dân biết đòi hỏi, vậy mà 90 triệu dân chẳng thấy ai ứ lên 1 tiếng. Thực sự sức mạnh tinh thần và trí tuệ của chúng ta đang ở đâu? Có cảm nhận rằng, ta đang ở tầm rất thấp. Buồn thay!
Đỗ Ngà
(*) BBT Hội Những Người Cầm Bút Can Đảm gửi tới Thông Luận

“Giấy triệu tập” không thể ghi và ký tùy tiện

“…Trên đây tôi chỉ xin đề cập đến một số nội dung và hình thức của một “Giấy triệu tập” mà cơ quan chức năng cần tuân thủ. Riêng về nội dung sự vụ, tôi không bàn…”
khinh_thuong
Nước ta theo mô hình nhà nước “Dân chủ Nhân dân” 31 năm ở miền Bắc, khi chuyển sang mô hình nhà nước “Xã hội Chủ nghĩa” trên phạm vi toàn quốc cũng đã được 42 năm, tổng cộng tất cả là 73 năm! Cả hai mô hình nhà nước này đều được mô tả với người dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế là “Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa”!

Ấy vậy có một sự việc “chẳng ra sao” vừa mới xảy ra hôm qua đối với một công dân, nguyên là người đứng đầu Đảng bộ và Chính quyền xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, Thủ đô Hà Nội. Được “đương sự” cho phép, tôi xin kể ra đây để bạn đọc xa gần suy nghĩ và đánh giá xem nó có nên xảy ra trong một nhà nước mà Đảng ta luôn gọi là “Nhà nước pháp quyền XHCN do dân, của dân và vì dân” hay không?
Ông Quang Văn Thỉnh, sinh năm 1943, tròn 75 tuổi đời và 50 năm tuổi đảng, làm Bí thư Đảng ủy xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai (Hà Nội) trong 8 nhiệm kỳ liên tiếp, trải qua 28 năm không ngắt quãng (từ tháng 5/1987 đến tháng 5/2015). Tháng 6/2015, ông nghỉ hưu ở tuổi 72! Hãy khoan nói về thời gian làm Bí thư Đảng ủy xã, ông Thỉnh đã cùng Đảng bộ xã Thanh Văn có công với người dân ở đây, được họ tôn trọng, quý mến ra sao, mà ta chỉ xét ông Thỉnh là một công dân như mọi công dân khác trong nhà nước pháp quyền của ta mà thôi!
giay_trieutap
Giấy triệu tập ông Quang Văn Thỉnh. Ảnh: tác giả gửi tới
18 giờ chiều tối qua, 27/2/2018, ông Quang Văn Thỉnh ngỡ ngàng khi nhận được “Giấy triệu tâp” của Công an huyện Thanh Oai, Tp. Hà Hội yêu cầu ông đúng 8g30’ hôm nay (28/2/2018) phải có mặt tại Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an huyện Thanh Oai để “làm việc liên quan đến nội dung đơn tố cáo”. (Mời độc giả xem ảnh chụp “Giấy triệu tập” đính kèm dưới đây):
Đọc qua “Giấy triệu tập” của Công an Thanh Oai (Hà Nội), người viết bài này có mấy nhận xét sau đây về hình thức “Giấy triệu tập” của Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Oai đối với ông Quang Văn Thỉnh, xin phép chưa bàn đến nội dung sự vụ của “Giấy triệu tập” này:
1/. Đối với mọi công dân, dù trình độ học vấn cao hay thấp, thậm chí là mù chữ chăng nữa, các cơ quan chức năng khi phát giấy “MỜI” hay “TRIỆU TẬP” công dân đến làm việc, nên tôn trọng họ và ghi rõ danh xưng cụ thể là “ông” hay “bà”, chứ không thể viết cộc lốc, coi người bị triệu tập như là kẻ đã phạm tội, mà trong “Giấy triệu tập” ông Quang Văn Thỉnh, Cơ quan CSĐT đã thể hiện: “Yêu cầu Quang Văn Thỉnh đúng 8 giờ 30’ ngày 28/2/2018 có mặt tại…”!
Ông Thỉnh là một cán bộ hưu trí, là một đảng viên lâu năm, nay đang ở tuổi 75 nên ông còn được coi là một công dân cao tuổi. Không nên coi và không thể coi hoặc đối xử với ông Quang Văn Thỉnh như “một kẻ có tội” được. Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Oai hơn ai hết phải tôn trọng nguyên tắc pháp lý trong công tác điều tra và tố tụng sau đây: “Không một ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.
2/. Người ký “Giấy triệu tập” đóng dấu đỏ của cơ quan công quyền phải là người có chức danh và có trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật, trong trường hợp này phải là Trưởng hoặc Phó Công an Huyện. Nếu các vị trên đi vắng, người được ủy quyền ký tên, đóng dấu, phải ghi rõ là TL (thừa lệnh) hay TUQ (thừa ủy quyền). Những người này ít ra phải là Đội trưởng hay Đội phó các Đội trinh sát, chứ không thể là mọi thành viên trong CQĐT đều có thể ký tên, đóng dấu để triệu tập công dân một cách tùy tiện được!
3/. Về thời gian “triệu tập”, CQĐT cũng nên tính đến “một khoảng thời gian hợp lý” để công dân có thể sắp xếp thời gian, chuẩn bị thu xếp công việc đến gặp, làm việc với cơ quan công quyền. Chứ không nên 6 giờ tối hôm trước tống đạt “Giấy triệu tập”, 8 giờ sáng hôm sau bắt “đương sự” phải đến “trình diện” ngay lập tức như trường hợp đối với ông Quang Văn Thỉnh như đã nói ở trên. Người được triệu tập, có thể vì điều kiện khách quan hoặc bất khả kháng, không thể đến được, sẽ rất dễ bị quy chụp là người “chống lệnh” cơ quan công quyền hoặc là kẻ “chống người thi hành công vụ”!
Trên đây tôi chỉ xin đề cập đến một số nội dung và hình thức của một “Giấy triệu tập” mà cơ quan chức năng cần tuân thủ. Riêng về nội dung sự vụ, tôi không bàn, vì thông tin tôi có được, tôi chưa có điều kiện kiểm chứng, nên không muốn võ đoán ở đây.
Vậy xin sơ bộ có đôi ý kiến nhận xét như trên, mong các bạn đọc xa gần góp thêm ý kiến nhận xét, đánh giá, trước là để rộng đường dư luận, sau là để gửi đến Ban Chỉ huy Công an Huyện Thanh Oai với hy vọng là những ý kiến góp ý xây dựng này sẽ góp phần làm cho bộ máy công quyền nhà nước ta liêm chính, trong sạch, vững mạnh hơn để nhà nước ta thực sự trở thành nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân.
Nguyễn Đăng Quang

Chuyện Nguyễn Phú Trọng bán nước cho Tàu Cộng và HKMH Mỹ vào Việt Nam

Nguyên Thạch (Danlambao) - Mưu lược và tính toán chính trị không là những vấn đề mang tính phổ thông mà ai cũng nắm biết được, việc ấy chỉ nằm trong đầu của những người có trách nhiệm và có liên quan. Tuy nhiên, vấn đề không vì thế mà những chính trị gia hoặc những người nhạy cảm khác không thể đoán biết được bởi hầu hết những chiến lược và chiến thuật đều có những chỉ dấu, những biểu hiện của nó qua quá trình thực hiện những chiến thuật và chiến lược ấy.

Là một người dân bình thường, người viết không hề khẳng định hay tuyên bố mình là nhà thông thái am hiểu thời cuộc nhưng tự cảm thấy nêu lên những gì mà cá nhân mình đoán biết được để nêu lên cho những người khác nhận xét và góp sức nhận định cho những sự kiện đang xảy ra.

Tôi xác nhận rằng bản thân người viết không phải là một Nhà chiến lược vì mức độ am hiểu về chính trị còn rất hạn hữu nhưng không vì thế mà tôi có thái độ yếm thế, dẹp bỏ những suy nghĩ của một công dân bình thường nhưng luôn quan tâm về vận mệnh của đất nước như quan tâm cho chính bản thân mình.

Tác giả mạn phép liệt kê một số dữ kiện quan trọng xuyên suốt quá trình của lịch sử cận đại một cách rất ngắn gọn thôi vì thiết nghĩ vấn đề được trưng ra đây thì hầu hết ai cũng biết.

1- Hồ Chí Minh: Được đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) tôn vinh như là một ông Thánh, một nhà lãnh đạo vĩ đại mà ngay cả chính bản thân ông Hồ cũng đã tự xưng ông ta là một vị "Cha già dân tộc".

Tội ác của Hồ Chí Minh qua cuộc Cải Cách Ruộng đất đã giết đi 172.000 người, đó là chưa kể nhiều người liên quan oan khác.

Cuộc chiến tranh CƯỚP cho bằng được miền Nam Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã sát hại hơn 4 triệu mạng sống của cả 2 miền đất nước mà chính ông ta đã tuyên bố "Dẫu đốt cháy cả dãy Trường Sơn, hy sinh đến người thanh niên Việt Nam cuối cùng thì cũng phải giải phóng cho bằng được miền Nam".

Còn cựu Tổng bí thư Lê Duẩn thì: "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc".

Hồ Chí Minh là nguyên nhân gốc của mọi nguyên nhân đưa đến sự thê thảm cho Việt Nam hôm nay.

2- Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN): Là một băng đảng độc tài mà các tên chủ chốt là những tên phản quốc, dâng hiến đất đai biển đảo cho Tàu Cộng, đẩy dân tộc vào tròng ách nô lệ, đẩy đất nước tụt hậu, nợ nần chồng chất, tham nhũng bất trị, xã hội thê thảm như hôm nay.

3- Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng và hiện tại là Nguyễn Phú Trọng: 

- Nguyễn Văn Linh: "Tôi biết theo Trung Quốc là mất nước nhưng thà mất nước chứ không để mất đảng".

- Đỗ Muời:


- Phạm Văn Đồng: 


- Nguyễn Phú Trọng:


Chiến lược bao vây Trung Cộng về nhiều mặt kinh tế, ngoại giao, binh bị... trong đó có vấn đề bao vây Biển Đông bằng các chiến thuật quân sự, Hoa Kỳ đã ồn ào biểu dương lực lượng Hải Không với Hàng không mẫu hạm, máy bay, tàu ngầm hiện đại, hỏa tiển cực khôn, cực dữ cùng hệ thống vệ tinh cực tinh vi có khả năng tiêu hủy hỏa tiển hoặc chuyển hướng đạn đạo của đối phương để chiến thế thượng phong

Trong thế chẳng đặng đừng này, Tập Cận Bình đã tạm thời dùng một trong những chiến thuật trong binh pháp là "Lùi 1 bước để tiến tới 2 bước". Họ Tập đã chấp nhận cho phép Thái thú Nguyễn Phú Trọng mở ngõ cảng Đà Nẵng và thậm chí ngay cả cảng Cam Ranh cho Tàu chiến hay HKMH Hoa Kỳ vào thăm trong tháng Ba vì dẫu sao Mỹ cũng chỉ là "người tình hờ hững" chợt đến chợt đi mà thôi, đó là mặt nổi, còn về mặt chìm thì Tập Cận Bình đã lệnh cho Bộ trưởng Bộ quốc phòng Ngô Xuân lịch cho đặt máy quay phim "trên bờ dưới ruộng" theo dõi toàn bộ diễn tiến như tốc độ, kỹ thuật hải vận (navigations) mức độ của lực lượng an ninh bảo vệ cho tàu ở dưới nước... vân vân, để Trung Cộng học hỏi và nghiên cứu cho cho kỹ thuật thiết lập tàu sân bay cho tương lai của Trung Cộng.

Cuối cùng, chuyện Tàu sân bay Mỹ thăm Đà Nẵng từ 5 đến 9 tháng Ba, để viếng thăm Việt Nam cũng chỉ là chuyện chợt đến chợt đi mà thôi, tuy ồn ào về mặt quân sự của Hoa Kỳ và của dư luận của phía Việt Nam về cả nhiều mặt quân sự, chính trị lẫn xã hội nhưng tất nhiên những sự vụ đó KHÔNG làm thay đổi cục diện gần như là cố hữu phò Tàu Cộng của Thái thú Nguyễn Phú Trọng cùng Tập đoàn tôi tớ Thiên triều là ĐCSVN.

Những ai xem việc HKMH Hoa Kỳ vào Việt Nam và đặt hy vọng rằng VN sẽ có thay đổi hoặc ngay cả sẽ có biến chuyển lớn là những hy vọng nông nỗi và hão huyền. Đây cũng là câu trả lời riêng cho một số còm sĩ trong bài viết "Hy sinh con mã để bắt con xe?" (*) đã đặt ra cùng ẩn ý khẳng định qua những câu hỏi thể như là rất quan trọng rằng Nguyễn Phú Trọng theo Mỹ. Những suy tưởng thật y như là những giấc mộng du!.

Mọi suy luận từ chuyện các HKMH của Hoa Kỳ viếng thăm Đà Nẵng hay ngay cả chuyến viếng thăm của tàu ngầm USS Frank Cable và tàu tên lửa dẫn đường USS John S. Mc Cain Cam Ranh trước đây để đưa đến kết luận là ĐCSVN mà Nguyễn Phú Trọng là đảng trưởng sẽ đưa đến chuyện Việt Nam sẽ hợp tác với Hoa Kỳ về quân sự, kinh tế cùng các mặt khác có thể sẽ là mơ tưởng viển vông hoặc thậm tệ hơn nữa là dựa vào những diễn tiến của sự kiện chuyến viếng thăm của HKMH USS Carl Vinson này mà quyết đoán rằng Nguyễn Phú Trọng và ĐCSVN hướng theo Mỹ bỏ Tàu là những suy luận càng thêm ấu trĩ và đồng thời cũng trúng đậm kế của Tàu Cộng mà tên đảng trưởng ĐCSVN là một tên hề đại diện diễn tuồng. Người Việt Nam bao giờ mới thức tỉnh về những mối hiểm họa của Tàu Cộng?.




(*) Hy sinh con mã để bắt con xe?

Hơi thở kiều bào

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Tổ quốc lắng nghe hơi thở của bà con kiều bào… - Nguyễn Xuân Phúc

Đảng tắt thở thì cuộc đời mới thở. Nguyễn Chí Thiện

Cambodia có nhiều nơi mà tên gọi bắt đầu bằng từ ngữ kampong: Kampong Thon, Kampong Speu, Kampong Cham, Kampong Chhnan... Tôi xem bản đồ thì thấy là những địa danh này đều nằm ở ven sông, rồi hỏi ra mới biết rằng kampong (trong ngôn ngữ Khmer) có nghĩa là bến bãi. Cũng tựa như người Việt gọi Bến Thành hay Bến Ngự vì cả hai ngôi chợ này đều nằm cạnh bờ sông.

Tôi ghé Kampong Chhnan nhiều lần nhưng mãi đến hôm rồi mới biết là nơi đây có một xóm nhỏ tên thuần Việt là Bến Ván. Cũng như tất cả những bờ bến khác, Bến Ván nằm sát mé sông (sông Tonlê Sap) cách Phnom Penh chừng 70 KM về hướng Bắc. Cứ đi theo quốc lộ 5 – đến ngay cột cây số 66 – sẽ thấy bên phải có ngã rẽ vào một hương lộ nhỏ, vắng tanh. 

Xe tiếp tục chạy tung bụi đỏ mịt mù khiến tôi có cảm tưởng là mình sẽ đi vào một... cõi hư vô nào đó nhưng chả bao lâu thì chợt thấy lờ mờ phía trước là một đám đông. Hoá ra là một cái chợ lộ thiên. Có lẽ vì không mấy khi có một chiếc xe bốn bánh lạc lõng tới đây nên lòng đường bị bạn hàng lấm chiếm đến hơn phân nửa. Phải bóp còi inh ỏi không ngừng mới vượt qua thêm được một đoạn đường chỉ chừng hai hay ba trăm mét.

Sau chợ đến chùa, nếu có thể gọi một gian nhà sàn với vài ba tượng phật là một ngôi chùa – chùa Bến Ván. Kề cạnh là một gian khác (nhỏ nhắn hơn) tứ bề cũng trống huơ trống huếch. Bên trong có kê mấy cái bàn thô ráp, hơi dài, được giới thiệu là trường học – trường Bến Ván. 

Chùa & Trường Bến Ván. Ảnh chụp năm 2018

Thầy trụ trì tuy chưa bước vào ngưỡng cửa tứ tuần nhưng tóc đã lốm đốm bạc rồi. Cử chỉ và ngôn từ của ông đều vô cùng điềm đạm:

- Sư đệ mất gần mười năm nhưng mới thực hiện được có bi nhiêu đó thôi à.

- Bộ Phật tử không cúng dường gì hết trơn, hết trọi sao?

Nhà sư chỉ tay xuống mấy chụp túp lều lụp xụp, bồng bềnh dưới mé sông, với ít nhiều ái ngại:

- Đồng bào mình ở đây nghèo lắm, và đều là dân chài hết nên kêu gọi họ đóng góp chả khác nào khuyến khích sát sanh nên sư đệ sợ mang tội. 

- Còn Hội Việt Kiều có giúp đỡ gì mình không sư?

Tôi hỏi theo thói quen nghề nghiệp chớ cũng đã đoán trước được câu trả lời:

- “Không dám giúp đỡ” đâu. Họ không sách nhiễu là mừng muốn chết rồi. May nhờ mấy ông xã ấp người Miên họ thương và bênh vực dữ lắm lắm nên bây giờ mới được yên như vậy đó, chớ mấy năm trước hội cứ cho người tới kiếm chuyện rầy rà hoài hà!

Tôi niệm thầm (“Nam Mô A Di Đà Phật”) thay cho một tiếng thở dài, cố nén:

- Thiệt ra thì ở đâu có hội này là chỗ đó phải có chuyện thôi, sư ơi. 

Tôi nói hết sức nhỏ nhẹ, và cũng rất thực lòng, như một lời an ủi gửi đến một vị tu sĩ trẻ đang bơ vơ hoằng pháp giữa quê người đất khách. Dù chỉ loanh quanh ở Biển Hồ vài ba năm nay thôi nhưng thái độ, cũng như cung cách làm việc của nhân viên Đại Sứ Quán Việt Nam (và Hội Việt Kiều) ở cái Xứ Chùa Tháp này thì tôi... rành lắm. Tôi “đụng chuyện” với họ hoài mà. 

Lẽ ra tui cũng không thèm nói đâu nhưng mới rồi nghe ông Nguyễn Xuân Phúc lên giọng giả nhân/giả ngãi (“Tổ quốc lắng nghe hơi thở của bà con kiều bào, đặc biệt lắng nghe những nguyện vọng, những ý kiến đóng góp quý báu của bà con dành cho đất nước...") nên cũng xin có đôi lời xin thưa cùng “tổ quốc” cho nó tỏ tường.

Là thành viên của một hội thiện nguyện (Hiệp Hội Vì Dân - Vidan Foundation) tôi được cử đến làm việc ở trường làng Kandal – cũng thuộc Kampong Chhnan, cách Bến Ván cỡ 70 cây số về hướng Bắc – do Hội Đồng Hương Perth Tây Úc (cùng với sự bảo trợ của 2VNR Radio) khởi công xây cất từ năm 2010. 

Khi tới nơi, vào cuối năm 2014, tôi mới biết rằng ngôi trường khang trang này không có nước cũng không có điện luôn. Loay hoay mãi mới bắt được nước, câu được điện, để có thể xử dụng được nhà vệ sinh, và gắn đèn với quạt cho ba lớp học. Trước khi rời khỏi đây, tôi cũng xin được Hiệp Hội cho phép gửi lại một số tiền tráng xi măng nền trường, vốn bằng đất nện, để biến nó thành sân chơi cho học sinh (vào mùa nước cạn) và hẹn sẽ quay lại trước Hè.

Về chưa được nửa đường, mới tới sân bay Taoyuan (Đài Loan) đã nghe có chuyện phiền hà̃: Hội Việt Kiều cho người tới điều tra coi nguồn tiền ở đâu ra mà bắt nước, kéo điện, lắp đèn, lắp quạt tùm lum thứ vậy? Có biết tên tuổi, lý lịch của người tài trợ không? Họ còn đòi kiểm soát sách giáo khoa, sợ dậy sai đường lối chính sách, dù trường làng Kandal chỉ dậy tới lớp ba thôi!

Qua năm 2015 - 2016, tôi được cử đi làm việc với mấy trường học có dậy tiếng Việt ở Neak Loeung (tên Việt là Hố Lương) một thành phố nhỏ giáp biên Miên/Việt, cách thủ đô Nam Vang 65 KM về hướng Đông Nam.

Thì cũng gọi là trường vì quen miệng chứ thực ra thì đây là những lớp học tuyềnh toàng, tạm bợ. Tuy học phí mỗi ngày chỉ là 500 riels tiền Miên (cỡ 12 xu U.S.D) nhưng số học sinh hiện diện vẫn rất thất thường vì còn tùy thuộc vào khả năng (chạy ăn từng bữa) của cả gia đình. 

Trường Hố Lương. Ảnh chụp năm 2016

Với khả năng tài chính (rất giới hạn) của Hiệp Hội, chúng tôi chỉ có thể thực hiện được những trợ giúp vô cùng nhỏ nhặt: tặng sách bút chỗ này, thêm bàn ghế chỗ kia, cơi nới chỗ nọ cho thêm rộng, và mọi trường đều được tài trợ để cả thầy lẫn trò yên tâm hơn... trên con đường học vấn!

Chỉ vậy thôi nhưng khi chúng tôi trở lại lần thứ hai là có chuyện liền. Đang ngồi ăn trưa tại nhà của một người dân địa phương thì mấy cái xe Honda đã lạng tới lạng lui trước cửa, với mấy khuôn mặt rất cô hồn cùng ánh mắt vô cùng soi mói. 

- Đám công an bên Hồng Ngự đó. Sao mà họ biết tin lẹ qúa, vậy Trời! 

Chủ nhà nói như than. Ngay sau đó thì điện thoại kêu. Không rõ nội dung cuộc điện đàm ra sao, chỉ nghe khổ chủ cuống quýt vâng dạ liên hồi. Xong, ông nhỏ giọng phân trần:

- Nhân quyền không biết ở tận đâu, chớ chính quyền thì gần lắm. Dù nằm ở bên kia biên giới nhưng đồn công an Hồng Ngự chỉ cách nhà tui có vài chục cây số thôi hà! 
Ngay lúc đó, tôi thực tình không tin rằng đám công an VN có thể lộng hành đến như vậy trên lãnh thổ của một nước láng giềng có chủ quyền. Chả qua vì dân Việt ở Cambodia hiền lành quá nên bị họ bắt nạt thôi. Nhưng đến giờ thì tôi biết rằng mình lầm lớn, và lầm lắm. 

Ngày 17 tháng 2 năm 2018 vừa qua, nữ biên tập viên Zeitmagazin cho hay rằng mật vụ Việt Nam có thể sẽ vươn tay tới những người bất đồng chính kiến tại Đức. Hai hôm sau, tờ báo này cho biết thêm: “Ngay tại nước Đức người Việt Nam cũng không nên nói và viết lên sự thật – bằng không họ sẽ bị hăm dọa và tấn công.”

Giữa thủ đô Đức Quốc mà đám đàn em của Đại Sứ Côn Đồ Đoàn Xuân Hưng còn dám hăm he cho nhà báo Bùi Thanh Hiếu và Lê Trung Khoa “ăn tiết canh ngan” thì xá chi cái mạng (nhỏ xíu xiu) của một ông kiều bào vô danh, đang sống lây lất ngay sát cạnh ranh giới Việt/Miên. 

Kiều bào Cambodia. Ảnh chụp năm 2017

Hung hãn như vậy đó nhưng khi “Campuchia tước quyền công dân 70.000 người gốc Việt” thì tất cả im re. Bản tin của Đại Sứ Quán Việt Nam tại Cambodia còn không hề có được một dòng chữ nào về sự kiện vô đạo lý và pháp lý này. Trong lúc thiên hạ vô cùng hoang mang thì người phát ngôn của bộ ngoại giao ta, bà Lê Thị Thu Hằng, “phát ra” một câu thúi hoắc – nghe như tiếng rắm: 

Việt Nam và Campuchia có quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống tốt đẹp. Cộng đồng người Campuchia gốc Việt sinh sống ở Campuchia đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Campuchia cũng như vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Trên tinh thần đó, Việt Nam mong muốn Campuchia tiếp tục tạo điều kiện pháp lý thuận lợi và có biện pháp phù hợp để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người Campuchia gốc Việt.

Sau bà Hằng lại đến ông Phúc: “Tổ quốc lắng nghe hơi thở của bà con kiều bào...” Tôi lậy cả ông lẫn bà, đám dân trôi sông lạc chợ ở Cambodia đã khổ lắm rồi, cho họ xin hai chữ bình an đi! 


Tập Cận Bình và "bẫy Thucydides"

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Việc Tập Cận Bình vừa công khai ý định đưa Trung Cộng trở lại thời Mao, tức một người trị muôn người, cho thấy tham vọng làm vua của y mà báo chí quốc tế phân tích sau đại hội CSTQ lần thứ 19 đã thành sự thật.

Con đường đi của Tập về tham vọng không khác gì mục đích của Hitler đối với Châu Âu. 

Giống Hitler, Tập Cận Bình thích phô trương. 

Đại hội đảng CS Trung Quốc lần thứ 19 vừa qua thu hút 3068 phóng viên báo chí, trong số đó có 60% là báo chí quốc tế. Những vấn đề được thảo luận không chỉ các thành tựu trong quá khứ mà các nhà phân tích gọi là “sự trỗi dậy của Trung Quốc phiên bản 1” mà còn các chiến lược phát triển trong tương lai được gọi là “sự trỗi dậy của Trung Quốc phiên bản 2” hay thời đại Tập Cận Bình. Khác với “phiên bản 1” tập trung vào phát biển kinh tế, phiên bản 2 sẽ mở rộng đến vai trò của Trung Cộng trong hệ thống thế giới đang tồn tại. 

Giống Hitler, Tập Cận Bình ngoài miệng cổ võ hòa bình. 

Hitler phát biểu trước Quốc Hội Đức Quốc Xã năm 1932: “Đức Quốc, và đặc biệt là chính phủ Đức hiện nay không có mong muốn nào khác hơn là được sống trong điều kiện hòa bình và thân hữu với các nước láng giềng... Tôi muốn nhân dân Đức học hỏi để thấy những thực tế lịch sử của các quốc gia khác, trong đó một người hoang tưởng có thể muốn chúng rơi vào quên lãng, nhưng không thể bị lãng quên.” 

Tập Cận Bình phát biểu cùng một giọng điệu tại Liên Hiệp Quốc tháng 9, 2015:“Chúng ta nên xây dựng một tinh thần hợp tác qua đó các quốc gia đối xử nhau công bằng, cam kết để tham khảo lẫn nhau và bày tỏ sự hiểu biết hỗ tương. Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền củng cố Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Tương lai của thế giới tùy thuộc vào sự đóng góp của mọi quốc gia. Tất cả quốc gia đều bình đẳng. Những nước lớn, mạnh, giàu không nên hiếp đáp các nước nhỏ, nghèo và yếu.”

Nhưng khác Hitler, họ Tập đi sau, khôn ngoan hơn, học kinh nghiệm thất bại của Đức Quốc Xã, có thời gian và vốn liếng để chuẩn bị các phương án chinh phục ngắn hạn cũng như lâu dài.

Trong diễn văn đọc tại Seattle tối 22 tháng 9, 2015, Tập Cận Bình phát biểu:"Không có cái gì gọi là “Bẫy Thucydides” trong thế giới cả. Nhưng nếu các cường quốc tiếp tục phạm phải các sai lầm chiến lược, họ tạo ra bẫy cho chính họ."

Nói vậy chứng tỏ khái niệm “Bẫy Thucydides” đã in sâu vào suy nghĩ của họ Tập từ lâu. 

“Bẫy Thucydides” là gì mà đã làm Tập Cận Bình quan tâm nhiều như vậy?

“Bẫy Thucydides” phát xuất từ câu nói của sử gia Thucydides (460 BC-400 BC) rút ra ra sau khi nghiên cứu và hoàn thành bộ sử Lịch sử Chiến tranh Peloponnesian (History of The Peloponnesian). Câu nói của Thucydides: “Sự trỗi dậy của Athens và nỗi lo lắng được lan truyền mạnh ở Sparta sẽ làm cho chiến tranh không thể nào tránh khỏi.” 

Chiến tranh Peloponnesian mà sử gia Thucydides nhắc đến xảy giữa hai liên minh thành phố trong thời Cổ Hy Lạp, một bên là Delian do Athens lãnh đạo và Peloponnesian do Sparta lãnh đạo và kéo dài 27 năm với phần thắng cuối cùng thuộc về Sparta. 

Đề án “Thucydides's Trap” tại Harvard Kennedy School tổng kết 16 xung đột xảy ra trong lịch sử thế giới. Trong số đó chỉ có 3 xung đột là tránh được chiến tranh và 13 xung đột khác đã dẫn tới chiến tranh. Nói một cách dễ hiểu lãnh đạo của các quốc gia trong 13 cuộc chiến đó đã rơi vào “bẫy Thucydides”. Thế chiến thứ nhất và thế chiến thứ hai là hai trường rơi vào bẫy trầm trọng nhất. 

Áp dụng vào quan hệ cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Cộng, câu nói của Thucydides có thể viết lại cho thích hợp: “Sự trỗi dậy của Trung Cộng và nỗi lo lắng được lan truyền mạnh tại Mỹ sẽ làm chiến tranh Mỹ-Trung không thể nào tránh khỏi.”

Hai mệnh đề mang tính điều kiện “sự trỗi dậy của Trung Cộng” và “sự lo lắng đang lan truyền mạnh tại Mỹ” đều là thực tế xảy ra trong suốt ba chục năm qua từ khi các chính sách đổi mới kinh tế của Đặng Tiểu Bình đầu thập niên 1980. 

Để làm giảm “sự lo lắng đang lan truyền mạnh tại Mỹ”, họ Tập dùng miếng mồi kinh tế để lấy lòng và trấn an nỗi lo của giới tư bản Mỹ. 

Đảng CS Trung Quốc có thừa tiền đang đầu tư tại các ngân hàng lớn trên thế giới. Tính theo Tổng Sản Lượng Nội Địa Trung Cộng, nền kinh tế Trung Cộng năm 2016, theo ước tính từ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), được xếp vào hạng thứ hai, sau Mỹ, với trên 11 trillion dollars. Những phương tiện xa xỉ này Hitler không có trước thế chiến thứ hai.

Ngoài Mỹ, họ Tập cũng dùng vũ khí kinh tế để mua chuộc, đe dọa các quốc gia đối phương hay có khả năng trở thành đối phương tại Á Châu. 

Họ Tập biết phần lớn các quốc gia đang có chung biên giới hay có quan hệ kinh tế với Trung Cộng tại Á Châu, ngoại trừ Lào, CSVN và Bắc Hàn, đều là các nước dân chủ và tồn tại trên các nguyên tắc dân chủ. Khái niệm “trung lập” hay “bang giao bình đẳng”, hay “hợp tác cùng có lợi” không tồn tại một khi chiến tranh khu vực hay thế giới xảy ra, nhất là các quốc gia trong vùng độn (buffer states) hay nằm trên trục chiến tranh như Việt Nam. 

Theo tinh thần của diễn văn đọc trước đại hội đảng CSTQ, mục đích tối hậu của Tập Cận Bình là thống trị Á Châu và ảnh hưởng thế giới. Trung Cộng vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nhà nước CS, sẽ là quốc gia quan trọng nhất trên thế giới. Danh từ “cường quốc” được lập lại nhiều lần trong diễn văn của họ Tập. 

Tuy nhiên, Tập Cận Bình muốn đạt đến mục đích bành trướng mà không phải đương đầu trong các xung đột quân sự với Mỹ và các quốc gia đồng minh Nhật, Hàn hay có khả năng trở thành đồng minh như Úc, Ấn, khối ASEAN và cả Cộng đồng Châu Âu có quyền lợi tại Á Châu. Cho đến nay, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông vẫn là điểm nóng nhất trong quan hệ giữa các nước trong vùng.

Nhiều nhà phân tích đồng ý, nếu biết Tập sợ vướng “Bẫy Thucydides” thì thay vì mềm dẻo, hòa hoãn với Tập Cận Bình như Neville Chamberlain đã làm đối với Adolf Hilter, lãnh đạo các quốc gia có quyền lợi bị va chạm phải tỏ ra cứng rắn và có những biện pháp trả đũa thích đáng trước mọi hành vi bành trướng dù rất nhỏ của Tập Cận Bình trên Biển Đông. 


Báo - đảng và tiền

Phạm Trần (Danlambao) - Không sách sử nào có thể biện minh cho những lần nói ẩu của đảng Cộng sản Việt Nam về Nhân quyền và Quyền tự do Báo chí ở Việt Nam sau hơn 30 năm "Đổi mới" từ năm 1986, nhưng nhiều nhà báo đã nhờ báo đảng mà sống đầy túi.

Lần xạo mới nhất xảy ra ngày 25/02/2018 trên báo Quân đội Nhân dân (QĐND), cơ quan ngôn luận của Bộ Quốc phòng làm loa tuyên truyền cho Ban Tuyên giáo của đảng.

Dưới tiêu đề "Việt Nam bảo đảm tốt tự do báo chí theo luật pháp quốc tế về nhân quyền", báo này viết: "Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhất quán quan điểm tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do báo chí. Trên cơ sở nội luật hóa pháp luật quốc tế về quyền tự do báo chí, Hiến pháp năm 1946, hiến pháp đầu tiên của nước ta, đã khẳng định người dân có quyền tự do báo chí và được pháp luật bảo đảm thực hiện. Các bản hiến pháp sau này đều kế thừa và phát triển nội dung của Hiến pháp năm 1946 về quyền tự do báo chí. Điều 25, Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định" và khẳng định: "Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng". 

Nói một đàng - làm một nẻo

Đúng là như vậy nhưng bài viết đã trích lại Hiến pháp để biện minh cho hành động sai trái, suy diễn và tùy tiện của đảng và nhà nước để chạy tội chống dân chủ và đàn áp nhân dân.

Nhóm chữ "Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định" đã được sử dụng lan tràn theo nhu cầu của nhà nước để phủ nhận những quy định của Hiến pháp. Nói cụ thể hơn là làm Luật để xóa bỏ Hiến pháp, hay chậm làm luật để trì hoãn thi hành Hiến pháp, đạo Luật cao nhất của Quốc gia.

Bằng chứng như hai quyền "lập hội" và "biểu tình", tuy đã ghi trong Hiến pháp nhưng Chính phủ không muốn Quốc hội luật hóa hai quyền này. Vì vậy, các tổ chức Xã hội Dân sự tự lập của dân và các cuộc biểu tình tự phát bất bạo động, dù chỉ chống bất công và đòi công bằng cũng bị Công an đàn áp mà không cần giải thích hay phải có phép của Tòa án.

Vì vậy, khi nói đến quyền con người, bộ máy tuyên truyền của đảng thường thổi phồng thành tích đã có hẳn một Chương trong Hiến pháp 2013 để bảo đảm quyền này.

Nhưng tất cả chỉ là con số không khi Điều 14 viết rằng: "Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng."

Những lý do "quốc phòng" và "an ninh quốc gia" của điều này rất mơ hồ, không được giải thích rõ ràng nên nhà nước có quyền sử dụng tùy tiện để bảo vệ chế độ “xin cho”, có lợi nhà nước.

Báo chí - internet

Từ chuyện quyền con người, báo QĐND bàn qua báo chí để chỉ trích những ai đã lên án Việt Nam không có tự do. 

Báo này viết: "Trong những năm qua, các thế lực thù địch vẫn lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của Việt Nam trong thực hiện chính sách, pháp luật và vu cáo Nhà nước Việt Nam: “Không có tự do ngôn luận, tự do báo chí”; “Việt Nam kiểm soát và bóp nghẹt quyền tự do báo chí, tự do internet”; “bắt bớ nhiều blogger”… Họ cố tình đưa ra những nhận định, đánh giá sai lệch, thiếu khách quan về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam để vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền hòng hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế."

Theo QĐND thì những người chỉ trích Việt Nam đã: "Viện dẫn các quy định của luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam về quyền tự do báo chí, nhưng cố tình tảng lờ những điều khoản nghĩa vụ kèm theo để thực hiện các quy định đó rồi tán phát qua internet, mạng xã hội nhằm làm cho con người hiểu lầm rằng “tự do báo chí” là một quyền tuyệt đối; từ đó cổ xúy các phần tử bất mãn, các đối tượng chống đối lợi dụng quyền tự do báo chí hoạt động tích cực, quyết liệt hơn."

Không phải cho đến bây giờ (năm 2018), thế giới mới biết Việt Nam không có tự do ngôn luận và tự do tư tưởng. Từ Liên Hiệp Quốc cho đến Liên hiệp Châu Âu (EU, European Union), Tổ chức các nước Đông Nam Á (ASEAN, The Association of Southeast Asian Nations), các Tổ chức nhân quyền, Tôn giáo và Báo chí thế giới và nhân dân các nước văn minh đã kê Việt Nam vào hàng áp chót trong bảng xếp hạng về quyền tự do Báo chí, tự do Internet và tự do Tôn giáo.

Bằng chứng như trong Bảng xếp hạng năm 2017 của Tổ chức Ký giả Không Biên giới (Reporters Sans Frontières - Reporters Without Borders (RSF) đã đặt Việt Nam vào hàng thứ 175 trên tổng số 180 quốc gia. Việt Nam chỉ ở trên Trung Hoa (176), Syria (177), Turkmenistan (178), Eritrea (179) và Bắc Triều Tiên (180-North Korea).

Điều đáng xấu hổ là Việt Nam đứng chót trong 10 Quốc gia của Tổ chức ASEAN, sau cả hai nước đàn em Cao Miên (thứ 132) và Lào (170).

Thậm chí nước Cộng sản độc tài Cuba, đồng minh của CSVN cũng được xếp thứ 173, trên Việt Nam 2 bậc.

Bên cạnh đó, một báo cáo của Nhà Tự Do (the Freedom House) đã xếp Việt Nam vào nhóm 10 nước cản trở tự do Internet nhất trong số 65 quốc gia được đánh giá và dẫn đầu châu Á về kiểm duyệt nội dung trên Internet sau Trung Quốc, trong năm 2017.

Freedom House nhận định, chính quyền Việt Nam đang sử dụng hai chiến thuật để thao túng mạng Internet, là dư luận viên nhận tiền từ nhà nước (paid progovernment commentators) và truyền thông thân nhà nước & tuyên truyền (progovernment media and propaganda).

Vào ngày 25/12/2017, Quân đội Việt Nam đã công bố con số 10,000 quân nhân có khả năng sử dụng Internet ở trình độ cao được sử dụng để bảo vệ đảng và chống các thông tin bất lợi cho nhà nước.

Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam cho biết số chuyên viên này là “Lực lượng 47”, làm theo Chỉ thị 47 của Tổng cục chính trị. Ông gọi họ là những "hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng, vừa hồng vừa chuyên" được đưa vào "chiến trường đấu tranh chống những cà nhân và các thế lực chống đảng."

Ngoài Quân đội, đảng CSVN còn sử dụng một lực lượng Công an điều khiển mạng lưới điện tử để chống những người bất đồng chính kiến và kiểm soát lưu thông trên Internet để ngăn chặn những thông tin bất lợi cho nhà nước và chống đảng.

Do đó, Báo cáo 2017 của Freedom House (từ tháng 6/2016 – 5/2017) đã đánh giá Việt Nam ở hạng có tự do Internet thấp 76/100 điểm xấu, xếp thứ 59/65 quốc gia, thấp nhất trong các nước ASEAN.

Theo Freedom House, chính quyền Việt Nam kiểm duyệt 8/10 chủ đề trên Internet, đứng đầu châu Á về mức độ kiểm duyệt chỉ sau Trung Quốc. Gia tăng đàn áp và bắt tù các Nhà báo tự do, Bloggers ở Việt Nam cũng bị Freedom House lên án gay gắt.

Nhận vơ cái không có

Bằng chứng rành rành như thế mà báo QĐND vẫn cảng cổ lu loa rằng: "Có không ít hoạt động tác động, lôi kéo, mua chuộc các phần tử chống đối, cơ hội chính trị, số phóng viên tha hóa, biến chất tăng cường viết bài xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, vu cáo Việt Nam vi phạm “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí” rồi tán phát trên mạng xã hội, internet... Đặc biệt, các đối tượng còn thành lập các câu lạc bộ, các diễn đàn trên mạng xã hội dưới chiêu bài “tự do ngôn luận, tự do báo chí” để tập hợp lực lượng, hình thành các tổ chức chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam."

Sau đó, QĐND lại trơ trẽn khoe: "Trên thực tế, Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn trong việc bảo đảm quyền tự do báo chí của người dân. Theo thống kê, tính đến năm 2016, cả nước có 857 cơ quan báo chí, gồm: 199 cơ quan báo chí in, 658 tạp chí (trong đó có 105 báo, tạp chí điện tử); 01 hãng thông tấn quốc gia; 67 cơ quan phát thanh truyền hình. Hầu hết các bộ, ban, ngành, đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội đều có báo, tạp chí hoặc trang thông tin, báo điện tử."

Những con số này, chẳng may không giúp đảng và nhà nước CSVN xóa được hình ảnh xấu xa của một Việt Nam chưa hề bao giờ có tự do báo chí. Bởi vì tất cả báo, đài là của các cơ quan đảng, nhà nước và của các tổ chức chính trị, xã hội của đảng hay thuộc phạm vi đảng kiểm soát.

Tuyệt nhiên không có cơ quan nào của tư nhân vì người dân không được quyền ra báo. Cũng như trong lĩnh vực chính trị, Việt Nam không có đảng đối lập vì đảng cầm quyền không chấp nhận “đa nguyên đa đảng”.

Như vậy thì tự do báo chí ở đâu khi người dân không có quyền được cạnh tranh ngôn luận và tư tưởng với đảng cầm quyền?

Việc này đã được chứng minh trong Luật Báo chí 2016 (Luật số 103/2016/QH13), ban hành ngày 05/04/2016.

Luật này quy định rõ báo chí có nhiệm vụ: "Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…. xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa…"

Điều 7 của Luật này còn nói rõ vai trò "quản lý báo chí" của hệ thống cai trị của Chính phủ:

"1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo chí.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo chí.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về báo chí.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương."

Như vậy thì có cách nào khác hơn để nói báo chí không do các cấp chính quyền kiểm soát từ trung ương xuống cơ sở?

Trong số các điều bị ngăn cấm, báo chí không được "Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung: Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân; Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc…."

Vì vậy mà trong thời gian vài năm qua, Ban Tuyên giáo của đảng đã chỉ thị báo chí lên án những quan điểm hay bài viết của một số người Việt trong và ngoài nước, kể cả một số cựu đảng viên, đòi “đánh giá lại lịch sử và vai trò của ông Hồ Chí Minh và của đảng CSVN” trong 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn (1945-1975).

Một số người cũng đã đặt vấn đề: Lịch sử cần được minh bạch để biết ông Hồ và đảng CSVN có công hay có tội với đất nước. Và, ai là người phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về những đổ vỡ và tang thương của dân tộc trong hai cuộc chiến được gọi là “đấu tranh chống Pháp giành độc lập” và “chống Mỹ cứu nước”?

Nhưng với biện pháp kiểm soát chặt chẽ người làm báo của nhà nước hiện nay thì cơ hội tìm câu trả lời cho “thành công” hay “thất bại” của đảng CSVN trước lịch sử không dễ dàng.

Bằng chứng là nhà báo của đảng, theo Điều 25 của luật Báo chí 2016 là phải: "Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm…"

Mặt trái của báo chí

Vậy, cái gọi là "báo chí cách mạng" của đảng bây giờ ra sao?

Căn cứ vào những sự việc xẩy ra và đã được công khai bởi các viên chức đảng lãnh đạo, trong đó có Ủy viên Bộ Chính trị Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo thì nếu trong đảng có tham nhũng, lãng phí và tha hóa thì báo chí cũng có suy thoái và nhận hối lộ hoặc tống tiền bỏ túi và nhiều khuyết tật nghề nghiệp khác.

Bằng chứng này đã được nêu ra tại Hội nghị Báo chí toàn quốc nhằm tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018, tổ chức ngày 26-12-2017 tại TP Hồ Chí Minh.

Báo Tiền Phong tường thuật: "Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo cho biết trong năm qua, báo chí đã thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo và định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước, thông tin kịp thời, toàn diện đời sống chính trị, kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, ông Bảo cũng chỉ ra nhiều hạn chế, yếu kém của báo chí, như bị cuốn theo mạng xã hội, đăng tải những chuyện nhảm nhí, giật gân, các thông tin chưa kiểm chứng... Một số báo điện tử khai thác thông tin từ ý kiến cá nhân trên mạng xã hội để viết bài, trong khi môi trường truyền thông xã hội đầy rẫy tin giả, tin xấu.

Trong năm 2017, cả nước có 55 trường hợp báo chí bị xử lý với tổng số tiền xử phạt là 1,3 tỷ đồng. Hội nhà báo đã xóa tên 324 hội viên với nhiều lý do, trong đó có nhiều trường hợp vi phạm pháp luật."

Các báo theo dõi Hội nghị còn dẫn lời ông Hoàng Vĩnh Bảo nói rằng: "Báo chí vẫn còn tồn tại những khuyết điểm, hạn chế gây bức xúc trong xã hội như tình trạng “đánh hội đồng”, kết án vụ việc, hiện tượng mà không cần xem xét đến quy định của pháp luật, các kết luận của cơ quan chức năng; tình trạng “suy đoán có tội” phát triển trong báo chí hiện nay gây thiệt hại rất lớn đến cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp… Thậm chí, có tình trạng phóng viên liên kết thành những “liên minh báo chí”, tổ chức theo nhóm lấy danh nghĩa cùng đi tác nghiệp nhằm sách nhiễu, vòi vĩnh doanh nghiệp, theo kiểu ép ký hợp đồng quảng cáo, hợp tác truyền thông và gỡ, sửa bài sau khi đăng một cách tùy tiện, vụ lợi. Cá biệt, có một số phóng viên, nhà báo đã vi phạm pháp luật trong quá trình tác nghiệp, bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Một số phóng viên, nhà báo, biên tập viên… lợi dụng mạng xã hội để bày tỏ quan điểm đi ngược với quan điểm của báo, ảnh hưởng đến hình ảnh của cơ quan báo chí. Nhiều cơ quan thông tin không đúng sự thật, thiếu nhạy cảm về chính trị, đăng tải nhiều thông tin về mặt trái của xã hội; vi phạm về quảng cáo vẫn xảy ra, mặc dù đã giảm đáng kể so với các năm trước."

Trong khi ấy, Trưởng ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng, người chịu trách nhiệm ngành thông tin và truyền thông cho đảng cũng đã: "Thẳng thắn chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót của hoạt động báo chí như xa rời tôn chỉ, mục đích, nhất là một số báo điện tử. Khuynh hướng giật gân, câu khách, xào lại tin bài báo khác tương đối phổ biến."

Tiền Phong viết: "Người đứng đầu ngành tuyên giáo chỉ ra sự cố 59 tờ báo vi phạm khi đưa tin khởi tố 2 nguyên lãnh đạo Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) là do xào lại thông tin từ TTXVN nhưng lại “lòe” bạn đọc là của nguồn tin riêng. Trong khi đó, mức xử phạt như gãi ngứa, chưa đủ răn đe."

Ông Thưởng nói: "Năm 2017, số lượng Phóng Viên bị xử lý hình sự, bị bắt quả tang đang nhận tiền, vòi vĩnh doanh nghiệp nhiều hơn mọi năm khiến những người làm báo chân chính đau lòng. Yêu cầu đặt ra là phải đấu tranh chính trong đội ngũ những người làm báo, không để những con sâu làm rầu nồi canh."

Người cầm đầu Tuyên giáo còn tiết lộ: "Trong vụ Yên Bái (tham nhũng), một Phóng viên khai đưa bao thư cho 3-4 nhà báo khác. Nhuận bút không đăng bài cao hơn nhuận bút đăng bài và nhuận bút gỡ bài nhiều hơn nhuận bút đăng bài."

Ông Thưởng còn cho biết: "Nhiều nhà báo bị thu thẻ nhưng vẫn viết báo; bài viết thậm chí còn cay nghiệt hơn; ra tù được cơ quan cũ tuyển dụng làm ở vị trí biên tập.

Trong khi đó nhiều cơ quan chủ quản khoán trắng, miễn sao mỗi năm có 4 -5 tỷ đồng. “Làm như vậy không đúng. Bên cạnh cơ quan quản lý nhà nước, phải truy trách nhiệm cơ quan chủ quản. Cơ quan chủ quản không thể vô can."

Như vậy thì phải chăng khi nhân dân bị đàn áp vì đòi được quyền tự do ra báo thì các đảng viên nhà báo đã nhờ có hạn chế này mà được tự do hành nghề kiếm bạc để bảo vệ đảng cầm quyền? -/-

(02/018)