Monday, April 3, 2017

Côn đồ chính trị


Khái niệm

Lần đầu tiên, tôi sử dụng cụm từ này trong bài viết “Mục sư Nguyễn Trung Tôn - mục tiêu đàn áp của côn đồ chính trị”.

Việc công an kết hợp với côn đồ đàn áp, khủng bố những người đấu tranh đã trở thành phổ biến, gắn bó hữu cơ, ai cũng biết. Cứ đâu có công an là ở đấy có sự phối hợp với côn đồ, kể cả cảnh sát giao thông và các loại công an khác. Vì vậy, có người đưa ra từ ghép là côn an (côn đồ + công an) để chỉ loại côn đồ này. Nhưng ghép như thế là đã có sự phân biệt công an và côn đồ. Và như vậy chẳng hóa ra công an không có chất côn đồ và côn đồ không phải là công an - điều này không đúng với thực tế. Khi công an cởi bỏ sắc phục ra và cả khi đang mặc sắc phục mà có hành vi côn đồ thì vẫn là con người ấy, vẫn mang bản chất côn đồ. Vì vậy, tôi đưa ra một khái niệm khác là “côn đồ chính trị” để chỉ những công an mang chất côn đồ + côn đồ được huy động vào mục đích chính trị. Điều trớ trêu là lẽ ra, công an phải là ngành gương mẫu nhất về việc thực thi, chấp hành pháp luật thì lại chà đạp lên luật pháp một cách ngang ngược, thô bạo nhất.

Khái niệm côn đồ chính trị còn rộng, nó có cả ở thượng tầng kiến trúc. Có loại côn đồ chính trị giết người nhưng không trực tiếp ra tay. Nhưng khái niệm côn đồ chính trị ở đây tạm hiểu hẹp hơn là bọn côn đồ trực tiếp ra tay đánh đập người vô tội, tất nhiên hành vi ấy là vô pháp luật, bất kể nó là công an hay không nhưng nhằm vào mục đích chính trị.

So sánh côn đồ xã hội với côn đồ chính trị

Gọi là côn đồ chính trị để phân biệt với côn đồ ngoài xã hội, tức là tạm chia côn đồ ra hai loại: côn đồ chính trị và côn đồ xã hội. Nó có sự giống và khác nhau như sau:

- Về hành vi: đều mang tính côn đồ, tàn bạo và hèn hạ.

- Côn đồ chính trị ra tay nhằm vào mục đích chính trị như dằn mặt hay trả thù những người hoạt động xã hội dân sự độc lập, không muốn họ làm những việc như giúp đỡ dân oan, thăm tù nhân lương tâm, gặp các đoàn ngoại giao, biểu tình, đi khiếu kiện, bày tỏ chính kiến bất đồng... hoặc đơn giản chỉ là gặp gỡ, họp mặt, đi đám cưới hay đi viếng đám tang một người bất đồng chính kiến. Những hành vi đó thuộc quyền dân sự, hợp pháp nên không thể bỏ tù, hoặc muốn bỏ tù nhưng vì nhiều lý do khác mà chưa thể. Ngoài đánh đập, côn đồ chính trị ở Việt Nam còn có nhiều cách khủng bố khác như bịt mặt đe dọa, mang sản phẩm tự chế như hỗn hợp mắm tôm, dầu nhớt, sơn và các chất thải khác để ném vào nhà đối tượng mà chúng khủng bố.

Còn côn đồ xã hội ra tay nhằm dằn mặt, trả thù những kẻ tranh giành lãnh địa làm ăn (bất chính), vì tư thù, vì được thuê...

- Côn đồ xã hội mặc thường phục, ra tay ngoài đường hoặc đến nhà đối tượng trấn áp. Côn đồ chính trị khi mặc sắc phục công an, khi mặc thường phục, ra tay mọi lúc mọi nơi, kể cả trong trụ sở công an hay vào tận nhà đối tượng phá phách đánh đập.

- Côn đồ xã hội sợ công an còn côn đồ chính trị thì không, vì được bảo lãnh. Côn đồ xã hội có thể bị phạt hành chính hay đi tù nếu hành vi bị phát hiện còn côn đồ chính trị thì không. Đây là điểm khác nhau cơ bản nhất.

- Côn đồ xã hội gần như không có đảng viên. Côn đồ chính trị có cả đảng viên hoặc chưa. Vào đảng, thăng tiến nhanh hay chậm tỉ lệ thuận với độ tàn ác.

Sự phân biệt trên cũng chỉ là tương đối chứ không thể hoàn toàn rạch ròi. Hai loại côn đồ này nương tựa vào nhau, chuyển hóa lẫn nhau, biến hóa khôn lường. Công an ra ngoài xã hội có hành vi côn đồ mà không phải nhiệm vụ được giao thì thành côn đồ xã hội. Côn đồ xã hội được huy động vào mục đích chính trị thì khi đó gọi là côn đồ chính trị. Sự chuyển hóa lẫn nhau là ở chỗ ấy.

Nạn nhân của côn đồ chính trị

Nạn nhân của côn đồ chính trị rất nhiều. Có thể kể ra đây một số ví dụ: Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Linh mục Nguyễn Đình Thục, các cô Trần Thị Nga, Nguyễn Phương Uyên, Nguyễn Hoàng Vi, Huỳnh Thục Vy, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thanh Vân, chị Dương Thị Tân, các anh Trần Bang, Trương Văn Dũng, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, Phùng Thế Dũng, Hoàng Dũng, Huỳnh Ngọc Tuấn, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Thanh Hà, Lai Tiến Sơn, Nguyễn Viết Dũng, Nguyễn Chí Tuyến, Lã Việt Dũng, Trần Minh Nhật, Huỳnh Anh Tú, Đỗ Đức Hợp, dân oan Trương Minh Hưởng và nhiều dân oan khác, JB Nguyễn Hữu Vinh và toàn bộ đoàn đi thăm ông Trần Anh Kim, Bùi Thị Minh Hằng và toàn bộ đoàn Phật giáo Hòa Hảo khi đi thăm gia đình anh Nguyễn Bắc Truyển, Trịnh Bá Tư và toàn bộ đoàn đi đón anh Trịnh Bá Khiêm ra tù, các buổi kỷ niệm bị cắt điện, đạp đổ bàn ăn, ném cốc chén bát đĩa vào những người tham dự... Trong phạm vi bài viết, chỉ hy vọng kể ra một số nạn nhân - mấy phần trăm làm ví dụ. Bản thân tôi cũng đã nhiều lần là nạn nhân của côn đồ chính trị.

​Nạn nhân của côn đồ chính trị

Nhiều sự kiện huy động côn đồ chính trị, người tổ chức còn “chu đáo” tới mức huy động kèm cả xe cứu thương, có nghĩa là xác định phải đánh đập, đàn áp vì có côn đồ thì có đổ máu.

Tôi muốn một nhóm xã hội dân sự nào đấy làm thống kê một cách khoa học, nếu in thành sách thì tốt, về những nạn nhân của côn đồ chính trị làm tài liệu nghiên cứu cho hậu thế về giai đoạn lịch sử đen tối này.

Đất sống của côn đồ chính trị

Sự tồn tại của côn đồ ở xã hội nào cũng có. Xã hội văn minh thì ít hơn, còn xã hội lạc hậu, kém phát triển thì nhiều hơn. Nhưng côn đồ chính trị thì xuất hiện trong một xã hội mạt pháp, không có kỷ cương, hệ thống chính trị thối nát không còn chính danh, giới cai trị không cai trị xã hội bằng luật pháp mà bằng luật rừng.

Chưa bao giờ, đất nước lắm côn đồ chính trị như bây giờ. Hoạt động của nó được bảo kê chẳng chịt bởi cả hệ thống chính trị, hệ thống tư pháp, từ cấp cơ sở đến trung ương nên nó phát triển rất nhanh.

Côn đồ chính trị sẽ biến mất khi xã hội tiến đến nền dân chủ đa nguyên, tam quyền phân lập. Để côn đồ chính trị không còn đất tồn tại, chỉ còn cách loại bỏ chế độ độc tài, xây dựng một chế độ mà người dân thực sự làm chủ.

04.04.2017

Kê khai tài sản cán bộ nhưng cấm dân được biết!

CTV Danlambao - Vụ bản kê khai tài sản của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ bị chính các quan chức trong nội bộ đảng đưa lên mạng để bôi xấu nhau đã làm cho các quan chức thấy "có vấn đề phải rút ra". Đó là phải có biện pháp để tài sản của cán bộ không được... minh bạch với người dân.

Trong trường hợp của Huỳnh Đức Thơ thì tài sản được khai cho các đồng chí khác biết là căn nhà có diện tích xây dựng 300 m2, 4 mảnh đất tại nhiều vị trí đẹp ở Quảng Nam và Đà Nẵng, cổ phần vốn trong 4 cơ sở sản xuất kinh doanh (không có tên) với giá trị kê khai 2.5 tỷ đồng, và cổ phiếu Công ty Dana Ý hàng tỷ đồng.

Đây là những tài sản được "khai", còn nhiều tài sản khác không được "báo" thì chưa biết được.

Trước mắt, các quan chức Đà Nẵng đã “lên án” hành vi hé lộ tài sản của đồng chí mình cho nhân dân biết và đã chỉ đạo các cơ quan chức năng “vào cuộc” để kiểm tra, rà soát xem vì sao bản kê khai tài sản của Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ bị “tuồn” ra ngoài.

Chắc chắn kẻ “tuồn” ra ngoài cũng là các đồng chí nhưng không đồng phe vì theo các quy định hiện nay của tập đoàn “đầy tớ”, việc công khai bảng kê khai tài sản tại cuộc họp, tại trụ sở cơ quan đơn vị và chỉ được biết giữa các “đầy tớ” với nhau. Các ông bà “chủ” nhân dân không có thẩm quyền hé mắt đến.

Khi mà nhân dân muốn biết là sẽ vi phạm Nghị định 78 do đảng đặt ra. Đó là nghiêm cấm những hành vi khai thác, sử dụng trái pháp luật bảng kê khai, lợi dụng việc này để gây chia rẽ nội bộ, mất đoàn kết trong cơ quan đơn vị. Nói ngắn gọn là không được xì ra ngoài sự giàu có của toàn đảng.

Tóm lại, vụ việc của Huỳnh Đức Thơ là một bản cáo trạng nhỏ về tội ác có chủ trương, có chính sách của tập đoàn lãnh đạo đảng cộng sản trong việc lạm dụng quyền hành để làm giàu trên xương máu của nhân dân.

04.04.2017

Bắt đầu từ đó

Trần Trung Đạo - Từ những cửa biển Đà Nẵng, Sài Gòn, Vũng Tàu, Cam Ranh, Nha Trang sau những ngày tháng Tư, mùa bão lửa, năm 1975. Mẹ lạc cha. Vợ xa chồng. Anh mất em. Những đứa bé bị bỏ quên đứng khóc trên đường phố. Những chuyến hải hành vô định trên biển Đông trùng trùng gió bão. Đói khát. Lo âu. Bà mẹ quỳ lạy những tên hải tặc để xin tha cho đứa con gái chỉ mười lăm tuổi ốm o bịnh hoạn của bà. Nước mắt và những lời van xin của mẹ không lay động tâm hồn của những con người không còn một chút lương tri. Tiếng niệm Phật. Lời cầu kinh. Không ai nghe. Không có Chúa và không có Phật. Ở đó, trên bãi san hô của đảo Koh Kra, phía nam vịnh Thái Lan, chỉ có những thân thể trần truồng, máu me nhầy nhụa, chỉ có tiếng rên của những con chim nhỏ Việt Nam bất hạnh và giọng cười man rợ của bầy ác điểu Thái Lan.

Bắt đầu từ đó. 

Từ trại tỵ nạn Camp Pendleton, , Palawan, Laem Sing, Pulau Bidong, Sungai Besi, Bataan, Whitehead, Phanat Nikhom, Galang. Những địa danh xa lạ đã trở nên thân thiết. Ngửa tay cầm chén gạo tình người. Thank you, merci, danke, gracias. Tuổi hai mươi, ba mươi, và ngay cả năm mươi, bảy mươi mới bắt đầu tập nói. Những câu tiếng Anh bập bẹ, những dòng chữ Pháp, Đức, Tây Ban Nha ngập ngừng.

Bắt đầu từ đó. 

Từ những buổi chiều âm thầm nhìn qua bên kia biển, anh tự hỏi, phải chăng chấm đen cuối chân trời đó là quê hương. Cành hoa hồng được thả trôi trên biển để nhớ nhau trong ngày cưới. Con búp-bê được nhẹ nhàng đặt trên mặt nước xanh trong ngày sinh nhật của con. Vợ đã chết và con đã chết trong một lần vượt biển sau anh.

Bắt đầu từ đó. 

Từ đêm giao thừa đầu tiên. Không bánh chưng xanh. Không rượu nồng pháo nổ. Không một lời chúc tụng của bà con. Chỉ có tiếng hú của cơn bão tuyết dội vào khung cửa kính. Hai ngọn nến nhỏ, một bó hương thơm và những giọt nước mắt nhỏ xuống trong đêm giao thừa cô độc. Em bé mười ba tuổi lần đầu tiên tập cúng mẹ mình. Cúng về đâu và lạy về đâu. Trong lòng Biển Đông sâu thẳm, mẹ có còn nghe được tiếng khóc của đứa con đang lạc loài trên đất lạ.

Bắt đầu từ đó. 

Từ hành lang phi trường Tân Sơn Nhất, người lính già HO gạt nước mắt chào tạm biệt thân nhân, tạm biệt quê hương, nơi một lần máu mình đã đổ. Ra đi, mang theo những tên tuổi, những địa danh đã hằn sâu trong ký ức. Ra đi, để lại sau lưng tuổi thanh niên trong ngục tù xiềng xích. Ra đi, để lại bao đồng đội, chiến hữu, anh em đang tiếp tục đếm những ngày dài bất hạnh trên quê hương.

Bắt đầu từ đó. 

Tiếng guốc không còn khua trên đường phố. Hàng cây sao đã héo. Hàng me xanh đã tàn. Hàng phượng vĩ không còn đỏ thắm. Những trụ đèn khuya trước cổng trường không còn ai đứng đợi. Những ô cửa của lớp học và của đời người đã đóng. Và cả một quê hương thân yêu cũng chừng như đã chết.

Ra đi. 

Ra đi.

Và từ đó chúng ta đi. Cảnh đời tuy có khác nhau. Tuổi tác tuy có khác nhau. Thời điểm tuy có khác nhau. Nhưng chúng ta, những người Việt Nam may mắn còn sống sót, cùng mang một nỗi đau chung: nỗi đau Việt Nam.

Nỗi đau lớn dần theo mỗi ngày biệt xứ. Nước mắt của những bà mẹ Việt Nam khắp ba miền góp lại chắc đã nhiều hơn nước sông Hồng. Xương trắng của cha anh nếu chất lại chắc đã dài và cao hơn cả dãy Trường Sơn.

Hôm nay, cơn bão lửa dù chưa qua hết nhưng với ý chí vươn lên, những người Việt Nam may mắn còn sống sót, thay vì ngồi thở ngắn than dài cho số phận, đã dìu nhau đứng dậy, dìu nhau đi lên, sống một cuộc sống tích cực, làm những công việc tích cực cho bản thân, cho gia đình, cho đất nước. Nhờ thế, sau đêm tối trời của vận nước và đời mình, đa số chúng ta đã tìm được một cành mai hy vọng ở xứ người. Để từ đó làm điểm khởi hành lên đường đi dựng lại Mùa Xuân Dân Tộc.

Hôm nay, đau buồn vẫn chưa nguôi nhưng sức sống không phải vì thế mà ngừng lại. Những thuyền nhân tí hon trên những chiếc ghe bằng gỗ mong manh ngày xưa bây giờ đã lớn. Các em đã thành những kỹ sư, bác sĩ tài ba, những khoa học gia lỗi lạc trong nhiều ngành. Ai đã dạy em nên người? Cha mẹ. Vâng. Thầy cô. Vâng. Nhưng còn hơn thế nữa, còn từ trong dòng máu Việt Nam.

Hôm nay, những con nước nhỏ dưới chân cầu đã trôi ra biển rộng. Nhưng không phải vì thế mà tan loãng trong đại dương bát ngát như hàng triệu con nước khác. Trái lại, những giọt nước từ sông Hồng, sông Hương, sông Ba, Thu Bồn, Trà Khúc, Cửu Long, Vàm Cỏ, vẫn hẹn một ngày bốc thành hơi, bay về tưới mát ruộng đồng xứ Việt thân yêu đã nhiều năm đại hạn.

Tất cả, một ngày không xa sẽ rơi vào quên lãng, sẽ tan biến đi theo chu kỳ sinh, trụ, dị, diệt của nhân sinh. Không quan trọng. Điều quan trọng, trong giờ phút còn có mặt, còn được góp phần, xin làm một que củi nhỏ để ngọn lửa hy vọng, tình người, tình đất nước, trong lòng mỗi chúng ta, đừng tắt. 

Cám ơn.


Vì sao nhiều người trốn khỏi “thiên đường” xã hội chủ nghĩa

Hải Âu (Danlambao) - Việt Nam luôn tự hào là một trong bốn quốc gia còn lại có thể chế chính trị theo chủ thuyết cộng sản. Trong đó cộng sản đảng nắm toàn quyền cai trị, dẫn dắt đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Nhà cầm quyền hy vọng sớm biến Việt Nam trở thành “thiên đường” để người dân nơi đó có cuộc sống ấm no. Để thực hiện ước mơ “thiên đường” xã hội chủ nghĩa, cộng sản đảng đã không ngừng mời các công ty, tập đoàn “nước lạ” đến làm ăn, kinh doanh sản xuất. Nhà nước cộng sản còn ưu ái giao đất đai, tài nguyên, biển đảo cho các công ty, tập đoàn “nước lạ” để mở rộng thị trường.

Chính sách ấy đã giúp phần tàn phá môi trường sống cũng như cướp đi công việc của hàng trăm ngàn người dân Việt Nam. Bởi khi thực hiện dự án, nhà cầm quyền thẳng tay cướp đất đai của nông dân để giải phóng mặt bằng giao cho chủ đầu tư đã khiến nông dân không còn đất để canh tác. Bên cạnh đó, biển Việt Nam còn là thiên đường để những công ty, tập đoàn công nghiệp nặng xả thải, cụ thể là công ty Gang thép Hưng Nghiệp, Formosa Hà Tĩnh. Formosa thoải mái xả hằng tấn chất thải độc hại ra biển dưới sự bảo vệ hết mình của tập đoàn cộng sản bằng hệ thống an ninh, công an. Formosa mặc nhiên giết chết biển 4 tỉnh miền Trung với cái giá 500 triệu USD.

Những lệnh cấm đánh bắt, khai thác thủy hải sản trên vùng biển Việt Nam được đưa ra từ người bạn vàng Trung cộng đã khiến ngư dân không còn ngư trường để sinh sống. Thêm những biến động về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với những món nợ công mà người dân đang gồng mình để trả bằng những đồng thuế… Tất cả những điều ấy đã khiến “thiên đường” xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành “nơi đáng trốn” nhất đối với những người dân nghèo. Họ đã mất ruộng, mất biển, mất việc, mất cả quyền làm người. Vì thế họ phải đi tìm nguồn sống ở một nơi mà họ chắc chắn sẽ không phải là “thiên đường xã nghĩa”. Và thế là họ tìm cách đi xuất khẩu lao động tại những quốc gia mà trước năm 1975 đã từng xem đất nước Việt Nam Cộng Hòa là hình mẫu để xây dựng đất nước.

Mới đây Bộ Lao động Thương binh và Xã hội của nhà nước cộng sản vừa chính thức công bố 58 quận, huyện thuộc 12 tỉnh, thành phố bị cấm xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc. Theo đó, 12 tỉnh thành bị cấm đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc 2017 như sau: Nghệ An (TP.Vinh, huyện Nghi Lộc, TX.Cửa Lò, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Nam Đàn, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Đô Lương, Tân Kỳ), Thanh Hóa (huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa, Triệu Sơn, Nga Sơn), Hà Tĩnh (huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Thạch Hà, Kỳ Anh, Can Lộc), Hà Nội (Thường Tín, Đông Anh, Ba Vì, Đan Phượng, Thạch Thất), Hải Dương (huyện Cẩm Giàng, Thanh Hà, TX.Chí Linh, TP.Hải Dương, Bình Giang, Thanh Miện, Tứ Kỳ), Thái Bình (huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải, Thái Thụy), Nam Định (Xuân Trường, Tp. Nam Định, Nam Trực, Giao Thủy, Hải Hậu), Bắc Ninh (huyện Lương Tài, Tiên Du, Quế Võ, Gia Bình, TP. Bắc Ninh), Quảng Bình (huyện Bố Trạch, TX. Ba Đồn, TP. Đồng Hới), Hưng Yên (Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động), Bắc Giang (Lục Nam, Yên Dũng, Lạng Giang), Phú Thọ (Tp. Việt Trì, Lâm Thao).

Nguyên nhân dẫn đến việc đưa ra quyết định cấm đối với 58 quận huyện tại Việt Nam xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc là do tỷ lệ lao động sau khi hết hợp đồng trốn ở lại tiếp tục làm việc bất hợp pháp ngày một tăng. Kể từ sau chương trình cấp phép cho người lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc được ký kết và thực hiện từ tháng 8/2004. Việt Nam là một quốc gia đứng đầu về số lượng người lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc. Tuy nhiên trước tình trạng bỏ trốn sau khi hết hợp đồng lao động của người Việt, phía Hàn Quốc đã nhiều lần đưa ra những biện pháp hạn chế vấn nạn trên nhưng tình trạng vẫn không thay đổi. Đây là lần thứ 2 sau năm 2012, phía Hàn Quốc tạm dừng cấp phép cho người lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc.

Trên thực tế nhiều quốc gia như Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Ả Rập, Lào, Campuchia… đang hết sức đau đầu trước vấn nạn người lao động Việt Nam không chịu “trở về” nước sau khi hết hợp đồng làm việc.

Đi xuất khẩu lao động được xem là cứu cánh cho giấc mơ thoát nghèo của nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt những người sống tại khu vực Bắc Trung bộ trở ra. Đa phần những người xuất khẩu lao động thường là lao động phổ thông. Họ chấp nhận xa gia đình, chia tay người thân trong thời gian dài để tha hương cầu thực nơi đất khách quê người. Họ mong ước có được việc làm để kiếm tiền giúp đỡ gia đình và hy vọng thoát khỏi cái nghèo đeo bám họ. Tuy nhiên mong ước đó đôi khi phải trả giá hàng chục triệu đồng khi đăng ký xuất khẩu lao động. Nhiều người còn rơi vào tình trạng khốn đốn vì đi vay mượn tiền để đăng ký hồ sơ nhưng lại bị lừa. Ấy là chưa kể đến những bất cập trong thủ tục, những phong bì lót tay cho cán bộ cấp phép để may mắn được đi xuất khẩu lao động.

Cuộc sống của họ nơi đất khách cũng chẳng mấy dễ chịu bởi công việc nặng nhọc mà họ đang làm. Họ gặp phải những khó khăn do bất đồng ngôn ngữ, do khác biệt văn hóa, do thời tiết thay đổi… Một số người thậm trí còn bị ngược đãi, bị hành hạ và khinh miệt chỉ vì họ là người Việt Nam. Nhưng đổi lại họ có tiền để gửi về giúp đỡ gia đình, họ tích cóp để mong sớm thoát cái cơ cực nơi quê nhà. Dù chấp nhận vất vả, tủi hổ khi làm việc tại quê người nhưng rồi thì hợp đồng cũng đến ngày hết hạn, họ phải trở về Việt Nam.

Nhưng nếu về thì làm gì, lấy gì để sống, để giúp đỡ gia đình, bởi nơi họ sống gần như không thể đem lại cho họ một công việc. Và thế là, họ trở thành những người nhập cư lao động bất hợp pháp, họ phải lẩn trốn chính quyền nước sở tại, họ tìm việc, bất cứ việc gì giúp họ có tiền… Một người trẻ đang đi xuất khẩu lao động tại Malaysia chia sẻ trên trang Facebook cá nhân rằng bạn ấy sẽ tìm đường trốn ở lại để tiếp tục làm việc sau khi kết thúc hợp đồng. Bạn trẻ ấy cho rằng: “Hà Tĩnh quê hương của mình đã chết theo biển từ khi xảy ra thảm họa môi trường biển do Formosa xả thải”. Bạn trẻ ấy còn đưa ra lời khuyên dành cho những người bạn của mình: “anh, chị cứ tham gia biểu tình chống Formosa, nếu bị đánh đập, bắt bớ nhiều lần thì cơ hội được tị nạn chính trị càng cao”. Quả thật “thiên đường” xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng trầm luân với những điều tồi tệ liên tiếp xảy đến đã khiến nhiều người bất chấp tất cả để tìm đường rời khỏi “thiên đường”.

Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng cộng sản đi đến đâu cũng luôn mồm hô hào tỉnh thành này phải là đầu tàu kinh tế của cả nước, thành phố nọ phải là trung tâm công nghệ của khu vực. Nhưng thực tế “thiên đường” xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam dưới sự cai trị của cộng sản đảng đã và đang làm cho vô số người dân luôn mong, luôn tìm đường để trốn, để thoát khỏi ách cai trị của nhà cầm quyền. Nhiều trường hợp bỏ trốn dù không liên quan đến xuất khẩu lao động, những trường hợp ấy có thể là những người trẻ đạt được những xuất học bổng du học. Hay những đảng viên cộng sản cấp cao như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy vì lo sợ bị thanh toán quyền lực trong nội bộ cộng sản đảng nên đã trốn ra nước ngoài. Và biết đâu trong đó có cả Thủ tướng cộng sản Nguyễn Xuân Phúc hay chủ tịch quốc hội cộng sản Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đang ấp ủ khả năng lưu vong chính trị nếu chẳng may phe cánh của mình bị yếu thế.

1/4/2017

Gái mới của đảng

Tư nghèo (Danlambao) - Từ ngày bác của tui mở của hàng dắt gái với cái băng rôn treo trước cửa động Pắc Pó: "Món chào hàng mời gọi là gái đẹp và thuốc kích thích tình dục đặc sản của rừng rú", dịch vụ gái cũng theo con đường bác đi để mà tiến nhanh tiến mạnh, tiến khẩn cấp.

Giống như hàng hà sa số những bí danh của bác, lãnh vực gái gú của thời xã hội chửi mệt nghỉ cũng trăm hoa đua nở với nhiều ong ong bướm bướm khác nhau: gái nhảy, gái bao, gái gọi, gái mại dâm, gái bán hoa, gái mát xa, gái bia ôm, gái karaoke ôm (tức là ôm thì ok), gái cà phê ôm, gái võng ôm...

Dưới ngọn đèn chỉ đường ngọn tỏ ngọn lu của đảng và đỉnh cao sáng tạo của các đồng chí lãnh đạo ta, dưới tấm pano chỉ đường sống chiến đấu học tập theo gương Hồ tú ông vĩ đại, nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa diệt Nam ngày nay có thêm một loại gái mới.

Gái này chỉ dành riêng cho các quan chức lãnh đạo từ cấp giám đốc sở trở lên. Quy trình vào nghề của em phải theo một con đường âm u như địa đạo Củ Chi, tối thui như động Pắc Pó.

Trước hết, lãnh đạo bự tổ chảng của tỉnh âm thầm và rất khẽ chấm mút trước một cháu ngoan bác hồ vừa từ giã thơ ngây em đi lấy chồng. Từ ngữ chuyên môn của đảng ta là "phê" cho nó "chuẩn". Và phải luôn là phê trước mới chuẩn sau. Theo truyền thống leo ghế của đảng, con đường hoạn lợn phải bắt đầu bằng một cái bằng cấp nho nhỏ loại chuyên tu để suốt đời ngu tại chức, nhằm từ đó mà từng bước từng bước thầm leo lên giường trèo lên ghế. Do đó lãnh đạo hạng bự phê em trước chuẩn em sau để cho em trúng tuyển một kỳ thi mà giám khảo, giáo viên toàn là đàn em của lãnh đạo.

Kế đến là công đoạn phát triển được tiến hành bởi lãnh đạo hạng trung, thực hiện theo chỉ thị ngầm của lãnh đạo hạng bự. Dĩ nhiên với công lao xây dựng thì em cũng phải ơn đền nghĩa đáp bằng chuyện phê trước chuẩn sau với lãnh đạo bé bên cạnh lãnh đạo lớn. Thế là từng ngón tay thì thào theo từng bước chân êm ái, em từ con sen của phòng lên phó phòng và rồi lên trưởng phòng. Phòng này có hai gian, gian làm việc ban ngày và gian bác cùng chúng cháu hành quân ban đêm. Trong công đoạn này phải có lúc em phải quỳ xuống, ngước mặt lên ảnh bác chủ động để thề trung với đảng hiếu với anh và từ cháu ngoan bác Hồ trở thành em yêu của bác.

Sau cùng là bước biến em từ gái nông thôn vô sản sang gái thành thị tư bản. Với sợi dây kinh nghiệm kéo dài gần nửa thế kỷ của đảng về mánh lới đào, đục, khoét, chôm, hôi, chĩa, thụt tài sản công thành tài sản tư, các lãnh đạo úm ba la, phê trước chuẩn sau một cú là em có siêu xe, siêu nhà, siêu bể tắm, siêu cổ phần.

Toàn bộ tiến trình này các đồng chí lãnh đạo ta gọi là quy hoạch. Hoàn tất xong tiến trình 2-3 năm thì đảng ta và dịch vụ cha truyền con nối của Hồ Tú Ông có thêm loại gái mới:

Đó là gái quy hoạch.

01.04.2017

No Formosa: Du kích - Hit and run - đánh và rút

Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - Bước vào tháng Tư, 1 năm sau thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, cuộc tranh đấu bảo vệ môi trường, chống tập đoàn xả thải Formosa vẫn tiếp diễn và ngày càng lan rộng với những thành phần tham dự và phương thức khác nhau.

Trong khi công luận luôn chú ý đến diễn biến tại Miền Trung với các cuộc biểu tình số đông thì tại Sài Gòn và Hà Nội, khi an ninh vẫn luôn bao vây ngăn chận những người hoạt động, vẫn có những cánh chim âm thầm mang thông điệp chống Formosa ra đường phố. Đó chính là cách “đánh” du kích “hit and run” (đánh và rút). Đây một trong những phương thức đấu tranh rất phù hợp và hữu hiệu, dễ thực hiện trong bối cảnh hiện nay. Về đề tài này, trên trang mạng Dân Làm Báo đã đăng tải bài viết “Phản đối Formosa và bảo vệ môi trường bằng nhiều cách khác nhau trong tầm tay của bạn”.

Và đây là tiếp nối những hình ảnh hết sức cảm động của những con người tuy cô đơn nhưng kiên trì với mục tiêu tranh đấu của mình: Bảo vệ môi trường, tống cổ Formosa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.





Bên cạnh những hình ảnh “hit and run” của những con người khác, một trong những cái tên tiêu biểu tôi muốn nhắc đến là chàng trai mang tên Ông Thế Quyên.

Đêm qua ngày 2/4/2017, công an đã ập vào nhà trọ bắt Quyên và giam giữ người thanh niên yêu nước này tại công an phường Thạnh Lộc, quận 12, Sài Gòn. Quyên đã bị công an thẩm vấn suốt đêm về những việc làm ôn hòa nhằm bảo vệ môi trường và chống Formosa của mình.





Ông Thế Quyên sinh năm 1983, quê gốc Bắc Giang và hiện anh đang ở trọ tại số 18, tổ 10, khu phố 3 phường Thạnh Lộc, quận 12.

Hiện đã là 12 giờ trưa ngày 3/4/2017 và Ông Thế Quyên vẫn chưa được thả. Việc công an bắt giữ tùy tiện Ông Thế Quyên và thẩm vấn anh suốt đêm là việc làm vi phạm pháp luật. Công an thành Hồ cũng đã vi phạm Công Ước chống tra tấn, một công ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết khi thẩm vấn Quyên suốt đêm.

Trong cuộc chiến chống Formosa, bảo vệ môi trường, chúng ta hướng về đồng bào miền Trung, đặc biệt trong lúc này tại Thạch Bằng, Hà Tĩnh, nhưng chúng ta cũng không được quên những cánh chim lẻ loi như Ông Thế Quyên.

03.04.2017

Quảng Bình: Tàu Trung Cộng cấm tàu Việt Nam đánh bắt cá trên vùng biển Việt Nam

Huyền Trang (GNsP) - Một tàu của Trung Cộng ra lệnh cấm tàu ngư dân Quảng Bình không được đánh bắt cá tại vùng biển 108, cách bờ biển khoảng 40 hải lý, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tàu đánh bắt xa bờ mang số hiệu BKS: QB 98138, do ông Mai Văn Hoàng làm thuyền trưởng đang thả cờ lưới xuống biển, thì một tàu của Trung Cộng tiến gần, áp sát và yêu cầu thuyền ông Hoàng kéo lưới lên. Sau đó, tàu này ghè sát và đuổi thuyền của ông Hoàng ra khỏi khu vực đánh bắt cá vùng 108 - thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vào ngày 31.03.2017.

Thuyền trưởng Hoàng khẳng định, tàu đuổi thuyền ông ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là tàu Trung Cộng, bởi vì các thủy thủ viên trên tàu này ra lệnh bằng tiếng Hoa. Một số thủy thủ viên của ông Hoàng - trước đây từng xuất khẩu lao động và làm việc tại Đài Loan - đã đối đáp với họ bằng tiếng Hoa.

Hơn 10 năm kinh nghiệm đi biển, thuyền trưởng Hoàng cho biết, tàu đánh bắt xa bờ của Việt Nam cũng như tàu của ông thường xuyên đánh bắt cá ở vùng 108. Nhưng đây là lần đầu tiên thuyền của ông bị tàu Trung Cộng xua đuổi và cấm cản. Thuyền trưởng Hoàng thắc mắc và không hiểu nguyên nhân vì sao tàu Trung Cộng lấy quyền gì mà cấm cản thuyền ông đánh bắt cá thuộc vùng đặc quyền kinh tế của VN.

Gia đình ông Hoàng cùng một số thân hữu chung vốn đóng thuyền đi đánh bắt xa bờ với tổng giá trị hơn 19 tỷ VNĐ, có khoảng 12 nhân công. Chi phí cho mỗi chuyến đi lên đến hơn 100 triệu đồng.

Với chuyến đi đánh bắt thất bại không mong muốn này, gia đình ông Hoàng thất thoát khoảng 100 triệu đồng.

Tại vùng biển 108 thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, 
tàu Trung Cộng xua đuổi, ngăn cấm ngư dân Việt Nam 
đánh bắt tại khu vực này, vào ngày 31.03.2017.

Sau vụ thảm họa Formosa xả thải độc tố xuống biển vào tháng 4.2016 vừa qua, số lượng cá giảm đi đáng kể, không còn cá để đánh bắt. Đó là nhận xét của thuyền trưởng Hoàng. Ông Hoàng cũng cho biết thêm, trước đây, số lượng cá khá dồi dào chỉ cách bờ biển khoảng 10 hải lý, nhưng vào thời điểm này, mặc dù đã phải đi xa hơn 40 hải lý mà số lượng cá rất ít và hiếm hoi.

Thuyền trưởng Hoàng cay đắng nói: “Ở đây có khoảng 8 thuyền đánh bắt xa bờ. Chúng tôi bàn với nhau cuối tháng 4 sẽ vào vùng biển Vũng Tàu để đánh bắt, chứ ở đây không còn cá để đánh bắt nữa.”

Vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày càng bị thu hẹp do sự bành trướng xâm lấn của Trung Cộng. Biển chết - cá chết do thảm họa Formosa gây ra và đang tiếp tục diễn ra. Bán nước, hủy hoại môi trường, hủy diệt giống nòi là hậu quả từ sự hèn kém của nhà cầm quyền cs VN.

02.04.2017


Sao ngu vậy trời!?

CTV Danlambao - Ngày cuối tháng 3, đồng chí đảng quen với một đống chức vụ - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội là Nguyễn Hạnh Phúc đã vô cùng hạnh phúc đứng bắt tay với đồng chí đảng lạ Hồng Tiểu Dũng - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của Tàu khựa.

Lý do đồng chí Hạnh Phúc vô cùng hạnh phúc là ngài đại sứ toàn quyền đã tặng cho cuốc hội một đống thiết bị văn phòng trị giá 2 triệu Mao tệ - vỏn vẹn khoản chừng 290 ngàn Trump tệ.

Trong thời đại này, thiết bị madzê in Tàu lạ, chó đi ngang chợ trời thấy bán sale cũng cong đuôi chê, bỏ chạy mất. Vậy mà cuốc hội đảng ta lại hồ hỡi phấn khởi rước về. Đó là chưa nói đến chuyện nhìn kỹ, soi sâu vào bên trong thì không chừng toàn là những con chíp, những phần mềm có cửa hậu mang dấu ấn của tình báo Trung Nam Hải.

Nguyễn Hạnh Phúc đã sung sướng tay bắt tay, tay nhận quà, miệng cười nói rằng:"Đây là món quà tinh thần rất có ý nghĩa, là nguồn động viên với Quốc hội Việt Nam nói chung và các đồng chí, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan Quốc hội nói riêng. Hành động này thể hiện rõ sự quan tâm của Chủ tịch Nhân đại và Chính phủ Trung Quốc trong việc thúc đẩy, tăng cường quan hệ giữa hai cơ quan lập pháp hai nước." (*)


Nó cho có một đống đồ mả có vài trăm ngàn đô, không biết trong đó có bao nhiêu thiết bị nghe lén, nhìn lén... mà xem đó là cả một "nguồn" động viên! Rồi còn "thể hiện rõ sự quan tâm của Chủ tịch Nhân đại và Chính phủ Trung Quốc". Sau này tá hoả ra rằng cuốc hội họp chuyện gì chúng cũng biết thì lúc đó mới thấm thía hai chữ "quan tâm".

Về phía các đồng chí lạ thì: "Bày tỏ vui mừng được tham dự Lễ tiếp nhận quà tặng của Chính phủ Trung Quốc tặng Quốc hội Việt Nam, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồng Tiểu Dũng khẳng định, quà tặng thể hiện tình cảm hữu nghị của Chính phủ Trung Quốc cũng như Ủy ban Thường vụ Nhân đại và Nhân dân Trung Quốc dành cho Chính phủ, Quốc hội và Nhân dân Việt Nam."

Mừng và vui là đúng rồi! Vì các đồng chí lạ chưa thấy lũ cầm quyền nào ngu và dễ bị cai trị như các đồng chí quen này!

01.04.2017



_________________________________