Friday, March 14, 2014

PIC: Công an xã cưới vợ mới hơn 15 tuổi

Anh công an này..không noi gương bác. 
Anh chơi xong rồi cưới, còn bác chơi xong rồi..giết. Hèn chi anh bị ..đuổi khỏi ngành là đúng rồi.
No table, no salad.
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Công an xã cưới vợ mới hơn 15 tuổi
TTO - Ngày 14-3, ông Võ Văn Công, phó chủ tịch UBND xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng (tỉnh Đồng Tháp), xác nhận ông Đặng Quốc Thảo là công an viên thường trực của xã vừa tổ chức đám cưới với chị P.T.K.N, mới hơn 15 tuổi.
Bác và nạn nhân Nông Thị Xuân

Tiệc cưới diễn ra vào ngày 5 và 6-3. UBND xã làm việc với công an và ông Thảo về vấn đề này. Mặc dù sổ hộ khẩu ghi chị N. sinh tháng 11-1998, tức chỉ mới hơn 15 tuổi, nhưng ông Thảo cho rằng tuổi thật của vợ mình là 18. Gia đình chị N. đang làm thủ tục xin đính chính năm sinh.
Tuy nhiên, căn cứ vào hồ sơ, giấy tờ chính quyền địa phương đang nắm giữ thì UBND xã Tân Thành A xác định ông Thảo đã vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình.
Mặc dù trước khi tổ chức tiệc cưới, chính quyền địa phương đã có động tác giải thích luật và can ngăn nhưng không có kết quả.
Ông Võ Văn Công, phó chủ tịch UBND xã, cho biết trong tuần sau sẽ họp xử lý kỷ luật ông Thảo về hành vi trên, hình thức sẽ là buộc thôi việc.
Ngoài ra, UBND xã cũng đã xin ý kiến của Phòng Tư pháp huyện Tân Hồng về việc xử lý vụ việc này.
V.TR.

Máy bay mất tích được định vị như thế nào?!

Máy bay được định vị như thế nào?

PIC: Bắt quản lý cơ sở xã hội giao cấu với trẻ em

Bác cùng chúng cháu hành ..dâm.
Ngày xưa bác hồ (khoảng 60+ tuổi) "hàng quân" cùng cháu..Nông thi Xuân (~18 tuổi)
Ngày nay..con cháu bác hồ..học tập & noi gương...y chang bác...
--------------------------------------------------------------------------
Bắt quản lý cơ sở xã hội giao cấu với trẻ em
TT - Viện KSND huyện Thống Nhất (Đồng Nai) vừa ký quyết định phê chuẩn khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Lương Thanh Nhàn (54 tuổi).
Ông Nhàn là quản lý cơ sở bảo trợ xã hội Đồng Tâm ở xã Gia Tân 2 bị bắt về hành vi giao cấu với trẻ em.
Theo điều tra ban đầu, từ tháng 8 đến tháng 12-2013 ông Nhàn đã nhiều lần quan hệ tình dục với cháu N.T.N.K. (sinh tháng 7-1999) là người giúp việc tại cơ sở bảo trợ này.
H.MI - TRUNG ANH
Đối với phụ nữ phương tây, bác rất vui tính và có duyên.

Bắt tổng giám đốc công ty cổ phần Bất động sản Việt Nam

19:59 NGÀY 14/03/2014
Ông Hà Văn Sơn bị bắt về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. 



Trước đó, trong vụ án này, cơ quan điều tra đã bắt tạm giam ông Hoàng Ngọc Sáu (48 tuổi), chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Địa ốc dầu khí (PVL), cũng về hành vi trên. Cơ quan điều tra tình nghi ông Sáu có nhiều sai phạm tại các dự án bất động sản ở TP.HCM, gây thất thoát hàng chục tỷ đồng của Nhà nước, Hà Văn Sơn là đồng phạm về hành vi này.

 Cơ quan điều tra xác định ông Hoàng Ngọc Sáu gây thiệt hại cho PVL hơn 8 tỷ đồng trong việc thuê đơn vị thiết kế cơ sở điều chỉnh dự án chung cư Linh Tây (quận Thủ Đức, TP.HCM) khi chưa được cấp thẩm quyền đồng ý cho điều chỉnh dự án.

Tại dự án trung tâm thương mại, văn phòng và chung cư An Phú (phường An Phú, quận 2, TP.HCM) do Công ty cổ phần Bất động sản xây lắp dầu khí VN (PVC Land) làm chủ đầu tư, ông Hoàng Ngọc Sáu bị xác định có sai phạm trong việc thuê sàn giao dịch bất động sản, gây thiệt hại hơn 11,2 tỷ đồng.
Theo Tuổi Trẻ Yêu

Xe tải biển xanh húc đổ cổng cầu vượt Thái Hà

Thứ sáu, 14/3/2014 11:42 GMT+7

Dù có biển cấm, tài xế vẫn cho xe tải đi lên cầu vượt nhẹ Chùa Bộc - Thái Hà (Hà Nội), húc đổ cổng giới hạn chiều cao, khiến một phụ nữ bị thương nặng. 

a1-1703-1394769782.jpg
Khoảng 9h30 sáng nay, nam tài xế khoảng 30 tuổi lái xe tải biển xanh  đi theo hướng Tây Sơn - Nguyễn Trãi đã húc bay thanh chắn giới hạn chiều cao của cầu vượt nhẹ Chùa Bộc - Thái Hà.
a2-9745-1394769782.jpg
Sau khi nhấc bổng khung thép, xe tải kéo cổng giới hạn chiều cao đi thêm vài mét.
a3-8956-1394769782.jpg
Cả tấn thép đè bẹp cabin chiếc xe. Rất may, tài xế kịp thoát ra ngoài.
a3-8956-1394769782.jpg
Người ngồi ghế phụ được cảnh sát hỗ trợ, chui qua kính chắn gió để thoát khỏi cabin. Ảnh:H.N
a4-2052-1394769782.jpg
Cổng thép đổ bất ngờ khiến một phụ nữ khoảng 25 tuổi, đi xe máy hướng Nguyễn Trãi - Tây Sơn đâm phải và bị thương nặng. Chiếc xe máy của chị này bắn cách nơi nạn nhân nằm khoảng 4 m.
a5-2649-1394769782.jpg
Cổng giới hạn chiều cao đổ chắn ngang đường.
a6-7604-1394769782.jpg
Cảnh sát có mặt để điều tra nguyên nhân.
a7-9713-1394769782.jpg
Chân đế cổng cầu vượt bằng bê tông cốt thép nằm chỏng chơ.
a8-1521-1394769782.jpg
Cầu vượt nhẹ Chùa Bộc - Thái Hà cấm xe khách, xe tải và người đi bộ. Tại đây từng xảy ra 2 vụ xe khách cố lao lên và đâm đổ cổng giới hạn chiều cao.
a9-8992-1394769782.jpg
Vụ tai nạn xảy ra khiến đường Tây Sơn ùn tắc nhiều km theo chiều về Ngã Tư Sở.
Phương Sơn

Phá vỡ đường dây mua bán trẻ em ở Sài Gòn, bắt 7 người

Friday, March 14, 2014 3:15:58 PM 
SÀI GÒN (NV) Một đường dây mua bán trẻ em nối dài từ cổng các bệnh viện phụ sản đến biên giới phía Bắc vừa bị phá vỡ. Tổng cộng 7 nghi can của tổ chức này bị bắt, trong đó có hai người cầm đầu, ngụ tại Hải Phòng và quận 1.

Theo báo mạng VNExpress, ngày 27 tháng 2 vừa qua, công an Sài Gòn bắt được quả tang một người đàn ông, thuộc đường dây này, đang dụ dỗ một cặp vợ chồng trẻ bán con. Ông này bị bắt, cho biết tên Trần Ngọc Quỳ, 44 tuổi, làm nail. Ông Quỳ thú nhận vừa hành nghề, vừa nghe ngóng tin tức để làm thêm “nghề” trung gian mua bán trẻ em, kiếm tiền.



Các nghi can đường dây mua bán trẻ em. (Hình: báo Pháp Luật Sài Gòn)
Trong vụ trên, ông Quỳ thú nhận đang dùng lời ngon ngọt gợi ý để đôi vợ chồng trẻ bán đứa con mới 3 ngày tuổi với giá 7 triệu đồng, tương đương 350 đô la. Tuy nhiên, “thương vụ” diễn ra trước bệnh viện Nhi đồng 1, Sài Gòn bất thành. Ông Quỳ bị công an theo dõi, bắt được quả tang.

Căn cứ lời khai của ông Quỳ, công an lần lượt bắt thêm nhiều người khác, gồm Ngô Thị Lan, 44 tuổi, ngụ tại quận 1; Tưởng Ðình Thương, 35 tuổi, ngụ tại Hải Phòng; Võ Văn Viễn, ngụ tại Gò Vấp; Trần Thiện Nhân, 44 tuổi, ngụ tại quận 1; Võ Thị Kiều Trang, 26 tuổi, ngụ tại Quảng Ngãi; Phạm Tuấn Phương, 52 tuổi, quê ở Ðắk Nông.



Trường tiểu học Kỳ Ðồng vừa xảy ra vụ bắt cóc hụt một học sinh lớp 5. (Hình: Báo Ðời Sống-Pháp Luật)
Những người này khai cho biết, làm đủ nghề từ cắt móng tay, móng chân, lái xe ôm. Có người sống lang thang đây đó, thường xuyên tụ tập tại khu vực chung quanh bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Nhân Dân Gia Ðịnh... tìm cách gặp gỡ các cô gái trẻ có con ngoài ý muốn. Họ gạ gẫm, dụ mua trẻ sơ sinh rồi đưa bé đến giao cho Lan và Thương để đưa sang Trung Quốc.

Báo Kiến Thức cho biết, ông Thương khai đã bán ít nhất 20 trẻ sơ sinh cho nhiều người, và hầu như trẻ đều được bán qua Trung Quốc. Những người này còn khai, giá bán trẻ em được nâng lên gấp đôi so với giá của cha mẹ bán con. Có bé trai khôi ngô được bán với giá 15 triệu đồng, tương đương 750 đô la. Thông thường, người môi giới dụ cha mẹ bán trẻ được hưởng huê hồng khoảng 1 triệu đồng, tương đương 50 đô mỗi trẻ.

Công an Sài Gòn sáng ngày 14 tháng 3, 2014 cho biết, đã khởi tố vụ án mua bán trẻ sơ sinh với 7 nghi can nêu trên.
Trong khi đó, theo báo Khám Phá, tại tỉnh Bắc Ninh vừa xảy ra vụ trẻ mất tích 4 tháng nay vẫn chưa tìm được dấu vết. Cậu bé này tên Ðàm Thuận Trường, 9 tuổi, ngụ tại huyện Từ Sơn, đi học rồi không thấy về kể từ tối 18 tháng 11, 2013. Cậu bé đang học lớp 4, trường tiểu học Hương Mạc 2, huyện Từ Sơn.



Em học sinh bị mất tích tại tỉnh Bắc Ninh. (Hình: VietNamNet)
Mặt khác mới đây, lại có vụ một bé trai tên Nguyễn Huỳnh Anh Tuấn, học lớp 5 trường tiểu học Kỳ Ðồng, quận 3, Sài Gòn suýt bị bắt cóc.

Tin của báo Ðời Sống và Pháp Luật kể rằng, hôm 5 tháng 3, 2014, bé Tuấn đi vệ sinh bị một người đàn ông dụ đưa cho ăn một viên kẹo. Cậu bé mơ màng, đi theo người đàn ông nọ ra ngoài. Tuy nhiên, khi được chở bằng xe gắn máy chạy ngang khách sạn Rạng Ðông, đường Cách mạng tháng Tám, tức đường Lê Văn Duyệt cũ, quận 1, em mới nhận ra rằng đang ngồi trên xe của người lạ.
Bé Tuấn nhào đại xuống xe. Em lao vào khách sạn Rạng Ðông, nhờ hai nhân viên bảo vệ gọi điện thoại báo cho mẹ biết. Người đàn ông nọ thừa cơ lộn xộn tẩu thoát mất dạng.
Sáng ngày 13 tháng 3, ban hiệu trưởng trường tiểu học Kỳ Ðồng xác nhận tin học sinh lớp 5 của trường suýt bị bắt cóc trong lúc đi tiểu tại nhà vệ sinh. (PL)

Sợ dân, CSVN củng cố lực lượng để đàn áp

Friday, March 14, 2014 3:32:34 PM 
HÀ NỘI (NV) .- Ban Bí thư của Đảng CSVN vừa ban hành qui định, yêu cầu thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động như các đơn vị quân đội.
 
                      Một buổi diễn tập của Cảnh sát cơ động hồi tháng 10 năm 2003. (Hình: zing.vn)

Cảnh sát cơ động là lực lượng có nhiệm vụ “chống khủng bố, trấn áp bạo loạn có vũ trang, gây rối an ninh trật tự”. Trên thực tế, đây là lực lượng đã, đang và sẽ còn được sử dụng để đàn áp các vụ phản kháng, biểu tình, đòi nhân quyền, dân chủ không theo chủ trương của kẻ độc tài.

Thiết lập hệ thống chính ủy, chính trị viên trong lực lượng cảnh sát cơ động là một chủ trương được Bộ Chính trị Đảng CSVN thông qua hồi giữa năm 2013 và được Ban Bí thư của Đảng CSVN hiện thực hóa thành “qui định”.
Hôm 12 tháng 3-2014, trong lễ công bố qui định này, ông Lê Hồng Anh, cựu Bộ trưởng Công an, nay là Thường trực Ban Bí thư của Đảng CSVN, nhấn mạnh, việc thiết lập hệ thống chính ủy, chính trị viên trong lực lượng cảnh sát cơ động nhằm “tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với ngành công an”.

Theo đó, Bộ Tư lệnh và Ban Chỉ huy các Trung đoàn Cảnh sát cơ động sẽ có chính ủy và phó chính ủy. Ban Chỉ huy các Tiểu đoàn và Đại đội Cảnh sát cơ động sẽ có Chính trị viên và Phó Chính trị viên. Cũng theo qui định, những sĩ quan giữ vai trò Chính ủy, Phó Chính ủy, Chính trị viên, Phó Chính trị viên mới thật sự là những người chỉ huy các đơn vị cảnh sát cơ động.

Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động của Hà Nội hiện chỉ huy khoảng 13,000 người. Nếu tính thêm lực lượng cảnh sát cơ động tại các địa phương (khoảng 12,000) thì lực lượng này có quân số tương đương một sư đoàn.
Kể từ khi các vụ phản kháng, biểu tình nổ ra khắp nơi trên toàn Việt Nam, chế độ Hà Nội đã tổ chức hàng loạt cuộc diễn tập, mục đích là quảng bá sức mạnh của lực lượng cảnh sát cơ động. Trong các cuộc diễn tập, biểu tình chống cưỡng chế - thu hồi đất luôn được xây dựng thành một trong những “tình huống” để cảnh sát cơ động thực tập đàn áp.
Trang bị cho cảnh sát cơ động càng ngày càng hiện đại, tỷ lệ thuận với số lượng và qui mô của các cuộc phản kháng. Ngoài trang bị cá nhân, hơn hẳn quân nhân, năm ngoái, lực lượng này có thêm cả B.40, đại liên, xe bọc thép. Tháng 12 năm ngoái, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam thông qua “Pháp lệnh Cảnh sát cơ động”, cho phép lực lượng này trang bị phi cơ, tàu thủy. Bộ Công an đã sử dụng các vụ nổi loạn để đòi tự do tôn giáo ở Tây Nguyên (2001, 2004), Mường Nhé (tỉnh Điện Biên, 2011) để thuyết minh về việc cần hiện đại hóa trang bị cho CSCĐ để dễ “điều động lực lượng, vũ khí, công cụ hỗ trợ”.

Cũng theo giải trình của Bộ Công an, qua Pháp lệnh Cảnh sát cơ động, Ủy ban Thường vụ của Quốc hội chế độ cho phép lực lượng này “nổ súng trấn áp bạo loạn, tụ tập đông người phá rối an ninh”.
Với việc thực hiện qui định mới – thiết lập hệ thống sĩ quan chính trị để chỉ huy lực lượng cảnh sát vũ trang chuyên trấn áp nhằm “tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với ngành công an”, một viên thiếu tướng, nguyên là Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ đã được bổ nhiệm làm Chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động và một viên trung tá, Phó Tư lệnh của lực lượng này đã được chỉ định làm Phó Chính ủy.
Trước đây, hệ thống sĩ quan chính trị đảm nhận vai trò chỉ huy chỉ tồn tại trong quân đội. Nay, hệ thống này được thiết lập trong lực lượng công an chuyên trấn áp cho thấy, giới lãnh đạo Đảng CSVN bất an trước các vụ phản kháng càng ngày càng dễ bùng nổ.

Có lẽ cũng nên nhắc lại, theo báo chí Việt Nam, hồi tháng 3 năm ngoái, các chuyên gia từ Bắc Hàn – quốc gia được xem là khắc nghiệt nhất trên thế giới – đã đến Sài Gòn để “tập huấn” cho 100 “cảnh sát đặc nhiệm” thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động. Ý tưởng chuẩn bị lực lượng để đàn áp các cuộc phản kháng của giới lãnh đạo Đảng CSVN không chỉ ngừng ở lực lượng cảnh sát cơ động.
Hồi tháng 6 năm ngoái, tờ Quân đội Nhân dân cho biết, Học viện Quốc phòng vừa tổ chức khai giảng “Lớp Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh” thứ 49. Đối tượng tham dự lớp này là những “cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và sĩ quan cao cấp trong lực lượng vũ trang” để giúp những đối tượng này “xử lý các tình huống về an ninh chính trị ở các địa phương đồng bộ và có hiệu quả hơn”.

Lúc đó, tờ Quân đội Nhân dân tường thuật, mục tiêu của “Lớp Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh” là gắn “quốc phòng” với “an ninh” để “đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới”, nhằm “thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa”.
Tại lễ khai giảng, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, cho rằng, những “Lớp Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh” đã hỗ trợ đáng kể cho việc “xây dựng thế trận quốc phòng – an ninh”, qua đó “góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”.
Trong thực tế, quân đội đã tham gia “xử lý các tình huống về an ninh chính trị ở các địa phương”. Chẳng hạn, hồi tháng 7 năm 2012, quân đội đã điều động hàng chục xe thiết giáp diễu hành ngang Tòa Giám mục Giáo phận Vinh, khi hàng ngàn giáo dân Giáo phận Vinh đổ về nhà thờ Xã Đoài ở Nghệ An, để cầu nguyện cho những giáo dân thuộc Giáo họ Con Cuông bị Công an Việt Nam đàn áp.

Thông tin về việc tổ chức các “Lớp Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh” giúp người ta hiểu hơn tại sao trong bối cảnh như hiện nay, quân đội CSVN lại cử các sĩ quan cao cấp sang Trung Quốc tu nghiệp. Vào tháng 6 năm ngoái, tờ Quân đội Nhân dân đưa một tin khác, cho biết, Việt Nam đã cử 22 sĩ quan quân đội cao cấp là “cán bộ chủ trì công tác Đảng, công tác chính trị tại các đơn vị cấp chiến lược, chiến dịch toàn quân, được đào tạo cơ bản, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và là nguồn quy hoạch cho nhiệm kỳ tới” đến “tập huấn tại Trung Quốc”.

Trước khi nhóm này lên đường, viên tướng là Cục trưởng Cục Cán bộ của Tổng cục Chính trị thuộc Quân đội Việt Nam, dặn dò: “Các cán bộ được cử đi học đợt này cần phải nghiên cứu sâu lý luận, tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn của bạn để về nước vận dụng một cách sáng tạo, khoa học vào quá trình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình”.


Cho đến nay, Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa vẫn chưa gột sạch tiếng nhơ khi tuân lệnh lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, đàn áp những người biểu tình đòi tự do, dân chủ một cách ôn hòa ở quảng trường Thiên An Môn, hồi tháng 6 năm 1989. Cuộc thảm sát do Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa thực hiện vào thời điểm đó đã khiến từ 4,000 đến 8,000 người thiệt mạng và từ 7,000 đến 10,000 người bị thương. (G.Đ)

Nhà thuốc bệnh viện “cắt cổ” bệnh nhân!

Thứ Sáu, 14/03/2014 15:37 (GMT + 7)
Theo quy định của Bộ Y tế, thuốc bán trong bệnh viện không được cao quá 15% giá thuốc đầu vào, nhưng ở một số bệnh viện tại TP.Hải Phòng, giá thuốc trong viện lại cao gần gấp đôi so với bên ngoài.
 
Một mình một giá
Chị N.T.T, trú tại quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng, cho biết thấy con bị ho trở lại, chị T cầm đơn thuốc bác sĩ bệnh viện Trẻ em Hải Phòng kê trước đó gần 1 tháng vào quầy thuốc của bệnh viện này mua thuốc cho con. Chị T mua 3 thức thuốc Nefidoxime, Expecto và thuốc nhỏ mũi Nemydexan và phải thanh toán với giá theo lần lượt là 160.000 đồng/1 gói, 90.000 đồng/1 lọ và 20.000 đồng/lọ.

                            Sau khám bệnh lựa chọn của người bệnh là quầy thuốc bệnh viện.

Thấy nhiều người phàn nàn thuốc trong bệnh viện đắt hơn thuốc ở các nhà thuốc tư nhân, chị T ra ngay nhà thuốc ở cổng bệnh viện mua thêm thì các loại thuốc chị vừa mua trong bệnh viện chỉ có giá tương ứng 110.000 đồng/1 gói, 60.000 đồng/1 lọ và 12.000 đồng/lọ.
“Các loại thuốc trong bệnh viện và ngoài này là một thế mà trong viện giá lại “cắt cổ” thế. Tôi không nghĩ có loại thuốc lại bán đắt gần gấp đôi bên ngoài như thế này” - chị T bức xúc.

Anh N.V.T trú tại quận Kiến An cho biết, nhà có con nhỏ, bệnh viện Trẻ em ở gần nên mỗi lần cháu ốm vặt đều vào quầy thuốc bệnh viện này mua, nhưng sau vài lần thì thôi hẳn vì giá thuốc chênh lệch quá cao với bên ngoài. Anh T ví dụ thuốc nhỏ mũi cùng loại quầy thuốc bệnh viện bán 50.000/lọ, trong khi hiệu thuốc ngoài chỉ bán với giá 38.000 đồng/lọ.

Một số người dân trú gần bệnh viện Trẻ em Hải Phòng chia sẻ: “Muốn mua được thuốc an toàn nên nhiều người nói đắt cũng vẫn mua trong bệnh viện cho yên tâm. Số còn lại họ phàn làn lắm. Chẳng thế mà quầy thuốc tư ở đây lúc nào cũng đông khách. Chắc bán thuốc đắt thế bác sĩ cũng phải được hưởng phần trăm”.

Điều đáng nói, trong thời gian PV Dân Việt chờ lịch làm việc với phía bệnh viện thì nhân viên quầy thuốc này vẫn bán thuốc với giá cao nhưng kiên quyết không ghi hóa đơn cho người mua thuốc dưới bất kỳ hình thức nào.

Còn tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng, chị P.T.H, trú tại huyện Kinh Thành, tỉnh Hải Dương cũng về đây khám cho gần. Khám xong, chị H được bác sĩ bệnh viện kê đơn gồm 4 thứ thuốc. So sánh giữa thuốc bán trong bệnh viện và hiệu thuốc tư, ngoài loại thuốc đầu không tim được, còn lại thuốc nào mua trong đơn cũng chênh lệch khá xa với thuốc ngoài hiệu thuốc. Cụ thể, thuốc Safavia trong bệnh viện bán 18.500 đồng/1 viên thì hiệu thuốc ngoài chỉ có giá 12.000 đồng/viên. Tương tự thuốc Intima là 130.000 đồng/1 lọ và hiệu thuốc ngoài giá 85.000 đồng/1 lọ…

Lần đầu tiên phát hiện ra sai phạm?

Tại buổi làm việc với bà Bùi Thị Ánh Tuyết - Trưởng Khoa dược bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, bà Tuyết cho biết, quầy thuốc của bệnh viện vận hành theo đúng các quy định của Bộ Y tế. Qua tự kiểm tra, bệnh viện chưa bao giờ phát hiện tình trạng giá thuốc chênh lệnh so với bên ngoài.

 

Chênh lệch giá thuốc mà chị N.T.T mua ở nhà thuốc bệnh viện (trái) và ở quầy thuốc ngoài bệnh viện.

Tuy nhiên, khi được PV Dân Việt cung cấp hóa đơn bán lẻ của quầy thuốc bệnh viện với nhà thuốc bên ngoài, bà Tuyết buộc phải thừa nhận vi phạm của quầy thuốc bệnh viện mình.
Bà Tuyết cũng thừa nhận thêm, việc nhân viên nhà thuốc bán thuốc theo kê đơn đã quá thời gian theo chỉ định của bác sĩ là không đúng. Còn việc bán thuốc không ghi hóa đơn, hóa đơn có dấu hiệu vi phạm quy định bệnh viện sẽ xem xét lại.

Không chỉ phía bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, ông Nguyễn Tiến Sơn - Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Hải Phòng cũng cho biết, qua các lần kiểm tra định kỳ Sở Y tế TP. Hải Phòng chưa phát hiện sai phạm trong việc bán thuốc trong bệnh viện vượt quá quy định của Bộ Y tế. Nhưng qua thông tin của báo chí thì đây là lần đầu tiên Sở Y tế phát hiện việc này.

Về việc xử lý vi phạm, ông Sơn cho biết, cùng với thông tin của báo chí, Sở Y tế Hải Phòng sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất tại bệnh viện này. “Theo quy định, nếu sai phạm là rõ ràng thì giám đốc bệnh viện là người chịu trách nhiệm” - ông Sơn Khẳng định.


Theo Mạnh Thắng (Dân Việt)

Dân biểu Ed Royce đệ trình dự luật Chế tài Nhân quyền Việt Nam

VOA-14.03.2014

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, dân biểu Ed Royce.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, dân biểu Ed Royce.

Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, hôm 14/3 ra thông cáo cho biết ông đã đệ trình Dự luật Chế tài Nhân quyền Việt Nam, số hiệu H.R. 4254, áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với những quan chức chính phủ Việt Nam “đồng lõa trong những vụ vi phạm nhân quyền nhắm vào người dân Việt Nam.”

Thông cáo cho biết đây là một dự luật lưỡng đảng, nhắm mục tiêu vào những quan chức chính phủ, công an, và những người khác vi phạm nhân quyền đối với những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa. Những biện pháp được kiến nghị bao gồm những hạn chế du hành và trừng phạt về tài chính.
Cụ thể, những cá nhân có tên trong danh sách sẽ không được nhập cảnh hay quá cảnh ở Hoa Kỳ, không được cấp bất kỳ quy chế di trú hợp pháp nào, và cũng không được phép nộp đơn hay thỉnh nguyện liên quan đến những việc này. Về mặt tài chính, những cá nhân này sẽ bị phong tỏa tài sản, bị hạn chế hoặc bị cấm giao dịch tài chính và đưa tài sản vào hay ra khỏi Hoa Kỳ.
Trong phần dẫn nhập, Dân biểu Ed Royce nói dự luật này “làm mạnh thêm tiếng nói của những người dũng cảm lên tiếng chống lại chính quyền Cộng sản ở Việt Nam.” Ông nói, giữa lúc chính quyền Việt Nam đang tăng cường đàn áp tiếng nói bất đồng và chính quyền Tổng thống Obama im lặng trước những vi phạm nhân quyền, dự luật này “cho người dân yêu tự do của Việt Nam biết rằng Quốc hội Mỹ đứng về phía họ.”

Dân biểu Ed Royce là một trong những nhà lập pháp Mỹ cổ xúy mạnh mẽ nhất cho vấn đề nhân quyền của Việt Nam.
Ông là tác giả của dự luật H. Res.128 kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào lại danh sách những quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo. Ông cũng là người đồng bảo trợ chính cho Dự luật Nhân quyền Việt Nam được Hạ viện bỏ phiếu thông qua hồi năm 2013 nhưng bị chặn ở Thượng viện.

Nguồn: Thông cáo Báo chí Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ.

Đa chấn thương, tử vong... sau khi bị công an hỏi cung



Thứ bảy, 2014-03-15 06:06:03 - Nguồn: KienThuc.net.vn
Hàng loạt vụ công an hành hung, đánh đập người dân dẫn đến chấn thương, tử vong trong phòng hỏi cung thời gian qua đang khiến dư luận phẫn nộ.
Liên tục trong thời gian gần đây nhiều vụ người dân bị sưng mắt, tím bầm, thậm chí chết bất thường sau khi làm việc với công an đã khiến dư luận nghi vấn về cách làm việc lạ ở đồn công an.
Mới đây, ngày 9/3, công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã ra quyết định xử phạt đối với Trưởng công an xã Hạ Trạch, Nguyễn Văn Huân vì đã cố ý đánh người gây thương tích cho ông Lê Chiểu Hạnh (trú tại xóm 9, xã Hạ Trạch). Ông Hạnh được mời về trụ sở công an xã để làm việc sau khi có hành vi tát vào mặt ông Ngọc do mâu thuẫn về việc đàn bò nhà ông Ngọc phá hàng rào nhà ông Hạnh. Tại trụ sở công an xã, bất ngờ vị Trưởng công an xã Hạ Trạch đã khóa trái cửa rồi dùng tay, chân đấm đá liên tục vào người đến khi ông Hạnh ngã quỵ xuống nền nhà.
Trước đó, sáng 12/2, nạn nhân Nguyễn Hồng Khởi (21 tuổi quê Nghệ An) sau khi làm việc với công an phường Linh Xuân (quận Thủ Đức, TPHCM) đã phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương. Sau đó, anh Khởi đã tố bị công an đánh đến nhập viện. “Họ dùng dùi cui, dép đánh vào mặt, đầu và lên gối vào mặt em”, anh Khởi kể lại.
 Một người dân bị thương khi làm việc với công an. 
Sắp tới, 5 cựu cảnh sát điều tra Công an TP Tuy Hòa sẽ phải hầu tòa khi bị tố dùng nhục hình hỏi cung khiến nghi can tử vong. Các cựu công an như Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá - Đội phó điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP Tuy Hòa) và các cựu cán bộ điều tra Nguyễn Minh Quyền, Phạm Ngọc Mẫn, Nguyễn Thân Thảo Thành, Đỗ Như Huy. Những người này bị cho là đã dùng nhục hình với anh Ngô Thanh Kiều (32 tuổi, huyện Tây Hòa, Phú Yên) khiến nạn nhân tử vong. 
Theo Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Đoàn luật sư Hà Nội, Chủ tịch hội đồng khen thưởng, nếu người thi hành công vụ dùng nhục hình đối với nghi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 298BLHS về tội dùng nhục hình, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 299 BLHS về tội bức cung. Còn nếu người thi hành công vụ đánh người đẫn đến tử vong thì phạm tội Làm chết người trong khi thi hành công vụ qui định tại điều 97 BLHS. 
 Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến.
Nói về việc nhiều ý kiến cho rằng, để hạn chế tình trạng người dân bị đánh khi làm việc tại đồn công an thì nên lắp camera ở phòng hỏi cung từ cấp xã trở lên. Luật sư Tiến nhận định, nếu có điều kiện để lắp được camera ở tất cả các phòng hỏi cung từ cấp xã trở lên thì sẽ giúp làm sáng tỏ sự minh bạch trong phòng hỏi cung nhưng ở nước ta với điều kiện như hiện nay thì khó có thể làm được điều này. Hơn nữa, camera chỉ có thể hạn chế phần nào thôi chứ không thể tránh được việc làm sai trái của người thi hành công vụ, bởi camera không thể ghi được suy nghĩ của con người.
“Sai phạm là do con người đang thực thi công vụ gây ra do vậy phải đào tạo bồi dưỡng pháp luật cũng như giáo dục đạo đức nghề nghiệp thường xuyên cho họ. Đây mới là công việc bền vững, cần thiết và cơ bản để trách sai phạm pháp luật của người thi hành công vụ", Luật sư Tiến phân tích.
Hải Ninh

Lỗ hổng kiến thức lịch sử của sinh viên Việt Nam

An Nhiên, thông tín viên RFA
2014-03-14
000_Hkg9489282-600.jpg
Hôm 16/2/2014, người dân Hà Nội đặt hoa hồng trắng tại một ngôi đền tưởng niệm 35 năm TQ xâm lược biên giới Việt Nam ở các tỉnh phía Bắc.
Thời gian gần đây có nhiều nhân sĩ trí thức kêu gọi Bộ giáo dục Việt Nam cần phải đưa các sự kiện lịch sử một cách chân thật về việc Trung Quốc đã nhiều lần xâm lược Việt Nam trên đất liền và biển đảo ở cuối thế kỷ 20 vào sách giáo.

Không hấp dẫn SV

Báo chí trong nước vừa qua đã cho biết có hàng ngàn học sinh trung học đã bỏ đăng ký thi môn lịch sử trong kỳ thi đại học năm nay và hàng ngàn sinh viên có điểm thi bằng 0 với môn này. Học sinh trung học lẫn sinh viên đa số khi hỏi đến lịch sử Việt Nam đều cho biết là rất chán học môn sử, không thích tìm hiểu, với lại các Thầy Cô đều giảng qua loa, không có tính minh họa. Có bạn muốn tìm hiểu nhưng cũng không biết tìm hiểu ở đâu, vì tài liệu ở trường rất ít.
Ngày 14/3/1988 đánh dấu 26 năm cuộc chiến tranh xâm lược các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ phía Trung Quốc đã gây ra cái chết cho 64 chiến sĩ và bắt đi một số bộ đội hải quân khác.
Chúng tôi có nói chuyện với nhiều bạn sinh viên đang học tại các trường Đại Học Việt Nam, hầu như tất cả các bạn sinh viên đều không biết sự kiện lịch sử này cho dù các bạn là những người rất quan tâm đến mạng xã hội, bạn sinh viên tên Như năm cuối trường Đại Học Kinh Tế cho biết về sự kiện mà mình nhớ nhất đó là:
“Nói chung học lịch sử mà nhớ nhiều nhất có lẽ là học ở cái phần Bác Hồ, chắc có lẽ nhớ nguyên cái đọan Bác ra đi tìm đường cứu nước, và nhớ thêm một số là sau năm 1975 có một số chiến lược kinh tế, mấy cái thời điểm gì của nhà nước tùm lum đó, mấy cái kế hoạch phát triển năm năm.”
Nữ sinh viên tên Loan đang học năm cuối tại trường Sư Phạm ở TP. Hồ Chí Minh và đang làm gia sư cho chúng tôi biết khi hỏi về cuộc chiến trên biển đảo Gạc Ma 1988:
“Em cũng không quan tâm đến vấn đề đó lắm, em biết, theo em thì mình là người Viêt Nam phải biết lịch sử Việt Nam nhưng mà nhiều lúc nó cũng không yêu thích cho lắm. Lịch sử của mình bị che đậy, theo em thì mấy cái cuộc chiến đó chắc nó có uẩn khúc gì đó hoặc là nó được học ở lớp dưới rồi cho nên người ta không có đưa lên lớp trên nữa; với lại em chỉ nghe là mấy cuộc bạo động sau khi hòa bình thôi, sau năm 75 thôi, hoặc là mấy cuộc chiến Trung Quốc đánh mình, mấy cuộc chiến "Lá tre" gì đó, thì em cũng nghe thấy nhưng không thấy người ta đào sâu lắm.”
Nói chung học lịch sử mà nhớ nhiều nhất có lẽ là học ở cái phần Bác Hồ ..., và nhớ thêm một số là sau năm 1975 có một số chiến lược kinh tế...
- Như, SV Đại Học Kinh Tế 
Khác với những sinh viên đang ngồi ghế nhà trường, Anh Từ Anh Tú một facebooker trẻ từng là sinh viên trường Cao đẳng Y ở Thái Nguyên bị nhà trường đuổi học vì tìm hiểu các thông tin trên mạng, cho chúng tôi biết về cuộc chiến ngày 14/3:
“Em biết được những thông tin này chủ yếu là qua mạng Internet, qua những cuộc nói chuyện với bạn bè và hay là những người lớn tuổi. Ở Việt Nam thì những cuộc chiến như là cuộc chiến không biên giới hay là hỏa chiến Hoàng Sa năm 74 và kể cả những cuộc chiến năm 88 đấy thì hình như là gốc sách đấy thì lịch sử Việt Nam họ không nhắc đến. Tức là muốn biết thông tin này chủ yếu là mình phải lên mạng tìm hiểu và thậm chí là kể cả mình hỏi, mình không lên mạng mình hỏi thì thường thường người ta cũng không nhớ đến cuộc chiến ấy đâu.”

Vì sao?

000_Hkg9489125-250.jpg
Hôm 16/2/2014, người dân Hà Nội biểu tình tưởng niệm 35 năm ngày chiến tranh biên giới với Trung Quốc. AFP photo
Đất nước và con người Việt Nam được hình thành có trên 4,000 năm lịch sử, nhưng vẫn không thể nào hấp dẫn được sinh viên - học sinh. Nhìn qua các trang sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục Việt Nam ấn hành thì chúng ta có thể thấy chỉ nhấn mạnh, sự lặp đi lặp lại từ giai đọan1911 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, giai đọan Đảng Cộng Sản Việt Nam hình thành và các anh hùng do Đảng Cộng Sản Việt Nam dựng lên mà học sinh, sinh viên phải học suốt từ cấp 2 lên đến Đại Học. Trong khi đó các công trạng của các tiền nhân như là: Hai Bà Trưng, Mai Hắc Đế, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Lê Lai,Vua Gia Long…thì lại bị hạn chế đưa vào học đường. Anh Từ Anh Tú cho chúng tôi biết lịch sử cần phải chân thật trong vấn đề giữ nước, như các Anh hùng đã ngã xuống, vì biển đảo Việt Nam ngày 14/3/1988:
“Em nghĩ rằng đây là cái chuyện thiếu sót rất lớn của chính quyền, họ đã không nhắc đến cuộc chiến đấy. Theo em thì trước hết lịch sử thì cần phải được tôn trọng, dù đúng hay sai thì cũng cần phải viết lại một cách khách quan. Ở Việt Nam thì các vấn đề liên quan đến Trung Quốc thì thường được chính quyền cho là nhạy cảm, ít khi họ đề cập đến những vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Như các sách giáo khoa dành cho học sinh lớp học thì cái cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống giặc ngoại xâm phương Bắc thì họ cũng chỉ nói một cách rất mập mờ và chung chung. Đấy là một điều không cần thiết. Về nguyên nhân sâu xa thì em nghĩ là chính quyền Việt Nam muốn lấy lòng Trung Quốc, nhưng mà em nghĩ rằng là dù cho bất kỳ lí do gì đi chăng nữa thì dù ít dù nhiều gì cũng được tôn trọng”
Anh Tú chia sẻ tiếp :
“Theo như em vừa chia sẻ thì lịch sử cần phải được viết một cách khách quan, chính bản thân những người viết sách không viết khách quan thì những học sinh sinh viên nhàm chán thì cũng là điều dễ hiểu. Em nghĩ rằng trong giai đoạn đấy, lịch sử còn rất nhiều điều chưa rõ ràng, và cái điều đấy thì mình có thể tìm hiểu rất nhiều ở trên các mạng internet, sách báo ở Việt Nam thì tất nhiên là nó chỉ có một chiều. Tất nhiên là em có tưởng niệm các chiến sĩ đã ngã xuống ngày 14/3/1988”
Cũng phải xác nhận rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc học sinh, sinh viên chán môn học này, nữ sinh viên tên Như cho chúng tôi biết :
Theo em thì trước hết lịch sử thì cần phải được tôn trọng, dù đúng hay sai thì cũng cần phải viết lại một cách khách quan.
- Anh Từ Anh Tú
“Chắc có lẽ là nó khó nhớ, những ngày tháng nó lộn xộn khó nhớ, nhiều khi nghe giảng bài cũng thích học lịch sử lắm, nhưng mà những ngày tháng học khó nhớ lắm, thuộc với lại học xong một phần dễ quên, có khi về giáo viên đó, có nhiều người dạy theo cách của người ta mình khó hiểu, nói có khi lạc đề làm cho mình không chú tâm theo. Để ý bây giờ thấy học sinh nói về lịch sử Trung Quốc hay là của những nước khác đó thì nó nhờ nhiều hơn lịch sử của Việt Nam, như là chúng nó coi phim Trung Quốc thì nó nhớ, còn Việt Nam mình thì coi phim lịch sử thấy nó ít quá, với lại coi phim của mình thấy nó không hấp dẫn bằng các phim đó, đa số người ta coi thấy ít hấp dẫn bằng các phim nước ngoài.”
Đất nước Việt Nam đã trải qua một khoảng thời gian chiến tranh quá dài như lời của Cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày...”
Trách nhiệm của người viết sử, sách giáo khoa, của nhà trường là phải cung cấp sự chân thật và khách quan. Sự thật là trên hết và càng tôn trọng sự thật bao nhiêu thì cái lợi càng lâu dài và bền vững bấy nhiêu.

Hiểm họa từ những cuốn hộ chiếu giả

Thứ bảy, 15/3/2014 03:44 GMT+7

Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) có hệ thống dữ liệu các hộ chiếu bị mất hoặc đánh cắp, nhưng không phải hãng hàng không nào cũng truy cập thường xuyên để đối chiếu.

hc-3277-1394588465.jpg
                      Có những người tự bán hộ chiếu của mình do kẹt tiền. Ảnh: CNN
Theo chuyên gia an ninh hàng không Richard Bloom, nhiều người sử dụng hộ chiếu đánh cắp hoặc hộ chiếu giả với nhiều lý do mà không phải lúc nào cũng có liên quan đến khủng bố.
"Họ có thể tìm cách nhập cư bất hợp pháp vào một nước nào đó, hoặc có thể buôn lậu hàng đánh cắp, buôn người, thuốc hay vũ khí. Họ cũng dùng hộ chiếu giả để nhập khẩu hàng hóa hợp pháp mà không trả thuế", ông Bloom nói.
Không hãng hàng không nào đối chiếu
Tổng thư ký Interpol Ronald K. Noble cho biết: "Chúng tôi băn khoăn vì sao chỉ có vài quốc gia trên thế giới quan tâm đến việc đảm bảo những người dùng hộ chiếu đánh cắp không được lên các chuyến bay quốc tế".
Trước vụ mất tích của chuyến bay MH370, không nước nào đối chiếu các hộ chiếu mất cắp với danh sách của Interpol, mặc dù hai trường hợp hộ chiếu bị mất đều đã có trong khi dữ liệu này có từ năm 2012 và 2013. Các quốc gia có quyền truy cập cơ sở dữ liệu của Interpol.
Riêng năm 2013, số hành khách có thể lên máy bay mà không có giấy tờ hợp lệ được kiểm chứng với dữ liệu của Interpol là hơn một tỷ lượt. Trong khi số hành khách các hãng hàng không chở trên toàn cầu trong năm ngoái là hơn 3,1 tỷ người, theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế.
Theo Tom Fuentes, cựu phó giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), Interpol không yêu cầu các nước truy cập cơ sở dữ liệu phải trả phí, nhưng một số trong 190 nước thành viên có thể không đủ năng lực về kỹ thuật hay nguồn lực để tiếp cận hệ thống này. "Việc thiết lập và sử dụng dữ liệu là tùy theo mong muốn của từng nước", Fuentes nói.
Cơ sở dữ liệu về giấy tờ bị mất của Interpol được tạo ra năm 2002,  sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ, nhằm giúp các nước bảo đảm an ninh biên giới của mình. Kể từ đó, dữ liệu đã tăng từ vài ngàn hộ chiếu và lượt tìm kiếm tới hơn 40 triệu hộ chiếu và hơn 800 triệu lượt tìm kiếm mỗi năm. Khoảng 60.000 trong số 800 triệu lượt tìm được lại giấy tờ bị mất hoặc bị đánh cắp.
Mỹ truy cập cơ sở dữ liệu hơn 250 triệu lượt mỗi năm, Anh hơn 120 triệu và các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất 50 triệu lượt.
Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 300.000 hộ chiếu bị mất hoặc bị đánh cắp, theo bộ Ngoại giao Mỹ, nơi thu thập báo cáo về các hộ chiếu bị đánh cắp và gửi tới Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ cũng như Interpol.
Theo Bộ An ninh Nội địa Mỹ, tất cả các hành khách đặt vé đi, đến và đi qua Mỹ đều bị kiểm tra thông qua hệ thống thông tin hành khách tiên tiến.
"Nếu hãng Hàng không Malaysia và các hãng khác trên toàn cầu kiểm tra chi tiết hộ chiếu của các hành khách với dữ liệu của Interpol, thì chúng ta không phải nghi ngờ những hộ chiếu đánh cắp có bị những kẻ khủng bố sử dụng trên chuyến bay MH 370 hay không" , ông Noble nói.
Cầu nối Thái Lan
Hai hộ chiếu bị đánh cắp được dùng để lên chuyến bay MH 370 lần lượt bị mất ở Thái Lan năm 2012 và 2013.
Thái Lan là một thị trường màu mỡ của hộ chiếu mất cắp, Paul Quaglia, nhà phân tích an ninh và rủi ro trong khu vực cho biết. "Tình hình ở Thái Lan đã được cải thiện hơn so với 5-10 năm trước, nhưng vẫn chưa theo được các tiêu chuẩn quốc tế", Quaglia nói. Thái Lan vẫn là điểm giao dịch lý tưởng của các hộ chiếu giả trông như thật, gồm cả các hộ chiếu bị đánh cắp rồi thay đổi thông tin và các tài liệu liên quan khác.
"Không phải tất cả các hộ chiếu bị mất đều là các hộ chiếu 'bị đánh cắp'”, Quaglia nói.
tl-1120-1394588465.jpg
      Thái Lan bị coi là mảnh đất màu mỡ cho việc mua bán hộ chiếu giả. Ảnh: Panoramio
Một số hộ chiếu bị mất thực tế bị chính người sở hữu bán đi. Nhiều người tới Thái Lan, rồi tiêu pha nhiều và thiếu tiền, nên có thể bán hộ chiếu. Họ dễ dàng được cấp lại ở các sứ quán theo dạng "bị mất hộ chiếu".
"Tôi thực sự hy vọng các chính phủ và các hãng hàng không trên toàn thế giới sẽ rút ra bài học từ vụ mất tích máy bay MH370 và bắt đầu quét tất cả hộ chiếu của các hành khách trước khi cho phép họ lên máy bay. Làm như vậy sẽ giúp chúng ta đảm bảo an toàn hơn", ông Noble nói.
Khánh Lynh (theo CNN)

Động đất 6,3 độ richter tại Nhật, 18 người bị thương


(Tin Nóng) Lúc 2 giờ 06 phút sáng 14.3 (0 giờ 06 giờ VN), một trận động đất mạnh 6,3 độ richter xảy ra ngoài khơi cách thành phố Kunisaki (phía nam Nhật Bản) 13 km về phía bắc, làm ít nhất 18 người bị thương, nhiều chuyến xe lửa bị ngưng, theo AFP.


Mảnh vỡ rơi đầy trên đường phố Kure, tỉnh Hiroshima sau động đất rạng sáng 14.3 - Ảnh: Kyodo
Trận động đất đã gây ra một số thiệt hại nhỏ, và không có cảnh báo sóng thần.
Độ sâu tâm chấn động đất vào khoảng 82 km, theo cơ quan địa chất Mỹ.
Tin Nóng

Dân khổ vì kênh nghẹt 6 năm, phường bảo không nghe nói !!!


(Tin Nóng) Hơn 6 năm nay, người dân tại tổ 1, khu phố 3, P.Tân Hưng Thuận (Q.12, TP.HCM) sống khổ sở vì dòng kênh T1 phía sau nhà các hộ dân bị nghẹt.


Dòng kênh ngập rác, nghẹt nước khiến người dân khổ sở suốt 6 năm nay
Theo người dân, kênh T1 là kênh thoát nước chung, tiếp nhận nước thải từ phía P.Trung Mỹ Tây (Q.12), thông qua cống hộp xuyên qua QL1A và chảy vào đây.
Từ khi bãi xe Tây Nam và bãi xe Lê Hà được xây dựng thì dòng kênh này cũng bị chặn dòng chảy. Trước đây, dòng kênh thoát nước tự do thì nay phải chảy qua hệ thống cống nhỏ ngầm đi qua bãi xe. Rác từ khắp nơi dồn về khiến cống bị nghẹt, bốc mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường và sinh nhiều muỗi.
Ông Bùi Tuấn Hải, nhà số 11 bức xúc: "Mỗi khi trời mưa, nước từ dòng kênh chảy ngược vào nhà, có nâng nền nhà nhưng nước vẫn ngập".
Ông Trần Văn Bé, tổ trưởng tổ 1, KP.3 cho biết ông đã đưa đơn kiến nghị lên phường nhiều lần nhưng tình trạng không được khắc phục.
Trao đổi với chúng tôi ngày 12.3, ông Tô Văn Kiếm, Chủ tịch UBND P.Tân Hưng Thuận, Q.12 cho biết: Hàng năm, phường vẫn có kế hoạch duy tu bảo dưỡng và nạo vét các kênh trên địa bàn. Trường hợp kênh T1 thì đến nay phường chưa chính thức nhận được phản ánh của các hộ dân. Sau khi tiếp nhận phản ánh từ phóng viên, phường sẽ cho khảo sát, kiểm tra và có hướng khắc phục.
Mời bạn xem clip người dân bức xúc với dòng kênh nghẹt 6 năm nay:
Hải Nam
(thực hiện)

Cống nghẹt, nước thải tràn đường


(Tin Nóng) Nhiều ngày qua, người dân cũng như du khách qua lại khu vực đường Tôn Thất Thiệp, P.Bến Nghé, (Q.1, TP.HCM) khó chịu vì mặt đường tràn ngập nước thải.


Ảnh chụp lúc 13 giờ chiều 14.3
Do cống nghẹt, nước thải không có lối thoát nên tạo thành vũng kéo dài dọc con đường chừng 100 mét.
Người dân cho biết đã phản ảnh vụ việc đến UBND P.Bến Nghé nhưng vẫn chưa thấy động tĩnh từ phía chính quyền.
Tin, ảnhNgọc Thọ

Tráng nhựa đường hẻm, bít luôn cống thoát nước


(Tin Nóng) Các hộ dân ở hẻm 26 Đinh Tiên Hoàng, P.1, Q.Bình Thạnh, TP.HCM phản ánh: Mới đây, hẻm 26 được tráng nhựa đường nhưng đơn vị thi công cầu Bông láng nhựa lấp luôn cả nắp cống.


Hẻm được tráng nhựa phẳng lì, bít luôn nắp cống thoát nước. Ảnh chụp lúc 10 giờ ngày 13.3
Trả lời phóng viên Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Vũ, cán bộ địa chính phường 1, Q.Bình Thạnh nói: “Cầu tạm thay cho cầu Bông  (đang thi công) được nối với hẻm 26 để ra đường Đinh Tiên Hoàng. Do hẻm xuống cấp nên mới đây đơn vị thi công công trình cầu Bông cho tráng lớp nhựa đường. Chúng tôi sẽ tìm hiểu lại vụ việc và có hướng giải quyết sớm”.
Bà con mong “ông chức năng” ra tay sớm kẻo mùa mưa sắp đến lại phải chịu cảnh lội nước trên đường.
Tin, ảnhThanh Đông

24.000 con chim cút thối qua cửa ngõ TP HCM!

Thứ sáu, 14/3/2014 15:41 GMT+7

Xe đông lạnh chở 3 tấn chim cút đã bốc mùi, chảy dịch tới cửa ngõ TP HCM thì bị bắt giữ.

3 tấn cút thối đựng trong bao tải trên xe đông lạnh bị bắt giữ. Ảnh: An Nhơn
3 tấn chim cút thối đựng trong bao tải trên xe đông lạnh bị bắt giữ. Ảnh: An Nhơn
Tối 13/3, Đoàn liên ngành gồm trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức, TP HCM, Đội CSGT Rạch Chiếc và quản lý thị trường tuần tra trên quốc lộ 1A. Khi đến gần khu vực ngã ba 621 thì phát hiện xe tải đông lạnh loại 1,5 tấn của tài xế Trần Hoàng Phong (25 tuổi, ngụ Tây Ninh) có dấu hiệu nghi vấn nên yêu cầu dừng xe.
Có 60 thùng xốp đựng khoảng 24.000 con chim cút với trọng lượng 3 tấn đã bốc mùi hôi thối và chảy dịch trong thùng xe. Tài xế Phong không xuất trình được giấy chứng nhận kiểm dịch của lô hàng.
Phong cho biết được một người ở xã Tân An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) thuê vận chuyển tới khu phố 3 huyện Bến Cầu, Tây Ninh, giao cho một người tên Hai Trang. Trong vòng 2 tháng người này đã chở 5 chuyến như vậy.
Toàn bộ số cút được đưa đi tiêu hủy. Ảnh: An Nhơn
Toàn bộ số chim cút được đưa đi tiêu hủy. Ảnh: An Nhơn
Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức đã lập biên bản xử phạt Phong gần 2 triệu đồng vì kinh doanh sản phẩm động vật không có giấy kiểm dịch và trốn tránh kiểm dịch. Ngoài ra, tài xế này phải đóng gần 18 triệu đồng để tiêu hủy toàn bộ lô hàng.
An Nhơn

Bị công an thẩm vấn vì tưởng niệm trận Gạc Ma!

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2014-03-14
Ngày 14/3/2013, người dân biểu tình tưởng niệm ngày TQ thảm sát 64 chiến sĩ đảo Gạc Ma hôm 14/3/1988-Courtesy of huynhngocchenhblog
Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bá Đăng ở huyện Nam Sách, Hải Dương bị công an bắt đi thẩm vấn trong hai ngày 13 và 14 tháng 3 vì ông này có ý định tổ chức cuộc tưởng niệm 64 chiến sĩ Việt Nam hy sinh tại đảo Gạc ma hồi ngày 14 tháng 3 năm 1988.
Sau khi được về nhà, vào lúc 8:40 phút tối ngày 14 tháng 3, ông Nguyễn Bá Đăng cho RFA biết:
Suốt hai hôm qua họ luôn tra vấn tôi- cả ngày và cả đêm qua và ngày hôm nay. Họ cho là tôi tổ chức biểu tình, xuống đường ngày 14 tháng 3. Và họ đưa ra  hơn chục bài viết của tôi và muốn biết về nội dung hơn chục bài viết đó.
Gia Minh: Hôm nay mới là ngày 14 tháng 3, vậy chuyện tổ chức biểu tình đó như thế nào?
Ông Nguyễn Bá Đăng: Họ chủ động bắt tôi trước ngày 14 tháng 3 để ngăn cản không cho tôi tiếp xúc với những người dân khác trong nước để tổ chức kỷ niệm ngày 14 tháng 3- ngày mà các đảo Gạc ma, Cô Lin trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc xâm lấn. Mục đích là họ muốn phá không cho xuống đường để tưởng nhớ ngày Trung Quốc xâm lấn biển đảo của chúng ta.
Gia Minh: Trước việc họ nói ông tổ chức tưởng niệm ngày 14 tháng 3 và những bài viết trên facebook của ông, thì ông trình bày lại với họ thế nào.
Ông Nguyễn Bá Đăng: Tôi đã hoàn toàn không hợp tác với họ và trả lời họ rằng việc chúng tôi và người dân Việt Nam xuống đường là để tưởng nhớ đến những ngày mà đảo của chúng ta bị mất về tay Trung Cộng.
Tôi đã hoàn toàn không hợp tác với họ và trả lời họ rằng việc chúng tôi và người dân Việt Nam xuống đường là để tưởng nhớ đến những ngày mà đảo của chúng ta bị mất về tay Trung Cộng.
- Ông Nguyễn Bá Đăng
Tôi cũng có viết những bài viết nói lên hiện tình của đất nước.
Tôi hoàn toàn không hợp tác với họ, và họ không đủ tư cách để tra vấn và làm việc với tôi.
Gia Minh: Ông có thể cho biết những người làm việc với ông là những ai?
Ông Nguyễn Bá Đăng: Họ thay phiên nhau làm việc, họ rất đông khoảng từ 15 đến 20 người. Họ luôn bao vây quanh tôi để áp đảo. Trong đó tôi có nhớ một số tên công an, đó là công an Dương, công an Khương, công an Bình, công an Phong, công an Nho. Một số những nhân vật không mặc quân phục, mặc thường phục tôi không nhớ.
Gia Minh: Trong hai ngày và một đêm làm việc như thế thì sinh hoạt ăn, ngủ, nghỉ ra sao?
Ông Nguyễn Bá Đăng: Đêm hôm qua họ không cho tôi ngũ, bắt phải làm việc nên tôi phản đối rất kịch liệt. Tôi nói làm việc phải có giờ giấc, trong một ngày chỉ được làm việc 8 tiếng, không được kéo dài suốt đêm để ảnh hưởng đến sức khỏe của tôi và sức khỏe của người khác. Họ có cho tôi ăn tối và ăn sáng, nhưng họ luôn làm buổi tra vấn rất căng thẳng. Họ đập bàn, đập ghế, họ dọa nạt, đe dọa tôi với một lực lượng hùng hậu rất đông.
Gia Minh: Được biết từ khi mãn hạn tù cho đến nay ông về ở tại gia đình, địa phương;  vậy lực lượng chức năng có những hành xử thế nào với ông?
Ông Nguyễn Bá Đăng: Từ ngày tôi ra khỏi nhà tù nhỏ để vào nhà tù lớn thì được hơn một năm rồi; nhưng tôi thường xuyên bị chính quyền và công an các cấp luôn canh gác quanh nhà tôi. Tôi đi đâu họ cũng theo dõi và gây rất nhiều khó khăn đối với tôi và gia đình tôi.
Gia Minh: Lâu nay ông có tiếp xúc được với những người từng đấu tranh với ông trước đây và những người hiện nay công khai lên tiếng cho dân chủ- nhân quyền và quyền của con người tại Việt Nam không?
Ông Nguyễn Bá Đăng: Tôi luôn bị canh gác như vậy, nhưng luôn cố gắng lúc nào có thể được là vượt vòng vây của họ để cùng với những anh em cùng chung lý tưởng đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam. Chúng tôi trong nước gặp rất nhiều khó khăn, họ luôn đe dọa chúng tôi.
Hiện nay họ sử dụng mọi thủ thuật đàn áp, đánh người và thậm chí họ sẽ tìm cách thủ tiêu. Hiện nay họ sẽ có nhiều phương cách tàn bạo hơn.
- Ông Nguyễn Bá Đăng
Gia Minh: Là người từng bị kết án tù, ông thấy tình hình hoạt động trước đây và hiện nay có những chuyển biến tích cực hay tiêu cực gì thưa ông?
Ông Nguyễn Bá Đăng: Trước đây trong thời gian tôi hoạt động cũng như hiện nay, nhà cầm quyền luôn tìm cách đàn áp và bóp từ trong trứng nước các nhà hoạt động vì dân chủ- nhân quyền của Việt Nam. Theo tôi từ trước cho đến nay họ càng đàn áp tinh vi hơn, tàn bạo. Hiện nay họ sử dụng mọi thủ thuật đàn áp, đánh người và thậm chí họ sẽ tìm cách thủ tiêu. Hiện nay họ sẽ có nhiều phương cách tàn bạo hơn.
Gia Minh: Nhưng ông thấy phong trào, và những người tham gia phong trào nhất là những người hoạt động ngoài đường phố, có thêm người không thưa ông?
Ông Nguyễn Bá Đăng: Phong trào dân chủ của Việt Nam hiện nay mạnh mẽ, đông đảo hơn trước rất nhiều. Sự sợ hãi cuả người dân và các nhà đấu tranh dân chủ- nhân quyền và các dân oan trước bạo quyền đã vươn xa hơn, họ cũng đã không còn những sự sợ hãi như trước đây. Mà nhiều người đấu tranh quyết liệt cho một tổ quốc Việt nam được dân chủ, tự do.
Gia Minh: Cám ơn ông Nguyễn Bá Đăng.
Xin phép được nhắc lại, ông Nguyễn Bá Đăng năm nay 50 tuổi. Ông từng bị bắt bốn lần vào các năm 2003, 2007, 2008 và 2010. Năm 2010, ông bị kết án 3 năm tù về tội ‘tuyên truyền chống Nhà Nước’