Tuesday, April 26, 2016

Tại sao không giữ lời hứa với mẹ tôi

Theo Người Việt-04-25-2016 7:28:19 PM 
Nguyễn Bảo Tuấn

LTS 
Sau loạt bài về gia cảnh bà quả phụ “Người Anh Hùng Mũ Ðỏ Tên Ðương,” đăng trên Người Việt, rất đông độc giả liên lạc tòa soạn, hỏi về gia cảnh cố Ðại Tá Nguyễn Ðình Bảo, người mà chúng ta đã quá quen thuộc qua nhạc phẩm “Người Ở Lại Charlie,” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết gia đình bà quả phụ Nguyễn Ðình Bảo hiện sinh sống tại Sài Gòn. Bà Nguyễn Ðình Bảo nay 76 tuổi, vẫn minh mẫn và khỏe mạnh. Hai ông bà có ba người con. Trưởng nam, Nguyễn Bảo Tường, là một bác sĩ Nhi Khoa. Thứ nữ, Nguyễn Bảo Tú, làm việc tại Tòa Lãnh Sự Anh Quốc tại Sài Gòn. Con trai út, Nguyễn Bảo Tuấn, kiến trúc sư và đang giảng dạy tại một đại học ở Sài Gòn. Dưới đây là bài viết hồi năm 2012 của anh Nguyễn Bảo Tuấn, về thân phụ mình. Tòa soạn tìm thấy bài viết này trên trang Facebook riêng của Nguyễn Bảo Tuấn, xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
***
Trên FB tôi thấy đại đa số thường chọn hình mình hoặc hình con mình để làm avatar, ít hơn một chút thì lấy hình của người yêu, vợ hoặc chồng, hoặc một hình gì đó mà mình yêu thích. Riêng tôi thì tôi lại chọn một đối tượng khác mà hình như tôi thấy chưa một ai chọn giống như tôi: Một người mà đã không giữ lời hứa với mẹ tôi.


Trung Tá Nguyễn Ðình Bảo (phải) và Ðại Tá Trương Vĩnh Phước (trái) trong chiến dịch Damber, Cambodia, Tháng Tám, 1971.


Tôi sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh đầy phong ba bão táp. Cả nhà 6 người mà chỉ có một chiếc xe đạp thay phiên nhau đi, gạo thì chạy ăn từng bữa, anh trai tôi ngày ngày cứ 5 giờ sáng phải chạy lên Gò Vấp để lấy bánh đậu xanh về đi bỏ cho các tiệm bánh rồi mới về đi học trong suốt 7 năm trời, từ năm học lớp 11 đến hết năm thứ 6 Y Khoa. Khó khăn là vậy nhưng tôi vẫn trưởng thành một cách đầy kiêu hãnh. Ðôi khi nhìn lại tôi tự hỏi là điều gì đã giúp tôi mạnh mẽ mỗi khi đương đầu với những khó khăn? Và câu trả lời là do trong huyết quản tôi vẫn đang mang một dòng máu nóng trong mình và tôi đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ người đã cho tôi dòng máu ấy: Một người mà đã không giữ lời hứa với mẹ tôi.

Tôi cũng không biết tại sao tôi và người đó chỉ gặp gỡ và tiếp xúc trong có vài chục ngày, chính xác là từ ngày 6 tháng 1, 1972 đến ngày 25 tháng 3, 1972, mà tôi lại luôn luôn thương mến, cảm phục, tự hào và luôn lấy người làm tấm gương soi để tôi có đủ nghị lực vượt qua mọi khó khăn. Có lẽ là do cuộc sống của người quá vĩ đại và tôi đã được thừa hưởng một phần của nó. Mặc dù khi ra đi người đã không thực hiện được một lời hứa với mẹ tôi mà cho tới bây giờ tôi vẫn hỏi: “Tại sao?”

Charlie, tên nghe quá lạ!

“Toàn thể những địa danh nơi hốc núi, đầu rừng, cuối khe suối, tận con đường, tất cả đều bốc cháy, cháy hừng hực, cháy cực độ... Mùa Hè 1972, trên thôn xóm và thị trấn của ba miền đồng bốc cháy một thứ lửa nhân tạo, nóng hơn, mạnh hơn, tàn khốc gấp ngàn lần, vạn lần khối lửa mặt trời sát mặt...

Kinh khiếp hơn Ất Dậu, tàn khốc hơn Mậu Thân, cao hơn bão tố, phá nát hơn hồng thủy.

Mùa Hè năm 1972 - Mùa Hè máu. Mùa Hè của sự chết và tan vỡ toàn diện.

Nếu không có trận chiến mùa Hè năm 1972 thì cũng chẳng ai biết đến Charlie, vì đây chỉ là tên quân sự dùng để gọi một cao độ nằm trong chuỗi cao độ chập chùng vùng Tân Cảnh, Kontum.

Charlie, “Cải Cách,” hay “C,” đỉnh núi cao không quá 900 thước trông xuống thung lũng sông Pô-Kơ và Ðường 14, đông-bắc là Tân Cảnh với mười hai cây số đường chim bay, đông-nam là Kontum, thị trấn cực bắc vùng Tây Nguyên.” 

(Trích trong “Mùa Hè Ðỏ Lửa” của Phan Nhật Nam)
"Charlie bỗng trở thành một địa danh được nhắc nhớ từ sau 4,000 quả đạn pháo tới trong một ngày, từ sau người mũ đỏ Nguyễn Ðình Bảo nằm lại với Charlie." 
(Trích lời giới thiệu trong CD Chiến Tranh và Hòa Bình của Nhật Trường Trần Thiện Thanh)
Cho đến bây giờ cũng ít người biết rằng tôi chính là “đứa bé thơ” với “tấm khăn sô bơ vơ “ trong bài hát “Người Ở Lại Charlie” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Và tôi lớn lên cùng với ký ức về một người Cha hào hùng như vậy.

Tôi không thần tượng Cha tôi từ một bài hát viết về người, cũng không thần tượng từ một hai trận đánh trong cuộc đời binh nghiệp của người, mà tôi thần tượng Cha mình từ chính cuộc đời của Người. Trải qua biết bao thăng trầm đời binh nghiệp và cuối cùng người đã được giao làm tiểu đoàn trưởng của tiểu đoàn “Song Kiếm Trấn Ải” (biệt danh của Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù), một trong những tiểu đoàn được xem là thiện chiến nhất của quân lực Việt Nam Cộng Hòa thời bấy giờ. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Cha tôi là một người khát máu hung tàn, mà ngược lại hoàn toàn, mọi người đều nhớ về hình ảnh Cha tôi như là một võ sĩ đạo đúng nghĩa: Giỏi võ, dũng cảm và cao thượng. Thời bấy giờ có mấy ai dám đánh một sĩ quan của Mỹ, vậy mà Cha tôi đã làm điều đó khi người sĩ quan đó dám làm nhục một người lính Việt Nam (chuyện này tôi được nghe bác ruột tôi kể lại). Có tiểu đoàn nào trong quân đội mà luôn gọi Tiểu Ðoàn Trưởng bằng tên thân mật “Anh Năm”?, nhất là trong binh chủng Nhảy Dù, việc phân chia cấp bậc luôn được tôn trọng và đặt lên hàng đầu. Vậy mà trong Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù, tất cả mọi người, từ lính đến sĩ quan, chẳng ai gọi Cha tôi là Trung Tá cả, mà luôn gọi là Anh Năm, và “Anh Năm” thường hay nói với mọi người trong tiểu đoàn rằng: “Tụi mày thì chẳng biết mẹ gì, nhưng tất cả tụi mày tao đều coi là em tao hết.”
“Anh Năm,

“Ngoài đời anh sống hào sảng, phóng khoáng và thật ‘giang hồ’ với bằng hữu anh em, còn trong quân ngũ, anh như một cây tùng ngạo nghễ giữa bão táp phong ba, Anh không nịnh cấp trên đè cấp dưới, anh chia sẻ vinh quang buồn thảm với sĩ quan và binh sĩ thuộc cấp.

“Anh sống hùng và đẹp như thế mà sao lúc ra đi lại quá phũ phàng!?

“Tôi về lại vườn Tao Ðàn, vẫn những hoa nắng tròn tròn xuyên qua khe lá, lấp loáng trên bộ đồ hoa ngụy trang theo mỗi bước chân. Cây vẫn xanh, chim vẫn hót, ông lão làm vườn vẫn lom khom cầm kéo tỉa những chùm hoa loa kèn, những cụm hoa móng rồng và những bụi hồng đầy màu sắc. Bên gốc cây cạnh căn lều chỉ huy của anh hồi tháng trước khi còn đóng quân ở đây, tôi thấy có bó hồng nhung đỏ điểm vài cánh hoa loa kèn trắng. Chống đôi nạng gỗ xuống xe, tiếng gõ khô cứng của đôi nạng trên mặt đường khiến ông lão ngẩng đầu và nhận ra tôi. Siết chặt tay ông cụ, trong ánh mắt già nua chùng xuống nỗi tiếc thương, chòm râu bạc lưa thưa phất phơ trước gió. Ông cụ đọc báo, nghe đài phát thanh nên biết anh đã ra đi, nên sáng nào cũng để một bó hoa tưởng nhớ và tiễn đưa anh. Cụ mời tôi điếu thuốc Quân Tiếp Vụ, rồi ngồi xuống cạnh gốc cây, tay vuốt nhẹ trên những cánh hồng, sợi khói mỏng manh của điếu thuốc nhà binh quện trong tiếng nói:

“- Thuốc lá ông Quan Năm cho, tôi vẫn còn đủ dùng cho đến cuối năm. Mấy chục năm nay tôi mới gặp một ông quan nói chuyện thân mật và tốt bụng với những người dân như tôi. Người tốt mà sao ông Trời bắt đi sớm như vậy!?”
(Trích trong “Máu Lửa Charlie” của Ðoàn Phương Hải)
Cha tôi đã sống như thế nào mà những người ít ỏi còn sống sót trở về sau trận chiến tại đồi Charlie đều nói là họ thật hối tiếc khi không được nằm xuống cùng Cha tôi ở đó.
“Tô Phạm Liệu cảm thấy lẻ loi ở cái đại hội y sĩ có nhiều những người ‘mặc quần mới áo đẹp’ và ‘ăn to nói lớn,’ thích ‘nhảy đầm’ và ‘xếp hàng để lên hát’... Trong cơn say, anh nói là phải chi trước kia, mười mấy năm trước kia, anh được ‘ở lại Charlie’ với Trung Tá Nguyễn Ðình Bảo, với các bạn nhảy dù thì ‘sướng hơn nhiều.’”
(Trích trong “Tô Phạm Liệu: Người trở lại Charlie” của Phạm Anh Dũng)
Viên sĩ quan cố vấn Mỹ Duffy cho tới tận bây giờ vẫn còn luôn mang trong người những hoài niệm về Cha tôi và trận chiến tại Charlie. Mỗi lần tham gia các cuộc gặp gỡ của Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam (trong đó có một số hiện đang là tướng lãnh cao cấp trong quân đội Mỹ) ông ta đều hỏi mọi người, “Tụi mày có từng tham gia trận Charlie không, tụi mày có ai từng chiến đấu cạnh Colonel Bao (Trung Tá Bảo) chưa? Thế thì tụi mày còn xoàng lắm. Và hàng năm cứ mỗi lần sinh nhật của mình, ông ta đều đặt một ổ bánh kem làm hình một ngọn đồi và ghi chữ Charlie lên đó. (Chuyện này do chú Ðoàn Phương Hải khi về Việt Nam năm 2011 thuật lại cho tôi nghe).
Cha tôi đã sống như thế nào để một người Mỹ phải luôn khắc trong tâm khảm những hoài niệm như vậy?

Tôi chỉ có thể kết luận một câu: “Cuộc đời của Cha thật vĩ đại.”

Ngày hôm nay khi viết về Cha, tôi không biết viết gì hơn, chỉ xin dâng về hương hồn Cha một vài câu thơ nói về khí phách của Người và nơi mà Cha đã gửi lại thân xác vĩnh viễn cho núi rừng Charlie. Ở đây tôi xin dùng từ “Cởi áo trần gian” vì tôi tin rằng Cha vẫn đang khoác một chiếc áo khác và vẫn đang nhìn tôi từ một nơi rất xa...
Lặng lẽ ngàn năm chẳng danh xưng
Bỗng chốc một hôm hóa lẫy lừng
Charlie gầm thét trong lửa đạn
Gọi mãi tên người nước mắt rưng
Trai thời nỗi chết tựa trên lưng
Khí phách hiên ngang bước chẳng dừng
Charlie vẫy gọi người ở lại
Cởi áo trần gian tặng núi rừng

(Kính dâng tặng hương hồn Cha)
Sinh nhật mẹ tôi ngày 11 tháng 4. Trước khi hành quân vào Charlie ngày 25 tháng 3, Cha tôi đã đặt một chiếc bánh sinh nhật cho mẹ với lời hứa là sẽ về dự sinh nhật mẹ. Ðến ngày sinh nhật, mẹ đã không tổ chức mà vẫn chờ Cha về, và cho đến tận bây giờ mẹ vẫn chờ...

Tuy nhiên Cha đã thất hứa với mẹ vì ngày 12 tháng 4 Cha đã cởi áo trần gian và nằm lại vĩnh viễn với Charlie. Còn tôi, tôi chỉ biết hỏi là tại sao Cha lại không giữ lời hứa với mẹ tôi? Tại sao và tại sao...?

(28 tháng 5 năm 2012)

Công an Nhơn Trạch nghiến răng nhận thêm ‘một bạt tai’

ÐỒNG NAI (NV) - Bị dư luận ép đến chỗ phải trả tự do, đình chỉ điều tra và xin lỗi nạn nhân, giống như bị “bạt tai,” công an Nhơn Trạch vừa nhận thêm “một bạt tai” nữa khi nạn nhân từ chối.

Hôm 26 tháng 4, công an và Viện Kiểm Sát huyện Nhơn Trạch, tỉnh Ðồng Nai đã tổ chức xin lỗi bà Nguyễn Thị Anh Ngọc vì đã bắt và phê chuẩn việc bắt oan bà Ngọc. 


Bà Ngọc khẳng định, vừa xin lỗi, vừa bôi nhọ thì xin lỗi làm gì. (Hình: Tuổi Trẻ)

Bà Nguyễn Thị Anh Ngọc là người thuê đất nuôi tôm ở Nhơn Trạch. Do việc khai thác cát trên con sông chạy dọc khu rừng phòng hộ ảnh hưởng đến việc nuôi tôm, bà Ngọc tố cáo hoạt động khai thác trái phép này với báo chí. Ðó là lý do chính quyền tỉnh Ðồng Nai ra lệnh cho chính quyền huyện Nhơn Trạch phải kiểm tra và xử lý. Ðó cũng là lý do bà Ngọc và thân nhân bị dọa giết, bị bảo vệ khu rừng phòng hộ trói, đánh, hủy hoại tài sản.

Bà Ngọc tiếp tục tố cáo với báo chí, chính quyền tỉnh Ðồng Nai tiếp tục ra lệnh cho chính quyền huyện Nhơn Trạch phải kiểm tra và xử lý. Ngày 19 tháng 4, công an Nhơn Trạch mời bà Ngọc đến cung cấp thông tin về việc bị hành hung, bị bắt giữ trái phép, bị hủy hoại tài sản. Tuy nhiên khi đến nơi, bà Ngọc bị còng vì cả công an lẫn Viện Kiểm Sát huyện Nhơn Trạch “thống nhất nhận định,” hồi đầu tháng 9 năm ngoái, khi ngăn cản việc khai thác cát trái phép, bà Ngọc đã phạm tội “chống người thi hành công vụ.”

Ngay sau đó, báo chí Việt Nam công bố một video clip ghi lại chuyện xảy ra hồi đầu tháng 9 năm ngoái. Theo đó, bà Ngọc đã gọi điện thoại báo cho công an địa phương về hoạt động khai thác cát trái phép nhưng vài tiếng sau công an mới tới. Khi đến nơi thì công an chỉ khoanh tay đứng nhìn những người khai thác cát trái phép hăm dọa, đuổi đánh bà Ngọc...

Video clip này khiến chính quyền tỉnh Ðồng Nai tiếp tục ra lệnh cho chính quyền huyện Nhơn Trạch phải kiểm tra và xử lý. Bốn ngày sau, bà Ngọc được tại ngoại vì xét thấy “không cần thiết phải tạm giam.”

Hôm sau nữa, hệ thống tư pháp ở huyện Nhơn Trạch quyết định “đình chỉ điều tra” đối với bà Ngọc. Các viên chức tư pháp ở huyện Nhơn Trạch phân bua, sở dĩ họ bắt-phê chuẩn lệnh khởi tố bà Ngọc khi điều tra vụ bà Ngọc bị hành hung, bị bắt giữ trái phép, bị hủy hoại tài sản theo yêu cầu của thượng cấp là vì họ phát giác bà đã ngăn cản công an đưa sà lan khai thác cát đi nơi khác lập biên bản do sà lan bị thủng, có thể đắm, gây hậu quả nghiêm trọng cho giao thông đường thủy và môi trường.

Còn chuyện các cơ quan bảo vệ pháp luật chờ đến chín tháng sau mới bắt bà Ngọc là vì tới lúc đó, họ mới “tìm thấy” bà khi điều tra chuyện bà trở thành nạn nhân của việc tố cáo khai thác cát trái phép. Video clip được công bố sau khi bà Ngọc bị bắt vì “chống người thi hành công vụ” được ghi nhận như một “tình tiết mới” giúp hệ thống tư pháp ở huyện Nhơn Trạch nhận ra bà Ngọc... “không phạm tội”!

Kịch tính trong vụ này được nâng thêm một mức khi Viện Kiểm Sát và công an huyện Nhơn Trạch xin lỗi và tặng hoa cho bà Ngọc, bà lại từ chối không nhận cả lời xin lỗi lẫn hoa. Thậm chí bà còn nhấn mạnh là bà cảm thấy “nhục.”

Nguyên nhân khiến bà Ngọc cảm thấy “nhục” và từ chối nhận cả lời xin lỗi lẫn hoa từ các cơ quan tư pháp ở Nhơn Trạch là vì song song với việc tuyên bố bà Ngọc “không phạm tội,” công an huyện Nhơn Trạch “tặng kèm” một quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là 2.5 triệu đồng.

Nói cách khác, theo công an huyện Nhơn Trạch thì bà Ngọc vẫn “chống người thi hành công vụ,” chỉ có điều sai phạm chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự (lôi ra tòa để giam vào tù).

Bà Ngọc nhấn mạnh, khai thác cát trái phép ở Nhơn Trạch là chuyện phổ biến. Chẳng phải bà mà nhiều người khác đã tố cáo từ lâu nhưng cả chính quyền lẫn công an Nhơn Trạch chẳng làm gì cả. Ðó cũng là lý do bà Ngọc đòi phải lập biên bản ngay tại chỗ. Bà cũng khẳng định, chẳng phải bà mà còn nhiều người khác biết, hồi đầu tháng 9 năm ngoái, sà lan không hề bị thủng và có thể đắm như công an Nhơn Trạch biện bạch.

Bà Ngọc nói thêm, nếu không có báo chí thì làm gì có chuyện bà có cơ hội được hệ thống tư pháp của huyện Nhơn Trạch xin lỗi. Tuy nhiên, theo bà Ngọc, tổ chức xin lỗi mà tiếp tục bôi nhọ bà thì xin lỗi làm gì.

Trước khả năng vụ xin lỗi bà Ngọc có thể trở thành một scandal mới, gây ra những rắc rối mới, một sĩ quan đại diện cho công an huyện Nhơn Trạch vội vàng đứng dậy loan báo: “Vừa liên lạc với lãnh đạo và lãnh đạo nói nếu chị không đồng ý quyết định xử phạt, cơ quan điều tra sẽ... xem xét và thu lại quyết định xử phạt vi phạm hành chính.” Ðại diện Viện Kiểm Sát huyện Nhơn Trạch cũng vội vã hứa sẽ “giám sát” điều này! (G.Ð)

04-26-2016 4:47:03 PM 

Trung Cộng bỏ cà rốt vào túi, dùng gậy với Việt Nam

Lê Hải Lăng (Danlambao) - Vấn đề đặt ra là tại sao TC lúc này không mua chuộc nữa, mà xử dụng cây gậy đối với Việt Nam. Ông Ba X về đi chùa với vợ, mang theo câu nói ngoài miệng “Không đánh đổi chủ quyền bằng hữu nghị viễn vông”. Ông cũng thắc mắc là họ Tập tới thăm VN đã có nhã ý mời ông sang năm tới thăm nhưng lại đưa cây gậy cho cánh tay đắc lực (đã một lần nhận sách Tôn Ngộ Không chứa 72 phép thần thông) gõ vào đầu cho đi tàu suốt.

Thế mới biết quyền lực thiên triều dùng củ cà rốt cho TBT Nông Đức Mạnh để cắm chốt Bô Xít Tây Nguyên. Vừa rồi vụ cá chết liên quan tới Formosa nôm na là KCN Vũng Áng (gọi cho đúng là đặc khu tự trị) vì “Đoàn công tác không vào kiểm tra tại KCN Vũng Áng được vì đây là KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền - Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT Phạm Khánh Ly cho biết.

Ông TBT Nguyễn Phú Trọng đi Hà Tĩnh và tới kiểm tra tiến độ dự án Formosa, ông TBT không đề cập gì tới chuyện cá chết hàng loạt. Người ta lại nghĩ trước đây chính ông đã ăn củ cà rốt cho nên bây giờ há miệng mắc quai. Xưa nay lãnh đạo đảng CSVN có cái đáng khen là hể sai chỗ nào thì đổ thừa lên đầu nhà nước chính phủ tới đó. Điều 4 HP đã rõ ràng đảng ngồi xổm lên tất cả mọi ngành kể cả quân đội. Ông Trọng đã nhiều lần xác nhận đảng lãnh đạo quân đội. Thế mà mỗi lần mất biển đảo trong tay giặc Tàu, thiên hạ lại nghi oan cho nhà nước, chính phủ. Thật là tội nghiệp cho ông Tư Sang cứ rống ngư dân bám biển để khỏi mang tiếng là Chủ tịt (ngòi nổ). Nhắc ra đây để biết mà thôi chứ không phải là đánh kẻ ngả ngựa như đảng CSVN miệng gọi hòa hợp hòa giải nhưng báo đảng cứ đào cuốc hố chia rẽ càng sâu thêm bằng những bài viết sặc mùi chiến thắng 30 tháng 4. Thật là đau xót cho dân chúng hai miền muốn trầm tư yên lặng thắp một nén hương để tưởng nhớ thân nhân bà con họ hàng chết chóc trong quá khứ chiến tranh, thì lại nghe dư âm vết thương hiện về bởi bạo lực cường quyền còn mãi mê ngủ say ca ngợi chiến thắng trên các phương tiện truyền thông truyền hình.

Quay lại chuyện đảng CSVN là cái đảng từ ngày thành lập tới 70 năm sau vẫn soạn bài theo đường lối Bắc phương đề ra. Đảng có trong tay công an côn đồ dân phòng, đồng thời đảng có một rừng luật muốn xử theo rừng cọp, rừng khỉ, rừng chó sói, rừng nào cũng được. Vì thế người dân khi cất tiếng nói yêu nước thì đã có nhà tù trước mặt. Khi TC chìa tay phải củ cà rốt cho đảng ăn để đánh đổi đất biên giới, biển đảo, đảng lấy cây gậy trong tay trái TC để đàn áp bắt bớ đồng bào của mình. Đảng CSVN có một luận điệu đáng ghê tởm là hể ai nói đụng tới TC là kẻ xâm lược, lại để đảng lo tránh voi chẳng xấu mặt nào. Vì bản chất yếu hèn này giặc mới được đằng chân lấn đằng đầu. Cũng không biết nữa, nhiều khi đảng đã đi đêm thỏa thuận dâng hiến rồi mới ngăn cản dân chúng biểu tình và bắt bỏ tù những người đứng lên vỗ ngực kêu to 4 chữ: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

Nhớ lại vụ mặn, khô hạn ĐBSCL, TBT Trọng đi Tiền Giang có ghé thăm nơi bán tủ thờ. Ông có vẻ đi sát thực tế thăm dân cho biết sự tình. Nhưng hơn ai hết ông biết lá bài xã đập nước nằm trong tay quan thầy của ông. Vì thế miền Tây có nơi người dân nói to nhỏ với nhau phải chi ông mua một cái tủ thờ về chết theo một lúc cho dân đỡ mắc món nợ nô lệ Trung Cộng.

Qua đại hội đảng vừa rồi. Trung Cộng đã định đặt cài cắm đủ bộ lông cho con thú hoang Ba Đình bay vòng quanh tổ ấm TC. Bỏ củ cà rốt vào túi rồi dùng gậy điều binh khiến tướng cho mộng bành trướng là sách lược Tập Cận Bình lúc này.

Chuyện ĐBSCL mặn, hạn, chuyện cá chết, chuyện thực phẩm độc hại, chuyện dân Việt chết vì thuốc độc chất độc gây bệnh tật mà chết, chuyện mất biển đảo.

Tất cả chỉ là chuyện nhỏ. Duy nhứt có một chuyện lớn là: TBT và đảng có ngồi lại bình yên để họp đảng không mới là điều kiện tiên quyết ông Trọng đặt ra.

TBT Lê Duẩn đã tuyên bố là Ta đánh cho Liên xô, Trung Quốc. Bây giờ TBT cũng có thể xoa hai tay vào nhau mà nói: “Ta mở mắt nhìn xa xăm về ngọn hải đăng Trường Sa, ta đi thăm ruộng đồng mặn, khô cạn miền Tây hay đi thăm Hà Tĩnh là thăm cho Đại Hán vì ta lỡ dại làm đứa con hoang hai nhiệm kỳ rồi mà


So sánh Formosa với Woburn: Vụ kiện ô nhiễm môi trường lớn nhất nước Mỹ

Thạch Đạt Lang (Danlambao) - Chế độ cộng sản Việt Nam chắc chắn sẽ không có kế hoạch, chính sách gì để giải quyết thảm nạn do Formosa gây ra và người dân cũng đừng hi vọng gì sự giúp đỡ của chế độ phản dân, hại nước này. Hãy tự cứu lấy mình...

*

Ba tuần lễ vừa qua, người dân Việt Nam xôn xao về vụ cá chết hàng loạt trải dài trên bờ biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, đến Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

Đến ngày hôm nay đã ba tuần trôi qua, dù chưa có công bố chính thức của chính quyền cộng sản Việt Nam về nguyên nhân gây ra thảm họa nhưng những chỉ dấu cho thấy rõ ràng là cá chết hàng loạt vì bị nhiễm chất độc chứa trong chất thải của khu công nghiệp luyện thép Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Thiệt hại về vật chất liên quan đến đời sống hàng trăm ngàn ngư dân nằm trong 4 tỉnh nói trên chưa thể ước tính, nhưng sự ô nhiễm môi trường còn nặng nề, di hại nhiều hơn.

Để cho độc giả thấy rõ sự quan trọng của môi trường đối với người dân cũng như chính phủ Mỹ như thế nào, người viết xin nhắc lại một vụ kiện lớn nhất về thảm họa môi sinh đã xẩy ra ở Woburn, Boston, tiểu bang Massachusetts thập niên 80.

Câu chuyện bắt đầu vào cuối thập niên 70 khi một số kỹ sư xây dựng phát giác ra hai giếng nước G và H ở Woburn đã đóng, không còn sử dụng, có nhiễm một số chất bị nghi ngờ gây ung thư, kể cả TCE (Tricholoroethylene). TCE là chất gây rối loạn bạch cầu trong máu, hủy hoại hệ thần kinh, gan... được chứng minh rõ ràng trong phòng thí nghiệm với động vật.

Woburn là một thị trấn nhỏ thuộc tiểu bang Massachusetts với khoảng 40.000 dân, người dân dùng nước được cung cấp bởi các giếng bơm (Well, Fountain).

Woburn có một số nhà máy thuộc da hoạt động đã lâu đời. Những nhà máy này là hãng con của tổ hợp W. R. Grace & Co, W.R. Grace & Co lại thuộc tổ hợp khổng lồ Beatrice Foods có chi nhánh, hãng sản xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm... ở nhiều nước trên thế giới.

Trong thời gian từ 1966 đến giữa thập niên 80, hơn 10 gia đình có con em ở Woburn bị chết vì bệnh hoại huyết (leukemia), một số khác cũng đang bị bệnh. Việc phát giác ra sự ô nhiễm của các giếng nước G và H, hai giếng nằm gần nhà máy thuộc da nhất, khiến nẩy sinh ra nghi ngờ là các giếng nước khác người dân Woburn sử dụng cũng bị nhiễm hóa chất gây bệnh hoại huyết. Các mẫu nước uống lấy từ các giếng ở Woburn có màu hơi vàng chứ không trong suốt như các nơi khác, đồng thời có mùi lạ mà người dân không hiểu tại sao.

Đầu năm 1981, một báo cáo của trung tâm kiểm soát bệnh dịch cho thấy tỉ lệ chết vì ung thư ở Woburn cao gấp 7 lần các nơi khác. Tuy nhiên báo cáo này không kết luận rõ ràng là những trường hợp chết vì ung thư là do nhiễm độc hóa chất từ các giếng nước sử dụng ở Woburn.

Cha mẹ của các trẻ em bị chết vì bệnh ung thư máu đã tham khảo ý kiến một luật sư tên Joe Mulligan, thưa những người chịu trách nhiệm về việc nhiễm độc hóa chất ở các giếng nước tại Wobrun ra tòa nhưng hồ sơ cuối cùng bị bỏ lơ.

Jan Schlichtman, một luật sư trẻ chỉ mới 30 tuổi, tốt nghiệp ở Cornell Private University, trước đó có thời gian làm việc với Joe Mulligan, có văn phòng cùng vài cộng sự viên chuyên về tai nạn lưu thông.

Ban đầu khi nhận được lời kêu gọi của người dân Woburn, Jan cũng thờ ơ vì nếu khởi tố vụ kiện, không biết mình phải bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên những diễn tiến tình cờ sau đó khi gặp gỡ người dân Woburn đã khiến Jan quyết định đảm trách vụ kiện.

Việc Jan Schlichtman, đại diện người dân ở Woburn khởi kiện W.R.Grace Co và Beatrice Foods là một cuộc chiến đấu của David (Schlichtman) chống Goliath ( W.R.Grace & Beatrice) vì văn phòng luật sư của Jan Schlichtman chỉ có 4 người chống lại lực lượng luật sư hùng hậu của tổ hợp Beatrice Foods, đứng đầu là Jerry Facher với cả trăm cố vấn pháp luật...

Chỉ mấy ngày sau khi lập hồ sơ khởi tố nhà máy thuộc da do J. Riley Jr. quản lý ở Woburn làm ô nhiễm môi trường, Jan Schlichtman được tòa án cho phép khám xét tường tận khu vực, thu thập bằng chứng, lấy mẫu đất, lục soát các kho chứa hóa chất, bãi rác, thẩm vấn các nhân viên đã và đang làm việc cho nhà máy, người dân trong khu vực...

Những cuộc thẩm vấn với sự hiện diện của luật sư hai bên, được ghi âm làm bằng chứng. Nhiều nhân viên của nhà máy sợ mất việc không dám khai rõ, nhưng cũng có người can đảm nói hết sự thật.

Vụ án kéo dài nhiều năm, khởi thủy Jan nghĩ rằng đây chỉ là một vụ kiện nhỏ, sẽ kết thúc nhanh chóng. Chính bản thân Jan cùng 2 cộng sự viên là Kevin Conway và James Gordon không lường trước được hậu quả là họ sẽ bị khánh tận tài sản khi khởi tố.

Càng về sau vụ kiện càng bùng nổ lớn, không phải trong phòng xử mà ở bên ngoài hành lang tràn ngập phóng viên, ký giả. Những bằng chứng ô nhiễm môi trường trở thành một cuộc chiến tranh luận giữa các chuyên viên địa chất, thủy học. Đã có 130 nhân chứng được thẩm vấn, hồ sơ, chứng từ, tài liệu, báo cáo phân chất, thử nghiệm của bác sĩ, bệnh viện về bệnh ung thư máu... lên tới 24.000 trang giấy A4.

Khi vụ kiện bắt đầu kéo dài với những phí tổn trả cho các chuyên viên phân tích các mẫu nước, đất, những thẩm định đánh giá của bác sĩ chuyên môn về máu, về ung thư… đã khiến cho Jan Schlichtman và các cộng sự viên khánh kiệt, phải cầm cố nhà cửa và những kỷ vật quý giá. Tuy vậy vì lương tâm nghề nghiệp, Jan và các cộng sự viên không bỏ cuộc, quyết tâm theo đuổi đến cùng. Sau đó Jan cũng nhận được sự trợ giúp của một giáo sư luật ở Harvard, Professor Charles Nesson, chuyên viên thượng thặng về bằng chứng.

Hồ sơ khởi tố của Jan Schlichtman đưa ra chứng cớ là 15 mẫu đất (mẫu tây: Acres) chung quanh nhà máy thuộc da ở Woburn bị nhiễm các chất độc gây ung thư, đặc biệt là TCE.

Giai đoạn 1 của vụ án bắt đầu vào tháng 03.1986, chánh án là Walter Jay Skinner, một người nổi tiếng nhiều kinh nghiệm trong tố tụng, có lương tâm và công bằng khi xét xử.

Tuy nhiên, khi nhận ghế chánh án, những diễn tiến của phiên tòa khiến thẩm phán Skinner hoang mang, không hiểu phải quyết định như thế nào, dù có bằng chứng rõ ràng là các giếng nước G, H bị nhiễm hóa chất gây ung thư.

Các hóa chất độc hại và TCE đã thấm vào trong lòng đất, trôi theo các mạch nước ngầm rồi hòa tan trong các giếng nước ở Woburn như thế nào? Không ai chứng minh được nhưng cũng không ai dám phủ nhận tiến trình đó.

Trong giai đoạn này không có nhân chứng nào được Jan Schlichtman đưa ra hiện diện ở phiên tòa. Vì không có câu trả lời rõ ràng với câu hỏi trên, bồi thẩm đoàn kết luận những chứng cớ buộc tội nhà máy thuộc da của W.R. Grace & Co làm ô nhiễm môi trường là không vững chắc nhưng đồng thời cũng không bác bỏ các chứng cớ.

Chánh án Skinner đề nghị bên nguyên cáo cũng như bị cáo cố gắng tìm thỏa hiệp hoặc tiếp tục tìm kiếm đưa ra thêm chứng cớ. Kết thúc giai đoạn 1 của vụ án kéo dài 78 ngày là một thỏa hiệp. W.R. Grace & Co cũng như Beatrice Foods không nhận lỗi nhưng để tránh lôi kéo dư luận có ảnh hưởng không tốt đến biểu tượng, sản phẩm của mình, đồng ý bồi thường thiệt hại cho nạn nhân, cộng án phí, tất cả là $8.000.000. Theo đó mỗi gia đình có con em bị chết được đền bù $375.000.

Nhưng sự việc không dừng lại ở đó. Jan Schlichtman cũng như người dân Woburn, những gia đình có con em chết vì ung thư máu không hài lòng với kết quả đạt được, nhất là Anne Anderson, người có con trai tên Jimmy Anderson chết vì ung thư máu, Anne Anderson không tha thiết chuyện bồi thường tiền bạc, không chấp nhận kết luận rằng con trai mình chết vì bệnh hoại huyết chỉ là do tình cờ. Người dân Woburn yêu cầu những người có trách nhiệm phải điều tra và có câu trả lời rõ ràng về sư ô nhiễm.

Năm 1987, Jan Schlichtman cố gắng xin tái xét vụ kiện ở tòa phúc thẩm nhưng thất bại nên quyết định chuyển nội vụ cho sở Môi Trường EPA (Environmental Protection Agency). Tất cả hồ sơ vụ kiện được chuyển giao cho ETA để nơi này khởi tố W.R. Grace & Co và Beatrice Foods.

Khi ETA vào cuộc, để tránh những phiền phức, bất lợi khi phải đối mặt với luật pháp lần thứ hai, chủ tịch đoàn của W.R. Grace, Beatrice Foods theo sự cố vấn các luật sư của họ, đồng ý bồi thường $68.000.000 cho việc tái tạo, làm sạch môi trường ở Woburn.

Trong suốt diễn tiến chậm chạp của phiên tòa. Jan Schlichtman theo lời đề nghị của Professor Charles Nesson, chấp thuận để phóng viên Jonathan Harr gia nhập vào nhóm mình, ghi chép lại mọi tiến triển của vụ kiện.

Jonathan Harr sau đó đã tổng kết mọi sự việc, viết thành một cuốn sách với tựa đề A Civil Action. A Civil Action trở thành một quyển sách bán chạy nhất (Best Seller) năm 1995, được quay thành phim với tài tử John Travolta trong vai Jan Schlichtman.

Hơn thế nữa A Civil Action còn trở thành đề tài giảng dậy, bàn thảo trong nhiều trường đại học của Mỹ. Đồng thời nó cũng làm thay đổi quan niệm, suy nghĩ, nhận định về sự quan trọng của môi trường đối với người dân cũng như chính phủ Mỹ.

So sánh vụ ô nhiễm môi trường ở Formosa và Woburn, người ta dễ dàng nhận ra sự khác biệt.

Ở Woburn, hóa chất thải ra trong quá trình thuộc da được chôn xuống dưới đất trong các bao, bì hay thùng sắt, nhiều nhất là TCE vì đây là chất cần thiết làm cho da trở nên trơn, láng. Những hóa chất này do rò rỉ đã thấm sâu vào đất, đi theo các mạch nước ngầm, hòa vào các giếng nước nên khó lòng phát hiện.

Quá trình này đòi hỏi thời gian lâu dài từ vài tháng đến nhiều năm. Ảnh hưởng kinh tế, xã hội ở Woburn cũng không nặng nề hay có dấu hiệu rõ ràng. Nhà máy thuộc da của Riley Jr. Bị đóng cửa sau vụ kiện, số nhân viên làm việc ở đó không quá trăm người, gánh nặng xã hội không lớn.

Ở Formosa, các chất thải độc hại được phun thẳng ra biển, làm ô nhiễm môi trường ngay lập tức và khi nồng độ tăng cao, sinh vật ở biển bị ảnh hưởng trực tiếp nên cá mới chết hàng loạt nhanh chóng như vậy. Theo giòng thủy triều, chất độc hại trong nước biển trôi về phía Nam nên gây ra thảm họa môi trường trong một phạm vi rộng lớn, trải dài trên 4 tỉnh.

Một khu vực nhỏ như Woburn cần $68.000.000 để tái tạo, làm sạch sẽ môi trường thì 4 vùng bờ biển Việt Nam cần bao nhiêu để tái tạo khi nơi này trở thành vùng biển chết không có tôm, cá...? Gấp chục lần, trăm lần hay hơn nữa số tiền bồi thường ở Woburn và ai sẽ bôi thường?

Gánh nặng kinh tế mà xã hội, đất nước phải chịu đựng là hàng trăm ngàn ngư dân thất nghiệp tràn về thành phố kiếm cách sinh sống vì không còn ngư trường để hành nghề.

Chế độ cộng sản Việt Nam chắc chắn sẽ không có kế hoạch, chính sách gì để giải quyết thảm nạn do Formosa gây ra và người dân cũng đừng hi vọng gì sự giúp đỡ của chế độ phản dân, hại nước này.

Hãy tự cứu lấy mình.




Tài liệu tham khảo:

Quốc tang tháng Tư - Nước mất nhà tan

Người Đưa Tin (Danlambao) - Đời người ai cũng có những ngày đáng ghi nhớ dù buồn hay vui. Cũng có những tháng ngày không muốn nhớ nhưng chẳng thể nào quên. Tháng tư là tháng hằn sâu trong ký ức người miền Nam bất chấp thời gian vẫn trôi theo quả đất xoay tròn. Tháng tư là tháng của tang thương và chết chóc, là tháng của chia cắt lòng người, là nguyên nhân mối hận thù Nam Bắc càng được bên thắng cuộc đào sâu hơn mỗi độ tháng tư về. Tháng tư là ngày người sống để tang cũng là ngày giỗ cho người chết. Tháng tư là tháng để cộng sản nhảy nhót, đàn đúm, ăn chơi trên nỗi đau của chính đồng bào miền Nam VN. Tháng tư không chỉ là ngày đáng nhớ mà còn là ngày đáng nguyền rủa nghịch tử ca ngợi cộng sản mà quên đi cộng sản chính là thủ phạm đã giết cha mình để muối mặt tung hê "Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng". Tháng tư là một câu chuyện dài nhục nhã được viết lên bởi đạo quân chuyên đánh thuê cho Liên xô và Trung cộng như chính Lê Duẫn thú nhận sau 1975.

Người miền Nam được hưởng nền giáo dục không sắt máu, Thầy Cô không dạy hận thù giai cấp, cũng chẳng ai nói với học sinh thế nào là cộng sản. Học sinh như tờ giấy trắng mà Thầy Cô không muốn chúng bị vấy bẩn trước lúc họ trưởng thành. Tính dân tộc nhân bản và khai phóng của người miền Nam đã hình thành nên chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Trượng phu không đá người dưới ngựa và luôn dang rộng vòng tay kêu gọi những người lầm đường lạc lối trở về với chính nghĩa quốc gia. Sự nhân đạo biết tôn trọng dân chủ, nhân quyền của chính thể Việt Nam Cộng Hòa đã tạo cơ hội sống còn cho thành phần phản loạn. Cộng sản lợi dụng triệt để sự tự do báo chí thời VNCH để xúi giục những tên trí thức háo danh trở cờ ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản viết vô số bài viết để bôi nhọ chính chế độ đã cưu mang họ và gia đình. Chính sự phản trắc, ăn cháo đái bát của thứ gọi "Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam" đã giúp cộng sản Bắc Việt biến miền Nam thành địa ngục trần gian. Thật chính đáng và phải đạo khi gọi 30.04.1975 là Ngày Quốc Hận. Vâng, không thể có tên gọi nào khác có thể lột tả hết bản chất tham tàn của cộng sản chỉ bằng ba chữ Ngày Quốc Hận.

Từ Quốc Tang đến Quốc Hận

Là thường dân sinh sau đẻ muộn, không một ngày cầm súng dù bên này hay bên kia. Chúng tôi không phải là quân nhân, chúng tôi quan sát bằng mắt thấy tai nghe và bằng trải nghiệm sống qua hai chế độ. Chính sự bất công, nếu không nói là bản chất tàn ác của cộng sản dành cho bên thua cuộc, buộc chúng tôi, những thường dân lao động phải "tham chiến" trên mặt trận truyền thông, và chúng tôi sẵn sàng lấy sinh mạng của mình để bảo vệ sự thật, góp phần mang sự thật đặt về đúng vị trí của nó, bất chấp mọi rủi ro dù là người đang sống trong nước. Và, cũng xin nhớ cho rằng không chỉ có người miền Nam mới chống cộng sản. Hàng loạt những bài viết chống cộng sản cũng như cám ơn VIệt Nam Cộng Hòa trên Dân Làm Báo cho thấy không ít các tác giả từng thuộc "nòi cộng sản". Đó chính là sức mạnh của truyền thông đã đơm hoa kết trái trên nền tảng của sự thật. Khí cụ của chúng tôi là Công lý và Hòa bình, là chiếc gậy sự thật để đập những con chó dữ đeo lủng lẳng dưới cổ bằng cấp giáo $ư, tiến $ĩ, $ử gia do cộng sản huấn luyện và đào tạo chỉ để nói láo. Là những tài liệu bất khả phản biện như những chiếc rọ mõm, khóa mồm những chú chó sủa bậy ven đường. 

Không cần bà Dương Thu Hương ngồi bệt xuống đường khóc khi biết bị cộng sản lừa gạt về miền Nam VN. Không cần đọc "Nền văn minh đã thua chế độ man rợ". Cũng chẳng cần "Tiếng vỗ cánh của bầy quạ đen" hay "Thiên đường mù" để lột tả bản chất cộng sản. Chính thể VNCH biết rõ, rất rõ thế nào là cộng sản từ sau Hiệp định Genéve 1954. Thường dân chúng tôi cảm phục chính thể VNCH cũng như tầng lớp nhân sĩ trí thức thứ thiệt của miền Nam không cộng sản, bởi chưa tìm được bất kỳ tài liệu nào cho thấy VNCH vu khống bịa đặt về tội ác đảng cộng sản, đứng đầu là Hồ Chí Minh. Điều không thể phủ nhận là VNCH không sát hại hoặc thủ tiêu người đối lập. Tất cả đều được thể hiện chính kiến kể cả khi VNCH biết rõ ai là kẻ thân Cộng. Ngược lại, thứ gọi là lịch sử đảng thì lại quá nhiều dối trá, trơ trẻn đến đứa con nít cũng biết đó là sự thối nát trong hệ thống nhồi sọ, mệnh danh giáo dục. Theo thiển ý của thường dân chúng tôi đó là tín hiệu của sự suy vong, đe dọa đến cả sự tồn vong của dân tộc. Một đất nước mà môn sử bị tẩy chay bởi học sinh, bị ruồng bỏ và không được chấp nhận chỉ còn hai cách để lựa chọn hoặc phải đào thải cộng sản, hoặc người VN dần mất gốc trên chính quê hương mình.

Paris. Đại lộ Gay Lussac, 3 giờ chiều ngày 27 tháng 4, 1975, sinh viên các đại học Paris, đại học Orsey đeo tang diễu hành... Việt Nam mất vào tay cộng sản 3 ngày sau đó. RFA files

Ai là "Tác giả" Ngày Quốc Hận?

Xin thưa ngay rằng chính đảng cộng sản đã chấp bút viết nên chương sử ô nhục mà bất cứ người có lương tri nào cũng thấy chính sự ngu ác của đảng cộng sản đã làm ô uế giòng sử Việt. Cũng như chính sự kỳ thị ngược đãi đến khắc nghiệt đối với bên thua cuộc là nguyên nhân gây hận thù, làm ly tán lòng người, triệt tiêu nhân lực, tài lực của VN đến tận ngày nay. Quân Dân Cán chính VNCH không tự nhiên gọi 30.04.1975 là Ngày Quốc Hận mà hình thành từ những gì họ phải chịu đựng bởi một chế độ mất hết tính người. Sẽ không có Ngày Quốc Hận nếu không có sự trả thù hèn hạ đứng đầu là Lê Duẩn. Sẽ không có Ngày Quốc Hận nếu cộng sản không thủ tiêu 165.000 Quân dân cán chính VNCH trong các trại tù từ Nam chí Bắc. Sẽ không có Ngày Quốc Hận nếu dân lành không bị cướp nhà, cướp tài sản qua các lần đổi tiền, đẩy người dân miền Nam lên vùng rừng thiêng nước độc mệnh danh vùng kinh tế mới chỉ vì họ sống trong chính thế VNCH. Sẽ không có Ngày Quốc Hận nếu cộng sản không phách lối, ngạo mạn tuyên bố "Nhà Ngụy ta ở, vợ Ngụy ta lấy, con Ngụy ta sai!". Người cộng sản hãy đặt mình vào vị trí của nạn nhân sẽ thấy người miền Nam vẫn còn quá bao dung với kẻ thù cộng sản, khi nhẹ nhàng gọi ngày cộng sản cưỡng chiếm miền Nam là Ngày Quốc Hận.

Ai tô son trát phấn cách giả tạo để Ngày Quốc Hận 30.04 càng hằn sâu lòng dân tộc? 

Không phải sự chiến thắng nào cũng hàm chứa sự khôn ngoan và chính nghĩa. Cũng như không cứ chiến thắng bằng vũ lực là tài giỏi, bởi chiếm được nước người nhưng không thu phục được lòng dân, thì sự chiến thắng là phi nghĩa, bởi khác nào cưỡng bức cả một dân tộc mà cái giá phải trả là đất nước ngày càng lụn bại vì không được người dân ủng hộ. Đó là lý do đảng cộng sản chấp nhận quỳ gối trước Trung cộng để bảo vệ chế độ. Cứ nhìn vào các "Đặc khu căn cứ" của Trung cộng trên khắp đất nước VN, khu vực cấm người VN léo hánh như Formasa Hà Tĩnh, sẽ thấy Ngày Quốc Hận rất đậm đả bản sắc dân tộc của người miền Nam.

Điều ai cũng nhận thấy là cứ mỗi tháng tư là cộng sản lại cờ đảng rợp trời (Cờ đỏ sao vàng không phải cờ truyền thống của dân tộc VN - xem tài liệu). Các loa phường lại lôi "Mỹ - Ngụy" ra để chứng minh 41 năm "đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào". Rồi sao nữa? Viết ra thêm buồn, chỉ thấy trai lao nô bốn phương, gái làm đĩ tám hướng. Thậm chí gái mại dâm VN đứng đầu danh sách bán dâm quốc tế. Người dân bị cộng sản xem như món hàng để "xuất khẩu" lao động. Thứ gọi là văn hóa cộng sản hạ thấp nhân phẩm của người VN. 

Có một chi tiết đảng cộng sản không dám thừa nhận khi cuộc chiến kết thúc, là theo tài liệu được giải mật từ phía Mỹ thì cộng sản Bắc Việt đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện năm 1973, ngay khi cuộc chiến chưa kết thúc thì sao gọi cộng sản là "bên thắng cuộc"? Cuộc chiến phi nghĩa của đảng cộng sản chỉ ra rằng cộng sản Bắc Việt cũng chỉ là con rối trên bàn cờ chính trị giữa Mỹ và Trung cộng. Một đạo quân đánh thuê không hơn kém.

Thuyền nhân tội ác của đảng cộng sản VN

Chưa có con số thống kê chính thức có bao nhiêu người bỏ mạng khi vượt biển tìm tự do. Chỉ ước lượng không dưới nửa triệu người VN thà chọn cái chết ngoài biển hơn là phải chung sống với cộng sản. Chính sự trả thù hèn hạ của cộng sản đối người miền Nam cũng như sự kỳ thị lý lịch ba đời, xem dân như kẻ thù dẫn đến thảm trạng thuyền nhân. Và càng tồi tệ hơn khi cộng sản cố tình áp lực nước sở tại để đục bỏ tượng đài thuyền nhân, nhằm xóa dấu tích tội ác. Hành động đó cho thấy cộng sản rêu rao "HGHH" chỉ nhằm mục đích chiêu dụ để lừa bịp cộng đồng Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại. Chỉ những kè xem miếng ăn lớn hơn danh dự làm người, xem nhẹ hàng triệu oan hồn nạn nhân cộng sản, đạp lên nỗi đau của toàn dân tộc mới muốn cộng sản tồn tại. Với thường dân trong nước chúng tôi luôn giữ vững lập trường diệt cộng sản hoặc bị cộng sản diệt. Quyết không thỏa hiệp với cộng sản dưới mọi hình thức cho dù phải trả giá bằng sinh mạng. Chúng tôi đã tận mắt chứng kiến bia mộ của tử sĩ VNCH tại nghĩa trang quân đội Biên hòa bị đục phá, tận mắt chứng kiến những phần mộ chỉ còn nắm đất "vô danh" cũng như ác tâm của những kẻ cố tình trồng cây có rễ lan rộng để những phần mộ bị đào xới cách tự nhiên. Cộng sản chỉ qua mắt được người nhẹ dạ, với thường dân chúng tôi khó thể đội chung trời, đạp chung đất với cộng sản

Cuộc chạy trốn cộng sản vẫn chưa dừng lại

41 năm miền Nam, hơn 3/4 thế kỷ miền Bắc cộng sản xây thiên đàng xã nghĩa. Thực trạng người dân chạy trốn cộng sản cũng như cố gắng chuyển tài sản ra nước ngoài bằng đủ mọi hình thức. Câu hỏi đặt ra là XHCN là cái quái quỷ gì mà người dân và cả giới chức cộng sản cũng muốn chạy trốn nó? Cần sống bao lâu, cần học tới đâu để có thể nhìn ra bản chất cộng sản là nguyên nhân của mọi tai họa? 

Dân số VN ngày nay trên dưới 70% là thế hệ sau 1975. Với truyền thông bưng bít thông tin của cộng sản, đa số họ không biết VN có một miền Nam không phải XHCN, không cần "đĩnh cao trí tuệ" của cộng sản lãnh đạo, từng phát triển hơn cả Singapore. Thống nhất để làm gì để cả nước nghèo đói tủi nhục triền miên và mãi quanh quẩn với xóa đói giàm nghèo, mồm thì chửi tư bản nhưng lại đến các nước tư bản cầu cạnh để được chiếc vé TPP cũng như xin viện trợ. Vu vạ, chụp mũ "Ngụy" làm gì trong khi mồm xoen xoét chuyện "HGHH", lại phét lác gọi cộng đồng Việt tỵ nạn cộng sản là khúc ruột ngàn dặm? 

Cộng sản sẽ không bao giờ bắt kịp cũng chẳng bao giờ học được bí quyết mà chính thể VNCH đã khá thành công trong việc an sinh xã hội và phát triển đất nước. Không có dân chủ và nhân quyền, cộng sản như gái đĩ về chiều ra ngã tư đường kêu gọi lòng thương hại vì nghèo dốt nên phải suốt đời lấy mồm làm đĩ. Đó là sở trường của tuyên giáo cộng sản. Đến các nước như Lào. Campuchea chính thức vượt mặt chế độ cộng sản thì chuyện giới chức cộng sản muốn giành lại vị trí số một mệnh danh "Hòn ngọc Viễn đông" như đã từng giống như ở truồng lại muốn đeo dây nịt.

Sài Gòn Ngày Quốc Hận 2016



______________________________________

Tài liệu tham khảo

- Những thiên tài bất hiếu. Tác giả Huy Phương

- Tại sao cộng sản giết Phạm Quỳnh? Tác giả Trần Gia Phụng

- Đảng thừa nhận đánh Mỹ là đánh cho TQ

- Hố chôn người ám ảnh. Tác giả Trần Đức Thạch. Cựu phân đội trưởng trinh sát Tiểu đoàn 8 - Trung đoàn 266 Sư đoàn 341 - Quân đoàn 4

- Đại tá Nguyễn Thành Trung: Vợ con tôi 'sẽ không bị đối xử một cách tàn nhẫn'

- Chương trình chiêu hồi của VNCH. Tác giả Bác Sĩ Hồ Văn Châm

- Lính Bắc Việt bị xích vào xe tăng. Tác giả Trần Quốc Việt

- Người Tìm Tự Do Cuối Cuộc Chiến. Tác giả Phạm Thắng Vũ

- Hồi ức 30/4 của người Việt tại Âu Châu. Tường An, thông tín viên RFA, Paris

- Câu chuyện về một tấm hình

- Nỗi buồn 30/4 của những sinh viên du học

- Báo cộng sản đưa tin: Cho tôi cúi đầu xin lỗi em. Hai chữ “thối nát” bật ra từ miệng của em như nhát búa giáng vào đầu chúng tôi, những người lớn, những người được gọi là trưởng thành trong xã hội.

- Những sự thật cần phải biết (phần 7): Lê Duẩn và sự tàn ác với quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa. Tác giả Đặng Chí Hùng

- Tội Ác Thủ Tiêu Mất Tích 165,000 Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa. Tác giả Đỗ Ngọc Uyển

- Ba lần đổi tiền. Tác giả Hà Minh Thảo

- Ông Đỗ Mười “đẻ ra” Lý Mỹ. Tác giả Minh Diện (Blog Bùi Văn Bồng)

- Ông Nguyễn Hộ và nỗi đau cuối đời. Trân Văn, phóng viên đài RFA

- Ngược đãi sau 30/4 là bi kịch lịch sử. Nam Nguyên, phóng viên RFA

- Hồ Chí Minh trả lời nhà báo nước ngoài về ý nghĩa của cờ đỏ sao vàng

- Gái mại dâm Việt đứng đầu ‘danh sách bán dâm quốc tế’. 

- CIA Giữ Bí Mật Bắc Việt Đầu Hàng Vô Điều Kiện năm 1973

- Tượng Đài Thuyền Nhân và dấu tích tội ác cộng sản. Tác giả Huy Phương

- Nỗi ám ảnh lý lịch. Kính Hòa, phóng viên RFA

- Làn sóng mới người tỵ nạn chính trị từ VN

- SAIGON 1969-2016 (Jacques T.)

Nước mắt người tù chính trị 17 năm


CTV Danlambao - Ông Nguyễn Văn Phương, một thành viên của tổ chức Việt Nam Tự Do vừa mãn hạn bản án 17 năm tù giam vào ngày 20/4/2016.

Ông là một trong 38 người bị bắt vào năm 1999 trong một vụ xâm nhập bí mật về Việt Nam nhằm kêu gọi người dân đứng lên đấu tranh lật đổ chế độ cộng sản.

Nhóm của ông hầu hết là những người Việt sinh sống và lưu lạc tại Campuchia, Thái Lan. 

“Tất cả đều cùng chung lý tưởng, hoài bão mong muốn đất nước tự do, dân chủ, phồn vinh như nhiều nước khác trên thế giới”, ông Nguyễn Văn Phương hồi tưởng lại. 

Chết đi, sống lại

Trong chuyến xâm nhập về Việt Nam thực hiện nhiệm vụ rải truyền đơn và kêu gọi người dân đứng lên đòi tự do dân chủ, ông cùng các chiến hữu bị bắt vào ngày 20/4/1999 tại khu vực biên giới thuộc huyện Châu Đốc, An Giang. 

Tại đây, ông bị đánh đến mức “chết đi, sống lại”.

“Khi mà chúng nhào vô bắt, tôi hoàn toàn không biết gì hết. Chỉ nghe thấy tiếng lên đạn và chúng đánh tôi tơi bời cho đến khi ngất xỉu. Khi mở mất ra thì thấy tôi đang ở nơi giam giữ của quân khu 9, Cần Thơ”

“Khi bị đưa về giam giữ tôi ở Sài Gòn, khi những vết thương đã khô lại, hai bên sườn tôi lột ra từng miếng do bị họ đá bằng giầy quân nhân”.

Sau đó ít lâu, nhóm 38 người của ông bị kết án tổng cộng 454 năm 6 tháng tù giam với các cuộc buộc như: “lật đổ chính quyền”, “tuyên truyền chống nhà nước”, “khủng bố”…

Ngoài ra, hàng ngàn người dân vô tội khác cũng bị chế độ CS bắt giam oan uổng để điều tra theo kiểu bắt lầm còn hơn bỏ sót, lý do duy nhất chỉ vì họ vô tình về nước cùng thời điểm xảy ra vụ việc. 

“Khủng bố”

Nói về bản án tù mang tên “khủng bố” suốt 17 tù năm vừa qua, ông  Nguyễn Văn Phương cho biết:
  
“Tôi không hiểu vì sao họ khép tôi vào tội khủng bố. Tôi đấu tranh cho chính nghĩa và tự do cho dân tộc. Tại sao tôi lại phải khủng bố để làm tổn thương cho người khác, trong đó có tôi và gia đình tôi?”

Ông cũng cho rằng, chế độ cộng sản muốn khép ông vào tội khủng bố nhằm mục đích kết án nhiều năm, khiến ông có thể chết trong tù.

“Nhưng đó là một sự sai lầm của họ. Tôi vẫn còn sống và tôi sẽ nói lên tất cả sự thật”.

“Tôi đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền. Tôi chỉ rải truyền đơn, treo cờ và đi kêu gọi người dân chống lại sự bất công và tàn bạo của cộng sản. Việc làm của tôi không có tính chất bạo động, và không bao giờ muốn có sự đổ máu”, người tù chính trị 17 năm này xác quyết.

Ông Nguyễn Văn Phương - người tù chính trị bị kết án 17 năm.

Nước mắt người tù

Hầu hết những người trong cùng vụ án với ông Nguyễn Văn Phương đều có cùng hoàn cảnh rất khó khăn và thương tâm. 

“Đa số đều không có nhà cửa, không nơi cư trú và cũng không ai tiếp nhận. Khi về đến xã hội, người thì vợ mất, người thì cha mẹ mất, hoặc con cái lưu lạc như bản thân tôi. Giờ mỗi đứa một nơi vẫn chưa tìm ra được”.

Nói về những anh em, chiến hữu hiện đang tiếp tục bị đày đoạ, hay đã qua đời trong nhà tù cộng sản, người tù 52 tuổi này không kìm được nước mắt.

“6 người anh em, chiến hữu của tôi đã nằm xuống vĩnh viễn trong nhà tù cộng sản”.

Ngoài ra, 7 người còn lại trong cùng vụ án vẫn đang tiếp tục bị giam giữ, gồm có:

1. Lê Kim Hùng
2. Danh Hưởng
3. Đỗ Văn Thái
4. Văn Ngọc Hiếu
5. Hồ Long Đức
6. Trần Thị Huệ
7. Sơn Nguyễn Anh Điền

Theo ông, trong số 7 người còn lại này, “không biết họ còn có thể sống và trở về hay không”. 

Ba năm cuối cùng trước khi mãn án, ông Phương và ông Sơn Nguyễn Thanh Điền đều bị biệt giam chỉ vì đấu tranh chống lại sự áp bức trong nhà tù.

Ông Sơn Nguyễn Thanh Điền còn khoảng hơn 3 tháng nữa sẽ mãn hạn tù, nhưng tình trạng hiện đang rất nguy kịch do thường xuyên bị ngược đãi.

Không khuất phục, dù còn hơi thở cuối cùng

Bất chấp 17 năm ngục tù cộng sản, nếm trải biết bao đoạ đày, ông Nguyễn Văn Phương vẫn khẳng định sẽ không bao giờ khất phục, dù chỉ còn hơi thở, giọt máu cuối cùng.

“Mong các bạn hãy hiểu cho, chúng tôi đấu tranh vì chính nghĩa. Không một đàn áp, bạo lực nào khiến chúng tôi khuất phục dù cho chúng tôi chỉ còn một hơi thở, một giọt máu cuối cùng”.  

Dù vậy, giọt nước mắt đã rơi xuống trên khuôn mặt khắc khổ của người tù này. Ông không khóc vì những đắng cay tủi nhục, nhưng ông khóc vì đã phải chịu sự phân biệt đối xử của những kẻ ác miệng dành cho những anh em, chiến hữu của ông. 

“Không ai giựt dây, kích động chúng tôi. Đừng nghe những lời xảo ngôn, nguỵ biện của cộng sản. Đừng để anh em chúng tôi lại bị oan ức thêm một lần nữa và không bao giờ rửa sạch được nỗi nhục này”.

“Chúng tôi đứng lên giành lại độc lập, tự do cho dân tộc mình. Chúng tôi không có tội”. Nói đến đây, ông bật khóc.

Hiện sức khỏe của người tù yêu nước Nguyễn Văn Phương rất kém, mắt bị mờ và không còn thấy rõ, tai phải bị điếc, huyết áp cao, viên dạ dày, thấp khớp…. 

Trong tù, do không được chữa trị đàng hoàng nên bệnh tình của ông ngày càng trầm trọng hơn.

Dự định trước mắt của ông sẽ là đi khám và điều trị bệnh, nhưng bản thân ông vẫn chưa biết sẽ phải đi đâu, về đâu. 

Giấy tờ tuỳ thân duy nhất của ông hiện nay là một văn bản mãn hạn 17 năm tù vì án “khủng bố”. 

Trao đổi với CTV Danlambao, bất chấp những khó khăn từ tương lai bất định, ông vẫn khẳng định: “Nguyện vọng duy nhất của tôi là đất nước sẽ phải được tự do thật sự!”. 

Đây cũng chính là nguyện vọng chung của toàn bộ 90 triệu người dân Việt Nam trong và ngoài nước.