Monday, March 31, 2014

Nghi chồng cặp bồ, mẹ ném con 3 tháng tuổi xuống giếng?

theo Infonet | 01/04/2014 10:00

Bé gái 3 tháng tuổi bị vứt xuống giếng chỉ vì vợ nghi chồng quan hệ ngoài luồng? (ảnh minh họa)


Đi tìm không thấy con đâu, anh Chính doạ báo công an thì vợ mới khai là đã ném xuống giếng...

Khoảng 4g sáng ngày 31 -3, một bé gái mới chừng 3 tháng tuổi đã bị mẹ ruột của mình mang vứt xuống giếng…
Theo thông tin ban đầu, bé gái là con thứ ba của chị Trần Thị Hiên (SN 1976, thôn Đình Thắng, xã Tiên Lữ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) và anh Trần Văn Chính (SN 1974).
Được biết, con trai thứ hai của cặp vợ chồng này có bệnh về tâm thần. Có thể vì lý do đó nên chị Trần Thị Hiên cảm thấy “sốc” cộng với những áp lực tâm lý từ phía gia đình nhà chồng nên thời gian gần đây chị Hiên có biểu hiện của bệnh thần kinh.
Một số nguồn tin cho rằng, việc làm dại dột này của chị Hiên có thể là do việc biết chồng mình là anh Chính, hiện đang làm lái xe Bus tuyến 03 (Lập Thạch –Vĩnh Yên) có chuyện bồ bịch, lăng nhăng bên ngoài.
Chị Hiên hiện đang là giáo viên của một trường cấp 1 trên địa bàn xã Tiên Lữ.
Vào khoảng 4g sáng ngày 31 -1, sau khi phát hiện không thấy con gái đâu anh Chính tá hỏa đi tìm. Anh chính cùng ông nội của cháu gặng hỏi mãi nhưng chị Hiên không trả lời, chỉ nói “chắc là bị bắt cóc rồi”.
Sau khi ngọt nhạt không được, anh Chính dọa báo công an thì chị Hiên mới nói là đã ném đứa bé xuống giếng.

Long đong phận cá heo sát thủ Ukraine

theo Người lao động | 31/03/2014 22:29


Huấn luyện cá heo ở vịnh Sevastopol - Ukraine. Ảnh: EPA

Biệt đội cá heo sát thủ của Ukraine đã “đào thoát” sang Nga và một đi không trở lại. Chúng đã tìm cho mình một người chủ mới.

Chính quyền Moscow đã hứa bàn giao các bộ phận quân sự chiếm được của Ukraine trong quá trình sáp nhập Cộng hòa tự trị Crimea . Tuy nhiên, đơn vị cá heo sát thủ do Kiev kế thừa từ thời Liên Xô sẽ phải ở lại để nhận chủ mới.
Chương trình đào tạo động vật biển có vú tại vịnh Sevastopol – Ukraine của lực lượng quân sự Cozak đã cho ra lò thế hệ cá heo và một số loài sinh vật biển khác phục vụ trong hải quân từ năm 1965.
Cá heo sát thủ được huấn luyện kỹ năng xác định vị trí chướng ngại vật dưới nước, thiết bị quân dụng bị mất tích và chiến đấu như những binh lính thực thụ, thậm chí cả việc giết người nhái của đối phương bằng dao hoặc súng.
Trong quá khứ, cá heo sát thủ còn được dùng để đánh bom cảm tử vào chiến hạm hoặc tàu ngầm địch. Nhờ vào sóng siêu âm đặc trưng của loài cá heo, chúng có thể dễ dàng phân biệt tàu ngầm của Liên Xô bởi tiếng ồn động cơ để không tấn công nhầm vào “người nhà”.
Ngoài Liên Xô, chỉ có duy nhất hải quân Mỹ sở hữu lực lượng đặc biệt này nhưng không tinh nhuệ bằng. Hơn nữa, cá heo của hải quân Mỹ không sử dụng cho mục đích chiến đấu.
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, do thiếu hụt ngân sách và không còn hữu ích như dưới thời chiến tranh nên biệt đội cá heo Liên Xô đổi sang phục vụ du lịch và hướng dẫn trẻ học bơi những năm 1990.
Cho tới năm 2012, Ukraine lúc này kế thừa chương trình đào tạo cá heo sát thủ đã bắt huấn luyện trở lại để chúng thành thạo các kỹ năng đánh dấu vị trí và vũ khí dưới nước bằng phao. Tuy nhiên, vào tháng 2 vừa rồi, Bộ Quốc phòng Ukraine quyết định thả những con cá heo trở về tự nhiên hoặc đưa chúng vào các bể cá dân sự nhằm cắt giảm chi phí.
Đến khi Nga tịch thu biệt đội đặc biệt này từ Ukraine, chúng đã tìm thấy chủ nhân mới. Người ta hy vọng với nguồn ngân sách dồi dào, cá heo sát thủ sẽ trở lại một cách ngoạn mục như cách đàn anh của chúng từng làm nên huyền thoại.

PICS:Kinh hãi trứng vịt luộc chín vẫn ứa máu đỏ tươi

theo Gia đình và xã hội | 01/04/2014 10:05


Một quả trứng vịt đã luộc chín vẫn ứa máu đỏ tươi sai khi bóc đã khiến anh Tuấn, ngõ 165 Dương Quảng Hàm (Cầu Giấy, Hà Nội) và gia đình hốt hoảng.

 Sau thông tin thịt lợn nhiễm nấm độc dù luộc chín vẫn rỉ máu đỏ tươi đến chuyện trứng luộc chín cũng “chảy máu” khiến người dân hoang mang với chất lượng thực phẩm trong giai đoạn hiện nay.
Theo anh Tuấn, anh vả gia đình vẫn thường sử dụng trứng vịt mua ở quán cóc đầu ngõ 165, phố Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy. Hàng chục lần mua trước, khi sử dụng, trứng vịt vẫn bình thường. Dù chế biến theo cách nào như luộc, rán, ốp… thì trứng vẫn không có biểu hiện bất thường.
Tuy nhiên, mới đây, khi gia đình anh mua 5 quả trứng về luộc thì có một quả dù đã chín nhưng khi bóc ra vẫn ứa màu đỏ tươi như máu. “3 phần quả vẫn chín bình thường nhưng khi bóc phần còn lại thì cả nhà hốt hoảng vì trứng chảy nước màu đỏ tươi như máu. Nếu nhìn kỹ thì giống màu đỏ của bút lông trẻ em hay dùng để tô tranh chứ không phải là màu đỏ của phẩm màu” - anh Tuấn cho biết.
Theo quan sát quả trứng lạ, máu đỏ nằm ở lớp giữa trong vỏ, ngoài lòng trắng. Điều đáng nói là trước khi luộc, gia đình anh đã rửa sạch chỗ trứng và không hề phát hiện ra dấu hiệu bất thường nào. Theo anh Tuấn, sau khi phát hiện sự lạ, anh đã chụp hình lại quả trứng lạ và sau đó người nhà anh đã vứt bỏ quá trứng đó. “Sợ đó có thể là nấm độc hay cái gì đó độc hại như chuyện nấm màu đỏ ở miếng thịt lợn đã luộc chín được báo chí đăng tải nên nhà tôi đã vứt bỏ ngay quả trứng đó ra sọt rác” - anh Tuấn nói.
Dưới đây là một số hình ảnh chụp lại quả trứng “lạ” do độc giả Tuấn cung cấp:
1
Quả trứng lạ gây hốt hoảng cho gia đình anh Tuấn.
2
Dịch đỏ tươi tụ ở một góc của quả trứng vịt đã được luộc chín.
3
Góc ảnh này cho thấy dịch đỏ nằm ở giữa vỏ và lòng trắng của quả trứng vịt lạ.
4
Nếu nhìn ở góc khác thì đây là quả trứng vịt đã luộc chín không có dấu hiệu bất thường.

5
Tuy nhiên, có nhìn cận cảnh thì mới thấy ghê rợn.

Cử nhân thất nghiệp tràn lan, doanh nghiệp vẫn “khát” nhân lực

Thứ Ba, 01/04/2014 - 09:36

(Dân trí) - Cả nước có trên 72 nghìn lao động có trình độ cử nhân trở lên thất nghiệp; ¼ thanh niên lứa tuổi 20- 24 không có việc làm ổn định. Trong khi đó, tình trạng thiếu nhân lực ở một số ngành nghề vẫn diễn ra.

Theo bản tin cập nhật thị trường lao động do Bộ LĐ-TB&XH cùng Tổng cục Thống kê công bố, trong quý IV-2013, cả nước có 900.000 người thất nghiệp (tăng 48.000 người so với cùng kỳ 2012) và hơn 1,2 triệu lao động trong độ tuổi thiếu việc làm. Ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng nghề, tỷ lệ thất nghiệp là 7,68%, tăng 1,3 lần so với IV-2012 (tương đương 8.300 người); tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng là 6,74%, tăng 1,3 lần (khoảng 19.200 người); tỷ lệ thất nghiệp của nhóm lao động có trình độ đại học trở lên là 4,25%, tăng 1,7 lần. Như vậy, có khoảng 72.000 lao động thuộc nhóm này bị thất nghiệp so với số thất nghiệp ở quý IV-2012.
Đặc biệt, nhóm thanh niên từ 20-24 tuổi tốt nghiệp cao đẳng và đại học trở lên (sinh viên mới ra trường) có tỷ lệ thất nghiệp rất cao, lên tới 20,75%. Tỷ lệ này ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn nhiều so với không có chuyên môn kỹ thuật: 54,4% so với 39,6%.
Lý giải một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp đáng báo động của nhiều cử nhân, ông Cao Văn Sâm, Cục trưởng Tổng cục dạy nghề, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, có 5 nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này. Một là do dự báo nhu cầu việc làm chưa chính xác. Hai là do cơ cấu đào tạo chưa căn cứ vào nhu cầu thực tiễn. Ba là do người học chưa có đầy đủ thông tin khi chọn ngành học phù hợp với nhu cầu thị trường lao động. Bốn, do cơ cấu trình độ đào tạo đại học chưa thích hợp với cơ cấu nhu cầu lao động. Thứ năm, nhiều em học theo phong trào mà chưa có trang bị về nhu cầu thị trường.
Trên thực tế, từ cách đây 10 năm những bản tin phân tích về thị trường lao động đã đưa ra Quốc hội cảnh báo về tình trạng thừa nhu cầu lao động. Bởi mỗi năm cả nước cho ra trường trên 200 nghìn người nghĩa gấp hơn 10 lần so với nhu cầu thực của thị trường. Nhưng trong 10 năm trở lại đây tình trạng các trường Đại học, Cao đẳng thậm chí còn phát triển ồ ạt. Có thời điểm cứ nửa tháng lại có một trường mới ra đời và các trường này lại tiếp tục mở ra các ngành nghề đào tạo nóng và khả năng tạo ra sức hút sinh viên cao như quản trị kinh doanh, tài chính kế toán…
Cử nhân thất nghiệp tràn lan, doanh nghiệp vẫn “khát” nhân lực
Cần hướng nghiệp cho các em chuẩn bị rời ghế nhà trường PTTH  tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ.
Hệ quả của việc không tính tới nhu cầu lao động đã thấy rõ. Hiện trên cả nước có tới 72 nghìn thạc sỹ, tiến sỹ thất nghiệp. Trong khi đó, theo số liệu của Trung tâm dự báo quốc gia về việc làm, Bộ LĐ- TB &XH, năm 2014 vẫn có khá nhiều ngành khó tuyển như: Nhà chuyên môn bậc cao về ngành khoa học kỹ thuật, nhân viên kinh doanh, quản lí. Phản hồi từ nhu cầu thị trường cũng cho thấy các ngành nghề yêu cầu kỹ năng phát triển thị trường, bán hàng… còn thiếu nhân lực hoặc nhân lực dù được đào tại tại các các trường chưa đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Không ít nhà tuyển dụng sau thời gian dài đi tìm nhân lực trẻ phản ánh: Cử nhân ở ta cái cái gì cũng biết nhưng không chuyên sâu trong lĩnh vực nào.
Lại có ý kiến cho rằng, sâu xa của vấn đề một phần do xã hội chọn bằng cấp. Dẫn đến nhận thức của rất nhiều gia đình và thanh niên coi đại học là con đường duy nhất kiếm sống. Nhưng để ¼ thanh niên nước ta 20 – 24 tuổi tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên thiếu việc thì trách nhiệm của những Bộ, ngành liên quan không hề nhỏ.
Lời khuyên của chuyên gia xã hội được dành cho các em học sinh chuẩn bị rời ghế nhà trường phổ thông trung học, đó là hãy suy nghĩ, cân nhắc đúng để chọn cho mình một nghề vừa hợp với sở thích, khả năng, cá tính, giá trị song và phù hợp với xu hướng phát triển nghề nghiệp của thời kỳ hội nhập và nhu cầu nhân lực của xã hội trong thời kỳ đổi mới. Để hiểu biết sâu rộng nghề nghiệp các em nên tìm hiểu thông tin từ các nhà tư vấn nghề nghiệp, các thầy cô giáo làm công tác hướng nghiệp, tham khảo ý kiến của cha mẹ, người thân, bạn bè và thực tế xã hội chứ không nên chọn tương lai của mình theo “phong trào”.
Phạm Thanh

Mỹ cảnh cáo Bắc Triều Tiên về những hành động ‘khiêu khích’


Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel

Jeff Seldin
VOA-31.03.2014
Hoa Kỳ cảnh cáo về một loạt những quân sự mới do Bắc Triều Tiên gây ra là “nguy hiểm và phải chấm dứt.” Lời cảnh cáo này được đưa ra khi bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel chuẩn bị thực hiện chuyến công du kéo dài một tuần lễ, tập trung vào các cuộc thảo luận về những vấn đề ở Châu Á, trong đó có vấn đề hạt nhân và các chương trình phi đạn của Bắc Triều Tiên. Thông tín viên đài VOA Jeff Seldin tường thuật từ Ngũ Giác Đài.

Toan tính mới nhất của Bắc Triều Tiên để gây chú ý với buổi diễn tập pháo binh bằng đạn thật – bắn vào các vùng biển Nam Triều Tiên - sẽ không có tác dụng gì với các giới chức Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagen đưa ra đáp ứng nghiêm khắc trong buổi họp báo ngắn với các thông tín viên hôm thứ Hai.

Ông nói: “Hành động khiêu khích mà Bắc Triều Tiên lại tung ra một lần nữa là nguy hiểm và cần phải chấm dứt.”

Cuộc tập trận bằng đạn thật của Bắc Triều Tiên tiếp theo sau một loạt các vụ phóng thử phi đạn và mối đe dọa của một hình thức mới về thí nghiệm võ khí  hạt nhân.”

Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ dự trù sẽ lên đường vào thứ Ba trong chuyến đi kéo dài 10 ngày tới vùng Châu Á Thái Bình Dương, với cuộc họp giữa bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN tại Hawaii được nêu bật, và một chuyến đi tới Trung Quốc, nơi ông Hagel sẽ thảo luận về những căng thẳng đang diễn ra tại bán đảo Triều Tiên.

Ông Hagel nói rằng, “Rõ ràng là khi tôi tới Trung Quốc, sẽ có một đề tài mà tôi thảo luận với giới chức tương nhiệm với tôi tại Trung Quốc.”

Bắc Kinh đã nói rằng họ e ngại về những hành động của Bình Nhưỡng, nhưng đã kêu gọi cả Bình Nhưỡng lẫn Seoul tự kiềm chế.

Bắc Triều Tiên nói rằng hành động của họ là để đáp ứng cuộc tập trận của Hoa Kỳ-Nam Triều Tiên mà Bình Nhưỡng mô tả là việc chuẩn bị cho một cuộc xâm lăng.

Nhìn Crimea, châu Á phải lo mối nguy Trung Quốc?

Việt-Long, viết theo Jonathan Eyal, Singapore's The Straits Times 
2014-03-31

us-navyHải quân Hoa Kỳ chiếm vai trò chính yếu trong chiến lược chuyển trục sang châu Á-Courtesy of veteranstoday.com
Các nhà ngoại giao Trung Quốc có đủ mọi lý do để hài lòng về phương cách họ ứng xử với cuộc khủng hoảng Ukraine.
Một mặt, Trung Quốc bày tỏ sự ủng hộ đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, như ngụ ý thống trách Liên Bang Nga trong việc chiếm giữ Crimea. Nhưng cùng lúc, Bắc Kinh lại vắng mặt trong các cuộc biểu quyết chống Nga tại Liên Hiệp Quốc, để ai cũng biết là Trung Quốc không ủng hộ những việc trừng phạt, cấm vận Nga về kinh tế.
Chính sách nước đôi này, để cả hai phía phương Tây và Nga không ai bắt bẻ được, dựa trên nhận thức ước đoàn là Trung Quốc sẽ thủ lợi, cho dù cuộc khủng hoảng được giải quyết cách nào chăng nữa.
Nhận thức ấy sai từ căn bản. Màn kịch Ukraine là sự bất hạnh cho toàn thể châu Á. Trung Quốc có thể sớm nhìn ra rằng thay vì đem lại lợi ích gián tiếp, cuộc khủng hoảng ở xứ Ukraine xa xôi sẽ khiến Bắc Kinh phải đương đầu với những thách đố mới về an ninh, với chi phí tốn kém.
Thật dễ thấy vì sao Trung Quốc có thể thủ lợi qua những sự kiện diễn tiến ở Ukraine, ít nhất là trong ngắn hạn. Nước Nga bị cô lập và bị phương Tây trừng phạt, sẽ rất sẵn lòng bán cho Trung Quốc dầu khí và vũ khí với những điều kiện ưu đãi. Đó là điều đã được cố vấn thân cận của Tổng thống Putin, ông trùm dầu khí Nga Igor Sechin, nguyên phó Thủ tướng, chủ tịch công ty quốc doanh dầu khí Rosneft, nhìn nhận với giới truyền thông hồi tuần trước.

Trung Quốc sẽ sao chép kiểu mẫu Nga?

Nước Mỹ phải chú tâm đối phó với một cuộc khủng hoảng ở châu Âu sẽ không thể có đủ thời gian chăm lo chính sách chuyển trục chiến lược sang châu Á. Trong khi đó thì, tuy không ai nói đến việc Bắc Kinh sẽ theo gương nước Nga trong hành động lấn chiếm lãnh thổ, hành động của Moscow không gặp phản ứng mạnh mẽ của Hoa Kỳ hẳn phải kích thích các nhà chiến lược Trung Quốc rộn lên mối hy vọng xứ sở của họ một ngày nào đó sẽ giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ theo cùng đường lối với Liên Bang Nga.
Nếu Nga có thể chiếm giữ lãnh thổ Crimea rộng lớn với 2 triệu dân chỉ trong mấy ngày không cần một phát súng chiến tranh nào, thì tại sao Trung Quốc không thể làm như vậy với mấy dải đất đá không người cư ngụ?
pipeline-epa
Hệ thống đường ống dẫn dầu khí ở biên giới Nga-Kazakhstan do Trung Quốc đầu tư - Courtesy of EPA
Tất cả nghe đều rất thật, nhưng chỉ là một phần câu chuyện. Càng nhìn sâu vào cuộc phân rẽ của Ukraine, người ta càng lo sợ rằng mọi quốc gia châu Á, kể cả Trung Quốc, sẽ chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ở châu Âu.
Việc dùng võ lực để thay đổi biên giới ở châu Âu có thể không làm Trung Quốc cảnh giác đúng lúc, nhưng những biện pháp được Nga sử dụng để chiếm lấy Crimea cùng với những điều biện minh của họ cho hành động này phải gợi nên mối quan ngại sâu xa cho mọi nước, ngay cả tại Bắc Kinh.
Người Nga tự cho quyền sử dụng võ lực với bất kỳ lân bang nào có người thuộc sắc tộc Nga cư ngụ mà có thể chịu nguy hiểm, và phân phát hộ chiếu Nga cho tất cả cộng đồng ấy để củng cố quyền tự nhận như vậy. Moscow cũng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý chớp nhoáng để biện minh cho sự sáp nhập một tỉnh thành của Ukraine vào nước Nga, nâng cao điều mà họ thích gọi là "tự quyết" thành một nguyên tắc biện minh cho sự đổi thay lãnh thổ.
Cả hai ý tưởng ấy, tự quyền dùng võ lực và tự quyết để tách ra, đều độc hại cho nền an ninh châu Á. Khuôn mẫu "bảo vệ cho đồng chủng" của Nga có thể hấp dẫn một số người Hoa có tinh thần "quốc gia" sẳn sàng biện luận rằng Bắc Kinh đã không hành động đủ để bảo vệ người Hoa ở các nước khác. Tuy nhiên khi Bắc Kinh càng bị lôi cuốn để sao chép khuôn mẫu Nga, càng thêm nhiều người sắc tộc Trung Hoa ở khắp châu Á bị các nước nơi họ cư trú đối xử với nhiều nghi ngại; mối quan hệ nhân quả giữa các cộng đồng sắc tộc thiểu số  với xứ sở gọi là "tổ quốc" của họ đã phải mang trách nhiệm cho hai cuộc chiến tranh thế giới phát khởi từ châu Âu.
Thêm vào đó, tổ chức trưng cầu dân ý để quyết định biên giới là loại nguyên tắc mà Trung Quốc không muốn có. Có thể thấy trước kết quả chắc chắn nếu trưng cầu dân ý được tổ chức ở Tân Cương hay Tây Tạng. Và trong khi Bắc Kinh có đủ điều kiện cần thiết để bảo đảm những cuộc bỏ phiếu như vậy không bao giờ xảy ra, liệu họ có thể làm gì nếu kiểu cách "trưng cầu" như thế được Đài Loan và Hồng Kông  chọn lựa?

Thách đố chiến lược cho Bắc Kinh

Không phải những lợi ích chiến lược mà Trung Quốc cho là có thể chiếm được từ vụ khủng hoảng Ukraine đều là thật.
Thừ nhìn qua viễn ảnh Nga chuyển nhượng dầu khí nhiều hơn sang phía Trung Quốc làm ví dụ. Quả là khi châu Âu tìm cách chuyển hướng nguồn cung cấp ra khỏi nước Nga thù nghịch, thì người Nga sẽ buộc phải bán các sản phẩm năng lượng cho Trung Quốc, là thị trường lớn thứ nhì sau châu Âu. Và kế đó, cũng đúng là người Trung Quốc sẽ là phía định giá trong một thị trường của người mua. Đó là hai điều lợi lập tức cho xứ khát dầu này.
Song song với những điều lợi đó, chuyển mối cung cấp khỏi châu Âu sang châu Á là cả một trách vụ khổng lồ. Nga-Trung Quốc sẽ phải kiến tạo mạng lưới đường ống y như họ đã có với châu Âu. Phí tổn sẽ không dưới 50 tỉ đô la, thời gian hoàn tất đòi hỏi nhiều năm, nếu không phải là hằng chục năm.  
slave-population-in-kazakhstan
Tỉ lệ sắc dân Slavic tại miền Bắc Kazakhstan- Màu đỏ đậm là trên 50%, giảm dần đến màu trắng là 0% - Courtesy of Wikipedia
Cùng lúc, Trung Quốc có thể bị thôi thúc phải bảo vệ nguồn tài nguyên năng lượng họ đã bảo đảm cho mình ở Trung Á. Đến nay Bắc Kinh đang thắng thế trong cuộc chiến giành ảnh hưởng ở Trung Á với Nga, người chủ thực dân cũ của khu vực, bằng một đường lối kiên nhẫn, ôn hòa, với những cơ hội thương mại cho Trung Á mà nước Nga không thể nào sánh kịp.
Thế nhưng chiến thắng ở Ukraine có thể khuyến khích người Nga tiến tới xác định thêm nữa ảnh hưởng ở Trung Á, nơi có những người thuộc sắc tộc Nga sống quây quần trong những cộng đồng lớn rải rác ở nhiều nơi.
Lãnh thổ phía bắc Kazakhstan, xứ sở lớn nhất và giàu nhất Trung Á, là vùng hoàn toàn do người sắc tộc Nga chi phối, rất dễ bị sáp nhập vào Liên Bang Nga theo đúng cách thức như với Crimea. Người Nga có thể sử dụng những căn cứ quân sự họ đã có trên khắp khu vực này vào mục đích đó, hệt như sử dụng căn cứ hải quân ở Crimea. Nói vắn tắt, cuộc khủng hoảng Ukraine khiến biên giới giữa Trung Quốc với Trung Á bị mất an ninh hơn thay vì an ninh được bảo đảm hơn.

Tác động vào chính sách chuyển trục?

Thực ra sai lầm quan trọng nhất mà Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác ở châu Á có thể phạm phải là dự toán rằng cuộc khủng hoảng Ukraine khiến Hoa Kỳ phải giảm đi sự hiện diện ở châu Á, hay khiến tiếng tăm trên toàn cầu của người Mỹ bị suy kém.
Dù không để xảy ra chiến tranh với Nga như mọi người không ai trông đợi, Hoa Kỳ vãn có thể kiềm chế sức mạnh của Liên Bang Nga ở châu Âu mà không cần tuôn vào đó những tài nguyên quân sự mới. Người Mỹ chỉ cần khuyến khích đồng minh châu Âu trong khối NATO thay đổi một vài sách lược. Chuyển những căn cứ và binh đội của NATO đang ở Tây Âu sang lãnh thổ Trung Âu và Đông Âu sẽ là một kế hoạch nhanh chóng và không mấy tốn kém, mà vẫn đủ để ghìm chân lực lượng quân sự Nga trong nhiều năm sắp tới.
Rốt cuộc vụ Ukraine-Crimea chẳng tác động gì đến chiến lược tái cân bằng lực lượng Hoa Kỳ sang châu Á; người Mỹ vẫn có thể tiếp tục thực hiện nó. Trên thực tế, chiến lược này còn có thể được củng cố vững mạnh hơn. Thế đối đầu với Nga hiện nay có thể khiến Quốc hội Hoa Kỳ bác bỏ những khoản cắt giảm ngân sách quốc phòng mà Tổng thống Obama đã phác họa.

Châu Á nhích lại gần Mỹ hơn

Một số nhà phân tích Trung Quốc kín đáo cho rằng quyết định của Hoa Kỳ không phản ứng quân sự với cuộc can thiệp quân sự của Nga vào Ukraine đã làm giảm uy tín của Washington trong lời cam kết bảo đảm an ninh cho các nước khác.
Thực ra Ukraine không phải thành viên của NATO hay EU. Sự cam kết của Hoa Kỳ bảo đảm an ninh cho xứ ấy có tính cách yểm trợ về tinh thần nhiều hơn tính pháp lý.
Siêu cường Hoa Kỳ với sức mạnh hiện nay đã không cam kết đầy đủ cho nền an ninh của Ukraine bằng cách sử dụng sức mạnh quân sự vô song để bảo vệ lãnh thổ toàn vẹn cho xứ ấy. Tuy nhiên, bài học mà các nước châu Á có thể rút ra từ sự kiện này là không phải sự bảo đảm an ninh của Mỹ nay trở thành vô giá trị.  Để đạt mục đích chắc chắn sự bảo đảm đó có hiệu lực, các quốc gia châu Á đối tác của người Mỹ phải làm sao củng cố mạnh mẽ lời cam kết của Washington đối với nền an  ninh của họ. Đó chính là điều mà Nhật Bản và Nam Hàn, trong số các nước châu Á, đang làm.
Người ta chỉ nên coi sự kiện Ukraine như một điều không may, và phản ứng có thể là siết chặt mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ song song với sự tìm tòi cho ra những kế hoạch an ninh chung cho toàn khu vực. Đó là kiến trúc an ninh duy nhất có thể ngăn ngừa Trung Quốc lặp lại kịch bản Ukraine ở châu Á.
Điều này đã trở nên sáng sủa rõ ràng thêm nhiều, khi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tuần trước đã chấp thuận nghị quyết ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Chỉ một nước duy nhất bỏ phiếu ủng hộ Nga: Bắc Hàn. Bạn bè đồng minh như Bắc Hàn quá đủ để Liên Bang Nga chẳng cần có một kẻ thù nào khác!

Mỹ tố Trung Quốc khiêu khích Philippines

Thứ Ba, 01/04/2014 - 08:41
(Dân trí) - Mỹ đã chỉ trích Trung Quốc là hành động khiêu khích sau khi lực lượng bảo vệ bờ biển nước này cố gắng chặn một tàu Philippines tiếp tế hàng cho các binh sĩ đồng trú tại một khu vực tranh chấp ở Biển Đông. 


Tàu tuần duyên Trung Quốc và tàu tiếp tế Philippines gần Bãi Cỏ Mây hôm 29/3.
Tàu tuần duyên Trung Quốc và tàu tiếp tế Philippines gần Bãi Cỏ Mây hôm 29/3.

Nỗ lực phong tỏa của Trung Quốc, vốn dẫn tới một cuộc đối đầu kéo dài 2 giờ với tàu Philippines, là "một hành động khiêu khích và gây mất ổn định", phó phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Marie Harf phát biểu trước báo giới ngày 31/3.

"Là một đồng minh hiệp ước của Philippines, Mỹ hối thúc Trung Quốc kiểm chế có thêm hành động khiêu khích", Bà Harf nói thêm.

Vụ việc xảy ra hôm 29/3 khi 2 của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc cố ngăn một tàu của chính phủ Philippines chuyển hàng tiếp tế cho các binh sĩ đồn trú gần bãi san hô tranh chấp Bãi Cỏ Mây (tên quốc tế là Second Thomas Shoal) nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tàu của Philippines cuối cùng đã vượt qua được sự phong tỏa của Trung Quốc để tới tiếp cận các binh sĩ đang có mặt trên một tàu chiến bị mắc cạn từ năm 1999, vốn là biểu tượng cho sự hiện diện của Philippines tại bãi cạn tranh chấp.

Đây là vụ việc mới trong các vụ đối đầu giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền một vùng rộng lớn vốn chồng chéo với tuyên bố chủ quyền của các quốc gia khác.

Trước đó, vào ngày 9/3, Trung Quốc đã ngăn chặn thành công một tàu tiếp tế tương tự từ Philippines.

Mỹ đã cảnh báo Trung Quốc về các hành động khiêu khích ở Biển Đông sau khi nước này tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên phần lớn vùng biển Hoa Đông hồi tháng 11 năm ngoái, trong đó có quần đảo do Nhật Bản quản lý.

An Bình
Theo AFP

Bị cáo nữ “thoát y” giữa phiên tòa


(Kênh 13 )- Bị cáo bỗng dưng “thoát y” ngay giữa tòa như một người bị tâm thần và phiên xét xử đã được hoãn vô thời hạn.
Ngày 31/3, Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “tham ô tài sản” và “thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước” xảy ra tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang.
Các bị cáo liên quan đến vụ án: Trần Thị Thật, nguyên Giám đốc Bệnh viện; Nguyễn Văn Lĩnh và Tô Văn Dũng, nguyên kế toán.
Các bị cáo trong vụ án
Các bị cáo trong vụ án
Trước đó, phiên tòa đã bị tạm hoãn 2 lần với nhiều lý do… khó hiểu. Lần đầu tạm hoãn, bị cáo Thật “cáo bệnh” nên không thể tham dự. Lần thứ 2, bị cáo Thật “bỗng dưng” mắc bệnh… cao huyết áp ngay tại phiên xét xử.
Sau 2 lần phiên tòa tạm hoãn, đến sáng 31/3, bị cáo Thật tiếp tục “diễn” như một bệnh nhân mắc chứng bệnh… tâm thần.
Bước vào phiên xử, chủ tọa hỏi nhưng bị cáo Thật “ngó lơ” chỗ khác như không nghe và mắt nhắm nghiền. Thấy sự bất thường, Hội đồng xét xử đã hỏi các cán bộ chiến sĩ công an chăm sóc cho bị cáo thì được biết, trước đó sức khỏe của bị cáo Thật vẫn bình thường.
Luật sư bào chữa cho bị cáo cho rằng, bị cáo Thật có dấu hiệu tâm thần. Song, đại diện Viện kiểm sát cho rằng, không đủ cơ sở khẳng định bị cáo Thật bị “tâm thần” nên yêu cầu phiên tòa tiếp tục diễn ra.
Bị cáo Thật nhắm nghiền mắt, mặc cho chủ tọa phiên tòa nhiều lần hỏi bị cáo.
Bị cáo Thật nhắm nghiền mắt, mặc cho chủ tọa phiên tòa nhiều lần hỏi bị cáo.
Hội đồng xét xử tiếp tục đặt câu hỏi cho bị cáo Thật nhưng bị cáo vẫn “lơ ngơ” như người… vô hồn. Lúc này, luật sư bào chữa cho bị cáo Thật yêu cầu tòa tạm hoãn với lý do, bị cáo có dấu hiệu mắc bệnh… tâm thần và xin được đưa bị cáo Thật đi giám định.
Hội đồng xét xử đã cho tạm dừng phiên tòa để vào bên trong hội ý. Ở bên ngoài, bị cáo Thật đang ngồi, mắt vẫn nhắm nghiền thì bất ngờ khóc “ré” lên rồi ngã quỵ xuống sàn nhà. Bị cáo đưa tay “thoát y” tại tòa. Xung quanh, lực lượng công an bảo vệ phiên tòa đã đứng che chắn cho bị cáo.
Sau khi hội ý, chủ tọa phiên tòa đã tuyên bố tiếp tục hoãn xét xử vô thời hạn và tiến hành các thủ tục để đưa bị cáo Thật đi giám định tâm thần.
Nghe phán quyết của Hội đồng xét xử, bị cáo Thật như… “uống được liều thuốc” và vững bước đi ra xe trong sự dẫn giải của công an bảo vệ phiên tòa.
Lực lượng công an che chắn khi bị cáo “thoát y” tại phiên tòa.
Lực lượng công an che chắn khi bị cáo “thoát y” tại phiên tòa.
Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6/2010, bị cáo Thật chỉ đạo bị cáo Dũng lập 56 ủy nhiệm chi khống. Sau đó, Thật chỉ đạo chuyển hơn 3,1 tỉ đồng vào 5 tài khoản cá nhân tại TP HCM.
Hành vi của bị cáo Thật và Dũng nhằm chiếm đoạt số tiền 3,1 triệu đồng để chia nhau tiêu xài cá nhân nên bị truy tố tội “tham ô tài sản”. Ngoài ra, bị cáo Thật được xem như chủ mưu của vụ án.
Đối với bị cáo Lĩnh, kế toán tổng hợp đã thiếu tinh thần trách nhiệm, không làm hết chức năng nhiệm vụ được giao nên bị truy tố tội “thiếu trách nhiệm gây thiệt hai nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước”.
Dư luận tại tỉnh Tiền Giang đặt nghi vấn, liệu bị cáo Thật bệnh “tâm thần”… thật hay chỉ là chiêu trò để thoát án?

Nghịch tử cầm phích nước sôi đập đầu mẹ vì bị thu máy tính


(Kênh 13) – Do nghiện chơi game, không học bài nên mẹ đã thu máy tính của Phương. Cậu ấm này đập đồ trong nhà rồi cầm phích nước sôi “phi” thẳng vào đầu mẹ.
Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng T4, Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bác sĩ vừa tiếp nhận bệnh nhân Hoàng Văn Phương (tên đã được thay đổi) ở Hà Nội vì có biểu hiện kích động, hoang tưởng.
Theo người nhà bệnh nhân, ngày 24/3, bà Nguyễn Thị Th. mẹ của Phương đi chợ về thấy con không chịu học mà mải mê chơi game cất máy tính vào trong phòng riêng không cho sử dụng.
Bực tức với mẹ, Phương cầm ghế đập phá tất cả những gì có trong nhà. Khi mẹ vào can ngăn và kèm theo vài lời chửi mắng, Phương tiện tay cầm phích nước đập thẳng vào đầu bà Th. Thấy bà Th. bị bỏng và ôm đầu kêu khóc, Phương càng la hét và không làm chủ được hành vi của mình. Hàng xóm thấy vậy kéo đến can ngăn và khống chế cậu đưa vào Viện sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai để điều trị.
Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng đang đưa PV đi thăm Hoàng Văn Phương, tại Viện sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: Minh Ngọc)
Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng đang đưa PV đi thăm Hoàng Văn Phương, tại Viện sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: Minh Ngọc)
Theo bác sỹ Dũng, tuy bệnh nhân Phương có dáng người nhỏ và gầy nhưng để chuyển được bệnh nhân này đến bệnh viện thì phải 4 người trói chân tay Phương lại mới có thể di chuyển được. Họ phải giữ chặt thì bác sĩ mới tiêm được cho Phương.
Chiều ngày 30/3, bác sỹ Dũng đưa chúng tôi đến buồng bệnh nhân hỏi thăm, Phương vẫn trong nửa say, nửa tỉnh. Bác sỹ Dũng có hỏi: “Vào đây làm gì có biết không, cháu có biết đã đánh mẹ phải nằm viện vì ‘vỡ đầu’ không”, thì Phương chỉ lắc đầu và khuya tay, kéo chăn kín đầu.
Người nhà bệnh nhân cho biết, từ nhiều năm nay Phương thường chơi game, có những lần ngồi vào máy tính 2 ngày liên tục không chịu ăn cơm mà chỉ “gặm” bánh mỳ với nước lọc. Gần đây Phương biểu hiện rõ của một kẻ nghiện game, thường xuyên bỏ học và nhiều lúc một mình trong phòng riêng cũng la hét, dậm chân, đập tay trước màn hình máy tính.
Một người chăm sóc cho bệnh nhân Phương ở bệnh viện kể lại: “Tôi chẳng hiểu gì về ‘gêm’ là làm sao, nhưng lúc nào đến cũng thấy nó có cái máy tính toàn là người đang đánh nhau trong đó”.
Một người xưng là “bạn chiến hữu” của Phương đến bệnh viên thăm cũng kể lại: “Mấy ngày trước em nghe Phương kể, thấy xe tăng đầy mặt đất, máy bay trên mái nhà mình mà không làm gì được. Bạn ấy cũng kể gần đây liên tục bị các game thủ khác ăn điểm, khủng bố ngay trong game. Bị cảnh sát (trong game) liên tục bắt rồi lại thả ra”.
Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng cho biết thêm: “Khi nhập viện thì bệnh nhân Phương có biểu hiện hoang tưởng, ảo giác, kích động do nghiện game, bệnh nhân này nghĩ rằng mình bị mất một thứ gì đó nên đánh người. Sau 6 ngày nhập viện và điều trị, bệnh nhân Phương đã có sức khỏe tốt, tinh thần đã bình phục được 60% của một đứa trẻ bình thường. Bệnh nhân Phương sẽ phải nằm lại viện để theo dõi điều trị khoảng 20 ngày nữa thì được xuất viện”.
Minh Ngọc

Mang di ảnh, lư hương đi đòi tiền chưa thi hành án

31/03/2014 13:55 (GMT + 7)

Gia đình nạn nhân Thanh đến nhà ông Nam đòi tiền bồi thường trong vụ tai nạn giao thông vào sáng 31-3
TTO - Khoảng 5g sáng 31-3, người nhà nạn nhân Phan Chí Thanh (đã chết, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) mang lư hương đến trước nhà ông Hà Hoàng Nam (trưởng Phòng an ninh kinh tế CA tỉnh Cà Mau) để đòi số tiền bồi thường trong vụ tai nạn giao thông cách đây gần một năm.
Theo trình bày của gia đình nạn nhân, chiều 7-5-2013, Nguyễn Thanh Nhang (ngụ xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) lái xe thuê cho ông Hà Quốc Huy (con ông Nam) đã gây tai nạn khiến Thanh tử vong. Tháng 11-2013, TAND  huyện Trần Văn Thời xét xử sơ thẩm buộc bị cáo Nhang và Huy có trách nhiệm bồi thường cho gia đình nạn nhân Thanh tổng số tiền gần 130 triệu đồng. Sau đó, tòa phúc thẩm xử y án. Tuy nhiên, khi gia đình yêu cầu thi hành án thì bị “neo”.
Sáng cùng ngày, đại diện gia đình và ông Hà Hoàng Nam đã có buổi làm việc tại trụ sở UBND phường 6 (TP Cà Mau). Tại đây, ông Nam đã cam kết sẽ trả số tiền trên vào thứ hai tuần sau (ngày 7-4).
Được ông Nam hứa thi hành án, người nhà của Phan Chí Thanh đã giải tán.
TẤN THÁi

Lợi dụng danh nghĩa Bộ Công an chiếm đoạt hơn 12 tỷ

31/03/2014 13:01
Ông Cường bị cáo buộc đã lợi dụng danh nghĩa Bộ Công an để chiếm đoạt hơn 12 tỷ đồng của một doanh nghiệp tư nhân góp vốn đầu tư dự án xây nhà cho cán bộ công an.
Ngày 28.3, TAND Hà Nội tuyên phạt bị cáo Trần Minh Cường (50 tuổi, nguyên thượng tá công an) án 15 năm tù về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".

Theo bản án, ông Cường công tác tại Bộ Công an. Khi bộ có dự án xây nhà ở cho cán bộ, ông được phân công giao dịch với các đối tác để triển khai. Không được nhận tiền góp vốn, song thượng tá công an này vẫn lấy danh nghĩa cơ quan mời doanh nghiệp tư nhân đầu tư, hứa hẹn sẽ chia đất dự án sau khi hoàn thành.

Cụ thể, đầu năm 2010, bị cáo nói với bà Nguyễn Thị Hường, chủ doanh nghiệp Mạnh Hưng ở Nam Định, về khả năng xin được đất cho dự án. Ông mời bà Hường tham gia đầu tư, đưa bản thảo công văn tự soạn thảo gửi UBND Hà Nội cho xem...

Từ đầu năm 2010 đến 31.5.2013, ông Cường nhận của doanh nghiệp tư nhân Mạnh Hưng tổng cộng hơn 12 tỷ đồng. Quá trình nhận tiền, ông thông báo với bà Hường thủ tục xin cấp dự án đã xong ở các cấp, chỉ chờ quyết định cuối cùng của lãnh đạo Hà Nội, song theo điều tra ông chưa nộp hồ sơ dự án tới cơ quan chức năng nào.

Theo bản án, ông Cường đã sử dụng cá nhân số tiền chiếm đoạt, hiện mới trả lại cho doanh nghiệp Mạnh Hưng và những người tham gia góp vốn hơn 5 tỷ đồng.

Tòa cho biết do bị cáo thân nhân tốt nên đã xem xét giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự.
Theo VNE

Bị đe dọa vì tố cáo CSGT sai phạm

 - Sau khi có đơn tố cáo một cảnh sát giao thông (CSGT) đường thủy mượn xe máy rồi đem đi cầm đồ, chị Nguyễn Thị Thanh Hà liên tục bị những đối tượng lạ đe dọa.

Người tố cáo bị đe dọa

Vụ việc nói trên đã được Báo NTNN thông tin trong bài “CSGT bị tố mượn xe máy mang đi cầm đồ”. Sau khi gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an về việc anh Nguyễn Thanh Tuấn - cán bộ Phòng CSGT đường thủy (PC68 - Công an TP.Hà Nội) mượn xe máy rồi đem đi cầm cố lấy tiền tiêu xài, gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Hà (phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội) liên tục bị những đối tượng lạ đe dọa, khủng bố tinh thần, yêu cầu phải rút đơn tố cáo. 

Trong khi gia đình chị Hà và các đối tượng trên không quen biết hay thù hằn cá nhân gì. Sau một thời gian yên ắng, mới đây chị Hà cho biết, lại bị các đối tượng có tên Châu "beng", Nam "tếch" và Hiền "còi" tiếp tục có hành vi nhắn tin qua điện thoại di động đe dọa, khủng bố tinh thần và yêu cầu rút đơn không được tố cáo hành vi sai phạm của Nguyễn Thanh Tuấn nữa. 

Trước đó, lãnh đạo PC68 cho biết, việc Nguyễn Thanh Tuấn mượn tài sản đem đi cầm đồ đã bị xử lý kỷ luật, bên cạnh đó gạch tên anh này ra khỏi danh sách đảng viên dự bị.

Với cách giải quyết như trên, dư luận đặt câu hỏi tại sao hành vi vi phạm của Nguyễn Thanh Tuấn có dấu hiệu của tội phạm mà chỉ bị kỷ luật hành chính. Việc xử lý như vậy có dấu hiệu bao che, bỏ lọt tội phạm hay không? Trao đổi với phóng viên NTNN, nhiều luật sư (LS) của Đoàn luật sư TP. Hà Nội đều khẳng định việc Nguyễn Thanh Tuấn mượn xe máy mang đi cầm đồ, quá hẹn không trả là dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự. 

“Việc mượn tài sản là chiếc xe máy của người khác mang đi cầm đồ hay dùng vào việc riêng gì nhưng quá hẹn không trả, để cho chủ nhân đòi nhiều lần, thậm chí phải tố cáo thì đó là hành vi lạm dụng để chiếm đoạt tài sản" - LS Nguyễn Thanh Sơn phân tích. 

Xe máy là tài sản vụ trộm

Về nguồn gốc chiếc xe máy, khi thụ lý đơn tố cáo của công dân, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.Hà Nội đã kiểm tra, phát hiện chiếc xe Piagio Liberty biển kiểm soát 30M5-0844 là tài sản vụ trộm cắp xảy ra tháng 8.2010, tại phố Hòa Mã, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là tình tiết khiến việc giải quyết trở nên phức tạp.

Theo luật sư Nguyễn Thanh Sơn, với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trường hợp khắc phục hậu quả tốt thì cũng chỉ giảm hình phạt khi lượng hình, chứ không thể xóa được hành vi phạm tội. 
Theo LS Nguyễn Quang Tiến, về nguồn gốc chiếc xe máy Piaggio không ảnh hưởng gì đến việc xác định hành vi của anh Tuấn, bởi nó độc lập và nằm ở giai đoạn khác. Nếu chiếc xe máy là tài sản của vụ trộm cắp thì việc xử lý phải qua nhiều khâu hơn. Trong pháp luật hình sự, hành vi của mỗi cá nhân được tách bạch, rõ ràng, tội nào đi tội đấy. 

Cũng theo LS Tiến khi điều tra sẽ có những tình huống sau xảy ra. Thứ nhất, chủ nhân chiếc xe máy không biết mà mua phải tài sản do người khác phạm tội mà có, thì người đó được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Chiếc xe máy sẽ được giao về cho người chủ bị mất cắp. Còn người mua khởi kiện người đã bán cho mình trước đó để đòi lại tiền. Trường hợp người mua biết rõ là tài sản là phi pháp vẫn mua, ngoài việc bị xem xét xử lý hình sự thì chiếc xe trả về người bị mất, tiền mua xe bị tịch thu sung công quỹ. 

PICS:Sườn bò nghi làm từ xốp 'tái xuất cổng trường'

Sườn bò nghi làm từ xốp 'tái xuất cổng trường'
31/03/2014 09:15 GMT+7
VNN-Sản phẩm “sườn bò thơm cay” nghi làm từ xốp được bày bán tràn lan tại các cổng trường “biến hóa” thành tên gọi mới “hương bò thơm cay”.

Năm ngoái, dư luận xôn xao trước thông tin cảnh báo về loại thịt bò được cho là làm từ mút xốp được một thành viên chia sẻ trên facebook. Cục Quản lý nông, lâm, thuỷ sản (bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) đã vào cuộc và đưa ra bản kết luận về sản phẩm Sườn bò thơm cay. Theo kết quả kiểm nghiệm, sản phẩm sườn bò này không có thịt nói chung và thịt bò nói riêng. Thành phần chính được ghi trên nhãn gồm bột mỳ, nước, dầu thực vật, đường, muối, ớt, bột gia vị, mỳ chính và phụ gia hương liệu.

Địa chỉ sản xuất của sản phẩm này tại Cụm 4 – Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội là không đúng với địa chỉ sản xuất hiện tại. Cơ sở này đã chuyển sang địa chỉ mới, nhưng bao bì vẫn ghi địa chỉ cũ. Cơ sở sản xuất tại địa chỉ mới cũng chưa được công nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đã bị cơ quan chức năng xử lý.

Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, tại một số cổng trường tiểu học, THCS trên địa bàn Đống Đa, Ba Đình tiếp tục xuất hiện sản phẩm “hương bò thơm cay”. Vẫn mẫu mã, hương vị cũ.

Hương bò thơm cay được bán với giá 3.000 đồng/miếng. Khi được hỏi tại sao sản phẩm mẫu mã đẹp, lại có hương vị bò mà giá cả lại rẻ như vậy, người bán hàng cho biết: “Sản phẩm này có phải làm từ thịt bò không, tôi không rõ. Tuy nhiên, giá mặt hàng này rất rẻ nên nhiều học sinh thích mua”.

Khi phóng viên dùng tay xé thử, những miếng được gọi là thịt bò rất dai. Dùng tay bóp “miếng thịt bò”, sản phẩm xẹp xuống sau vài ba giây lại phồng trở lại.

Em Nguyễn.V.M, học sinh lớp 4 trường tiểu học Kim Đồng (quận Ba Đình, HN) cho biết: “Cháu biết loại “thịt bò” này từ năm ngoái. Nhưng một thời gian không thấy bày bán. Giờ bán trở lại nên chúng cháu rất thích”.

Một số hình ảnh: “Hương bò thơm cay” bày bán tràn lan tại một số cổng trường tiểu học và THCS:

sườn bò, thịt bò thơm cay, quà vặt, thực phẩm bẩn
Tại một số cổng trường tiểu học, THCS trên địa bàn Hà Nội, sản phẩm được cho là làm từ thịt bò có giá chỉ 3.000 đồng bày bán tràn lan.
sườn bò, thịt bò thơm cay, quà vặt, thực phẩm bẩn
Sản phẩm "Hương bò thơm cay" được bày bán tại trường THCS Cát Linh (Đống Đa, Hà Nội).
sườn bò, thịt bò thơm cay, quà vặt, thực phẩm bẩn
Vẫn mẫu mã, hương vị và nhà sản xuất cũ nhưng nhãn mác được chuyển từ "sườn bò thơm cay" thành "hương bò thơm cay".
sườn bò, thịt bò thơm cay, quà vặt, thực phẩm bẩn
                                                                 Cận cảnh tên đơn vị sản xuất.
sườn bò, thịt bò thơm cay, quà vặt, thực phẩm bẩn
                        Bao bì sản phẩm còn có phần "phụ lục" - "Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa".
sườn bò, thịt bò thơm cay, quà vặt, thực phẩm bẩn
Sản phẩm này cũng được bày bán nhiều tại trường Tiểu học Kim Đồng (Ba Đình, Hà Nội).
sườn bò, thịt bò thơm cay, quà vặt, thực phẩm bẩn
                                               Giá bán được "niêm yết", 3 nghìn đồng/gói
sườn bò, thịt bò thơm cay, quà vặt, thực phẩm bẩn
              Theo một người bán hàng, sản phẩm này giá cả rẻ nên được nhiều học sinh chọn mua.
sườn bò, thịt bò thơm cay, quà vặt, thực phẩm bẩn

sườn bò, thịt bò thơm cay, quà vặt, thực phẩm bẩn
                                           Nhiều học sinh chọn mua hương bò thơm cay sau giờ tan học.
sườn bò, thịt bò thơm cay, quà vặt, thực phẩm bẩn
                                           Sản phẩm có màu sắc khá giống thịt bò.
sườn bò, thịt bò thơm cay, quà vặt, thực phẩm bẩn

Đầu tư vào Việt Nam giảm 50% vì tham nhũng

31-03- 2014 3:12:28 PM
HÀ NỘI (NV) .- Trong quý I năm 2014, đầu tư ngoại quốc (FDI) vào Việt Nam khoảng 3.3 tỷ Mỹ kim, giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái. FDI sẽ chảy sang Lào và Campuchia vì tham nhũng không trầm trọng như Việt Nam.


Công nhân làm việc trong một doanh nghiệp ngoại quốc. Chính sách hay thay đổi, tham nhũng tràn lan đang làm nguồn FDI giảm sút. (Hình: Đất Việt)

Cục Đầu tư nước ngoài của Bộ Kế hoạch - Đầu tư Việt Nam giải thích, lý do khiến FDI giảm mạnh vì gần như không có dự án nào lớn, trong khi năm ngoái, ngoài Samsung đầu tư 2 tỷ Mỹ kim vào Thái Nguyên, giới đầu tư ngoại quốc còn bỏ thêm 2,8 tỷ Mỹ kim vào dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Theo kết quả một cuộc khảo sát do Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện, trong các năm 2011 và 2012, chỉ có 32% doanh nghiệp ngoại quốc cân nhắc giữa đầu tư vào  Việt Nam hay Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia và Lào... thì sang năm 2013, con số này tăng lên 54%. Trong cuộc khảo sát, chủ các doanh nghiệp ngoại quốc cho rằng, trong khi hạ tầng của Việt Nam chỉ ngang Campuchia và Lào thì tham nhũng ở Việt Nam lại vượt xa Campuchia và Lào.

Ông Trần Hữu Huỳnh, cựu Trưởng Ban Pháp chế của VCCI, nhận định, Việt Nam có quá nhiều “quy định”. Khi “quy định” càng nhiều, độ tự do kinh doanh và vấn đề thực thi “quy định” càng kém. Doanh nhân nước ngoài không hài lòng vì việc thực thi các “quy định” mất nhiều thời gian, chi phí, nhân lực và càng nhiều “quy định” thì càng khiến tham nhũng thêm trầm trọng.

Một chuyên gia kinh tế tên là Lê Đăng Doanh, cựu Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, cảnh báo, nếu các “qui định” vẫn là gánh nặng, Campuchia, Lào sẽ vươn xa hơn trong thu hút FDI và Việt Nam sẽ phải trả giá. Theo ông Doanh, trên thực tế, điều này đang diễn ra vì giá đất ở Campuchia và Lào thấp hơn, đồng thời thủ tục cũng không rườm rà như Việt Nam.

Khi được tờ Đất Việt phỏng vấn về kết quả cuộc khảo sát do VCCI thực hiện, ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cho rằng, tuy Campuchia và Lào cũng có tham nhũng nhưng quy mô và mức độ khó có thể bằng Việt Nam. Tuy có nhiều scandal về tham nhũng, kể cả tham nhũng vốn ODA nhưng tất cả những scandal đó chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm. Ông Toàn nhận định, so sánh Cam puchia và Lào với Việt Nam có vẻ hơi khập khiễng vì dù sao Việt Nam cũng đã mở cửa hội nhập sớm hơn, lượng FDI lớn hơn song trong tương lai, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ chậm và điều này sẽ ảnh hưởng tới thu hút FDI.

Bên cạnh yếu tố chính sách bất cập, tham nhũng tràn lan, việc phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ dù vấn đề này từng được nêu ra cách nay một thập niên và đó là một trong những tiền đề quan trọng để tăng sức hấp dẫn khi muốn thu hút FDI. Ông Toàn đã sử dụng trường hợp Samsung như một dẫn chứng.

Việt Nam mời Samsung vào nhưng công nghiệp phụ trợ của Việt Nam quá kém nên không thể đáp ứng nhu cầu của Samsung. Nếu công nghiệp phụ trợ của Việt Nam phát triển tốt, sự có mặt của Samsung sẽ giúp tạo thêm nhiều việc làm, chất lượng của nguồn nhân lực sẽ được nâng lên cao hơn, nhờ đó, giá trị gia tăng cao hơn, thu được hiều thuế hơn, doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ trưởng thành hơn. (G.Đ)

PICS:Từ chém nhau như “bụi đời Chợ Lớn” đến "chiến địa" Làng Khánh

31/03/2014 13:21

Dân Việt - Cảng Làng Khánh (TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) được gọi là chiến địa bởi nơi đây từng xảy ra những vụ tranh giành lãnh địa mót than khiến 6 người bị bắn chết.

Mới đây, vụ chém nhau kinh hoàng như “Bụi đời Chợ Lớn” không xảy ra ở đây nhưng nguyên nhân dẫn đến sự việc này cũng do tranh giành than ở chiến địa này.



Khoảng 5 giờ 20 phút ngày 15.12.2008 tại chiến địa cảng Làng Khánh, Phan Huy Nam (SN 1975), Nguyễn Văn Quân (SN 1982), Đặng Thế Sơn (SN 1979) đều ở xã Thống Nhất, huyện Hoàng Bồ, Quảng Ninh đã dùng súng hoa cải bắn chết 6 người xúc trộm đống than khoảng 10 tấn của ba đối tượng này

Các nạn nhân bị bắn chết là Nguyễn Cao Nguyên, Lê Bá Ngọc, Bùi Ngọc Đức, Nguyễn Xuân Hiển, Lê Văn Tiến, Phạm Đình Hiệp và bắn bị thương anh Lê Bá Chung. Sau khi giết người, Nam, Sơn, Quân đã bỏ trốn khỏi hiện trường.


Lực lượng công an đã thu được tại hiện trường 3 khẩu súng dùng trong vụ án, 1 khẩu Sơn có từ trước còn 2 khẩu do Sơn mua của một người không quen biết bằng tiền tận thu than chung của Sơn và Nam. Ngoài ra, Sơn còn có 1 quả lựu đạn cầu vỏ nhựa dùng để huấn luyện, tuy nhiên qua kiểm tra quả lựu đạn này đã được lắp thêm 1 mạch nổ hoàn chỉnh.


Vụ án gây chấn động này kết thúc bằng bản án tử hình dành cho Phan Huy Nam và Đặng Thế Sơn; Nguyễn Văn Quân nhận mức án chung thân, hai bị cáo khác có liên quan là Đặng Văn Song bị 30 tháng tù giam; Hà Văn Hùng bị 9 tháng tù giam


Vụ chém nhau kinh hoàng “Bụi đời Chợ lớn” giữa 2 nhóm với số lượng lên đến gần 20 người đã làm 4 người bể sọ, xẻ bụng, lưng


Nguyên nhân chính của vụ việc là do các đối tượng tranh chấp nhau lãnh địa gom xỉ than từ Nhà máy Nhiệt điện Hà Khánh ở gần đó để bán với giá 5 triệu đồng/tấn


Người dân sống gần khu vực xảy ra vụ hỗn chiến cho biết, nơi đây vốn rất phức tạp, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn giữa các nhóm đối tượng.

Ghi nhận của Dân Việt, địa hình ở đây khá phức tạp, tàu than lạ đỗ khắp nơi, lán trại mọc lên rất nhiều gần bãi thải và nơi tập kết than của ngành than.