Saturday, August 20, 2016

Trận Long Tân 1966 và nhạy cảm chính trị 2016

Quân đội và cựu chiến binh đặt vòng hoa tưởng niệm 50 năm trận Long Tân tại Sydney, Australia, hôm 18 tháng 8, 2016. (Hình: PETER PARKS/AFP/Getty Images)
Quân đội và cựu chiến binh đặt vòng hoa tưởng niệm 50 năm trận Long Tân tại Sydney, Australia, hôm 18 tháng 8, 2016. (Hình: PETER PARKS/AFP/Getty Images)
Hà Tường Cát/Người Việt
VIỆT NAM (NV) – Chính quyền Việt Nam trước đây đồng ý việc tổ chức kỷ niệm 50 năm trận chiến giữa quân đội Australia với Việt Cộng ở đồn điền cao su Long Tân tỉnh Phước Tuy, nhưng đến giờ chót thay đổi quyết định và chỉ cho phép hành lễ trong một quy mô nhỏ.
Sự kiện này trở thành vấn đề được thương lượng ráo riết và gây nhiều tranh luận trong mấy ngày qua khi có khoảng 2,000 dân Australia bao gồm cựu chiến binh và gia đình họ đã đến Vũng Tàu chuẩn bị dự lễ.
Trận Long Tân xảy ra trong ba ngày tháng 8 năm 1966, là trận gây thương vong nặng nề nhất cho đơn vị quân đội Australia trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Australia bắt đầu tham gia vào chiến tranh Việt Nam từ 1962 với 30 cố vấn quân sự; vào thời gian cao điểm của chiến tranh quân số lên tới 7,672 và tính tới khi triệt thoái hoàn toàn năm 1973, khoảng 60,000 quân nhân Australia đã phục vụ tại Việt Nam.
Đơn vị chiến đấu đầu tiên đến Việt Nam vào tháng 6 năm 1965 là Tiểu Đoàn 1 Trung Đoàn 1 Bộ Binh, địa bàn hoạt động tại tỉnh Biên Hòa phối hợp với Lữ Đoàn 173 Không Vận Mỹ và một pháo đội New Zealand. Do có những bất đồng ý kiến về quan điểm chiến thuật, quân đội Australia sau đó đi đến quyết định đảm nhận một khu vực trách nhiệm riêng.
Tháng 4 năm 1966, lực lượng đặc nhiệm số 1 của Australia được đưa đến tỉnh Phước Tuy và đặt căn cứ tại Núi Đất, cách Bà Rịa khoảng 5 dặm về hướng Đông-Bắc. Để thành lập căn cứ này, Chuẩn Tướng O.D. Jackson, với sự đồng ý của tỉnh trưởng Phước Tuy, cho di chuyển khoảng 4,000 dân chúng hai xã Long Tân và Long Phước đi nơi khác. Hai xã này từ trước vẫn được coi là mật khu Việt Cộng, hoàn toàn bị phá hủy vào tháng 7 năm 1966. Căn cứ Núi Đất vào lúc cao điểm có khoảng 5,000 quân Australia, tuy nhiên hầu hết được điều phối đi các chiến dịch hành quân ngoài căn cứ.
Bộ Tư Lệnh Cộng Sản ngay lập tức quyết định đánh bại đơn vị quân Australia vừa đến nhằm gây được một tác động chính trị đáng kể. Kế hoạch của họ là tìm cách dụ quân Australia ra ngoài căn cứ rồi tiêu diệt bằng một lực lượng áp đảo. Trận Long Tân xảy ra trong tình huống ấy và có lẽ được tính toán vào cùng thời điểm với dịp kỷ niệm Cách Mạng Mùa Thu, 19 tháng 8 của Cộng Sản. Có thể chính sự trùng hợp ấy bây giờ là một yếu tố tế nhị khiến nhà cầm quyền Việt Nam cuối cùng từ chối không để Australia tổ chức kỷ niệm “50 năm chiến thắng Long Tân” quá trang trọng.
Đêm 16 và17 tháng 8 năm 1966, căn cứ Núi Đất bị pháo kích dữ dội làm 24 binh sĩ Australia bị thương. Ngày 18, Đại Đội D Tiểu Đoàn 6 được lệnh mở cuộc hành quân tuần tiễu khu vực đồn điền cao su Long Tân, khoảng 3 dặm phía Đông căn cứ. Trung đội 11 chạm địch lúc 3.15 giờ chiều nhưng quân Việt Cộng rút lui. Tới 4.08 giờ, giữa lúc trời đổ mưa lớn, Đại Đội D đụng một đơn vị lớn là Trung Đoàn 275 Việt Cộng đã bí mật di chuyển vào khu vực trong đêm trước. Địch quân tìm cách bao vây để tấn công dữ dội bằng hòa lực súng cối, đại liên, B-40 và AK-47.
Quân Australia gọi trọng pháo và phi pháo yểm trợ. Nhưng vì thời tiết xấu, máy bay không phân biệt được rõ mục tiêu, chỉ có trọng pháo từ Núi Đất bắn yểm trợ, đồng thời Đại Đội A Tiểu Đoàn 6 cùng với một trung đội thiết quân vận của Thiết Đoàn 1 được phái đến tăng viện. Trận đánh chấm dứt vào lúc 6 giờ 55 trước khi lực lượng tiếp viện đến nơi. Quân Việt Cộng tuy nhiên hãy còn ở trong đồn điền cao su Long Tân suốt đêm để thu nhặt đồng đội chết và bị thương. Quân Australia cũng rút về căn cứ và trực thăng tải thương được gọi đến chở các thương binh về quân y viện Vũng Tàu hay Biên Hòa.
Sau này người ta mới biết rằng khoảng 1,000-2,500 Việt Cộng thành phần quân chính quy chứ không phải du kích, đã không tiêu diệt được Đại Đội D tiểu đoàn 1 chỉ có 108 người vì sự chiến đấu quyết liệt của các binh sĩ Australia cùng kết quả tác xạ hữu hiệu của pháo binh Australia và New Zealand từ Núi Đất.
Tổn thất về phía Australia là 18 tử trận, trong số có trung úy chỉ huy trưởng Trung Đội 11/1, 24 bị thương. Phía Việt Cộng, 245 chết nhưng theo xác nhận chính thức của Việt Nam chỉ có 150. Đây là tổn thất nặng nhất của Australia trong một trận đánh ở Việt Nam. Quân đội Australia coi là chiến thắng khi đơn vị Đại Đội D Tiểu Đoàn 1 mới đến Việt Nam chưa đầy 3 tháng đã không bị tiêu diệt trong trận chiến chống một lực lượng đông gấp 10 lần. Và căn cứ Núi Đất tiếp tục là nơi an toàn trong suốt những năm chiến tranh Việt Nam.
Có nhiều tranh luận về việc nhà cầm quyền Việt Nam đã cho phép rồi lại đổi ý và giới hạn tầm mức của lễ kỷ niệm 50 năm trận Long Tân. Từ nhiều năm trước, cựu quân nhân Australia và gia đình vẫn đến thăm lại chiến trường Long Tân không có vấn đề gì khó khăn. Nhưng trong những dịp kỷ niệm 18 tháng 8 bình thường chỉ có khoảng 30-40 người tham dự.
Tờ Thanh Niên ở Việt Nam ngày 18 tháng 8, 2006 cho biết “có trên 300 du khách Úc gồm các cựu chiến binh và gia đình đã tham dự lễ kỷ niệm 40 năm trận đánh Long Tân tại Khu Thánh giá Long Tân, huyện Long Đất, Bà Rịa-Vũng Tàu.” Theo tờ báo: “Dự buổi lễ còn có ngài Bill Tweddell – đại sứ Úc tại Việt Nam, tổng lãnh sự Úc tại TP.HCM Mal Skelly, Tổng Lãnh Sự New Zealand Peter và đại diện Bộ Cựu Chiến Binh Úc. Trước đó, đoàn đã đến viếng nghĩa trang liệt sĩ Gò Cát của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, thăm địa đạo Long Phước, khu Núi Đất, đồi Gia Quy, căn cứ Minh Đạm, Xuyên Mộc. Được biết, tour du lịch kết hợp thăm chiến trường xưa của cựu binh Hoàng gia Úc do 3 công ty OSC Vietnam Tours, Vung Tau Tourist Corporation và South East Asia Tours đứng ra tổ chức.” Cây thánh giá do các quân nhân Australia dựng lên những năm sau ở đồn điền cao su Long Tân, bây giờ trở thành di tích lịch sử được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam công nhận từ tháng 11, 1988.
Năm nay, kỷ niệm 50 năm, có lẽ Việt Nam không đồng ý để Australia tổ chức lớn như một kỷ niệm chiến thắng. BBC dẫn lời nhà sử học chiến tranh, Mat McLachian, cho rằng có thể tính chất ồn ào của sự kiện dẫn đến việc nó bị hủy bỏ. Ông nói với đài truyền hình ABC (Australia): “Tôi nghĩ vấn đề năm nay là chúng ta đã phạm chút sai lầm, chúng ta cố làm to quá và cuối cùng phía Việt Nam phải quyết định chừng đó là đủ rồi.”
Tối 17 tháng 8, Thủ Tướng Malcolm Turnbull điện đàm với Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và Việt Nam quyết định cho phép các nhóm tối đa 100 người đến thăm và đặt vòng hoa tại địa điểm. Trước đó cảnh sát đã ngăn chặn lối vào Long Tân mà không cho biết lý do. Australia cho biết sự kiện này được thương lượng từ 18 tháng giữa hai nước và Việt Nam đồng ý phối hợp tổ chức, rồi thay đổi quyết định chỉ ba ngày trước. Bộ Ngoại Giao Australia nói họ đã gửi thư khiếu nại cho chính phủ Việt Nam vì “thất vọng sâu sắc trước quyết định, và cách tiến hành quyết định, quá gần dịp kỷ niệm.”
BBC cho biết một nhà bảo tàng của tư nhân tại Vũng Tàu có một gian dành riêng trưng bày các đồ vật quân sự, chủ ý dành cho cựu chiến binh và du khách Australia tới thành phố biển này nhân dịp kỷ niệm 50 năm trận Long Tân. Nhiều người tỏ ý tiếc về việc các giới chức Việt Nam không cho tổ chức lễ kỷ niệm như đã định. Nhưng tối 18 tháng 8, khoảng 800 người đã dự buổi gala dinner do đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức ở khách sạn Pullman, Vũng Tàu.

Tờ Sydney Morning Herald hôm Thứ Năm dẫn lời của cựu Thiếu Tá Harry Smith, đại đội trưởng Đại Đội D Tiểu Đoàn 6 bộ binh Australia, nói rằng: “Phải nên tôn trọng sự nhạy cảm của chính quyền và cựu chiến binh Việt Nam trong sự kiện này.” Cựu Chiến Binh Harry Smith nói ông thất vọng vì không tổ chức được lễ kỷ niệm 50 năm ở Long Tân, nhưng thông cảm với tính cách tế nhị do vụ này bị các nhà tổ chức và hãng du lịch làm rùm beng quá mức. (HC)

Từ một thông báo của công an huyện, nghĩ về việc bưng bít thông bít thông tin của đảng cầm quyền

Thế Hiển (Danlambao) - Vừa qua Công an huyện Si Ma Cai ra một thông báo trong 6 tháng có 16 trường hợp bị bắt cóc và mỗ lấy nội tạng, kêu gọi người dân cảnh giác. Ngay sau đó Công an tỉnh Lào Cai, Hà Giang và Bộ Công an đã “cải chính” cho rằng không có việc đó xảy ra ở vùng biên giới Việt Trung. Việc “cải chính” thông tin thông báo này, cũng như một số biểu hiện lập lờ, ém nhẹm, bưng bít thông tin của Chính quyền trong thời gian gần đây đã lộ rõ hơn bản chất bưng bít, dối trá thông tin. Nó cũng vốn là “thủ thuật” tuyên truyền của Đảng cầm quyền trong suốt mấy chục năm qua.

Nguyên văn nội dung thông báo của Công an huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai do Thượng tá Trịnh Minh Phú - Phó trưởng Công an huyện, ký như sau: “Ngày 27/7/2016, Công an huyện Si Ma Cai nhận được công văn số 1177/CAT-PV11 Công an tỉnh Lào Cai thông báo: Tại địa bàn giáp ranh Việt Nam – Trung Quốc, tỉnh Hà Giang trong 6 tháng đầu năm đã xảy ra 16 vụ/ 16 nạn nhân bị bắt cóc, mổ lấy nội tạng (gan, thận, tim, mắt…)”

“Qua xác minh nắm được các đối tượng là người Trung Quốc, tổ chức thành từng nhóm từ 3 đến 5 đối tượng, sử dụng xe ô tô (không biển kiểm soát), đối tượng tập trung vào gia đình có người già, trẻ em ở, học sinh các trường tổ chức đi học ngoại khóa, trẻ em đi chăn thả gia súc, làm nương rẫy …”

Đây là một văn bản hành chính đầy đủ, rõ ràng rành mạch, đúng nguyên tắc cả nội dung lẫn hình thức. Một thông tin “động trời” như thế, liệu Công an huyện Si Ma Cai có dám tự động vẽ ra?!

Ông Bình Trưởng Công an huyện Si Ma Cai xác nhận: "Tôi đang không ở cơ sở tuy nhiên đây là công văn thật. Mục đích thông báo là để tuyên truyền người dân nâng cao cảnh giác”.

Tuy nhiên sáng 11/8, trao đổi với PV, Đại tá, Tiến sĩ Đinh Tiến Quân, giám đốc Công an tỉnh Lào Cai cho biết: "Thông tin này chưa chuẩn". Đại tá Tạ Quang Huy, phó giám đốc Công an tỉnh Hà Giang thì cho biết ông “sững sờ”, “sốc” khi nghe thông tin “tỉnh Hà Giang trong 6 tháng đầu năm 2016 đã xảy ra 16 vụ/16 nạn nhân bị bắt cóc, mổ lấy nội tạng”. 

Tại sao lại có chuyện ngược đời như vậy? Dù có thoáng một chút nghi ngờ, nhưng sau đó người dân hiểu chuyện không lấy làm lạ lắm với kiểu “cải chính” của cấp trên như thế này. Người dân biết rõ họ muốn làm gì. Họ đã ém nhẹm, bưng bít thông tin, họ muốn để cho mọi người thấy tình hình biên giới yên ổn, không náo động lòng dân, họ muốn để cho người Việt thấy rằng người Trung Quốc không có sang Việt Nam bắt người mỗ lấy nội tạng. Sự thật là không muốn động chạm mất lòng “ông anh”. Cũng như TBT Nguyễn Phú Trọng cũng đã nói “Tình hình biển đông không có gì”

Việc cá chết hàng loạt những ngày đầu tháng tư, ở 4 tỉnh miền trung, dân chúng nghi ngờ xôn xao, nghi ngờ, và có một số bằng chứng cho rằng nhà máy Formosa Hà Tĩnh thải chất độc, nhưng các cơ quan chức năng Nhà nước ém nhẹm thông tin. Giới truyền thông nhà nước, hơn ngàn cơ quan với loại hình báo chí đều “câm như hến”. Dân chúng kêu than, biểu tình, đòi manh động, rồi sau nhiều lần úm a úm ớ, nói lòng vòng, tránh né, không đâu ra đâu, bịa ra lý do là “do thủy triều đỏ” tảo nở hoa,” “Nguyên nhân cá chết liên quan đến thủ phạm gây ra cá chết”… một Thứ Trưởng còn dở giọng “cá chết không liên quan gì với nhà máy Formosa".

Trong vòng chưa đầy ba năm nay, có gần 4.500 tàu cá của ngư dân Việt Nam bị bắn phá, đâm chìm và bắt bớ trên biển Đông, có hơn 2000 ngư dân bị bắt bớ, đánh đập và bắn giết. Vậy mà báo chí Nhà nước vẫn im re. Khi sự việc đổ bể, thì báo quốc doanh mới lên tiếng. Nhưng đưa tin rất ít, rất dè dặt và khi nói đến tàu Trung Quốc thì dùng từ “tàu lạ”, tàu “nước ngoài”. Tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Ngư dân Việt Nam sờ sờ ra đó, thì nói là tàu va chạm nhau. Độc hại hơn nữa họ xem việc tàu Trung Quốc đâm chìm, bắt bớ đánh đập, bắn giết ngư dân Việt Nam là việc va chạm nhỏ, “anh em trong nhà còn xích mích…”. Tháng 3 năm 1988 hải quân Trung Quốc xua quân bắn giết 64 chiến sỹ, mà Quân đội Việt Nam được lệnh không một tiếng súng bắn trả, để cho chúng chiếm ngọt sớt đảo Gạc Ma. Báo chí Nhà nước tuyệt nhiên im phăng phắc không một câu một từ nói tới. Mãi cho đến sau này, khi chuyện đó ai cũng biết, thì mới ậm ừ nói qua loa vài chi tiết.

Mật ước Thành Đô năm 1990 giữa TBT Đảng CSVN với Đảng CSTQ nói gì, hoặc Công hàm mà Thủ Tướng Phạm văn Đồng ký năm 1958 với Trung Quốc nội dung gì. Đó là những tử huyệt mà Đảng cầm quyền ém nhẹm “chết mang theo”. Báo chí Nhà nước dĩ nhiên “không biết không hay”. Tất nhiên những thông tin đã rò rỉ và người ta biết nó qua những kênh thông tin khác.

Trở lại cái thông báo của Công an huyện Si Ma Ca. Nếu không phải dựa vào thông báo của Công an tỉnh Lào Cai, để cho dân chúng biết, cảnh giác phòng ngừa, thì Công an huyện Si Ma Ca tự vẽ ra một thông tin động trời. Một cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ sự bình an của nhân dân, một đơn vị hành chính cấp huyện mà tự dưng bịa ra một thông báo làm hoang mang, xáo trộn đời sống người dân, phải xử lý ra sao? Không thể đỗ lỗi cho “thằng đánh máy” nào sơ suất đến nỗi toàn bộ văn bản một thông báo hoàn chỉnh. Thậm chí từng dấu phẩy cũng được cân nhắc. Vậy thì không chỉ ém nhẹm, bưng bít thông tin, mà chính quyền hiện nay còn có việc bịa ra thông tin làm người dân hoang mang nữa sao?!

Đưa một vài ví dụ trong hàng ngàn trường hợp, để thấy rằng, báo chí Nhà nước, tuân theo lãnh đạo của Đảng cầm quyền là bưng bít, ém nhẹm, dối trá trong thông tin khác.

Những việc làm là này ai cũng thấy, ai cũng biết, nhưng nó cứ diễn đi diễn lại suốt mấy mươi năm qua, từ khi chính quyền Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời dưới sự “lãnh đạo tài tình của Đảng”.

Bưng bít và dối trá thông tin vốn là cái bản chất của CSVN.

20.08.2016

Từ 30,000 sẽ thành 300,000, thành 3 triệu người!

Theo Người Việt-19-08-2016
Ngô Nhân Dụng
Vụ Formosa còn là một ung nhọt đau đớn trên thân thể và tâm hồn dân tộc Việt Nam. Nhưng vượt trên Formosa, là mối đe dọa trên môi trường sống của 90 triệu người dân Việt. Đất nước không thể nào bảo vệ được sinh môi khi chính quyền cộng sản còn tồn tại. Vì mối lo của họ chỉ là củng cố quyền hành, tham nhũng, vơ vét, và tranh giành địa vị với nhau (đến cùng thì bắn giết lẫn nhau, như ở Lào Cai). Họ không quan tâm đến môi trường sống của người dân.
Sau khi công ty Formosa đã nhận lỗi và bồi thường, Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã kêu gọi đồng bào hãy đứng lên bảo vệ môi trường, đề nghị bà con chúng ta tổ chức “biểu tình rộng khắp, trải dài từ trong nước ra đến hải ngoại” vào ngày cuối tháng 7, 2016; rồi tiếp nối với nhiều cuộc biểu tình khác.
Ngày 4 tháng 8, Giám Đốc Công An tỉnh Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu đe dọa: “(Đảng) Việt Tân đã lợi dụng sự việc để kích động bà con nhân dân đi biểu tình tuần hành chống phá. Đề nghị cử tri tỉnh nhà hết sức cảnh giác, không mắc bẫy Việt Tân, không nghe kẻ xấu lôi kéo, xúi giục làm tình hình an ninh trật tự phức tạp. Hiện nay lực lượng công an cả (cấp) bộ và (cấp) tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt!”
Nhưng đồng bào ta ở Nghệ An không sợ hãi. Ngày Chủ Nhật, 7 tháng 8, đã có 5 ngàn người biểu tình đòi đóng cửa Formosa và bảo vệ môi trường sống. Ngày Thứ Hai, 15 tháng 8, thêm 30,000 người đã biểu tình tuần hành (có bản tin ước tính 50,000 người). Hàng ngàn giáo dân từ các giáo phận đã đi bộ nhiều cây số cùng tiến về phía nhà thờ chính tòa của giáo phận Vinh tại Xã Đoài.
Facebook Đậu Văn Dương cho thấy hình ảnh những khẩu hiệu, “Yêu cầu Chính Phủ Việt Nam khởi tố Formosa;” “Hủy hoại môi trường là hủy hoại cuộc sống;” “Yêu cầu chính phủ đóng cửa Formosa!” Nhiều biểu ngữ không úp mở, đuổi: “Formosa cút khỏi Việt Nam!” hoặc nói trắng ra sự thật: “Formosa nhận lỗi, chính phủ Việt Nam nhận tiền, còn nhân dân nhận thảm họa!”
Trong thánh lễ sau cuộc biểu tình, Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã cầu nguyện và đưa ra lời kêu gọi đồng bào “… can đảm thực hiện quyền công dân được Hiếp Pháp Việt Nam và các Công Ước Quốc Tế quy định; thể hiện một cách ôn hòa quyền đòi sự minh bạch trong việc điều khiển đất nước, cũng như xử lý các thảm họa môi trường; và buộc những người gây ra thảm họa phải bị xét xử một cách công minh và các nạn nhân được đền bù xứng đáng.”
Những đòi hỏi nêu trên: xét xử công minh; đền bù xứng đáng; và điều khiển đất nước minh bạch công khai, là nguyện vọng của tất cả mọi người dân Việt. Cho tới nay, chính quyền cộng sản hầu chỉ lo đe dọa dân, để bảo vệ quyền lợi. Họ muốn hoàn toàn phủi tay, không truy cứu Formosa và đền bù cho những người dân bị tai họa (một số người được cứu đói với 15kg gạo mỗi tháng, có thể kéo dài trong 6 tháng).
Đảng Cộng Sản đã thỏa hiệp, cho Formosa bồi thường 11 ngàn tỷ đồng, tương đương với 500 triệu đô la, coi như xóa sạch nợ với hàng triệu nạn nhân, trong đó hàng trăm ngàn gia đình đang mất kế sinh nhai. Nhưng ngày 10 tháng 8, báo chí cho biết: Tổng Cục Thuế của chính quyền Cộng Sản đã chấp thuận miễn thuế và trả lại thuế cho công ty Formosa Hà Tĩnh. Số tiền được miễn lên tới hơn 10,450 tỷ đồng! Cuối cùng, công ty Formosa chỉ cần bỏ tiền túi 550 tỷ đồng, khoảng 25 triệu đô la Mỹ! Trong một cuộc đầu tư hàng chục tỷ đô la, công ty gây ra tai họa cá chết, người đói, môi trường tàn hại, mà số tiền bồi thường coi như không đáng đồng nào cả!
Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã nêu lên vấn đề chính: Việc điều khiển đất nước không công khai, không minh bạch. Đảng Cộng Sản nắm trọn quyền. Họ ra lệnh cho một hệ thống tư pháp và một quốc hội chỉ đóng vai đầy tớ của đảng. Họ kiểm soát tất cả các báo, đài, nhà xuất bản, và các mạng tin học. Đại biểu Quốc Hội Đài Loan còn tới tận Vũng Áng gặp và tìm hiểu các nạn nhân. Báo chí Đài Loan và 25 triệu độc giả còn được tự do tiếp nhận nhiều thông tin về thảm họa Formosa hơn 90 triệu người Việt Nam.
Chế độ Cộng Sản được củng cố nhờ đe dọa, đàn áp tàn nhẫn, và bưng bít thông tin. Trong vụ Formosa, ngay cuộc điều tra tìm hiểu nguyên nhân cá chết đã đầy mờ ám.
Nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản cùng Liên Hiệp Quốc đã đề nghị giúp chuyên viên và phương tiện để điều tra nguyên do khiến cá chết hàng loạt, Cộng Sản Việt Nam đã từ chối. Họ chỉ mời một số chuyên viên Đức, Mỹ, Israel tham dự với tính cách tư. Nhưng các nhà khoa học ngoại quốc hoàn toàn đóng vai “làm cảnh.” Theo hợp đồng, nhiệm vụ của họ chỉ hạn chế trong việc “đọc và góp ý kiến” với bản báo cáo soạn sẵn, của một số chuyên gia Viện Hàn Lâm Khoa Học trong nước. Tiến Sĩ Friedhelm Schroeder, người Đức, cho biết ông không được phép tự lấy mẫu chất độc để nghiên cứu. Tại sao cấm? Vì cần bưng bít!
Người dân đã biết ngay từ đầu rằng thủ phạm là chính Formosa. Chính quyền Cộng Sản chờ hơn hai tháng mới công bố kết quả cuộc điều tra, để Formosa nhận lỗi. Trong thực tế, chỉ trong vòng mấy tuần nhà nước Cộng Sản đã có kết luận đó rồi nhưng họ giữ bí mật. Một người trong Bộ Môi Trường ở Hà Nội cho chúng tôi biết Formosa bị lật tẩy ngay khi có người đặt câu hỏi lý do khiến hóa đơn trả tiền điện của công ty đã tụt giảm đáng kể trong tháng 3, tháng 4 năm 2016! Tại sao số điện công ty sử dụng đã giảm bất ngờ, nhanh và nhiều như vậy?
Với câu hỏi đó, người ta lần đầu mối, tìm ra câu trả lời: Vì nhà máy lọc chất độc trong nước thải phải đóng cửa, máy hư không chạy, số điện dùng tất nhiên phải giảm! Nhưng câu hỏi tiếp là: Trong khi nhà máy “xử lý nước thải” không chạy thì công ty đổ chất thải vào đâu? Họ đành thú nhận: đổ vào đường ống cống ngầm, cho thoát ra ngoài biển!
Sau đó thì ai cũng biết, cá chết trắng ngập bờ biển Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, vào tới Thừa Thiên!
Chỉ riêng hành động thải nước thải chưa lọc ra biển gần tháng trời cũng đủ lý do truy tố công ty Formosa rồi. Nhưng chính quyền Cộng Sản lặng thinh. Họ còn mặc cả, “cò kè bớt một thêm hai” với tư bản nước ngoài. Nhưng nguyên do chính khiến họ khó ăn khó nói, là một công ty Trung Cộng, tập đoàn công ty Luyện Kim (MCC), nhà thầu của Formosa, là thủ phạm gây ra thảm họa môi trường. Khi công bố kết quả điều tra, Việt Cộng không hề nhắc đến tên tập đoàn MCC! Báo chí dưới quyền đảng cũng không dám đả động tới, dù gọi là “Tập đoàn lạ!” Đến giờ chỉ các công dân mạng được coi một hồ sơ đầy đủ do nhà báo tự do Mai Thái Lĩnh trình bày.
Bài Xã luận trên bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận, số mới nhất, đã kiểm điểm lại vụ này và kết luận: “Như thế thì đủ thấy sự quyết liệt của Việt Cộng thật ra là ‘quyết làm cho liệt’ dân tộc và đất nước” vì sợ Trung Cộng. Tạp chí mạng nhắc lại lời Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh sau cuộc đầu hàng ở Thành Đô: “Tôi biết rằng dựa vào Trung Quốc thì sẽ mất nước, nhưng mất nước còn hơn mất đảng!”
Đảng Cộng Sản muốn mọi người quên thảm họa Formosa. Nhưng chúng ta không thể để cho nó “chìm xuồng.” Dân Việt Nam không ngu dốt đến nỗi không nhìn thấy, dưới chế độ tham nhũng, độc quyền hiện nay, các thảm họa môi trường khác sẽ còn tiếp diễn, sau Formosa 1 sẽ có Formosa 2, Formosa 3, 4,… Một chuyên gia được mời tới “ngó qua” cuộc điều tra vụ Formosa 1, Giáo Sư Yasuki Maeda, đại học Osaka, Nhật Bản, nói một cách lạc quan: Nếu những chất độc làm hại sinh thái chỉ là chất cyanid và phenol, thì môi trường biển có thể phục hồi trong 30 tới 40 năm. Thời hạn đó có thể dài hơn. Trong thời gian 30, 40 năm đó, hai thế hệ ngư dân sẽ sống ngất ngư. Dân Việt Nam sẽ được nhà nước cho tự do, ăn cá tôm nhiễm độc một cách vô tư!
Dân Việt phải hành động. Hơn 30,000 đồng bào Công Giáo ở Nghệ An đã nêu gương. Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, giáo phận Vinh, đã khuyên các con chiên ở Nghệ An: “Hơn bao giờ hết, chúng ta… có trách nhiệm với quê hương đất nước và với các thế hệ tương lai; chúng ta nhất quyết bảo vệ môi trường; đồng thời hiệp thông với những người đang là nạn nhân của thảm họa môi trường biển, cũng như nạn nhân của rất nhiều thảm họa khác.”
Lời kêu gọi này phải được chuyển tới tất cả mọi người Việt Nam, trong và ngoài nước. Sẽ có 300,000 người theo chân đồng bào giáo phận Vinh biểu tình liên tục, khắp nước và khắp thế giới, trong năm 2016, sang năm 2017, cho tới khi thành công. Vì “quê hương đất nước và với các thế hệ người Việt tương lai!”
Mạng Lưới Blogger Việt Nam cũng từng kêu gọi: “Hãy kiên trì đấu tranh không ngừng nghỉ!” Những cuộc biểu tình kiên trì, không ngừng nghỉ tuần này sang tháng khác sẽ có ngày dẫn đến cảnh 3 triệu người Việt cùng đi biểu tình đòi quyền được sống trong một đất nước sạch sẽ! Môi trường sạch sẽ, xã hội sạch sẽ, đạo đức sạch sẽ, chính trị sạch sẽ!

‘Lao động cưỡng bức,’ một kiểu nô lệ trong các nhà tù CSVN

Hai tù nhân lao động trong trại tù Phước Cơ, Vũng Tàu, Việt Nam. (Hình: Getty Images)
Hai tù nhân lao động trong trại tù Phước Cơ, Vũng Tàu, Việt Nam. (Hình: Getty Images)
Điếu Cày/Người Việt
Hôm 14 tháng 8 vừa qua, gia đình tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức vào thăm anh tại trại giam số 6 tỉnh Nghệ An. Trong buổi gặp, anh Thức cho biết vào ngày 8 tháng 8, quản giáo của trại giam đã ép buộc anh phải lao động, công việc là xếp giấy vàng mã mỗi ngày 8 tiếng.
Anh Thức yêu cầu trại giam phải ký kết hợp đồng lao động hợp pháp với anh, vì theo luật lao động hiện hành mọi hình thức lao động đều phải dựa trên tinh thần tự nguyện. Tuy nhiên, do trại giam từ chối ký hợp đồng lao động, nên anh Thức đã không chấp nhận bị cưỡng bức lao động.
Để trả đũa sự bất tuân của anh Thức, trại giam đã cúp điện trong buồng giam anh liên tục 8 tiếng đồng hồ, trùng với thời gian lao động.
Em trai Trần Huỳnh Duy Thức là anh Trần Huỳnh Duy Tân kể lại sự việc: “Anh Thức nói anh không đồng ý lao động ép buộc như vậy, do trại giam không chịu ký hợp đồng lao động thì anh ấy không đi lao động.”
“Trong những ngày đó, tám tiếng đồng hồ như vậy trại giam họ cúp điện. Ở Nghệ An thời gian này rất nóng, nhiệt độ có khi lên đến 41 độ hoặc hơn nữa, mà không có điện làm sao chịu nổi.”
Trạm giam số 6
Tôi đã từng ở trại giam số 6 Nghệ An, phòng giam ở đấy xây bằng đá, gạch, tường dày khoảng 30cm, nhưng lại xây theo lối bát úp, lẽ ra trên trần phải có những cái khe thông gió. Nhưng những phòng giam này không xây những khe thông gió, cho nên khí nóng không thoát ra ngoài được. Những phòng giam này vào những ngày nắng nóng ở miền Tây Nghệ An kèm với gió Lào nữa thì có lúc chúng tôi phải hắt nước lên tường hoặc đổ nước lên sàn nằm của mình, để cho cái nóng dịu bớt đi. Phải đợi đến 11-12 giờ đêm khi các bức tường nguội bớt đi thì mới có thể ngủ được. Thế mà lại cắt điện ở trong buồng giam.
Việc bắt buộc tù nhân lao động cưỡng bức phổ biến trong các trại giam của nhà cầm quyền Việt Nam.
Tôi đã đi qua nhiều trại giam khác nhau và có thời gian hai năm rưỡi ở chung với tù hình sự nên chứng kiến những sự tàn ác của các quản giáo và giám thị trại giam trong việc cưỡng bức lao động với tù nhân. Họ bị buộc phải thực hiện những định mức lao động rất cao và phải làm việc trong môi trường độc hại và nguy hiểm, bị đánh đập dã man khi không hoàn thành định mức, làm chậm, làm hư lỗi sản phẩm. Vì bị ép buộc làm việc và đánh đập như vậy, nhiều người đã tàn phế, thậm chí có người còn tự hủy hoại bản thân để không thể lao động được nữa. Nhiều quản giáo và giám thị cũng trục lợi khi lạm dụng lao động tù nhân để phục vụ cho lợi ích của họ.
Trại giam Cái Tàu, Cà Mau
Khổ nhất ở trại giam Cái Tàu là bị xếp vào đội làm hạt điều. Công việc ở đây là cạo vỏ hạt điều đã tách ra khỏi quả. Tù nhân phải nhận nhiều định mức khoán khác nhau, từ 3-5kg hạt điều một ngày (điều loại D rất nhỏ). Mức khoán cao hay thấp tùy thuộc vào cán bộ quản giáo phân công cho từng người, tất nhiên những tù nhân được ưu ái nhận mức khoán thấp do đã chung chi tiền cho quản giáo.
Do mức khoán cao nên tù nhân phải ngồi làm việc liên tục nhiều giờ dưới sự giám sát của quản giáo. Khi nào mắc tiểu lắm mới xin đi tiểu, nhưng rời thau điều ra thì có thể bị bạn tù lấy bớt. Nhiều tù nhân ở đội làm hạt điều nói với tôi: “Lãnh thau điều là đã lãnh những nguyên nhân bị đánh. Chiều đến cân lại thau điều, bị hao, đánh. Làm chậm, đánh. Làm bể nhiều, đánh. Tôi nhớ có lần vào sáng thứ hai cán bộ Dương Quang Thắng công bố kỷ luật giam riêng một tù nhân nữ chỉ vì cô này làm hao mất 1.5kg điều trong hai tuần.”
Nhiều tù mới vào đội điều làm không kịp và bị đánh nhiều nên phải kêu gia đình chạy tiền để được chuyển sang đội khác. Những tù nghèo không có tiền chạy thì phải cố làm, vì ngồi nhiều quá có người bị phù chân chỉ sau một tháng làm việc, những người nghèo không có tiền chạy phải cố làm. Có những tù nhân chỉ sau một tháng làm ở đội điều do ngồi lâu không hoạt động hai chân bị sưng phù lên rồi teo dần, có người liệt hẳn như Dũng kiểm lâm, Lợi què. Cả hai người phải di chuyển trong sân trại trên những khúc gỗ.
Ngoài đội làm điều còn có những đội làm các công việc khác như đập đá, đào đất, chặt tràm, có cả những đội đi ra ngoài làm thuê cho các chủ vuông tôm theo yêu cầu.
Công việc mà tù nhân phải làm nặng hay nhẹ tùy thuộc vào việc gia đình tù nhân chung chi cho quản giáo nhiều hay ít mà tù nhân trại Cái Tàu vẫn gọi là “Mua khâu.”
Trại giam Xuân Lộc
Theo các tù nhân ở trại giam Xuân Lộc thì đội đập đá vất vả nhất. Ngoài ra còn có các đội khác như làm điều, cá…
Những tội phạm kinh tế khi nhập trại nhận ra ngay một lực lượng lao động trẻ, không cần bảo hiểm, phúc lợi xã hội, không nghỉ bệnh, thai sản… Các doanh nghiệp làm điều, cá thường gây ô nhiễm môi trường, khi đưa vào trại làm không bị kiểm tra. Tránh được thuế má. Đã có những tù nhân phạm tội kinh tế sau khi nhập trại một thời gian đã lập dự án, móc nối với giám thị trại rồi đưa doanh nghiệp của gia đình vào sản xuất trong trại, trục lợi trên sự đau khổ của tù nhân.
Chỉ có người tù là khổ nhất, họ bị biến thành những nô lệ phục vụ cho lợi ích quản giáo, giám thị và doanh nghiệp.
Luật một đàng, làm một nẻo
Nhà cầm quyền Việt Nam tham gia vào WTO đã cam kết loại bỏ hoàn toàn lao động cưỡng bức. Luật Thi Hành Án Hình sự điều 28; 29; 30 quy định lao động học nghề chứ không được cưỡng bức tù nhân lao động.
Theo Luật Sư Lê Công Định: “Hành động cưỡng bức lao động của trại giam số 6 tỉnh Nghệ An rõ ràng vi phạm Hiến Pháp 2013. Khoản 3 Điều 35 của Hiến Pháp 2013 quy định như sau: “Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động […].”
Trong Chương 19 về lao động của Hiệp Định TPP mà Chính Phủ Việt Nam đã ký kết, Điều 19.1 (phần định nghĩa các thuật ngữ) và Điều 19.3 (quy định về quyền lao động) đều buộc các quốc gia thành viên phải tuân thủ yêu cầu như sau: “Chấm dứt mọi hình thức lao động cưỡng bức hoặc ép buộc.”
Dường như do hiểu rõ về lối hành xử bất lương của một chính quyền cộng sản như Việt Nam trong việc tìm cách tránh né thực thi trách nhiệm đối với công dân mình, nên Điều 19.4 của Hiệp Định TPP còn yêu cầu các quốc gia thành viên không được miễn trừ hoặc giảm nhẹ hiệu lực pháp lý của Điều 19.3 về quyền lao động nêu trên.
Tù nhân chỉ bị tước đoạt tự do và một số quyền chính trị, chứ không bị tước đoạt quyền lao động tự nguyện. Các trại tù ở Việt Nam, đặc biệt là trại giam số 6 tỉnh Nghệ An, không được viện đến bất kỳ lý do gì để thi hành chính sách lao động cưỡng bức và ép buộc đối với tù nhân.

Dù đang bị giam cầm, tù nhân vẫn phải được đối xử như những con người với đầy đủ quyền làm người, trong đó có quyền được sống và quyền lao động.

Nông dân mà bị phạt tù vì ‘nhận hối lộ’

Ông Nam và ông Tuấn - hai nông dân từng bị phạt tù vì “nhận hối lộ.” (Hình: Pháp luật TP.HCM)
Ông Nam và ông Tuấn – hai nông dân từng bị phạt tù vì “nhận hối lộ.” (Hình: Pháp luật TP.HCM)
VIỆT NAM – Một số tờ báo và luật sư đang đòi phải xử những cá nhân liên quan đến vụ bắt, truy tố, phạt tù hai nông dân vì họ “nhận hối lộ” và dùng trò bất lương để né trách nhiệm.
Giữa năm 2011, ông Nguyễn Thành Nam và ông Nguyễn Thanh Tuấn ngụ tại thôn Lò To, xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận được chi nhánh Hàm Thuận Nam của ngân hàng chính sách xã hội chọn làm tổ trưởng và tổ phó tổ cho vay vốn ở thôn Lò To. Đây là công việc mang tính tự nguyện, không được trả lương.
Từ đó, ông Nam và ông Tuấn nhận điền đơn, kiểm tra thủ tục, thay những người cần vay vốn trong thôn Lò To liên lạc với ngân hàng để vay tiền giúp họ. Do cả hai phải chạy tới, chạy lui giữa thôn Lò To với chi nhánh Hàm Thuận Nam của ngân hàng chính sách xã hội nên những người trong thôn tự nguyện trả chi phí đi lại, thù lao cho cả hai vì họ không còn thời gian để làm việc khác. Mức thù lao khoảng vài trăm ngàn/hồ sơ.
Đột nhiên tháng 3 năm 2015, ông Nam và ông Tuấn bị công an huyện Hàm Thuận Nam khởi tố vì “nhận hối lộ.” Bởi trong luật hình sự Việt Nam, “nhận hối lộ” nằm trong nhóm tội chỉ dùng để xử lý những kẻ có chức vụ, quyền hạn và trên thực tế, rất ít viên chức nhận tiền để làm hoặc không làm những việc nằm ngoài phạm vi trách nhiệm của mình bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì “nhận hối lộ,” mặt khác, ông Nam và ông Tuấn chỉ là nông dân, chưa kể những nông dân cùng thôn từng nhờ cả hai giúp làm thủ tục vay tiền đều khẳng định họ tự nguyện đưa tiền, thành ra vụ án làm nhiều người chưng hửng.
Ông Nam và ông Tuấn vẫn bị giam hai tháng rồi được tại ngoại chờ hầu tòa. Theo cáo trạng của Viện Kiểm Sát huyện Hàm Thuận Nam, tòa án huyện Hàm Thuận Nam phạt ông Nam 7 năm tù, ông Tuấn 8 năm tù.
Cả ông Nam và ông Tuấn cùng kêu oan. Tham gia kêu oan cho cả hai còn có những nông dân đã nhờ họ giúp vay vốn – những người mà hệ thống tư pháp ở Hàm Thuận Nam xác định là… “người bị hại!”
Tháng 12 năm 2015, tòa án tỉnh Bình Thuận đưa ông Nam và ông Tuấn ra xử phúc thẩm. Bản án sơ thẩm vốn được xếp vào loại kỳ quái bị hủy vì thiếu căn cứ. Tòa án tỉnh Bình Thuận yêu cầu công an huyện Hàm Thuận Nam điều tra lại vụ án.
Hệ thống tư pháp huyện Hàm Thuận Nam đứng trước nguy cơ phải bồi thường vì đã gây hàm oan. Những cá nhân tham gia vào việc bắt, điều tra, truy tố, kết tội ông Nam và ông Tuấn có thể sẽ bị kỷ luật. Tới lúc đó, công an huyện Hàm Thuận Nam bắt đầu làm xiếc. Những nông dân được xác định là “người bị hại” – từng đi kêu oan cho ông Nam và ông Tuấn bị triệu tập, bị ép phải ký vào các “đơn tố cáo” ông Nam và ông Tuấn đã được soạn sẵn. Ông Nam và ông Tuấn thì được triệu tập, yêu cầu phải viết đơn xin miễn trách nhiệm hình sự, nếu không sẽ bị tạm giam trở lại.
Dựa trên các “đơn tố cáo” của những “bị hại” và đơn xin miễn trách nhiệm hình sự của ông Nam và ông Tuấn, công an huyện Hàm Thuận Nam ra hai quyết định, một – đình chỉ vụ án, hai – đình chỉ bị can vì “chuyển biển của tình hình.” Theo luật hình sự của Việt Nam, “chuyển biển của tình hình” là khái niệm chỉ tình trạng, do các diễn biến từ thực tế cuộc sống nên việc truy cứu trách nhiệm hình sự không cần thiết nữa.
Nói cách khác, vụ án được đóng lại không phải vì ông Nam và ông Tuấn oan mà vì chuyện phạm tội của họ không đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Hệ thống tư pháp ở huyện Hàm Thuận Nam vừa thoát được trách nhiệm do gây hàm oan, vừa được tiếng là “nhân đạo.”
Đây cũng là chiêu mà trong thời gian vừa qua, hệ thống tư pháp tại nhiều nơi ở Việt Nam thường xuyên áp dụng để khỏi phải bồi thường cho những người bị bắt, bị giam, bị kết án oan. Dẫu đã được xác định là bất lương nhưng không có viên chức tư pháp nào bị truy cứu trách nhiệm về kiểu né tránh trách nhiệm này.
Trong vụ ông Nam và ông Tuấn, một số tờ báo và một số luật sư khẳng định, có những chứng cứ rõ ràng về việc công an huyện Hàm Thuận Nam đã phạm pháp. Việc triệu tập những người nhờ ông Nam và ông Tuấn làm thủ tục giúp vay vốn, ép họ ký vào các “đơn tố cáo” đã soạn sẵn là “xâm phạm hoạt động tư pháp,” “cưỡng ép người khác khai báo gian dối.” Ông Nam và ông Tuấn cũng đã được các luật sư khuyến khích tố cáo hệ thống tư pháp ở huyện Hàm Thuận Nam “truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội.”

Chưa rõ lần này, các điều tra viên của công an, các kiểm sát viên và thẩm phán của huyện Hàm Thuận Nam có xếp hàng ra tòa hay không? (G.Đ)

Trung tâm Yên Bái thành sông, đường sắt lên Lào Cai tê liệt

MINH KHÔI  21:28 20/08/2016 
Lũ sông Thao chiều 20/8 dâng cao trên mức báo động nguy hiểm, tràn vào TP Yên Bái (tỉnh Yên Bái) khiến các khu dân cư ngập lụt, giao thông đường sắt gián đoạn.
Trung tâm Yên Bái thành sông, đường sắt lên Lào Cai tê liệt
Lực lượng công an giúp người dân di dời đến nơi an toàn. Ảnh: Báo Yên Bái.
Hoàn lưu bão Dianmu gây mưa to kéo dài từ đêm qua đến sáng nay khiến nước sông Thao dâng cao, nhiều khu vực ở TP Yên Bái ngập sâu trên một mét, hàng trăm nhà dân ở các khu Hợp Minh, Âu Lâu chìm trong nước. Lực lượng chức năng đã sơ tán tài sản và di dời dân đến nơi an toàn.
trung-tam-yen-bai-thanh-song-duong-sat-len-lao-cai-te-liet
Thành phố Yên Bái chìm trong biển nước. Ảnh:Báo Yên Bái.
Không chỉ ở thành phố, các huyện, thị xã ở Yên Bái cũng bị thiệt hại nghiêm trọng. Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, ít nhất 2 người chết và một người bị thương do sạt lở đất tại xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu. Hơn 300 nhà ở huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ bị đổ sập, hư hỏng; hàng trăm nghìn ha lúa bị ngập úng, đổ gẫy do mưa lũ.
Tại huyện Mù Căng Chải, giao thông quốc lộ 32 bị ách tắc cục bộ từ đêm 19/8 đến chiều 20/8. Tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai đoạn qua tỉnh Yên Bái, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên nước ngập đường ray 40 cm, nhiều đoạn khác ngập trên 10 cm. Để đảm bảo an toàn, Công ty cổ phần đường sắt Yên Lào đã cấm đường tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai.
Cơ quan khí tượng dự báo chiều tối nay, mực nước trên sông Thao tại Yên Bái sẽ lên 33 m, trên báo động 3 (mức cao nhất) khoảng một mét. Đến sáng 21/8, nước có thể rút bớt nhưng vẫn ở mức cao.
Dianmu hình thành từ áp thấp trên khu vực bắc biển Đông chiều 17/8. Trưa 19/8, bão đổ bộ vào đất liền các tỉnh Hải Phòng - Thái Bình với cường độ cấp 8-9, giật cấp 10-12. Bão gây thiệt hại không đáng kể ở những địa phương đi qua vì tốc độ di chuyển nhanh. Tuy vậy, khi bão suy yếu thành áp thấp trên khu vực tây Bắc Bộ, mưa lớn có thể gây nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
Theo VnExpress

Bắt quả tang đội phó trật tự đô thị nhận tiền bảo kê... bán hàng rong

NGỌC HOA  20:17 20/08/2016
 Đang nhận tiền từ những người bán hàng rong để bảo kê cho việc bán hàng trên đường, ông Sơn bất ngờ bị cảnh sát ập vào bắt quả tang tại nhà riêng.

Bắt quả tang đội phó trật tự đô thị nhận tiền bảo kê... bán hàng rong
Nhiều người bán hàng ròng trước cổng bệnh viện Đa khoa Nghệ An.
Chiều 20/8, Công an TP.Vinh (Nghệ An) cho biết, cơ quan này hiện đang tạm giữ ông Nguyễn Ngọc Sơn (54 tuổi, trú xã Nghi Phú, TP.Vinh), Đội phó Đội quy tắc trật tự đô thị xã Nghi Phú, để điều tra làm rõ về hành vi nhận hối lộ.
Theo cơ quan điều tra, từ nhiều tháng nay, tại khu vực ngã tư giao giữa đường Hồ Tông Thốc với Đại lộ Lê Nin, khu vực trưởng cổng bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An xảy ra tình trạng người bán hàng rong lấn chiếm lòng lề đường, gây mất trật tự giao thông.
Để được bán hàng tại đây, nhiều người đã phải đóng tiền bảo kê hàng tháng cho ông Sơn để không bị xử lý. Sau khi nhận tiền, ông Sơn có kiểm tra nhưng với hình thức chiếu lệ rồi bỏ qua.
Ngày 14/8, khi ông Sơn đang nhận tiền bảo kê của 7 người bán hàng rong tại nhà riêng thì bất ngờ bị công an ập vào bắt quả tang.
Tại cơ quan công an, ông Sơn thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Từ tháng 11/2015 đến nay, ông Sơn đã nhận tiền bảo kê hàng tháng của 20 người.
Được biết, Sơn có thâm niên công tác tại xã Nghi Phú với hơn 10 năm làm công an viên. Từ năm 2004-2013, Sơn làm đội trưởng đội quy tắc, trật tự đô thị Nghi Phú. từ 2013 đến khi bị bắt, Sơn làm Đội phó đội quy tắc, trật tự đô thị Nghi Phú.
Hiện Công an TP.Vinh đang tiếp tục tạm giữ Sơn để mở rộng điều tra vụ việc, làm rõ số tiền ông Sơn đã nhận trong thời gian qua.

Theo Infonet

CSGT thị xã Kỳ Anh mưu tính ăn chặn đồ cứu trợ ngư dân Vũng Áng?

108Tv - Khoảng 10:00 sáng ngày 16/8/2016 chiếc xe chở đồ cứu trợ ngư dân Vũng Áng đã bị một viên CSGT tên Hoàng Văn Thông, số hiệu 472474 chặn lại để gây khó dễ.
Cảnh sát giao thông Hoàng Văn Thông - Số hiệu 472474 gây khó dễ cho xe chở hàng cứu trợ

Thật không may cho viên CSGT này khi anh ta gặp phải nhà hoạt động JB Nguyễn Hữu Vinh - hội viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam. Khi bị anh Vinh hỏi: Tại sao lại đi một mình và nháy đèn dừng xe lại? 

Bấm đăng ký để xem nhiều video trên youtube:


Viên CSGT ú ớ trả lời: Tôi đi thăm hỏi người thân?


Người Việt Nam đóng bao nhiêu thuế?

Ku Búa-20-08-2016

@ Café Ku Búa

Đây là bài đầu tiên trong số lượt bài mà tôi muốn đề cập đến những vấn đề mà Tony Buổi Sáng (TBS) không đề cập đến vì lý do nào đó. TBS đã làm rất tốt vai trò của mình trong việc cải thiện bản thân, giúp các bạn trẻ thay đổi tư duy. Nhưng có rất nhiều điều tôi nghĩ mà tôi có thể bổ sung cùng với những đóng góp của TBS.

e30

Tony Buổi Sáng nói: “Làm sao để sống với 6 triệu/tháng?”

Café Ku Búa nói: “Tại sao bạn không sống được với 6 triệu/tháng?”

Một công nhân, như TBS ví dụ, với mức lương 6 triệu thì phải đóng bao nhiêu thuế? Nếu bạn cho rằng bạn không đóng thuế gì thì bạn quá sai lầm. Chính phủ, tất cả chính phủ chứ không riêng gì Việt Nam, đều ban hành và áp dụng hàng trăm loại thuế khác nhau để đánh lừa người dân. Thay vì an phận và chấp nhận tư duy “mình nên làm gì để sống với lương 6 triệu,”có bao giờ bạn tự hỏi hay suy nghĩ khác như:
  • Vì sao lương bình quân của người Việt Nam chỉ 6 triệu?
  • Vì sao hầu hết hàng hóa ở Việt Nam đều đắt hơn ở những nước khác? Nghĩa là sức mua của người lao động Việt Nam thấp hơn lao động nước khác?
  • Sống với 6 triệu thì làm sao mà sống được?
  • Sao không phải 10 triệu hay 20 triệu?
Nguyên nhân chính sẽ làm bạn bất ngờ, không hề ngẫu nhiên đâu. Nguyên nhân chính, từ góc nhìn vi mô và vĩ mô, suy cho cùng cũng chỉ vì 3 nguyên nhân:
  1. Thuế
  2. Tham nhũng
  3. Lạm phát (sự mất giá của đồng tiền)
MỘT CÔNG NHÂN LƯƠNG 6 TRIỆU/THÁNG ĐÓNG BAO NHIÊU THUẾ?

Một công nhân lương 6 triệu 1 tháng đóng bao nhiêu thuế trong một năm? Anh ta tiêu cứ cho là hết 6 triệu đi thì anh ta đã đóng bao nhiêu tiền thuế?

Chi tiêu của anh ta như sau:

Nhà cửa 1.5tr/tháng
Đồ ăn 1.5tr/tháng
Tiền gửi gia đình 2tr/tháng
Xăng 500,000 VND/tháng

Sau đây là những khoản thuế anh ta phải đóng mỗi tháng:
  1. Thuế BHXH 26% (doanh nghiệp đóng 18%, người lao động 8%), nhưng thực chất tiền đó đến từ lương của người lao động. 26% x 6tr = 1,560,000 VND
  2. Bảo Hiểm Y Tế 4.5% (Doanh nghiệp đóng 3%, người lao động đóng 1.5%). 4.5% x 6 tr = 270,000 VND
  3. Bảo Hiểm Tai Nạn 2% (Doanh nghiệp 1%, người lao động 1%). 2% x 6 tr = 120,000 VND
  4. Phí công đoàn 2% (doanh nghiệp đóng, nhưng thực chất là người lao động đóng). 2% x 6tr = 120,000 VND.
  5. Thuế VAT. 10% x 1.5tr đồ ăn x 1.5tr tiền nhà trọ = 300,000 VND.
  6. Thuế VAT của tiền gửi gia đình (gia đình lấy tiền đó mua đồ) = 2tr x 10% = 200,000 VND
  7. Thuế xăng dầu: 500,000 VND x 40% = 200,000 VND
  8. Thuế lạm phát 10%/năm. 6tr x 10% / 12 tháng = 50,000 VND
  9. Thuế đút lót hành chính: ước tính tầm 200,000 VND/tháng.
  10. Thuế lót CSGT nếu bị kêu vô, ước tính mỗi tháng 100,000 VND.
Tổng cộng = 1,560,000 + 270,000 + 120,000 + 120,000 + 300,000 + 200,000 + 200,000 + 50,000 + 200,000 + 100,000 = 3,120,000 VND/tháng

Mỗi năm đóng = 3,120,000 x 12 tháng = 37,440,000 VND = 37.4 triệu.

Tính % của thu nhập = 37.4/(6×12) =51.94%.

Trung bình, một người công nhân với mức lương 6 triệu/tháng mỗi năm phải đóng 37.4 triệu tiền thuế, chiếm 51.94% thu nhập của anh ta.

Nếu tính luôn phí hải quan 10%, phí bảo kê, tầm 5%, vốn làm cho giá cả mắc hơn bình thường, thì mỗi năm anh ta phải đóng tầm 66.9%.

BẠN ĐÓNG BAO NHIÊU THUẾ BẢO HIỂM XÃ HỘI?

Thuế Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH) hiện tại là 26%. Người lao động đóng 8% của lương và doanh nghiệp đóng 18%. Câu hỏi “Người lao động đóng bao nhiêu phần thuế BHXH?”

Nếu bạn đọc ở trên thì câu trả lời quá đơn giản, 8%. Còn 18% kia là doanh nghiệp trả, người lao động đâu có trả. Nhưng hãy suy ngẫm kỹ lại.

Từ phía cạnh doanh nghiệp, thuế BHXH là một trong những chi phí họ phải trả để thuê người lao động. Ngoài thuế BHXH thì họ phải trả lương, bảo hiểm y tế (BHYT), bải hiểm tai nạn, kinh phí công đoàn và vô số những phúc lợi khác cho người lao động.

Để đơn giản hóa vấn đề. Giả sử lương của người lao động là 100đ thì chi phí để doanh nghiệp phải trả để thuê người lao động là:

18% thuế BHXH: 18đ
3% thuế BHYT: 2đ
1% thuế bảo hiểm tai nạn: 1đ
2% phí công đoàn: 2đ

Tổng cộng: 100đ lương + 18đ BHYT + 3đ BHYT + 1đ BHTN + 2đ phí công đoàn = 124đ. Nghĩa là ngoài tiền lương 100đ thì doanh nghiệp phải trả thêm 24đ để thuê người lao động.

Đọc tới đây thì có thể bạn sẽ nói: “Rồi sao? Liên quan gì? Người lao động chỉ phải trả 8% thuế BHXH thôi.” Hãy suy nghĩ kỹ lại. Cái tiền 18% BHXH mà doanh nghiệp đóng là một chi phí, cũng như phúc lợi của họ để thuê người lao động cùng với vô số các chi phí khác. Nghĩa là tiền đó là một phần trong gói lương của người lao động.

Nếu doanh nghiệp không phải đóng 18% đó, thì nó sẽ thuộc về người lao động. Nghĩa là thay vì được trả 100đ thì họ sẽ được trả 118đ. Cái 18% BHXH đó thuộc về người lao động.

Bây giờ có thể bạn không tin tôi hoặc bối rối và vẫn chưa hiểu. Nhưng bạn có thể hỏi bất cứ một người nào đã từng khởi nghiệp, đã từng kinh doanh hay đã từng trả lương cho người khác. Doanh nghiệp không hề trả 18% thuế BHXH. Người trả là người lao động. Vì 18% đó là một phần trong lương của họ được trích ra để trả.

Nhưng vì sao chính phủ lại chia ra làm 2 mục: doanh nghiệp 18% và người lao động 8%? Sao họ không nói rằng “bạn phải đóng 26% thuế BHXH?” Dễ hiểu thôi. Giả sử như bây giờ nếu chính phủ giữ nguyên mức thuế 26%, thay vì chia thành 2 mục, họ đổi tên và chính sách thành: “người lao động phải nộp 26% lương của mình vào quỹ BHXH”.

Lúc đó phản ứng của bạn sẽ ra sao? Nguy cơ rất cao là bạn sẽ phản đối. Nhưng nếu họ dùng thuật ngữ để đẩy hướng dư luận sang “bạn chỉ cần đóng 8% thôi còn 18% còn lại doanh nghiệp sẽ trả” thì phần đông chúng ta sẽ ủng hộ.

Vì chúng ta tập trung vào thuật ngữ và phần đóng của doanh nghiệp mà nghĩ rằng phần đó là doanh nghiệp đóng. Nhưng thực tế thì chính bạn là người đóng 18% đó. Đó là cách chính phủ dùng thuật ngữ để đánh thuế bạn gián tiếp.

Giờ thì bạn đã suy nghĩ khác chưa? Tôi sẽ hỏi lại:

Thuế Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH) hiện tại là 26%. Người lao động đóng 8% của lương và doanh nghiệp đóng 18%. Câu hỏi “Người lao động đóng bao nhiêu phần thuế BHXH?”

AI ĐÓNG THUẾ DOANH NGHIỆP?

Tôi bắt đầu bài viết này với một câu hỏi mà gần như mọi người sẽ cho rằng nhảm nhí: “ai đóng thuế doanh nghiệp?”

Các chính trị gia, các nhà hoạt động xã hội và các tổ chức dân sự luôn nói rằng doanh nghiệp bốc lột, doanh nghiệp phải đóng thuế nhiều hơn, doanh nghiệp phải làm cái này cái kia. Họ cho rằng các công ty, các tập đoàn kinh tế lợi dụng sức lao động để thu lợi nhuận về cho riêng mình, nên việc gia tăng thuế doanh nghiệp là điều phải làm để bảo vệ xã hội và công dân. Nhưng “ai đóng thuế doanh nghiệp?”

Nếu tôi phải đoán thì bạn sẽ nói: “hỏi gì mà ngu vậy? Thuế doanh nghiệp thì doanh nghiệp đóng. Doanh nghiệp không đóng thì ai? Thằng này đúng xàm.”

Nhưng sự thật thì không phải vậy. Chúng ta hãy suy ngẫm và phân tích nhé.

Chính phủ áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt lên xe ô tô, vậy nghĩa là xe ô tô sẽ đóng thuế? Chính phủ áp dụng thuế xăng dầu, vậy là xăng dầu sẽ đóng thuế? Chính phủ áp dụng thuế VAT lên hàng hóa, hàng hóa sẽ đóng thuế? Chính phủ áp dụng thuế môi trường, môi trường sẽ đóng thuế? Chính phủ áp dụng thuế mua bán bất động sản, căn nhà bạn mới bán sẽ đóng thuế? Không hề.

Chiếc ô tô, xăng dầu, hàng hóa ở siêu thị, môi trường hay bất động sản dù bị áp đặt thuế nhưng họ không hề đóng thuế. Chỉ có con người mới đóng thuế.

Vậy ai là người đóng thuế cho những thứ nói trên? Chính bạn. Bạn đóng thuế xăng dầu khi bạn đổ xăng. Bạn đóng thuế VAT khi bạn mua hàng ở siêu thị. Bạn đóng thuế ô tô khi bạn mua chiếc xe mới. Bạn đóng thuế bất động sản khi bạn mua cái chung cư kia.

Để trở lại câu hỏi ban đầu “Ai đóng thuế doanh nghiệp?”, chúng ta hãy định nghĩa doanh nghiệp là gì. Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh, một thực thể pháp lý. Nó được thành lập bởi con người và điều hành bởi con người. Doanh nghiệp là một tập thể bao gồm nhiều con người. Doanh nghiệp chính là con người.

Khi chính phủ áp đặt một loại thuế nào đó lên doanh nghiệp, việc họ làm là áp đặt thuế lên những con người làm việc cho doanh nghiệp và những con người tiêu thụ những sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ đóng vai trò là người thu tiền thuế thay cho những người nói trên. Người đóng thuế doanh nghiệp là ông giám đốc, anh trưởng phòng, chị kế toán, các anh chị nhân viên và công nhân, và những khách hàng trả tiền để mua hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp không hề đóng thuế doanh nghiệp, người đóng thuế là những người làm cho doanh nghiệp và khách hàng của doanh nghiệp. Không hề có cái thứ gọi là ‘thuế doanh nghiệp’ vì doanh nghiệp không hề trả thuế. Nó chỉ là một ngộ nhận. Không hề có ‘thuế doanh nghiệp’ vì khi doanh nghiệp bị áp đặt thuế, chỉ con người mới đóng thuế.