Saturday, April 13, 2019

30/4: Tôi mong họ sống mãi, không bao giờ chết!

Đỗ Đăng Liêu – Web Việt Tân
Ngày 30 tháng 4 (1975-2019) cách đây đúng 44 năm, đã đi vào lịch sử với nhiều tên gọi, bởi những người đã trực diện khi biến cố này đổ ập đến.
Người Miền Nam, Việt Nam Cộng Hoà, gọi 30/4 là Ngày Quốc Hận. Nỗi uất hận của người dân cả nước đã bị bức tử, bị thua, bị chết oan uổng mà đáng lý không thể xảy ra.
Lúc đó 30/4 cũng được gọi là ngày Quốc Kháng. Không chấp nhận lệnh đầu hàng, tiếp tục chiến đấu, quyết tâm giành lại những gì tốt lành đã bị cướp mất cho dân tộc và đất nước.
Sau này, khi nói về ngày 30/4 lúc không còn là Thủ tướng chính phủ, ông Võ Văn Kiệt có dùng đến một nhóm từ: “Có triệu người vui và triệu người buồn!” Câu nói không có gì sai nhưng thật là vô nghĩa để nói về một biến cố đã kéo cả dân tộc vào trong cuộc chiến tranh phi nghĩa. Nếu nói theo giọng Nam bộ thì có thể gọi là “trớt qướt”.Hẳn nhiên, đối với những người lãnh đạo cộng sản thì 30/4 là ngày chiến thắng, và một phần nào đó, một phần thôi, người dân Miền Bắc cũng cùng tâm trạng vui mừng. Có lẽ họ mừng đơn giản chỉ vì chiến tranh chấm dứt, chồng con bớt chết, và đồng bào sẽ bớt chết và họ bớt khổ.
Thật vậy, triệu người vui có hay không thì không biết (cứ nghĩ đến hình ảnh bà Dương Thu Hương ngồi gục đầu bên đường khóc nức nở vì nhận ra là mình bị lừa khi nhìn thấy sự phồn thịnh của Miền Nam thì phải tự hỏi là có bao nhiêu người dân Miền Bắc cũng cùng tâm trạng đó), nhưng chắc chắn là có hàng mấy chục triệu người buồn! Người vui thì ngày một ít đi, người buồn thì lên hàng trăm triệu!
Chiến thắng vinh quang, mừng vui hạnh phúc ở chỗ nào khi vài triệu người hoảng hốt nhẩy lên tàu vượt biên, bản thân, gia đình, vợ con,… hàng triệu người bỏ mình trên biển, trong rừng sâu, và những trại tù mang tên “cải tạo”. Và 44 năm sau họ vẫn không ngừng chạy, để mong thoát khỏi cái “chiến thắng vinh quang” đó?
Bánh vẽ của thiên đường xã hội chủ nghiã mà người cộng sản đem ra làm mồi nhử người dân ở đâu khi mỗi ngày đất nước càng tụt hậu và bại hoại về mọi phương diện và xuống tận đáy vực sau 44 năm họ cầm quyền?
Thống nhất ở đâu khi sự chia rẽ cùng cực biểu hiện ở khắp mọi nơi, ở trong mọi lãnh vực, trong mọi giai tầng xã hội, trong dân chúng, trong chính quyền và nhất là ngày càng trầm trọng hơn ngay trong nội bộ Đảng.
Cái giá phải trả cho hai chữ “thống nhất” đất nước vào ngày 30/4 thật là khủng khiếp.
Ác mộng của người dân Việt bây giờ là “thống nhất, giai đoạn cuối” mà Đảng CSVN, từ thời ông Hồ Chí Minh đến nay, đã rắp tâm thực hiện, đó là “thống nhất nước Việt vào nước Tàu” đang diễn ra trước mắt.
Bởi vì còn gì đáng sợ hơn là “mất nước”!
Đó mới thật sự là “mất nước”!
Và sẽ là “mất nước” đối với tất cả mọi người Việt Nam, kể cả những kẻ bán nước, chứ không chỉ đối với một số người Miền Nam Việt Nam vào năm 1975.
Quả thật chúng ta còn rất ít thời giờ để ác mộng không trở thành sự thật.
Nhiều người oán hận và mong những người lãnh đạo CSVN chết sớm!
Tôi thì không, tôi mong họ sống mãi, không bao giờ chết.
Sống mãi, để một ngày “hậu cộng sản” đã gần kề họ có cơ hội ngồi bó gối đâu đó gặm nhấm lại những gì họ đã làm với đất nước và dân tộc!

Quốc hận, hận ai, hận cái gì, hận để làm gì?

Thiện Ý – VOA
Thấm thoát mà đã 44 năm (1975-2019), cuộc chiến tranh Quốc-Cộng tại Việt Nam đã chấm dứt nhanh gọn, phi lý và bất ngờ cho cả hai bên nội thù tham chiến, sau 21 năm diễn ra khốc liệt (1954-1975). Thế nhưng theo phân định của chúng tôi, đó mới chỉ là sự kết thúc một giai đoạn của cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam kéo dài nhiều thập niên qua. Cuộc nội chiến ấy vẫn tiếp diễn từ sau ngày 30-4-1975 đến nay và vẫn đang tiếp tục, là vì cuộc chiến ấy vẫn chưa phân thắng bại theo nghĩa chưa bên nào thành đạt mục tiêu tối hậu của mình: Việt cộng chưa thành đạt mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; Việt quốc chưa thành đạt mụ tiêu dân chủ hóa đất nước. Và vì vậy hàng năm cứ đến ngày 30-4, bên “Việt cộng” (những người Việt Nam cộng sản) thì ăn mừng như một “ ngày đại thắng”; còn bên “Việt quốc” (những người Việt Nam quốc gia ) thì tưởng niệm như một “ngày quốc hận” và coi cả Tháng 4 là “Tháng Tư Đen”. Vì sao ?
I – Ý NGHĨA TỪ NGỮ “NGÀY QUỐC HẬN” VÀ “THÁNG TƯ ĐEN”
Chúng tôi không biết cá nhân hay đoàn thể Việt quốc nào ở hải ngoại lần đầu tiên đã dùng từ ngữ “Quốc hận” để gọi ngày 30-4-1975 và “Tháng Tư Đen” để chỉ tháng 4-1975 . Nhưng điều đó không quan trọng bằng ý nghĩa của từ ngữ này đã nói lên được điều gì?
Chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị cưỡng tử, có nghĩa là đã bị bắt buộc phải “chết bất đắc kỳ tử”, khi mà chế độ ấy cơ thể như còn khỏe mạnh, không thể chết được hay ít ra chưa thể chết ngay được, còn có thể cứu vãn được tình hình để hồi phục và tồn tại. Bị cưỡng tử vì chính quyền, quân, dân của chế độ có chính nghĩa ấy vẫn còn thừa khả năng chiến đấu để tự tồn, trước một đối phương Việt cộng phi chính nghĩa, ngụy dân tộc lúc đó đang ở thế cùng lực kiệt, thực sự không có khả năng để có được một chiến thắng như “trên trời rớt xuống” nhanh như vậy.Theo suy luận của chúng tôi thì cụm từ “Ngày Quốc hận 30-4” diễn tả nỗi đau uất hận của những người Việt quốc gia từng sống ở Miền Nam Việt Nam trước 30-4-1975, dưới chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hòa. Vì ngày ấy đánh dấu chế độ tự do dân chủ non trẻ ở Miền Nam Việt Nam bị cưỡng tử, khiến cho gần 20 triệu dân quân Miền Nam Việt Nam lúc đó mất hẳn vùng đất tự do, rơi vào ách thống trị chế độ độc tài toàn trị Việt cộng.
Thế nhưng, đối phương ấy đã được các thế lực khuynh đảo quốc tế sắp xếp cho đóng vai “Bên thắng cuộc”, trong một cuộc chiến tranh Quốc-Cộng kéo dài 21 năm (1954-1975), chỉ vì nhu cầu thay đổi thế chiến lược quốc tế mới của các cường quốc cực. Thật là điều bất công, phi lý khi họ đã cho phe “Tà cộng” thắng “Chính quốc”. Quốc tế và đồng minh Hoa Kỳ đã làm ngơ bỏ mặc Việt Nam Cộng Hòa, trước hành động xâm lăng của Việt cộng, vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình choViệt Nam ngày 27-1-1973, dù có những cam kết đa phương và bảo đảm quốc tế.
Như thế bảo sao người Việt quốc gia ở Miền Nam Việt Nam không uất hận. Chính vì vậy ngày 30-4-1975 đã là “Ngày Quốc Hận” và Tháng Tư năm 1975 đã là “Tháng Tư Đen” đối với người Việt quốc gia ở hải ngoại cũng như trong nước. Bởi vì ngày ấy, tháng ấy đã diễn ra những sự kiện đen tối cho Việt quốc và là ngày tháng khởi điểm đưa toàn cõi Việt Nam vào một giai đoạn “Đen tối nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam thời cận đại”: Giai đoạn cộng sản hóa cả nước!
Vậy thì:
II – VIỆT QUỐC HẬN AI, HẬN CÁI GÌ VÀ HẬN ĐỂ LÀM GÌ?
1 – Trước hết Việt quốc hận ai và hận cái gì?
Về mặt khách quan, Việt quốc hận đối phương Việt cộng đã đành, mà còn hận cả người bạn đồng minh Hoa Kỳ năm xưa, nay đã và đang trở thành là đối tác làm ăn với cựu thù Việt cộng từ sau 1995, bãi bỏ cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà cầm quyền Việt cộng..
Về mặt chủ quan, người Việt quốc gia hận những người lãnh đạo hàng đầu về chính trị cũng như quân sự có trách nhiệm trước sự sụp đổ nhanh chóng chế độ Việt Nam Cộng Hòa và có thể hận với chính mình nữa.
Thật vậy, người Việt quốc gia ở hải ngoại 44 năm qua và có thể cho đến lúc chết vẫn mang trong lòng mối hận người, hận mình, với tính chất và cường độ hận khác nhau.
– Mối hận hàng đầu là đối với đối phương Việt cộng. Với đối tượng này, tính chất và cường độ mối hận phải được diễn đạt bằng ngôn từ “căm hận”hay “căm thù”. Căm hận hay căm thù Việt cộng là điều tất nhiên, vì là đối phương, kẻ thù chính trong một cuộc chiến phi nghĩa do họ phát động, tiến hành đã gây nhiều hận thù trong chiến tranh. Và sau cuộc chiến tiếp tục gây nhiều thù hận vì đã xích hóa nhân dân cả nước dưới chế độ độc tài cộng sản hà khắc, tàn bạo, phi nhân.
Trong chế độ này, Việt cộng đã sử dụng “Chuyên chính vô sản” cướp đoạt mọi tài sản của nhân dân Miền Nam (bị miệt thị là “Dân ngụy”), đầy ải hàng trăm ngàn quân, dân, cán chính chế độ Việt Nam Cộng Hòa trong các trại tù “Tập trung cải tạo”. Trong khi cha, mẹ, vợ con họ ở nhà bị Việt cộng phân biệt đối xử như những công dân hạng hai, bị bạc đãi, xua đuổi khỏi các thành thị hay các vùng đất mầu mỡ, đẩy đến các vùng kinh tế mới nơi đèo heo hút gió, đồi núi khô cằn hay bùn lầy nước đọng; phải bỏ lại tất cả nhà cửa, đất đai tài sản và các tiện nghi khác nơi các thành thị hay nông thôn, nhường lại tất cả cho “Bên thắng cuộc” mà trên hết và trước hết là cho giai cấp mới, giai cấp cán bộ đảng viên cộng sản có chức có quyền thụ hưởng.
Không căm hận và thù hận sao được, khi khởi đi từ Tháng Tư Đen 1975, Việt cộng đã đưa cả đất nước và dân tộc vào một thời kỳ bi thảm và đen tối nhất trong lịch sử cận đại Việt Nam. Bởi vì từ đó, Việt cộng đã phá nát tài sản quốc gia, của nổi cũng như của chìm, nhượng đất, nhượng biển cho ngoại bang, làm băng hoại toàn diện đất nước về vật chất cũng như tinh thần. Những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và nền đạo đức luân lý xã hội cổ truyền đã bị đảo lộn, phá hủy, thay vào đó cái gọi là “Nền đạo đức cộng sản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa” vô luân, vô thần. Mọi tôn giáo, tín ngưỡng của người dân đều bị bài bác và tìm cách tiêu diệt qua các hành động chống phá các giáo hội và đàn áp, khủng bố các chức sắc giáo hội và tín đồ dưới nhiều hình thức tinh vi, thâm độc.Mọi tầng lớp nhân dân bị bác đoạt các dân quyền và nhân quyền cơ bản. Đời sống của quảng đại quần chúng nhân dân bị đói khổ lầm than và sự cách biệt giầu nghèo giữa thiểu số giai cấp thống trị cán bộ đảng viên cộng sản với tuyệt đại đa số nhân dân ngày một sâu sắc. Hệ quả là sau nhiều năm cầm quyền, Việt cộng đã làm tan hoang đất nước,lòng người ly tán, hận thù và đói nghèo, di hại toàn diện và lâu dài cho nhiều thế hệ Việt Nam tương lai phải gánh chịu… Nếu như vào năm 1995, không được cựu thù “Đế quốc Mỹ” mở rộng vòng tay tạo cơ hội thoát hiểm để có bộ mặt “phồn vinh” như hôm nay. (Xin “Bên thắng cuộc” Việt cộng đừng vì tự ái mà vội phủ nhận và ngụy biện về thực tế này)
Hận kẻ nội thù Việt cộng là như thế, còn đối với người bạn Hoa Kỳ đồng minh năm xưa thì sao, Việt quốc hận gì?
Tất nhiên là có hận, nhưng mối hận có khác về tính chất và cường độ được diễn đạt bằng ngôn từ “Oán hận” hay “Uất hận”. Nó tương tự như mối hận của một người tình bị phụ bạc sau những năm chăn gối mặn nồng tưởng như chung thủy. Vì sao hận và hận cái gì?
Câu trả lời chi tiết thì đã được nhiều người đưa ra, còn câu trả lời tổng quát thì đã được Tướng Nguyễn Văn Thiệu, vị Tổng Thống dân cử cuối cùng nền Đệ nhị chế độ Việt Nam Cộng Hòa đưa ra trong bài diễn văn từ nhiệm ngày 21-4-1975 trước khi kịp “lưu vong”, rằng “Họ đã bỏ rơi chúng tôi. Họ bán rẻ chúng tôi. Họ đâm sau lưng chúng tôi. Thật vậy, họ đã phản bội chúng tôi. Một nước đồng minh lớn đã không làm tròn lời hứa với một nước đồng minh nhỏ…” Đây là những lời tố cáo muộn màng của người lãnh đạo cao nhất chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sau 9 năm cầm quyền, chẳng thay đổi được gì, chỉ bầy tỏ nỗi uất hận của cá nhân và cũng là mối uất hận chung của quân, dân, cán chính Việt Nam Cộng Hòa trước sự “phản bội” của Hoa Kỳ.
Sự bầy tỏ uất hận trên đây của cố Tổng Thống Thiệu có tính đổ lỗi cho Hoa Kỳ, song vẫn không tránh khỏi mối hận thứ ba của người Việt quốc gia đối với cá nhân ông Thiệu và tập đoàn lãnh đạo chính trị cũng như quân sự chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Vì chính họ đã là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm sụp đổ chế độ Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 30-4-1975, đã tạo tiền đề cho ngoại bang để cho Việt cộng đóng vai “Bên thắng cuộc” trong cuộc chiến, dù chỉ là chiến thắng giả tạo (Chiến thắng biểu kiến như chúng tôi phân tích trình bầy trong tài liệu nghiên cứu lý luận“Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới”) song thực tế đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, toàn diện và di hại lâu dài cho nhân dân, dân tộc và đất nước Việt Nam, như mọi người đã biết.
Oán hận và uất hận, vì với trách nhiệm lãnh đạo, họ đã để mất Miền Nam Việt Nam vào tay Việt cộng một cách dễ dàngchóng vánh và hầu hết trong số họ đã kịp cao bay xa chạy di tản ra hải ngoại trước khi chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị cưỡng tử, để lại sau lưng hàng trăm ngàn quân, dân, cán chính cho đối phương Việt cộng hành hạ, sỉ nhục trong các trại tù “Cải tạo” nhiều năm sau đó. Nhất là đã đẩy gần 20 triệu nhân dân Miền Nam Tự do rơi vào ách thống trị cộng sản độc tài và độc ác, cùng chia khổ và bị xích hóa với nhân dân Miền Bắc trong gông cùm của cái gọi là “Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam” kéo dài ít nhất là hơn 20 năm (1975-1995) và sau đó cho đến hôm nay (2019) Việt Nam đã có nhiều đổi thay theo hướng tích cực khởi đi từ 1995, khi Hoa kỳ bãi bỏ cấm vận, tạo thuận lợi cho chính sách “Mở cửa”đưa Việt nam từng bước hội nhập với thế giới văn minh.
Trên đây là những mối “Hận người”, còn với “chính mình” thì sao?
Có lẽ người Việt quốc gia cũng phải xét mình để tự “hận mình”, song với tính chất và cường độ có khác, được diễn tả bằng từ “ân hận”. Tùy vị trí trong xã hội Miền Nam, trong tương quan với cuộc chiến để có “mối ân hận khác nhau”. Ân hận rằng nếu như ngày ấy, ở vị trí ấy mình nên làm thế này, không nên làm thế kia thì có thể đã góp phần xây dựng và củng cố chế độ, chính quyền, quân đội, xã hội ở Miền Nam ngày một vững mạnh, để không thể xẩy ra Ngày Quốc Hận 30-4-1975, ngày cuối cùng của một Tháng Tư Đen”?
Chẳng hạn là người chỉ huy lãnh đạo các cấp chính quyền, quân đội “ân hận” vì đã không quan tâm đúng mức và dồn hết tâm lực cho cuộc chiến chống cộng bảo vệ chế độ dân chủ Việt Nam Cộng Hòa và phần đất Miền Nam tự do. “Ân hận” vì đã lợi dụng vị trí lãnh đạo, chức quyền mua quan bán chức, nuôi dưỡng lính ma lính kiểng để thủ lợi, tham nhũng, đục khoét của công để làm giầu bất chính; tập trung vào các hoạt động hưởng thụ, ăn chơi trong lối sống tương phản với cuộc chiến đấu gian nguy của những người lính tham chiến trực tiếp với Việt cộng và đời sống thiếu thốn của gia đình họ ?- Ân hận vì đã cấu kết bè phái để tranh danh đoạt lợi, ám hại những người công chính, coi lợi ích cá nhân và phe nhóm cao hơn lợi ích chống cộng; khoán trắng việc chống cộng cho Hoa Kỳ và coi việc chống cộng thắng bại là trách nhiệm của Hoa Kỳ, do Hoa Kỳ hoạch định, tài trợ mọi mặt?
Chẳng hạn là những thương gia ân hận vì đã chậy theo lợi nhuận, móc ngoặc, mua chuộc hủ hóa các viên chức chính quyền quân sự cũng như dân sự, môi giới buôn bán vũ khí và cung cấp lương thực cho Việt cộng….?
Chẳng hạn, là bậc cha mẹ đã ân hận vì đã tìm cách chậy chọt cho con làm lính ma, lính kiển, để được về phục vụ hậu phương xa chiến trường lửa đạn. Là thanh niên ân hận vì đã hèn nhát, tham sống sợ chết, tìm cách trốn lính khi đến tuổi thi hành nghĩa vụ trai thời loạn.
Chẳng hạn là những người gốc Việt cộng, hay ngưỡng vọng Việt cộng, hay “Nằm vùng”, “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” sớm muộn nay đã “phản tỉnh” thì ân hận vì những nhận thức, hành động sai lầm trong quá khứ làm lợi cho Việt cộng, hại cho Quốc gia ngày ấy….
2 – Đến đây, Việt quốc mang mối “Hận” để làm gì?
Theo suy luận của chúng tôi, đối với Việt cộng, Việt quốc “căm hận” không phải nuôi chí phục thù rửa hận theo kiểu “Răng đền răng, mắt đền mắt” thời Trung Cổ ở Tây Phương; cũng không phải tìm cách diệt đến người Việt cộng cuối cùng. Vì điều này không phù hợp với bản chất nhân đạo và lý tưởng chiến đấu của Việt quốc (mà dù ai đó vì“căm thù Việt cộng” có muốn thế cũng không thể làm được).
Nhưng điều Việt quốc có thể, đã và đang làm và chắc chắn làm được để “phục thù” Việt cộng là kiên trì đấu tranh vương đạo như đã kiên trì đấu tranh 44 năm qua nhằm làm tiêu vong toàn bộ chế độ độc tài toàn trị Việt cộng để thiết lập chế độ dân chủ pháp trị đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam. Thắng lợi sau cùng này của cuộc đấu tranh sẽ khẳng định sự tất thắng của chính nghĩa quốc gia và như thế là Việt quốc đã rửa được mối “Quốc hận 30-4-1975” ?
Đối với người bạn đồng minh Hoa Kỳ năm xưa, từng là đối thủ trong chiến tranh, nay lại là “Đối tác” làm ăn với Việt cộng, song cũng vẫn đang là đồng minh với Việt quốc về mục tiêu hiện thực lý tưởng tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Mối “oán hận” chỉ nên coi là bài học kinh nghiệm để có cách ứng xử thận trọng và khôn ngoan hơn trong tương lai sao cho có lợi cho sự nghiệp chống cộng vì tự do dân chủ cho Quê Mẹ Việt Nam. Đó là bài học kinh nghiệm về tinh thần độc lập tự chủ, sức mạnh đoàn kết và luôn chủ động trong tổ chức, chiến lược, chiến thuật đấu tranh chính trị, ngoại giao, truyền thông, để huy động được sức mạnh nội lực (trong nước) cũng như ngoại lực (quốc tế), nhưng luôn dựa trên sức mình là chính để chống cộng và thắng cộng.
Đối với những người lãnh đạo có trách nhiệm đã để chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, mối hận của Việt quốc đến nay sau 44 năm dường như đã được cảm thông và tha thứ phần nào đối với những người còn sống hay đã khuất. Có lẽ vì ghĩ lại, trong bối cảnh Miền Nam vào những năm tháng cuối cùng trước khi rơi vào tay Việt cộng, Hoa kỳ đã có ý định bỏ cuộc và cố tình tạo tiền đề thuận lợi cho Việt cộng cưỡng tử Việt Nam Cộng Hòa càng nhanh càng tốt, để khỏi phải dính líu thêm nữa, rút ngắn thời gian đi vào thế chiến lược quốc tế mới; thì cá nhân cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và tập đoàn lãnh đạo chính trị cũng như quân sự chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lúc đó cũng chẳng làm được gì hơn là trốn chạy để bảo toàn tính mạng; trừ khi họ dám chọn cái chết hào hùng để trở thành anh hùng bất tử như các vị Tướng Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ… Tiếc rằng phần đông họ đã không chọn con đường như vậyThôi thì công tội của họ xin hãy đề lịch sử mai này phán định công minh.
Riêng mối hận mình, mỗi người trong bên Việt quốc hãy tự xét mình xem có điều gì “ân hận” về những gì nên làm đã không làm hay không nên làm mà đã làm có lợi hay có hại cho Việt quốc, có lợi cho Việt cộng trong cuộc chiến tranh Quốc- Cộng hôm qua?- “Ân hận” để tự rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng vào cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ cho Quê Mẹ Việt Nam hôm nay, để chỉ nên làm những gì có lợi , tránh làm những gì có hại cho sự nghiệp chống cộng vì tự do dân chủ cho đất nước.
Có như vậy Việt quốc mới rửa được “Quốc hận 30-4-1975”, ngày cuối cùng của “Tháng Tư Đen”, để đưa cất những ngày, tháng, năm này đi vào những trang lịch sử đen tối nhất của dân tộc, đất nước, mở ra những trang sử mới tươi sáng cho Tổ Quốc Việt Nam.
(Houston, Tháng Tư năm 2019)

Một phản ứng kiệt sức

Kết quả phán quyết của tòa án Quốc tế buộc Việt Nam phải trả cho ông Trịnh Vĩnh Bình tổng cộng hơn 45 triệu đô la không những là tiếng chuông công lý cảnh báo hệ thống tư pháp Việt Nam mà còn mở mắt cho đại bộ phận người dân Việt Nam biết rằng họ không phải sống trong ốc đảo thông tin và mọi diễn biến trên thế giới sẽ gây tác động tới từng gia đình Việt Nam mặt này hay mặt khác.
Là một Việt kiều Hà Lan, Trịnh Vĩnh Bình đã nổi tiếng từ thập niên 90 của thế kỷ trước vì đã về Việt Nam rất sớm để đầu tư vào bất động sản và sản xuất thủy sản tại Vũng Tàu. Trong một thời gian chưa tới 10 năm ông đã tạo dòng vốn của mình hơn 8 lần lúc ban đầu đã làm lòng tham của chính quyền địa phương để ý và kiếm cách chiếm đoạt. Trong một vụ kiện do ông Bình là nguyên đơn kiện người thân và nhân viên đã sai trái trong vấn đề thu chi khi đại diện cho ông vận hành những cơ sở sản xuất bề thế. Công an Bà Rịa Vũng Tàu đã vào cuộc và bị cáo biến thành người vô tội còn ông Bình trở thành người gian lận thuế và “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai”.
Tòa án tuyên phạt ông 13 năm tù giam sau đó “ân xá” xuống còn 11 năm. Công an đã cố tình thả ông bằng cách cho ông tại ngoại 7 ngày và làm ngơ để ông trốn về Hà Lan, nơi ông vốn mang quốc tịch thứ hai sau khi vượt biên vào năm 1976.
Ông Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam nhằm lấy lại tài sản hợp pháp còn vướng lại Việt Nam cũng như những mất mát tù đày bất công đối với ông. Trong khi chờ đợi, Việt Nam đã thỏa thuận trả cho ông 15 triệu đô la và hứa sẽ giao lại tài sản của ông tại Việt Nam cũng như cho phép ông kinh doanh trở lại.
Báo chí trong nước tuy tiếp cận được thông tin này từ các hãng thông tấn nước ngoài nhưng hoàn toàn không có lấy một dòng nào trên báo giấy hay báo mạng. Hai ngày sau Bộ Tư pháp Việt Nam ra thông cáo về bản án này trong đó có nội dung: “Theo quy định của tố tụng trọng tài, các bên có trách nhiệm giữ bí mật Phán quyết. Tuy nhiên, hiện nay, một số trang thông tin điện tử và mạng xã hội đưa tin, phản ánh không chính xác nội dung của Phán quyết cùng với những diễn giải, suy đoán chủ quan gây hiểu nhầm trong dư luận. Bộ Tư pháp đang phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan và Công ty Luật đại diện cho Chính phủ Việt Nam nghiên cứu kỹ nội dung Phán quyết để thực hiện các bước tiếp theo phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm tối đa quyền và lợi ích của Chính phủ Việt Nam.”Tuy nhiên hai năm sau ông Trịnh Vĩnh Bình lại tái khởi kiện vì Việt Nam thất tín không giữ lời hứa. Tòa án Quốc tế tiếp tục thụ lý và kết quả được tuyên vào ngày 10 tháng 4 buộc chính phủ Việt Nam phải trả cho ông Bình 37.581.596 đôla thiệt hại và gần 7,9 triệu đôla án phí.
Người dân biết rõ vụ việc hơn Bộ Tư pháp vì thông tin của vụ án tràn ngập mạng xã hội cũng như trên các phương tiện truyền thông Việt Ngữ nước ngoài. Người dân không bất ngờ khi bản thông báo nhấn mạnh tới điểm “Theo quy định của tố tụng trọng tài, các bên có trách nhiệm giữ bí mật Phán quyết” như một lời cáo buộc, một phản hồi bản án và có vẻ đây là tiền đề để chính phủ không tuân thủ phán quyết của Tóa án Quốc tế.
Văn bản này rơi vào sự dửng dưng của người đọc vì nó không mang một thông tin nào khả dĩ làm cho dân chúng tin rằng phán quyết này đi ngược lại công lý hay ít ra Việt Nam sẽ còn có cơ hội yêu cầu một phiên xử khác. Trách nhiệm giữ bí mật nếu có sẽ được tòa cho phép trong khi phiên tòa còn đang diễn tiến vì tránh những thông tin bất lợi cho bị cáo. Hai nữa các bên có trách nhiệm giữ bí mật phán quyết nếu có sự đồng thuận của nguyên đơn, mà trường hợp Việt Nam gặp gỡ với ông Trịnh Vĩnh Bình tại Singapore là một ví dụ, thì phán quyết ấy mới có giá trị.
Ông Trịnh Vĩnh Bình đã công khai việc khởi tố chính phủ Việt Nam trên các báo đài ngoại quốc từ nhiều năm trước, ông không chịu trách nhiệm gì về việc giữ bí mật như Bộ Tư pháp Việt Nam cố tình gán ghép như một sự bất cẩn của tòa án đối với kết quả phiên tòa.
Trong thông báo này Bộ Tư pháp đã trình bày ngắn gọn nguyên nhân xảy ra vụ kiện nhưng lờ đi vụ chi trả 15 triệu đô la cho ông Trịnh Vĩnh Bình vào năm 2006 tại Singapore. Sự giấu giếm này cho thấy chính phủ Việt Nam vẫn còn có tư duy không chịu thua cuộc đối với người dân, kể cả thỏa thuận rồi nuốt lời đối với người thắng cuộc. Tâm lý xem thường trọng tài quốc tế vẫn đè nặng lên đầu các quan lại cộng sản và họ chỉ chịu thua khi thông tin chính thức tung ra trên các cơ quan thông tấn nước ngoài.
Người ta từng có nghi ngờ các quan chức trong guồng máy chính trị hiếm có người nào biết facebook là gì, nếu các quan chức Bộ Tư pháp biết rằng ngay sau khi phán quyết được công bố, chỉ 15 phút sau chính ông Trịnh Vĩnh Bình đã vui mừng công bố cho toàn thế giới mà mạng Facebook tại Việt Nam tràn đầy hình ảnh lẩn thông tin của vụ án.
Xem thường sự hiểu biết của dân chúng là lề thói của cán bộ các cấp và đổi lại chính người dân tủm tỉm cười trước sự ngây ngô và “tự hào” của hệ thống thông tin Việt Nam. Bài học về sự tráo trở đối với giới kinh doanh trong lẫn ngoài nước vẫn không làm Việt Nam sáng mắt, bởi họ tin như đinh đóng cột rằng “cứ lập lại nhiều lần một lời giả trá thì cuối cùng dân sẽ tin đó là sự thật”
Câu nói kinh điển này chỉ đúng đối với Bắc Triều Tiên, nơi được xem là ốc đảo thông tin, còn với Việt Nam, không những điện thoại, internet và bây giờ lại có thêm facebook thì e rằng câu nói ấy chỉ dành cho cán bộ với nhau mà thôi.

Nguyễn Phú Trọng sẽ ‘đi Trung Quốc trước’ để dự hội nghị BRI?


Nguyễn Phú Trọng: "Trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt Nam"
Minh Quân – (VNTB) – Khả năng Nguyễn Phú Trọng ‘đi Trung Quốc trước khi đi Mỹ’ là có thể xảy ra, mang lại một sự lặp lại đến u tối cái dĩ vãng ‘chầu thiên triều’.  

Nguồn tin từ facebook Người Buôn Gió cho biết một tin tức đáng lo ngại về việc ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng sẽ đi Trung Quốc để dự Hội nghị BRI (hội nghị về sáng kiến Một vành đai, Một con đường):
Văn phòng trung ương đảng có chỉ thị nội bộ, mọi thông tin về chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc đều phải giữ kín, cho đến ngày 18 tháng 4 năm 2019 khi văn phòng có thông cáo về việc này.
Chuyến đi dự kiến vào cuối tháng 4 khoảng từ 24 đến 28 ( sau chuyến đi của Nguyễn Xuân Phúc đến Séc và Rumani )
10 văn kiện này liên quan đến kế hoạch Vành Đai và Con Đường mà Trung Quốc đang thực thi, trong đó nhiều hạ tầng cơ sở quan trọng ở Việt Nam như đường cao tốc, hải cảng, không cảng và những vùng đặc khu kinh tế”.Trong chuyến đi này Việt Nam sẽ ký kết 10 văn kiện.
Nguồn tin trên sẽ chẳng mấy tin cậy nếu không xảy ra việc vài ngày sau tin này, báo đảng Việt Nam đưa tin xác nhận về chuyến công du của Nguyễn Xuân Phúc đến Séc và Rumani.
Như vậy, khả năng Nguyễn Phú Trọng ‘đi Trung Quốc trước khi đi Mỹ’ là có thể xảy ra, mang lại một sự lặp lại đến u tối cái dĩ vãng ‘chầu thiên triều’.
   Sẽ lại ‘trả Trung Quốc ngon hơn trà Việt Nam’?
Theo tin tức đã được xác nhận bởi Bộ Ngoại giao Việt Nam, ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng sẽ có chuyến công du Hoa Kỳ – có thể diễn ra vào mùa hè năm 2019.
Nếu sau cuộc cuộc gặp Trump – Trọng sắp tới tại Washington hiện ra một văn bản được ký giữa hai bên như kiểu’ Hiệp ước tương trợ quốc phòng’ mà Mỹ đã ký với Philippines, hoặc ít ra cũng là một bản ghi nhớ về việc sẽ tiến hành chuyện đó, và hơn nữa là sự chuẩn bị cho ‘quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Mỹ – Việt’, Bộ Chính trị ở Hà Nội sẽ có thể như ‘sống lại’ để nhảy vào khai thác mỏ Cá Voi Xanh mà không còn phải mắt trước mắt sau trước thói đe nẹt của ‘đồng chí bốn tốt’.
Khác khá nhiều với bối cảnh năm 2015, những gì đang diễn ra trong năm 2019 này bộc lộ thế ‘giãn Trung’ với gia tốc nhanh hơn và cũng có vẻ ‘can đảm’ hơn của Trọng và đảng CSVN. ‘Can đảm bám Mỹ’ nhằm khai thác dầu khí trong vùng chủ quyền của mình, không còn nghi ngờ gì nữa, là sách lược tìm đến sự hỗ trợ của quân đội Mỹ như một đối trọng duy nhất với Trung Quốc tại Biển Đông, để khi đó Việt Nam sẽ có thể yên tâm tiến hành khai thác các lô dầu khí trong tâm thế ‘chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng’, mà không đến nỗi phải mắt trước mắt sau trước đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Quốc quét qua hầu hết các lô dầu khí này.
Nhưng một chuyến đi ‘Trung Quốc trước’ của Nguyễn Phú Trọng trong thời gian tới, nếu xảy ra, sẽ mang lại cho ông ta những thất lợi lớn về chính trị và cả rủi ro sinh mạng khó lường, nhất là khi Trọng đã chỉ đạo hệ thống tuyên giáo và báo chí Việt Nam ‘tố cáo giặc Trung Quốc xâm lược’ vào ngày 17 tháng Hai năm 2019 như một cách kỷ niệm ngày Chiến tranh biên giới phía Bắc.
Ngay trước khi có tin về ‘Trọng đi Trung trước’, Trung Quốc đã tung ra động thái sẽ đưa giàn sản xuất dầu khí lớn thứ hai là Dongfang 13-2 CEPB vào Lưu vực Yinggehai ở Biển Đông vào ngày 10/4/2019.
Logic của những dự kiện lịch sử cận đại trong quan hệ Trung – Việt cho thấy chẳng cần hoài nghi rằng sự xuất hiện của Hải Dương 981 trước đây và Dongfang 13-2 CEPB vào năm 2019 là những động tác dằn mặt đối với giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam trong thế đu dây dễ lộn cổ giữa Trung Quốc và Mỹ.

Chiến thuật ép và lấn từng bước của Trung Quốc là quá dễ nhìn ra: trước chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng vào mùa hè năm 2019, tùy thuộc vào thái độ của Trọng với Tập ra sao mà Dongfang 13-2 CEPB sẽ nằm yên ở vùng chồng lấn biển hoặc lao thẳng vào hải phận Việt Nam theo đúng cái cách của Hải Dương 981 vào năm 2014.

Cần khẳng định quyền phòng vệ chính đáng của nhân dân Đồng Tâm!

Nguyễn Đình Ấm – (VNTB)
Sự kiện chưa từng có
Thời gian qua đã diễn ra rất nhiều vụ chính quyền  các địa phương dùng quyền hành, vũ lực cưỡng chiếm đất đai, ruộng đồng của dân và “đánh đâu thắng đó” trừ vụ cướp đầm tôm của anh em nhà Đoàn Văn Vươn (ĐVV-Tiên Lãng Hải Phòng) năm 2012 và vụ chính quyền Hà Nội cùng một số kẻ trong bộ quốc phòng cướp chưa thành 59 ha đất cánh đồng Sênh của dân Đồng Tâm (ĐT-Mỹ Đức Hà Nội) năm 2017.
Trong vụ Tiên Lãng, ĐVV giữ được đầm tôm nhưng là cá nhân, bột phát vẫn bị tù còn vụ Đồng Tâm là cả một cộng đồng tham gia chống tham nhũng giữ đất và tạm thời chiến thắng. Đó là cách nói “dè chừng” nhưng theo tôi, bọn tham nhũng dù liều lĩnh cũng khó dám một lần nữa dùng vũ lực cướp 59 ha đất Đồng Sênh. Bởi lẽ: Dân ĐT và dư luận rộng rãi đã thấy rõ chân tướng của những kẻ tham nhũng, họ khó có thể lừa ai một lần nữa.
Theo tôi biết thì nhiều đơn vị quân đội, cán bộ, sĩ quan đóng quân ở địa phương ngầm ủng hộ dân ĐT, lực lượng an ninh đông đảo của tham nhũng chắc biết rõ tình hình…Trong suốt thời kỳ giữ đất của dân ĐT các cơ quan truyền thông của Hà Nội (nhất là báo Hà Nội Mới), đội ngũ DLV, bọn thân tín của các quan chức tham nhũng không ngừng đưa tin, viết bài, không khách quan bao che cho tham nhũng, xuyên tạc, vu cáo dân ĐT nhưng đến nay đã thất bại bẽ bàng “câm như hến”.
Đây là lần đầu tiên một cộng đồng nông dân hiền lành, chất phác tay không chống bọn tham nhũng cực kỳ xảo quyệt, tàn bạo, nắm trọn mọi sức mạnh của nhà nước và chiến thắng trong hoàn cảnh “châu chấu đá xe”.
Chính quyền tham nhũng muốn chôn vùi sự kiện
Qua mấy năm trời dân ĐT cầm cự với tham nhũng trong hoàn cảnh cực kỳ căng thẳng: Loa xóm, xã, một số TV, báo quốc doanh ra rả xuyên tạc cuộc đấu tranh, vu khống bỉ ổi cụ Kình, kêu gọi dân “đầu thú”, khởi tố, kẻ lạ mặt rình mò, xe cộ quần thảo ngày đêm, 70 người bị gửi giấy triệu tập, cuộc sống dân ĐT căng như dây đàn.
Những lần chúng tôi về ĐT phải liên lạc bằng WhatsApp nhưng xe vừa đỗ đã có kẻ mò đến đếm người, chụp ảnh số xe, hứa hẹn một cuộc truy sát khi ra về… Thế  nhưng suốt gần hai năm trôi qua, thành phố Hà Nội không đưa ra được bằng chứng gì chứng mình cánh đồng Sênh là đất quốc phòng, từ tháng 3 năm 2018 ranh giới đất đồng Sênh được D31 đào mương xẻ rạch rõ ràng, sự thật được khẳng định nhưng bất cứ người lạ nào về ĐT cũng bị theo dõi, cản trở.
Ngày 21/4/2018 đoàn nhân sĩ, trí thức 7 người gồm đại tá an ninh Nguyễn Đăng Quang, TS Nguyễn Quang A, nhà văn Nguyễn Nguyên Bình…về thăm dân ĐT liền bị rình mò theo dõi, khi ra về bị dàn dựng tai nạn giao thông để công an chính quyền hạch sách, ngăn cản, khủng bố tinh thần làm đoàn phải ngủ lại ĐT. Riêng tôi không có ý định về ĐT nhưng từ giữa tháng 4/2018 liên tục có hai an ninh canh cổng, bị theo từng bước.
Ngày 22/4/2018 tôi  ra bến xe buýt đi thăm người ốm ở Cổ Nhuế (Từ Liêm HN), họ bám theo. Một cậu hỏi tôi: “Bác có về Đồng Tâm không”, tôi trả lời “đi thăm người ốm” nhưng hai an ninh vẫn bám theo. Đến bến xe buýt một an ninh đưa xe máy cho cậu kia giữ rồi lên xe theo tôi đến tận Cổ Nhuế (Ảnh). Tôi ở lại người thân đến chiều mới về còn cậu ta lẩn khuất rình mò đâu đó. Sau tôi mới biết thời điểm kỷ niệm một năm chiến thắng tham nhũng của dân ĐT rất nhiều người ở Hà Nội cũng bị canh cổng cản trở đi lại.
Chứng tỏ bọn tham nhũng thấy hành vi bất chính của chúng bị thất bại cần phải giấu kín để tinh thần giữ đất của dân ĐT không thể lan tỏa ra những địa phương khác, sẽ khó trong các cuộc cướp bóc sau này.
Phải khẳng định quyền “phòng vệ chính đáng” của dân Đồng Tâm
Nguyên nhân cuộc chiến thắng tham nhũng của dân ĐT tôi đã nói rõ trong bài “Giải mã chiến thắng tham nhũng của dân Đồng Tâm” đăng ở VNTB trong đó có một nguyên nhân quan trọng nhất là: Dân ĐT đã ứng xử với chính quyền nhưng cố tình làm sai như những gì họ ứng xử với dân. Trong vụ này bọn tham nhũng nhân danh chính quyền nhận vơ 59 ha đồng Sênh “là đất quốc phòng” hòng cướp trắng của họ. Dân ĐT đã làm đúng trình tự pháp luật, 5 lần gửi đơn đi khắp các cơ quan thẩm quyền ở trung ương, Hà Nội, quốc hội…nhưng cả năm trời không được giải quyết. Ngược lại, theo tài liệu của dân ĐT, năm 2016, chính quyền Mỹ Đức, Hà Nội còn huy động 600 cảnh sát vũ trang, xe ủi, chống cháy, xe nhốt người, cứu thương, xe phá sóng, loa công suất lớn, còng số tám…đến đồng Sênh yểm trợ để DN Viettel xây công trình trên đất của bà con. Mọi kiện cáo của dân rơi vào im lặng và 19h30 ngày 14/4/2017 trung tá quân đội Nguyễn Văn Tài gọi điện cho anh Lê Đình Công mời đại diện dân sáng mai ra đồng Sênh để xác định mốc giới “báo cáo bộ quốc phòng”.
Sáng  15/4/2017 cụ Kình cùng bà con ra đồng Sênh bắt đầu xác định mốc giới thì Nguyễn Văn Tài nói với cụ Kình “khuyên dân về thì mới làm việc được” cụ Kình tin vào quân đội “có quân hàm, mũ sao hẳn hoi” nên khuyên bà con về chỉ còn vài người ở lại. Bất thình lình tiếng súng vang trời, nhiều cảnh sát, an ninh Hà Nội trong đó một số đóng vai côn đồ quần bò áo phông xông tới. Nhanh như chớp, trung tá Trần Thanh Tùng phó CAH Mỹ Đức đá cụ Kình trọng thương rồi ném cụ lên ô tô bịt miệng và bắt thêm mấy người chở về số 7 Thuyền Quang (Hà Nội) tra khảo, truy xét…
Đến đây, dân ĐT đã xác định bọn dùng quyền hành, vũ lực với dân ĐT từ năm 2016 đến nay tuy có dấu đỏ, cảnh sát, an ninh, xe cộ…nhưng đích thị là bọn thoái hóa, biến chất, tham nhũng, cướp bóc, “giặc nội xâm” nên phải ứng xử theo đúng bản chất của nó chứ không thể đối xử, chấp hành như với một chính quyền chân chính.Từ đây họ đã bắt giam 38 cán bộ chiến sĩ công an được phái về trấn áp dân và không chấp hành những hành vi pháp luật của tham nhũng: Không ra “đầu thú” theo kêu gọi của tham nhũng, 70 người  không chấp hành giấy triệu tập của công an Hà Nội, dân rào làng, dựng chướng ngại nếu bọn tham nhũng vào làng dùng vũ lực trấn áp bà con thì sẽ chống lại bằng vũ lực…
Bọn tham nhũng biết rõ hơn ai hết hành vi của họ là sai trái, nếu cứ liều dùng vũ lực với bà con mà dân ĐT chống lại bằng vũ lực sẽ xẩy ra đổ máu, chết người thì sự việc không còn nằm trong tầm kiểm soát của họ nữa và chưa biết điều gì xẩy ra. Chắc chắn họ biết vụ Đoàn Văn Vươn. Trong vụ này chính quyền từ xã, huyện, thành phố Hải Phòng đã dùng quyền hành ăn hiếp người nông dân này thành công trong lĩnh vực pháp lý (tòa huyện Tiên lãng xử thua, tòa Hải Phòng khuyên DVV rút đơn sẽ cho tiếp tục canh tác…) nhưng khi họ dùng súng đạn chiếm đầm tôm bị Đoàn Văn Vươn chống lại bằng vũ lực thì sự việc vượt khỏi tầm kiểm soát của họ. Kết cục, sai trái của bọn cướp lộ tẩy, để giữ thể diện, dây tham nhũng từ trung ương đến địa phương buộc phải hy sinh một số “con tốt” và vài quan chức xã, huyện mất “ghế vàng”. Qua sự kiện này các luật sư khẳng định việc ĐVV dùng súng chống lại đội vũ trang của địa phương cướp đầm tôm là “phòng vệ chính đáng”, việc tòa xử tù ĐVV là chính quyền muốn răn đe người khác chống tham nhũng và “an ủi” những kẻ tham nhũng phải làm con tốt mà thôi.
Ở vụ Đồng Tâm, chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung bội ước, công an Hà Nội khởi tố triệu tập 70 dân Đồng Tâm là trái pháp luật. Dưới thời Pháp thuộc, pháp luật của chính quyền thuộc địa còn có chút công bằng qua vụ xử Nọc Nạng (Giá Rai, Bạc Liêu). Dù chủ nhà Biện Toại đâm thủng bụng trọng thương tên quan Pháp Tournier để bảo vệ ruộng của mình (bị một kẻ giàu trong địa hát bày mưu cướp) nhưng ngày 17/8/1928 tòa đại hình TP Cần Thơ vẫn xử Biện Toại thắng kiện giữ được 73 ha ruộng, không bị kết tội vì hành vi của biện Toại thuộc “quyền phòng vệ chính đáng”.
Như vậy, việc dân Đồng Tâm không chấp hành, phản đối bọn tham nhũng bằng phương tiện tương xứng với những gì bọn tham nhũng áp dụng với họ là quyền “phòng vệ chính đáng” đúng theo điều 22 bộ luật hình sự năm 2015, bổ sung năm 2017: “phòng về chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, người khác, của nhà nước mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm lợi ích nói trên”…
Nếu nhà cầm quyền Việt Nam thực sự muốn chống tham nhũng thì phải công khai thừa nhận tư duy phù hợp luật pháp trong việc chống tham nhũng  của dân ĐT và khen thưởng họ có công đầu ngăn chặn hiệu quả loại tham nhũng phổ biến nhất hiện nay đã, đang đưa bao người dân đến đường cùng, tiêu hủy uy danh của nhà cầm quyền.

Formosa sau 03 năm thảm họa vẫn còn xả thải


Minh Hải (VNTB)| Ba năm sau thảm họa cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh), hay còn gọi là thảm họa Formosa (6/4/2016- 6/4/2019), cuộc sống của người dân trong vùng ảnh hưởng vẫn còn đối mặt đầy rẫy những khó khăn và hơn hết là Formosa vẫn còn xả thải khiến người dân lo lắng…
Cuộc sống còn đầy rẫy khó khăn
Trở lại biển Vũng Áng sau ba năm xảy ra thảm họa Formosa, trước mắt chúng tôi là một bãi biển với dãi cát vàng lưa thưa bóng người và những con thuyền, nước biển ở đây trong vắt không còn hình ảnh cá chết hàng loạt như năm nào. Dạo vài bước vào thôn Đông Yên, chúng tôi được biết đại đa số người dân nơi đây chủ yếu là người theo đạo Công Giáo và sinh sống chủ yếu theo nghề biển, các ngành nghề dịch vụ liên quan đến biển…
Từ khi xảy ra thảm họa Formosa, nguồn hải sản được người dân cho biết hiện chưa thể khôi phục lại. Hải sản ở xa bờ thì lớp chết, lớp bị khai thác gần hết. Còn ở gần bờ, do nhu cầu cuộc sống nên có một số hộ dân đã dùng đến tàu giã cào để cào nên hiện cũng đã cạn kiệt, thất nghiệp và có số thì bỏ đi tha phương cầu thực. Qua đó cho thấy cuộc sống của bà con Đông Yên vẫn còn đầy rẫy những khó khăn.
“Cũng sống bằng nghề làm biển, mọi ngày trước đây kiếm được vài ba trăm ngàn đồng trong một ngày, còn giờ một ngày chỉ kiếm được vài ba chục ngàn trở lại”Ông Trọng, một hộ dân theo nghề biển ở Đông Yên chia sẻ:
“Cuộc sống của bà con ngày đêm đi biển như lần hồi sinh sống vậy thôi chứ không có gì nữa”
Nhắc lại thảm họa Formosa của ba năm về trước, tức là vào ngày 6/4/2016 bắt đầu xuất hiện hiện tượng cá chết hàng loạt ở vùng biển Vũng Áng, sau đó là đến Quảng Bình rồi lan rộng ra cả một vùng biển miền Trung, kéo dài đến thị trấn Lăng Cô-Thừa Thiên Huế.
Thời điểm này, dư luận nhiều chiều khẳng định Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa có trụ sở tại Khu kinh tế Vũng Áng chính là thủ phạm gây ra thảm họa. Tuy nhiên, nhiều đại diện chính quyền từ địa phương Hà Tĩnh cho đến Chính phủ Việt Nam lại có những phát ngôn bao che cho đơn vị doanh nghiệp này. Bằng những cuộc xuống đường biểu tình rầm rộ và liên tục của người dân ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, cuối cùng vào ngày 30/6/2016, đại diện lãnh đạo Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa, đại diện Văn phòng Chính phủ Việt Nam và Bộ Tài nguyên& Môi trường tổ chức cuộc họp báo công bố Formosa có hành vi vi phạm xả thải nước từ công ty ra biển có chứa độc tố, vượt quá mức cho phép. Kết luận Formosa là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường làm hải sản chết hàng loạt.
Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa sau đó tiến hành giải quyết hậu quả với bản cam kết 5 điểm trong đó có cam kết bồi thường thiệt hại cho người dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường phục hồi môi trường biển với tổng số tiền là 11.500 tỉ đồng, tương đương 500 triệu USD và cam kết chuyển tiền bồi thường làm 2 lần: Lần đầu vào ngày 28/7/2016, Formosa chuyển 250 triệu USD và Lần 2 vào ngày 30/8/2016, Formosa chuyển 250 triệu USD còn lại.
Qua những chia sẻ của các hộ dân, chúng tôi nhận thấy hầu hết đều cho rằng việc bồi thường như thế là không thỏa đáng so với những thiệt hại do Formosa gây ra.
Formosa vẫn còn xả thải
Trước cuộc sống vẫn còn đầy rẫy những khó khăn của người dân ở thôn Đông Yên, nhiều hộ dân cho chúng tôi biết là ngoại trừ số tiền được nhận từ việc Formosa bồi thường thiệt hại thì cho đến nay chính quyền đại phương vẫn chưa cho thấy đã giúp đỡ gì đáng kể thêm cho người dân.
Chị Hường, cũng là một hộ dân theo nghề biển ở Đông Yên chia sẻ với chúng tôi:
“Họ đền bù một lao động theo tàu là 35 triệu đồng, của các bà buôn bán là 17 triệu đồng. Họ đền bù chưa thỏa đáng cho người dân”
Trong khi đó, Formosa giờ tạm cho là không thấy xả thải xuống biển nhưng vẫn còn xả thải lên bầu trời làm không khí nặng mùi hôi thối.
“Ban ngày họ xả thải mình không nhìn rõ chứ còn ban đêm tầm cỡ 19h mình nhìn lên trời là biết họ xả lên khói thậm chí có khi có lửa bốc lên”.
Chị Hường nói thực ra Formosa thả ra chất độc hại như thế nào người dân cũng không có điều kiện để kiểm tra, đo đếm đặng tìm giải pháp xử sự. Còn đối với phía chính quyền, ông Trọng cho rằng bản thân có một đề xuất để giảm bớt khó khăn của bà con hiện tại là:
“Vừa rồi đền bù Formosa chưa xong, đền bù này chưa thỏa đáng với cuộc sống của người dân, người dân ba năm trôi qua đặc biệt là những người theo nghề biển khá thiệt thòi nên mong cấp trên giải quyết như thế nào để cuộc sống của người dân ổn định cuộc sống, gắn với nghề biển”
Tuy chưa thể trở lại cuộc sống bình thường như trước nhưng hiện tại người dân trong vùng thảm họa Formosa, chí ít là người dân ở thôn Đông Yên đã chịu ăn cá trở lại bởi một tình thế bắt buộc cá có như thế nào cũng phải ăn vì nguồn sống chứ giờ cuộc sống miếng ăn nhịn cá nhịn không được.
“Ở đây không có cái gì để nhịn được cá cả thì phải ăn mà không biết sống chết, bệnh tật sao cũng không biết được”
Chị Hường kết lời trao đổi là lời mong muốn người dân ở đây chủ yếu là theo nghề biển nên mong trời yên bể lặng để những chuyến đi được con cá con mực đặng chăm lo cuộc sống gia đình. Ngoài ra, chị Hường, ông Trọng và nhiều người dân ở Đông Yên mà người viết có dịp tiếp xúc đều mong muốn là làm sao để Formosa đừng xả thải gây hậu quả nghiêm trọng như trước đây nữa./.

Vẫn chờ? Chờ gì?


Đỗ Đăng Liêu

Bạn có tin rằng một người “lú” có thể bỗng dưng khôn ra không?
Tôi thì không!
Nguyễn Phú Trọng bị người dân Việt Nam gắn thêm cho chữ “Lú” gắn vào tên không phải không có lý do. Giả như ai đó bị bạn bè đùa “đặt tên” cho thì cũng chưa bảo đảm là đúng, nhưng được cả nước đặt tên cho thì khó sai lắm.
Kể từ đó ít thấy ai gọi Trọng là Lú nữa! Dường như nhiều người tin rằng khi trước Trọng giả lú, nay mới xuất chiêu chứng tỏ là người đa mưu, thâm hiểm.Vậy mà, kể từ lúc phải nức nở khóc vì bị 3X chơi trong Đại Hội 12, bỗng nhưng Trọng Lú như một người mới lột xác, xuất hết chiêu này đến chiêu khác rất thần kỳ, từ từ trói chặt tay 3X, đuổi 3X về vườn để tập làm người “tử tế”. Sau đó Trọng nổi lửa bày trò đốt lò, cố gắng rập khuôn chiêu “đả hổ dit ruồi” của ông anh họ Tập để lần hồi chặt đứt những tay chân của 3X, củng cố ngôi vị bá chủ độc tôn của mình tương tự như đàn anh ở phưong Bắc.
Nếu được như thế thì là vạn phúc, nhưng e là không phải vậy, và đó mới thật là điều đáng sợ!
Bởi vì nếu đã tin là “bệnh lú” không thể chữa được thì việc Trọng “khôn ra” là không có, và câu ông bà mình nói “Nó lú nhưng chú nó khôn” đang được thể hiện, và chứng tỏ là Trọng đã hoàn toàn bị Tập “remote control”, điều khiển như robot, bảo gì làm nấy, bày ra nhưng mưu thâm kế độc mà Trọng nhất nhất làm theo.
Trọng Lú hay 3X hay bất cứ tên đầu sỏ nào đó bất quá cũng chỉ là đám lãnh đạo u tối CSVN mà số phận giờ này đang được đếm từng ngày, và ngày nước Việt Nam lật qua trang sử mới cũng không xa.
Nhưng khi Trọng đã bị Tập điều khiển như chúng ta đang thấy thì mới thật là mối nguy thật sự.
Người dân Việt Nam đang vẫn tiếp tục làm cho cả thế giới ngạc nhiên về sức chịu đựng quá sức tưởng tượng, vẫn chưa chịu vùng lên chấm dứt cái chế độ đã hoàn toàn mục rữa này. Nhưng sức chịu đựng đó không phải không có giới hạn. Một ngày gần đây thôi, người dân sẽ cùng đứng lên và đó là ngày tàn của chế độ.
Nhưng, nếu người dân Việt hành động quá chậm trễ, để cho Trọng Lú kịp giao đất nước cho Trung Cộng thì tình thế sẽ khác hẳn.
Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc sẽ không chỉ kết thúc bằng vài bản án dành cho những người phản đối mà sẽ là những “tiểu Thiên An Môn”.
Những chuyện ấu dâm, ép hôn trong thang máy, … đang làm nóng dư luận sẽ đi vào dĩ vãng như những “chuyện nhỏ” vì bị thay thế bởi những tội ác khủng khiếp đối với phụ nữ và trẻ em Việt do các cán bộ Trung Cộng trực tiếp gây ra.
Những chuyện thuộc loại “lùm xùm” như ca sĩ Mỹ Linh với biệt thự ở Sóc Sơn, hay vụ vợ Bộ Trưởng Trần Tuấn Anh được xe công đón tận cửa máy bay, hay những vụ lớn hơn như Tất Thành Cang, Vũ Nhôm, Lê Thanh Hải, … mà Trọng Lú còn loay hoay chưa biết xử trí ra sao thì sẽ được “anh Tập” dẹp sạch chớp nhoáng, cho cả lũ sớm đi thăm Bác!
Lúc đó cũng đừng mong còn công đoàn độc lập, Hội Anh Em Dân Chủ, Câu Lạc Bộ này câu lạc bộ nọ, …
Cũng sẽ chẳng còn cảnh tàu cá ngư dân Việt bị tàu Trung Cộng đánh chìm vì sẽ chỉ còn toàn là tàu Trung Cộng ra khơi mà thôi.
Và không chừng các tên công an Việt Nam mà giờ đây mọi người đang ghe tởm lúc đó lại trở nên quá “dễ thương” so với các công an Tàu tràn lan mọi ngả, không biết nói được tiếng Việt và tàn ác gấp bội lần cô an Việt.
Đấy, viễn ảnh rất gần là thế đấy!
Chúng ta vẫn chờ à? Chờ gì? Chờ giống Tây Tạng? Tân Cương?

Không gì đáng sợ bằng cái lập luận của một số người, nói rằng “Cứ để cho chúng lấy đi thì dân mình mới mở mắt ra và sẽ lấy lại!”

Bầy ngựa thành Troie của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Cảnh trong phim Ngựa thành Troie. Ảnh: Internet
Đỗ Đăng Liêu – Web Việt Tân
Chuyện con ngựa thành Troie trong thần thoại Hy Lạp là kinh điển của mưu kế cài người vào trong thành của địch làm nội ứng để phá thành.
Chuyện kể rằng quân Hy Lạp đánh thành Troie 10 năm liền mà không phá nổi nên đã theo kế của Odyssey đóng 1 con ngựa gỗ thật to, cho quân lính núp trong bụng ngựa, rồi rút quân bỏ đi. Quân Troie trúng kế, kéo ngựa gỗ vào thành. Tối đến, lính trong bụng ngựa chui ra, mở cửa thành cho quân Hy Lạp tràn vào và chiếm thành.
Vì tính năng trà trộn để phá hủy đó mà ngày nay từ ngữ Trojan Horse đã được dùng đặt tên cho một loại virus điện toán độc hại mà nếu ai bị cài vào máy vi tính thì máy sẽ bị phá hoại trầm trọng.
-
Kể từ khi bị vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đánh đuổi ra khỏi bờ cõi nước Việt vào năm 1427, chấm dứt thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ tư, cũng là lần cuối (kéo dài 20 năm từ 1407 tới 1427) thì từ đó đến nay, đã 592 năm, nước Tàu chưa bao giờ từ bỏ mộng xâm lăng Việt Nam một lần nữa và luôn chờ đợi cơ hội thuận tiện.
Cơ hội thuận tiện đó đã đến với Hồ Chí Minh và Chủ Nghĩa Cộng Sản mà ông Hồ mang vào Việt Nam và được tiếp nối với những lãnh đạo cộng sản hèn nhược và một lòng nối chí HCM.
Từng nhiều lần nếm mùi thất bại vì tinh thần yêu nước, bất khuất và quật cường của người dân Việt qua 4 lần xâm lăng Việt Nam, kế xâm lăng của giặc Tàu lần này thâm độc và tinh vi hơn xưa rất nhiều.
Cho mục tiêu này, những hậu duệ của Tôn Tử đã khai thác tận tình binh pháp của tổ tiên, kể cả dùng kế Ngựa Thành Troie của Odyssey dưới nhiều hình thức khác nhau.
Kế hoạch khai thác bauxite Tây Nguyên của Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng, vừa gây thiệt hại về tài chánh, vừa hủy hoại môi trường quốc gia, là điển hình cho một con ngựa thành Troie, tạo cơ hội cho Trung Cộng đem binh lính cài vào Việt Nam dưới dạng những công nhân khai thác bauxite.
Formosa là một con ngựa thành Troie nữa, tác phẩm của Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc. Còn cách nào giúp Trung Cộng cài binh lính vào Việt Nam hiệu quả hơn khi để cho Formosa, dù chỉ là một công ty nước ngoài, cấm không cho phép ngay cả giới chức trách CSVN đi vào khu vực của nhà máy. Cộng với việc nhà cầm quyền CSVN cho phép “du khách” Trung Quốc thoải mái qua biên giới không cần chiếu khán, thử hỏi đã có bao nhiêu binh lính đã bị Trung Cộng giấu trong Formosa. Formosa quả là một con ngựa thành Troie khổng lồ.
Gần đây nhất, lãnh đạo CSVN lại tặng cho Trung Cộng cùng lúc 3 con ngựa thành Troie khổng lồ khác là các Đặc Khu Kinh Tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Ba con ngựa khổng lồ này còn to lớn gấp bội con ngựa Formosa. Với diện tích khổng lồ của các đặc khu song song với quy chế cho thuê đất 99 năm (có nghĩa là những đặc khu này là lãnh thổ của Trung Cộng trong thời gian 99 năm đó) thì tại 3 đặc khu này Trung Cộng muốn giấu bao nhiêu quân lính mà chẳng được.
Đây là chỉ kể ra vài con ngựa lớn, không nói đến bao nhiêu những con ngựa lớn nhỏ đủ loại khác.
Vậy mà Trung Cộng vẫn chưa hài lòng.
Quân binh thì đã có. Để đáp ứng nhu cầu điều động nhanh chóng, Trung Cộng đã chỉ thị cho những tên tay sai bán nước mang danh Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng, … dựng lên kế hoạch xây Đường Cao Tốc Bắc Nam.
Với những con ngựa thành Troie lớn nhỏ cài khắp nơi trên đất nước Việt.
Với Đường Cao Tốc Bắc Nam, nếu chiến tranh xẩy ra thì quân đội Việt Nam chỉ còn bó tay chờ chết!
Nhiều người vẫn lập luận là vào thời đại này chuyện giặc Tàu đem quân xâm chiếm nước ta sẽ chẳng bao giờ xảy ra.
Lập luận này chỉ có một điểm đúng duy nhất là chiến tranh đúng nghĩa (nghĩa là có xung đột quân sự giữa 2 nước) nhiều phần sẽ không xảy ra.
Nhưng nó không đúng ở chỗ không phải là chiến tranh không xẩy ra vì nó đã xẩy ra, dưới dạng tiệm tiến. Giặc Trung Cộng đã từ từ trói tay chủ nhà là bè lũ lãnh đạo CSVN, ngày một chặt hơn, tới lúc không còn cựa quậy được nữa, bảo gì chủ nhà làm nấy, chẳng cần phải đánh, chẳng cần xung đột quân sự, chẳng cần chiến tranh, chưa đánh đã hàng. Có nghĩa là nước đã mất.
Có thể ngày trước Hy Lạp và Odyssey đã phải rất hồi hộp chờ xem thành Troie có mắc mưu kế của mình hay không, nhưng ngày nay Trung Cộng không phải hồi hộp vì kế hoạch chiếm thành đã được chính những tên lãnh đạo CSVN bán nước hèn hạ khom mình làm tay sai và nhục nhã dâng đất nước của Tổ Tiên cho giặc.
Vận nước đang như chỉ mành treo chuông, chúng ta thật sự không còn nhiều thời giờ.
Đỗ Đăng Liêu

Một thử thách lòng dân


Giàn khoan có tên là Dongfang 13-2 CEPB

Năm 2014, Trung Quốc kéo dàn khoan HD981 sang Biển Đông, tạo thành làn sóng phẫn nộ bùng phát. Biểu tình nổ ra khắp nơi. Đến hôm nay, Trung Quốc loan tin rằng, ho sẽ kéo giàn khoan có tên là Dongfang 13-2 CEPB do tổ hợp liên doanh Zhuhai COOEC (China’s Offshore Oil Engineering Company) và Fluor Heavy Industries Co. Ltd., đóng mới. Tân Hoa Xã thông báo rằng giàn khoan này nặng 17.247 tấn, tương đương với trọng lượng của 10.000 chiếc xe hơi và diện tích bề mặt bằng một sân đá bóng. Sẽ kéo sang Vịnh Bắc Bộ “thăm dò dầu khí”.
Cũng Tân Hoa Xã, giàn khoan Dongfang 13-2 CEPB được đưa tới khu vực Bồn Trũng Yinggehai (tức Yinggehai Basin theo Tiếng Anh), bồn trũng này theo tiếng Việt là Bồn Trũng Sông Hồng (hay Songhong Basin theo Tiếng Anh). Dự tính tháng 6 tới họ sẽ kéo đến cắm một nơi nào đó trong bồn trũng này.
Mời mọi người nhìn hình ảnh tôi tổng hợp 3 bản đồ:
Bản đồ thứ nhất (map 1) mô tả đường 9 đoạn nguyên thủy (các đoạn màu đỏ) của Mao Trạch Đông vẽ. Trên bản đồ này có vẽ đường 11 đoạn (các đoạn màu xanh) do Tưởng Giới Thạch vẽ năm 1947. Như vậy đường 9 đoạn Mao vẽ không có đoạn nào nằm trong vịnh Bắc Bộ. Nơi đây, Trung Cộng sẽ lấn tới đâu xí phần tới đó;
  1. Bản đồ thứ nhì (map 2) mô tả đường 9 đoạn kéo dài;
  2. Bản đồ thứ 3 (map 3) mô tả vị trí Bồn Trũng Sông Hồng (Songhong Basin) trong Vịnh Bắc Bộ.
Hãy đối chiếu 3 bản đồ, chúng ta phát hiện rằng Bồn Trũng Sông Hồng mằm lệch về phía Việt Nam nhiều hơn. Như vậy vào tháng 6 tới đây, Trung Quốc kéo giàn khoan Dongfang 13-2 CEPB đến cắm vào Bồn Trũng Sông Hồng ấy. Khả năng rất cao là Trung Quốc kéo giàn khoan này đến cắm mốc lấn sang phía biển Việt Nam để xí phần lãnh hải. Cũng sẽ tương tự như lần kéo giàn khoan HD981 trước đây 5 năm vậy, ý đồ xí phần lãnh hải là chính, còn ý đồ thăm dò dầu khí chỉ là phụ. Thông tin được tung ra như thế, nhưng phía chính quyền CSVN vẫn chưa có động tĩnh gì cả.
Đây là một cuộc thử nghiệm lòng dân. Năm 2014, nhân dân đã bùng dậy biểu tình, nếu lần này nhân dân không làm được như thế thì xem như Bắc Kinh và Hà Nội thở phào nhẹ nhõm. Họ sẽ theo kế hoạch lấn tới trong những lần sau đó. Đối với nhân dân, đây sẽ là một lần thử thách nữa, nếu không giữ nhiệt như lần trước, tức dân tộc Việt có dấu hiệu của sự buông xuôi, tương lai đất nước sẽ rất mờ mịt. Mong mọi người theo dõi sát sao tình hình. Mong tất cả đừng né tránh, hãy xuống đường để buộc chính quyền CSVN phải đứng về phía lòng dân. Có như thế mới có hy vọng./.