Saturday, May 23, 2015

Lại cãi nhau và đùn đẩy trách nhiệm cho nhau!

Trúc Giang (Danlambao) - Các đại biểu QH đã cãi nhau chí chóe và đùn đẩy trách nhiệm cho nhau ở kỳ họp khóa 13 này xung quanh chủ đề sửa điều 60 luật BHXH sửa đổi năm 2014 – một quyết định không cho người lao động nghỉ việc được hưởng trợ cấp BHXH một lần mà phải chờ đến tuổi nhận lương hưu. Nó đã gây bất bình và phẫn nộ dẫn đến hàng loạt cuộc đình công, biểu tình phản đối của công nhân ở các khu CN ở Sài Gòn và một số tỉnh/thành phố lân cận trong tháng 3 vừa qua.

Nguyên nhân dẫn đến việc ban hành các văn bản trái luật, không hợp lòng dân là do nóng vội, chủ quan, xem thường dân, thay đổi luật như thay áo, thích là đổi chẳng cần một cuộc thăm dò, trưng cầu ý dân sao cho nó hợp tình, hợp lý của các ông “nghị gật”- những người mang tiếng là ‘dân biểu” nhưng thực chất là ‘đảng biểu” vì họ chưa được bất cứ người dân nào bầu lên nhưng vẫn ngồi chễm chệ trên “ngai vàng”.

Dưới chế độ do CS cai trị bằng thông tư, nghị định này, việc ban hành luật và các văn bản dưới luật ở VN hết sức rối rắm, hết sức mập mờ, chồng chéo và lộn xộn. Ta có cảm giác các quan chức CS làm luật là cố ý làm cho người dân không hiểu hoặc hiểu nhầm để nhằm mục đích ngu dân để dễ cai trị chứ không nhằm mục đích khai trí. Việc các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư vì lý do lợi ích nhóm đã ban hành những quy định trái pháp luật nhưng nó vẫn ngang nhiên hành hạ người dân xảy ra như cơm bữa. 

Theo truyền thông CS thống kê sơ sơ: “Chỉ trong vòng 10 tháng của năm 2014, đã có hơn 9.000 văn bản pháp luật có dấu hiệu vi hiến, trái luật được các bộ ngành, cơ quan địa phương kiểm tra phát hiện” (nguyên văn trích dẫn từ báo Tuổi Trẻ). 

Một con số mà bất cứ một đại biểu QH nào có lương tâm, biết xấu hổ và có trình độ đúng nghĩa cũng phải suy nghĩ và cảm thấy đau lòng! Liên quan đến việc sửa đổi điều 60 luật BHXH, ta chỉ nghe thấy một vài đại biểu “cảm thấy xấu hổ, cảm thấy có lỗi” và đòi QH phải xin lỗi nhưng chưa thấy ông chủ tịch QH đả động tới! 

Việc ban hành các văn bản luật và dưới luật sai là nguồn gốc của oan sai, bất công, là tội ác đối với xã hội. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa thấy một cá nhân nào chịu trách nhiệm về việc ban hành sai này. Thế mới biết ở chế độ CS này, quyền lợi là cá nhân các đảng viên hưởng nhưng trách nhiệm là trách nhiệm tập thể- cứ vài câu xin lỗi chiếu lệ, vu vơ rồi bám ghế mãi đến 2 nhiệm kỳ, có đại biểu còn tham lam muốn đeo bám thêm một vài nhiệm kỳ nữa mà không biết liêm sỉ, không biết xấu hổ là gì!

23/5/2015


Tuyên bố chung kêu gọi trả tự do cho tù nhân lương tâm Việt Nam - Trần Huỳnh Duy Thức

Ngày 24 tháng 5 năm 2015

Ngày 24 tháng 5 năm 2009, ông Trần Huỳnh Duy Thức - một doanh nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đồng thời là một blogger – đã bị bắt và khởi tố ban đầu với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam chỉ vì ông đã thực hiện quyền tự do biểu đạt của mình một cách ôn hòa. Nhưng vào ngày 20 tháng 1 năm 2010, trong một phiên tòa diễn ra chỉ duy nhất một ngày, Trần Huỳnh Duy Thức và ba người cùng bị truy tố với ông trong vụ án, gồm các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long, bị đưa ra xét xử với tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ luật hình sự.

Ông Thức nhận án 16 năm tù kèm 5 năm quản chế, trong khi các ông Định, Trung và Long theo thứ tự lần lượt nhận các mức án 5 năm, 7 năm và 5 năm tù kèm 3 năm quản chế.

Trái ngược với án tuyên tội hoạt động nhằm “lật đổ” chính quyền, các hoạt động bị đưa ra truy tố của ông Thức và những người bị kết án cùng ông thực chất chỉ là viết blog kêu gọi cải cách chính trị và tôn trọng quyền con người (một bài viết ví dụ của ông Thức https://tranfami.wordpress.com/…/hewing_quest_for_democrac…/). Các bị cáo đã không được đưa ra xét xử trong một phiên tòa công bằng, khi mà thân nhân của họ cũng như các ký giả nước ngoài không được cho vào phòng xử án. Hơn nữa, micro của các bị cáo thường xuyên ngưng hoạt động mỗi khi đến lượt trình bày của luật sư bào chữa cho ông Thức hay khi ông Long có ý định công khai trước tòa việc ông cùng các bị cáo khác đã bị bức cung để khai nhận tội. Theo các nhân chứng có mặt tại phiên xét xử, các thẩm phán chỉ dành ra 15 phút nghị án trong khi lại mất đến 45 phút đọc bản tuyên án, qua đó cho thấy khả năng bản án đã được chuẩn bị trước thời điểm phiên tòa diễn ra.

Vào ngày 23 tháng 11 năm 2012, Nhóm Làm việc chống Giam giữ Tùy tiện của Liên hiệp Quốc (gọi tắt là WGAD) đã kết luận việc cầm tù ông Thức cùng những người bị đồng tuyên án với ông đã vi phạm quyền tự do tư tưởng và biểu đạt vốn được đảm bảo tại Điều 19 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (gọi tắt là ICCPR). Theo đó, WGAD yêu cầu nhà nước Việt Nam trả tự do đồng thời bồi thường thiệt hại cho những người trên nhằm tuân thủ đúng các nghĩa vụ quốc tế của nước này. Tuy Việt Nam đã chấp nhận 31 khuyến nghị kêu gọi tôn trọng và bảo vệ tự do biểu đạt trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền của Liên hiệp Quốc vào năm 2014, cho đến nay nhà nước Việt Nam vẫn chưa giải quyết thỏa đáng trường hợp của ông Thức.

Hôm nay, ngày 24 tháng 5 năm 2015, đánh dấu 6 năm ngày ông Thức bị đẩy vào vòng lao lý. Hiện tại, ông Thức vẫn còn trong nhà tù cho dù ba người bạn còn lại của ông đã được trả tự do trước đó. Vì vậy, chúng tôi kêu gọi nhà nước Việt Nam tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế lẫn trong nước của mình bằng cách trả tự do ngay lập tức cho ông Thức. Chỉ khi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành những bước đi cần thiết để hủy bỏ bản án của ông, lúc đó công lý mới được trả lại cho ông. Cộng đồng quốc tế và các tổ chức nhân quyền sẽ quan sát các diễn biến tiếp theo.

ĐỒNG KÝ TÊN:

1. Amnesty International – Anh
2. Civil Rights Defenders – Thụy Điển
3. Freedom House – Hoa Kỳ
4. International Commission of Jurists – Thụy Sỹ
5. Bà Janet Nguyễn, Thượng nghị sỹ bang California, Quận 34 – Hoa Kỳ
6. Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA) – Thái Lan
7. Asian Human Rights Commission – Hong Kong
8. Assistance Association for Political Prisoners – Miến Điện
9. Burma Partnership – Miến Điện
10. Centre for Human Rights Education – Miến Điện
11. Citizens for Justice and Peace - Ấn Độ
12. Impersial – Indonesia
13. Justice and Peace Netherlands, The Hague – Hà Lan
14. Network of Chinese Human Rights Defenders – Hong Kong
15. OT Watch Mongolia – Mông Cổ
16. Taiwan Association for Human Rights – Đài Loan
17. Commission for the Disappeared and Victims of Violence (KontraS) - Indonesia
18. Triangle Women’s Support Group – Miến Điện
19. Văn Lang – Cộng hòa Czech
20. Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment (VOICE) – Philippines
21. Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo – Việt Nam
22. Hội Ái hữu tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam – Việt Nam
23. Bạch Đằng Giang Foundation – Việt Nam
24. Hội Bầu Bí Tương Thân – Việt Nam
25. Thanh niên Canada Vì Nhân Quyền cho Việt Nam – Việt Nam
26. Diễn đàn Xã hội Dân sự - Việt Nam
27. Hội thánh Tin lành Chuồng Bò – Việt Nam
28. Giáo Hội Liên Hữu LuTheran Việt Nam và Hoa Kỳ - Việt Nam
29. Hội Cựu Tù nhân Lương tâm – Việt Nam
30. Hội Nhà báo độc lập Việt Nam – Việt Nam
31. No – U Miền Trung – Việt Nam
32. REM Defenders – Việt Nam
33. Con Đường Việt Nam – Việt Nam
34. Mạng lưới Blogger Việt Nam – Việt Nam
35. Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất – Việt Nam
36. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền – Việt Nam

Ăn chặn cả tiền thai sản của công nhân

Theo thanhnien-22/05/2015 10:03
Từ nhiều tháng qua, hàng loạt công nhân Công ty CP Daum & Jung An (D&J), doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (Hàn Quốc) đóng tại H.Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định liên tục kiến nghị về việc chủ doanh nghiệp này ăn chặn chế độ trợ cấp của họ.


 Công nhân không chịu làm tăng ca bị khóa cổng, không cho ra ngoài - Ảnh do công nhân D&J cung cấp.

Chị Nguyễn Thị Xa (công nhân tổ may) của Công ty D&J cho biết: đầu năm 2014, chị nghỉ sinh con 184 ngày. Từ ngày 1.7.2014, chị Xa bắt đầu đi làm trở lại và nhiều lần tìm Ban giám đốc để yêu cầu thanh toán tiền thai sản theo quy định nhưng đều được trả lời là “chưa có tiền”.

Chị Xa hỏi thì được biết tất cả các nữ công nhân sinh nở cũng như những công nhân bị ốm đau thuộc diện được thanh toán chế độ BHXH từ năm 2013 đều chưa được nhận tiền theo chế độ.

Đầu năm 2015, khi tiếp tục được trả lời “chưa có tiền”, các công nhân đến BHXH H.Mỹ Lộc thì mới biết, toàn bộ tiền chế độ của họ đã được thanh toán đầy đủ cho D&J, nhưng công ty này không trả cho họ.

Tại BHXH H.Mỹ Lộc, ông Trần Tất Độ, Phó giám đốc cơ quan này xác nhận: đơn vị đã trả đầy đủ, đúng thời hạn tất cả các chế độ cho công nhân D&J. Trong đó, năm 2014, đã trả đầy đủ trên 400 triệu đồng chế độ ốm đau, thai sản cho 230 người. PV cũng được xem quyết định duyệt chi cũng như chứng từ chuyển tiền của BHXH vào tài khoản của D&J.

Tuy nhiên, theo chị Xa, đầu tháng 4 vừa qua, có đoàn kiểm tra của BHXH đến làm việc nhưng các chị vẫn không được nhận chế độ, khi mọi người đình công thì chủ doanh nghiệp mới cho thanh toán một phần, nhưng người nhiều nhất cũng chỉ được một nửa số tiền đã được BHXH duyệt.

Tự tử vì lương thấp?

Cuối tháng 4.2015, PV đã có mặt tại D&J nhưng ông Lim Chan Meen, Tổng Giám đốc công ty này cho biết “không làm việc với báo chí” và cho bảo vệ khóa cổng, không cho PV tiếp xúc với công nhân, nên một số công nhân đã trốn khỏi xưởng, leo qua cổng để phản ánh với PV nhiều sai phạm khác của chủ doanh nghiệp này.
Chị Nguyễn Thị Thu (35 tuổi, tổ phó tổ cắt) cho biết: tổ có 16 công nhân, người làm việc ít nhất cũng hơn 1 năm nhưng đến nay chỉ 6 người được công ty nộp BHXH. Để đối phó cơ quan chức năng, chủ DN không ký hợp đồng lao động, hoặc ký thời gian ngắn cho những người này.

Chị Nguyễn Thị Thao (18 tuổi, công nhân tổ cắt) cho biết đã làm được 1 năm 2 tháng, anh Lương Hữu Tuân làm hơn 1 năm, chị Nguyễn Thị Thanh làm hơn 3 năm… đều chưa được đóng BHXH.

Các công nhân còn cho biết, tháng 2 vừa qua, do nhiều hàng nên ông Lim Chan Meen ép công nhân làm cả 4 ngày chủ nhật và khóa cổng để công nhân phải làm từ sáng đến 7, 8 giờ tối.

"Nhưng, ngay sau khi hết đơn hàng, chỉ cần bị phát hiện có hình xăm trên người, hoặc để móng tay dài là công nhân bị đuổi việc, không được trả tiền thưởng Tết", chị Thu bức xúc.

Đáng nói, theo công nhân Lương Hữu Tuân, dù làm vất vả nhưng do "bị trừ đủ thứ tiền", thu nhập rất thấp nên một công nhân xưởng may tên là Hương khi được lĩnh có 50.000 đồng tiền làm thêm đã vào nhà vệ sinh cắt tay tự tử. Cũng theo anh Tuân, ông Lim Chan Meen sau đó đã chỉ đạo cho chị Hương 500.000 đồng và đuổi việc.

"Chúng tôi đã báo tin này đến các cơ quan chức năng nhưng không thấy ai xử lý”, anh Tuân phản ánh.

Ngày 20.5, trao đổi với PV, Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB-XH tỉnh Nam Định Phạm Lê Hà cho biết, đến nay chưa nhận được đơn thư từ công nhân Công ty D&J phản ánh về sự việc trên. Tuy nhiên, từ thông tin của PV Báo Thanh Niên cung cấp, ông Hà cho biết Thanh tra Sở LĐ-TB-XH sẽ tổ chức xuống kiểm tra tại công ty này. Nếu phát hiện đúng như phản ánh, sẽ kiên quyết xử lý vi phạm và yêu cầu công ty này chi trả, đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người lao động.

Lãnh đạo UBND H.Mỹ Lộc cũng cho biết sẽ chỉ đạo Phòng Lao động, Liên đoàn Lao động huyện này xuống điều tra, có giải pháp xử lý ngay đối với tình trạng vi phạm của D&J.

Văn Đông

Ăn tiền của những người cùng cực

Theo NLĐO-23/05/2015 22:25

Một cụ ông ở Quảng Nam đã ngỏ ý viết đơn kêu gọi nhà hảo tâm giúp đỡ một số hoàn cảnh khó khăn rồi sau đó đòi họ tiền hoa hồng

Việc làm của ông Đặng Hoàng Chương (72 tuổi; ngụ xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đã bị nhiều người làm đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng.
Theo trình bày của bà Nguyễn Thị Em (44 tuổi; ngụ thôn Bình Khương, xã Bình Giang, huyện Thăng Bình), bà là phụ nữ đơn thân, không có việc làm ổn định, lại mắc bệnh tiểu đường nhưng phải nuôi con là cháu Trần Thị Mẫn (15 tuổi) bị bại liệt. Cuối năm 2014, bà Em được ông Chương đặt vấn đề làm đơn kêu gọi các tổ chức xã hội, nhà hảo tâm giúp đỡ.
Ông Chương bị tố lợi dụng hoàn cảnh ngặt nghèo của gia đình anh Trịnh Tấn Phúc để trục lợi
Ông Chương bị tố lợi dụng hoàn cảnh ngặt nghèo của gia đình anh Trịnh Tấn Phúc để trục lợi
Bà Nguyễn Thị Em là nhân vật trong bài viết “Một gia đình cần giúp đỡ” đăng trên Báo Người Lao Động số ra ngày 17-4-2015. Sau khi báo đăng, bạn đọc đã hỗ trợ 4 triệu đồng. Số tiền này, báo đã cùng chính quyền địa phương trực tiếp đến nhà trao cho bà Em.
Tổng cộng bà Em nhận được 10,1 triệu đồng từ các nhà hảo tâm giúp đỡ nhưng bị ông Chương lấy 5 triệu đồng gọi là tiền “phần trăm hoa hồng”.
Khi biết được sự việc trên, Công an xã Bình Giang đã mời ông Chương lên làm việc. Sau một hồi quanh co, ông này thừa nhận lấy 5 triệu đồng và hiện đã trả lại cho bà Em.
Ngoài bà Em, ông Chương còn sử dụng chiêu thức tương tự để lấy tiền giúp đỡ của các nhà hảo tâm đối với những trường hợp khác. Trong đó, gia đình anh Trịnh Tấn Phúc (25 tuổi; ngụ thôn Quý Thạnh, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình) cho biết bị ông Chương lấy hàng chục triệu đồng. Theo đơn tố cáo của ông Trịnh Tấn Á (cha anh Phúc), năm 2014, ông nhờ vợ chồng ông Chương viết đơn khiếu kiện việc tòa xử quá nhẹ đối tượng đã đánh, gây thương tích cho anh Phúc. Sau đó, vợ chồng ông Chương ngỏ ý viết giúp một lá đơn nêu lên hoàn cảnh khốn khó của gia đình để kêu gọi sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm với điều kiện là ông Á phải chi lại 40% số tiền được giúp đỡ. Trong lúc bần cùng nên ông Á đồng ý.
Qua lá đơn ông Chương viết, một tờ báo lớn ở TP HCM đã đăng tải thông tin và bạn đọc 2 lần gửi qua bưu điện hỗ trợ tổng cộng 13,3 triệu đồng. Trong đó, đợt đầu bạn đọc hỗ trợ 9,4 triệu đồng thì vợ chồng ông Chương lấy 4,5 triệu đồng.
Vợ chồng ông Chương cũng mang đơn đi nhiều nơi kêu gọi và nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức, cá nhân khác. Cụ thể, Chi hội Từ thiện Quán Thế Âm (TP Đà Nẵng) giúp 10,7 triệu đồng thì ông Chương lấy 5 triệu đồng; phật tử chùa Giác Nguyên (tỉnh Quảng Nam) giúp 2,5 triệu đồng thì ông Chương lấy 1 triệu đồng. Công ty Xổ số kiến thiết Đà Nẵng giúp 1 triệu đồng thì ông Chương lấy 400.000 đồng. Đó là chưa kể nhiều lần gia đình ông Á phải chi phí cho ông Chương tiền xăng xe, trà nước...
Đơn tố cáo của ông Trịnh Tấn Á gửi công an xã Bình Triều và Công an huyện Thăng Bình cũng nêu rõ tổng cộng ông Á đã đưa cho vợ chồng ông Chương gần 30 lần với tổng số tiền gần 40 triệu đồng. Tuy nhiên, khi làm việc với báo chí, ông Chương chỉ thừa nhận có nhận 2 lần với số tiền là 2,4 triệu đồng.
Ngày 23-5, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, thượng tá Trần Văn Xuân, Trưởng Công an huyện Thăng Bình, cho biết đã cử người vào cuộc điều tra về thông tin vợ chồng ông Chương “ăn chặn” tiền của nhiều trường hợp khó khăn trên địa bàn.
Bài và ảnh: QUANG VINH

Thanh Hóa:‘Ăn chặn’ cả tiền hỗ trợ nông dân mất mùa?

Theo vietnamnet-23/05/2015 14:07
Bị mất mùa tới 70 – 80%, các hộ dân ở xã Xuân Bình, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) được hỗ trợ 5kg giống và tiền mất mùa. Tuy nhiên đã một năm trôi qua, vẫn chưa thấy UBND xã cấp phát số tiền trên đến tay người dân.

Chưa được nhận tiền hỗ trợ

Theo phản ánh của người dân xã Xuân Bình, vụ chiêm xuân năm 2014 hầu hết các hộ dân gieo cấy giống lúa PC15 nhưng đến kỳ thu hoạch lại không cho năng suất, lúa không trổ bông, hạt lép…

Như Xuân, người nghèo, hỗ trợ, cắt xén, Thanh Hóa, lúa giống, nông dân
Bà Hương cho biết chưa nhận được tiền hỗ trợ nào

Trước thực trạng trên UBND tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ người dân có diện tích trồng giống lúa PC15. Theo đó người dân xã Xuân Bình được hỗ trợ tổng cộng số tiền 42 triệu đồng, tuy nhiên đến nay người dân chưa được nhận bất cứ một đồng tiền hỗ trợ nào.

Bà Hồ Xuân Hương (thôn 12) cho biết, vụ chiêm xuân năm 2014 gần như mất trắng, số bông có hạt thì không thể dùng được, gia đình bà phải cắt về làm thức ăn cho trâu bò.

Khi hỏi đến số tiền hỗ trợ, bà Hương cho biết bà chưa nghe thấy có tiền hỗ trợ nào ngoài 5kg giống. Đến giờ bà cũng không biết gia đình nhà mình được hỗ trợ bao nhiêu tiền.

Cũng như nhà bà Hương, gia đình chị Trần Thị Thảo cũng tỏ ra ngỡ ngàng khi chúng tôi đề cập đến chuyện đã nhận được tiền hỗ trợ hay chưa.

"Khi giống PC15 bị mất mùa, cán bộ khuyến nông ở thôn, xã cũng có đến kiểm kê diện tích của từng hộ và nói tới đây sẽ hỗ trợ. Một thời gian sau thì thấy hỗ trợ 5kg giống, người dân chúng tôi không hề biết có hỗ trợ tiền" - lời chị Thảo

Như Xuân, người nghèo, hỗ trợ, cắt xén, Thanh Hóa, lúa giống, nông dân
Danh sách các hộ dân trong diện được hỗ trợ

Được biết xã Xuân Phú có hơn 500 hộ dân thuộc diện được hưởng hỗ trợ, nhưng tất cả đều chưa nhận được một đồng tiền nào?!.

Có dấu hiệu ăn chặn

Ông Lê Văn Lại, PCT xã Xuân Bình thừa nhận việc đến thời điểm này người dân chưa nhận được tiền hỗ trợ của nhà nước về giống lúa PC15.

Ông Lại cho biết thêm, chủ trương hỗ trợ giống và tiền là trên toàn tỉnh Thanh Hóa, khi mất mùa vụ chiêm xuân 2014 cấy giống PC15.

Tháng 6/2014, huyện đã chuyển tiền hỗ trợ về cho xã Xuân Bình tổng cộng là 41.940.000đ của 530 hộ với diện tích hơn 850 sào.

“Sau khi có danh sách cụ thể tôi đã ký chuyển cho kế toán chi trả cho các hộ dân. Tuy nhiên việc chi trả vẫn chưa được kế toán thực hiện, trong khi đó kế toán lại báo cáo với chủ tịch là đã quyết toán rồi”.

“Đã nhiều lần trong các cuộc họp tôi đã báo cáo với chủ tịch UBND xã là làm cách nào đó trả tiền hỗ trợ cho dân nhưng không hiểu vì lý do gì đến nay chủ tịch và kế toán vẫn không chi trả”, ông Lại nói.

Như Xuân, người nghèo, hỗ trợ, cắt xén, Thanh Hóa, lúa giống, nông dân
Ông Lê Văn Luân trao đổi với phóng viên

Ông Lê Văn Luân, kế toán xã Xuân Bình thừa nhận chưa chi trả cho dân và số tiền trên đang để trong quỹ?.

Ông Luân lý giải, sở dĩ xã chưa trả cho các hộ dân là vì danh sách ở dưới thôn lập lên một số tên bị lệch nên cần phải sửa lại. Và tới đây khi sửa xong sẽ tiến hành chi trả cho người dân.

Theo nguồn tin riêng của VietNamNet, sở dĩ cả một năm nay xã không trả tiền hỗ trợ cho các hộ dân là do đã được dùng vào việc khác và kế toán lập danh sách quyết toán khống (tự ký vào danh sách các hộ nhận tiền) để hợp thức hóa hồ sơ hòng qua mặt UBND huyện và người dân, đến khi phóng viên về điều tra ra thì sự việc mới bị vỡ lở.

Lê Anh

Đau lòng nhìn cụ ông bị dân phòng tịch thu xe bán bánh bao

Khoảng 16g ngày 21/5/2015 đường Mai Hắc Đế ( trước cổng bệnh viện TP Buôn Mê Thuột tỉnh Đắk Lak), cụ ông khoảng 70 tuổi bị CA phường và dân phòng tịch thu xe bánh bao.

Đau lòng nhìn cụ ông bị dân phòng tịch thu xe bán bánh bao

Qua tìm hiểu được biết, ông cụ bán bánh bao trên là bán cho gia đình ông, gia đình gồm 2 vợ chồng ông bà, và vợ chồng con gái và 2 đứa cháu gái ở nhà thuê.
Ông năm nay tầm 78 tuổi , bà tầm đó, cả gia đình có 3 xe bán bánh bao, con rể ở nhà làm bánh, Ông, bà, con gái ông mỗi người 1 xe đi bán, mỗi tối ông bán 80 cái. Mỗi cái 10.000 đồng.
1 2Vào ngày 21/05/2015 ông bị CA dân phòng tịch thu xe bánh bao.
3
Ông cụ ngày ngày bán bánh bao để kiếm tiền lo trang trải cuộc sống.
Hôm 21-5-2015 Ông đẩy xe đi bán dọc đường Mai Hắc Đế, thì bị đô thị hốt xe đưa về phường Tân tiến, tại đây họ lập biên bản sau đó trả lại xe, nồi bánh…cho ông và hẹn thứ 2 xử phạt tiền theo qui định. Mình bảo ông già rùi sao không ở nhà phụ việc nhẹ, ra đường bán, chạy chi cho khổ, Ông bảo muốn phụ con cái kiếm sống nên đi bán vậy.
Cả nhà 6 miệng ăn phụ thuộc vào 3 xe bánh bao, một ngày bán của ông cũng không lời được bao nhiêu.
Theo Nhật ký yêu nước

Tranh chấp Biển Đông: Chuyện dài không hồi kết cuộc

HOA KỲ - Những vấn đề ở Biển Đông chủ yếu là do từ Trung Quốc. Không có tham vọng của Trung Quốc, vẫn có thể có tranh chấp ở vùng biển Trường Sa giữa Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia, Indonesia, nhưng với tầm mức không rộng lớn và quá phức tạp để trở thành mối đe dọa cho an ninh toàn khu vực.





Chiến hạm tác chiến cận duyên USS Fort Worth (LCS-3). (Hình: US Navy)

Trước hết về tranh chấp chủ quyền.

Chủ quyền lãnh thổ chỉ là một phần trong toàn bộ những nội dung tranh chấp, bao gồm nguồn hải sản, tài nguyên dầu khí dưới đáy biển và rộng lớn hơn nữa là ý đồ đôc quyền kiểm soát vùng biển làm ngăn trở sự tự do lưu thông hàng hải. Ngoại trừ Hoàng Sa, còn lại hầu hết không phải là hải đảo, chỉ là những mỏm đá, bãi ngầm trên vùng biển xa xôi hoang vắng không có dân cư sinh sống, để coi là tranh chấp lãnh thổ.

Trên thế giới, các tranh chấp chủ quyền hải đảo thường kéo dài mà không bao giờ được giải quyết thỏa đáng. Cuối cùng mọi chuyện sẽ chỉ ở nguyên trạng hoặc lý thuộc về kẻ mạnh. Tòa án hay các cơ quan trọng tài quốc tế không có đủ quyền lực để cưỡng chế thi hành phán định của mình. Do đó nên nếu một bên đã chiếm giữ trong thực tế, thì không có cách nào để đòi hoàn trả.

Chính quyền Việt Nam hiện nay vẫn xác định chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng thực tế sau Thế Chiến II, Trung Hoa Dân Quốc đã giải giới quân đội Nhật và chiếm đóng đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa rồi giữ luôn không trả lại cho chính quyền Pháp ở Đông Dương; Việt Nam Cộng Hòa để mất Hoàng Sa năm 1974 và sau đó Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam để mất 3 bãi đá trong quần đảo Trường Sa. Không ai tin rằng Trung Quốc sẽ trả lại những nơi đã chiếm giữ ấy, nếu như không tới một lúc có những biến chuyển lớn xảy ra cho quốc gia họ. Vì vậy Hoàng Sa và Trường Sa sẽ ở thực trạng hiện nay trong một thời gian vô hạn định và tranh chấp lãnh thổ này vẫn là đề tài được nêu lên không bao giờ dứt. Hoa Kỳ không có lý do gì để can thiệp vào tranh chấp và đã công khai tuyên bố không có thái độ ủng hộ bên nào.

Việt Nam và Philippines là hai nước ở tuyến đầu trong việc đối phó với Trung Quốc. Trước hết phải nhìn nhận rằng trên toàn diện, không thể đối phó với sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Nhưng chiến lược cụ thể và bắt buộc phải thực hiện được là không để mất thêm một thực thể địa lý (đảo san hô, bãi cát, đá ngầm,...) nào khác nữa. Sự tăng cường lực lượng hải quân đến một khả năng giới hạn, dù chỉ là nhỏ, sẽ cần thiết để phòng vệ, không cho hải quân Trung Quốc tấn công bất ngờ nhanh chóng chiếm được mục tiêu.

Ít, nếu không phải là hoàn toàn không có triển vọng, trong tình hình địa chính trị toàn cầu hiện nay, sẽ có sự can thiệp của một bên thứ ba, chủ yếu là Hoa Kỳ, nếu xảy ra xung đột cục bộ trên Biển Đông. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ hiện nay không muốn xảy ra chiến tranh và càng kéo dài thời gian cầm cự, càng có điều kiện giữ nguyên trạng bằng sự vận dụng phương pháp ngoại giao.

Trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam vẫn tìm thế đứng trong khối ASEAN. Đó là đường lối ngoại giao thích đáng, tuy nhiên kết quả có giới hạn vì ASEAN cần một sự đồng thuận trong quyết định và Trung Quốc dễ dàng dùng sức mạnh kinh tế để khuynh loát một vài nước thành viên. Có những người lo ngại về hiểm họa Bắc Thuộc trong mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Căn cứ theo lịch sử và hoàn cảnh thực tại, nỗi ưu tư ấy không đáng lo. Trung Hoa đã không thể xóa sổ người dân Giao Chỉ hơn 1,000 năm trước, thì ngày nay không thể nào có chuyện đồng hóa 90 triệu dân Việt Nam. Nhưng trước một nước láng giềng quá lớn, Việt Nam cần có một đối sách uyển chuyển linh động mà bằng chứng là qua lịch sử chưa bao giờ chúng ta trực diện chống Trung Quốc một cách cực đoan. Tránh những thái độ khiêu khích vô ích, đối đầu không hiệu quả để Trung Quốc có lý do gây xung đột quân sự lớn hay nhỏ, là đường lối khôn ngoan nhất mà tất cả các chính quyền ở Việt Nam vẫn phải áp dụng từ xưa đến bây giờ và tương lai.

Về vấn đề tranh chấp tài nguyên biển.

Đây là nội dung mới do Trung Quốc tạo ra chỉ trong vòng 30 năm gần đây do nhu cầu phát triển kinh tế của họ. Biển Đông là một trong những vùng thủy sản phong phú nhất trên thế giới cùng lúc với nhu cầu bảo vệ sinh môi trở thành nghĩa vụ hàng đầu của nhân loai. Trước kia Trung Quốc không ngăn trở hoạt động của ngư dân Việt Nam, nhưng càng ngày họ càng lộ rõ ý đồ ấy. Với sự bành trướng lực lượng hải quân, Trung Quốc có thừa khả năng khống chế Biển Đông bằng chiến hạm, một số rất lớn các tàu bán quân sự và hạm đội ngư thuyền khổng lồ. Những va chạm vô tình hay cố ý với tàu thuyền Việt Nam sẽ là điều không thể tránh khỏi, và đây là một trong những lãnh vực mà Việt Nam rất khó đối phó trong khi cần bảo vệ lợi ích cho dân chúng nước mình.

Không nghi ngờ về tài nguyên dầu khí dồi dào ở Biển Đông và đó là một  mục tiêu quan trọng trong ý đồ chiếm đoạt của Trung Quốc. Tuy nhiên chưa có bằng chứng xác thực nào về trữ lượng và khả năng khai thác. Sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu HD 981 đến Hoàng Sa, vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã gây nên một tình thế căng thẳng hồi giữa năm ngoái. Cuối cùng sau ba tháng, Trung Quốc lặng lẽ rút đi và các hai phía đều có thể nhận phần thắng về mình.

Sự thật thì Việt Nam cũng chẳng có gì để thắng bởi lẽ không tranh đoạt  và không được thêm điều gì hết. Việt Nam chỉ thụ động bảo vệ và tránh mọi cách không gây nên xung đột để chịu hậu quả gần như chắc chắn sẽ là những tổn thất không thể dự đoán. Còn về phía Trung Quốc, người ta không hiểu rõ được mục đích sâu xa của hành động này là gì, thăm dò phản ứng chính trị hay thăm dò khai thác dầu khí. Trung Quốc chỉ nói rằng giàn khoan HD 981 đã hoàn thành nhiệm vụ và không ai biết về dầu khí kết quả là lạc quan hay thất vọng và liệu trong tương lai sẽ có hành động tương tự trở lại hay không. Vì vậy nếu Việt Nam chỉ đánh tiếng chứ không thực sự đưa vấn đề ra trước tòa án trọng tài quốc tế thì cũng là thích đáng, nhất là gần như chắc chắn tòa quốc tế sẽ không giải quyết được hoặc Trung Quốc không tuân hành phán quyết.

Mưu chiếm quyền kiểm soát toàn bộ Biển Đông.

Có lẽ đây mới là mục tiêu tối hậu của Trung Quốc, dựa trên trên nhiều dấu hiệu khởi đầu từ cái gọi là Đường Lưỡi Bò, khái niệm hoàn toàn vô căn cứ và bất hợp pháp mà Trung Quốc đơn phương khẳng định, không chính thức tuyên bố mà cũng không che đậy.

CNA (Center for Naval Analises), công ty tư nhân làm công việc nghiên cứu chiến lược hải quân cho chính phủ Hoa Kỳ, đã nhận xét rằng ở Biển Đông Trung Quốc áp dụng chiến lược “tàm thực,” nghĩa là lấn chiếm từ từ và âm thầm không gây sự chú ý hay phản ứng mạnh mẽ.

Việc đào vét biển để bồi đắp một số bãi đá và xây dựng những căn cứ trong vùng biển Trường Sa nằm trong chiến lược ấy. Những căn cứ này không có giá trị về quân sự, không phải là “một hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm” như  truyền thông Trung Quốc khoa trương và một số người lầm tưởng. Nếu nói cho đúng, đây là một hàng không mẫu hạm không có động cơ, đứng yên giữa biển, và nếu xảy ra chiến tranh thật sự thì sân bay dễ dàng bị phá hủy trở thành vô dụng cho máy bay. Căn cứ quân sự cũng không có ý nghĩa vì ở vị trí xa xôi không thể nhận và dự trữ hàng tiếp liệu đầy đủ, chưa nói tới việc không thể phòng thủ chống oanh kích bằng máy bay hay hải pháo, hỏa tiễn. Giá trị tối đa về mặt quân sự của những đảo nhân tạo này chỉ có thể là bến ghé lại cho chiến hạm, phi trường cho máy bay lấy thêm nhiên liệu, căn cứ của máy bay tuần thám, đài radar kiểm soát biển và không phận.

Những đảo nhân tạo này có nghĩa xác định sự hiện diện của Trung Quốc trong vùng biển xa xôi coi như chẳng có liên hệ gì với quốc gia họ. Về mặt công pháp quốc tế, theo UNCLOS, chỉ được coi là hải đảo những thực thể địa lý có một diện tích nổi trên mặt nước thủy triều lên. Đảo nhân tạo lập trên nền đá ngầm không được coi là hải đảo, không có hải phận (lãnh hải 12 hải lý) và khu vực đặc quyền kinh tế EEZ 200 hải lý. Trung Quốc tất nhiên hiểu rõ điều ấy và không thể đòi hỏi ngược lại.

Nhưng trong chuyện này có vấn đề thực thể và thực tế. Nên chú ý là chiến hạm USS Fort Worth, trong một tuần lễ đầu tháng 5 tuần thám ở vùng biển Trường Sa, đã tránh đến gần các đảo nhân tạo đó dưới 12 hải lý. Điều đó không có nghĩa là Hoa Kỳ tôn trọng hải phận vô hình mà chỉ vì không muốn tạo nên bất cứ rắc rối nào ngoài dự tính, và Trung Quốc cũng mặc nhiên đồng ý thái độ ấy tuy nhiên chỉ làm như có phản đối qua những lời tuyên bố ở cấp phát ngôn viên bộ ngoại giao.

Tuần báo quốc phòng IHS Jane's International Weekly nói rằng hoạt động của Hoa Kỳ và Trung Quốc làm gia tăng hiểm họa xung đột trên Biển Đông, tuy nhiên nhận định là trong hiện tình toàn cầu bây giờ và mối quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế, xung đột chưa thể xảy ra.

USS Fort Worth là chiếc thứ ba trong loại tàu tác chiến cận duyên (Littoral Combat Ship) mới nhất của Hải Quân Hoa Kỳ được triển khai cho vùng biển Đông Nam Á và đặt căn cứ ở Singapore từ cuối năm ngoái. Trong tuần lễ ở vùng biển Trường Sa, USS luôn luôn có một hộ tống hạm của Trung Quốc bám sát theo dõi. Hai chiến hạm đều cùng cỡ 3,500 đến 4,000 tấn và trang bị hỏa tiễn nhưng không có chuyện gì va chạm và chiến hạm Mỹ, theo quy định, đã hơn 20 lần phát tín hiệu không có ý định khiêu chiến CUES (Code for Unplanned Encounters at Sea). CUES là thỏa thuận ký kết năm 2014  giữa 21 quốc gia có chiến hạm hoạt động trong vùng Tây Thái Bình Dương nhằm giảm thiểu những đụng độ ngoài ý muốn trên biển, bao gồm Australia, Canada, Chile, Pháp, Indonesia, Nhật, Cambodia, Tonga, Malaysia, Brunei, New Zealand, Papua New Guinea, Trung Quốc, Peru, Philippines, Nam Hàn, Singapore, Nga, Việt Nam, Thái Lan và Hoa Kỳ.

Có lẽ ý đồ cao nhất của Trung Quốc là một dãy những đảo nhân tạo tồn tại trong điều kiện như thế sẽ cụ thể hóa cái gọi là Đường Lưỡi Bò và dần dần sẽ đóng vai trò kiểm soát quy định lưu thông hàng hải trong Biển Đông. Nhưng điều kiện Hoa Kỳ vẫn bênh vực và có thể can thiệp trực tiếp vào Biển Đông là khi vi phạm đến quyền tự do hàng hải. Tới lúc đó, diễn viên chính sẽ không còn là Việt Nam, Philippines và các nước Đông Nam Á nữa. Tuy nhiên đây là chuyện tương lai xa và chưa thể dự đoán phương cách “tàm thực” của Trung Quốc sẽ dừng lại ở chỗ nào. (HC)

05-22-2015 8:29:36 PM
HÀ TƯỜNG CÁT/Người Việt

'Quan hệ Việt-Mỹ tươi sáng,' nhưng nhân quyền?

Theo Người Việt-05-18- 2015 5:33:02 PM
Lê Diễn Đức

Quan hệ hai nước Mỹ Việt rất tươi sáng. Đó là phát biểu của đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Ossius trong cuộc phỏng vấn của VOV (Radio the Voice of Vietnam) ngày 13 tháng 5 năm 2015.

Vào cuối năm 2014, đầu năm 2015, nhiều người đưa ra những dự đoán chính trị, kinh tế cho Việt Nam trong năm 2015.

Những dự đoán tương đối lạc quan, cho rằng, trong năm 2015-2016 sẽ có những bước ngoặt, có lẽ do xuất phát từ khát vọng mong muốn Việt Nam thay đổi hệ thống chính trị hiện thời. Người dân đã quá chán ngán nhưng vẫn chưa nhìn thấy nhân tố nào tích cực thúc đẩy tiến trình này.

Một số người còn mong đợi một phép màu, sẽ xuất hiện một minh chủ như Jeltsin của Nga. Thậm chí nhiều người còn ngây thơ hy vọng vào ông Nguyễn Tấn Dũng, một con người cơ hội, mưu mô xảo quyệt, đã phá nát doanh nghiệp nhà nước, đấy cả nền kinh tế quốc dân ngày càng dấn sâu vào sự phụ thuộc Trung Quốc.

Đã sắp hết nửa năm 2015, tôi không nhìn thấy một sự kiện nào đặc biệt khả dĩ mang chút hy vọng mong manh. Các cuộc họp của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng vào năm 2016, chuyến đi thăm Trung Quốc của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trước khi có chuyến công du qua Mỹ, không nói lên bất cứ điều gì sáng sủa về khả năng cải thiện nhân quyền. Củng cố và duy trì sự lãnh đạo tuyệt đối của ĐCSVN đối với nhà nước và xã hội, tiếp tục chính sách “đoàn kết và hữu nghị” với Trung Quốc là thông điệp rõ ràng được phát ra từ người lãnh đạo cao nhất của Đảng.

Đại Sứ Ted Ossius nói rằng, chuyến công du Mỹ của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “là một chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử to lớn khi lần đầu tiên Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ. Đây là cơ hội để chúng ta nêu bật lên tầm quan trọng và những tiến bộ hai nước đạt được trong thời gian qua. Chúng tôi sẽ đón tiếp Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng với những nghi thức cấp cao nhất. Chuyến thăm sẽ là cơ hội đế chúng ta nhấn mạnh đến những cơ hội mới trong tương lai làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước.”

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam qua Mỹ năm 2014 đạt 35 tỷ USD và trong năm 2015 sẽ đạt 40 tỷ USD. Mỹ trở thành thị trường lớn nhất của Việt Nam, một nước phát triển kinh tế chủ yếu nhờ hàng xuất khẩu. Mỹ cũng chiếm gần hai phần ba số tiền kiều hối 12 tỷ USD gửi về Việt Nam (năm 2014). Cho nên dù bắt tay hữu hảo với Trung Quốc để dựa dẫm và duy trì sự hệ thống cai trị độc quyền, Việt Nam không thể bỏ qua yếu tố Mỹ quan trọng, ít nhất trong kinh tế.

Chuyến thăm Hoa Kỳ của Nguyễn Phú Trọng sẽ nhắm tới việc phát huy mối quan hệ hiện tại, nhưng chẳng bao giờ có thiện chí làm cân bằng quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, bởi vì Nguyễn Phú Trọng, như chung ta biết, thuộc phe phái ngả vào vòng ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Nói rằng đón Nguyễn Phú Trọng với nghi thức cao nhất là cách nói ngoại giao mập mờ, vì thực chất ông Trọng sẽ chẳng được đón tiếp với nghi thức “state visit,” cao lắm cũng chỉ “official visit,” dù có gặp gỡ Tổng Thống Obama nhưng có lẽ không diễn ra tại phòng Bầu Dục của Nhà Trắng.

Trong chiến lược xoay trục an ninh qua Châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ nhìn thấy Việt Nam như là một đối tác có thể ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc nhằm bảo vệ lợi ích tự do hàng hải của mình trong khu vực. Người Mỹ cho rằng họ có quyền tự do hàng không, hàng hải trên mọi vùng biển, ngoại trừ vùng lãnh hải 12 hải lý của các quốc gia. Những hành động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nước Mỹ. Vì thế, Trợ lý Ngoại Trưởng Mỹ Daniel Russel đã nói rằng, “Chúng ta phải ngăn chặn thái độ thách thức như thế.”

Hoa Kỳ biết rất rõ mối quan hệ mặn mà của nhà cầm quyền Việt Nam với Trung Quốc, nhưng cũng nhìn thấy một tinh thần chống xâm lược phương Bắc mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam và ngay cả trong tập đoàn lãnh đạo hiện nay, một bộ phận khác cũng có khuynh hướng hợp tác với Mỹ để ngăn chặn hiểm họa Trung Quốc. Do đó trong chính sách đối ngoại của Mỹ, Việt Nam được đặt vào vị trí hợp tác toàn diện.

Nên nhớ rằng Mỹ cũng đã từng có quan hệ rất tốt với các nước Cộng Sản ở Châu Âu trước năm 1989 và cả với Libya dưới chế độ của Gaddafi.

Là một quốc gia dân chủ lâu đời và là một cường quốc tự do đứng đầu thế giới, chính phủ Mỹ buộc phải có nghĩa vụ và trách nhiệm đưa vấn đề dân chủ, nhân quyền lên bàn trong mọi thương thuyết. Đôi khi nó là một vấn đề mang tính mặc cả với đối phương trong đàm phán. Điều này cũng giúp cho vấn đề nhân quyền ở một số quốc gia được cải thiện. Nhưng xét toàn diện, trong quan hệ Việt-Mỹ hiện tại, nhân quyền không phải là điều kiện cốt yếu.

Nhân có cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt lần thứ 19 diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 7-8 tháng 5, Tom Malinowski, trưởng phái đoàn Mỹ, đã trả lời cuộc phỏng vấn của Phạm Đoan Trang, một nhà báo độc lập tại Việt Nam, xoay quanh chủ đề “TPP, khả năng tham gia của Việt Nam và những lợi ích, rủi ro đối với Việt Nam.”

“Tôi có thể khẳng định là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tham vấn rất, rất chặt chẽ khối xã hội dân sự Việt Nam trong quá trình chúng tôi giám sát việc Việt Nam thực thi các cam kết sau khi vào TPP, nếu hiệp định kia được ký kết. Do đó, tiếng nói của những người đang đấu tranh vì nhân quyền và nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là một tiếng nói vô cùng mạnh mẽ. Nó đã vươn xa ra ngoài Việt Nam, được cả thế giới lắng nghe, và sẽ tiếp tục được lắng nghe...” Tom Malinowski nói.

Trợ lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Tom Malinowski cũng nói tới vụ việc Blogger Anh Chí (Nguyễn Chí Tuyến) bị côn đồ hành hung dã man “là một vấn đề cả từ giác độ nhân quyền lẫn chính trị: Thật là một việc làm vô cùng ngu dốt khi mà nó xảy ra đúng vào thời điểm quốc tế đang rất chú ý đến nhân quyền ở Việt Nam.”

Ông Malinowski nói Việt Nam hiện đang giam tù hơn 100 tù nhân lương tâm, con số này có giảm so với 160 người trong năm 2013.

Mỹ muốn Việt Nam trả tự do cho một số tù nhân lương tâm trong thời gian tới khi Quốc Hội Mỹ cân nhắc về Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương-TPP. Nếu có một động thái nhân nhượng nào đó của phía nhà cầm quyền Việt Nam thì cũng chỉ là chiến thuật đổi chác, không giải quyết được cốt lõi của vấn đề.

Tất cả những hoạt động trên phù hợp với chức năng và bổn phận của một người đặc trách về dân chủ- nhân quyền như ông Malinowski. Về thực chất, nhân quyền không phải là điều kiện quyết định Việt Nam có được Hoa Kỳ chấp nhận tham gia hay không.

Trong bài diễn văn hôm 8 tháng 5 tại trụ sở hãng Nike ở Beaverton, Tổng Thống Obama cũng nói là nếu Việt Nam hay bất kỳ đối tác nào khác không thỏa mãn những điều kiện đặt ra thì họ sẽ không được chấp nhận vào TPP. Thế nhưng ông Obama chỉ nhắc đến những điều khoản về lao động, về môi trường, về đầu tư, về sở hữu trí tuệ, hoàn toàn không nói một chữ nào về nhân quyền. Cho nên hiểu rằng, nếu không tôn trọng nhân quyền Việt Nam sẽ bị loại khỏi TPP là ngộ nhận!

Tôi cho rằng, Việt Nam sẽ được gia nhập TTP với những ân huệ của Hoa Kỳ về thời gian thực hiện các cam kết, bất luận nhân quyền có đạt được tiến bộ nhiều hay ít. Đành rằng, Việt Nam không thể nuốt lời, như đã từng làm khi gia nhập WTO năm 2007, mà chắc chắn sẽ phải thực hiện các điều khoản ký kết sau một thời gian nào đấy. Mà khi đã thực hiện, thì một hành lang pháp lý sẽ mở ra, nới lỏng những nút thắt về dân chủ, nhân quyền.

Như vậy Hoa Kỳ chỉ là tác nhân thúc đẩy và tạo điều kiện, còn để xã hội có đầy đủ các tiêu chuẩn về dân chủ và nhân quyền hay không hoàn toàn nằm ở phía người dân Việt Nam. Nhà nước độc tài toàn trị nếu có thay đổi cũng chỉ là sự bắt buộc, phải trang điểm để đối phó, lừa bịp dư luận. Bản chất của nó là một chế độ bóp nghẹt quyền của con người để cai trị. Muốn có dân chủ và tự do thì phải tranh đấu giành lấy.

Bắt công nhân làm thêm nhưng không trả lương

HẢI PHÒNG (NV) - Cuộc đình công của 600 công nhân làm việc tại xưởng may của nhà máy sản xuất giày da Tam Cường, thuộc công ty Đỉnh Vàng, tọa lạc ở huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vẫn còn tiếp diễn. 


Công nhân xưởng may của nhà máy sản xuất giày da Tam Cường,thuộc công ty Đỉnh Vàng vẫn đang đình công. (Hình: Tuổi Trẻ)

Mãi tới hôm 21 tháng 5, 2015, báo giới tại Việt Nam mới quan tâm đến cuộc đình công xảy ra từ ngày 18 tháng này và những thông tin do công nhân cung cấp về lý do dẫn tới đình công khiến nhiều người sửng sốt.

Gần đây, nhà máy sản xuất giày da Tam Cường ngưng việc tính lương theo sản phẩm để khoán số lượng sản phẩm. Do số lượng sản phẩm được khoán rất cao, công nhân làm việc tại xưởng may phải làm thêm nhiều giờ mới có thể nhận được số lương tương đương với mức lương trước đó.

Đáng lưu ý là ngoài giờ làm việc chính thức, công ty Đỉnh Vàng đã tắt hết đèn trong xưởng, thiếu ánh sáng, rất nhiều công nhân phải may dưới ánh sáng từ điện thoại di động của họ.

Cho đến chiều 21 tháng 5, chỉ mới có 200 trong số hơn 600 công nhân đã tham gia đình công đồng ý quay lại làm việc sau khi đại diện nhà máy sản xuất giày da Tam Cường hứa sẽ bỏ bộ phận tính sản lượng, trực tiếp đặt ra mức khoán số lượng sản phẩm.

Khoảng 400 công nhân vẫn tiếp tục đình công vì nhà máy sản xuất giày da Tam Cường chưa điều chỉnh mức khoán sản phẩm, chưa cam kết đóng bảo hiểm xã hội như luật định, chưa trả lời về trợ cấp thâm niên, tăng bữa ăn giữa ca và chưa hứa chấn chỉnh tình trạng các nhân viên quản lý lăng mạ công nhân,...

Giống như nhiều cuộc đình công khác, đại diện công đoàn của nhà máy sản xuất giày da Tam Cường không làm gì cả vì công nhân không hề gửi “đơn,” thành ra công đoàn “không nắm được tâm tư, nguyện vọng của công nhân để ‘báo cáo’ cho lãnh đạo công ty,” chủ tịch Liên Đoàn Lao Động huyện Vĩnh Bảo thì chỉ cử người “tiếp cận với công nhân”!

Trên danh nghĩa, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là một nhà nước của liên minh công nông nhưng trong thực tế, quyền lợi của cả công nhân lẫn nông dân không được ai bảo vệ. Công nhân bị bóc lột ở mọi góc độ. Hàng triệu nông dân mất đất trở thành dân oan, không đủ sống bằng trồng trọt và chăn nuôi.

Việt Nam hiện có Tổng Liên Đoàn Lao Động và trên danh nghĩa là tổ chức đại diện trực tiếp cho quyền lợi của người lao động nhưng trong thực tế, tổ chức này chỉ là công cụ của Đảng CSVN nên không bảo vệ những lợi ích của công nhân Việt Nam giống như trường hợp vừa kể.

Cũng vì vậy, đã có nhiều nơi, nhiều người liên tục vận động để cộng đồng quốc tế gây sức ép nhằm buộc chính quyền Việt Nam phải chấp nhận cho phép thành lập các tổ chức công đoàn độc lập, không bị Đảng CSVN chi phối để bảo vệ những quyền lợi chính đáng của người lao động Việt Nam. Vào lúc này, việc thừa nhận sự tồn tại của các công đoàn độc lập đang được xem như một điều kiện để Việt Nam trở thành một thành viên của Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP). (G.Đ)

05-22- 2015 3:15:14 PM 

Chuyện khen chê, nịnh nọt

Viết từ Sài Gòn
2015-05-21
vuducdam-600.jpgPTT Vũ Đức Đam cùng ê kíp làm chương trình Chào buổi sáng của Đài ABC News Mỹ băng rừng lội suối vào Sơn Đoòng-Photo courtesy of tuoitre
Trong chương trình truyền hình trực tiếp do một nhóm phóng viên Mỹ thực hiện tại hang động Sơn Đoòng, Quảng Bình, có một số "xen" Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lội nước, băng rừng, cùng đi với đoàn thám hiểm và trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh. Phong cách của ông khá năng động nhưng cũng không có gì là đặc biệt lắm, nhưng các báo trong nước lại khen lấy khen để rằng ông là một người rất năng động, làm đẹp hình ảnh Việt Nam, thậm chí có blogger còn cho rằng đó là hình ảnh mà cô thích nhất, để lại trong cô ấn tượng đẹp nhất trong chương trình… Nói chung là đủ các kiểu tán dương.
Thử đặt lại vấn đề: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có cảm thấy bị nhột khi nghe người ta tán như vậy hay không? Và tại sao các báo, đài, blogger lại thi nhau tán không tiếc chữ về ông Phó Thủ tướng?
Cũng xin nhắc lại, trước đây báo chí trong nước từng ca ngợi hình ảnh Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam năng động, linh hoạt khi ông ra sân chơi bóng với các cựu tuyển thủ đội tuyển quốc gia Việt Nam, trong trận này, ông ghi bàn và được các báo tung hô hết mức có thể.
Ở câu hỏi đầu, khi nghe người ta khen vậy ông Phó Thủ tướng có cảm thấy nhột hay không? Có thể có mà cũng có thể không. Có nhột trong trường hợp ông là một trí thức, có hiểu biết và có lòng tự trọng. Bởi dù sao đi nữa, ông cũng là người từng du học ở phương Tây, chuyện nói tiếng Anh là chuyện bắt buộc, hơn nữa, trên cương vị một Phó Thủ tướng, có bằng này bằng nọ mà lại không biết tiếng Anh, không giao tiếp được bằng một ngôn ngữ quốc tế thì còn ra thể thống gì nữa.
Trong chuyện này, rất có thể tất cả các báo trong nước cố ý khen ông Đam để chửi cả cái nền giáo dục hổ lốn hiện tại. Nếu như vậy, phải nói rằng các báo chơi quá thâm, bởi vì trong số các quan chức thuộc ban bệ trung ương và ban bệ cấp tỉnh, thậm chí cấp huyện đều có bằng cao học, thạc sĩ, phó tiến sĩ, rồi tiến sĩ. Bằng cấp đầy rẫy ra đấy. Thử hỏi bất kì một quan chức cấp trung ương ở Hà Nội thử ông ta có bằng loại gì, chắc chắn phải là bằng tiến sĩ hoặc phó tiến sĩ, bèo nhất cũng là thạc sĩ.
Nhưng để học và thi các tấm bằng này, tiêu chuẩn đầu tiên của các học viên/nghiên cứu sinh là phải thông thạo tiếng Anh, phải đạt một điểm số nhất định về tiếng Anh, đó là tiêu chuẩn đầu tiên. Nhưng, ở Việt Nam có rất nhiều ông thạc sĩ, tiến sĩ đang giữ chức to bự từ cấp tỉnh đến cấp trung ương, liệu các ông này có nói được tiếng Anh, có nghe và hiểu được tiếng Anh? E rằng khó, nếu không nói là mù tịt!
Như vậy, lời khen của các báo trong nước vô hình trung làm lộ một gương mặt giáo dục hết sức dối trá và thô bỉ của Việt Nam, các phi vụ mua bằng bán chức được phơi bày sau khi một ông Phó Thủ tướng đứng ra nói vài câu tiếng Anh và các báo khen lấy khen để, tự hào về hình ảnh của ông. Chừng đó coi như đủ! Và đứng trên khía cạnh này, ông Phó Thủ tướng sẽ rất nhột, rất khó chịu nếu ông đặt danh dự quốc gia lên trên cái tôi và tính hảo ngọt của ông.
Ngược lại, có thể ông không thấy bị nhột và thỏa mãn nếu như ông cũng là một trong những trục phe cánh chính trị nào đó. Cũng tìm riêng cho bản thân một thế mạnh thông qua thế lực bồi bút cài cắm ở các báo (các thế lực chính trị tại Việt Nam luôn thao túng một tờ báo nào đó và chuyện này hiện ra rất rõ trong các cuộc tranh quyền, trước các đại hội) thì đây sẽ là cơ hội để ông đạp một đối thủ nào đó.
Đến đây, chuyện khen ông Phó Thủ tướng, nịnh nọt ông Phó Thủ tướng là chuyện rất bình thường trong báo chí nhà nước, chẳng có gì đáng bàn. Vấn đề đáng bàn nhất không nằm ở chỗ tại sao các báo lại dễ dàng khen chê như vậy nữa mà nằm ở chỗ khác.
Cái “chỗ khác” ấy chính là hình như giới quan chức trung ương nhà nước Việt Nam vẫn còn trong tình trạng chẳng có gì để nói, ù ù cạc cạc nửa nạc nửa mỡ, dốt không ra dốt mà giỏi thì chắc chắn không giỏi, khó có ai để tìm ra một biểu hiện trí tuệ. Chính vì vậy, khi ông Đam biểu hiện một chút “thông thái” thông thạo ngoại ngữ thì trở nên tiêu biểu, xuất sắc, trở thành để tài hot để khen, để nịnh nọt.
Mà báo chí càng khen, càng nịnh nọt, càng bốc thơm ông Đam lại càng cho thấy sự thối nát, tệ hại, tù mù trong hệ thống quan chức trung ương, quan lại địa phương của Việt Nam hiện tại. Chuyện nào cũng có hai mặt của nó.
Khen, nịnh cũng có mặt phải, đó là làm cho ai đó trở nên kì vĩ sau lớp màng bốc thơm nhưng đồng thời cũng làm lộ mặt trái của nó, làm lộ rõ phông nền của sự việc. Nói ra thành mạo phạm, chứ cách khen như vậy không bằng chửi. Chuyện này có khác nào khen một người biết đọc, biết viết giữa một đám mù chữ trong làng. Trong khi đó, muốn đi ra khỏi làng, việc đầu tiên là phải biết đọc. Và hơn hết là phải biết tự trọng!
Viết từ Sài Gòn, 19/05/2015
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Thương lái Trung Quốc hoành hành trên đất Tây Nguyên

tieu-so-622.jpg

Bổn cũ lặp lại, các thương lái Trung Quốc lại tiếp tục hoành hành đất Tây Nguyên như chốn không người, nông dân Tây Nguyên lại một lần nữa loay hoay trong thua lỗ và không tìm được lối ra cho sản phẩm của mình. Thời gian gần đây, thương lái Trung Quốc đã dùng các đầu mối người Việt Nam để thu gom cau non ở Tây Nam Bộ và tiêu non, điều non, các loại nông sản chủ lực của Tây Nguyên bằng nhiều chiêu thức ma mãnh để rồi sau đó, hậu quả nặng nề lại ập xuống người nông dân nơi đây.

Bị lừa mà vẫn phải theo

Bà Thu, một nông dân ở Krong Pắk, Đắc Lắc, chia sẻ: “Năm ni đa số đều được, cà phê, điều.. Chỉ có cao su hạ, mủ cao su hạ lắm. Bây giờ nhọ điều chế thành miếng để trữ lại. Mấy năm ba mươi mấy nghìn, bốn chục nghìn một ký nhưng giờ chỉ có năm nghìn, sáu nghìn. Tại Trung Quốc không mua…”
Năm ni đa số đều được, cà phê, điều.. Chỉ có cao su hạ, mủ cao su hạ lắm. Bây giờ nhọ điều chế thành miếng để trữ lại. Mấy năm ba mươi mấy nghìn, bốn chục nghìn một ký nhưng giờ chỉ có năm nghìn, sáu nghìn. Tại Trung Quốc không mua…
-Bà Thu
Theo bà Thu, sản lượng tiêu trên đất Tây Nguyên năm nay sẽ bị giảm đáng kể bởi trong gần một tháng, người nông dân đã bán tiêu non phơi khô, giả tiêu lép cho các đầu mối và các đầu mối này lại thu gom để bán cho thương lái Trung Quốc với giá 250 ngàn đồng mỗi ký lô. Riêng nông dân, mức giá bán được là 190 ngàn đồng trên mỗi ký.
Bà Thu lý giải thêm tại sao đã bị thương lái Trung Quốc lừa nhiều lần nhưng người nông dân vẫn cứ lao theo những lời hứa của họ để rồi chịu thiệt. Theo bà, nguyên nhân chính vẫn do thiếu trầm trọng sự hỗ trợ và chính sách điều phối nông sản hợp lý từ phía nhà nước.
Giải thích rõ hơn, bà Thu cho rằng tất cả mọi nông dân trên cả nước nói chung và nông dân Tây Nguyên nói riêng đều bị thiệt thòi trong sản xuất. Sự thiệt thòi nằm trong nhiều khía cạnh nhưng có ba khía cạnh rõ nét nhất, đó là: Chính sách tiêu thụ nông sản còn manh mún; Người nông dân không có bất kì sự ưu đãi nào và; Thị trường bị thả lỏng vào tay người Trung Quốc.
Ở khía cạnh chính sách tiêu thụ nông sản, bà Thu nói rằng tuy bà tuy không có học vấn để phân tích một cách rành mạch nhưng kinh nghiệm sản xuất và bán nông sản lâu năm của bà cho thấy nhà nước không hề có một chính sách hợp lý trong tiêu thụ nông sản. Từ giá gạo trên thị trường quốc tế đến giá cà phê, giá hạt tiêu hay giá hành, tất cả đều do người nông dân tự cung tự cấp, tự trồng tự bán, giá cả như thế nào thì nhà nông chấp nhận theo kiểu đó. Và một khi thị trường quá bấp bênh, mùa bội thu đi nữa vẫn lỗ lã, người nông dân buộc phải lựa chọn cách làm ăn xổi ở thì, được đâu hay đó mới hy vọng lấy lại vốn, kiếm chút lãi được.
tay-nguyen-400.jpg
Cây cao su trở thành gánh nặng của các gia đình ở Tây Nguyên. RFA PHOTO.
Bà Thu lấy ví dụ như cây cao su, đó là một chính sách lớn, thu hút hàng ngàn nông dân Tây Nguyên bỏ tiền tỉ ra để đầu tư, phá bỏ những loại nông sản khác để đầu tư trồng cao su. Nhưng kết quả cuối cùng thì thua lỗ vuốt mặt không kịp bởi cây cao su cho mủ quá thấp mà lại không có chỗ tiêu thụ ổn định. Người nông dân hết tin vào chính sách điều phối của nhà nước nên đâm ra mất phương hướng, cứ thấy chỗ nào lấy được tiền là vịn vào.
Ở khía cạnh khác, người nông dân không có bất kì sự ưu đãi nào, bà Thu lấy ví dụ điện sản xuất của ngành công nghiệp sản xuất ô tô có giá thành ngang với giá điện xoay chiều dùng để bơm nước trong tưới tiêu nông nghiệp. Hoặc giá xăng dầu để bơm nước cũng vậy, không có bất kì sự ưu tiên nào đối với người nông dân.
Hơn nữa, các loại dịch vụ cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu ở Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng, hiện tại vẫn là nhóm dịch vụ hái ra tiền. Mức chênh lệch giá giữa mua vào và bán ra các loại sản phẩm bảo vệ thực vật còn quá cao. Điều này chỉ làm giàu cho người làm dịch vụ nhưng nông dân lại phải nai lưng ra chịu trận. Chính vì mức phí chênh lệch quá cao, nhà làm dịch vụ gom được số lãi cao, chuyển sang làm dịch vụ cho nông dân vay nặng lãi để cuối vụ trả bằng nông sản. Dần dà, họ trở thành chủ nợ.
Và đáng sợ nhất vẫn là thị trường Việt Nam luôn là sân chơi không đóng thuế của thương lái Trung Quốc, họ bày ra đủ các trò để lừa bịp nông dân và nhà buôn Việt Nam.

Những chiêu trò của lái buôn Trung Quốc

Cái đó là chuyện lừa đảo, bọn Trung Quốc cố ý đánh kinh tế của mình. Nó nói mua điều non để về làm bánh kẹo gì đó nhưng mà thực tế nó tung tiền để nó phá kinh tế, chứ nó mua về không được gì hết đó.
-Ông Dậu
Một người khác tên Dậu, ở huyện Chư Sê, Gia Lai, chia sẻ: “Cái đó là chuyện lừa đảo, bọn Trung Quốc cố ý đánh kinh tế của mình. Nó nói mua điều non để về làm bánh kẹo gì đó nhưng mà thực tế nó tung tiền để nó phá kinh tế, chứ nó mua về không được gì hết đó. Nắng quá nên điều cháy hết, rụng hột nên hàng khan, giá cao. Nó mua tiêu non của mình mục đích là đánh kinh tế chứ tiêu đó đâu đã cay đâu. Thời kỳ mà con bò con trâu nó mua cái móng, trái bắp nó mua cái râu, chuyện đó là mấy ông lớn như ông Dũng, ông Sang lo chứ mình thì được giá thì cứ bán.”
Theo ông Dậu, người nông dân hay là nhà buôn Việt Nam sẽ khó mà không bị nhà buôn Trung Quốc sập bẫy, chỉ khi nào không chơi với họ thì mới hết bị họ sập bẫy. Hoặc chỉ để họ sang Việt Nam du lịch, làm gì đó nhưng đừng bao giờ để kinh tế Việt Nam phụ thuộc Trung Quốc thì nhà nông mới yên thân, người Việt Nam mới có thể làm ăn bình thường.
Ông Dậu lấy ví dụ về thương vụ mua tiêu hạt lép vừa rồi của người Trung Quốc. Hiện tại, nông sản Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào người Trung Quốc, nên họ có quyền định giá cho các loại nông sản. Ví dụ như giá tiêu hạt loại xịn trên thị trường dao động từ 150 ngàn đồng đến 180 ngàn đồng mỗi ký lô và đầu ra rất èo ọp. Nhà buôn Trung Quốc tìm sang các thương lái Việt Nam, mua tiêu lép với giá 250 ngàn đồng mỗi ký lô và đặt cọc.
Thương lái người Việt tung vốn đi mua tiêu lép với giá 190 ngàn, có ngày lên đến 200 ngàn đồng. Người nông dân bắt đầu tính toán, nếu để tiêu non chín rồi khô, bán với giá 150 ngàn đồng lúc đương vụ thì so với hái non, phơi qua loa cho lép để bán với giá 190 ngàn đồng, 200 ngàn đồng. Khỏi phải lo tưới tiêu, đỡ được khoản tiền chăm bón và nhiều khoản khác. Đó là chưa nói đến chuyện có thể tiêu hạt chín bị rớt giá thê thảm bởi người Trung Quốc đè giá vào vụ tới.
Chính vì thị trường quá bấp bênh, mông lung, thương lái Trung Quốc đè đầu cưỡi cổ nông sản Việt Nam mà người nông dân cũng như nhà buôn luôn đối diện với thua lỗ và có thể bị họ lừa bất kì giờ nào. Mà nếu không bị lừa thì cũng bị ép. Đó là bài toán khó giải của nông sản Việt Nam trước nhà buôn Trung Quốc!
Nhóm phóng viên tường trình trình từ Việt Nam.

Cảnh giác truyền thống hứa hão của Trung Quốc

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2015-05-23
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, trao đổi cùng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thư ký của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 07 tháng tư, năm 2015
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) tiếp Ông Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 07 tháng 4 năm 2015.AFP
Trung Quốc đang ráo riết biến đảo chìm thành đảo nổi ở vùng biển Trường Sa của Việt Nam. Điều đó cho thấy, Trung Quốc đã bộc lộ “truyền thống hứa hão” của họ, sẵn sàng quên ngay những điều cam kết trong Thông cáo chung Tập Cận Bình – Nguyễn Phú Trọng vừa ký kết rất hữu hảo cách đây không lâu. Các nhà bình luận chính trị nói gì về việc này?

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1990,  đến tháng 5/2014 sau việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào Biển Đông, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc xấu đi chưa từng có.
Để khôi phục và củng cố quan hệ giữa 2 đảng cộng sản, từ ngày 7-10/4/2015, Tổng BT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã tiến hành thăm chính thức Trung Quốc.
Trong chuyến thăm này, việc giải quyết các bất đồng về vấn đề Biển Đông là vấn đề trọng tâm của hai bên, điều này đã được thể hiện trong Thông cáo chung giữa hai bên ghi rõ: “…hai bên kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được”.
Thực tế thì nhà cầm quyền Trung Quốc luôn hành động ngược lại, hơn một năm qua, họ đã vừa công khai, vừa âm thầm bồi đắp các đảo chìm thành những đảo nổi, những cái thực thể trên vùng biển Trường sa của Việt Nam. Điều đó đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam và luật quốc tế.
-Đại tá Nguyễn Đăng Quang
Đánh giá về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay, từ Hà nội Đại tá Nguyễn Đăng Quang, nguyên sĩ quan công an đã nghỉ hưu nhận định:
“Hiện nay quan hệ Việt Nam - Trung Quốc không có gì nổi cộm lên hay cấn cá nhiều, và hai bên tôi cảm thấy cố giữ tình trạng này kéo dài càng tốt. Nhưng trên thực tế Trung Quốc không từ bỏ tham vọng của họ đối với Biển Đông. Hai bên đếu ra sức có những lời lẽ thận trọng để giữ hòa hiếu với nhau và quan hệ tốt và người ta không quên nói to với thế giới rằng Trung Quốc luôn luôn giữ hòa hiếu với Việt Nam. Nhưng thực tế thì nhà cầm quyền Trung Quốc luôn hành động ngược lại, hơn một năm qua, họ đã vừa công khai, vừa âm thầm bồi đắp các đảo chìm thành những đảo nổi, những cái thực thể trên vùng biển Trường sa của Việt Nam. Điều đó đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam và luật quốc tế.”
Việc gần đây Trung Quốc đang ráo riết tiến hành việc biến các đảo chìm ở vùng biển Trường Sa của Việt Nam thành các đảo nổi, để có thể tiến tới thiết lập vúng cấm bay (ADIZ) trên Biển Đông. Điều đó đã cho thấy Trung Quốc sẵn sàng quên ngay những điều đã cam kết trong bản Thông cáo chung.
Từ Hà nội, Đại tá Phạm Xuân Phương nguyên sĩ quan cao cấp thuộc Tổng cục Chính trị, cảnh báo:
000_Hkg9812263.jpg
Vùng đảo Gạc Ma nhìn từ trên cao, ảnh minh họa chụp hôm 15/5/2014.
“Trung Quốc đã thực hiện một cuộc chiến không tuyên bố, nhằm mục đích áp đặt và buộc Việt Nam phải khuất phục, đó là điều rõ như ban ngày. Cho nên là chúng tôi cũng đã nhận thức một cách tỉnh táo, minh bạch rõ ràng rằng tình hình quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đang xấu đi một cách nghiêm trọng và nguy hiểm.”
Đây là một âm mưu hết sức nguy hiểm của Trung Quốc nhằm biến Biển Đông thành của riêng, đồng thời để đẩy Việt Nam vào thế rất bất lợi. Ông Nguyễn Đăng Quang ghi nhận:
“Bây giờ Trung Quốc đã bồi đắp một diện tích rất lớn để biến các đảo chìm thành đảo nổi, ở trên đó người ta xây dựng nhà cửa, thậm chí có những tòa nhà cao 8-9 tầng và những cái cảng để tàu chiến có thể neo đậu được. Họ biến những cái thực thể để sau này họ có lý do để tuyên bố chủ quyền, mà đây thực chất là những căn cứ quân sự. Nhưng tôi nghĩ rằng, đây là một ý đồ của Trung Quốc để người ta có cở sở để thiết lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ). Nếu một khi Trung Quốc tuyên bố điều đó thì sẽ ảnh hưởng ngay đến quyền lợi, lợi ích và sự tự do đi lại về hàng hải và hàng không của Việt Nam.”

"Chính quyền không thể im lặng..."

Dưới nhan đề "Chính quyền không thể im lặng..." tác giả Mai Tú Ân đã bày tỏ sự lo lắng của mình về việc Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, khi cho rằng: "Cùng với việc xây dựng kiên cố các đảo, thì giờ đây Trung Cộng lại ngang ngược ra một mệnh lệnh thuần túy hành chánh và bắt chúng ta phải thực hiện, y như Việt Nam chúng ta đã trở thành đất phiên thuộc hàng rào của chúng rồi. Chẳng biết lòng tham của những kẻ bá quyền này đến đâu, và Biển Đông dậy sóng đến bao giờ...”
Trả lời câu hỏi vì sao trước tình hình nghiêm trọng như vậy, phía chính quyền Việt Nam vẫn chưa có các phản ứng phù hợp?
PGS. Hoàng Ngọc Giao, nguyên Vụ trưởng Ban biên giới Chính phủ, trong một cuộc phỏng vấn gần đây đã cho RFA biết lý do. Ông nói:
"Tuy nhiên điều đáng tiếc là quan hệ chính trị cho nên chính phủ Việt Nam nhiều lúc cân nhắc đến chuyện quan hệ đối ngoại đối với Trung Quốc, giữ lấy khẩu hiệu 16 chữ vàng và 4 tốt. Và việc họ nêu ra như thế nhưng họ áp đặt chính phủ Việt Nam theo đường lối gọi là hữu hảo. Đây là một âm mưu một sách lược vừa đánh vừa trói buộc đối phương của Trung Quốc."
Rất rõ ràng rồi, toàn thế giới họ đã biết rằng Trung Quốc toàn nói một đằng làm một nẻo, đó là bản chất của nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay. Cho nên là các nước láng giềng của Trung Quốc, đặc biệt là Việt Nam phải hết sức cảnh giác về việc này.
-Đại tá Nguyễn Đăng Quang
Khi được hỏi, ông có đánh giá gì về truyền thống hứa hão và chuyên nói một đằng làm một nẻo của nhà cầm quyền Trung Quốc?
Phải hết sức cảnh giác, Trung Quốc luôn dùng chiêu bài nói một đằng nhưng làm một nẻo, đây là vấn đề bản chất của nhà cầm quyền Trung Quốc từ xưa đến nay. Ông Nguyễn Đăng Quang khẳng định:
“Rất rõ ràng rồi, toàn thế giới họ đã biết rằng Trung Quốc toàn nói một đằng làm một nẻo, đó là bản chất của nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay. Cho nên là các nước láng giềng của Trung Quốc, đặc biệt là Việt Nam phải hết sức cảnh giác về việc này. Tức là chúng ta phải hành động sao cho đừng tin những gì họ nói, đừng tin những gì họ viết, đừng tin những gì họ tuyên bố, mà hày nhìn vào những việc làm để phán xử hành động của họ. Cho nên nếu cứ tin vào Trung Quốc rồi sẽ bị họ lừa, rồi họ ép mình để đẩy mình vào thế không cưỡng lại được.”
Trong bài viết "Quan hệ Việt-Trung: Bằng mặt, không bằng lòng?" trên trang VOA mới đây, Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy đã khẳng định: "Từ lâu Trung Quốc không phải là nước XHCN, mà nó là nước đại Hán. Cho nên là chuyện nó lấn át được Việt Nam nó cứ lấn át. Lấn được bước nào thì cứ lấn. Cái chuyện mà lúc nó chơi cái này, nó thỏa hiệp cái này, làm ra vẻ hòa hoãn cái này, trong khi đó nó lại chơi cái chuyện khác thì là chuyện tất nhiên. Biên giới trên bộ thì Bộ trưởng hai bên gặp nhau, thỏa thuận, ra vẻ hòa bình, hữu nghị lắm, nhưng trên biển họ vẫn gây sự, cấm đánh bắt cá ở vùng biển của Việt Nam..."
Thế giới đã thay đổi, trong lúc này không thể nhìn nhận quan hệ Việt Nam – Trung Quốc theo lối cũ. Đại tá Phạm Xuân Phương ghi nhận:
“Chúng tôi không tin tưởng vì thực tế đã diễn ra không như họ dạy chúng tôi, họ dạy chúng tôi nhiều lắm chứ. Họ dạy chúng tôi về tinh thần quốc tế vô sản, về Chủ nghĩa Marx-Lenin, họ dạy chúng tôi nhiều thứ lắm. Nhưng thực tế diễn biến theo sự cảm nhận của chúng tôi không phải là như vậy. Thế giới đã thay đổi, song họ vẫn cứ nghĩ rằng thế giới không thay đổi, họ cứ nghĩ Trung Quốc và Việt Nam có cùng ý thức hệ. Đó là họ nhầm, không có đâu.”
Là hai nước láng giềng, chung biên giới trên bộ và trên biển, lại có quá trình gắn bó tương tác về văn hóa lịch sử, cũng như các cuộc chiến tranh qua lại giữa hai nước. Tuy vậy mọi hành động của Trung Quốc luôn cho người ta thấy rằng, nó thể hiện chủ nghĩa bá quyền Đại Hán, dùng bạo quyền để mở rộng biên giới, mở rộng vùng ảnh hưởng. Chính vì thế, người Việt Nam luôn phải cảnh giác đối với mọi âm mưu và thủ đoạn của người đồng chí phương Bắc.

Mỗi năm, khoảng 150,000 người ở Việt Nam bị ung thư

SÀI GÒN (NV) - Mỗi năm, Việt Nam có từ 100,000-150,000 người mắc ung thư và khoảng 70,000 người chết vì căn bệnh này do liên quan đến ăn uống.



Người mắc bệnh ung thư ngày càng tăng. (Hình: Tuổi Trẻ)


Thông tin kể trên được công bố tại “Hội nghị khoa học lần thứ 20” tổ chức ở thành phố Sài Gòn vào ngày 21 tháng 5, một nhóm nghiên cứu của Bệnh Viện Quân Y 175 tổ chức.

Theo đó, trong 1,355 ca ung thư các loại được chẩn đoán và điều trị tại Trung Tâm Ung Bướu của Bệnh Viện Quân Y 175 từ tháng 1, 2005 đến tháng 10, 2009 cho thấy, tỉ lệ bệnh ung thư dạ dày, phổi, máu, hạch, gan, đại trực tràng ở nam giới có tỉ lệ cao hơn các bệnh ung thư khác.

Ở phụ nữ thì tỉ lệ mắc bệnh ung thư phổi, dạ dày, tử cung, vú, buồng trứng cao hơn.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Đặng Huy Quốc Thịnh, phó giám đốc Bệnh Viện Ung Bướu Sài Gòn cho biết, số người bệnh ung thư đến điều trị tại đây đều tăng hằng năm với tốc độ ngày càng tăng rất đáng lo ngại.

Cụ thể, năm 2014 số bệnh nhân mắc bệnh ung thư được quản lý tại Bệnh Viện Ung Bướu Sài Gòn là khoảng 12,000 người. Thế nhưng, mới 5 tháng đầu năm 2015, số bệnh nhân ung thư được quản lý tại bệnh viện này đã lên tới gần 13,000 bệnh nhân.

Còn theo Cơ quan ghi nhận ung thư quốc tế Globocan, có trụ sở ở Pháp thì, năm 1998 tại Việt Nam có hơn 70,000 trường hợp mắc ung thư mới. Nhưng đến năm 2012, số ca mắc ung thư mới là trên 150,000.

Như vậy, chỉ trong 14 năm số người mắc bệnh ung thư tại Việt Nam đã tăng lên gấp đôi. Dù số cơ sở điều trị bệnh ung thư tại Việt Nam đã tăng hơn so với trước, nhưng hiện cơ sở điều trị bệnh ung thư nào cũng quá đông.

Ngoài ra, theo ông Thịnh còn có nhiều nguyên nhân khác khiến số người mắc bệnh ung thư gia tăng trong những năm gần đây là do số người hút thuốc, uống rượu bia nhiều, ăn thực phẩm bị mốc hoặc ăn những món chiên nướng, nướng đen, nhiều dầu béo, thói quen ăn thực phẩm phơi khô, muối mặn, những loại rau cải muối... đều có nguy cơ gây ung thư.

Đặc biệt, việc không kiểm soát được vệ sinh thực phẩm, thực phẩm có chứa những hóa chất độc hại, chẳng hạn lấy nguồn thịt đã bị thối rữa về ướp hóa chất độc hại để thịt dai hơn, thơm hơn, sau đó bán cho khách... cũng tăng nguy cơ ung thư.

Ông Thịnh cho biết thêm, theo số liệu nghiên cứu của Hiệp Hội Quốc Tế Phòng Chống Ung Thư (UICC) tại một hội nghị ở Úc năm 2014, có đến 30-50% các ca bệnh ung thư liên quan đến ăn uống, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

Hiện nay, ung thư phổi và ung thư gan đứng đầu ở cả hai giới nam và nữ tại Việt Nam do người Việt được xếp cao nhất, nhì trong khu vực về số lượng người hút thuốc lá, với hơn 50% dân số. Riêng phụ nữ bị ung thư phổi cao là do phải “hút thuốc thụ động” của những người xung quanh.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, Việt Nam còn nằm trong khu vực có khả năng mắc bệnh viêm gan siêu vi B, siêu vi C rất cao. Nếu mắc các bệnh này mà điều trị không tốt, lâu ngày sẽ chuyển hóa thành ung thư gan. (Tr.N)
05-22-2015 2:59:29 PM

Phải ấn định một lằn ranh cho Trung Cộng

Những tin sôi nổi mới về Biển Ðông đặt ra mấy câu hỏi: (1) Mỹ và Trung Cộng sẽ găng đến mức nào, liệu có đánh nhau không? (2) Nếu không, trong thời gian tới hai nước sẽ chấp nhận một tình trạng như thế nào? (3) Nước Việt Nam phải làm gì trước viễn cảnh đó?

Sau vụ máy bay Mỹ diễu trên các hòn đảo nhân tạo do Trung Cộng mới làm ở Trường Sa, Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh, Hồng Lỗi, phản đối với lời lẽ cứng rắn: “Trung Quốc có quyền theo dõi kiểm soát không phận và hải phận thích đáng để bảo vệ chủ quyền... Chúng tôi hy vọng các nước can hệ sẽ hết sức tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc trong vùng Nam Hải.” Ở Washington, phụ tá bộ trưởng Ngoại Giao Mỹ đáp lại: “Hải quân và phi cơ quân sự Mỹ sẽ tiếp tục thi hành quyền hoạt động trong không phận và vùng biển quốc tế.” Ông nói nặng hơn: “Không người nào có đủ khôn ngoan lại tìm cách ngăn chặn Hải Quân Mỹ hành động, làm liều như thế là dại dột.”

Thái độ của Bắc Kinh gần đây thêm hung hăng; khi đe dọa Philippines phải rời máy bay quân sự khỏi vùng các đảo đang tranh chấp ở Trường Sa; làm như đang áp dụng một “vùng độc quyền kiểm soát không phận” trên các hòn đảo mà họ mới xây thêm. Tuần trước, Bộ Trưởng Ngoại Giao Vương Nghị mới tuyên bố sẽ bảo vệ mấy hòn đảo đó với thái độ “cứng như đá” và xác nhận Bắc Kinh có quyền lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trong vùng này.

Phản ứng mới của chính quyền Mỹ lần này cũng tỏ ra cứng rắn hơn trước. Tổng Thống Barack Obama và Bộ Trưởng Quốc Phòng Ash Carter công khai tỏ ý quan ngại về hành động xây cất các phi trường trên những hòn đảo nhân tạo của Trung Cộng trong vùng. Hành động có ý nghĩa nhất là chính quyền Mỹ mời một nhóm phóng viên đài CNN lên đoàn máy bay thám thính trong ngày Thứ Tư vừa qua. Những cuốn phim mà họ đem chiếu còn cho thấy hình từ vệ tinh nhân tạo chụp những đảo nhân tạo Trung Cộng mới dựng lên, tổng cộng rộng 8 cây số vuông trên bẩy hòn đảo. Diện tích đã tăng gấp bốn lần so với hồi cuối năm ngoái. Phi cơ Mỹ bay qua ba hòn đảo có phi trường, dân Mỹ được nghe giải thích rằng trước đây mấy tháng tất cả còn là là mặt nước, nay xuất hiện những phi đạo dài hai, ba cây số với các căn cứ quân sự sẵn sàng hoạt động. Các hình ảnh này sẽ ảnh hưởng mạnh trên tâm lý dân Mỹ. Trong cuộc khủng hoảng Cuba năm 1962, chính quyền Kennedy cũng đưa ra trước dân Mỹ hình ảnh các hỏa tiễn của Nga để tác động họ trước khi hành động.

Những cuốn phim đó còn nhắm vào cả chính phủ và dân các nước Ðông Nam Á. Họ được thấy quân Trung Cộng trên các đảo lên tiếng đuổi “máy bay lạ” tám lần, và nghe những câu trả lời của phi công Mỹ: “Chúng tôi là máy bay quân sự Mỹ đang hoạt động đúng luật pháp quốc tế.” Luật biển quốc tế chỉ công nhận chủ quyền 12 hải lý của các nước trên những hòn đảo không chìm dưới mặt nước khi thủy triều lên; những hòn đảo nhân tạo nhằm thay đổi tình trạng đó là bất hợp pháp. Trung Cộng đã thay đổi nhiều hòn đảo như vậy bằng việc bồi đất và xây dựng cao hơn trong vùng Trường Sa mà họ chiếm đóng bất hợp pháp. Nhưng các vụ xây cất đó sẽ không được ai công nhận. Các máy bay Hải Quân Mỹ muốn chứng tỏ thái độ của chính phủ Obama là Trung Cộng không có quyền trên các đảo này.

Nhưng các vụ chạm trán trên không và lời qua tiếng lại trên sẽ không thể đưa tới một cuộc đụng độ quân sự giữa Mỹ và Trung Cộng. Hai nước có nhiều quyền lợi liên hệ chặt chẽ với nhau, nhất là kinh tế Trung Quốc thì không thể nào đứng vững nếu không bán hàng cho Mỹ; trong khi Mỹ cần vay tiền thì đã có những quốc gia dầu lửa quốc gia minh ở Trung Ðông sẵn sàng cho vay. Giữa những tin tức sôi nổi trong mấy ngày qua, Ngoại trưởng Kerry vẫn tới Bắc Kinh và hai nước vẫn đang chuẩn bị cho chuyến công du của Tập Cận Bình qua Mỹ vào Tháng Chín tới.

Cho nên trong mươi năm sắp tới một cuộc “chiến tranh lạnh” sẽ diễn ra trong vùng Biển Ðông nước ta. Chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục nhân danh quyền bảo vệ lưu thông đường biển để đưa hạm đội và máy bay vào vùng này. Mỹ sẽ yêu cầu các nước Ðông Nam Á và Trung Cộng thiết lập các quy tắc hành xử trên biển. Nếu Trung Cộng không dự, Mỹ sẽ thúc đẩy các nước ASEAN đặt ra các quy ước và cùng áp dụng.

Mỹ sẽ canh chừng không cho Trung Cộng làm quá. Hai bên sẽ dò nhau, Mỹ ngăn chặn từng bước xâm lấn của Trung Cộng, nhưng không để xảy ra chiến tranh. Mỹ sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Philippines, và chia sẻ trách nhiệm Nhật Bản, Úc trong việc bảo vệ an ninh cả vùng. Trong khi đó Trung Cộng sẽ tiếp tục lấn lướt các quốc gia Ðông Nam Á từng bước nhỏ một. Mà quốc gia dễ bị bắt nạt nhất vẫn là Việt Nam, vì đảng Cộng Sản vẫn coi Trung Cộng là thầy.

Trong tuần qua, chính phủ Mỹ cũng nhấn mạnh rằng các vụ xây cất mới của Trung Cộng đã vi phạm các thỏa thuận năm 2002 với các nước Ðông Nam Á, quốc gia ý rằng không nước nào “thay đổi nguyên trạng” trong vùng biển đang tranh chấp. Nhưng chúng ta đã thấy, Trung Cộng đã “thay đổi nguyên trạng” mạnh nhất và nhiều nhất ở những vùng ngay sát bờ biển Việt Nam. Họ liên tục tấn công các thuyền đánh cá, đã và sẽ đưa các giàn khoan thăm dò dầu khí vào hải phận nước ta, và xây dựng các đảo nhân tạo với phi trường có thể cho máy bay vào đánh phá các thành phố Việt Nam rồi lại bay về.

Trước tình trạng như vậy người Việt Nam phải làm gì? Không ai muốn gây chiến tranh với Trung Quốc, một nước có nền kinh tế lớn hơn 50 lần và hải quân mạnh gấp mười lần. Nhưng muốn bảo vệ chủ quyền vùng biển của mình, chúng ta không thể để mặc cho Trung Cộng tiếp tục lấn lướt từng bước, trong khi vẫn giữ tình trạng “chiến tranh lạnh” với Mỹ.

Quyền lợi của nước Mỹ khác quyền lợi nước ta. Ðối với họ, vấn đề quan trọng nhất là an ninh đường hàng hải. Những xung đột nhỏ không nguy hiểm cho tình trạng an ninh này, họ sẽ không quan tâm. Không chính phủ Mỹ nào muốn gây thêm chiến tranh vì những vấn đề nhỏ chỉ quan hệ cho các nước xa xôi. Thái độ của họ ở Ukraine cho thấy điều đó. Nếu họ muốn, dân chúng cũng không cho phép.

Nhưng đối với Việt Nam, mỗi hòn đảo bị mất cũng là mất mát lớn. Nếu Trung Cộng tiếp tục lấn lướt, thì không biết bao giờ họ sẽ chiếm hết hải phận nước ta.

Cho nên người Việt Nam phải xác định một lằn ranh, nếu Trung Cộng bước qua thì sẽ phản ứng quyết liệt. Một chính phủ Việt Nam biết bảo vệ danh dự và chủ quyền dân tộc không thể để cho Cộng Sản Trung Quốc tiếp tục lấn lướt. Phải xác định trước cả thế giới “lằn ranh” của lòng kiên nhẫn. Nêu rõ những hành động nào của Trung Cộng sẽ được coi là bước qua lằn ranh đó, công bố cho cả vùng Ðông Nam Á và các cường quốc có quyền lợi trong vùng biết rõ. Lằn ranh này được xác định là “bước đường cùng,” tới đó thì nước Việt Nam không thể chịu đựng với lòng nhẫn nhục. Phải báo trước nếu Bắc Kinh bước qua lằn ranh đó thì sẽ sinh chuyện lớn.

Sinh chuyện lớn như thế nào? Người Việt phải chứng tỏ nước mình có khả năng biến cả vùng Biển Ðông trở thành một vùng bất an, dù mình không muốn gây chiến tranh với Trung Quốc.

Một cuộc hải chiến trong vùng Biển Ðông, dù chỉ ở cấp nhỏ với mươi chiến thuyền, cũng sẽ làm cho cả con đường hàng hải bất an. Chính phủ các nước chung quanh biết rằng họ sống nhờ an ninh của con đường biển này. Bộ trưởng Quốc Phòng Singapore mới bày tỏ mối lo xung đột trên biển đang tăng cao. Báo chí Nhật Bản đang cảnh cáo nguy cơ Trung Quốc chiếm lĩnh Biển Ðông; mà một hậu quả là Mỹ có thể bỏ rơi không bảo vệ an toàn cho Nhật nữa. Tất cả các nước trên thế giới đều liên hệ. Mỗi năm số hàng hóa đi qua vùng này trị giá 5,000 tỷ đô la Mỹ, chiếm một phần ba giá trị của hoạt động hàng hải thương thuyền quốc tế. Hàng hóa Trung Quốc bán qua Châu Âu và Phi Châu sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn không thể đứng vững nếu những tiếp liệu dầu lửa, hơi đốt và nguyên liệu đi qua đường này bị cản trở trong vòng sáu tháng. Những nước bán dầu lửa, nguyên liệu và cả máy móc ở các nơi xa cũng bị ảnh hưởng.

Cho nên, một cuộc hải chiến nhỏ cũng đủ làm rung động thế giới, và các nước phải can thiệp để chấm dứt càng sớm càng tốt. Không cần những nước khác phải “thân thiện” với nước ta, không cần họ phải ký hiệp ước nào với nước ta, họ vẫn phải can thiệp, vì quyền lợi của chính họ. Khi người Việt tỏ ra cương quyết bảo vệ chủ quyền và danh dự của mình, liều chết ngăn cản không cho Trung Cộng tiến thêm một bước qua lằn ranh giới hạn, cả thế giới sẽ phải giúp bảo vệ dân tộc Việt.

Một câu hỏi người Việt Nam sẽ đặt ra là: Chúng ta có dám, và có chấp nhận hy sinh nếu Trung Cộng cứ thản nhiên bước qua lằn ranh mà dân mình coi là “bước đường cùng” hay không?

Phải chấp nhận hy sinh. Vì chúng ta cũng biết rằng thế giới ngày nay khác với thời quân Nguyên tấn công, thời Tôn Sĩ Nghị đem quân sang đánh. Nước Việt Nam không cô độc khi phải đối đầu với bọn Thoát Hoan, Trương Phụ mới. Vì quyền lợi của chính họ, vì muốn bảo vệ an toàn cho con đường hàng hảo huyết mạch của kinh tế toàn cầu, các nước khác phải can thiệp và bênh vực một nước nhỏ chống lại một cường quốc mà hiện nay không có nước nào là đồng minh.

Phải chấp nhận hy sinh. Vì chúng ta không muốn hèn, để xứng đáng là con cháu những tử sĩ trận Hoàng Sa năm 1974.

Vào năm 1974, khi quân Trung Cộng tiến chiếm các hòn đảo Hoàng Sa, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đang phải lo chiến đấu chống quân miền Bắc và ở thế rất yếu, yếu hơn nước thế lực nước Việt Nam bây giờ rất nhiều. Nhưng Ðề Ðốc Hồ Văn Kỳ Thoại kể, khi được hỏi ý kiến, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh phải chống cự đến cùng. Ông Nguyễn Văn Thiệu biết rằng không thể trông cậy vào Hạm Ðội Thứ Bảy của Mỹ. Lúc đó, chính phủ Nixon đã báo trước cho cả Nga và Trung Cộng biết rằng họ bỏ Việt Nam; và họ biết miền Nam không thể đứng vững được khi họ cắt viện trợ. Chính phủ Nixon không có lý do nào đánh nhau với Trung Cộng chỉ để bảo vệ mấy hòn đảo mà họ biết sớm muộn sẽ rơi vào tay Việt Cộng.

Nhưng Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn phải ra lệnh Hải Quân Việt Nam tử thủ. Bất cứ người lãnh đạo nào cũng phải quyết định như vậy, khi thấy đất nước mình bị ngoại quốc đánh chiếm. Dù biết rằng quân mình yếu, các chiến sĩ của mình sẽ chết, không một vị tướng nào có thể ngoảnh mặt làm ngơ khi tổ quốc bị xâm lăng.

Chúng ta tin chắc rằng có những người lính Việt Nam bây giờ không chịu tiếng hèn nhát hơn những chiến sĩ Hoàng Sa. Khi đụng trận, sẽ có hàng trăm, hàng ngàn người chịu hy sinh. Nhưng khi dân tộc đã đến “bước đường cùng” thì sẽ có hàng triệu người sẵn sàng hy sinh như vậy.

05-22- 2015 6:37:41 PM
Ngô Nhân Dụng