Friday, June 29, 2018

Bộ Công An CSVN sẽ ‘bảo vệ an ninh đặc biệt’ cho Nhiệt Điện Vĩnh Tân?

Bãi tro xỉ của nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 2 tồn đọng gần 4 triệu mét khối. (Hình: Tuổi Trẻ)
BÌNH THUẬN, Việt Nam (NV) – Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) đang có kiến nghị lên chính phủ CSVN và Bộ Công An đưa Trung Tâm Nhiệt Điện Vĩnh Tân vào diện “bảo vệ an ninh đặc biệt.”
Trung Tâm Nhiệt Điện Vĩnh Tân đặt tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, gồm năm nhà máy (Vĩnh Tân 1, Vĩnh Tân 2, Vĩnh Tân 3, Vĩnh Tân 4 và Vĩnh Tân 4 mở rộng), với tổng công suất 6,264 MW. Hiện ba nhà máy Vĩnh Tân 1, Vĩnh Tân 2, Vĩnh Tân 4 đã đi vào hoạt động, các dự án khác đang trong quá trình thi công.
Nguyên do của động thái “bảo vệ an ninh đặc biệt” các nhà máy nhiệt điện được báo Thanh Niên hôm 29 Tháng Sáu giải thích: “Liên quan vụ cá chết trong các lồng bè vừa qua ở Vĩnh Tân, đại diện công an tỉnh Bình Thuận cho hay người dân bức xúc ‘đổ’ cho các nhà máy nhiệt điện. Do bị kích động, một số người dân có ý định kéo đến cổng nhà máy phản ứng nhưng được chính quyền vận động và giải thích nên sự việc đã không xảy ra.”
Ông Lê Văn Danh, phó tổng giám đốc Tổng Công Ty Phát Điện 3 (EVN Genco3, chủ đầu tư dự án Nhiệt Điện Vĩnh Tân), được báo Tuổi Trẻ dẫn lời giải thích: “Do Trung Tâm Nhiệt Điện Vĩnh Tân là công trình trọng điểm quốc gia, có giá trị kinh tế đặc biệt.”
Báo này cũng cho hay ông Nguyễn Ngọc Hai, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Thuận, “đồng ý với kiến nghị này vì vị trí của Trung Tâm Nhiệt Điện Vĩnh Tân đặc biệt nhạy cảm.”
Truyền thông trong nước cho hay đến nay đã có gần 4 triệu mét khối tro xỉ tồn đọng ở Nhiệt Điện  Vĩnh Tân và con số này “không có dấu hiệu dừng lại.”
Người dân Bình Thuận đối đầu với cảnh sát cơ động hôm 10 Tháng Sáu tại Phan Rí, vùng chịu ô nhiễm nặng nề từ nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân. (Hình: Facebook Nguyen Anh Tuan)
Về tình trạng cá nuôi trong các lồng bè gần nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân chết hàng loạt, nhà chức trách đã lấy mẫu nước biển phân tích “nhưng đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cá chết,” theo báo Tuổi Trẻ hôm 28 Tháng Sáu.
Điều khiến công luận quan ngại là các báo Việt Nam công khai việc đánh giá tác động môi trường tổng thể của Nhiệt Điện Vĩnh Tân lẽ ra “phải hoàn tất trong Tháng Sáu, 2018, nhưng đến nay chưa xong.”
Khi đề cập về Nhiệt Điện Vĩnh Tân, truyền thông Việt Nam gần như tránh nhắc đến chi tiết các nhà máy thuộc dự án này đều do Trung Quốc đầu tư, góp vốn với tỷ lệ lớn để kiểm soát.
Theo báo Đầu Tư hồi Tháng Tư, 2018, nhà máy BOT Nhiệt Điện Vĩnh Tân 1 có tổng mức đầu tư $1.7 tỷ được khởi công xây dựng từ Tháng Bảy, 2015, do công ty Lưới Điện Phương Nam Trung Quốc, công ty Điện Lực Quốc Tế Trung Quốc và Tổng Công Ty Điện Lực (Vinacomin) góp vốn đầu tư, với tỷ lệ đóng góp cổ phần tương ứng là: 55%, 45% và 5%.
Facebooker Nadal Nguyen, một người dân Bình Thuận, tiết lộ trên trang cá nhân: Hiện có khoảng 3,000 người Trung Quốc làm tại các nhà máy nhiệt điện, đang sinh sống tại khu vực Liên Hương, gần chùa Cổ Thạch ở huyện Tuy Phong.
Bất bình về 4 triệu mét khối tro xỉ tồn đọng gây ô nhiễm môi trường và làm chết hàng loạt cá nuôi trong các lồng bè được cho là nguyên do chính khiến hàng ngàn người dân địa phương biểu tình hôm 10 Tháng Sáu.
Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn viết trên trang Facebook cá nhân: “Nhìn những gì xảy ra ở Bình Thuận hôm 10 Tháng Sáu, tôi thành thực mong những người nắm quyền, nếu không muốn bị cuốn phăng đi bởi làn sóng phẫn uất của người dân, thì hãy thực tâm mở rộng các quyền tự do của người dân, trước mắt là quyền tự do ngôn luận, lập hội và biểu tình, để người dân có thể thực hiện những quyền hiến định của họ trong trật tự. Bên cạnh đó là thực tâm rà soát lại mọi chính sách hiện hành về giao thương, đầu tư, cư trú, đất đai, du lịch có liên quan đến yếu tố Trung Quốc để điều chỉnh theo hướng kiểm soát chặt chẽ…”

Cũng cần nhắc lại, hồi năm 2013, Vĩnh Tân là một trong những nơi diễn ra biểu tình “mạnh” nhất nước và nguyên do cũng được cho là vì bực tức trước việc nhà máy nhiệt điện do Trung Quốc điều hành. (T.K.)

Tỷ giá đô la tăng liên tiếp, CSVN sẽ tăng thuế?

Các ngân hàng đồng loạt niêm yết giá bán đô la vượt mức 23,000 đồng/đô la. (Hình: Tuổi Trẻ)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hôm 29 Tháng Sáu, 2018, tỷ giá đô la tại các ngân hàng Việt Nam được ghi nhận bán ra thiết lập kỷ lục mới: 23,018 đồng/đô la. Động thái này gây quan ngại cho doanh nghiệp nhập cảng hoặc vay đô la phục vụ cho hoạt động nhập cảng hàng hóa, nguyên liệu.
Truyền thông trong nước đồng loạt trấn an người dân bằng những phát ngôn của giới chức. Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Phạm Thanh Hà, vụ trưởng Vụ Chính Sách Tiền Tệ, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, rằng: “Lý do khiến giá đô la tăng vọt thời gian gần đây là do ảnh hưởng từ việc đô la lên giá trên toàn cầu.”

“Nhu cầu ngoại tệ tiền mặt vẫn được đáp ứng đủ, không để xảy ra tình trạng khoại khan hiếm ngoại tệ,” báo này cho hay.
Trong khi đó, bản tin kinh tế của Thông Tấn Xã Việt Nam viết: “Theo nhận định của giới chuyên gia, đây là mức tăng không đáng ngại. Cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm của Ngân Hàng Nhà Nước thời gian qua luôn được đánh giá là linh hoạt nên sẽ không có biến động sốc đối với thị trường.”
Tuy vậy, mạng xã hội hôm 29 Tháng Sáu ghi nhận nhiều ý kiến bi quan về việc tỷ giá tăng. Có lo ngại cho rằng việc tỷ giá đô la đang trong chiều hướng tăng từng ngày sẽ kéo theo việc in thêm tiền đồng để hút đô la và vàng để trả nợ lãi quốc tế.
Bên cạnh đó là chỉ dấu báo hiệu một đợt tăng giá hàng hóa, dịch vụ mới. Ngoài ra, việc tỷ giá tăng có thể dẫn đến hệ lụy là tăng thuế và chính phủ tìm cách “dòm ngó” đến vàng trong dân.
Hồi Tháng Năm, 2018, tại buổi họp báo chính phủ thường kỳ, Bộ Trưởng Mai Tiến Dũng, chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, công bố dự trữ ngoại hối của Việt Nam “đạt gần $63 tỷ” và Ngân Hàng Nhà Nước “vẫn tiếp tục đều đặn mua vào để gia tăng nguồn lực quốc gia.”
Tuy vậy, nhiều blogger hoài nghi vào con số “chín nút” này là “đòn gió nhằm trấn an dư luận” vì bản đồ “các quốc gia có nhiều dự trữ ngoại tệ nhất” được công bố trên website VisualCapitalist.com hôm 24 Tháng Năm, 2018, hoàn toàn không có tên Việt Nam.
Công luận càng có lý do để nghi ngờ vì Ngân Hàng Nhà Nước CSVN là cơ quan ngang bộ trực thuộc chính phủ. Cơ quan này lâu nay hoạt động theo kiểu “vừa đá bóng vừa thổi còi,” với chiêu thức thường thấy là bơm thêm tiền ra thị trường để trang trải khi gặp khó khăn.
Luật Sư Lê Văn Luân đưa ra dự báo trên trang Facebook cá nhân: “Khi tỷ giá hối đoái tăng và lãi suất đồng đô la cũng tăng lên, ngân khố quốc gia sẽ giảm nhanh chóng vì tiền (đô la) trả nợ nước ngoài sẽ tăng theo kiểu lũy tiến kép. Nhà đầu tư rút vốn, điều này thể hiện rõ nét trên thị trường chứng khoán bằng các lệnh bán tháo khối lượng lớn đối với các khối ngoại.”
“Và để kiểm soát tỷ giá hối đoái, Ngân Hàng Nhà Nước sẽ liên tiếp phải bơm những khoản tiền lớn vào thị trường để ổn định và giữ vững được biên độ tỷ giá trong một thời hạn nào đó. Nhưng đó chính là sự lạm phát, tức đồng tiền ngày càng mất đi giá trị và mức sản xuất (hàng hóa) thực tế thấp hơn hẳn với lượng tiền đang lưu thông trên thị trường tại cùng thời điểm,” luật sư viết. (T.K.)

Dân Thái Bình đậu xe, mắc mùng tại trạm BOT phản đối thu phí

Lái xe mắc mùng, ngồi giữa lòng đường tại trạm BOT Tân Đệ. (Hình: Thanh Niên)
THÁI BÌNH, Việt Nam (NV) – Cánh tài xế và người dân đã mắc mùng, đậu xe tại trạm BOT Tân Đệ, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư, để phản đối việc mà họ cho là “trạm một nơi, thu phí một nẻo.”
Theo báo Thanh Niên, khoảng 5 giờ chiều 28 Tháng Sáu, 2018, nhiều xe vận tải và một số xe hơi có dán khẩu hiệu đã dừng lại giữa các làn đường của trạm BOT Tân Đệ để phản đối việc thu phí của trạm này.
Sau khi đậu xe, một số người mang mùng đặt ngay tại lối xe chạy, một số khác ngồi hẳn vào trong khung mùng hoặc ngồi giữa đường khiến xe cộ phía sau không thể chạy.
Chứng kiến sự việc, người dân địa phương sống quanh trạm BOT còn mang nước uống cho những người phản đối và cùng ngồi dưới lòng đường, khiến trạm BOT Tân Đệ bị tắc nghẽn cục bộ.
Trong những xe ngừng tại trạm để phản đối thu phí, một số xe dán khẩu hiệu ghi “Hội đồng niên Tân Dậu 1981 Thái Bình.” Nhóm này còn mặc đồng phục màu đỏ, dàn hàng ngang chụp hình trên đường để phản đối việc mà họ cho là “trạm một nơi thu phí một nẻo.”
Xe dán khẩu hiệu đậu tại trạm BOT Tân Đệ để phản đối việc thu phí. (Hình: Thanh Niên)
Nhận được thông tin, công an huyện Vũ Thư đã cử lực lượng đến bảo vệ an ninh và giải tỏa giao thông. Đến 9 giờ tối cùng ngày, những người phản đối đã giải tán, quốc lộ 10 hết tắc nghẽn. Đồng thời xem lại camera để triệu tập một số lái xe bị cho là phạm lỗi “Dừng đỗ sai quy định.”
Trước đó, từ đầu Tháng Sáu, nhiều tài xế đã phản đối không chấp nhận nộp phí khi đi qua trạm BOT Tân Đệ vì cho rằng đặt trạm BOT tại đây là bất hợp lý lại thu mức phí cao cho quãng đường chưa đầy 4 cây số, đặc biệt trạm đã hết thời hạn thu phí.
Lãnh đạo Ủy Ban Nhân Dân xã Tân Lập cho hay, thời gian gần đây việc cánh tài xế phản đối trạm BOT Tân Đệ diễn ra thường xuyên.
“Chúng tôi cấp cơ sở không có thẩm quyền giải quyết, chỉ phối hợp với lực lượng chức năng duy trì, giữ bảo đảm an ninh khu vực. Tình trạng này xảy ra đã vài tháng nay chưa chấm dứt,” lãnh đạo xã Tân Lập nói với báo Trí Thức Trẻ. (Tr.N)

Sập giàn giáo nhà máy nhiệt điện ở Hậu Giang, 1 người chết, 4 bị thương

Phần công trình bị đổ sập đè lên các công nhân đang thi công. (Hình: Thanh Niên)
HẬU GIANG, Việt Nam (NV) – Khi tấm mái hiên phía trên cửa tại công trình của nhà máy Nhiệt Điện Sông Hậu 1 đang chuẩn bị hoàn thành thì bất ngờ bị sập. Công nhân cho rằng, giàn giáo chống đỡ mái hiên bị sập do dưới giàn giáo chỉ là cát.
Theo báo Tuổi Trẻ, vào khoảng 8 giờ sáng 29 Tháng Sáu, 2018, khi các công nhân đang thi công phần mái hiên che phía trên cửa của một công trình bên trong dự án nhà máy Nhiệt Điện Sông Hậu 1 (thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) thì bất ngờ xảy ra tai nạn.
Giàn giáo chống đỡ mái hiên trên được cho là đã bị lún dẫn đến sập công trình. Lúc xảy ra tai nạn, có một công nhân chưa đeo dây an toàn và kịp phóng ra ngoài nên bị thương nhẹ. Còn lại bốn công nhân khác đều đã đeo dây an toàn nên không nhảy ra được.
Báo Thanh Niên cho hay, tai nạn khiến công nhân Nguyễn Hoàng Thiện (34 tuổi) tử vong, dù bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long (Cần Thơ) đã cố gắng hồi sức cấp cứu, nhưng do nạn nhân nhập viện trong tình trạng gãy nhiều xương sườn, tràn khí màng phổi, ngưng tim, ngưng thở.
Bốn nạn nhân khác bị gãy xương sống, gãy xương đùi, đa chấn thương vùng đầu, mặt. Trong đó, một nạn nhân trong số này bị thương nhẹ đã được xuất viện; ba nạn nhân còn lại đang được tích cực cấp cứu, giải phẫu theo dõi tại bệnh viện.
Anh Nguyễn Văn Mới (35 tuổi), công nhân bị nạn gãy cả hai xương đùi, kể lại: “Sáng, anh em khoảng 7-8 người vô làm, một số lên giàn giáo làm, kéo hồ xong rồi chà, còn chút xíu việc nữa là xong. Rồi có người hô tường sập, mạnh ai nấy phóng, nhưng còn dây an toàn nó níu lại, rồi bị đè.”
Một công nhân chứng kiến sự việc nói với báo Tuổi Trẻ, giàn giáo sập do dưới giàn giáo toàn cát, chân chỉ được lót tấm ván ép nhỏ. Phần mái hiên bị sập cao hơn mặt đất hơn 4 mét, nhưng thiết kế lại không liên kết vào cột mà chỉ gối lên tường mỗi bên khoảng 20 cm. (Tr.N)

"Cứ điểm Tân Sơn Nhất"

bttt.jpg

CS đang rơi vào thế bị động

Nguyễn Minh Tâm (Danlambao) - Dạo một vòng quanh Sài Gòn hai ngày thứ bảy và chủ nhật vừa qua bạn sẽ thấy điều đó. Nhiều người đi đường đang tự hỏi sao đường phố lúc này CA, CSCĐ, dân quân tự vệ, trật tự đô thị, 113, áo xanh áo vàng, áo xám... lại đông đến vậy. Gần như ngã tư nào cũng có, và đặc biệt đoạn đường Trường Sơn, từ công viên Hoàng Văn Thụ, đến cầu vượt, vòng xoay trước khi vào sân bay bọn chúng đứng trải dài suốt đoạn đường. Thậm chí chỗ người dân đứng đợi đón thân nhân bên ngoài bải giữ xe của phi trường Tân Sơn Nhất cũng đầy CA, CSCĐ, áo xanh, áo xám và an ninh phi trường. Bọn chúng đứng lố nhố cầm dùi cui, căng mắt nhìn dòng người qua lại, không có vẻ kiêu ngạo, ăn tươi nuốt sống người khác như ở khu vực Nhà thờ Đức Bà, ngược lại ở đây bọn chúng đầy vẻ sợ hãi mệt mỏi. Bất kỳ một ai dừng xe lại đều có ngay vài anh đến xua đuổi đi mau, đi mau, còn nếu chống cự thì... áp tải luôn. Bất kỳ một người nào đi bộ ở công viên hay lề đường đều bị hốt sạch. Nhiều người nói ngay cả những khu chợ, ngã tư ở vùng xa SG như quận 7, Gò Vấp… CA, áo xanh, áo vàng cũng đứng đầy, suốt ngày.

CS phải bung ra một lực lượng gấp 4-5 lần trước để trấn áp toàn thành phố. Và khu vực Hoàng Văn Thụ là thấy dễ dàng nhất, chúng túc trực suốt cả ngày đêm, trưa cơm hộp, chiều cơm hộp, thấy mà thương, ngồi lê la ở mấy gốc cây, vất vưởng ở các vỉa hè theo dõi đoàn người qua lại. Tội nghiệp cho mấy anh, xếp lớn cũng đang lo lắng không kém, nhưng được cái nằm máy lạnh ôm chân dài thủ thỉ, và chỉ đạo xuống cấp dưới, thằng nào để kẹt xe… xử trảm, quận huyện nào để kẹt xe… cúp cám, chứ có tốt đẹp gì hơn. Đứng đổ xăng ngay trạm đổ xăng đầu đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Hoàng Văn Thụ, bạn sẽ thấy, hầu như toàn bộ, thành phần chỉ huy của lũ đầu trâu mặt ngựa đang có mặt nơi đây từ sáng đến chiều tối. Các xếp lớn nhỏ của đủ loại sắc phục lần này cũng phải ra đường để chỉ huy nạn ket xe. Đó là chưa kể một đám khác cũng đang đứng trong sân của Bệnh viện Phụ sản ĐH Y Dược đối diện. Gương mặt chúng đầy sợ hãi, nhìn dòng người đi qua mà sợ kẹt xe, luôn luôn quát tháo, mau lên, mau lên, phất tay ra hiệu cho mọi người đi nhanh lên.

Tại sao CS phải tung ra lực lượng đông nhu vậy, bởi vì chúng sợ, sợ kẹt xe không quản nổi, chúng biết trước nhiều người dân KẸT XE LÀ LẬT ĐỔ CỘNG SẢN, chúng nhìn vào đoàn người qua lai, không biết ai là thù, ai là địch, cái ý nghĩ kẹt xe, không để cho kẹt xe mà cấp trên đã ban xuống, internet đang loan tin đang làm chúng lo sợ. Mà chuyện kẹt xe là chuyện của quy luật tự nhiên, có xe chạy là có va chạm, có cọ quẹt, có xe hư thì có kẹt xe thôi, làm sao mà chống lại đây. Chống lại cái vô hình nên đâm ra chúng sợ hãi.

Nhìn cách tăng cường thêm một nhóm CSGT cùng CSCĐ y phục áo đen kềnh càng để điều phối giao thông, và dùng đèn xanh đèn đỏ, hối hả thúc giục đoàn người đi mau lên, mau lên, ta thấy rõ CS đang rơi vào thế bị động. Điều phối giao thông ở thành phố mà chuyện gì phải sử dụng đến CSCĐ giống trạm BOT vậy. Chúng sợ kẹt xe còn hơn cái mạng nó chết. Chúng sợ kẹt xe bao trùm trong toàn bộ ý nghĩ của chúng, bao trùm lên cả bữa ăn giấc ngủ. 

Hiện tại, CS chỉ có một cách chống lại kẹt xe là hối hả thúc giục đoàn người di chuyển nhanh. Nếu có sự cố xảy ra, chúng nó xông ra tức thì, rinh, ẵm, khiêng ngay xe và người va chạm lên lề đường để giải quyết. Chưa bao giờ chúng sợ hãi và giải quyết nhanh cấp kỳ như thế. Tôi đã chứng kiến 2 chiếc xe hơi màu đen chạm nhẹ ở kiếng chiếu hậu, chưa kịp tranh cãi, CSCĐ, áo vàng, áo xanh đã vội vã thúc giục chủ xe đem lên vỉa hè giải quyết luôn, không dám giữ nguyên hiện trường.
nkkn.jpg

Hiện tại hãy còn quá mới mẻ, nên hai ngày thứ bảy và chủ nhật, số lượng người tham gia BIỂU TÌNH KẸT XE LẬT ĐỖ CỘNG SẢN hãy còn ít, nhưng chúng ta cũng cảm nhận được dòng người ngột ngạt và đông hơn trước, đông hơn những giờ khác, đông hơn khu vực khác, và CS đã tỏ ra bối rối hoang mang sợ hãi hai từ kẹt xe. Chúng đã tung ra tất cả các lực lượng đang có. 

Thử hỏi, nếu người tham gia biểu tình đông hơn. Dày đặc cả khu vực, làm sao CSGT có thể điều phối, làm sao có chổ để giải quyết va chạm hay phân luồng giao thông? Chúng chỉ có một cách là dùng đèn xanh, đèn đỏ để giới hạn, phân khúc đoàn biểu tình, nhưng khi lực lượng biểu tình thật đông, liệu chuyện vượt đèn đỏ có xảy ra hay không? Chỉ cần một vài ngưới vượt đèn đỏ, một vài người hô lệnh, thì dòng người sẽ ùa lên và CS bó tay. Chúng chưa kịp nhận diện ai đã vượt qua thì đám đông đã đè bẹp chúng rồi. Hàng rào thép gai trước UBNDTP mà người dân còn đạp, vượt qua trong ngày biểu tình 10/6 thì ba cái tín hiệu xanh đỏ có ý nghĩa gì với đám đông đang bừng bừng khí thế.

Thậm chí không cần phải kẹt xe kẹt cứng, chì cần 1 dòng người rần rần, ùn ùn, ầm ầm tiến bước trên tuyến đường đó, nó đã làm bọn CS sợ hãi như cơn ác mộng đứng hình, và nó sẽ thức tỉnh quần chúng khắp nơi tham gia đông thêm, trở thành một hiện tượng để báo chí quốc tế theo dõi hằng tuần cũng đã là thành công rồi.

Nhìn lại những cuộc biểu tình truyền thống. Điểm yếu nhất của biểu tình truyền thống là phải có một nhóm dẫn đầu, nếu bạn không hình thành được nhóm dẫn đầu, thì sẽ không bao giờ hình thành được đoàn biểu tình. Biết điều này CS đã giam lỏng, ăn bánh canh tất cả những người có khả năng đó. Hoặc chúng sẽ hốt tất cả những ai lảng vảng khu vực biểu tình. Hoặc chúng sẽ bắt nguội tất cả những người tham gia lần trước. Nghĩa là, khi CS đã quyết ngăn chận lúc ban đầu thì bạn vô phương.

Thêm nữa, khi tìm hiểu với quần chúng, các bạn mới thấy một vần đề khác. Tại sao người dân không tham gia biểu tình. Có 2 vấn đề để suy nghĩ:

1. Người dân hãy còn sợ hãi. Vâng, tôi đồng ý điều đó, vẫn còn rất nhiều người hèn nhát, chưa vượt qua chính mình dù rằng họ biết mất nước đến nơi.

2. Đương nhiên nhiều người sợ hãi sự tàn ác phi nhân tính của CS, nhưng họ chưa thấy yếu tố nào để thành công, họ không tham gia. Tôi đã hỏi rất nhiều người dân, câu trả lời đa số đều là: hướng nào để thắng CS, ra biểu tình khơi khơi để chúng đánh đập bỏ tù à, CS là vua cài người, biểu tình như Hong Kong còn thua kia. Nghĩa là không có hướng thành công họ không tham gia, chứ đừng nghĩ rằng dân Việt hoàn toàn hèn nhát.

Biểu tình truyền thống chỉ hình thành đươc khi bạn tổ chức bất ngờ, có người lãnh đạo và bí mật thực hiện như các Cha giáo xứ lãnh đạo, công nhân đình công, tiểu thương bãi thị. Ngoài ra bạn chỉ là châu chấu đá xe với chế độ CS này.

Do đó, cách biểu tình KẸT XE - LẬT ĐỔ CỘNG SẢN nó giải quyết được những vấn đề rất lớn mà biểu tình truyền thống không thể làm được, đó là hình thành đám đông và nhóm người dẫn đầu. CS chỉ bó tay mà ngồi nhìn dòng người lớn dần lên theo ngày tháng. Cứ mỗi đợt biểu tình hằng ngày tuy nó êm ả đó, tuy chưa kẹt xe đó nhưng dòng người sẽ đông dần, và đến một lúc nào đó dòng người đủ đông, đủ lực trấn áp CS thì nạn kẹt xe sẽ xảy ra. Và rõ ràng chạy xe trên đường đâu cần ai dẫn đầu, mỗi người là một chiến sỹ, một lãnh đạo tham gia chương trình này. An toàn 100% cho người tham gia. Chính đây là điểm rất quan trọng, người dân thấy an toàn và có khuynh hướng thành công, họ sẽ tham gia đông hơn, nhanh hơn.

CS sẽ bằng mọi cách trấn giữ phi trường Tân Sơn Nhất, người đông hơn thì chúng sẽ tăng cường thêm quân. Nhưng để làm gì? Dù CS có tăng cường thêm 20 sư đoàn tinh nhuệ để bảo vệ cứ điểm Tân Sơn Nhất… không kẹt xe, thì chúng cũng chỉ đứng dàn hàng ngang trên lề đường Trường Sơn, hay ló thụt trong công viên Hoàng Văn Thụ, để hù thiên hạ, chứ làm được cái gì khác ngoài việc đứng nhìn dòng người ầm ầm qua lại, đến chiều thì ê ẩm choáng váng, nằm la liệt. Hổng lẽ chạy xuống đường bắt giữ người đang đi giao thông?

Chúng tôi nói cho nhà cầm quyền Cộng Sản biết rằng, chúng tôi thực hiện chương trình này mục đích là làm tê liệt xã hội, chứ không hẳn là kẹt xe. Kẹt xe chỉ là một phần trong chương trình này, nó là hình ảnh và mục đích cụ thể để cho nhân dân thấy rằng người dân đã chiến thắng. Vẫn còn nhiều yếu tố khác làm tê liệt xã hội. Khi dòng người đông lên, gấp 3, gấp 4 lần hiện tại, chỉ cần ùn ùn, ầm ầm, rần rần trên đường, nó đã là tiếng nói cho toàn thế giới biết rằng sức mạnh ý chí của người Việt đang chiến thắng Cộng sản như thế nào? Khi đó thì FDI giảm, thị trường chứng khoán chao đảo, báo chí nuớc ngoài đưa tin, mỗi ngày bốc hơi hàng tỷ tỷ đồng. Đó có phải là tê liệt xã hội hay không?

Vì vậy, chúng tôi nói cho nhà cầm quyền Cộng sản biết rằng, hãy sớm quay về với nhân dân, trao quyền lại cho nhân dân, dù chính quyền có tăng cường quân lực đến bao nhiêu đi nữa, nhân dân chúng tôi vẫn chiến thắng. Với cách biểu tình này Cộng sản sẽ sụp đổ chỉ là thời gian. Mấy ông không có cách nào khác ngoài việc điều phối giao thông, nhìn nó lớn lên, và giúp nó lớn lên. Thậm chí các ông sẽ chết lâm sàng bởi sợ hãi, hoang mang và căng thẳng vì lâm vào thế bị động, và chết thật sự khi nạn kẹt xe xảy ra. 

Đây là cuộc chiến tranh không tiếng súng. Người dân sẽ chiến thắng vì sự bền bỉ và kiên nhẫn. CS bằng mọi cách phải chống lại nạn kẹt xe, cho nên chỉ khi nào đủ dung lượng người tham gia, hoặc CSGT điều động sơ hở chểnh mảng, thì nạn kẹt xe mới xảy ra, vì vậy chúng ta hãy kiên nhẫn mà tấn công liên tục hằng tuần hằng tháng cứ điểm Tân Sơn Nhất. Khu vực bùng binh Lăng Cha Cả, khu vực đèn xanh đèn đỏ trạm đổ xăng đầu đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và bùng binh dưới cầu vượt trước khi vào phi trường Tân Sơn Nhất, rất dễ kẹt xe. Khi dòng người đông lên, có thể đường Lê Văn Sỹ nhỏ xíu đó kẹt xe trước, và bạn nhớ đấy, kẹt xe có tính lây lan rất cao, chỉ cần một chỗ kẹt xe thì tất cả những chỗ khác sẽ kéo theo.

Tuy nhiên, qua 2 ngày thực tế, nhìn cách dàn quân của CS, chúng tôi xin phép được thay đổi một chút trong chương trình này như sau:

Thay đổi thời gian biểu tình

Chúng ta sẽ không biểu tình vào sáng chủ nhật, thay vào đó là chiều chủ nhật hằng tuần từ 5 giờ chiều  đến 7 giờ tối. 

Tại sao? Biểu tình buổi sáng, đi xe nhiều vòng trên đường gần trưa, nắng nóng, người biểu tình sẽ không chịu nổi, nếu có kẹt xe xảy ra, họ càng mệt mỏi hơn, phải phơi mình ngoài nắng, trong khi đó bọn CA mật vụ lại đứng trong mát, trong công viên, trong mái hiên nhà, chúng ta sẽ thua là điều có thể.

Đổi lại giờ cao điểm, chúng ta lợi dụng được nhiều thứ, số lượng người đông hơn, buổi tối xe chạy chậm hơn, dễ kẹt xe hơn, xe pha đèn trước mặt bọn CSGT mau choáng ngợp, xây xẩm hơn, và cũng dễ chụp hình hơn. Chiều tối biểu tình như đi chơi. Người tham gia không mệt mỏi, ngược lại bọn chính quyền thì ê ẩm, cho nên tổ chức được nhiều lần trong tuần.

Trên cơ sở đó, chúng tôi đề nghị, trước mắt một tuần biểu tình 2 lần vào chiều thứ năm và chủ nhật từ 5 - 7 giờ tối. Khi số lượng người đông hơn chúng ta sẽ mở rộng thêm ngày thứ 3. Tuy nhiên tôi vẫn tin tưởng rằng sẽ có nhiều bạn trẻ biểu tình kẹt xe ở khắp nơi, vì chỉ cần 50 người tham gia thì người dân đã quần cho bọn chính quyền mệt mỏi hoang mang trong một ngày rồi. Hãy dạo một vòng quanh đường Trường Sơn các bạn sẽ thấy bọn chúng ngồi nằm la liệt mệt mõi trên vỉa hè, trên gốc cây, ăn cơm hộp, cơm bụi suốt cả ngày mà thê thảm biết bao?

Nhớ rằng dù kẹt xe có xảy ra, chúng ta vẫn ôn hòa lich sự, nhã nhặn, hô khẩu hiệu hoặc giương biểu ngữ, tuyệt đối không để xảy ra bạo động. Bởi bạo động không có lợi cho người dân, chúng ta đâu được trang bị vũ khí bằng nhà cầm quyền? 

Hết kẹt xe, chúng ta vui vẻ về nhà ăn uống tắm rửa, nghỉ ngơi, tuần sau làm tiếp. Nếu bạo động có xảy ra đó là hành động lưu manh ném đá dấu tay của nhà cầm quyền, chúng ta cực lực phản đối. Nhưng theo chúng tôi, với đoạn đường Trường Sơn này, CS không dám tự làm bạo động vì thiệt hại về phía nhà cầm quyền còn ghê gớm hơn, vì nó là cửa ngõ ra vào thành phố, khách nước ngoài nhìn Việt Nam như đang chiến tranh thì sẽ như thế nào? Trong khi chúng ta, không kẹt xe chổ này thì vẫn có thể làm kẹt xe chổ khác.

Đảng Cộng sản VN thua rồi.

Hãy truyền miệng, hãy share, hãy cùng nhau thực hiện và cổ vũ chương trình này: 

Biểu tình - kẹt xe - lật đổ cộng sản
Đảng bán nước phải sụp đổ.

Sài Gòn 
20/6/2018


* Đọc thêm:

(Banner dưới để sử dụng trên facebook, dành cho các bạn hãy còn nhẹ nhàng, có thể share để ủng hộ chương trình này trên trang của mình)

Dân ta phản đối “đặc khu” là vì biết rõ tâm địa tàu cộng rồi


By Tỉnh Tâm

Lính Trung Quốc tràn vào châu Phi với chiêu bài bảo vệ tài sản” tại “đặc khu kinh tế” và ý đồ quân sự đáng sợ của Tập Cận Bình

Theo hãng tin CNBC ngày 27.6, quân đội Trung Quốc (PLA) đang tính chuyện tăng cường hiện diện quân sự ở châu Phi để bảo vệ tài sản của Trung Quốc, bán vũ khí, tham gia gìn giữ hòa bình…
Hàng chục năm qua, sự hiện diện của Trung Quốc ở châu lục đen chủ yếu là các hoạt động kinh tế, thương mại và gìn giữ hòa bình. Nay Bắc Kinh xây dựng kế hoạch lập quan hệ quân sự đáng kể để bảo vệ quyền lợi, tài sản tại lục địa này, cũng như để gieo tầm ảnh hưởng lớn hơn, nhằm thể hiện vai trò Trung Quốc phải lãnh đạo toàn cầu mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã yêu cầu.

Dùng binh lính bảo vệ công dân và tài sản ở nước ngoài
Cho đến nay, quân lính Trung Quốc chưa hề tham chiến, từ sau lần gây chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979 và dù thảm bại trước bộ đội Việt Nam nhưng PLA vẫn tuyên bố chiến thắng.
Từ sau đó, Trung Quốc quyết định không can thiệp vào những cuộc chiến ở nước ngoài, cho đến khi ông Tập làm lãnh đạo thì có sự thay đổi. Từ khi nắm quyền lực, ông Tập muốn Trung Quốc chuyển mình thành một cường quốc của thế giới.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc còn nhắm đến năm 2020 sẽ cải tổ PLA, để có thể tham gia các chiến dịch khác ở nước ngoài, nhằm bảo vệ các quyền lợi và công dân Trung Quốc ở nước ngoài.
Từ đó, PLA thường xuyên tiến hành tập trận chung trên toàn châu Phi và tại một số nước mà Trung Quốc giành được việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong chương trình Một vành đai – Một con đường (BRI) mà ông Tập khởi xướng.
Tại nước Djibouti (châu Phi) có các công ty Trung Quốc xây dựng các cảng chiến lược và hệ thống đường sắt chuyên quốc gia đầu tiên của châu Phi. Năm ngoái, Bắc Kinh chính thức mở cửa căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài tại Djibouti, và căn cứ này cũng là một cơ sở hậu cần và tình báo.
Nhiều chuyên gia dự báo Trung Quốc sẽ còn có nhiều căn cứ nữa trong tương lai, và Namibia được đồn đoán là nơi sẽ mọc lên căn cứ quân sự của PLA.
Trong khi đó ở Tanzania, nơi mà tập đoàn nhà nước Merchants Holdings International (Trung Quốc) hy vọng sẽ đầu tư vào siêu cảng Bagamoyo, Bắc Kinh đã xây một tổ hợp để huấn luyện quân đội Tanzania từ đầu năm 2018.
Tại Diễn đàn An ninh-Quốc phòng Trung Quốc và châu Phi đầu tiên (tổ chức ở Bắc Kinh hôm 26.6), Bắc Kinh tuyên bố sẽ “hỗ trợ toàn diện” các nước châu Phi về những vấn đề như chống hải tặc, chống khủng bố. Báo chí nhà nước đưa tin sự ủng hộ này gồm cung cấp nhân lực, tư vấn chiến lược, công nghệ và phương tiện.
Diễn đàn An ninh-Quốc phòng Trung Quốc và châu Phi đầu tiên (tổ chức ở Bắc Kinh hôm 26.6.2018)
Tất các các động thái này vào lúc Mỹ có thể giảm số quân ở châu Phi (theo chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump) khiến Trung Quốc có thể ngoi lên là một quyền lực nước ngoài thống trị châu Phi.
Nhà nghiên cứu cao cấp Luke Patey thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế Đan Mạch nói vài năm qua, việc Trung Quốc bán vũ khí cho châu Phi đã qua mặt Mỹ, đặc biệt là vũ khí hạng nhẹ và vũ khí nhỏ được bán tràn lan, vì không như các nhà cung cấp phương Tây, Trung Quốc không bị cấm bán vũ khí cho các nước đang có chiến tranh.
Ông nói thêm rằng hoạt động này song hành cùng kế hoạch của Bắc Kinh là mở rộng hợp tác quân sự. Đằng sau những nỗ lực cấp chính phủ này, có lẽ là ý đồ bảo vệ các nhân công Trung Quốc và các dự án do Trung Quốc tài trợ tại lục địa đen.
Viện Quan hệ đối ngoại Hà Lan (Clingendael) vừa ra báo cáo, nêu: “Những quan ngại an ninh của Trung Quốc thật sự nhắm vào bảo vệ công dân của họ, ngoại giao quân sự được ứng dụng khéo léo để bảo vệ họ cùng quyền lợi của Trung Quốc”.
Báo cáo viết thêm: “Việc phải sơ tán hàng trăm công dân Trung Quốc và người nước ngoài khỏi Yemen năm 2015 trên những hộ tống hạm PLA đến từ vùng biển Somalia đã chứng minh sự cần phải có một căn cứ hậu cần quân sự ở vùng biển phía đông châu Phi cho Trung Quốc”.
Mục tiêu của Trung Quốc là cố gắng tránh tái diễn kinh nghiệm của họ ở Libya, khi các công ty Trung Quốc mất gần hết những khoản đầu tư trong cuộc nội chiến Libya, vốn đã buộc Bắc Kinh phải sơ tán 35.000 công dân của họ hồi năm 2011.
Châu Phi cần mở to mắt cảnh giác Trung Quốc can thiệp chính trị
Từ lâu, Trung Quốc mô tả sự hợp tác quân sự Trung Quốc-châu Phi là một thỏa thuận “đôi bên cùng thắng”: nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới “vô tư” tiếp cận nguồn tài nguyên của lục địa đen, trong khi các nền kinh tế châu Phi lại rất cần cơ sở hạ tầng.
Nhưng trong khi các chính phủ kẹt tiền tại châu Phi hoan nghênh dòng tiền tài trợ của Bắc Kinh, vẫn có sự sợ lo rằng số vốn đầu tư ngày càng tăng này có thể chuyển thành một lợi thế chính trị cho Bắc Kinh.
Thực tế là nhiều chuyên gia đã nói chính vì Trung Quốc lo ngại cho nguồn đầu tư của mình, đã dẫn đến hậu quả là Tổng thống Robert Mugabe bị quân đội Zimbabwe lật đổ hồi cuối năm 2017.
Đó là một cáo buộc mà chính phủ Trung Quốc cực lực bác bỏ. Nhưng ông Duncan Innes-Ker, Chủ nhiệm nhánh châu Á của tổ chức nghiên cứu Economist Intelligence, nói: “Sự lo ngại của nhiều đối tác chính xác là Trung Quốc sẽ giữ vai trò nào tại châu Phi và nó sẽ tương tác thế nào với các tổ chức quân sự và các diễn đàn an ninh”.
Nhà nghiên cứu cao cấp Patey cũng nói thêm: “Các nước châu Phi cần phải mở to mắt và tai để hiểu rằng đã kết thúc cái thời mà Trung Quốc tuyên bố không bao giờ can thiệp vào chính trị của các nước khác”.
Trung Trực (theo CNBC)

Trần Đại Quang ở xó nào trong màn "Công bố lệnh của Chủ tịch nước"?

Dân Đen (Danlambao) - Ngày 28/06.2018 mặc dù Luật an ninh mạng chưa đi vào thời điểm có hiệu lực nhưng các quan chức côn an đã... đột nhập vào văn phòng chủ tịch nước để công bố lệnh của chủ tịch. 

Toàn bộ thông tin của lề đảng đăng tải đều không có hình ảnh, phát biểu gì của ông trùm cựu côn an, nay là chủ tịch bù nhìn.

Thay vào đó là tên trùm an ninh mạng Hoàng Phước Thuận là người đứng đọc giùm lệnh của chủ tịch. 

Tên cục trưởng này lại một nữa láo khoét rằng luật an ninh mạng đã được chuẩn bị kỹ lưỡng với "các chuyên gia, tập đoàn kinh tế viễn thông nước ngoài và ý kiến rộng rãi của quần chúng nhân dân"

Bên cạnh các quan chức côn an là Phó Tổng Thanh tra của Chú Phỉnh, đại diện Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 



Chỉ không thấy kẻ ra lệnh là Trần Đại Quang. 

Điều gì đã xảy ra?: 

- Truyền thông lề đảng tẩy chay không đăng tải hình ảnh, phát biểu của Trần Đại Quang như đã từng "xoá mồm" ông ta khi ông này phát biểu với cử tri là cần có luật biểu tình? 

- Trần Đại Quang bị "tụi nó" dí cho ngồi ở một xó nào đó và cấm không cho tham dự buổi họp báo công bố lệnh của... chính hắn? 

- Trần Đại Quang tẩy chay luật an ninh mạng - tụi bây muốn làm gì thì làm, sau này dân nó làm cuộc kắt mạng tụi bây và ông đây vô can? 

Tóm lại, tứ trụ triều đình xem như còn 3 trụ: 1 trụ lú, 1 trụ niễng và 1 trụ cái. Còn trụ Q thì chắc đang bị đồng chí Lú cầm búa dập từ từ cho nó nhừ. 

29.08.2018

Trần "Ngu" Lịch: Nước nghèo không chịu nhận các ngành có nguy cơ gây ô nhiễm thì chẳng lẽ nước giàu làm?

Tư nghèo (Danlambao) - "Trên đời có 4 cái ngu: Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu". Ở nước huề tiền sở hụi chó chê của đẻng ta có một cha nội tiến $ĩ ôm tới 5 cái ngu: làm mai cho Tàu, lãnh nợ của Tàu, gác cu cho Tàu, cầm chầu Tàu và cái thứ 5: ôm phân của Tàu. 

Phân đây vừa là "fund" vừa là "waste" - chất thải đó bà con!

Tên tiến $ĩ Trần Du Lịch có 5 cái ngu này, chỉ thua có mình đảng trưởng là giang hồ đệ nhất lú, từng là đảng biểu cuốc hội, hiện đang là thành viên của cái thứ gọi là Tổ tư vấn của chú phỉnh Nguyễn Xuân Phúc. 


Câu phát biểu hơi bị ngu trên được phát đi từ Hội nghị quốc tế "Diễn dàn Dệt may Việt Nam 2018" khi ông cố vấn cho chú Phỉnh trả lời về mối lo ngại hiểm hoạ môi trường của người dân khi đám ngoại quốc thay vì xây dựng công trình dệt tại nước của chúng thì nhào qua Việt Nam để xả ba cái đồ linh tinh chết người cho khoẻ và rẻ.

Quan niệm nghèo nên phải ôm phân của ông tiến $ĩ ngu này cũng là chủ trương đại ngu (chủ trương lớn) của đẻng. Cứ cái gì mà tụi nhà giàu hổng thích làm bên xứ chúng thì cứ vác qua đây. Dệt cũng được, than đá cũng xong, bu xít cũng ký. Mấy đứa tư bản như Hàn, Đài, Sing gì gì đó thì cho làm vừa vừa, ký giấy thuê bao đất đai khoảng chục năm. Còn anh cả vĩ đại đang ngồi trên chỏm đầu của Tổ Quốc xả phân xuống lúc thì rì rào, lúc thì đùng đùng thì đẻng ta có chủ trương lớn - trường hợp đặc biệt - ký cái rụp 99 năm cho đỡ tốn giấy, bút, mực. 

Mà đồng chấy tiến $ĩ này hơi phản động à nghe! Nước ta được đẻng lãnh đạo, nhân dân lãnh đạn mấy chục năm nay trong hoà bình, thống nhất mà sao lại nghèo cha nội!? Có dám cầm biểu ngữ đi xuống công viên Tao Đàn với hàng chữ "Nước ta nghèo, phải nhận các ngành có nguy cơ gây ô nhiễm để... bảo vệ đảng" để thèng Tô Lâm nó sai côn đồ chính quy nó... Tao Đập cho một trận không? 

Ông cố nội không bằng cấp của tiến $ĩ chắc cũng đã từng dạy bảo thèng cháu rằng: đói cho sạch, rách cho thơm. Thèng cháu kiếm đâu được cái bằng tiến $ĩ, đứng cha nó trên mồ mã tổ tiên và phán bừa, phán ngu rằng: phân cũng sạch - c't cũng thơm!

29.06.2018

Đại biểu Quốc hội có phải tuân theo mệnh lệnh của bí Trọng để phạm tội phản quốc đến cùng?

Le Nguyen (Danlambao) - Một ngàn năm bị giặc Tàu đô hộ với 4 lần bị bắc thuộc và 7 lần chúng xua đại quân sang đánh chiếm nước ta nhưng giặc thù truyền kiếp phương bắc, dù sử dụng đội quân thiện chiến áp đảo về quân số, vũ khí. Cũng như chúng sử dụng nhiều thủ đoạn thâm độc, bạo tàn, độc ác, khắc nghiệt trong cai trị đến độ “Trúc Nam Sơn không ghi hết tội... Nước Đông Hải không rửa sạch mùi” như lời trong bản hùng văn Bình Ngô Đại Cáo của đức Nguyễn Trãi, vẫn không thể tiêu diệt, đồng hóa và xóa tên Việt Nam khỏi bản đồ thế giới.

Các giai đoạn Việt Nam bị bắc thuộc, bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình phương Bắc được lưu lại trong lịch sử theo thứ tự niên lịch sau:

1- Bắc thuộc lần thứ nhất (179 TCN hoặc 111 TCN - 39): nhà Triệu, nhà Hán.

2- Bắc thuộc lần thứ hai (43 - 541): nhà Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề, nhà Lương.

3- Bắc thuộc lần thứ ba (602 - 905): nhà Tùy, nhà Đường. Trong giai đoạn tự chủ từ 905-938 có một thời gian Việt Nam rơi vào tay Nam Hán.

4- Bắc thuộc lần thứ tư (1407 - 1427): còn gọi là thời thuộc Minh.

Cũng như theo tài liệu lịch sử, kể từ năm 939 đến năm 1840 tổng cộng là 900 năm Việt Nam giành độc lập tự chủ thì giặc tàu đã bảy lần xua quân xâm lược hầu tái lập nền thống trị dân tộc, đất nước Việt Nam. Trong 7 lần xua đại quân sang đánh chiếm nước ta có: Hai lần nhà Tống; ba lần nhà Nguyên; một lần nhà Minh và một lần nhà Thanh.

Lịch sử cho chúng ta thấy, tất cả các triều đại Trung Hoa đều theo đuổi một chính sách nhất quán, là quyết tâm xâm chiếm nước ta, đặt lại nền thống trị biến Việt Nam thành quận huyện thuộc Tàu.

Sống cạnh tên láng giềng tham lam, xấu tánh luôn chờ cơ hội thôn tính nước ta nên tổ tiên nòi Việt luôn đề cao cảnh giác, luôn nhắc nhở cháu con đề phòng họa Trung Hoa. Điển hình là chúc thư đanh thép của đức vua Trần Nhân Tôn có đoạn đọc được như sau: 

“...Họa Trung Hoa!
Tự lâu đời truyền kiếp!

Kiếm cớ này bày chuyện nọ! TÀ MA!
Không tôn trọng biên cương theo quy ước
Tranh chấp hoài! Không thôn tính được ta
Chúng gậm nhấm Sơn Hà và Hải Đảo
Chớ xem thường chuyện vụn vặt Chí Nguy!

Gặm nhấm dần
Giang Sơn ta nhỏ lại
Tổ ĐẠI BÀNG thành cái tổ chim di

Các việc trên khiến Ta đây nghĩ tới
Canh cánh bên lòng “ĐẠI SỰ QUỐC GIA”!
Chúng kiếm cớ xua quân qua ĐẠI VIỆT
Biến nước ta thành quận huyện Trung Hoa!...”

Đó lời nhắn nhủ của tổ tiên gửi lại cho muôn đời con cháu nước nam thời lịch sử xa. Trong lịch sử cận đại, ở thời cuộc chiến tự vệ của Việt Nam Cộng Hòa chống sư xâm lăng của đội quân đánh thuê cộng sản Bắc Việt “ta đánh Mỹ đây là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc...” ông cố vấn Ngô Đình Nhu bào đệ của tổng thống Ngô Đình Diệm cũng đã tiên báo và cảnh giác về hiểm họa Trung Hoa trong tác phẩm Chính Đề Việt Nam nguyên bản tiếng Pháp. Bản tiếng Việt là của một tác giả lấy bút danh là Tùng Phong được nhà xuất bản Đồng Nai, Sài Gòn xuất bản lần đầu tiên năm 1964, cảnh báo về hiểm họa Trung Hoa có đoạn viết như sau:

“Các nhà lãnh đạo miền Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn vong của dân tộc.

Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị, vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì việc Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian.”

Thành thật mà nói, không chỉ có ông Ngô Đình Nhu công dân VNCH nhận ra hiểm họa Trung Hoa,thấy rõ dã tâm đại Hán mà trong đội ngũ của đội quân đánh thuê cho Nga-Tàu vẫn có người thấyđược họa Trung Hoa, và vì nỗi sợ hiểm họa Trung Hoa nên cố thủ tướng Võ Văn Kiệt là người đảng viên cộng sản duy nhất dám ra mặt chống lại lệnh đảng, lệnh tổng bí thư.

Diễn tiến vụ việc “nỗi sợ họa Trung Hoa” mạnh hơn nỗi sợ đảng thời nhà sản của Võ Văn Kiệt được nhà văn lề đảng Hoàng Lại Giang ghi lại như sau: 

“Đất nước chúng ta từng có vụ “nạn kiều” vào những năm 70 của thế kỷ 20. Lúc ấy giữa Ta và Tàu rất căng thẳng. Nhiều người Hoa, dù đã sống lâu đời ở ta cũng được Tàu vận động treo cờ Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông. Vận động người Hoa biểu tình, kêu gọi người Hoa trở về nước...

Lê Duẩn và Lê Đức Thọ bàn với nhau cho tàu Trung Quốc cập cảng Sài Gòn chở người Hoa về nước. Lê Đức Thọ điện cho Võ Văn Kiệt bí thư thành ủy TP.HCM và Võ Văn Kiệt trả lời dứt khoát:

- “Không thể! Không được!”

Lê Đức Thọ nói tiếp:

– Đây là mệnh lệnh của anh Ba (Lê Duẩn).

– Nếu đây là mệnh lệnh của anh Ba thì nhờ anh Sáu (Thọ) báo cáo lại với anh Ba, tôi xin chịu bất kỳ hình thức kỷ luật nào cũng được, nhưng chấp hành mệnh lệnh anh Ba cho tàu Trung Quốc cập cảng Sài Gòn thì tôi không thể…Tôi đã cho rải mìn dày đặc dưới lòng sông rồi. Ngay cả cập cảng Cần Giờ cũng không thể huống hồ cập cảng Sài Gòn…

-Có gì Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) cứ nói, tớ nghe.

– Tôi hỏi anh Sáu, nếu cho nó vào đây, rồi nó ở lại, không chịu đi nữa, anh Sáu làm cách nào?

Lê Đức Thọ báo cáo lại với Lê Duẩn. Lê Duẩn im lặng một lúc rồi nói:

– Sáu Dân có cái lý của nó. Nếu như thằng Tàu vào cảng Sài Gòn, nó ở lại, không chịu ra, chẳng lẽ ta đánh, ta bắt nó. Lúc ấy nó lu loa lên… Thế là ta tạo cớ cho nó mang quân sang xâm lược nước ta…”

Ngày nay họa Trung Hoa không còn là suy diễn lo sợ viển vông như ông Ngô Đình Nhu, Võ Văn Kiệt mà nó hiển hiện ra trước mắt với đám lãnh đạo tay sai bán nước cầu vinh ngày càng táo tợn hơn, chúng chẳng xem ai ra gì!

Họa Trung Hoa hiển hiện trước mắt như thế, chắc hẳn trong đám lãnh đạo csVN, không có ông bà nào không biết dã tâm của giặc Tàu đối với nước ta. Thế nhưng, thời nay có ông bà lãnh đạo nào có đủ dũng khí, can đảm dám lên tiếng chống lại chủ trương lớn của đảng, mệnh lệnh của tổng bí thư “bán nước cho Tàu” như sáu Dân Võ Văn Kiệt? Chẳng có ông bà nào có dũng khí như Võ Văn Kiệt cả!

Năm trước đây, năm 1917 Nguyễn Phú Trọng đã ký 15 văn kiện hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam có một số điểm đáng chú ý như sau:

1- Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

2- Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Kinh tế Trung ương với Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc.

3- Công thư trao đổi về việc hỗ trợ kỹ thuật lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

4- Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đến năm 2025.

5- Hiệp định khung hợp tác cửa khẩu biên giới đất liền giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

6- Bản ghi nhớ về hợp tác triển khai viện trợ không hoàn lại chuyên về lĩnh vực y tế công cộng giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam với Bộ Thương mại Trung Quốc.

7- Bản ghi nhớ giữa Bộ Công thương Việt Nam và Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch quốc gia Trung Quốc về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hàng rào kỹ thuật thương mại.

...

Đọc 15 văn kiện mà Nguyễn Phú Trọng ký kết với Tàu đã lộ ra việc lãnh đạo đảng cộng sản Linh-Mười-Đồng xin làm khu tự trị, một tỉnh lỵ của Tàu ở hội nghị Thành Đô năm 1990 là sự thật không thể chối cãi. Tất cả nội dung trong 15 văn kiện hợp tác Việt-Trung chỉ ra cho mọi người thấy, chuyện xin làm khu tự trị trực thuộc trung ương Bắc Kinh không còn là đồn đoán vô căn cứ và không thể lu loa đổ cho thế lực thù địch xuyên tạc nói xấu.

Cụ thể là trong các văn kiện thỏa thuận hợp tác giữa Tàu cộng với Việt cộng quy định các cơ quan cấp bộ của chính phủ phải hợp tác với một tổng cục, đặt bộ máy hành chánh Việt Nam và ban tuyên giáo, các cơ quan truyền thông Việt Nam như đài truyền hình, đài phát thanh, cơ quan báo chí, nhà xuất bản nằm dưới sư quản lý của chính quyền trung ương Bắc Kinh, là chỉ giấu chỉ ra bước chuẩn bị cho Việt Nam sáp nhập làm một tỉnh lỵ của Tàu.

Ông Nguyễn Phú Trọng trong nhiều năm làm tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đã thậm thụt ký nhiều “văn kiện hợp tác” cắt từng phần lãnh thổ, từ bỏ từng phần chủ quyền quốc gia để chuẩn bị cho bước sáp nhập Việt Nam vào Tàu.

Dù ông Trọng ngang nhiên ký các văn kiện bán nước lộ liễu vẫn chẳng có tên lãnh đạo cao cấp nào dũng cảm dám lên tiếng phản đối như Võ Văn Kiệt đã chống đảng, chống tổng bí thư, vì nỗi sợ họa Trung Hoa...

Có lẽ vì nhìn thấy sự hèn nhược của các đồng chí lãnh đạo nên Nguyễn Phú Trọng được đàng chân lân đàn đầu. Mới đây, Nguyễn Phú Trọng chủ trì hội nghị trung ương đảng ra nghị quyết làm luật đặc khu, luật an ninh mạng nhằm hiện thực hóa 15 văn kiện hợp tác Việt Trung, là bước chuyển tiếp cho việc thi hành mật ước Thành Đô do Linh-Mười-Đồng ký kết với Tàu trên tinh thần “thà mất nước hơn mất đảng” vào năm 1990 của thế kỷ trước.

Qua những gì bí Trọng cấu kết với Tàu gây nguy hại cho an ninh quốc phòng, cho độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đã đủ yếu tố cấu thành tội phản quốc, có ghi trong bộ luật hình sự của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa làm ra. Không những lôi kéo “đồng chí” phạm tội, bí Trọng còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ đạo đàn em thông qua nghị quyết trung ương đảng và ngầm đôn đốc thủ tướng Phúc, chủ tịch quốc hội Ngân, bộ trưởng Dũng chuyển thông điệp “chủ trương lớn của đảng” đến đại biểu quốc hội nhằm thông qua luật đặc khu, luật an ninh mạng.

Như thế rõ ràng tổng bí thư Trọng đã cố tình vừa lôi kéo, vừa lợi dụng chức vụ quyền hạn gây sức ép lên đồng đảng nhằm thực hiện hành vi phạm tội phản bội tổ quốc đến cùng!

Vậy, các ông bà lãnh đạo cao cấp trong đảng, nhà nước và các đại biểu quốc hội có phải nghe theo mệnh lệnh của Nguyễn Phú trọng bán nước cho giặc Tàu để phạm tội phản bội tổ quốc đến cùng? Hay can đảm như ông Sáu Dân chống lại chủ trương lớn của đảng và mệnh lệnh của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để lưu danh thiên cổ?

Nói chung gần 60 năm trôi qua những lời tiên báo về họa Trung Hoa của công dân VNCH Ngô Đình Nhu đã dần trở thành sự thật: “...Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì việc Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian...”