Thursday, July 31, 2014

Nghi mang thai với người khác, bác sĩ dùng xích trói tay vợ

Nghi ngờ vợ có bầu với người khác, một bác sĩ ở Cần Thơ dùng dao cắt tóc và dọa rạch mặt, cắt cổ, ngón tay vợ liên tục từ 9 - 15h.

Chiều 31/7, TAND quận Ninh Kiều (TP.Cần Thơ) đưa ra xét xử sơ thẩm vụ Phạm Kha Ly (bác sĩ bệnh viện đa khoa T.Ư Cần Thơ) bị truy tố về tội Hành hạ người khác.

Theo cáo trạng, Phạm Kha Ly và chị Thanh là vợ chồng kết hôn năm 2012. Đến tháng 3/2013, chị Thanh thông báo với Ly đã có thai.
Bị cáo Kha Ly trong giờ nghị án. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Bị cáo Kha Ly trong giờ nghị án. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Do nghi ngờ vợ mang thai với người khác nên Ly từ TP.HCM về Cần Thơ ghé qua chợ mua dây xích và khóa để trói và đánh chị Thanh để hỏi rõ sự việc.
Theo đó, trưa 22/3/2013, sau khi chị Thanh thông báo mình có thai, Ly giả vờ vui mừng và ẵm chị Thanh vào phòng ngủ để âu yếm. Sau đó Ly dùng lời lẽ nhục mạ, dùng dây xích và khóa trói tay chị Thanh.
Anh ta dùng tay chân đánh vào người, dùng dao cắt tóc và dọa rạch mặt, cắt cổ, cắt ngón tay chị Thanh liên tục từ 9 - 15h cùng ngày. Chị Thanh bị thương tích 2%.
Dự kiến tòa sẽ tuyên án vào 9h sáng 1/8.
Trước đó, khoảng tháng 3/2014, TAND quận Ninh Kiều đã ra quyết định công nhận ly hôn giữa Ly và chị Thanh.
Hồi đầu tháng 6/2014, tòa này xét xử sơ thẩm đã tuyên bác yêu cầu của Ly kiện nhà báo Hiền Dung (báo Phụ nữ TP.HCM) đòi cải chính, xin lỗi vì đưa tin không đúng về việc Ly đánh vợ…
* Tên nạn nhân đã thay đổi.

06:38 NGÀY 31/07/2014
Theo Nhẫn Nam//Pháp luật TP.HCM

PICS:Nhọc nhằn mưu sinh trong đêm mưa TP.HCM


Zing.vn-Giữa thành phố ồn ã hơn 7 triệu dân, những người lao động nghèo vốn phải bươn chải mưu sinh từng ngày càng trở nên vất vả, nặng nhọc vào đêm mưa gió.

Anh Thép Mai (49 tuổi), từ miền Bắc vào thuê nhà ở Gò Vấp đề đi bán bánh chưng dạo bằng chiếc xe đạp cũ trong ngày mưa.
Nhiều người cho rằng TP.HCM là nơi dễ sống, dễ kiếm tiền. Song để có được đồng ra đồng vào, đủ nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại đối với người lao động chân tay ngoài đường phố không hề đơn giản. Vất vả dãi nắng dầm mưa là chuyện thường ngày của họ. "Nếu cứ mưa là nghỉ thì lấy gì mà ăn", anh Thép Mai nói. Người đàn ông ngoại tỉnh 49 tuổi đang  thuê nhà ở Gò Vấp, ngày ngày bán bánh chưng dạo bằng chiếc xe đạp cũ.
Bà cụ năm nay đã ngoài 70 tuổi, mắt không còn nhìn thấy vẫn ngồi bán bông tăm trong đêm mưa ở ngã tư Nguyễn Trãi-Nguyễn Văn Cừ (quận 5).
Cụ bà ngoài 70 tuổi, mắt đã mờ hẳn nhưng vẫn đều đặn ngồi ở ngã tư Nguyễn Trãi - Nguyễn Văn Cừ (quận 5) bán bông tăm. Trời mưa khiến người qua đường ngại ngần dừng chân mua hàng. Có người nhìn thấy chép miệng thương cảm: "Bán một gói tăm lời lãi vài trăm con, không hiểu cả ngày đêm cụ kiếm được bao tiền".
Sài Gòn bắt đầu vào mùa mưa, người phụ nữ buôn thúng bán ghánh đi như chạy dưới cơn mưa tầm tã.
Người phụ nữ buôn thúng, bán gánh với tấm áo mưa chỉ đến thắt lưng đi như chạy trong cơn mưa bất chợt.
Một người phụ nữ dắt xe dưới trời mưa trên đường Võ Văn Kiệt (quận 6).
Cuối ngày, gia tài của người lượm ve chai ở đường Võ Văn Kiệt (quận 6) chất xiêu vẹo trên chiếc xe đạp cũ.
Cụ Phước (72 tuổi). Cụ tâm sự, từ Cà Mau lên Sài Gòn mấy năm nay. Hàng ngày, cụ đi lượm ve chai, ăn quán cơm 2.000 đồng, tối cụ Phước lại tìm về các gầm cầu để nghỉ ngơi.
Cụ Phước (72 tuổi) run rẩy ngồi dưới mưa chờ tạnh để tìm chỗ qua đêm. Một mình cụ từ Cà Mau lên Sài Gòn đã mấy năm nay, hàng ngày đi lượm ve chai, tối tìm về các gầm cầu để nghỉ ngơi.
Trời mưa khiến việc buôn bán cũng trở nên khó khăn, ế ẩm hơn ngày thường. Trong ảnh: Người phụ nữ bán hang rong trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận 5) đang ngồi trong mưa chờ khách mua hang.
Chị bán hàng rong trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận 5) ẩn mình dưới tấm nilon nơi phố xá vắng bóng người qua lại. Trời mưa, việc buôn bán trở nên ế ẩm, nỗi lo về cuộc sống mưu sinh của người lao động nghèo thêm nặng nề.
Ông Út (50 tuổi), hành nghề đạp xích lô đã mấy chục năm nay. Ông đang gồng mình đẩy chiếc xích lô lên dốc cầu Nguyễn Văn Cừ.
Ông Út gồng mình đẩy chiếc xe lên dốc cầu Nguyễn Văn Cừ mà không có khách. 50 tuổi, ông đạp xích lô đã mấy chục năm nay.
Những người cùng cảnh ngộ. Hai ông bà bán vé số dạo đang trú mưa tại đường Hồng Bàng (quận 6).
Hai người bán vé số tàn tật trú mưa dưới hiên cơ quan thuế quận 6 trên đường Hồng Bàng. Không có khách, họ tranh thủ trò chuyện về cuộc sống thường nhật. Người phụ nữ ngậm ngùi, vì tin người mà bà mất nhà cửa, trắng tay ra đường kiếm sống.
Hai vợ chồng xe ba gác đi dưới mưa trên đường 3 tháng 2 (quận 10).
Vợ chồng người lái ba gác trở về dưới cơn mưa. Dáng vẻ mệt mỏi, hon lặng lẽ băng qua đường 3 tháng 2 (quận 10)
Người phụ nữ này quê ở miền Trung, chị vào đây buôn bán để nuôi hai đứa con đang học đại học.
Người phụ nữ quê ở miền Trung vào Sài Gòn bán hàng rong nuôi hai con học đại học. Đôi quang gánh bánh tráng trộn, kẹo trái cây được phủ nilon đồng thời cũng là nơi bà ẩn mình mỗi khi trời mưa gió.
ảnh 10: Ông Xuân (64 tuổi), ông cùng vợ mình từ miền Bắc vào Sài Gòn thuê nhà trọ tại quận 6. ảnh 11: Không có nghề nghiệp, cụ tự học kéo đàn bầu để kiếm sống. Ban ngày, cụ ở nhà chăm sóc vợ bị bệnh. Tối đến, lại đi làm nghề.
Hàng ngày, cứ khoảng 18h30 đến gần nửa đêm, ông Xuân (64 tuổi) lại mang cây đàn bầu ra vệ đường gảy để kiếm tiền thuốc thang, cơm cháo cho người vợ mắc bệnh phong, tâm thần. Hai ông bà không con cái sau 20 năm di cư từ miền Bắc vào Sài Gòn. Trong đêm mưa, người đàn ông lớn tuổi như dồn hết những chất chứa trong lòng vào tiếng đàn bầu chậm buồn.
Người đàn ông bán kẹo dạo trên đường Trường Chinh (quận Tân Bình).
Cũng từ miền Bắc vào, người đàn ông bán kẹo dạo phải chạy xe khắp thành phố mỗi ngày thì mới bán được chừng vài trăm ngàn.
Nỗi vất vả trong đêm mưu sinh mưa. Vẫn còn nhiều lắm những hoàn cảnh nghèo khổ ở mảnh đất Sài Gòn hoa lệ.
Giữa những con phố của Sài Gòn hàng triệu dân, đi đâu cũng có thể gặp những người tàn tật. Với họ, mưa trút xuống làm nặng thêm gánh mưu sinh vất vả.

Cướp giật nhắm vào phụ nữ tăng vọt ở Hà Nội

HÀ NỘI (NV) - Hầu hết phụ nữ mang túi xách trên người ngược xuôi trên đường phố Hà Nội những ngày qua, đều khó thoát khỏi “tai mắt” của kẻ cướp.

Theo truyền thông Việt Nam, nạn cướp giật nhắm vào nữ giới gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây tại Hà Nội. Kẻ gian đã bằng mọi cách, giật cho được cái túi của “con mồi,” hoặc đeo trên vai, hoặc để trong giỏ xe gắn máy đang chạy trên đường. Một số nạn nhân còn bị kéo lê hàng chục thước mang thương tích trầm trọng.

Nạn nhân bị cướp túi xách, còn chưa kịp hoàn hồn. (Hình:VietNamNet)

Báo mạng VietNamNet cho biết, vụ cướp của mới nhất xảy ra tại huyện Ba Vì, Hà Nội vào ngày 22 tháng 7. Khổ chủ là một nữ sinh viên trường đại học tư thục Phương Ðông, bị hai thanh niên chở nhau trên xe gắn máy ép sát vào lề đường để giật túi xách. Cô tri hô cầu cứu, hai kẻ cướp bị công an tuần tiễu rượt theo, rủi ro bị ngã nhào, bị bắt.

Cô này cho biết tên Nguyễn Mỹ Hạnh, may mắn không bị mất túi xách. Trong túi của cô có một iPhone, một iPad và giấy tờ cá nhân, tiền mặt...

Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như cô Mỹ Hạnh. Trước đó, ngày 11 tháng 7, một phụ nữ tên B. bị hai thanh niên chở nhau trên xe gắn máy rề sát để giật túi xách. Thanh niên ngồi sau còn bóp tay thắng của cô B. khiến cô này té nhào cùng với chiếc xe, sau khi bị kẻ cướp cắt đứt dây túi xách vọt đi.

Cô B. cho biết, vụ cướp diễn ra trong chớp nhoáng, chỉ trong khoảng 3 phút đồng hồ. Cô bị té xe, rất may là chỉ bị trầy sướt nhẹ, đã vào bệnh viện băng bó vết thương. Cô này đã một lần bị giật dây chuyền 3 chỉ đeo trên cổ, ngã nhào tại quận Long Biên, Hà Nội.

Trong một vụ khác, nạn nhân là cô Nguyễn Bích Ngọc, bị giật túi xách và bị kéo lê một đoạn đường dài hơn 30m mới dừng lại. Cô té nhào xuống đường, nằm một chỗ khi kẻ cướp chịu buông tay.

Trong tình thế này, theo một số “khổ chủ,” đã đến lúc các chị em càng ít đeo túi xách càng tốt, vì hễ để cho “cướp nhìn thấy,” thì coi như các chị “thấy cướp liền.” (PL)

07-31- 2014 4:34:46 PM

Chuyện không cấp visa vào Mỹ chỉ là 'tạm thời'

WESTMINSTER, California (NV) - Chuyện Tòa Lãnh Sự Mỹ ở Sài Gòn ngưng cấp visa vào Hoa Kỳ mới đây chỉ là tạm thời, không ảnh hưởng nhiều lắm đối với vấn đề di dân vào Mỹ, và hoàn toàn không gây khó khăn cho những hồ sơ đang trong quá trình chờ xét duyệt, cho dù thuộc bất cứ diện nào.

Ðó là thông tin được một nhân viên Tòa Ðại Sứ Mỹ tại Hà Nội, cũng như một số văn phòng di trú ở Little Saigon, xác nhận với nhật báo Người Việt.


Mặt tiền tòa nhà Tổng Lãnh Sự Mỹ ở Sài Gòn. (Hình: Tường Linh/Việt Tribune)

Khi được hỏi vấn đề này, ông Thức Phạm, một nhân viên thông tin làm việc tại Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội trả lời bằng email rằng: “Chắc mọi người cũng đã thấy thông báo rồi. Và đây là vấn đề khắp thế giới, không chỉ riêng Sài Gòn. Và đó là điều duy nhất chúng tôi có thể cho quý vị biết trong lúc này.”

Trong khi đó, vẫn theo ông Thức, Bộ Ngoại Giao Mỹ tiếp tục giải quyết khó khăn tạm thời này để mọi việc trở lại bình thường.

Ông cũng cho biết thêm: “Trong cuối tuần qua, Bộ Ngoại Giao áp dụng một hệ thống thay đổi nhằm vào việc gia tăng hiệu quả công việc cấp visa và giải quyết các vấn đề liên quan đến việc này. Chúng tôi đang thử nghiệm hệ thống này để bảo đảm nó sẽ được ổn định. Ðối với chúng tôi, cấp visa nhập cảnh Hoa Kỳ là ưu tiên hàng đầu.”

“Chúng tôi rất tiếc đã có một số chậm trễ đối với khách du lịch, và chúng tôi đang giải quyết chuyện này một cách nhanh chóng,” ông Thức cho biết thêm.

Ông Thức cũng khuyên mọi người nên báo cho thân nhân hãy kiên nhẫn, cho tới khi có visa, rồi mua vé máy bay, nếu dự định du lịch sang Mỹ.

“Quý vị nên báo thân nhân chuẩn bị trước vài tuần, để có thời gian uyển chuyển, để không bị kẹt,” ông Thức cho biết tiếp.

Ngày 19 Tháng Bảy vừa qua, báo mạng Dân Trí của Việt Nam dẫn lời ông David McCawley, đại diện Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Sài Gon cho biết, nguyên nhân chính của việc đình trệ này là do hệ thống cấp duyệt chiếu khán của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ bị trục trặc.

Ngay sau khi bản tin này được đưa ra, nhiều độc giả của nhật báo Người Việt bắt đầu hoang mang, nhất là những người có người thân chờ được phỏng vấn nhập cảnh vào Hoa Kỳ qua diện di dân hoặc du học.

Tuy vậy, nhiều văn phòng dịch vụ di trú ở vùng Little Saigon cho rằng chuyện không cấp visa vào Mỹ chỉ là tạm thời, và chỉ mang tính thời gian.

Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, giám đốc văn phòng VietLaw ở Westminster, cho biết: “Ðây là vấn đề về kỹ thuật từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, dẫn đến hệ thống cấp chiếu khán ngưng hoạt động. Ðiều này chỉ ảnh hưởng đến thời gian xét duyệt, chứ hoàn toàn không ảnh hưởng đến bất kỳ loại visa nào (du lịch, du học, hay định cư).

Ðại diện một văn phòng dịch vụ di trú ở Garden Grove không muốn nêu tên cho biết: “Di dân không ảnh hưởng, chỉ là chậm trễ một chút. Trong tuần qua, chúng tôi vẫn có khách hàng đi phỏng vấn cho visa di dân, và visa được cấp trong hai hoặc ba ngày sau. Trung bình một tuần khoảng vài người được gọi phỏng vấn.”

Ông Huy Vũ, giám đốc công ty First Consulting Group, một công ty có văn phòng ở Garden Grove, chuyên lo về dịch vụ di trú và du học, cũng khẳng định, chuyện cấp visa chỉ có “hơi trễ một chút thôi.”

“Trước đây, sau khi phỏng vấn, cơ quan ngoại giao Mỹ cấp visa trong vòng 48 tiếng. Hiện nay, thời gian cấp visa kéo dài hơn một chút, độ bốn hoặc năm ngày. Còn mọi chuyện vẫn bình thường. Nói chung là hơi trễ một chút,” ông Huy cho biết.

Khi được hỏi về vấn đề du học, ví dụ, cấp visa chậm trễ như vậy có ảnh hưởng gì tới việc nhập học của sinh viên hay không, ông Huy Vũ cho rằng không ảnh hưởng lắm.

Ông giải thích: “Mùa học ở Mỹ thường bắt đầu vào cuối Tháng Tám hoặc đầu Tháng Chín. Khi làm hồ sơ cho thân chủ, chúng tôi phải chuẩn bị để họ được phỏng vấn trước cả tháng là ít nhất, đâu có đợi tới sát ngày. Thành ra, nếu có trễ visa vài ba ngày thì cũng không ảnh hưởng gì lắm, vì sinh viên vẫn còn đủ thời gian để nhập học đúng ngày.”

Ông cũng cho rằng, sự việc chỉ mang tính tạm thời, vì “cho tới nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được thông báo chính thức nào từ Bộ Ngoại Giao Mỹ đề cập đến chuyện này.”

“Chúng tôi biết được chuyện tạm ngưng cấp visa là qua báo chí, chứ chưa nhận được văn bản nào cả. Thông thường, khi có bất cứ thay đổi nào liên quan đến vấn đề di dân nói chung, họ đều báo cho chúng tôi biết,” ông Huy Vũ kết luận.

07-30-2014 6:16:29 PM 
Kalynh Ngô/Người Việt

Việt Nam là 'vô địch' trong các yêu cầu về giấy tờ!

SÀI GÒN (NV) .- Đó là nhận định của ông Olin McGill, một chuyên gia về phát triển môi trường kinh doanh của USAID, đang ở Việt Nam để hỗ trợ dự án “Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện”.


Đại diện doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại Khu Chế xuất Tân Thuận ở Sài Gòn. (Hình: Pháp Luật TP.)

Tại hội thảo về cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Việt Nam (CIEM) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp tổ chức, hôm 31 tháng 7-2014, bàn về thủ tục tại Việt Nam, ông McGill, nêu thêm nhận xét, dường như Việt Nam rất thích có nhiều số liệu, nhiều thông tin và rất thích kiểm tra nên mới đòi hỏi doanh nghiệp phải làm nhiều thủ tục.
Chuyên gia của USAID nêu ra một thắc mắc, có nhất thiết phải cần nhiều thông tin đến thế và có nhất thiết phải kiểm tra mọi sản phẩm xuất nhập cảng?

Đáp lại, ông Nguyễn Giang Tiến, đại diện của Công ty Vận tải và Thuê tàu, cho biết, trong thực tế, thời gian thông quan cho một tờ khai xuất nhập cảng chỉ chừng năm phút nhưng bộ hồ sơ mà hải quan Việt Nam đòi hỏi để cho phép thông quan phải có khoảng 500 tờ giấy.

Ông Tiến than rằng, các doanh nghiệp xuất nhập cảng mệt mỏi vì tất cả các khâu: trước thông quan, thông quan và sau thông quan. Lý do khiến doanh nghiệp kiệt sức là vì chính sách quản lý giữa hải quan Việt Nam và các ngành khác chẳng hạn như Bộ Công Thương không đồng nhất.

Ví dụ khi vận chuyển, tuy hải quan không yêu cầu “chi tiết hóa” nhưng quản lý thị trường lại đòi như thế. Đã có trường hợp nhập cảng vải bị quản lý thị trường lôi ra đo xem tổng cộng là bao nhiêu mét.

Ông McGill cho rằng, thủ tục thương mại và thủ tục thuế trong xuất nhập cảng ở Việt Nam rất rườm rà. Tuy số lượng tờ khai không nhiều nhưng trong mỗi tờ khai lại có rất nhiều mục. Doanh nghiệp phải khai đi khai lại các thông tin của mình cho nhiều cơ quan khác nhau. Nếu qui thành tiền thì những hàng xe tải nối đuôi nhau, những container chồng chất trong ba, bốn ngày để kiểm tra hàng hóa, thông quan là một sự lãng phí khủng khiếp.

Một viên Thứ trưởng Tài chính tên là Đỗ Hoàng Anh Tuấn, cơ quan đang quản lý ngành hải quan, chống chế, gánh nặng thủ tục mà doanh nghiệp đang phải mang không đơn thuần là do hải quan bởi có nhiều ngành liên quan tới việc kiểm soát hàng hóa xuất nhập cảng: Biên phòng, An ninh Xuất nhập cảnh, Quản lý cảng, Cảnh sát giao thông, cảnh sát Kinh tế, Quản lý thị trường, Kiểm dịch…

Hồi đầu tuần trước, tại một cuộc hội thảo khác, trao đổi về việc làm sao để Việt Nam có thể thăng hạng trong “Doing Business” của World Bank, ông McGill từng công bố một thống kê, theo đó, do thủ tục rườm rà, trong xuất cảng, mỗi năm, Việt Nam thất thu thương mại khoảng 17 tỉ Mỹ kim và trong xuất cảng, Việt Nam bị thất thu hơn 19 tỉ Mỹ kim. Tổng cộng thất thu thương mại trong xuất nhập cảng khoảng 37 tỉ Mỹ kim.

Trong “Doing Business” mới nhất của WB, Việt Nam bị xếp thứ 99. Theo đó, tuy đã thực hiện “cải cách thủ tục hành chính” suốt hai thập niên nhưng năm nay tại Việt Nam, muốn nộp thuế, doanh nghiệp mất đến 872 tiếng.

Tại sao hệ thống công quyền Việt Nam ưa thích thủ tục và kiểm tra?

Trong một cuộc hội thảo diễn ra hôm 30 tháng 7-2014 để bàn về tác động của Luật Doanh nghiệp mới được sửa đổi, ông Mai Huy Tân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Thực phẩm Đức Việt đã lên tiếng tố cáo hệ thống hành chính ở Việt Nam hành hạ doanh giới để kiếm chác.

Theo ông Tân, một cây xúc xích do Công ty Đức Việt sản xuất bị tới bảy bộ giám sát. Đó là: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ Tài chính giám sát qua Tổng Cục thuế và Tổng cục Hải quan, Bộ Khoa học - Công nghệ và Bộ Công an.

Tuy có tới bảy bộ giám sát việc sản xuất thực phẩm nhưng  thực phẩm tại Việt Nam càng ngày càng thiếu vệ sinh và không an toàn bởi thật ra, giám sát chỉ nhằm moi móc để kiếm chác. Chẳng hạn, Công ty Đức Việt đã đổ tiền để đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải theo đúng qui định. Cũng vì vậy, khi kiểm tra, Cảnh sát Môi trường không tìm thấy sai sót nào, cuối cùng, Công ty Đức Việt bị lập biên bản do đã đựng rác trong thùng có màu xanh.

Ông Tân nhấn mạnh, trước nay, làm gì, bất kể đúng sai cũng phải có phong bì. Nếu luật không tính đến việc để cho doanh giới thở thì họ sẽ không còn nhiệt huyết. (G.Đ)
07-31-2014 3:50:43 PM
Theo Người Việt

Sản phụ đã vỡ ối bác sĩ vẫn chỉ định sinh tự nhiên


Vỡ ối khi nhập viện, gia đình sản phụ đề nghị được mổ sớm nhưng bác sĩ lại yêu cầu để “theo dõi”. Sau gần một ngày, ca mổ được mới tiến hành song không cứu được thai nhi.
Kể lại sự việc giọng uất nghẹn trong đau đớn, anh Đặng Văn Tiến (31 tuổi, tạm trú tại Thuận An, Bình Dương) cho biết, vào ngày 28/7 vợ anh là chị Phan Thị Hà (34 tuổi) có biểu hiện chuyển dạ nên được gia đình chuyển đến bệnh viện thị xã Thuận An. Qua thăm khám bác sĩ nhận định “thai nhi lớn, ca sinh khó cần phải mổ chuyển lên bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương sẽ tốt hơn”.
Khoảng 12h cùng ngày, sản phụ Hà nhập viện Đa khoa tỉnh Bình Dương trong tình trạng bị vỡ ối. Lo lắng sợ ảnh hưởng đến thai nhi nên gia đình đã nhiều lần đề nghị bác sĩ cho mổ sớm. Tuy nhiên, bác sĩ cho biết “sản phụ có thể sinh tự nhiên nên không mổ, đang còn theo dõi”.
Vợ chồng anh Tiến đau đơn vì mất con.
Vợ chồng anh Tiến đau đơn vì mất con.
Sau 21 tiếng đồng hồ nằm chờ để các bác sĩ “theo dõi” thì sản phụ này có biểu hiện đuối sức. Lúc này chị Hà được chuyển thẳng đến phòng mổ. Tuy nhiên khoảng hơn giờ sau, anh Tiến choáng váng khi một bác sĩ ra nói “anh vào nhìn con đi, cháu đang rất nguy kịch”.
“Nghe xong tôi bủn rủn chân tay chạy vào thì thấy con tím tái đang thở bình ôxy nhưng thực chất lúc này cháu đã tử vong. Nếu các bác sĩ ở đây có trách nhiệm hơn, mổ sớm hơn thì đâu đến nỗi như thế này. Con tôi nặng 3,7 kg cơ mà…”, anh Tiến bức xúc.
Cũng theo người đàn ông này, trong suốt quá trình mang thai vợ anh đều đi tái khám định kỳ, đến khi vào viện bác sĩ khẳng định thai nhi bình thường. Lúc sản phụ nằm chờ luôn kêu đau đớn và có biểu hiện bị sốt.
Bệnh viện Đa khoa Bình Dương nơi xảy ra sự việc.
Bệnh viện Đa khoa Bình Dương nơi xảy ra sự việc.
Nói về sự việc trên, Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương Võ Quang Tân cho biết, sản phụ Hà nhập viện trong tình trạng vỡ ối sớm, chuyển dạ. Trong suốt quá trình theo dõi sản phụ và thai nhi đều trong giới hạn bình thương. Tuy nhiên, khi phát hiện tim thai suy các bác sĩ đã nhanh chóng hồi sức thai nhi rồi tiến hành mổ. Khi đứa trẻ được đưa ra ngoài thì do tím tái, nước ối màu xanh, không khóc. Đứa trẻ đã tử vong.
“Trong trường hợp này nếu như sản phụ được tiến hành mổ sớm thì chắc không xảy ra sự việc đáng tiếc. Tuy nhiên mọi quyết định của bác sĩ cũng chỉ vì muốn có lợi cho bệnh nhân. Hiện nay trung tâm Giám định pháp Y TP.HCM đã đến giải phẫu tử thi để làm rõ nguyên nhân”, bác sĩ Tân cho biết.

Một gia đình người Thượng được định cư ở Canada

Gia đình của anh Siu A Nem và 7 người con khi đến CanadaGia đình của anh Siu A Nem và 7 người con khi đến Canada tháng 7 năm 2014-RFA files
 Thanh Trúc, phóng viên RFA 2014-07-31
Của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ở Thái Lan, được chính phủ Canada chấp nhận cho định cư vì lý do nhân đạo hôm 23 tháng Bảy vừa qua.
Nghẹn ngào đón tiếp người tỵ nạn
Sau nhiều năm sống lây lất ở Thái Lan, cuộc hành trình đến đất mới gây khá nhiều bỡ ngỡ và xúc động cho người đi lẫn người đón. Bản thân anh Siu A Nem, chủ gia đình và vợ anh, vốn không nói rành tiếng Việt, cũng không biết rõ điểm đến sau cùng ở Canada là nơi nào. Trong lúc đó những người Việt Nam ở Toronto khi ra phi trường đón người mới tới thì cũng không rõ là những đồng bào Thượng này chỉ ghé qua Toronto rồi lại bay tiếp về một nơi khác:
Tôi ở cách Toronto khoảng 3 tiếng đồng hồ, xuống Totonto để đón gia đình của anh Siu A Nem, tại vì anh Siu A Nem trước đây cũng được BPSOS hỗ trợ rất nhiều trong vấn đề đi định cư ở một nước thứ ba cũng như giúp tiền bạc rồi bảo lãnh ra lúc bị tù bên Thái Lan. Anh Siu A Nem đến Toroto ngày 23 tháng Bảy vừa rồi tức là ngày thứ Tư, rồi lấy chuyến bay đi kế để đi Quebec. Gia đình anh có 9 người gồm 2 vợ chồng và 7 người con.
Đó là lời anh Đặng Văn Nghiêm thuộc Friends Of BPSOS, chuyên đáp ứng những lời lời kêu gọi của tổ chức BPSOS ở Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ giúp đỡ những người Kinh và người Thượng chạy sang Thái Lan để tránh bị bắt bớ bởi chính quyền bên nhà.
Ngày thường mọi người đi làm hết nên tôi cùng mấy anh chị trong Ủy Ban Ủng Hộ Kháng Chiến Quốc Nội hợp cùng với Hội Người Việt Toronto tức tốc chạy ra phi trường của Toronto. Ra đó, không kịp chuẩn bị gì hết, chúng tôi ngồi xuống đất để ghi cái bảng chào mừng rồi đứng chờ
Chị Nguyễn Sỹ Thùy Ngân
Chị Nguyễn Sỹ Thùy Ngân, cư dân Toronto, kể lại quang cảnh lúc cùng mọi người ra đón gia đình anh Siu A Nem ở phi trường:
Tôi không ở trong tổ chức nào hết, chỉ là hội đoàn nào làm việc gì hay có ý nghĩa tốt thì tôi đi ủng hộ. Hôm đón gia đình của anh Siu A Nem thì vài tiếng đồng hồ trước đó chúng tôi mới biết. Giờ chót trong tình trạng ngày thường mọi người đi làm hết nên tôi cùng mấy anh chị trong Ủy Ban Ủng Hộ Kháng Chiến Quốc Nội hợp cùng với Hội Người Việt Toronto tức tốc chạy ra phi trường của Toronto. Ra đó, không kịp chuẩn bị gì hết, chúng tôi ngồi xuống đất để ghi cái bảng chào mừng rồi đứng chờ mấy tiếng đồng hồ thì gia đình mới ra.
Mọi người tay bắt mặt mừng, cảm động chưa kịp nói hết lời, chính bản thân của anh Siu A Nem cũng không biết là mình đi đâu, chỉ biết chữ Toronto thôi.
Khi gia đình anh Siu A Nem đến phi trường Toronto thì không thấy người bảo lãnh mà chỉ có người của sở di trú. Vẫn lời chị Thùy Ngân:
Cô Lê Lương, Phó chủ tịch Ngoại vụ Hội Người Việt trao tặng hoa cho anh Siu A Nem
Cô Lê Lương, Phó chủ tịch Ngoại vụ Hội Người Việt trao tặng hoa cho anh Siu A Nem
Gia đình của anh Siu A Nem hoàn toàn không biết gì hết, nói tiếng Việt cũng không rành lắm. Thực ra lúc đi đón thì phái đoàn ở Toronto rất là bức rức, mình đã nhận được người rồi nhưng vẫn rất lo vì không thấy ai bảo lãnh hết thì đêm nay đi về đâu? Thế là mấy người mình mới xúm nhau lại tính một là tạm thời đem về Hội Người Việt trước, còn nếu cần thiết thì hùn tiền nhau lại để mướn khách sạn trong ba ngày hay bảy ngày trong thời gian tìm người bảo trợ. Hỏi anh Siu A Nem thì anh cũng nói chỉ biết đến Toronto thôi.
Thế nhưng ngay lúc đó một nhân viên Sở Di Trú, cũng là người Việt Nam, đến báo cho biết ông ta đang giữ 9 vé máy bay cho gia đình Siu A Nem bay tiếp đến Quebec, Montreal, là nơi họ được bảo lãnh về:
Lúc bấy giờ mọi người ngơ ngác hết, thấy ảnh con cái một đàn 7 đứa nheo nhóc thấy thương đứt ruột luôn, không biết làm sao thì mỗi người chút tiền nhét cho ảnh phòng khi uống nước hay là ăn nọ kia. Nhưng mà Immigrant người ta tốt lắm, sau khi chia tay với đoàn mình thì cái anh trong Immigrant mới dẫn 9 người đi ăn trước khi lên máy bay đi Montreal.
Tụi mình cũng không biết là người ta sẽ chuyển máy bay. Với tâm tình người đi trước đón người đi sau tự nhiên nước mắt mình rơi, mình nghẹn ngào tại vì nhớ lại cảnh ba mươi mấy năm về trước mình cũng vậy. Mình thấy giống như một sự bắt đầu mà với 7 đứa con nhỏ như vậy thì rất là khó khăn
chị Thùy Ngân
Khi ngừng ở Toronto là để chuyển máy bay thôi, tụi mình cũng không biết là người ta sẽ chuyển máy bay. Với tâm tình người đi trước đón người đi sau tự nhiên nước mắt mình rơi, mình nghẹn ngào tại vì nhớ lại cảnh ba mươi mấy năm về trước mình cũng vậy. Mình thấy giống như một sự bắt đầu mà với 7 đứa con nhỏ như vậy thì rất là khó khăn.
Đến miền đất hứa, Quebec
Cùng ngày 23 tháng Bảy, gia đình anh Siu A Nem đến Quebec, Montreal, được ông René Bilodeau, người sáng lập Fondation Des Montagnards Vietnammiens Du Quebec, Montreal, Sáng Hội Người Miền Núi Việt Nam tại Quebec, Montreal, chính thức bảo trợ. Mấy hôm đầu, cả nhà được Sáng Hội Người Miền Núi Việt Nam đưa về tạm trú tại khách sạn. Thứ Ba vừa qua là ngày gia đình Siu A Nem dọn vào chỗ ở mới. Thường tự hào có thể nói được một ít tiếng J’rai cũng như tiếng Thái, ông René Bilodeau cho Thanh Trúc biết:
Họ đã có một căn hộ mới và đã dọn vào ngày hôm nay. Tôi từng làm việc trong Cơ Quan Di Trú của chính phủ Canada trước đây, hiện giờ tôi là thành viên của Sáng Hội Người Miền Núi Việt Nam. Đây là tổ chức vô vị lợi tư nhân, chuyên bảo trợ, chăm lo và giúp đỡ bước đầu cho người miền núi Việt Nam chạy qua Kampuchia hay Thái Lan và sau cùng được định cư tại thành phố Quebec của Montreal hoặc những vùng phụ cận.
Cho đến lúc này, nếu tính luôn 9 người trong gia đình anh Siu A Nem thì đã có 55 người Thượng từ Kampuchia hay Thái Lan được đưa về Quebec. Ông René Bilodeau:
Tôi quen biết những người Thượng đầu tiên đến Quebec từ ba năm trước, tôi cũng hiểu được những vấn đề đang có ở Việt Nam, hiểu được vì sao những người dân tộc hiền lành chất phát này phải bỏ rừng núi chạy ra những nơi vốn không phải là chổ ở của họ, những mong tìm một quốc gia thứ ba tử tế hơn để trú ẩn.
Trong thời gian qua, ông Bilodeau trình bày tiếp, Sáng Hội Người Miền Núi Việt Nam nhiều lần cử người đại diện qua Thái Lan nhằm tìm kiếm thông tin cùng hoàn cảnh người Thượng bỏ nước trốn đi:
Chúng tôi cung cấp những thông tin, hình ảnh và số liệu đó cho Trung Tâm Đa Sắc Tộc trực thuộc Bộ Di Trú Canada cũng như Phòng Chuyên Trách Đa Sắc Tộc trực thuộc Sở Di Trú Quebec. Sau khi hai cơ quan này hoàn tất hồ sơ pháp lý cho những người Thượng được chấp thuận về Quebec thì đến lượt Sáng Hội Người Miền Núi Việt Nam của chúng tôi phụ trách chăm lo thủ tục bảo trợ, đưa đón, khám sức khỏe, bố trí nơi ăn chốn ở cho những người mới đến.
Tôi hy vọng gia đình anh Siu A Nem, đặc biệt những đứa bé trong nhà này, có thể hội nhập và sống quen ở Quebec trong những ngày tới. Đương nhiên đối với những người chân ướt chân ráo tới Canada, phương chi những người miền núi, thì khó khăn trước mắt là điều hiển nhiên
Nhưng như quí vị biết, Canada có những vùng nói tiếng Pháp như Quebec này, và những vùng nói tiếng Anh rộng lớn trên toàn quốc. Nếu không cảm thấy phù hợp và thích thú sống ở đây thì anh Siu A Nem có thể xin đi một nơi nào khác nói tiếng Anh chẳng hạn. Nên nhớ Canada là đất nước tự do và quí trọng người dân của mình.
Những kỷ niệm khó quên
Được hỏi cảm tưởng khi sang định cư tại Canada, anh Siu A Nem cho biết:
Ở Việt Nam sống rất phức tạp, qua Thái Lan cũng không biết làm thế nào, rất khó khăn, có giấy Cao Ủy nhưng đi làm cũng khó mà lúc đó thì con còn nhỏ, em thì đau ốm mà không biết làm. Có cộng đồng hải ngoại họ giúp đỡ tiền bạc này nọ và mua gạo hoặc mua mì tôm để giúp đỡ các anh em montagnards đó. Lúc đó cũng gặp cô Huệ đến thăm các anh em người sắc tộc mình nũa. Cô Huệ xuống thăm cho thuốc men, tiền bạc.
Đi Mỹ là IOM báo cho ngày 22 tháng Bảy, cô Huệ có kêu gọi cộng đồng hải ngoại giúp đỡ tiền bạc, tới Canada là ngày 23. Đến đây thì có cộng đồng hải ngoại họ giúp, ông René Bilodeau giúp đỡ cho em. Họ lo cho nhà cửa, bây giờ đang ở Quebec nè.
Lúc đó Siu A Nem đã được qui chế tị nạn của Cao Ủy Tị Nạn LHQ cho nên lúc được Canada chấp nhận cho đi định cư ở Canada thì số tiền 2000USD là để đóng phạt di trú cho chính quyền Thái Lan. Gia đình Siu A Nem nhập cảnh bất hợp pháp do đó phải đóng phạt
cô Huệ
Tưởng cần nhắc vào năm 2008, tại huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai, khoảng 300 người Thượng theo đạo Tin Lành ở đây tổ chức biểu tình đòi công an trả tự do cho những người sắc tộc đang bị giam giữ vì đòi tự do thờ phượng, chống lệnh bỏ đạo do công an áp đặt, đồng thời đòi lại đất bị trưng thu. Khi đó, anh Siu A Nem là tín đồ Tin Lành đã bị bắt và bị tuyên án 2 năm 6 tháng tù về tội phá hoại trật tự xã hội.
Sau khi mãn hạn tù, anh Siu A Nem mang vợ con chạy khỏi vùng Tây Nguyên, đến Thái Lan và được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ở Bangkok cấp qui chế tị nạn.
Trong suốt 4 năm ở Thái Lan, năm 2013 Siu A Nem bị cảnh sát Thái Lan bắt giam 3 tháng tại IDC Trung Tâm Giam Giữ Quốc Tế ở Bangkok vì tội nhập cảnh và cư trú bất hợp pháp. Do đã có giấy của UNHCR Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc công nhận diện tị nạn chính trị, cộng thêm sự vận động của BPSOS ở Hoa Kỳ, anh Siu A Nem được trả tự do sau khi đã đóng một số tiền phạt.
Kịp đến khi được Canada chấp thuận cho định cư, và cũng chiếu theo luật Thái Lan, gia đình Siu A Nem phải trở vào IDC, đóng một số tiền phạt vạ nữa trước khi được cảnh sát dẫn độ ra phi trường để rời khỏi nước Thái.
Đây là lúc những người Việt trong Friends Of BPSOS lên tiếng kêu gọi người Việt hảo tâm ở hải ngoại giúp gia đình Siu A Nem số tiền 2000 đô la để nộp phạt cho Bangkok trước khi đi Canada. Từ California, cô Huệ, người mà anh Siu A Nem đã nhắc tới trong lời cảm ơn khi nói chuyện với Thanh Trúc, cho biết cô làm việc này vì từng qua Thái Lan, chứng kiến hoàn cảnh cơ cực của anh Siu A Nem nói riêng cũng như những người Việt chạy qua Thái Lan tị nạn lâu nay:
Khoảng tháng Mười Hai năm 2012 Huệ có đại diện BPSOS qua Thái Lan giúp đỡ người tị nạn, dịp đó Huệ đã gặp gỡ anh Siu A Nem cùng những người tị nạn khác. Lúc đó Siu A Nem đã được qui chế tị nạn của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho nên lúc được Canada chấp nhận cho đi định cư ở Canada thì số tiền 2000USD là để đóng phạt di trú cho chính quyền Thái Lan. Gia đình Siu A Nem nhập cảnh bất hợp pháp do đó phải đóng phạt.
Khi Siu A Nem gởi thư sang cầu cứu, , nói là mượn chứ không phải là xin, gần 2000 đô la đóng phạt để đi Canada càng sớm càng tốt, thấy hoàn cảnh Siu A Nem quá khổ thành ra Huệ lên Internet gây quĩ để giúp Siu A Nem. Trong vòng hai ngày đã có đài SBS ở bên Úc, một số đồng bào ở Canad, bạn bè của Huệ, bạn bè của BPSOS và tất nhiên đồng bào ở Mỹ cũng đã đóng góp. Trong vòng hai ngày không những là Huệ được đủ 2000 để giúp Siu A Nem mà Huệ còn dư được hai ngàn hơn nữa để giúp cho những gia đình Việt Nam kế tiếp sẽ được đi định cư ở Mỹ. Đó là điều quá sức trông đợi của Huệ. .
Trở lại với người Thượng định cư tại Canada, số liệu của Sáng Hội Người Miền Núi Việt Nam tại Montreal cho thấy ngoài 55 người Thượng ở Quebec kể cả gia đình Sui A Nem, bên Toronto có 60 người và Vancouver là nơi đông người Thượng nhất với 1500.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi đến đây tạm ngưng, Thanh Trúc hẹn tái ngộ các bạn sáng thứ Sáu tuần tới.

Cấm xe máy: Cú đấm và thói quen

Có những thói quen phát sinh từ dư luận... nhưng cũng có dư luận nảy ra từ những thói quen. Và ai sẽ là người ra cú đấm cuối cùng?

Nhớ năm nào đó, Thủ tướng Chính phủ (lúc đó là Thủ tướng Võ Văn Kiệt) ra lệnh cấm pháo. Đây là việc động trời bởi pháo đã gắn với đời sống người Việt. Dân tình vô cùng  nháo nhác. Nhiều người không tin lệnh cấm này sẽ thực hiện được, rồi lại đầu voi đuôi chuột như các lệnh khác thôi. (Hồi ấy, “cụ” Kiệt ra mấy cái lệnh đều liên quan đến chữ Đ., như đốt (pháo), đường (chỉ thị 317 Ttg), đầu tư, điện và 87/88 lệnh cấm liên quan đến đèn mờ thì cũng có chữ Đ).

Đến giờ, chuyện pháo đã trở thành dĩ vãng, và mọi người thấy rằng, không có pháo cũng không có ai… "chết" như hồi đầu có người đã nghĩ, kể cả người đang viết bài này.

Bây giờ lại đang có ý kiến là cấm xe máy. Dân tình cũng đang sốc, rất nhiều ý kiến phản biện.

Thì quả là, không biết từ đâu và từ hồi nào, cái xe máy nó lại dính cứng lấy… mông người Việt đến như thế. Tôi nghiệm thấy có 2 món vật dụng được người Việt ta “phổ cập” nhanh nhất là xe máy và điện thoại di động. Có thời chỉ đại gia mới có con di động to như cục gạch vừa để a lô vừa để… chèn bánh xe lỡ khi mất phanh, giờ thì các anh xe ôm, các chị bán rau, các o bán vịt lộn, các bà mua ve chai, em bán vé số… đều dùng điện thoại như vật bất ly thân.

Nhưng xe máy thì khác. Đã đành nó là vật dụng phù hợp với đời sống người Việt, nhưng nó cũng gây nên những thảm cảnh mà ai cũng chứng kiến hàng ngày: tắc đường và tai nạn. Trên thế giới chắc chỉ có người Việt ta là xài xe máy kín đường như thế, nhà nghèo thì một hai cái, nhà giàu thì ba bốn năm sáu, xe máy từ là đồ trang sức, là của để dành, trở thành vật dụng thông thường.

Cấm xe máy: Cú đấm và thói quen
 Xe máy là vật dụng phổ biến và rất cần thiết của người Việt.

Cứ tốc độ này, xe máy sẽ chen người và choán hết chỗ của người. Con người phải sống chung và tranh cướp không gian chật chội với xe máy. Nó từ chỗ là vật dụng thân thuộc hữu ích trở thành… tội nợ. Xe máy khiến người ta lười một cách khủng khiếp. Bước chân ra khỏi nhà là phải xe máy, dăm bước chân cũng xe máy. Dẫu hoàn toàn không muốn lấy nước ngoài để so sánh, nhưng đúng là mấy nước mà tôi từng qua, xe máy rất ít, có những nơi hầu như không có như Singapore, thế mà đất nước của họ vẫn phát triển, vẫn không có ai chết vì phải… đi bộ, đi tàu điện ngầm, đi xe bus.

Tất nhiên, để hạn chế rồi tiến tới cấm xe máy thì nhà nước cũng phải bảo đảm điều kiện để thay thế, nhưng không có nghĩa là con người không phải đi bộ. Để đến bến xe bus, bến tàu điện ngầm… vẫn phải đi bộ, trung bình năm trăm mét đến một cây số. Và thú thật, tôi rất thích ngắm các cô gái mặc váy công sở chân tăm tắp đi thoăn thoắt ở các ga xe bus hoặc tàu điện ngầm bên Singapore. Trời cho cái dáng chuẩn thế, cặp chân đẹp thế, không đi bộ để khoe cũng phí. Nhưng phải nói thêm, là đường phải thông, hè phải thoáng và rất ít bụi để các cô có dịp khoe.

Cũng như thế, chúng ta đã hô hào cải cách giáo dục suốt mấy chục năm nay rồi, năm nào cũng cải cách, cuối cùng cứ loay hoay để… trở về như cũ. Tức là không có một cải cách quyết liệt, từ gốc, mà ta cứ nhắm vào mấy kỳ thi, lấy các kỳ thi làm gốc trong khi thi tốt nghiệp thì toàn gần 100% là đỗ và lấy đấy là thước đo sự ưu việt của nền giáo dục.

Bởi nếu chỉ có mình ngành giáo dục thì không thể cải cách gì được hết, khi mà các cơ quan nhà nước khi tuyển dụng lại dựa vào bằng cấp. Thế là bằng mọi giá người ta phải có một cái bằng, các cơ sở đào tạo mọc ra như nấm để đáp ứng nhu cầu bằng này. Khi tuyển dụng tiến thêm một bước là cộng điểm tốt nghiệp thì các trường tư thục, các trường yếu thế hơn lại bỗng nhiên có giá hơn công lập, bởi học ở đấy dễ… giỏi hơn, điểm cộng sẽ cao hơn. Đương nhiên, họ được tuyển, và cái vòng “cộng” ấy gạt bớt người giỏi ra ngoài…

Nếu không cải cách triệt để từ chuyện học, chuyện thi đến tuyển dụng thì người giỏi vẫn không có nơi làm việc và người kém sẽ vẫn được ngồi chễm chệ ở cái nơi mà lẽ ra họ không nên và không được phép ngồi.

Biết thế, nhưng ai là người ra cú đấm cuối cùng.

Chúng ta giờ hay dựa theo dư luận. Có những chuyện nghe theo dư luận là đúng như chuyện mấy ông bà ngồi nghĩ ra chuyện ngực lép không được lái xe, hay việc cộng điểm cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng...

Nhưng có những chuyện dư luận nảy ra từ những thói quen. Chúng ta đã quen đã thi tốt nghiệp thì không được 100% cũng phải đỗ 98%, dưới đấy là không được, có đủ lý do để không thể được, nên có năm nào đấy, thử thít lại một cái, thế là ào ào như ong vỡ tổ, như ngày tận thế đã đến, nên rồi lại… thi đợt 2, và… như cũ.

Cũng vậy là cái thói quen chạy xe máy từ trong nhà ra đường, để rồi hòa vào cái dòng xe như một dòng sông khổng lồ không chảy. Ngay cả đi bộ thể dục buổi sáng buổi chiều thì cũng chạy xe máy đến nơi gửi xe rồi mới đi. Xong lại cưỡi xe máy về…

Thôi thì trong khi chưa đâu vào đâu, cứ phải chờ vậy.

Chờ cũng là một thói quen, biết làm sao được…
31/07/2014 22:08
Theo Khampha.vn

Tạ Phong Tần bị ngộ độc trong tù (Huỳnh Bá Hải)


“…Trong lịch sử Việt nam chưa có chế độ nào mà tù nhân bị ngược đãi như thời cộng sản. Nhà cầm quyền tìm mọi cách làm khó dễ và làm tiền gia đình tù nhân. Ngay cả mỗi tù nhân trong tù là một công cụ cho cai tù lợi dụng làm tiền bằng mọi cách…”


 
taphongtan02
Chị Tạ Minh Tú là em gái của chị Tạ Phong Tần từ Bạc Liêu ra đến Thanh Hóa thăm nuôi chị Tần về cho hay toàn bộ vụ chị Tạ Phong Tần bị âm mưu ngộ độc trong tù.
Ngày 24/7/2014 trong cú điện thoại đột xuất của chị Tần từ phòng Y tế của trại giam gọi về báo tin chị Tần bị ngộ độc thực phẩm đang điều trị. Vậy là ngày 25/7 chị Tạ Minh Tú tức tốc mua vé máy bay từ Sài Gòn đi thẳng Thanh Hóa cho kịp ngày thăm nuôi 25/7. Theo chị Tạ Minh Tú  bây giờ có đường bay thẳng từ Sài Gòn đi Thanh Hóa nên cũng đỡ hơn nhưng chuyến trước phải ra Hà Nội rồi đi xe ngược trở vô gần 200 km nữa.
Chị Tạ Phong Tần hiện nay bị giam giữ trong trại giam số 5 thuộc huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa, Từ thành phố phải đi xe ôm khoảng 40 km mới đến trại giam số 5 này. MỖi lần thăm nuôi chỉ vỏn vẹn 1 tiếng đồng hồ . Lúc nào cũng có 3 hay 4 công an đứng canh mình nói chuyện. Hễ nói đến chuyện trong tù, hay đụng chạm đề cập đến các tù nhân hay cuộc sống trong tù là công an lôi vào ngay và kết thúc cuộc thăm nuôi ngay lập tức. Cho dù quy định là 1 tiếng nhưng mới gặp mà đề cập chưa đầy 1 phút cũng bị lội ngược trở vô.
Theo chị Minh Tú thì mỗi tháng các tù nhân được 5 phút gọi về người nhà. Nhưng hễ đề cập đến chúng nó (công an trong tù) là bị cúp máy ngay. Kỳ rồi chị Tần gọi về trong điện thoại chị Tú nghe có vẻ hụt hơi báo tin chị Tần bị ngộc độc thực phẩm đang điều trị. Điều đặc biệt là trong buồng giam này 75 người thì chỉ duy nhất 1 mình chị Tạ Phong Tần bị ngộ độc. thực phẩm
Khi chí Minh Tú từ Bạc Liêu ra Thanh Hóa ngay trong ngày đi thăm nuôi thì chị Tần đã có phần đỡ hơn có thể trở về buồng giam. Hai chị em chỉ nói chuyện thăm hỏi chứ không dám đề cập gì đến cuộc sống hà khắc trong tù.
Theo chị Tú thì chị Tần bây giờ mắt đã cận trên 2 độ. Kỳ rồi chị Tú mua mắt kiếng gọng sắt thì công an bắt buộc đổi qua gọng nhựa (mũ) mới cho vào. Mỗi lần thăm nuôi phải qua một khâu kiểm tra nghặt nghèo. Điện thoại bị thu giữ , từng món thăm nuôi bị cán bộ cai tù lục tung săm soi từng món. Chị Minh Tú cho biết là mình chỉ gởi hàng khô, quần áo, thuốc men, chứ đồ tươi như rau quả, thịt cá thì trong trại giam có vợ con của các công an cai tù này bán với giá cắt cổ. Chẳng hạn như 1 trái chuối có giá là 5000 VND. Tù nhân phải mua 50 000 VND được vài cộng rau muống già chát. Một gói mì tôm là 20 000 VND...
Trong chuyến thăm nuôi này thì chị Tạ Phong Tần có hỏi thăm về chị Tân vợ anh Điếu Cày, hỏi thăm về các cha của Dòng Chúa Cứu Thế và đặc biệt kỳ này chị Tần hỏi thăm về cuốn sách của anh Tưởng Năng Tiến. Chị tần hỏi thăm chị Tú có liên lạc với anh Tưởng Năng Tiến được không thì chị Tạ Minh Tú cho hay là lâu rồi không có liên lạc gì với anh Tưởng Năng Tiến và gia đình cũng qua đây muốn nhắn gởi với anh Tiến là họ muốn liên lạc với anh Tiến.
Chị Minh Tú kể lại là trong các chuyến thăm nuôi khi mình ra khỏi trại giam thì công an cũng chạy theo theo dõi mình. Khi vào quán ăn lấy sức, công an cũng vô quán ngồi bàn bên cạnh quay phim muốn đe dọa mình. Khi về đến nhà trọ thì công an cũng theo canh giữ. 
Vì đường đi khó khăn từ Bạc Liêu ra đến Thanh Hóa rất khó khăn nên thay vì đi thăm nuôi mỗi tháng thì chị Minh Tú 2-3 tháng mới đi thăm nuôi 1 lần. Tháng nào không đi thăm nuôi phải gởi đồ qua bưu điện 15 ngày sau chị Tần mới nhận. Nhưng cũng chỉ gởi đồ khô và quần áo thuốc men. Mỗi lần thăm nuôi mới có trái cây, rau quả và thịt cá tươi. Những chuyến thăm nuôi như thế chị Tần hay chia sẻ cho các tù nhân khó khăn khác trong tù. Nến các tù nhân trong buồng giam cũng ít nhiều có thiện cảm với chị Tạ Phong Tần. Theo chị Minh Tú thì trại giam không hạn chế số tiền mình gởi cho thân nhân. Nhưng gia đùnh chỉ có khả năng gởi mỗi tháng là 2 triệu đồng. Nhưng chừng đó tiền so với vật giá do vợ con các cai tù bán với giá cắt cổ trong tù thì rất chật vật.
Kết thúc cuộc nói chuyện chị Tạ Minh Tú cám ơn những tấm lòng bà con xa gần trong và ngoài nước còn quan tâm đến chị Tạ Phong Tần. Chị Minh Tú cũng mong muốn các anh em dân chủ tại Thanh Hóa giúp đỡ chị Tú trong những chuyến thăm nuôi chị Tạ Phong Tần sắp đến.
Trong lịch sử Việt nam chưa có chế độ nào mà tù nhân bị ngược đãi như thời cộng sản. Nhà cầm quyền tìm mọi cách làm khó dễ và làm tiền gia đình tù nhân. Ngay cả mỗi tù nhân trong tù là một công cụ cho cai tù lợi dụng làm tiền bằng mọi cách.Từ người phát ngôn Bộ ngoại giao, báo đài lem lẻm chối là ở Việt Nam không có tù chính trị và tù nhân lương tâm, nhưng thực tế trong tù có sự phân biệt đối xử giữa tù thường phạm và tù chính tri.
Huỳnh Bá Hả