Saturday, September 14, 2019

Chinazi là gì?

”...giới lãnh đạo Trung Cộng luôn sống trong tình trạng bất an khi nghĩ về ngày vĩnh biệt không thể tránh khỏi của chế độ CS tại lục địa Trung Hoa. Để kéo dài sự sống, họ không có chọn lựa nào khác hơn là tiếp tục giương cao ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc và bằng mọi cách để phát triển kinh tế...”
chinazi02
Trên internet đang tràn ngập hình ảnh, biểu tượng ChinaZi. Chinazi một cách dễ hiểu là ghép hai chữ China và Nazi. Đây không phải là danh từ mới mà bắt nguồn từ tác phẩm ChinaZi của nhà văn Trung Quốc lưu vong Yu Jie xuất bản năm 2018 và đang được dùng một cách phổ biến trong cuộc nổi dậy tại Hong Kong hiên nay.
Việc tố cáo chế độ CS dưới thời Tập Cận Bình tương tự như Đức Quốc Xã Hitler cũng không phải chỉ phát xuất từ sự “nổi giận” của tuổi trẻ Hong Kong mà còn là nhận xét của nhiều lãnh đạo quốc gia, chính trị gia trên thế giới.
Thế giới còn khá nhiều nước độc tài như Bắc Hàn, CSVN, Cuba, Lào, Uzbekistan, Turkmenistan v.v.. nhưng chỉ có Trung Cộng là được đem ra so sánh với Đức Quốc Xã vì cả hai có nhiều đặc điểm giống nhau.
Những đặc điểm giống nhau căn bản giữa Chinazi và Nazi
Trung Cộng, Đặng Tiểu Bình và ngày nay Tập Cận Bình, giống như Hitler đều dùng yếu tố chủng tộc để khích động lòng yêu nước cực đoan; triệt để khai thác hận thù trong quá khứ giữa các quốc gia; tận dụng các kỹ thuật tuyên truyền tinh vi để tẩy não, đầu độc, vận dụng và điều khiển nhận thức người dân; chủ trương bành trướng, mở rộng biên giới để chiếm đoạt tài nguyên nhằm phục vụ cho các mục đích kinh tế và bá quyền nước lớn.
1) Yếu tố chủng tộc ưu việt
Giống như quan điểm của Hitler đề cao chủng tộc Aryan, Đặng Tiểu Bình và ngày nay Tập Cận Bình đề cao chủ nghĩa dân tộc cực đoan Đại Hán.
Edward Friedman, một chuyên viên về Trung Cộng tại đại học Wisconsin phát biểu “Khi Đặng Tiểu Bình nắm quyền 1977, chủ nghĩa dân tộc và tinh thần chống Nhật đã trở thành chất keo giữ chặt xã hội lại với nhau.”
Ngoài 1.2 tỉ người gốc Hán đang sống tại lục địa còn có 22 triệu người gốc Hán tại Đài Loan, 6 triệu người gốc Hán tại Hong Kong, 10 triệu người gốc Hán tại Nam Dương, gần 4 triệu người gốc Hán tại Singapore và hầu như khắp nơi trên thế giới nước nào cũng có người gốc Hán.
2) Khai thác hận thù trong quá khứ giữa các quốc gia
Giống như chủ trương của Hitler khai thác nội dung trừng phạt Đức nặng nề trong hiệp ước Versailles, Đặng Tiểu Bình và ngày nay Tập Cận Bình đề cao chủ nghĩa dân tộc cực đoan bằng cách khích động lòng thù hận với các nước Tây phương qua các hiệp ước bất bình đẳng dưới thời nhà Thanh.
Các lãnh tụ CS Trung Quốc nhiều lần nhắc đến “100 năm sỉ nhục”, thời gian Trung Quốc bị các đế quốc khinh thường. Phần dẫn nhập của hiến pháp Trung Cộng 1982 nhấn mạnh đến những vết nhục trong thời gian bị nước ngoài chia năm, xẻ bảy và công lao thống nhất đất nước của đảng CS. Quá khứ “100 năm sỉ nhục” để lại dấu ấn sâu đậm trong nhận thức của người dân và được đảng CS khai thác tận tình. Bất cứ hành động nào trong quan hệ ngoại giao quốc tế, bất lợi cho Trung Cộng, câu chuyện “100 năm sỉ nhục” lại được nhắc đến.
Ngay cả việc chính phủ các nước tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma, bán võ khí cho Đài Loan, chỉ trích chính sách ngăn chận Internet của Trung Cộng, cũng được bộ máy tuyên truyền CS giải thích cho nhân dân Trung Quốc đó là những hành động khơi dậy “100 năm sỉ nhục” và xúc phạm đến danh dự của Trung Quốc.
3) Tận dụng các kỹ thuật tuyên truyền để đầu độc nhân dân
Giống như Hitler chủ trương “Một dân tộc, một quốc gia, một lãnh tụ”, bộ máy tuyên truyền của Trung Cộng lập đi lập lại rằng chỉ có đảng CS mới là cứu tinh để phục hồi Trung Quốc như một cường quốc vốn từng vang danh năm ngàn năm.
Một trong những lý luận quan trọng trong là việc thay đổi khái niệm từ “trung thành với giai cấp” sang “trung thành với quốc gia” nhưng “trung thành với quốc gia” trước hết phải “trung thành với đảng Cộng Sản”.
Tại Trung Cộng không có báo chí đúng nghĩa để chuyển tải tin tức giữa hai nguồn một cách khách qua mà chỉ là phương tiện tuyên truyền độc quyền của đảng.
Không giống như giai đoạn đầu của chính sách đổi mới chỉ có vài tờ báo đảng, Trung Cộng hiện có trên hai ngàn tờ báo, chín ngàn tạp chí nhưng tất cả tập trung vào mỗi một mục tiêu là củng cố vai trò lãnh đạo của đảng CS.
Trang đầu của các báo gần như giống nhau với khuôn mặt tươi cười của các lãnh đạo đảng và nhà nước CS, với những thành tựu kinh tế chính trị.
Không có tờ báo nào có bộ phận tin quốc tế độc lập và tất cả đều trích từ bản tin thế giới tổng hợp hàng ngày của Tân Hoa Xã. Bản tin quan trọng quốc nội và quốc tế lúc 7 giờ tối của hệ thống truyền hình cũng đọc lại tin của Tân Hoa Xã.
Để tiết giảm chi phí, sau này nhà nước tư hữu hóa các đài truyền hình, tuy nhiên, các tin tức quan trọng ảnh hưởng đến chính sách đối nội và đối ngoại vẫn bị kiểm duyệt và chi phối bởi một cơ quan thông tin trực thuộc trung ương đảng CS.
4) Bành trướng, mở rộng biên giới để chiếm đoạt tài nguyên nhằm phục vụ cho các mục đích kinh tế và bá quyền nước lớn
Đây là điểm quan trọng nhất vì không chỉ ảnh hưởng trong khu vực mà cả thế giới.
Giống như Hitler, Đặng Tiểu Bình và ngày nay Tập Cận Bình chủ trương chiếm các nguồn tài nguyên năng lượng để nuôi dưỡng bộ máy chiến tranh, mở rộng biên giới, độc chiếm tài nguyên để nuôi dưỡng sự phát triển kinh tế.
Song song với phát triển kinh tế, Trung Cộng, nơi cư ngụ của một phần năm nhân loại, cũng chuyển mình từ một một nền kinh tế tự túc xã hội chủ nghĩa để dần dần trở thành một xã hội tiêu thụ. Nhu cầu năng lượng, vì thế, trở nên bức thiết.
Tháng 8, 2018, Andrew Hastie, một lãnh đạo quốc hội Úc có ảnh hưởng trong lãnh vực tình báo cũng cảnh cáo Úc chính sách bành trướng đầy tham vọng của Tập Cận Bình và sự ngây thơ của các lãnh đạo thế giới tự do rằng Trung Cộng sẽ tự dân chủ hóa qua phát triển kinh tế. Ông đưa ra một thí dụ hay về lòng tự mãn của Pháp vào phòng tuyến Maginot để rồi cường quốc thực dân hùng mạnh nhất nhì thế giới phải đầu hàng Hitler chỉ sau 46 ngày.
Chủ nghĩa Đại Hán là con dao hai lưỡi
Giáo sư Susan L. Shirk, nguyên Phụ tá Bộ Trưởng Ngoại Giao đặc trách Trung Cộng nhận xét trong lúc ảnh hưởng của Trung Cộng ngày càng mạnh trên trường quốc tế, quốc gia này lại rất mong manh trong nội bộ.
Trong tác phẩm “Trung Quốc, Siêu Cường Dễ Vỡ” (China Fragil Superpower), Giáo sư Susan L. Shirk nhận xét giới lãnh đạo Trung Cộng luôn sống trong tình trạng bất an khi nghĩ về ngày vĩnh biệt không thể tránh khỏi của chế độ CS tại lục địa Trung Hoa.
Để kéo dài sự sống, họ không có chọn lựa nào khác hơn là tiếp tục giương cao ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc và bằng mọi cách để phát triển kinh tế.
Ngày nay, chủ nghĩa dân tộc cực đoan phát triển đến một giai đoạn không còn kiểm soát được đang trở thành mối đe dọa cho sự tồn tại của đảng CS và bộ máy độc tài.
chinazi01
Trần Trung Đạo
(Các ý chính trích từ tác phẩm Chính luận Trần Trung Đạo)

Mộ phần hoành tràng và những cháu bé đói khát

”...Nước mắt nào sẽ nhỏ xuống một khu an táng hoành tráng, nước mắt ai sẽ nhỏ xuống một lớp học rách nát, những hình hài trẻ thơ tiều tụy…?”
mophan_hoanhtrang
Mạng xã hội lại một lần nữa nóng bỏng về khu mộ hoành tráng của cựu chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân một năm ngày mất của ông. Và, các đo đạc của các giáo sư đã cho biết chính xác, khu mộ phần của ông Quang rộng 5,5 hecta. Thật khủng khiếp.
Các triết gia đều cho rằng, con người chỉ thực sự bình đẳng khi sinh ra và khi chết đi. Nhưng Việt Nam thời hiện đại đã chứng minh rằng, con người vẫn bất bình đẳng cả khi chết đi rồi. Khu an táng cựu chủ tịch Trần Đại Quang ở Ninh Bình rộng đến 5,5 hecta có lẽ chỉ thua khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng về mặt diện tích được báo chí nhà nước và mạng xã hội loan tải đã làm nhiều người nhói lòng.
Nước Mỹ giàu mạnh và hùng cường vào loại bậc nhất thế giới, nhưng mộ phần của các công dân Mỹ, các tỉ phú Mỹ và mộ phần của các tổng thống Mỹ bao giờ cũng nhỏ nhoi, đơn sơ và bình dị. Mộ phần của tổng thống John Kennedy và tổng thống Richard Nixon chỉ là mảnh đất bằng phẳng rộng 4-5 m2, trên đó có nắp mộ khắc ghi cây thánh giá, tên và năm sinh năm mất. Mộ của tổng thống, tỉ phú hay vĩ nhân Mỹ đều lặng thầm như những ngôi mộ của thường dân.
Với tính nhân bản, nhân văn tột cùng, người Mỹ chỉ luôn nghĩ về người sống, dành hết vật chất để chăm sóc người sống, không hoang phí vật chất của cải vào mộ phần. Một đám tang ở Mỹ chỉ có chi phí trung bình 1000 USD. Mọi phúng điếu đều hạn chế hoa, và tiền phúng điếu được dành cho các quỹ thiện nguyện.
Mộ của thủ tướng Anh lừng danh Winston Churchill cũng chỉ là nấm mộ nhỏ bé, đơn sơ. Vào năm 2015, thay vì một quốc tang trang trọng, cố vương Arab Saudi Abdullah được chôn cất giản dị trong một ngôi mộ nhỏ vô danh theo tín ngưỡng của phái Wahhabi, với niềm tin rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước Thượng đế khi chết.
Nhưng ở Việt Nam, mọi chuyện rất khác. Bức ảnh đầu tiên có xuất xứ từ báo Thanh Niên online ngày 24-9 cho biết, khu đất rộng mênh mông này sẽ là nơi đặt mộ phần của chủ tịch Trần Đại Quang (dù ông Quang có suất mộ phần ở nghĩa trang Mai Dịch dành cho cán bộ cao cấp nhưng có lẽ gia đình có nguyện vọng an táng tại quê nhà) với những công trình phụ trợ cầu kỳ. Chắc chắn trên khu đất bao la này sẽ hiện hình một ngôi mộ hoành tráng như những ngôi mộ hoành tráng khác ở Việt Nam được hình thành từ hoặc những nguồn tiền không sạch, hoặc từ ngân sách nhà nước- tiền thuế của dân, hoặc từ nguồn tiền của gia đình.
Khu an táng rộng mênh mông và ngôi mộ to vật vã có ý nghĩa gì đối với người đã chết và đối với người sống? Chắc chắn, nó chẳng có ý nghĩa gì đối với người đã chết. Có phải gia đình thực hiện các giải pháp phong thủy để mong mỏi vượng phát cho con cháu trong tương lai? Hay chính quyền chủ động xây dựng một khu phức hợp tâm linh để tạo nên một “huyền thoại” qua đó nô dịch nhận thức của người dân?
Mộ phần to và hoành tráng hoàn toàn không có khả năng khẳng định tầm vóc nhân cách- trí tuệ của một người khi còn đang sống. Nhưng chắc chắn, mộ phần to và hoành tráng khẳng định tính không nhân bản và nhân văn trong quá khứ của người đã chết, khẳng định nhận thức thấp kém của những người quyết định xây dựng mộ phần đó, khẳng định một thực tế đau xót rằng người vừa chết có một gia sản rất đồ sộ.
Có những tấm hình làm con người phẫn nộ, nhưng cũng có tấm hình làm con người day dứt không nguôi. Vào đầu tháng 9-2018 này, tấm hình chụp một lớp học ở Mường Nhé- Điện Biên đã gây xúc động, gây bão trên mạng xã hội. Tấm hình này được chụp vào một ngày cuối tháng 8-2018 bởi anh Đào Xuân Tùng, một người Hà Nội hay làm thiện nguyện. Anh Đào Xuân Tùng đã bật khóc nức nở khi chụp tấm hình này. Nhiều người cũng đã phải nhắm mắt lại sau khi xem kỹ hình ảnh. Anh Đào Xuân Tùng đã hứa với nhiều quan chức ở Điện Biên rằng, anh sẽ không công bố tấm hình này. Nhưng lương tâm anh ray rứt, vật lộn, cào cấu, cắn xé dữ dội. Anh cho rằng, nếu công bố tấm hình, nó sẽ có tác dụng lay động lương tri của các quan chức, của chính quyền trong việc chăm sóc trẻ em nói riêng và nâng cao cuộc sống của người dân vùng sâu, vùng xa và vùng cao nói chung.
nhung_embe_doikhat_daoxuantung
Và anh đã nhờ bạn bè công bố tấm hình trên mạng xã hội. Trong tấm hình này, tất cả các em bé đều suy dinh dưỡng, quần áo rách rưới, tất cả đều không có giày dép, tất cả các em đều buồn và thiểu nảo… Ánh mắt nhìn của các em hiện hình lên sự tuyệt vọng, khổ đau và cầu cứu. Phía sau lưng các em là một lớp học tận cùng tiêu điều và xơ xác, chơ vơ và cô đơn giữa núi rừng hiu quạnh.
Tấm hình của anh Đào Xuân Tùng là minh chứng sống động để bác bỏ luận điệu của một kẻ tâm thần chính trị đã từng nói rằng, không nước nào trên thế giới chăm sóc thiếu nhi tốt như ở Việt Nam.
Khi đăng tải lại tấm hình của anh Đào Xuân Tùng trên tài khoản cá nhân ở mạng xã hội Facebook, cô giáo Trần Thị Bích Hà ở Sài Gòn đã đanh thép: “Chính quyền bao nhiêu năm qua đã bỏ mặc người dân. Chỉ một số ít nhân dân với những nỗ lực khủng khiếp đã có một cuộc sống tương đối dễ chịu về kinh tế, còn lại đa phần đều đói nghèo và bất hạnh. Chính quyền đừng tự huyễn hoặc mình mà hãy nhìn vào thực tế đắng cay của nhân dân và đất nước!”.
Nước mắt nào sẽ nhỏ xuống một khu an táng hoành tráng, nước mắt ai sẽ nhỏ xuống một lớp học rách nát, những hình hài trẻ thơ tiều tụy…?
Chu Vĩnh Hải
*****
Đọc Thêm
Đi xem mộ Trần Đại Quang (Lão Tạ - Tạ Duy Anh)
Tôi phải xin lỗi người quá cố là tôi không có ý định đi viếng ông, nên dùng từ xem mộ. Tôi chỉ có nhu cầu xác minh một sự thật.
Khi ông Trần Đại Quang từ trần, rộ lên vô số tin đồn khác nhau về khu mộ được ông chuẩn bị trước ở quê là xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, Ninh Bình. Một tờ báo chính thống hé lộ nó rộng hơn 3 ha, nhưng ngay sau đó phải rút xuống. Mạng xã hội đưa ra các con số khác nhau, dao động từ 5 đến 6,4 ha.
Ngồi ăn trưa tại một nhà hàng gần Bộ Giáo dục, giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống, nhà thơ Dương Thuấn và tôi cùng cho rằng chuyện này không thể cứ nói lấy được, mà cần một sự chính xác tuyệt đối trước khi đưa ra bất cứ đánh giá nào. Quan trọng là khi sống, còn khi về với cát bụi, thì nấm mộ chỉ là chỗ vùi xương cốt. Tôi đã từng thấy mộ một vị tổng thống Hoa Kỳ nằm dưới gốc cây sồi, trong khu đất nhỏ, bên cạnh là mộ những người dân bình thường. Năm 1989 tôi về Đồng Bẩm, Thái Nguyên, đúng vào hôm mồng một tháng âm lịch, thấy cảnh tượng lạ: trong những gốc cây đa, trong các hốc đá, hay bất cứ nơi nào có thể đặt bát hương, đều có những que hương cháy đỏ lòe. Hỏi ra mới biết người dân vùng ấy thờ trộm bà Nguyễn Thị Năm. Nói thờ trộm, vì không được thờ công khai. Điều đó cho thấy, một người sống trong lòng dân, thì thậm chí chẳng cần phải có mộ.
Chúng tôi cùng cho rằng, người dân thường chỉ cần ba mét vuông. Một vị chủ tịch nước, nếu nhân số đó với 100 lần, tức là khoảng 300 mét vuông, đã là một con số kinh hoàng. Nhất là vị chủ tịch nước ấy từng thề suốt đời phấn đấu cho lý tưởng cộng sản, chiến đấu, hy sinh cho nhân loại, cho giai cấp cần lao, không màng vinh hoa, bổng lộc! Sống đã thế, chết về với cát bụi lại càng phải giản dị. Sống đã hy sinh vì dân, lo trước dân, hưởng sau dân, thì chết đi lẽ nào, như những lời đồn đại, chỉ vì ngôi mộ mà khiến hàng trăm người dân, vĩnh viễn qua các đời, không có đất cấy trồng! Chúng tôi bèn hẹn nhau sẽ về tận nơi xem thực hư tin đồn đến đâu. Có thể nhiều người ghét chủ tịch nước, ghét gia đình ông nên nói vu cho ông như vậy?
Nhưng từ khi hẹn nhau đến lúc có thể thực hiện, vừa tròn một năm.
Chúng tôi gồm: phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống, nhà thơ Dương Thuấn, hai người bạn lính của tôi và cuối cùng là tôi. Thời tiết đẹp, đường đi khá thuận lợi. Google map chỉ dẫn tận tình.
Hóa ra ông phó giáo sư không chỉ trực ngôn khi bày tỏ ý kiến, mà còn rất nghệ sỹ khi vặn vô lăng. Sau khoảng 2 giờ xe chạy, chúng tôi vào địa phận xã Quang Thiện. Từ xa chúng tôi đã dễ dàng nhận ra khu mộ Chủ tịch nước, nhờ ở những cây si hay họ si gì đó, với một kiểu tán không thể lẫn với bất cứ loài cây nào khác hiện có ở địa phương. Những bức tường thấp chạy quanh cả bốn cạnh hình chữ nhật, ngăn khu mộ với phần đất nông nghiệp còn lại.
Chúng được chia làm ba phần, đánh dấu bằng ba cầy cầu bắc qua con mương chạy phía trước khu mộ, rộng hơn chục mét. Đoạn mương thuộc về khuôn viên khu mộ được kè rất đẹp, rất công phu, còn lại vẫn là bờ đất.
mophan_hoanhtrang_trandaiqunag01
mophan_hoanhtrang_trandaiqunag02
Mộ Chủ tịch nước là một cái vòng tròn, xây bao xung quanh, còn lại bên trong đắp đất và trồng cỏ, có vẻ còn tạm bợ, với đường kính trên 10 mét. Thực lòng trong đời tôi chưa thấy cái mộ nào to như vậy.
Tôi biết bạn đọc đang sốt ruột, vì thế tôi nói rất nhanh: Chiều dài của khu mộ dọc theo con mương kè đá trên dưới 600 mét (những người đưa thông tin 640 mét là do họ gộp cả phần đất còn lại của người dân, hiện nằm bên ngoài ranh giới với khu mộ. Việc sắp tới nó có bị giải tỏa để khu mộ hoàn hảo hơn hay không, thì chúng tôi không biết), còn chiều rộng kéo từ bờ mương đến phần tiếp giáp ruộng lúa thì khoảng 100 mét.
Tóm lại, tính khiêm tốn thì khu mộ Chủ tịch nước rộng khoảng 55.000 mét vuông. Tức là 5 héc ta rưỡi, tức là khoảng 15 mẫu Bắc bộ. Thôi, khỏi phải cãi nhau!
Trước khi ra về, chúng tôi nhập vào mấy người từ nơi khác đến, cùng thắp hương cho ông Trần Đại Quang, như thắp hương cho một người quá cố có mộ nằm chơ vơ ven đường. Mát ruột nhất là được nhận những nụ cười rất tươi của mấy cháu công an làm nhiệm vụ tại khu mộ.
Tạ Duy Anh

‘Hộ đảng’ khó hơn… hộ đê!

Theo VOA-Thiên Hạ Luận/14/09/2019  
Hoàng Chí Phong gặp gỡ báo chí tại Berlin, 9 tháng Chín.
Hoàng Chí Phong gặp gỡ báo chí tại Berlin, 9 tháng Chín.
Tuần này, trận bão dư luận trên mạng xã hội Việt ngữ bùng lên từ một status do ông Nguyễn Văn Minh chia sẻ trên trang facebook của ông.
Trong status được giới thiệu là dẫn từ “Chống diễn biến hòa bình”, ông Minh chỉ trích kịch liệt việc gọi Hoàng Chí Phong – một thanh niên Hồng Kông – là nhà hoạt động xã hội. Với ông Minh, Phong chỉ là “nhãi ranh, mặt dơi, mõm chuột”. Năm, sáu năm gần đây “không lo học hành, rèn luyện, kiến tạo tương lai cuộc sống của mình” mà để bị bọn phản động nước ngoài bơm vá, giật dây, xui ‘ăn cứt gà sáp’, tự huyễn hoặc mình là anh hùng, là nhà dân chủ.
Ông Minh tán thành chuyện “hệ thống truyền thông chính thống của nhà nước Trung Quốc gọi Phong là Hán gian” và phản bác kịch liệt việc nhiều người Việt “cố tình tô vẽ, dựng Hoàng Chi Phong lên như một anh hùng, một biểu tượng của phong trào dân chủ”, rắp tâm du nhập thứ “hình mẫu khốn nạn mặt dơi, mõm chuột” ấy về Việt Nam để kích động giới trẻ.
Ngoài việc chỉ đích danh hàng loạt “đối tượng” đang ca tụng cách mạng Hồng Kông và Hoàng Chí Phong, ông Minh còn cảnh báo rằng, một số cơ quan truyền thộng chính thức như: Tuổi Trẻ, Phụ Nữ TP.HCM cũng tỏ ra hết sức hào hứng với những diễn biến ở Hồng Kông và xem Hoàng Chí Phong là “nhà hoạt động xã hội”. Theo ông Minh, chẳng lẽ những cơ quan truyền thông này muốn chuyện tương tự xảy ra ở Việt Nam (?) và ông tiết lộ “cơ quan chức năng đã nhắc nhở nhận thức sai trái này” (1)...
Có thể vì “cơ quan chức năng” không thể nhắc nhở được các cơ quan truyền thông quốc tế nên sau đó vài ngày, ông Minh lại đưa thêm một status khác, dẫn từ “TC Bút danh”, công kích VOA đăng bài “Thủ lĩnh biểu tình Hong Kong muốn truyền cảm hứng cho người Việt” (2). Tuy cũng làm báo (báo Quân Đội Nhân Dân) song ông Minh cho rằng, việc VOA phỏng vấn – đưa ý kiến của Hoàng Chí Phong là “âm mưu” không chấp nhận được. Một đất nước độc lập, tự do như Việt Nam không cần “cảm hứng” ấy (3)…
Ông Minh được nhiều người sử dụng mạng xã hội để ý từ năm 2011, lúc còn là một sĩ quan chính trị mang cấp bậc đại úy của quân đội. Thưở đó, ông là một trong số những cây bút chuyên dùng mạng xã hội mạ lị những người phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Tuy hoạt động của ông Minh trên mạng xã hội không hiệu quả nhưng sau đó, ông Minh được rút về làm việc tại báo Quân đội Nhân Dân.
Từ khi trở thành cây bút chuyên “hộ đảng”, “chống diễn biến hòa bình”, ông Minh thăng tiến khá nhanh. Trên mạng xã hội, có người bảo ông Minh hiện là thượng tá nhưng cũng có nhiều người khẳng định nhờ những bài viết “hộ đảng”, ông đã trở thành đại tá. Báo Sạch – trang facebook của một số người từng làm báo - mới công bố một văn bản: Hội Nhà báo Việt Nam đã quyết định thu hồi Giải Khuyến khích từng trao cho ông Minh và hai đồng nghiệp ở báo Quân Đội Nhân Dân vì tác phẩm… “không đúng sự thật” (4).
***
Có lẽ chẳng phải ông Minh mà còn rất nhiều người không dè, status “Không nên gọi tên nhãi ranh mặt dơi mõm chuột Hoàng Chí Phong là nhà hoạt động xã hội” lại khiến công chúng Việt Nam phẫn nộ đến vậy. Người ta phẫn nộ không chỉ vì ông Minh “bỏ bóng đá người”, thay vì phân tích xem đương sự sai ở chỗ nào và dùng lý lẽ thuyết phục mọi người, vì sao nên nhìn vấn đề như ông muốn thì ông chỉ khai thác đặc điểm hình thể của một nhân vật đã và đang được công chúng trên toàn thế giới dõi theo.
Đã có không ít người như Chanh Tam, phân tích sâu hơn, rằng cần phải xem cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ của dân chúng Hồng Kông sẽ đóng góp như thế nào vào việc chuyển biến nhận thức của dân chúng Trung Quốc về kiểu hành động ngang ngược, bất chấp đạo lý của chính quyền Trung Quốc ở những vùng trời, vùng biển, vùng đất mà Trung Quốc muốn độc chiếm? Cũng cần phải xem lợi ích của việc củng cố toàn trị sẽ tạo ra khó khăn hay mang lại thuận lợi cho tranh đấu thu hồi lại phần lãnh thổ đã bị Trung Quốc xâm chiếm, bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam? Chanh Tam nhấn mạnh, đừng ngồi trong giếng mà ẳng suốt ngày theo kiểu “có sự thao túng của bọn phản động quốc tế”. Đừng ngu muội mà răm rắp chấp hành giống như mình là một đảng viên của đảng cộng sản Trung Quốc. Đừng lớn lối thoá mạ những người xem quyền làm người quan trọng hơn cả nồi cơm trước mặt. Đừng có viết báo bằng đờm và đừng để các loại báo viết bằng đờm khạc nhổ bừa bãi (5)...
Status bôi nhọ diện mạo Hoàng Chí Phong của ông Minh cũng là lý do khiến nhiều người đăng lại những tấm ảnh chụp ông… Hồ Chí Mình khi ông còn trẻ. Ngày ấy, “bác” còn hốc hác nên khuôn mặt “bác” từa tựa như tam giác cân dựng ngược, do má “bác” hóp, người ta có cảm giác, xương hàm vươn xa hơn về phía trước… Chẳng phải tự nhiên mà rất nhiều người khẳng định, khi dùng hình tượng “mặt dơi, mõm chuột”, ông Nguyễn Văn Minh cố tình chửi… “bác”, từ đó hình thành một đợt tổng sỉ vả ông Minh, rằng “tại sao mày dám chửi… ‘bác’ tao?”!
Bởi “mạng xã hội rần rần chuyện ‘mặt dơi mõm chuột’ do đồng chí Minh tạo ra”, dù các lực lượng đang đảm trách vai trò “hộ đảng” trên mạng xã hội đã cật lực phản bác bằng “những từ ngữ thô tục nhất” nhưng vẫn không thể ngăn chặn sự lan truyền “mặt dơi mõm chuột” khiến “bác” bị vạ lây, Nguyễn Tấn Thành đưa lên facebook đề nghị “kỷ luật đồng chí Nguyễn Văn Minh” và “bỏ cụm từ ‘mặt dơi mõm chuột” ra khỏi ngôn ngữ Việt”, nếu dùng sẽ khép vào tội nói xấu lãnh tụ (6).
Dựa trên những lý do mà ông Minh dẫn ra để sỉ vả Hoàng Chí Phong, có facebooker như Nguyễn Lân Thắng khái quát “thân thế, sự nghiệp” của “bác”: Bị đuổi học vì tham gia biểu tình ở Huế. 21 tuổi không chịu tu dưỡng, học hành, xuống tàu lang thang khắp thế giới. Nhận rất nhiều tiền của các tổ chức nước ngoài, đặc biệt là quốc tế cộng sản. Vượt biên trái phép rất nhiều lần. Tham gia thành lập rất nhiều hội nhóm đảng phái trái pháp luật ở trong và ngoài nước để chống phá chế độ. Viết nhiều truyền đơn tài liệu để kích động quần chúng. Tham gia nhiều khóa học về bạo động lật đổ chính quyền ở nước ngoài, đặc biệt là ở Đại học Phương Đông (Liên Xô) trong những năm 1930... - kèm kết luận, so về mức độ “phản động” theo lối lập luận của ông Minh, Hoàng Chí Phong đúng là “nhãi ranh”, không có cửa để so với… “bác” (7)!
***
Trận bão hình thành từ việc ông Minh sỉ vả Hoàng Chí Phong “mặt dơi mõm chuột” chỉ ra một thực tế, “hộ đảng”, đặc biệt là “hộ đảng” trên mạng xã hội càng ngày càng khó. So với hộ đê còn khó hơn rất nhiều lần. Người Việt đề cập đến hộ đê khi bão to, lũ lớn xuất hiện. Hộ đê là huy động nhân lực, vật lực củng cố hệ thống đê điều sao cho đừng sạt lở, đừng vỡ. Xét về tính chất, “hộ đảng” dường như giống với hộ đê nhưng khó hơn. Cộng đồng luôn sát cánh với hệ thống công quyền khi cần hộ đê nhưng trong “hộ đảng”, các thành viên không chỉ càng ngày càng đơn độc mà còn trở thành đối tượng đối đầu với công chúng.
Chẳng hạn trên trang facebook của Lâm Bảo Nhi, khi thảo luận về chuyện Nguyễn Lân Thắng dám so sánh mức độ “phản động” giữa “bác” và Hoàng Chí Phong Nguyễn Tràng bảo rằng: Tụi nhục nhã khi mang cũng họ Nguyễn với con sâu bệnh tật này! Iqos Nguyen – một người cũng mang họ Nguyễn – nhắn Nguyễn Tràng: Mang họ Nguyễn mà về sau phải đổi thành họ khác mới là nhục nhã nhé! Do Nguyễn Tràng thắc mắc: Tại sao? Làm gì phải đổi họ ? Ly Kha Nguyễn – một facebooker khác trả lời: Ví dụ đổi thành họ… Hồ. Câu trả lời buộc Nguyễn Tràng vội vàng đính chính: Tui đang nói thằng Nguyễn Lân Thắng, không phải nói bác kính yêu của tui nhé (8)...
Na ná như vậy, Vinh Quang bảo rằng anh ta “nghi ngờ về gien và dòng máu mà thằng nghiệt súc Nguyễn Lân Thắng đang mang trong người bởi dòng họ Nguyễn Lân rất thông minh, học cao hiểu rộng và sâu sắc”. Vinh Quang dọa Thắng: “Khi hồ sơ, chứng cứ được củng cố đầy đủ, cơ quan pháp luật sẽ tóm cổ, tống mày vào tù”, đồng thời thách Thắng: “Có bản lĩnh mày đi các tỉnh lẻ, công khai xúc phạm bác Hồ ở chỗ đông người xem mày có bị bầm dập tơi tả không”… Khoan bàn đến giọng điệu của một cá nhân “kính bác, yêu đảng”, việc Vinh Quang thách Nguyễn Lân Thắng đến “các tỉnh lẻ”, vô tình xác nhận thực trạng, ở những nơi đủ thông tin, “bác” đã hết… thiêng (9)!
Rõ ràng chẳng phải ngẫu nhiên mà Đỗ Trung Quân than trên facebook: Chúng mày sướng quá hóa rồ, hết khôn dồn ra dại. Xưa chửi bọn “xúi trẻ ăn cứt gà” lập tức thòi ngay ra Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng,... Nay lại chửi Hoàng Chí Phong “ranh con mặt dơi,mõm chuột”, lập tức thòi ngay ra Idol Thầu Chín, Tống Văn Sơ, Lý Thụy,… kèm chất vấn: Đã dư ngu chưa (10)?
Chú thích
(2) https://www.voatiengviet.com/a/thủ-lĩnh-biểu-tình-hong-kong-muốn-truyền-cảm-hứng-cho-người-việt-/4965175.html

Dẫn độ hay tiếp tay dung túng tội phạm Trung Quốc?

Theo VOA-Mặc Lâm/13/09/2019 
Hình trích xuất từ website báo Tuổi Trẻ.
Hình trích xuất từ website báo Tuổi Trẻ.
Luật Dẫn độ đã xuất hiện rất lâu trong thế giới Tây phương, nó cho phép các nước ký kết với nhau chia sẻ những thông tin giữa hai phía. Nó cũng cho phép tội phạm của nước này có thể bị nước kia bắt và gửi trả về nguyên quán. Tuy nhiên đó là những nghi phạm can tội tại nước của mình như tham nhũng hay các tội hình sự khác.
Có những trường hợp đặc biệt khi một người bị đất nước của họ kết án tội phạm chính trị vì có những lời nói, hành động chống lại chính quyền thì đa số các nước trong thể chế dân chủ sẽ có điều khoản từ chối dẫn độ vì làm như vậy thì người bị cáo buộc có thể bị những bản án rất nặng nề mà một đất nước dân chủ thật sự không cho phép. Đây là điều mà dân chúng Hong Kong đang lo lắng và cực lực phản đối luật dẫn độ do Trung Quốc gợi ý và bà trưởng đặc khu đề nghị.
Cũng có những điều khoản ngoại lệ trong luật dẫn độ nếu tội phạm bị trả về nguyên quán sẽ bị tử hình thì nước thứ hai sẽ không dẫn độ đương sự về bản quốc để thụ án vì lý do nhân đạo.
Một trong những điều khoản thông thường nhất là tội phạm can án tại quốc gia nào thì quốc gia ấy trực tiếp dùng luật lệ của mình để xử lý hành vi của nghi can và chỉ trả đương sự về nước sau khi thi hành án. Theo lời Luật sư Nguyễn Văn Miếng, khi trả lời RFA hôm 12 tháng 8 năm 2019 giải thích về luật dẫn độ như sau:
“Bộ luật hình sự Việt Nam có quy định về dẫn độ, tuy nhiên phải theo hiệp ước giữa hai bên, thứ hai là trường hợp viên chức ngoại giao, một trường hợp nữa là do hai bộ ngoại giao làm việc với nhau để giải quyết. Tuy nhiên một nguyên tắc tối thượng trong bộ luật hình sự là tội phạm hình sự xảy ra ở đâu, thì xử ở đó. Tức là xảy ra ở Việt Nam thì Việt Nam phải xử, riêng trường hợp Trung Quốc thì nó đặc biệt như thế nào đó mà hiện nay tôi chưa hiểu rõ là họ căn cứ vào đâu để họ dẫn độ những công dân Trung Quốc phạm tội ở Việt Nam, vì về nguyên tắc là phải xử ở Việt Nam.”
Ngoài ra, theo điều 27 của Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam đã ký với Trung Quốc. Việt Nam cũng có thể từ chối tương trợ tư pháp về các vấn đề hình sự.
Tuy nhiên thực tế những gì đang diễn ra tại Việt Nam lại khác với thông lệ thế giới, ngay cả khác với những quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam khi nhiều tội phạm quốc tịch Trung Quốc đến Việt Nam gây án lại “được” dẫn độ về Trung Quốc mà không qua xét xử khiến dư luận ngỡ ngàng và rất nhiều câu hỏi đặt ra về hiện tượng này.
Tháng 8 năm 2019 vừa qua, 395 tội phạm người Trung Quốc bị phát hiện và bắt giữ tại Hải Phóng vì tổ chức đánh bạc trong khu vực mà Việt Nam cho phép họ dùng để làm resort. Chỉ mấy ngày sau phía Việt Nam đã dẫn độ 395 tội phạm này cho phía Trung Quốc.
Ngày 27 tháng 8 , Việt Nam cũng đã trao trả 28 người Trung Quốc cho Cục Công an TP Đông Hưng của Trung Quốc để xử lý về hành vi điều hành sàn chứng khoán giả tại Việt Nam.
Tại phiên họp của Ủy ban Tư pháp Quốc hội sáng 4 tháng 9, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương thông tin về lý do trao trả 395 người trong đường dây đánh bạc bị bắt tại khu đô thị Our City cho Trung Quốc. Ông Lê Quý Vương lý giải việc trao trả 395 "con bạc" cho Trung Quốc là do Việt Nam và Trung Quốc ký thỏa thuận về hợp tác trong công tác phòng chống tội phạm.
Một vài tuần sau, một đường giây ma túy cực lớn bị phát hiện tại Bình Định, bốn nghi can người Trung Quốc bị bắt tại hiện trường và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh lại ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 4 người này về hành vi cư trú bất hợp pháp với số tiền 95 triệu đồng và buộc phải trở về Trung Quốc. Đây là 4 trong số 6 đối tượng liên quan đến 2 kho chứa hóa chất dùng để chế biến ma túy tại khu vực 7, phường Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn (Bình Định) vừa bị Công an tỉnh Bình Định phối hợp Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) bắt giữ vào ngày 6-8.
Đường giây ma túy này lớn đến nỗi có chân rết tại nhiều tỉnh thành đã bị phát hiện tại thành phố HCM, Kom Tum và đang tiếp tục điều tra tại nhiều nơi khác. Tất cả 14 nghi can đều là người quốc tịch Trung Quốc sang Việt Nam với mục đích duy nhất là sản xuất và phát tán một lượng lớn ma túy cho người tiêu thụ tại Việt Nam. Tuy chưa có quyết định về số phận của những tội phạm người Trung Quốc này nhưng dư luận cho rằng họ sẽ được dẫn độ về Trung Quốc như 4 phạm nhân tại Bình Định.
Rất ít người dân biết được luật dẫn độ đã được Việt Nam ký với Trung Quốc, theo VOA dẫn lại nhiều nguồn từ Trung Quốc thì Hiệp định Dẫn độ gồm 22 điều khoản, bao gồm các vấn đề như nghĩa vụ dẫn độ, tội phạm đủ điều kiện dẫn độ, những lý do có thể và nên được sử dụng để từ chối dẫn độ và giải quyết tranh chấp.
Hiệp định này được Hội đồng Nhà nước ủy quyền, nhóm đàm phán Trung Quốc gồm các quan chức từ nhiều bộ khác nhau, đã bắt đầu hội đàm với phía Việt Nam hồi tháng 10 năm 2013. Hai bên đã ký hiệp ước vào ngày 7/4/2015 tại Bắc Kinh.
Cho tới nay chưa có thông tin chi tiết nào từ luật dẫn độ được chính phủ Việt Nam ban hành vì vậy khi có một cuộc dẫn độ xảy ra ngay cả các luật sư là người phải am tường luật này cũng chịu thua và chỉ suy đoán căn cứ theo Bộ luật hình sự Việt Nam. Việc ký kết này được xem là mờ ám và vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, vi phạm Hiến pháp Việt Nam và pháp luật Việt Nam bị những người đặt bút ký Luật này với Trung Quốc thông đồng với Bắc Kinh làm cho đất nước bị đối xử như một mảnh đất vô pháp luật.
Người dân Việt Nam cần biết rõ Luật Dẫn độ ký kết với Trung Quốc có được thông qua Quốc Hội hay không và vì lý do gì báo chí không công khai cho người dân biết. Người dân Việt Nam cũng rất cần biết tại sao nhà nước Việt Nam ưu tiên cho người Trung Quốc vào Việt Nam với số lượng rất lớn và không kiểm soát tất cả mọi công việc họ làm trên đất nước này để khi xảy ra vụ việc sản xuất ma túy với số lượng cực lớn thì người dân mới biết tới Luật dẫn độ mà thực chất là dẫn tội phạm về bản xứ đề tránh bị xét xử tại tòa án Việt Nam.
Phải chăng Trung Quốc là đất mẹ mà Việt Nam cần đưa người dân của họ về cũng như Hong Kong, Trung Quốc muốn bắt ai thì bắt qua Luật Dẫn độ đang gây phân rã mảnh đất kiên cường này. Việt Nam không phải là Hong Kong và vì vậy người dân có quyền biết những điều mà chính phủ Việt Nam đang cố giấu.

Dân phẫn nộ vì người Trung Quốc sản xuất ma túy ở Việt Nam chỉ bị phạt hành chính

 VOA Tiếng Việt/13/09/2019
Một cảnh sát canh gác bên cạnh lô hàng ma túy bị thu giữ ở Trung Quốc năm 2018. Bộ Công an Việt Nam đã phát hiện và đang điều tra đường dây sản xuất ma túy của người Trung Quốc ở Việt Nam, trong đó 4 người Trung Quốc bị phạt "hành chính" 95 triệu đồng.
Một cảnh sát canh gác bên cạnh lô hàng ma túy bị thu giữ ở Trung Quốc năm 2018. Bộ Công an Việt Nam đã phát hiện và đang điều tra đường dây sản xuất ma túy của người Trung Quốc ở Việt Nam, trong đó 4 người Trung Quốc bị phạt "hành chính" 95 triệu đồng. 
Việc nhà chức trách đưa ra mức xử phạt hành chính đối với 4 người Trung Quốc tham gia đường dây sản xuất ma túy “cực lớn” ở Việt Nam đã làm người dân phẫn nộ khi họ cho rằng Việt Nam sẽ là “thiên đường” của tội phạm Trung Quốc.
Truyền thông trong nước hôm 11/9 cho biết một đường dây sản xuất ma túy được gọi là “cực lớn” do nhóm người Trung Quốc cầm đầu ở tỉnh Bình Định đã bị Công an Việt Nam triệt phá. Bốn người Trung Quốc liên quan đến đường dây này bị xử phạt hành chính về “hành vi cư trú bất hợp pháp với số tiền 95 triệu đồng”.
Quyết định xử phạt của tỉnh Bình Định đối với những người Trung Quốc, được VTC và Người Lao Động trích dẫn, cho biết ông Zhou Liuging, 38 tuổi, bị phạt 35 triệu đồng do “không có giấy tờ tùy thân và đã vi phạm hành chính với lỗi là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền”. Ba người còn lại bị phạt mỗi người 20 triệu đồng do “nhập cảnh hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền”.
Bốn người này nằm trong số 6 nghi can vừa bị Bộ Công an bắt giữ liên quan đến 2 kho chứa hóa chất dùng để chế biến ma túy tại phường Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn của Bình Định, theo ghi nhận của phóng viên VTC và Người Lao Động.
Lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy của Bộ Công an đã thu giữ 200 thùng phuy chứa hóa chất và nhiều dụng cụ, máy móc để sản xuất ma túy.
Kết quả cho thấy kho chứa hóa chất ở Bình Định là nơi trung chuyển cho các cơ sở sản xuất ma túy tại nhiều tỉnh, thành trong nước do người Trung Quốc cầm đầu vừa được Bộ Công an Việt Nam triệt phá.
Trước đó, Bộ Công an hôm 9/9 bắt giữ 8 người Trung Quốc có hành vi sản xuất ma túy tại tỉnh Kon Tum. Công an Việt Nam đã thu giữ hàng chục tấn hóa chất, tiền chất ma túy cùng 20 tấn máy móc, thiết bị sản xuất ma túy trong vụ đột kích nhà kho ở tỉnh trên Tây Nguyên, theo Thanh Niên.
Trong số những người phản đối mức phạt “hành chính” đối với 4 công dân Trung Quốc, một người dùng Facebook có tên Thuy Le cho rằng “tội phạm buôn bán, tàng trữ, sản xuất ma túy thường phải xử nhiều năm tù hoặc chung thân đến tử hình”. Facebooker này “phẫn nộ” trước việc những người Trung Quốc chỉ bị phạt “vài chục triệu đồng”.
Anh Linh, một người dùng Facebook, cũng nêu ý kiến phản đối khi cho rằng “buôn bán sản xuất 13 tấn ma túy chỉ phạt hành chính thì xã hội không loạn mới lạ”.
Trong khi đó, hôm 5/9 một tòa án ở TP HCM đã tuyên án chung thân đối với một công dân Úc gốc Việt vì tham gia đường dây buôn bán ma túy từ Việt Nam sang Úc.
Luật sư Hà Huy Sơn nói với VOA rằng khung hình phạt theo Bộ luật hình sự Việt Nam cho hành vi sản xuất ma túy với khối lượng lớn như vậy phải là tử hình.
Nhận định về việc xử phạt 4 người Trung Quốc của chính quyền Bình Định, ông Lê Quang Huy, một người dân sống ở TP HCM nói với VOA rằng “tội phạm ma túy là tội hình sự” và do đó theo ông “tội phải xét xử theo thẩm quyền lãnh thổ, nhưng Việt Nam bị vướng vào hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc nên phải trả cho Trung Quốc”. Ông Huy nói ông “phản đối điều này.”
Trung Quốc tháng trước cho biết quốc hội nước này đã phê chuẩn một Hiệp ước dẫn độ với Việt Nam đã được ký kết từ năm 2015, theo đó các tội phạm của Trung Quốc sẽ được đưa về nước họ để xử. Việc phê chuẩn này diễn ra hơn 1 tháng sau khi Việt Nam dẫn độ hơn gần 400 nghi phạm người Trung Quốc tham gia đường dây đánh bạc được coi là lớn nhất ở Việt Nam qua mạng internet tại Hải Phòng bằng đường bộ qua cửa khẩu quốc tế tại Lạng Sơn.
Tháng trước, ba người Trung Quốc bị kết tội giết hại một người lái xe taxi ở Sơn La rồi vứt xác xuống sông nhưng lại được trục xuất về Trung Quốc. Vụ việc này cũng gây nên phẫn nộ từ phía người dân.
Cũng trong tháng 8, Việt Nam đã dẫn độ 28 người Trung Quốc giao cho Cục Công an TP Đông Hưng của Trung Quốc xử lý về hành vi điều hành sàn chứng khoán giả tại Việt Nam.
Luật sư Lê Đình Việt cho rằng “Hiệp ước dẫn độ Việt-Trung sẽ thu hút nhiều người Trung Quốc qua Việt Nam phạm tội” trong một phần đăng tải trên Facebook cá nhân hôm 11/9.
Một Facebooker có tên Vova Bui, trong phần bình luận về việc xử phạt hành chính 4 người Trung Quốc ở Bình Định, cũng cho rằng “Việt Nam sẽ là thiên đường của tội phạm Trung Quốc”.
“Để đảm bảo chủ quyền và luật pháp được thực hiện nghiêm minh thì tội phạm xảy ra trên đất nước Việt Nam cần phải được xử lý bằng pháp luật Việt Nam,” theo LS Hà Huy Sơn.

Facebooker bị tuyên án 5 năm tù vì nói xấu chế độ

RFA-2019-09-13 
Ông Lê Văn Sinh tại Tòa án Nhân dân Tỉnh Ninh Bình hôm 5/9/2019
Ông Lê Văn Sinh tại Tòa án Nhân dân Tỉnh Ninh Bình hôm 5/9/2019-Courtesy of NBTV
Tòa án Nhân dân tỉnh Ninh Bình hôm 5 tháng 9 đã tuyên án tù 5 năm đối với ông Lê Văn Sinh (sinh năm 1965) về tội “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, theo điều 52 và điều 331 Bộ luật Hình sự 2015.
Báo Ninh Bình trích cáo trạng của Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Ninh Bình cho biết từ tháng 5/2018 đến tháng 2/2019, ông Lê Văn Sinh đã sử dụng 2 tài khoản Facebook mang tên Sinh Lê và Sinh Levansinh (Sinhle) để soạn thảo, đăng tải, chia sẻ các nội dung nói xấu, bôi nhọ đảng, nhà nước và lãnh đạo tỉnh Ninh Bình. Cáo trạng cho biết ông Sinh đã viết 16 bài có nội dung nói xấu chế độ, xuyên tạc, chủ trương, đường lối của đảng Cộng sản, chính sách và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Luật An ninh mạng và dự thảo Luật Đặc khu.
Cáo trạng cũng cáo buộc ông Sinh đã chia sẻ 25 bài có nội dung bịa đặt, nói xấu, áp đặt, quy chụp sai phạm đối với 14 lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, huyện Hoa Lư và lãnh đạo các phòng, ban khác của huyện Hoa Lư.
Ông Lê Văn Sinh bị bắt giữ hôm 15/2/2019.
Việt Nam là một trong những quốc gia xếp cuối bảng về tự do báo chí của Tổ chức Phóng viên không biên giới. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế, tính đến tháng 6 năm 2019, có ít nhất 133 người đang bị giam giữ ở Việt Nam vì thực hành các quyền tự do cơ bản.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế, EU và Hoa Kỳ đã từng lên tiếng chỉ trích Việt Nam về Luật An ninh mạng vừa đi vào hiệu lực từ hồi đầu năm nay vì cho rằng luật này nhằm mục đích hạn chế quyền tự do bày tỏ ý kiến của người dân.
Theo thống kê của RFA, từ đầu năm đến nay các tòa án ở Việt Nam đã kết án tù ít nhất 40 người với các cáo buộc tội âm mưu lật đổ nhà nước, tuyên truyền chống chế độ, lợi dụng các quyền tự do dân chủ, gây rối trật tự công cộng, tàng trữ vũ khí và khủng bố.

Trang bị camera cho phòng hỏi cung có giảm được oan sai?

RFA-2019-09-13 
5 bị cáo là công an, đã tham gia trong vụ bắt giữ, đánh đập nạn nhân Ngô Thanh Kiều đến tử vong tại phiên xử hôm 27/03/14.

5 bị cáo là công an, đã tham gia trong vụ bắt giữ, đánh đập nạn nhân Ngô Thanh Kiều đến tử vong tại phiên xử hôm 27/03/14.File photo

Không có kinh phí

Tại phiên họp 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận Sơ kết 5 năm thi hành Hiến pháp 2013, diễn ra vào sáng ngày 11 tháng 9, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, bà Lê Thị Nga đề cập đến vấn đề quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp và trong Luật Tố tụng Hình sự mặc dù đã được cụ thể hóa bằng nhiều quy định, như quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can để làm căn cứ chứng minh chống bức cung, nhục hình, chống oan sai; thế nhưng trên thực tế quy định này vẫn chưa được thực thi.
Bà Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết theo báo cáo của Bộ Công an giải thích thì Bộ này không có tiền để xây dựng phòng hỏi cung có trang bị máy cũng như không có tiền mua máy ghi âm, ghi hình…

Chỉ là cái cớ và ngụy biện?

Lướt qua trang fanpage của một số báo mạng chính thống tại Việt Nam, Đài RFA ghi nhận không ít ý kiến của độc giả thắc mắc rằng mỗi phòng hỏi cung vốn dĩ đã có sẵn và lắp đặt thêm một máy camera thì chẳng lẽ tốn kém lắm hay sao? Hay có người còn viện dẫn những vụ án đánh bạc nghìn tỷ, các vụ hối lộ hàng triệu đô la Mỹ (USD), hoặc những vụ án tham nhũng buộc thu hồi tài sản do tham nhũng gây ra trả lại cho Nhà nước, Chính phủ không trích từ nguồn này để đầu tư cho Bộ Công an?
Cô Trịnh Kim Tiến, con gái của ông Trịnh Xuân Tùng, một nạn nhân bị Công an Hà Nội đánh chết hồi năm 2011 do chạy xe không đội mũ bảo hiểm, lên tiếng với RFA rằng lý do mà Bộ Công an đưa ra là không chính đáng:
“Em nghĩ ngân sách của ngành Công an là rất nhiều. Vì ngành Công an là ngành được hưởng lợi từ ngân sách số tiền rất lớn, cho nên không thể có chuyện mà họ không đủ ngân sách để lắp đặt phòng hỏi cung với hệ thống camera ghi âm, ghi hình được. Tại vì những khoản tiền lắp đặt như vậy tại mỗi đồn công an ở phường rất ít (chi phí) và số tiền không đáng so với những gì mà ngành công an được nhận hàng năm.”
Tôi nghĩ ngân sách của ngành Công an là rất nhiều. Vì ngành Công an là ngành được hưởng lợi từ ngân sách số tiền rất lớn, cho nên không thể có chuyện mà họ không đủ ngân sách để lắp đặt phòng hỏi cung với hệ thống camera ghi âm, ghi hình được. Tại vì những khoản tiền lắp đặt như vậy tại mỗi đồn công an ở phường rất ít (chi phí) và số tiền không đáng so với những gì mà ngành công an được nhận hàng năm
-Cô Trịnh Kim Tiến
Bởi vì thân phụ đã bị thiệt mạng oan ức trong lúc làm việc với công an, cho nên cô Trịnh Kim Tiến còn khẳng định Bộ Công an nói không có tiền để xây dựng phòng hỏi cung có lắp đặt máy ghi âm, ghi hình chỉ là cái cớ mà họ đưa ra nhằm trốn tránh, không công khai minh bạch trong quá trình điều tra án.
Trong khi đó, trên trang fanpage Thông tin Chính phủ, vào hôm 12 tháng 9, đăng tải thông tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một ngày trước đó ký ban hành Quyết định số 1172/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ và lộ trình cụ thể thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Trang fanpage Thông tin Chính phủ còn ghi rõ từ ngày 1/1/2020 sẽ thực hiện thống nhất ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Luật sư Phạm Công Út, một luật sư từng tham gia đóng góp ý kiến đề nghị đưa quy định cần lắp đặt hệ thống ghi âm, ghi hình trong phòng hỏi cung vào luật, cho RFA biết theo nhận định của ông trước thông tin vừa nêu, thì lộ trình gắn máy ghi âm, ghi hình ở 63 tỉnh, thành tại Việt Nam sẽ không được đồng bộ. Ông khẳng định rằng quyết định đó chỉ là ước mơ và trên thực tế thì khó thực hiện, vì kể từ khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được thông qua cho đến năm 2020, suốt 5 năm mà tại các phòng hỏi cung bị can ở thành phố lớn vẫn chưa được lắp đặt máy ghi âm, ghi hình.
Mặc dù vậy, Luật sư Phạm Công Út cho rằng báo cáo của Bộ Công an đưa ra “do không có tiền xây dựng phòng hỏi cung có lắp đặt máy ghi âm, ghi hình” không phải là không hợp lý trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam. Luật sư Phạm Công Út giải thích:
“Ví dụ như có những vụ đại án với hàng vài chục bị can, bị cáo hoặc trên 100 bị can, bị cáo thì hồ sơ của những vụ án đó rất đồ sộ, khổng lồ. Rất nhiều lần lấy lời khai đối với từng người. Rất nhiều cuộc đối chất giữa người này với người khác, giữa bị can này với bị can khác.... Nếu nói bằng văn bản thì những bộ hồ sơ đó có thể lên đến hàng trăm nghìn bút lục. Đó là riêng về hồ sơ bằng giấy; 1 vụ án có thể chở đầy cả 1 xe tải.
Và nếu lấy lời khai tất cả bị can, bị cáo trong một vụ án như vậy đều bằng ghi âm, ghi hình thì dung lượng lưu trữ đối với vụ án đó rất là khủng khiếp và việc lưu trữ đó đắt đỏ hơn gấp nhiều lần so với vấn đề lắp đặt máy. Lắp đặt máy có thể chỉ một lần, nhưng có thể sử dụng trong nhiều vụ án. Nhưng lấy lời khai vụ án để lưu trữ thì một vụ án có thể nhiều lần lấy lời khai...Như thế, người ta phải tính toán đến vấn đề lưu trữ các thông tin đã thực hiện theo quy trình tố tụng, là ghi âm, ghi hình, ghi tiếng. Do đó, tôi cho rằng chỉ là mơ ước mà bước vào hiện thực thì còn khỏang thời gian khá dài để hoàn chỉnh được vấn đề này.”
Các nạn nhân trong vụ án oan sai 40 năm sau khi nhận quyết định đình chỉ tại VKS Tây Ninh hôm 04/04/19.
Các nạn nhân trong vụ án oan sai 40 năm sau khi nhận quyết định đình chỉ tại VKS Tây Ninh hôm 04/04/19. Courtesy of Thanhnien
Luật sư Phạm Công Út còn đặc biệt lưu ý một “kẻ hở” pháp luật mà cho dù phòng hỏi cung của Cơ quan điều tra được lắp máy camera thì vẫn không tránh khỏi các tình trạng bức cung, dùng nhục hình và bị oan sai:
“Một điểm không nằm trong luật, tức là khi người bị bắt giữ thì ngay lập tức đưa về công an phường để lấy lời khai. Và công an phường không phải là Cơ quan điều tra nên không có máy ghi âm, ghi hình nên tại nơi đó họ mặc sức có thể dùng bức cung, nhục hình để buộc một người nào vào phải ký vào bản nhận tội. Sau khi đã nhận tội rồi thì mới chuyển qua Cơ quan điều tra có hệ thống ghi âm, ghi hình. Và hệ thống ghi âm, ghi hình này là hợp thức hóa phần nhận tội trước đây ở tại công an phường.”

Không bao giờ hết oan sai

Từ Sài Gòn, Blogger Nguyễn Ngọc Già lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do rằng Việt Nam bắt buộc phải có những thay đổi trong quá trình tố tụng khi bắt giữ người dân theo cam kết mà Hà Nội đã ký vào các Công ước Quốc tế, như “Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác” (gọi tắt là “Công ước chống tra tấn”), tuy nhiên Bộ Công an viện dẫn vì không có tiền nên chưa thực thi thì đó chỉ là “phép ngụy biện đánh tráo vấn đề”.
Blogger Nguyễn Ngọc Già bày tỏ rằng ông không có niềm tin Việt Nam sẽ thực thi quy định lắp đặt hệ thống ghi âm, ghi hình một cách hữu hiệu:
Trừ trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng độc lập và có tam quyền phân lập thì khi xét xử mới được công minh và có công lý theo đúng luật pháp. Cho nên có sửa đổi thế nào cũng như vậy. Tôi nghĩ không bao giờ thay đổi được
-Luật sư Võ An Đôn
“Theo tôi, thậm chí dù có tiền, dù có phòng hỏi cung ghi hình, ghi âm gì đó thì tôi vẫn cam đoan rằng án oan không bao giờ dứt. Một thực tế mà tôi đã trải qua tại trại tạm giam Chí Hòa, thì Luật Tạm giữ Tạm giam đã có hiệu lực từ ngày 01/07/16. Vào tháng 9 năm 2016, tức là luật này có hiệu lực đã 2 tháng rồi, nhưng giới công an ở tại Trại giam Chí Hòa muốn đánh người lúc nào cũng được. Thậm chí, họ có gắn camera ghi hình ở ngoài hành lang và chính mắt tôi chứng kiến là giới công an ở Trại giam Chí Hòa lôi người tù, lôi những người tạm giam vào góc khuất để đánh. Còn chính bản thân tôi đã bị đối xử không còn quyền con người và họ đã cùm tôi suốt hai tuần lễ. Nói tóm lại là họ vi phạm Luật Thi hành Tạm giữ Tạm giam, mặc dù luật này đã có hiệu lực.”
Blogger Nguyễn Ngọc Già và một số nhà hoạt động dân chủ ở trong nước mạnh mẽ tuyên bố rằng Chính quyền Việt Nam không thực thi pháp luật ngay từ khâu đầu tiên của quá trình tố tụng đối với người dân, nhất là những người cất lên tiếng nói chính kiến hay phản đối, chống lại bất công trong xã hội. Họ nêu lên tình trạng Công an Việt Nam tùy tiện bắt giam người dân, mà trong thời gian gần đây đã có hàng loạt trường hợp như Hà Văn Nam, Đoàn Thị Hồng, Ngô Văn Dũng…và chắc chắn những người bị bắt giữ này sẽ tiếp tục gánh chịu những bản án oan sai.
Một số các vị luật sư ở Việt Nam thì khẳng định với RFA rằng Việt Nam có thể thực hiện đúng Hiến pháp về bảo vệ quyền con người, quyền công dân và không để xảy ra tình trạng bức cung, nhục hình, chống oan sai chỉ khi nào có tam quyền phân lập, như lời khẳng định của Luật sư Võ An Đôn:
“Trừ trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng độc lập và có tam quyền phân lập thì khi xét xử mới được công minh và có công lý theo đúng luật pháp. Cho nên có sửa đổi thế nào cũng như vậy. Tôi nghĩ không bao giờ thay đổi được.”

Cấp trên cấp dưới đều “né”, dân phải làm sao?

Diễm Thi, RFA-2019-09-12
Dân oan khiếu kiện đất đai tại Hà Nội năm 2013.
 Dân oan khiếu kiện đất đai tại Hà Nội năm 2013.Reuters
Từ nhiều năm qua, người dân Hà Nội không còn lạ lẫm với hình ảnh từng đoàn người từ khắp nơi kéo về thủ đô kêu oan, phần đông là để khiếu kiện về đất đai. Sở dĩ, chuyện khiếu kiện đến Trung ương thường xảy ra hơn, là bởi nguyên nhân - mà phần đông người dân cho biết - là lãnh đạo địa phương nơi họ cư trú không giải quyết thỏa đáng việc khiếu kiện...
Vì sai nên “né”
Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 11/9/2019, Tổng thanh tra Chính phủ, ông Lê Minh Khái cũng khẳng định tình trạng lãnh đạo địa phương ngại tiếp công dân, nhất là các vụ việc phức tạp, khiếu nại đông người, vẫn còn xảy ra.
Ông Cao Thăng Ca, một dân oan Thủ Thiêm từng nhiều lần ra tới Hà Nội khiếu kiện nhưng vẫn không được giải quyết thỏa đáng, bày tỏ bất bình trước thông tin này:
“Ông Tổng thanh tra chính phủ nói vậy thì ông ấy phải xem lại mình coi bản thân ông ấy có chịu tiếp dân chưa?
Dân oan Thủ Thiêm ra Hà Nội rất nhiều lần yêu cầu gặp Tổng thanh tra chính phủ nhưng họ không hề tiếp dân.
Thống kê của các cơ quan chức năng Việt Nam cho thấy, đa số các khiếu kiện tại Việt Nam liên quan đến việc người dân bị xâm phạm hoặc bị tước mất quyền lợi hợp pháp liên quan đến đất đai. Nhiều vụ việc kéo dài nhiều năm nhưng không đơn vị hành chánh nào từ cấp địa phương đến trung ương giải quyết. Vì sao lại có chuyện chính quyền không giải quyết những bất công cho chính người dân trong địa phương của mình?
Ông Trịnh Bá Tư, một dân oan Dương Nội nêu thực tế:
“Có những nơi họ chia nhỏ nhóm hoặc khiếu kiện cá nhân, có những nơi họ hình thành những nhóm lớn hơn ở địa phương để khiếu kiện, đòi hỏi quyền lợi. Nhưng chính những cấp xã, phường, quận, huyện lại là những cơ quan chức năng đưa ra quyết định thu hồi đất nên họ rất bao che cho nhau và trấn áp người dân. Họ không giải quyết và trả đơn về. Người dân phải kiện lên cấp cao hơn như thành phố, tỉnh hoặc thậm chí trung ương.”
Ông Trịnh Bá Tư cho biết thêm rằng, khi người dân lên trung ương thì vẫn bị sự thờ ơ, vô cảm của những người ở các cơ quan như Trụ sở tiếp dân, Ban dân vận… Do đó, người dân rất bức xúc, giống như đi “gõ cửa” hết chỗ này đến chỗ khác mà không xong việc khiến uất ức bùng phát thêm.
Trong phiên trả lời chất vấn Quốc hội ngày 6 tháng 6 năm 2018 ở Hà Nội, Phó thủ tướng chính phủ, ông Vương Đình Huệ, cho hay phần lớn các Chủ tịch tỉnh ủy thác cho Phó Chủ tịch tiếp dân. Thậm chí, nhiều vấn đề địa phương không giải quyết tận gốc nên người dân lại dồn lên trung ương. Trong khi theo quy định, Chủ tịch xã một năm tiếp dân 48 lần, huyện là 24 lần, tỉnh là 12 lần. Chủ trương là vậy nhưng thực tế có được như vậy không? Ông Cao Thăng Ca nhận định:
Ở địa phương người ta không dám tiếp dân vì người ta làm sai. Dân trưng ra tất cả những bằng chứng địa phương làm sai về quy hoạch, sai về thu hồi đất, sai về phương án đền bù, sai về tái định cư…thành ra nếu tiếp dân thì họ nói gì bây giờ?!
Vòng lẩn quẩn
Cách đây đúng hai tháng, ngày 11/7/2019, kết quả báo cáo về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân do Bộ Tài Nguyên - Môi trường gửi tới Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội chỉ ra rằng, rất nhiều vụ khiếu kiện lớn vẫn chưa thể giải quyết như Thủ Thiêm, Đồng Tâm, Dương Nội, Vườn Rau Lộc Hưng …khiến người dân tiếp tục khiến kiện đến các cơ quan trung ương của đảng và chính phủ tại Hà Nội.
Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, người thường tham gia tiến trình hỗ trợ pháp lý cho người dân trong việc khiếu nại, chủ yếu là về đất đai nhiều năm qua, nhận ra một thực tế là, giải quyết khiếu nại mang yếu tố “đùn đẩy”, chỉ là hình thức chứ thực chất không giải quyết được bao nhiêu. Ông phân tích vì sao người dân phải khiếu kiện lên trung ương:
“Các cơ quan của tỉnh lại ra những quyết định không thỏa đáng hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, người dân họ mới khiếu nại ra trung ương. Họ hy vọng cơ quan trung ương phải tái thẩm, phải cứu xét theo trình tự từ cấp cao hơn, nhưng gần như trung ương lại đưa về địa phương. Địa phương cũng không chịu giải quyết buộc người dân phải lên trung ương. Cụ thể là từ các tỉnh thành đổ ra Hà Nội”.
Luật sư Phúc cho rằng việc khiếu nại đến cơ quan nhà nước tăng là do các địa phương “đùn đẩy” nhau, tuy vậy ông cũng cảm thông sự “bất lực” của các cơ quan giải quyết khiếu nại:
“Nói một cách công bằng thì các cơ quan tiếp dân trung ương họ cũng nỗ lực vì việc khiếu kiện nó bùng nổ, quá tải, tràn ngập. Họ cũng họp bàn, hội nghị, hội thảo, đề ra biện pháp, cách thức, chỉ đạo…nhưng sự thực thì không giải quyết được bao nhiêu”.
Dân oan Đồng Tháp ra tới Hà Nội khiếu kiện năm 2002.
Dân oan Đồng Tháp ra tới Hà Nội khiếu kiện năm 2002. Reuters
Hàng chục năm trước đây, cư dân Hà Nội không thể không biết đến một nhóm dân oan mất đất, ngày vác đơn đến phòng tiếp dân, tối về ngủ ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng hoặc vườn hoa Lý Tự Trọng. Họ ăn, ngủ, giặt giũ, nấu nướng ngay tại vườn hoa nhưng rồi kết quả chẳng tới đâu. Sau này dân oan mất đất thay đổi cách khiếu kiện như lời ông Cao Thăng Ca:
Ra trung ương thì giờ chỉ có cách là dân kêu oan tại nhà các lãnh đạo đảng và Nhà nước, tức là gây phiền hà rắc rối cho họ thì họ mới chỉ đạo cho thành phố, cho địa phương phải lãnh dân về giải quyết. Nhưng thực chất (địa phương) cũng lại chỉ hứa hẹn chứ họ không dám đối thoại với người dân cho rõ đúng sai. Việc này chỉ lẩn quẩn chứ không thể nào giải quyết được”.
Ông Trịnh Bá Tư cũng cùng ý kiến khi cho rằng đó là “vòng lẩn quẩn”. Dân lên đến thành phố thì hồ sơ lại bị chuyển về cấp dưới, và cấp dưới không giải quyết, dân lại lên thành phố… ông kết luận:
“Thực ra thì nó là tình trạng bế tắc chung của xã hội Việt Nam hiện nay khi các quan chức cộng sản ký hàng loạt quy định thu hồi đất của người dân từ Bắc vào Nam. Khi người dân phản ánh, khiếu nại, tố cáo thì bị trấn áp, bị bỏ tù, gây xung đột rất lớn giữa người dân và chính quyền cộng sản hiện nay”.
Dẫn số liệu báo cáo từ các bộ, ngành, ông Tổng Thanh tra Chính phủ thông tin, so với năm 2018, tuy tổng số đơn thư các loại (khiếu nại, tố cáo; kiến nghị, phản ánh) giảm 7%, số vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước giảm 3%, số đoàn đông người giảm 0,6% nhưng số lượt công dân đến các cơ quan nhà nước khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh tăng 4,3%.
Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc nhận xét, yếu tố “giảm đơn thư khiếu nại” mà các vị lãnh đạo đưa ra làm người dân hiểu lầm khi nghĩ việc giải quyết khiếu nại có kết quả tốt. Nhưng dưới góc nhìn của ông thì “tỷ lệ khiếu kiện tự động giảm” vì nhiều lý do:
“Thứ nhất là người dân họ mỏi mòn, không đủ sức theo đuổi vụ kiện vì không đủ khả năng tài chính để đi lại; Thứ hai là họ mất sự tin tưởng ở các cơ quan trung ương; Thứ ba là như một số khách hàng của tôi, chính tôi vận động họ đừng khiếu kiện nữa vì thấy không đi tới đâu trong khi sức lực có hạn, tuổi tác ngoài 70, 80 rồi…”
Một luật sư từng đưa ra kết luận về việc khiếu kiện kéo dài, không ai giải quyết, dưới chỉ lên, trên chỉ xuống… là do không có sự độc lập của các cơ quan Hành pháp, Tư pháp và Lập pháp, nghĩa là không có “Tam quyền phân lập”. Và như thế thì khiếu kiện “vượt cấp” vì địa phương xử oan sẽ còn tiếp diễn dài dài…