Friday, January 6, 2017

Cá chết không là 'sự kiện nổi bật' vì 'không tích cực'

Theo BBC-6 tháng 1 2017 

cá chếtImage copyrightHOANG DINH NAM
Image captionNhiều cuộc biểu tình chống Formosa diễn ra ở Việt Nam (ảnh chụp ngày 1/5/2016 ở Hà Nội)
Quan chức Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam lý giải vụ thảm họa cá chết không được đề cập trong 10 'sự kiện nổi bật năm 2016' vì 'không có gì gọi là tích cực'.
Website của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam công bố '10 sự kiện nổi bật năm 2016' do Bộ trưởng Trần Hồng Hà ký duyệt gồm các sự kiện: Ban hành Chương trình hành động của Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên; Hội nghị trực tuyến của Chính phủ về công tác bảo vệ môi trường; Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025…
Văn bản này hoàn toàn không đề cập đến 'cá chết' hay 'Formosa' - thảm họa xảy ra năm 2016 ảnh hưởng đến sinh kế của cả triệu người dân ở miền Trung và thiệt hại kinh tế lên đến hàng triệu đôla.
Việc bình chọn sự kiện được cho là dựa trên hình thức biểu quyết bỏ phiếu của hội đồng bình chọn gồm các thành viên là lãnh đạo Bộ, bộ máy tham mưu, thủ trưởng các đơn vị chứ không mời các chuyên gia bên ngoài.
Formosa đã chuyển cho chính phủ Việt Nam 500 triệu đôla bồi thường vì gây ra sự cố môi trường cá chết ở 4 tỉnh miền Trung, sau khi nhận trách nhiệm hồi cuối tháng 6/2016.
Hôm 6/1, trả lời BBC từ Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Đình Cống cho hay: "Tôi có nghe một số ý kiến nói rằng vụ tổng kết sự kiện của Bộ Tài nguyên rõ là thành tích [thì] quan hưởng còn tai họa [thì] dân chịu."
"Họ còn nói rằng Bộ trưởng Trần Hồng Hà thật đáng xấu hổ khi ký duyệt bản công bố này."
"Tôi đồng ý với những ý kiến đó."
'Xem thường'
"Ngoài ra, tôi còn thấy bộ trưởng cũng như nhiều quan chức Việt Nam xem thường dư luận và người dân quá."
"Chắc họ cứ nghĩ người ta không biết gì, nên quen thói nói sao nghe vậy."
"Đấy là kiểu [tuyên truyền] cũ lắm rồi."
"Dân trí bây giờ khác rồi, người ta hiểu được tại sao có thảm họa cá chết nên không lừa bịp họ được đâu."
Cùng ngày, BBC liên hệ Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng không nhận được phản hồi.
Báo Trí Thức Trẻ hôm 6/1 dẫn lời ông Vũ Minh Sơn, Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng và Tuyên truyền thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường: "Ở đây, 10 sự kiện nổi bật tức là các sự kiện có tính tích cực, ảnh hưởng tốt và sự kiện đã phải hoàn thành trong năm bình xét."
"Với sự cố Formosa thì không có gì gọi là tích cực, còn đúng là trong năm qua có sự nỗ lực vào cuộc xử lý của Chính phủ, các Bộ, ngành và đây là sự kiện đã được đề xuất, đưa ra bình chọn nhưng kết quả không đạt đủ số phiếu đứng trong 10 sự kiện nổi bật."
"Nỗ lực để khắc phục sự cố [cá chết] thì hiện nay cũng chưa hoàn thành, đang tiếp tục".
Tháng 12/2016, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm hoàn tất, công khai việc xử lý kỷ luật đối với những cá nhân liên quan đến việc Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường biển bốn tỉnh miền Trung.
"Bộ trưởng đã hứa với Quốc hội rồi, mà đã hứa không làm là không được. Làm sớm đi!" ông Mai Tiến Dũng được báo Dân Trí dẫn lời.

Phong bì Tết 'chục nghìn đô' chưa là hối lộ?

Theo BBC-5 giờ trước 

Phong bì mừng tuổi ở Việt NamImage copyrightHOANG DINH NAM - GETTY
Image captionQuà Tết bao nhiêu tiền thì 'đạt mức hối lộ'?
Lệnh cấm tặng quà, thăm và chúc Tết mà lãnh đạo Đảng Cộng sản và Chính phủ ban ra trước Năm mới Đinh Dậu 2017 đang thu hút nhiều bình luận của dư luận và báo chí Việt Nam.
Trong quan chức Việt Nam đã có người nói rằng tặng quà và chúc Tết có thể là dịp "hợp thức hóa hối lộ".
Ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục QH khóa XIII được báo Giáo dục trích lời hôm 05/01/2017 nói:
"Tết chính là thời điểm thích hợp để người ta hợp thức hóa hành vi hối lộ trá hình.
Cứ gần Tết là người ta thấy nườm nượp từ xe to đến xe nhỏ đến nhà lãnh đạo chúc Tết, tặng quà."
Ông đặt câu hỏi:
"Có trường hợp người ta rồi bỏ cả chục nghìn đô, hàng trăm triệu trong một cái phong bì dày cộm thì đó có còn là chúc Tết nữa không? hay đó là hối lộ trá hình?"
Có vẻ như ở Việt Nam, căn cứ vào lời ông Lê Như Tiến, vẫn còn nỗi băn khoăn trong một phần dư luận, gồm cả quan chức về định nghĩa khi nào thì quà tặng chính là hối lộ.
Trái lại, điều này đã được làm khá rõ trên thế giới.
Nhiều nước quy định cả việc quan chức có được dự tiệc sang hay không để chống hối lộImage copyrightGETTY IMAGES
Image captionNhiều nước quy định cả việc quan chức có được dự tiệc sang hay không để chống hối lộ
Từ điển Oxford English Dictionary định nghĩa 'đưa hối lộ' (to bribe) là:
"Thuyết phục ai đó một cách bất chính để hành động có lợi cho mình bằng việc trao quà bằng tiền (gift of money) hoặc hình thức mua chuộc khác."
Ở nhiều quốc gia, trong quan hệ dân sự, quà tặng nếu có giá trị lớn, kể cả khi trong gia đình biếu nhau, cũng bị đánh thuế thu nhập.
Còn trao quà như một dạng hối lộ được định nghĩa khá cụ thể.
Lấy ví dụ Luật Hình sự Đan Mạch, điều 112 được Ngân hàng Thế giới giới thiệu như một tiêu chuẩn chống tội trao và nhận hối lộ.
Quy định này của Đan Mạch viết:
•Quà tặng không bao giờ được phép trao một cách bí mật.
•Tiền không bao giờ được dùng làm quà tặng...
•Không được trao quà cho quan chức nếu người tặng đang đấu thầu hợp đồng hoặc đang tham gia quá trình cung cấp dịch vụ công ở bất cứ thời điểm nào.
Về trao nhận quà, nguyên tắc chung cho quan chức chính quyền và các công ty, theo luật Đan Mạch là:
"Không được phép nhận quà với mục tiêu tạo tác động đến quá trình ra quyết định. Điều này áp dụng với mọi dịch vụ đặc thù, mọi hợp đồng của chính quyền giới giá thấp hơn nhiều so với giá trị ngoài thị trường..."
'Không quá 20 đô'
Điều thú vị là dù ở thuộc vùng văn hóa Bắc Âu ít có thói quà cáp, quy định của Đan Mạch thừa nhận nét văn hóa "không nhận là thiếu lịch sự" để ra quy định để giảm thiểu khả năng mua chuộc bằng mời mọc ăn uống:
"Trong trường hợp không nhận lời mời dự một bữa tiệc tối xa hoa mà bị coi là thiếu lịch sự, lời mời có thể được chấp nhận với điều kiện công ty nhận mời sẽ đáp lễ trong một dịp khác."
Hiển nhiên, điều luôn không rõ ràng là quà trị giá bao nhiêu thì vượt ngưỡng tình cảm để trở thành tội trao và nhận hối lộ.
Giống như nhiều nước Âu Mỹ, Đan Mạch cũng quy định rõ là quan chức không được nhận các khoản quà cáp vượt mức nhất định.
Khoản này tùy từng quốc gia và từng thời điểm.
Nhưng ví dụ của Mỹ quy định rõ quan chức Cơ quan Hàng không Không gia Hoa Kỳ (NASA) không được nhận quà mỗi lần có giá trị quá 20 đô la và trong cả năm không quá 50 đô la (The $20/$50 Exception).
Ở một số nước có thông lệ là quà tặng cho lãnh đạo (tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng...) phải được đưa vào công quỹ hoặc bảo tàng, phòng trưng bày chứ không được biến thành của riêng.
Tại Hoa Kỳ, điều khoản về quà từ nước ngoài (The Foreign Gifts Clause) do George Washington ghi rằng quan chức không được "nhận quà, tiền lệ phí, chức tước hoặc bất cứ thứ gì tương tự từ các vua chúa, chính phủ nước ngoài mà không có sự đồng ý của Quốc hội".
Luật Anh thì cũng quy định chi tiết về chế độ cấm nhận quà cáp và nếu công chức nhận những khoản nhỏ hoặc được chiêu đãi thì phải khai báo ra sao.
Các gói quà Tết Nguyên đán là một phần của phong tục và tập quán văn hóa ở Việt NamImage copyrightGETTY IMAGES
Image captionTrao quà Tết Nguyên đán là một phần của phong tục và tập quán văn hóa ở Việt Nam
Nước châu Á như Singapore có quy định cấm mọi quan chức nhận quà, tiền mặt hoặc vật phẩm giá trị từ những khách hàng trong có quan hệ làm ăn công việc.
Quy định này được ghi rõ trên trang web của Văn phòng Điều tra Tham nhũng của Singapore (Corrupt Practices Investigation Bureau - CPIB).
Chỉ thị số 11-CT/TW của Đảng CS Việt Nam ghi rằng "lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Trung ương không tổ chức đi thăm, chúc Tết địa phương; các địa phương không chúc Tết Trung ương. Thực hiện chủ trương nghiêm cấm tặng quà Tết cho cấp trên dưới mọi hình thức".

Thủ tướng VN: ‘Đất đai là tâm điểm tham nhũng’

Theo BBC-4 giờ trước 

Ông Phúc cảnh báo về "sự sụp đổ của nền tài khóa quốc gia".Image copyrightCHINHPHU.VN
Image captionÔng Phúc cảnh báo về "sự sụp đổ của nền tài khóa quốc gia".
Thủ tướng Việt Nam nói nguồn lực công trong đó có đất đai chưa được định giá chính xác, gây tham nhũng và lợi ích nhóm.
Thông điệp được đưa ra tại một hội nghị đánh giá kết quả tài chính ngân sách năm 2016 hôm 6/01 tại Hà Nội.
“Nguồn lực công lớn nhất là nguồn lực từ trụ sở, đất đai có quy mô rất lớn nhưng chưa được định giá chính xác, sử dụng có phần tùy tiện, là tâm điểm của tham nhũng, của lợi ích nhóm và cũng là điểm nghẽn tăng trưởng của nền kinh tế,” ông Nguyễn Xuân Phúc nói.
Hội nghị của Bộ Tài chính cũng được nghe Thủ tướng Phúc yêu cầu công khai, minh bạch, làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể gây thất thoát, lãng phí ngân sách Nhà nước và tài sản công và xử lý nghiêm các sai phạm.
“Chúng ta làm điều này là thể hiện tinh thần trách nhiệm với từng đồng tiền thuế của dân.
“Có chuyên gia cảnh báo, nếu không chấm dứt tình trạng này, sự sụp đổ của nền tài khóa quốc gia là không thể tránh khỏi”, Thủ tướng Phúc nói.
Bàn về thực trạng chi thường xuyên là gánh nặng lớn nhất cho ngân sách, ông Nguyễn Xuân Phúc nói việc “Chi thường xuyên liên tục tăng lên thì phải hãm phanh lại dứt khoát chứ không phải dự toán rồi cứ chi”.
“Xe công cũng chỉ là một hạt ngọc trong kho châu báu là khối tài sản công khổng lồ đang quản lý rất phân tán, kém hiệu quả của chúng ta”.
Nợ công nếu tính đủ, theo Thủ tướng Phúc, đã "vượt trần" và rằng nợ công trong 5 năm qua tăng trung bình gấp ba lần tốc độ tăng trưởng.
Nói về chiến lược cổ phần hóa, ông Phúc mô tả điều ông gọi là “giảm và bán toàn bộ vốn nhà nước ở các doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối”.

Tình hình mới: Cần khẩn trương và bén nhạy!

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, ngày 21/1/16. (Ảnh tư liệu)
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, ngày 21/1/16. (Ảnh tư liệu)
Theo VOA-06.01.2017 
Bùi Tín
Năm 2017 đã đến. Bàn cờ chính trị thế giới đang chuyển động. Quan hệ các nước, ở các khu vực cũng như nội tình nhiều nước thay đổi, có nơi thay đổi rất lớn.
Hoa Kỳ thay đổi nhiều và rõ nhất. Tổng thống tân cử Donald Trump thuộc đảng Công hòa sẽ nhận nhiệm vụ vào ngày 20/1 tới, với cung cách cầm quyền và nhiều chính sách nên sự thay đổi lớn này sẽ gây nhiều biến động khôn lườn trên bàn cờ chính trị toàn cầu.
Ở châu Âu, nước Anh rút ra khỏi Liên minh châu Âu, quan hệ EU với Liên bang Nga căng thẳng sau khi Nga chiếm bán đảo Crimea và một phần phía Đông Ukraine, cùng lúc Nga can thiệp quân sự sâu vào Syria để ứng cứu cho chính quyền độc đoán al-Assad.
Quan hệ Hoa Kỳ - Nga trở nên căng thẳng cao độ, khi tổng thống Barack Obama quyết định trục xuất 35 cán bộ tình báo Nga do đã can thiệp phi pháp vào cuộc bầu cử tổng hống Hoa Kỳ vừa qua bằng các hành động "tin tặc" quy mô lớn; phía Nga đáp lại bằng đe dọa sẽ trả đũa, tùy theo thái độ của tổng thống mới của Hoa Kỳ, mà họ hy vọng sẽ thay đổi. Phía Hoa Kỳ ngỏ ý định sẽ có hành động trừng phạt thêm nữa.
Với tổng thống mới ở Hoa Kỳ, quan hệ Mỹ - Trung Quốc sẽ căng thẳng đặc biệt trong một đối đầu gay gắt trong nhiều lĩnh vực: kinh tế, tài chính, thuế quan, xuất nhập khẩu, đầu tư, nhập cư, cả về an ninh và quân sự, với lời hứa rõ ràng mang tính răn đe - "Đã đến lúc phải cứng rắn" (Time to get tough) với Trung Quốc - như tên một cuốn sách do chính ông Trump viết. Ông Trump xem Bắc Kinh là kẻ thù toàn diện, nguy hiểm, cấp bách nhất nếu muốn thực hiện khẩu hiệu then chốt của ông là "Hãy làm cho Hoa Kỳ vĩ đại trở lại".
Trong con mắt của một nhà kinh doanh tỷ phú, khi coi Trung Cộng là đối thủ chính của nền dân chủ toàn cầu, thì các nước dân chủ nên tách nước Nga ra khỏi Trung Quốc, vì dù sao nước Nga cũng đã thu nhỏ chỉ bằng một nửa Liên Xô trước kia (với dân số 146 triệu so với 320 triệu trước kia); và đảng mới của Tổng thống Vladimir Putin - Đảng Nga Thống nhất - là một đảng bé tý, không bằng 1/50 của đảng Cộng sản Liên Xô ngày xưa. Ông Putin tự biết những yếu kém của "chế độ hậu cộng sản" của mình, nhất là kinh tế gặp nhiều khó khăn, giá dầu giảm mạnh, lại bị trừng phạt nặng nề, nên không còn nguy hiểm đối với nền dân chủ Hoa Kỳ như xưa. Có thể tổng thống sắp mãn nhiệm và tổng thống tân cử của Hoa Kỳ đã phân công nhau, người dơ gậy, kẻ xoa đầu để con gấu Nga giật mình gầm gừ chút đỉnh rồi đâu lại vào đấy mà thôi. Chế độ Putin chỉ là cái đuôi của cái chế độ Cộng sản đã mất đầu.
Lúc này Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam cần phải thất khẩn trương và nhạy bén, tìm hiểu kịp thời mọi chuyển động lớn nhỏ của thời cuộc thế giới, của châu Á, của khu vực, chủ động và uyển chuyển điều chỉnh mọi mối quan hệ và các chính sách đối nội và đối ngoại cho thích hợp, tận dụng mọi thời cơ, tránh trước mọi sự không thuận lợi. Lãnh đạo là phán đoán, dự kiến đúng, hành động sớm.
Có thể gợi ý những nội dung nên điều chỉnh và thực hiện như sau.
Về Trung Quốc, nên công khai với nhân dân, với đảng Cộng sản nội dung của cuộc mật đàm ở Thành Đô, thực hiện trung thực với nhân dân, không làm điều gì cần phải giấu giếm; không làm điều gì sau lưng nhân dân, Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc; dứt khoát vứt bỏ phương châm "16 chữ vàng và 4 tốt". Chỉ cần làm những việc này thôi, không khí xã hội sẽ đổi khác và đảng sẽ khôi phục được một phần niềm tin của nhân dân. Cần xem xét lại tất cả các dự án đã dành cho Trung quốc đấu thầu thực hiện - từ trồng rừng, khai thác bô-xít, xây nhà máy sắt thép, xi măng, hóa chất, nhiệt điện, thủy điện đến giao thông cầu đường, buôn bán, xuất nhập khẩu... Kiểm tra mọi công dân Trung Quốc nhập cư, trả về những người nhập cư không giấy tờ hợp lệ.
Trong quan hệ đối ngoại, rất nên chủ động thắt chặt và nâng cao quan hệ hữu nghị toàn diện với các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Nam Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, Liên minh châu Âu, cũng như với các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Singapore, Myanmar... để tăng thêm bạn, củng cố hòa bình, mở rộng hợp tác các bên đều có lợi.
Nhưng quan trọng và cấp thiết hơn cả là, để tranh thủ mạnh mẽ chính quyền mới ở Hoa Kỳ, Việt Nam cần chủ động thực thi dân chủ thật sự, thực hiện đầy đủ các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, xuất bản, tự do tôn giáo; trả lại tự do ngay cho các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm; tôn trọng nhân quyền đầy đủ theo các Hiến chương và văn kiện của Liên Hiệp Quốc; cam kết thực hiện chế độ cai trị theo pháp quyền, theo Hiến pháp và luật pháp, sẵn sàng để cho báo chí quốc tế, các cơ quan nhân quyền quốc tế và của Liên Hiệp Quốc quan sát và điều tra trên đất Việt Nam, tại các phiên tòa công khai và trong các trại giam. Sớm thông qua Luật về lập Hội, về quyền lập công đoàn tự do, về biểu tình... ngay trong nửa đầu của năm 2017. Tất cả những điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc thông qua sớm Hiệp định TPP hoặc để thảo luận lại bản TPP mới khi bản TPP cũ chưa được thông qua.
Nói tóm lại, ngay từ những ngày đầu năm 2017, các thành viên chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các nhà bình luận, các nhà báo lề trái và lề phải, các blogger tự do rất nên chung sức, chung lòng, góp ý với nhân dân, với chính quyền, với đảng Cộng sản về những nội dung chính sách cần sửa đổi, bổ sung, đổi mới thật sự, nhằm từ bỏ "chủ nghĩa xã hội" ảo tưởng, viển vông, thực hiện trung thực chủ nghĩa tư bản với nền kinh tế thị trường tự do đúng nghĩa, một chủ nghĩa tư bản - pháp quyền văn minh, phổ cập trên toàn thế giới.
Tình hình thế giới dang có những đổi thay cơ bản và nhanh chóng. Chậm chạp, ù lỳ, để mặc cho tình trạng "nước chảy mây trôi", bị động đối phó thì sẽ chỉ chuốc lấy những nguy cơ chồng chất, những thảm họa dai dẳng cho hiện tại và tương lai.
Bén nhạy với thời cuộc, linh hoạt, thông minh sửa đổi, bổ sung mọi chính sách đối nội và đối ngoại là điều cấp bách hiện nay, để chào mừng năm mới 2017, cắm một cột mốc lịch sử cho nhân dân, cho Tổ quốc Việt Nam.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Lũ chồng lũ ở Miền Trung: Còn đến bao giờ?

Lũ lụt ở huyện Hương Khê.
Lũ lụt ở huyện Hương Khê.
Lê Anh Hùng 
Theo VOA-06.01.2017 
Theo báo cáo của Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai, mưa lũ trong Hội nghị trực tuyến ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ Miền Trung diễn ra tại Hà Nội ngày 17/12, từ giữa tháng 10/2016 đến nay, mưa lũ ở Miền Trung đã làm 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương... Ước tính, tổng thiệt hại tài sản lên đến gần 8.600 tỷ đồng. Nguyên nhân được xác định là do mưa lớn cộng với việc xả lũ của các hồ thủy điện.
Hiện tượng mưa lớn thì xưa nay hầu như năm nào cũng xảy ra, song chỉ những năm gần đây, với sự nở rộ của hàng loạt công trình thủy điện đủ loại, mỗi năm các tỉnh Miền Trung mới phải gồng mình gánh chịu hết trận lũ này đến trận lũ khác như vậy. Lũ trước chưa kịp rút thì lũ sau đã tràn đến, thiệt hại về người và tài sản không sao đong đếm xuể. Rõ ràng, mưa lớn là nguyên nhân khách quan, không tránh được, nhưng việc xả lũ của các hồ thủy điện là nguyên nhân chủ quan, do yếu tố con người gây nên. Vì thế, câu hỏi bức thiết không thể không đặt ra ở đây là: Bao giờ người dân Miền Trung mới thoát khỏi nỗi ám ảnh mang tên “thủy điện xả lũ” này?
Để đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi trên, chúng ta cần trả lời hai câu hỏi quan trọng là (i) các nhà máy thủy điện ở Miền Trung được quy hoạch như thế nào? và (ii) quy hoạch đó được thực hiện như thế nào?
Theo số liệu của Bộ Công Thương, hiện nay trên cả nước có 306 dự án thủy điện với tổng công suất lắp máy 15.474,3 MW đang vận hành phát điện; 193 dự án (5.662,66 MW) đang thi công xây dựng; 245 dự án (3.006 MW) đang nghiên cứu đầu tư; còn lại 59 dự án (421,88 MW) có quy mô nhỏ, đang được tiếp tục rà soát. Về quy hoạch bậc thang thủy điện trên các dòng sông lớn: đã vận hành phát điện 61 dự án (13.101,10 MW); đang thi công xây dựng 31 dự án (3.580,50 MW); đang nghiên cứu đầu tư 15 dự án (730,50 MW); có 3 dự án (128 MW) chưa được cho phép nghiên cứu đầu tư. Tức là vẫn còn hàng trăm dự án thủy điện đang trong giai đoạn thi công hay nghiên cứu đầu tư, và điều này đồng nghĩa với việc vấn nạn do thủy điện gây ra sẽ còn nghiêm trọng hơn những gì mà người ta đã được chứng kiến.
Đáng quan ngại hơn, các dự án thủy điện đó lại ra đời trong bối cảnh Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước, chưa xây dựng được một quy hoạch tổng hợp lưu vực sông nào, trong khi quy hoạch tổng hợp lưu vực sông lại là căn cứ để hoàn thiện, điều chỉnh quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các ngành, trong đó có thủy điện, thủy nông.
Theo VOV ngày 12/9/2013 thì vì chưa có quy hoạch tổng hợp lưu vực sông nên ngưỡng giới hạn khai thác nước đối với các dòng sông chưa được xác định và công bố, dẫn đến “bùng nổ”, lạm phát công trình, đặc biệt là những công trình thủy điện trên các lưu vực sông. Trong một năm, có khi có cả chục công trình thủy điện với công suất 30 MW, dung tích hồ chứa trên 500 triệu m3 nước hoặc vài chục công trình thủy điện vừa và nhỏ cùng được khởi công xây dựng. Nhiều nơi có tới 3 đến 5 công trình thủy điện cùng mọc lên trên một lưu vực sông. Căn cứ theo số liệu tổng hợp về số công trình hồ chứa thủy điện, thủy lợi, kể cả các công trình đang vận hành, đang xây dựng và trong quy hoạch thì mật độ trung bình các hồ chứa trên các lưu vực sông ở nước ta là 94 km2/hồ. Nếu chấp nhận chỉ tiêu hợp lý bố trí công trình hồ chứa là khoảng 250-300 km2/hồ của Hội Thủy năng Quốc tế về hướng dẫn thủy điện bền vững thì mật độ công trình hồ chứa ở Việt Nam là thiếu tính bền vững về môi trường và tài nguyên.
Chưa hết, trong quá trình thi công, chủ đầu tư các dự án thủy điện, vì lợi nhuận cùng sự giám sát lỏng lẻo của cơ quan chức năng, đều tìm cách giảm dung tích hồ chứa so với thiết kế ban đầu (vốn dĩ đã không đủ lớn) nhằm giảm chi phí đầu tư. Hậu quả là hầu hết các hồ chứa thủy điện đều không thực hiện được chức năng cắt lũ, giảm lũ, làm chậm lũ vào mùa mưa và bổ sung dòng chảy trên sông vào mùa khô. Chẳng hạn, dung tích phòng lũ các hồ chứa thủy điện bậc thang trên sông Vu Gia - Thu Bồn giảm chỉ còn hơn 145 triệu m3 so với trên 1 tỷ m3 như quy hoạch ban đầu (tức vỏn vẹn hơn 14%). Do vậy, mỗi khi lũ về, thay vì góp phần ngăn lũ thì các nhà máy thủy điện lại (buộc phải) đồng loạt xả lũ ồ ạt, và hậu quả tất yếu là hạ du bị nhấn chìm trong biển lũ.
Như vậy, để khắc phục thảm trạng này người ta không còn cách nào khác là phải giảm mật độ công trình hồ chứa trên các lưu vực sông, nhằm đảm bảo tính bền vững về môi trường và tài nguyên, đồng thời tăng dung tích của các hồ chứa còn lại – một đòi hỏi xem ra là rất khó. Ngoài ra, các dự án thủy điện đang trong quá trình thi công hoặc sắp được khởi công cần phải được giám sát chặt chẽ về cả quy hoạch, thiết kế lẫn thi công. Nếu không đáp ứng được những yêu cầu đó, người dân Miền Trung không chỉ phải tiếp tục gánh chịu “kiếp nạn” mang tên thủy điện, mà mức độ thảm hoạ do nó gây ra sẽ ngày càng lớn, năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã trở thành mối đe dọa ngày một cấp bách và mang tính toàn cầu.
* Blog của nhà báo Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Gấp rút chữa cháy cho nền kinh tế

Nam Nguyên, phóng viên RFA 2017-01-06  
Cảnh buôn bán ở một góc phố Hà Nội hôm 8/12/2016.
 Cảnh buôn bán ở một góc phố Hà Nội hôm 8/12/2016.  AFP photo
Phản hồi lời kêu gọi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong tuần lễ đầu năm 2017 đã có nhà khoa học nói thẳng, nói thật. TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nói rằng, ông chưa thấy động lực tăng trưởng cho năm 2017 ở đâu và năm 2017 có thể sẽ là năm kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn hơn.
Sự thật mất lòng
Nhận định trên báo mạng Dân Trí ngày 5/1/2017, TS Nguyễn Đức Thành  bày tỏ quan ngại sâu xa về dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2017. Theo lời Viện trưởng VEPR, Việt Nam có thể chịu tác động từ những diễn biến bất lợi từ tình hình Quốc tế và chưa thấy được những điểm mới từ trong nước, trong bối cảnh cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước đang gặp khó khăn; quản lý công chậm đổi mới, nợ công cao và tăng chi ngân sách vẫn lớn.
Trả lời Nam Nguyên vào tối 5/1/2017, chuyên gia kinh tế Phó Giáo sư Ngô Trí Long hiện sống và làm việc ở Hà Nội nhận định rằng, có nhiều dự báo khác nhau về mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 2017, như 6,3% của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế; hay mức 6,7% của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia. Theo quan điểm của Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long, sau khi không đạt mức tăng trưởng kinh tế như dự kiến của năm 2016 và với những thách thức khó lường của 2017 thì Chính phủ Việt Nam sẽ rất khó khăn và sẽ phải có quyết tâm hết sức mạnh mẽ để đạt tới mức tăng trưởng GDP 6,7%. Chuyên gia Ngô Trí Long cho rằng thương mại toàn cầu không sáng sủa với sự kiện Brexit, nước Anh rời khỏi EU; đặc biệt là xu hướng dân tộc hướng nội ở Hoa Kỳ của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Ngoài ra còn vấn đề xung đột trên thế giới hoặc thiên tai có thể xảy ra cũng ảnh hưởng thị trường mậu dịch toàn cầu.
Trong năm 2017 này, một trong những vấn đề thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam là năng suất, chất lượng hiệu quả thì chưa đáng là bao.
- Phó Giáo sư Ngô Trí Long
Phó Giáo sư Ngô Trí Long nhấn mạnh tới các vấn đề mà nền kinh tế Việt Nam khó vượt qua.
“Trong nước nói chung là, những thách thức mới và lớn như rào cản về nợ công, nợ xấu vẫn chưa được giải quyết dứt điểm; hay đặc biệt tình hình thiên tai lũ lụt, hạn hán, thời tiết khí hậu cũng ảnh hưởng rất lớn. Bên cạnh đó vấn đề tái cơ cấu tiến hành rất là chậm…đấy là những yếu tố tác động cản trở tăng trưởng.
Bên cạnh đó cũng có những điểm sáng, hy vọng cho tăng trưởng năm 2017, sự cải cách hành chính, thể chế cũng như môi trường, những động lực để giúp tăng trưởng thì Chính phủ làm rất là mạnh. Nhưng với những rào cản đã nêu thì theo quan điểm cá nhân tôi, để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% thì Chính phủ phải hết sức quyết liệt đặc biệt về cải cách thể chế, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh; tháo gỡ những rào cản, thủ tục hành chính bất cập…”
Theo Phó Giáo sư Ngô Trí Long, động lực của cải cách của Chính phủ cũng đặt được niềm tin trong doanh nghiệp. Đặc biệt một trong những vấn đề hết sức quan trọng, 6 tháng đầu năm 2016 nông nghiệp Việt Nam có mức tăng trưởng âm, cả năm thì tăng trưởng rất thấp. Nhưng năm nay Chính phủ coi nông nghiệp là lĩnh vực hết sức quan trọng, ví dụ như áp dụng khoa học kỹ thuật và có những đề án phát triển nông nghiệp, vun bồi cho nông nghiệp phát triển với trình độ công nghiệp cao.
Đề cập tới khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, Phó Giáo sư Ngô Trí Long tiếp lời:
“Trong năm 2017 này, một trong những vấn đề thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam là năng suất, chất lượng hiệu quả thì chưa đáng là bao. Nếu Chính phủ không cố gắng, không có động lực, không quyết tâm, có nghĩa là trên rất quyết liệt, nhưng giữa còn chần chừ và dưới thì chậm chạp, không thay đổi được tư tưởng và vẫn giữ nếp như vậy thì chắc chắn khó đạt được tăng trưởng 6,7%...”
Nông dân đang bị “nghèo hóa”
000_BN8JO-400.jpg
Nông dân Việt Nam với mùa thu hoạch ở ngoại ô Hà Nội hôm 9/6/2016.AFP photo
Báo Dân Trí dẫn lời TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR, nhắc lại thảm họa môi trường từ Formosa tại 4 tỉnh miền Trung đã tác động trực tiếp đến sinh kế, kinh tế của hàng triệu hộ dân mà rất lâu mới có thể khắc phục được. Ngoài ra TS Nguyễn Đức Thành nhấn mạnh tới thực tế gọi là nghèo hóa nông dân, nông thôn, sau hạn hán ở Tây nguyên và Nam Trung Bộ, hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, ngập lụt ở miền Trung… đã kéo giảm năng suất, tăng trưởng ngành nông nghiệp.
Vẫn theo TS Nguyễn Đức Thành và Dân Trí Online, trước những thay đổi của điều kiện tự nhiên; nguy cơ công nghiệp lạc hậu và tận dụng tài nguyên đang khiến Việt Nam phải đánh đổi và đứng trước con đường bắt buộc phải thay đổi, mới hy vọng có được tăng trưởng dài hạn, bền vững.
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, một nhà nghiên cứu khoa học là Giáo sư Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, phân tích là tái cấu trúc nông nghiệp ở Việt Nam đưa ra từ nhiều năm nay, nhưng bị chặn bước vì ba thách thức lớn. Đó là sản xuất quá nhỏ bé; Việt Nam hội nhập quốc tế sâu, phải thực hiện các cam kết thương mại tự do nhiều nông sản bị cạnh tranh và sau hết trong hai năm 2015-2016 hiện tượng El Nino ảnh hưởng quá lớn làm cho lĩnh vực trồng trọt, kể cả cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu và ngành chăn nuôi đều bị ảnh hưởng, năng suất sụt giảm nghiêm trọng. Từ Saigon, Giáo sư Bùi Chí Bửu nhấn mạnh:
Tôi thấy rất đáng ngại, vấn đề này rất nhiều chuyên gia trong ngoài nước ai cũng nói sẽ cho phá sản, phá sản theo nguyên tắc đối với nhà nước thì sẽ phá sản như thế nào.
- Phó Giáo sư Ngô Trí Long 
Ba thách thức đó ảnh hưởng tái cấu trúc trong khi mình không có nhiều nghiên cứu chiều sâu về kinh tế, xã hội tất cả mọi thứ…cho nên cần thiết nhất là dành ngân sách đầu tư cho nghiên cứu những factors, những chìa khóa để giải quyết vấn đề. Chúng ta cần bấm đúng cái huyệt nào đó, nhưng cái huyệt này chưa được tìm thấy.”
Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2017 khá cao là 6,7% và có những dấu hiệu cho thấy, Thủ tướng muốn gấp rút dập tắt những đám cháy âm ỉ đang hủy hoại nền kinh tế.
Báo mạng Một Thế Giới ngày 5/1/2017 đưa tin, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ định Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm Trưởng Ban Chỉ đạo xử lý 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ thuộc Bộ Công thương. Đây là một Ban mới được thành lập và có mục đích giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý các vướng mắc, tồn tại yếu kém của các dự án, doanh nghiệp lớn thuộc ngành công thương.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ được Một Thế Giới dẫn lời cho biết, việc xử lý các dự án thua lỗ nghìn tỷ phải tuân thủ nguyên tắc “kiên quyết xử lý các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp theo nguyên tắc và cơ chế thị trường” như Hội nghị Trung ương 4 khóa 12 đã chỉ đạo.
Phải chăng sẽ có nhiều dự án thua lỗ hàng nghìn tỷ chính thức bị xóa sổ và theo cơ chế thị trường thì có thể là bán sắt vụn. Phó Giáo sư Ngô Trí Long trả lời câu hỏi này:
“Tôi thấy rất đáng ngại, vấn đề này rất nhiều chuyên gia trong ngoài nước ai cũng nói sẽ cho phá sản, phá sản theo nguyên tắc đối với nhà nước thì sẽ phá sản như thế nào. Khi anh không còn khả năng thanh toán nữa thì đối với nhà nước với nguồn lực như vậy, trong điều kiện như vậy thì thực thi ra sao, biện pháp cụ thể như thế nào thì tôi nghĩ đòi hỏi bộ máy phải có tổ chức nghiên cứu đề án một cách cụ thể chứ không thể nói chung chung…”
Ai chịu trách nhiệm cao nhất?
000_Hkg10199795-400.jpg
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời báo chí tại Hà Nội hôm 4 tháng 8 năm 2015. AFP photo
Một khi các dự án thua lỗ nghìn tỷ được giải quyết một lần, chuyển từ chết lâm sàng sang chính thức khai tử, thì vấn đề trách nhiệm của giới lãnh đạo Bộ Công thương các thời kỳ những dự án đó thành hình, đặc biệt là nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng sẽ như thế nào. Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định:
"Để không đi theo vết xe đổ hay ngựa quen đường cũ thì vấn đề quan trọng là phải xử lý trách nhiệm. Đấy là những bài học để răn đe cho những thế hệ mới này. Trong hoàn cảnh này thì tôi thấy ông Vũ Huy Hoàng chưa phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng, một người chịu trách nhiệm cao nhất, đó là ai, thì phải xem xét cụ thể trực tiếp trách nhiệm.
Để không đi theo vết xe đổ hay ngựa quen đường cũ thì vấn đề quan trọng là phải xử lý trách nhiệm. Đấy là những bài học để răn đe cho những thế hệ mới này.
- Phó Giáo sư Ngô Trí Long 
Ông Hoàng chưa phải là người trách nhiệm cao nhất và cuối cùng, bởi vì khi ông Hoàng đã thực hiện thực thi những điều đó thì còn thông qua cấp cao hơn. Thế thì cấp cao hơn dù đã nghỉ rồi hoặc đang đương chức thì cũng phải xem xét làm rõ trách nhiệm. Chứ không thể chỉ nói tới ông Hoàng là xong…cho nên vấn đề của Việt Nam ở đây là chưa triệt để xử lý trách nhiệm cụ thể những người đã gây ra hậu quả đó…nói rất là hay, rất là mạnh nhưng cụ thể thì thực thi cũng chẳng được là bao.”
Trong bối cảnh Thủ tướng Việt Nam đặt kỳ vọng tăng trưởng kinh tế 2017 cao tới 6,7%, thông tin từ VnExpress ngày 5/1/2017 cho biết, tới nay đã có 12 tỉnh xin gạo cứu đói trước Tết Đinh Dậu, bao gồm Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Đắk Nông.
Đọc bài báo, thấy thật là mỉa mai, khi các tỉnh xin cứu đói lại đều có những báo cáo về tình hình kinh tế xã hội với rất nhiều mỹ từ, như tổng sản phẩm tăng, các lĩnh vực  sản xuất kinh tế đạt và vượt kế hoạch đề ra…

Phù sa độc

Theo RFA-2017-01-06  
Phù sa độc, một khái niệm mới thời thủy điện lên ngôi.
Phù sa độc, một khái niệm mới thời thủy điện lên ngôi.  RFA photo
Câu chuyện lũ lụt tại miền Trung lẽ ra đã khép lại và đã có quá nhiều thông tin về nó. Tuy nhiên, dường như hậu quả do lũ lụt để lại vẫn chưa hề lắng xuống, từ chuyện lương thực của người miền Trung bị ảnh hưởng, mùa màng hư hại cho đến dịch bệnh… tất cả các vấn đề này vẫn còn hoành hành. Và một vấn đề khá mới mẻ sau lũ lụt miền Trung, đó là chuyện phù sa độc.
Hết mong lụt về!
Một nông dân tên Hiên, ở Nghĩa Hành, Quảng Ngãi, chia sẻ: "Phù sa thì năm ni nó độc quá, chẳng còn như mọi năm là làm tốt tươi ruộng đồng. Năm ni nó về hình như các công ty nó thải cái chất xả gì vào sông đó nên làm cho da ngứa ngáy, khó chịu lắm, làm cho da mình mẫm cảm và tấy đỏ hết. Cây cỏ, lúa cũng chết nữa thì người làm sao mà dám lội bùn!”.
Ông Hiên chia sẻ thêm là với người nông dân, phù sa là thuốc bổ cho ruộng đồng và mùa màng, không có thứ gì làm vệ sinh cho lòng sông hay ruộng đồng tốt hơn nước lụt. Chính vì tác dụng rất đáng quí của nước lụt mà hầu như với bất kì người nông dân nào, lụt có ý nghĩa rất lớn. Và trong nhiều năm liền, kể từ khi thủy điện đầu nguồn các tỉnh miền Trung hoạt động ruộng đồng thiếu vắng những trận lụt mang phù sa về làm màu mỡ cho đất và giảm lượng sâu bọ, mùa khô thì nắng hạn, thiếu nước trầm trọng, mùa mưa thì không có lụt nhỏ và vừa như trước đây.
Và cũng khác nhiều năm trước đây, từ năm năm trở lại, hầu như mỗi khi có lụt là người nông dân miền Trung trở nên tan hoang, lũ lụt càn quét đi mọi thứ từ mùa màng đến nhà cửa, tài sản và cả mạng người. Dòng nước chảy xiết, dữ tợn và dâng cao một cách bất thường không những phá hoại mọi thứ mà còn để lại hậu quả độc hại.
Ông Hiên nói rằng chưa bao giờ ông lại thấy hiện tượng phù sa độc nặng nề như năm nay. Nghĩa là thay vì phù sa do nước lũ mang về làm cho ruộng đồng tươi tốt, cây cối sum suê thì phù sa của các trận lụt trong mùa mưa năm qua đã làm cho cây cỏ bị khô héo, mọi thứ cây trong vườn đều rụng lá, chết dần chết mòn. Điều này dễ nhận biết nhất với người nông dân trồng hoa và cây cảnh. Hầu như chưa có năm nào mà lụt làm cho các vườn mai, vườn cúc chết trơ gốc nhiều như năm nay.
Ông Hiên than thở với chúng tôi là bùn non năm nay mang theo quá nhiều chất thải, rác rưởi và chất hóa học do các công ty thải ra nên mức độ gây ngứa và lở loét của nó cao một cách khác thường. Một nông dân quen chân lấm tay bùn như ông không dễ gì bị nấm móng và lở loét chỉ vì lội bùn non hai ngày. Thế nhưng sau trận lụt, đi làm đồng, dọn cỏ chuẩn bị cày bừa cho ruộng chưa đầy một buổi, tay chân ông bị ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ, cứ nơi nào dính bùn non thì nơi nó nổi mẩn đỏ, ngứa râm ran. Và không riêng gì ông Hiên, những người trong gia đình ông và các nông dân khác, ai bước xuống ruộng cũng bị ngứa và lở loét.
Năm ni nó về hình như các công ty nó thải cái chất xả gì vào sông đó nên làm cho da ngứa ngáy, khó chịu lắm, làm cho da mình mẫm cảm và tấy đỏ hết. Cây cỏ, lúa cũng chết nữa thì người làm sao mà dám lội bùn!.
- Ông Hiên, Quảng Ngãi
Theo một cán bộ thú y tên Sinh ở Hương Khê, Hà Tĩnh, một tỉnh Bắc Miền Trung Việt Nam cho biết thì trâu bò, lợn gà ở Hương Khê cũng bị hiện tượng tiêu chảy, giảm cân và lở loét sau khi kiếm ăn trên các bãi cỏ vừa bị lũ cuốn qua. Điều này chứng tỏ phù sa năm nay quá độc và nguy cơ mất mùa, vật nuôi bị chết vì bệnh sẽ còn kéo dài, kinh tế người nông dân bị ảnh hưởng không nhỏ một chút nào.
Nghiệt nỗi, ngoài những phần quà cứu trợ của các nhà từ thiện, về phía thủy điện vẫn chưa có động thái nào cho thấy họ hối lỗi về điều này và họ vẫn hoạt động bình thường, vẫn hưởng một cái Tết thắng lợi với quà cáp và tiền thưởng không nhỏ. Theo chỗ ông Sinh biết thì tiền thưởng Tết của ngành điện lực ở Hà Tĩnh năm nay khá cao. Như vậy, người nông dân thì đau khổ, thiếu thốn và thiếu cả không khí Tết, điều này khiến ông Sinh cảm thấy bị tổn thương vì trót làm người dân trong một tỉnh có quá nhiều tai ương đến từ biển, từ núi rừng, từ hệ thống quản lý.
Ông Sinh cho biết: “Cái nguồn thu của công nhân viên nhà nước, có vai có vế mới có tiền, còn lài, dân tròn (dân đen) thì không có thu nhập gì, cả năm trúng được chừng 40 triệu tiền bán cây, xong rồi thì không có khoản nào khác. Nhưng cũng không phải nhà nào cũng có được điều đó, có một số gia đình có thôi. Phần lớn thì đi làm thuê tứ xứ, vào Nam làm thuê là chính. Năm nay dù đã tháng Chạp nhưng chưa thấy Tết gì cả. Dường như Tết là của ai chứ không phải của mình. Mọi năm thì Noel xong thì xuống giống, năm nay đến giữa tháng Chạp rồi mà chỉ mới bắt đầu gieo sạ thôi!”.
Bốn bề trùng vây
400.jpg
Bùn non tràn ngập mọi nơi ở Nghĩa Hành, Quảng Ngãi. RFA photo
Tình trạng người nông dân bị vây bùa bốn bề, cái đói, nỗi đau mất mát và thiệt hại vẫn chưa nguôi, Tết đang đến sát bên lưng mà vẫn chưa có gì để lo sắm Tết, thậm chí không khí tang tóc vẫn còn quanh quất đâu đó trong các gia đình có người thân thiệt mạng bị lũ cuốn… Một người nông dân ở huyện Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, tên Vĩnh, chia sẻ: “Giờ hiện tại thì dân mình họ đang sạ, cũng có đám chưa gieo, hiện tại thì khắc phục dần dần. Trâu bò thì thiệt hại vì cỏ không có, rơm bị lụt ngấm nó thối nên không có cho trâu bò ăn, bệnh tật cũng nhiều. Hiện nay chỉ lo cặm cụi mùa màng chứ chưa ai dám nghĩ tới Tết cả!”.
Theo ông Vĩnh, tình trạng làm trễ mùa vụ, nguy cơ thiếu lương thực vào thời điểm giáp hạt và khắc phục hậu quả lâu dài, thậm chí chưa kịp khắc phục thì phải nhận chịu tiếp những trận xả lũ của năm tới có vẻ như đang hiện rõ dần trước mắt người nông dân Ba Đồn, Quảng Bình. Vì hiện tại, chỉ còn ngót nghét hai mươi ngày nữa đã là Tết, mà mọi chuyện vẫn còn dang dở. Nhiều gia đình vẫn chưa khắc phục hết hậu quả lũ lụt, nhiều ngôi nhà bị sập vẫn chưa xây dựng lại được vì không có tiền.
Trâu bò thì thiệt hại vì cỏ không có, rơm bị lụt ngấm nó thối nên không có cho trâu bò ăn, bệnh tật cũng nhiều. Hiện nay chỉ lo cặm cụi mùa màng chứ chưa ai dám nghĩ tới Tết cả!
- Một nông dân Quảng Bình
Mọi năm, hiện nay bà con nông dân trồng rau, củ, quả đã chuẩn bị thu hoạch vụ Tết, thậm chí đang thu hoạch vụ Tết sớm để bán ra các tỉnh phía Bắc nhưng năm nay thì mọi chuyện ngược lại. Rau củ quả từ phía Bắc đưa vào bán cho người dân miền Trung với giá cao ngất, một bó rau muống có giá 15 ngàn đồng, tương đương với 1,5 ký gạo hạng ngon. Và các loại củ quả cũng đắt tỉ lệ, có nhiều loại rau muống mua được một bó phải tốn đến 3 ký gạo. Nhưng đáng sợ nhất là hầu hết nguồn rau đều nhập từ Trung Quốc.
Bởi với kinh nghiệm lâu năm của một nông dân chuyên trồng rau, ông Vĩnh dễ dàng nhận ra đâu là rau Trung Quốc, đâu là rau trồng trên cánh đồng Việt Nam. Điểm dễ nhận biết nhất là rau củ quả Trung Quốc được bơm thuốc bảo dưỡng nên để rất lâu vẫn không hư hỏng. Rau do nông dân Việt Nam trồng không có đặc tính này, chỉ cần để qua hai ngày thì hoặc là khô héo, hoặc là úng nhũn.
Hơn nữa, Tết sắp về, người nông dân vừa không có nguồn thu nhập, mùa màng còn dang dở, vừa thiếu lương thực lại vừa phải còng lưng để mua thực phẩm độc hại của Trung Quốc. Mọi chuyện đều là mối nguy khó nói!