Tuesday, March 27, 2018

Món nợ Nhân quyền dai dẳng, nặng nề

 Theo VOA-26/03/2018
 Bùi Tín 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại sân bay Quân sự Orly ở Thủ đô Paris hôm 25/3/2018. (Ảnh: Dân trí)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại sân bay Quân sự Orly ở Thủ đô Paris hôm 25/3/2018. (Ảnh: Dân trí)
Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang có cuộc viếng thăm chính thức nước Cộng hòa Pháp với hy vọng đưa ‘’mối quan hệ chiến lược tòan diện Việt – Pháp lên một tầm cao mới’’.
Theo thông báo của bộ Ngọai giao Hà Nội, quan hệ chiến lược nói trên bao gồm các mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, văn hóa và du lịch.
Vừa qua 3 tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại Pháp :- Liên Đòan Quốc tế Nhân quyền FIDH (Fédération Internatioale des Droits de l’Homme), Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam VCHR (Vietnamese Committee Human Rights) và Hội Nhân quyền Pháp Quốc LDH (Ligue des Droits de l’Homme) đã gửi bức thư dài cho tổng thống Pháp E. Macron yêu cầu khẩn thiết ông ‘’hãy đặt ra câu hỏi nóng bỏng về nhân quyền trong các cuộc tiếp xúc’’, yêu cầu ông ‘’áp lực Việt Nam trả tự do cho các tù chính trị, chấm dứt mọi sách nhiễu, bạo hành của công an đối với các xã hội dân sự, chấm dứt các cuộc đàn áp tôn giáo và hủy bỏ mọi điều luật chống nhân quyền’’.
Bức thư nêu rõ ‘’chế độ độc tài pháp trị của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 14 tháng qua đã bắt giam và bỏ tù 62 nhà bất đồng chính kiến, đưa số tù chính trị hiện nay bị giam cầm lên đến 130 người’’.
Bức thư kể rõ tên các nhà dân chủ và nhân quyền hiện còn bị giam như nhà báo Nguyễn Hữu Vinh, cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có mẹ già 2 con nhỏ, luật sư Nguyễn Văn Đài … cần được trả tự do ngay.
Bức thư nhắc nhở rằng nhân quyền là giá trị cơ bản thiết yếu của nước Cộng hòa Pháp, chính tổ chức En Marche – Tiến tới của ông Macron cũng như quốc hội Pháp hiện nay đa số là từ các tổ chức xã hội dân sự chưa từng tham chính cấu thành, nên việc nêu và áp lực với phía Việt Nam là điều không thể bỏ qua và coi nhẹ được.
Từ những thông tin trên có thể cho thấy ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chọn sang Pháp là một sự lựa chọn không thỏai mái chút nào ! Có thể nói là một sự lựa chọn không đúng chỗ, không đúng lúc. Trong khi ông Trần Đại Quang và ông Nguyễn Xuân Phúc đi thăm Ấn Độ và nước Úc lại thuận lợi hơn nhiều. Vì nước Pháp với tổng thống E. Macron không thể bỏ qua giá trị dân chủ và nhân quyền để đổi lấy vài lợi ích kinh tế, thương mại không đáng kể.
Việt nam chỉ có thể mượn cái cớ ‘’nhân kỷ niệm 45 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Pháp’’. Họ cố tình quên rằng CH Pháp và CHLB Đức có quan hệ gắn bó chặt chẽ, là hạt nhân của khối Liên Âu. 2 nước luôn nhất trí với nhau trong mọi quan hệ quốc tê. Mà Việt Nam đang có vấn đề cực kỳ nghiêm trọng với CHLB Đức suốt nửa năm nay, chưa giải quyết xong. Tin mới nhất là Tổng Công tố Liên Bang đã đặt vấn đề điều tra đối với trung tướng Đường Minh Hưng, phó Tổng cục trưởng Tổng cục an ninh của Bộ Công an, là người đã đích thân sang Đức tổ chức cuộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh bằng bạo lực phi pháp trên đất Đức, với lời cảnh báo sẽ có những trừng phạt tiếp theo.
Ai cũng biết phía Việt Nam đang mong mỏi Hiệp ước Tự do Thương mại Việt-Liên Âu EVFTA đã ký sẽ sớm được các nước Liên Âu xét duyệt chính thức, với lợi ích cho Việt Nam có thể lên đến 20 tỷ đô la mỗi năm.
Trong bối cảnh hiện nay, không dễ gì phía Pháp hứa hẹn về việc sớm thông qua EVFTA, mà có ký thì cũng không có mấy ý nghĩa vì theo nguyên tắc EVFTA chỉ có giá trị khi tất cả thành viên 28 nước Liên Âu đều nhất trí, mà CHLB Đức thì còn rất lâu mới đồng tình khi Việt Nam vẫn trơ trẽn không chịu xin lỗi và hứa không tái phạm hành động bạo lực như cuộc bắt cóc thô bạo ở Berlin.
Cho nên món nợ nhân quyền của Việt Nam rất nặng và sẽ kéo rất dài, và nhà nước tòan trị kiểu Mác-xít này còn lâu mới trả hết món nợ này, và tự mình dấn thân để bị chiếu tướng và lên án quyết liệt, kể cả chuyến đi thăm Pháp được gọi là chuyến di thăm hữu nghị của bạn bè chiến lược.
Bị thiệt đơn và thiệt kép, thiệt cả về uy tín chính trị, thiệt cả về kinh tế, tài chính, không mang lợi gì về trong khi ngân sách cạn kiệt, hệ thống ngân hàng đổ vỡ.
Lại còn chuyến đi thăm Cu Ba tiếp theo, cũng là sự lựa chọn không đúng chỗ, không đúng lúc. Khi ông Raul Castro về hưu, kết thúc thời đại Castro mù quáng theo học thuyết Mác Lê và chủ nghĩa xã hội Mác xít viển vông.
Còn nhớ trong chuyến thăm Cu Ba trước đây ông Trọng đã vụng về cao hứng tâng bốc học thuyết Mác-Lê lên tận mây xanh, cứ như đang lên lớp ở trường đảng Nguyễn Ái Quốc bên nhà, bị phản ứng dữ dội, không báo Cu Ba nào tường thuật cuộc diễn thuyết 2 giờ kỳ quặc này, để bà tổng thống Bradil lập tức đóng cửa không tiếp đòan ngay ngày hôm sau, mặc dù là cuộc viếng thăm nhà nước được chuẩn bị suốt 3 tháng trước.
Một thất bại, một nỗi nhục quốc gia, một chuyến lỡ tàu đau hơn họan. Lần này ông Trọng sẽ còn lên lớp giảng giải gì nữa ? Xin chờ xem.

Tất cả các con đường đều dẫn tới… La Mã

Theo VOA-27/03/2018 
Trân Văn 
Cựu phó Thống đống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đặng Thanh Bình.
Cựu phó Thống đống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đặng Thanh Bình. 
Ngạn ngữ “Tất cả các con đường đều dẫn tới La Mã” (All roads lead to Rome) – biểu thị cho sự tự hào của đế chế La Mã (khởi đầu từ năm 27 trước Công nguyên và kéo dài cho đến thế kỷ thứ 16) về sự hùng mạnh của đế chế ấy, giờ có thể dùng để truy nguyên hiện tình chính trị, kinh tế, xã hội của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo hướng… ngược lại.
***
Những kiểm sát viên thay mặt hệ thống bảo vệ pháp luật của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực thi vai trò công tố trong vụ án “cố ý làm trái”, xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), vừa đề nghị Hội đồng xét xử, phạt ông Đinh La Thăng (cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên của PVN vào giai đoạn xảy ra vụ án mà Tòa đang xử) từ 18 đến 19 năm tù.
Cách nay hai tháng, ông Thăng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, cựu Bí thư Thành ủy TP.HCM, từng phải hầu Tòa và đã bị phạt 13 năm tù cũng vì “cố ý làm trái” khiến công trình xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình bị thất thoát 119 tỉ đồng.
Lần này ông Thăng hầu Tòa vì bị xem là thủ phạm chính trong vụ đem 800 tỉ của PVN góp cho Ocean Bank rồi mất trắng.
So với phiên xử lần trước, trong phiên xử lần này – khi không còn hy vọng được làm “ma tự do” nữa – ông Thăng khai báo rõ ràng hơn. Theo ông Thăng, chuyện đem 800 tỉ giao cho Ocean Bank không phải là sự tùy tiện, vụ góp vốn này đã tham khảo ý kiến chính phủ và được Thủ tướng lúc ấy là ông Nguyễn Tấn Dũng cho phép. Bốn năm sau (2012), PVN đã tính đến chuyện rút lại 800 tỉ đã góp vào Ocean Bank. Lúc đầu, chính phủ đồng ý với đề nghị của PVN - được rút lại 800 tỉ đã góp cho Ocean Bank trong ba năm từ 2013 đến 2015. Đã có hai doanh nghiệp, một của Singapore, một của Việt Nam đồng ý mua lại 20% cổ phần của PVN trong Ocean Bank (tương đương 800 tỉ đồng) nhưng giờ chót vì Ngân hàng Nhà nước ngăn cản, một Phó Thủ tướng đã ra lệnh cho PVN ngưng chuyển nhượng cổ phần. PVN mất trắng 800 tỉ là vì sau đó, Ocean Bank bị Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng.
Ông Thăng nhấn mạnh: Ai ra lệnh cho PVN ngưng chuyển nhượng cổ phần của PVN trong Ocean Bank để thu hồi lại 800 tỉ mà PVN đã góp vào Ocean Bank, người đó phải chịu trách nhiệm (1).
Phó Thủ tướng nào đã ra lệnh cho PVN ngưng chuyển nhượng cổ phần trong Ocean Bank? Không thấy ông Thăng kể tên! Cũng có thể ông Thăng đã hài tên nhưng báo chí cách mạng không tường thuật. Báo chí cách mạng bám rất sát diễn biến phiên xử Đinh La Thăng và các đồng phạm “cố ý làm trái”, tuyệt nhiên không làm gì thêm, dẫu ông Thăng đã tặng họ một tình tíết đặc biệt hấp dẫn: Dường như một trong năm Phó Thủ tướng của chính phủ nhiệm kỳ 2011 – 2016 mới là thủ phạm vụ công quỹ mất 800 tỉ. Đồng chí ấy là ai? Tại sao lại làm như vậy?
Chẳng riêng báo chí cách mạng, hệ thống bảo vệ pháp luật – thực thi công lý ở Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng… chủ động bỏ qua tình tiết vừa kể khi tính sổ Ocean Bank và PVN. Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát không thèm chú ý đã đành, các Hội đồng xét xử những vụ án đã xảy ra ở Ocean Bank và PVN cũng “chủ động” lờ luôn.
Lúc 15 giờ 50 phút ngày 1 tháng 9 năm 2017, khi thẩm vấn bị cáo Hà Văn Thắm trong phiên xử sơ thẩm lần thứ hai ông Hà Văn Thắm và 47 cá nhân bị cáo buộc “tham ô tài sản”, “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, khiến Ocean Bank thiệt hại gần 2.000 tỉ đồng, lúc ông Thắm trình bày những tình tiết liên quan đến việc PVN xin chuyển nhượng cổ phẩn của tập đoàn này trong Ocean Bank cho hai đối tác khác…. Hội đồng Xét xử đã ra lệnh cho bị cáo Thắm ngưng, không kể lể nữa… (2).
***
Cho đến giờ này, dấu hỏi về quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hồi 2015: Mua lại ba ngân hàng thương mại (Ngân hàng Xây Dựng - VNCB, Ngân hàng Đại Dương - Ocean Bank, Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu - GP Bank) với giá… 0 đồng, càng lúc càng lớn.
Tuy Ngân hàng Nhà nước giải thích, quyết định mua lại ba ngân hàng thương mại vừa kể với giá… 0 đồng là nhằm tiếp tục “tái cơ cấu hệ thống ngân hàng”, bảo vệ an ninh kinh tế - tài chính quốc gia nhưng tháng 10 năm ngoái, Kiểm toán Nhà nước cho biết, sau hai năm được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá… 0 đồng – thực chất là quốc hữu hóa, dùng công quỹ để duy trì hoạt động của ba ngân hàng này - thực trạng tài chính của cả ba ngân hàng vẫn thế, vẫn tiếp tục thua lỗ lớn, chủ sở hữu tiếp tục phải rót thêm vốn và nếu không có biện pháp hữu hiệu thì sẽ tiếp tục lỗ thêm nhiều ngàn tỉ đồng (3).
Cũng tháng 10 năm ngoái, sau khi hoàn tất vụ ông Hà Văn Thắm và 47 cá nhân bị cáo buộc “tham ô tài sản”, “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, Tòa án thành phố Hà Nội đề nghị chính phủ xem xét lại chuyện mua các ngân hàng thương mại với giá 0 đồng vì “không bảo đảm quyền lợi của các cổ đông” (4).
Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã thực hiện ba đợt “tái cơ cấu” hệ thống ngân hàng. Đợt “tái cơ cấu” nào cũng có chuyện đóng cửa một số ngân hàng thương mại, cho ngân hàng này mua lại ngân hàng khác, hợp nhất ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn với công ty tài chính cổ phần, chuyển ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, sáp nhập các ngân hàng thương mại cổ phần vào với nhau.
Mỗi đợt tái cơ cấu lại tạo ra những đại gia mới và theo sau đó là hàng loạt đại án ngân hàng: Nguyễn Đức Kiên – Ngân hàng Á châu (ACB), Phạm Công Danh – Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), Hà Văn Thắm – Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank), Trầm Bê – Ngân hàng Phương Nam (PNB) và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Những đại gia này kéo theo nhiều thuộc cấp vốn chỉ thực hiện mệnh lệnh của ông chủ vào tù và chỉ có thế mà thôi. Theo thời gian, thiệt hại mà các đại án ngân hàng gây ra cho kinh tế - xã hội càng ngày càng lớn và càng ngày, các đại án càng có quan hệ mật thiết với nhau.
Sau khi mua đa số cổ phần của Ngân hàng Nông thôn Hải Hưng chỉ vì “thấy thích, chứ chưa có kế hoạch gì” vào năm 2003, ông Hà Văn Thắm trở thành Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng này vào năm 2004. Nhờ chủ trương “tái cơ cấu” ngân hàng, năm 2006, Ngân hàng Nông thôn Hải Hưng được chuyển từ ngân hàng khu vực nông thôn thành ngân hàng khu vực đô thị rồi xin đổi tên. Ocean Bank ra đời. Năm 2007, vốn điều lệ của Ocean Bank chỉ có 1,2 tỉ đồng nhưng đến cuối năm 2013 tăng lên thành 11.424 tỉ đồng, gấp…7.000 lần!
Theo các cơ quan tiến hành tố tụng thì năm 2012, ông Thắm dọa bà Hứa Thị Phấn – người nắm giữ 85% cổ phần của Ngân hàng Đại Tín - là sẽ bạch hóa những sai phạm của bà Phấn trong điều hành Ngân hàng Đại Tín để ép bà Phấn bán lại toàn bộ cổ phần với giá 4,5 tỉ. Có một điều mà ông Thắm không dè là nợ xấu của Ngân hàng Đại Tín quá lớn. Khi thấy bị hố, ông Thắm gạ bán Ngân hàng Đại Tín cho ông Phạm Công Danh và đòi khoản hoa hồng cho việc môi giới là 800 tỉ. Để ông Danh có thể làm chủ Ngân hàng Đại Tín, ông Thắm dùng tiền của Ocean Bank cho một công ty của ông Danh vay 500 tỉ. Mua được Ngân hàng Đại Tín, ông Danh xin đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB). VNCB vỡ nợ gây ra khoản thiệt hại 9.500 tỉ, trong đó Ocean Bank mất 500 tỉ mà ông Thắm đã cho ông Danh vay để mua Ngân hàng Đại Tín. Xử ông Danh không thể bỏ qua ông Thắm và chẳng còn cách nào khác hơn là phải bắt ông Trầm Bê vì ông Bê phải chịu trách nhiệm về việc cho ông Danh vay 1.800 tỉ sai qui định…
***
Năm 2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam loan báo, tỉ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 2,46% tính trên tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã cho vay. Thế nhưng đến tháng 6 năm ngoái - một năm sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng thôi làm Thủ tướng, ông Nguyễn Văn Bình thôi làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, chính phủ Việt Nam thú thật, tỉ lệ nợ xấu hiện là… 17,21% tính trên tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã cho vay. Tổng nợ xấu chừng… 600.000 tỉ đồng và vì các đại biểu Quốc hội được nhắc nhở rằng đó là tiền của dân nên họ lập tức thông qua “Nghị quyết về xử lý nợ xấu” (ấn định các giải pháp hỗ trợ hệ thống ngân hàng, kể cả sử dụng công quỹ để bù đắp những khoản từng cho vay, giờ gần như không thể thu hồi).
Chưa ai tính xem nợ xấu làm bao nhiêu công trình phúc lợi liên quan tới dân sinh bị đình trệ, nợ xấu tương ứng thế nào với tình trạng tận thu thuế và phí vắt kiệt sức dân. Bởi tạo ra nợ xấu, gây ra thiệt hại, các “đại gia” đã và sẽ phải trả giá bằng tự do, thậm chí bằng sinh mạng của họ, song còn trách nhiệm của những cá nhân ban hành các chủ trương, phê duyệt các quyết định, góp phần biến những cá nhân vốn hết sức bình thường thành “đại gia” tung hoành ngang dọc một thời thì sao?
***
Tin mới nhất cho biết, Viện Kiểm sát Tối cao vừa quyết định truy tố ông Đặng Thanh Bình, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vì “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Hồi tháng 7 năm ngoái, ông Bình bị khởi tố bị can vì được xác định là liên đới về trách nhiệm trong vụ mua bán Ngân hàng Đại Tín, tạo điều kiện cho ông Phạm Công Danh đẩy VNCB đến chỗ thất thoát 9.000 tỉ đồng.
Ngoài ông Bình, Viện Kiểm sát Tối cao còn truy tố bốn viên chức khác của Ngân hàng Nhà nước vốn nằm trong nhóm giám sát hoạt động của VNCB với cùng tội danh.
Ngân hàng Nhà nước còn một ông Bình nữa – giữ vai trò Thống đốc – nhạc trưởng của các đợt “tái cơ cấu” hệ thống ngân hàng, tác giả của khối nợ xấu trị giá chừng 600.000 tỉ đồng vẫn bình an vô sự. Cựu Thống đốc Nguyễn Văn Bình giờ là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN.
Tuy nhiên xét cho đến cùng, những Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình, Đặng Thanh Bình dường như chỉ là đồng phạm. Sẽ không có các đại án nếu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước không được xác định là “trụ cột” của “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, được tạo điều kiện tối đa để hút kiệt toàn bộ nguồn lực quốc gia và phung phá. Sẽ không có các đại án nếu hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung được điều hành theo đúng các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường.
Khi kinh tế kế hoạch – nền tảng của chủ nghĩa xã hội hết hạn sử dụng trên toàn cầu, “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” được đem ra dùng như một phát kiến để vừa có thể gá nghĩa với kinh tế thị trường, vừa duy trì được thể chế chính trị theo kiểu xã hội chủ nghĩa. Đó mới là chính phạm. Đó mới là… “La Mã” của các bi kịch. Vở bi kịch mới nhất đang công diễn mang tên “Đốt lò”!
Chú thích

Khi những hung thần quyền lực tự biến thành tội đồ

Theo VOA-27/03/2018 
Bùi Tín 
Ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị của ông rất e ngại phải mở những phiên tòa xét xử những công thần của chế độ, những hung thần quyền lực đã tha hóa, nhưng đã chót hẹn cho củi khô hay củi tươi vào lò đã cháy to, ông không thể nào chơi bài lùi.
Ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị của ông rất e ngại phải mở những phiên tòa xét xử những công thần của chế độ, những hung thần quyền lực đã tha hóa, nhưng đã chót hẹn cho củi khô hay củi tươi vào lò đã cháy to, ông không thể nào chơi bài lùi.
Chính quyền cộng sản trong cơn suy thoái không sao kiềm chế nổi đang phơi bày những thảm cảnh chưa từng có.
Ủy viên Bộ chính trị, ủy viên trung ương đảng, bộ trưởng, cán bộ cao cấp bị trói tay, ra tòa, xộ khám, các cán bộ cộng sản cấp cao bắn giết nhau, các đồng chí thù địch triệt hạ nhau là bức tranh diễn ra hầu như hàng ngày.
Rõ ràng đảng càng họp hành, ra những nghị quyết để chỉnh đốn đảng như nghị quyết 12 – có 1 không 2 - dọa kỷ luật đuổi ra khỏi đảng mọi đảng viên đòi đa đảng đa nguyên, ủng hộ các tổ chức xã hội dân chủ, với mục tiêu chỉnh đốn đảng, thì đảng ngày càng đổ đốn thêm, mà đổ đốn nhất lại là trong hàng ngũ cấp cao nhất, các hung thần quyền lực một thời hét ra lửa, bị rơi rụng hàng loạt.
Đứng đầu sổ phải kể đến Đinh La Thăng, con người hùng một thời, tự tâng bốc là Đinh Tư lệnh, tư lệnh ngành Giao thông vận tải, rồi tư lệnh ngành dầu khí, đứng đầu thành ủy SàiGòn, thành phố lớn nhất nước, vào Bộ Chính trị, bỗng rơi ụych một phát thành tên tội phạm bị tuyên án 13 năm tù giam.
Rồi Trịnh Xuân Thanh lừng lẫy một thời, đứng đầu ngành xây dựng trong dầu khí, trốn chạy sang Đức không xong, bị bắt cóc do một con mồi non - 25 tuổi trẻ, bởi một viên trung tướng đích thân chỉ đạo tại chỗ, để rồi nhận bản án tù chung thân, còn khóc lóc van xin ‘’bác Trọng‘’ khoan hồng .
Còn viên trung tướng Đường Minh Hưng nói trên số phận cũng đen đủi, bị ngành tư pháp CH LB Đức coi là kẻ tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia Đức, bị truy tố theo pháp luật Đức, từ nay không dám xuất ngọai sang phưong Tây, như bị giam lỏng trong nước, thật đẹp mặt ngành công an.
Một người hùng – hung thần quyền lực nữa đang lâm nguy, đó là ông bộ trưởng 4T- thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn, đang có đà vươn lên như diều gặp gió bỗng diều bị đứt giây, rơi tự do, do bị truy tố là chủ mưu trong vụ đại án mua bán viễn thông MobiFone – AVG. Ông Tuấn là hung thần đàn áp báo chí, đàn áp các bloger tự do, tịch thu hơn 10 thẻ nhà báo cá nhân, buộc đình bản 3 tờ báo, từ ngày được kiêm thêm chức phó Ban Tuyên giáo TƯ càng trở nên hung dữ để hòng vừa che lấp tội tham nhũng cực lớn vừa lập công với hy vọng vào Bộ Chính trị trong cuốc họp TƯ 7 sắp đến, sau khi ông Đinh Thế Huynh bỗng nhiên bị bệnh tâm thần, phát điên, mất ghế trong Bộ Chính trị. Bản chất cơ hội của ông hung thần của báo chí là thế. Ông khó lòng thóat khỏi oan nghiệt.
Trong tháng 3 này lại nổ ra một vụ đại án khủng. Một đường dây đánh bạc bị phát hiện với 86 tội phạm đầu tiên, 38 tên bị bắt giam, kẻ chủ mưu lại là một thiếu tướng công an, là anh hùng lừng lẫy chiến công một thời khi ông ra tay trừng trị thẳng cánh bọn tội phạm dùng công nghệ thông tin cao cấp. Tướng Nguyễn Thanh Hóa ngực đầy huân chương với các chiến công: phá chuyên án 312 T, tại tổ chức đào tạo trực tuyến của Công ty đa cấp Cộng đồng Việt ; phá chuyên án 812 E của công ty Tâm Mặt Trời ; phá chuyên án 512T sòng bạc điện tóan ở Tây Ninh ; phá đường dây rửa tiền 24 triệu đô la; phá đường dây cá độ bóng đá 3 nghìn tỷ đồng…Do có nhiều chiến công lớn, ông tướng Hóa những tưởng không ai dám phạm đến mình; thêm nữa trong nhiệm vụ trừng trị bọn tội phạm dùng công nghệ cao ông bị cám dỗ bởi ngay cái bí hiểm của công nghệ cao nên bị nó sập bẫy. Ông liền dùng chính cái công nghệ cao ấy để làm ăn phi pháp, quy mô còn lớn hơn quy mô bọn tội phạm mà ông trừng trị, móc ngoặc với 2 kẻ tòng phạm là Nguyễn Văn Dưong có thần thế là thái tử đỏ con trai của Phạm Quang Nghị, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, bí thư thành ủy Hà Nội, và Phan Sào Nam một chuyên viên về viễn thông hiện đại của mạng VTC, tên này thấy động đã từ nước ngòai trở về nộp 1 ngàn tỷ đồng để hòng giảm tội.
Ông tướng Hóa đã bị bắt giam với danh nghĩa: cầm đầu vụ án đánh bạc nghìn tỷ trên mạng. Từ viên tướng lừng danh trị bọn tội phạm tự biến thành tội phạm lừng danh qua xử dụng công nghệ cao. Thật éo le, bi thảm tột cùng ! Tội cực lớn này sẽ vượt qua tất cả các tội mà ông từng phá án.
Vẫn chưa hết. Ngành điều tra tỉnh Phú Thọ đã sờ đến gáy của trung tướng Phan Văn Vĩnh từng một thời thét ra lửa trên cương vị Tổng cục trưởng An ninh Bộ Công an, đã nghỉ hưu, nhưng bị nghi vấn là trong một thời gian dài đã bảo kê cho mạng lưới đánh bạc trên mạng xuyên quốc gia của bộ ba Hóa- Dương- Nam nói trên để kiếm một số tiền ăn chia không nhỏ trước khi về hưu.
Ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị của ông rất e ngại phải mở những phiên tòa xét xử những công thần của chế độ, những hung thần quyền lực đã tha hóa, nhưng đã chót hẹn cho củi khô hay củi tươi vào lò đã cháy to, ông không thể nào chơi bài lùi. Sức ép của xã hội là cực lớn. Ông nhiều lần kêu gọi phải chống tham nhũng đến cùng, khẩn trương, triệt để, không khoan nhượng, nói là làm. Ông rất khóai chí khi được tâng bốc là ‘’người đốt lò vĩ đại’’.
Hội nghị TƯ 7 sắp họp. Các cuộc xử Đại án sắp tới sẽ ghi vào thành tích đáng kể của cá nhân ông để ông sẽ tọai nguyện phục vụ đảng cho đến hết nhiệm kỳ 5 năm, khi ông sẽ gần 77 tuổi, một kỷ lục rất đáng tự hào vậy.

Bộ VH "chối tội, cãi cùn" khi phủ nhận phim TQ liên quan đến Biển Đông?

VOA Tiếng Việt/26/03/2018 
Một cảnh trong phim Điệp vụ Biển Đỏ của Trung Quốc gây tranh cãi ở Việt Nam vì nói đến Biển Đông
Một cảnh trong phim Điệp vụ Biển Đỏ của Trung Quốc gây tranh cãi ở Việt Nam vì nói đến Biển Đông
Bộ Văn hóa của Việt Nam vừa ra thông cáo khẳng định một phim Trung Quốc mới dừng chiếu không liên quan đến vấn đề chủ quyền, biển đảo. Một cựu thanh tra của bộ nhận xét với VOA rằng thông cáo đó là “cãi cùn, chối tội”.
Thông cáo chiều 26/3 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói “không có căn cứ” để kết luận phim Điệp vụ Biển Đỏ “có vấn đề” về nội dung, tư tưởng.
Theo tường thuật trên nhiều trang tin Việt Nam hồi cuối tuần qua, cuối bộ phim có một cảnh ngắn chiếu hình ảnh một vùng biển được gọi là South China Sea (thường được Việt Nam dịch là Biển Đông), ở đó các tàu chấp pháp Trung Quốc bao vây một con tàu không rõ quốc tịch. Tàu Trung Quốc dùng loa thông báo rằng nơi đó là hải phận của Trung Quốc và yêu cầu con tàu kia phải lập tức rút khỏi vùng biển.
Các báo cho rằng đoạn phim hoàn toàn “lạc lõng”, “dư thừa”, “không liên quan” tới nội dung chính trong hơn 130 phút đầu.
Tin tức về đoạn phim gây tranh cãi loan đi trên truyền thông Việt Nam đã dẫn đến nhiều lời bình luận tiêu cực hay chỉ trích bộ phim xuất hiện trên mạng xã hội trong suốt hai ngày cuối tuần.
Ngày 24/3, hãng CGV sở hữu các rạp lớn ở Việt Nam nói họ chấm dứt chiếu phim Điệp vụ Biển Đỏ “vì không có khán giả” sau khi đã chiếu được 10 ngày.
Trong thông cáo mới đây, Bộ VH-TT-DL khẳng định Hội đồng trung ương thẩm định và phân loại phim truyện, trong đó có cả lãnh đạo cấp vụ của Ban Tuyên giáo Trung ương, đã thẩm định phim “đúng quy trình hiện hành”.
“Đậy gọi là việc lấp liếm, cãi cùn, chối tội. Cái việc bây giờ là đã rồi thì tìm mọi cách để không bị kỷ luật. [Ở] Việt Nam quan chức có bao giờ nhận lỗi dễ dàng đâu. Theo tôi là phải nhận khuyết điểm, phải nhận thiếu sót. Cấp trên thì phải có hình thức kỷ luật”.
Ông Phạm Viết Đào, cựu thanh tra Bộ Văn hóa
Về đoạn phim gây xôn xao dư luận, bộ nói “Những hình ảnh, âm thanh và lời thoại của đoạn cuối phim hoàn toàn không có căn cứ để kết luận rằng bộ phim có liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo".
Trước đó, sáng 26/3, trong một phát biểu với báo chí, bà Lý Phương Dung, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh thuộc bộ, nói việc nhiều người cho rằng phim có cảnh thể hiện Biển Đông thuộc Trung Quốc là “hoàn toàn suy diễn”. Theo bà Dung, người cũng là ủy viên Hội đồng Trung ương thẩm định phim truyện, cảnh như vậy “không có trong phim”.
Ông Phạm Viết Đào, người từng công tác tại Vụ Điện ảnh của Bộ Văn hóa và từng là thanh tra ở bộ, không đồng tình với các lập luận của bộ. Ông nêu quan điểm với VOA:
“Đậy gọi là việc lấp liếm, cãi cùn, chối tội. Cái việc bây giờ là đã rồi thì tìm mọi cách để không bị kỷ luật. [Ở] Việt Nam quan chức có bao giờ nhận lỗi dễ dàng đâu. Theo tôi là phải nhận khuyết điểm, phải nhận thiếu sót. Cấp trên thì phải có hình thức kỷ luật”.
Nhà văn Phạm Viết Đào, cũng là một cựu tù nhân lương tâm vì đã đăng các bài công kích chính quyền, khẳng định việc để lọt bộ phim Trung Quốc có đoạn gây tranh cãi nói lên “sự tắc trách” và “thiếu nhạy cảm chính trị” của nhiều quan chức thuộc Bộ Văn hóa lẫn Ban Tuyên giáo.
Ông Đào cũng đưa ra chất vấn vì sao chính quyền hăm dọa, thậm chí bỏ tù một số nhà hoạt động chỉ vì họ nói ra vấn đề chủ quyền, biển đảo, trong khi lại để lọt cả một bộ phim của Trung Quốc có thông tin “nhạy cảm” về chủ đề này.
Phim Điệp vụ Biển Đỏ dựa trên một sự kiện có thật xảy ra năm 2015, khi quân đội Trung Quốc sơ tán gần 600 công dân nước họ và hơn 200 người nước ngoài ra khỏi Yemen do nội chiến ở quốc gia đó.
Hội đồng Trung ương thẩm định phim truyện của Việt Nam đã xem phim hồi đầu tháng này và cấp phép hôm 15/3 với điều kiện cấm khán giả dưới 18 tuổi do trong phim có nhiều cảnh bạo lực. Bộ phim được công chiếu hôm 16/3.

Hội nghề cá: Ngư dân vẫn đánh bắt, tránh đụng độ với TQ

VOA Tiếng Việt/26/03/2018 
Một đội tàu cá Việt Nam ở gần đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
Một đội tàu cá Việt Nam ở gần đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
Báo chí Việt Nam hôm 26/3 dẫn lại thông tin từ Hội Nghề cá Việt Nam cho hay hội đã ra văn bản “phản đối” lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của phía Trung Quốc và “động viên ngư dân bám biển sản xuất”.
Văn bản cũng được gửi đến một loạt cơ quan chính quyền gồm Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, và Ban Đối ngoại Trung ương của Đảng Cộng sản.
Tin tức không cho biết văn bản có gửi đến phái bộ ngoại giao của Trung Quốc ở Việt Nam hay không.
Hồi tuần trước, có tin Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đơn phương thông báo điều chỉnh quy chế cấm đánh bắt cá trên biển có hiệu lực từ 12 giờ ngày 1/5 đến 12 giờ ngày 16/8 năm nay. Việt Nam cho rằng lệnh cấm ảnh hưởng đến cả một số vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ngư dân dứt khoát là họ vẫn đi đánh. Trung Quốc họ có tuyên bố gì nữa thì ngư dân vẫn đi đánh.
Ông Võ Thiên Lăng, phó chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam
Trong văn bản mới đây, Hội Nghề cá Việt Nam “kịch liệt phản đối” hành động đơn phương “hết sức phi lý” của phía Trung Quốc. Gọi việc ban hành quy chế cấm đánh cá trên Biển Đông của phía Trung Quốc là “không có giá trị pháp lý”, hội nhấn mạnh là hành động này “gây cản trở hoạt động sản xuất trên biển của ngư dân Việt Nam”.
Hội Nghề cá Việt Nam nói thêm rằng việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá như vậy là hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và vùng biển vịnh Bắc bộ.
Từ Khánh Hòa, ông Võ Thiên Lăng, một phó chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam, khẳng định với VOA rằng hội khuyến khích ngư dân sẽ “đánh bắt cá, hoạt động bình thường” ở Trường Sa, Hoàng Sa:
“Ngư dân dứt khoát là họ vẫn đi đánh. Trung Quốc họ có tuyên bố gì nữa thì ngư dân vẫn đi đánh”.
Chắc chắn bên quân sự là họ có sự phối hợp, kiểm ngư này, cảnh sát biển này, v.v… là họ đều có một động thái để đảm bảo cho an toàn của hoạt động của ngư dân trên biển. Nhưng mà mình tránh đụng độ.
Ông Võ Thiên Lăng
Bên cạnh lời phản đối, hội cũng đề nghị các nhà nước Việt Nam “có biện pháp hữu hiệu” để sớm chấm dứt hành động nêu trên của Trung Quốc, nhưng không nói rõ các biện pháp đó có thể là gì.
Một đề nghị khác của hội là chính quyền cần thường xuyên triển khai lực lượng tàu chấp pháp trên biển, tăng cường bảo vệ ngư dân sản xuất trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Phó chủ tịch hội Võ Thiên Lăng cho VOA biết thêm:
“Chắc chắn bên quân sự là họ có sự phối hợp, kiểm ngư này, cảnh sát biển này, v.v… là họ đều có một động thái để đảm bảo cho an toàn của hoạt động của ngư dân trên biển. Nhưng mà mình tránh đụng độ. Nhưng mà ngư dân cứ đi đánh thôi, vẫn đánh cá”.
Hồi tuần trước, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm 22/3 cũng đã tuyên bố rằng Việt Nam “phản đối và kiên quyết bác bỏ” quyết định đơn phương của Trung Quốc.
Bà Hằng nói quy chế cấm đánh cá của Trung Quốc “xâm phạm chủ quyền của Việt Nam”, đồng thời “vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý” của Việt Nam trên các vùng biển của đất nước Đông Nam Á.

Con đường thâu tóm

“…Mao và Tưởng là kẻ thù của nhau, nhưng tư tưởng Đại Hán là như nhau, cả 2 đều muốn chiếm biển Đông. Năm 1953, Trung Cộng đổi đường 11 đoạn của Tưởng thành đường 9 đoạn cho đến ngày hôm nay…”
bando_trungquoc_anville01
Bản đồ lãnh thổ Trung Hoa năm 1137 thời nhà Tống cho thấy cực nam của Trung Hoa là đảo Hải Nam. Bản đồ của d'Anville vẽ 1735 thời Càn Long - Nhà Thanh, được thủ tướng Đức tặng chủ tịch Trung Quốc cho thấy cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam. Rồi bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ, do nhà Thanh - Trung Quốc in năm 1904, có ghi cực nam lãnh thổ Trung Quốc năm 1904 là đảo Hải Nam.
bando_trungquoc_anville02
Bản đồ của d'Anville vẽ 1735 thời Càn Long - Nhà Thanh
Vậy đường 9 đoạn chiếm lĩnh biển Đông xuất hiện khi nào? Ý đồ này không biết Trung Hoa Dân Quốc ấp ủ từ khi nào? Nhưng vào năm 1946, khi đó Việt Nam lọt vào tay Hồ Chí Minh, và ông ta để Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch lấy đảo Ba Bình như lấy một vùng đất hoang. Tưởng chiếm được đảo Ba Bình thì ông ta nghĩ ngay đến mưu đồ chiếm trọn Biển Đông về cho Trung Quốc. Năm 1948 chính quyền Tưởng tiến 1 bước xa hơn, đó là vẽ ra đường 11 đoạn bọc lấy 75% biển Đông, trong đó nó bọc lấy 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Âm mưu đã rõ.
Một năm sau, tức năm 1949 Trung Hoa Dân Quốc sụp đổ phải chạy ra Đài Loan. Trung Quốc đại lục rơi vào tay Cộng Sản của Mao Trạch Đông. Mao và Tưởng là kẻ thù của nhau, nhưng tư tưởng Đại Hán là như nhau, cả 2 đều muốn chiếm biển Đông. Năm 1953, Trung Cộng đổi đường 11 đoạn của Tưởng thành đường 9 đoạn cho đến ngày hôm nay. Ý đồ của Mao, rằng ông ta muốn xí vùng nào thì trước hết là chiếm lấy trái tim của vùng đó, rồi kế tiếp là vẽ đường bao quanh nó để xí phần. Đảo Ba Bình mà Hồ Chí Minh để Tưởng lấy không, lúc này thuộc Đài Loan. Mao chưa có đảo nào trong vùng trái tim, vì thế y muốn chiếm đảo khác để lấy cơ sở khẳng định chủ quyền trong vùng đường 9 đoạn đó. Thế là việc chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam được lên kế hoạch. Bẫy được kẻ thâm hiểm giăng ra để gài Việt Nam.
Ngày 04/09/1958, Quốc hội Trung Cộng nhóm họp ra thông báo. Nội dung thông báo này có 2 ý. Ý thứ nhất, là khu vực 12 hải lý cách bờ biển Trung Quốc thì thuộc chủ quyền lãnh hải Trung Quốc, ý này là bình thường vì đúng thông lệ quốc tế. Ý thứ 2, là Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của họ trên 2 quần đảo đang thuộc lãnh thổ Việt Nam - Hoàng Sa, Trường Sa. Không hiểu vì ngu hay thông đồng với Mao mà 10 ngày sau, tức ngày 14/09/1958 Hồ Chí Minh sai Phạm Văn Đồng ký công hàm rồi trao cho Chu Ân Lai công nhận tuyên bố của Quốc hội Trung Cộng. Điều đó có nghĩa là ông Hồ Chí Minh và ĐCS VN công nhận chủ quyền Trung Cộng trên 2 quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam. Sự công nhận xong, giờ đến bước Trung Cộng lấy.
Năm 1972 Hiệp định Paris được ký, năm 1973 Mỹ rút quân về nước. VNCH lúc đó đang chống đỡ CS, thừa cơ đó, năm 1974 Trung Cộng xua quân chiếm Hoàng Sa. Trong lúc VNCH đang tử chiến với Trung Cộng trong tuyệt vọng, thì CS Hà Nội khoanh tay đứng nhìn và vui mừng khi Hoàng Sa rơi vào tay Trung Cộng. Lê Đức Thọ khi đó đã nói “Hãy yên tâm, Hoàng Sa trong tay các đồng chí Trung Quốc còn hơn là trong tay ngụy quyền tay sai của đế quốc Mỹ”. Và sau 1975, Trung Cộng không những không trả Hoàng Sa mà còn chiếm thêm phần lớn Trường Sa. Đỉnh điểm là năm 1988 tại bãi đá Gạc Ma, 64 chiến sỹ bị buộc không được bắn trả khi Trung Cộng tấn công. Mệnh lệnh buộc chiến sỹ đứng làm bia tập bắn cho quân Trung Cộng là do Lê Đức Anh ban ra. 2 năm sau, tức 1990 Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh và Phạm Văn Đồng mò qua Thành Đô gặp Giang Trạch Dân và Lý Bằng xin thuần phục hoàn toàn. Kể từ đó, hải quân CSVN biến mất khỏi biển Đông, thay vào đó là họ xúi ngư dân tay không tấc sắt ra khơi "giữ biển" cho ĐCSVN. Kết quả, đến nay ngư dân đi xa bờ đã chết gần hết và nhường biển trống lại cho giặc Tàu tung hoành.
Khi chiếm trung tâm biển Đông gồm Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Cộng công khai với thế giới chủ quyền của nó trên đường 9 đoạn đó. Ban đầu đường 11 đoạn của Tàu Tưởng chỉ chiếm 75% biển Đông, nhưng nay đường 9 đoạn của Tàu Mao chiếm 80%. Nghĩa là đường này ngày một giãn ra.
Trên biển cả bao la, không biết nơi nào là ranh giới. Trung Cộng cứ lấn ra đến chỗ nào thì cứ chỉ chỗ đó là thuộc đường 9 đoạn của nó. Chính vì sự thuần phục hoàn toàn Trung Cộng, nên Tập Cận Bình mới lấn tới. Y lên kế hoạch lấy dần những bãi đá ngầm, những mỏ dầu mà Việt Nam đang khai thác. Cũng chỗ đó, hôm qua của Việt Nam thì hôm nay Trung Cộng bảo thuộc đường 9 đoạn của nó. Từ năm 2017 trở về trước, bãi Tư Chính thuộc Việt Nam. Nhưng đến khi Việt Nam thuê Repsol vào khoan thăm dò, Trung Cộng nhảy đến bảo của nó thì CSVN cho rút khoan tháo chạy, chấp nhận bồi thường cho Repsol nửa tỉ đô. Hôm nay, tại bãi Cá Rồng Đỏ từ bao giờ thuộc Việt Nam, nay Repsol đang khoan thăm dò thì bị Trung Cộng bảo rằng của nó không cho khoan. Hà Nội lại một lần nữa rút khoan tháo chạy và đánh mất chủ quyền.
Từ sau hội nghị Thành Đô đến nay, Việt Nam không bao giờ dùng quân sự để bảo vệ biên cương lãnh thổ. Cứ như trong ngoài phối hợp vậy. Cứ bên ngoài tằng hắng thì bên trong rút chạy và nhường lại lãnh hải. Cứ như vậy đường lưỡi bò lấn dần ngày càng tiến vào bờ. Trên bờ, thì Đà Nẵng và Nha Trang đang bị dân Tàu chiếm lĩnh từ lâu. Nay Hạ Long đang cho Tàu tự do vào, rồi Lào Cai cũng thế. Rồi mai sẽ đến Cà Mau, ngày mốt sẽ đến lượt Sài Gòn - Hà Nội. Quê hương đang thu hẹp, còn người dân chúng mình thì sao? Đang ngủ mê và đợi đến ngày CS nó tự tốt lên.
Đỗ Ngà

Một lần nữa, Hà Nội lại nhục nhã cúi đầu

“…Các ký kết song phương về đối tác chiến lược vẫn chưa kịp ráo mực với một kỳ vọng Việt nam với sự ủng hộ của bộ tứ – Hoa kỳ, Ấn Độ, Australia, Nhật – sẽ dám đứng thẳng lưng, nhìn thẳng vào mắt đối đầu với Trung quốc. Nhưng không, một lần nữa, Hà nội lại nhục nhã cúi đầu...”
Theo nguồn tin của BBC, Việt Nam đã hủy bỏ một dự án dầu lớn tại Biển Đông lần thứ hai trong vòng một năm, do áp lực của Trung Quốc.
PetroVietnam – tập đoàn dầu khí thuộc sở hữu nhà nước yêu cầu Repsol – công ty năng lượng của Tây Ban Nha phải hoãn dự án ngoài khơi bờ biển phía đông nam. Điều đó có nghĩa là Repsol và đối tác có thể mất đến 200 triệu đô la đã được đầu tư lần này.
Tin tức này hết sức bất ngờ khi các công việc chuẩn bị cuối cùng cho việc khai thác thương mại đang được tiến hành.
bando_thamdo_giengdau_vietnam
Bản đồ cho thấy các khu vực có hoạt động thăm dò
và sản xuất dầu của Repsol. Ảnh: repsol
Bill Hayton nhận định rằng “với Trung Quốc có thể coi đây là một thắng lợi đáng kể. Quyết định yêu cầu Repsol hoãn khoan dầu lần thứ hai của Việt Nam dường như chứng minh rằng việc Hoa Kỳ phô diễn sức mạnh vừa rồi đã không có tác dụng làm thay đổi các tính toán chiến lược của Việt Nam”.
Việt Nam đã và đang tìm thăm dò và khai thác mỏ khí Cá Rồng Đỏ từ năm 2009. Tháng 4 năm 2017, Chính phủ Việt nam đã chấp thuận dự án phát triển mỏ khí Cá Rồng Đỏ cách bờ biển Vũng tàu 440km. Được biết mỏ dầu sâu nhất này có với trữ lượng 45 triệu thùng dầu có thể cho phép khai thác 25.000 - 30.000 thùng dầu và 60 triệu m3 khí mỗi ngày.
Theo dự tính, hôm thứ Năm giàn khoan Ensco 8504 sẽ khởi hành từ Singapore đến khu vực Block 07/03 để tiến hành khai thác thương mại. Đây là một phần của dự án Cá Rồng Đỏ mà Hà Nội kỳ vọng sẽ mang lại 15% lợi ròng cho PVS nhằm bù đắp cho việc PVS đã và đang chịu sụt giảm doanh thu 3 năm liền do giá dầu sụt giảm. Nếu thông suốt thì dự án sẽ mang lại lợi nhuận ổn định từ quý một năm 2020 và có lợi nhuận sau thuế là 180 tỷ đồng.
Thông tin từ CTCK KIS Việt Nam cho biết giá trị hợp đồng của PVS với công ty Yinson Malaysia có giá trị ước tính khoảng 1,2 tỷ USD. Liên doanh PVS (51%) và Yinson (49%) cũng đã ký kết được hợp đồng cung ứng FPSO trị giá 800 triệu USD cho mỏ Cá Rồng Đỏ.
Tháng 7 năm 2017 Hà nội đã lật đật cho Repsol rút lui ở bãi khu vực Block 136/03 sau khi bị Trung quốc đe doạ tấn công vào khu vực đảo Vành Khăn ở Biển Đông. Việc rút lui lần dầu tiên được cho là tránh đối đầu với Trung quốc theo lệnh của Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đinh Xuân Lịch. Cuộc rút lui ấy được coi là sự cúi đầu nhục nhã của Hà nội trước sức ép của Trung quốc.
Hàng không Mẫu hạm Carl Vinson vừa mới rời Việt nam hai tuần lễ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa mới kết thúc các chuyến công du đến Ấn Độ, New Zealand, Australia. Các ký kết song phương về đối tác chiến lược vẫn chưa kịp ráo mực với một kỳ vọng Việt nam với sự ủng hộ của bộ tứ – Hoa kỳ, Ấn Độ, Australia, Nhật – sẽ dám đứng thẳng lưng, nhìn thẳng vào mắt đối đầu với Trung quốc.
Nhưng không, một lần nữa, Hà nội lại nhục nhã cúi đầu...
Phương Thảo

Cuộc xâm lăng và sự tiếp tay

“…Những hành vi đó đều tiếp tay cho sự xâm lược và bành trướng Trung Quốc được nhanh chóng và rộng khắp hơn. Những hành vi thực chất là bán nước chứ không cần phải tìm kiếm đâu xa…”
biendong6
Phim đã chiếu được gần 10 ngày và chỉ do dư luận phản ứng quá dữ dội thì Cục điện ảnh và các rạp chiếu phim mới có quyết định dừng chiếu bộ film này, đã được đặt hàng từ Bộ Quốc phòng của Trung Quốc, mà thực chất là một bộ phim dùng để tuyên truyền phô trương về sức mạnh quân sự và chủ quyền ở Biển Đông (the South China Sea).

Có một sự lý giải cực kỳ ngu ngốc và thô bỉ khi cho rằng 2 phút cuối phim, với thông báo từ các chiến hạm Hải quân Trung Quốc hướng tới một tàu lạ cảnh báo không được xâm phạm vào hải phận Trung Quốc, không xác định rõ toạ độ hay vùng nào trên biển nên khán giả đã quá nhạy cảm mà biến sự việc trở nên căng thẳng.

Chẳng lẽ phải đợi đến việc bọn chúng vào tận đất nước và tuyên truyền như ở vài nơi mà chúng núp dưới bóng hướng dẫn viên đến từng tỉnh và nói chỗ này, chỗ kia là của Trung Quốc mới thấy rõ mưu đồ và sự bành trướng trắng trợn của chúng? Phải chăng để chúng tiếp tục khẳng định đường lưỡi bò 9 đoạn của chúng thì mới biết nó chiếm trọn cả biển đông về làm của mình, dù vi phạm nghiêm trọng vào luật quốc tế và chủ quyền quốc gia của nước ta?

Chính vì cái sự không rõ ràng đó mà chúng mới có thể dễ dàng công chiếu và từ đó dẫn đến một hệ quả gián tiếp mà sau này chúng sẽ viện cớ là Việt Nam đã đồng thuận về vấn đề này vì đã công khai chiếu trên toàn quốc mà không có ý kiến gì về nó. Lúc này chúng sẽ đưa ra bản gốc mà có thêm cả địa chỉ toạ độ và xác định rõ là vùng biển, hải đảo nào ở Biển Đông. Lúc đó thì thế nào?

Tại sao lại để những kẻ quản lý và kiểm duyệt ngồi yên ở vị trí của chúng khi ăn tiền thuế của dân nhưng lại không có đủ hiểu biết và trách nhiệm với chủ quyền quốc gia đến mức ngu xuẩn hết mức như thế? Những hành vi đó đều tiếp tay cho sự xâm lược và bành trướng Trung Quốc được nhanh chóng và rộng khắp hơn. Những hành vi thực chất là bán nước chứ không cần phải tìm kiếm đâu xa.

Hơn nữa, vào tháng 2 kéo dài đến tháng 3 năm 1979, Trung Quốc đánh chiếm Việt Nam ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc và tiếp theo đó là tháng 3 năm 1988 chúng đánh chiếm Gạc Ma (tàn sát dã man 64 lính Việt Nam trong tình trạng tay không và được lệnh không được phản kháng). Nay bộ phim này cũng chiếu vào tháng 3, thời gian của những cuộc chiến Vệ quốc đầy bi thương và vĩ đại trước kẻ xâm lược Trung Quốc.

Chúng còn định lý giải điều gì nữa khi chiếu bộ phim này khắp cả nước?
LS Lê Luân

Human Rights Watch kêu gọi hủy cáo trạng đối với nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng

Human Rights Watch kêu gọi hủy cáo trạng đối với nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng
Tổ chức Human Rights Watch hôm Thứ Ba 27/03 ra thông cáo, yêu cầu nhà cầm quyền CSVN hủy bỏ cáo trạng chống lại nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Viết Dũng và phóng thích ông ngay lập tức.
Nhà hoạt động trẻ nổi tiếng với bộ đồ rằn ri của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và biệt danh “Dũng Phi Hổ”. Anh bị bắt hồi tháng 9 năm 2017 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”. Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An sẽ xử Dũng vào ngày 28 tháng 3. Ông Brad Adams, giám đốc Châu Á của Human Rights Watch, nói trong thông cáo trên mạng của tổ chức này rằng, nhà cầm quyền CSVN đang phí thời gian sử dụng tội danh vô giá trị là “tuyên truyền chống nhà nước” để bịt miệng giới bất đồng. Ông Adams nhận định rằng, Nguyễn Viết Dũng và các nhà hoạt động khác đang kêu gọi cải cách đều không cho thấy bất cứ ý định lùi bước nào, trước thứ áp lực tàn bạo của nhà cầm quyền. Ông Adams cho rằng điều duy nhất mà nhà cầm quyền Việt Nam đang làm là thu hút sự chú ý của quốc tế về thái độ không dung thứ kỳ quặc đối với tư tưởng bất đồng.
Dũng Phi Hổ, nay 32 tuổi, có một tiến trình hoạt động xã hội lâu dài từ hồi còn ở trường trung học. Anh từng thắng cuộc thi truyền hình Đường Lên Đỉnh Olympia và được nhận vào Đại Học Khoa Học Công Nghệ Hà Nội với điểm thi xuất sắc. Nhưng anh bị đuổi học sau hai năm vì tham gia nhiều cuộc biểu tình. Tháng 4 năm 2015, Dũng bị bắt sau khi mặc áo rằn ri của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tham gia cuộc biểu tình chống đốn hạ cây xanh ở Hà Nội. Cũng trong năm này, anh thành lập một đảng chính trị mang tên Đảng Cộng Hòa và vận động cho dân chủ ở Việt Nam. Trước khi bị bắt hồi tháng 9 năm 2017, anh đang thực hiện một loạt phỏng vấn về tình trạng học phí quá cao tại các trường học và về những ý kiến cũng như nguyện vọng của học sinh và phụ huynh trong khu vực nơi mình sinh sống.
Huy Lam / SBTN

Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh cùng 40 chiến hạm tập trận

Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh cùng 40 chiến hạm tập trận
Hàng chục chiến hạm đang diễn tập trên Biển Đông cùng với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Cộng trong một cuộc thị uy lớn.
Hãng thông tấn Reuters hôm Thứ Ba 27/03 đăng tải hình ảnh vệ tinh do công ty Planet Labs Inc thu được, xác nhận nhóm tấn công hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đã tiến vào Biển Đông, dự phần vào sự kiện mà Hải Quân Trung Cộng trước đây mô tả là một cuộc diễn tập tác chiến. Nhóm tàu Liêu Ninh hồi tuần trước đi qua eo biển Đài Loan. Những hình ảnh chụp được hôm Thứ Hai cho thấy ít nhất 40 chiến hạm và tàu ngầm hộ tống tàu Liêu Ninh. Các tàu này đi như diễn hành theo một hàng dọc, thích hợp với mục đích tuyên truyền hơn là diễn tập trong những đội hình quân sự. Các tàu ngầm đi đầu cuộc diễn hành rầm rộ trên biển, trong khi nhiều máy bay xuất hiện trên trời.
Chuyên gia an ninh Collin Koh thuộc Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam ở Singapore nhận xét răng, cuộc điều động này là bất thường xét về kích thước và quy mô. Đến nay chưa rõ đoàn chiến hạm Trung Cộng này hướng đến nơi nào, và cuộc diễn tập sẽ kéo dài trong bao lâu.
Cuộc diễn tập của Hải Quân Trung Cộng diễn ra giữa lúc có những dấu hiệu căng thẳng ở Biển Đông, sau khi Việt Nam mới đây buộc phải đình chỉ thêm một dự án dầu khí nữa của công ty Repsol Tây Ban Nha ngoài khơi Vũng Tàu dưới áp lực của Bắc Kinh. Không Quân Trung Cộng mới đây cũng loan báo tổ chức một cuộc diễn tập tác chiến trên không, với sứ mạng bảo vệ mọi quyền lợi của nước này ở Biển Đông.
Huy Lam / SBTN

Quảng Trị: Tỉnh cấp 10 bò giống, xã chia người nhà làm thịt 5 con

Một trong số những con bò đực giống còn sót lại tại xã Triệu Độ. (Hình: Tuổi Trẻ)
QUẢNG TRỊ, Việt Nam (NV) – Nhà cầm quyền tỉnh cấp cho dân 10 con bò giống “theo chính sách hỗ trợ chăn nuôi” nhưng các quan xã đã chia nhau và chia cho người nhà. Không những vậy, có 5 con đã bị xẻ thịt.
Chuyện lùm xùm “ăn không chừa thứ gì” đang xảy ra tại xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, từ những ngày cuối Tháng Mười Hai năm ngoái đến nay mới vỡ ra. Một số tờ báo cho hay nhà cầm quyền tỉnh Quảng Trị giao cho xã Triệu Độ 10 con bò đực giống để giao lại cho dân nuôi.
Nguyên tắc “xóa đói giảm nghèo” thì như vậy nhưng các quan xã đã không cất công tìm kiếm người giao bò ở thôn nào xa xôi.
“Cuối năm 2017, xã Triệu Độ có nhận 10 con bò đực giống theo phân bổ từ chương trình hỗ trợ chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị,” tờ Tuổi Trẻ kể. “Mỗi con bò đực giống trị giá 18 triệu đồng. Trong đó người dân đối ứng 4 triệu, 14 triệu nhà nước hỗ trợ. Đối tượng áp dụng là các hộ gia đình trực tiếp chăn nuôi và phải cam kết chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác con đực giống ít nhất 48 tháng.”
Sau khi tiếp nhận 10 con bò, các quan xã Triệu Độ “ngay lập tức” chia số bò trên cho những người thân cán bộ xã.
Tờ Tuổi Trẻ nói trong số những người nhận bò có cán bộ văn phòng UBND xã, anh ruột phó chủ tịch xã, anh ruột trưởng công an xã, em họ bí thư đảng ủy xã, em cán bộ phụ trách nông nghiệp xã… Chỉ có hai hộ dân không liên quan đến cán bộ xã được nhận bò. “Và cũng chỉ một thời gian ngắn sau đó, 5 con bò đực giống trong số đó bị giết thịt.”
Tờ Tuổi Trẻ thuật theo lời ông Nguyễn Xuân Trường, chủ tịch xã Triệu Độ “do số bò nhận về vào những ngày cuối năm dương lịch, gấp quá nên ông Hồng – phó chủ tịch xã Triệu Độ – nhận rồi chia cho các hộ nói trên.”
Nhưng nguồn tin cũng thuật lời một số trưởng thôn nói “chưa hề được thông báo về việc đăng ký nhận bò, trong khi ông chủ tịch xã nói đã gọi điện về các trưởng thôn hỏi có ai đăng ký không nhưng không có ai nhận.”
Chuyện xảy ra ở xã Triệu Độ cũng từng xảy ra những việc tương tự tại các địa phương khác. Quan chức cấp thấp không có cơ hội nuốt những khoản “lãi ngoài” hàng tỉ đồng như các sếp tại tập đoàn dầu khí quốc doanh Petro Vietnam, họ chỉ có cơ hội ăn vài con bò, con dê, con gà hoặc tí rẻo đất, ít bao gạo cứu đói giáp hạt hay sau những trận bão lớn.
Cuối Tháng Tám 2017, 10 hộ dân tại xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long nhận được 14 con bò “dự án” để nuôi thì có 10 con bị bệnh lở mồm long móng.
Đầu năm ngoái, dân tại tỉnh Bình Thuận cáo buộc quan chức của một số địa phương đã tráo nông cụ gồm máy bơm nước, máy cắt cỏ (giúp đồng bào nghèo thuộc diện dân tộc thiểu số) do Nhật Bản sản xuất bằng máy Trung Quốc. Các quan đã dùng nhãn Nhật dán đè lên tên hãng Trung Quốc. Theo giá trị máy cắt cỏ Nhật mà ngân sách nhà nước phải trả là khoảng 5 triệu đồng đồng/máy trong khi máy mà người dân được cấp có giá bán ngoài thị trường chỉ trên 2 triệu đồng/máy. (TN)

Hội Nghề Cá Việt Nam đòi đưa ‘tàu chấp pháp’ bảo vệ ngư dân

Ngư dân Đặng Tự kể chuyện tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá tài sản ngày 22 Tháng Ba, 2018, tại khu vực Đá Lồi quần đảo Hoàng Sa. (Hình: Tuổi Trẻ)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – “Hội nghề cá Việt Nam” đề nghị nhà cầm quyền trung ương đưa “lực lượng tàu chấp pháp” tăng cường bảo vệ ngư dân trên các vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Trong văn thư đề ngày 23 Tháng Ba, 2018, do ông phó chủ tịch Ban Chấp Hành Trung Ương Hội Nghề Cá Việt Nam ký tên gửi “Văn Phòng Chính Phủ” tức gửi ông thủ tướng, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Ngoại Giao và Ban Đối Ngoại Trung Ương của đảng CSVN, ông Phạm Anh Tuấn kêu gọi nhà cầm quyền có các biện pháp bảo vệ ngư dân trước lệnh cấm đánh cá hàng năm trên Biển Đông của Trung Quốc.
Trung Quốc ngang nhiên cấm đánh cá trên Biển Đông, kéo dài xuống tới vĩ tuyến 12, bắt đầu từ ngày 1 Tháng Năm, 2018, đến hết ngày 16 Tháng Tám, 2018, bất chấp lệnh cấm vi phạm chủ quyền biển đảo của các nước khác, đặc biệt là Việt Nam.
Hội Nghề Cá Trung Ương Việt Nam “đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp hữu hiệu sớm ngăn chặn để chấm dứt hành động trên của Trung Quốc, cần thường xuyên có lực lượng tàu chấp pháp trên biển để tăng cường công tác bảo vệ ngư dân, tạo điều kiện cho ngư dân an tâm sản xuất trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam,” văn thư của Hội Nghề Cá Trung Ương Việt Nam viết.
Từ trước tới giờ, người ta chỉ thấy Hà Nội lên tiếng phản đối suông lệnh cấm đánh cá của Bắc Kinh. Bộ Ngoại Giao CSVN cũng thường tuyên bố chủ quyền quốc gia “không thể tranh cãi” đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Tuy nhiên, cho các “tàu chấp pháp” tức Cảnh Sát Biển và Tàu Kiểm Ngư bảo vệ ngư dân ở những vùng biển “nhạy cảm” như quanh quần đảo Hoàng Sa, hoặc gần các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp ở quần đảo Trường Sa là hoàn toàn không có.
Phóng ảnh văn thư của Hội Nghề Cá Việt Nam gửi nhà cầm quyền trung ương yêu cầu cho “tàu chấp pháp” bảo vệ ngư dân. (Hình: Internet)
Bởi vậy, người ta luôn luôn thấy báo chí trong nước loan tin các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tàu tuần Trung Quốc đâm chìm, ngư dân bị đánh đập gần khu vực quần đảo Hoàng Sa. Tàu nào không bị đâm chìm thì bị đâm hư hại, sản vật đánh được bị cướp, ngư cụ, máy móc bị đập phá, lưới bị cắt, thiệt hại vô cùng lớn. Không bao giờ thấy có bóng dáng của các “tàu chấp pháp” của Việt Nam đâu cả.
Lời đề nghị của Hội Nghề Cá Việt Nam liệu có được nhà cầm quyền CSVN thi hành hay không, không mấy ai tin đây là câu hỏi sẽ có câu trả lời.
Chỉ nội trong Tháng Ba 2018, đã có 3 tàu đánh cá của ngư dân các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi bị tàu tuần Trung Quốc tấn công. Có tờ báo như tờ Tuổi Trẻ nói tàu tấn công là tàu Trung Quốc nêu rõ số hiệu, còn tờ Thanh Niên chỉ giám gọi là “tàu lạ.”
Theo báo chí trong nước, ngày 22 Tháng Ba, 2018, tàu cá QNg 90440 TS và QNg 90045 TS của ngư dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, khi đang núp gió ở đảo Đá Lồi, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị tàu tuần Trung Quốc sơn màu trắng số hiệu 46016 và 45103 “tấn công đâm va.” Hải sản bị cướp sạch trong khi ngư cụ và trang bị hải hành bị đập phá hay lấy đi, gây thiệt hại khoảng 800 triệu đồng.
Trước đó, ngày 18 Tháng Ba, 2018, tàu cá mang số hiệu QNa 90822, của ông Nguyễn Tuấn Sơn (ngụ tại xã Tam Quan, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) khi đang hành nghề lưới cản ở tọa độ 16 độ vĩ bắc và 111 độ kinh Đông thì bị tàu tuần Trung Quốc tấn công. Họ dùng súng khống chế ngư dân, cắt phá lưới, ngư cụ và lấy đi 2 bình ắc quy.
Ngày 22 Tháng Ba, 2018, Bộ Ngoại Giao CSVN cho phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng “phản đối và kiên quyết bác bỏ” việc Trung Quốc đơn phương áp dụng “quy chế mới nghỉ đánh bắt cá trên biển.”
Tờ Pháp Luật dẫn lời bà Hằng: “Quy chế này xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa; vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên các vùng biển của mình; vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982; đi ngược lại tinh thần và lời văn của tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông. Vi phạm thỏa thuận về nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển.”
Bà Lê Thị Thu Hằng chỉ lập lại những lời tuyên bố suông suốt nhiều năm qua của chế độ Hà Nội và ngư dân Việt Nam vẫn tiếp tục bị tàu tuần Trung Quốc tấn công, không thấy bóng dáng của các “tàu chấp pháp trên biển” của Việt Nam. (TN)

Hội Anh Em Dân Chủ tuyên bố mình ‘không có tội’

Các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ bị bắt và 6 người sẽ phải ra tòa ngày 5 Tháng Tư, 2018, tại Hà Nội. (Hình: HAEDC)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – “Đấu tranh cho dân chủ là quyền, không phải là tội.” Hội Anh Em Dân Chủ (HAEDC) hôm 26 Tháng Ba, 2018, phổ biến một bản tuyên bố xác quyết như vậy khi nhà cầm quyền CSVN sắp đưa 6 thành viên trong số 9 thành viên của hội ra tòa án ở Hà Nội để kết án tù vì bị vu cho tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.”
Bị cáo buộc tội này, bản án cao nhất lên đến tử hình dù họ chỉ vận động dân chủ hóa đất nước, không hề kêu gọi bạo động.
Ngày 5 Tháng Tư, 2018 tới đây, Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Mục Sư Nguyễn Trung Tôn, Kỹ Sư Phạm Văn Trội, nhà báo độc lập Trương Minh Đức, luật gia Nguyễn Bắc Truyển, và cô giáo Anh ngữ Lê Thu Hà sẽ bị lôi ra tòa án ở Hà Nội đối diện với những bản án nặng nề, thường được gọi là “án bỏ túi.” Thẩm phán ngồi xử chỉ làm thủ tục xét xử chiếu lệ, bất chấp các lời biện hộ của luật sư, đọc bản án đã được quyết định từ trước.
Bản cáo trạng quy chụp cho họ những tội danh đi ngược lại chủ trương độc tài của chế độ Hà Nội như “Tổ chức hội họp các hội viên trên mạng xã hội.” “Xây dựng cương lĩnh với quan điểm chính trị của hội dựa trên nền tảng kinh tế tư nhân và xây dựng thể chế dân chủ đa đảng với tam quyền phân lập.”
“Kêu gọi các NGO quốc tế lên tiếng về tình trạng đàn áp và vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Vận động và tiếp xúc các phái đoàn quốc tế đến Việt Nam nhằm xây dựng mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ, Úc, Canada, EU,…” “Phối hợp và giúp đỡ bà con dân oan và anh chị em công nhân khiếu kiện. Hỗ trợ ngư dân phản đối công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải làm ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung.”
Và nhất là “thông qua các trang mạng xã hội để quảng bá ‘Nhân Quyền và Dân Chủ’ đến người dân và nối quan hệ gắn bó với các xã hội dân sự trong ngoài nước. Đồng thời tổ chức các lớp dạy tiếng Anh để thúc đẩy Việt Nam sớm có dân chủ.”
Theo phát ngôn viên HAEDC Nguyễn Thúy Quỳnh viết trong bản lên tiếng: “Đây là những hoạt động ôn hòa và phù hợp với các quyền cơ bản của người dân đã được minh định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền về các quyền Dân Sự, Chính Trị mà nhà cầm quyền Việt Nam đã ký và cam kết thực hiện trước cộng đồng quốc tế.”
Vì vậy: “Đáng lý ra nhà cầm quyền Việt Nam phải tạo điều kiện ghi nhận để cho HAEDC, các tổ chức xã hội dân sự và người dân cùng hợp tác để sớm tiến đến một Việt Nam dân chủ đa đảng với tam quyền phân lập, trên nền tảng được bảo vệ thực tiễn bởi toà án Hiến Pháp. Nhưng nhà cầm quyền Việt Nam đã lấy những lý do nói trên, tăng cường đàn áp, bắt giữ các thành viên HAEDC và mở phiên sơ thẩm ngày 5 Tháng Tư, năm 2018. Đây là phiên tòa đi ngược lại những cam kết của nhà cầm quyền Việt Nam trước cộng đồng quốc tế.”
Vì vậy, Hội Anh Em Dân Chủ đòi hỏi: “Nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng Hiến Pháp và những tuyên ngôn quốc tế đã ký kết. Chấm dứt đàn áp và bắt giữ tùy tiện những nhà hoạt động ôn hòa cho công cuộc vận động dân chủ tại Việt Nam” và “trả tự do vô điều kiện và ngay lập tức các thành viên HAEDC, cũng như những nhà hoạt động khác đang bị cầm tù phi lý tại Việt Nam.”
Luật Sư Nguyễn Văn Đài bị bắt giam từ ngày 16 Tháng Mười Hai, 2015, lúc đầu chỉ vu cho ông tội “Tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 Luật Hình Sự. Sau đó, bắt thêm các thành viên chính yếu khác của HAEDC rồi vu cho tất cả tội danh “Âm mưu lật đổ” để bỏ tù với các bản án nặng hơn.
Hai năm trước, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã đòi hỏi chế độ Hà Nội hủy bỏ các điều 79 và 88 của Luật Hình Sự vì trái với Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà CSVN đặt bút ký cam kết thi hành.
Ngày 8 Tháng Ba, 2018 vừa qua, bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ ông Trương Minh Đức đã tìm cách gặp đại diện Cao Ủy Nhân Quyền LHQ tại Hà Nội trong khi bà Vũ Minh Khánh (vợ LS Đài), bà Nguyễn Thị Huyền Trang (vợ KS Phạm Văn Trội) thì bị công an ngăn chặn không tới được.
Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Mục Sư Nguyễn Trung Tôn, Kỹ Sư Phạm Văn Trội, nhà báo độc lập Trương Minh Đức, Luật Gia Nguyễn Bắc Truyển đều từng bị chế độ Hà Nội bỏ tù trước đây khi bị vu cho tội “Tuyên truyền chống nhà nước.”
Hội Anh Em Dân Chủ được Luật Sư Nguyễn Văn Đài và một số người thành lập từ năm 2013 để vận động dân chủ hóa đất nước, được sự hưởng ứng và tham gia hàng trăm người trên cả ba miền đất nước Việt Nam. Thời gian này cũng có một số hội đoàn dân sự độc lập khác được thành lập, không nằm trong hệ thống hội đoàn “quốc doanh” được đảng CSVN thành lập để thi hành các mục tiêu chính trị của đảng. (TN)