Sunday, March 16, 2014

Crimea: Obama-Putin "to tiếng" trên điện thoại, TQ nói bình tĩnh

theo BBC | 17/03/2014 12:09


Kremlin cho biết TT Obama đã chủ động gọi cho TT Putin ngay sau cuộc bỏ phiếu ở Crimea, trong lúc mối quan hệ Nga - Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tỏ dấu hiệu cho thấy nước ông sẽ đưa ra thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, cảnh báo nước này rằng Mỹ và các đồng minh sẽ ‘không bao giờ chấp nhận’ cuộc bỏ phiếu ly khai của Crimea hôm Chủ nhật ngày 16/3.
‘Sẽ trừng phạt tiếp’
Trong một cuộc điện đàm sau khi có kết quả, Obama nói với người đồng cấp Nga Vladimir Putin rằng cuộc trưng cầu dân ý này ‘vi phạm Hiến pháp Ukraine’.“Tổng thống Obama nhấn mạnh rằng cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea, vốn vi phạm Hiến pháp Ukraine và diễn ra dưới sức ép của quân đội Nga, sẽ không bao giờ được Mỹ và cộng đồng quốc tế công nhận,” Nhà Trắng ra thông cáo viết.Obama cảnh báo rằng ‘hành động của Nga là xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và Hoa Kỳ phối hợp với các đối tác châu Âu chuẩn bị bắt Nga phải trả thêm cái giá cho hành động của họ’.Trước đó, Điện Kremlin đã cho biết cuộc gọi này là do phía Mỹ chủ động trong lúc mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đã xuống đến mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.
Về phần mình, Tổng thống Nga Putin nói với Obama rằng cuộc trưng cầu dân ý là ‘hoàn toàn hợp pháp’ và ‘phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc’.Các lãnh đạo lâm thời Ukraine đã gọi cuộc bỏ phiếu ở Crimea là ‘bất hợp pháp’ bởi vì khu tự trị này trên thực tế đã nằm dưới sự kiểm soát của người Nga kể từ đầu tháng.Obama nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng này có thể vẫn được giải quyết bằng biện pháp ngoại giao nhưng chỉ chừng nào ‘các lực lượng quân đội Nga không tiếp tục hoạt động trong lãnh thổ Ukraine’ và ‘tập trận quy mô lớn dọc biên giới với Ukraine’.
Nhật lên tiếng
Hôm thứ Hai ngày 17/3, Nhật Bản lên tiếng rằng họ ‘kêu gọi mạnh mẽ’ Nga ‘đừng sáp nhập Crimea’.“Đất nước chúng tôi không đồng tình với kết quả’ cuộc trưng cầu dân ý,” ông Yoshihidi Suga, chánh văn phòng nội các Nhật, phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ.“Nhật kêu gọi mạnh mẽ Nga hãy tuân thủ hoàn toàn luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và không sáp nhập Crimea,” ông nói.Ông Suga nói Nhật sẽ hợp tác với các nước khác trong nhóm G7 để xử lý cuộc khủng hoảng ở Crimea.Tokyo đã bắt đầu nghiên cứu các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, nhật báo Nikkei của Nhật dẫn nguồn từ quan chức giấu tên của Chính phủ Nhật đưa tin hôm 16/3.Kết quả sơ bộ cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea cho thấy đa số người dân muốn sáp nhập Nga
Kết quả sơ bộ cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea cho thấy đa số người dân muốn sáp nhập Nga
Trước đây, hôm 15/3, Tổng thống Pháp Francois Hollande nói rằng nước ông ‘sẽ không công nhận cuộc trưng cầu dân ý giả hiệu’ này.Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius thì cho rằng cuộc trưng cầu dân ý này ‘càng phi pháp hơn’ vì ‘được tổ chức dưới sự đe dọa của lực lượng chiếm đóng Nga’."Cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea càng phi pháp hơn vì được tổ chức dưới sự đe dọa của lực lượng chiếm đóng Nga."Ngay cả nước Anh, vốn cùng với Đức đã tỏ thái độ thận trọng hơn với Nga, cũng nói rằng ‘đã đến lúc’ đưa ra những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với Moscow, theo hãng tin Pháp AFP.Về phần mình, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông hôm 17/3 đã lặp lại lời kêu gọi bình tĩnh và kiềm chế ở Ukraine.Phát biểu trước phóng viên trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm châu Âu vào cuối tháng này, ông Lý nói rằng ‘đàm phán chính trị’ là cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine.Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu sắp nhóm họp vào ngày 17/3 để cân nhắc việc cấm thị thực và đóng băng tài sản một số quan chức hàng đầu của Nga.

Cơ trưởng cướp máy bay để phản đối phạt tù lãnh đạo đối lập?

theo Một thế giới | 16/03/2014 11:41

Đang dấy lên giả thuyết rằng chính cơ trưởng đã không tặc máy bay Malaysia để phản đối chính phủ bỏ tù lãnh đạo đối lập vì đồng tính, hành vi bị coi là bất hợp pháp ở quốc gia này.

Cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah là một người ủng hộ nhiệt tình đối với lãnh tụ đảng đối lập Anwar Ibrahim. Ông này cũng bị kết án 5 năm tù vào ngày 7.3, chỉ vài giờ trước khi chiếc MH370 biến mất vào rạng sáng ngày hôm sau cùng với 239 người trên đó, theo thông tin tiết lộ từ tờ Sunday Mirror.
Bản án dành cho ông Ibrahim cũng đã kích động làn sóng lên án trên toàn quốc.
Một manh mối khác cho biết vợ cùng ba con của cơ trưởng Shah cũng đi khỏi nhà một ngày trước sự mất tích bí hiểm của chiếc máy bay.
Một số thông tin mới đang dần được hé lộ sau khi thủ tướng Najib Razak trong buổi họp báo vào thứ Bảy (15.3) đã xác nhận chiếc Boeing 777 đã bị một ai đó "cố tình" chuyển hướng, thay vì theo lộ trình từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh.
Các nhà điều tra trước đó cũng cho biết các thiết bị liên lạc trên máy bay đã bị tắt, đó là lý do nó biến mất khỏi màn hình theo dõi của bộ phận kiểm soát không lưu sau khi cất cánh được hơn một tiếng đồng hồ. Sau khi ngắt liên lạc với mặt đất ở vị trí biển Đông, chiếc máy bay vẫn bay thêm 7 tiếng đồng hồ nữa, điều này khiến các nhà điều tra không khỏi nghi ngờ các phi công có dính líu.
Để tìm hiểu manh mối, cảnh sát đã tiến hành lục soát ngôi nhà của cơ trưởng Shah ở ngoại ô Kuala Lumpur vào chiều thứ 15.3. Họ đã luc soát hai tiếng đồng hồ và mang đi nhiều túi nhỏ được tin là có chứa bằng chứng trong đó.
Cảnh sát cũng phát hiện cơ trưởng Shah đã thiết lập một mô hình máy bay Boeing 777 trong nhà.Trên các trang mạng xã hội như Twitter và YouTube, Shah ủng hộ các nhóm nhân quyền, đồng thời cũng là một nhà vận động đối với quyền tự do sử dụng Internet ở Malaysia, vốn bị cho là kiểm soát nghiêm ngặt bởi chính phủ.
Lãnh đạo đối lập- Anwar Ibrahim cũng đã kêu gọi các nhà hoạt động biểu tình trên đường phố và Capt Zaharie cũng bấm nút like các video clip mà ông đã tải lên YouTube.
Các chuyên gia đánh giá nhiều khả năng chiếc máy bay đã bay qua 14 nước và hạ cánh an toàn xuống Kazakhstan hay bị đâm xuống Ấn Độ Dương.
Tuy nhiên, nếu chiếc MH370 bay qua không phận các nước khác, chắc chắn lượng phòng không các nước sẽ phản hồi, nhưng hầu như không có. Điều này đang dấy lên một giả thuyết mới là liệu chiếc máy bay này cũng có thể đã bay đến Nam Cực.

Người đàn ông chết bên vũng máu, thi thể có nhiều vết cắt Lâm Phương

 theo Trí Thức Trẻ | 17/03/2014 10:42

(Soha.vn) - Gọi cửa mãi không thấy động tĩnh gì, những người trong khu nhà trọ phá cửa thì kinh hoàng phát hiện ông Đạt nằm bất động bên vũng máu trên người có nhiều vết cắt.

Sáng ngày 17/3, Công an quận Bình Tân, TP.HCM đang điều tra làm rõ nguyên nhân cái chết của ông Trần Tấn Đạt (63 tuổi, quê ở tỉnh Bến Tre).
Trước đó vào khoảng 21h ngày 16/3 nhiều người trong xóm trọ tại số 25/5 quốc lộ 1 (P. Tân Tạo A, Q. Bình Tân) gọi điện cho ông Đạt nhưng không được nên thông báo sự việc cho con dâu là chị Mai. Chị Mai và một số người trong khu trọ gọi nhưng không thấy ông Đạt trả lời. Nghi có chuyện nên những người trong khu trọ phá cửa vào thì kinh hoàng khi phát hiện ông Đạt nằm bất động bên vũng máu, trên người có nhiều vết cắt.
Khu trọ nơi phát hiện ông Đạt chết bên vũng máu, thi thể nhiều vết cắt
Khu trọ nơi phát hiện ông Đạt chết bên vũng máu, thi thể nhiều vết cắt
Nhận tin báo Công an quận Bình Tân có mặt phong tỏa hiện trường để điều tra vụ việc. Phía trong, thi thể ông Đạt nằm cạnh chiếc tủ để hàng tạp hóa bị vỡ thành nhiều mảnh.
Đến 4h sáng 17/3, thi thể ông Đạt được đưa về nhà xác để khám nghiệm tử thi.
Được biết, ông Đạt làm quản lý khu trọ hơn 40 phòng giúp chị gái. Ông Đạt ở một mình và bán tạp hóa ở căn phòng đầu tiên. Một ngày trước khi xảy ra vụ việc ông Đạt bắt đầu đi gom tiền phòng.

Một phụ nữ bị tra tấn bằng dây sắt nung nóng

theo Báo Đồng Nai | 17/03/2014 11:37

Một nhóm người đã dùng các nhục hình như: sợi dây sắt nung nóng, dùng kềm kẹp đầu ngón chân, ổ khóa và lò than hơ nóng bàn tay, chân để hành hạ chị Kết.

Chị Nguyễn Thị Kết (28 tuổi, quê Thanh Hóa), hiện đang ở nhờ tại quán cơm gà Phan Rang (số 745, đường Phạm Văn Thuận, KP.5, phường Tam Hiệp, TP Biên Hòa, Đồng Nai).
Chiều 14-3, chị bị chủ quán cơm là Đào Văn Lưu và một nhóm thanh niên tra tấn tàn nhẫn ngay tại quán cơm vì nghi ngờ chị Kết ăn cắp chiếc máy tính xách tay và 5 triệu đồng.
Theo lời kể của chị Kết, nhóm người này đã dùng các nhục hình, như: sợi dây sắt nung nóng, dùng kềm kẹp đầu ngón chân, ổ khóa và lò than hơ nóng bàn tay, chân, khiến chị bị chấn thương phần mềm toàn thân, nhiều vết bỏng trên khắp mặt và cơ thể. Ngoài ra, chị Kết còn có biểu hiện hay hoảng hốt, giật mình, van xin khi có người tới gần…
Ngoài những chấn thương trên cơ thể, chị Kết đang bị hoảng loạn tâm lý.
Ngoài những chấn thương trên cơ thể, chị Kết đang bị hoảng loạn tâm lý.
Vụ việc hiện đang được Công an phường Tam Hiệp phối hợp Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Biên Hòa điều tra làm rõ.

SV Nguyễn Phương Uyên: Đề nghị Giám đốc thẩm hủy bản án Phúc thẩm

VRNs (17.03.2014) – Bình Thuận – Sinh viên Nguyễn Phương Uyên, người đang chịu bản án ba năm tù treo vì bị quy tội Tuyên truyền chống phá nhà nước CHXNCNVN, theo điều 88 BLHS. Tuy nhiên, ngay trong phiên tòa Sơ thẩm và Phúc thẩm diễn ra tại tỉnh Long An trong năm 2013 vừa qua, sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã tự biện hộ cho mình rằng “Chống đảng Cộng sản thì không phải chống nhà nước”. Điều này quả đúng như vậy, vì không thể đồng hóa một tổ chức của ba triệu thành viên với một tổ quốc có 90 triệu dân với lãnh thổ và lãnh hải được cả thế giới công nhận.
VRNs xin chuyển đến quý độc giả nội dung chính của Đơn kháng cáo đề nghị Giám đốc thẩm của nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên.
—-

140317001















Tôi tên : NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN,sinh năm 1992.
Địa chỉ : thôn Lâm Giang – xã Hàm Trí – huyện Hàm Thuận Bắc – tỉnh Bình Thuận.

Trân trọng trình bày
1. Ngày 16/05/2013 Tòa án nhân dân tỉnh Long An ra Bản án sơ thẩm số 37/2013/HSST tuyên tôi phạm tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (“Bản án sơ thẩm số 37/2013/HSST”).
2. Không đồng ý với kết luận của Bản án sơ thẩm số 37/2013/HSST nên tôi làm đơn kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm. Ngày 16/08/2013 Tòa án nhân dân tối cao tại TP.HCM ra Bản án phúc thẩm số 838/2013/HSPT (“Bản án phúc thẩm số 838/2013/HSPT”).
3. Xét thấy Bản án phúc thẩm số 838/2013/HSPT có kết luận không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. Cụ thể: Tôi nhận thấy bản thân không hề vi phạm điều 88 Bộ luật Hình sự “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, việc tòa án sơ và phúc thẩm buộc tội tôi là hoàn toàn dựa trên nhận định chủ quan, cả hai bản án đã tuyên là vô căn cứ, không hề có cơ sở pháp lý chứng minh tôi phạm tội.
Hơn thế nữa những gì ghi trên hai bản án là không đúng sự thực, như việc kết luận tôi nhận tội, đồng ý đã vi phạm điều 258 BLHS (tại trang 8 bản án số 838/2013/HSPT). Kết luận này hoàn toàn không căn cứ, sai sự thực, vì chưa bao giờ tôi nhận tội hoặc thừa nhận có hành vi “tuyên truyền chống nhà nước”. Những lời nói, việc tôi làm là phù hợp Hiến pháp cũng như pháp luật hiện hành. Tôi, sinh viên, công dân Việt Nam tôi góp tiếng nói “tham gia quản lý nhà nước và xã hội, thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước…” là quyền và nghĩa vụ như Điều 53 Hiến pháp 1992 minh định. Mặt khác trong suốt quá trình tiến hành tố tụng, chưa có cơ quan nhà nước nào đứng ra buộc tôi đã “tuyên truyền chống họ”, chống như thế nào, hậu quả chống ấy của tôi gây ra như thế nào?… Không có căn cứ chứng minh cụ thể là vi phạm Điều 63 BLTTHS. Ngay cả Bản án phúc thẩm cũng chưa thống nhất khi lúc thì cho rằng tôi “cũng đề nghị xem xét…để giảm nhẹ hình phạt” (trang 8), lúc thì ghi: “Đối với bị cáo Uyên kêu oan…” (trang 9). Đến trang 11 thì xét thấy: “Đối với bị cáo Nguyễn Phương Uyên kháng cáo cho rằng không phạm tội…”. Hay trang 8 ghi nhận rõ: “Bị cáo Nguyễn Phương Uyên trình bày (tại Tòa): Bị cáo không phạm tội ở Long An…Tòa án Tỉnh Long An xét xử bị cáo là không đúng thẩm quyền. Bị cáo không chống nhà nước mà chỉ chống đảng cộng sản Việt Nam, đảng cộng sản không phải là nhà nước nên bị cáo không phạm tội theo Điều 88 BLHS….”
Trước đây, Bộ luật Hình sự năm 1995 có tội danh: “các tội chống nhà nước xã hội chủ nghĩa anh em” (Điều 86), nhưng nay Bộ luật Hình sự 2000 đã bỏ tội danh này. Căn cứ Điều 2 Bộ luật Hình sự: “Chỉ một người phạm một tội đã được BLHS qui định mới phải chịu trách nhiệm”, như vậy, việc tôi chống Trung Quốc không phải là tội phạm. Cũng vậy, Bộ luật Hình sự không có tội danh nào qui định hình phạt đối với “người nào chống đảng CS”, tôi cũng không phải đảng viên, vì vậy không thể cho rằng tôi chống đảng (nếu có) là chống nhà nước được. Điều 2 Hiến pháp 1992 qui định: “Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…” hoàn toàn không có từ nào nói “nhà nước là của đảng, quyền lực nhà nước là của đảng…”. Thế nên việc tôi “sử dụng hai mảnh vải trắng, lấy máu pha loãng với nước, rồi dùng ngón tay chấm viết, một mảnh có nội dung phỉ báng đảng cộng sản Việt Nam, mảnh vải còn lại có nội dung về Trung Quốc” (trang 3) không thể dùng làm căn cứ kết tội tôi là “chống nhà nước” được.
Trong khi cả bộ máy nhà nước đang khẩn trương từng ngày, từng giờ chống tham nhũng (tiêu cực) và lòng dân đang sôi sục chống giặc ngoại xâm (giặc Tàu) thì chính kiến của tôi ủng hộ những việc làm này là có công chứ không có tội.
Tòa án kết tội tôi, buộc tôi phải chịu án tù treo, 10 tháng 2 ngày giam giữ oan ức, và bị phân biệt đối xử. Tôi yêu cầu cơ quan chức năng có thẩm quyền xét lại vụ án, trả lại sự trong sạch, vô tội cho một nạn nhân như tôi.

KIẾN NGHỊ
Qua toàn bộ nội dung trình bày trên, để đảm bảo sự thật khách quan, đảm bảo tôn trọng pháp luật, đảm bảo quyền công dân, kính đề nghị Quý lãnh đạo xem xét giải quyết: Có kháng nghị theo trình tự Giám đốc thẩm đối với Bản án phúc thẩm số 838/2013/HSPT để xét xử Giám đốc thẩm quyết định hủy bản án phúc thẩm số 838/2013/HSPT và đình chỉ giải quyết vụ án.
Trân trọng,
NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN

Tài xế bắt hành khách quỳ xin lỗi rồi đánh trọng thương

17-03-201409:00:28 |Theo Pháp Luật TP HCM

Chiếc xe dù không chịu chạy, ba hành khách sốt ruột đòi bắt xe buýt đi cho nhanh nhưng bị nhà xe bắt phải quỳ xin lỗi và hành hung đến bị thương.

Ngày 16/3, ông Nguyễn Như Tạo, Trưởng công an xã Hòa An, huyện Phú Hòa (Phú Yên), cho biết, sáng 15/3, ba anh Trần Văn Cường (25 tuổi), Trần Xuân Vinh (27 tuổi, ở Phú Yên), Trần Văn Phượng (21 tuổi, Nghệ An) cùng bảy người thân trong gia đình từ TP.HCM về quê để dự đám cưới.

Tài xế bắt hành khách quỳ xin lỗi rồi đánh trọng thương 1
Ảnh minh họa
Khi đến ngã tư thuộc xã Hòa An, cả gia đình trên đón xe khách Anh Tuấn (loại 16 chỗ ngồi) để về Sơn Hòa. Lên xe hơn 20 phút nhưng xe vẫn không chạy, cứ lòng vòng đón khách nên các anh Cường, Vinh yêu cầu xe chạy vì gia đình đang có việc gấp. Tài xế Huỳnh Duy Nam (32 tuổi, ngụ phường 1, TP Tuy Hòa, Phú Yên, điều khiển xe khách 78K- 8226) to tiếng, gây sự dẫn đến hai bên đánh nhau. Tài xế Nam đã dùng ống tuýp đánh hành khách.
Ông Võ Thái Hùng, cán bộ Thanh tra - kiểm soát DNTN Vận tải và du lịch Cúc Tư (TP Tuy Hòa), người trực tiếp chứng kiến sự việc, cho biết lúc 7h40 ngày 15/3, ông thấy khoảng 10 hành khách từ trên xe khách Anh Tuấn bước xuống đón xe buýt.
Khi những hành khách này lên xe buýt thì tài xế và phụ xe của xe khách ngăn cản, đứng chặn giữa đường không cho xe buýt chạy. Ngay sau đó, tài xế cùng phụ xe huy động hơn 10 thanh niên đến vây đánh nhóm hành khách trên.
“Họ hung hãn nhảy lên xe buýt, kéo hai hành khách xuống đánh đấm tại chỗ ngay trước mặt nhiều người. Họ dùng dây thắt lưng, cây gậy đánh bổ liên tiếp vào đầu hành khách. Họ bắt những hành khách này phải quỳ xuống xin lỗi thì mới tha. Khi hành khách không quỳ, họ tiếp tục lao vào đánh đấm làm ba người bị thương. Tôi cùng một số người nhảy vào can ngăn rồi đưa hành khách lên xe buýt, sau đó gọi báo cảnh sát 113” - ông Hùng kể.
Theo cảnh sát 113 Phú Yên, khi lực lượng này đến thì xe khách Anh Tuấn đã bỏ chạy. Cảnh sát 113 truy đuổi một đoạn thì bắt được chiếc xe khách, đưa đến trụ sở công an xã Hòa An.

Video:Tàu ngầm Kilo thứ 3 đã đến Việt Nam

Tàu ngầm ..bằng bao nylon ..đã thành công..đảng ta quang vinh..

Chuyện không tin nổi: Học sinh chui vào túi nilông để... qua suối!

17-03-201410:28:13 |Theo Tuổi Trẻ

Vào mùa lũ, các thầy cô giáo, học sinh ở bản Sam Lang phải chui vào túi nilông và nhờ người biết bơi kéo qua suối - Ảnh trích từ clip của cô giáo Tòng Thị Minh.

Chúng tôi đi trên cung đường dài 18 cây số từ trung tâm xã Nà Hỳ vào bản. Nhưng ấn tượng của cung đường này không chỉ là những con dốc dựng đứng, những vực sâu hun hút mà sơ sẩy một chút có thể đánh đổi cả sinh mạng mình.
Thầy giáo Lò Văn Chiến dù quá quen với cung đường này song không ít lần khiến tôi thót tim khi ngồi sau chiếc xe máy của thầy.
Nhất là những đoạn dốc dựng đứng mà đất dưới nền đường đã vụn thành một lớp bột mịn như rây, dày cả tấc.
Bánh xe không bám được vào nền đường, cứ thế trượt dài trong mớ bột đất tơi mịn dù đã đạp thắng xe hết cỡ, trong khi bên vệ đường là vực sâu hun hút.
Liều mình vượt suối
“Tất cả vì học sinh thân yêu”
“Tất cả vì học sinh thân yêu” là câu khẩu hiệu được viết rất trang trọng trên tường của nhiều ngôi trường. Nhưng ở Sam Lang, “tất cả vì học sinh thân yêu” không hề là câu khẩu hiệu, nó hiện ra cụ thể trên chặng đường mà các thầy cô giáo như cô Minh, thầy Quý, thầy Sen, thầy Trường, thầy Chinh... đang mang con chữ đến với học sinh của mình. Câu khẩu hiệu đó được cụ thể hóa và có khi đầy nguy hiểm như câu chuyện vượt suối mùa lũ bằng túi nilông mà chúng tôi vừa kể!
Khi gặp cô giáo Tòng Thị Minh, giáo viên mẫu giáo đang dạy ở điểm trường Sam Lang, nhắc lại chặng đường vừa đi từ Na Hỳ vào Sam Lang và bày tỏ sự khâm phục với “tay lái lụa” của các cô giáo khi hằng tuần đi về trên chặng đường này, cô Minh cười bảo: “Các anh đi hôm nay trời khô ráo, quá sướng, vào đây mùa lũ thì các anh phải xem cái này!”.
Nói rồi cô Minh mở điện thoại cho chúng tôi xem một đoạn clip cảnh vượt suối đến trường vào mùa lũ mà tôi tin chắc chưa ở đâu trên thế giới này có kiểu qua suối kỳ lạ như thế.
Đã từng xem những thước phim về “đu dây qua sông”, ôm can nhựa, ôm thân chuối bơi qua sông... nhưng đoạn clip cô giáo Minh quay bằng điện thoại và mở cho xem nằm ngoài tất cả sự tưởng tượng của chúng tôi.
Trong chiếc điện thoại của cô giáo Tòng Thị Minh, đoạn clip quay cảnh các cô giáo đứng bên bờ suối, nước xiết cuồn cuộn.
Rồi các cô chui vào những bao nilông và ngồi lọt thỏm trong bao cho miệng bao trùm kín quá đầu. Những thanh niên trai bản biết bơi sẽ túm gọn miệng bao “đựng” cô giáo và kéo các cô - lúc này nằm im trong túi nilông ấy - để bơi vượt qua suối. Một tay túm miệng bao, một tay sải nước bất chấp con suối mùa lũ đang băng băng chảy xiết.
Tất nhiên các cô giáo nằm im và nín thở khi nằm trong cái “phao túi bóng” ấy. Nói dại, nước thì xiết, cái túi nilông mỏng manh, nhỡ tuột tay hay các cô cựa quậy vì ngộp làm cái túi mỏng manh kia rách thì tính mạng các cô giáo sẽ thế nào giữa dòng suối ấy đây?
Thấy chúng tôi quá quan tâm tới đoạn phim quay cảnh vượt suối mùa lũ có một không hai này, cô Minh bảo: “Ôi chuyện bình thường mà, chúng em chỉ có cách đó qua suối thôi chứ chả cây cầu nào chịu được lũ rừng cả”.
Con suối cô Minh quay cảnh tượng “rùng rợn” kia là suối Nậm Pồ, đoạn giáp ranh giữa hai bản Lai Khoang và Sam Lang, trên trục đường từ trung tâm xã vào tận đường biên giới Việt - Lào.
Cô Minh bảo: “Hồi tháng 9-2013 em bắt đầu chuyển từ Nà Bủng về điểm trường này. Lần đầu gặp lũ không biết làm thế nào để đi qua thì thấy dân bản đều “vượt lũ” bằng cách này nên cũng liều mình làm theo”.
Hôm đó cô Minh đi cùng với cô giáo Huệ, dạy ở Nậm Chua. Cô Huệ nhìn thấy thế hơi hãi không dám qua, vậy là cô Minh đánh bạo chui vào bao và nhờ dân bản đưa qua suối.
Qua tới bờ bên kia, cô Minh vừa gọi với sang động viên cô Huệ, trong clip còn có tiếng của cô Minh:“Chui vào đi, chui vào đi, chị to hơn em mà còn chui được vào cơ mà...”.
Vừa gọi cô vừa lấy chiếc điện thoại quay cảnh cô Huệ qua suối trong túi nilông làm kỷ niệm vì quá... ấn tượng. Nhìn cô Huệ vừa được đưa qua suối, chừng ngộp thở bởi bị nhốt kín trong bao, nét mặt thất thần.
Chuyện không tin nổi: Học sinh chui vào túi nilông để... qua suối 1
  
Chuyện không tin nổi: Học sinh chui vào túi nilông để... qua suối 2
  
Chuyện không tin nổi: Học sinh chui vào túi nilông để... qua suối 3
Chiếc cầu treo còn trong mơ ước
Nhìn nguy hiểm chết người như thế, nhưng khi đã qua được rồi thì những lần sau gặp lũ dâng ngập cầu các cô cứ bình tĩnh chui vào bao nilông rồi nhờ dân bản vừa bơi vừa kéo cái túi qua suối.
“Em thấy cũng bình thường như... cân đường hộp sữa thôi mà!” - cô Minh hài hước.
Chuyện không tin nổi: Học sinh chui vào túi nilông để... qua suối 4
Cô giáo Tòng Thị Minh và học sinh của mình tại bản Sam Lang - Ảnh: Ngọc Quang
Cô còn một đoạn clip khác quay cảnh vượt suối của học trò, bởi không chỉ các cô giáo, nhiều phụ huynh cũng đưa con vượt suối đến trường bằng cách ấy.
Tất nhiên các em còn bé nên chuyện để các em vào bao nilông xem ra dễ dàng hơn. Trong clip, những ông bố cứ đặt con vào bao rồi tóm lấy miệng túi nhấc bổng và kéo ra suối, bất chấp dòng nước xiết chảy băng băng.
Nằm gọn trong chiếc túi, qua bên kia suối vẫn khô ráo áo quần. Thật tình, so với cảnh “đu dây” trong câu chuyện về đường đến trường của các em học sinh miền tây Quảng Bình làm xôn xao dư luận mấy năm trước, chuyện qua suối bằng cách nằm trong những túi bóng ở Sam Lang nằm ngoài sự tưởng tượng.
Rời Sam Lang, trên đường trở lại Nà Hỳ chúng tôi đã dừng lại bên chiếc cầu được ghép bằng những mảnh ván gỗ bắc mỏng manh qua suối Nậm Pồ.
Mùa khô lòng suối trơ cạn, nhưng mùa mưa lũ thì như bao con suối trên những địa hình chia cắt bởi nhiều đồi núi dốc, chỉ một trận mưa nguồn là dòng suối trở nên mênh mông cuồn cuộn nước.
Những người dân bản nói đến mùa lũ chiếc cầu lại được tháo đoạn giữa ra, kéo về hai phía, mùa khô đến lại kéo cầu ra. Và từ Nà Hỳ vào Sam Lang, dù Nậm Pồ là con suối lớn nhất nhưng những con suối còn lại cũng khiến chuyện đi lại của dân bản càng cam go hơn.
Bao giờ thì có những cây cầu treo dân sinh vượt suối trên tuyến Nà Hỳ - Sam Lang cho các thầy cô và học sinh có thể an tâm tới trường, cho người dân bình an lên nương?
Chúng tôi nghĩ chắc sẽ còn lâu mới có thể xây ở đây những cây cầu vượt suối. Bởi ngay trục đường chính nối từ tuyến đường Mường Chà đi Mường Nhé chạy vào huyện lỵ Nậm Pồ còn chưa được thi công tử tế thì chuyện làm cầu treo vào bản chắc còn phải rất lâu nữa!
Và vì rất lâu nên không thể biết các thầy cô giáo và học sinh nơi đây sẽ có thêm cách nào khác để qua suối mùa lũ.
Nguy hiểm như thế thì liệu sẽ xảy ra hậu quả gì hay không? Chắc tất cả lại áp dụng “sáng kiến” chui vào bao nilông rồi dìu bơi qua suối đầy nguy hiểm và hơi rùng rợn như những gì bạn có thể xem trong đoạn phim trên.
Chỉ mới mở đường rộng hơn
Hôm làm việc với thiếu tá Phương Công Quý, đồn trưởng đồn biên phòng Nà Hỳ, anh bảo cũng nhờ xây ngôi trường ở Sam Lang mà bà con “hưởng lợi” thêm từ con đường nay đã rộng hơn trước. Bởi trước đây là tuyến đường dân sinh, chỉ có xe máy đi được, nay chở hàng tấn ximăng, sắt thép vào Sam Lang xây trường thì phải dùng ôtô vận chuyển chứ không thể gùi cõng đi hàng chục cây số được. 
Vậy là cả lính biên phòng, cả dân bản, với sự hỗ trợ máy móc của vài doanh nghiệp trên địa bàn đã mở rộng mặt đường đủ cho ôtô tải chạy chở vật liệu vào. Và dân nơi đây cũng chỉ có thể “hưởng lợi” thêm chút rộng rãi của mặt đường vào mùa khô mà thôi, từ tháng 5 đến tháng 10 mùa mưa xuống, chẳng xe cộ nào đi được trên tuyến này, chỉ có cách duy nhất là đi bộ. Đi bộ dẫu có xa nhưng đi mãi cũng đến, riêng chuyện qua suối quả là nan giải!

Đại Vệ Chí Dị - chuyển ngôi.

Người Buôn Gió

Thứ Năm, ngày 13 tháng 3 năm 2014

Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 69.

Nạn đói kém không dứt, nạn đạo tặc cướp của giết người không giảm.

Mùa xuân năm ấy, nhà Sản nghị triều chuẩn bị nhân sự cho vương triều kế tục.

Chúa gọi con trai đầu đang giữ chức phó thượng thư vào phủ. Trưởng nam nhà Chúa tuổi 37 tuổi, tướng mạo béo tốt đẫy đà. Làm quan bấy lâu không có tiếng tốt cũng chẳng có tiếng xấu.

Chúa ra hiệu trưởng nam ngồi bênh cạnh, rồi bảo.

- Con phải về quê nhà mình, mai này cha dưỡng hưu cũng về đó. Đất ấy của nhà mình, các tỉnh xung quanh toàn là tâm phúc. Để con ngoài kinh thành khi cha không còn chức, e bọn miền Bắc chúng bách hại.

Trưởng nam hỏi.

- Thưa cha, ta không có người kế nhiệm cha đáng tin sao.?

Chúa thở dài nói.

- Giờ ta có Đàm Cận, nhưng tuổi còn trẻ, chưa vào hàng đại thần nghị chính, không thế đưa lên được. Chuyện đó còn mươi năm nữa. Cũng tại ta khi xưa dùng tổng quản phủ là Xuân Thọ, người miền Trung. Không ngờ hắn thay lòng đổi dạ, nhân lúc Vương Phủ tấn công ta mà nhăm nhe soán đạt ngôi. Sau này ta về lành ít, dữ nhiều. Chúng ta trụ ở đất nhà, đợi thời cơ khởi nghiệp. Khi xưa Chúa Nguyễn cũng từ đó mà làm nên 200 trăm năm nhà Nguyễn. Cơ sự nhà mình mai sau trông cậy vào thằng út, cha để con lộ mình sớm vì tưởng thế của cha còn vững dài, đó cũng là cái thiệt thòi của con.

Trưởng nam thưa.

- Phận làm con, cha mẹ đặt đâu ngồi đấy. Xưa nay cha bảo sao con làm vậy, không hề có ý hối tiếc. Vả lại con thích chuyên môn hơn là làm quan, mệt nhọc lắm cha à. Gia sản nhà mình đâu cần phải kiếm thêm làm gì nữa.

Chúa nghiêm mặt nói.

- Con không muốn kiếm vì cha muốn con giữ tiếng tốt. Nhưng tiền bạc trong thiên hạ là nội lực. Mình không thu về, kẻ khác cũng thu về. Khi kẻ khác có nội lực, nếu không ưa mình thì mình gặp họa. Cha vì phòng xa nên mới phải tận tâm , tận lực nắm mọi nguồn thu trong thiên hạ. Bá tính , quan lại nước Vệ ngày nay chỉ có chữ tiền mới khiến họ theo. Không thể nào bỏ qua chuyện ấy được là vì thế.

Trưởng nam lo lắng.

- Khi cha về, ai là người cha sẽ chỉ định kế vị. Cha có quyền đó mà.

Chúa lắc đầu.

- Nhưng giờ cha chưa biết tìm ai, ngôi vương xưa nay người Bắc nắm, ngôi chúa dành cho người Nam. Trong hàng ngũ tâm phúc của cha chưa biết tìm ai. Có lẽ cha sẽ tiến cử một phụ nữ có dáng vóc xinh đẹp, lấy hình mẫu bên Xiêm để giữ ngôi chúa. Cô ta người Nam, cũng là đại thần nghị chính, lại từng kinh qua giữ chức vụ kinh tế, con nhà dòng dõi công thần. Từng ấy làm cớ thì khó ai bác được. Vẻ ngoài của cô ấy khi bang giao các nước cũng đem lại sức sống mới cho nước Vệ, ý ta muốn quyết vậy. Nhưng e bọn miền Trung bị bọn miền Bắc kích động, ta đang phải ngừa chuyện đó.

Trưởng nam hỏi.

- Vậy ai sẽ làm vương.?

Chúa khoát tay nói.

- Chuyện này chưa rõ, còn tùy thuộc Vệ Kính Vương chọn ai. Nhưng dường như Kính Vương chọn Sáng Quyết đại thần nghị chính, tổng trấn kinh thành rồi. Con cứ nhận ấn tín, về cố hương ẩn mình, chờ đợi thế thời thêm lúc nữa.

Trưởng nam vâng lời, xin cáo từ. Về tư gia gọi gia nhân sắp xếp hành lý. Nhận ấn tín từ triều rồi về bản quán nhậm chức.

Nước Vệ vẫn không có thay đổi gì lớn. Người chết vì cái chết không đáng có vẫn chết. Bá tính nợ nần, túng thiếu vẫn nợ nần, túng thiếu. May chăng 20 năm sau thế tử út nhà Chúa trưởng thành, sự thay đổi có thể gọi là.
http://nguoibuongio1972.blogspot.de/2014/03/ai-ve-chi-di-chuyen-ngoi.html

Thủ tướng có mỏi tay không.?

Người Buôn Gió
Chủ Nhật, ngày 16 tháng 3 năm 2014


http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/165770/thu-tuong-trao-doi-dien-thoai-voi-chanh-van-phong-nha-trang.html

Theo như nội dung bài viết này thì thủ tướng trao đổi trực tiếp bằng điện thoại với chánh văn phòng phủ tổng thống Hoa Kỳ. Bức ảnh minh họa cho thấy thủ tướng đang cầm ống điện thoại để trao đổi.

Bài báo không nói thời gian điện đàm là bao lâu. Nhưng theo như nội dung thì có rất nhiều vấn đề quan trọng hai bên đã trao đổi. Thậm chí là trao đổi''  cụ thể các biện pháp thúc đẩy '' và nhiều vấn đề khác nữa.

Suy ra cuộc điện thoại không hề ít thời gian, nếu từng ấy nội dung, toàn những nội dung chứa quyết sách quan trọng đến chiến lược kinh tế, đối ngoại của đất nước. Không thể vài chục phút là xong. Vì thủ tướng trao đổi cũng phải qua phiên dịch, như thế thì thời gian nói chuyện lại càng lâu hơn. Nói truyện trực tiếp thế này , phát ngôn của một nguyên thủ cũng cần phải suy tính, về đầu óc lại càng mệt mỏi.

Một cuộc điện đàm quan trọng và chắc chắn nhiều thời gian như thế, liệu thủ tướng cầm ống nghe lâu vậy có mỏi tay không.? Nhất là ngồi mãi tư thế trang trọng như vậy để đàm thoại. Chứng tỏ thủ tướng phải có sức khỏe phi thường. Nếu không tin, bạn cứ ngồi như thế cầm điện thoại buôn mấy tiếng đồng hồ là biết ngay.

Hay là cuộc điện đàm chỉ ngắn ngủi câu chào, câu hỏi thăm, vấn đề a, b c, d chúng ta nhất trí cứ thế, cứ thế nhé. Tạm biệt ngài. Nếu thế thì  TTXVN  quá tài, dẫn dắt ra cả một bài báo có bao nhiêu vấn đề trọng đại đất nước được bàn qua cuộc điện đàm.

Chuyện lan man.

TPP khiến Obama gặp khó khăn khi vấp phải sự phản đối của cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện Hoa Kỳ. Tất nhiên thì đàm phán của Hòa Kỳ với Việt Nam về TPP sẽ kết thúc. Nhưng nó sẽ không sớm như Việt Nam mong đợi. Sự cố xảy ra ở bán đảo Crum càng làm cho  Obama phải ưu tiên giải quyết  cấp bách, chính xác hơn, sẽ mất nhiều thời gian vào đó hơn.

Việt Nam mong chờ TPP như cánh đồng hạn hán chờ mưa rào. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì cả người công nhân, nhặt rác, lao động thô sơ... cũng cảm nhận được sự sa sút trong cái Tết vừa qua. Bất động sản, ngân hàng, doanh nghiệp đều ngóc cổ ngóng cơn mưa đến từ bên kia bờ đại dương.  Liệu nền kinh tế Việt Nam có trụ được đến khi cơn mưa TPP mang lại những cơ hội mới, nguồn lực mới không.? Đó mới là vấn đề mà Việt Nam đang lo âu.

Trong lúc oằn mình chờ đợi cơn mưa đó, Việt Nam phải gắng vật lộn để chờ cơ hội đến. Và chả có phép màu nào, ngoài sự đu dây nhì nhằng với Nga, Tàu để cầm hơi hòng tạm trụ được trước mắt.

Thế nên chả lạ gì khi hàng ngàn người TQ đến Hà Tĩnh lập nghiệp, và nhiều nơi khác nữa. Những doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ít nhiều lúc này như bữa cháo cầm hơn cho Việt Nam.  Việt Nam cũng trông mong qua sự đầu từ này từ phía TQ, Việt Nam sẽ nhận được thêm chút ít hơi sức và cũng là cho rằng đó là thiện chí, là lòng thành để đảm bảo  Trung Quốc chưa  đẩy chuyện biển đảo căng thẳng vào lúc này.

Cũng chả lạ gì Việt Nam phải vuốt mặt một mình bên vực cho Nga trong vụ sát nhập Crum vào Nga. Từ Dung Quất đến Cam Ranh , Vũng Tàu đang mở rộng mời chào người Nga quay lại. Khu công nghiệp Dung Quất tốn bao tiền của, thời gian, công sức tưởng sẽ là trọng điểm kinh tế. Giờ thì lay lắt như đống sắt vụn. Và đống sắt vụn ấy đang được Việt Nam mời chào người Nga mua lại cổ phần.

Thật đáng buồn là nhà máy của ta thì thành sắt vụn. Còn sắt vụn của nước ngoài lại được ta mua về  với giá thành phẩm ( vụ Vinashin, Vinalines...)

Chúng ta tự gây hạn, và rồi lại đợi trông cơn mưa. Những kẻ trục lợi trên cái hạn của chúng ta không phải là những kẻ mang mưa đến. Mà chính là những kẻ mà chúng ta đang ca ngợi. Nếu không dứt khoát với những kẻ ấy thì dẫu có 10 cơn mưa TPP đi nữa, chúng ta cũng lại hạn hán mà thôi. Những con nghiện sau một đợt cai lại nghiện nặng thêm, nhưng con nợ mỗi lần vay nợ chỗ kia trả chỗ này, nợ càng thêm nợ.

Lúc đã vào cảnh thế này rồi, dứt khoát một phát đi là hơn. Như bài phát biểu đầu năm ấy. Đỡ phải mỏi tay nhiều nữa ông thủ tướng à.

http://nguoibuongio1972.blogspot.de/2014/03/thu-tuong-co-moi-tay-khong.html

Rồi cũng trôi tuột đi thôi !?

Chủ Nhật, ngày 16 tháng 3 năm 2014

Mấy ngày trước, cả nước xôn xao chuyện biệt thự của ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương đảng, Tổng thanh tra Chính phủ. Báo chí đưa tin ông này sắp hoàn tất dự án tư dinh gồm một biệt thự và 3 ngôi nhà gỗ cao cấp trên lô đất 17.000 mét vuông tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre, trị giá hàng chục tỷ đồng, trong khi ông ã có một biệt thự ở phường 3 thành phố này và 2 căn hộ cao cấp ở Thảo Điền, Phú Mỹ Hưng , thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là cơ hội phanh phui ra những khuất tất của vị cựu Tổng thanh tra Chính phủ góp phần vào việc chống tham nhũng. Bao nhiêu comment trên trang Web như vậy. Có vị tướng đáng kính bức xúc yêu cầu Trưởng ban nội chính Trung ương phải vào cuộc ngay.
 
Tôi nói chuyện đó với nhà thơ Lê Văn. Ông cười và bảo:

- Chuyện tầm phào! Nó lại trôi tuột đi gió thổi vào nhà trống, rồi vụ việc trầm kha cỡ đó cũng ‘chìm xuồng’ mà thôi!.

Lê Văn kể: Mấy năm trước, khi ngôi biệt thự của nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu xuất hiện trên mạng đã làm cả trong và ngoài nước xôn xao. Những câu hỏi tiền đâu mà ông ấy xây biệt thự to thế? Và nếu có tiền chính đáng thì phô trương một cách sống xa hoa như thế có trái với bản chất của người cộng sản, nhất là khi đang học tập tấm gương đạo đức của Hồ Chủ tịch? Sẽ xử lý ra sao? Có người nghi ngờ ngôi biệt thự đó là ảo, do kẻ xấu ngụy tạo?

Chả bao lâu sau, ngôi biệt thự của nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh to đẹp hơn ngôi biệt thự của cụ Phiêu, diện tích gần ngàn mét vuông, ở vị trí đắc địa bên Hồ Tây , trị giá ngót ngàn tỷ xuất hiện . Không phải do thế lực thù địch tung tin thất thiệt nhằm bôi nhọ phẩm chất trong sáng của nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh mà chính con ông phơi ra sau khi ông cưới cô vợ trẻ Huyền Tâm , gây nên cuộc tranh chấp tình cảm và vật chất trong gia đình.

Thế rồi nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tự giới thiệu ngôi biệt thự của mình ở Bình Dương với Việt kiều từ Mỹ về thăm. Ngôi biệt thự bề thế sang trọng trong khuôn viên hàng ngàn mét vuông , có vườn cây, ao cá, lại có cả nhà nuôi yến mà chủ nhân khoe mỗi tháng thu nhập tổ yến được vài ngàn đô la. Khi về Mỹ , một Việt kiều đã viết trên một tờ báo : “ Không hiểu sự giàu sang của cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết có liên quan đến câu chuyện ông đã kể với bà con mình ở Cali trong chuyến thăm Mỹ , là ở Việt Nam quan chức quản lý tiền nhà nước như cô thủ quỹ giữ két bạc không có người kiểm tra, không muốn tham nhũng cũng phải tham nhũng ?”

Hình ảnh ngôi biệt thự của cựu Chủ tịch nước còn đang tươi rói thì xuất hiện hình ảnh khu biệt thự của nguyên Chủ tịch tỉnh Bắc cạn Nguyễn Trường Tô. Ông này sau khi hạ cánh an toàn vụ mua dâm học trò, đã về xã Hạnh phúc xây khu biệt thự kiểu Tàu, sơn thủy rất hữu tình , to đẹp gấp mấy lần ngôi biệt thự của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.

Rồi biệt phủ của con trai đương kim Uỷ viên trung ương đảng , Bí thư tỉnh ủy Hải dương Bùi Thanh Quyến , biệt thự của Chủ tịch tỉnh Bình dương Lê Thanh Cung phơi lên mặt báo.

Dư luận xôn xao. Người quan tâm đến phòng chống tham nhũng bức xúc. Nhưng mặc, sự việc cứ trôi tuột đi, chả khác gió thổi vào nhà trống! Không có phản hồi nào về biệt thự của nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh. Chẳng có cuộc điều tra nào nhắm vào Nguyễn Trường Tô .

Biệt phủ của con trai Bùi Thanh Quyến tóp lại chỉ còn là một ngôi nhà bình thường , những cây gỗ sưa quý giá báo chí nêu chỉ còn là cây tạp. Và thay vì bị xử lý vi phạm luật đất đai, xây dựng , con trai Bùi Thanh Quyến lại được đề bạt từ trưởng phòng lên chức phó giám đốc Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương.

Ngôi biệt thự to đùng và hơn trăm hec-ta cao su trị giá hàng trăm tỷ cùa Chủ tịch Bình Dương Lê Thanh Cung được báo Lao Động, Dân Việt đăng bài và ảnh cùng những câu hỏi gay gắt của nhân dân Bình Dương. Phó thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ thị phải kiềm tra báo cáo trước 31-12-2013. Nhưng nay đã giữa tháng 3-2014 vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Nhìn khuôn mặt tươi rói của ông chủ tịch tỉnh Lê Thanh Cung trong buồi lễ ra mắt thành phố mới Bình Dương chắc chả có chuyện gì xảy ra với ông ta cả.

Ông Trần Văn Truyền thì cũng thế mà thôi. Ông ấy giải thích, rằng đất xây biệt thự là của con trai mua , tiền xây biệt thự là của em gái nuôi cho, đồ đạc trong nhà là do bạn bè mỗi người góp cho một thứ vì thương vợ chồng ông nghèo! Những câu chuyện đương thời mà như chuyện cổ tích , giai thoại ngày xưa được kể ra từ miệng những vị quan chức như ông Trần Văn Truyền vẫn có người tin . Không tin cũng phải lờ đi , vì chẳng muốn bới bèo ra bọ ! Và thế là trôi tuột đi!

- Nhưng tại sao lại để trôi tuột đi như thế? Tôi hỏi. Lê Văn cười khẩy:

- Ông lạ gì? Bởi biệt thự, vila đâu còn là hiếm trong giới quan chức cấp cao. Quan chức cấp cao bây giờ không ở vila, biệt thự mới hiếm. Cả nước còn mấy vị ở nhà cấp 4, đi xe đạp như Nguyễn Sự , Bí thư thành phố Hội An? Có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trái lại, hầu hết không chỉ một mà hai, ba vila, biệt thự. Vậy ai điều tra xác minh ai? Chả nhẽ cùng hội cùng thuyền mà cha này moi cha kia ?

Chúng tôi nhẩm tính thử. Với mức lương hiện tại, một cán bộ cao cấp, nhịn ăn nhịn mặc giỏi lắm mỗi năm tích cóp được trăm triệu là cùng. Mười năm nhịn ăn, nhịn mặc tiết kiệm được hơn một tỷ, chưa mua nổi căn hộ cung cư 60 mét vuông. Nhưng thử hỏi mấy người nhịn ăn, nhịn mặc? Không! Bây giờ quan chức đồng nghĩa với ăn ngon, mặc đẹp, đi xe sang, xài đồ xịn. Có kẻ còn vung tiền mua dâm, bao gái như Nguyễn Trường Tô, Dương Chí Dũng .

Tiền đâu ăn chơi xả láng như vậy mà còn xây biệt thự, vila , mua căn hộ cao cấp? Câu trả lời không khó nhưng lại khó trả lời bởi cái gáy của mình.

Lê Văn đọc bài thơ vui:

Ông Lê hỏi nhỏ ông Trần:
Tiền đâu mua đất hết gần lại xa,
Xây biệt thự, xây vi la,
Có nghe dư luận bàn ra tán vào?
Trần rằng ông nói hay sao!
Mỗi lời là một buộc vào chối tai.
Hỏi ông tài khoản nước ngoài,
Đô la trăm triệu nào ai dám bì?
Lê rằng tôi có thấm gì,
Ông Phan, ông Nguyễn có khi gấp mười.
Trần nghe Lê nói cả cười:
Thế thì rê đuốc chân người làm chi?
Biết điều lờ tịt nó đi,
Để xem dư luận làm gì được ta?
Đâu đâu cũng nước non nhà!

Vừa qua có một trường hợp hi hữu xảy ra, hy vọng có thể đột nhập vào một tòa biệt thự, khi Dương Chí Dũng khai trước tòa, là đã hối lộ Thượng tướng Phạm Qúy Ngọ 510.000 đô la và “đưa giúp” bà Trương Mỹ Lan 1.000.000 đô la. Nhưng ngay lập tức cánh cổng bị đóng sập lại, vì chưa kịp công bố quyết định đình chỉ công tác ông thứ trưởng này để điều tra thì ông bị chết đột ngột. Bây giờ thì ông đã nằm trong khu lăng mộ ở quê nhà, rất tiếc không được 'an nghỉ' theo đúng nghĩa của từ. Còn trước mắt thực tế chỉ ra tế thì chuyện tiết lộ bí mật Nhà nước cũng như tiền bạc đã vùi sâu dưới lòng đất, có lẽ cũng chôn chặt theo ông Ngọ luôn.

Chùm đại dinh thự cùa ông Trần Văn Truyền cũng như nhiều vị quan chức khác chỉ là của nổi, chả thấm với của chìm. Người ta ví nó như phần nổi của tảng băng trôi.

Lòng dân xúc khi chuyện vi la, biệt thự, dinh thự của các vị ấy cứ trôi tuột đi trước dư luận như gió thổi vào nhà trống, rồi sẽ sắp xếp, đối phó "an bài" để được...chìm xuồng.. An cư tư nguy! Khổng tử đã nói như vậy. Đừng ỷ thời thế mà coi thường hậu họa.

Những ngôi biệt thự của Gaddafi, Mubarack và Yanukovich ...còn to đẹp, sang trọng, vững chãi gấp ngàn lần nhưng rốt cục đã hóa thành những bia mộ đề người đời nguyền rủa. Và hiển hiện trước mắt ta, thượng tướng Phạm Qúy Ngọ để lại gì, mang xuống mộ được gì, hay tất cả đều trôi tuột ?!
 
Minh Diện.
Blog Bùi Văn Bồng

Tiền đầy kho nhưng “xài” không được!

17/03/2014 08:23 (GMT + 7)

TT - Theo công bố từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ đầu tuần này trần lãi suất (LS) huy động VND kỳ hạn dưới 6 tháng sẽ giảm từ 7%/năm xuống còn 6%/năm. Một số NH cho biết họ đã chủ động giảm LS từ trước đó nhằm giảm áp lực “tiền đầy kho mà xài không được”.
Nhiều ngân hàng cho biết việc giảm lãi suất huy động sẽ tạo đà để giảm thêm lãi suất cho vay - Ảnh: T.Đạm
Duy trì LS huy động VND kỳ hạn 1 tháng ở mức 5%/năm suốt tám tháng qua, tuy nhiên Vietcombank cho biết vừa quyết định điều chỉnh LS kỳ hạn 1 tháng lên 5,5%/năm.
“LS 5%/năm thấp quá, vì vậy người dân dồn sang gửi các kỳ hạn kế cận, đẩy chi phí vốn của NH lên cao hơn. Do vậy NH phải đưa LS kỳ hạn 1 tháng nhích lên một chút” - ông Nghiêm Xuân Thành, tổng giám đốc Vietcombank, cho biết.
Vietcombank là NH hiếm hoi tăng LS huy động kỳ hạn ngắn, trong khi nhiều NH lớn đã chạy đua giảm LS kỳ hạn dưới 6 tháng về sát mức 6%/năm, thậm chí thấp hơn.
Hiện LS kỳ hạn 1 tháng tại Eximbank chỉ còn 5,9%/năm, trong khi đó tại Sacombank LS kỳ hạn từ 1-3 tháng dao động từ 6-6,3%/năm nếu số tiền gửi dưới 50 triệu đồng.
Một số NH khác đang duy trì mức LS xấp xỉ 7%/năm cho các kỳ hạn dưới 6 tháng cho biết đang tính toán để giảm theo trần LS mới. Song song đó các NH cũng sẽ giảm bớt LS các kỳ hạn dài hơn để phù hợp với mặt bằng chung của thị trường.
Nói về đợt điều chỉnh LS này, ông Nguyễn Thanh Toại - phó tổng giám đốc NH ACB - cho rằng khác với những lần trước, lần này các NH thương mại đã đi trước NHNN một bước.
“NH huy động tiền đầy kho mà không xài được. Do vậy bắt buộc phải giảm LS để giảm bớt áp lực cho NH, đồng thời tạo đà để giảm thêm LS cho vay, tạo đầu ra cho NH. Trước khi NHNN giảm trần LS, LS huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng đã ở mức thấp hơn trần” - ông Toại nói.
Trong khi đó, lãnh đạo một NH lớn nói thời gian qua những NH mạnh đã hạ LS xuống sát mức 6%/năm, thậm chí dưới 6%/năm. Tuy nhiên một số NH nhỏ vẫn duy trì LS ngắn hạn ở mức 7%/năm.
Do vậy theo ông này, song song với việc hạ trần LS xuống mức 6%/năm, NHNN chỉ nên quy định trần cho các kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống nhằm giảm bớt áp lực cho các NH nhỏ, đồng thời tránh tình trạng NH nhỏ lách trần LS.
Tính đến ngày 20-2, tín dụng toàn hệ thống giảm 1,66%, trong đó cho vay tiền đồng giảm tới 1,94%.
“Dư nợ âm nói lên nhiều chuyện, nó thể hiện nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp còn thấp cũng như tình hình chung của nền kinh tế còn khó khăn dù thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Việc NHNN hạ LS trong bối cảnh lạm phát được kiềm chế ở mức thấp là nhằm hỗ trợ nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp. Tuy nhiên trong vùng mục tiêu lạm phát đã đặt ra trong năm nay, mức LS hiện nay đã đi gần hết giới hạn cuối cùng” - một chuyên gia cao cấp nguyên là lãnh đạo một NH cổ phần nói.
Về việc giảm LS lần này có góp phần tăng tín dụng hay không, theo ông, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là sức cầu của nền kinh tế và các yếu tố này cần có thời gian. Ông dự đoán trong quý 2 và quý 3 sản xuất, tiêu thụ sẽ tăng lên, từ đó sẽ tác động đến nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp.
Nhiều NH khác cho rằng hiện LS chỉ là một yếu tố, vấn đề chính ảnh hưởng đến tín dụng hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp giảm sút, họ không dám mạnh tay vay tiền đầu tư. Người dân cũng chỉ chăm chăm gửi tiền vào NH để bảo toàn vốn. Do vậy, muốn cải thiện tín dụng, các chính sách vực dậy nền kinh tế phải được thực thi và có tác dụng trong thực tế.
Ông Phan Huy Khang - tổng giám đốc Sacombank - nói sau đợt giảm LS này, trước mắt NH có thể giảm thêm LS cho vay với mức từ 1%/năm. Theo đó, LS cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp sản xuất chỉ còn 8-10%/năm, cho vay trung dài hạn với doanh nghiệp sản xuất còn 11-11,5%/năm.
ÁNH HỒNG

Đã làm quan thì phải... thật giàu!


    17/03/2014 01:00 GMT+7
    TVNN-Bức xúc làm gì chứ, đã làm quan thì phải thật giàu... Quan mà nghèo thì còn tâm trí đâu mà lo việc dân việc nước.

    Kền kền ăn xác thối là cách “mưu sinh” rất đỗi bình thường của hiện tượng tự nhiên trong thế giới muôn loài. Thế nhưng khi được vận dụng trong cái thế giới “chữ nghĩa” đa đạng của loài người, nó hàm ý minh triết cao thâm, hay đơn giản chỉ là thái độ “cao ngạo, phách lối… tỏ ra nguy hiểm”… thì cũng tùy cách luận.

    Ai “kền kền”, ai “xác thối”?

    Ngày xưa, Nam Cao qua tác phẩm “Đôi mắt” đã khắc họa sắc lẹm “cái dạng văn sĩ Hoàng” ăn lạc rang, đọc truyện Tàu, mồm leo lẻo ca ngợi vĩ nhân nhưng lại coi thường, châm biếm, mỉa mai những người lao động cần cù, chân chất của giới cần lao. Và rồi ngày nay, “cái dạng văn sĩ Hoàng” ấy lại tiếp tục uống rượu Tây, đọc báo mạng và phán.

    bức xúc, bất công, xã hội, giáo dục

    Họ phán rằng dư luận là một “đám kền kền”, và mỗi sự kiện như là “một xác thối”.

    Họ cho rằng:

    - Bức xúc làm gì chứ, cứ để cho các chủ trương “phạt cho tồn tại”, các dự án, công trình, những cây cầu vĩ đại ấy… được thực thi. Nếu có bị bớt xén phần trăm hoa hồng, nếu có bị tham nhũng khủng khiếp thì cái còn lại vẫn là những sản phẩm vĩ đại mà nhân dân có thể thụ hưởng được.

    - Bức xúc làm gì chứ, đã làm quan thì phải thật giàu, đã làm quan thì phải nhà cao cửa rộng, quan mà nghèo thì nói ai nghe, nói ai tin, quan mà nghèo thì còn tâm trí đâu mà lo việc dân việc nước.

    - Bức xúc làm gì chứ, cứ để cho cái nhóm lợi ích rửa tiền, khi đó đất nước mới có thêm nhiều bất động sản, khách sạn, sân golf, resort, casino, khu vui chơi, du lịch sinh thái… để cần lao sinh sống, vui chơi, du ngoạn. Công khai, minh bạch cho lắm thì người ta sẽ giấu tiền hoặc đem tiền đến nơi khác, khi đó có mà đói cả nút!

    Thật ra, họ mới chính là “kền kền”, mà “xác thối” chính là thái độ thực dụng, tư tưởng đến đâu hay đến đấy, vô cảm trước mọi bất công của xã hội. Sao không đặt ngược lại vấn đề?

    Ai dám chắc rằng những sản phẩm “vĩ đại” kia nó sẽ có chất lượng đúng nghĩa vĩ đại mà nhân dân được thụ hưởng dài lâu như mong muốn? Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu như nó không “đúng quy trình” vĩ đại?

    Ai dám chắc các vị quan đã giàu không có ý muốn giàu thêm? Với quỹ thời gian làm việc cố định và mức lương mà ai cũng biết là nếu tằn tiện lắm thì cũng chỉ đủ sống thì họ đã làm giàu bằng cách nào, họ tài như vậy sao đất nước vẫn chưa giàu lên được?

    Ai dám chắc cần lao sẽ được vui chơi, du ngoạn thỏa thích ở cái chốn “phồn vinh” ấy khi đa số người dân phải chạy cơm, kiếm ăn từng bữa. Chỉ biết rằng, những đồng tiền sau khi được rửa đi, chúng sẽ thành tiền sạch, khi đó, tiền thuế nhân dân sẽ bị móc túi, thất thoát, thất lạc… thời gian càng lâu càng khó có khả năng truy hồi lại được.

    Bình thường và bất thường

    Một đất nước phát triển, văn minh, tiên tiến là một đất nước hạn chế được tối đa những dấu hiệu bất thường tiêu cực. Trước một sự kiện tiêu cực, phải coi sự xôn xao, bức xúc của dư luận là một thái độ đúng, một thái độ tích cực, thì cái xấu, cái ác mới có cơ may kiềm chế được.

    Thế nhưng hiện nay, những dấu hiệu bất thường tiêu cực liên tục được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, nhiều vấn đề đã trở thành nan giải đối với hệ thống công quyền. Dư luận bức xúc, dẫu không giải quyết được triệt để sự việc, nhưng ít ra nó cũng góp phần phản ánh, gây áp lực lên các cơ quan chức năng để có biện pháp tức thời hay dài hạn nhằm khắc phục và hoàn thiện dần những sai sót.

    Và ít ra, từ đó cho thấy được cái quyền giám sát của người dân đối với xã hội, đối với công chức, quan chức. Đừng nhìn người dân với đôi mắt coi thường như vậy, đừng báng bổ dư luận là “kền kền”, trong khi bản thân mình cũng là nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp của cái “xác thối” ấy.

    Thật trái khoáy khi một quan chức từ chối tiền hối lộ được ca ngợi rầm rộ trên báo, một cán bộ chống tham nhũng lại được tuyên dương, phát bằng khen, thưởng nóng. Đối với một xã hội pháp quyền, đối với một xã hội thượng tôn pháp luật, những chuyện ấy phải xem là hết sức bình thường, những quan chức, những cán bộ là những người đại diện cho pháp luật và nhiệm vụ của họ là phải bảo vệ, thực thi đến cùng những nguyên tắc ấy.

    Nhưng bất thường hơn cả là ngày càng nhiều những người cho rằng những điều ấy là không bất thường. Họ dùng “đôi mắt” của “văn sĩ Hoàng” ngày xưa để mà ca ngợi sự phù phiếm ảo, giả tạo, vô cảm trước những bất  công.

    Sợ rằng những “đôi mắt” ấy, những trí thức như “văn sĩ Hoàng” kia được nhân rộng thêm ra, thì  phải đợi đến tết… Công Gô mới có cơ may mà thịnh vượng, mới có cơ may bắt kịp sự phát triển của thời đại.

    Minh Phước