Tuesday, June 12, 2018

TRỰC TIẾP SÁNG 13/06/2018 - Hôm nay CẬP NHẬT TỔNG BIỂU TÌNH CHỐNG AN NINH MẠNG THUÊ ĐẤT 99 NĂM

Hoảng sợ có loạn từ trong ra ngoài đảng, Nguyễn Phú Trọng triệu tập khẩn cấp QK7

CTV Danlambao - Khuya ngày 12.06.2018, một số nguồn tin tin cậy cho biết lực lượng quân đội thuộc Quân Khu 7 đã được triệu tập cấp tốc trong đêm. Một số quân nhân phải rời nhà trong đêm khuya với quân phục và chỉ kịp cho gia đình biết phải tập trung ở đơn vị trong thời gian nhanh nhất. Đây không phải là lệnh triệu tập cho một cuộc diễn tập thông thường. Xác xuất cao là một triệu tập khẩn để huy động quân đội ngăn chận làn sóng quần chúng lần đầu tiên đứng lên chống lại nhà nước của đảng đang có viễn ảnh lan rộng.

Vào buổi chiều cùng ngày, con đường Trường Sơn (từ công viên Hoàng Văn Thụ) dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất có rất đông các lực lượng CSCĐ, công an, dân phòng, dân quân tự vệ, quân đội và an ninh sân bay. Tại đây rào chắn, các xe đặc chủng, xe biển xanh nằm ở mọi ngã tư, ngã ba dọc theo đường Trường Sơn. 

Có nhiều đồn đoán cho rằng biến cố nổi dậy của người dân vào ngày 10/06/2018 đã làm cho Bộ Chính trị rất hoang mang và lo sợ. Theo tiết lộ của một số người còn đang ở trong guồng máy, sự bất mãn về việc BCT chủ trương dâng Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc cho Tàu cộng không không những chỉ đến từ người dân mà còn lan tràn trong hệ thống chính trị - từ chính phủ sang quốc hội và nhất là trong quân đội. 

Trong cuộc biểu tình bùng nổ ở nhiều tỉnh thành vào cuối tuần qua, ngoài số đông quần chúng chủ động tự phát xuống đường, một số đảng viên cho biết là có sự tham gia, khuyến hoặc ủng hộ cuộc xuống đường của người dân. 

Do đó, việc vận động quân đội có thể là một phản ứng của Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư và cũng là người lãnh đạo quân đội trong vai trò Bí thư Quân uỷ Trung ương, để "trấn loạn" từ trong ra đến ngoài đảng đang âm thầm hoặc công khai lên án âm mưu dùng đạo luật Đặc Khu để hợp pháp hoá việc giao 3 vị trí chiến lược của Việt Nam cho Tàu cộng trong 99 năm. 

Tư lệnh QK7 là Võ Minh Lương và cũng là một Uỷ viên của Quân uỷ Trung ương dưới trướng của Nguyễn Phú Trọng. 

Những đơn vị trực thuộc Quân khu 7 gồm có Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Phước, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tây Ninh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Long An. 

Trong số 9 tỉnh thành thuộc QK7 thì đã có 6 tỉnh thành trong đó người dân xuống đường chống "chủ trương lớn" của Bộ Chính trị và đấu tranh yêu cầu Quốc hội không được thông qua. 6 tỉnh nổ lớn biểu tình là Sài Gòn, Bình Dương, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh và Long An. 

Mặc dù phải BTC - qua thông báo của nhà nước và quốc hội của đảng - phải tạm thời lùi bước chưa thông qua dự luật Đặc Khu bán nước, làn sóng phẫn nộ của người dân vẫn dâng cao vì thấy rõ việc trì hoãn chỉ là âm mưu xì hơi quả bóng dư luận. Bên cạnh đó, việc Quốc hội đảng thông qua dự luật An ninh mạng để bịt miệng người dân lên tiếng về Luật Đặc Khu càng làm cho tình hình nóng hơn.

Nguy cơ người dân đồng loạt xuống đường làm lung lay vị trí quyền lực của Nguyễn Phú Trọng đảng cộng sản đã đang biến dần thành hiện thực.

13.06.2018

423 "đại diện Dân" bấm nút thông qua đạo luật Bịt Mồm Dân

Danlambao - Sau khi Dự luật Đặc Khu bị hàng trăm ngàn người dân khắp nước ào ạt xuống đường phản đối, Quốc hội cộng sản theo lệnh của đảng lập tức thông qua luật An ninh mạng. Đây là hành động gia tăng kiểm soát, theo dõi, bịt miệng, dập tắt và bỏ tù tiếng nói của người dân vạch trần những hành vi bán nước của chế độ. 

423 đảng viên cộng sản trong số 466 đại biểu đã nhân danh là đại biểu quốc hội, nhân danh là kẻ đại diện cho dân đã bấm nút thông qua dự thảo luật bịt mồm nhân dân.

Kể từ ngày 01.01.2019, mọi thông tin cá nhân, riêng tư của người sử dụng Internet sẽ nằm trọn trong tay chế độ côn an trị vì tất cả những công ty nước ngoài phải lưu trữ những dữ kiện này tại Việt Nam. 

Mọi bài viết, trao đổi, dữ liệu của bất kỳ công dân nào cũng sẽ nằm trọn trong tay của công an mạng vì nó sẽ được tuỳ tiện xếp vào loại các dữ liệu quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. 

Bên cạnh những thông tin, trao đổi trong lãnh vực xã hội, chính trị, những thông tin cá nhân về tài chánh của người dân trong các dịch vụ ngân hàng đương nhiên sẽ bị chế độ kiểm soát. 

Với chiếc còng ANM, bất kỳ bất đồng ý kiến nào của người dân đều có thể bị xoá sạch khi nhà cầm quyền ra điều luật cho phép nhà nước VN yêu cầu các công ty nước ngoài phải xoá thông tin đăng tải, lưu vết và cung cấp thông tin cho công an và đáp ứng mọi yêu cầu khác mà nhà cầm quyền đòi hỏi. 

Với thủ đoạn khủng bố người dân bằng đạo luật ANM, những ai mang lòng dân mà trái ý đảng đều có thể "được" côn an tuỳ tiện xếp vào "sáu nhóm hành vi bị nghiêm cấm" trong đó có: "tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống nhà nước, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức." 

Kể từ ngày 01.01.2019, tại Việt Nam, mạng lưới internet toàn cầu trở thành mạng lưới sắt của chế độ, khoá mồm, trói tư duy 90 triệu người dân Việt Nam. 

Đạo luật An Ninh Mạng là khẩu AK của đảng bắn vào quyền Riêng Tư, quyền Tự Do Ngôn Luận và quyền Tự Do Sử Dụng Internet của người dân Việt Nam. 

Nó cũng là công cụ giúp cho chế độ hèn với giặc ác với dân ung dung bán nước mà không phải lo lắng phải đối diện, chống đỡ các nguồn dư luận chống đối. 

Từ giờ cho đến ngày 01.01.2019, ngày mà đạo luật của những kẻ độc tài, bán nước trở thành hiệu lực, chúng ta hãy đồng lòng tranh đấu, lên tiếng phản đối, cùng nhau xuống đường để tạo sức ép, buộc chế độ phải huỷ bỏ đạo luật này. 

12.06.2018

Người dân Phan Rí - Bình Thuận nổi dậy: Sẵn sàng đáp trả nếu bị đàn áp!

CTV Danlambao - Có lẽ quan chức cầm quyền cộng sản không thể ngờ dự luật “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” hay còn gọi tắt là luật đặc khu 99 năm lại có thể khiến lòng căm phẫn của nhân dân dâng trào khủng khiếp như vậy.  Hàng trăm ngàn người già trẻ, gái trai từ khắp mọi miền đất nước đứng lên biểu tình phản đối hành vi xem thường nhân dân của bè lũ bán nước. Từ thủ đô Hà nội cho đến Sài Gòn, Tây Ninh, Đồng Nai, Mỹ Tho, Nghệ An, Đà Nẵng… và ngay cả Phú Quốc cũng đã đồng loạt nổ ra các cuộc biểu tình phản đối “cuốc hụi” cộng sản thông qua dự luật. Tuy nhiên ít có ai, ngay cả nhà cầm quyền cộng sản có thể nghĩ rằng tâm điểm của các cuộc biểu tình lại là Thị xã Phan Rí, tỉnh Bình Thuận. Số lượng người tham gia biểu tình cũng như tinh thần phản kháng của người dân Phan Rí đã trở thành niềm tự hào, là biểu tượng của sức mạnh lòng dân.

Ngay từ sáng sớm ngày chủ nhật 10/6 lịch sử, hàng ngàn người dân Phan Rí với khí thế hừng hực đã diễu hành trên quốc lộ 1A. Như các cuộc tuần hành ôn hoà của người dân trước đây luôn vấp phải sự đàn áp từ lực lượng cơ động do nhà cầm quyền sử dụng. Nhiều người tham gia biểu tình đã bị đánh đập gia man và bị lôi đi trước sự chứng kiến của hàng ngàn người đang diễu hành. Giọt nước tràn ly, người dân Phan Rí đã dùng gạch đá ven quốc lộ để đáp trả hành động bạo lực từ lực lượng tay sai cộng sản đảng. Đụng độ đã xảy ra khi cảnh sát cơ động với quân số hùng hậu cùng khí tài được trang bị tận răng sử dụng súng phóng lựu đạn cay về phía người dân. 

Mức độ xung đột giữa người dân Phan Rí và lực lượng cảnh sát cơ động diễn ra hết sức căng thẳng. Cuộc biểu tình dẫn đến bạo loạn đã xảy ra đến tận nửa đêm 10-6-2018 khi người dân vây trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận. Hàng rào của trụ sở này đã bị đạp đổ sau khi lực lượng an ninh của nhà cầm quyền liên tiếp phóng lựu đạn cay về phía người dân. Nhiều xe gắn máy, xe chuyên dụng của nhân viên, cán bộ tại trụ sở UBND tỉnh đã bị đốt cháy. 


Cuộc xung đột đã kéo dài sang đến trưa ngày 11-6 khi người dân Phan Rí tiếp tục yêu cầu nhà cầm quyền thả những người tham gia biểu tình bị bắt. Phía nhà cầm quyền Bình Thuận không những bác bỏ yêu cầu của người dân, thậm trí quan chức cộng sản Bình Thuận tiếp tục cho tiếp viện quân số cảnh sát cơ động với mục đích trấn áp và dẹp tan cuộc “nổi dậy” của người dân. Hàng trăm tiếng súng phóng lựu đạn cay liên tiếp nổ và hướng về phía ngừi dân. Đoàn người biểu tình cũng đã đáp trả bằng những cơn mưa gạch, đá…

Cao trào của cuộc xung đột xảy ra khi người dân Phan Rí sử dụng bom xăng tấn công lực lượng cảnh sát cơ động. Dưới cơn mưa gạh đá và bom xăng, cuối cùng lực lượng cảnh sát cơ động đã thất thủ, trụ sở cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã bị vây chiếm, gần chục chiếc xe ô ôt chuyên dụng của trụ sở này đã bị đốt cháy. Hàng trăm cảnh sát cơ động đã phải cởi bỏ quân phục, vũ trang tháo chạy sau khi bị người dân vây bắt…

Mặc dù cuốc hụi cộng sản đã quyết định lùi thời gian thông qua dự luật đặc khu nhưng đối với người dân Phan Rí nói riêng, họ không còn niềm tin hay những lời nói của quan chức cộng sản. Sở dĩ họ quyết chiến đến cùng vì họ đã từng bị nhà cầm quyền lừa bắt một số người dân sau cuộc biểu tình phản đối nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân thời điểm 2014. Khi ấy, nhà cầm quyền Bình Thuận cũng đã dùng bạo lực trấn áp người dân và bạo loạn cũng đã xảy ra. Một số quan chức cầm quyền Bình Thuận đã trấn an lòng dân bằng những lời hứa “xử lý” ô nhiễm từ nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân nhằm giải tán cuộc biểu tình. Nhưng ngay sau đó nhà cầm quyền đã tổ chức bắt người hàng chục người dân và kết án họ bằng những bản án tù nặng nề.

Ngoài việc người dân bị ảnh hưởng ô nhiễm bởi nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, họ còn bị cướp mất công việc khi kiểm ngư bảo kê cho các tàu giã cào. Bên cạnh đó việc xả chất thải xuống từ một số nhà máy, cụm công nghiệp (có dính dáng tới Trung cộng) làm chết thuỷ hải sản đã khiến người dân không còn kiếm sống được. Thế nhưng nhà cầm quyền vẫn thờ ơ, bao che và hứa suông để rồi mọi chuyện lại như chưa từng xảy ra. Đó là những bức xúc tích tụ quá lâu trong lòng người dân Phan Rí nói riêng và người dân Bình Thuận nói chung.

Chắc chắn cuộc xung đột này sẽ không chỉ dừng lại khi lực lượng cảnh sát cơ động tháo chạy và người dân Phan Rí đã rút về. Những tin tức trên mạng xã hội cho thấy nhà cầm quyền cộng sản đang tăng cường lực lượng từ các tỉnh thành khác đến chi viện cho Bình Thuận. Thế nhưng người dân Phan Rí cũng khẳng khái tuyên bố: “Đừng dồn ép người dân bằng bạo lực. Chúng tôi là những người đi biển, chúng tôi đối diện với sự nguy hiểm hằng ngày, cái chết có thể đến với chúng tôi bất cứ lúc nào. Vì thế nếu nhà cầm quyền điều động thêm lực lượng đến để đàn áp thì chúng tôi sẵn sàng đáp trả”.

12.06.2018

Chúng cấm lên mạng thì ta XUỐNG ĐƯỜNG!!!


Bạo động và bất bạo động


Những kẻ nào phải nhận bản án kích động bạo lực? 

Khi nhà cầm quyền quyết định đối thoại với người dân tay trần-chân đất bằng dùi cui-giày trận-vũ khí trang bị tận răng thì bạo quyền chính là thủ phạm, là nguồn gốc dẫn đến bất kỳ một hành động phản ứng mạnh mẽ nào từ người dân. 

Khi mà hình ảnh "ra trận" của nhà nước là những xe thùng chở côn đồ đến tấn công người dân - bao gồm người già, phụ nữ, trẻ em - tụ tập ôn hoà để yêu cầu quốc hội không thông qua những đạo luật tai hại cho đất nước, thì ngòi nỗ bạo lực đã được bật chốt từ chính nhà cầm quyền.

Khi mà máu và nước mắt của những người mẹ, người anh, người em đã đổ xuống trên đường phố, khi những nắm đấm của côn an đã được bảo kê bởi lãnh đạo, khi "đánh cho hộc máu đồng bào Việt Nam" vẫn là chủ trương "đối thoại" với người dân bởi Bộ Công an - "tấm khiêng, lưỡi kiếm của đảng - thì "bản án bạo động" phải được dành cho nhà cầm quyền. 



























Khi người dân phẫn nộ 

Khi người dân phẫn nộ, đó chính là lúc mà chúng ta cần lên án tối đa rằng nhà cầm quyền đã dùng bạo lực, thủ đoạn khủng bố, trấn áp ở mức con kiến cũng phải vùng lên. 

Khi người dân phẫn nộ, đó là lúc chúng ta tự nhủ rằng cá nhân chúng ta có thể hèn, mỗi người chúng ta có thể nấp đằng sau cái bóng "hiền giả" để có những lời khuyên đại nghĩa nhưng dân tộc này vẫn có những con người cương cường, bất khuất không cúi đầu, quỳ gối, chịu nhục trước bạo lực của tà quyền. 

Và khi người dân phẫn nộ, đó chính là lúc chúng ta gửi ra hình ảnh của những tên độc tài trên thế giới đã bị quần chúng lôi đầu lên từ ống cống, đã bị người dân treo cổ vào ngày N. 



Phương thức đấu tranh bất bạo động của một tổ chức và sự phẫn nộ bùng phát của quần chúng đám đông 

Phương thức đấu tranh bất bạo động vẫn được đa số những người tranh đấu tại Việt Nam và trên thế giới xem là phương thức hữu hiệu nhất để đánh sập một chế độ độc tài công an trị. Sự thành công của nó đã được chứng minh qua nhiều thời kỳ và ở nhiều nơi. Đây là phương thức nằm trong tiến trình xoá đi sự sợ hãi của đám đông, bảo vệ phong trào tranh đấu khi chưa đủ mạnh và xây dựng - phát triển lực lượng quần chúng đối kháng. 

Xin xem bài "Cuộc cách mạng của Sợ Hãi" của cùng tác giả.
Bất bạo động là một phương thức được chọn để những kẻ bị trị có thể chiến thắng bạo quyền. Nó không được chọn như là một mẫu mực đạo đức, cho nhu cầu phải chứng minh khuynh hướng tranh đấu phải đạo - political correct. 

Bằng phương thức đấu tranh bất bạo động, những tổ chức cách mạng thành công trên thế giới đã có thể khởi đi từ một nhóm người nhỏ, kiên trì xoá bỏ sự sợ hãi của đám đông để sau đó có được hàng trăm ngàn người cùng nhau bao vây sào huyệt và đánh xập bộ máy cai trị. 

Tuy nhiên, không có một lãnh tụ, tổ chức, phương thức nào có thể ngăn chận sự phẫn nộ của hàng ngàn người khi bạo quyền châm lửa vào núi rơm quần chúng khô khốc. Không một cuộc cách mạng nào có thể thành công nếu khi đã có hàng trăm ngàn người bừng bừng phẫn nộ mà những lãnh tụ vẫn kêu gào cả trăm ngàn người đó phải ngồi im như những thiền giả dưới ngọn lửa thiêu đốt của mặt trời và những bộ mặt trơ trơ, trân tráo của tập đoàn cai trị. 

Sẽ rất khó để thành công nếu cuộc tranh đấu bắt đầu bằng một vài người với mã tấu, súng ống và bom xăng. Nhưng cũng không có một cuộc cách mạng nào khởi đi bằng con đường bất bạo động và kết thúc thành công mà không có ngọn lửa phẫn nộ của trăm ngàn người bùng cháy vào thời điểm sau cùng. 

Thời điểm sau cùng ấy, cái ngày N đấy cũng sẽ khó mà xảy ra nếu trên con đường tranh đấu, nhiều người vẫn khoanh tay nhìn đồng bào bị bạo quyền đánh đập dã man hay cùng lắm là có những tiếng can ngăn bị rơi vào khoảng không cuồng nộ của côn đồ, và những bậc "hiền giả" vẫn một mực khuyên răn đồng bào phải bình tĩnh khi đầu vẫn bể, máu vẫn rơi trên hoang tàn của thân thể đồng bào và đất nước. 

Hãy là những Trần Quốc Toản 

Trở lại với những người dân đứng lên tranh đấu chống lại Luật đặc khu và Luật an ninh mạng. Họ bước ra khỏi nhà không mang theo gậy gộc. Họ khởi hành không với mục tiêu tấn công vào trụ sở nhà nước. Họ lên đường bằng nỗi âu lo cho vận mạng đất nước, bằng tinh thần ái quốc, bằng thái độ ôn hoà: chỉ mong được đồng hành với đồng bào để công khai bày tỏ chính kiến. 

Họ không bao giờ là những kẻ kích động bạo lực. Nhưng họ đã không quỳ gối, cúi đầu mà đã vùng lên chống lại bạo lực. Hành động của họ là phản ứng tự nhiên và đương nhiên, rất con người của những ai bị đẩy vào đường cùng một cách bất công và oan ức. Hành động của họ là giọt nước tràn ly của chuỗi dài năm tháng phải chịu đựng những thảm hoạ môi trường, tệ trạng tham nhũng, cường quyền hống hách, nỗi nhục trước đám Tàu khựa coi trời bằng vung đang lan tràn trên đất nước và bị cai trị bởi một chế độ hèn với giặc ác với dân. 

Hành động của họ là tấm gương phản chiếu truyền thống của cha ông. Họ là hậu duệ của Trần Quốc Toản. Họ là con cháu của Hưng Đạo Vương. Họ chính là phiên bản của lịch sử Việt Nam. Đất nước này đã không còn hiện hữu, dân tộc này đã là quá khứ xa xăm nếu trang sử hơn 4000 năm được viết bởi những thế hệ chỉ biết cúi đầu tụng niệm trước bạo lực. 

Kết 

Chính bạo quyền cộng sản mới là phía kích động bạo lực. Đảng CSVN mới chính là cái nôi, là nguồn cơn, là thủ phạm của mọi bạo động trên đất nước này. Không ai khác, tập đoàn cộng sản là những kẻ đã dùng bạo động làm phương châm và kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong suốt thời gian tồn tại của họ. 

Dưới sự cai trị bạo tàn, đối diện với những hành vi bán nước của cộng sản, không phẫn nộ thì còn đâu là một con người đúng nghĩa. Và ách cai trị độc tài sẽ không bao giờ chấm dứt nếu những đôi chân không đứng lên, những cánh tay không vươn tới bằng những con người Việt Nam phẫn nộ. 

















12.06.2018

Muốn có độc lập tự do, muốn được ấm no hạnh phúc, phải giải trừ CSVN

Ng. Dân (Danlambao) - Phát động chiến tranh, hô hào vận động toàn dân tham gia kháng chiến - gọi là chống thực dân, đế quốc - để giành lấy độc lập tự do, và toàn dân có được ấm no hạnh phúc. Một hứa hẹn rất hay, và mục đích vô cùng lý tưởng, cao đẹp, người cộng sản đã lừa mị toàn thể dân tộc VN suốt chặn đường dài - trên mấy mươi năm.

Hy sinh không ngại, chết chóc không sờn, tiêu hao sinh lực, tài sản, của tiền… nhiều người dân vẫn một lòng tin theo đảng (CSVN) để đánh đuổi thực dân, đánh thắng Mỹ và một thể chế VNCH. Thắng lợi mang về, và đảng giành lấy toàn quyền thống trị. Cái giá phải trả qua hai cuộc chiến (30 năm) thật vô cùng khủng khiếp: trên 3 triệu sinh mạng hy sinh (hy sinh nơi chiến trận, cũng như phải chết oan uổng vì chủ trương đường lối). Hy sinh tổn thất không màng, toàn dân phải chấp nhận chỉ vì “độc lập tự do, ấm no hạnh phúc”. 

Thế mà, từ khi thắng lợi hoàn toàn - từ 1975 - đảng thống trị cầm quyền, và đảng đưa dân tộc tiếp nối với những giai đoạn, chặn đường vẫn là lầm than cơ cực. Sau 43 năm đảng chăn dắt toàn dân “lặn hụp” để đi tìm nẽo “thiên đường” (như đã từng hứa hẹn). 

Để đến bây giờ (2018): đất nước (toàn thể đất liền và biển đảo) bị lấn chiếm và mất dần, tài nguyên cạn kiệt, kinh tế lụn tàn, nợ nần (nợ quốc gia) chồng chất, cả dân tộc rách rưới, lang thang, đói nghèo. Văn hóa suy đồi, và một xã hội đi vào hỗn loạn băng hoại… Đánh đổi bằng: tầng lớp cầm quyền, giai cấp thống trị là thành phần đảng viên của đảng CSVN: giàu có vượt bực, vinh sang sung sướng tột cùng, quyền hạn vô song, cuộc sống như là vua chúa. Và bao hình ảnh được cho là phát triển, sung túc, là tráng lệ, là đồ sộ nguy nga là không thuộc về dân mà là thuộc về bao giai cấp khác: tầng lớp lãnh đạo và người ngoài vào ngự trị chiếm lĩnh. Mà “người ngoài” là ai? Đại đa số thuộc Tàu cộng (tầng lớp cai trị trên đảng), là ngoại bang, là kẻ địch, mà đảng (CSVN) rất mực cung kính rước mời vào, chỉ vì lợi quyền của riêng đảng. 

Độc lập tự do: không có. Hạnh phúc ấm no (cho toàn dân): lại càng không. Một dân tộc vẫn lầm than cơ cực. Và một đảng vẫn ngự trị ngôi cao. Một đất nước đang bị ngoại bang xâm chiếm. 

Thực trạng của VN hôm nay là như vậy. Rất rõ ràng là như thế. Vây thì, suốt trên 30 năm đấu tranh máu xương tuông đổ, một sự hy sinh và chịu đựng cùng cực vô bờ. Suốt trên 43 năm được gọi là xây dựng, phát triển… để đến bây giờ, câu trả lời ngầm hiểu là: đất nước mất dần, và người dân sắp đi vào nô lệ? Vì sự yếu hèn của đảng. Vì sự tham lam vô độ, cướp đoạt không ngừng. Vì sự sống còn tồn tại mà cam tâm rước giặc vào nhà. 

Đảng lừa mị, dối gian, lưu manh tráo trở, rất dã man tàn độc (với dân), rất quì lụy cung kính (với kẻ thù), và cũng rất trơ tráo cho là: “lo cho dân và vì dân” một cách vô lương, bỉ ổi… 

Và đỉnh điểm là: hôm nay, “đảng ta” lại xúm nhau bàn bạc để chấp nhận dâng hiến thêm cho Tàu 3 vùng “đặc khu” trọng điểm khắp Bắc, Trung, Nam để đổi chác lợi quyền. Và cũng để bịt tai, bịt mắt, bịt miệng người dân qua luật “An ninh mạng”. Nhốt chúng dân vào “hủ nút” – không được nghe, được thấy và được nói - để cho đảng tự tung tự tác lộng hành. Không cần quan tâm ý kiến người dân. Đảng và phe phái tự sắp bày, tự quyết. 

Thì như vậy, người dân sẽ phải làm sao đây? Có phải cam tâm để một đảng bất lương, độc đoán, độc tài và tàn ác tiếp tục xỏ mủi dắt đi theo con đường đã sắp định sẵn? Sợ sệt để bằng lòng hay quật khởi vùng lên? 

Đấu tranh giành độc lập: mà nay vẫn bị lệ thuộc. Đấu tranh cho tự do: mà ngày nay hoàn toàn không có tự do. Đấu tranh cho hạnh phúc ấm no: mà vẫn cứ đói khát và cùng khổ… Chỉ vì đảng đã giành lấy và tước đoạt mọi thứ. 

Trông mong, chờ đợi để được đảng ban phát, gia ơn, bố thí…? Hay là đấu tranh giành lấy? Và phải giành lấy bằng cách nào? 

Đến đây, người viết xin dành cho quí vị (người đọc) và toàn dân VN ta, nếu ai thật sự quan tâm, cần nên nghĩ suy và có biện pháp: Phải loại bỏ đảng CSVN mới có được độc lập tự do và ấm no hạnh phúc cho toàn dân. 

Và bây giờ, xin chuyển tiếp với một đề tài khác: 

Tên “Trọng Thủy” của thời đại thế kỷ 20: 

Trong lịch sử VN ta trước kia - thế kỷ thứ ba trước Tây lịch - triều đại Thục Phán An Dương Vương (257-207 trước TL), vì lầm tin, công chúa Mỵ Châu đã phải gá nghĩa trao duyên cho một tên ác gian là Trọng Thủy, để rồi cơ nghiệp triều đại (nhà Thục) đã phải tiêu tan. 

Và lịch sử (hầu như) cũng lập lại. Sau này - thế kỷ 20 - cả dân tộc đã phải “lầm tin” mà theo một tên (ngoại chủng) vô cùng gian ác là HCM. Và cũng từ đấy, mà dân tộc đã gặp phải hết thảm họa này đến điêu linh khác, trải qua bao tai ương đeo đẳng, thời gian kéo dài suốt cả 70-80 năm. Mãi đến ngày nay vẫn còn vương mang hệ lụy: tên đại gian tặc đã chết mà bao thảm họa mãi còn. Vì xác thân chưa mục rữa, linh hồn chưa thoát kiếp? Dật dờ phưỡng phất chốn Ba Đình? 

Cần tiêu diệt cái đảng bán nước hại dân, và dẹp tan cái xác mục rữa thối tha để VN có cơ bình yên và thịnh phát. Đây là một việc phải cần làm. Nếu không, đất nước dân tộc cứ mãi hoài lầm than đen tối. Dân tộc phải cương quyết vùng lên! 

Bản án dành cho “đảng ta” 

Trong khi bàn thảo cho luật “đặc khu kinh tế”, chủ tịch quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân có nói (đại ý): việc này Bộ Chính Trị đã quyết, xét thấy cũng không vi phạm hiến pháp, thì cũng phải tán đồng. Như vậy, “ông đảng” là vua đã quyết định từ trước, thì đưa qua QH bàn bạc biểu quyết “ý vua” cũng chỉ là làm cảnh, người dân chẳng là gì. 

Từ trước nay vẫn là như thế: mọi việc gì của đất nước là do “đảng ta” quyết định, chẳng thể đổi thay. 

Từ trên 50 - 60 năm, từ khi đảng chính thức nắm quyền (1945), bao nhiêu lúc, bao nhiêu lần đảng đã gây nên bao thảm khóc: hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu người bị chết chóc thảm thê. dân tình đồ thán trong những lần như: cải cách ruộng đất - nhân văn giai phẩm - đánh Pháp đuổi Mỹ và diệt Ngụy - tổng nổi dậy Tết Mậu Thân - đánh tư sản - cưỡng chế đất… Và rồi sau này là không ngừng cướp của giết người, đàn áp (thành phần dân chủ, dân quyền chống đối), bắt bỏ tù, và dâng nạp giang sơn cho giặc… Thì như vậy, đảng xứng đáng là “tội” hay “công”? 

Ngày trước, lưu lạc nơi xứ người (Anh, Pháp quốc), Nguyễn Ái Quốc đã nhân danh toàn dân VN nêu ra “bản án chế độ thực dân Pháp”. Thì ngày nay, bất cứ đâu, là dân VN vẫn có quyền lên án bọn phản dân hại nước, bán cả giang sơn. Một bản án cho đảng CSVN cần được lập ra và chờ ngày xét xử: Tội bán nước, tội hại dân, và tội theo giặc, rước giặc vào giày xéo quê hương, đưa dân tộc vào bước đường nô lệ. Bao thứ “tội” mà đảng đã gây nên, và vẫn tiếp tục làm. 

“Một thước núi, một tấc sông của ta, lẻ nào lại tự tiện vất bỏ? Nếu người nào dám đem một tấc đất của ta để làm mồi cho giặc thì phải tội tru di”. Lời di huấn của vua Lê Thánh Tông đã rành rành trong sử sách. 

“Quân nhất thời, Dân vạn đại”. Một đảng không do dân uỷ quyền bầu chọn, không do dân giao phó trao quyền - chỉ là áp chế, tước đoạt - đảng đang nắm thế lực, đang tự ý cầm quyền. Rồi một ngày cũng mất, một khi toàn dân tộc vùng lên. Dù có chạy đi đâu, có núp bóng dưới thế lực nào cũng phải được xét xử. Công và tội, lịch sử sẽ công tâm mà phán xét xử phân. 

Viết thêm về: Sự việc Bình Thuận 

Tổ quốc gọi, và dân tộc vùng lên. Ngày 10/6/2018 đang là khởi đầu cho sự vùng dậy. Tức nước, vở bờ. Ở đâu có áp bức, nơi đó có vùng dậy phản kháng, đấu tranh. Chỉ tiếc rằng dân tộc VN ta đã bị CS ru ngủ suốt đoạn đường quá dài. 

Ngày 10/6/2018, một sự quật khởi và vùng lên cả nước. Riêng Bình Thuận có phần bạo loạn. Và kẻ bạo quyền phải thúc thủ chạy dài. Đã thấy được “thế nào”? Một khi người dân bị áp chế quyết tâm vùng dậy. 

Một số người thật vui, và một số lo sợ? “Người ta” lên giọng chu choa và sợ rằng bạo loạn? Người ta sợ lòng yêu nước bị xúi giục, và kêu gọi phải biết bình tĩnh, phải biết lắng nghe - nghe đảng nói - có gì thì nên bàn bạc. 

Thật là “mô Phật”, một khi làm lay động đến kẻ cần quyền? 

Suốt trên 40 năm, người dân bị cướp mất đất. Từng đoàn “dân oan” như những kẻ lữ hành sa mạc, nắng gió gội nhuần, đi kêu oan và thỉnh cầu công lý. Những tiếng kêu thất thanh, khàn hơi tan loảng vào nắng gió. Chẳng một kẻ lắng nghe. Họ phải lang thang đói khát chết bụi chết bờ. Những ngư dân, nông dân bị chất độc xâm hại tràn lan cũng cùng cảnh ngộ… 

Và những cảnh cắt cổ, xiết cổ bằng dây để tự hủy thân mình trong các đồn công an, cũng không được ai lưu ý? Chết, chết, và chết… Chết nằm lê la, người dân tộc vùng cao, nơi rừng núi, vẫn chẳng thấy đoái hoài… 

Ngày nay, bạo loạn biểu tình, họ sợ, họ lo - lo cho toàn dân: “hiểu lầm vấn đề, hiểu không đúng về bản chất của mọi sự việc, dễ bị khích động, xúi giục. Đừng nên manh động, có gì cần nói, sẽ luôn được lắng nghe… 

“Do đó qua đây quốc hội kêu gọi đồng bào, nhân dân cả nước hãy bình tĩnh và tin tưởng vào những quyết định của đảng, nhà nước và đặc biệt là những dự án luật mà quốc hội đang thảo luận. Quốc hội luôn luôn lắng nghe những ý kiến của nhân dân”. Chủ tịch quốc hội Việt Nam nói. 

Có thật không? Có đáng tin không? Chắc là cần phải hỏi Ông Trời: 

Bắt thang lên hỏi Ông Trời 

Cộng sản tàn bạo, chỉ nói bằng lời - được chăng? 

12.06.2018

Cảnh Sát Cơ Động (CSCĐ) sợ gì?

Thach Vu FB
Bài này không nhằm cổ võ bạo động nhưng để bà con chúng ta biết Cảnh Sát Cơ Động (CSCĐ) có những chỗ yếu nhược nhất định. Họ không phải là bức tường hoàn toàn kiên cố để trấn áp biểu tình như những kẻ cầm quyền độc tài tô vẽ.
Sau đây là một số điểm tóm tắt rút từ những lời chia sẻ của một số CSCĐ từng phục vụ trong các chế độ cựu độc tài trên thế giới. Những cựu CSCĐ này đã xin lỗi người dân, chấp nhận các hình phạt, và nay chia sẻ lại các nỗi sợ của họ trong những ngày tháng đối đầu với nhân dân biểu tình.
1. Chó nghiệp vụ vô dụng trước một số đông quá lớn:
Công dụng chính của chó nghiệp vụ là dùng mũi đánh hơi ra được các đồ vật giấu kín hoặc các con người đang ẩn nấp. Chúng cũng có công dụng tấn công một vài cá nhân riêng lẻ đang bỏ chạy hay có vũ khí cầm tay. Còn đối diện với một số đông dân chúng quá lớn, chó nghiệp vụ hoàn toàn vô dụng vì những lý do sau đây:

a. Con chó thấp nên có thể bị xịt đủ loại thuốc, từ keo xịt tóc đến thuốc xịt muỗi, thuốc sát trùng, … Mũi chó rất khốn khổ vì các bình xịt đơn giản đó. Thân chó thường cũng không có gì bảo vệ nên dễ bị thương vì gạch đá ném tới.
b. Kẻ giữ chó cũng ít khả năng tự bảo vệ hơn đồng đội. Vì một hoặc cả hai tay phải kềm chó, tên này vừa không có lá chắn, vừa không còn tay để đỡ gạt các đồ vật bay tới.
c. Tên giữ chó cũng không dám thả chó xông vào cắn người vì chó vừa rời khỏi tay thì kẻ giữ chó không còn lý do gì khiến người biểu tình ngần ngại xông vào “làm thịt” hắn ta.
d. Và khi số đông biểu tình xông lên quá gần, cảnh “bỏ chó chạy lấy người” khá phổ biến.
Tóm lại khi số đông dân chúng đủ lớn, những CSCĐ với chó nghiệp vụ, nhìn thì có vẻ hung hãn, nhưng lại là những chỗ hở và yếu nhất.
2. Tấm khiên bị che phủ là mù:
Mỗi CSCĐ được huấn luyện để dựa rất nhiều vào tấm khiên (hay lá chắn). Mỗi tấm có thể dùng làm vật che chắn, làm vũ khí phang đập, làm bức tường đẩy lùi đám đông, hay ngay cả làm cáng tải thương. Nhưng chỗ nhược của mỗi tấm chắn là chỉ cần bị che khuất 1/3 phía trên là người cầm nó trở nên … mù và dễ mất tinh thần giữa cảnh hỗn loạn.
Vật liệu để che khuất 1/3 phía trên tấm khiên rất đơn giản. Đó là một ít sơn, một ít nhựa đường (hắc ín), hay ngay cả mắm tôm (đặc sản Á Châu) đựng trong 1 bao nhựa mỏng dễ ném và dễ vỡ. Với các vật liệu này càng lấy tay gạt xóa sẽ càng trải rộng nó ra trên tấm khiên.
Thế giới nói chung không xem những túi sơn nho nhỏ này là vũ khí bạo động. Nó không khác gì ném trứng.
3. Rất ngán vật nặng rơi từ trên xuống:
Tại hiện trường, CSCĐ dễ thấy rõ vật gì đang bay ngang tới để hoặc ngăn lại bằng tấm khiên (nếu nhẹ) hoặc nhảy tránh qua bên (nếu nặng). Nhưng những vật rơi từ trên xuống thì họ thường không thấy cho đến khi chúng đụng tới mũ sắt. Nghĩa là nếu đó là vật nặng thì đã quá trễ … cho cần cổ.

Chiếc mũ sắt, có khi đi kèm với miếng nhựa dày bảo vệ gáy khiến họ rất khó ngẩng đầu nhìn lên. Nếu mặc áo giáp bó thân trên và hạ bộ, họ càng khó ngửa người lên xem. Vì vậy để nhìn lên họ thường phải cong cả 2 đầu gối để nghiêng hẳn 3/4 người về phía sau.
Trong lúc phải đứng tấn trong tư thế đối phó với tình hình trước mặt, họ không thể ngã 3/4 người về phía sau được và do đó luôn trong tình trạng phập phồng lo lắng về những thứ sắp rơi từ trên xuống.
Đó là lý do tại sao các vật bay vào CSCĐ hay xuất phát từ các nhà cao tầng hay được ném cầu vồng.
4. Rất sợ bị bỏ rơi lại phía sau:
Nỗi lo thường xuyên của mỗi CSCĐ là bị bỏ lại phía sau khi đồng đội rút lui mà không biết vì không nghe được lệnh rút giữa quá nhiều tiếng động và hỗn loạn.
Cũng có những trường hợp nội bộ CSCĐ trả thù nhau bằng cách hô xung phong cho cả đội lao vào đám đông dân chúng rồi hè nhau rút đi, cố tình không vỗ vai ra hiệu cho 1, 2 đồng đội. Thế là có cậu mải miết đánh người biểu tình đến khi nhìn lại thì chỉ còn … ta với ta.
Do đó khi có lệnh hô xung phong, đa số CSCĐ chỉ làm vừa đủ để cấp trên đứng từ xa quan sát không trừng phạt họ sau đó. Họ luôn trong tư thế sẵn sàng chạy lập tức khi được lệnh, kể cả “bỏ bạn chạy lấy người”.
Đây là tâm lý của CSCĐ mà người biểu tình rất cần biết.
5. Sợ nhất là vấp ngã:
Chính từ nỗi sợ bị bỏ lại phía sau mà mỗi CSCĐ rất sợ vấp ngã. Với mớ mũ sắt, lá chắn, áo giáp, miếng che đùi, miếng che đầu gối, miếng che ống quyển, giày nặng bảo vệ chân, và một mớ dụng cụ lỉnh kỉnh khác, đứng trở dậy sau khi ngã là việc khá khó khăn và chậm chạp.
Thực tế cho thấy CSCĐ lo đối phó với tình huống chung quanh nên ít nhìn xuống chân khi chạy. Và trong suốt khoảng thời gian từ chạm đất đến đứng dậy đó, họ cũng không thấy được toàn cảnh chung quanh để biết ai đang nhào tới và vì thế càng sợ, càng cuống.
Tại một số nơi người biểu tình có khi căng dây thấp bất ngờ hoặc ném dầu nhớt trơn trượt ra đường rút của CSCĐ.
Kết luận: Chúng ta không chủ trương bạo động nhưng rất cần biết và quảng bá CSCĐ SỢ GÌđể từng bước giúp nhau tiến dần đến lằn mức SỢ GÌ CSCĐ!

Không thể bịt mắt, bịt miệng, bịt tai cả một Dân Tộc

Dẫu biết trước rằng, hôm nay (12/6/2018) Quốc Hội sẽ thông qua Luật An Ninh Mạng (ANM). Nhưng khi biết được có đến 423 (trên tổng số 466 ĐBQH) ấn nút đồng thuận với Luật ANM, thì tràn ngập một nỗi buồn tê tái.
Đất nước những năm tháng này có quá nhiều nỗi đau.
423 “ông bà nghị” ấn nút đồng thuận thông qua Luật ANM hôm nay, có ý thức đầy đủ được rằng, họ là những người đã góp phần làm chậm bước tiến của Dân Tộc?
15 vị ĐBQH không tán thành Luật ANM, hãy kiêu hãnh nêu danh, để Nhân Dân còn biết.
Sai đối tượng
Anh ninh mạng là làm cho mạng được an toàn, không bị kẻ khác tấn công phá hoại. Chứ không phải như ông Nguyễn Thanh Hồng – Ủy viên Thường trực Quốc phòng An ninh của Quốc Hội, đã trả lời trên báo Vnexppress ngày 28/5/2018 rằng:
“An ninh mạng nếu giải thích dễ hiểu nhất là không truyền bá, cổ súy, khai thác những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước và làm sao để mỗi công dân có ý thức trong việc phòng chống tội phạm, bảo vệ bản thân và gia đình”.
Ngồi ở ghế Thường trực Quốc phòng An ninh QH mà hiểu về ANM như thế thì thật là tai họa cho đất nước.
Sai mục đích
Mục đích của ANM không phải là “không truyền bá, cổ súy, khai thác những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước” mà là bảo vệ hệ thống mạng quốc gia không bị kẻ thù phá hoại.
Năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào lãnh hải nước ta thì hàng loạt các hệ thống máy tính của Việt Nam bị tấn công. Trong đó có hệ thống máy tính của Bộ Tài Nguyên Môi Trường bị xâm nhập, do sở hữu các thông tin về bản đồ, hải trình, báo cáo về thăm dò dầu khí, khai thác thủy sản, tuần tra biển… Ngoài Bộ TN&MT thì hệ thống mạng của Tập Đoàn Dầu Khí và Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam cũng bị tấn công. Những kẻ hacker này không ai khác ngoài từ Trung Quốc.
Tiếp sau đó là các vụ tấn công vào hệ thống mạng máy tính Việt Nam, như ngân hàng Tiên Phong (5/2016), sân bayTân Sơn Nhất (7/2016). Nghiêm trọng nữa là hệ thống máy tính của Bộ Ngoại Giao bị xâm nhập vào tháng 5/2017 khi TT Nguyễn Xuân Phúc thăm Mỹ.
Cuộc chiến tranh mạng, trong thời đại công nghệ hiện nay, là vô cùng nguy hiểm. Nhà nước phải nhìn nhận kẻ thù từ nước ngoài là mục tiêu chính mà thiết lập hệ thống an minh mạng để bảo vệ Tổ Quốc. Đó là điều tối quan trọng ưu tiên số một.
Sai biện pháp
Bởi thế, phải tuyển chọn được những tài năng nhất về CNTT của người Việt, để bảo vệ an toàn hệ thống mạng máy tính quốc gia trước tấn công của kẻ thù nước ngoài, chứ không phải thành lập trung đoàn DLV suốt ngày ngồi phản bác lại chính kiến của người dân.
Bởi thế, phải cấm nhập khẩu các thiết bị cài đặt gián điệp như của hãng Huawei Trung Quốc, chứ không phải chặn ngăn internet của người dùng Việt Nam.
ANM được thiết lập là vì ợi ích quốc gia chứ không phải là vì lợi ích nhóm.
Xác định sai đối tượng là xác định sai mục đích. Đã sai mục đích thì tất nhiên sẽ đề xuất sai biện pháp.
“Truyền bá, cổ súy, khai thác những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước” đã có trong Bộ luật hình sự rồi. Không thể là nội dung của Luật ANM.
Các đại biểu Quốc hội VC bấm nút thông qua Luật An ninh mạng. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Không thể ngăn cản được tiến bộ
Hoàn cảnh bây giờ không giống như những năm thập niên 60 của thế kỷ trước, đã tháo gỡ các băng ngắn trên đài Radio, không cho nghe tin từ nước ngoài.
Mạng internet là phát minh của nhân loại. Quyền truy cập mạng internet là quyền con người được Liên Hợp Quốc bảo hộ. Vì mục đích bảo vệ lợi ích của một thiểu số mà đưa ra các biện pháp hạn chế quyền truy cập internet của toàn dân là cản ngăn sự tiến bộ của toàn Dân Tộc.
Dẫu QH đã thông qua Luật ANM thì số phận nó rồi tất sẽ phải chết yểu. Một luật ANM kìm hãm bước tiến của Dân Tộc thì sẽ bị Nhân Dân loại bỏ.
Cụ Hồ đã nói “Dân chủ là để làm sao cho dân được mở miệng ra”.
Bịt mắt, bịt miệng, bịt tai thì ganh đua quốc tế bằng cách nào?
Không thể bịt mắt, bịt miệng, bịt tai cả một Dân Tộc./.