Monday, April 25, 2016

Mỹ đưa F-22 trấn an NATO trước mối đe dọa từ Nga

WASHINGTON (AP) - Chính phủ Mỹ đã khởi sự đưa một số chiến đấu cơ F-22sang Âu Châu, với chuyến viếng thăm vùng Hắc Hải để tham dự cuộc tập trận nhằm tăng cường sự hậu thuẫn quân sự cho các quốc gia thành viên NATO ở Ðông Âu, trong tình trạng bị sự đe dọa từ Nga.



F-22 là chiến đấu cơ hiện đại bậc nhất của Mỹ. (Hình: Getty Images)

Reuters cho biết Tổng Thống Barack Obama năm 2014 đã hứa sẽ tăng cường khả năng phòng thủ của các thành viên ở cạnh sườn phía Ðông của NATO, vốn đang lo ngại sau khi Nga chiếm đóng và sát nhập bán đảo Crimea và hỗ trợ cả về võ khí lẫn nhân sự cho lực lượng nổi dậy chống chính phủ Ukraine.

Một phi cơ tiếp tế nhiên liệu loại KC-135 của Mỹ đã bay cùng với hai chiến đấu cơ F-22 Raptor từ Anh đến căn cứ không quân Mihail Koganiceanu của Romania ở Hắc Hải, theo tin từ Reuters.

Mỹ đã đưa 12 chiếc F-22, vốn được coi là rất khó phát giác bằng radar và tối tân đến nỗi Quốc Hội Mỹ cấm công ty Lockheed Martin không được bán ra ngoại quốc, sang đóng ở căn cứ Lakenheath của Anh.


NATO hiện đang tìm cách tăng cường phòng thủ ở phía Ðông và trấn an các thành viên nơi đây, vốn từng chịu sự trấn áp của Liên Xô trong nhiều năm, nhưng cũng không có ý định đóng quân thường trực để không bị coi là khiêu khích điện Kremlin. (V.Giang)

04-25-2016 6:00:16 PM 

Khởi tố chủ đất quán 'Xin Chào' vì không bán đất cho 'sếp lớn'

SÀI GÒN (NV) Chủ lô đất cho ông bán phở thuê đất mở quán Xin Chào ở huyện Bình Chánh, khẳng định từng bị “cò” đất nói có quen với “sếp lớn,” ép ông bán đất.

Nói với phóng viên Người Lao Ðộng ngày 25 tháng 4, ông Nguyễn Văn Bỉ (48 tuổi), chủ lô đất cho ông Nguyễn Văn Tấn thuê mở quán “Xin Chào” ở huyện Bình Chánh, cho biết, ngoài miếng đất rộng 100 mét vuông, có 1 chòi lá để chăn nuôi vịt, trồng hoa màu được bố mẹ để lại, năm 2015, ông và chị gái góp tiền mua miếng đất đối diện trụ sở công an huyện Bình Chánh với giá 700 triệu đồng, rồi làm nơi bán cây cảnh.


Mảnh vườn nơi ông Bỉ dựng chòi chăn vịt, cũng là cái cớ để khởi tố ông với phía sau là các cơ quan huyện mới xây dựng. (Hình: Người Lao Ðộng)

Khi khu vực này nằm trong phạm vi đường dẫn vào tuyến cao tốc Trung Lương và trụ sở ủy ban huyện Bình Chánh cũng dời về đây, miếng đất của ông lên giá vùn vụt. Cùng thời điểm, gia đình ông bị chính quyền địa phương đến kiểm tra hành chính và xử phạt vì “xây chòi lá nuôi vịt trái phép” và bị cấm không được bán cây cảnh “ vì sát trụ sở ủy ban huyện.”

Ðiều đáng nói là sau khi bị kiểm tra hành chính, ông Bỉ liên tục bị “cò” đất gọi điện thoại đến dọa quen với “sếp lớn” để ép ông bán đất cho “sếp lớn.”

“Bị gọi điện làm phiền, tôi bực tức nói anh quen ai thì quen, đất của tôi thích bán cho ai là quyền của tôi. Hôm sau, lại có người khác gọi đến, ép tôi bán đất nhưng tôi không chịu. Thời gian sau đó, tôi bị Công an huyện Bình Chánh khởi tố hình sự về việc xây chòi trái phép, nghiêm cấm đi khỏi địa phương,” ông Bỉ nhớ lại.

Sau 2 lần bị xử phạt về hành vi “Vi phạm các quy định về quản lý nhà ở,” ông Bỉ bị công an huyện Bình Chánh quyết định khởi tố vụ án hình sự. Người ký quyết định khởi tố là ông Nguyễn Văn Quý, trưởng công an huyện Bình Chánh; người phê chuẩn là ông Lê Thanh Tòng, phó viện trưởng Viện Kiểm Sát huyện lúc đó.

Ông Bỉ sau đó cho ông Tấn thuê một phần để mở quán “Xin Chào.” Song, ông Tấn mở quán chưa được bao lâu cũng bị công an huyện Bình Chánh khởi tố vì “chậm đăng ký kinh doanh 5 ngày.”

“Tôi dựng cái chòi lá với mục đích chỉ để nuôi vịt, ngỗng,... có phạm tội gì đâu mà bị khởi tố hình sự? Ở Bình Chánh đầy rẫy nhà trái phép, sao những người đó không bị xử lý như tôi và ông Tấn?,” ông Bỉ thắc mắc.

Cũng trong ngày 25 tháng 4, liên quan đến việc ông Bỉ bị công an huyện Bình Chánh đánh giá “Gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm tình hình quản lý trật tự đô thị, phá vỡ quy hoạch chung của địa phương” và đề nghị truy tố, lãnh đạo công an Sài Gòn cho rằng, ông này “không cấu thành tội phạm,” đề nghị rút lại kết luận điều tra truy tố.

Ðồng thời, tạm đình chỉ công tác ông Nguyễn Văn Quý, trưởng công an huyện Bình Chánh, người trực tiếp ký quyết định khởi tố hai ông Tấn và ông Bỉ “để làm rõ những sai phạm, nhằm xử lý.” (Tr.N)

04-25-2016 4:53:42 PM 

Du lịch miền Trung thiệt hại nặng sau vụ biển nhiễm độc

QUẢNG BÌNH (NV) Ngành du lịch các tỉnh miền Trung đang bị thiệt hại nặng nề sau khi “cá chết bất thường” do biển bị nghi nhiễm độc từ một khu công nghiệp của Trung Quốc những ngày qua.

Truyền thông Việt Nam loan báo, ngày 24 tháng 4, Hiệp Hội Du Lịch tỉnh Quảng Bình đã tổ chức một cuộc họp khẩn nhằm tìm giải pháp về vấn đề thực phẩm và vệ sinh môi trường tại các bãi tắm, khu nghỉ dưỡng.


Bãi tắm Nhật Lệ nổi tiếng của Quảng Bình, trong mấy ngày qua vắng khách du lịch vì biển nhiễm độc. (Hình: VNExpress)

Theo VNExpress, ngày 25 tháng 4, dọc bờ biển Nhật Lệ, Quang Phú ở thành phố Ðồng hay bãi biển Ðá Nhảy, Vũng Chùa-đảo Yến, huyện Quảng Trạch... nổi tiếng, xác cá chết vẫn đầy trên bãi biển, bốc mùi hôi tanh rất khó chịu trong khi các hàng quán kinh doanh “vắng như chùa bà Ðanh” trở nên vắng vẻ lạ thường.

Bà Bùi Thị Nhung (48 tuổi), chủ quán đặc sản biển Minh Nhung, ở bờ biển Quang Phú lo lắng: “Trước đây, hàng trăm khách đến quán ăn đặc sản biển mỗi ngày, nhưng từ khi xảy ra tình trạng cá chết, lượng khách cứ giảm dần. Cứ đà này chúng tôi lo lắng quá,” bà Nhung nói.

Ông Nguyễn Văn Kỳ, chủ tịch Hiệp Hội Du Lịch tỉnh Quảng Bình, xác nhận, do cá biển chết và nước biển nghi bị ô nhiễm trong những ngày qua đã làm du khách e ngại khi đến Quảng Bình nghỉ dưỡng, tắm biển và ăn hải sản. Các nhà hàng, khách sạn chuyển các thực đơn hải sản sang thịt gà, bò, dê, thỏ.

Tương tự, Vịnh Lăng Cô, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, một trong các vịnh đẹp nhất thế giới, có trên 40 khách sạn, nhà nghỉ và gần 10 nhà hàng chuyên cung cấp các món ăn hải sản cho khách du lịch cũng là nơi bị thiệt hại nặng nề nhất tại tỉnh Thừa Thiên-Huế. Cảnh xác cá chết thối đầy dòi bọ phơi kín bãi biển những ngày qua làm du khách kinh khiếp, không đến nghỉ ngơi, tắm biển... khiến buôn bán khó khăn.

Ông Phan Thanh Giảng, chủ tịch thị trấn Lăng Cô, cho biết: “Trước kia, các hàng quán chủ yếu bán cho du khách, giờ cá chết hết rồi nên chẳng có mà bán nhưng bán cũng chẳng ai ăn, người dân đang lo lắng, ngư dân thì tạm ngưng đi đánh cá,” ông Giảng nói.

Ông Lê Văn Bình, chi cục trưởng Chi Cục Quản Lý Chất Lượng Nông Lâm Thủy Sản, Sở Nông Nghiệp Thừa Thiên-Huế, cho hay chỉ, giờ chỉ biết khuyến cáo người dân không kinh doanh, ăn các loài cá đã bị chết chứ cá biển còn sống không biết có nhiễm độc hay không.

Theo ông Bình, tình trạng nhiễm độc ở Thừa Thiên-Huế thấp hơn những nơi khác nhưng tâm lý người dân rất lo sợ nên một số nơi không ăn cá biển, nói chi đến du khách. (Tr.N)

 04-25-2016 3:15:48 PM 

Sau cá, đến người chết bất thường ở vùng biển nhiễm độc

QUẢNG BÌNH (NV) Một ông thợ lặn đã chết khi làm dự án đê chắn sóng ở Vũng Áng, Formosa, vùng biển nghi đang bị nhiễm độc nặng khiến cá chết trắng biển ở miền Trung trong thời gian qua.

Theo tin VTC News, chiều ngày 24 tháng 4, ông Lê Văn Ngầy (46 tuổi), quê Khánh Hòa, thợ lặn dưới biển của công ty Nibelc, trụ sở ở huyện Quảng Trạch, đã chết khi tham gia thi công xây dựng đê chắn sóng cảng Sơn Dương của khu công nghiệp Formosa (Trung Quốc).



Thi thể thợ lặn Lê Văn Ngầy chờ khám nghiệm tử thi. (Hình: VTC)

Các đồng nghiệp cho biết, sau khi đi làm về thì ông Ngầy cảm thấy khó thở, mệt mỏi nên công ty Nibelc đưa đến bệnh viện thị xã Ba Ðồn khám bệnh. Sau đó, ông Ngầy về lại ký túc xá của công ty ở huyện Quảng Trạch để nghỉ ngơi chờ ngày 25 tháng 4 đưa đi khám lại nhưng đã chết vào chiều cùng ngày.

Ông Tính, em trai ông Ngầy cho biết, gia đình không muốn khám nghiệm tử thi, tuy nhiên cơ quan công an không cho, yêu cầu phải thực hiện để điều tra, làm rõ nguyên nhân cái chết.

Hiện truyền thông Việt Nam vẫn chưa thể liên lạc được phía công ty Nibelc, vì lãnh đạo đang “đi vắng.” Trong khi đó, phía công an cho biết, do mới khám nghiệm tử thi nên vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân cái chết của ông Ngầy.


Thế nhưng, nhiều thợ lặn có mặt tại bệnh viện thị xã Ba Ðồn để tiễn đưa ông Ngầy về quê mai táng khẳng định, thời gian gần đây, một số người hay phàn nàn sau khi lặn xong lên bờ cảm thấy tức ngực, khó thở, thậm chí cả người ngứa bất thường mà trước vụ cá chết xảy ra chưa hề có. Họ cảm nhận được sự khác biệt bất thường của nước biển thời gian gần đây. (Tr.N)

04-25-2016 4:55:57 PM 

Trung tâm thương mại cháy, thiêu rụi tài sản trên 5 tỉ đồng

BỬU ĐẤU-25/04/2016 09:47
TTO - Ngọn lửa bốc cháy dữ dội ở khu trung tâm thương mại Núi Sam khiến cả xóm lân cận bàng hoàng tỉnh giấc nửa đêm. Thiệt hại ban đầu của đám cháy ước tính trên 5 tỉ đồng.
Trung tâm thương mại cháy, thiêu rụi tài sản trên 5 tỉ đồng
Ngọn lửa bùng phát dữ dội giữa khuya tại Trung tâm thương mại - Ảnh người dân cung cấp
Sáng 25-4, ông Trần Quốc Tuấn - PCT UBND TP Châu Đốc, An Giang - cho biết hiện tại các ngành chức năng TP đang điều tra nguyên nhân vụ cháy tối qua vào khoảng 22 giờ 15 phút ngày 24-4 tại Trung tâm thương mại Núi Sam, P.Núi Sam.
Vào thời điểm trên, ngọn lửa xuất phát từ phía trong Trung tâm thương mại Núi Sam đã thiêu rụi hết 22 kiốt, ước tính thiệt hại trên 5 tỉ đồng. Trong đó đa số là các kiốt buôn bán tạp hóa nhỏ, lẻ, tiệm buôn bán khô, thuốc tây, quần áo…
Ngay sau khi xảy ra vụ cháy, các ngành chức năng Châu Đốc và người dân địa phương đã huy động hàng trăm người dân để dập tắt đám cháy. Đến 23g20 ngọn lửa mới được dập tắt hoàn toàn.
Trung tâm thương mại cháy, thiêu rụi tài sản trên 5 tỉ đồng
Trung tâm thương mại Núi Sam tan hoang sau vụ cháy tối qua - Ảnh: BỬU ĐẤU
Trung tâm thương mại cháy, thiêu rụi tài sản trên 5 tỉ đồng
Trung tâm thương mại Núi Sam tan hoang sau vụ cháy tối qua - Ảnh: BỬU ĐẤU
Trung tâm thương mại cháy, thiêu rụi tài sản trên 5 tỉ đồng
Đến sáng nay người dân vẫn chưa hết bàng hoàng về vụ cháy tối qua - Ảnh: BỬU ĐẤU
Trung tâm thương mại cháy, thiêu rụi tài sản trên 5 tỉ đồng
Đến sáng nay các lực lượng chức năng vẫn còn chờ khám nghiệm hiện trường - Ảnh: BỬU ĐẤU
Trung tâm thương mại cháy, thiêu rụi tài sản trên 5 tỉ đồng
Một góc của Trung tâm thương mại Núi Sam bị cháy đen - Ảnh: BỬU ĐẤU
Trung tâm thương mại cháy, thiêu rụi tài sản trên 5 tỉ đồng
Đến sáng nay người dân vẫn chưa hết bàng hoàng về vụ cháy tối qua - Ảnh: BỬU ĐẤU
Trung tâm thương mại cháy, thiêu rụi tài sản trên 5 tỉ đồng
Đến sáng nay người dân vẫn chưa hết bàng hoàng về vụ cháy - Ảnh: BỬU ĐẤU

Từ 30 Tháng Tư mà nhìn lại, rồi nhìn đi...

Theo Người Việt-04-25-2016 5:10:22 PM 
Nguyễn-Xuân Nghĩa

Ngày xưa, chúng ta có thể ở giữa mắt bão mà không biết vì kiến thức của giới hướng dẫn dư luận bị giới hạn - mà có lẽ chính họ cũng không biết. Ngày nay sự thể đã khác, và đây là một sự tiến bộ, chúng ta cảm nhận được những giông bão vần vũ chung quanh và dư luận được đây đó giải thích về các nguyên nhân của vấn đề. Tại Hoa Kỳ, cuộc tranh cử tổng thống năm nay là nơi có nhiều giải thích nhất, với các ứng cử viên đang đua nhau đề nghị giải pháp...

Vì vậy, chúng ta cố “nhìn từ bên ngoài” để phần này hiểu ra những xoay vần trong mắt bão là Hoa Kỳ. Bài này sẽ khởi đi từ giác độ kinh tế, trong một viễn ảnh trường kỳ là 70 năm, may ra thỉ hiểu được kết quả của cuộc tranh cử và những gì sẽ xảy ra sau đó... Nhân tiện thì cũng liếc về Chuyện Tháng Tư của mình.

Mọi sự khởi đầu vào cuối Thế Chiến II, khi Hoa Kỳ là siêu cường độc bá vì ít bị chiến tranh tàn phá và còn tiềm lực kinh tế mạnh nhất. Mục tiêu khi ấy của nước Mỹ là xây dựng lại một trật tự khác với các đồng minh có thể là đối thủ cũ như Ðức và Nhật và với các đồng minh cố hữu là các nước Âu Châu đã phần nào công nghiệp hóa và phải tái thiết sau chiến tranh.

Trong bối cảnh ấy, Hoa Kỳ (với Anh Quốc như đồng minh chiến lược) thành lập hệ thống tài chánh quốc tế gọi là Bretton Woods - địa danh của một hội nghị quốc tế năm 1944 tại tiểu bang New Hampshire - theo nguyên tắc là từ nay người dân sẽ không thể đổi đồng bạc của họ ra vàng vì đấy là chức năng của các chính quyền và việc giao hoán (đổi chác) ấy tiến hành qua đồng tiền của Hoa Kỳ, là đồng Mỹ kim. Vì vậy, các nước cần tái thiết và nợ ngập đầu vì chiến tranh như Âu Châu hay Nhật Bản phải ráo riết thủ đắc và tồn trữ đồng ngoại tệ quý báu này.

Kiến trúc tài chánh ấy dựa trên niềm tin rằng chính quyền Mỹ tôn trọng cam kết là sẽ đổi lại Mỹ kim ra vàng theo tỷ giá 35 đô la được một “troy ounce” (khoảng 31 gram). Muốn vậy, nền kinh tế của nhà cái, hay nhà tài trợ, hay quốc gia viện trợ là Hoa Kỳ, phải có năng suất cao. Niềm tin đó thật ra là một trách nhiệm - sẽ có ngày nói sau - mà cũng là lực đẩy cho kinh tế Hoa Kỳ phát triển và bành trướng trong thời Chiến Tranh Lạnh.

Cứng đầu nhất và “chống Mỹ” nhất vào giai đoạn ấy là nước Pháp của lãnh tụ Charles de Gaulle, với vai trò của kinh tế gia Jacques Rueff, đã trước tiên nói tới “lợi thế quá đáng” của Hoa Kỳ và “hỏi giấy” niềm xác tín ấy, bằng cách xả bớt đồng Mỹ kim trong dự trữ ngoại tệ của mình, để đòi lấy vàng.

Chìm đắm trong khói lửa chiến tranh và nhức tim với cuộc “hòa đàm” tại Paris - trời ơi, vì sao Lyndon Johnson lại chọn nơi đó! - chúng ta không để ý tới biến động có tính chất chiến lược này vì nhiều quốc gia khác cũng đòi như Pháp. Và chính quyền Richard Nixon không thể tiếp tục cung cấp cả áo cơm lẫn súng đạn mà chính quyền Johnson hứa hẹn trước đó và buông tay thả nổi đồng bạc từ ngày 15 Tháng Tám 1971. Hoa Kỳ không thể tôn trọng cam kết trong hệ thống Bretton Woods, nôm na là trên sòng bạc quốc tế, nhà cái quịt nợ khi các nhà con nộp tiền nhựa để đòi lấy vàng.

Hệ thống Bretton Woods sụp đổ mà tại Sài Gòn chúng ta ít biết. Và từ đấy, vàng tăng giá lên trời trong các biến động tài chánh lan rộng kể từ năm 1972 trở đi.

Nhưng ngoài đồng Mỹ kim bị thiên hạ hỏi giấy và hỏi tuổi như hỏi tuổi vàng, trên canh bạc toàn cầu, thế giới có thêm một loại tài sản khác để đổi chác. Ðấy là dầu thô, lần đầu tiên được các nước sản xuất và xuất cảng sử dụng như một võ khí trong một trận chiến không tiếng nổ. Hiệp định Paris dần dần thành hình vào khung cảnh ấy mà chúng ta chưa biết và nhiều người còn tin rằng Mỹ không bỏ Việt Nam.

Nhưng siêu cường Hoa Kỳ thiên biến vạn hóa đã biết xoay. Võ khí dầu thô được thanh toán hay đổi chác bằng gì? Bằng đồng Mỹ kim. Khi ấy, “lợi thế quá đáng” của nước Mỹ đã tái sinh với “Petrodollars.” Gọi là gì? Là tiền dầu?
Lãnh đạo khối Á Rập Hồi Giáo có dầu là Saudi Arabia đã bán dầu thu lại Mỹ kim dưới dạng công phố phiếu Mỹ để tài trợ các nước bán dầu. Ðổi lại, Hoa Kỳ viện trợ cho các nước Á Rập thân hữu trong vùng Vịnh Á Rập đủ loại chiến cụ và Âu Châu khi ấy chấp thuận sự đổi chác này vì mối nguy quá lớn của Liên Bang Xô Viết: chủ nợ là Hoa Kỳ cũng là tay trưởng tràng bảo vệ Âu Châu. Vả lại, nếu chỉ dùng vàng làm vật giao hoán thì đào đâu ra vàng cho kịp nhu cầu phát triển kinh tế?

Những câu hỏi trừu tượng ấy vượt ra khỏi sự quan tâm của chúng ta khi Hiệp Ðịnh Paris, ký kết đầu năm 1973, hoàn tất nhiệm vụ của nó, là cột tay miền Nam và trao trọn gói cho miền Bắc vào Tháng Tư 1975. Bây giờ thì mình tìm hiểu tiếp về Hoa Kỳ, vẫn nhìn từ bên ngoài (!).

***
Không bị kẹt vì lượng vàng có hạn, lại được lợi nhờ Petrodollars và khi Liên Xô bắt đầu suy bại từ những năm 1982 trở về sau, Hoa Kỳ vẫn thừa thắng xông lên với lực đẩy là tờ giấy nợ.

Theo định nghĩa, đồng Mỹ kim là tờ giấy nợ do Ngân Hàng Trung Ương Hoa Kỳ phát hành. Thủ đô của nước Mỹ là viện phát hành toàn cầu, với đồng Mỹ kim vẫn giữ vai trò dự trữ ngoại tệ của các nước. Hoa Kỳ in bạc mua về đủ loại hàng hóa và dịch vụ của thiên hạ với giá rẻ và người dân nâng cao mức sống nhờ quy cách ấy. Khi Liên Xô tan rã, có học giả Mỹ ngợi ca kinh tế thị trường và dân chủ chính trị đã đại thắng các chủ nghĩa phát xít và cộng sản. Trong niềm lạc quan ấy, các nước vui vẻ nhận giấy nợ của Mỹ, chất đống, để cũng phần nào thực hiện giấc mơ thịnh vượng của dân Mỹ. Việt Nam Cộng Sản khi ấy cũng đã tất yếu bị khủng hoảng và tỉnh giấc mê sảng mà tiến hành đổi mới, rồi xài tiền Mỹ để xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Khi đã giàu rồi thì mọi người đều sẽ thanh toán khoản nợ này. Rồi thế giới sẽ quân bình trở lại.

Những người tò mò, khi đó còn ít lắm vì quy luật “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”, thì có thể xét lại xem tại sao nước Mỹ giàu mạnh như vậy? Mạnh đến độ đánh bại Liên Xô và sau chục năm giàu có vì được hưởng “cổ tức hòa bình” nhờ giảm chi ngân sách quốc phòng khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Hoa Kỳ lại có thể tăng chi quốc phòng sau vụ khủng bố 9-11 vào năm 2001 cho tới 2011 mới giảm. Nếu tò mò tìm hiểu thì người ta có thể thấy ra mặt trái của sức mạnh đó, là đi vay để mua nhà và mua súng.

Kiến trúc tài chánh ấy có những bất ổn ghê người và tích lũy trong cả chục năm trước khi sụp đổ vào năm 2008 với nạn Tổng suy trầm 2008-2009. Ðây là điểm lật, tương tự như 1971 hay 1989.

Ngày nay, tám năm sau, nước Mỹ chưa ra khỏi chu kỳ thanh toán ấy mà lại sáng tạo nữa. Sau khi hai chính quyền George W. Bush và Barack Obama ráo riết tăng chi - ngân sách bị bội chi thì lại đi vay - để kích thích kinh tế theo lối cổ điển mà chẳng công hiệu, Ngân Hàng Trung Ương phải nhập cuộc. Giải pháp cổ điển là hạ lãi suất tới sàn cũng không công hiệu thì định chế này bèn áp dụng giải pháp cực bất thường là tăng mức lưu hoạt có định lượng (quantitative easing hay QE). Nôm na vẫn là bán giấy nợ lấy tiền bơm vào kinh tế. Vậy mà kinh tế Hoa Kỳ và cả thế giới vẫn chưa hồi phục và cuối năm 2013 còn bị suy trầm nhẹ khi Ngân Hàng Trung Ương Mỹ thông báo sẽ chấm dứt biện pháp QE để trở về trạng thái bình thường.

Từ đó, thế giới đã qua nhiều cuộc khủng hoảng cục bộ, như trong khối Euro tại Âu Châu hay nạn dầu thô tuột giá trong các khu vực bán dầu, hay sự phân hóa của hệ thống tài chánh Âu Châu khi nhiều nước hết giao dịch bằng đồng Euro và các Ngân hàng Trung ương Âu Châu rồi Nhật Bản đều đi quá đoạn đường QE mà hạ lãi suất xuống số âm. Sau khi cố tăng lãi suất được 25 điểm căn bản (0.25%) vào cuối năm ngoái, Ngân Hàng Trung Ương Mỹ đã tạm ngưng việc tống ga nhấn tới mà còn cho biết giải pháp hạ lãi suất dưới số không cũng là một kịch bản...

Chúng ta đang ở giữa mắt bão vì sau những lạc quan trước vụ Tổng suy trầm 2008, Hoa Kỳ đã dẫn đầu các nước vào một canh bạc khác với niềm lạc quan mới là các giải pháp bất thường sẽ công hiệu. Từ năm 2009 đến nay, chưa ai thấy ra sự công hiệu ấy, trong khi thế giới lại chất lên một núi nợ sẽ đổ. Trung Cộng và Việt Nam cũng chẳng ra khỏi tình trạng đó. Trong cảnh ngộ bất trắc này, đồng Mỹ kim vẫn giữ vai trò then chốt, tăng giá mạnh từ năm 2014 và gieo nhiều chấn động theo từng nhịp độ thăng trầm.

Hình như là chúng ta đã từ hệ thống Bretton Woods trải qua bốn đời Bretton Woods khác và mỗi kiến trúc mới lại tích lũy thêm một mầm bất ổn trên một nền móng lung lay. Nếu kiến trúc này sụp đổ thì Hoa Kỳ có còn khả năng sáng tạo như năm lần đã qua hay chăng? Nhìn từ bên ngoài, người viết này e ngại vì thấy các ứng cử viên trong cuộc tranh cử tổng thống năm nay mới chỉ nói chuyện ngoài da - để bán cao đơn hoàn tán.

Cảm xúc về ngày 30/4

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Cái ngày 30/4 ấy là ngày không bao giờ tôi có thể quên được, là ngày cả Nước nhốn nháo vì không biết tương lai của miền Nam sẽ đi về đâu, những đám Du Kích thì mặt hớn hở vì không còn phải sống chui lủi trong rừng sâu, nước độc, sốt rét kinh niên nữa, họ cứ nghĩ là sẽ được làm vua khi chiếm được hoàn toàn miền Nam, được ra thành thị nhộn nhịp xe cộ đông vui và được chúc tụng hoan hô với cờ xanh đỏ sao vàng trên tay bà con, dòng họ, cả những người đứng ngơ ngác tay cầm cờ xanh đỏ sao vàng không biết mình đang chào mừng cái gì, chỉ biết vì quá lo sợ bọn người trong bưng nổi tiếng là dã man, pháo kích bừa bãi, giết người không gớm tay hằng đêm, đặt mìn, đắp mô, giựt sập cầu thường xuyên, nay ra phố thị không biết có còn những cảnh tượng đó nữa hay không, nên lo sợ phải ra đón để chúng nó thấy mặt mình ngày đó, ý là cũng đã góp mặt trong ngày vui của chúng nó mà lòng thì ngổn ngang những cảm xúc lẫn lộn hồi hộp, lo sợ.

Đó là nói về cái đám MTDTGPMN, còn về cái đám Bộ Đội Chính Quy của Bắc Việt thì sao. Sau bao nhiêu tháng Trời đi bộ, sống chui lủi trong rừng Trường Sơn, nay được vào các thành thị phồn hoa đô hội, mặt tên nào, tên nấy ngơ ngơ ngáo ngáo, chỗ nào cũng láo liên con mắt một cách thích thú, chắc là 2 dòng suy nghĩ lẫn lộn. Một là được tuyên truyền miền Nam đói khát khổ sở, bị Mỹ Ngụy kềm kẹp cái bát mẻ không có mà ăn, hai là khi nhìn thấy sự thật trước mắt có người đã hiểu ra mình bị đảng CS lừa dối như nhà văn Dương Thu Hương, bụng không tin, nhưng của cải miền Nam đập vào trước mắt, lòng ham muốn thèm khát chỗi dậy, nhìn những thứ chỉ có trong mơ khi còn ở miền Bắc mà tạm quên đi mình là những con Lừa của chế độ. 

Nhớ lại ngày 27/4/1975 tôi lúc đó là TPB đi thăm thằng Bạn thân gần nhà đang đóng quân tại hậu cứ sư đoàn 25 BB đóng tại căn cứ sư đoàn 25 của Mỹ bàn giao lại cho VN tại Củ Chi. Ở lại chơi với nó 2 bữa thì bị pháo kích vào căn cứ nặng nề, toàn căn cứ hụ còi báo động 100%, đâu nằm ứng chiến tại chỗ. VC đã bắt đầu tấn công, chúng dùng các loại pháo thu được của ta như 105ly, 155ly, 75ly không giật và cả 85ly đặt ngoài vòng đai bắn trực xạ vào căn cứ, sau khi pháo một ngày, một đêm, chúng cho đám tù binh vừa được VNCH phóng thích xung phong tấn chiếm căn cứ, khi đã chấm tọa độ bắn vào bồn xăng dầu dự trữ của sư đoàn là lúc chúng đồng loạt xung phong bên ngoài hàng rào vào, bên trong thì chúng cho Bộ Đội mặc quần áo tân binh, cầm cờ quân trường, vừa đi vừa đếm nhịp giống đang đi học ngoài bãi tập về, đùng một cái khi qua Bộ Tư Lệnh sư đoàn lúc đó chuẩn tướng Lý Tòng Bá làm tư lệnh sư đoàn đang nghỉ trưa, chúng xông vào bắt sống, bất ngờ không kịp trở tay. 

Nghe tin này, các hậu cứ nằm cổng sau vòng đai khu vực yếu điểm "D" đã tự ý phá hàng rào kẽm gai kéo nhau ra ngoài người không để thoát thân, tôi cũng trong đoàn người di tản ra khỏi căn cứ lúc đó. 

Đoàn người này phần đông là lính hậu cứ các trung đoàn 46 và 50 và các tiểu đoàn, cùng với một số thân nhân trong các trại gia binh của 2 trung đoàn trên. 

Đầu tiên là cứ nhắm hướng Bình Dương mà đi, có lúc đi ngang qua một ngôi chùa thấy có cờ Đỏ Xanh Sao vàng thì được chào đón bằng một loạt trung liên nồi RPĐ của đông Đức chế tạo, khoảng 2 giờ chiều đoàn người đổi hướng đi về phía Sài Gòn, vừa đi vừa phải né đám Du Kích và Bộ Đội chính quy, vì chúng thấy từ xa là đã vác loa kêu gọi đầu hàng. Đến cầu Tân Phú Trung lúc đó là 2g sáng, đoàn người nằm lại bên này bờ nghỉ chân, khoảng 2 tiếng sau thì được báo dậy đi tiếp, nhìn đồng hồ là lúc 4g sáng trời còn tối om. Mạng ai người nấy qua sông vì không dám leo lên cầu, nước chảy xiết, rất mạnh nên có nhiều người chết đuối vì bị dòng nước cuốn trôi.

May mắn sao có một chiếc thuyền bỏ không, lúc đó có người lính kéo thuyền tới, mời một trung tá là xếp của anh ta lên thuyền để qua sông, tôi bám ké theo mạn thuyền và qua được tới bờ bên kia sông, quần áo còn đang ướt sũng, trời bắt đầu sáng dần dần, nhìn lên đường chỗ nào cũng thấy T54 và Bộ Đội thế là không ai bảo ai, mọi người chất súng vào một chỗ rồi lên đường chờ Bộ Đội đến bắt. Tôi mặc đồ Dân sự nên cứ mạnh dạn lên đường đi tiếp không bị chặn hỏi, đi cách xa, không thấy bóng Bộ Đội nữa nên dừng lại đón xe tải quá giang về Hốc Môn. Về nhà người quen xin cơm ăn vì 2 ngày không có gì bỏ bụng, đói lả, đang bưng tô cơm ăn dở thì Du Kích VC vào từng nhà lùa thanh niên, lính tráng vào trong xóm trong, đi bộ khá xa, chắc là căn cứ cũ của chúng để học tập, ngồi trước sân nhà một người trong xóm đó chật ních, vừa lính vừa thanh niên, trong đó có 2 anh cảnh sát địa phương được ưu ái cho ngồi trong 2 thúng phi đậy nắp hé ra một chút cho khỏi chết ngộp, tất cả ngồi ngoài Trời lắng nghe cán bộ giảng bài, tôi ngồi gần 2 thùng phi có 2 anh cảnh sát, thỉnh thoảng các anh lại khẽ nhổm người lên hỏi tôi "Có sao không anh", tôi chỉ biết trả lời tôi cũng đang ngồi như các anh, không biết sao nữa. Cán bộ VC thì lên lớp cứ thao thao bất tuyệt về VN đã được giải phóng và thống nhất đất nước, nói đến tuyên truyền của chế độ VNCH thì cán bộ VC nói "Tâm Lý Chiến Ngụy nói VC có đuôi, và bảy thằng VC như chúng tôi đu cành Đu Đủ không gãy", vừa nói vừa quay lưng lại cho chúng tôi coi và nói tiếp "Bây giờ các anh đã thấy rõ rồi đó, chúng tôi cũng như các anh, đâu có đuôi, và cũng cân ngang với các anh chứ làm gì gầy ốm đói ăn đến độ 7 người đu cành Đu Đủ không gãy như TLC Ngụy đã tuyên truyền. 

Sau khi kết thúc buổi học tập vào lúc 5g30 chúng tôi được cấp tờ giấy bằng 3 đầu ngón tay, dài khoảng 8 cm, chứng nhận đã được học tập ngày hôm đó, đóng dấu Quân Giả Phóng Sài Gòn Gia Định, không có chữ ký của ai cả. 

Trong túi không có lấy một đồng phải lết bộ với cái chân sưng húp vì đi bộ từ trong căn cứ sư đoàn 25 BB ra tới đường giờ lại phải đi bộ từng quãng, đón xe xin quá giang từng chặng đường một, về tới nhà đúng 8g tối, nằm liệt luôn tới ngày 1/5/1975 mới dậy nổi. 

Cho tới giờ tôi vẫn còn bàng hoàng về cái ngày 30/4 ấy, cái ngày mà không một ai ngờ là nó sảy ra nhanh đến thế, cái ngày hỗn quân, hỗn quan khắp miền Nam, mạng ai nấy lo, mạng ai nấy chạy, tới đâu hay tới đó, nghe tới chỗ nào an toàn không có VC là đến, nhưng hỡi ơi chỗ nào cũng đầy nhóc đám người rừng, chỗ nào cũng thấy áo quần xanh để rồi buồn bã xuống Ngựa khi tâm không phục, khẩu không phục vì bị ép tử một cách uất ức và vô lý. Câu hỏi trong đầu lúc đó và bây giờ sau 41 năm tròn, vẫn là câu hỏi khó giả thích, "Tại sao VNCH lại biến mất nhanh như vậy"./. 

Ngày 25/04/2016 

Bị lộ, Hồ giết cả nhà anh Kim Đồng, Vừ A Dính, Võ Thị Sáu rồi… phong Thiếu Niên Anh Hùng!

Nguyễn Hồn Việt (Danlambao) - “Chiến tranh, mất mát quá nhiều, hy sinh quá lớn, việc xây dựng một hình tượng điển hình để tuyên truyền âu cũng là việc không xấu lắm. Nên việc tranh cãi Lê Văn Tám có thật hay không có thật tôi cũng không quan tâm lắm.

Nhưng có một câu chuyện tôi giành sự quan tâm lớn, đó là: Hình như những gia đình bị cs của Hồ thủ tiêu, thảm sát cả nhà rồi cs Hồ lại dựng con cái họ lên làm “biểu tượng Anh Hùng”! Nếu quả thực có chuyện đó thì cs Hồ quá tàn ác, quá nhẫn tâm… nói chung là không bút nào tả xiết, không từ nào tả nổi!”

***

Trên Vietnamnet ngày 22/04/2016 có bài: “Trường học dùng ảnh tử tù làm minh họa anh hùng Lê Văn Tám”, nội dung bài báo Trường Tiểu học và THCS Phú Xuân (huyện Tam Nông – Đồng Tháp) sử dụng hình ảnh một hung thủ giết người để minh họa cho nhân vật Lê Văn Tám nói lên một nhân vật “anh hùng Lê Văn Tám” là không có di ảnh, thế rồi người ta đã mượn ảnh của một tử tù mắc tội hiếp dâm cái xác chết, có tên gần giống với Lê Văn Tám làm hình ảnh của “anh hùng Lê Văn Tám”, trích: “Theo tìm hiểu hình ảnh anh hùng Lê Văn Tám được trường Tiểu học và THCS Phú Xuân sử dụng là của Lê Văn Tấn (SN 1978, ngụ tại ấp Kênh 2A, xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) – hung thủ giết người, hiếp dâm bé gái 7 tuổi.

Theo đó, trưa 30/1/1997, Tấn dụ bé Đ. T. N. C. cùng ấp ra gò đất ngoài ruộng để ăn dừa. Tại đây, Tấn đòi quan hệ nhưng C. không đồng ý và dọa sẽ nói việc này lại cho ông nội biết. Sợ bị phát hiện, Tấn dùng tay bóp cho đến khi bé C. bất tỉnh, rồi giở trò đòi bại. Sau đó, Tấn kéo xác nạn nhân dìm xuống ao bùn phi tang.” (1).

Việc “mượn ảnh của một tử tù mắc tội hiếp dâm cái xác chết” làm hình ảnh của “anh hùng Lê Văn Tám” là chuyện quá xấu xa, không thể chấp nhận được – thì đã rõ!

Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là: Có phải chỉ đơn thuần là các cơ quan thuộc nhà nước Việt Nam phỉ báng một người Anh Hùng? Hay đằng sau câu chuyện này là một chuyện động trời nào khác?

 “Bảng tiểu sử anh hùng Lê Văn Tám được lấy hình hung thủ giết người để minh họa. (Ảnh: HX)”

Về “anh hùng Lê Văn Tám”, trước đó trên những trang báo chính thống của Việt Nam đã có những tranh cãi anh hùng Lê Văn Tám là một nhân vật có thật hay không có thật? GS sử học Phan Huy Lê trong bài “Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám” đã viết: “Trong những năm 1954 – 1956, khi tôi đang học ở trường Đại học Sư phạm/văn khoa Hà Nội, GS Trần Huy Liệu có đến giảng một số bài về cách mạng Việt Nam. Về câu chuyện Lê Văn Tám, tôi xin được tóm lược một cách đầy đủ lời kể và lời dặn của GS Trần Huy Liệu mà tôi đã lĩnh hội như sau: Nhân vụ kho xăng của địch ở Thị Nghè bị đốt cháy vào khoảng tháng 10 – 1945 và được loan tin rộng rãi trên báo chí trong nước và đài phát thanh của Pháp, đài BBC của Anh; nhưng không biết ai là người tổ chức và trực tiếp đốt kho xăng nên tôi (GS Trần Huy Liệu) đã “dựng” lên câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng địch cách đấy mấy chục mét. GS Trần Huy Liệu còn cho biết là sau khi ta phát tin này thì đài BBC đưa tin ngay, và hôm sau bình luận: Một cậu bé tẩm xăng vào người rồi tự đốt cháy thì sẽ gục ngay tại chỗ, hay nhiều lắm là chỉ lảo đảo được mấy bước, không thể chạy được mấy chục mét đến kho xăng. GS đã tự trách là vì thiếu cân nhắc về khoa học nên có chỗ chưa hợp lý. Đây là ý kiến của GS Trần Huy Liệu mà sau này tôi có trao đổi với vài bác sĩ để xác nhận thêm.” (2)

Chuyện sẽ là không quá lớn, nếu đúng là “Tôi nhấn mạnh là GS Trần Huy Liệu không hề “hư cấu” sự kiện kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy mà trên cơ sở sự kiện có thật đó, chỉ “dựng lên”, theo cách nói của GS, chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng đốt cháy kho xăng địch.

GS giải thích là thời Nam Bộ kháng chiến, có bao nhiêu tấm gương hy sinh vì Tổ quốc, nhưng “dựng” chuyện thiếu niên Lê Văn Tám là nghĩ đến biểu tượng cậu bé anh hùng làng Gióng (Phù Đổng Thiên Vương), còn việc đặt tên Lê Văn Tám là vì họ Lê Văn rất phổ biến ở nước ta và Tám là nghĩ đến Cách mạng tháng Tám.

Lúc bấy giờ, GS Trần Huy Liệu đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời, nên GS nói rõ là muốn tạo dựng nên một biểu tượng anh hùng để tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.” (2)

Chiến tranh, mất mát quá nhiều, hy sinh quá lớn, việc xây dựng một hình tượng điển hình để tuyên truyền âu cũng là việc không xấu lắm. Nên việc tranh cãi Lê Văn Tám có thật hay không có thật tôi cũng không quan tâm lắm.

Nhưng có một câu chuyện tôi giành sự quan tâm lớn, đó là: Hình như những gia đình bị cs của Hồ thủ tiêu, thảm sát cả nhà rồi cs Hồ lại dựng con cái họ lên làm “biểu tượng Anh Hùng”! Nếu quả thực có chuyện đó thì cs Hồ quá tàn ác, quá nhẫn tâm… nói chung là không bút nào tả xiết, không từ nào tả nổi!

Trong phạm vi bài viết, chúng ta đi tìm hiểu về thân nhân gia đình của 3 thiếu niên Anh Hùng có thật và nổi tiếng ở Việt Nam: Chị Võ Thị Sáu, Anh Kim Đồng và Anh Nông Văn Dền.

I. Gia đình chị Võ Thị Sáu – cả nhà vắng bóng sau “giải phóng”.

Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu (1935 – 1952) quê ở Xã Long Mỹ, nay là Xã Phước Long Hội, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chị là con thứ sáu của ông Võ Văn Hợi làm nghề đánh xe ngựa và bà Nguyễn Thị Đậu bán bún bò.

Năm 1949, chị gặp được người anh trai là chiến sĩ cách mạng tuyên truyền giáo dục nên chị trốn theo anh lên chiến khu công tác và chị được giao làm trinh sát, là Đội viên của công an xung phong quận Đất Đỏ…” (3). 

“Năm 1950, chị bị lính ngụy bắt giam vì ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, diệt một Cai tổng Tòng quan ba và làm bị thương hai mươi tên lính Pháp. Do chưa đủ tuổi nên chị bị giam ở Bà Rịa, sau đó chuyển đến khám Sài Gòn, Chí Hòa. Mặc dù mới 15 tuổi chị đã bị kẻ thù tra tấn dã man, đày đọa khổ sở… Ngày 21/1/1952, chị bị đưa lên tàu ra Côn Đảo với số tù 6267 và giam vào xà lim Sở Cò, và đêm hôm sau, được chi bộ nhà tù kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. 7 giờ sáng, ngày 23/1/1952 chúng đưa chị đi xử bắn, khi đó chị mới 17 tuổi.” (3)

Liệt sĩ Võ Thị Sáu sinh năm 1933 là con ông Võ Văn Hợi và bà Nguyễn Thị Đậu, người ở xã Long Mỹ nay là xã Phước Long Hội, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Giống như các anh mình, chị Sáu tham gia hoạt động bí mật ở địa phương. Năm 13 tuổi, chị Sáu đã lập được thành tích xuất sắc ném lựu đạn phá cuộc họp của tỉnh trưởng Lê Thành Tường tại Đất Đỏ nhân quốc khánh Pháp (14/7/1949).

Tháng 2/1950, chị Sáu bị bắt trong trận đánh bằng lựu đạn tiêu diệt hai tên ác ôn Cà Suốt, cả Đay. Chị bị kết án tử hình” (4).

Câu hỏi: “ông Võ Văn Hợi và bà Nguyễn Thị Đậu” chết năm bao nhiêu?

Giống như các anh mình”, “Năm 1949, chị gặp được người anh trai là chiến sĩ cách mạng” Vậy các anh trai Võ Thị Sáu tên là gì? Còn sống tới 1975 hay không? Hay đã mất tích?

Câu hỏi này rất quan trọng vì không lẽ họ đã bị chết tất?

Họ đã sống, chết như thế nào

Có giống 2 gia đình dưới đây không?

II. Gia đình anh Kim Đồng – cả nhà chết bí ẩn hồi 1943.

1. Kim Đồng làm giao liên cho Hồ.

Thời gian: - 6 - 1942

Sự kiệnNgười nói chuyện với Kim Đồng, khuyên Kim Đồng cố gắng hơn nữa. Kim Đồng hoàn thành nhiệm vụ đưa Nguyễn Ái Quốc về Pác Bó.” (5)

2. Cả nhà Kim Đồng chết bí ẩn.

2.1 Kim Đồng chết rồi bị… quên và tên bị nhầm.

Tên thật của Kim Đồng bị nhầm “Kim Đồng (1929 – 15 tháng 2 năm 1943) là bí danh của Nông Văn Dèn (một số sách báo ghi nhầm thành Nông Văn Dền)…” (6)

Nói chung người Việt đã quen với “Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền”!

“Kim Đồng đã cùng những đội viên này làm nhiệm vụ giao liên đưa đón cán bộ cách mạng, chuyển thư từ. Trong một lần đi liên lạc, phát hiện có địch, Kim Đồng đã đánh lạc hướng bọn địch để các bạn của mình đưa bộ đội về căn cứ được an toàn. Kim Đồng chạy qua suối, qua con đường mà thường ngày vốn đã rất quen thuộc với anh. Tất nhiên bọn chúng theo không kịp liền xả súng xối xả vào anh. Anh đã anh dũng hi sinh ngay bên bờ suối Lê Nin 15/2/1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.” (6)

Cho đến tháng 7 năm 1997, Kim Đồng được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang…” (6).

2.2 Bố chết mất xác.

Bố Kim Đồng, người làng Nà Mạ, tên là Nông Văn Ý. Trong một lần sang quê vợ ở làng Kép Ké (Nà Sác) bị nạn, chết không xác định được nguyên nhân chính xác.” (Văn bản 6)

2.3 Anh Trai Chết.

Anh trai là Nông Văn Tằng (bí danh là Phục Quốc) sớm tham gia cách mạng, là đội viên giải phóng quân, chiến đấu và hy sinh ở Chợ Đồn (Bắc Kạn).” (Văn bản 6)

2.4 Em gái chết.

Em gái là Nông Thị Slấn (Slấn tiếng Tày, Nùng có nghĩa là tin tưởng), xinh đẹp, chăm chỉ. Một lần qua suối, không may trượt chân ngã, chết đuối.” (Văn bản 6)

Những người không thấy nói là chết sớm:

Mẹ Kim Đồng tên là Lân Thị He, quê làng Kép Ké, sinh năm 1890. Bà là một phụ nữ chăm chỉ, hết lòng vì chồng con, giỏi nghề dệt và làm giấy bản (chỉa sla), là hội viên Hội phụ nữ cứu quốc: Sức khỏe bà yếu (bị bệnh khớp)..” (6)

Nhận xét: Nguyên nhân chết và tuổi, ngày giờ chết là do bọn quỷ nói!

Chỉ biết rằng 4 người đã chết, chỉ còn lại người mẹ “Sức khỏe bà yếu (bị bệnh khớp)” và chị gái lấy chồng ở quê. (lưu ý 4 người chết là những người hiểu biết hơn, 2 người còn được sống (thông tin này là do quỷ cung cấp) – là những người không hiểu biết nhiều! 

Bố chết mất xác là dấu hiệu bị quỷ thủ tiêu!

Tên Kim Đồng bị nhầm là dấu hiệu bọn quỷ đã giết hết những người thân của anh!

Kim Đồng đã được tuyên truyền để cả nước biết tới, nhưng “Cho đến tháng 7 năm 1997, Kim Đồng được phong tặng…” tức là chúng đã quên đi quyền lợi của anh! Việc quên này đâu phải ngẫu nhiên, vì sao lại quên? Nếu quả thực câu chuyện về cái chết của anh là đúng thì chúng có quên hay không?

Từ đây cho thấy rất có thể khi làm giao liên cho Hồ, anh đã làm lộ chuyện gì của chúng nên chúng căm thù mà giết anh và những người thân của anh! Cũng có thể chúng muốn bịt đầu mối một chuyện gì đó mà anh đã biết khi đưa đường cho Hồ! Chỉ lý giải như thế mới lý giải nổi chuyện chúng đã quên anh và những người thân có hiểu biết của anh đều bị … chết!

III. Gia đình Vừ A Dính – cả nhà bị giết hồi 1949.

1. Vừ A Dinh cũng làm liên lạc rồi chết.

“Vừ A Dính sinh ngày 12 tháng 9 năm 1934, là con một gia đình người dân tộcH'mông tại xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên).[1], miền bắc việt Nam

Vừ A Dính là con thứ ba của ông Vừ Chống Lầu (sinh năm 1899) và bà Sùng Thị Plây (sinh năm 1901). Gia đình Vừ A Dính là cơ sở cách mạng của Việt Minh tại huyện Tuần Giáo.[2]

Năm 13 tuổi, Vừ A Dính làm nhiệm vụ canh gác, liên lạc, tiếp tế gạomuối cho nhân dân bị thực dân Pháp bao vây...[1]

Đến năm 1949 anh vừa đủ điều kiện gia nhập bộ đội Việt Minh. Trong 1 lần liên lạc, quân Lê dương Pháp vây bắt được Vừ A Dính và yêu cầu anh chỉ điểm nơi ở của cán bộ Việt Minh. Vừ A Dính chống lại và bị tra tấn, nhưng Pháp và Quốc gia Việt Nam không khai thác được tin tức gì. Vào chiều tối ngày 15-6-1949, quân Pháp đã bắn và treo anh lên cây đào cổ thụ ở Khe Trúc gần đồn Bản Chăn. Anh hy sinh khi chưa tròn 15 tuổi.[2] ” (7).

2. cả nhà bị giết!

Bố Vừ A Dính là cán bộ Việt Minh của địa phương đã bị thực dân Pháp bắt và giam cầm tại nhà tù Sơn La. Ông đã bị thực dân Pháp thủ tiêu tại nhà tù Sơn La năm 1949. ”

Mẹ A Dính là bà Sùng Thị Plây - một cơ sở kháng chiến của địa phương. Trong một đợt càn của địch vào Pú Nhung, vì nghi ngờ tiếp tế cho Việt Minh nên bà bị bắt cùng với bố chồng và bảy người con (chị gái và các em của Vừ A Dính)

... Nó xả cả một băng đạn vào ngực Vừ A Dính. Sau đó nó sai treo xác Vừ A Dính lên cây đào cổ thụ. ” (Văn bản 8)

3. Kể chuyện như đùa!

bà đã trốn trại ra bìa rừng gặp Vừ A Dính cấp báo tin này. Bà còn chuyển cho Vừ A Dính hơn 100 viên đạn lấy trộm được của giặc. Trên đường trở về trại giam, một tốp lính đi tuần phát hiện ra bà. Tuy khám người bà không thu được gì nhưng chúng nghi bà liên lạc với Việt Minh nên đã khám nơi giam cầm bà. Địch đã phát hiện ra nhiều đạn mà bà và các con cùng những người bị giam giữ trong trại đã lấy trộm của lính Pháp trong khi đi làm phu dịch. Giặc pháp đã lôi cả 22 người trong trại giam ra bắn chết. Ông nội, mẹ, chị gái và các em - 9 người trong gia đình Vừ A Dính đã bị bắn chết.” (Văn bản 8)

4. Người mẹ - chết mất xác.

Mẹ bị giặc Pháp bắt, chúng thủ tiêu không tìm thấy xác.” (Văn bản 9)

Nhận xétMất xác và chặt đầu treo cây - Đây là dấu hiệu thủ tiêu của bọn quỷ đói! Người Pháp có chính quyền thì không ác thế! Hơn nữa kể chuyện như đùa! Có ai trốn trại giam ra ngoài rồi lại quay vào không?

Giặc Pháp có ác đến độ: “Ông nội, mẹ, chị gái và các em - 9 người trong gia đình Vừ A Dính đã bị bắn chết.”? Thủ tiêu cả người già và trẻ em đó là hành động của bọn Mafia!

Chung kết: Cả 3 nhân vật Anh Hùng này đều là “liên lạc” của Hồ! Mà liên lạc thì giữ nhiều bí mật, cả nhà họ bị giết có phải là Diệt Khẩu để bịt miệng? 

Câu trả lời do độc giả tự suy ngẫm!

Nếu ai còn nghi vấn, hãy đặt câu hỏi: Hồ là ai?

(Đón đọc: Bị lộ, Hồ giết cả nhà rồi… phong Thiếu Niên Anh Hùng! Kỳ 2)

Viết từ Việt Nam



_______________________________________

Chú Thích:


Bài cùng chuyên mục đã đăng:

(12). Viết về Hồ (Đứa viết “thành công nhất” là một kẻ bị... bệnh sọ não nặng từ 1971!)