Sunday, July 15, 2018

Muộn quá rồi chăng?


* Đăng ở báo chống Bolshevik tiếng Nga Svobodnyia Mysli (Tư tưởng tự do) ở Paris số ra ngày 15 tháng Mười Một, 1920. Tác giả của tiểu phẩm này là nhà văn châm biếm người Nga lớn nhất. Ông đào thoát khỏi nước Nga Xô-viết và hiện đang ở Paris. 

Tôi nói điều này đã xảy ra, vì nó sẽ xảy ra. 

Phải chăng nó chẳng thay đổi gì nhiều cho dù đấy là tương lai, hiện tại, hay quá khứ? Trong cơn giông tố của bao cuộc cách mạng điên cuồng của mình, Bánh xe của Quỷ hòa tan tất cả thời gian thành một khoảnh khắc: tương lai tức thì trở thành hiện tại, còn hiện tại biến mất vào trong đống đổ nát hoang tàn có tên là quá khứ. 

Khi tôi nghĩ về điều này, tôi cố gắng mơ tưởng chúng ta đã chiếm Petrograd. Tưởng đến điều này thì máu trong người tôi sôi sục trong niềm vui sướng điên cuồng và những làn sóng hân hoan ấy bắt đầu tràn ngập tâm can khô héo của tôi. 

Chúng ta đang có mặt ở Petrograd! 

Thế rồi hèn nhát thay tôi lại đâm ra rất hoảng sợ. Người tôi trở nên tái mét, và tự dưng như một kẻ tội lỗi hèn nhát tôi bắt đầu cầu nguyện: 

"Hoãn ngay tất cả chuyện này lại! Tôi e rằng chuyện này phải hoãn lại rất lâu!" 

Nói chung, tôi gan dạ. Nói chung, tất cả chúng ta đã trở nên chai lì và dữ tợn; chúng ta sẵn sàng tay không đánh lại súng máy. Nhưng... 

Tôi sợ Petrograd. 

Hai ý nghĩ xung đột trong lòng tôi, giống như hai con rồng cuồng nộ: 

"Sung sướng biết bao! Chúng ta sẽ chiếm Petrograd!"

"Tôi sợ. Không chiếm Petrograd!" 

"Anh sợ gì chứ? Petrograd là mục đích thiết tha nhất của chúng ta, ao ước mãnh liệt nhất của chúng ta. Anh sợ gì chứ?"

"Tôi sợ đến khi chúng ta sẽ chiếm được Petrograd thì đã quá muộn cho những người hiện đang ở đấy."

Đây là điều tôi sợ-biết đâu có cái cảnh như sau: 

Ở ngoại ô Petrograd, Hồng quân tháo lui vẫn bắn vào quân đội Nga, nhưng trung tâm thành phố đã hoàn toàn tự do. Một người mặc áo quần thường dân, không thể nào đè nén niềm hạnh phúc trong lòng, đã tách ra khỏi phân đội đang tiến tới và chạy vào một con đường nhỏ trong thành phố đang hấp hối. Ở cuối đường anh thấy người ta xếp hàng nhận bánh mì. 

Độ bảy mươi người cả nam lẫn nữ đứng xếp hàng trước cánh cửa có treo bảng, "Xuất trình thẻ lao động để nhận bánh mì".

Giống như bom nổ giữa đồng lầy, người thanh niên chiến thắng này lao vào đám đông. 

"Các đồng chí. Không, quỷ tha ma bắt bọn đồng chí ấy đi! Các bạn ơi, anh chị em ơi, mọi người được tự do rồi. Cộng sản ghê tởm không còn nữa. Từ giờ trở đi mỗi người chúng ta là công dân tự do của nước Nga hùng cường."

"Hắn nói gì thế?" một ông già giọng run sợ quay sang cô gái có sắc mặt xanh xao hỏi. "Chuyện gì xảy ra với hắn vậy?"

"Ông ta nói chúng ta được tự do, cộng sản sụp đổ rồi." 

Ông già mấp máy môi một lát rồi gật đầu: 

"Có lẽ như thế cũng tốt. Có lẽ thôi. Như thế có nghĩa là họ sẽ cho con trai tôi ra khỏi Uỷ ban Đặc biệt nếu con tôi còn sống." 

Một phụ nữ gãi hông và hỏi, "thế còn ngày mốt thì sao? Họ đã hứa cho chúng tôi xà phòng và muối. Như vậy có nghĩa chúng tôi sẽ không nhận được gì. Như thế là không được."

"Còn xà phòng gì ở đây? Muối gì ở đây?" người thanh niên say mê hừng hực như bó đuốc. "Từ bây giờ trở đi mọi người sẽ sống như con người. Mọi thứ ta cần, ta có thể mua tự do, bao nhiêu cũng có."

"Nghe thì hay lắm," ông già thờ ơ nói, rồi bắt đầu nhìn chăm chú cái gáy của người đàn ông đứng ngay trước mặt. 

Rồi dòng người xếp hàng trở lại thái độ chờ đợi bình thản. 

"Các bạn ơi, anh chị em ơi!" người thanh niên la to và vội vàng chạy từ người này đến người khác, nắm lấy bàn tay họ và lúc lắc cánh tay họ giống như những tay vặn của những chiếc máy bơm nước đã hỏng. "Tại sao mọi người còn đứng ở đây? Hãy chạy về nhà và la to, hoan hô!"

"Hoan hô," một người đàn ông trong hàng nói vọng ra yếu ớt, khi ông bước từ chân này sang chân kia. 

"Mày là thằng láu cá nhé," ông già vừa nói vừa nhìn đăm đăm người thanh niên chiến thắng này với vẻ mặt giận dữ và sợ hãi. 

"Mày muốn tao chạy về nhà để mày chiếm chỗ của tao ở trong hàng."

"Ông điên chắc, hay có chuyện gì xảy ra với ông vậy? Tại sao tôi cần quái gì cái nhúm bột mà ông gọi là bánh mì ấy? Tôi chẳng nói với ông bằng tiếng Nga dễ hiểu là Petrograd hiện ở trong tay quân đội Nga sao?"

"Vậy họ sẽ cho loại hai bao nhiêu bánh mì?"  một người thợ có vẻ mặt màu vàng và mệt mỏi hỏi. 

"Sẽ không còn bất kỳ loại gì nữa. Ông cần bao nhiêu thì có bấy nhiêu".

"Hắn nói láo đấy," người may mắn đứng đầu tiên trong hàng, gần nhất với cánh cửa mà bao nhiêu người ao ước, nói. 

"Đúng thôi, làm gì lại có chuyện không có phân loại ở đây?" 

"Tại sao mày không đi lo chuyện của mày đi, gã trai trẻ kia?" Lão già nói, "Lợi lộc gì mà cứ la cà ở đây như thế này. Hay mày muốn vào xếp hàng, thì chỗ của mày ở đằng sau kia kìa; chẳng ai giành đâu."

"Nhưng chả lẽ ông không hiểu: ông bây giờ là người tự do?" người thanh niên nói tiếp. "Thử nghĩ xem, ông muốn đi đâu tùy ý mà chẳng cần bất kỳ 'sổ lao động'. hay giấy phép, hay ủy ban đặc biệt nào cả. Chỉ lên xe lửa đi đến Odessa, hay Sebastopol, hay Kursk, đến bất kỳ nơi nào ông muốn." 

"Nhưng còn tôi đến đấy để làm gì chứ?"  người phụ nữ đứng gãi hông cười nhạo. "Nhưng nếu anh giúp tôi xin được mấy cái đế giày cho giày tôi ở đằng ủy ban mậu dịch, thì tôi biết ơn anh vô cùng. À, có lẽ, xin thêm ít dầu để thắp đèn..."

Người thanh niên thử đủ mọi cách anh biết để khích lệ đám đông ấy, nhưng dòng người xếp hàng, cứ kéo dài ra như con rắn màu xám dài, chậm chạp và buồn ngủ vì đói, vẫn trơ trơ, vẫn kiên nhẫn chờ đợi những lát bánh mỳ; chỉ người đứng ở đầu hàng thỉnh thoảng rụt rè gõ nhẹ vào cửa, còn ở cuối hàng dòng người càng lúc càng dài thêm. 

Người thanh niên, sau khi cố gắng hết mình cuối cùng đã trở nên chán nản, bật khóc rồi bỏ đi. 

Trời đã tối. Từ đằng xa vọng đến tiếng chân của đoàn quân đi, và nghe tiếng súng nổ. Dòng người xếp hàng trở nên hơi lo âu. 

"Tại sao họ đánh nhau?"

"Hãy cứ lắng nghe tiếng súng bắn nhau đi." 

"Họ nói quân Bạch vệ đã vào thành phố."

"Chắc anh muốn nói đến Kolchak? Kệ, tôi chỉ hy vọng vào ngày mai họ sẽ phát những gì họ đã hứa trên tem phiếu tháng Mười Một."

Hàng người xao động một lát và rồi mọi thứ trở lại yên ắng. 

... 

Tất nhiên, chúng ta sẽ chiếm Petrograd. 

Nhưng nếu nó sẽ giống như tôi tả thì có đủ khiến cho anh có sợ phát điên lên không chứ? 


*

Nguồn: Dịch từ tạp chí Mỹ The Lving Age số ra ngày 15 tháng Một, 1921, trang 146-147. 


Người dịch:


Con tàu vận hành quyền lực

Fb. Luân Lê|

ng Thủ tướng nói về việc tham khảo ý kiến nhân dân và các nhà khoa học về dự thảo luật đặc khu. Điều đó có nghĩa là từ trước khi xây dựng dự thảo cho đến khi được đưa ra Quốc hội thảo luận vào tháng 6/0218 vừa qua thì dự thảo này không được tham khảo ý kiến từ nhân dân cũng như các chuyên gia. Và vì thế mà nó mới gặp phải phản ứng dữ dội và quyết liệt đến thế từ nhân dân trên cả nước khi hay tin Quốc hội sẽ bấm nút thông qua một dự luật đặc biệt quan trọng đến an ninh quốc gia.

Nhưng việc tham khảo ý kiến nhân dân về luật đặc khu có phải về vấn đề của việc nhân dân có quyền quyết định thực sự đến dự luật cũng như đất nước có nhất thiết cần phát triển kinh tế bằng đặc khu và câu chuyện an ninh quốc gia có bị đe doạ hay không mới là điều tối quan trọng, vì nhân dân cần phải được quyết định vấn đề hệ trọng này của quốc gia một cách thực chất chứ không thể hình thức cho qua chuyện.
Chỉ đạo của Bộ Chính trị vẫn còn nguyên đó, khi thiết chế siêu quyền lực này đã giao cho Quốc hội phải bàn thảo và thông qua luật đặc khu, vậy nhân dân có vai trò gì trong việc thiết lập và thông qua dự luật này trên thực tế? Ý kiến của nhân dân nếu trái với hoặc phủ quyết chỉ đạo của Bộ Chính trị thì sẽ giải quyết thế nào và quyết định của ai mới có hiệu lực thực thi? Đó là vấn đề lớn nhất hiện nay.
Vừa rồi bà Chủ tịch Quốc hội phát biểu cho rằng, chẳng lẽ ông Thanh tra chính phủ lại đi kiện ông Bộ trưởng về tài sản bất minh thì điều đó không phù hợp với truyền thống người Việt Nam. Đây là quan điểm của vị trí chính trị quan trọng trong Quốc hội, nhưng không hiểu tại sao bà ấy lại không ủng hộ việc người ta thực thi theo pháp luật (luật công) mà lại muốn hành xử theo cảm tính về mặt truyền thống mơ hồ nào đó.
Người đứng đầu Quốc hội lo lắng: “Không lẽ ‘ông’ Thanh tra Chính phủ lại đi kiện ‘ông’ Bộ trưởng này, lãnh đạo kia về tài sản thì nghe không đúng truyền thống văn hoá Việt Nam lắm”. Ảnh: DT
Nhà nước pháp quyền phải đặt lên trên hết mọi thứ là luật pháp và mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, đặc biệt cán bộ công quyền khi tham gia vào công cuộc chính trị thì phải tuân thủ hàng loạt những luật liên quan đến chức phận của mình. Nếu chống tham nhũng lại sợ kiện tụng và né tránh luật pháp, mà nó phải là nghĩa vụ bắt buộc tiên quyết, thì sẽ không giải quyết được vấn đề gì trên thực tế. Thậm chí đề xuất đánh thuế 45% tài sản bất minh cũng chính là một cách để hợp thức hoá tài sản tham nhũng và hành vi rửa tiền của quan chức.
Khi đã chịu tác động của luật công, thì mọi vấn đề liên quan đến tài sản đều được coi là lĩnh vực điều chỉnh của luật công, không thể coi đó là chuyện bí mật đời tư để trở thành nhạy cảm hay nếu là bất minh thì cho đánh thuế để phù phép cho nó tồn tại. Chống tham nhũng như vậy thì chỉ làm cho bọn tham nhũng ngày càng vơ vét khủng khiếp và lộng hành mãnh liệt hơn.
Tôi không hiểu cớ làm sao mà bà ấy có thể đảm nhận một chức phận chính trị quan trọng trong cơ quan lập pháp (cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho nhân dân) lại có nhận thức pháp luật như thế. Nhưng đó là lý do của việc quyền lực không được phân tách thành các thiết chế độc lập nên mới có tình trạng rối rắm và luẩn quẩn như vậy.
Ở một thành phố trực thuộc trung ương, nhưng người ta đề xuất người có tuổi nhận 200 triệu đồng để nhường chức cho những cán bộ trẻ hơn. Đây là một hành vi huỷ hoại luật pháp và cả huỷ hoại tính chính danh của quyền lực nhà nước. Vì nếu không đủ phẩm chất thì anh phải bị phế truất và thay thế với những điều kiện nhất định. Người thay thế cũng phải đảm bảo rằng anh đáp ứng đủ những tiêu chí mà luật pháp đặt ra để đảm nhận được chức phận này khi bổ nhiệm.
Nếu để người có chức vụ nhận tiền để nhường chỗ cho người trẻ hơn thì chẳng khác nào hành vi mua quan bán chức được công khai và nó trở thành thị trường để cho bọn lưu manh kéo bè kết phái nắm lấy và lũng đoạn quyền lực.
Tôi chưa thấy nơi nào trên thế giới có tư duy và đề xuất như vậy trong việc giải quyết những bất ổn và lỗ hổng của thể chế tạo ra. Thật nguy hiểm khi lại có những đề xuất kiểu đó được đưa ra thảo luận một cách thản nhiên và công khai./.

Kẻ cần phải thức tỉnh!

FB Bạch Hoàn
NƯỚC MẮT ĐI TÌM TƯƠNG LAI… (*)
ôi nhìn mãi, nghĩ mãi, ám ảnh mãi về tấm hình một người đàn ông ôm con gái của mình. Và người đàn ông ấy khóc. Anh khóc vì con mình không vào được trường phổ thông hệ công lập. Có lẽ, với nhiều người, tấm vé “BOT giáo dục”, tấm vé để được đi con đường đến với tương lai qua cổng trường tư thục là một gánh quá nặng, họ khó có thể lo toan được dù đã đổ cả mồ hôi và nước mắt để lót đường.
Bi kịch của xã hội là không phải chỉ có một mình người đàn ông ấy khóc. Bi kịch là vẫn đang còn những đứa trẻ loay hoay tìm đường, trong khi cha mẹ của các em thì ngơ ngác và lạc lối. Không vào được trường công lập vì số lượng tuyển sinh lớp 10 chỉ bằng 2/3 số lượng thi vào (Hà Nội). Trường tư thục cũng chẳng dễ dàng. Họ đành đứng đó, giữa ngã ba cuộc đời…
Tôi đợi mãi, tôi vẫn cứ chờ mãi một lời động viên, một hành động vỗ về hay bất cứ thứ gì tương tự thế từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhưng hình như chẳng có gì. Hình như mọi thứ cứ mịt mù và vô vọng.
Phải có ai đó nói gì đi chứ? Phải có ai đó làm cái gì đi chứ? Phải có giải pháp nào cho tình trạng này chứ?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, ông ở đâu? Ông làm gì khi cái ngành giáo dục của ông đang khiến xã hội mệt mỏi đến nhường ấy?
Trường công tuyển sinh hạn chế. Trường tư thì chi phí quá cao. Mới khâu tuyển sinh mà có những kẻ làm giáo dục đã đem các con ra để kiếm chác. Trơ trẽn và bẩn thỉu.
Tôi thực sự vô cùng tò mò muốn biết, ông Phùng Xuân Nhạ nghĩ cái quái quỷ gì khi cha mẹ học sinh ví điểm chuẩn xét tuyển vào lớp 10 như chỉ số chứng khoán. Thật là một sỉ nhục không thể nào hơn được nữa.
“Em xin các chị, nhà em chỉ có 3 mẹ con. Con không đỗ được vào trường chắc em chết mất. Con em rất ngoan, không muốn gửi vào trường khác sợ hư con. Xin các chị nhận hồ sơ của cháu”.
Tôi càng không thể nào lý giải nổi, sao ông Phùng Xuân Nhạ và cái Bộ Giáo dục của ông vẫn câm như hến khi phụ huynh học sinh phải khóc than, phải kêu gào, phải cầu xin nhà trường nhận hồ sơ của con mình. Các người thờ ơ, vô cảm hết rồi sao? Người dân đang phải cầu xin đấy, các người không hiểu sao?
Ở một đất nước bao năm qua vẫn kêu gọi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – người từng khẳng định chỉ có một ham muốn tột bậc là người dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, mà đến bây giờ, khi người dân đã phải cầu xin cho con được học mà vẫn bị chối từ. Ông Phùng Xuân Nhạ, ông có thấy xấu hổ với tiền nhân không?
Ở một đất nước mà Hiến pháp đã quy định rất rõ nhiệm vụ phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu… nhưng thực tế giáo dục lại đang là nỗi sợ hãi đến mức ám ảnh người dân, ông thấy mình có làm tròn trách nhiệm không? Ông vẫn thấy mình xứng đáng bám vào cái ghế Bộ trưởng hay sao?
Mỗi năm đất nước mất 3-4 tỉ USD chi phí du học vì sự kém cỏi của ngành giáo dục, vì nỗi hoang mang của người dân về ngành giáo dục.
Có thứ gì nghịch lý hơn khi người dân phải giành nhau từng suất học, phải cầu xin những người làm giáo dục ban phát cho cơ hội được học, phải đổ mồ hôi, nước mắt, phải gác lại công việc, phải cậy nhờ quan hệ, phải chạy lớp chạy trường, chỉ để được học, trong khi những kẻ làm ở cái ngành giáo dục này lại cho con cái của họ du học ở những phương trời khác, những nền giáo dục khác. Thông điệp giáo dục là nghịch lý này ư?
Thông điệp giáo dục là muốn có tương lai tốt đẹp thì phải dùng quan hệ, phải nhờ vả ư?
Thông điệp giáo dục là muốn được làm người thì phải vứt bỏ cả tự trọng ư?
Thông điệp giáo dục là… Khóc ư? Than vãn ư? Cầu xin ư? Kệ cụ chúng mày!
Ông Phùng Xuân Nhạ ạ, để tôi nói với ông điều này… Những vất vả, những khổ sở hôm nay sẽ là bài học đắt giá để người lớn và bọn trẻ tỉnh táo hơn về cả hiện thực và tương lai.
Rồi đến lúc, có thể chính ông cũng phải trả giá vì những giọt nước mắt cay đắng đã rơi trên con đường đi tìm tương lai của những phận người khốn khổ ấy.
Và nếu hiểu được điều này ông sẽ nhận ra, kẻ cần phải thức tỉnh lại chính là ông – Phùng Xuân Nhạ.
(*) Tựa của tác giả

Chống tham nhũng quyết liệt bằng cách

Sư tử thắc mắc:
Ông Trọng nói rằng kiểm tra tài sản lãnh đạo rất khó, vì nó vi phạm đến quyền riêng tư? Còn bà Ngân thì bảo: không lẽ giờ ông thanh tra chính phủ lại đi tố ông bộ trưởng này, lãnh đạo kia về tài sản thì nghe không đúng truyền thống văn hóa Việt Nam lắm…

20 cách bất tuân dân sự – Phản kháng dễ làm nhưng hiệu quả

FB Tí Phạm: Đây là giai đoạn chín mùi cho BẤT TUÂN DÂN SỰ.
Tại sao?
  1. Kinh tế của chế độ csvn đã đi đến chỗ rệu rạo và kiệt quệ.
  2. Hà Nội đang bị bủa vây tứ phía và đã mất viện trợ và các giúp đỡ, vay mượn ưu đãi.
  3. Trung Quốc đang loay hoay trong cuộc chiến mậu dịch.
  4. Lòng dân đang oán thán cực độ.
  5. Nội bộ cộng sản đang phân hóa trầm trọng.
  6. Các công cụ bảo vệ chế độ đang hoang mang, mệt mỏi và lo sợ.
  7. Các công cụ tuyên truyền cho chế độ bị mất tác dụng và đi đến chỗ phản tác dụng.
Bất tuân dân sự là phương thức đấu tranh nhằm:
1. Xây dựng ý thức của người dân nhằm kết hợp chặt chẽ và hành động cụ thể.
2. Làm rệu rạo xương sống kinh tế để làm suy yếu lực lượng bảo vệ chế độ.
3. Làm phân hóa và đổ nát cỗ máy chế độ.
4. Làm cho Trung Quốc thấy rằng nuốt Việt Nam là điều không thể được và làm cho bọn đày tớ của Trung Quốc thấy rằng bán Việt Nam là điều không thể xảy ra.
5. Chuẩn bị cho một cuộc thay đổi trọng đại.
Mỗi ngày, cứ mỗi người ở Việt Nam trong số 50 triệu người, tiết kiệm, không tiêu xài 20 ngàn đồng, thì sẽ bị hụt 1000 tỉ đồng trong thị trường tiêu dùng. Đây chỉ là một khía cạnh nhỏ, chưa kể đến những tác động dây chuyền khác…
HÃY PHẢN ĐỐI THUẾ PHÍ VÀ LÀM RỖNG NGÂN KHỐ BẰNG HÀNH ĐỘNG HỢP PHÁP.
Nguồn: FB Đinh Tấn Lực

Tình cảnh trớ trêu của đất nước


Fb. Đỗ Ngà

Hằng năm khi đến dịp các ngày lễ, CS cho thả một số tù nhân mà họ gọi là “ân xá”. Cái gọi là “ân xá” của họ có 2 mục đích. Thứ nhất, thả bớt tù nhân để lấy chỗ nhốt tiếp lớp tù nhân mới vì nhà tù ở Việt Nam đã quá tải. Thứ nhì, đây là dịp họ làm tiền gia đình các tù nhân để làm giàu. Muốn chạy một suất giảm án đều phải chung chi để đám cai ngục giới thiệu lên chủ tịch nước kí ân xá.
Trong nhà tù, CS tống giam 2 loại người, thứ nhất loại gây hại xã hội, và thứ nhì đó là những người đóng góp cho tiến bộ đất nước. Tức trong nhà tù, CS ngoài bắt nhốt tội phạm thực sự thì họ còn bắt nhốt và bức hại chính tương lai nước Việt để phục vụ lợi ích cho tập thể ĐCS và vun vén cho quan chức tìm đường sống cho con cháu mình ở xứ khác – xứ tự do dân chủ.
Ở xã hội nào cũng thế, loại gây hại cho xã hội như tham ô, trộm cướp, buôn lậu, ma túy, giết người, hiếp dâm, mafia, xã hội đen vv… Loại đó, ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều phải bị pháp luật trừng trị để giữ gìn sự bình yên cho người dân hiền lành.
Nhưng ở Việt Nam lại khác, chính quyền bỏ tù luôn nhân tố đấu tranh vì sự tiến bộ đất nước. Đứng trước sự tan nát của đất nước, họ đòi dân chủ trong ôn hòa, thế là bị bỏ tù. Họ chỉ ra cái sai của chính quyền nhưng chính quyền không biết ơn còn bỏ tù họ. Tại những nước dân chủ, những con người đó sẽ được dân chúng chọn lựa cho việc điều hành đất nước chứ không phải bị ngồi tù như ở Việt Nam. Kết quả của đất nước như hôm nay thì ai cũng biết, đang nghèo đói không có đường gỡ, đang mất nước từ từ mà chưa có cách cứu vãn.
Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam
Đất nước đến thời mạt vận nên mới xảy ra chuyện trớ trêu. Kẻ gây hại cho xã hội thì được ân xá, còn những nhân tố thúc đẩy sự tiến bộ đất nước thì không bao giờ được ân xá dù chỉ 1 ngày. Đã vậy, họ – tù nhân bất đồng chính kiến còn bị cai ngục bức hại, dẫn đến việc họ thà tuyệt thực để đòi được đối xử như con người. Không ai đem cái chết ra đùa, trừ khi sự hà khắc của trại giam còn kinh khủng hơn cái chết. Trước đây anh Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải và Cù Huy Hà Vũ bị bức hại phải tuyệt thực thì nay đến lược Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Một đất nước, không dễ gì mất, nó chỉ mất khi có một triều đại chính trị đưa đất nước đến yếu kém toàn diện. Trong ngàn năm thoát khỏi Bắc Thuộc thì thời CS là thời kì yếu nhất của lịch sử. CS độc chiếm quyền lực để phá hủy nội lực đất nước nhằm tư lợi rồi trốn sang xứ tự do xây dựng thế hệ hậu sinh cho riêng dòng họ. Điều này chả lẽ Trung Cộng không thấy? Trung Cộng thấy rất rõ và họ đang rất hài lòng.
Số phận Việt Nam rồi sẽ ra sao? Chắc chắn Việt Nam sẽ bị vứt bỏ không thương tiếc khi đất nước đối diện với nguy cơ mất hoàn toàn vào tay ngoại bang. Lúc đó, số phận gần 100 triệu dân sao đây? Với người CS thì cứ “kệ mẹ chúng nó” thế là xong. Điều đáng bàn là thái độ của người dân, đến đây mà còn tư tưởng “để đảng và nhà nước lo” thì làm kiếp con vật còn không xứng chứ đừng nói làm người./.

Nhà tù là một hệ thống đày đọa thân nhân

Nếu 40 năm trước đã từng có hàng trăm ngàn người lính miền Nam bị đày ải ra Bắc trong các trại tù “cải tạo” để vợ con thân nhân phải trèo đèo vạn dặm đi thăm nuôi, thì ngày nay thân nhân gia đình những tù nhân chính trị cũng phải vạn lý nhọc nhằn mỗi tháng đi thăm chồng, vợ, con.
Giam tù chính trị xa nguyên quán là một chính sách nhằm duy nhất mỗi một việc: ĐÀY ĐỌA thân nhân gia đình người tù.
Điểm sơ một số trường hợp:


– Anh Nguyễn Bắc Truyển, bị giam tại trại An Điềm, Quảng Nam, cách nguyên quán Sài Gòn 833 km.
– Mục Sư Nguyễn Trung Tôn, bị giam tại trại Gia Trung, tỉnh Gia Lai, cách nguyên quán Thanh Hóa 984 km.
– Anh Trương Minh Đức, bị giam tại Trại 6 Nghệ An, cách Sài Gòn 1378 km.
– Chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bị giam tại Trại 5 Thanh Hoá, cách Khánh Hòa 1197 km.
– Anh Hoàng Bình, bị giam tại Trại An Điềm, Quảng Nam, cách Nghệ An 676 km.
– Anh Trần Huỳnh Duy Thức, bị giam tại Trại 6 Nghệ An, cách Sài Gòn 1378 km.
– Anh Trần Hoàng Phúc, bị giam tại Trại 1 Hà Nội, cách Sài Gòn 1615 km.
– Chị Nguyễn Đặng Minh Mẫn, bị giam tại Trại 5 Thanh Hóa, cách Trà Vinh 1636 km.
– Chị Trần Thị Nga, bị giam tại Trại Gia Trung, Gia Lai, cách nguyên quán Hà Nam 1077 km.
Đảng CSVN đâu chỉ đày ải một người tù. Họ đày đọa cả gia đình. Thế nhưng, nhhttps://chantroimoimedia.com/2018/07/15/nha-tu-la-mot-he-thong-day-doa-than-nhan/ư hầu hết mọi trường hợp, các bản án tù đày đã chẳng bao giờ làm người ta chùng bước.


Xả!

Vân Đồn nhìn từ trên cao. Ảnh: Internet
Vân Đồn, Quảng Ninh nhìn từ trên cao. Ảnh: Internet


Một bé nhà trẻ, sau khi ẻ đái tè le trong lớp, giơ tay:
– Cô ơi, cho bé đi vệ sinh
– Trét phân khắp lớp rồi, bây giờ mới xin đi vệ sinh là sao?
– Vậy là cô lạc hậu rồi, đặc khu làm từ 2013, quan cướp đất dân chia lô hết rồi, 2018 máy bay tàu khựa đáp rồi, mà luật vẫn còn đang bày đặt xin thông qua!


Thế nào là pháp quyền xã hội chủ nghĩa?

***
Ba câu hỏi chốn pháp đình

Trong một chia sẻ sau phiên xét xử phúc thẩm vụ án “Phong trào Chấn hưng nước Việt”, một luật sư tâm sự rằng ông rất hoang mang về cái gọi là “pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.
Ông nói: “Từ thực tiễn xét xử các vụ án ở Việt Nam gần đây gây bức xúc công luận và đánh động lương tri, bất giác khiến tôi nhớ đến các vụ án chấn động ở thế kỷ trước, xảy ra ở Cuba, Hương Cảng (tô giới nước Anh) và Việt Nam (thuộc địa Pháp) mà ngẫm nghĩ, đối chiếu thấy ra những nghịch lý đến khó hiểu”.
Cách đây gần thế kỷ (năm 1931), các luật sư của nước Anh (đế quốc, thực dân) lại hết lòng bào chữa, bảo vệ hữu hiệu cho bị cáo Tống Văn Sơ trước cáo buộc có các hoạt động phương hại đến nền an ninh quốc gia của họ… Vì sao các luật sư nước Anh (trong đó nổi bật là luật sư Loseby) lại hành xử như vậy và vì sao nhà chức trách vẫn để họ yên ổn hành nghề?!
Cách đây hơn nửa thế kỷ (năm 1953), Tòa án của nhà nước Batista (chính thể bị xem là độc tài, quân phiệt của Cuba lúc bấy giờ) lại để cho bị cáo Fidel Castro tự bào chữa suốt 4 giờ liền không bị gián đoạn, mà nội dung bào chữa được xem là bản cáo trạng lên án nhà cầm quyền, được lưu giữ và sau này in thành sách, chuyển ngữ tiếng Việt với tiêu đề “Lịch sử sẽ xóa án cho tôi” (NXB Công an nhân dân)?!
Cách đây ngót thế kỷ (năm 1928) ở xứ Nam kỳ thuộc địa đã xảy ra vụ án “Người nông dân nổi dây” tại cánh đồng Nọc Nạng (thuộc xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu hiện nay) mà khi xét xử vụ án, các “quan tòa áo đỏ” người Pháp tuyên tha bổng các bị cáo đồng phạm đâm chết “ông cò” Tournier (cảnh sát người Pháp, tham gia đàn áp gia đình ông Mười Chức)…?!
Với ba câu hỏi nói trên, vị luật sư cho biết kể từ khi tham gia bào chữa các vụ án màu sắc ‘án chính trị’, ông gần như nhiều lúc mắc chứng trầm cảm vì có quá nhiều điều không tưởng trong tố tụng đang diễn ra ở những phiên xét xử này. Đơn cử là việc thẩm phán chủ tọa ngăn trở quyền tự bào chữa của bị cáo và của cả luật sư. Bên công tố buộc tội thì lại giữ quyền im lặng, từ chối những câu hỏi đặt ra khi tranh tụng của luật sư. Thân nhân của bị cáo muốn vào dự phiên xét xử phải xin phép, và người dân không được vào dự khán ở phiên tòa được thông báo là xét xử công khai…
“Nhiều người nhìn các tấm hình thấy luật sư ngồi trước laptop (máy tính xách tay) tại phòng xử án, sẽ dễ nhầm tưởng… Thật ra các máy tính này, kể cả thiết bị thẻ nhớ USB lưu trữ tài liệu phục vụ bào chữa ở trước mặt từng luật sư, đều là của nhân viên tòa án đưa cho mượn. Kết thúc xét xử là trả lại cho tòa, và luật sư được nhận lại laptop mà tòa ‘giữ dùm’ trước đó”. Vị luật sư chia sẻ.
Luật là hệ thống hóa chính sách của Đảng?
Có phải pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một nền luật pháp mà bản thân nó là việc luật hóa và hệ thống hóa các chính sách của Đảng? Luật là chính sách của Đảng dành cho nhà nước và được giải thích bởi Quốc hội thông qua các thủ tục lập pháp; chính sách của Đảng là linh hồn và nền tảng của pháp luật?
Nhìn lại những vụ án như Hội Anh em dân chủ, Phong trào Chấn hưng nước Việt, có thể thấy vai trò của các thẩm phán trong hệ thống luật pháp xã hội chủ nghĩa cũng nằm trong sự lãnh đạo của đảng Cộng sản. Các thẩm phán vẫn đưa ra những phán quyết có lợi cho chính quyền, chứ không áp dụng luật pháp một cách công bình.
Cũng băn khoăn về ‘pháp quyền xã hội chủ nghĩa’, một nhà báo chuyên mảng pháp đình cho rằng trong rất nhiều vụ án, pháp đình không phải là nơi công lý được thực thi. Công lý đã không đứng về phía người tận khổ. Nhà báo này muốn nói về bản án tử hình mà TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên cho bị cáo Đặng Văn Hiến hôm 12-7-2018.
“Vụ án đồng Nọc Nạn tháng 8 năm 1928, Tòa Đại hình Cần Thơ đã tuyên tha bổng cho hầu hết các bị can. Toàn án thực dân đã thừa nhận vị thế nạn nhân của các thủ phạm. Sau 90 năm, Tòa án xã hội chủ nghĩa của chúng ta đã không nhìn được điều đó. Ý nghĩa nhân đạo không tồn tại trong bản án phúc thẩm vừa tuyên cho Hiến. Đó là một bước thụt lùi về khía cạnh nhân văn của nền tư pháp.
Trước, trong và sau phiên tòa, hàng trăm, hàng ngàn bài báo đã lên tiếng đòi, kiến nghị, xin giảm án cho Hiến. Gia đình nạn nhân, các luật sư cũng đã làm đủ mọi cách để án cho Hiến nhẹ hơn. Nhưng vô vọng. Luật pháp đã không hề nghe thấy nhưng tiếng kêu từ lương tâm xã hội”. Nhà báo này chua chát so sánh.
Ông Đặng Văn Hiến đã cầm súng thể thao để chống trả lực lượng gồm 34 người của Công ty Long Sơn mang theo hung khí, áo giáp cùng các phương tiện cơ giới vào phá tài sản của gia đình ông. Vụ việc gây hậu làm 3 người chết, 13 người bị thương.
Nói như lời cảm thán của vị ký giả pháp đình, thì nếu chủ tịch nước bác đơn xin ân xá, y án tử hình Hiến, thì xã hội nhận thêm một vết thương, một nỗi đau lương tâm. Y án tử hình Hiến, lương tri đang bị giễu nhại, công lý đang trở nên méo mó, và người ta được quyền nghi ngờ vào những lời hoa mỹ ngợi ca pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Có lẽ không chỉ người dân, mà cả giới luật sư, nhà báo đang khánh kiệt dần niềm tin…

Canh bạc và sự trả giá

Fb. Đỗ Ngà|

hị trường chứng khoán tự nó không sản sinh ra của cải cho xã hội. Việc mua bán cổ phiếu là cuộc chơi tựa như kẻ đánh bạc. Có điều, trên trong canh bạc, kẻ thắng người thua phải chung chi ngày, còn trong canh bạc chơi cổ phiếu, kẻ thắng hôm nay và người thua ngày mai. Ví dụ, hôm nay chỉ số chứng khoán tăng thì nhà đầu tư có lời, nhưng hôm sau chỉ số chứng khoán giảm nhà đầu tư lỗ. Tiền lỗ hôm sau được xem như là số tiền thua bạc để chung chi cho lời hôm trước.

Qua đây ta thấy gì? Đó là trong một thị trường nào mà tự nó không sản sinh ra hàng hóa thì sự làm giàu nó chỉ tựa canh bạc. Nghĩa là có người thắng, thì ắt có người thua hoặc có lúc thắng thì ắt có lúc thua, nhưng tính tổng toàn xã hội sẽ không có sự giàu lên. Tương tự vậy nhìn sang xã hội Việt Nam cũng tựa như canh bạc vậy. Nghĩa là có kẻ thắng thì ắt có kẻ thua, người có lúc thắng thì ắt cũng có lúc thua. Nhìn tổng thể đất nước không khá hơn được gì.
Về thực trạng, đất nước này gần như không làm sản sinh ra thứ hàng hoá nào cả. Nói đúng hơn là hàng hóa Việt Nam làm ra có giá trị cực thấp. Không sản xuất nổi con ốc cho Samsung, toàn bộ hàng hóa làm ra rất thô sơ có giá trị gia tăng cực thấp. Về bản chất, xã hội Việt Nam đang tiệm cận với thị trường không sản sinh hàng hóa, nghĩa là Việt Nam đang chơi canh bạc kinh tế chứ không phải phát triển bền vững như Nhật và Hàn. Sự phồn vinh hôm nay sẽ phải trả giá vào ngày mai.
Tại sao sự khá giả hôm nay phải trả giá vào ngày mai? Và tại sao kẻ này khá giả thì kẻ khác phải trả giá cho cho sự giàu có đó?
Thứ nhất, tôi muốn nói đất nước cải thiện thu nhập hôm nay để ngày mai trả giá là dựa cơ sở nào? Đó là chính quyền nhân danh nhân dân mượn nợ quốc tế. Ta nên nhớ, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997, Hàn Quốc vay IMF 50 tỷ đô để tái cơ cấu nền kinh tế, sau 3 năm họ đã trả xong cả vốn lẫn lãi. Nợ trả xong và còn đó nước Hàn Quốc cũng đã hồi phục sức khỏe kinh tế. 
Hàn Quốc cắt đuôi nợ nần và phát triển bền vững. Vì sao như thế? Vì Hàn Quốc sản sinh ra hàng hóa có giá trị gia tăng cao nên về bản chất nền kinh tế của họ không phải là một canh bạc. Còn Việt Nam? Việt Nam hiện nay nợ công đến 210% GDP và chưa hề thanh toán cho chủ nợ.
Tốc độ tăng nợ công gấp 3 lần tăng trưởng GDP, nghĩa là mượn nợ để ăn và phá chứ không phải để làm sản sinh ra hàng hóa có giá trị gia tăng cao. Đống nợ đó đến lúc đáo hạn nó sẽ hút hết tài sản trong dân và đưa đất nước đến khủng hoảng dài lâu và nghiêm trọng như Venezuela. Đó là lúc mà Việt Nam phải trả cho việc vay để xài và phá.
Thứ nhì, tôi muốn nói đó là ở xã hội Việt Nam có kẻ giàu thì ắt có kẻ phải trả giá cho sự giàu có đó. Đất lấy của dân chỉ 18 triệu/m² nhưng bán 350 triệu/m². Nâng giá xăng để hút máu toàn dân, số tiền đó sẽ chảy vào túi cán bộ ngành xăng dầu trong đất nước này. Cán bộ có nhà Mỹ, con du học Mỹ, thẻ xanh Mỹ và sắm xe siêu sang vi vu đều là cái giá mà hàng triệu dân phải bóp bụng vì chính sách vặt lông vịt của nhà nước. Để có một đại gia khoe khoang với thiên hạ thì đằng sau đó hàng vạn người phải ăn mì tôm chống đói, hàng vạn trẻ em đu dây đến trường, hàng ngàn ngôi trường dột nát mái tranh vách nứa, hàng triệu công nhân làm không đủ nuôi mình ngày 2 bữa vv… Đất nước này đã bị ĐCS móc túi người nghèo đắp vào ví người giàu tạo hố ngăn cách giàu nghèo xa vời vợi.
Đấy là thực trạng đất nước là như thế. ĐCS đã dùng đất nước này cho canh bạc vay tiêu trước mà không có trách nhiệm kiến thiết đất nước, mặc xác cho việc toàn dân phải trả cái giá rất đắt sau này./.

Bộ Công An: các tổ chức phản động ráo riết chống phá luật An ninh mạng

RFA-2018-07-15   
Áp phích Phản đối Luật An Ninh Mạng
Áp phích Phản đối Luật An Ninh Mạng-Amnesty International
Bộ Công an Việt Nam hôm 13/7 nói rằng các tổ chức phản động và số chống đối trong và ngoài nước đang triển khai các hoạt động chống phá luật An ninh mạng vừa được Quốc hội thông qua hôm 12/6 vừa qua.
Trong mục trả lời câu hỏi, phần trả lời được đăng tải trên trang mạng của Bộ Công An cho rằng các tổ chức như Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời và số đối tượng chống đối ráo riết và quyêt liệt triển khai các hoạt động chống phá luật An ninh mạng. Nguyên nhân được Bộ Công an đánh giá là do các tổ chức này trong những năm gần đây đã lợi dụng không gian mạng để tuyên truyền, kích động biểu tình, gây rối an ninh, trật tự, chống phá Đảng, nhà nước. Lo sợ mất không gian động này, các tổ chức đó đã tiến hành các hoạt động chống phá luật mới.
Luật An ninh mạng của Việt Nam có những điều khoản bị nhiều người dân và các tổ chức nhân quyền quốc tế phản đối bao gồm việc yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ mạng phải lưu trữ thông tin người dùng và cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng khi được yêu cầu. Các công ty nước ngoài cung cấp dịch vụ internet ở Việt Nam được yêu cầu phải đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam và cũng phải cung cấp các thông tin của người dùng khi được cơ quan chức năng yêu cầu.
Trang mạng của Bộ Công an có đoạn viết rằng ‘Ngay sau khi Luật An ninh mạng được ban hành, hoạt động chống phá Luật càng trở lên quyết liệt, các tổ chức phản động và số đối tượng chống đối liên tục tự tổ chức quay các video, clip, trích dẫn thông tin sai lệch, lồng ghép, xuyên tạc nội dung phát biểu của một số đại biểu Quốc hội, hô hào, kích động quần chúng nhân dân phản đối Luật An ninh mạng.’
Tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc tế và chính phủ Hoa Kỳ ngay từ trước khi luật An ninh mạng được thông qua đã lên tiếng phản đối luật này vì cho rằng luật mới sẽ bóp nghẹt quyền bày tỏ ý kiến của người dân, cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Chính phủ Hoa Kỳ đã nêu trực tiếp ý kiến này với lãnh đạo Việt Nam.
Bộ Công An thừa nhận mặc dù đã được chuẩn bị kỹ lưỡng và được đa số đại biểu quốc hội tán thành, nhưng do luật có quy định về phòng ngừa, đấu tranh, xử lý trực tiếp các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia trên không gian mạng nên vẫn còn những ý kiến băn khoăn.
Bộ Công An khẳng định luật không kiểm soát toàn bộ thông tin cá nhân của người dân, và không gây cản trợ hoạt động của doanh nghiệp.

Trùm đường dây đánh bạc khai nhận hối lộ tướng công an tiền và trang sức

RFA-2018-07-14   
Cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh (bên trái) và cựu thiếu tướng Nguyễn Thanh Hoá
Cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh (bên trái) và cựu thiếu tướng Nguyễn Thanh Hoá-RFA edit
Trùm đường dây đánh bạc trên mạng Nguyễn Văn Dương khai nhận với công an là đã dùng tiền và trang sức để hối lộ 2 tướng công an Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hoá. Truyền thông trong nước trích nguồn tin từ cơ quan điều tra Bộ Công an cho biết như vậy hôm 14/7.
Tuy nhiên, cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh, nguyên tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát và cựu thiếu tưởng Nguyễn Thanh Hoá, nguyên cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao đã bác bỏ việc nhận hối lộ này.
Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam là hai người được xác định có vai trò cầm đầu đường dây đánh bạc trên mạng lên đến hàng ngàn tỷ đồng với hai cổng game điện tử có tên là Rikvip và Tip.clup. Hai người này bị khởi tố và bắt tạm giam vào tháng 10 năm ngoái.
Sau đó, hai tướng công an Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hoá cũng bị khởi tố và bắt tạm giam. Ông Vĩnh bị điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ông Hoá bị khởi tố và bắt tạm giam về hành vi tổ chức đánh bạc.
Báo Tuổi Trẻ ngày 14/7 trích nguồn tin tu cơ quan tố tụng tỉnh Phú Thọ cho biết Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh này vừa quyết định khởi tố bị can Nguyễn Văn Dương thêm tội danh đưa hối lộ. Quyết định đã được Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Báo Tuổi Trẻ cho biết đến nay cơ quan điều tra đã có đủ chứng cứ về hành vi đưa hối lộ của bị can.

CSVN áp lực tù nhân lương tâm bằng cách chuyển trại tù xa nhà

Bà Nguyễn Kim Thanh trong chuyến thăm chồng là ông Trương Minh Đức hôm 12 Tháng Bảy. (Hình: Facebook Nguyễn Kim Thanh)
NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Giới hoạt động chính trị cho hay, tính đến giữa Tháng Bảy, 2018, một số tù nhân lương tâm đang thọ án bỗng nhiên bị chuyển trại cùng lúc, theo kiểu “người miền Nam thì chuyển ra miền Bắc và ngược lại,” nhằm gây khó dễ cho thân nhân đi thăm nuôi họ hàng tháng.
Ba trường hợp mới nhất được ghi nhận đều là thành viên Hội Anh Em Dân Chủ và cùng phải ra tòa hồi Tháng Tư, 2018: ông Trương Minh Đức, ký giả tự do, bị tuyên án 13 năm tù; Mục Sư Nguyễn Trung Tôn, bị tuyên án 12 năm tù; và blogger Nguyễn Bắc Truyển bị kết án 11 năm tù.
Sau chuyến thăm chồng là ông Trương Minh Đức hôm 12 Tháng Bảy, bà Nguyễn Kim Thanh viết trên Facebook cá nhân rằng ông Đức đột ngột bị chuyển từ trại giam B14 Hà Nội về trại giam số 6 ở tỉnh Nghệ An.
Bà viết: “Chồng tôi nói đường xá xa xôi, khó khăn nguy hiểm, vài tháng tôi đi thăm anh một lần cũng được. Nhưng làm sao tôi yên tâm được, mỗi tháng tôi phải mua thuốc gởi cho anh uống đều đặn. Làm sao tôi không đi được? Ít ra quy định cho một tháng thăm một lần, thì tôi cũng phải cố gắng. Dù thế nào cũng phải đi, để biết được sức khỏe của anh như thế nào. Những bệnh tim mạch và huyết áp của anh rất nguy hiểm, có thể nhồi máu cơ tim bất cứ lúc nào. Tôi sẽ cố gắng làm hết khả năng của mình có thể…”
Cùng thời điểm, blogger Nguyễn Thúy Hạnh ở Hà Nội thông báo trên Facebook cá nhân rằng Mục Sư Nguyễn Trung Tôn đường đột bị chuyển trại đi Đắk Lắk dù ông đang bệnh tật trong lúc gia cảnh hết sức ngặt nghèo: “Mẹ già hơn 90 tuổi mù lòa, con gái mắc bệnh bẩm sinh, vợ phải một mình xoay ra làm lụng nuôi con, nuôi mẹ, nuôi chồng tù.”
“Đày ải bản thân người ta chưa đủ, nhà cầm quyền còn dã tâm muốn đày ải gia đình người ta, để không thể thăm nuôi, mà nếu thăm nuôi thì mỗi chuyến đi như thế tốn kém gấp bao nhiêu lần, và ai sẽ ở nhà những ngày đó để trông nom mẹ già con dại (của ông Tôn)?”, bà Hạnh viết trên Facebook.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thúy Quỳnh, phát ngôn viên Hội Anh Em Dân Chủ viết trên Facebook cá nhân rằng ông Nguyễn Bắc Truyển bị chuyển từ Hà Nội về trại giam An Điềm ở tỉnh Quảng Nam.
Bà Quỳnh viết: “Trước khi bị chuyển trại, ông Truyển đã viết giấy yêu cầu được chuyển về nhà tù gần gia đình hơn và các cơ quan ngoại giao phương Tây cũng lên tiếng về vấn đề này. Vậy là nhà cầm quyền đưa Truyển từ Hà Nội về Quảng Nam. Nếu tính về khoảng cách địa lý thì có gần hơn thật (1,000 km so với 1,600), nhưng về địa thế lại xa xôi hẻo lánh, đường đi lối lại khó khăn và tốn kém hơn. Từ Sài Gòn, người nhà của ông Truyển phải ra Đà Nẵng và từ đó vượt 70 km đường rừng. Không có phương tiện giao thông nào khác ngoài taxi hoặc xe ôm. Vừa tốn kém vừa nguy hiểm khi thân đàn bà lặn lội dặm trường, vượt rừng để thăm chồng.”
Trước ba trường hợp nêu trên là blogger Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đang thọ án 10 năm tù). Bà Quỳnh đột ngột bị chuyển trại từ tỉnh Khánh Hòa (gần nhà bà) ra trại tù số 5 ở tỉnh Thanh Hóa ngay cận Tết Mậu Tuất 2018.
Được biết bà Quỳnh hiện vẫn đang tuyệt thực để phản đối điều kiện giam giữ tồi tệ. Theo tiết lộ của bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ blogger này, bà Quỳnh “thường xuyên bị bạn tù gây gổ, mạt sát và phòng giam còn bị đặt máy quay…”
Trước đó, một trường hợp khác là ông Trần Huỳnh Duy Thức, đang thọ án 16 năm tù giam, bị chuyển từ trại Xuyên Mộc ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ra trại giam số 6 ở tỉnh Nghệ An hồi Tháng Năm, 2016, trong lúc gia đình ông này ở Sài Gòn. Thời điểm đó, ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai ông Thức kể với báo đài hải ngoại rằng ông Thức “đã bị còng tay và bịt miệng suốt chuyến đi vì phản đối quyết định này.” (T.K.)

Một số địa phương buộc cán bộ kê khai tài khoản Facebook và chặn mạng xã hội này

Biểu tình phản đối Luật An Ninh Mạng tại Giáo Phận Vinh. (Hình: Thanh Niên Công Giáo)
CẦN THƠ, Việt Nam (NV) – Hôm 14 Tháng Bảy, đảng ủy các phường ở quận Cái Răng, Cần Thơ, yêu cầu cán bộ, đảng viên CSVN “phải kê khai tài khoản Facebook và mục đích sử dụng mạng xã hội này.”
Báo điện tử VNExpress tường thuật: “Sự việc này khiến một số đảng viên bức xúc, không hài lòng nhưng phải chấp hành. Việc này được tiến hành theo chỉ đạo của Ban Tuyên Giáo Quận Ủy Cái Răng về việc tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên sử dụng các trang mạng xã hội.”
Ông Trần Việt Trường, trưởng ban Tuyên Giáo Thành Ủy Cần Thơ được báo này dẫn lời nói mục đích chính là các địa phương ở Cần Thơ “nắm thông tin, đấu tranh với các quan điểm sai trái trên mạng xã hội.”
Mấy ngày trước, theo các báo “lề phải,” nhiều công chức ở tỉnh Thừa Thiên-Huế đã bị chặn Facebook khi họ dùng mạng tại công sở. Báo điện tử Dân Trí sau đó cho biết thêm: “Sở Thông Tin Truyền Thông tỉnh Thừa Thiên-Huế giải thích đây là quy định quản lý, sử dụng mạng tin học trong các cơ quan nhà nước để đảm bảo an toàn thông tin và bảo mật mạng máy tính công sở.”
Từ việc chính quyền Cần Thơ muốn kiểm soát tài khoản Facebook của công chức, nhiều blogger nhắc lại chuyện năm ngoái, lãnh đạo Ủy Ban Nhân Dân thành phố Cần Thơ này từng có ý định buộc công chức không được mặc quần jeans, áo thun đến cơ quan, vì nó “thiếu nghiêm túc.” Sau đó, do công luận phản đối kịch liệt nên giới chức Cần Thơ đã phải hủy bỏ quy định quái chiêu này.
Việc các tỉnh thành siết chặt chuyện sử dụng Facebook của công chức, đảng viên, cho thấy chính quyền CSVN từ trung ương đến địa phương nhất quyết kiểm soát không gian mạng xã hội, ngay cả trước khi Luật An Ninh Mạng có hiệu lực từ đầu năm 2019.
Điều này được cho là tương phản hoàn toàn với phát ngôn mới nhất của Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc: “Việt Nam cần sớm bước lên đoàn tàu 4.0*. Nếu áp dụng kết nối thông minh, chúng ta sẽ huy dộng được sự đồng thuận của toàn xã hội. Từng người sẽ không bị bỏ lại phía sau và Việt Nam cũng không lỡ tàu 4.0.”
Và điều trớ trêu là các báo “lề phải” đồng loạt thuật lại lời ông Phúc về “cách mạng công nghiệp 4.0” bên cạnh tin về việc chính phủ yêu cầu Bộ Công An CSVN gấp rút soạn ba văn bản thi hành Luật An Ninh Mạng. Theo báo VNExpress, việc soạn thảo văn bản quy định chi tiết “sẽ giúp nêu rõ trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng được quy định trong Luật này.” Việc ban hành văn bản thi hành Luật An Ninh Mạng cũng chứng tỏ chính quyền Việt Nam quyết không lùi bước, bất chấp cảnh báo về hệ lụy của luật này đến nền kinh tế và đầu tư nước ngoài.
Trong một diễn biến khác, trang Luật Khoa Tạp Chí thông báo chỉ sau 5 ngày phát động chiến dịch, họ đã thu thập được 10,000 chữ ký đầu tiên gửi Facebook để chất vấn hãng công nghệ Mỹ về nghi vấn cung cấp thông tin người dùng cho chính phủ Việt Nam và kiểm duyệt nội dung của người dùng Việt Nam theo yêu cầu của Hà Nội. Trang này cho biết chiến dịch #DearMark nhằm yêu cầu lãnh đạo Facebook đưa phản hồi về Luật An Ninh Mạng của Việt Nam sẽ còn tiếp tục cho đến ngày 12 Tháng Chín, 2018. (T.K.)

Giải thích:
*đoàn tàu 4.0 hay cách mạng công nghiệp 4.0 tức cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Ông Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới giải thích khái niệm Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 như sau:
“Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách Mạng Công Nghiệp thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học.”