Wednesday, November 22, 2023

Đan Mạch dừng dự án điện gió $30 tỷ ở Việt Nam do chính sách mập mờ

 HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Do chính sách chủ chốt liên quan đến khai triển và mua điện từ dự án không rõ ràng, Việt Nam để vuột mất dự án điện tái tạo tỷ đô.

Theo báo Kinh Tế và Môi Trường hôm 21 Tháng Mười Một, Orsted – doanh nghiệp do chính phủ Đan Mạch chiếm cổ phần chi phối và là tập đoàn phát triển điện gió ngoài khơi lớn nhất toàn cầu – quyết định dừng toàn bộ hoạt động phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

Một dự án điện gió ngoài khơi của Orsted. (Hình: Kinh Tế và Môi Trường)

Đặc biệt, Orsted quyết tâm bỏ “cuộc chơi” ngay trước khi “Quy hoạch điện 8” được phê duyệt, bất chấp mất rất nhiều thời gian, chi phí cơ hội mà tập đoàn này đã bỏ ra từ năm 2020 tới nay.

Orsted đã từng nhắm đến Việt Nam như một “đại bản doanh” mới và thể hiện rõ tham vọng chiếm lĩnh “sân chơi” điện gió ngoài khơi tại đây bằng việc ký “Biên bản ghi nhớ” về hợp tác chiến lược trong lĩnh điện gió ngoài khơi với tập đoàn T&T hồi Tháng Chín, 2021.

Theo đó, liên danh T&T và Orsted dự kiến sẽ hợp tác phát triển ba dự án tại tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, với tổng công suất lắp đặt ước đạt gần 10 GW, tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng $30 tỷ trong thời gian 20 năm.

Tiếp sau đó, hôm 1 Tháng Mười Một, 2022, liên danh trên đã ký tiếp “Biên bản ghi nhớ” thỏa thuận hợp tác với Trung Tâm Đổi Mới Sáng Tạo Quốc Gia (NIC), trực thuộc Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư, để phát triển điện gió ngoài khơi.

Tuy nhiên, sau hơn một năm khai triển, Orsted đã quyết định dừng toàn bộ hoạt động phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, đồng thời khẳng định “không có kế hoạch nộp lại hồ sơ xin chấp thuận các hoạt động khảo sát đánh giá tài nguyên biển đến Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường,” cũng như “sẽ không tiến hành bất kỳ hoạt động phát triển nào cho các dự án điện gió ngoài khơi chung của hai bên.”

Theo tạp chí Nhà Quản Trị, vào đầu năm 2023, đại diện Orsted ra thông điệp rõ ràng về yếu tố quyết định then chốt cho kế hoạch đầu tư của họ đó là chính sách, hướng dẫn từ nhà nước Việt Nam để khuyến khích và thúc đẩy các nhà đầu tư.

“Do cơ chế, chính sách phát triển điện gió ngoài khơi và bán điện của chính phủ Việt Nam vẫn chưa rõ ràng, thống nhất nên Orsted chưa mạnh dạn rót hàng tỷ đô la vào các dự án,” đại diện Orsted nêu.

Theo giới phân tích, việc Orsted rút chân khỏi hoạt động phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam “có ảnh hưởng nhất định từ độ trễ của khung chính sách hướng dẫn, phát triển dành cho lĩnh vực này.”

Đồng thời, với việc dẫn ra các thách thức từ thị trường quốc tế như đứt gãy chuỗi cung ứng, tỷ lệ lạm phát tăng cao, chi phí đầu tư tăng trong khi lợi nhuận đã cố định như một phần nguyên nhân giải thích cho hành động của Orsted tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Quốc Thập, chủ tịch Hội Dầu Khí Việt Nam, cho biết dự án điện gió ngoài khơi “có tính chất phức tạp,” suất đầu tư lớn lại phải qua nhiều khâu khảo sát xây dựng, nghiên cứu tiền khả thi, xây dựng báo cáo khả thi… mới có thể ra quyết định đầu tư cuối cùng và thu xếp vốn cho dự án.

Liên danh T&T Group-Orsted và Trung Tâm Đổi Mới Sáng Tạo Quốc Gia ký “Biên bản ghi nhớ” thỏa thuận hợp tác hồi Tháng Mười Một, 2022. (Hình: H.A/Kinh Tế và Môi Trường)

“Thế nhưng thực tế là các cơ chế, chính sách phát triển điện gió ngoài khơi của Việt Nam vẫn chưa rõ ràng, các quy định chưa đầy đủ nên nhiều dự án điện gió ngoài khơi gặp không ít vướng mắc ngay từ khâu đầu tiên là khảo sát, thử nghiệm,” ông Thập nhận định.

Tập đoàn Orsted hiện cung cấp năng lượng xanh cho hơn 15 triệu người trên toàn thế giới và dự kiến nâng lên gấp đôi vào năm 2025. Năm 2020, doanh thu của doanh nghiệp này đạt $8.6 tỷ, lợi nhuận $3 tỷ. (Tr.N) [qd]

Bà Trương Mỹ Lan và hậu quả “bên trọng, bên khinh”

 11/22/2023 - 10:58 — DongPhungViet

Kết luận điều tra (KLĐT) vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP Grroup) liên quan đến bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Hội đồng quản trị VTP Group (1) đang khuấy động dư luận.

Hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam đang khai thác tận tình KLĐT mà công an Việt Nam cung cấp để biểu dương chiến công mới của ngành này: Tìm ra 86 cá nhân đã phạm một hoặc nhiều tội như  “đưa hối lộ”, “nhận hối lộ”, “tham ô tài sản”, “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, “vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng”, “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và đề nghị truy tố họ.

Tuy nhiên nếu chỉ dùng công luận hướng sự chú ý của công chúng vào các viên chức đảm nhận công việc thanh tra – giám sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì rõ ràng chưa thỏa đáng... 

***

Theo KLĐT, sở dĩ bà Trương Mỹ Lan có thể gây thiệt hại vài trăm ngàn tỉ vì có thể lũng đoạn hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB). Các sai phạm xảy ra tại SCB, dẫn tới thiệt hại đến 500.000 tỉ vì không được ngăn chặn kịp thời.

Trách nhiệm phát hiện – ngăn chặn các sai phạm tại SCB được đổ lên đầu một đoàn thanh tra được thành lập vào tháng 8/2017. Đoàn thanh tra này có 18 thành viên, trong đó chín người là cán bộ của cơ quan Thanh tra – Giám sát thuộc NHNN, bốn người là cán bộ của Thanh tra Chính phủ (TTCP), ba người của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (UB GSTC QG), hai người của Kiểm toán Nhà nước (KTNN). Đoàn này có trách nhiệm “kiểm tra hoạt động cấp tín dụng kể từ 30/6/2014 và thực trạng nợ xấu, kế hoạch tái cơ cấu, các khoản lãi và phí phải thu, đánh giá hoạt động quản trị tại hội sở chính và 12 chi nhánh của SCB”. Việc kiểm tra SCB được chia thành hai đợt.

Cả ông Nguyễn Văn Hưng (Phó Chánh Thanh tra phụ trách cơ quan Thanh tra – Giám sát của NHNN) lẫn bà Đỗ Thị Nhàn (Cục trưởng Thanh tra – Giám sát, người giữ vai trò Trưởng Đoàn Thanh tra SCB) cùng nhận tiền của bà Lan, nhất trí kiến nghị cho SCB “tái cơ cấu” và đưa SCB ra khỏi diện “kiểm soát đặc biệt”. Nhờ vậy, ông Hưng được bà Lan “biếu” 390.000 Mỹ kim, bà Nhàn được bà Lan “biếu” 5,2 triệu Mỹ kim. Tất cả những thành viên còn lại của Đoàn thanh tra SCB đều được “biếu” tiền. Người nhận ít nhất là 100 triệu, người nhận nhiều nhất là 40.000 Mỹ kim. Tuy 100% thành viên Đoàn thanh tra SCB nhận tiền nhưng chỉ có bà Nhàn bị đề nghị truy tố “nhận hối lộ”, những người còn lại chỉ bị đề nghị truy tố “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” (2).  

Đáng lưu ý có bảy người tuy rõ ràng đã “nhận hối lộ” nhưng công an bỏ qua, không truy cứu trách nhiệm hình sự vì “chỉ tham gia một phần việc do tổ trưởng giao, chủ động khai báo về sai phạm, nộp lại tiền đã nhận và tích cực hợp tác điều tra”!

***

Cứ như những gì báo giới Việt Nam đã lược thuật về KLĐT của công an Việt Nam thì rõ ràng việc áp dụng pháp luật đối với các cá nhân từng tham gia Đoàn thanh tra SCB không nhất quán và không thể hiểu vì sao lại thế! Tại sao cùng nhận tiền của bà Trương Mỹ Lan, cùng tham gia chỉ đạo đổi tình trạng của SCB từ đen thành trắng nhưng hành vi của bà Đỗ Thị Nhàn là “nhận hối lộ” còn hành vi của ông Nguyễn Văn Hưng chỉ là “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”? Tại sao cùng nhận tiền và góp phần vào việc đổi tình trạng của SCB từ đen thành trắng dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng lại có bảy cá nhân là cán bộ của TTCP, cán bộ của KTNN, cán bộ của UB GSTC QG được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự?

Chẳng lẽ ông Hưng “cao quý” hơn bà Nhàn nên 390.000 Mỹ kim trở thành quá... nhỏ, không đáng để xem là tiền hối lộ ông Hưng? Chẳng lẽ một số cán bộ của Thanh tra chính phủ, của KTNN, của UB GSTC QG cũng vậy nên không cần truy cứu trách nhiệm hình sự như những thành viên khác trong Đoàn thanh tra SCB? Tương tự, tại sao chỉ đổ trách nhiệm về hậu quả do bà Lan gây ra và thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng của SCB lên đầu một số thành viên Đoàn thanh tra SCB?         

Năm 2012 – thời điểm công an Việt Nam khởi tố vụ án “tham ô tài sản” xảy ra ở Công ty Sửa chữa tàu biển Vinalines (mua ụ nổi đã hết hạn sử dụng với giá 2,3 triệu Mỹ kim rồi nâng lên thành… 19 triệu Mỹ kim, chưa kể còn áp dụng phương thức này trong nhiều dự án đầu tư khác để nâng khống giá trị, chiếm đoạt số tiền tính bằng ngàn tỉ), ông Dương Chí Dũng (cựu Tổng Giám đốc, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines) đột nhiên biến mất ngay trước ngày công an thực hiện lệnh bắt. Sau khi bị dẫn độ về Việt Nam, phải ra tòa, trước tòa, ông Dũng khai chính ông Phạm Quý Ngọ – Thượng tướng, Thứ trưởng Công an, Trưởng Ban chuyên án Vinalines gọi điện thoại để khuyên ông bỏ trốn… Ông Dũng còn khai thêm nhiều chuyện động trời khác…

Chẳng hạn một người tên Tiệp từng giúp bà Trương Mỹ Lan giao cho ông Dũng 20 tỉ để ông Dũng chuyển cho ông Ngọ. Trước toà, ông Dũng khai rất rõ ràng rằng lúc đó, nhân vật tên Tiệp bảo ông Dũng: Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an - để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa…

Cũng theo lời ông Dũng: Sau đó ít ngày, tôi có đến thăm gia đình anh Quang. Ngồi ở phòng khách có hai anh em, anh Quang tự nói ra những chuyện đó. Chính anh Quang Bộ trưởng nói ra và tôi cũng báo cáo lại với anh Quang là anh Ngọ có giới thiệu công ty như thế… Anh Quang bảo chú cứ làm đúng nguyên tắc, đúng luật. Chọn đơn vị nào có năng lực, kinh nghiệm, có uy tín tham gia. Không phải ngại ai can thiệp cả. Ông Dũng còn khai thêm ông từng đưa 30.000 Mỹ kim cho hai sĩ quan của C48 (3)…

Không rõ có phải vì thành khẩn như đã tường thuật hay không mà kết quả chung thẩm vẫn là ông Dương Chí Dũng bị phạt tử hình. Tháng sau (2/2014), ông Phạm Quý Ngọ đột tử (4). Cả đơn tố cáo mà ông Dương Chí Dũng gửi nhiều lãnh đạo đảng, nhà nước sau phiên xử sơ thẩm lẫn lời khai của ông tại phiên xử phúc thẩm chỉ khuấy động dư luận được một thời gian ngắn rồi rơi tõm vào quên lãng. Toàn bộ hệ thống tư pháp, từ Tòa án, Viện Kiểm sát tới Bộ Công an không làm gì cả ngoài chuyện Bộ Công an công bố quyết định khởi tố phóng viên Nguyễn Hùng của BBC (5) vì trong tường thuật về phiên phúc thẩm ông Dũng đã… ám chỉ Thiếu tướng Trần Quang Tiệp – Trợ lý Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang trong khi Dũng khai tên người đưa tiền là ‘Tiệc’ (6)…

Tháng 4/2016, ông Trần Đại Quang thôi làm Bộ trưởng Công an để đảm nhận vai trò Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Tháng 8/2017 giới hữu trách ở Việt Nam quyết định thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để kiểm tra hoạt động của SCB từ 30/6/2014. Xin lưu ý bà Trương Mỹ Lan và VTP Group đã nổi tiếng về khả năng “chọc Trời, khuấy nước” từ lâu và từ lâu, công chúng đã thắc mắc tại sao bà Trương Mỹ Lan cũng như VTP Group có thể làm được những chuyện khó tưởng như đã biết.

SCB hình thành từ ba ngân hàng là Sài Gòn, Tín Nghĩa, Đệ Nhất. Bà Lan chỉ có thể sử dụng SCB như công cụ kể từ 2012. Vì sao đề cao “sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật” nhưng hệ thống tư pháp lại bỏ qua những lời khai của ông Dương Chí Dũng, không “mở rộng điều tra” như vẫn làm thế? Nếu công an Việt Nam thật sự “chí công vô tư”, thật sự có trách nhiệm trong việc bảo vệ, thực thi pháp luật thì bà Lan có thể lũng đoạn hoạt động của SCB trong mười năm và gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như công an vừa công bố hay không? Chỉ xem xét trách nhiệm hình sự của các thành viên Đoàn thanh tra SCB có thỏa đáng hay không? Ngành Kiểm sát có trả lại hồ sơ, yêu cầu điều tra – xác định lại trách nhiệm của giới lãnh đạo ngành công an, ít nhất là vì “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, vì để “sót người, lọt tội” hay vui vẻ truy tố như công an muốn?      

Tham khảo

(1) https://nld.com.vn/thoi-su/toan-canh-vu-an-van-thinh-phat-lien-quan-ti-phu-truong-my-lan-20231120012630041.htm

(2) https://vnexpress.net/100-thanh-vien-doan-thanh-tra-nhan-tien-de-dung-tung-cho-scb-4679130.html

(3) https://giaoduc.net.vn/duong-chi-dung-khai-gi-ve-nhung-lan-hoi-lo-nguoi-cua-bo-cong-an-post136923.gd

(4) https://petrotimes.vn/tuong-pham-quy-ngo-tu-tran-161129.html

(5) https://www.bbc.com/vietnamese/blogs/2014/04/140424_duong_chi_dung_and_the_millions_blog

(6) https://vov.vn/phap-luat/khoi-to-vu-an-vu-khong-lien-quan-den-bai-bao-dang-tren-bbc-323292.vov

Luân chuyển cán bộ: phương thuốc hiệu nghiệm làm giảm tham nhũng?

 RFA-2023.11.22

Luân chuyển cán bộ: phương thuốc hiệu nghiệm làm giảm tham nhũng?Ảnh minh họa: Cán bộ Công chức làm việc.-Courtesy dongnai.gov.vn

Tổng Thanh tra Chính phủ - Đoàn Hồng Phong khi báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng trước Quốc hội hôm 21/11/2023 cho biết sẽ thực hiện chuyển đổi vị trí công tác, luân chuyển cán bộ các cấp, các ngành… nhằm phòng ngừa tham nhũng cho 45.192 lượt cán bộ, công chức, viên chức.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TPHCM, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài thương mại luật gia Việt Nam, hôm 22/11/2023 nói với RFA về việc này:

“Vấn đề luân chuyển cán bộ theo tôi là việc làm rất bình thường, để tránh tham nhũng, cũng như tiêu cực. Tôi thấy một cán bộ không nên làm lâu quá tại một chỗ, luân chuyển làm cho cán bộ đến những đơn vị mới sẽ tìm hiểu những công việc, tránh trường hợp bổ nhiệm những người thân quen trong gia đình. Và nếu về một đơn vị mới thì người đó có một sự độc lập, như vậy khi chỉ đạo điều hành sẽ khách quan công bằng, không bị áp lực bởi những mối quan hệ thân quen. Giống như một tổng thống không thể làm quá hai nhiệm kỳ, việc luân chuyển cán bộ sẽ làm cho công việc có hiệu quả hơn, vì làm lâu quá sẽ bị sức ì, sẽ không đổi mới, cho nên việc luân chuyển cán bộ sẽ giúp phát triển kinh tế xã hội cho đất nước.”

Không phải vấn đề luân chuyển cán bộ mà giảm được tham nhũng. Tham nhũng là do cơ chế, tổ chức, thể chế chính trị tạo ra, cho nên anh nào ở trong guồng máy đó cũng tham nhũng hết, không tránh khỏi…
-Cựu Bộ trưởng Lê Văn Triết

Tuy nhiên, ông Lê Văn Triết, cựu Bộ trưởng Thương Mại, khi trao đổi với RFA hôm 22/11/2023 liên quan vấn đề này cho rằng:

“Không phải vấn đề luân chuyển cán bộ mà giảm được tham nhũng. Tham nhũng là do cơ chế, tổ chức, thể chế chính trị tạo ra, cho nên anh nào ở trong guồng máy đó cũng tham nhũng hết, không tránh khỏi… Chứ không phải luân chuyển cán bộ là hết tham nhũng. Anh tham nhũng ở đây, thì qua cơ chế kia anh cũng tham nhũng. Vì cái gốc của nó là cơ chế tạo ra tham nhũng, chứ không phải vấn đề thay đổi ở chỗ này không tham nhũng, ở chỗ kia mới tham nhũng… ‘đau Nam chữa Bắc’… không giải quyết được gì hết đâu.”

Theo Quy định số 65-QĐ/TW ngày 28/4/2022 của Bộ Chính trị, luân chuyển cán bộ là việc bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện. Phạm vi luân chuyển gồm: Luân chuyển từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp dưới lên cấp trên, từ địa phương này sang địa phương khác; giữa các cơ quan, tổ chức cùng cấp trong hệ thống chính trị…

239d59d1-f562-4a62-8bdb-f803391568d0.jpeg
Ảnh minh họa chụp tại TPHCM trước đây. AFP PHOTO.

Trao đổi với RFA từ Hà Nội liên quan vấn đề này hôm 22/11/2023, Cựu Trung tá Vũ Minh Trí, cho rằng:

“Tôi nghĩ tính tham nhũng trong cán bộ không phải vì luân chuyện mà mất đi, cho nên việc luân chuyển sẽ không làm giảm được tình trạng tham nhũng… Hoàn toàn không làm giảm, có thể nó làm chậm, nó làm ngắt đi một vài nhịp trong một thời gian ngắn… sau đấy thì nó sẽ tiếp tục như vậy. Cụ thể thời gian vừa qua, ta thấy cũng có nhiều cán bộ mới được luân chuyển, nhưng vẫn tiếp tục tham nhũng ở vị trí công tác mới. Thứ hai, có đặc điểm này, ta vẫn nghĩ luân chuyển là tốt, nhưng tôi nghĩ nó như một cái tủ, một cái giường, một cái khung nhà gỗ đã rệu rã rồi, để nguyên thì nó vẫn còn là cái tủ, cái giường, cái khung nhà… nhưng cứ tháo đi lặp lại nhiều lần thì nó càng ngày càng nát…”

Những trường hợp cán bộ lãnh đạo sau khi luân chuyển đến nơi khác cũng bị phanh phui tham nhũng mà Cựu Trung tá Vũ Minh Trí nhắc đến đơn cử như trường hợp ông Phạm Xuân Thăng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, vào ngày 17/9/2022 đã bị C03 Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam về tội ‘Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ’ quy định tại Khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự. Trước khi luân chuyển, ông Thăng là Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hải Dương từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 11 năm 2019; Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 9 năm 2022.

Hay trường hợp Cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh, bị Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam, ngày 7/6/2022, về tội ‘Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí’. Trước khi luân chuyển ông Chu Ngọc Anh từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhiệm kỳ 2010 - 2013 và 2015 -2016; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ từ tháng 4 năm 2013 đến tháng 9 năm 2015.

Việc luân chuyển cán bộ thường xuyên không giúp làm giảm tham nhũng, mà ngược lại nó có thể sẽ khiến tăng mạnh tình trạng tham nhũng. Đó là vì một cán bộ muốn vào được một cái ghế, anh ta phải bỏ tiền ra lo lót để được ngồi vào cái ghế đó.
-Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Huy Vũ

Một trường hợp khác là Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, vào năm 2022 bị Cơ quan điều tra xác định đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của pháp luật trong việc cấp số đăng ký lưu hành, hiệp thương giá và kiểm tra giá hiệp thương kit xét nghiệm COVID-19, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước. Trước đó, Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long từng kinh qua nhiều vị trí công tác, trong đó có chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 1 năm 2020.

Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Huy Vũ từ Na Uy hôm 22/11 nhận định với RFA:

“Việc luân chuyển cán bộ thường xuyên không giúp làm giảm tham nhũng, mà ngược lại nó có thể sẽ khiến tăng mạnh tình trạng tham nhũng. Đó là vì một cán bộ muốn vào được một cái ghế, anh ta phải bỏ tiền ra lo lót để được ngồi vào cái ghế đó. Khi ngồi vào đó rồi, anh ta sẽ tìm cách thu hồi vốn qua các hoạt động tham nhũng. Khi có chính sách từ cấp trên muốn luân chuyển, anh sẽ tìm cách đút lót cấp trên để khỏi luân chuyển hoặc luân chuyển sang các vị trí tương tự nhằm giữ được thu nhập. Cuối cùng thì chính sách này chỉ làm giàu cho những cấp trên, những người tổ chức cán bộ vốn đưa ra quyết định về việc luân chuyển cán bộ.”

Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, muốn chống tham nhũng thì cần có tự do. Tự do báo chí và truyền thông để vạch tham nhũng. Tự do chính trị để cạnh tranh giữa các đảng phái; đảng đối lập sẽ giám sát đảng cầm quyền; quốc hội sẽ giám sát chính phủ. Tự do bầu cử và ứng cử để gạt bỏ những ứng cử viên tham nhũng và chọn ra những ứng viên có đức và tài. Nhưng trong cơ chế chính trị độc đoán như hiện nay thì ông Vũ cho rằng, nếu thực hiện bất cứ điều nào trong những điều trên, những người cầm quyền lo ngại chế độ sẽ bị lung lay dẫn đến sụp đổ, vì vậy mà họ cứ loay hoay đưa ra những chính sách nhằm khoe mẽ và mị dân nhưng thực chất nó chẳng thể nào giải quyết được vấn đề.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp chống tham nhũng, yêu cầu ‘hợp đồng tác chiến’

 VOA, 22/11/2023

thamnhung1

Tng bí thư Nguyn Phú Trng.

Ch trì cuc hp ti ca Thường trc Ban Ch đo Trung ương v phòng, chng tham nhũng, tiêu cc hôm 22/11, Tổng bí thư Đảng cộng sản Vit Nam Nguyn Phú Trng ca ngi công tác phòng chng tham nhũng đang ngày càng làm tt, nhưng yêu cu các cơ quan ph"hđng tác chiến" và ch "làm ví d, làđ cho có", theo trang tin chính thc ca chính ph Vit Nam.

Bình lun ca ngườđng đĐảng cộng sản đượđưa ra vào thđim nhiu v đán din ra gđâđang làm chđng công chúng, gn nht là v Vn Thnh Phát vi s tin các quan chc nhn hi l hàng triđô la.

Báo cáo ti cuc hp cho biết rng gn vi v Vn Thnh Phát, Ngân hàng SCB và cáđơn v, t chc có liên quan, nhà chc trách đã khi t thêm 2 v án, khi t mi 72 b can ; v án trong lĩnh vđăng kiđến nay đã khi t 114 v án, 808 b can ti 49 đa phương ; các v án Công ty ViÁ, Tđoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Sài Gòn Co.op hiđã kết luđiu tra và đ ngh truy t.

Đã có 76 t chđng b kim tra vì liên quan đến các v á Tđoàn FLC, Tđoàn Vn Thnh Phát, Công ty AIC. Theo đó, 57 đng viêđã b x lý k lut, trong đó có 7 cán b din B Chính tr, Ban Bí thư qun lý, bao gm 3 nguyên Bí thư Tnh y, 4 Ch tch, nguyên Ch tch y ban nhân dân tnh, vn theo trang tin ca chính ph Vit Nam.

Ti cuc hp, ông Nguyn Phú Trng ca ngi công tác phòng, chng tham nhũng, tiêu c"làm ngày càng tt, có thêm nhiu kinh nghim, bài hc", và nói thêm rng "cn xây dng lý lun v công cuđu tranh phòng, chng tham nhũng, tiêu cc ca Vit Nam".

Các v đán tham nhũng nghiêm trng, gây bc xúc trong dư lun như v ViÁ, AIC, FLC, Tân Hoàng Minh, Vn Thnh Phát được yêu cu phi tp trung điu tra và "x lý nghiêm".

Ông Trng cũng lưý v vic x lý chm chp, trì trÔng nói công tác phòng, chng tham nhũng, tiêu c"cn phi làm triđ, hiu qu, ch không phi làm ví d, làđ cho có"đng thi yêu cu các cơ quan chc năng phi tăng cường phi hp, "hđng tác chiến" hiu qu hơn, ch ng cua cy càng, cá cy vây" hay "sư nói sư phi, vãi nói vãi hay".

Mt s t chc, đnh chế quc tế theo dõi Vit Nam lâu nay đánh giá rng tham nhũng là mt vđ dai dng  đt nước này trong nhiu năm và càng tr nên trm trng hơn do nhng thách thc c hu ca nhà nướđđng, như nn pháp quyn yếu kém, thiếu minh bch và trách nhim gii trình, cũng như mi quan h mnh m gia chính tr và kinh doanh.

K t khi ông Nguyn Phú Trng pháđng chiến dch t lò" (chng tham nhũng) vào năm 2016, rt nhiu quan chđã b cách chc, khai tr khđng hoc b tù vì ti tham nhũng. Tuy nhiên, chiến dch chng tham nhũng công ca gây tranh cãi bi mt s ý kiến cho rng nó cũng là công c thanh trng ln nhau gia các phe nhóm trong đng.

V mt xã hi, nhng con s "khng" v lượng tin nhn hi l trong nhiu v đán tham nhũng nhng năm gđâđã khiến người dân sc và bc xúc, nhưng điu công chúng quan tâm nhiu hơn là s tin thu hi có được tr li cho dân hay không.

Báo cáo trong cuc hp ngày 22/11 cho biết t đu năđến nay, các cơ quan tiến hành t tng đã tm gi, kê biên tài sn, phong ta tài khon, ngăn chn giao dch tài sn có giá tr trên 232.000 t đng và nhiu tài sn có giá tr khác. Các cơ quan thi hành án dân s đã thu hđược trên 9.000 t đng, nâng tng s tin thu hđược trong các v án, v vic thuc din Ban Ch đo theo dõi, ch đđến nay là 75.800 t đng.