Thursday, January 1, 2015

An ninh sân bay Đà Nẵng được tăng cường trước tin ông Nguyễn Bá Thanh về nước chữa bệnh

Một lãnh đạo sân bay Đà Nẵng thừa nhận, hôm nay 2.1.2015, công tác bảo vệ an ninh sân bay đã Đà Nẵng đã được tăng cường mạnh và thắt chặt các biện pháp kiểm soát trước thông tin lan truyền trên mạng rằng, hôm nay ông Nguyễn Bá Thanh sẽ về nước chữa bệnh qua đường sân bay Đà Nẵng.
Dù chưa có thông tin chính thức, nhưng an ninh sân bay Đà Nẵng vẫn được tăng cường
Dù chưa có thông tin chính thức, nhưng an ninh sân bay Đà Nẵng vẫn được tăng cường
Nguồn tin trên cho biết: "Việc ông Thanh về Việt Nam chữa bệnh qua đường sân bay Đà Nẵng, chúng tôi cũng chỉ được nghe qua các kênh thông tin không chính thức được tung lên mạng Internet. Cho đến thời điểm này, tôi chưa có thông tin gì cụ thể về lịch bay về chuyến bay đưa Trưởng ban Nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh về Việt Nam qua sân bay Đà Nẵng. Tuy vậy chúng tôi cũng đã tăng cường lực lượng an ninh và bảo vệ mạnh hơn, để bảo vệ an toàn hoạt động của sân bay".
Dù chưa có thông tin chính thức, nhưng an ninh sân bay Đà Nẵng vẫn được tăng cường
Dù chưa có thông tin chính thức, nhưng an ninh sân bay Đà Nẵng vẫn được tăng cường
Từ hôm qua, có thông tin lan truyền trên mạng rằng, Trưởng ban nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh sẽ về Việt Nam chữa trị bằng một chiếc máy bay thuê riêng và sẽ qua đường sân bay Đà Nẵng.
Các nguồn tin chính thống đến hôm qua vẫn cho biết, ông Thanh vẫn chữa trị tại Mỹ và sức khoẻ vẫn được duy trì ổn định.
Sau khi nhận được những thông tin xấu về sức khoẻ của ông Nguyễn Bá Thanh, nhiều người dân Đà Nẵng đã đến các chùa Đà Nẵng, đọc kinh Dược sư để cầu an cho ông được mạnh khoẻ và vượt qua bạo bệnh.
Thứ Sáu, 02/01/2015 - 12:50
Theo N.T.H
Lao động

Nghệ An: Dự án ngàn tỷ “chờ chết”, hơn 400 công nhân có nguy cơ thất nghiệp

Dân trí Dự án nhà máy Xi măng Dầu khí 12/9 có tổng kinh phí lên đến hơn 1.100 tỷ đồng. Tuy nhiên việc thực hiện dự án đang gặp bế tắc kéo dài, trang thiết bị máy móc có giá hàng trăm tỷ nằm phơi sương, hơn 400 công nhân tại đây cũng đứng trước nguy cơ thất nghiệp.

Đã lâu người ta không thấy khói của nhà máy xi măng này bay lên.

Đã lâu người ta không thấy khói của nhà máy xi măng này bay lên.


Khung cảnh nhà máy xi măng nay vắng người.
Khung cảnh nhà máy xi măng nay vắng người.
Dự án ngàn tỷ “phơi sương”
Trước nhu cầu cấp thiết cần phải đổi mới dây chuyền sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh với thị trường. Cuối năm 2009, Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí 12/9 đã khởi công dự án thay đổi công nghệ từ dây chuyền lò đứng đã quá cũ kỹ lạc hậu của Trung Quốc sang dây chuyền lò quay mới nhất.
Qua đó nâng công suất của nhà máy Xi măng Dầu khí 12/9 tại xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) từ 90.000 tấn/năm lên 550.000 tấn/năm. Cùng với việc nâng công suất khi đầu tư dây chuyền mới chất lượng sản phẩm cũng được cải thiện đáng kể.
Những hạng mục làm dở giang nằm phơi sương.

Những hạng mục làm dở giang nằm phơi sương.
Khu vực nhà công nhân cũng trở nên đìu hiu.
Khu vực nhà công nhân cũng trở nên đìu hiu.
Dự án ban đầu dự kiến có tổng kinh phí là 814 tỷ đồng tuy nhiên đến thời điểm hiện tại đã lên đến 1.100 tỷ đồng và đã được giải ngân gần 780 tỷ đồng chủ yếu phục vụ cho việc mua sắm trang thiết bị máy móc mới. Vì vậy hơn 95% số trang thiết bị máy móc của dây chuyền mới cũng đã được mua về lắp đặt.
Tuy nhiên đến cuối năm 2013 dự án bất ngờ “tạm ngừng” đến nay vì thiếu vốn. Những dây chuyền máy móc trị giá cả trăm tỷ được lắp đặt nằm phơi sương, phơi gió. Mọi công việc sản xuất của nhà máy bị đình trệ hoàn toàn. Dây chuyền sản xuất cũ được vận hành một cách cầm chừng.
Khu vực nhà công nhân cũng trở nên đìu hiu.
Khu làng công nhân công này chủ yếu là những hộ gia đình đang làm việc trong công ty Cổ phần xi măng dầu khí 12/9 sinh sống. Hiện tại đời sống của những hộ gia đình tại đây đang hết sức khó khăn.
Được biết trong suốt thời gian qua ngoài việc tập trung xây dựng Dự án nâng cấp mới dây chuyền sản xuất. Thì hoạt động của nhà máy Xi măng Dầu khí 12/9 chỉ diễn ra ở mức “cho có”. Bởi toàn bộ dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng mua của Trung Quốc trước đây đã quá lạc hậu, thường xuyên trục trặc, máy móc thiết bị xuống cấp, thiếu vốn vì vậy chất lượng sản phẩm cũng không được đảm bảo.
Hơn 400 công nhân “thoi thóp” sống qua ngày
Tình trạng trì trệ của nhà máy khiến hơn 400 công nhân ở đây phải thay phiên nhau nghỉ luân phiên. Không đảm bảo làm việc như trước nên mức lương của công nhân, các chế độ liên quan cũng vì thế bị cắt giảm. Họ đang phải chật vật sống với đồng lương còm cõi. Những người làm đủ ngày công cũng chỉ nhận được mức lương chưa đầy trên dưới 1 triệu đồng. Hiện nhà máy cũng đang nợ hàng tỷ đồng tiền bảo hiểm của công nhân tính từ tháng 6/2013 đến nay.
Khu vực nhà công nhân cũng trở nên đìu hiu.
Chị Nguyễn Thị Quỳnh một công nhân đã “cống hiến” cho nhà máy hơn 17 năm nay chị cho biết mới nhận được lương tháng 2/2014 vì vậy suốt 5 tháng qua chị phải vay mượn khắp nới để lo cho cuộc sống gia đình.
Dù đồng lương rất ít nhưng hiện tại những công nhân tại đây cũng chỉ mới nhận được lương từ tháng 2/2014. Đến nay đã gần 7 tháng trôi qua hàng trăm công nhân tại đây vẫn “thoi thóp” vay mượn, làm thêm nhiều công việc khác để có tiền chi tiêu lo cho cuộc sống gia đình. Mỗi tháng một công nhân vẫn đến công ty làm việc từ 10 - 15 ngày họ vẫn hi vọng một ngày nào đó công ty sẽ hồi sinh. Còn những người không đủ kiên nhẫn đã xin nghỉ và làm việc khác.
Ở trong khu làng công nhân tại đây cuộc sống của gia đình chị Nguyễn Thị Quỳnh và anh Thái Đình Lý thuộc diện khó khăn nhất: Đã hơn 15 năm cống hiến cho công ty, hiện tại anh Lý bị liệt nửa người gần 2 năm nay, mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình đều đổ dồn lên vai của chị Quỳnh tuy nhiên chị cũng đang đi làm theo diện “nghỉ luân phiên”. Vì vậy mỗi tháng lương của chị Quỳnh cũng chỉ trên giới 1 triệu đồng.
Tuy nhiên chị cũng mới chỉ nhận được lương trong tháng 2-4/2014, từ đó đến nay chị cũng chưa được nhận thêm tháng tiền lương nào. Mỗi ngày để có chi phí sinh hoạt, chăm sóc chồng nằm liệt giường và lo cho 2 con nhỏ ăn học chị Quỳnh phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi vay mượn đủ đường.
Khu vực nhà công nhân cũng trở nên đìu hiu.
Chị Hà Thị Hảo một công nhân đã công tác tại công ty 8 năm hi vọng: “Chúng tôi mong dự án tiếp tục triển khai và hoàn thành để công nhân chúng tôi được đi làm. Hay chí ít cũng thanh toán hết tiền nợ bảo hiểm, lương cho công nhân”.

Một công nhân khác làm bảo vệ cổng nhà máy cho biết: Dự án đang làm khổ công nhân ở đây.
Một công nhân khác làm bảo vệ cổng nhà máy cho biết: Dự án đang làm khổ công nhân ở đây.
Hiện tại đời sống của những gia đình công nhân tại đây cũng hết sức khó khăn. Nhà cửa trong khu tập thể của những hộ gia đình đã hư hỏng nhiều nhưng không có điều kiện để sửa chữa. Nước sạch cũng khan hiếm. Chị Hà Thị Hảo một cán bộ đã cống hiến cho công ty hơn 8 năm nay than thở: “Hiện tại tiền lương chưa được nhận mấy tháng rồi, vậy các anh nghĩ chúng tôi sống bằng cái gì? Mọi người cũng chỉ dự án sớm hoàn thành để công nhân lại tiếp tục được đi làm ổn định đời sống thôi”.
Hiện tại mỗi tháng theo lịch “nghỉ luân phiên” chị Hà vẫn đảm bảo đi làm 16 ngày/tháng. Tuy nhiên tiền lương trong những tháng vừa qua chị cũng chưa được nhận. Bản thân chị Hà cùng với những công nhân tại đây cũng đang chật vật sống từng ngày hi vọng công ty sẽ hồi sinh một cách thần kỳ. Hoặc chí ít cũng thanh toán hết số nợ lương, bảo hiểm cho công nhân tại đây.
Những cỗ máy nhiều tiền đang để cho cỏ mọc bao vây, rỉ sắt...

Những cỗ máy nhiều tiền đang để cho cỏ mọc bao vây, rỉ sắt...
Những "cỗ máy" nhiều tiền đang để cho cỏ mọc bao vây, rỉ sắt...
Tuy nhiên vào 5/2014 lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An cùng với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), chủ đầu tư và các đại diện tổ chức tín dụng đã tổ chức họp bàn tìm cách “cứu” đại dự án nhưng vẫn chưa có phương án tối ưu nhất. Hiện dự án đang thiếu hơn 400 tỷ để tiếp tục hoàn thiện nhưng để huy động đủ số vốn trên là rất khó khăn.
Trong khi đó mỗi ngày số máy móc thiết bị trị giá cả trăm tỷ đồng đã được mua về vẫn nằm trơ giữa mưa gió. Hàng trăm công nhân chật vật xoay xở sống qua ngày trong điều kiện rất khó khăn. Họ đang chờ một quyết định dứt khoát từ phí lãnh đạo công ty và chủ đầu tư về số phận của mình. 
Những cỗ máy nhiều tiền đang để cho cỏ mọc bao vây, rỉ sắt...

Những cỗ máy nhiều tiền đang để cho cỏ mọc bao vây, rỉ sắt...

Từ sản xuất lò đứng, chuyển sang lò quay thì hoạt động của nhà máy đang bị ngưng trễ dần, công nhân thất nghiệp, cuộc sống của những người dân nơi đây có hàng chục năm làm ngành xi măng trở nên bấp bênh...

Nguyễn Phê - Nguyễn Tình

PICS:Những "góc khuất" trong ngày Tết !

Dân trí Khi dân phố thị nườm nượp nối nhau đi dự các lễ hội hay ngao du đây đó để tận hưởng không khí ngày Tết... thì đâu đó trong cuộc sống vẫn còn một vài "góc khuất" của những thân phận, những người lao động tự do vẫn lặng lẽ, lầm lũi với kiếp mưu sinh...

Chuyện những người  lái đò,  bán đèn hoa đăng ước nguyện...

Đêm Dạ hội chào năm mới 2015 tại phố cổ Hội An, Quảng Nam diễn ra trong bầu không khí nhộn nhịp, khác hẳn với ngày thường. Khi hàng ngàn du khách thập phương đổ về Quảng trường sông Hoài, nơi diễn ra những sự kiện chính trong chương trình dạ hội. Cùng lúc đó, đâu đó những phận đời vẫn "lầm lũi" với kiếp mưu sinh…

Cách đó không xa,  trên con sông Hoài thơ mộng, hàng chục chiếc thuyền nhỏ, vẫn cố níu hy vọng đợi từng lượt khách ghé đến, tìm thuê. Tất cả những người lái đò trên sông Hoài đều là những phụ nữ tuổi đã ngoài 30. Trong cái rét lạnh của tuyết trời mùa đông, họ liên tục mời gọi du khách để rồi môt nỗi buồn vời vợi theo con nước…vắng khách rồi!

Bà lão bán đèn hoa đăng bên cạnh em bé nước ngoài  (ảnh: N.T)
Bà lão bán đèn hoa đăng bên cạnh em bé nước ngoài  (ảnh: N.T)

Chuyện đầu năm người ta đem nguyện ước thả xuống sông - những người đi bán nguyện ước đã thuộc làu làu nhưng vẫn mòn mỏi... chờ và chỉ đề kiếm "dăm ba đồng" bạc lẻ!  Bà Phạm Thị Bảy, đã gần 70 tuổi, TP.Hội An, cho biết: "Tôi đi bán đèn hoa đăng đã 2 năm nay, mỗi chiếc đèn chỉ có 3.000 đồng nhưng chẳng được mấy khách".

Cùng đi bán với bà là 2 người thân cùng nhà, bà Phạm Thị Sa và Phạm Thị Trô, đấy là cả nhà cùng "dõi mắt" theo đèn hoa đăng.

Bé gái cùng mẹ bán hoa đăng dọc sông Hoài (ảnh: N.T)
Bé gái cùng mẹ bán hoa đăng dọc sông Hoài (ảnh: N.T)

Bà Sa cho biết: "Nhà khó khăn, nên cả nhà chúng tôi cứ tối đến kéo nhau ra quảng trường để bán cho những ai thích thả đèn hoa đăng". Theo bà thì mỗi đèn được làm bằng giấy màu cứng và thắp một ngọn đèn sáp. Khách ghi ước nguyện lên đèn và thả trôi theo dòng sông. Mỗi đêm như vậy, cả gia đình chỉ bán được chừng 20 cái, nhiều lắm cũng chỉ thế. Bà bảo: "Người ta gọi chúng tôi là người đi bán nguyện ước cho người khác".

Vậy nguyện ước của bà là gì? - tôi hỏi, bà Sa đáp: "Tôi chỉ cầu cả nhà bình yên, cầu cho có khách đến mua đèn để kiếm chút ít".

Còn bà Bảy, chỉ cầu cho mình sống thật lâu để nhìn thấy Hội An phát triển hơn nữa,"Tôi là người gốc Hội An, chứng kiến nơi đây thay đổi từng ngày, đến giờ dù tôi vẫn đi bán đèn nhưng chỉ cần bước qua mỗi con phố, với tôi đều là kỷ niệm".

Khi dòng người vẫn đổ về để xem biểu diễn lễ hội, thì ngồi dưới chỏm đá là một bà lão, bà khoác lên mình chiếc áo mưa đã rách, trên tay bà là một chiếc đèn hoa đăng và một túi xách, bà là Nguyễn Thị Sơ, TP.Hội An.

Bà Sơ cho biết: "Năm nay tôi đã 70 tuổi, tôi đi bán hoa đèn hoa đăng đã 2 năm nay". Hiện bà Sơ đang ở với 1 người con, nhưng hằng ngày bà vẫn đến Quảng trường để bán, bán đến cái cuối cùng…Trời bắt đầu mưa, nhưng bà vẫn ngồi đấy, bán cho bằng được hoa đăng cuối cùng của năm, bán cho được nguyện ước cuối năm.

Nói về mong ước đầu năm, bà Sơ nói: "Tôi chỉ muốn sao năm tới cuộc sống ổn định và sức khỏe dồi dào để đi bán tiếp".

Khi đồng hồ điểm 0 giờ đêm, trời Hội An bỗng đổ mưa, mưa không ngớt, cái rét của mùa đông khiến cho từng lượt người nép vào nhau vội vã rời đi. Trong khi đó, trên sông Hoài, những chiếc thuyền nhỏ bỗng vội vã chèo lái đến dưới những cây cầu nối đôi bờ sông Hoài. Một số người "liều mình" vừa chèo thuyền vừa run vội vã quay về nhà.

Cùng lúc đó, những chiếc đèn hoa đăng do các em nhỏ bán vẫn thả trôi trên dòng sông Hoài. Những chiếc còn chưa bán được, bỗng nhiên vụt tắt… và rồi nhiều em co ro tìm chỗ trú mưa.

Bà lão bán hàng rong lúc này lại cặm cụi chạy từng bước chân thật …chậm rãi. Bước vội qua cơn mưa, qua cái rét để bà lại trở về đón năm mới bên người thân.

Đến những nữ cửu vạn, anh đánh xe thồ


Những góc khuất trong ngày Tết!
8h sáng, ngày đầu tiên của năm mới, 1/1/2015. Trời hửng nắng, nhưng tiết trời vẫn lạnh buốt. Một hình ảnh quen thuộc ở góc hành lang đường Nguyễn Du nối với Quốc lộ 1A, vốn được người dân TP Hà Tĩnh xem là "chợ cửu vạn", đó là hàng chục con người mà phần lớn là các chị phụ nữ đến từ nhiều vùng ven thành phố này vẫn đang ngồi đợi việc. Những khuôn mặt buồn rầu, thi thoảng lại thấp thỏm ngước nhìn mong có người đến tìm thuê giúp việc. Chiếc ô tô cà tàng của chúng tôi dừng lại, hình ảnh các chị lại càng tội nghiệp hơn. Cùng lúc 4,5 chị đứng bật dậy, chạy ùa ra. "Chú cần giúp việc chi rứa? Giọn nhà, giọn vườn, đào đất, xúc cát, cả giọn nhà vệ sinh nữa, chú cần chi các chị đây đều mần được hết"- giọng một chị có vẻ trưởng nhóm nói với tôi. Khuôn mặt các chị biến sắc hẳn, khi thấy tôi nói chỉ muốn tìm hiểu việc làm của các chị.  


Những góc khuất trong ngày Tết!
Trong nhóm lao động tự do đầu tiên mà phải có "nghề" lắm tôi mới được tiếp xúc và nghe họ trải lòng này, có chị đã gần 60, đến từ vùng diêm dân Hộ Độ (huyện Lộc Hà). Cuộc sống mưu sinh khốn khó, tấm thân cày ải dưới mọi điều kiện thời tiết khiến các chị ai cũng già hơn so với nước tuổi của mình. "Nỏ ai muốn như ri mô chú ạ. Muối mất mùa, rớt giá nên ruộng muối đều phải bỏ hoang, diêm dân người khỏe mạnh đi lại được thì người vào Nam, người ra Bắc, các chị đây sức yếu, lại phải chăm nom gia đình nên rảnh thời gian thì lên đây lam lũ kiếm sống. Ngày có việc được mấy ký gạo, không việc thì chỉ có nước rỗng túi về nhà. Cuộc sống, công việc bấp bệnh lắm" - chị Hoa, người già nhất trong nhóm buồn rầu nói với tôi. 


Những góc khuất trong ngày Tết!
Cũng như nhóm lao động tự do tại "chợ cửu vạn" ở góc đường Nguyễn Du, nhóm cửu vạn của chị Thanh cùng quê Hộ Độ mà tôi gặp gỡ trên tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông (phường Bắc Hà) cũng chẳng khá hơn. Đã hơn 9h, nhưng các chị vẫn ngồi lặng lẽ chờ đợi trên thềm nhà của một gia đình. Mỗi chiếc xe lần lượt đi qua, nỗi buồn, sự ưu tư của các chị càng thêm.    

Những góc khuất trong ngày Tết!
 Ngay cạnh đó, 6 nữ lao động vẫn chưa kiếm được việc gì để làm. Cứ ngóng đợi hoài mà vẫn không có chiếc xe máy, hay ô tô nào dừng lại, các chị đành "túm 5 tụm 3" để... giết thời gian! Tôi đến trò chuyện, rồi chào các chị, không biết ngày hôm nay, may mắn có đến với các chị?    


Những góc khuất trong ngày Tết!
Chị Nguyễn Thị Lành, mặc áo ấm cho biết, dù trời rét, nhưng vì ngày đầu năm thường đông người nhưng ít việc, nên chị và nhóm của mình tranh thủ lên thành phố sớm. Dẫu đã ngồi đợi suốt cả mấy tiếng đồng hồ, nhưng chị và các chị trong nhóm vẫn chưa gặp may kiếm được việc làm. Chị cho biết, vị trí mà nhóm của chị đang ngồi đợi việc ở đường Nguyễn Huy Tự này là điểm thứ 2 mà nhóm của chị di chuyển tới. Hỏi chị, có biết hôm nay là Tết dương lịch, ngày đầu năm mới không? Chị Lành buồn bã, "Tết mà như thế này thì chú nhìn cũng biết rồi. Các chị chỉ quan tâm có ai thuê làm việc gì không thôi. Đừng nói chi Tết mà buồn chú ạ!".       


Những góc khuất trong ngày Tết!
Ngày đầu năm, không có việc, ngồi không thế này nỗi buồn của các mẹ, các chị lại càng tăng thêm. "Có việc, các chị  làm bở cả hơi tai, quên hết mọi phiền muộn, có đâu thời gian mà ngẫm nghĩ sự đời. Nhưng ngồi rảnh như buổi sáng đầu năm này, nhìn các bà mẹ chở con đi, nhìn các cặp vợ chồng rải bước trên phố, ngắm những ngôi nhà cao tầng, các chị lại thêm buồn, thêm suy nghĩ. Nhìn quanh mình đâu cũng thấy khó khăn, nên trong đầu cứ lan man, thấy đời vất vả quá "- chị Trần Thị Cúc, xã Mai Phụ buồn rầu.   
  

Những góc khuất trong ngày Tết!
Do nhiều công ty, đơn vị nghỉ tết dương lịch, các công trình xây dựng tạm nghỉ khiến cho các cửa hàng VLXD không xuất được hàng. Lao động tự do, như các bác đánh xe ngựa, xe ba gác tự chế... là những người chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Trường hợp anh Công, một bác đánh xe ngựa đến từ xã Thạch Trung (TP Hà Tĩnh) mà chúng tôi gặp sáng nay là một ví dụ. Bình thường mỗi ngày anh Công chở hàng tấn xi măng cho các cơ sở VLXD, nhưng sáng nay, đợi suốt cả buổi sáng, anh Trung không chạy được chuyến nào, đành chạy về tay không.


Một lao động tự do đánh giấc vì không có ai thuê mướn
Một lao động tự do đánh giấc vì không có ai thuê mướn

Một lao động tự do đánh giấc vì không có ai thuê mướn
May mắn hơn các nhóm cửu vạn mà tôi đã gặp. Tại một góc đường Xuân Diệu (phường Bắc Hà) một nhóm cửa vạn đã kiếm được việc làm, đó là thu dọn bùn đất cho chủ một ngôi nhà nằm phía trong con hẻm:  2 người xúc, 4 người đẩy, cứ thế các chị lặng lẽ với công việc của mình.   


Một lao động tự do đánh giấc vì không có ai thuê mướn


Một lao động tự do đánh giấc vì không có ai thuê mướn
Đã quá quen việc tự túc bữa trưa trên các vỉa hè, gốc cây, nhưng bữa trưa hôm nay, trưa đầu tiên của năm 2015, bữa trưa mà không một đồng dắt túi sau nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi, hình ảnh các chị hành nghề cửa vạn càng thêm ảm đạm, ưu tư. 


Một lao động tự do đánh giấc vì không có ai thuê mướn
Bữa ăn của các chị sau một buổi sáng trắng tay là một ổ bánh mì không tí rau, tí thịt. Các chị nói rằng, có bánh mì ăn thế này cũng tốt lắm rồi, khô cũng cố nuốt để lấy sức nuôi hi vọng vào buổi chiều có việc, để tiếp tục con đường mưu sinh đầy gian truân, vất vả.

Thứ Sáu, 02/01/2015 - 00:05 
Văn Dũng - Tiến Hiệp - Nguyễn Trang

Lâm Đồng: Người dân khổn đốn vì nước thải bẩn

Dân trí Những ngày qua nhiều hộ dân ở huyện Đức Trọng khốn khổ vì mùi hôi thối thải ra từ Công ty TNHH Hồ Phượng chuyên chế biến cà phê tươi, mức độ ô nhiễm ngày càng nặng hơn khiến người dân phải nhờ đến sự can thiệp của chính quyền.

Hiện nay trên đại bàn các các thôn C’rê Đăng, Bon Rơm và Lạch Tông thuộc xã N’Thôn Hạ huyện Đức Trọng ( Lâm Đồng) người dân rất bức xúc việc Công ty TNHH Hồ Phượng xả thải ra môi trường, khiến cho nguồn nước cũng như không khí nơi đây bị ô nhiễm nghiêm trọng.

“Cách đây vài tuần, khoảng 300kg cá của gia đình tôi đột nhiên lăn ra chết trắng chỉ trong một đêm, giếng nước của gia đình thì nước đen ngòm không thể dùng được, sực mùi hôi từ chất thải cà phê”, Ông Hoàng Văn Hải, thôn S’rê Đăng, xã N’ Thol Hạ, huyện Đức Trọng bức xúc cho biết.

Ông Hải cũng cho biết thêm, hơn một tháng nay vì nước trong giếng nhà ông bị nhiễm “bẩn” nên gia đình ông phải đi xin nước từ các hộ cách đó cả chục cây số về dùng, không chỉ nguồn nước bị ô nhiễm mà mùi hôi thối nồng nặc thế này rất khó chịu ảnh hướng lớn đến đời sống của bà con chúng tôi nơi đây, đặc biệt là trẻ con “chúng phát bệnh vì mùi ôi thối nồng nặc quá”.

Nước trong ao gia đình ông Hoàng Văn Hải đem ngòm cá chết theo hàng loạt
Nước trong ao gia đình ông Hoàng Văn Hải đem ngòm cá chết theo hàng loạt 

Anh Nguyễn Văn Trường, một người dân sống ở khu vực bị ảnh hưởng cho biết, gia đình anh có 3 con nhỏ, do mùi hôi thối bốc ra nồng nặc, anh phải thuê trọ ở thị trấn Liên Nghĩa (Đức Trọng, Lâm Đồng) cho các con ăn học, ban ngày chúng tôi vẫn ở nhà trong xã để sản xuất nông nghiệp, tối trở ra thị trấn với các con.

Trước thực tế đó, nhiều bà con quanh khu vực công ty này sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ, đã có nhiều gia đình có con nhỏ dưới 10 tuổi mang đi gửi người quen trên thị trấn Liên Nghĩa, có gia đình còn thuê trọ nơi khác để ở vì có còn quá nhỏ.

Bể chứa nước thải của Công ty TNHH Hồ Phượng
Bể chứa nước thải của Công ty TNHH Hồ Phượng

Bà Đinh Nguyễn Thùy Dung, Phó giám đốc điều hành nhân sự công ty TNHH Hồ Phượng thừa nhận, về phía Công ty có đê chất thải chưa qua xử lý chảy ra môi trường bên ngoài nhưng đó là do sự cố.

“Ngày 8/12 vừa qua, do bể chứa nước thải bị vỡ nên nước thải đã đẩy tự do ra ngoài. Ngay sau sự cố đó, Công ty chúng tôi đã tiến hành khắc phục bằng việc gia cố và xây thêm bể chứa nước thải mới”, bà Dung cho biết thêm.

Khu vực bên trong bể nước thải Công ty TNHH Hồ Phượng là một màu đen ngòm
Khu vực bên trong bể nước thải Công ty TNHH Hồ Phượng là một màu đen ngòm

Cũng thực trạng trên, như trước đây Dân trí đã phản ánh, Công ty bia rượu Đà Lạt Dalatbeco xả thải bẩn ra hồ Dã Chiến. Khoảng giữa tháng 12 năm 2014, nhiều hộ dân sống quanh khu vực hồ Dã Chiến, thấy dòng nước từ màu xanh chuyển sang đen ngòm bất thường, cá trong hồ chết nổi trắng trên mặt nước. 

Ngay sau khi nhận được phản ánh, Sở Tài nguyên và Môi trưởng huyện Đức Trọng đã xuống kiểm tra và xác nhận nước hồ S’rê Đăng có màu đen bất thường, nhiều vị trí nước có màu đồng đen, bốc mùi hôi thối giống như mùi nước thải từ cà phê. Đoàn này có kiểm tra thêm gần 5 ha hoa màu có người dân và xác định có dấu hiệu chết bất thường do dùng nước tưới từ hồ C’rê Đăng.

Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng cũng đã xuống tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện nhiều lỗi vi phạm ở Công ty TNHH Hồ Phượng. Cụ thể, Công ty này chưa có giấy phéo xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước. Tại thời điểm kiểm tra, đoàn không phát hiện công ty xả thải trực tiếp ra môi trường.

Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, đoàn lại ghi nhận thấy có dấu hiệu công ty xả nước thải chưa qua xử lý. Theo đó, phía sau điểm xả thải của công ty có nhiều vệt đen khô đọng lại dọc bờ kênh thủy lợi. Qua đó, đoàn Sở nhận định nước thải đã qua xử lý của Công ty TNHH Hồ Phượng vẫn có màu đen và có mùi đặc trưng của nước thải chế biến cà phê chưa qua xử lý.

Được biết, năm 2012, Công ty TNHH Hồ Phượng cũng bị UBND huyện Đức Trọng xử phạt 14.500.00 đồng về hành vi liên quan tới hoạt động xử lý nước thải.

Thứ Năm, 01/01/2015 - 21:51
Ngọc Hà

Thanh Hóa: Phát hiện hàng loạt... thương binh giả!

Dân trí Qua kiểm tra, rà soát, các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện 56 trường hợp hưởng sai chế độ thương binh, 12 trường hợp hưởng sai chế độ đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học…

Theo báo cáo tổng kết của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thanh Hóa tại kỳ họp thứ 12, Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVI, qua kiểm tra, rà soát, các cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn kịp thời 389/525 bệnh án không hợp lệ tại 23 bệnh viện trong tỉnh; chuyển Công an điều tra, truy tố 13 bị cáo phạm tội, thu hồi 66,46 triệu đồng.
Còn nhiều trường hợp chưa được xác nhận người có công do mất giấy tờ.
Còn nhiều trường hợp chưa được xác nhận người có công do mất giấy tờ.
Đặc biệt, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện 56 trường hợp hưởng sai chế độ thương binh bởi xác lập hồ sơ theo phương thức hai người làm chứng, 12 trường hợp hưởng sai chế độ đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa cũng đã quyết định đình chỉ trợ cấp và thu hồi số tiền hưởng sai đối với 53 trường hợp hồ sơ thương binh do cơ quan quân đội xác lập; 48 hồ sơ người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học.
Thực tế 48 trường hợp này không khám và điều trị bệnh tật, dị dạng, dị tật liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học tại bệnh viện nhưng vẫn có bệnh án, giấy tờ điều trị trong hồ sơ, không có giấy tờ gốc chứng minh có thời gian tham gia chiến trường B trước ngày 30/4/1975.
Được biết, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 4.835 người tham gia kháng chiến do mất hết giấy tờ nên chưa được xem xét, xác nhận người có công.
Huyện Nông Cống là một trong những địa phương kiểm tra, rà soát phát hiện những sai sót nêu trên. Qua tổng hợp phiếu rà soát của 33 xã, thị trấn, đại diện các cơ quan liên quan cơ bản thống nhất các đối tượng thuộc diện rà soát có đầy đủ các điều kiện hưởng chế độ nhà nước, hưởng đúng, hưởng đủ, chính xác các chế độ. Tổng hợp phiếu rà soát thông tin có 107 đối tượng hưởng sai chế độ ưu đãi…
Đồng thời, đề nghị kiểm tra hồ sơ 10 trường hợp ở các xã: Trung Thành, Thăng Long đang hưởng chế độ thương binh; ba trường hợp ảnh hưởng chất độc hóa học ở xã Trung Ý, xã Thăng Long.
Người dân xã Thăng Long, xã Tế Thắng, huyện Nông Cống cũng đề nghị xem xét trường hợp một quân nhân bị tước quân tịch vì tham nhũng, hai trường hợp đi bộ đội về vẫn khỏe mạnh, sau đó làm hồ sơ đề nghị được công nhận thương binh.
Thứ Năm, 01/01/2015 - 20:05
Duy Tuyên

Chỉ ở Việt Nam: "Chuyện bình thường" khiến người dân... khóc

(Baodatviet) - Điện nội ế trong khi EVN đều đặn nhập khẩu điện Trung Quốc; người dân Việt Nam phải mua xăng đắt hơn ở Mỹ... Tất cả đều là "chuyện bình thường".

Nhập điện từ Trung Quốc: Rất bình thường

Mới đây, vào chiều 30/12, phản hồi với báo giới trước thông tin cho rằng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang thiếu minh bạch và “tự làm khó” mình khi vẫn duy trì mua điện của Trung Quốc, trong khi công suất của các nhà máy trong nước hiện đang có xu hướng thừa điện, Phó tổng giám đốc EVN Đinh Quang Tri đã lên tiếng phủ nhận.
Theo ông, việc mua điện của các nước ngoài biên giới là chuyện “rất bình thường” với doanh nghiệp ngành điện. Với EVN và Việt Nam cũng vậy. 
Bởi lẽ, ông nói, khi kết nối được với lưới điện các nước khác thì chúng ta cũng tăng được công suất dự phòng. Trong trường hợp gặp sự cố hoặc nguồn điện trong nước không bảo đảm, thì việc liên kết với lưới điện các nước là điều cần thiết.
“Mỹ vẫn mua điện của Canada vì rẻ hơn là tự sản xuất. Đối với Việt Nam, chúng ta đã tham gia chương trình “liên kết lưới điện ASEAN”, hiện đã liên kết với Campuchia và Lào, sắp tới là Thái Lan để có thể tận dụng công suất dư thừa của các nước này”, ông Tri cho hay.
Bên cạnh đó, việc mua điện của nước ngoài nhiều khi cũng là việc “bất khả kháng”, vì để xây dựng một nhà máy điện, từ lúc lập dự án đến khi phát điện trung bình khoảng10 năm, có nhà máy như Sơn La lên tới 20 năm, nhiệt điện cũng 7 - 8 năm.
“Việc kết nối lưới điện sẽ làm cho độ tin cậy dự phòng cao lên, chi phí đầu tư giảm đi, công suất khả dụng tăng lên, từ đó giảm sức ép về đầu tư”, lãnh đạo EVN giải thích.

Việc EVN mua điện của Trung Quốc được cho là hết sức bình thường
Việc EVN mua điện của Trung Quốc được cho là hết sức bình thường
Theo ông Tri, điều đáng nói hơn, hiện nay, mặc dù miền Bắc đủ điện nhưng một số lưới điện 110 kV ở biên giới nếu lấy điện của EVN sản xuất thì điện áp rất thấp, chẳng hạn như Móng Cái nếu lấy từ Cẩm Phả thì không đảm bảo.
Do đó, hiện nay khu vực này vẫn đang phải dùng điện Trung Quốc vì điện áp bảo đảm, ổn định hơn. T
Ông Tri cho biết thêm, nếu như năm 2010 Việt Nam mua điện của Trung Quốc lên tới 5,6 tỷ kWh, thì năm 2015 tới sẽ chỉ mua khoảng 1,8 tỷ kWh. 
Và theo hợp đồng đã ký, thì việc mua điện của Trung Quốc cũng sẽ kết thúc vào năm 2015.
Điều nghịch dị là trong khi EVN đều đặn nhập khẩu điện từ Trung Quốc thì nhiều nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ thường xuyên tố bị phân biệt đối xử, bị ép giá bán thấp, thường xuyên không được huy động hết công suất, nhất là vào giờ cao điểm.
Trong diễn biến mới nhất, hiện EVN đang có hai lựa chọn, hoặc đề xuất tăng giá điện, hoặc kiến nghị Chính phủ một số cơ chế.
Xăng Việt đắt hơn xăng Mỹ: Không thấy bất thường
Ngày 22/12, giá xăng RON92 tại Việt Nam đã giảm xuống còn 17.881 đồng/lít. Trong khi đó, theo khảo sát của hãng nghiên cứu Lundberg, trong ngày 19/12, giá xăng loại thường ở Mỹ nằm ở mức 2,47 USD mỗi gallon, tương đương chưa đến 14.000 đồng/lít. Đây là mức giá xăng thấp nhất kể từ tháng 5/2009.
Như vậy, giá xăng trung bình ở Mỹ vẫn thấp hơn so với giá xăng đã được điều chỉnh giảm mạnh tại Việt Nam. 
Cũng từng đề cập đến chuyện xăng Việt Nam đắt hơn Mỹ, đầu tháng 7/2014, ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho rằng việc này "không có gì bất thường". Còn ông Ngô Hữu Lợi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) dù xác nhận điều này nhưng cho rằng để so sánh, cần phải xem xét nhiều yếu tố và những đặc thù khác nhau chứ không chỉ đơn thuần về mức giá.
Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế còn khẳng định, giá xăng dầu Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước có chung biên giới.
"Tính bình quân thì tỷ lệ thuế, phí chiếm trong giá bán xăng dầu của Việt Nam thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới hoặc nước có điều kiện tương đồng. Cụ thể với mặt hàng xăng, tỷ lệ thuế chiếm 32% giá bán, thấp hơn so với mức trên 36% của Lào, gần 36% của Thái Lan và xấp xỉ 34% của Trung Quốc. Vì vậy, giá bán lẻ xăng (RON 92) của Việt Nam cũng thấp hơn các nước đó.  Đối với dầu diezen, tỷ lệ thuế ở Việt Nam chỉ chiếm có 21% trong giá bán nên giá cũng thấp hơn các nước này".
Dù tất cả những vấn đề trên được coi là "rất bình thường" nhưng sau cùng, người tiêu dùng Việt Nam vẫn là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất.
An Nhiên

Yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam bỏ án tử hình

VRNs (02.01.2015) – Sài Gòn – Nhân vụ việc tử tù Hồ Duy Hải ở Long An và tử tù Nguyễn Văn Chưởng ở Hải Dương kêu oan, trong đó tử tù Hồ Duy Hải được “tạm hoãn” thi hành án tử hình vào phút chót, và Ông Hùng, phó chánh án Tòa án Long An bảo rằng: “chỉ tạm hoãn đến ngày 4/1/2014”!  Chúng tôi cùng Quí vị tìm hiểu “án tử hình” được áp dụng như thế nào tại Việt nam và cùng lên tiếng: “Yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam bỏ án tử hình”.
Bản án tử hình tại Việt Nam:
Một thống kê cho thấy “vào năm 1977 mới chỉ có 16 quốc gia bỏ án tử hình, nhưng đến đầu tháng 9/2013, 106 nước đã tiến hành xóa bỏ án tử hình.  Trong số còn lại, có 39 quốc gia chỉ thi hành một bản án tử hình trong vòng 10 năm tính từ 2003. 52 quốc gia vẫn duy trì án tử hình nhưng không thi hành một bản án nào trong vòng ít nhất hoặc chủ yếu là hơn một thập kỉ, được Liên Hợp Quốc coi là “các quốc gia đã xóa bỏ án tử hình trên thực tế”.
Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình 28.12.2014 tại DCCT Sài Gòn kêu gọi bỏ án tử hình tại Việt Nam
Bộ luật Hình sự Việt Nam (“BLHS”) đầu tiên năm 1985,  có 29 Điều luật có quy định khung hình phạt cao nhất là tử hình (chiếm gần 15%). Qua 4 lần sửa đổi, bổ sung thì số lượng các Điều luật có quy định khung hình phạt cao nhất là tử hình đã tăng lên tới 44 điều (chiếm 20,5%), trong đó có 7 Điều luật quy định các tội phạm về ma túy có khung hình phạt cao nhất là tử hình. Tuy nhiên đến BLHS năm 1999, sau khi sửa đổi, bổ sung cơ bản toàn diện BLHS năm 1985 thì số lượng này lại trở về con số ban đầu là 29 Điều. Đến lần sửa đổi gần đây nhất (2009), chỉ còn quy định 22/272  Điều luật về các tội phạm có qui định khung hình phạt cao nhất là tử hình (khoảng 8%), giảm khoảng 3% so với trước khi sửa đổi.  Và theo đề xuất “sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự” mới đây, sẽ xem xét hướng loại bỏ hình phạt tử hình đối với chín tội danh: hiếp dâm trẻ em; cướp tài sản; sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy; phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; tham ô tài sản và nhận hối lộ; chống mệnh lệnh và đầu hàng địch.  Như vậy, theo đề xuất này, BLHS sửa đổi sẽ chỉ còn giữ lại 13 tội danh còn duy trì hình phạt tử hình, mà trong đó chủ yếu thuộc về nhóm “các tội xâm phạm an ninh quốc gia”.
Cũng từ ngày 1/11/2011, Nghị định 82/2011/NĐ-CP của Chính phủ “Qui định về  thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc” thay vì “xử bắn” có hiệu lực thi hành.  Điều 6 Nghị định này qui định :  Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình
1. Thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm:
a) Thuốc dùng để gây mê: Sodium thiopental;
b) Thuốc dùng để làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp: Pancuronium bromide;
c) Thuốc dùng để ngừng hoạt động của tim: Potassium chloride.
2. Một liều gồm 3 loại thuốc quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thuốc để sử dụng cho thi hành án tử hình do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
4. Việc bàn giao thuốc phải được lập biên bản giao, nhận; niêm phong, quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật”.  Thậm chí, Điều 8 Nghị định này qui định về “Quy trình thực hiện tiêm thuốc” khiến cho người đọc nó lần đầu không khỏi rùng mình; đó là :
“1. Trình tự thi hành án tử hình phải thực hiện đúng theo quy định các khoản 2, 3, 4 Điều 59 Luật Thi hành án hình sự và quy định của Nghị định này. Người bị đưa ra thi hành án tử hình được hưởng tiêu chuẩn ăn, uống bằng 5 lần tiêu chuẩn của ngày Lễ, Tết quy định đối với người bị tạm giam.
2. Thuốc đưa ra sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định.
3. Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu.
4. Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau:
a) Chuẩn bị đủ 3 liều thuốc (trong đó có 2 liều dự phòng);
b) Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm: trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch;
c) Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo trình tự như sau:
- Bước 1: Tiêm 05 grams Sodium thiopental (Thuốc dùng để gây mê)
Sau mũi tiêm gây mê này, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu chưa bị mê thì tiếp tục thực hiện tiêm gây mê cho đến khi mê.
- Bước 2: Tiêm 100 miligrams Pancuronium bromide (Thuốc dùng để làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp).
- Bước 3: Tiêm 100 grams Potassium chloride (Thuốc dùng để ngừng hoạt động của tim).
d) Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng, tiếp tục thực hiện tiêm lần thứ hai.
Trường hợp đã tiêm hết hai liều thuốc mà người bị thi hành án vẫn chưa chết, thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án ra lệnh tiêm lần thứ ba.
5. Việc thực hiện các bước theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 4 Điều này có thể được tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp.
6. Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng.
7. Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.
8. Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết.
9. Việc giải quyết các thủ tục sau khi người bị thi hành án đã chết thực hiện theo quy định tại các điểm e, g, h, khoản 4 Điều 59 và Điều 60 Luật Thi hành án hình sự”.
Sau khi Nghị định này có hiệu lực, việc thi hành án tử hình bị “chững” lại, bởi các lý do :
Thứ nhất: Điều 6 Nghị định này, như trên đã trích dẫn, quy định rõ ba loại thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình, nhưng đều là thuốc mà Việt Nam chưa sản xuất được. Các nước phương Tây lại từ chối bán thuốc độc cho Việt Nam khi biết mục đích là để thi hành án tử hình. Vì vậy, Bộ Tư pháp đã phải  thẩm định dự thảo sửa đổi để có cơ sở pháp lý cho việc Việt Nam tự sản xuất thuốc độc.  Dẫn đến tình cảnh “sốt ruột” của ngành công an.  Tại một  kỳ họp  Quốc hội , Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình đã  đề nghị cho áp dụng song song hai biện pháp tử hình xử bắn và tiêm thuốc.  Tuy nhiên, những đề nghị này không được Quốc hội chấp thuận.
Thứ hai: Hai là, khi thực thi, vấp phải sự phản kháng quyết liệt của các y tá, Bác sĩ “bị lừa” tiêm thuốc độc cho tử tù, với lập luận : “Bác sĩ được đào tạo để cứu người, chứ không phải để giết người, cho dù đó là tử tù”, khiến cho phải có thời gian “thuyết phục”, hoặc “đào tạo” mới cho “cán bộ tiêm thuốc độc”.
Câu chuyện hai bác sỹ ở Phú Yên đã phản đối vì bị ép làm “đao phủ” thay công an.  Theo đó,  các bác sĩ tại BV Đa khoa Phú Yên đã kịch liệt phản đối việc một bác sĩ và một điều dưỡng đã bị ép tiêm thuốc độc cho tử tù. Một Bác sĩ  kể: “Chiều 9/12, tôi và điều dưỡng N.N.T nhận lệnh từ Phòng Tổ chức BV Đa khoa Phú Yên đi Đăk Lăk để hỗ trợ sức khỏe cho đoàn công tác thi hành án.  Bệnh viện chuẩn bị sẵn dụng cụ cấp cứu, thuốc men để chúng tôi thực hiện nhiệm vụ. Đến Đăk Lăk, một số cán bộ trong Hội đồng thi hành án cho biết nhiệm vụ của tôi là xác định tĩnh mạch và đưa kim tiêm vào người tử tù.
Trong giấy công tác cũng như suốt quá trình đi trên đường, không ai nói nhiệm vụ của chúng tôi là gì nên tôi chỉ nghĩ mình làm nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cho đoàn.  Khi nghe họ phân công nhiệm vụ đưa kim vào tĩnh mạch tử tù, tôi không chấp nhận.  Tuy nhiên, họ nói nhiệm vụ của chúng tôi là phải làm như vậy”.
Còn theo bác sĩ L.C.L (vừa tốt nghiệp 4 tháng): “Sáng 11/12, khi tiến hành thi hành án tử hình đối với phạm nhân, tôi tiếp tục từ chối việc xác định tĩnh mạch và đưa kim tiêm. Sau đó Hội đồng thi hành án yêu cầu nên tôi hỗ trợ cho điều dưỡng đưa kim tiêm vào tĩnh mạch tử tù. Từ lúc đó đến giờ, tôi và điều dưỡng T. bị sốc rất nặng, lúc nào khuôn mặt tử tù cũng ám ảnh trong đầu tôi. Tôi làm nghề y để cứu người chứ sao lại ép tôi làm trái với chức năng nghề nghiệp. Nếu biết trước phải làm như vậy, chắc chắn tôi sẽ không đi”.
Trước thông tin này, một Đại biểu Quốc hội đã khẳng định: “Các bác sĩ, điều dưỡng ở BV Đa khoa tỉnh Phú Yên có quyền khởi kiện, đưa vụ việc này ra tòa, bởi hai điều: Thứ nhất, ép bác sĩ đi tiêm thuốc độc là trái với luân thường đạo lý, kể cả khi người bị tiêm là tử tù.  Thứ hai, chức năng nhiệm vụ của bác sĩ là cứu người chứ không phải tiêm thuốc làm chết người, đây là nguyên tắc bất di bất dịch với ngành y, không có gì phải bàn cãi.  Theo tôi, ngay cả khi các bác sĩ không đưa vụ việc này ra tòa thì các cơ quan chức năng ở tuyến trung ương cũng phải lập tức có quan điểm và chỉ đạo xử lý dứt điểm vụ việc này”.  Và rằng : “việc thi hành án tử hình thuộc về cơ quan chuyên trách, danh tính người thực hiện và quy trình phải được bảo mật chứ không thể có chuyện sử dụng bất kỳ ai cũng được”.
Được biết, sau khi vụ việc này xẩy ra, Bộ Y tế đã ngay lập tức lên tiếng phản đối cách làm này. Trao đổi với báo chí, một đại diện Bộ Y tế cho biết, theo quy định tại điều 19 của Nghị định Quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, nhân viên y tế chỉ có trách nhiệm hỗ trợ cán bộ thi hành án xác định tĩnh mạch trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của chủ tịch hội đồng thi hành án tử hình, còn ép bác sĩ trực tiếp bơm thuốc độc vào tĩnh mạch là không chấp nhận được.  Do đó, Bộ Y tế đã yêu cầu BV Đa khoa tỉnh Phú Yên báo cáo bằng văn bản về vụ việc trên.
Theo Ông Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo bày tỏ : “Nói cho đúng thì tiêm thuốc độc với phạm nhân lĩnh án tử hình là nhân văn, chính vì vậy quy trình tiêm thuốc cũng nhân văn, không giống như nhiều người lầm tưởng là tiêm một mũi thuốc thì phạm nhân dãy lên đau đớn rồi lăn ra chết, làm như vậy thì đâu còn tính nhân văn nữa.  Ngay cả việc thi hành án tử hình bằng xử bắn cũng có quy trình của nó, chứ có phải cứ nhằm vào phạm nhân bắn thế nào thì bắn đâu. Chính vì quy trình ngặt ngèo như vậy cho nên các cơ quan chức năng có trách nhiệm cần phải sớm thống nhất một cách làm và áp dụng chung cho cả nước, không thể tiếp tục để xảy ra sự việc đáng tiếc như ở Phú Yên”.
Một vấn đề khác, được nhà cầm quyền này xem là “nhân đạo”, đó là cho gia đình tử tù được “nhận tử thi” sau khi bị tiêm thuốc độc.  Chính qui định này dẫn đến sự “may mắn” cho gia đình tử tù Hồ Duy Hải.  Ngay sau khi được thông báo : “có muốn nhận tử thi của Hải sau khi bị tiêm thuốc độc hay không?” mà bằng linh cảm, tình yêu của người mẹ, gia đình Hồ Duy Hải- với sự hỗ trợ của truyền thông đã dấy lên yêu cầu “xem xét lại bản án oan sai của Hồ Duy Hải” buộc nhà cầm quyền phải dừng thi hành án vào phút chót.  Điều 60 Luật Thi hành án Hình sự qui định:
1. Việc giải quyết nhận tử thi được thực hiện như sau:
a) Trước khi thi hành án tử hình, thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người chấp hành án được làm đơn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú gửi Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm đề nghị giải quyết cho nhận tử thi của người chấp hành án để an táng; trường hợp người chấp hành án là người nước ngoài thì đơn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người chấp hành án mang quốc tịch và phải được dịch ra tiếng Việt. Đơn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận tử thi, quan hệ với người chấp hành án; cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chi phí;
b) Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho người có đơn đề nghị về việc cho nhận tử thi hoặc không cho nhận tử thi khi có căn cứ cho rằng việc nhận tử thi ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường. Trường hợp người chấp hành án là người nước ngoài, thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao Việt Nam để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người đó mang quốc tịch;
c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm thông báo cho người có đơn đề nghị ngay sau khi thi hành án để đến nhận tử thi về an táng. Việc giao nhận tử thi phải được thực hiện trong thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo và phải lập biên bản, có chữ ký của các bên giao, nhận; hết thời hạn này mà người có đơn đề nghị không đến nhận tử thi thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm an táng.
2. Trường hợp không được nhận tử thi hoặc thân nhân của người bị thi hành án không có đơn đề nghị được nhận tử thi về an táng thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tổ chức việc an táng. Sau 03 năm kể từ ngày thi hành án, thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người đã bị thi hành án được làm đơn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú đề nghị Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đã thi hành án cho nhận hài cốt. Đơn đề nghị phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận hài cốt, quan hệ với người bị thi hành án; cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chi phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm xem xét, giải quyết.
Tranh cãi bỏ hay không bỏ án tử hình:
Có thể nói, để bảo vệ cho ý kiến “tiếp tục duy trì án tử hính”, tập trung cao nhất vẫn là “nhằm răn đe, phòng ngừa tội phạm”.
Một luật sư tại Hà Nội, Ông La Văn Thái,  bày tỏ quan điểm đề nghị giữ nguyên hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự sửa đổi tới đây. Luật sư Thái phân tích: “Việc tiếp tục duy trì hình phạt tử hình ở một số loại tội phạm là cần thiết với hoàn cảnh cụ thể của nước ta, khi nền kinh tế đang phát triển, nhiều loại tội phạm gia tăng và ngày càng phức tạp, yêu cầu phòng ngừa và đấu tranh tội phạm cần đặt lên hàng đầu. Hình phạt tử hình loại bỏ sẽ gây nguy hiểm cho xã hội, thiếu tính răn đe và giáo dục. Quan trọng hơn cả là làm giảm niềm tin của người dân vào Nhà nước hay tội phạm ma túy gieo rắc cái chết trắng cho nhiều thế hệ trẻ, tội phạm giết người”…Ông còn mạnh mẽ phát biểu : “Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, tôi cho rằng chưa nên tiếp tục giảm tội tử hình, chứ đừng nói đến chuyện bỏ hay áp dụng án chung thân suốt đời, để thay thế cho án tử hình. Chưa nói đến việc án chung thân vô thời hạn, cũng gây sức ép rất lớn với các trại giam, tạo thêm sức ép đến ngân sách của Nhà nước. Thì lý do quan trọng nhất, số lượng tội phạm, mức độ gây án nghiêm trọng ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều, cần phải duy trì mức hình phạt cao nhất là tử hình để đảm bảo tính răn đe phòng ngừa chung. Nếu không, dễ dẫn đến việc coi thường pháp luật, không sợ bị trừng phạt nghiêm khắc, gây án với mức độ tàn bạo hơn”.  Qua đó cho thấy, ngoài lý do chính, ông luật sư này còn nhấn mạnh đến “tốn kém” cho ngân sách nhà nước khi phải nuôi tù nhân!
Tuy vậy, Một Luật sư khác. Ông Nguyễn Bá Ngọc- người từng là Luật sư bào chữa cho bị cáo Lê Văn Luyện-  phản biện : “Phạm tội là do tính giác ngộ, nhận thức của mỗi con người. Ví dụ như tội ma túy, nếu vận chuyển buôn bán 600 gram heroin trở lên sẽ có thể xử tử hình, ai cũng biết điều đó, và người ta biết chết mà vẫn phạm tội. Điều này chứng tỏ là án tử hình có còn đó, nhưng vẫn không hạn chế được”.  Ông cho rằng: “Để việc tội phạm không gia tăng, thì khâu phòng chống sẽ quan trọng hơn khâu xử lý, ví dụ như các hình thức giáo dục phát triển con người phải được đẩy mạnh, để con người ta hướng thiện, hiểu biết, không phạm tội nữa. Và trong đó là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội là điều tối quan trọng”.
Ý kiến của Luật sư Ngọc còn được khẳng định mạnh mẽ hơn bởi Ông Raphaël Chenuil-Hazan- Giám đốcHiệp hội Cùng nhau bãi bỏ án tử hình (ECPM), khi trả lời câu hỏi của Phóng viên VietnamNet : “Nếu không có án tử hình, làm thế nào để trừng phạt những tội phạm nguy hiểm như giết người, cưỡng hiếp…?’.  Ông khẳng định : “Tới nay, có 2/3 các quốc gia đã bãi bỏ án tử hình. Những nước ấy không có tỉ lệ tội phạm cao hơn các nước khác, thậm chí là ngược lại. Thật vậy, cái vòng luẩn quẩn của bạo lực là bạo lực. Làm sao bạn có thể cho thấy giết người là sai trái bằng cách giết một người khác?
Tử hình không bao giờ ngăn chặn được tội ác. Vì vậy, nếu chúng ta duy trì án tử hình để chống lại tội phạm nguy hiểm thì đó không phải là vấn đề ngăn chặn tội phạm, mà chỉ là cách trả thù. Chúng ta muốn giết kẻ giết người. Trải nghiệm của 2/3 nhân loại cho thấy hoàn toàn có thể ngăn chặn vòng luẩn quẩn này”
Cùng nhau bãi bỏ án tử hình :  
Án tử hình – theo trên nói- nhằm răn đe và phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên cái “nhân văn” lớn nhất mà Ông Raphaël Chenuil-Hazan nói là : “Làm sao bạn có thể cho thấy giết người là sai trái bằng cách giết một người khác?
Chúng tôi cũng tìm kiếm được những ý tưởng rât hay của nhiều người khác đòi “bãi bỏ án tử hình” như là:  trái luật tự nhiên: “ xã hội không phải là “đấng quyền lực tối cao sinh ra con người, và chẳng có giây phút nào nuôi dưỡng con người” nên không thể có quyền tước bỏ mạng sống ấy. Hay nói một cách chuẩn xác nhất là không ai có quyền lấy đi mạng sống thiêng liêng của con người do tạo hóa đã ban tặng ngoại trừ thiên nhiên mới có quyền tước bỏ. Nếu chúng ta làm trái quy luật ấy sẽ là mâu thuẫn với đời sống tự nhiên, vi phạm quyền cơ bản của con người”.
Cũng liên quan đến tình trạng án oan tại Việt Nam, mà dư luận quan tâm từ sau vụ án 10 năm tù oan của Ông Nguyễn Thanh Chấn, việc bãi bỏ án tử hình cũng được xem là một trong những biện pháp “tránh chết oan người vô tội”.  Bài học “minh oan cho người thanh niên bị thi hành án tử hình oan” sau 18 năm thi hành án tử của Trung Quốc luôn nóng hổi.  Thi hành án tử rồi sẽ “không còn cơ hội sửa sai” !
Chúng ta hãy cùng nhau lên tiếng “yêu cầu nhà cầm quyền Việt nam bãi bỏ án tử hình”.
Pv.VRNs