Friday, May 13, 2016

Lắm thủ đoạn giành đất người nghèo

Theo NLĐO-13/05/2016 23:04

Nhiều cán bộ tại tỉnh Gia Lai làm khống giấy tờ để được mua đất thuộc dự án dành cho người thu nhập thấp, nhận đất rồi bỏ hoang

Ngày 13-5, Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP Pleiku (tỉnh Gia Lai) cho biết tỉnh này vừa chỉ đạo rà soát toàn bộ dự án “Giao đất xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị” để có biện pháp xử lý.
Có nhà vẫn khai chưa có
Năm 2012, tỉnh Gia Lai triển khai dự án nói trên nhằm tạo điều kiện về chỗ ở cho người thu nhập thấp. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước và người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị sẽ được mua một lô đất diện tích 150 m2 tại khu quy hoạch phường Thắng Lợi (cách trung tâm TP Pleiku hơn 3 km) với giá 42 triệu đồng/lô. Điều kiện để các đối tượng được giao đất là đến thời điểm quyết định giao đất vẫn chưa có nhà ở, đất ở hoặc đã sở hữu nhà là căn hộ chung cư nhưng với diện tích nhà ở bình quân của hộ gia đình dưới 5 m2 sử dụng/người; chưa được nhà nước hỗ trợ nhà ở, đất ở. Trong hơn 2.000 hồ sơ đăng ký, 561 trường hợp đã được giao đất. Tuy nhiên, Thanh tra tỉnh Gia Lai phát hiện có 6 trường hợp có nhà ở nhưng vẫn được cơ quan chủ quản xác nhận chưa có để được mua đất.
Khu quy hoạch dành cho người thu nhập thấp tại phường Thắng Lợi (TP Pleiku)
Khu quy hoạch dành cho người thu nhập thấp tại phường Thắng Lợi (TP Pleiku)
Cụ thể, ông Nguyễn Văn Thông, công tác tại Ban Quản lý Dự án đầu tư chuyên ngành y tế, có nhà ở nhưng khai chưa có và được ông Đặng Toàn Thắng, Trưởng Ban Quản lý Dự án đầu tư chuyên ngành y tế, xác nhận. Bà Lê Thị Ánh Hồng, công tác tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Gia Lai, có nhà ở ổn định từ năm 2011 nhưng vẫn được ông Bạch Anh Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Gia Lai, xác nhận chưa có. Bà Nguyễn Thị Thúy An, công tác tại Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Gia Lai, có 3 thửa đất và nhà ở nhưng được ông Nguyễn Hồng Hà, giám đốc sở này, xác nhận chưa có.
Có trường hợp thu nhập cao hơn nhiều so quy định nhưng khai thấp hơn để được mua đất. Cụ thể, ông Đoàn Văn Tuấn, công tác tại Cục An ninh Tây Nguyên, có tổng thu nhập gia đình bình quân đầu người hơn 5,03 triệu đồng/tháng nhưng khai chỉ hơn 2,6 triệu đồng/người và được ông Nguyễn Xuân Hà, Cục phó Cục An ninh Tây Nguyên, xác nhận. Nhiều cán bộ khác dùng chiêu “giả nghèo”, như bà Nguyễn Thị Hằng Nga (Ban Tôn giáo Tỉnh ủy Gia Lai), ông Huỳnh Quảng Phú (Kho bạc Nhà nước tỉnh Gia Lai).
Sai mục đích ban đầu
Theo quy định, trong vòng 12 tháng sau khi nhận đất, người được cấp đất phải xây nhà ở. Tuy nhiên, tại dự án, nhiều thửa đất hiện vẫn chưa triển khai xây dựng hoặc làm theo kiểu đối phó, một số nhà đã xây nhưng cho người khác thuê.
Ông Nguyễn Bá Trường, Phó Phòng TN-MT TP Pleiku, cho biết đất cấp sai quy định đã được thu hồi. Ngoài ra, còn 95 lô được cấp nhưng chưa xây dựng. Đối với một số hộ xây nhà cho thuê, ông Trường khẳng định “như vậy là sai mục đích ban đầu”.
Bình xét hết sức chặt chẽ
Theo ông Nguyễn Bá Trường, trước khi ban hành quyết định giao đất, các đối tượng được kiểm tra, bình xét hết sức chặt chẽ. Đối tượng là công chức phải nộp đơn tại cơ quan công tác, người dân thì nộp đơn tại chính quyền nơi cư trú, sau đó tổ chức hội nghị gồm nhiều thành phần để bình xét. Ngoài ra, TP còn thành lập hội đồng riêng, trong đó mời cả đại diện của sở xây dựng, sở TN-MT tham gia bình xét. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp không đúng đối tượng. Với những trường hợp này, UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo xử lý đối với người ký xác nhận và cả người đăng ký sai quy định.
Bài và ảnh: Hoàng Thanh

Hãy cùng nhau lên tiếng!

Thời gian: 9h sáng Chủ Nhật ngày 15/5/2016

Địa điểm:

- Hà Nội: Khu vực Nhà Hát Lớn
- Sài Gòn: Công Viên Quách Thị Trang 
- Các tỉnh thành khác: tại bất cứ địa điểm công cộng nào.

Hãy cùng nhau xuống đường để bảo vệ môi trường!

Hãy cùng nhau thể hiện tinh thần làm chủ đất nước và đòi hỏi sự minh bạch từ chính phủ!

Bạn có yên tâm ăn cá biển không?

Bạn có hài lòng với cách công bố thông tin thảm hoạ môi trường tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế không?

Bạn có nghĩ rằng sự kiện Formosa sẽ là một thảm hoạ môi trường sau cùng mà chúng ta phải hứng chịu nếu chúng ta không hành động lúc này?

Đã hơn một tháng trôi qua, bạn có biết vì sao cá chết không?

Toàn dân có quyền được biết rõ ràng nguyên nhân dẫn đến thảm hoạ đã xảy ra tại 4 tỉnh ven biển miền Trung, và hệ quả của thảm hoạ môi trường đối với đời sống của người dân.

Bạn thân mến,

Chúng ta hãy tiếp tục lên tiếng vì sức khoẻ của chính mình, vì môi trường sống và tương lai con cháu mai sau.

Cùng nhau, chúng ta tiếp tục nêu cao yêu cầu được sống trong môi trường trong lành và xã hội minh bạch thông tin.

Cùng nhau chúng ta tiếp tục tuần hành, thực hiện tọa kháng để bày tỏ thái độ và yêu cầu chính đáng, hợp pháp với chính phủ

Thời gian: 9h sáng Chủ Nhật ngày 15/5/2016

Địa điểm:

- Hà Nội: Khu vực Nhà Hát Lớn
- Sài Gòn: Công Viên Quách Thị Trang 
- Các tỉnh thành khác: tại bất cứ địa điểm công cộng nào.

Để bảo đảm mọi hoạt động bảo vệ môi trường, yêu cầu minh bạch thông tin được diễn ra trong không khí ôn hòa, văn minh, chúng tôi kêu gọi những người tham gia nắm chắc nội dung, mục đích và tinh thần chung. Chúng ta là một khối thống nhất, ôn hoà và tuân thủ luật pháp.

- Mỗi người tham gia hãy chuẩn bị một chiếc khăn xanh cỡ 1m2, viết thông điệp của mình lên đó. Hãy nhớ tập trung vào chủ đề: bảo vệ môi trường, minh bạch thông tin. Đây sẽ là vật che nắng và là công cụ linh hoạt bảo vệ bạn khi bị các đối tượng xấu cố gây hấn tách đoàn.

- Mỗi người tham gia là một công dân văn minh, gương mẫu, chấp hành những quy định pháp luật và hành xử văn minh. 

- Cố gắng bảo vệ lẫn nhau và cùng tập trung tinh thần quan sát, ngăn chặn bất kỳ hành vi cố tình gây hấn, tạo xung đột hoặc gây mâu thuẫn của bất kỳ người hay nhóm người nào khác. 

- Giữ vững tinh thần đấu tranh bất bạo động và bảo vệ nhau trong trường hợp bị trấn áp, bằng cách nắm tay thành một khối vững chắc, cùng lui cùng tiến, cùng tiếng nói và cùng hành động. Không tách rời nhau, không bỏ rơi người bên cạnh, không để cho các thành phần côn đồ xé lẻ, lôi kéo, bắt người. 

- Chụp ảnh, quay phim và cập nhật tin tức thường xuyên trên mạng xã hội.

- Giữ thông tin liên lạc chặt chẽ trong đoàn người để kịp thời giải quyêt mọi tình huống bất trắc. 

- Tự túc đem theo nước uống và thức ăn nhẹ. 

- Sau cuộc biểu tình, tự thu gom rác và giải tán trong trật tự.

"Cá cần nước sạch, NƯỚC cần minh bạch"


Nhóm Yêu Biển - Đòi Minh Bạch

*

TUYÊN BỐ THAM GIA TOẠ KHÁNG VÌ MÔI TRƯỜNG VÀO NGÀY 15/5 

Dùng đến bạo lực công khai đánh dân như đánh kẻ thù, nhà cầm quyền đã bộc lộ dấu hiệu cùng quẫn.

Hầu hết các cuộc xuống đường ôn hoà văn minh vì mục tiêu chủ quyền biển đảo và môi trường của người Sài Gòn từ năm 2010 đến nay đều bị nhà cầm quyền đáp trả lại bằng bao lực đê tiện. Lần nào cũng có máu của người biểu tình đổ ra. Bộ phận dễ bị tổn thương đến tính mạng của con người cũng là nơi dễ phơi ra bằng chứng tội ác nhất là đầu và vùng mặt, nhưng nhà cầm quyền cũng không hề cấm đám sai nô của mình chừa ra khi hành xử bạo lực.

Lẽ nào người Sài Gòn lại sợ bạo lực để dừng lại việc nói lên tiếng nói của mình về những vấn đề sống còn của đất nước? Không hề. 

Người Sài Gòn sẽ tiếp tục đáp trả lại chủ nghĩa hận thù chuyên chính bằng lòng bao dung nhân hậu của con người dũng cảm và văn minh.

Tôi là người Sài Gòn, là con người thường tình rất sợ đau và sợ chết, nhưng thấy sự bạo hành khốc liệt của nhà cầm quyền đối với người dân nên lòng dấy lên nỗi căm phẫn mà quên sợ.

Tôi muốn nhận những đòn đau ấy thay vì là phụ nữ và trẻ em. Tôi nghĩ rất nhiều người Sài Gòn cũng sẽ làm như vậy.

Ngày hôm qua họ đã đánh vào má trái của phụ nữ và trẻ em, hôm nay chúng ta đưa luôn cả mặt cho họ đánh thêm. Liệu họ có đủ sức nuôi lòng thù hận dài lâu để có thể đánh hết người Sài Gòn?

Tôi, Huỳnh Ngọc Chênh, đang có mặt tại Sài Gòn để sẵn sàng đưa mặt ra cho họ đánh.

Tôi tuyên bố, đúng 15 giờ chiều chủ nhật ngày 15/5, tôi sẽ đến phố đi bộ Nguyễn Huệ, trước UBND TP Sài Gòn, ngồi toạ kháng và đưa mặt cho họ đánh.

Để đến được điểm toạ kháng lúc 15 giờ, tôi sẽ xuất phát từ nhà tôi lúc 14 giờ. Tôi biết nhà cầm quyền sẽ cho an ninh đến canh trước nhà tôi như mọi khi, tôi vẫn cứ đi để cho họ đánh tôi. Nếu họ bắt trái phép tôi về đồn công an, tôi tuyên bố sẽ bất hợp tác và toạ kháng ngay trong đồn công an cho họ đánh. Nếu họ cưỡng bức khiêng tôi ra khỏi đồn, tôi sẽ tiếp tục toạ kháng trước cửa đồn công an và đưa mặt ra cho họ đánh. 

Nếu họ cưỡng bức đưa tôi về nhà, tôi sẽ tìm cách quay lại trước uỷ ban nhân dân TP để toạ kháng và đưa mặt ra cho họ đánh.

CỨ ĐÁNH VÀO MẶT TÔI, NHƯNG TRẢ BIỂN VÀ QUYỀN LÀM NGƯỜI LẠI CHO DÂN TÔI 


Huỳnh Ngọc Chênh

*


Nguyễn Quang Thái - Các bạn GYMER thân mến!

Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy rằng bọn CA chìm và đám TNXP hèn hạ chúng chỉ dám "chọn" những ai biểu tình có thể trạng ốm yếu, vóc dáng nhỏ con và phụ nữ cô thế để mà trấn áp, đánh hội đồng... Còn cỡ "ngang cơ" với chúng hoặc thành phần đầu gấu xăm trổ thì đố tên nào dám xớ rớ... Biểu tượng cảm xúc sunglasses

Với tình hình cá chết hàng loạt như hiện nay sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lượng dinh dưỡng trong khẩu phần của các bạn tập thể hình... Ô nhiễm môi trường và thực phẩm bị đầu độc khắp nơi KHÔNG CHỪA MỘT AI, kể cả những VĐV và võ sĩ...

Giới võ thuật như các môn phái Kungfu, Vovinam, Taekwondo, Judo, Muay Thai, Wushu, Boxing, Aikido... cũng nên kêu gọi tiếp sức cho nhau vì khả năng võ học của các bạn có thể "thay trời hành đạo" để trừ gian - diệt bạo giúp dân.

Có thể nói: Việc xuống đường biểu tình thật sự là CƠ HỘI để những người hùng của chúng ta thể hiện bản lĩnh và phô diễn sức mạnh sau những chuỗi thời gian khổ luyện. Có thể các bạn không cần cầm biểu ngữ hay hô hào chi mệt, cứ âm thầm bám sát những người biểu tình và BẢO VỆ cho họ yên tâm lên tiếng đấu tranh. Hãy là người có ích cho XH, Tổ quốc đang cần các bạn.

Tôi dám chắc rằng, sự xuất hiện của "lực lượng cơ bắp" này sẽ là NỖI KHIẾP SỢ đối với những tên "đầy tớ nhân dân" đã từng nhẫn tâm ra tay tàn độc với những người yêu nước!


*

TIẾP TỤC XUỐNG ĐƯỜNG LẦN 3 - PHỐ TÂY CHÀO ĐÓN

Thời gian: 5h chiều Chủ nhật 15/05. Kết thúc lúc 7h tối. Địa điểm:

- Sài Gòn: Khu phố Tây. Điểm tập trung: Ngã tư Bùi Viện - Đề Thám
- Hà Nội: cập nhật sau
Tại các tỉnh: ở bất cứ đâu với bất cứ ai có thể xuống đường với một biểu ngữ trong tay. 

Sài Gòn tập trung ở Khu phố Tây. Vì nơi đây là khu thương mại và ăn uống nên người biểu tình cứ đến sớm ăn hàng, uống nước, xem phim dọc các con đường Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão, Bùi Viện chờ đến giờ G thì bất ngờ túa ra. Nếu như công an có tụ tập kín ngã tư Bùi Viện - Đề Thám thì chúng ta cứ tiến hành tuần hành dọc đường Bùi Viện và Phạm Ngũ Lão, không nhất thiết phải giành cái ngã tư đó với họ.(Các bạn đừng tự làm khó mình bằng việc đi xe chính chủ đến tận đây, các bạn có thể gửi xe của các bạn ở 1 siêu thị nào đó xa nơi này rồi đi xe ôm đến.)

Vẫn giữ vững tiêu chí ôn hòa tuyệt đối và lập trường không lùi bước cho đến khi nhà cầm quyền minh bạch thỏa đáng nguyên nhân cá chết, nguyên nhân hủy hoại môi trường biển có thể dẫn đến thảm họa diệt chủng trong tương lai vì tiêu thụ thức ăn, sản phẩm độc hại từ biển đã bị nhiễm độc

KHÔNG SỢ, KHÔNG KHUẤT PHỤC

Đó sẽ là thông điệp của lần thứ 3 chúng ta xuống đường

Nhà cầm quyền cho rằng dùi cui, đánh đập sẽ làm chúng ta thoái lui vì sợ hãi. Không, họ đã lầm. Điều đó chỉ làm chúng ta mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Đau vì dùi cui, nắm đấm hôm nay sao bằng đau vì ung thư, nỗi đau nhìn những người thương yêu chết dần chết mòn ngày mai

Nhà cầm quyền cho rằng tăng cường bắt bớ sẽ làm chúng ta chùn bước mà bỏ cuộc. Không, họ đã lầm. Điều đó chỉ làm chúng ta ngày càng đông hơn, quyết tâm hơn. Bắt bớ những người đòi hỏi sự thật cho thấy nhà cầm quyền đang bưng bít một vấn nạn nghiêm trọng; càng làm cho chúng ta nhận thấy cần phải sớm làm gì đó để ngăn ngừa hiểm họa đang đến với gia đình chúng ta ngày càng cấp bách hơn.

Chúng ta cần làm rõ cho nhà cầm quyền hiểu Bạo lực không giải quyết được vấn đề, càng không ngăn được bước chân của người dân và người dân chúng ta cũng không tìm kiếm 1 viễn cảnh bạo lực. Người dân chúng ta chỉ lo lắng cho an nguy gia đình, sức khỏe người thân và tương lai con cháu mà hành động. Khủng hoảng chỉ có thể được giải quyết bằng đối thoại, ôn hòa, cầu thị và minh bạch từ phía chính quyền.

Chúng ta yêu cầu quyền sống, quyền minh bạch là những quyền cơ bản tối thiểu nhất của một con người, được ghi trong Hiến pháp. Với tâm và tinh thần công chính, chúng ta xuống đường bảo vệ môi trường biển Việt Nam, bảo vệ sự sống cho chính chúng ta và gia đình, bảo vệ sự công chính và lẽ phải.

Bạn ơi... Chúng ta đi vì an toàn sức khoẻ của chính chúng ta

NGUYÊN TẮC ĐẦU TRANH ÔN HÒA, BẤT BẠO ĐỘNG

Tuyệt đối không được mang theo vũ khí hay bất cứ thứ gì có thể được sử dụng để gây tổn hại người khác.

Triệt để tôn trọng lối hành xử hoà bình. Mọi hành động đấu tranh không được phép làm tổn hại sức khoẻ, tính mạng, thân thể của lực lượng đàn áp hay bất cứ ai khác.

1. Đây là hoạt động phản kháng trong hoà bình, bằng cách sử dụng quyền tuần hành và biểu tình theo đúng hiến pháp. Mục đích tối cao của nó là xây dựng, không phải là hủy hoại xã hội.

2. Chúng ta không kêu gọi lật đổ. Chúng ta kêu gọi người dân thực hiện quyền đồng thuận xã hội, để nêu kiến nghị, tạo sức mạnh khiến chính quyền hiện nay buộc phải lắng nghe và hành động tích cực. Đã đến lúc người Việt Nam phải có một chính phủ chịu lắng nghe, thay vì chỉ dùng bạo quyền đàn áp.

3. Cuộc đấu tranh này không có kẻ thù cá nhân. Bất cứ ai thấy cần có một xã hội tốt đẹp hơn đều có thể tham gia, không phân biệt chính kiến hay tôn giáo. Những người tuần hành không được nhắm vào ai. Mục đích của nó là xây dựng bằng ánh sáng tri thức và hòa bình để chiến thắng thù hận. Cuối cùng để có thể có một hệ thống chính trị tốt hơn cho đất nước.

4. Mọi hành động của những người tham gia tuần hành, đều phải đặt nguyên tắc hành xử ôn hoà và hoà bình làm nguyên tắc tối cao. Mọi hành động phản kháng bằng vũ lực đều phải bị ngăn cấm. Mọi hành động gây tổn hại tài sản công và tài sản tư đều phải bị loại bỏ.

(Vui lòng copy nội dung status này và đăng lên chính facebook của bạn để tăng thêm sức mạnh lan tỏa. Cảm ơn)

Nguồn Hoàng Bình

Đầu độc bằng thực phẩm - Cuộc chiến thầm lặng

Thạch Đạt Lang (Danlambao - Để tiêu diệt một dân tộc, một đất nước thì đầu độc dân tộc đó bằng thực phẩm là chiến thuật tiêu diệt tinh vi nhất, dễ dàng thực hiện nhất, hiệu quả nhất, rẻ tiền nhất, không ồn ào nhưng vô cùng khốc liệt bởi nó sẽ hủy hoại sức đề kháng của dân tộc bị đầu độc qua nhiều thế hệ. Một dân tộc có tỉ lệ cao về bệnh hoạn, què quặt, ốm yếu, phát triển không đồng bộ sẽ bị hủy diệt, bị đồng hóa vì không đủ sức chống chọi lại những cuộc xâm lăng bằng của các dân tộc khác. Với chiến thuật đầu độc bằng thực phẩm, người ta không cần phải phát động một cuộc chiến tranh với vũ khí sát thương, vừa tốn kém, vừa thiệt hại về nhân mạng, dễ gây phản ứng dây chuyền với nhiều quốc gia, dân tộc khác, lôi kéo những nước này vào cuộc chiến tranh ngoài dự tính có thể đưa tới thất bại...

*

Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu, quan trọng nhất đối với nhân loại. Không có thực phẩm con người sẽ bị hủy diệt.

Thực phẩm (bao gồm tất cả các loại thức ăn đã hoặc chưa chế biến, nước uống có hoặc không có calories) là các nguồn chất đạm, đường, chất béo, sinh tố, muối khoáng có trong rau trái, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Để tiêu diệt một dân tộc, một đất nước thì đầu độc dân tộc đó bằng thực phẩm là chiến thuật tiêu diệt tinh vi nhất, dễ dàng thực hiện nhất, hiệu quả nhất, rẻ tiền nhất, không ồn ào nhưng vô cùng khốc liệt bởi nó sẽ hủy hoại sức đề kháng của dân tộc bị đầu độc qua nhiều thế hệ.

Một dân tộc có tỉ lệ cao về bệnh hoạn, què quặt, ốm yếu, phát triển không đồng bộ sẽ bị hủy diệt, bị đồng hóa vì không đủ sức chống chọi lại những cuộc xâm lăng bằng của các dân tộc khác.

Với chiến thuật đầu độc bằng thực phẩm, người ta không cần phải phát động một cuộc chiến tranh với vũ khí sát thương, vừa tốn kém, vừa thiệt hại về nhân mạng, dễ gây phản ứng dây chuyền với nhiều quốc gia, dân tộc khác, lôi kéo những nước này vào cuộc chiến tranh ngoài dự tính có thể đưa tới thất bại.

Chiến thuật đầu độc thực phẩm nằm trong chiến lược hủy diệt môi sinh, hủy hoại con người, là một hình thức mềm của chiến tranh Hạt nhân-Sinh học-Hóa học ABC (Atomic-Biological-Chemical) để thôn tính, xâm lăng một đất nước mà Trung Cộng đang tiến hành với Việt Nam.

Tầm sát hại cũng như hậu quả của cuộc chiến không dễ nhận thấy ngay mà đòi hỏi một thời gian dài, từ vài năm đến hàng chục năm hoặc lâu hơn.

Ưu điểm của chiến thuật này là nó dễ dàng nhận được sự cộng tác, tiếp tay một cách rộng rãi, vô thức của người dân (colaborator) trong đất nước bị đầu độc, đặc biệt ở những nước tình trạng dân trí còn thấp hay bị cai trị bởi những chế độ độc tài, phản dân chủ, những chính quyền tham nhũng, hối lộ, không có khả năng điều hành đất nước như Việt Nam.

Không kể hàng trăm tấn, thậm chí hàng ngàn tấn thực phẩm độc hại, hoặc quá hạn sử dụng như táo chứa hóa chất, nấm kim châm tẩm độc, chân gà... từ Tầu cộng được tuồn sang Việt Nam hàng ngày qua biên giới các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Bắc Giang... đưa về Hà Nội tiêu thụ mà ngay người Việt Nam cũng tìm cách hãm hại nhau.

Chỉ cần vào Google search gõ vài chữ:  "Thực phẩm độc Trung Quốc, bì lợn bẩn, sầu riêng ngâm hóa chất, chân gà thối, thịt lợn thối, tôm bơm tạp chất, mít chín siêu tốc, cà phê đểu…" là sẽ ra hàng trăm ngàn kết quả, đọc chóng mặt, mệt nghỉ.

Hậu quả của những việc này là gì? Là toàn dân đầu độc lẫn nhau. Người chế biến thịt heo bẩn không ăn thịt heo, chỉ ăn thịt gà, thịt bò, người sản xuất chân gà thối không ăn thịt gà, chỉ ăn thịt heo, thịt bò (phù phép từ thịt heo)... Anh bán mít nhúng hóa chất không ăn mít, chỉ ăn sầu riêng, chuối và ngược lại.

Cuối cùng, tất cả người Việt Nam chẳng ai tránh được, kể cả các quan chức lãnh đạo CS, đều tiêu thụ toàn thực phẩm độc hai. Nhưng đa số cứ nghĩ là mình khôn ngoan, tránh được những thức ăn tẩm hóa chất khi đi lùng sục tìm mua thực phẩm sạch, rau, trái cây, thịt, trứng nuôi bio.

Tỉ lệ bệnh ung thư ở Việt Nam tăng lên hàng năm với tốc độ chóng mặt dường như vẫn chưa thể cảnh tỉnh người dân ngừng việc hãm hại, đầu độc nhau.

Không những chỉ người dân, vì thiếu hiểu biết, dân trí thấp, chỉ nghĩ đến lợi nhuận, tiếp tay cho việc đầu độc thực phẩm mà ngay cả chính quyền cũng trực tiếp hoặc gián tiếp đóng góp vào việc đầu độc thực phẩm.

Cảnh sát kinh tế, các phòng, sở vệ sinh an toàn thực phẩm không làm hết chức năng của mình, hầu hết chỉ tìm cách kiểm soát cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm để vòi vĩnh tiền hối lộ, bôi trơn hơn là ngăn chận việc sản xuất thực phẩm độc hại.

Cuộc chiến này không chừa một ai, nó xâm nhập, đánh thẳng vào từng gia đình, từng cá nhân, trẻ cũng như già, nam nữ đều phải đối diện với nó. Do đó để có thể chống trả, phòng vệ hữu hiệu, đòi hỏi lương tâm, ý thức trách nhiệm của mọi người Việt Nam, những người còn suy nghĩ, quan tâm đến vận mệnh dân tộc, tiền đồ đất nước.

Đừng hi vọng gì nơi chính quyền CS vì đây là chế độ phản dân, hại nước. Ngay giữa những người đồng chí với nhau, họ còn hạ thủ, đầu độc nhau như trường hợp Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban nội chính trung ương, chết đầu năm 2015 với những chứng cớ bị đầu độc bởi chất phóng xạ Polonium 210 thì mạng sống hay bệnh tật của người dân có nghĩa lý gì với họ?

Ngày 10.05.2016, một facebooker tên Trần Ngọc Nga phổ biến trên trang Web Anh Ba Sàm, code bài 8235, tựa đề: "URC-VN và bộ Y Tế bắt tay trong bóng tối để chối bỏ trách nhiệm đầu độc chì hàng triệu người" - cho thấy cán bộ chính quyền đã trực tiếp tham gia vào việc đầu độc người dân tiêu thụ.

Hai loại nước uống: Trà xanh hương chanh C2 và nước tăng lực Rồng Đỏ của công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited company) URC-VN chứa hàm lượng chì cao gấp hai lần giới hạn cho phép, được Viện Kiểm Nghiệm Thực Phẩm Quốc Gia phù phép trở nên an toàn.

Kết quả là hàng chục triệu chai nước hai loại nói trên đã đi vào cơ thể người tiêu thụ, đa số là trẻ em, thanh thiếu niên tuổi đang lớn. (1)

Khi nội vụ bị phơi bày trên báo chí, truyền thông, bộ y tế dưới quyền bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến lại tiếp tục tìm cách che dấu việc ăn hối lộ của nhân viên, đánh tráo các mẫu thử nghiệm…(2)

Nguyễn Thị Kim Tiến đúng ra đã phải từ chức từ vụ mấy chục trẻ em chết vì chích ngừa thuốc 5 trong 1 Quinvaxem nhưng vẫn nhởn nhơ, bình chân như vại trong chức bộ trưởng y tế.

Lãnh đạo chế độ CSVN bất chấp hậu quả đến với người dân như thế nào, họ chỉ cần giữ vững chế độ cũng như chiếc ghế đang ngồi.

Đất nước Việt Nam cần vài chục ngàn đến vài trăm ngàn người như Trần Ngọc Nga làm những việc cần thiết đúng với lương tâm, trách nhiệm, dũng cảm đối đầu với cái Ác, không sợ bị trả thù, trù dập, gióng lên tiếng chuông báo động cho đồng bào những nguy cơ dân tộc bị diệt vong trong cuộc chiến thầm lặng vô cùng thâm hiểm này.



Chú thích:

Vẫn chưa rõ nguyên nhân cá chết dạt vào bờ biển Nghệ An

 Đ.LAM - Thứ Sáu, ngày 13/5/2016 - 19:00
(PLO)- Hôm nay (13-5), tại bờ biển huyện Diễn Châu (Nghệ An) vẫn phát hiện một số con cá đù chết trôi dạt vào bờ. Nhận định ban đầu của Phòng NN&PTNT huyện Diễn Châu cho rằng cá chết có thể do thay đổi thời tiết hoặc do chìm tàu đánh cá trên biển.


Ông Nguyễn Chí Lương, Chi cục trưởng Chi cục thủy sản Nghệ An, cho biết: Chúng tôi đã lấy mẫu cá chết để phân tích nhưng hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân cá chết.
Khoảng từ ngày 7-5, người dân vùng biển huyện Diễn Châu bắt đầu phát hiện một số cá biển chết dạt vào bờ. Cho đến chiều 13-5, tại bờ biển huyện Diễn Châu vẫn phát hiện một ít cá trôi dạt vào. Cá chết chủ yếu là cá đù biển kích cỡ khoảng 5-7 cm. Cá chết chủ yếu trên toàn tuyến biển huyện Diễn Châu nhưng chết nhiều hơn là bãi biển Diễn Thành đến Diễn Trung.

Cá chết bất thường dạt vào bờ biển huyện Diễn Châu
Theo báo cáo ban đầu của Phòng NN&PTNT huyện Diễn Châu, vào ngày 2-5, có một tàu đánh cá tại Cảng cá Lạch Vạn (xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu) có thuyền của ông Đinh Văn Thành (trú xóm 1, xã Diễn Thành) mang số hiệu NA 2523 TS (công suất 72CV) đang đánh cá ở vùng lộng bị mắc cạn, gặp sóng to đập vỡ, chìm thuyền. Sản lượng cá trên tàu khoảng 2,6 tấn nhưng chỉ gom được khoảng một tấn cá, còn lại 1,6 tấn bị trôi ra ngoài môi trường biển.
Đến ngày 8-5, Chi cục Thủy sản tỉnh Nghệ An, UBND huyện Diễn Châu, Công an huyện và Đồn biên phòng 152, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Diễn Châu đã có mặt tại bờ biển để kiểm tra và lẫu mẫu cá gửi Viện Thủy sản xét nghiệm, làm rõ nguyên nhân cá chết.
Ông Đặng Văn Minh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An, cho biết: "Chúng tôi đã lấy mẫu cá chết để gửi cơ quan chức năng ở trung ương xét nghiệm tìm nguyên nhân cá chết có phải do dịch bệnh hay không nhưng hiện chưa có kết quả".
Ông Lương cũng nhận định cá chết có thể do thay đổi thời tiết hoặc do quá trình đánh cá trên biển dân đánh mìn, tàu cá bị hỏng lưới trên biển hoặc tàu cá ông Thành chìm làm cá trôi dạt vào bờ. 
Đ.LAM

Nhiều loại khoáng sản Việt Nam sẽ cạn kiệt

ANH PHƯƠNG  21:52 13/05/2016 
Đó là cảnh báo được đưa ra tại Hội thảo “Nâng cao hiệu quả thu ngân sách trong khai thác khoáng sản: Từ kinh nghiệm thực tiễn đến các giải pháp chính sách” diễn ra sáng nay 13/5 tại Hà Nội.

Nhiều loại khoáng sản Việt Nam sẽ cạn kiệt
Ảnh minh họa.
Tại Hội thảo, ông Trịnh Lê Nguyên (Giám đốc PanNature) cho biết, với quy mô khai thác như hiện nay, nhiều loại khoáng sản của Việt Nam sẽ cạn kiệt trong tương lai gần. Cụ thể, số năm khai thác còn lại của dầu khí là 56 năm, barit là 21 năm, thiếc là 19 năm, chì – kẽm là 17 năm và vàng là 21 năm.
Việt Nam bắt đầu thu thuế tài nguyên từ năm 1991 theo Pháp lệnh Thuế tài nguyên 1990. Để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn, Pháp lệnh Thuế tài nguyên đã được sửa đổi 2 lần vào năm 1998 và 2008. Đặc biệt, năm 2009, Quốc hội đã ban hành Luật Thuế tài nguyên 2009 thay thế cho Pháp lệnh Thuế tài nguyên.
Tuy nhiên, đóng góp ngân sách từ ngành khoáng sản vẫn rất hạn chế. Theo tính toán từ số liệu thống kê của Bộ Tài chính, số thu thuế tài nguyên ngoài dầu khí chỉ đạt 0,9% - 1,1% tổng thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2011 – 2013.
“Chính sách thuế tài nguyên còn nhiều bất cập, tạo kẽ hở để doanh nghiệp tránh thuế và trốn thuế. Hiện nay, thuế tài nguyên được tính dựa trên sản lượng tính thuế, giá tính thuế và thuế suất. Tuy nhiên, sản lượng tính thuế do doanh nghiệp tự tính toán và kê khai. Ngoài ra, giá bán thuế tài nguyên chủ yếu do UBND tỉnh quy định và có sự chênh lệch khá lớn giữa các địa phương. Nhìn chung, việc kiểm soát sản lượng khai thác và giá tính thuế hiện còn rất yếu, trong khi sự phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan tài nguyên - môi trường chưa hiệu quả”, TS. Lê Xuân Trường (Học viện Tài chính) nhận định.
Đó là chưa kể việc khai thác và xuất khẩu trái phép vẫn diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương gây thất thu ngân sách.
Chính sách thuế tài nguyên hiện nay cũng không khuyến khích doanh nghiệp chế biến sâu - ông Hoàng Ngọc Thao (Công ty Apatit Việt Nam) cho biết.
Các ý kiến cũng chỉ ra rằng, nếu tạm tính tỷ lệ thất thu trong khai thác tài nguyên là 5% GDP (mức thấp nhất), hàng năm Việt Nam có thể mất tới 1 tỷ USD. Trong bối cảnh ngân sách khó khăn, Việt Nam cần sớm chỉnh sửa Luật Thuế tài nguyên theo hướng đơn giản, rõ ràng và phù hợp.
Bên cạnh đó, cần có những giải pháp quản lý thuế tốt như tham gia hệ thống trao đổi thông tin thuế tự động giữa các quốc gia; áp dụng sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai thác (EITI)...
Theo Báo Sài Gòn Đầu Tư

Hà Tĩnh: Cháy lớn tại dự án thép nghìn tỉ bỏ hoang ở Vũng Áng

 - Lực lượng chức năng đang khám nghiệm hiện trường vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng tại công ty CP gang thép Vạn Lợi (Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh).

Trung tá Võ Đăng Khoa, Phó trưởng phòng Cảnh sát PCCC - CA Hà Tĩnh thông tin, vụ cháy xảy ra vào 20h30 tối qua tại bãi chứa thiết bị điện của công ty CP gang thép Vạn Lợi.
Lực lượng cảnh sát PCCC đã huy động 15 cán bộ chiến sỹ cùng 2 xe chuyên dụng, 1 máy bơm. Sau hơn 1 tiếng mới khống chế được đám cháy.
cháy, nhà máy thép nghìn tỉ, Vũng Áng
Đám cháy bùng phát tại bãi tập kết thiết bị máy móc nhập khẩu
Đám cháy phát sinh tại phía đông nam bãi chứa các thiết bị máy móc, hộp kỹ thuật, biến áp, mô tơ… của dự án.
Không có thiệt hại về người nhưng 31 thiết bị máy móc đắt tiền bị hư hỏng nghiêm trọng. Hiện vẫn chưa thể thống kê tổng giá trị thiệt hại.
cháy, nhà máy thép nghìn tỉ, Vũng Áng
Lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường sáng nay
Sáng nay, lực lượng cảnh sát kỹ thuật hình sự, PCCC, CA thị xã Kỳ Anh vẫn đang tiếp tục khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân.
Dự án Nhà máy liên hợp gang thép Vạn Lợi chính thức khởi công vào năm 2008. Tổng mức đầu tư lên tới hơn 1.700 tỷ đồng, do công ty CP Gang thép Hà Tĩnh làm chủ đầu tư (trong đó 2 cổ đông lớn nhất là công ty Vạn Lợi 64%, công ty Hợp Thành 34%).
cháy, nhà máy thép nghìn tỉ, Vũng Áng
Nhiều thiết bị đắt tiền cháy rụi
85% số tiền đầu tư là do dự án vay từ các ngân hàng, trong đó nhiều nhất là Ngân hàng Phát triển (620 tỷ đồng), Vietcombank 70 tỷ đồng…
cháy, nhà máy thép nghìn tỉ, Vũng Áng
Dự án thép bỏ hoang 7 năm nay khiến các ngân hang như ngồi trên đống lửa khi có nguy cơ mất trắng gần 750 tỷ cho vay
Việc dự án thép ngưng trệ 7 năm nay đã gây ra nhiều hệ lụy trầm trọng. Gần 750 tỷ đồng các ngân hàng nhà nước bỏ ra cho dự án có nguy cơ mất trắng khi toàn bộ thiết bị máy móc, phương tiện mang về từ gần 7 năm nay đã rỉ sét, hư hỏng và mất trộm.
Tháng 5/2015, Ban quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh đã có văn bản thông báo chấm dứt hoạt động của nhà máy này và sẽ thu hồi giấy phép đầu tư. Tuy nhiên, vì dự án liên quan đến nhiều ngân hàng, chủ đầu tư gần như không xuất hiện nên việc giải quyết hệ quả sau thu hồi rất khó khăn.
13/05/2016  11:48 
Duy Tuấn

Dân quân ‘khủng bố’ người làm chứng

VŨ HỘI - Thứ Bảy, ngày 14/5/2016 - 02:50
(PL)- Những người can ngăn, làm chứng việc sáu dân quân đánh người trong đêm bị khủng bố bằng mắm tôm, dầu nhớt, đập bảng hiệu.

Công an thị xã Dĩ An, Bình Dương đang củng cố hồ sơ xử lý hành vi đập phá tài sản và “khủng bố” tinh thần người khác với hai dân quân Hoàng Vũ Hảo và Hoàng Văn Luân. Hảo và Luân là hai trong sáu dân quân phường An Bình (đang bị tạm đình chỉ công tác) vì có hành vi đánh người vào đêm 30-4, bị người dân ghi hình tung lên mạng xã hội.
Hai ngày sau khi làm chứng, nhà của anh Nguyễn Văn Thạch (chủ cửa hàng điện thoại di động Ngọc Nam) cùng chị Tạ Như Thủy (chủ tiệm mỹ phẩm Thủy) là người chứng kiến toàn bộ vụ việc bị khủng bố.
Mẹ chị Thủy cho hay: Sáng 3-5, bà mở cửa tiệm mỹ phẩm thì thấy nhớt trộn mắm tôm đổ vào tiệm. Phía trên, bảng hiệu bằng mica trị giá 5 triệu đồng cũng bị phá hỏng.
Nhìn sang cửa hàng bán điện thoại di động của anh Thạch bên kia đường, bà thấy có vết dầu loang nên gọi cửa, báo anh Thạch kiểm tra. Anh Thạch cũng hoảng kinh với các vũng mắm tôm pha nhớt trong nhà, phía trước cửa có bọc nylon đựng nhớt. Bảng hiệu trước cửa hàng nhà anh cũng bị ném vỡ.
Sau khi báo sự việc, Công an thị xã Dĩ An đến ghi nhận kiểm tra camera an ninh và xác định Hảo và Luân là thủ phạm.
Nhóm dân quân đánh dân trong đêm 30-4. Ảnh: VH

Dầu nhớt trộn mắm tôm trong nhà người làm chứng. Ảnh: VH
“Sau khi làm việc với công an thì chính quyền địa phương có đến, xin lỗi và mong tôi bỏ qua cho các dân quân về hành vi túm cổ áo, đòi đánh tôi trong đêm 30-4… Tôi nghĩ mọi chuyện đã xong nhưng không ngờ họ rắp tâm trả thù, khủng bố gia đình tôi như vậy” - anh Thạch nói.
Còn mẹ chị Thủy cho hay sau khi bị công an phát hiện hành vi khủng bố, khu phố và hai dân quân Hảo, Luân đã trực tiếp đến cửa hàng bà xin lỗi gia đình, xin bồi thường bảng hiệu mới.
Trao đổi với chúng tôi, Thượng tá Lê Phi Hùng - Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự thị xã Dĩ An cho hay: Các dân quân đã làm sai chức năng nhiệm vụ, nhất là hành vi đánh người là không thể chấp nhận được.
“Hiện tôi chưa nghe thông tin hai dân quân của phường An Bình dùng nhớt, mắm tôm đổ vào nhà dân và phá tài sản nên sẽ cho người kiểm tra. Những hành vi này công an sẽ điều tra, xử lý theo thẩm quyền. Hiện sáu dân quân vi phạm vẫn đang bị đình chỉ công tác, Quân khu 7 cũng đã cử người về làm việc về vụ này” - Thượng tá Hùng cho biết.
Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, tối 30-4, bốn thanh niên trên một xe máy trên đường về nhà trọ ở khu phố Bình Đường 2 (phường An Bình) thì gặp lực lượng dân quân đang chuẩn bị đi tuần tra. Phát hiện nhóm thanh niên vi phạm giao thông, sáu dân quân truy đuổi.
Các thanh niên vừa chạy đến trước khu nhà trọ thì nhóm dân quân cũng kịp tới. Tại đây hai bên có lời qua tiếng lại thì các dân quân dùng gậy lao vào đánh tới tấp, một nạn nhân ngất xỉu phải đưa đi cấp cứu. Các dân quân khống chế đưa người về văn phòng khu phố tiếp tục đánh.
Cho là dân quân lạm quyền, nhiều người dân đã kéo đến văn phòng khu phố can ngăn việc đánh người và gọi điện thoại báo công an phường.
Công an phường đã mời những người liên quan về trụ sở để làm rõ. Sau khi công an giải thích, vận động, hàng chục người ra về chỉ còn anh Nguyễn Văn Thạch (chủ cửa hàng điện thoại di động Ngọc Nam) cùng chị Tạ Như Thủy (chủ tiệm mỹ phẩm Thủy) là người chứng kiến toàn bộ vụ việc ở lại làm chứng. Hai người này đã tường trình toàn bộ sự thật cho công an. Các nạn nhân bị đánh từ chối giám định thương tích, không yêu cầu truy cứu hình sự những người đánh mình.
Trong lúc các dân quân dùng gậy hành hung, người dân đã ghi hình, tung lên mạng xã hội làm xôn xao dư luận.
Hành vi trẻ con
Ông Nguyễn Ngọc Ẩn, Chủ tịch UBND phường An Bình, cho là rất bất ngờ về hành vi của Hảo và Luân. “Đây là hành vi vi phạm pháp luật, nhận thức kém, hành xử trẻ con. Hiện vụ việc công an đang làm rõ. Quan điểm của địa phương là không bao che vì các cá nhân này làm xấu hình ảnh đẹp vốn có của lực lượng dân quân trong lòng người dân” - ông Ẩn nói.

Mỡ heo tẩm hóa chất của Trung Cộng

Sáng 13-5, nhà chức trách thành phố Đà Nẵng bắt quả tang cơ sở chế biến mỡ heo có tẩm hóa chất tại thôn An Trạch, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang do ông Nguyễn Quế Huy làm chủ cơ sở.

Cơ sở chế biến mỡ của ông Huy. (Ành: V. Yến)

Cơ sở chế biến này nằm bên cánh đồng. Phía trước là ngôi nhà trệt đã cũ dùng để sinh hoạt, cạnh bên là chiếc cổng bằng sắt dẫn vào lò mỡ heo.
Lò chế biến có 5 nữ lao động đang rửa mỡ, sau đó bỏ vào các thùng trước khi đưa vào chế biến. Dưới nền xi măng bẩn thỉu, nhiều mỡ tươi nằm lênh láng giữa ruồi nhặng, bùn đất, mùi hôi bốc lên nồng nặc. Nước thải đã được cơ sở này thải thẳng ra sông Yên.
Tại đây, nhà chức trách tạm giữ 350 kg mỡ heo tươi, 5,600 kg mỡ heo đã qua chế biến đang cất giữ tại kho lạnh.
Theo ông Huy, toàn bộ mỡ heo này đều mua từ một lò mổ trên địa bàn phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, giá mỗi ký khoảng 3,000 đồng. Mỗi ngày ông làm chừng 350kg mỡ. Khi gom đủ 5,000 kg sẽ vận chuyển ra miền Bắc để tiêu thụ, giá mỗi kg từ 7,000 đến 10,000 đồng.
Nhà chức trách phát hiện một bao bột màu trắng có chữ Trung Cộng, trọng lượng 40kg đã sử dụng gần hết. Ông Huy cho biết, đây là chất dùng để tăng trọng lượng mỡ. Theo đó, mỡ khi được chế biến bằng lò nấu và chất bột trắng, sau khi vớt ra, ngâm nước sẽ tăng thêm trọng lượng.
Một nhân viên đã thực hiện lại quá trình nấu mỡ. Khi cân 1.4kg mỡ tươi nấu không bỏ hóa chất và 1.4kg mỡ tươi nấu bỏ hóa chất đã cho kết quả khác nhau. Cụ thể, 1.4kg mỡ tươi nấu xong chỉ còn 1kg, trong khi với chất bột trắng, 1.4kg mỡ tươi nấu xong cho thu lại được 1.6kg. Nguyên nhân, bột hóa chất làm cho mỡ nở ra và tích trữ nước.
Về chất bột trắng, ông Huy cho biết là do bạn hàng cung cấp chứ mình không mua.
05/13/2016 - 09:54
Vũ Minh Ngọc / SBTN