Tuesday, May 17, 2016

Trần Huỳnh Duy Thức dưới cái nhìn của luật sư Lê Công Định

Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2016-05-17 
000_Par3002025-622.jpg
 Từ trái sang: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long và LS Lê Công Định tại TAND TPHCM hôm 20/1/2010. AFP
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đã thông báo cho gia đình anh một quyết định quan trọng đó là sẽ tuyệt thực tới chết để yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam thay đổi thể chế, lắng nghe nguyện vọng của người dân cũng như trả tự do cho anh vì anh không vi phạm pháp luật của nhà nước Việt Nam. Mặc Lâm phỏng vấn LS Lê Công Định, một người bạn đồng hành và cùng chung vụ án với anh để biết thêm chi tiết về quyết định một mất một còn của người tù nhân lương tâm này.

“Anh ấy nói như vậy thì anh sẽ làm”

Mặc Lâm: Thưa LS như ông đã biết, nguồn tin từ gia đình anh Trần Huỳnh Duy Thức nói rằng anh ấy sẽ tuyệt thực cho tới khi chết mới thôi nếu nguyện vọng của anh ấy không được giải quyết. LS là bạn của Trần Huỳnh Duy Thức rất lâu và cùng chung vụ án nữa. Ông thấy tin này chính xác không và theo ông khi anh Thức nói như vậy thì anh ấy có giữ lời không?
LS Lê Công Định: Tôi cũng nghe nguồn tin từ gia đình kể lại ngay sau khi được găp anh Thức, và gia đình lúc đó thật sự rất lo lắng và hỏi ý kiến của tôi làm như thế nào trong trường hợp như vậy. Tôi hoàn toàn hiểu rõ tính của anh Thức vì chúng tôi có quan hệ với nhau trên 10 năm nay, khi anh Thức nói thì ảnh sẽ làm. Ảnh là người khi làm bất cứ việc gì cũng rất cẩn trọng, suy nghĩ rất thấu đáo và tôi thực sự lo khi anh tuyên bố là sẽ tuyệt thực vô thời hạn và chấp nhận lấy cái chết ra quyết tâm yêu cầu chính quyền Việt Nam phải tổ chức trưng cầu dân ý, thay đổi thể chế để dược hưởng sự tự do và nền dân chủ thực sự cho đất nước chứ không phải chỉ là những lời hứa hẹn hão.
Tôi hiểu rằng khi anh ấy nói như vậy thì anh sẽ làm chứ không phải là anh chỉ nói để đưa tin ra ngoài mà không thực hiện. Điều đó khiến cho tôi cảm thấy rất lo lắng và làm cho tôi mang thông tin này đến mọi người.
-LS Lê Công Định
Tôi biết rằng khi anh quyết định như vậy là anh đã suy nghĩ rất kỹ. Thực tình mà nói tôi ủng hộ tư tưởng của anh nhưng trước một quyết định ngặt nghèo như vậy thì tôi cảm thấy lo vì người như anh Thức không thể thiếu cho phong trào đấu tranh cho tương lai của Việt Nam, và sự có mặt của anh cổ võ cho chúng ta rất nhiều.
Anh cũng là một người cha rất tốt với gia đình và một người con rất hiếu thảo nếu anh có mệnh hệ gì thì gia đình và bạn bè của anh Thức sẽ rất đau lòng. Tôi hiểu rằng khi anh ấy nói như vậy thì anh sẽ làm chứ không phải là anh chỉ nói để đưa tin ra ngoài mà không thực hiện. Điều đó khiến cho tôi cảm thấy rất lo lắng và làm cho tôi mang thông tin này đến mọi người.
Mặc Lâm: Vâng, như LS vừa nói thì anh Trần Huỳnh Duy Thức là một khuôn mặt rất cần cho hiện nay, có thể vì lý do đó nên nhà cầm quyền đã cố tình đẩy anh vào thế một mất một còn hay không?
LS Lê Công Định: Tôi không rõ vừa rồi trong trại giam nhà cầm quyền đã đối xử với anh như thế nào khiến anh phải đi đến quyết định như vậy. Tôi nghĩ chắc chắn phải có một nguyên nhân nào đó mà gia đình thông báo từ tháng trước thì tôi biết rằng nhà cầm quyền đã có những hoạt động gây áp lực với anh, đặt anh trong vị trí rất nghiệt ngã trong tù khi anh còn trong trại giam Xuyên Mộc.
Chúng ta biết họ đột nhiên áp giải anh ra Nghệ An với hành động rất nghiêm trọng chẳng hạn như còng tay, bịt miệng do đó tôi nghĩ họ cố tình đẩy anh vào cái quyết định rất khó khăn cho chính bản thân anh và tôi biết khi anh quyết định như vậy hẳn là phải có một lý do nào đó.
000_Par3002035
Nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức, tại Tòa án Nhân dân TPHCM hôm 20/1/2010.
Mặc Lâm: Vâng có thể chúng ta chưa biết sự thật nó như thế nào nhưng theo gia đình kể lại thì anh Thức đã từ chối đi Mỹ do nhà cầm quyền đưa ra, theo LS thì điều này có hợp lý với cá nhân của anh Thức hay không?
LS Lê Công Định: Tôi đã biết khi chúng tôi ở chung với nhau trong trại giam Xuyên Mộc trong một thời gian không dài lắm. Chúng tôi đã nói với nhau rất nhiều việc trong quá khứ khi chúng tôi bị bắt sau đó. Trong tương lai chúng tôi không biết có còn ở chung với nhau hay không bởi vì có thể người ra trước còn người ra sau cho nên chúng tôi bàn hết tất cả mọi việc thì quan điểm của anh Thức rất dứt khoát không bao giờ rời khỏi Việt Nam. Ảnh chấp nhận dù có phải ở mãi mãi trong tù thì cũng sẽ ở Việt Nam chứ dứt khoát không đi nước ngoài. Tôi biết rằng khi anh quyết định như vậy và gia đình kể lại cho tôi nghe thì tôi hoàn toàn tin rằng đó là quyết định thực sự của anh Thức chứ không phải anh chỉ nói và gia đình tường thuật không chính xác.
Có một điều như thế này: khi anh Thức bị áp giải ra Nghệ An, sau đó cho anh Thức gọi điện thoại về nhà báo tin cho gia đình thì anh có nói rằng anh được yêu cầu là phải đi Mỹ và anh muốn gặp tất cả toàn thể gia đình dù anh biết từ Sài Gòn ra Nghệ An rất khó khăn, phức tạp nhưng anh vẫn muốn gặp tất cả mọi người.
Tôi tin những người an ninh theo dõi cuộc nói chuyện trên điện thoại của anh Thức thì họ cũng tin rằng là anh Thức có vẻ như đi theo sự áp đặt của họ là phải đi nước ngoài thì họ mới đồng ý cho gia đình anh Thức tất cả là 14 người vào thăm anh, tất nhiên dưới sự giám sát rất chặt của họ.
Anh Thức cũng dùng điều đó để gặp gia đình nhưng khi gặp tất cả mọi người rồi thì anh tuyên bố sẽ tuyệt thực cho đến chết. Tôi tin rằng đó là quyết định thật sự của anh bởi vì anh muốn gặp mọi người dường như là lần cuối theo suy tính của anh. Tôi tin rằng anh quyết tâm đi đến chọn lựa cái chết buộc nhà cầm quyền phải thay đổi. Tôi thấy đó là quyết đinh thực sự khó khăn nhưng tôi tin rằng của chính anh Thức chứ không phải của ai khác.
Mặc Lâm: Xin cám ơn luật sư.

Lời xin lỗi của người tù Trần Huỳnh Duy Thức

Cát Linh, phóng viên RFA 2016-05-17  
img_3495.jpg
Gia đình anh Trần Huỳnh Duy Thức trong một lần đòi tự do cho anh. Photo courtesy of danluan.org
Từ ngày hôm bữa ngồi trên đó (nhà tù số 6, tỉnh Nghệ An) khóc rất nhiều, cả nhà không ai cầm được nước mắt. Bản thân anh Thức cũng rơi lệ. Anh chia tay giống như đợt này đi rất xa, không biết chừng nào có thể về. Cho đến bữa nay, ba tôi vẫn còn suy tư. Có những bài hát của anh Thức trước đây sáng tác cùng với Trần Vũ Anh Bình, ba tôi bật lên nghe và cứ nằm khóc một mình.”
Đó là bày tỏ của Trần Huỳnh Duy Tân trong cuộc nói chuyện sáng nay với Đài Á Châu Tự Do, cho biết về lời tuyên bố tuyệt thực không thời hạn từ ngày 24 tháng 5 của người tù nhân lương tâm này.
Trong buổi gặp, ảnh xin lỗi gia đình, xin lỗi ba, xin lỗi vợ con là ảnh sẽ quyết định tuyệt thực từ ngày 24 tháng 5 này, vì vấn đề thượng tôn pháp luật và quyền con người.
- Trần Huỳnh Duy Tân
Cát Linh: Thưa anh Duy Tân, theo nguồn tin được đưa ra từ trang cá nhân của LS Lê Công Định, ông Trần Huỳnh Duy Thức sẽ tuyệt thực từ ngày 24 tháng 5. Sự việc cụ thể như thế nào thưa ông?
Trần Huỳnh Duy Tân: Ngày 5 tháng 5 vừa rồi, gia đình rất bất ngờ khi nhận được tin là anh Thức bị chuyển từ trại giam Xuyên Mộc ra ngoài Nghệ An, rất là xa. Sau đó, trại giam ngoài đó cho anh Thức gọi về nhà thông báo là anh đã bị chuyển đi. Gia đình tức tốc ra thăm anh Thức ngày 14 tháng 5 vừa rồi. kỳ này, họ giám sát rất nghiêm ngặt. Trong buổi gặp, ảnh xin lỗi gia đình, xin lỗi ba, xin lỗi vợ con là ảnh sẽ quyết định tuyệt thực từ ngày 24 tháng 5 này, vì vấn đề thượng tôn pháp luật và quyền con người. Ảnh quyết định tuyệt thực không thời hạn. Đó là ảnh cũng lường trước được khả năng của ảnh có thể bị tuyệt mạng.
Cát Linh: Có phải điều đó đã thể hiện trong câu nói “Đấu tranh này là trận cuối cùng”?
Trần Huỳnh Duy Tân: Đó là câu cuối cùng khi chia tay dắt ảnh vào trong, ảnh hát câu đó để động viên gia đình và cho thấy sự quyết tâm của ảnh.
Cát Linh: Sức khoẻ của Thức như thế nào ạ?
Trần Huỳnh Duy Tân: Có lẽ ảnh kiệt sức. Tôi thấy sự mệt mỏi ở anh và anh xuống cân nhiều. Mắt của ảnh bị thâm quầng, có vẻ là suy nghĩ rất nhiều. Cũng căng thẳng về mặt tinh thần, về sức khoẻ, có lẽ do bị chuyển từ trong này ra đó.
Cát Linh: Về thông tin ông Trần Huỳnh Duy Thức được đề nghị đi Mỹ để đổi lấy tự do. Đây là lần thứ mấy chính quyền nhà nước Việt Nam đề cập đến việc này và câu trả lời của ông Thức trước đây cũng như lần này thế nào thưa anh?
Nhưng rất nhiều lần ảnh nói với ba là “Con sẽ không đi. Con sẽ ở lại đây. Con sẽ đấu tranh cho mục tiêu của con”.
- Trần Huỳnh Duy Tân
Trần Huỳnh Duy Tân: Trong những lần trước, gia đình luôn muốn ảnh được tự do càng sớm càng tốt. Cứ mỗi lần, khi gặp có điều kiện thì gia đình nói là anh ra được thì anh ra, chứ đừng ở trong lao tù rất khó khăn, không ai muốn như vậy.
Nhưng rất nhiều lần ảnh nói với ba là “Con sẽ không đi. Con sẽ ở lại đây. Con sẽ đấu tranh cho mục tiêu của con”.
Trước đây về thông tin mà gia đình nhận được thì chị Kim Liên, mẹ của Đinh Nguyên Kha cũng có nói là Bộ Công an đặt vấn đề đó.
Cát Linh: Có rất nhiều tổ chức cũng như cá nhân có chuẩn bị những kế hoạch để gửi thông điệp mà họ cần nói đến Tổng thống Hoa kỳ Obama trong chuyến thăm Việt Nam sắp đến. Anh và gia đình có sự chuẩn bị hay dự định nào để lên tiếng kêu gọi tự do cho tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức?
Trần Huỳnh Duy Tân: Gia đình chúng tôi rất mong muốn thông điệp cũng như thông tin của chúng tôi đưa ở đây sẽ đến với Tổng thống Obama, để ông biết được ở Việt Nam có một người đang đấu tranh vì sự thượng tôn của pháp luật và quyền con người. Gia đình chúng tôi rất mong muốn ông Obama đọc được những thông điệp như vậy.
Mặc dù anh Thức đã chọn con đường này, ảnh không muốn đi tỵ nạn, nhưng gia đình vẫn mong muốn các tổ chức quốc tế về nhân quyền, các quốc gia, các chính quyền cũng như người dân trong và ngoài nước lên tiếng mạnh mẽ để anh Thức được trả tự do.
Cát Linh: Xin cảm ơn anh đã dành cho chúng tôi buổi nói chuyện này.

Cải cách kinh tế của Việt Nam hữu ích nhưng chưa hoàn tất

Tòa nhà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tòa nhà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
VOA-18-05-2016
Việt Nam đã chuyển đổi nền kinh tế tập trung của mình để trở thành một trong những nước phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dù những cải cách này vẫn chưa hoàn chỉnh, những tập đoàn đa quốc gia nhìn thấy một tương lai có lợi nhuận ở Việt Nam và đã bỏ ra những khoản đầu tư lớn. Thông tín viên Jim Randle tường trình.
Giao thông tấp nập ở Việt Nam cho thấy rất nhiều hoạt động kinh tế đang diễn ra ở đất nước với hơn 90 triệu dân này, và là một dấu hiệu của một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.
Cải cách kinh tế có nghĩa là bớt chỉ đạo của chính phủ và thêm những quyết định được định hướng bởi thị trường, theo lời Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim.
"Những thành tựu phát triển của Việt Nam trong 25 năm qua là hết sức đáng ghi nhận. Trong giai đoạn này, cuộc sống của người dân Việt Nam đã thay đổi rất nhiều."
Trong một hội thảo tại Hà Nội hồi tháng 2, ông Jim Yong Kim nói với các quan chức rằng Việt Nam vẫn cần phải cải thiện lực lượng lao động, bảo vệ môi trường, và quản trị một cách minh bạch hơn. Tuy nhiên, ông nói nhiều năm tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ là một bài học cho phần còn lại của thế giới:
"Việt Nam đã giảm tỉ lệ nghèo túng cùng cực từ 50 phần trăm chỉ 25 năm trước đây xuống còn ba phần trăm ngày hôm nay."
Cơ quan Đánh giá Tín dụng Toàn cầu S&P cho biết Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và đang cải thiện điều kiện cho những doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, nhà phân tích Kim Eng Tan của cơ quan này cho biết vẫn còn có những vấn đề về tình trạng tham nhũng và cơ sở hạ tầng yếu kém:
"Cơ sở hạ tầng ở Việt Nam vẫn đứng sau nhiều nước đang phát triển khác, và vẫn còn rất nhiều việc phải làm nếu bạn nhìn vào những sân bay, những con đường và đặc biệt là đường sắt."
General Electric là một trong số những tập đoàn đa quốc gia đang đầu tư vào Việt Nam để bán sản phẩm tại thị trường trong nước đang phát triển và ở những nơi khác. 900 nhân viên của họ đang làm ra những thiết bị chăm sóc y tế công nghệ cao, động cơ phản lực, và những sản phẩm khác, và đang mở rộng hoạt động của mình, theo lời ông Wouter Van Wersch, giám đốc phụ trách hoạt động của General Electric ở các nước ASEAN:
"Những cơ hội chính mà chúng tôi nhìn thấy từ phía chúng tôi là sản xuất điện năng, cả than lẫn khí thiên nhiên. Và rất nhiều năng lượng tái tạo được, năng lượng gió đang phát triển mạnh, và thủy điện luôn rất mạnh ở Việt Nam. Tất nhiên cũng cần phải cải thiện việc truyền tải điện năng và chúng tôi có những giải pháp trong lĩnh vực này."
Một chuyên gia về sự phát triển của Việt Nam nói rằng môi trường chính trị ổn định tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các công ty hoạt động so với ở một số thị trường mới nổi khác. Nhưng có thể phải mất một thập niên để kiểm soát tham nhũng, điều gây hại cho những công ty, đặc biệt là những công ty nhỏ, theo lời giáo sư Trần Ngọc Anh giảng dạy tại Đại học Indiana ở Mỹ.
"Chính phủ đang thử nghiệm những cách khác nhau để đối phó với điều đó. Tôi nghĩ rằng cuối cùng Việt Nam sẽ có thể giảm thiểu đáng kể tham nhũng, nhưng quá trình này sẽ mất khá nhiều thời gian."
Giáo sư Trần Ngọc Anh nói thêm rằng Việt Nam có thể thu hút thêm đầu tư, và công ăn việc làm, nếu người lao động được đào tạo tốt hơn cho những công việc mang tính kỹ thuật.

Người Mỹ gốc Việt trẻ lạc quan về chuyến thăm Việt Nam của TT Obama

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trao đổi với các nhà lãnh đạo Bắc Âu trong một bữa tiệc tối ở Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày 13 tháng 5 năm 2016.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trao đổi với các nhà lãnh đạo Bắc Âu trong một bữa tiệc tối ở Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày 13 tháng 5 năm 2016.
VOA-18-05-2016
Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Việt Nam vào cuối tháng này, ông sẽ trở thành tổng thống thứ ba làm như vậy kể từ khi Tổng thống Bill Clinton thực hiện chuyến công du vào năm 2000. Chuyến thăm diễn ra vào lúc mà Việt Nam đang tìm kiếm mối quan hệ khắng khít hơn với Mỹ, rõ ràng một phần là do căng thẳng gia tăng với Trung Quốc. Nhiều người Mỹ gốc Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ, tỏ ra lạc quan rằng chuyến đi của ông Obama sẽ giúp cho sự hòa giải thêm nữa giữa hai nước cựu thù. Thông tín viên Elizabeth Lee tường trình từ cộng đồng người Việt ở khu "Little Saigon" nằm ở phía nam thành phố Los Angeles.
Thoạt nhìn thì đây là một khu phố Mỹ với những hàng quán dọc theo tuyến đường chính. Nhưng nhìn kỹ sẽ thấy lá cờ Việt Nam Cộng Hòa bên đường và một cộng đồng người Việt năng động với nhiều doanh nghiệp nhỏ.
Sonny Nguyen, một chủ doanh nghiệp nhỏ, cho biết:
"Cộng đồng người Việt sống ở đây và chúng tôi yêu quý cộng đồng của mình."
Sinh ra ở Việt Nam và lớn lên ở Mỹ, Sonny Nguyen đồng sở hữu quán cà phê 7 Leaves nằm ở trung tâm khu Little Saigon. Đây là nơi sinh cư của cộng đồng người Việt đông nhất ngoài Việt Nam.
Quán cà phê này pha trộn thiết kế phương Tây với đồ ăn thức uống mang ảnh hưởng Á Châu. Sự hòa quyện này phản ánh bản sắc của hầu hết những khách hàng của quán cà phê, những người thường là người Mỹ gốc Việt trẻ tuổi.
Nhiều người trong số họ tỏ ra lạc quan về chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Việt Nam.
Anh Christopher Truong là một trong số đó:
"Tôi nghĩ rằng điều quan trọng đối với bất kỳ tổng thống nào là xúc tiến và vun đắp mối quan hệ tốt hơn với những quốc gia khác nhau."
Cô Priscillia Hoang cho biết:
"Bây giờ thời thế khác rồi. Thời đó rất nhiều thứ khác so với hiện nay. Tôi nghĩ rằng việc vun đắp một mối quan hệ với một nước cộng sản không nhất thiết là chuyện xấu."
Thế hệ trẻ này nói cần hàn gắn những vết thương của quá khứ, bắt nguồn từ cuộc chiến tranh Việt Nam và việc những người cộng sản nắm quyền kiểm soát cả nước.
Anh Sonny Nguyen nhìn nhận:
"Chúng tôi đã mất mọi thứ, vì vậy đối với thế hệ cha mẹ của tôi, trải nghiệm này vẫn còn rất sống động và đối với những người sống ở đây tại Little Saigon, đó là một vết sẹo."
Nhiều người thuộc thế hệ lớn tuổi tỏ ra hoài nghi sẽ có nhiều thay đổi ở Việt Nam, và thậm chí còn tỏ ra bực dọc về triển vọng của mối quan hệ khắng khít hơn. Nhưng thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt có một cái nhìn đầy hy vọng, theo lời ông Đỗ Dzũng, thư ký tòa soạn của báo Người Việt, tờ báo tiếng Việt lớn nhất ngoài Việt Nam:
"Với Internet, bây giờ với nhiều cơ hội hơn, có rất nhiều người Việt trẻ, họ quay trở về Việt Nam làm từ thiện để có thể theo học những lớp dạy tiếng Việt."
Alvin Bui, sinh sống ở California, đã về Việt Nam để sử dụng những kỹ năng tiếng Việt của mình. Anh cho biết qua Skype.
"Làm thế nào bạn có thể kết nối với những thanh niên Việt Nam khác để tạo nên một tương lai tốt hơn cho Việt Nam? Vì vậy tôi đang cố gắng hiểu được họ đang nghĩ gì bằng ngôn ngữ của chính họ."
Sonny Nguyen cũng mơ về một tương lai tốt hơn cho Việt Nam:
"Tôi là người Việt và tôi hết sức quan tâm và tôi biết Việt Nam vẫn là một nước thuộc Thế giới Thứ Ba. Đa số người dân còn nghèo. Và tôi muốn có thể tạo nên sự thay đổi trên thế giới và nếu có những nhóm người tôi muốn giúp đỡ thì đó là người Việt. Nhưng tôi nghĩ cách duy nhất để làm được điều đó là thông qua hòa giải."
Những người Mỹ gốc Việt trẻ ở đây dường như đồng thuận rằng chuyến đi của ông Obama là một cơ hội cho cả hai nước hàn gắn những vết thương từ quá khứ và bắt đầu một chương mới trong lịch sử.

Nhà Trắng ‘theo dõi kỹ’ vụ cá chết ở Việt Nam

Tổng thống Barack Obama sẽ bắt đầu chuyến công du Việt Nam vào ngày 21/5.
Tổng thống Barack Obama sẽ bắt đầu chuyến công du Việt Nam vào ngày 21/5.
Một phụ tá thân cận của Tổng thống Barack Obama đã nói như vậy với một nhóm các tổ chức của người Mỹ gốc Việt, ít ngày trước chuyến công du của nguyên thủ Hoa Kỳ.
Ông Ben Rhodes, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia, cùng quan chức ngoại giao Mỹ chiều 17/5 đã lắng nghe ý kiến của các nhà hoạt động cùng những tổ chức của người Việt ở hải ngoại tại văn phòng sát Nhà Trắng.
Sau cuộc gặp, ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn viên của Đảng Việt Tân, cho VOA Việt Ngữ biết rằng các đại diện tổ chức người Việt đã “đi sâu vào một số vấn đề nhân quyền như vụ bắt giữ luật sư Nguyễn Văn Đài, công an tra tấn hay vụ tuyệt thực của anh Trần Huỳnh Duy Thức”.
Ông Duy nói thêm rằng một chủ đề nóng bỏng ở Việt Nam hiện nay cũng đã được đề cập.
"Chính blogger Điếu Cày có cho bên Hội đồng An ninh Quốc gia biết rằng, trong ba tuần lễ vừa qua đã diễn ra các cuộc biểu tình lớn ở Việt Nam tại nhiều thành phố. Và đây là mối quan tâm có thể nói là hàng đầu của người Việt Nam. Các vị khác có mặt hôm nay cũng nêu lên quan tâm đó luôn. Chính bên Tòa Bạch Ốc họ cũng biết về vấn đề này. Họ đang theo dõi cái đó rất là kỹ."Phát ngôn viên của Đảng Việt Tân Hoàng Tứ Duy nói.
Ông nói thêm: “Vấn đề cá chết đã được nêu. Chính blogger Điếu Cày có cho bên Hội đồng An ninh Quốc gia biết rằng, trong ba tuần lễ vừa qua đã diễn ra các cuộc biểu tình lớn ở Việt Nam tại nhiều thành phố. Và đây là mối quan tâm có thể nói là hàng đầu của người Việt Nam. Các vị khác có mặt hôm nay cũng nêu lên quan tâm đó luôn. Chính bên Tòa Bạch Ốc họ cũng biết về vấn đề này. Họ đang theo dõi cái đó rất là kỹ. Họ đã nhận kiến nghị có hơn 100 nghìn chữ ký của đồng bào Việt Nam ở khắp mọi nơi. Họ nói họ đang trả lời chính thức về cái này".
Ông nói thêm: "Họ nói rằng, về lâu dài, đây là vấn đề cần sự trao đổi của hai quốc gia, các tổ chức xã hội dân sự hai bên để làm sao tìm hiểu thêm các biện pháp khoa học để giải quyết vấn đề này, và đồng thời, đây cũng là vấn đề nền tảng về nhân quyền, khả năng bày tỏ chính kiến của người Việt Nam”.
Tận mắt chứng kiến
Theo ông Duy, những người Việt Nam tham dự cho biết, có thể xảy ra các cuộc biểu tình vì môi trường đúng ngày ông Obama đặt chân tới Hà Nội, và Tổng thống Mỹ “có thể chứng kiến những vấn đề mà mọi người đã nêu lên”.
Nhà Trắng thông báo Tổng thống Obama rời thủ đô Washington DC đi Việt Nam vào ngày 21/5 và sẽ bay đi Tokyo từ TP HCM vào ngày 25/5.
Phát ngôn viên của Đảng Việt Tân cho biết ông tin rằng Tổng thống Obama sẽ nói về vụ cá chết cũng như các cuộc biểu tình khi ông có mặt ở Việt Nam.
Ông Ben Rhodes, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ.
Ông Ben Rhodes, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ.
Lý giải về niềm tin này, ông Duy cho biết rằng “những người phụ tá của ông ấy cho biết đây là mối quan tâm của phía Hoa Kỳ, và có sức ép của cử tri qua kiến nghị hơn 100 nghìn” trên trang web “We the People”.
Ông Duy cũng lên tiếng “phản bác” cáo buộc mà ông cho là “sai sự thật” của quan chức Việt Nam, cho rằng tổ chức Việt Tân kích động các cuộc biểu tình.
“Người ta biểu tình vì tương lai của con em họ. Không cần tổ chức nào kích động cả. Mỗi người đều nhận thấy cái thảm họa đó,” ông nói.
"Thử thách lớn lao"
Trong khi đó, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về quan hệ Việt – Mỹ từ Đại học George Mason ở Hoa Kỳ, nhận định rằng nhiều vấn đề sẽ được ông Obama mang ra thảo luận tại Việt Nam như mối quan hệ chiến lược, TPP hay biển Đông.
Nhà nghiên cứu này cũng nói thêm rằng các cuộc biểu tình của người dân về vụ cá chết “có tác động” tới chuyến thăm của ông Obama, và nó giống như một cuộc trắc nghiệm xử lý tình thế của tân chính phủ Việt Nam.
"Chuyến thăm lần này là điều hai bên mong đợi, nhưng tự nhiên lại xảy ra vụ cá chết rồi xảy ra các cuộc biểu tình. Dĩ nhiên, những người tranh đấu nhân quyền ở Việt Nam và ở bên Mỹ này họ phải nhân cơ hội đó để thúc đẩy vấn đề nhân quyền, và vì thế Việt Nam lại phải phản ứng lại. Thành ra đây là một thử thách rất lớn lao ở trong một thời điểm không thuận tiện."-Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nhận định.
Ông Hùng nói thêm: “Phép thử thì đúng. Nó rất khó khăn vì xảy ra trong thời điểm không thuận lợi. Năm 2006, trước khi ông Bush sang Việt Nam, những tiến triển về nhân quyền đã có đến nỗi Bộ Ngoại giao đề nghị bỏ Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần phải quan tâm về tự do tôn giáo. Đó là thời điểm thuận lợi".
Ông nói tiếp: "Chuyến thăm lần này là điều hai bên mong đợi, nhưng tự nhiên lại xảy ra vụ cá chết rồi xảy ra các cuộc biểu tình. Dĩ nhiên, những người tranh đấu nhân quyền ở Việt Nam và ở bên Mỹ này họ phải nhân cơ hội đó để thúc đẩy vấn đề nhân quyền, và vì thế Việt Nam lại phải phản ứng lại. Thành ra đây là một thử thách rất lớn lao ở trong một thời điểm không thuận tiện”.
Một cuộc thăm dò ý kiến do VOA Việt Ngữ thực hiện về những vấn đề bạn đọc mong chờ Tổng thống Obama sẽ mang ra bàn thảo ở Việt Nam cho thấy nhân quyền đứng đầu, sau đó tới biển Đông và thứ ba là vụ cá chết.
Các cuộc biểu tình bùng phát suốt từ đầu tháng Năm cho tới nay, và theo giới quan sát, sau khi “thả lỏng” ở đợt đầu, chính quyền đã siết chặt kiểm soát các cuộc xuống đường hôm 15/5.
Trên mạng xã hội hiện vẫn xuất hiện những lời kêu gọi xuống đường vì môi trường mà quan chức trong nước lo ngại sẽ biến thành “cuộc cách mạng cá” vào ngày 22/5 tới.

Obama cần biết Trần Huỳnh Duy Thức

Ngô Nhân Dụng
Theo Người Việt-17-05-2016 6:40:05 PM

Giới truyền thông ở Mỹ và thế giới sẽ loan tin chuyến đi Việt Nam của Tổng Thống Mỹ Barack Obama. Nhưng cảnh Obama ở Hà Nội mấy ngày chắc sẽ không được báo, đài tả nhiều chi tiết, chiếu nhiều hình ảnh, và mời nhiều người phê bình, nhận xét bằng mấy giờ ngắn ngủi khi ông thăm thành phố Hiroshima trong cùng cuộc du hành. Có thể nói, chỉ có người Việt Nam, trong nước và ở ngoài, mới coi việc ông Obama đến bắt tay các ông Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Xuân Phúc là một biến cố lớn cần theo dõi. Bản tin ông Obama đến trễ một ngày được báo chí Việt Nam loan tin ngay, còn báo, đài ở Mỹ hầu như không ai chú ý. Ði Việt Nam trễ hay sớm một ngày thì có thay đổi cái gì không?

Tại sao giới truyền thông Mỹ lại thiên lệch giữa Việt Nam và Hiroshima như vậy?

Có lẽ một phần vì nước Nhật lớn hơn nước Việt. Hoặc vì dân Mỹ biết đến ông Shinzo Abe nhiều hơn ông Nguyễn Xuân Phúc, mặc dù nghe tên ông Phúc chắc họ sẽ dễ nhớ hơn là tên Shinzo. Nói đến Hiroshima khích động dân Mỹ hơn. Barack Obama sẽ là vị tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm đài kỷ niệm nơi trái bom nguyên tử đầu tiên quân Mỹ dùng, để chấm dứt chiến tranh (Tổng Thống Jimmy Carter chỉ tới viếng sau khi rời Tòa Bạch Ốc).

Còn vụ Obama đi Việt Nam? Ðã có tiền lệ. Hai vị tổng thống Mỹ trước ông đều đi Việt Nam trước khi mãn nhiệm để ghi vào tiểu sử. Bill Clinton năm 2000 và George W. Bush năm 2006, hai cuộc công du trên không đánh dấu một biến cố ngoại giao nào đặc biệt.

Nhưng chuyến đi Việt Nam của ông Obama năm nay quan trọng hơn hai vị tổng thống tiền nhiệm, bởi hai lý do. Một là Cộng Sản Trung Hoa đang diễu võ thị uy trong vùng Biển Ðông Nam của nước ta, sau khi chính quyền Obama đã tuyên bố “chuyển trục” hướng về Châu Á. Một đề tài được chú ý là chính quyền Việt Nam đang yêu cầu chính phủ Obama bán “vũ khí sát thương” cho quân đội Việt Nam. Quyết định có thể được ông Obama công bố trong dịp qua Hà Nội. Hai là thỏa ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mới được ký kết, hứa hẹn gia tăng hoạt động thương mại, đầu tư giữa Mỹ và Việt Nam. Các doanh nhân nào ở Mỹ sẽ tháp tùng ông tổng thống, đó là một dấu hiệu cho người Việt.

Nhưng đối với người Việt Nam thì chúng ta rất ít khả năng gây ảnh hưởng trên hai vấn đề trên. Cho nên nhân dịp ông Obama đến Sài Gòn và Hà Nội, đối với người Việt trong và ngoài nước, thì một mục tiêu đáng nỗ lực nhất là tranh đấu quyền làm người cho dân Việt. Trong vấn đề này, người Việt có thể gây tiếng vang trên dư luận dân Mỹ, ảnh hưởng trên chính sách chính phủ Mỹ và làm áp lực trên chính quyền Cộng Sản Việt Nam.

Ðối với Biển Ðông, đây là một vấn đề chiến lược trong cuộc bang giao Mỹ và Trung Quốc. Chúng ta rất khó ảnh hưởng trên tương quan giữa hai nước giàu nhất nhì thế giới này. Cũng khó ảnh hưởng trên các đại biểu Quốc Hội Mỹ để thúc đẩy họ thông qua Hiệp Ước TPP trước khi ông Obama mãn nhiệm đầu năm 2017. Ảnh hưởng trên các kế hoạch mua bán và đầu tư của các công ty Mỹ càng khó hơn nữa.

Trong việc thi hành Hiệp Ước TPP, người Việt sống ở Mỹ cũng có thể ảnh hưởng trên nhiều vấn đề liên can đến quyền người lao động được tự do lập nghiệp đoàn, các luật lệ và cơ chế bảo vệ môi trường, đừng để diễn ra những vụ cá chết khác. Nhưng đó là các cuộc vận động diễn ra sau này. Ngay bây giờ, trong dịp ông Obama đến Việt Nam, chúng ta nên dồn các nỗ lực gây ảnh hưởng trên dư luận dân chúng Mỹ về tình trạng những nhà hoạt động đòi dân chủ đang bị Cộng Sản cầm tù.

Dư luận Mỹ đang chú ý tới tình trạng các nhà tranh đấu tự do dân chủ ở Việt Nam đang bị đàn áp. Nhật báo Washington Post, trong bài Quan Ðiểm ngày Thứ Sáu tuần trước đã đưa lên bức hình blogger Nguyễn Hữu Vinh và cô Nguyễn Thị Minh Thủy đứng trước tòa án ngày 23 Tháng Ba năm nay để biện minh lời khuyến cáo tờ báo gửi Tổng Thống Obama trước khi ông đi Việt Nam: “Ông Obama phải chú ý đến tình trạng tồi tệ về nhân quyền tại Việt Nam!” (Mr. Obama must pay attention to Vietnam's dismal record on human rights). Họ nói rõ: Chế độ Cộng Sản không cho người dân được tự do và “cai trị bằng bạo lực” - thay vì cai trị bằng luật pháp. Washington Post mô tả tình trạng ở Việt Nam: “Ðảng Cộng Sản chiếm độc quyền thống trị và ngăn chặn các quyền căn bản như tự do ngôn luận, tự do phát biểu, báo chí, hội họp và tín ngưỡng; luôn luôn sử dụng bạo lực đe dọa và quấy nhiễu. Ðạo luật hình sự của nước này cũng liệt kê việc sử dụng các quyền căn bản của con người là phạm tội.”

Báo Post ở thủ đô nước Mỹ nêu các minh chứng cụ thể. Nhiều người làm blog, nhiều luật sư, những nhà vận động đã bị bắt hoặc mới bị bắt bỏ tù. Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ vẫn bị quản thúc sau mấy chục năm; tờ báo nhắc lại, hòa thượng mới đích thân gửi thư cho Tổng Thống Obama để yêu cầu ông “lên tiếng cho hàng ngàn người Việt Nam đang bị 'trừng phạt' vì muốn sống với tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền.” Báo Post nhấn mạnh: Ông Obama đừng bỏ qua không làm theo lời yêu cầu đó.

Một sự kiện mà nhiều người Việt Nam không chú ý cũng được tờ báo nhắc tới để chứng tỏ chế độ Cộng Sản đang chà đạp quyền công dân của dân Việt. Ðó là rất nhiều công dân Việt Nam đã nộp đơn ứng cử Quốc Hội, nhưng họ bị ngăn cản bởi guồng máy thanh lọc nhiều tầng của đảng Cộng Sản, nhằm gạt bỏ các ứng cử viên không tuân lệnh đảng. Báo Post nêu tên ca sĩ Mai Khôi, một ứng cử viên bị hệ thống bầu cử của chế độ Cộng Sản ngăn chặn. Tờ báo yêu cầu “Ông Obama phải gặp cô Mai Khôi, và yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ.”

Báo Washington Post chú ý tới vấn đề Mỹ bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, nhưng đặt điều kiện về nhân quyền trước khi ông Obama quyết định: “...việc bãi bỏ có thể hữu lý, nhưng Ông Obama cần nhấn mạnh rằng ông chỉ quyết định nếu chính quyền Việt Nam cải thiện về tình trạng vi phạm nhân quyền!” Tờ báo thách thức: “đừng để cho những người cầm đầu Cộng Sản Việt Nam được ‘vào cửa miễn phí.’”

Trước khi chính phủ Obama loan tin ông sắp đi Việt Nam, bà Vũ Minh Khánh, vợ Luật Sư Nguyễn Văn Ðài đã điều trần trong Quốc Hội Mỹ, đã nêu rõ những điều luật vô lý trong Luật Hình Sự Việt Nam nhằm ngăn chặn quyền con người. Có dấu hiệu đã có tiếng vang dội lại. Ðại Biểu Ed Royce từ California đã cảnh cáo ông Obama chưa quan tâm đủ về vấn đề nhân quyền. Nhưng Bộ Ngoại Giao Mỹ đã đáp ứng. Phụ tá bộ trưởng ngoại giao, Daniel Russel phụ trách vùng Ðông Á và Thái Bình Dương, và ông Tom Malinowski, đặc trách về các vấn đề nhân quyền, đã đi Việt Nam chuẩn bị trước. Tại Hà Nội, ông Russel đã nói rõ ràng là điều kiện quan trọng nhất cho quyết định bãi bỏ bớt lệnh cấm bán vũ khí sát thương là chính quyền Việt Nam phải cam kết tôn trọng các tiêu chuẩn về nhân quyền và “tiến bộ trong việc cải thiện luật pháp.” Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết ông Malinowski sẽ yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do các tù nhân chính trị vô điều kiện, và khuyến khích họ làm sao cho luật pháp đúng với tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền.

Có thể kết luận, chuyến công du của ông Obama là cơ hội để người Việt Nam vận động nhân quyền thúc đẩy cuộc tranh đấu tiến nhanh hơn. Người Việt trong nước sẽ tổ chức những cuộc biểu tình nhân dịp ông Obama tới. Người Việt ở Mỹ cần hành động song song. Trong các cuộc biểu tình này, hãy trương hình ảnh và tên họ những tù nhân chính trị còn đang bị giam cầm với khẩu hiệu vắn tắt: Ðòi Tự Do!

Một tù nhân chính trị đáng được đưa lên là Trần Huỳnh Duy Thức. Anh đã bị cưỡng bức chuyển từ nhà tù Xuyên Mộc đến nhà tù số 6 tỉnh Nghệ An đầu tháng này. Tại nhà tù Nghệ An, anh Thức đang bị công an ép buộc thúc đẩy anh xin định cư tại Hoa Kỳ. Anh đã khôn ngoan dùng lý do này để yêu cầu được gặp toàn thể gia đình anh gồm 14 người vào ngày Thứ Bảy 14 Tháng Năm vừa qua. Gặp gia đình, anh Thức bác bỏ ý kiến đi Mỹ định cư như cái giá trao đổi để hưởng sự tự do của mình, đồng thời thông báo với cha anh là nhà giáo Trần Văn Huỳnh, rằng anh đã quyết định tuyệt thực kể từ ngày 24 Tháng Năm, đúng bảy năm kể từ ngày anh bị giam cầm.


Ngày đó, ông Obama sẽ đi Nhật Bản. Trước khi ông rời Việt Nam, ông có được biết Trần Huỳnh Duy Thức sắp tuyệt thực hay không? Chúng ta phải làm mọi cách để cho ông ta biết!

Nhận diện kẻ thù dân tộc: Tập Cận Bình

Việt Nguyên
Theo Người Việt-17-05-2016 4:23:58 PM 

41 năm sau ngày Cộng Sản chiếm Sài Gòn, bạn thù đã rõ. Người dân mong chờ một chế độ dân chủ cùng các thành phần đối lập tranh đấu chống áp bức trước những quốc nạn tham nhũng, đàn áp nhân quyền, hiểm họa môi sinh, cầu cứu người bạn Hoa Kỳ còn đảng CSVN bám víu quyền lực, chống phá nhân dân, cầu cứu đàn anh cộng sản Trung Quốc. Bài học chính trị ngày 30 tháng 4 năm 1975 của đảng CSVN dạy dân Việt Nam: phải biết phân biệt bạn thù, nay dân Việt đã nhìn rõ mặt kẻ thù phương Bắc: Tập Cận Bình và đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ).  
Ðầu thế kỷ thứ 21, Tập Cận Bình là một lãnh tụ Cộng Sản nhiều quyền lực nhất, thâm độc nhất. Với bộ mặt giả nhân giả nghĩa và nụ cười nham hiểm họ Tập đã đánh lừa cả thế giới và dân Trung Hoa sau hơn nửa đường của nhiệm kỳ năm năm chủ tịch nhà nước và tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Trong hơn hai năm đầu, Tập Cận Bình đã tạo một hy vọng giả tạo cho dân Trung Hoa qua chính sách bài trừ tham nhũng và cải tổ chính quyền. Các nhà tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền hơn hai năm trước đã nghĩ là Tập Cận Bình sẽ đi một đường dân chủ cấp tiến vì chính họ Tập và ông bố của Tập Cận Bình đã là nạn nhân của Mao Trạch Ðông.

Dưới thời Mao, dân Trung Hoa đã bị cai trị bằng bạo lực vô sản, chuyên chính, Mao là nhà độc tài với chủ thuyết Cộng Sản, đàn áp và giết những người chống đối đảng. Năm 1935 bố của Tập Cận Bình xém bị xử tử, năm 1962 bị đuổi ra khỏi đảng, qua thời Cách Mạng Văn Hóa, bố của Tập Cận Bình bị tra tấn đã bị bắt buộc về hưu, có lúc tuyệt vọng ông ta đã định tự tử. Tập Cận Bình bị xem là con nhà tư sản, bị đuổi về quê làm lao động, trốn khỏi nông trường bị bắt lại, bị tiếp tục đi lao động khổ sai. Ðến thời Ðặng Tiểu Bình, hai bố con Tập Cận Bình được trọng dụng. Bố của TCB sáng lập vùng kinh tế đặc biệt Thẩm Quyến, cán bộ trung kiên nòng cốt của đảng năm 1987 ông ta đã đứng cùng với Hồ Cẩm Ðào, trung thành với họ Hồ nên bố của TCB không bỏ phiếu loại trừ họ Hồ ra khỏi đảng nhờ vậy khi Hồ Cẩm Ðào lên làm chủ tịch cha con họ Tập được trọng dụng. Tập Cận Bình có tinh thần thực tiễn như Ðặng Tiểu Bình, quản trị ba tỉnh Phúc Kiến, Thượng Hải, Chiết Giang thành công với chủ trương đặt phát triển kinh tế lên hàng đầu. Cả hai cha con họ Tập thành công, khác hẳn với các nhận định của giới quan sát Tây Phương là nhờ tinh thần thờ Mao chủ tịch. Họ Tập không chủ trương một xã hội dân sự mà chủ trương xã hội thần phục lãnh tụ như họ Mao. Các nạn nhân thời Mao đã thất vọng với Tập Cận Bình khi thấy họ Tập đi con đường của Mao, họ đã bật ngửa khi được đọc bản tiểu sử mới về bố Tập Cận Bình được đảng CSTQ mới phát hành. Cuốn tiểu sử này ghi ngược lại về cuộc đời hai cha con họ Tập. Năm 1935, Mao Trạch Ðông đã cứu cha họ Tập khi ông suýt bị xử tử! Sau đó Mao cử bố Tập Cận Bình đi làm cán bộ ở Giang Nam rồi lên đến bí thư sau 1949. Tập Cận Bình đổ tội cho Khang Sinh chứ không phải Mao Trạch Ðông đã hại cha ông ta.

Khang Sinh là giám đốc công an tình báo của đảng Cộng Sản Trung Quốc thập niên 1940 và trong thời kỳ cao điểm cách mạng văn hóa thập niên 1960 và 1970. Họ Khang trung thành và sát cánh với Mao Trạch Ðông trong thời chiến tranh Trung-Nhật, Khang ảnh hưởng Tập Cận Bình với tinh thần bài Nhật. Cuốn tiểu sử mới cho biết Vệ Binh Ðỏ đã bắt nhốt cha con Tập Cận Bình là vì lệnh của Chu Ân Lai để bảo vệ Tập Cận Bình chứ không phải để hãm hại ông ta!

Tập Cận Bình được xem là có công trong việc hủy bỏ chính sách một con ở Trung Hoa, một chính sách kế hoạch hóa gia đình của Ðặng Tiểu Bình từ năm 1978 đến 1980 khi họ Ðặng mở cửa giao hảo với Hoa Kỳ và Tây Phương. Họ Ðặng cởi mở đối với Tây Phương nhưng tàn nhẫn với dân Trung Hoa che đậy bằng những lời dối trá. Liên Hiệp Quốc và Quốc Tế Nhân Quyền kêu gọi tự do ngôn luận, bình đẳng nhưng kế hoạch hóa gia đình không phải là mối quan tâm của thế giới. Họ Ðặng cho thế giới thấy chính sách một con là chính sách tình nguyện, người không theo chỉ bị phạt chứ không bị đàn áp bằng võ lực. Tây Phương có cảm tình với những cố gắng hiện đại hóa và kiểm soát dân số của Trung Hoa nên vô tình đồng lõa với tội ác Cộng Sản, một tội ác mà tác giả Mei Fong của cuốn sách “Một Con” xem là một tội ác văn hóa nguy hiểm độc hại hơn Cách Mạng Văn Hóa hay Bước Nhảy Vọt đưa đến nạn đói thời Mao Trạch Ðông.

Chính sách một con đã phá hủy gia đình, danh từ “anh em” biến mất trong xã hội Trung Hoa, tạo ra giai cấp hoàng tử, ảnh hưởng lâu dài trên 120,000 trẻ con nuôi Trung Hoa ở các nước (khi chúng lớn lên mới biết chúng không phải là trẻ mồ côi mà là những đứa trẻ được sinh ra trong gia đình có hơn một con cha mẹ phải đem đi giấu và cho người nước ngoài nuôi qua các chương trình nhận trẻ mồ côi). Chính sách một con đưa đến phá thai, bắt buộc giải phẫu ngừa thai. Trung Cộng cấm gia đình người Hoa nuôi con nuôi cùng với chính sách hộ khẩu đưa đến tội sát nhân. Chính sách khiến người Trung Hoa chỉ thích con trai, phương pháp siêu âm để biết trai gái trở thành một dụng cụ để khuyến khích phá thai.

Xã hội Trung Hoa già nua, lao động giảm, vì thiếu đàn bà con gái nên các hình tượng như người Robot đàn bà kích thước cao như người thật trở nên có giá, thanh niên mua giá hơn 5.000 Mỹ kim. Tập Cận Bình bị ảnh hưởng cô con gái cưng cho đi du học Harvard về đã bỏ chính sách một con. Bỏ chính sách một con của Ðặng Tiểu Bình nhưng họ Tập đi con đường khác họ Ðặng. Xã hội Cộng Sản không khác gì những chuyện Tàu thời Ðông Châu Liệt Quốc hay Hán Sở tranh hùng, con người lãnh tụ mang hai ba bộ mặt. Qua sách viết về Tập Cận Bình của Agnes Andresy, Ðặng Tiểu Bình khi mở cửa để buôn bán với Âu Mỹ đã ca ngợi Mao Trạch Ðông. Năm 1981, Ðặng Tiểu Bình tuyên bố rằng những cống hiến của Mao nhiều hơn là lỗi lầm, công nhiều hơn tội, theo tỷ lệ là 7/3. Nói để lấy lòng những đảng viên Cộng Sản trung thành cuồng tín nhưng trên thực tế họ Ðặng hủy bỏ tất cả những gì Mao Trạch Ðông làm. Ðông-Tây khác nhau trong cái nhìn về giai đoạn Ðặng Tiểu Bình. Giới Tây Phương cho rằng họ Ðặng đã cứu hệ thống cơ cấu xã hội và đảng CSTQ sau khi Mao Trạch Ðông đã đập phá nhưng họ Tập lại cho rằng họ Ðặng đã phá hoại tinh thần và huyền thoại Mao Trạch Ðông. Con em của bọn sáng lập viên đảng Cộng Sản như Tập Cận Bình bây giờ tự xem là những kẻ thừa hưởng “di sản dưới vòm trời” mà cha ông của họ đã có công chiếm và chinh phục dưới sự lãnh đạo của Mao. Cha ông của họ gốc gác dân quê nay đã lên cầm đầu vương quốc ấy.

Họ Tập tôn thờ Mao và tượng Mao được dựng khắp nơi trong khi tượng Lê Nin bị giật sập ở các nước Ðông Âu và Liên Xô cũ. (Con cháu đảng CSVN cũng bắt chước họ Tập trong hơn hai năm qua, tượng Hồ Chí Minh được dựng khắp nơi để chờ ngày dân nổi lên giật sập!). Chính cái tinh thần mới quái gở gìn giữ quyền lợi và truyền thống mà Lưu Nguyên con của Lưu Thiếu Kỳ, người bị Mao Trạch Ðông loại bỏ và giết, lại đứng ra ủng hộ Tập Cận Bình lập lại ý thức hệ Mao, sửa lại tiểu sử của cha con họ Tập. Con của bọn cán bộ trung thành với Mao ngày trước bị thanh trừng hay bị sát hại nay lập ra hội “Con Cháu Giang Nam” ở Bắc Kinh và hội Bắc Kinh “phát triển văn hóa” của các cha già dân tộc.

Câu châm ngôn của Hồng Vệ Binh trong thời cách mạng văn hóa giờ đây thành châm ngôn của các ông hoàng trong đảng như con cháu họ Hồ Cẩm Ðào, Giang Trạch Dân, Tập Cận Bình: “Nếu cha là anh hùng thì con cũng là người hùng còn cha phản cách mạng thì con là quả trứng thối.” Một bọn a dua chạy theo quyền lực và quyền lợi, bắt chước họ Tập, quên Mao là kẻ sát hại cha mình. Huyền thoại Mao được họ Tập làm sống lại vì như lịch sử nước Trung Hoa trong mấy ngàn năm, huyền thoại cần để củng cố quyền lực nhất là khi Tập Cận Bình lên tóm quyền hành Tổng tư lệnh quân đội từ tổng bí thư đảng qua chủ tịch nhà nước, và hơn 10 chủ tịch ủy ban khác trong thời gian Trung Cộng phải đối đầu với những khó khan từ trong nước: kinh tế khó khăn đang xuống dốc, hàng triệu công nhân thất nghiệp, nhu cầu xuất cảng xuống, ngân hàng có nhiều món nợ xấu, các hiểm họa môi sinh càng ngày càng tăng với không khí ô nhiễm từ các xưởng kỹ nghệ lớn, ngoài nước đảng đang bị Hoa Kỳ, Nhật và các nước Ðông Nam Á đoàn kết chống bá quyền Trung Cộng bành trướng từ Ðài Loan qua đến các đảo Ðiếu Ngư và các đảo ở Biển Ðông. Ðiển hình của thái độ Tập Cận Bình, ngoài mặt mạnh trong yếu, là câu tuyên bố của Ngoại Trưởng Vương Nghị với Nhật “phải tôn trọng lịch sử, Ðài Loan là một phần của Trung Hoa, không được phao tin đồn thất thiệt là kinh tế Trung Hoa trên đường đi xuống, các đảo ở Biển Ðông là của Trung Cộng.”

Mô hình lãnh đạo của Mao là mô hình của Tập Cận Bình, tóm tất cả quyền hành từ đảng qua đến quân đội, họ Tập nguy hiểm hơn hai chủ tịch tiền nhiệm Hồ Cẩm Ðào và Giang Trạch Dân. Bắt chước Mao, Tập Cận Bình chỉ dùng một số cận thần tin cậy trung thành ngay từ khi họ Tập bắt đầu nắm quyền, như chánh văn phòng Lật Chiến Thư (Li Zhanshu) trung thành tuyệt đối với Tập Cận Bình. Khác với các chủ tịch tiền nhiệm, phụ tá của họ Tập không tiếp xúc với người ngoài vòng trong và nhất là với người nước ngoài. Họ Tập theo mô hình Mao để tránh bị ám sát và lật đổ, nhất là sau chiến dịch chống tham nhũng, bằng cách kiểm soát chặt chẽ quân đội qua quyền chủ tịch ủy ban quân quản và dùng vệ sĩ thân tín, Thiếu Tướng Vương Thiếu Quân, như Mao Trạch Ðông đã dùng Ðại Tá Uông Ðông Hưng. Họ Tập cũng bắt chước dáng điệu của Mao ngồi bất động khi tiếp xúc hay ban hiệu lệnh. Bắt chước kiểu của Mao, họ Tập nhấn mạnh “văn hóa và báo chí phải là họng và lưỡi của đảng” không có tự do báo chí ngôn luận, nhấn mạnh quân đội phải dưới quyền kiểm soát của đảng.

 Họ Tập cấm tự do ngôn luận, tự do dân chủ Tây Phương, những giá trị mà giới trẻ Trung Hoa đang theo đuổi, cảnh cáo đảng viên không được nói xàm, nói “vô trách nhiệm” theo những giá trị dân chủ Tây Phương. David Shambough đã xem thời đại Tập Cận Bình nguy hiểm hơn Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Ðào, “dân Trung Hoa bị áp bức hơn lúc nào hết kể từ sau biến cố Thiên An Môn 1989-1992.” Trong hai năm qua, Tập Cận Bình dẹp nhà thờ, kéo thánh giá xuống, đàn áp Tân Cương Tây Tạng, nhốt luật sư nhân quyền, giới hạn hoạt động cơ quan từ thiện NGO, thay sách vở ngoại quốc trong đại học kể cả những sách chuyên môn bằng sách của Trung Hoa.

Thời Mao, dân gọi bác Mao, thời nay dân và đám cận thần gọi Tập Cận Bình là “bố Tập,” hình ảnh “Bố” giống như “bố già” của Mafia đang được đài truyền hình CCTV và ký giả bớt dùng sau khi đảng khuyên cáo nhưng trên mạng lưới chữ “Bố Tập” vẫn được thông dụng.

Trong thời đại thông tin kỹ thuật, Tập Cận Bình nguy hiểm hơn Mao Trạch Ðông, cùng một ý hướng làm hoàng đế bắt chư hầu các nước thần phục nhưng Tập Cận Bình có đầy đủ tin tức và phương tiện hơn Mao vào thời cách mạng Cộng Sản bắt đầu ở Trung Hoa. Trong tay họ Tập có đầy đủ tin tức từ trong nước ra ngoại quốc, họ Tập dùng đàn em tin cận sử dụng mạng lưới tin tức chứ không như Mao Trạch Ðông dùng Vệ Binh Ðỏ thất học. Ý thức hệ mới của Tập Cận Bình là sửa đổi nhưng không cách mạng, sửa đổi là tổng hợp ý thức hệ cách mạng của Mao và theo thời đại mới. Cải tổ nhưng không theo hệ thống Tây Phương, các công ty quốc doanh vẫn ưu tiên trong kinh tế thương mại, dùng pháp luật để loại trừ đối lập chứ không phải là pháp trị tôn trọng dân quyền và nhân quyền, cải tổ sử dụng sinh viên trí thức cúi lưng quỳ gối ngay cả bọn con cháu đi học ở ngoại quốc về. Tập trung quyền hành của Tập Cận Bình khác với cải tổ của Ðặng Tiểu Bình. Họ Ðặng chia quyền lãnh đạo và giới hạn hai nhiệm kỳ, họ Tập nhấn mạnh hai nhiệm kỳ năm năm và dự tính thêm một nhiệm kỳ thứ ba giống như Putin và Nguyễn Phú Trọng cũng đang học bài học này.

Cuốn sách họ Tập đang viết thay cho cuốn sách Hồng, “Tư Tưởng Tập Cận Bình” lập thuyết “Trung Quốc Maxít (Sino - Marxist Theory) khác với lời dạy của Ðặng Tiểu Bình. Chương trình kinh tế chính trị của họ Tập nhắm đến năm 2049, kỷ niệm 100 năm thành lập đảng cộng sản, lợi tức mỗi đầu người dân Trung Hoa sẽ là 30.000 Mỹ kim, tổng sản lượng Trung Hoa sẽ chiếm 30% tổng sản lượng thế giới.


TT Obama trong chuyến đi Á Châu sắp đến sẽ đối diện với những tham vọng của Chủ Tịch Tập Cận Bình khác với một Ðặng Tiểu Bình qua Mỹ năm 1979 để bắt đầu một hy vọng mới cho thế giới. 

Sài Gòn: Cá chết trắng kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè

SÀI GÒN (NV) - Hàng tấn cá chết trắng, nổi lềnh bềnh như bông gòn trắng con kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, dòng kênh quan trọng của Sài Gòn, vào hôm 17 tháng 5 năm 2016.

Cá chết nổi lên đoạn kênh bắt đầu từ cầu Ðiện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, kéo dài đến khu vực cầu số 6, quận Phú Nhuận.

Các công nhân vệ sinh đang hốt xác cá. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)
Hầu hết các loại cá chết nổi trên mặt nước là cá lớn như: cá rô phi, cá chép, cá lóc... nằm ngửa bụng, trương sình trôi lềnh bềnh trên mặt nước, trắng xóa như bông gòn. Nhiều người dân ở khu vực bờ kênh cho biết, hiện tượng cá chết bắt đầu từ buổi tối ngày 16 tháng 5, sau cơn mưa lớn ở Sài Gòn vào chiều cùng ngày.

Càng về chiều tối ngày 17 tháng 5, cá chết ngày càng nhiều, dày đặc bờ kênh.Và dường như không có dấu hiệu ngưng lại. Nhiều nơi bốc mùi hôi thối do xác cá chết đã khá lâu. Rất đông người dân đứng dọc kênh xem, bàn tán tỏ vẻ tiếc nuối.

Anh Nguyễn Thành Trung, 43 tuổi, nhà ở mặt tiền đường Trường Sa, sát bên cầu số 6 cho biết: “Chiều qua khi tôi đi tập thể dục sau cơn mưa, thì thấy cá nổi lờ đờ lên mặt nước, miệng hớp không khí. Cứ nghĩ là lâu rồi trời mưa nên cá bơi lên mặt nước cho mát. Ai ngờ sáng ra thấy cá chết trắng kênh.”

Ghi nhận của chúng tôi vào trưa ngày 17 tháng 5 thì chính quyền đã cho 5 cano loại lớn, để vừa đi vớt xác cá chết và rải chất bột trắng mà theo anh Trần Văn Công, công nhân vớt cá cho biết: “Ðây là bột Zeolite, một loại có tính khử trùng cao, để tránh nguồn nước bị ô nhiễm và bốc mùi hôi thối.”


Tại cầu số 6 kênh Nhiêu Lộc rất nhiều cá chết nổi trương bụng trắng lên như bông gòn dưới con kênh. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)

Theo VnExpress, thì vào chiều ngày 17 tháng 5, ông Nguyễn Phước Trung - Giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Sài Gòn - cho biết, kết quả xét nghiệm cho thấy nước kênh Nhiêu Lộc bị ô nhiễm hữu cơ và khí độc sinh ra khi có cơn mưa đầu mùa đẩy rác thải, chất thải chảy xuống dòng kênh.

“Nguyên nhân cá chết là tương đồng với những năm trước. Tuy nhiên, lượng cá chết nhiều hơn do độ PH trong nước kênh cao và nhiệt độ cũng cao hơn,” ông Trung nói.

Ðây không phải lần đầu kênh Nhiêu Lộc xuất hiện tình trạng cá chết. Cũng khoảng thời gian này năm ngoái hàng nghìn con cá phơi bụng trắng mặt nước.

Kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè từng được xem là dòng kênh ô nhiễm nhất Sài Gòn vì nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối. Cuối năm 2011, dòng kênh được nạo vét và làm sạch.

Theo số liệu khi khánh thành dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, thì dự án có tổng mức đầu tư là 8,600 tỷ đồng. Trong đó vốn ODA của Ngân Hàng Thế Giới là $293.94 triệu (tương đương 5,252 tỷ đồng). Tuy nhiên sau hơn 12 năm khánh thành dự án, kênh Nhiêu Lộc vẫn còn rất nhiều mùi hôi thối, dòng nước vẫn đen.

Như vậy kể từ thảm họa cá chết ở Hà Tĩnh, rồi lan sang các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Huế, Ðà Nẵng, và nay ở Sài Gòn hiện tượng cá chết cũng khiến người dân thêm hoang mang lo lắng. (V.H)

17-05-2016 5:28:23 PM 

Sửa một lỗi chính tả cho dân, thu 200 ngàn đồng

THANH HÓA (NV) Người dân huyện Thọ Xuân bất bình về việc công an “phạt” 200,000 đồng cho một lỗi chính tả được sửa trong nhiều loại giấy tờ mà không có hóa đơn, chứng từ nào.

Báo Bưu Ðiện Việt Nam ngày 17 tháng 5, dẫn phản ánh của người dân thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, cho biết, vào hai ngày 28 và 29 tháng 4, người dân thôn Ðoàn Kết nhận được thông báo của công an thị trấn Lam Sơn mang sổ hộ khẩu, giấy khai sinh ra ủy ban thị trấn để đối chiếu, kê khai sửa lỗi sổ hộ khẩu.



Cứ mỗi lỗi sai chính tả trong hộ khẩu, giấy khai sinh... muốn sửa dân phải đóng 200,000 đồng. (Hình: Bưu Ðiện Việt Nam)


Khi đối chiếu, chỉnh sửa thì hầu hết các sổ đều có lỗi sai về chính tả, thậm chí nhiều sổ bị viết sai đến 4, 5 lỗi. Thế nhưng, cứ mỗi một lỗi sai mà phần lớn do cán bộ gây ra, công an bắt người dân phải đóng 200,000 đồng, cộng với 100,000 đồng tiền sửa sổ, khiến nhiều gia đình tốn bạc triệu.

Ông Lưu Văn Học, ở thôn Ðoàn Kết cho biết, sổ hộ khẩu nhà ông sai lỗi năm sinh của ông, cộng với giấy khai sinh của con trai cũng sai ngày sinh, nên ông phải đóng 500,000 đồng. Tuy nhiên, khi ông Học đòi phải có phiếu thu tiền thì công an “làm lơ” và gọi người tiếp theo.

Tương tự, gia đình bà Lê Thị Hà, sai một lỗi đã phải đóng 300,000 đồng, nhưng khi bà thắc mắc thì công an trả lại 200,000 đồng. “Tâm lý của mọi người đều sợ không làm được sổ hộ khẩu mới nên khi công an bảo nộp tiền thì lập tức họ đóng mà không có phản ứng gì. Còn những người nào cứng rắn, đòi hỏi phiếu thu... thì họ sẽ trả lại tiền hoặc tạm thời chưa thu tiền,” bà Hà tức giận cho biết.

Ông Nguyễn Văn Tú, chủ tịch thị trấn Lam Sơn cho biết, đã nhận được phản ánh của người dân về việc công an thu tiền phạt của dân làm sổ hộ khẩu không có biên lai, hóa đơn.”Vấn đề này địa phương sẽ làm việc với công an huyện,” ông Tú nói.


Trong khi đó, nói với phóng viên Bưu Ðiện Việt Nam, ông Lê Như Anh, trưởng công an huyện Thọ Xuân thừa nhận, công an huyện có cử hai cán bộ xuống phối hợp với công an thị trấn Lam Sơn kê khai, rà soát lại sổ hộ khẩu, giấy khai sinh bị sai của người dân ở thị trấn Lam Sơn. “Tuy nhiên, việc thông tin thu tiền 200,000 đồng mỗi lỗi ‘chính tả’ không có biên lai thì tôi chưa nắm bắt được,” ông Anh né trách nhiệm. (Tr.N)

17-05-2016 2:54:18 PM 

Chỉ sau cơn mưa, cầu huyết mạch ở Biên Hòa mém sập

ÐỒNG NAI (NV) - Sau trận mưa lớn, một đoạn bờ kè 200 mét ven suối sạt lở, kéo sập nhà dân và làm nứt mố cầu khiến giao thông trên con đường huyết mạch ở Biên Hòa bị ảnh hưởng.

Theo VNExpress, chiều 16 tháng 5, cơn mưa lớn trút xuống thành phố Biên Hòa khiến nhiều tuyến phố, khu dân cư tại đây bị ngập. Nước từ thượng nguồn đổ về công trình nạo vét, cải tạo suối Săn Máu ở phường Tân Phong, khiến đoạn bờ kè 200 mét ven suối sạt lở, mố cầu Ðồng Khởi bị nứt, kéo theo một nhà dân kế bên suối đổ sập hoàn toàn, cũng may không có người thiệt mạng.


Ðoạn bị sạt lở kéo dài khoảng 200 mét, khiến mố cầu và nhiều căn nhà bị hỏng móng. (Hình: VNExpress)

Sáng ngày 17 tháng 5, công an phường thành phố Biên Hòa tổ chức phong tỏa hiện trường. Trong khi đó, các cơ quan có thẩm quyền tổ chức vận động những hộ dân nằm trong diện có nguy cơ bị sạt lở di chuyển đến các vị trí an toàn hơn.

Nói với phóng viên VNExpress, cùng ngày ông Trịnh Tuấn Liêm, giám đốc Sở Giao Thông tỉnh Ðồng Nai cho biết, Sở đang tổ chức đo đạc, kiểm định chất lượng cầu Ðồng Khởi, nhằm bảo đảm an toàn cho các xe cộ lưu thông sau tai nạn sập nhà dân, lún nứt tại cầu Ðồng Khởi.

“Cầu này được thiết kế theo kết cấu bê tông cốt thép, móng sâu. Do vậy, sự sụt lún không ảnh hướng đến chất lượng, tuổi thọ của công trình. Một phần kè của cầu bị rạn nứt nhưng không ảnh hưởng,” ông Liêm giải thích nhằm giảm nhẹ trách nhiệm.

Tin cho biết, dự án nạo vét suối Săn Máu được ủy ban tỉnh Ðồng Nai tiến hành nhiều năm nay “nhằm giúp thành phố Biên Hòa thoát nước nhanh, chống ngập.” Tuy nhiên, hiện dự án vẫn ì ạch chưa xong khiến nhiều hộ dân sống hai bên luôn lo lắng mất nhà, tắc đường khi mùa mưa đến.(Tr.N)

17-05- 2016 2:51:36 PM 

Chủ chòi vịt kiện đòi đất trụ sở công an huyện Bình Chánh

SÀI GÒN (NV) Cho rằng phần đất còn dư sau thu hồi của nhà nước là một phần trong khuôn viên trụ sở công an huyện Bình Chánh hiện nay, ông chủ chòi vịt sém bị truy tố oan đã gửi đơn kiện đòi trả lại.

Truyền thông Việt Nam loan tin, ngày 16 tháng 5, ông Nguyễn Văn Bỉ (48 tuổi), ngụ thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, cho biết, đã gửi đơn khiếu nại đến chủ tịch huyện Bình Chánh, đòi lại phần đất đã bị sử dụng làm đường trước cổng trụ sở công an huyện này.


Ông Bỉ, chủ đất quán Xin Chào, người bị khởi tố vụ “xây chòi vịt trái phép.” (Hình: Người Lao Ðộng)

Trong đơn khiếu nại, ông Bỉ cho biết, tháng 6 năm 2004, ông Trần Văn Ðực, người bán đất cho gia đình ông được huyện Bình Chánh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng diện tích 3 thửa đất là 4,324 mét vuông.

Ðến giữa năm 2006, ủy ban huyện Bình Chánh có quyết định thu hồi 4,263 mét vuông đất. Phần đất còn lại sau thu hồi có diện tích 61 mét vuông. Tuy nhiên, đến nay phần đất này đã bị sử dụng làm con đường trước cổng trụ sở công an huyện Bình Chánh trong khi ủy ban huyện Bình Chánh không có văn bản, quyết định thu hồi hay bồi thường khu đất cho ông. Do đó, ông yêu cầu ủy ban huyện giải đáp vì sao phần đất này biến mất và mong được lấy lại.

Nói với phóng viên báo Người Lao Ðộng, ngày 17 tháng 5, ông Bỉ cho biết, cách đây hơn năm một số cán bộ công an gặp trực tiếp ông, yêu cầu không được trồng cây xanh ở miếng đất trước trụ sở công an huyện với lý do “trồng cây sẽ che khuất tầm nhìn người dân.”

“Tiếp đến, công an gợi ý tôi hiến đất để họ làm đường rộng 5 mét, nối từ cổng trụ sở công an huyện ra đường dẫn vào cao tốc. Tôi có đồng ý nhưng phải yêu cầu phía công an viết một tờ giấy tay với nội dung cho phép tôi bán bánh mì cạnh đó,” ông Bỉ nhớ lại.

Ông Bỉ phân trần: “Hiến đất thì tôi không tiếc, nhưng chỉ mong công an làm một tờ giấy xác nhận thôi, còn việc bán bánh mì thì tôi chỉ bán trong phần đất của mình nhưng công an không chịu. Họ nói buôn bán trước trụ sở công an sẽ tụ tập đông người theo dõi, dòm ngó vào nơi làm việc của công an (?!).”

Trước đó, ông Bỉ bị công an huyện Bình Chánh khởi tố về tội “Vi phạm các quy định về quản lý nhà ở vì xây chòi vịt không có giấy phép.” Ðồng thời, ông Nguyễn Văn Tấn, chủ quán cà phê Xin Chào thuê đất của gia đình ông Bỉ để mở quán cũng bị cơ quan chức năng huyện Bình Chánh truy tố tội “Kinh doanh trái phép.” Sau khi báo chí vào cuộc thông tin, cả 2 vụ án này đã bị đình chỉ do ông Bỉ và ông Tấn bị chụp mũ. (Tr.N)

17-05-2016 2:49:13 PM 

Bị ép tội ‘giết người’, Việt kiều Mỹ lãnh án 7 năm tù

SÀI GÒN (NV) Ði đúng luật bị đụng xe lại còn bị hành hung, trong lúc chống trả, ông Việt kiều Mỹ lấy dao ra hù dọa lỡ đâm trúng sườn đối thủ, thế nhưng bị ghép tội “giết người,” kết án 7 năm.

Tờ Thanh Niên loan tin, ngày 16 tháng 5, tòa án Sài Gòn đã kết án ông Nguyễn Trung Hậu (32 tuổi), quốc tịch Mỹ, 7 năm tù về tội “giết người.”



Ông Hậu bị ép tội “Giết người” phải ở tù 7 năm. (Hình: Thanh Niên)


Theo cáo trạng, vào khoảng 17 giờ ngày 14 tháng 7 năm 2015, ông Hậu chở vợ là bà Lưu Yến Châu, đang chạy trên đường Nguyễn Phúc Nguyên, quận 3. Khi đến ngã tư Nguyễn Phúc Nguyên-Rạch Bùng Binh, gặp đèn xanh ông Hậu cho xe chạy thẳng. Cùng lúc đó, Nguyễn Ðăng Long đi xe máy chạy trên đường rạch Bùng Binh rẽ vào đường Nguyễn Phúc Nguyên va quẹt với xe của Hậu.

Hai bên sau cự cãi rồi xô xát với nhau. Thấy chồng bị đánh, bà Châu cầm nón bảo hiểm đánh Long. Lúc này Nguyễn Quyền, bạn của Long nhìn thấy nên dừng xe chạy đến đánh ông Hậu ngã xuống đường.

Bị kích động, ông Hậu lồm cồm bò dậy, mở cốp xe lấy con dao xếp hay dùng trong việc làm túi xách ra để hù dọa đối phương, trong khi đó Long và Quyền lúc này cũng đã nhặt cây sắt định xông tới đánh ông Hậu nhưng thấy ông này cầm dao nên bỏ chạy.
Ông Hậu chở vợ đi tiếp. “Oan gia ngõ hẹp,” đi được một đoạn thì gặp Long đang chạy bộ chiều ngược lại. Ông Hậu dừng xe trước mặt thì bị Long đạp xe và đấm vào mắt trái, nơi vết thương đang rỉ máu.

Tức giận, ông Hậu lấy dao trong túi quần đuổi theo, dùng dao huơ huơ và rồi đâm trúng mạng sườn trái của Long. Long bỏ chạy được một lúc thì gục ngã, được đưa đi cấp cứu với tỉ lệ thương tật 47%. Sau khi gây án, ông Hậu bị bắt.

Tại tòa, ông Hậu luôn miệng hối lỗi và chứng minh thật tâm không cố ý sát hại Long. Ông cũng đã đền bù 130 triệu đồng cho Long trong lúc chữa trị. Luật sư của ông Hậu cũng đã chứng minh ông phạm tội trong tình trạng bị kích động mạnh và cho rằng đây không phải tội “giết người.”

Thế nhưng, đại diện Viện Kiểm Sát bác bỏ mọi luận cứ của luật sư và cả lời thừa nhận có lỗi trước và hết lòng xin giảm án cho ông Hậu của bị hại. Ðể cuối cùng tòa cho rằng: “Việc bị hại có lỗi chỉ dựa trên lời khai nên không đủ căn cứ chấp nhận. Xét thấy ông Hậu thành khẩn khai báo, đã bồi thường thiệt hại và có đơn bãi nại của gia đình bị hại... nên tòa tuyên phạt 7 năn tù.”


Trước khi xảy ra vụ việc, ông Hậu đã sinh sống ở Mỹ 12 năm và vừa quyết định trở về Việt Nam để kinh doanh túi xách handmade. (Tr.N)

17-05- 2016 4:27:52 PM 

Một 'cánh tay nối dài' kêu cứu Bộ Chính Trị đảng CSVN

HÀ NỘI (NV) Những tổ chức đại diện cho các giới tại Việt Nam luôn tự nhận là “cánh tay nối dài” của Ðảng CSVN và một trong số này sắp bị trét bùn vào mặt nên xin Bộ Chính Trị cứu.

Cơ quan gọi là “Ðảng-Ðoàn Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam” vừa có văn bản gửi Bộ Chính Trị đảng CSVN và Ban Bí Thư Trung Ương Ðảng CSVN xin hãy “chỉ đạo Ðảng-Ðoàn Phòng Thương Mại Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) ngưng việc bình chọn đối với Luật Công Ðoàn 2012” bởi “những nội dung, lý do mà VCCI đưa ra không chính xác, không hợp lý, không hợp tình và thiếu hiểu biết về tổ chức công đoàn.”


Ngoài việc đóng thuế nuôi nhà nước, công nhân Việt Nam phải nộp phí nuôi hệ thống công đoàn nhà nước. (Hình: TBKTSG)

Trong thực tế, cuộc bình chọn đã xong và VCCI sắp sửa công bố kết quả. Theo đó, một trong những qui định của Luật Công Ðoàn 2012 - giúp Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam sống ký sinh trên lưng doanh giới đã bị xác định thuộc nhóm “mười qui định tồi nhất.”

Cuối năm ngoái, VCCI đề nghị doanh giới cả Việt Nam lẫn ngoại quốc đang hoạt động tại Việt Nam, bình chọn “Mười qui định tốt nhất và mười qui định tồi nhất.” Kết quả cho thấy, việc buộc doanh giới phải góp 2% tính trên tổng số tiền lương phải trả cho công nhân để nuôi Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam là “một trong mười qui định tồi nhất.”

Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam là tổ chức chính trị duy nhất cho tất cả người lao động tại Việt Nam. Tổ chức này do Ðảng CSVN thành lập và điều hành. Theo “luật” thì toàn bộ người lao động thuộc các ngành, các giới tại Việt Nam tự động bị gom thành một mối và phân cấp theo một hệ thống trải dài từ trung ương (Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam) đến địa phương (Liên Ðoàn Lao Ðộng các tỉnh, thành phố, công đoàn cơ sở tại tất cả các nơi có người lao động).

Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam hoạt động bằng ngân sách (lấy từ thuế do dân chúng đóng góp) và bằng phí công đoàn (cưỡng bức doanh giới và người lao động nộp). Trước đây, Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam không sợ cạnh tranh nhưng tình hình đã khác.

Với TPP (Hiệp Ðịnh Hợp Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương) mà chính phủ Việt Nam đã ký kết và đang chờ Quốc Hội Việt Nam phê chuẩn thì Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam khó có thể sống ký sinh trên lưng doanh nghiệp, công nhân như trước nữa.

Hồi tháng 3, tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn đã vạch ra viễn cảnh tăm tối của Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam khi TPP có hiệu lực.

Trong một bài viết có tựa là “Sau TPP, công đoàn sẽ đi về đâu?,” Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn nhấn mạnh, TPP đòi buộc Việt Nam phải chấp nhận sự bình đẳng giữa các tổ chức đại diện cho người lao động, bất kể tổ chức đó có thuộc Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam hay không và đó sẽ là “thách thức không nhỏ” đối với Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam bởi trước nay nhiều người lao động vẫn cho rằng, tổ chức này không bảo vệ quyền lợi của họ. Trước nay, nhiều công nhân rất bất bình khi chủ tịch công đoàn cơ sở thường là những người có chức vụ trong các cơ sở nên thay vì tranh đấu cho quyền lợi của công nhân thì công đoàn cơ sở luôn đứng về phía giới chủ. Hoạt động của các công đoàn cơ sở chỉ xoay quanh chuyện hiếu, hỉ.

Có một điểm đáng lưu ý khác là dù được hệ thống công đoàn nhà nước hỗ trợ, có thể “khiển” được hệ thống này nhưng giới chủ doanh nghiệp cũng không hài lòng.

Ông Nguyễn Xuân Dương, chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị của tổng công ty may Hưng Yên, kiêm chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp tỉnh Hưng Yên, kể với tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn rằng, công ty của ông ta có hơn 10,000 công nhân. Theo quy định hiện hành, mỗi tháng, công ty của ông ta phải trích 2% quỹ lương nộp cho hệ thống công đoàn nhà nước, khoản tiền này khoảng 700 triệu đồng/tháng. Nếu tính cả khoản 1% lương của cái gọi là “công đoàn phí” mà mỗi công nhân phải nộp hàng tháng thì số tiền mà cả công ty lẫn công nhân đóng góp cho hệ thống công đoàn nhà nước lên tới gần... một tỉ đồng.

Theo ông Dương, các khoản đóng góp cho hệ thống công đoàn nhà nước vừa là gánh nặng cho doanh giới, vừa là gánh nặng cho công nhân vốn chẳng dư dả gì. Chưa kể cả doanh giới lẫn công nhân đều không biết những khoản mà họ bị buộc phải đóng góp theo qui định hiện hành được hệ thống công đoàn nhà nước dùng vào việc gì.
Chẳng riêng ông Dương hay Hiệp Hội Doanh Nghiệp tỉnh Hưng Yên mà các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp các ngành dệt may, da giày, thủy sản, (vốn sử dụng nhiều công nhân nên các khoản phải đóng góp cho hệ thống công đoàn nhà nước rất lớn) cũng đã liên tục phản ứng chuyện bị buộc phải gánh trách nhiệm không liên quan đến họ (nuôi hệ thống công đoàn nhà nước) song không thành công.

Trên toàn thế giới, chỉ còn Trung Quốc và Việt Nam buộc doanh giới phải đóng góp nuôi hệ thống công đoàn.
Giữa bối cảnh vị trí của Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam đang “lung lay” do TPP đòi buộc Việt Nam phải chấp nhận để người lao động tự liên kết, thành lập tổ chức bảo vệ quyền lợi của họ và những tổ chức này có thể tự liên kết với nhau mà không cần phải nhìn ngó đến Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam thì tổ chức này lại bị VCCI giúp doanh giới trét bùn vào mặt.

Trong văn bản gửi Bộ Chính Trị Ðảng CSVN và Ban Bí Thư Trung Ương Ðảng CSVN, “Ðảng-Ðoàn Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam” nhấn mạnh, họ đã tận tâm thực hiện và hoàn thành “các nhiệm vụ mà đảng và nhà nước giao” suốt 55 năm vừa qua, nên hãy can thiệp để “uy tín” của họ không bị vấy bẩn, cũng như tiếp tục giữ được khoản thu tương đương 2% quỹ lương mà doanh giới phải nộp.

Ðiểm lý thú là dù vẫn “lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối,” lần này, chưa chắc Bộ Chính Trị Ðảng CSVN và Ban Bí Thư Trung Ương Ðảng CSVN có thể đáp ứng lời khẩn cầu của Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam.

Theo một thỏa thuận đã được lập thành văn bản giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, từ nay tới khi TPP có hiệu lực, Việt Nam phải cải cách thể chế, sửa đổi luật lệ để minh định về “quyền tự do liên kết.” Ngay vào lúc TPP có hiệu lực, người lao động có thể liên kết để thành lập tổ chức bảo vệ quyền lợi cho họ ngay lập tức.

Trong vòng năm năm kể từ ngày TPP có hiệu lực, Việt Nam phải thực thi đầy đủ các cam kết về “quyền tự do liên kết,” bao gồm liên kết theo vùng và theo ngành. Mặt khác, các tổ chức công đoàn độc lập có thể tự tổ chức những hoạt động cần thiết để bảo vệ cho quyền lợi của người lao động như thương lượng với giới chủ về lương và phúc lợi, tổ chức đình công,...

Hoa Kỳ khẳng định sẽ giám sát việc thực hiện các cam kết của Việt Nam về “quyền tự do liên kết.” Nếu sau bảy năm kể từ ngày TPP có hiệu lực, Việt Nam vẫn chưa thực hiện được những cam kết về “quyền tự do liên kết” thì Hoa Kỳ có thể đơn phương dừng thực hiện các cam kết về thuế quan (giảm thuế đối với những hàng hóa Việt Nam xuất cảng sang Hoa Kỳ). (G.Ð)

17-05-2016 1:53:13 PM