Wednesday, April 6, 2016

Mất trộm xe máy, 5 năm sau bắt gặp công an đang sử dụng có đòi được không?

An Hòa-05/04/2016 14:16
Trong một lần đi dự đám cưới, anh Phương bị trộm mất xe máy. Hơn 5 năm sau, anh bất ngờ phát hiện một nữ đại úy công an đang sử dụng chiếc xe với biển kiểm soát và màu sơn hoàn toàn giống xe đã bị mất của mình…
Mất trộm xe máy, 5 năm sau bắt gặp công an đang sử dụng có đòi được không?
Chiếc xe AirBlade biển số 63M1 - 4812 lúc mới đem về trụ sở Công an phường 4 TP. Mỹ Tho
Sự việc hy hữu
Ngày 30/3, anh Nguyễn Phạm Minh Phương (SN 1983, ngụ đường Đống Đa, phường 4, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) cho biết một sự việc hết sức kỳ lạ và hy hữu: Chiếc xe gắn máy nhãn hiệu Honda AirBlade của anh bị mất trộm đã 5 năm đang được một… đại úy công an sử dụng. 
Anh Phương trình bày: Tháng 10/2011, anh sử dụng chiếc xe AirBlade biển kiểm soát 63M1 - 4812 có màu sơn cam - đen, chủ sở hữu tên Phạm Thị Hòa (ngụ ấp Bình Sơn, xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, Tiền Giang, là dì ruột của anh Phương) và bị Công an TP. Mỹ Tho lập biên bản vi phạm đi sai quy định, tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký xe.
Mất trộm xe máy, 5 năm sau bắt gặp công an đang sử dụng có đòi được không?
Và sau đó được ông Công tháo bỏ biển số 63M1 - 4812 thay bằng biển số 51R1- 6273
Đến đầu tháng 11/2011, anh Phương sử dụng xe này đi dự đám cưới thì bị mất trộm ở khu vực đường Lý Thường Kiệt, phường 4, TP. Mỹ Tho. Sau khi trình báo mất xe, anh Phương tiếp tục nộp biên bản vi phạm hành chính cho Công an TP. Mỹ Tho để bổ sung hồ sơ, do trước đó chưa đóng phạt, bị giữ giấy đăng ký xe. 
Sau thời gian điều tra, Công an TP. Mỹ Tho thông báo cho anh Phương biết đã bắt được 4 đối tượng trộm xe của anh Phương và các đối tượng này khai nhận đã mang chiếc xe 63M1-4812 bán cho một người không rõ họ tên, địa chỉ ở huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An với số tiền 11 triệu đồng, do đó không thu hồi lại được. 
Đến tháng 1/2013, TAND TP. Mỹ Tho đưa vụ mất trộm của anh Phương ra xét xử hình sự, tuyên phạt tù các đối tượng trộm xe và buộc các đối tượng này phải liên đới bồi thường cho anh Phương số tiền 52 triệu đồng. 
“Tuy nhiên cho đến nay tôi không hề nhận được tiền bồi thường từ những kẻ trộm xe”, anh Phương cho biết.
Thời gian trôi qua hơn 5 năm, anh Phương dần nguôi ngoai với chuyện mất chiếc xe trị giá hơn 60 triệu đồng thì bất ngờ ngày 6/2 (28 tháng Chạp năm Ất Mùi), anh nhận được cú điện thoại từ người em vợ là Đông Thanh Tùng (SN 1987, ngụ phường 4, TP. Mỹ Tho) báo tin phát hiện một nữ cảnh sát đang sử dụng chiếc xe bị mất của ông, với biển kiểm soát và đặc điểm màu sơn hoàn toàn giống. 
Anh Tùng đuổi theo người điều khiển xe 63M1 - 4812 nhưng không kịp, nên trình báo sự việc với Công an phường 1. Sau khi nắm sự việc, Công an phường 1 đã yêu cầu nữ đại úy cảnh sát phải cho người mang chiếc xe 63M1 - 4812 đến giải quyết. 
Hơn 2 giờ sau, một người xưng tên Công, là chồng của nữ đại úy, mới mang xe đến. Sau đó chiếc xe và vụ việc được Công an phường 1 chuyển giao về Công an phường 4 giải quyết. 
Nữ đại úy tên Văn Thị Diễm Phương, công tác ở Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP. Mỹ Tho. Còn người chồng tên Nguyễn Trần Chí Công, Đội phó Đội CSGT Công an TP. Mỹ Tho. Bà Phương là con gái của một lãnh đạo công an cấp cao tại Công an tỉnh Tiền Giang.
Một biển số cấp cho 2 chiếc xe?
Sau Tết Nguyên đán, trong quá trình Công an phường 4 giải quyết vụ việc, bà Phương và ông Công không xuất trình được giấy tờ hợp pháp của chiếc xe AirBlade 63M1 - 4812, dù ông Công một mực khẳng định đó là xe của ông. 
Lý giải về biển kiểm soát 63M1 - 4812 của chiếc xe anh Phương bị mất cắp đang gắn trên xe AirBlade mà đại úy Phương sử dụng, ông Công cho rằng: Một anh công an tên Phúc của huyện Châu Thành (Tiền Giang)… lượm được, đem cho nên ông gắn lên xe để sử dụng! 
Mất trộm xe máy, 5 năm sau bắt gặp công an đang sử dụng có đòi được không?
Anh Phương trình bày sự việc mất xe 
Là CSGT nhưng ngang nhiên sử dụng biển số… lượm được để lưu thông trên đường? Bất ngờ là ngày 30/3, trao đổi với PV, đại tá Ngô Xuân Tư, Trưởng Công an huyện Châu Thành, cho biết đơn vị không có cán bộ công an nào tên Phúc. 
Ngày 17/2, khi chủ chiếc xe bị mất cắp là anh Phương đến Công an phường 4 thì được nơi đây trả lời chiếc xe và hồ sơ vụ việc đã được chuyển về Công an TP. Mỹ Tho giải quyết. 
Nhưng đến 19 giờ cùng ngày, anh Phương phát hiện chiếc xe AirBlade 63M1 - 4812 vẫn còn nằm ở trụ sở Công an phường 4, tuy nhiên biển kiểm soát đã bất ngờ được thay đổi bằng biển số 51R1 - 6273. Anh Phương đã phản ứng dữ dội khi biết ông Công tháo bỏ biển số 63M1 - 4812 “lượm được” để thay bằng biển số 51R1 - 6273, nhưng không nhận được trả lời thỏa đáng. Sự việc sau đó chìm vào im lặng.
Đến ngày 1/3, Công an TP. Mỹ Tho mời anh Phương đến thông báo chiếc xe AirBlade gắn biển 63M1 - 4812 không phải là chiếc xe của anh Phương bị mất!
Ngày 9/3, trong một công văn trả lời báo chí về sự việc kỳ lạ này, thượng tá Đoàn Văn Thơ (Phó Công an TP. Mỹ Tho) cho biết: Chiếc xe AirBlade biển số 63M1 - 4812 do nữ đại úy Phương sử dụng có số máy NC110APE0070322 và số khung NC 110AP0070322.
Theo kết luận giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Tiền Giang ngày 24/2/2015 (!?) xác định số khung, số máy trên trước và sau giám định không đổi. Vì vậy, ông Thơ kết luận: “Xe mô tô có gắn biển số 63M1 - 4812 số máy NC110APE0070322, số khung NC110AP0070322 không phải xe mô tô của ông Phương bị mất trộm vào ngày 4/11/2011, mà chỉ giống biển số!”. 
Ngày 31/3, đại tá Nguyễn Văn Tám, Trưởng phòng Tham mưu, người phát ngôn Công an tỉnh Tiền Giang, cho biết đây là sự việc rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín toàn ngành công an nên Ban Giám đốc Công an Tiền Giang đã yêu cầu lãnh đạo Công an TP. Mỹ Tho phải khẩn trương làm rõ sự việc. 
Tuy nhiên đại tá Tám cũng khẳng định, không thể có chuyện biển số xe này gắn cho xe khác để sử dụng, việc làm này hoàn toàn sai trái. “Sau khi có kết quả điều tra, xác minh sự việc, vợ chồng đại úy Phương sai phạm đến đâu sẽ xử lý nghiêm khắc đến đó theo đúng quy định của ngành”,  đại tá Tám cho biết. 

(Theo Tuổi Trẻ & Đời Sống)

Nhật Bản sẽ tham gia tuần tra 'tự do hàng hải' ở Biển Đông

Lực lượng Phòng vệ Biển của Nhật Bản DDH183 cạnh chiến hạm Izumo tại Yokohama.
Lực lượng Phòng vệ Biển của Nhật Bản DDH183 cạnh chiến hạm Izumo tại Yokohama.
VOA-06.04
Hôm 5/4, Lực lượng Phòng vệ Biển của Nhật Bản (MSDF) thông báo sẽ cử tàu khu trục Ise đi vào Biển Đông và đi ngang qua các đảo hoặc lãnh thổ có tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước trong khu vực.
Các quan chức của MSDF cho hay hoạt động của tàu Ise không liên quan đến các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) mà Mỹ đã tiến hành gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp lên ở Biển Đông. Nhưng động thái này có thể được xem là một nỗ lực chung của Nhật Bản và Mỹ để chống lại việc Trung Quốc mạnh mẽ đòi chủ quyền ở vùng biển.
Hiện Việt Nam chưa đưa ra bình luận chính thức về động thái của Nhật. Trước đó, hồi cuối tháng 1/2016, khi tàu hải quân Mỹ thực hiện FONOP ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói “Việt Nam tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải được thực hiện phù hợp với các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế” và “Việt Nam đề nghị tất cả các nước có đóng góp tích cực và thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế".
Tham mưu trưởng của MSDF, Đô đốc Tomohisa Takei, nói tại một cuộc họp báo rằng tàu Ise sau khi đi qua Biển Đông sẽ tham gia cuộc thao dượt hàng hải đa quốc gia do hải quân Indonesia đăng cai, diễn ra từ 12-16/4.
Cuộc thao dượt mang tên Komodo dự kiến sẽ diễn ra ở các khu vực gần thành phố Padan, tây Indonesia. Tham gia cuộc thao dượt là một số nước thành viên ASEAN và một số nước khác. Trong khuôn khổ hoạt động này, sẽ có lễ duyệt binh tàu hải quân quốc tế và hội thảo chuyên đề về hải quân vùng tây Thái Bình Dương.
Tàu Ise dự kiến cũng sẽ ghé thăm cảng Subic của Philippines. Trước đó, hôm Chủ Nhật, tàu ngầm Oyashio của MSDF thăm cảng này. Nhật cũng cử 2 tàu tuần dương đến thăm Việt Nam trong ít ngày tới.
Theo Japantimes, Plenglish.com

Lộ tên người Việt đầu tiên trong ‘Hồ sơ Panama’

Eric Van Nguyen có tên trong danh sách vụ rò rỉ tài liệu ‘Hồ sơ Panama’ gây chấn động thế giới.
Eric Van Nguyen có tên trong danh sách vụ rò rỉ tài liệu ‘Hồ sơ Panama’ gây chấn động thế giới.
VOA-06.04.2016
Eric Van Nguyen, 32 tuổi, là người Canada gốc Việt đầu tiên bị tiết lộ trong danh sách vụ rò rỉ tài liệu mật gây chấn động thế giới có tên ‘Hồ sơ Panama’ – ‘thiên đường trốn thuế’ của những người giàu có và đầy quyền lực trên thế giới.
Hồ sơ của Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) cho biết Eric Van Nguyễn đã đăng ký lập một công ty ở Samoa, Nam Thái Bình Dương, và một công ty vô danh ở quần đảo Virgin của Anh.
Năm 2014, Eric Van Nguyen bị truy tố nằm trong đường dây lừa gạt hàng ngàn nhà đầu tư với thủ thuật pump-and-dump (bơm và bỏ) vào loại cổ phiếu giá rẻ với trị giá lên đến 290 triệu đôla ở New York, Mỹ.
Eric Van Nguyen đã bị cáo buộc cùng với 7 người khác đã sử dụng cương vị là người quảng bá cổ phiếu và nội gián công ty để bơm giá cổ phiếu nhằm hưởng lợi. Nhóm 8 người đã bị truy tố với 85 tội trạng lừa gạt và trộm cắp.
Các chính phủ trên thế giới đã vào cuộc điều tra về khả năng trốn thuế của những người giàu có và quyền lực trong nước mình sau khi ‘Hồ sơ Panama’ của một công ty Luật Mossack Fonseca ở Panama được tiết lộ cho biết đã có những ‘dàn xếp tài chánh’ với các chính trị gia và những người nổi tiếng trên toàn cầu.
Danh sách rò rỉ có hàng loạt các tên tuổi lớn như Tổng thống Nga Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Iceland, vua Ả Rập Xê-út, Thủ tướng Pakistan, Cựu chủ tịch FIFA Eugenio Figueredo, tiền đạo bóng đá Argentina Messi, diễn viên Thành Long…
Phát ngôn viên của Giám đốc Văn phòng Tổng Cục Thuế Canada Chloe Luciani-Girouard cho biết Canada hiện đang theo dõi sát những cá nhân có doanh nghiệp ở Panama và những nơi khác và sẽ truy tố nếu cần thiết.
Ngân hàng Hoàng gia Canada cho biết họ đã áp dụng các biện pháp kiểm soát để ngăn chặn những hoạt động phi pháp sau khi hồ sơ Panama cáo buộc ngân hàng này thường xuyên sử dụng dịch vụ của công ty Luật Mossack Fonseca.
Ngân hàng Hoàng gia là ngân hàng lớn nhất của Canada và các chi nhánh của ngân hàng này bị cáo buộc đã giúp khách hàng thành lập đến 378 công ty ở Panama.
Theo Reuters, Toronto Star, Journal de Montreal.

Trung Cộng đang bức tử cả nước Việt Nam

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 5 Tháng 11, 2015.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 5 Tháng 11, 2015.
Lâu nay nhiều nhà quan sát và bình luận đã phân tích khá nhiều về hành động xâm lăng kinh tế của Trung Quốc đối với Việt Nam. Là người vẫn theo dõi mọi mặt của mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, tôi muốn góp ý thêm rằng đâu phải TQ chỉ xâm lăng về kinh tế, mà chúng còn đang kẹp chặt Việt Nam về mọi mặt từ 2 hướng Đông và Tây, đồng thời thọc sâu từ đầu đến bụng xuống tận chân cẳng đất nước ta.
Gọng kìm phía Đông là các căn cứ quân sự ở đảo Hải Nam, ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đi sâu xuống tận vùng biển Malaysia, Indonesia, với hàng trăm chiến hạm, máy bay, giàn radar, tên lửa, hàng ngàn tàu hải chính, hải giám, tàu chấp pháp, hàng vạn tàu đánh cá vũ trang, hàng ngày giết hại, xua đuổi, phá thuyền của ngư dân ta từ Bạch Long Vỹ đến ven biển Nghệ Tĩnh, Nam Ngãi, Khánh Hòa, coi cả vùng như là ao nhà của chúng.
Gọng kìm phía Tây không có tiếng động của vũ khí, nhưng là dòng chảy của sông Mekông, lợi hại không kém gì những vũ khí ở biển Đông. TQ đã xây dựng hàng chục đập lớn nhỏ trên đất Vân Nam, đặc biệt lớn là đập Cảnh Hồng, thêm một số đập ở Lào và hồ chứa cực lớn Tonlé Sap ở Campuchia, làm cho Nam Tây nguyên (đặc biệt là vùng Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk), cả miền Tây Nam bộ gồm 13 tỉnh đang bị hạn hán vào mùa khô, đất nứt nẻ lớn, lúa và các loại ngũ cốc, cây trồng từ hoa quả đến cây công nghiệp cà phê, cao su, hạt tiêu đều mất mùa lớn, cá tôm cua trở nên khan hiếm, cả một vùng vựa lúa lớn nhất nước đang ngắc ngoải, hết khô cằn lại bị nhiễm mặn nặng, chăn nuôi hiếm cỏ, làm cho hàng mươi triệu gia đình nông dân vốn khá giả bỗng trở nên bần cùng, chưa có lối thoát. Chỉ vì đảng CS cầm quyền và Nhà nước thiếu nhìn xa trông rộng, mê say làm thủy điện tràn lan, nước đến chân mới nhảy, nay chỉ còn van xin ông TQ mở rộng cửa các đập trên thượng nguồn, nhưng cả TQ, Thái Lan và Lào, Campuchia đều lo trữ nước do thiên tai El Nino ập đến theo chu kỳ.
Trong khi 2 gọng kìm chiến lược khổng lồ của chúng kẹp chặt đất nước Việt Nam đến nghẹt thở thì Trung Quốc thọc một mũi kiếm sắc dài từ Ải Nam Quan, xuống tận Mũi Cà Mau, với các đội quân kinh tế ngày càng đông đảo sang trồng rừng, xây nhà máy, đường sá, cầu cống, xe lửa, khai thác quặng bô-xít, xây cảng Mũi Né, nay còn cho tàu TQ đủ loại cặp bến Cam Ranh. TQ còn cho dân xâm nhập các vùng Lạng Sơn, Cao Bằng, vào tận Tĩnh Gia, Kỳ Anh,Tân Rai, Lâm Đồng, Cà Mau. Họ cho công nhân kỹ thuật và cả công nhân thủ công sang ở lỳ không giấy tờ, lập khu dân cư Tàu, quán ăn Tàu, cửa hiệu Tàu, chợ Tàu, lấy vợ Việt, con cháu mang họ Tàu, hình thành khu dân cư Tàu trên đất Việt Nam. Tất cả Bộ Chính trị đều biết nhưng há miệng mắc quai, nợ ngân hàng Tàu không kể xiết, Tàu cho hoãn nợ, lãi thấp, quà biếu, phong bì vô hạn. Sứ quán Tàu đường Hùng Vương là Dinh Thái thú Tàu, tới tấp các ủy viên Bộ Chính trị, các bộ trưởng thứ trưởng, tay chân ra vào bái yết, yến tiệc với Thái thú Tề Kiến Quốc, Khổng Huyền Hựu và nay là Hồng Tiểu Dũng, gọi nhau cực kỳ thân mật là anh - tôi, không dùng từ ‘’ngài‘’ hay cả từ ‘’đồng chí‘’ vì không đủ thân mật.
Thế là bành trướng Trung Quốc đang nắm chặt số phận sinh tử về kinh tế, đời sống nhân dân VN, từ Bắc vào xuống Nam. Các tỉnh biên giới phía Bắc phụ thuộc điện mua của Tàu. Hàng trăm nhà máy thủy điện, sắt thép, xi măng, phân bón, cơ khí phụ thuộc trang thiết bị Tàu do các công ty Tàu nắm. Cả Tây Nguyên đã bị Tàu chiếm lĩnh. Buôn bán xuất nhập do Tàu lũng đoạn với rau quả độc, thịt thui thối, mua gạo ta giá rẻ mạt. Nguyên liệu cho hàng xuất khẩu chủ lực của ta như vải, dạ, tơ lụa do Tàu nắm chặt và làm giá. Cả cuộc sống của Tây Nguyên, Nam Trung bộ và Tây Nam bộ phụ thuộc vào dòng chảy của nguồn sông Lan Sang ( Mekoong) bên Tàu. Hàng triệu ngư dân điêu đứng bất lực, ông Trọng vẫn mời tàu TQ vào Cam Ranh, bắt tay chặt ‘’hảo hảo a!’’ với Tàu.
Đất nước ta đang chết đứng, dân ngắc ngoải nghèo đói, quan phất lộc thừa thãi dưới sự ‘’đô hộ thực dân CS mới’’ của trùm bành trướng Bắc Kinh. Trong khi tình hình muôn phần khẩn cấp, đói nghèo rộng khắp do phụ thuộc Tàu đang dẫn dân VN đến chỗ ngắc ngoải và chết thật sự, khắp nơi vang rền tiếng kêu cấp cứu, thì 200 ủy viên Trung ương, 19 ủy viên Bộ Chính trị, 500 đại biểu QH đang lo chuyện dành ghế, chia ghế, chia lộc Tàu. Ông Nguyễn Phú Trọng đang rung đùi thỏa mãn về chế độ ‘’dân chủ thế là cùng’’ của ông ta. Ông Trọng dửng dưng với số phận toàn dân tộc khắp các vùng đang ngàn cân treo sợi tóc. Vô trách nhiệm đến thế là cùng!
Biết mà không báo động với toàn dân là có tội lớn. Tội ác đến từ đâu, do ai, xin để các vị trí thức dân tộc, các mạng blogger- nhà báo tự do, các nhà Luật học yêu nước nhận định thêm, cùng nhau tìm cho nhân dân ta một lối thoát khẩn cấp. Chẳng lẽ mọi người lại khoanh tay để đất nước, dân tộc VN bị bức tử trong tay bọn đồ tể phương Bắc và bọn tay sai CS thối nát đến tận xương tủy, đến nay vẫn còn mang mặt nạ ‘’cách mạng ‘’ để lừa dối nhân dân ta hay sao?
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Tại sao Bộ trưởng bị ‘ném đá’?

Tiết canh, một món ăn phổ biến ở Việt Nam, được làm từ tiết và nội tạng vịt hoặc heo.
Tiết canh, một món ăn phổ biến ở Việt Nam, được làm từ tiết và nội tạng vịt hoặc heo.
Mấy hôm nay dư luận dậy sóng vì phát ngôn gây sốc của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát. Ý kiến này ngay lập tức bị dư luận và báo chí mổ xẻ nhiều chiều.
Chiều 1-4, khi Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2015, kết quả thực hiện Kế hoạch 5 năm 2011-2015 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020, và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2016-2020, ông Phát cho rằng “Trong 5 tháng vừa qua chúng tôi lấy gần 6.000 mẫu phân tích thì số mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ  thực vật vượt mức cho phép là 5,17%, số mẫu thịt có dư lượng thuốc kháng sinh, chất cấm vượt mức cho phép là 1,92%. Như vậy là đa số thực phẩm của chúng ta là an toàn, nhưng nhân dân không biết nên có cảm giác là tất cả không an toàn. Vì thế có vấn đề rất lớn nên chúng tôi đang chỉ đạo là phải để làm sao giúp cho nhân dân biết được và yên tâm để tiêu dùng và tiếp tục ngăn chặn sản xuất thực phẩm không an toàn” (!?)
Phát ngôn có phần “như đinh đóng cột” của ông Phát,  dù đúng hay sai về mặt nội dung, cũng có thể hiểu tại sao dân chúng, rất nhiều người, ra sức “ném đá” ông trên các diễn đàn mạng. Ngay cả các tờ báo được nhiều người cho là báo lề phải, vốn trung lập và phản ánh khách quan các chính sách, đường lối cũng như tình hình Việt Nam, cũng lên tiếng chỉ trích ông Phát. Trong đó, tác giả của tờLao Động giật ngay cái tựa bài rất đáng lưu tâm: “Ông quá coi thường dân thưa ông Phát” (Bài báo này sau đó không hiểu vì lý do gì đã bị chính tờ báo này gỡ xuống, nhưng trên trang báo Dân Trí vẫn còn đăng). Tác giả không phải không có lý khi cho rằng ông Phát “coi thường” người dân. Bởi lẽ nếu chỉ dựa vào báo cáo chưa rõ ngọn ngành, trích kết quả từ 6.000 mẫu thử và khẳng định đa số thực phẩm đều “ổn” thì quả thật quá chủ quan. Đồng ý với tác giả bài báo, tôi cũng cho rằng “Nhân dân không quan tâm đến các báo cáo của ngành ông bởi vì nó xa lạ với những gì dân đang chứng kiến. Hiện thực mà nhân dân đang đối mặt là thực phẩm bẩn tràn vào mâm cơm từng gia đình, đe dọa mạng sống từng người và sức khỏe giống nòi”.
Hai vấn đề khác từ phát ngôn ông Phát cho thấy sự thiếu tính toán và cân nhắc trong phát ngôn của một người làm chức vụ Bộ trưởng. Thứ nhất, ông Phát không giải thích một cách thuyết phục về báo cáo của mình (ở đâu, khi nào, với ai, điển hình cho khu vực nào), chỉ cắt một lát cắt chủ quan để khẳng định đa số thực phẩm đều an toàn là khác thường với thực tiễn. Dân chúng không nhìn báo cáo, hay nhất là những con số khác với những gì họ va chạm và tiếp xúc mỗi ngày. Hãy xem các tờ báo lớn hàng đầu của người Việt đã đấu tranh với thực phẩm bẩn suốt những năm qua như thế nào? Hãy xem các vụ bê bối thực phẩm bẩn, chỉ riêng tại Hà Nội và Sài Gòn, đã nhiều và nghiêm trọng đến mức nào? Vài hôm trước, các đoạn băng trên báo còn cho thấy người ta tưới rau muốn bằng nhớt; thúc nước tăng trọng cho bò; tiêm thuốc siêu nạc cho heo; tẩy hóa chất hàng lố lô chân gà; các xe container chất đầy nội tạng heo, bò được tuồng vào các thành phố lớn, đến các quán nhậu, quán ăn và cả mâm cơm của người dân.
Nói có vẻ vĩ mô hơn một chút, nhưng cũng gần ngay trước mắt: thực phẩm Trung Quốc tràn vào Việt Nam, từ củ cà rốt, củ khoai tây, mớ rau, đến trái cây. Các tuyến đường Hà Nội, Sài Gòn bán đầy nho, táo, lê,... Trung Quốc. Dùng các máy móc thử độc thông thường cũng phát hiện hàm lượng độc tố, chất hóa học vượt ngưỡng hàng trăm lần so với thông thường. Người ta không dùng từ “tẩm thuốc” cho thực phẩm nữa, có người dùng từ “chuyên môn” hơn là tắm, ngâm hay bao thuốc ngay từ khi có trái đến khi thu hoạch. Những điều này không biết Bộ trưởng Phát có cho khảo sát, thu mẫu và điều tra hay chưa? Muốn biết thực tế và hệ lụy hơn nữa, xin hãy cứ tìm đến các bệnh viện để điều tra về số lượng người ngộ độc thực phẩm, ngộ độc rượu, bị bệnh các loại không ngoại trừ ung thư vì ăn phải thực phẩm bẩn trong nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm. Không biết ông Phát có tìm hiểu hay chưa?
Cái sai thứ hai của ông Phát chính là thái độ và lời lẽ của ông (có thể) khiến người dân hiểu rằng ông Phát đang “đá” trách nhiệm sang người dân. Thưa ông, tôi công bằng và khách quan với ông, thậm chí chia sẻ với ông về trọng trách nặng nề của người làm bộ trưởng, nhưng đó là con đường ông chọn và được dân tín nhiệm. Hàng chục triệu dân không có nổi tấm bằng phổ thông, càng thiếu lắm các học hàm học vị cao cấp như ngài Bộ trưởng, nên không có lý gì họ biết hết quan họ cái nào độc, cái nào lành mà né ra. Thậm chí với cái bản năng duy lý của những người có thu nhập thấp, họ phải ưu tiên hàng rẻ (có thể không ngon, nhưng phải an toàn). Trách nhiệm của ông không phải chỉ tạo ra một môi trường có nhiều hàng hóa sạch và an toàn như ông trích dẫn từ báo cáo, mà quan trọng hơn nữa là phải loại trừ đến mức tối đa hàng kém chất lượng, hàng không an toàn cho dân được nhờ. Nếu ngày nào dân còn mắc bẫy thực phẩm bẩn thì trách nhiệm đó, không ai khác, chính ngài Bộ trưởng phải nhận trách nhiệm, họa may người dân xem xét để có thể thông cảm cho ông. Khi dân chúng đối mặt với thực phẩm bẩn tràn lan, khi các chương trình và chiến dịch chống thực phẩm bẩn được các cá nhân, tổ chức cùng nhau tiến hành, thì ông lại đi ngược với khẳng định lấy từ một lát cắt báo cáo thiếu thuyết phục. Dẫu cho báo cáo ấy không có vấn đề về mặt khoa học, thì nó cũng có vấn đề về mặt nội dung.
Dân chúng là những người không biết về chính trị; càng không hiểu về khoa học. Họ không có nghĩa vụ phải hiểu những vấn đề đó. Họ đóng thuế và bầu ra người làm lãnh đạo như ông, là để thực hiện những công việc hợp lý, tạo ra một môi trường an toàn mà chính họ cảm nhận được. Chứ không phải để người làm bộ trưởng phát ngôn khiến họ nổi giận, thưa ông!
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

VN thông qua luật cấm tiếp cận thông tin gây nguy hại lợi ích Nhà nước

Cư dân Hà Nội đọc tin trên Internet.
Cư dân Hà Nội đọc tin trên Internet.
VOA-06.04.2016
Với 66,46% số phiếu tán thành, Quốc hội Việt Nam hôm 6/4 đã thông qua Luật Tiếp cận Thông tin, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2018.
Luật Tiếp cận Thông tin quy định công dân mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
Tuy nhiên, Luật cũng ra quy định về những thông tin công dân không được tiếp cận, bao gồm những thông tin thuộc bí mật nhà nước, gồm thông tin có nội dung quan trọng về chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế…; những thông tin có thể gây nguy hại đến lợi ích của nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hay tài sản của người khác; những thông tin về các cuộc họp nội bộ của cơ quan, các tài liệu soạn thảo cho công việc nội bộ của cơ quan.
Chủ tịch Ủy ban Luật pháp của Quốc hội Phan Trung Lý được báo giới trích lời cho biết trước khi Luật được thông qua, có đại biểu Quốc hội đã đề nghị sửa tên điều luật về thông tin công dân không được tiếp cận thành “thông tin bị hạn chế tiếp cận” hoặc “thông tin được tiếp cận hạn chế”, nhưng Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Quốc hội giữ nguyên quy định của dự thảo luật.
Luật Tiếp cận Thông tin cũng quy định về những hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm việc cố ý cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, trì hoãn việc cung cấp thông tin; hủy hoại thông tin; làm giả thông tin; cung cấp thông tin chống lại nhà nước, phá hoại chính sách đoàn kết, kích động bạo lực; cung cấp hoặc sử dụng thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, gây kỳ thị về giới, gây thiệt hại về tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cản trở, đe dọa, trù dập người yêu cầu, người được cung cấp thông tin.
Theo VOV, VnExpress, Báo Xây Dựng Điện Tử.

Ngày Cá tháng Tư đáng nhớ... khi được các "nghỉ sỹ" sắp về vườn biến thành ngày... nói thật!

Nhạc sĩ Tô Hải - Không ai có thể ngờ được, kể cả vua Trọng và các thứ cơ quan đầu não của đảng cộng sản dỏm này là: để tránh cho ông chủ tịch nước phải thề thốt trung thành với dân vào... giữa ngày “Nói dối 1/4”, bà chủ tịt cuốc hụi mới đã được lệnh mới: Cho phép đại biểu góp ý với đảng-nhà lước thêm một ngày (ngoài chương trình định sẵn) (*)

Thế là, có tới cả 60 ông bà nghị đăng ký “tự do tư tưởng liều mạng phen này”! Thà có 10 phút huy hoàng rồi tắt mãi còn hơn mang cái ấm ức ở trong bụng mà không có dịp xì nó ra... Quả thật chưa bao giờ không khí hội trường “Diên Hỏng” lại mang tính chất vui vẻ, thậm chí... “văn chương chữ nghĩa” đến thế! 

Không còn cái cảnh “ai nói cứ nói, việc ta, ta cứ... ngủ!”. 

Không còn mấy cái cảnh tụng kinh nghị quyết, thổi ống đu đủ cho các “anh trên” bụng thêm to, mũi thêm phổng! 

Ít hẳn cảnh hàng chục con vẹt đều đồng hót lên một câu “Tôi hoàn toàn đồng ý với báo cáo của đồng chí...”

Có những cái tên xưa nay kiệm lời như ông nghị Lê Văn Lai (Quảng Nam), lần này bỗng dưng nói khá hay, khá hình tượng về những gì mình bị dồn ép” phải nghe, phải tin và phải miễn cưỡng đồng ý. Ông nói, rất hiên ngang: 

“Tôi ngạc nhiên khi trong tất cả báo cáo của Chính phủ và các cơ quan hữu quan đánh giá về Biển Đông đều cho rằng “đảm bảo chủ quyền, lợi ích quốc gia”. Đánh giá “đảm bảo chủ quyền quốc gia” trong khi người ta xây sân bay, kéo pháo hạm, đưa máy bay tiêm kích, o ép dân, cướp bóc dân, thậm chí là giết dân… Người ta sắp tuyên bố những điều xâm phạm tới chủ quyền như là dùng các chuyến bay cắt ngang các chuyến bay truyền thống được quốc tế công nhận”. 


Dù có một phút huy hoàng rồi chợt tắt thì ông nghị Lai 
cũng phải liều một phen nhân ngày cá tháng 4 nói thật" này. 

Dù đã cố “ép” suy nghĩ của mình để đồng thuận với đánh giá của Chính phủ là “đảm bảo chủ quyền quốc gia”, nhưng ông Lai thừa nhận: “Tôi xin nói thật là “ép” không nổi” - xin đọc toàn văn ở đây.

Ông Lai còn đưa cả hình tượng Galileo [1564-1642 nhà thiên văn người Ý] trước khi lên dàn hỏa vẫn giữ nguyên ý kiến: “Trái đất vẫn quay” như để nhắc nhở mọi người: Không có cái chuyện chủ quyền vẫn được bảo đảm” như đảng đã khẳng định!!!

Nhưng đáng trân trọng hơn cả là đại biểu Trương Trọng Nghĩa (luật sư Sài-gòn) ông đã thẳng thừng lên án sự việc “sai lầm nghiêm trọng đã rồi” của đảng-nhà nước. Đó là quan điểm: “Nhìn kẻ thù là bạn, coi nhân dân là thù”


Là luật sư nên ông nghị Nghĩa biết đóng vai quan tòa 
đọc cáo trạng lên án những kẻ tội phạm mà ai cũng biết đó là ai. 

Trong bản văn mà Tuổi Trẻ 02/04/2016 đăng lại (không đề rõ ngày phát biểu và nơi chốn, bối cảnh phát biểu, nơi Mục Chính trị - Xã hội => Thời sự - Suy nghĩ) với Title là Nỏ thần chớ để 
sa tay giặc..., Ông Trương trọng Nghĩa nói: 

Phải lấy lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích của người dân là mục tiêu cao nhất, nghĩa là phải xác định cho đúng ta, bạn, thù. Ta là đồng bào 54 dân tộc Việt Nam đang sống ở Việt Nam và hải ngoại, ta là nhân dân ta.

Bạn là những ai ủng hộ một nước Việt Nam độc lập, chủ quyền, giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Còn thù là thế lực thù địch, đó là những thế lực cản trở đổi mới, cản trở phát triển, xâm hại lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân, làm cho nước ta suy yếu, lệ thuộc nước ngoài, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, phá hoại an toàn, an ninh của đất nước.

Ngoài những thế lực thù địch ấy thì còn lại là ta và là bạn của ta cho dù có sự khác biệt về phương pháp, về quan điểm và về nhận thức.

Xác định không đúng ta, bạn, thù, có thể xảy ra tình hình thay vì thêm bạn, bớt thù thì lại thêm thù, bớt bạn, coi bạn là thù và coi thù là bạn, thay vì đánh vào địch thì lại đánh vào ta, thay vì tăng cường đại đoàn kết thì lại làm suy yếu đại đoàn kết dân tộc. 

Toàn văn Nỏ thần chớ để 
sa tay giặc... xin đọc ở đây hoặc các ảnh chụp màn hình ở bài.

Đặc biệt trong khi kết luận, ông đã sửa thơ Tố Hữu thành ra như sau: 

“Nỏ thần chớ để sa tay giặc
Mất cả đất liền mất biển sâu”. 

Từ đầu đến cuối bản “cáo trạng” ông không dung một đại từ cụ thể “chúng ta”, “các ông”, “các đồng chí” nào, mà rất rõ ràng xác định, ông đứng trên cương vị “quan tòa” mà buộc tội thẳng thừng những sai lầm của “ai đó” mà đứa trẻ lên ba cũng có thể chỉ đúng mặt gọi đúng tên, làm cho báo chí lề đảng cũng như lề dân đều thích thú trích đăng hay đăng lại toàn bộ bản “cáo trạng” nảy lửa này mà mà VTV1, khi tường thuật tại chỗ đã... “đục bỏ”!?

Chủ đề “cốt lõi” thứ hai sau Ngoại Xâm là Nội Xâm cũng được các đại biểu nhân dân “chết thôi cũng phải “mỉa mai” một phen cho “đỡ... nhục” 

Những hình tượng tham ô, lãng phí, chạy chức, chạy quyền, hành dân, hành xí nghiệp, nước trong cũng như nước ngoài được tổng kết thành hình tượng, thanh thơ, vè.

Ví dụ: 

“Trải thảm đỏ nhưng dưới thảm đỏ lại là thảm đinh”, hoặc “đất lành chim đậu, nhưng chim chưa kịp đậu đã... nhậu hết chim”.

Tóm lại, chưa bao giờ, các nghị sỹ được một phen nói thật, phê phán mọi đường lối đối nội lẫn đôi ngoại của “ai đó” mà không sợ bị vua chánh đảng coi là “suy thoái”, là “tự diễn biến”, là “lực lượng thù địch” cần phải “xử lý” nữa.

Liệu rồi đây... sau ngày cá tháng Tư 2016, các ngày khác trong năm, toàn dân VN có còn được nghe những điều đáng nghe như ngày không nói dốI vừa qua? 

Hay rồi đây, dưới sự “uốn nắn” (có thể mất mạng như chơi), của ông trùm công an không biết... cười chuyên “coi dân là thù, coi thù là bạn”, nay lên làm chủ tịch nước mới?

Liệu rồi đây... cái nghị trường được đảng thay thế, cơ cấu cho dân bầu sắp tới có ai, ngay đầu khóa dám đăng ký Nói Thật lấy 1/100% những điều sống còn của đất nước như các vị đại biểu khóa trước đã nhân ngày cá tháng Tư mà tỉnh ngộ ra mình đã hùa theo sự dối trá suốt cuộc đời làm nghị…gật dù quá muộn màng?

Tớ dám cá cái mạng già này với bất cứ ai là... nói dối sẽ trở lại suốt 364 ngày sau cái ngày cá tháng tư đáng nhớ này

(*) Trong sự kiện Cuốc hụi của Đẻng họp phiên tổng kết nhiệm kỳ những ngày cuối tháng 3/2016.

Ngày xưa đại tướng cầm quân, ngày nay đại tướng cầm quần chị Ngân

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Mới hôm nào, trong lúc Tổng bí Trọng "quy mã", Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh "tạm thời quy tiên", ông đã "vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm" leo tọt lên ghế chủ tọa Hội nghị Quân ủy Trung ương. Thiên hạ đồn ầm lên chỉ dấu ông trở đang trở thành người đang nắm giữ quyền hành thực sự trong Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng.

Mới hôm nào ông được Nguyễn Tấn Dũng mời ngồi vào chiếc ghế trước mặt có bảng tên Bộ trưởng Phùng Quang Thanh để họp phiên họp thường kỳ của chính phủ. Từ ghế số 2 trong vai trò đứng đầu tổng cục chính trị của quân đội, ông có tương lai xán lạn để trở thành Bộ trưởng Bộ cầm quân.

Giữa ông và ông tướng mỡ nhiều hơn thịt họ Phùng, người "tâm tư" lo lắng chuyện từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Tàu, thì nếu ông cầm quân nhiều hơn cầm tiền như cha con ông Thanh, biết đâu lực lượng quân đội mang tên nhân dân nhưng là của đảng sẽ bớt bị... ít anh hùng hơn trong nhiệm vụ chống Tàu khựa xâm lược. Tuy nhiên, chữ nếu cũng thường bị ít xảy ra trong gia đình băng đảng của những đứa con hoang.

Ông là Đại tướng cầm quân Đỗ Bá Tỵ.

Mấy tháng trước con đường hoạn lộ của ông coi mòi "rộng thênh thang tám thước" với cái bóng đại thụ của đồng chí X, kẻ mà bây giờ đã trở thành cỏ cú, sau khi bị đồng chí Lú tế-tử đã sụt sùi xin tập tành làm người tử-tế. Ngày đó, không đâu xa, chỉ có mấy tháng trước trận thư hùng sau cùng của đại hội đảng XII, trước khi các quan thầy Bắc Kinh - Trương Cao Lệ, Vương Gia Thụy - thân chinh sang đạo diễn cuốn phim Ba Đình Chỉnh Lý và đút thêm vài cục vàng, vài cục tốt vào miệng các UVTƯ của đảng con hoang và giúp thái thú Nguyễn Phú Trọng "quy hoạch nhân sự". 

Nguyễn Phú Trọng và phe thân-Tàu-nhiều thắng phe thân-Tàu-ít dẫn đến dấu chấm than cho con đường binh nghiệp của tướng Tỵ, người bắt đầu đội nón cối vào mùa hè đỏ lửa 1972, được xem là ông tướng cộng sản có kinh nghiệm cầmquân trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Tàu Cộng vào những năm 80 hơn nhiều ông tướng cộng sản chuyên cầm nhân dân tệ khác. 

Sau vụ mùa quy hoạch nhân sự, sau những màn đóng cửa cụp lạc rút vào đút ra - xin rút - cho phép rút - không được rút - vẫn cứ đút... phe thắng trận cùng nhau hân hoan chia ghế trước thời hạn. Những cái mông béo phì được quy hoạch vào ngồi phóng uế lên những điều lệ của hiếp pháp do chúng đẻ ra. Những cái thai ba đình bốn trụ chưa kịp bầu đã được móc-rút ra khỏi tử cung trước thời hạn sinh đẻ. Đồng chí X với sự nghiệp chính trị đang sống hùng sống mạnh như bác Hồ được uống Viagra bỗng dưng từ động chuyển sang xụi, rời động Ba Đình và tuyên bố chui về hang Pắc Pó để sống chiến đấu học tập theo gương Trần Dân Tiên vừa đi đường vừa tập làm người tử tế.

Riêng ông Tỵ, người mới được Tư Sang gắn quân hàm Thượng tướng chỉ vài tháng trước đại hội XII bị đặc phái vào ngồi ghế Phó chủ tịch quốc hội của đảng.

Ngày xưa, "người hùng hậu cứ" Điện Biên bị phe thắng cuộc trong đảng ưu ái chuyển từ đại tướng cầm quân sang bộ trưởng cầm vòng xoắn. 

Ngày nay kinh nghiệm của cuộc Kắt-mạng nhau trong đảng được tái sử dụng: Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, từ nhiệm vụ chỉ huy gần nửa triệu quân chính quy được đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng cùng với bầy đàn ưu ái giao cho nhiệm vụ mới: Cầm quần cho bà Chủ tịch du kích Bến Tre - Nguyễn Thị Kim Ngân.



Hầu Hán, hùng hay hèn?

Lê Thiên (Danlambao) - Những chuyện về mối quan hệ giữa Cộng sản Việt Nam (CSVN) và Cộng sản Trung Hoa (CSTH) là loại truyện dài nói hoài không hết. Cũng vậy, đối với chuyến “thăm” Việt Nam từ ngày 27 tới 31/3/2016 của tướng Trung Cộng Thường Vạn Toàn, báo chí đã đề cập tới nhiều vẫn chưa dứt. Chúng tôi cũng vậy, tuy đã đóng góp hai bài về vấn đề này, vẫn chưa muốn ngừng.

Ngày 28 tháng Ba, ta-Tàu.

Dưới tiêu đề Quân đội Việt-Trung ‘giao lưu hữu nghị’, bản tin của BBC ngày 30/3//2016 cho biết “Các nguồn tin chính thức cho hay ngày 28/3, cuộc Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Trung-Việt lần thứ ba đã diễn ra tại Lạng Sơn, Việt Nam…"

Bản tin nhấn mạnh: Cũng trong ngày 28/3, khoảng 4.500 cựu chiến binh Trung Quốc từ 26 tỉnh từng tham gia chiến tranh biên giới đã về thành phố Phòng Thành Cảng, khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, để dự lễ tưởng niệm chiến tranh biên giới Việt-Trung.”

Chủ trì cuộc hội đàm giao lưu hữu nghị là “Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh”.

Quả vậy! Ngày 28/3/2016, bên này biên giới (tỉnh Lạng Sơn) tiến hành giao lưu hữu nghị rầm rộ; bên kia (tỉnh Quảng Tây) người ta cũng rầm rộ lễ tưởng niệm chiến tranh biên giới Việt-Trung… mà lẽ ra phải là 17/2 (17/2/1979 ngày diễn ra chiến tranh biên giới Việt-Trung) chứ đâu phải 28/3!

Tướng Việt theo chân tướng Tàu… xem bắn đạn thật?

Một chi tiết không thấy BBC nói tới, nhưng được báo Quân Đội Nhân Dân của CSVN ngày 30/3/2016 khai báo: “Sáng 30-3, Đại tướng Phùng Quang Thanh cùng Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam đã lên đường sang Trung Quốc dự các hoạt động Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt-Trung lần thứ 3, tại Bằng Tường, Trung Quốc.” 

Cũng theo báo này, “cùng đi với Bộ trưởng Phùng Quang Thanh có đại diện lãnh đạo các cơ quan Bộ Quốc phòng, tổng cục, các quân khu, quân chủng, binh chủng, Bộ đội Biên phòng... được nhân dân huyện Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây đón”. Chuyện lạ? Lịch thăm VN của BTQPTQ ghi rõ là từ ngày 27 đến 31/3/2016 kia mà! Cớ sao bỗng dưng Phùng Quang Thanh có mặt ở Quảng Tây ngày 30/3/2016, cùng với Thường Vạn Toàn. Hóa ra Thường Vạn Toàn bỏ ngang chương trình tại VN và dắt đám Phùng Quang Thanh sang Tàu bàn chuyện cơ mật đảng sự và quốc sự! Để khỏi bị “thế lực thù địch” dòm ngó quấy rối, xuyên tạc à? 

Đoàn đại biểu quân sự của VN lại được dắt “tới thao trường xem trình diễn kỹ năng chiến đấu, biểu diễn võ thuật, tác chiến chống khủng bố, bắn đạn thật... do Trung đoàn 3, Bộ đội Biên phòng Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây thể hiện. Phát biểu tại đây, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã biểu dương và khen ngợi các đội trình diễn.” Thật không hiểu nổi! Mà lại “xem trình diễn… bắn đạn thật” đấy! Lạ chưa? Quy luật an toàn bảo vệ yếu nhân áp dụng thế nào đây ngay trên lãnh thổ Trung Cộng? Để mặc cơ quan quân sự Tàu cho binh lính họ “trình diễn kỹ năng chiến đấu bằng… bắn đạn thật” xem ra là trò chơi chống quy luật an ninh khá liều lĩnh đấy! Tờ QĐND của CSVN có ý phóng đại sự kiện để tô điểm vị thế của Phùng Quang Thanh trên đất Tàu, trước mặt tướng Tàu chăng? Khoe khoang kiểu đó e chỉ làm hạ vị thế, nhân cách và trình độ nhận thức của Phùng Quang Thanh và đoàn tùy tùng của ông ấy mà thôi! Phải không?

Nghĩa vụ trồng cây bên Tàu.

Cũng chính báo QĐND/CSVN tường thuật: “Tiếp đó, Đại tướng Phùng Quang Thanh cùng Đoàn đại biểu cấp cao BQPVN tới thăm Đại đội 13, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 3, Bộ đội Biên phòng Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây, cùng trồng cây hữu nghị Việt-Trung tại đơn vị.”

Lại một điều khó hiểu nữa đối với đám dân dã người Việt như chúng tôi đây. Lẽ nào Đại tướng Phùng Quang Thanh cùng Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam lại hạ mình “tới thăm một đại đội của TC, và trồng cây hữu nghị” tại cái đơn vị Đại đội nhỏ bé này? 

Đề cập tới chuyện trồng cây bên Tàu, Ts Trần Công Trục trao đổi với BBC ngày 01/4/2016, nêu rõ: “Tại Trung Quốc sáng 26/3 cả thảy 9 Thượng tướng, thành viên Quân ủy trung ương Trung Quốc sau cải cách đồng loạt hiện diện trong lễ Nghĩa vụ trồng cây tại xã Tôn Hà khu Triều Dương, Bắc Kinh, vắng mỗi ông Tập Cận Bình – Chủ tịch Quân ủy và ông Thường Vạn Toàn – Bộ trưởng Quốc phòng. Hai ông đều đi công du nước ngoài.” 

Thường Vạn Toàn không có mặt ở Bắc Kinh để làm “nghĩa vụ trồng cây”, thì mặc kệ ông ấy chu toàn nghĩa vụ mình nơi khác trên đất nước ông ta. Phùng Quang Thanh và Nguyễn Chí Vịnh có được “lên chương trình” trước về nghĩa vụ trồng cây của hai ông trên đất Tàu, với người Tàu, như người Tàu trong thời điểm này không?

Như vậy, đưa ra cái chuyện “nghĩa vụ trồng cây” bên Tàu để quả quyết với BBC ngày 01/4/2016 rằng “Bộ trưởng Quốc phòng TQ thăm VN là ‘có tính toán!’” Trần Công Trực hẳn là có thâm ý!

Rải thảm đỏ đón Tàu Cộng.

Tháng Mười Một năm ngoái, khi người dân Việt Nam tỏ ý ngờ vực về chuyến thăm của Tập Cận Bình ((5&6/11/2015), TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ CSVN tung một bài báo dài đầy lý luận “biện chứng” rằng “mặc dù dư luận có những suy nghĩ khác nhau về chuyến thăm này, nhưng cá nhân tôi đánh giá cao chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc.” Bởi lẽ Ts Trần Công Trục vững tin vào “THIỆN CHÍ” của phía Trung Quốc, vào “căn cứ PHÁP LÝ” của vấn đề Biển Đông và đặc biệt vào “Tinh thần CẦU THỊ” của Tập Cận Bình. Với ông Trục, đó là “cửa ngõ đầu tiên của đối thoại” và từ đó ông lên tiếng hô hào người Việt Nam “không nên để những phản ứng mang nặng cảm xúc tồn tại dai dẳng trong dư luận ở trong và ngoài nước như hiện nay khiến công chúng hoài nghi, tạo điều kiện cho những kẻ cơ hội chính trị lợi dụng để tiến hành các hoạt động phá hoại, lật đổ hay thực hiện các động cơ chính trị đen tối.” 

Theo ông Trục, “cách tiếp cận né tránh sự thật lịch sử, ‘đậy lại quá khứ’…như hiện nay đang gây ra hệ lụy, tạo mầm mống ung nhọt trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như việc tạo cớ cho các lực lượng chính trị lợi dụng để chống phá ở mỗi nước.” Ôi! Lại cũng thế lực thù địch! Trút hết tội lỗi lên đầucác lực lượng chính trị thù địch, Trần Công Trục kết luận chắc nịch: “Vì vậy, tôi nguyện được làm người rải thảm đỏ để chào đón các vị khách quý đến Việt Nam!” 

Tâm đắc với ý tưởng của mình, Trần Công Trục quyết định chọn câu Tôi nguyện được làm người rải thảm đỏ để chào đón các vị khách quý đến Việt Nam làm tiêu đề bài báo của mình đăng trên Giáo Dục Việt Nam ngày 28/10/2015.

Sập hầm chông họ Tập.

Tập Cận Bình thăm Việt Nam trong hai ngày: 05 và 06/11/2015. Không phải Trần Công Trục, mà cả Đảng và Nhà nước CSVN đã trải thảm đỏ đón rước họ Tập. Tập Cận Bình tung bài ca “hữu nghị” 16 chữ vàng và 4 tốt, buông ra những lời hoa mỹ thắm thiết tình đồng chí keo sơn khiến Quốc Hội CSVN hí hửng thỉnh mời Tập Cận Bình ban huấn từ, huấn dụ giữa Quốc Hội!

Vietnamnet ngày 06/11/2016 (qua bài Ông Tập Cận Bình: Việt Nam - Trung Quốc cần xuất phát từ đại cục để xử lý bất đồng) ghi nhận: “Viện dẫn nhiều ngạn ngữ nói về tình ‘anh em’ trong quan hệ Việt - Trung, bài phát biểu trước 500 đại biểu Quốc hội Việt Nam của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc cho rằng, láng giềng khó tránh va chạm nhưng hai bên cần xuất phát từ đại cục để xử lý bất đồng.” Họ Tập đưa ra thuyết “tiểu cục, đại cục” hấp dẫn đến nỗi cán lớn cán nhỏ vỗ tay rào rào, nhiệt liệt hoan nghênh THIỆN CHÍ cũng như tinh thần CẦU THỊ của Đảng trưởng Đảng CSTQ anh em: “Hai bên cần kiên trì xuất phát từ đại cục quan hệ hai nước thông qua hiệp thương hữu nghị và hòa bình, kiểm soát và xử lý bất đồng một cách thỏa đáng, đề phòng quan hệ chệch hướng. Khi đại sự đã được coi trọng thì tiểu sự sẽ không khó giải quyết.

Nào ngờ, ngày hôm sau, 07/11/2015, vừa rời Việt Nam và đặt chân lên Singapore, Tập Cận Bình lập tức đổi giọng, dõng dạc khẳng định, “những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời cổ xưa và chính phủ nước này phải có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền và quyền lợi hàng hải của mình.” (Báo An Ninh Thủ Đô ngày 7/11/2015 – Ông Tập Cận Bình ngang nhiên tuyên bố các đảo ở Biển Đông là của Trung Quốc).

Thế là Trần Công Trục tắt tiếng! Ông và Đảng của ông không ngờ sập vào hầm chông của họ Tập. Nay đến phiên Thường Vạn Toàn thăm VN, ông Trục cẩn trọng hơn và nhanh chóng đổi giọng, cảnh báo “chuyến thăm Việt Nam của Thường Vạn Toàn là “có tính toán” trong khi Phùng Quang Thanh và Nguyễn Chí Vịnh, ngược lại, đã hết lời ca ngợi chuyến thăm ấy thành công rực rỡ.

Chuyến thăm “có tính toán”.

Trần Công Trục chỉ ra hàng loạt những mưu toan tính toán của phía Tàu Cộng, bởi vì ông “chưa thấy thiện chí nhìn thẳng sự thật lịch sử với thái độ khách quan, sòng phẳng và cầu thị từ các nhà lãnh đạo Trung Quốc.” 

Ông Trục chua chát: “Dường như họ chỉ muốn tìm cách khuyên răn chúng ta ‘khép kín’ để quên đi quá khứ, muốn chúng ta ‘duy trì hiện trạng’ còn họ thì ‘lấn tới tương lai’”. “Ngoại giao họ nói một chuyện, thực tế họ làm một nẻo” – Ông Trục cho biết – “Những tuyên bố hết sức mỹ miều hoàn toàn ngược lại với tính toán và hành động thực tế của họ”.

Theo Trần Công Trục, “cuộc chiến biên giới do TC khai chiến ngày 17/2/1979, đến nay chờ dịp BTQP/TC sang VN 17/3/2016 Trung Cộng mới tổ chức lễ tưởng niệm.” Ông Trục bảo đó cũng là “một sự tính toán” của phía Trung Cộng!

Trần Công Trục còn chỉ ra một tính toán khác của TC là “ngay trong ngày 30/3 khiBộ trưởng Quốc phòng hai nước còn đang hội đàm ở Quảng Tây, thì ông Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc công khai thừa nhận thông tin báo giới phản ánh tuần trước, Trung Quốc đã bố trí bất hợp pháp tên lửa chống hạm YJ-62 ở đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam).”

Lại nữa, có hai điều ẩn giấu trong “tính toán” của TC mà Ts Trần Công Trục dẫu không khai ra, người dân Việt Nam cũng đã biết từ lâu. Hai điều ấy theo nguyên văn bài báo của ông Trục là: 

“1) Thêm một lần nữa tìm cách ngăn cản Việt Nam không được khởi kiện Trung Quốc như Philippines đã làm, nhất là ngày ra phán quyết của PCA đang đến gần;

2) Cản trở khả năng Việt Nam hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, như việc đặt kho hậu cần tại Việt Nam mà một số quan chức Mỹ đã tiết lộ, hoặc tìm kiếm việc truy cập cảng Cam Ranh…”

Đúng! Người dân VN “phải hết sức tỉnh táo trước bài toán ‘đại cục – tiểu cục’ mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang triển khai”. 

Ts Trần Công Trực hỏi: “Ngư dân Việt Nam vẫn bị tấn công ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa – một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp. Trung Quốc vẫn tiếp tục quân sự hóa Biển Đông thì lấy đâu ra lòng tin và cơ sở củng cố quan hệ hai nước?”

Rồi ông Trục lại đề nói tới thế lực thù địch. Nhưng khác với trước, lần này ông Trục nhắm vào Trung Cộng thay vì hàm hồ tấn công đồng bào của ông: “Người dân Việt Nam mong muốn các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng, cách tốt nhất để ‘phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch’ là giải quyết một cách sòng phẳng, khách quan, cầu thị theo đúng tinh thần luật pháp quốc tế các tranh chấp, bất đồng giữa hai nước trên Biển Đông và nhìn nhận đúng đắn, khách quan về các sự kiện lịch sử, chứ không phải tìm cách lảng tránh, che đậy nó để ‘thế lực thù địch’ nào đó lợi dụng.”

Cú đấm của Lê Văn Lai.

Mới đây, ngày 02/4/2016, giữa Quốc Hội CSVN, đại biểu QHCS Lê Văn Lai (Quảng Nam) nói rằng, ông rất ngạc nhiên khi trong tất cả các báo cáo của Chính phủ, của các cơ quan hữu quan đều “đánh giá là chúng ta đảm bảo chủ quyền an ninh quốc gia.” Cơ quan hữu quan là của ai, chẳng phải là cơ quan cao nhất của đảng và của nhà nước CSVN sao? Vậy mà, ông Lai buộc lòng phải thắc mắc:Đảm bảo chủ quyền an ninh quốc gia thế nào, trong khi đó người ta nắn từ đảo ngầm thành đảo nổi. Người ta xây sân bay. Người ta kéo pháo hạm. Người ta đưa máy bay tiêm kích. Người ta o ép dân, cướp bóc, thậm chí giết chóc. Người ta sắp tuyên bố những điều xâm phạm đến chủ quyền như nhận dạng hàng không, dùng các chuyến bay cắt ngang chuyến bay truyền thống được quốc tế thừa nhận của Việt Nam.”

Ông Lai bộc trực: “Tôi cố gắng ép suy nghĩ của mình để đồng thuận với đánh giá là chúng ta đảm bảo chủ quyền quốc gia, nhưng nói thật với các đại biểu là tôi ép không nổi. Những hành vi đó không thể có từ nào khác hơn là sự xâm hại nghiêm trọng đến chủ quyền của quốc gia. Không biết chúng ta đánh giá xâm phạm chủ quyền quốc gia là những hành vi nào? Những hệ lụy nào? Những hành động nào?”

Rồi ông dẫn chứng, “chủ quyền lãnh thổ của chúng ta bị xâm phạm với tần suất 20 năm/lần. Năm 1956 lấy Đông Hoàng Sa. Năm 1974 lấy Tây Hoàng Sa. Năm 1988 lấy đảo Gạc Ma. Năm 2014 kéo giàn khoan vào biển Đông.” Ông Lai lại hỏi:“Chúng ta cứ nghiễm nhiên ngồi đây để đánh giá là chúng ta đảm bảo chủ quyền quốc gia. Liệu điều đó có đúng hay không? Đánh giá như thế thì liệu chúng ta đưa ra các quyết sách, phản đối, đối kháng của chúng ta có phù hợp không?” 

Có người cho lời phát biểu của ông Lai là lời nói của một đại biểu cuối mùa. Nhưng, theo chúng tôi, những điều ông Lai đưa ra trước công luận trong bối cảnh Bộ Trưởng QP Tàu Cộng Thường Vạn Toàn “thăm” VN giữa lúc Đảng CSVN rộng ràng bố trí phe ta củng cố quyền đảng trị, hủy hoại Đất Nước, thì đó là những điều đáng ghi nhận và trân trọng. Tuy nhiên, theo chúng tôi, về Hoàng Sa, ông Lai nói chưa rõ. Vì sao?

Nỗi đau Hoàng Sa – Hiềm Hán, hận Hồ.

Ông Lê Văn Lai nhắc: “Năm 1956 lấy Đông Hoàng Sa. Năm 1974 lấy Tây Hoàng Sa.” 

Quả thật, năm 1956, Trung Cộng đoạt phía Đông Hoàng Sa. Nhưng năm 1974, Tàu Cộng cướp TRỌN Hoàng Sa (chứ không phải chỉ “lấy Tây Hoàng Sa”) sau khi xua quân bắn giết dã man các chiến sĩ Hải Quân VNCH đang trấn giữ nơi đó vốn thuộc chủ quyền lãnh hải Việt Nam. Vào thời điểm đó, tập đoàn Cộng sản Hà Nội đã câm như hến! Đứng ngoài nhìn vỗ tay hoan hô là khác.

Từ năm 1956, trước khi Tàu Cộng cướp Đông Hoàng Sa (cũng trong năm 1956), Ung Văn Khiêm của Bộ Ngoại Giao CS Hà Nội đã đến tận Bắc Kinh, nhìn nhận Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa & Trường Sa của Việt Nam) thuộc lãnh hải Trung Cộng. Hai năm sau, năm 1958, Phạm Văn Đồng lại dùng Công hàm Ngoại giao chính thức xác nhận chủ quyền của TC trên hai quần đảo ấy! 

Thế nên khi TC đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, CS Hà Nội coi đó là hành động chính đáng của Bắc Kinh, nên đã im tiếng. Ngày nay, khi TC liên tục lấn chiếm, bồi lắp, nâng cấp, tăng cường quân sự hóa ở Hoàng Sa, Trường Sa của VN thì CSVN chỉ biết khua môi ỡm ờ chiếu lệ. Còn QH thì hết khóa này tới khóa khác, hết kỳ họp này tới kỳ họp khác, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông vẫn bị lờ đi khiến ĐB Trần Đình Long (Đăk Nông) lo ngại và đặt câu hỏi: “Hàng ngày ngư dân ta vẫn bị Trung Quốc xua đuổi đe dọa ngay trên vùng biển Trường Sa. Tại sao Quốc hội không có nghị quyết chính thức về vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa, trong khi Mỹ và các nước EU đều chính thức có ý kiến?...” (Dân Trí, 04/4/2016, QH phỏng thơ…)

Vì những lẽ trên, ngày nay khi đặt câu hỏi cho đám quan chức CSVN “hầu Hán, hùng hay hèn?” người dân Việt Nam khó mà dằn lòng trong nỗi uất ức “hiềm Hán, hận Hồ” đè nén tâm tư bấy lâu nay! 

05/4/2016