Thursday, November 9, 2023

Câu chửi Giữa Tòa (*)

 S.T.T.D Tưởng Năng Tiến 


Honoré de Balzac qua đời năm 1850. Từ đó đến nay cả đống nước sông, nước suối (cùng với nước mưa, nước mắt) đã ào ạt chảy qua cầu và qua cống. Loài người mỗi lúc một thêm tiến bộ và văn minh hơn. Theo thời gian luật pháp – nói chung – cũng vậy, cũng được cải thiện (dần dần) nghiêm minh và đàng hoàng hơn thấy rõ. Ruồi lớn, giờ đây, cũng bị vướng vòng lao lý đều đều. 

Cả Tổng Thống Đài Loan (Trần Thủy Biển) lẫn Tổng Thống Nam Hàn (Park Geun-hye) đều bị ngồi tù chỉ vì lem nhem về tiền bạc. Gần hơn, ngày 20 tháng 09 năm 2018, cựu thủ tướng Malaysia Najib Razak cũng vừa phải vác chiếu hầu toà vì tội biển thủ công quỹ. 

Nhân loại – tất nhiên – không phải lúc nào cũng vui vẻ nắm tay nhau, hướng về phía trước, và cùng đồng nhịp bước tiến. Ở Zimbabwe, Tổng Thống Robert Mugabe (một con  ruồi lớn) đã thoát lưới dễ dàng vì luật pháp ở xứ sở này – ngó bộ – có hơi xộc xệ

Nói vậy rất dễ gây ngộ nhận là (dường như) luật pháp tại Á Châu tiến bộ hơn ở Phi Châu chăng?

 Không dám hơn đâu!

 Việt Nam thuộc Đông Nam Á, và hệ thống pháp luật của quốc gia này, xem chừng, vẫn đang có khuynh hướng thụt lùi. Cựu T.T Nguyễn Tấn Dũng đã hạ cánh an toàn, không một phiên toà hay ngày tù tội gì ráo trọi, dù ông được công luận ghi nhận là một nhân vật “đầy tì vết tham nhũng” và “phá chưa từng có!” 

Ngành tư pháp của đất nước Zimbabwe hình thành và lùi/tiến ra sao, nói thiệt, tui hoàn toàn mù tịt nên không dám lạm bàn. Còn ở VN của mình thì tui có biết (sơ) nên xin phép được nói qua chút xíu, nghe chơi, để rộng đường dư luận.

Đại Học Đông Dương khai giảng lần đầu vào năm 1907. Tác giả Trần Thị Phương Hoa (Institute for European Studies) cho biết thêm :

 “Lần khai giảng thứ hai năm 1917 mở ra một hình thức mới cho trường – đó là mô hình bách khoa với nhiều trường kỹ thuật. Giai đoạn thứ ba từ 1932 đến 1945 khẳng định diện mạo của trường với ba thành tố: Trường Y, trường Luật và trường Khoa học. 

Mặc dù trường đại học hạn chế số lượng thành viên, uy tín chuyên môn của Đại học Đông Dương tăng dần. Kể từ năm 1932, trường Y và trường Luật trở thành một phân hiệu của trường Y và Luật Paris.” 

Không chỉ muộn màng, ngành luật học ở Việt Nam còn gặp rất nhiều trắc trở :

“Ngày 17-11-1950, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 158-SL, quyết định việc bổ sung cán bộ công nông vào ngạch thẩm phán và thăng bổ các thẩm phán toà án nhân dân huyện lên toà án nhân dân tỉnh… Từ đây, theo ông Vũ Đình Hòe : ‘các thẩm phán huyện, đa số là đảng viên cộng sản, chỉ qua lớp chính trị và nghiệp vụ’. Quan điểm lựa chọn thẩm phán chủ yếu ‘đứng trên lập trường nhân dân’ của Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng lâu dài đến nền tư pháp Việt Nam.” (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, tập II. OsinBook, USA: 2012). 

Muốn biết “quan điểm lựa chọn thẩm phán ‘chủ yếu là đảng viên cộng sản’ và ‘đứng trên lập trường nhân dân’ của Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng lâu dài đến nền tư pháp Việt Nam” ra sao, xin đọc qua một mẩu đối thoại (giữa quan toà và bị cáo) trong phiên toà xử Phan Thắng Toán và những người đồng vụ – vào  năm 1971 – do nhạc sĩ Tô Hải ghi lại : 

Chánh án: – Anh có nhận là đã đánh nhạc của tư sản, là đồi truỵ không?

Toán xồm: – Dạ! Thưa quý toà, con chỉ đánh những gì in trên đĩa của Liên Xô, của Tiệp Khắc, của Cộng Hoà Dân Chủ Đức thôi ạ! 

Chánh án: – Anh nói láo! Thế Paloma, Santa Lucia là của ai? 

Toán Xồm: – Dạ! Paloma là của nước bạn Cu Ba ạ! Còn Santa Lucia là dân ca Ý ạ! Nhà xuất Bản của nhà nước đã in và sân khấu nhà nước đã có nhiều ca sỹ biểu diễn ạ! 

Chánh án: – Vậy anh có biết cha cha cha là cái gì không? 

Toán Xồm: – Dạ! Có ạ!! Đây là một nhịp điệu xuất xứ cũng tại nước bạn Cu Ba ạ! 

Chánh án: – Thế còn Tango bleu chắc anh cũng đổ cho Cu Ba hết hả?

Toán xồm: – Dạ không! Tango là một điệu nhảy Ác-giăng-tin nhưng đã được quốc tế hoá. Vừa giờ Đoàn xiếc Tiệp Khắc sang ta và các nước XHCN đều xử dụng cả ạ! 

Chánh án: – Nhưng người ta đánh khác, còn anh đánh khác. Đừng có ngụy biện! 

Toán Xồm: – Dạ! Đánh y hệt ạ! Chỉ có thua họ về nhạc cụ họ tốt hơn… chứ nếu chúng con có đầy đủ nhạc cụ như họ thì chúng con chẳng thua gì họ cả ạ! 

Chánh án: – Anh hãy im miệng! Đồ ngoan cố! Và cứ như vậy, suốt phiên tòa Chánh án chỉ sử dụng câu “Im miệng! Đồ ngoan cố” để cắt lời người bị buộc tội. Không hề có ai bào chữa. 

Cuối cùng, toà luận án và tuyên án:

“Việc làm của bọn này đã gây ảnh hưởng xấu cho phong trào trật tự trị an, phá hoại việc thực hiện một số chính sách của Nhà nước, nhất là chính sách lao động sản xuất, chính sách nghĩa vụ quân sự… xâm phạm nghiêm trọng đến hạnh phúc, phẩm giá của phụ nữ, đến đạo đức và đời sống của nhiều người, và tuyên truyền xuyên tạc lại chế độ xã hội chủ nghĩa trong lúc cả nước đang chiến đấu chống Mỹ xâm lược. 

Do tính chất nghiêm trọng của vụ án nói trên, toà quyết định xử phạt Phan Thắng Toán 15 năm tù giam và sau đó 5 năm bị tước quyền công dân; Nguyễn Văn Đắc, 12 năm tù giam và sau đó 5 năm bị tước quyền công dân; Nguyễn Văn Lộc 10 năm tù giam và 4 năm bị tước quyền công dân …” (“Phan Thắng Toán và Đồng Bọn Đã Bị Xét Xử” – báo Hà Nội Mới 12/ 01/1971).

Với truyền thống ban phát án tù vô tội vạ như trên, của nền tư pháp công nông (hóa) ở Việt Nam, nên không có gì ngạc nhiên khi ông Lê Đình Lượng đã bị kết án đến 20 năm tù – vào ngày 16 tháng 8 vừa qua – chỉ vì “có nhiều bài viết với nội dung tuyên truyền, kích động, xuyên tạc, phỉ báng chủ trương, đường lối của Đảng.” L.S Đặng Đình Mạnh còn cho BBC biết thêm là “ông Lượng giữ quyền im lặng suốt phiên tòa, nên bị đánh giá là ngoan cố.” 

Hơn ba tuần sau, vào hôm 14 tháng 9 năm 2018 – tại một phiên toà khác – ông Nguyễn Văn Túc bị kết tội “tổ chức phản động, hoạt động trái pháp luật, nhằm âm mưu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chính quyền nhân dân, thay đổi thể chế chính trị.” Khác với ông Lê Đình Lượng, ông Nguyễn Văn Túc không giữ im lặng mà bật tiếng chửi thề. Sự kiện này đã khiến nhà thơ Thái Bá Tân buông đôi câu cảm thán :

Hôm qua xử phúc thẩm

Y án mười ba năm

 Với anh Nguyễn Văn Túc

 Một tù nhân lương tâm. 


Anh chấp nhận bản án, 

Không van xin, kêu ca.

 Nghe nói chỉ nhếch mép

 Và chửi:“Đ.t mẹ tòa!”

FB Bùi Thị Minh Hằng bình phẩm : “Chắc chắn câu chửi thề này sẽ trở thành ‘dấu ấn ô nhục’ cho nền tư pháp cộng sản.” 

Tôi thì nghĩ hơi khác, câu chửi thề này không phải là dấu ấn, mà là dấu chấm (hết) cho hệ thống tư pháp công nông mù loà và thô bạo của thể chế hiện hành. Từ nay, vẫn theo lời Thái Bá Tân : 

Đừng nhắc đến công lý 

Với tòa án nước ta. 

Tôi, bị đem ra xử, 

Cũng nói:”Đ.t mẹ tòa!”

 Ai cũng đều nói thế cả thì kể như xong phim!  

(*) Tựa do VNTB đặt


Coi phim xong, cấm khen chê

 Lê Tự Do 

(VNTB) – Coi phim xong mà khán giả không được bình phẩm

Những vấn đề, sự việc được bàn tán xoay quanh bộ phim Đất rừng phương Nam tưởng chừng như đã dần lắng xuống. Giờ đây lại bị chính ngài Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xới lên. 

Theo đó, tại phiên chất vấn thành viên Chính phủ chiều 7/11, đại biểu Quốc hội Tô Thị Bích Châu (Đoàn TP.HCM) đề nghị Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết giải pháp bảo vệ cá nhân, tổ chức khi bị cộng đồng mạng xã hội bạo hành.

Đăng đàn, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết Bộ đã ban hành quy tắc ứng xử dành cho đội ngũ văn nghệ sĩ làm nghệ thuật trên mạng xã hội để họ hành xử chuẩn mực. 

Ông cũng cho biết phim Đất rừng phương Nam đã được Hội đồng thẩm định phim quốc gia cấp phép theo đúng Luật Điện ảnh. Phim không vi phạm pháp luật. “Dư luận cho rằng phim có biểu hiện này, biểu hiện khác là chưa chuẩn xác, cần xem xét xử lý với hành vi xúc phạm, bôi xấu”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nói. 

Tra cứu thông tin là miễn phí, có một khái niệm, phê bình điện ảnh (tiếng Anh: Film criticism) là phép phân tích, đánh giá các bộ phim và phương tiện điện ảnh. Khái niệm này thường được sử dụng để thay thế các thuật ngữ như các bài đánh giá phim điện ảnh.

Một bài đánh giá điện ảnh ngụ ý giống như một lời giới thiệu tới đối tượng khán giả, tuy nhiên không phải tất cả các bài phê bình điện ảnh đều có dạng đánh giá. Nói chung, phê bình điện ảnh có thể được chia làm hai loại: phê bình từ giới báo chí thường xuất hiện trong các ấn phẩm như báo viết, tạp chí hoặc các phương tiện truyền thông đại chúng khác.

 Loại thứ hai là phê bình hàn lâm của những nhà nghiên cứu điện ảnh, được giới thiệu dưới dạng học thuyết điện ảnh và xuất bản trong những ấn phẩm hàn lâm. Phê bình điện ảnh hàn lâm hiếm khi dưới dạng một bài đánh giá; thay vào đó nó có thể phân tích tác phẩm và vị trí của bộ phim trong lịch sử nhánh thể loại của nó, hoặc toàn bộ lịch sử điện ảnh. 

Chẳng lẽ, với một người đang ngồi ghế Bộ trưởng về một chuyên ngành hẹp như ông Nguyễn Văn Hùng lại không biết đến khái niệm như kể trên để rồi đề xuất “xem xét xử lý với hành vi xúc phạm, bôi xấu”.

Đó là chưa kể đến việc với ý kiến của ông Hùng, vô hình trung đã vi phạm đến Hiến pháp về quyền tự do ngôn luận của người dân. Chẳng lẽ người dân không có quyền bình phẩm về tác phẩm được “trình làng” trước công chúng? 

Và cũng nên nhớ một điều, cho dù có Luật An ninh mạng thì Hiến pháp là luật lớn nhất. Hiến pháp thì quy định rất rõ về quyền tự do ngôn luận. Tựu trung lại, nếu như một tác phẩm (phim điện ảnh, phim truyền hình, văn học viết, âm nhạc…) đưa ra công chúng, nói một cách văn hoa, cho dù có được Nhà nước đặt hàng hay không, thì khách hàng ở đây chính là những người dân. Có ủng hộ hay không ủng hộ đa số cũng đến từ người dân.

Vậy mà khi xem xong một bộ phim, khi nghe xong một bản nhạc, khi gấp lại một quyển sách, “khách hàng” lại không được cái quyền bình phẩm, không được cái quyền đem ra bàn tán với những người khác, không được cái quyền “góp ý” nhẹ nhàng hoặc nặng hơn là chê. Nếu ai có hành vi, lời nói theo chiều hướng đó thì sẽ luôn có một “thòng lọng pháp lý” luôn sẵn sàng “đeo vào cổ”. Vậy chẳng phải đang đi ngược lại với cái gọi là tự do ngôn luận là gì? Đang đi ngược lại với Hiến pháp. Về lý lẫn về tình có vẻ như đều… vô lý…

 Thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật mà không cho người ta bình luận, chẳng khác nào kiến thức về lý luận phê bình văn học chỉ dành để… trưng bày giống như số phận các cuốn sách chính trị kiểu “Tuyển tập Lê-nin” ở thời bao cấp.

https://vietnamthoibao.org https://vietnamthoibao.org/vntb-coi-phim-xong-cam-khen-che/ .

Tham nhũng không vụ lợi?

 Phạm Lê Đoan


(VNTB) – “Nguyên nhân đưa đến việc phạm tội” có thể là không xuất phát từ “ý muốn tham nhũng” 

 “Thực tế cán bộ vi phạm pháp luật không chỉ là tội phạm tham nhũng mà nhiều trường hợp là tội phạm kinh tế, chức vụ nhưng không có yếu tố vụ lợi. Chính sách hình sự cần cân nhắc sửa đổi mức hình phạt, mức tính hậu quả thiệt hại hiện nay”.

 Từ lý do trên, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (VKSND) Lê Minh Trí đề nghị xây dựng chính sách xử lý tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, tham nhũng, chức vụ, bảo đảm yêu cầu vừa nghiêm trị, vừa khoan hồng, tạo điều kiện cho chủ thể sai phạm khắc phục hậu quả nhằm làm tốt hơn việc thu hồi tài sản Nhà nước bị tham nhũng, thất thoát.

Báo cáo trước phiên chất tại Quốc hội, Viện trưởng Lê Minh Trí cho biết, từ đầu nhiệm kỳ đến nay VKSND Tối cao đã chủ động phối hợp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, quyết liệt đấu tranh, mở rộng điều tra, khởi tố mới nhiều bị can trong nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn, phức tạp, có tính hệ thống, có tổ chức, liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương, cả trong khu vực nhà nước và ngoài Nhà nước, gây bức xúc trong nhân dân.

VKSND Tối cao cũng đã thực hiện các biện pháp để bảo đảm thu hồi tài sản đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng vào kết quả chung của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Ông Lê Minh Trí nhấn mạnh, hiện nay trong thực tế cán bộ vi phạm pháp luật không chỉ là tội phạm tham nhũng mà nhiều trường hợp là tội phạm kinh tế, chức vụ nhưng không có yếu tố vụ lợi; cụ thể Điều 219 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Điều 360 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nên trong chính sách hình sự cần cân nhắc sửa đổi mức hình phạt, mức tính hậu quả thiệt hại hiện nay và tăng chế tài phạt tiền, giảm chế tài phạt tù để có chính sách xử lý hiệu quả hơn, vừa nghiêm trị, vừa nhân văn, thuyết phục.

Diễn giải trên của ông Lê Minh Trí rất dễ đưa đến… hiểu lầm. Theo ý mà ông trình bày trước Quốc hội, ông tán đồng việc xử lý nghiêm người chủ mưu cầm đầu, có động cơ vụ lợi để răn đe, giáo dục chung.

Ngược lại, theo ông Trí thì ở đây “nguyên nhân đưa đến việc phạm tội” có thể là không xuất phát từ “ý muốn tham nhũng”, mà đơn giản chỉ vì trong quy trình quản lý nhà nước, khi cấp trên đã mệnh lệnh thì cấp dưới phải thi hành. Vì vậy nên cần phân hóa, tạo điều kiện cho chủ thể sai phạm khắc phục hậu quả; giảm nhẹ cho người vi phạm do chấp hành mệnh lệnh, không vụ lợi nhằm làm tốt hơn việc thu hồi tài sản Nhà nước bị tham nhũng, thất thoát; bảo đảm hiệu quả phòng chống tội phạm, vừa có trọng tâm, trọng điểm, có răn đe, giáo dục, vừa nhân văn, thuyết phục. 

Ở đây đáng tiếc là ông Lê Minh Trí đã không đi tới cùng vì sao quy trình quản lý nhà nước lại mang đến điều đó, trong khi cơ chế “phê – tự phê” trong Đảng luôn bắt buộc như một hình thức của đánh giá chất lượng đảng viên. Hơn nữa, cấp trên ở đây là làm theo nghị quyết Đảng, vậy phải chăng có kẻ hở của lợi ích nhóm ở nội dung chen vào; và khi vỡ lỡ thì có thể xuất hiện nhiều Lê Lai cũng thế vai nhau để cứu chúa?

Thế nhưng dù nói thế nào thì việc sử dụng cụm từ “tham nhũng không vụ lợi” như cách diễn đạt của người đứng đầu VKSND Tối cao là khó thuyết phục. Thứ nhất, theo Luật phòng, chống tham nhũng, thì “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” (Điều 3.1). Không có điều luật nào về “tham nhũng không vụ lợi”.

 “Theo giải trình của ông Lê Minh Trí, có thể hiểu là ông ấy nói đến như trường hợp ‘Tình thế cấp thiết’ của Điều 23 Bộ luật hình sự. Để được coi là ‘Tình thế cấp thiết’ cần toà án quyết định, không có cá nhân nào, kể cả ông Lê Minh Trí có đủ thẩm quyền” – một luật sư nêu tình huống giả định như vậy về cách hiểu “tham nhũng không vụ lợi”. 

Chương IV của Bộ luật Hình sự năm 2015 về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự , quy định “Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa”.

https://vietnamthoibao.org https://vietnamthoibao.org/vntb-tham-nhung-khong-vu-loi/ .


Hoa hậu mại dâm và đạo đức xã hội

 Thục Đoan  


(VNTB) – Nhiều Hoa hậu tham gia vào các hành vi không đạo đức, điều này có thể gợi ra thách thức với hệ thống giáo dục của quốc gia.  

 Mới đây báo chí đưa tin 3 cô người mẫu, hoa khôi, hot tiktoker đang hoạt động trong giới showbiz đi “phục vụ” với giá 60-100 triệu đồng cho tour 2 ngày trong nước; 6.000 USD (khoảng 150 triệu đồng) với tour 2 ngày ở nước ngoài. Các cô gái này thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang cá nhân có lượng theo dõi lớn trên mạng xã hội. Hoa hậu, á khôi, những người nổi tiếng ở Việt Nam trở nên xấu xa, chẳng hạn như việc tham gia vào hoạt động mãi dâm hay các hành vi không đạo đức khác, điều này có thể phản ánh một số vấn đề về giáo dục và đạo đức xã hội trong nước. 

 Nhiều Hoa hậu tham gia vào các hành vi không đạo đức, điều này có thể gợi ra thách thức với hệ thống giáo dục của quốc gia. Có thể cần xem xét cách giáo dục đạo đức để đảm bảo rằng giáo viên và sinh viên đều hiểu về những quy định đạo đức và có nhận thức về vai trò tích cực của phụ nữ trong xã hội.

 Sự xuất hiện của nhiều vụ “hậu” liên quan đến các hành vi không đạo đức có thể phản ánh văn hóa và giá trị xã hội. Có thể cần kiểm tra lại những giáo lý và giáo dục văn hóa để xem liệu những cuộc tổ chức thi hoa hậu và những người tổ chức có đang thực sự đề cao những giá trị tích cực và đạo đức hay không.

 Sự giảm giá trị đạo đức trong cộng đồng Hoa hậu, á khôi, người nổi tiếng, có thể cần xem xét cách chính trị và hệ thống pháp luật giám sát và xử lý các vấn đề như quảng bá và bảo vệ quyền của phụ nữ.

 Các phương tiện truyền thông, báo chí và nghệ thuật có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành giáo dục và đạo đức xã hội. Có thể cần thảo luận về cách thức giáo dục thông qua các phương tiện này để tạo ra những hình ảnh tích cực và thúc đẩy giáo dục đạo đức. 

Liệu có sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm chính phủ, tổ chức giáo dục, cộng đồng và ngành công nghiệp giải trí để tìm ra giải pháp chung nhằm cải thiện giáo dục và đạo đức xã hội trong quốc gia không?

 Chính phủ Việt Nam qua các sự kiện xấu liên tục xảy ra như báo chí đề cập tỏ ra thiếu trách nhiệm với đạo đức xã hội. Sự hợp tác giữa các bên liên quan, gồm chính phủ, tổ chức giáo dục, cộng đồng và ngành công nghiệp giải trí đã không có giải pháp chung nhằm cải thiện giáo dục và đạo đức xã hội trong quốc gia. 

Các cuộc thi hoa hậu thường có nhiều mục đích, từ việc tìm kiếm người đẹp, đại diện cho vẻ đẹp nữ tính và văn hóa của mỗi quốc gia, đến việc quảng bá du lịch và tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội và từ thiện. 

 Các cuộc thi tuyển sắc đẹp thường có các vị trí danh hiệu như “Hoa hậu” hoặc “Miss” để tôn vinh và nhận diện phụ nữ có vẻ ngoại hình đẹp, thông minh, và có phẩm cách.

 Các cuộc thi tuyển sắc đẹp không chỉ đánh giá ngoại hình mà còn đánh giá các yếu tố khác như tài năng, tri thức, tình cảm xã hội, và lòng từ thiện. Mục tiêu của nhiều cuộc thi là tôn vinh và đẩy mạnh vị thế của phụ nữ trong xã hội và giới thiệu họ đến cộng đồng quốc tế.  

“Phẩm cách” (character) trong các cuộc thi tuyển sắc đẹp thường được coi là một yếu tố quan trọng, bên cạnh vẻ ngoại hình, tài năng và tri thức. Điều này ám chỉ đến đạo đức, thanh lịch, tư duy xã hội, và các giá trị cá nhân của người phụ nữ tham gia cuộc thi và sẽ trở thành người phụ nữ đại diện đủ sắc, đức, tài của phụ nữ trong nước. 

 Các thí sinh được đánh giá về tính trung thực, đạo đức, và tính tư cách của họ. Khả năng thể hiện lòng nhân ái và lòng từ thiện thông qua các hoạt động xã hội và từ thiện cũng được đánh giá.

 Sự thanh lịch, tư duy xã hội và khả năng giao tiếp là các yếu tố quan trọng. Các thí sinh thường được đặt trong các tình huống thử thách như phỏng vấn trực tiếp hoặc các sự kiện giao tiếp để kiểm tra khả năng xử lý mối quan hệ xã hội. 

Tự tin là một yếu tố quan trọng, không chỉ trong việc diễn xuất trước đám đông mà còn trong việc thể hiện bản thân và ý kiến cá nhân một cách mạnh mẽ. Sự năng động và tích cực cũng được đánh giá cao. 

Khả năng lãnh đạo thường được đánh giá trong các cuộc thi tuyển sắc đẹp. Các thí sinh thường được đặt trong các tình huống mô phỏng để thể hiện khả năng lãnh đạo và quản lý. 

Điều này giúp đảm bảo rằng người đoạt giải không chỉ là người đẹp mà còn là một cá nhân có phẩm cách và khả năng đại diện cho giá trị tốt đẹp trong xã hội. 

Quy trình đánh giá phẩm cách trong các cuộc thi tuyển sắc đẹp thường được thực hiện bởi một hội đồng chấm thi, gồm các giám khảo và chuyên gia.Một số cách mà hội đồng chấm thi có thể đánh giá phẩm cách của các thí sinh: 

Phỏng vấn thường là cơ hội để các thí sinh thể hiện phẩm cách của họ. Các giám khảo đặt các câu hỏi liên quan đến đạo đức, giáo dục, xã hội, và các vấn đề khác để đánh giá khả năng trả lời, tự tin, và tư cách. 

Các sự kiện xã hội và từ thiện thường là một phần của cuộc thi. Các thí sinh tham gia các hoạt động này để thể hiện lòng từ thiện, tương tác xã hội tích cực và khả năng lãnh đạo. 

Trong các phần thi trình bày hoặc diễn xuất, thí sinh có thể được đánh giá về cách họ trình bày ý kiến, sử dụng ngôn ngữ, và thể hiện tư duy xã hội của mình. Nếu có các hoạt động nhóm hoặc thử thách đội nhóm, hội đồng chấm thi có thể theo dõi cách mà thí sinh tương tác và làm việc trong môi trường nhóm.

 Sự chăm sóc bản thân, bao gồm cả dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe, cũng có thể được xem xét để đánh giá tư cách tự chủ và ý thức về sức khỏe của thí sinh. 

Các cuộc thi ngày nay cũng có thể theo dõi hoạt động của thí sinh trên các mạng xã hội để đánh giá cách họ tương tác với cộng đồng và quản lý hình ảnh trực tuyến của mình. 

Quy trình này nhằm mục đích đảm bảo rằng người chiến thắng không chỉ có vẻ ngoại hình đẹp mà còn phản ánh được phẩm cách tích cực và có khả năng đại diện cho giá trị tích cực trong xã hội. 

Khám phá sự trung thực và đạo đức của một thí sinh, đặc biệt là khi xem xét sự nói dối, có thể là một thách thức. Dưới đây là một số cách mà hội đồng chấm thi có thể sử dụng để cố gắng đánh giá mức độ trung thực và phẩm cách của thí sinh: 

Xem xét hồ sơ cá nhân và quá trình xét duyệt: Nếu có, việc xem xét quá trình xét duyệt và hồ sơ cá nhân của thí sinh có thể cung cấp thông tin về quá khứ của họ và giúp đánh giá phẩm cách. 

Tuy nhiên, việc đánh giá sự trung thực và phẩm cách không phải lúc nào cũng là một nhiệm vụ dễ dàng và chính xác. Đây là những quy trình mà các cuộc thi có thể sử dụng để tăng cường khả năng đánh giá, nhưng không thể hoàn toàn loại bỏ khả năng đánh lừa.Nhưng đó là phẩm chất của hội đồng giám khảo, họ nhằm tìm ra một hoa khôi đúng nghĩa hơn là tổ chức những buổi buôn bán sắc đẹp và khiêu dâm như hầu hết các cuộc thi sắc đẹp tại VN từ dó phát xuất ra những tình huống đáng chê trách. Nhiều hoa khôi, á hậu tham gia các hoạt động phạm pháp nhẳng bao lâu sau khi dội vương miện khiến người ta có thể đánh giá phẩm chất của ban giám khảo và  người tổ chức.

 Hoa Kỳ là nước đầu tiên tổ chức các kỳ thi hoa hậu, và những cuộc thi vô cùng đình đám, nhưng đến thời điểm tháng 1 năm 2022, không có thông tin cụ thể về trường hợp nào của một hoa khôi bị hủy bỏ tước hiệu ở Mỹ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trên thế giới nơi mà hoa khôi đã bị tước hiệu hoặc mất danh hiệu do các vấn đề liên quan đến hành vi không đạo đức, vi phạm các điều lệ của cuộc thi, hay gặp các vấn đề cá nhân gây tranh cãi. Riêng tại VN, số hoa hậu dính vào các vụ lùm xùm có lẽ cũng bằng số các cuộc thi.

 Trên thế giới, một số các hoa hậu đã bị tước bỏ danh hiệu. Các trường hợp này thường liên quan đến các hành vi không đạo đức, vi phạm các quy định của cuộc thi, hoặc gây tranh cãi với cộng đồng. Các tổ chức tổ chức cuộc thi quyết định tước bỏ danh hiệu nhằm bảo vệ uy tín và giữ gìn giá trị của cuộc thi.  Hầu hết các hoa hậu ở Việt Nam dính vào đường dây mại dâm hay lừa đảo phản ánh một số vấn đề về giáo dục và đạo đức xã hội như đã trình bày trên. Vai trò quan trọng của nhà nước ở đâu  trong việc duy trì đạo đức đang càng băng hoại, nhìn được bởi những biểu tượng “đẹp đẽ , thanh lịch và đạo đức” được lựa chọn qua các cuộc thi sắc đẹp?


https://vietnamthoibao.org/vntb-hoa-hau-mai-dam-va-dao-duc-xa-hoi/

Quận ủy quận Bình Tân đang sử dụng ‘luật rừng’ thay cho “rừng luật”

Hoài Nguyễn

Một góc nghĩa trang Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân). Ảnh: Phạm Nguyễn

(VNTB) – Khởi công xây dựng trường học trên khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hòa trước tháng 4-2025 là vi phạm pháp luật 

Quận ủy quận Bình Tân (TP.HCM) đặt mục tiêu hoàn thành thủ tục và khởi công dự án đầu tư hạ tầng, trường học, công viên cây xanh trong phạm vi khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hòa trước tháng 4-2025. 

Chiều ngày 9-11-2023, đồng loạt trên nhiều tờ báo phiên bản điện tử đồng loạt đưa tin “Khởi công trường học, công viên trên khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hòa trước tháng 4-2025”.

Nội dung thông tin cho thấy rất rõ một điều là Quận ủy quận Bình Tân đang sử dụng ‘luật rừng’ thay cho “rừng luật” theo cách ví von lúc sinh tiền của luật sư Ngô Bá Thành, “ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng”. 

Quận ủy quận Bình Tân đặt ra trong nghị quyết tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thành công trình trọng điểm di dời nghĩa trang Bình Hưng Hòa vừa mới ban hành, có cái mốc tiến độ như sau: hoàn thành định hướng điều chỉnh quy hoạch khu vực nghĩa trang trước ngày 15-12-2023. Trước tháng 4-2024, hoàn thành việc bốc mộ tập trung giai đoạn 1, và trong năm 2025 hoàn thành bốc mộ cả dự án.

Trong tháng 9-2024, khởi công xây dựng nhà lưu giữ tro cốt phục vụ việc bốc mộ tập trung. Hoàn thành các thủ tục phê duyệt, lựa chọn nhà thầu và khởi công dự án đầu tư hạ tầng, trường học, công viên cây xanh trong phạm vi nghĩa trang Bình Hưng Hòa giai đoạn 3 trước 30-4-2025. 

Một trong những công việc trọng tâm được Quận ủy Bình Tân giao cho UBND quận Bình Tân là hoàn thành công tác bốc mộ tập trung ở nghĩa trang Bình Hưng Hòa đối với 1.876 mộ không có thân nhân thăm viếng, kê khai của giai đoạn 1 (12 ha) trước tháng 4-2024. 

Hồi tháng 7-2023, Hội đồng nhân dân TP.HCM phê duyệt chủ trương đầu tư hạ tầng, trường học, công viên cây xanh tại khu đất nghĩa trang Bình Hưng Hòa – giai đoạn 3 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực quận Bình Tân làm chủ đầu tư.

Dự án thực hiện trên khu đất hơn 17 ha gồm các hạng mục: xây dựng mới trường trung học cơ sở, san lấp nền, làm đường giao thông, cấp thoát nước, hệ thống điện, chiếu sáng, trồng cây xanh. Tổng mức đầu tư dự án gần 1.500 tỷ đồng từ ngân sách TP.HCM, thực hiện giai đoạn 2023 – 2026. 

Như vậy thoạt nhìn về mặt lập luận các mốc thời gian nghe rất hợp lý, song ở đây cả Hội đồng nhân dân TP.HCM cho đến Quận ủy quận Bình Tân quên mất một văn bản pháp lý điều chỉnh các vấn đề liên quan trong chuyện xây dựng đất nghĩa trang được giải tỏa: Quyết định số 07/2009/QĐ-UBND “Về ban hành Quy định vệ sinh trong hoạt động bốc mộ, cải táng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. 

Theo quyết định nêu trên thì mỗi khi giải tỏa nghĩa trang bất kỳ với quy mô nào về diện tích hoặc số ngôi mộ, phải có kế hoạch giải tỏa, chỉ được tiến hành vào mùa khô trong năm, tức là từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, và phải tuân theo những quy định về vệ sinh do ngành y tế quy định.

“Sau khi giải tỏa nghĩa trang, muốn sử dụng mặt bằng để xây dựng các công trình phải phơi đất để thanh khiết môi trường tối thiểu 12 tháng. Thời gian sau khi giải tỏa để xây dựng các công trình được ấn định tùy theo từng loại: 

a) Sau 12 tháng cho bãi xe, bến tàu, công viên, nhà cao tầng, kho bãi không chứa lương thực thực phẩm.
 b) Sau 2 năm cho khu nhà trệt, chợ, xí nghiệp, cơ quan không sản xuất lương thực thực phẩm. 
c) Sau 5 năm để xây dựng các cơ sở sản xuất lương thực, thực phẩm. 
d) Tuyệt đối không được khoan giếng trong nghĩa trang đã giải tỏa dù bất cứ thời gian nào” – trích Điều 4.4, Quyết định số 07/2009/QĐ-UBND. 

Như vậy xem chừng nếu Quận ủy Bình Tân tuân thủ theo quy định của pháp luật thì gói thầu cho dự án xây dựng liên quan đến khu vực giải tỏa nghĩa trang Bình Hưng Hòa, chỉ có thể tiến hành từ nhiệm kỳ sau thời “hậu Nguyễn Phú Trọng”. Khi ấy chuyện hoa hồng quen thuộc trong các áp-phe kinh tế, đương nhiên cũng là chia chác của quan chức nhiệm kỳ mới.


Cắt giảm 45.000 công an, điều gì đang xảy ra?

 Cảnh Chân   

Bộ trưởng Tô Lâm trình bày Tờ trình của Chính phủ, sáng 27/5 - Ảnh: VGP/LS

(VNTB) – Sau khi cắt giảm 44.525 người thì tổng chi ngân sách của Bộ Công An sẽ giảm tổng cộng khoảng 65 tỷ đồng. Ngân sách quốc gia như dòng sông đã cạn, bộ công an không còn tiền trả lương hai tháng cuối năm, phải trình dự luật cắt giảm 44.525 cán bộ trong thời gian tới, tình hình xã hội đang ở mức báo động? 

Bộ công an đang nợ cán bộ chiến sĩ hai tháng lương

Một văn bản bị lộ ra ngày 03/11 cho thấy quỹ lương bộ công an năm 2023 hiện không đủ trả lương hai tháng cuối năm cho cán bộ cảnh sát. Văn bản này được cho là của phòng tài chính (thuộc công an Hà Nội) thông báo tới tất cả lực lượng công an trên địa bàn thủ đô.

Cần nhớ bộ công an là bộ được chi ngân sách cao thứ hai chỉ sau Bộ Quốc phòng và gấp gần 8 lần so với bộ y tế và bộ giáo dục cộng lại. Năm 2023, bộ công an được phân bổ số tiền 99.954 tỷ đồng, bộ y tế chỉ gần 7,5 ngàn tỷ, còn bộ giáo dục chỉ hơn 6.200 tỷ.

 Kết hợp với việc bộ công an muốn thông qua dự luật tinh giảm 44.525 người trong biên chế, có thể khẳng định tình hình tài chính đang rất bất ổn. Như lời chủ tịch quốc hội nói năm 2019 thì “ngân sách quốc gia như dòng sông đã cạn”. Đồng thời cũng cho thấy việc thừa thải nhân sự trong ngành này, vừa tốn tiền thuế trả lương cho những kẻ ăn không ngồi rồi, vừa kéo theo nhiều hệ luỵ tiêu cực cho xã hội.

Cắt 44.525 người nhưng chỉ giảm được 65 tỷ ngân sách

Theo báo cáo chính phủ, tính tới tháng 12/2022, cả nước có 84.721 thôn, tổ dân phố. Với 298.688 người đang tham gia hoạt động trong lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách. Gồm 66.723 bảo vệ dân phố, 70.867 công an xã bán chuyên trách, 161.098 đội trưởng, đội phó dân phòng. 

Trong dự thảo luật “Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (TGBVANTT) ở cơ sở”, bộ công an muốn hợp nhất các lực lượng bảo vệ dân phố; dân phòng và công an xã bán chuyên trách này lại còn 254.163 người (mỗi tổ cần ít nhất 3 người). Dự kiến tổng kinh phí cần bảo đảm là 3.505 tỷ đồng/năm. 

Ngân sách hiện nay chi cho lực lượng này là khoảng 3.570 tỷ đồng/năm. Mức chi này đã được điều chỉnh tăng lên theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng từ ngày 01/7/2023. Trung bình mỗi tỉnh, thành phố chi trả khoảng 56,7 tỷ đồng/năm, tương ứng khoảng 4,7 tỷ đồng/tháng.

Như vậy, sau khi cắt giảm 44.525 người thì tổng chi ngân sách sẽ giảm tổng cộng khoảng 65 tỷ đồng. Mỗi tỉnh, thành phố có thể giảm được khoảng 1 tỷ, tức là từ 56,7 tỷ/năm còn 55,6 tỷ/năm. 

Tinh nhuệ để tiện đàn áp người dân 

Một số bình luận đánh giá rằng cắt tới 44.525 người mà ngân sách chỉ dự kiến giảm chi được 65 tỷ là quá phi lý. “Có thể là cắt giảm người để chia lại “khẩu phần” cho các quan chức tướng tá trong ngành”, anh Đ.G, một người dân ở Sài Gòn đánh giá với Việt Nam Thời Báo. 

Cần biết rằng đây chỉ là mức giảm chi ngân sách cao nhất trên lý thuyết. Vì thực tế mấy mươi năm (dưới sự lãnh đạo của đảng) đã chứng minh rằng những kế hoạch sau đều làm tốn tiền ngân sách nhiều hơn trước chứ không có bớt đi.

Việc cắt giảm tới gần 45 ngàn nhân sự cũng cho thấy hệ thống công an hiện nay rất rườm rà, đông nhưng vô dụng. Chia đều ra, mỗi tỉnh, thành có hơn 700 người đại diện cơ quan công quyền đang ăn không ngồi rồi. Tệ nạn xã hội thì càng ngày càng nhiều và càng có tính chất nguy hiểm hơn. 

Thậm chí các lực lượng bảo vệ an ninh trật tự lại chính là nhóm gây rối trật tự nhất; lưu manh nhất. Đây cũng là lực lượng bảo kê cho các tệ nạn cờ bạc, mại dâm, ma tuý, và nhiều hoạt động phi pháp khác tại địa phương. 

“Tình hình kinh tế đi xuống, nhiều người thất nghiệp, túng quẫn, dễ suy nghĩ tiêu cực, dẫn tới nhiều nguy cơ nổi loạn. Nên tôi nghĩ công an muốn chuyên nghiệp hoá các lực lượng vũ trang để tiện bề đàn áp người dân hơn”, chị T.H., một người bất đồng chính kiến nói với phóng viên Việt Nam Thời Báo.

Thể chế y tế Việt Nam cần ‘toa thuốc’ gì?

 Hoàng Mai


(VNTB) –  Nếu quy mọi trách nhiệm quản trị quốc gia vào đảng cầm quyền như Hiến định tại điều 4, thì có lẽ cần thay đổi căn cơ ở… Bộ Chính trị cho mọi vấn đề, chứ không riêng y tế.  

 Bà Đào Hồng Lan, Bộ trưởng đương nhiệm của Bộ Y tế, đồng thời cũng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế. Từ năm 1945 đến nay, bà là nữ Bộ trưởng Bộ Y tế thứ 3 của Việt Nam sau Trần Thị Trung Chiến và Nguyễn Thị Kim Tiến; người đầu tiên đứng đầu Bộ Y tế mà không xuất thân từ ngành y.

Sau khi tốt nghiệp đại học, bà Lan có thời gian làm công tác đoàn ở Thành Đoàn Hà Nội, sau đó sang làm chuyên viên Vụ Bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Ở đây, bà từng là thư ký riêng của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, lúc bà Ngân còn là bộ trưởng, chưa lên ghế Chủ tịch Quốc hội. 

Trước khi được Đảng phân công về làm Bộ trưởng Y tế, bà Đào Hồng Lan là Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh. Trong dàn chính khách nữ, bà Lan được ghi nhận có vẻ ngoài… nhan sắc; và tiếc thay dù lý lịch chính trị chốn quan trường như tóm tắt trên, vẫn không giúp bà Đào Hồng Lan ra được “toa thuốc cơ chế” nào cho nền y tế Việt Nam.

 Nhận diện về “lâm sàng”, ghi nhận sau đây từ bà Phạm Khánh Phong Lan – dược sĩ đại học, nguyên là phó giám đốc phụ trách ngành dược của Sở Y tế TP.HCM, cho thấy “bệnh cảnh” mà bà Bộ trưởng Đào Hồng Lan đang đối mặt song vẫn chưa tập họp được lực lượng “hội chẩn” đủ khả năng, như sau:

“Ở các bệnh viện, anh em y tế, từ lãnh đạo cho tới nhân viên đều nói chúng tôi lực bất tòng tâm, thiếu tất cả, thiếu từ nhân lực, thiếu thuốc có chất lượng, thiếu cả trang thiết bị điều trị hiện đại” – bà Phạm Khánh Phong Lan nói.

“Nhà nước đã cắt các khoản chi lương cho hầu hết các bệnh viện tự chủ và tự chủ một phần. Vì vậy, các bệnh viện không tự chủ được cả về nhân lực và tài chính. Quỹ bảo hiểm y tế, thì chúng ta ép giá dịch vụ y tế cho đến giá thuốc, vật tư y tế không đúng theo giá trị thực, ép càng rẻ càng tốt, do đó rất khó để bảo đảm chất lượng” – bà Phạm Khánh Phong Lan nói và nhìn nhận dù ép giá như vậy nhưng không dễ thanh toán chỉ vì tổng mức thanh toán vượt quá quy định. Trong khi đó thì lý do vượt quá là vì số người bệnh tăng lên…

Mà đâu chỉ vậy, kể từ khi có chuyện “đốt lò tham nhũng” từ Bộ Chính trị theo những cách thức mà những nhân vật chóp bu ở đó đưa ra, thì, “Tôi không biết đến bao giờ một ước mơ bình thường của bất kỳ cán bộ y tế nào là làm sao chỉ tập trung vào chuyên môn, làm sao để khám chữa bệnh cho bệnh nhân một cách tốt nhất thành hiện thực. Chứ không phải hàng ngày đối phó với các quy trình mua sắm, thanh toán và nguy cơ bị xử lý cả về hành chính lẫn hình sự”, bà Phạm Khánh Phong Lan chua chát nhận xét. 

“Hiện nay, có thể thấy các khó khăn không phải chỉ là từ yếu tố khách quan, không phải chỉ từ chuyện thiếu tiền hay thiếu nhân lực, mà đôi khi còn là do các quy định, các thủ tục của chúng ta quá phức tạp, nó đá nhau và chậm sửa đổi. Những nỗ lực này không chỉ xuất phát từ ngành y tế mà đủ đâu, rất cần có sự quan tâm của Chính phủ, sự chỉ đạo đồng bộ để tất cả các ngành cùng vào cuộc để giải quyết những tình trạng này tận gốc rễ” – bà Phạm Khánh Phong Lan nêu hàng loạt “lâm sàng” đang chờ ê-kíp của Bộ trưởng Đào Hồng Lan “hội chẩn”.

Nghề giáo sư

 Út Sài Gòn

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bên hành lang Quốc hội chiều 2/4. Ảnh: Giang Huy

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bên hành lang Quốc hội chiều 2/4. Ảnh: Giang Huy

(VNTB) – “Đảng viên – giáo sư” rất có thể cả đời không hề đứng trên giảng đường, song vẫn có thể rao giảng lý thuyết ở mọi lúc, mọi nơi…

Người ta hay nói :”Nếu để người cộng sản quản lý sa mạc Sahara, thì trong vài năm chúng ta sẽ thiếu cát…” Nước Việt Nam hôm nay không chỉ chuyện “cát sa mạc”, mà còn nhiều độc đáo khác nữa kìa. Ví dụ như khi đã là “đảng viên – giáo sư”, thì người ấy rất có thể cả đời không hề đứng lớp trên giảng đường, song vẫn có thể rao giảng lý thuyết ở mọi lúc, mọi nơi. Giáo sư Nguyễn Phú Trọng là đơn cử. 

Có ý kiến bàn luận nơi quán cóc hè phố rằng lẽ xuất phát từ việc sau khi giành chính quyền thì lực lượng trí thức quá mỏng, quan chức Hà Nội đi ngoại giao đàm phán với “địch” có vẻ yếu thế vì “chúng nó” toàn tiến sỹ các thể loại hoặc tướng tá chính quy cả.

Mà để đào tạo tiến sỹ thì quá lâu và không khả thi vì còn phải tốt nghiệp phổ thông, qua cử nhân, thạc sỹ… rồi mới đến tiến sỹ, lại phải có công trình khoa học (dù là chép lại hay “đạo” như bây giờ thì cũng phải có, nhỡ Tây nó hỏi), nên ai đó đã nghĩ ra cách “đi tắt đón đầu” lập lờ giữa giáo sư và tiến sỹ. 

Từ đó dẫn đến việc nhân danh nhà nước đứng ra phong giáo sư cho những người thậm chí còn chưa đi dạy ngày nào, hay không ai biết đã học hết lớp mấy, chẳng có công trình nghiên cứu nào đáng kể, để… in vào các-vi-zít.

Giáo sư thành ra một thứ phẩm hàm cấp nhà nước và nghe… oai như tiến sỹ của Tây vậy. Rồi có phó tiến sỹ nên lại “đẻ” ra phó giáo sư nữa cho nó tương đương. Chứ phó giáo sư chẳng qua là anh trợ giảng chứ là cái gì đâu? Cũng như lái xe thì có lơ xe, chứ ai gọi là phó lái xe bao giờ?

Nói vui, thử tưởng tượng với một người có tật nói ngọng như ngài Phùng Xuân Nhạ, không hiểu hồi ông làm giảng viên, tiếng Việt còn chưa tròn vành thì tiếng Tây, tiếng u ông nói ra sao? 

Oái oăm và độc đáo hơn là lúc có hàm phó giáo sư, tháng 4-2016, ông Phùng Xuân Nhạ được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, thay ông Phạm Vũ Luận, nên sau đó ông được quyền ‘phiên ngang’ thành giáo sư. Tháng 7-2016, tại kỳ họp thứ ba của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước khoá 2014-2019, ông Nhạ nhậm chức chủ tịch Hội đồng này, trong khi chưa thấy quyết định nào của Thủ tướng phê chuẩn việc ông Nhạ làm chủ tịch Hội đồng.

Tháng 10-2016, với tư cách Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, ông Nhạ ký công nhận mình đạt chuẩn giáo sư chuyên ngành kinh tế. Cũng trong thời kỳ ông Phùng Xuân Nhạ là chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, số lượng phó giáo sư, và giáo sư tăng vọt: năm 2017, số người đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư là 1.226, gấp 1,7 lần so với năm 2016, 2,3 lần năm 2015.

 Giới trí thức đang hành nghề ‘xe ôm công nghệ’, vốn là những ‘bác tài’ lận lưng bằng cấp đại học rất tử tế ở Sài Gòn, lúc tụ lại trên hè phố bàn chuyện thế sự đã… lý luận vầy: giáo sư ở Việt Nam oách xà-lách hơn mấy giáo sư đại học trên thế giới cả mấy cây số lận; bởi cả thế giới này coi giáo sư là một giảng viên đại học ở cụ thể trường nào đó đáng kính hay không mà thôi;  lối dân dã gọi là sư phụ trong nghề giáo – và cũng để phân biệt với gia sư, là… giáo sư dạy tại nhà (!). Còn các công trình, phát minh… thì gắn với các học vị tiến sĩ, thạc sĩ…. Mà tiến sỹ cũng rõ ràng về chuyên ngành như tiến sỹ vật lý, 

Ở Việt Nam thì do có luôn “Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước”, nên như tên gọi, khi được nhà nước cấp phẩm hàm, thì đó là giáo sư của không chỉ nhà nước nhiệm kỳ đó, mà còn là giáo sư vĩnh viễn ở các khóa tiếp theo, miễn là vẫn chịu sự “lãnh đạo Nhà nước và xã hội” toàn diện của Đảng Cộng sản theo Hiến định tại điều 4. 

Chính vinh hạnh cả đời ấy nên người Việt có thể đến xứ ngoại quốc để học hành thành tài, để làm giáo sư khoa bảng; thế nhưng chẳng có một nghiên cứu sinh phương Tây nào dù tài ba đến đâu đi nữa, có thể được Hà Nội cấp phong “giáo sư” ở nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa cả.

Trả cho dân chúng về những quyền đã Hiến định

Hiền Lương



(VNTB) – Khi vẫn chưa luật hóa quyền tự do ngôn luận thì đương nhiên là khó thể ‘đồng bộ’ của luật về quyền lập hội, quyền biểu tình.

Quan chức chính phủ khi ‘sắm vai’ đại biểu Quốc hội, cần thực hiện tốt vai trò ‘lập Hiến – lập pháp’, một khi đã ‘hứa – hẹn’ thì đừng… ‘lỡ hẹn – thất hứa’.

Các chính khách của Quốc hội, chính phủ và cả của Đảng luôn tự tin nói rằng ở Việt Nam không có chuyện ‘bịt miệng’ những ý kiến, tiếng nói phản biện, song tất cả nếu nhìn bằng điều chỉnh của luật pháp, thì không hề quá lời khi nói rằng “những ý kiến trái chiều – tiếng nói phản biện’ đều không được bất kỳ điều luật nào bảo vệ.

Thật vậy, khi vẫn chưa luật hóa quyền tự do ngôn luận thì đương nhiên là khó thể ‘đồng bộ’ của luật về quyền lập hội, quyền biểu tình.

Sở dĩ có thể nói như vậy vì quyền tự do ngôn luận là một trong những tiền đề của quyền biểu tình. Có tự do phát biểu, tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm thì mọi người mới có thể tập hợp lại để cùng nêu lên ý kiến, quan điểm chung về cùng một vấn đề. Trên cơ sở đó, họ mới thể hiện một sự đòi hỏi mạnh mẽ quyết liệt hơn thông qua biểu tình.

 Bản chất của hoạt động biểu tình là bày tỏ ý kiến và mong muốn thay đổi. Do đó, sự tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm là cơ sở để xây dựng nên quyền biểu tình.

Quyền biểu tình có mối quan hệ mật thiết với quyền tự do hội họp. Quyền tự do hội họp là tiền đề quan trọng để có được quyền biểu tình, nếu không có quyền tự do hội họp sẽ không có quyền biểu tình và hoạt động biểu tình. Bởi vì, hoạt động biểu tình phải gắn liền với việc tụ họp của một nhóm người hoặc nhiều người. 

Trong khi đó, quyền tự do hội họp là quyền được liên kết lại của một nhóm người trước một vấn đề nào đó mà họ quan tâm. Mục đích tiến hành hội họp là để trao đổi ý kiến với nhau. Và để có những hội họp thì đó là hoạt động của các hội/ nhóm xã hội dân sự, tức “quyền lập hội”. 

Quyền tự do lập hội, cùng với quyền tự do hội họp một cách hòa bình, đầu tiên được ghi nhận trong điều 20 Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền năm 1948.Cũng trong khoản 2 điều 20 của tuyên ngôn có quy định: “không ai bị ép buộc phải tham gia vào bất cứ hiệp hội nào”. 

Như diễn giải ở trên, khi xem xét quyền tự do lập hôi với quyền biểu tình, cho thấy nó mối hệ tương quan với nhau. Biều tình là một hoạt động mang tính cộng đồng, có sự tham gia của nhiều người, nhiều thành phần, tuy nhiên, những người tham gia biểu tình đều có cùng chung mục đích là bày tỏ thái độ, quan điểm của mình về một vấn đề.

 Lập hội cũng vậy mục đích chủ yếu cùng nhằm cùng nhau tìm đến một quan điểm để góp phần nói tiếng nói chung, cùng sở thích, cùng chí hướng với nhau. Cho nên, trong trường hợp này, để tìm kiếm những người có cùng chung mục đích với nhau thì khả năng người biểu tình tổ chức, thành lập các hội là điều đương nhiên. 

Đảng thì luôn lo sợ việc lập hội – biểu tình của xã hội dân sự sẽ vượt tầm kiểm soát trong việc “định hướng chính trị”, nên hầu hết đều mang tâm thế của đánh đồng chuyện lập hội – biểu tình là mầm mống của bạo loạn, bạo động, của ‘cách mạng màu’.

Cách diễn giải lâu nay về tiếng Việt của Đảng dường như không cùng cách hiểu phổ quát ở vấn đề mà bài viết này luận bàn. 

Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, “bạo động là hoạt động của một số đông người dùng bạo lực nổi dậy nhằm lật đổ chính quyền” (*). Sự khác biệt giữa biểu tình với bạo động, bạo loạn thể hiện ở tính bạo lực.

Bạo động và bạo loạn luôn luôn có kèm theo hành động bạo lực. Từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, hành động bạo lực là chủ đạo và xuyên suốt . Xét về mục đích, bạo động và bạo loạn nhằm gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hoặc lật đổ chính quyền.

Trong khi đó, mục đích của người biểu tình không phải đi gây rối an ninh chính trị hoặc lật đổ chính quyền, mà họ đòi hỏi quyền lợi cho mình, cho chủ thể khác hoặc cho toàn xã hội thông qua đấu tranh ôn hòa. 

Như vậy những vấn đề liên quan đến quyền biểu tình hiện đang được điều chỉnh bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị định số 38/2005 ngày 18-3-2005 của Chính phủ Quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng; Thông tư số 09/2005 ngày 5-9-2005 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 38-2005, cho thấy Đảng và Nhà nước luôn tâm thế ‘nhìn’ dân chúng bằng ‘soi mói ngờ vực’ đầy yếm thế.

_______________
 Tham khảo: 
(*) http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/

Truy tố 2 người đem $1 triệu tiền giả xuất cảnh ở Tân Sơn Nhất

 SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hơn một năm sau vụ hai hành khách tại phi trường Tân Sơn Nhất bị phát giác mang theo “$1 triệu” nhuộm đen trong vali chuẩn bị lên chuyến bay đi Thái Lan, nhà chức trách xác nhận số tiền này là giả và hai nghi can bị truy tố.

Theo báo Công An Nhân Dân hôm 9 Tháng Mười Một, danh tính của hai nghi can là Nguyễn Khắc Việt, 47 tuổi, và Trần Cẩm Tú, 51 tuổi, cùng ở thành phố Thủ Đức, Sài Gòn.

Tang vật của vụ án là hai vali tiền đô la Mỹ giả bị phát giác tại phi trường Tân Sơn Nhất. (Hình: Công An Nhân Dân)

Cả hai người này cùng bị truy tố với cáo buộc “vận chuyển tiền giả.”

Kết quả điều tra của công an cho hay vào Tháng Chín, 2021, nghi can Nguyễn Khắc Việt mua 12 cọc tiền, mỗi cọc khoảng 100 tờ mệnh giá $100 của một người đàn ông tên Hùng không rõ lai lịch, tại một quán cà phê ở quận 5, Sài Gòn, với giá 30 triệu đồng ($1,230).

Ông Việt đem cọc tiền về nhà kiểm tra thì biết là tiền giả nhưng vẫn cất giữ.

Ông Việt sau đó nhờ ông Trần Cẩm Tú tìm người để bán lại cọc tiền.

Trong một lần sang Cambodia, ông Tú quen biết bà Kim Hen, người Thái Lan. Đến giữa Tháng Tám năm ngoái, bà Kim Hen sang Việt Nam chơi và hẹn gặp ông Tú tại quận 1.

Tại đây, bà Kim Hen đưa cho ông Tú xem 1 tờ $100 có phủ một lớp hóa chất màu đen và hỏi ông Tú có biết ai bán loại tiền này ở Việt Nam không và bà Kim Hen nhờ ông Tú mua số lượng nhiều và hứa hẹn trả $5,000 cho 1,000 tờ $100 giả, tương đương $100,000.

Nghi can Tú biết ông Việt vẫn còn giữ 12 cọc tiền đô la giả tại nhà nên rủ ông này mang sang Thái Lan bán với thỏa thuận chia đôi tiền lời.

Hôm 15 Tháng Chín năm ngoái, hai ông Tú và Việt mang theo hai vali tiền đô la giả đến phi trường Tân Sơn Nhất làm thủ tục xuất cảnh đi Thái Lan thì bị nhà chức trách phát giác.

Tờ $100 giả được phủ hóa chất màu đen. (Hình: Công An Nhân Dân)

Kết quả giám định tổng cộng 10,518 tờ $100 thu giữ của hai nghi can xác nhận đây đều là tiền giả. Chúng được làm giả bằng cách in hình ảnh giấy bạc $100 trên giấy, rồi nhuộm đen hai mặt khiến nhà chức trách khó xác định được phương pháp in.

Thời điểm sự việc được phát giác, có suy đoán cho rằng việc các nghi can nhuộm đen cọc tiền là để tránh bị máy soi của phi trường phát giác. (N.H.K) [qd]

3 tàu cá Kiên Giang nghi bị cướp biển tấn công ở Cà Mau

 KIÊN GIANG, Việt Nam (NV) – Ba tàu cá ở Kiên Giang đang đánh bắt thủy sản ở vùng biển Cà Mau thì bất ngờ bị cướp biển tấn công bằng súng và bom xăng làm ba ngư dân bị thương.

Báo Tuổi Trẻ hôm 9 Tháng Mười Một dẫn tin từ Đồn Biên Phòng Cửa Khẩu Quốc Tế Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, cho biết khoảng 1 giờ 45 phút sáng 8 Tháng Mười Một, ba tàu cá KG-92790-TS, KG-94839-TS và KG-62299-TS đang đánh bắt hải sản tại khu vực thuộc vùng biển Cà Mau, thì bất ngờ bị hai chiếc vỏ composite (ghe có máy nổ) và một chiếc ghe ốc tiếp cận.

Một trong ba chiếc tàu đánh cá của ngư dân Kiên Giang bị cướp biển tấn công bằng bom xăng và súng trên vùng biển Cà Mau. (Hình: Kinh Tế và Đô Thị)

Sau đó, những người trên các “ghe lạ” đã dùng súng tự chế bắn đạn chì và bom xăng tấn công các ngư dân của ba tàu cá Kiên Giang.

Cuộc tấn công diễn ra nhanh chóng nhưng đã khiến ba ngư dân trúng đạn bị thương. Trong đó, anh Lê Thành Việt, ở Phú Quốc, bị thương ở bắp chân; anh Nguyễn Văn Đầy, ở Hà Tiên, bị thương ở mặt và đầu; và anh Nguyễn Văn Mẫn, ở Hà Tiên, bị thương ở chân. Trong khi đó, tàu cá của các ngư dân bị cháy sém một ít, hiện neo đậu ở Cà Mau để sửa chữa.

Theo báo Kinh Tế và Đô Thị, rạng sáng 9 Tháng Mười Một, ba nạn nhân bị bắn đã về đến Hà Tiên và lập tức được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Cuối giờ chiều cùng ngày, do bị thương nặng, hai nạn nhân phải chuyển tiếp lên bệnh viện tuyến trên để cứu chữa.

Trong đơn trình báo giới hữu trách, ông Phạm Văn Đồng, chủ tàu cá KG-94839-TS, cho biết do trời tối và hoảng loạn nên các ngư dân trên tàu không thấy rõ nhóm người đã tấn công mình.

“Vụ tấn công là cố ý giết người và cố ý hủy hoại tài sản của chúng tôi, mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Sự việc xảy ra làm hoang mang, lo lắng cho ngư dân làm nghề như chúng tôi trên biển. Tôi làm đơn này mong cơ quan chức năng điều tra, xác minh, sớm tìm ra các đối tượng gây án, xử lý nghiêm trước pháp luật,” ông Đồng viết trong đơn trình báo.

Về phần mình, Đồn Biên Phòng Cửa Khẩu Quốc Tế Hà Tiên cho biết “xét thấy vụ tấn công trên biển này ‘có nhiều tình tiết phức tạp’ và xảy ra ở vùng biển Cà Mau, nên đơn vị đã lập hồ sơ ban đầu và sẽ chuyển đến Công An Tỉnh Cà Mau để điều tra làm rõ vụ việc.”

Ngư dân Nguyễn Văn Đầy bị bắn đạn chì vào mặt, hiện viên đạn còn nằm trong đầu. (Hình: Tuổi Trẻ)

Trong một vụ tương tự, trước đó hôm 3 Tháng Tư, 2022, Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Công An Huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang, đã bắt giam năm nghi can về tội “cố ý gây thương tích.”

Nguyên nhân là do tranh chấp ngư trường khai thác hải sản, nhóm nghi can ở Kiên Giang đã dùng bom xăng tự chế tấn công một chiếc tàu cá đang neo đậu trên vùng biển xã Vân Khánh, huyện An Minh. Hậu quả làm một ngư phủ trên tàu bị phỏng nặng. (Tr.N) [qd]

Di sản thế giới hay ao làng?(Kỳ1)

 Nguyễn Thông-9-11-2023

Ảnh: Khu vực bị xâm phạm tại vùng biển thuộc phường Quang hanh, TP.Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. (Phải chú thích rõ là vùng biển của vùng đệm bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới, chứ không thể lập lờ “thuộc phường Quang Hanh”, cứ như trên đất liền). Nguồn ảnh: Internet

Những ồn ào về việc lấp biển ở tỉnh Quảng Ninh những ngày qua cần được minh định cho rõ ràng, tránh những mắng mỏ sai lệch hoặc ỡm ờ bao che. Cách nào, kiểu nào cũng không tốt.

Trước hết, cần thừa nhận nơi bị lấp không nằm hẳn trong vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên thế giới, thậm chí được công nhận, “cấp bằng” những hai lần. Cũng cần nói thêm, thứ danh hiệu do UNESCO cấp này cũng không đến mức hãnh diện lắm đâu. “Nó” ban phát tràn lan, dĩ nhiên phải nộp tiền kẹp vào hồ sơ, cũng như Đại học Đông Đô bán bằng vậy. Liên Hợp quốc xôi thịt còn chả ăn ai, huống hồ đám trực thuộc như U nét, WHO, ủy ban nhân quyền… Họp xài tiền đóng góp là chính, chứ nên cơm cháo gì.

Di sản hay không là do mình, chứ chẳng phụ thuộc vào u nét u niếc. Sản là tài sản (vật chất hoặc tinh thần), di là truyền lại, để lại. Di sản là thứ do cha ông, tiền nhân để lại cho con cháu. Vịnh Hạ Long cũng như cả cõi đất Việt này là di sản truyền đời, ai cũng có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ. Nghiêm cấm việc dâng hiến cho ngoại bang, bán, cắt bỏ, tàn phá. Vua Lê Thánh Tông thế kỷ 15 dạy rằng “một thước núi, một tấc sông của nước ta lẽ nào tự tiện bỏ đi được”.

Vịnh Hạ Long là thứ di sản đặc biệt do thiên nhiên ban tặng cho đất nước, nó chỉ có ở Quảng Ninh nhưng bất cứ người Việt nào, từ ông to bà nhớn triều đình trung ương, tới đứa dân thường đều có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ. Không phải chỉ Hạ Long, cả Bái Tử Long và vịnh Cát Bà đều cần được đối xử như thế, bởi đều là di sản cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Vậy nên rất lạ, sự xâm phạm vào di sản diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, kéo dài năm này qua năm khác nhưng trung ương không biết, quan chức sở tại không biết, hệ thống chính trị con ruồi khó bay lọt cũng không biết. Nói trắng ra là biết, nhưng “cứ để thế xem sao”. Mắt của trung ương, của chính quyền tỉnh nào có mù, nó chỉ bị bịt bởi thứ gì đó thôi.

Chính quyền Quảng Ninh và Bộ Văn hóa đang vòng vo diễn giải vùng biển bị xâm phạm không phải là vịnh Hạ Long, không phải di sản thiên nhiên thế giới. Điều đó đúng với thực tế lúc này. Ý của chính quyền là, do nó “không phải” như thế nên sự xâm phạm, phá hoại, làm cho nham nhở cũng không nghiêm trọng lắm, có thể du di được, áp dụng kiểu “phạt cho tồn tại” như nhiều nơi, nhiều vụ.

Nhưng cũng chính nhà cầm quyền đã công nhận chỗ bị xâm hại là vùng đệm, khu vực 2 của vịnh Hạ Long, là vùng bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới. Đã là “vùng bảo vệ” thì cũng cần được bảo vệ, nhưng phớt tất, cứ xâm hại. Lỗi đâu phải của đứa san lấp, đổ đất, đổ đá lấp vịnh (nếu nó có lỗi thì liên quan tới tiền), mà của chính đám đã duyệt, cấp phép cho nó làm, nhắm mắt làm ngơ cho nó.

Có tiền mua tiên cũng được, huống hồ mua vịnh, mua di sản, mua quan chức. Cứ ngó những vụ Việt Á, bay giải cứu, AIC thì rõ, nếu không thể mua bằng tiền thì có thể mua bằng… rất nhiều tiền.

(Còn tiếp)

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02pTte5uQgMvC57YqLJM86b8j1TCpEQ3d4zqy9N5zS3sJ6KNNS3zxq3CAmYU89pvtRl&id=100024722048900

Vì đâu dân trí thấp?

Nguyễn Đình Cống-9-11-2023

 

Nguyên nhân rất nhiều tai họa mà đa số người dân Việt Nam hiện nay phải chịu, được quy về hai nhóm: Những sai lầm trong lãnh đạo và dân trí thấp. Hai nguyên nhân này phối hợp với nhau, cộng hưởng lẫn nhau, thể hiện ra dưới nhiều dạng khác nhau. Một trong các dạng thường được trình bày là sự kết hợp giữa những độc hại của chủ nghĩa Mác Lê và một số yếu kém trong văn hóa dân tộc. Sai lầm trong lãnh đạo là do chủ nghĩa Mác Lê, dân trí thấp, tạo ra một số yếu kém về văn hóa.

Bài viết này không bàn đến những sai lầm của lãnh đạo, chúng đã được nhiều người trình bày ở nhiều nơi và còn được tiếp tục. Chỉ xin bàn đến một phần nhỏ trong vấn đề dân trí.

Dân trí có ba loại, về khoa học, về nghề nghiệp và về chính trị.

Dân trí về khoa học là những kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và những ứng dụng các kiến thức đó trong đời sống. Dân trí về nghề nghiệp là những hiểu biết, tình cảm, kỹ năng, kỹ xảo đối với nghề đang làm.

Dân trí chính trị là những hiểu biết về các loại chính quyền và quan hệ giữa chính quyền với người dân, về nhân quyền và dân quyền, về tự do, dân chủ, bình đẳng, về những biện pháp để thực thi nhân quyền và dân quyền, để tự bảo vệ và đòi được bảo vệ khi các quyền bị xâm hại, về sự hoạt động của các đảng phái chính trị v.v…

Ba loại dân trí không mâu thuẫn nhau, nhưng cũng không hoàn toàn thống nhất trong mỗi người. Đã từng có những người làm chủ bằng cấp cao về khoa học, nắm vững chuyên môn, giỏi trong nghề nghiệp, mà lại có hiểu biết không những mơ hồ mà con sai về dân trí, chính trị.

Ở Việt Nam, dưới thể chế hiện tại, không phải chỉ dân trí chính trị thấp mà “quan trí” càng thấp, hơn nữa chức quan càng cao thì trí tuệ càng thấp so với yêu cầu. Có ý kiến cho rằng: Dân trí thấp thì làm sao quan trí cao được, vì dân ấy sinh ra quan ấy. Nhưng cách nói ngược lại rằng “quan ấy sinh ra dân ấy” có thể đúng hơn.

Phan Chu Trinh đã rất đúng khi ra sức vận động “Nâng cao dân trí, Chấn hưng dân khí”. Sự hoạt động của nhiều người, nhiều tổ chức xã hội dân sự cũng nhằm nâng cao dân trí, chính trị, cho đấy là động lực của tiến bộ.

Nguyên nhân nào làm cho dân trí chính trị thấp? Phải chăng bản chất của nòi giống dân tộc Việt là có trí tuệ kém? Không, không phải thế. Có thể nêu ra hàng ngàn, hàng vạn dẫn chứng trong lịch sử, rằng về bản chất, dân tộc Việt có trình độ trí tuệ không hề thấp kém. Nhưng hiện nay, rõ ràng dân trí chính trị của đại đa số người Việt ở trong nước thấp hơn so với rất nhiều quốc gia, thấp hơn người Việt ở nước ngoài.

Nhận xét ở đoạn trên (dân trí thấp tạo ra quan trí thấp) nghe qua thấy có vẻ đúng về hình thức nhưng sai về bản chất, là người ta đổ lỗi cho dân, cho rằng dân trí thấp là tại dân. Phải chăng tại dân cam tâm chịu ngu dốt, không chịu giác ngộ về nhân quyền và dân quyền, tại vì dân chỉ chăm lo niêu cơm, manh chiếu mà không quan tâm đến văn hóa, chính trị, sẵn sàng chịu sai khiến v.v… Việc đổ lỗi cho dân là quá dễ nên một số người đã nghĩ và làm như thế. Không, không phải như thế. Những người tử tế không tán thành cách đổ lỗi như vậy.

Đúng là có hiện tượng một số người dân chỉ lo cho niêu cơm, manh chiếu nhà mình mà không quan tâm đến văn hóa, chính trị, cam tâm chịu sai khiến, nhưng đó là số ít, rất ít và chủ yếu họ bị bắt buộc, bị kìm kẹp, bị dọa nạt. Họ sợ chính quyền, sợ không giống những người xung quanh, sợ bị trừng phạt. Nhưng bản chất của dân Việt không phải như vậy.

Nguyên nhân chủ yếu của dân trí chính trị thấp bắt nguồn từ phía lãnh đạo. Về hình thức, ngoài mồm hoặc trong văn bản, lãnh đạo nói nhiều, nói mạnh đến phát triển văn hóa, giáo dục, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài v.v… nhưng thực tế họ cố nâng cao dân trí khoa học và dân trí nghề nghiệp một cách lệch lạch là nặng về dạy người ta làm theo mẫu, trả lời chủ yếu câu hỏi làm như thế nào, mà không dạy học khai phóng nhằm kích thích sáng tạo; trả lời câu hỏi tại sao, là tìm cách xa rời tính nhân bản nhằm đào tao con người tự do mà tránh việc đào tạo con người công cụ.

Còn dân trí chính trị thì bị làm cho lệch lạc bằng một số biện pháp sau: 1- Nền giáo dục phụ họa chính quyền, xa rời tính nhân bản, khai phóng. 2- Hệ thống tuyên truyền một chiều. 3- Ngăn cấm tự do ngôn luận. 4- Khống chế việc thống nhất tư tưởng và lòng trung thành với đảng; 5- Đàn áp các xu hướng khác biệt, ngăn cấm các phản biện và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự.

Kết quả của chính sách, đường lối trên dẫn tới dân trí chính trị càng ngày càng thấp. Sự kìm kẹp và dối trá đã buộc khá đông thành phần tinh hoa nhập vào dòng chảy chất xám. Số trí thức được đảng đào tạo hoặc tiếp nhận, phần lớn chỉ giỏi phụ họa, hữu danh vô thực, một số ít tuy có trình độ nhưng chỉ phát huy được trong lĩnh vực chuyên môn hẹp, hoặc vì trung thực nên bị vô hiệu hóa, một số khác vì phản biện mà bị tù đày.

Lãnh đạo có những chủ trương trên đây, chủ yếu là do đã bị Tàu Cộng xúi bẫy, bị mắc lừa mà cứ tưởng được dạy bảo thực lòng theo mười sáu chữ vàng.

Một số người tưởng nhầm là làm cho dân ngu để dân giữ một lòng trung thành, không còn ai phản biện, để cho một mình đảng, tha hồ kiên trì chủ nghĩa mà họ tôn thờ. Nhưng không phải như vậy, làm cho dân ngu một thì lãnh đạo nhận lấy ngu gấp hai, gấp ba lần. Thực tế chứng tỏ, rõ ràng càng về sau trình độ lãnh đạo ngày càng thấp là dẫn chứng, càng dễ bị lệ thuộc vào Trung Cộng.

Trong lúc dẫn dắt dân Việt làm cách mạng, làm chiến tranh để mang lại độc lập và thống nhất lãnh thổ, lãnh đạo đã phạm một số sai lầm, trong đó làm ngu dân về chính trị là thuộc loại khá nặng, một mặt nó góp phần tạo ra máu chảy đầu rơi, phá nát kinh tế. Mặt khác quan trọng hơn, nó hủy hoại nền văn hóa truyền thống, hủy hoại tinh thần bất khuất của nhân dân, làm suy yếu dân tộc, tạo cơ hội và điều kiện cho kẻ thù phương Bắc thao túng.