Monday, June 22, 2015

Việt Nam thời cộng sản cầm quyền

Đại Nghĩa (Danlambao) - "Sau 40 năm cầm quyền trên cả nước cho thấy đảng CSVN không đủ khả năng cũng như không xứng đáng để tiếp tục lãnh đạo đất nước.... Đảng cộng sản đã cam tâm cúi đầu biến Việt Nam thành chư hầu kiểu mới của giặc, nhân dân Việt Nam hãy vùng lên giải tán đảng Cộng sản để hủy bỏ công hàm bán đảo của Phạm Văn Đồng năm 1958 và mật ước bán nước của Nguyễn Văn Linh ở Thành Đô năm 1990...."

*

Ngày 30 tháng 4 năm 1974, sau khi Tổng thống VNCH Dương Văn Minh tuyên bố “bàn giao” chính quyền cho cộng sản, có nghĩa là chiến tranh Việt Nam chấm dứt và thời điểm chủ nghĩa cộng sản thống trị bắt đầu.

Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ phản chiến đã hí hửng lên đài phát thanh Sài Gòn hát vang reo mừng “Nối vòng tay lớn”, nhưng ông ta có biết đâu ngày ấy có triệu người vui và cũng có triệu người buồn. 

Mãi cho đến nay, Trịnh Công Sơn đã ra người thiên cổ, nhưng vòng tay mà ông ta mơ ước vẫn chưa nối được.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang giải thích rõ nguyên do vì sao và vì sao?

“Sau cái gọi là ‘chiến thắng’ năm 1975, thì nhà nước CSVN đã phạm phải sai lầm: trả thù hàng loạt người bên kia trận tuyến, bắt đi tù hàng loạt sĩ quan, công chức, kể cả thường dân Miền Nam, cải tạo công thương nghiệp, đánh tư sản, đánh cả vào giới tiểu thương…

Tóm lại, hàng loạt chính sách sai lầm do đảng cộng sản gây ra khiến đồng bào phải bỏ nước ra đi”. (VietTide số 206, ngày 24-6-2005)

Khi nắm được chính quyền đảng cộng sản đã vội vã đưa cả nước “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH”. Dân tộc Việt Nam đắm chìm theo XHCN, cái xã hội mà cho đến ngày nay chưa ai biết nó đi về đâu, trước mắt đi theo nó trong 10 năm đầu “người dân An Nam khổ như chó”.

Lão tướng cộng sản Trần Độ đã “bức xúc” viết trong “Nhật Ký Rồng Rắn” nói về thời gian này như sau:

“Hảy nhìn xem: từ 1975 đến 1985, mười năm xây dựng XHCN trong cả nước có tên là ‘XHCNVN” thì đất nước như thế nào? Có phải suýt chết đói, suýt rơi xuống vực thẳm rồi không? Thắng lợi năm 1975, ta thu lại một nửa nước no đủ và đầy hàng hóa, thế mà đã phát huy thắng lợi đó ra sao mà đến những năm đầu của thập kỷ 80 cả nước đói nghèo ngoắc ngoải. Đó có phải là sự hiển nhiên không?”(NKRR trang 17)

Mười năm thời bao cấp đã thất bại, nhà cầm quyền cộng sản phải “đổi mới hay là chết?”, nhờ đổi mới đã 30 mươi năm nay kinh tế có khá hơn, nhưng vẫn còn trì trệ, lạc hậu vì chưa đổi mới được tư duy và thể chế chính trị. Đầu óc cộng sản vẫn còn ý hướng độc tài, đảng trị, bảo thủ, vì thế cho nên chỉ đổi mới nửa vời, vá víu với đường lối “kinh tế thị trường, đinh hướng XHCN, quốc doanh chủ đạo” tạo ra mọi hậu quả tiêu cực mà xã hội Việt Nam ngày nay đang gánh nặng.

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trong lần trả lời Nam Nguyên đài RFA, ông nói rõ về cái nền kinh tế thị trường này như sau:

“Tôi nghĩ rằng trước đây đã có những ông từng nói như thế, bởi vì KTTT và XHCN nó là như nước với lửa, làm sao mà sống chung được. Cho nên, phải chăng trước đây người ta phải gắn chữ đó để làm một số người bảo thủ thôi, còn bây giờ đến lúc phải nói thật, có nghĩa là nên cắt cái đuôi đó đi…nhiều người cũng sợ mất CNXH lắm. Nhưng CNXH làm gì có mà mất, đâu có mà mất…mất cái không có thì là điều buồn cười”. (RFA online ngày 6-5-2014)

TBT đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 ông ta đã “thành thật khai báo” là 40 năm qua đảng CSVN đã đưa dân tộc Việt Nam đi phiêu lưu trên “thiên đường mù”, đi tìm XHCN như tìm “lá diêu bông”. Ông Trọng nói:

“Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng XHCN còn lâu lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”. (ThanhNien online ngày 26-10-2013)

Nhà văn Đại tá QĐND Phạm Đình Trọng nói rõ cho chúng ta thấy được cái hậu quả tai hại mà đảng CS mang đến cho dân tộc Việt Nam như sau:

“Đảng cộng sản đã đưa dân tộc Việt Nam vào cuộc thí nghiệm xây dựng XHCN suốt gần nửa thế kỷ và nhân dân Việt Nam phải trả giá quá đắt. Mấy thế hệ người Việt Nam trở thành vật hy sinh cho cuộc thí nghiệm đó! Hàng chục vạn người bị giết, bị tù đày trong những cuộc đấu tranh giai cấp sắt máu diễn ra triền miên và rộng khắp từ nông thôn đến thành phố, từ giới kinh doanh đến giới trí thức! Mấy thế hệ trí thức, nghệ sĩ, những tinh hoa, tài sản quí giá nhất của dân tộc bị kinh rẻ, đày đọa, bị biến thành bung xung, bị biến thành chim mồi, cá cảnh! Trả giá đắt như vậy để có một CNXH hiện hình là một nền văn hóa thấp kém, lạc hậu, đạo đức xã hội suy đồi, hạ tầng xã hội tồi tàn, kinh tế suy sụp, cuộc sống người dân đến đáy cùng cực nghèo đói!” (DanLuan online ngày 24-8-2011)

Vào năm 2006, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra quyết định thành lập 12 tập đoàn kinh tế trực thuộc quyền thủ tướng, do thiếu năng lực và thiện chí hoạt động nên tập đoàn này không hữu hiệu còn mang lại hậu quả nghiêm trọng vì cả bầy sâu bự, chuột to nhỏ đục khoét cho thấy sự yếu kém đến nỗi phải khai phá sản thì làm sao mà chủ đạo ai

“Chỉ tính từ năm 2006 tức là khi mới ra đời sau quyết định của thủ tướng cho đến năm 2010 khi tập đoàn này phá sản, số nợ Vinashin đã lên đến hơn 4 tỷ đô la…

Các tập đoàn kinh tế cũng mang lại cho nhà nước những khoản lỗ khổng lồ. Nếu không kể trường hợp của Vinashin, tập đoàn điện lục Việt Nam năm 2010 thông báo lỗ đến hơn 10 ngàn tỷ đồng trong đó khoản lỗ do đầu tư vào lĩnh vực viễn thông. Tập đoàn này phải nhận trợ cấp từ nhà nước trong năm 2011 là 22.000 tỷ đồng để bù lỗ”. (RFA online ngày 9-4-2012)

Sau khi Vinashin khai phá sản, nhà nước tiếp tục vá víu bằng Vinalines, nhưng rồi Vinalines cũng cùng chung số phận với Vinashin, kết cục Vinalines cũng đổ nợ và còn hơn thế nữa hậu quả của nó khiến vị TGĐ Dương Chí Dũng phải mang án tử hình trong đó còn kèm theo cái chết của Thượng tướng Công an Phạm Quí Ngọ. Những yếu kém của Vinalines được DB Trương Trọng Nghĩa, đơn vị Sài Gòn đặt thành vấn đề: Tham nhũng liên kết với nhóm lợi ích, ông phát biểu như sau:

“Vụ việc Vinalines xảy ra nằm trong chuỗi đầu tư công dàn trải, lãng phí, thất thoát. Vụ việc cho thấy mức độ nghiêm trọng, sự trắng trợn của những người tham nhũng, đó là những người được giao phó trọng trách sử dụng đồng vốn nhà nước từ tiền đóng thuế của dân”. (VietnamNet online ngày 24-5-2012)

Giám đốc Ngân hàng Phát triển Á Châu: “Cảnh cáo từ bài học Vinashin”. 

“Một số báo và hảng thông tấn có uy tín Phương Tây coi vụ Vinashin là dấu hiệu của cuộc khủng hoảng mô hình ‘nhà nước chủ đạo’ trong kinh tế Việt Nam…

Giám đốc Ngân hàng Phát triển Á châu (ABD) Ayumi Konishi ở Hà Nội được trích lời nói rằng: ‘Hình thức hiện nay của việc quản lý các doanh nghiệp công ở Việt Nam là không hiệu quả’…

Thực ra, các nhà kinh tế Việt Nam cũng đã nói nhiều lần về mô hình lấy doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo trong một nền kinh tế đáng ra phải tuân thủ các nguyên tắc thị trường”. (BBC online ngày 6-9-2010)

Do cách điều hành nền kinh tế đất nước theo định hướng XHCN bảo thủ, duy lợi nên sau bao nhiêu năm rồi dân tộc vẫn còn nghèo, còn lạc hậu đến nỗi trong một phiên họp của chính phủ gần đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đặt câu hỏi: 

“Sao cứ phải đứng sau 6 nước Asean? Chúng ta có đuổi kịp được Asean-6 không? Không có lý do gì chúng ta không cải thiện được để bằng Asean-6”. (RFA online ngày 21-2-2015)

Và chúng ta sẽ ngỡ ngàng khi đọc bản tin “Sao cái gì chúng ta cũng thua Lào, Campuchia?” trên báo điện tử Một Thế Giới của tác giả Trần Đình Long viết:

“Quả thật, nhận định Việt Nam bị Lào, Campuchia vượt qua không còn là dự báo, không còn là nguy cơ nữa mà đã thành hiện thực và cái danh sách thua kém ngày càng kéo dài ra. Đó quả là điều đáng xấu hổ”. (MotTheGioi online ngày 17-5-2015)

Thực tế là đảng cộng sản là đảng “cướp chính quyền” và nói rõ tham vọng của họ phải là “đảng cầm quyền”, do đó bằng mọi cách, mọi giá họ phải nắm cho được chính quyền để thống trị như chúng ta đã thấy rõ quyết tâm của họ cố duy trì Điều 4 Hiến pháp từ 1992 cho đến Hiến pháp 2013.

Cuối thập kỷ 1980 hệ thống các nước trong khối XHCN bị tan rã và điều này báo hiệu việc cầm quyền của đảng cộng sản cũng lung lay, do vậy, TBT Nguyễn Văn Linh và những lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN cả bộ sậu lục tục kéo nhau sang cầu viện thiên triều, hoạt cảnh cút cung này được Đại tá QĐND Phạm Đình Trọng mô ta như sau:

“Run rẩy trước sự sụp đổ âm thầm không thể cứu vãn của thế giới cộng sản, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh hốt hoảng sang Thành Đô đất Ba Thục bên Tàu kí mật ước Thành Đô nhận sự bảo kê của Tàu cộng. Trái tim yêu nước quặn đau vì mật ước Thành Đô, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch phải thốt lên: ‘Thời kì Bắc thuộc lần thứ năm đã bắt đầu!” (ĐoiThoai online ngày 9-4-2015)

Mật ước Thành Đô cộng sản Việt Nam đã nhân nhượng cộng sản Tàu những gì không cho dân tộc Việt Nam biết, do đó mà ngày nay một phong trào “Chúng tôi muốn biết” đòi hỏi đảng CSVN phải công khai mật ước Thành Đô.

Những đảng viên cộng sản lão thành như: Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng Lê Duy Mật, Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Tương Lai, Giáo sưNguyễn Khắc Mai, Tiến sĩ Lê Dăng Doanh, Nữ nghệ sĩ ưu tú Nguyễn thị Kim Chi… đồng gửi Thư Ngỏ BCH TW ngày 28-7-2014, thư có đoạn viết:

“Từ nhiều năm nay, đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin. Công cuộc đổi mới gần ba mươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc tài toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc…

Trong khi đó, giới lãnh đạo Trung Quốc từ lâu đã theo đuổi mưu đồ đặt nước ta vào vị thế lệ thuộc, phục vụ lợi ích của Trung Quốc. Sau Hội nghị Thành Đô năm 1990 đến nay, Việt Nam đã có nhiều nhân nhượng trong quan hệ với Trung Quốc, phải trả giá đắt càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới…

Cho đến nay, thế lực bành trướng Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong mưu đồ biến Việt Nam thành ‘chư hầu kiểu mới’ của họ”. (Boxitvn online ngày 29-7-2014)

Vừa mới đây, Sử gia Đại tá Phạm Quế Dương phổ biến tin Thiếu tướng Hà Thành Châu, Chính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ có mang một tập tài liệu liên quan đến mật ước Thành Đô của Việt-Trung như sau:

“Nội dung những cuộc họp bí mật ấy cho biết kế hoạch sáp nhập Việt Nam vào Trung Quốc dự kiến tổ chức qua ba gai đoạn:

Giai đoạn 1: 15-7-2020 Quốc gia tự trị.

Giai đoạn 2: 05-7-2040 Quốc gia thuộc trị.

Giai đoạn 3: 05-7-2060 Tỉnh Âu Lạc.

Tỉnh trưởng vẫn là người Việt, đặt dưới quyền lãnh đạo của Tổng đốc Quảng Châu (Trung Quốc).

Sau sáp nhập, tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ chính, tiếng Việt là ngôn ngữ phụ…

Việt Nam sẽ tuân thủ đề nghị của Trung Quốc là cho Việt Nam hưởng ‘Quy chế tự trị trực thuộc chính quyền trung ương Bắc Kinh’ như Trung Quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương, Quảng Tây”. (ĐanChimViet online ngày 14-1-2015) 

Sau 40 năm cầm quyền trên cả nước cho thấy đảng CSVN không đủ khả năng cũng như không xứng đáng để tiếp tục lãnh đạo đất nước. Về kinh tế, không đưa được đất nước phát triển như các nước lân bang mà còn tụt hậu đến nỗi không làm được cái ốc vít (*). Về quốc phòng, không làm tròn trọng trách bảo vệ đất nước điển hình có hàng mấy sư đoàn quân Trung cộng giả dạng công nhân đang trấn đóng những nơi hiểm yếu bauxite Tây nguyên, khu kinh tế Vũng Áng nơi mà cộng sản đã nhượng địa cho Trung cộng 70 năm. Biển, đảo thì đã bị địch chiếm lập căn cứ quân sự từ lâu; ngư dân mất ngư trường tuyền thống không nơi đánh bắt, không ai bảo vệ.

Đảng cộng sản đã cam tâm cúi đầu biến Việt Nam thành chư hầu kiểu mới của giặc, nhân dân Việt Nam hãy vùng lên giải tán đảng Cộng sản để hủy bỏ công hàm bán đảo của Phạm Văn Đồng năm 1958 và mật ước bán nước của Nguyễn Văn Linh ở Thành Đô năm 1990.

23/06/2015


________________________________________

(*) “Đại biểu Trần Quốc Tuấn bức xúc với sự yếu kém của công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đến mức không thể tự sản xuất được ốc vít”. (TuoiTre online ngày 21-10-2014)

CSGT vừa hút thuốc vừa xử lý vi phạm

Theo Tiền Phong-06-22-2015
Nhận được phản ánh của độc giả về những dấu hiệu bất thường của chốt CSGT làm việc tại đoạn đê Nguyễn Khoái, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (gần bến xe Lương Yên):

 CSGT vừa hút thuốc vừa xử lý vi phạm
Hình ảnh phiên trực 10/5 nhóm CSGT tại khu vực đê Nguyễn Khoái (Hà Nội)

Dừng xe không vi phạm, tác phong không đúng mực, ngày 10/5, phóng viên đã ghi hình hoạt động của lực lượng CSGT tại khu vực này. Theo ghi nhận, từ 7 giờ 30 phút sáng, 3 chiến sĩ CSGT đi 2 mô tô có mặt tại đê Nguyễn Khoái để bắt đầu công việc. Trong khoảng gần 1 giờ đồng hồ có mặt tại đây, CSGT đã dừng 2 ô tô và 3 xe máy, tất cả đều được “giải quyết nhanh” trong vòng từ 3-5 phút, không có biên bản.

Đến khoảng 8 giờ 15 phút, một nhóm 4 CSGT khác, đi xe thùng và mô tô tới nơi thay phiên 3 CSGT trước đó. Nhóm này làm việc rất nhanh chóng, liên tục các phương tiện được gọi vào chốt. Theo video ghi lại, sau khi dừng xe theo hiệu lệnh, cảnh sát viên hướng dẫn người vi phạm ra làm việc với CSGT đứng ở đuôi xe tải chuyên dụng. Sau vài phút trao đổi, người vi phạm được trả lại giấy tờ và rời khỏi tổ kiểm soát giao thông.

Đặc biệt, ghi nhận trong buổi sáng cùng ngày, một thanh niên đi xe máy BKS 29S8-59xx bị dừng xe, kiểm tra. Sau 5 phút tranh luận, người này đưa 100 ngàn đồng cho CSGT. Chiến sĩ này kẹp tiền vào hồ sơ, và nhanh chóng trả lại giấy tờ cho người vi phạm mà không kèm theo bất cứ biên bản nào. Đến buổi chiều, video tiếp tục ghi nhận thêm 1 trường hợp nữa thả 100 ngàn đồng vào bộ hồ sơ. Chiến sĩ CSGT cho người vi phạm đi ngay sau đó.

Ngoài ra, tổ công tác còn có tác phong không đúng mực khi xử lý vi phạm giao thông. Đơn cử khi xử lý một trường hợp xe máy, CSGT vừa làm việc với người vi phạm, vừa bật lửa châm thuốc. Theo dõi của phóng viên cho thấy, trong ngày 10/5, tại chốt kiểm soát giao thông đường đê Nguyễn Khoái, hơn 20 xe máy, ô tô được dừng lại để kiểm tra. Nhưng chỉ có 2, 3 trường hợp bị lập biên bản.

Ngay sau đó, PV chuyển những ý kiến, hình ảnh ban đầu cho lãnh đạo đội CSGT số 4, đơn vị quản lý địa bàn nêu trên để trả lời về vấn đề này. Thiếu tá Nguyễn Hữu Huấn, Đội phó Đội CSGT số 4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, đoạn đê Nguyễn Khoái được chia thành 2 tổ: Một tổ chuyên trách và một tổ tuần tra theo chuyên đề. Theo hình ảnh ghi lại, những CSGT có mặt lúc đầu là tổ tuần tra theo chuyên đề, tổ đến sau là tổ chuyên trách.

Đề cập đến trường hợp đưa tiền trực tiếp cho CSGT như hình ảnh, đại diện Đội CSGT số 4 cho biết, không phải trường hợp nào cũng phải viết biên bản, lực lượng CSGT thường xuyên xử lý tại chỗ để tránh phiền hà cho người dân. Tuy nhiên, khi tiếp cận biên bản xử lý trong ngày 10/5, chỉ có 1 biên bản ghi nhận phạt tại chỗ mệnh giá 50 ngàn đồng. Trong khi ít nhất có 2 trường hợp đưa tiền trực tiếp cho lực lượng chức năng được ghi hình. Trung tá Nguyễn Trung Thành, Đội trưởng Đội CSGT số 4 cho biết, đơn vị sẽ tiến hành rà soát, kiểm tra, đồng thời nhắc nhở tổ tuần tra sáng 10/5, để các chiến sĩ có tác phong, hành động chuẩn mực hơn khi thi hành nhiệm vụ.

Nạn trộm cắp hành lý ở sân bay: Toàn "người trong nhà" cả!

Nguyễn Duy Xuân-06:00 23/06/2015
(Kiến Thức) - Nạn trộm cắp hành lý ở sân bay xảy ra có sự tham gia, móc nối của nhân viên hàng không, đặc biệt là bộ phận soi chiếu,...

Theo thống kê, số vụ trộm cắp hành lý ở sân bay đang tăng lên nhanh chóng. Năm 2013 có tổng số 205 khiếu nại, trong đó sân bay Nội Bài có 56 vụ, Tân Sơn Nhất có 149 khiếu nại. Số vụ khiếu nại liên quan đến chuyến bay quốc tế là 141 vụ.

Năm 2014, tăng lên là 301 vụ, trong đó sân bay Nội Bài là 144 vụ, Tân Sơn Nhất là 157 vụ, trong đó khiếu nại quốc tế là 178 vụ.

6 tháng đầu năm 2015 có 168 vụ, trong đó Nội Bài là 79 vụ, Tân Sơn Nhất là 88 vụ, số vụ liên quan đến chuyến bay quốc tế là 111 vụ.

Không chỉ hành khách thường mà khách VIP cũng bị “móc túi”. Không chỉ chuyến bay thường mà cả chuyên cơ cũng bị mất cắp. Một lãnh đạo Bộ Công an gửi kiện hàng về Nội Bài mất cả Ipad lẫn máy tính. Một ông Tổng giám đốc ngân hàng tháp tùng chuyên cơ của Thủ tướng mất cả 1 cái va ly.

Nan trom cap hanh ly o san bay: Toan
 Hành lý của khách đi trên chuyến bay VJ902 từ Bangkok về sân bay Nội Bài (Hà Nội) bị phá khóa, moi đồ

Tình hình quả là rất nghiêm trọng, khiến Bộ trưởng Thăng bức xúc: “Hiện tượng mất trộm này gần như 100% là trong nhà. Nên chúng ta phải cảm thấy xấu hổ và bị xúc phạm khi để việc này xảy ra”.
Lâu nay nghe chuyện mất cắp tài sản trong va li được khóa kín, cứ phục lăn bọn trộm siêu giỏi. Chứng kiến mỗi lần đi máy bay, hành khách bị soi chiếu khám xét qua cửa này, máy nọ tối tân hiện đại, đến cái kim sợi chỉ cũng không giấu được.

Vậy mà bọn trộm chẳng hiểu chúng chui đường nào để vào được khu vực sân bay mà ung dung móc, rạch túi đồ của khách như ở ngay nhà mình? Mà móc đâu trúng đó, hình như chúng có mắt thần cho nên biết được va li này có Ipad, va li kia có Smartphone.

Cho đến hôm qua đọc được tin tức trên báo mới té ngửa. Thì ra, chúng chẳng tài giỏi gì vì cũng là người trần mắt thịt cả thôi. Chúng tự do hoành hành là bởi vì chúng “hiệp đồng tác chiến”, phối hợp rất nhịp nhàng với nhau nhờ “ứng dụng” kĩ thuật số.

Điều này đã được Thiếu tướng Nguyễn Đình Thuận - Cục trưởng Cục An ninh kinh tế tổng hợp (Bộ Công an) - chỉ rõ. Theo ông, nhiều vụ mất cắp hàng hoá xảy ra có sự tham gia, móc nối của nhân viên hàng không, đặc biệt là bộ phận soi chiếu, bằng chứng là những vết rạch rất đúng chỗ để đồ vật có giá trị.

Chuyện đã rõ như vậy nhưng tại sao không chấm dứt được dù ngành hàng không đã rất tích cực đưa ra các giải pháp? Việc xử lí không hiệu quả phải chăng là vì người “trong nhà” như Bộ trưởng đã khẳng định?

Cái gốc của vấn đề chính là ở chỗ này đây. “Quân pháp bất vị thân”. Không kiên quyết, mạnh tay làm tới số bằng luật pháp thì không thể trị nổi những tên trộm bất lương này.

Báo chí thời “bốn sợ, bốn không”!

Theo Giáo dục VN-06-22- 2015
Nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, viết đôi dòng suy nghĩ, dẫu không thể thấy cả trời xanh nhưng luôn biết trời lúc nào cũng xanh.

Báo chí thời “bốn sợ, bốn không”!
 Bài viết trên Vietnamnet.vn

Trong vòng nửa tháng, hai bài viết của TS. Vũ Ngọc Hoàng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo TW đã khiến người đọc phải dành nhiều thời gian suy nghĩ.

Đó là bài “Lợi ích nhóm” và “Chủ nghĩa tư bản thân hữu” – cảnh báo nguy cơ” đăng trên tạp chí Cộng sản số ra ngày 2/6/2015; và bài phát biểu tại Hội thảo quốc gia “90 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam – Truyền thống, bản lĩnh và trách nhiệm” tổ chức tại Hà Nội ngày 18/6/2015.

Bài viết này đã được Giaoduc.net.vn ngày 19/6/2015 đăng với tiêu đề “Hễ đụng đến vấn đề “nhạy cảm” thì coi như chạm vào vùng cấm…”, còn Vietnamnet.vn thì chạy tít “Cuộc sống cần báo chí ‘xông’ vào chỗ nhạy cảm”.

Phát biểu tại Hội thảo ông Hoàng cho rằng “Hễ đụng đến vấn đề “nhạy cảm” thì coi như chạm vào vùng cấm, thường là né tránh, không viết, không nói, kể cả không nghiên cứu, sợ viết sai, nói sai, sợ bị định kiến, sợ đụng chạm, sợ bị đánh giá, bị quy chụp quan điểm…”.

Phải chăng báo chí mới chỉ có “Bốn sợ” như đã nêu hay còn sợ nhiều điều khác nữa?

Ngoài “Bốn sợ” lại có thể cho rằng báo chí Việt Nam đang ở thời “Bốn không” nếu dựa vào ý kiến của ông Vũ Ngọc Hoàng mà Vietnamnet.vn tường thuật: “một số cơ quan báo chí, nhà báo bắt đầu sợ nhiều đề tài nhạy cảm, dẫn đến không tìm hiểu, không nghiên cứu, không viết, không phản ánh”.

Người làm báo, đặc biệt là đội ngũ biên tập, lãnh đạo các tờ báo vì sao lại “sợ” nhiều thứ đến thế, vì sao phải sợ đến mức “không tìm hiểu, không nghiên cứu, không viết, không phản ánh”?

Nêu câu hỏi này với nhà báo, biên tập hoặc lãnh đạo cơ sở báo chí chắc khó mà nhận được câu trả lời thẳng thắn vì thuộc lĩnh vực “nhạy cảm”.

Đôi khi thay vì câu trả lời, người ta nhắc khéo câu nói “sống, chiến đấu, lao động và học tập”…, muốn “chiến” thì phải “sống” cái đã, “sống” là số một, sau sống mới là “chiến”, “chết” rồi thì “chiến” với ai, chẳng lẽ với Tào Tháo?

Một cách nghiêm túc, để trả lời câu hỏi phải nhìn nhận từ hai phía: phía nhà báo, cơ quan báo chí và phía cơ quan quản lý, các bộ, đến các cơ quan bảo vệ pháp luật…

Thứ nhất, đội ngũ người làm báo:

Xin không đề cập đến thời chiến tranh, đến những tấm gương hy sinh của rất nhiều nhà báo trên các mặt trận, điều này đã được Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và TS. Vũ Ngọc Hoàng đề cập rồi.

Hiện nay có một thực tế không biết nên vui hay buồn là đâu đó vẫn có hiện tượng “cha truyền con nối”, “hậu duệ” vẫn là ưu tiên số một.

Nếu sự “truyền nối” xuất phát từ năng lực, trình độ chuyên môn và truyền thống gia đình của nhà báo thì đó là một điều tốt, cần được tôn trọng.

Tuy nhiên giữ vị trí lãnh đạo cơ quan báo chí mà như Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đánh giá: “người đứng đầu một số cơ quan báo chí buông lỏng quản lý nội dung thông tin, đội ngũ phóng viên, biên tập viên, coi trọng lợi nhuận, xem nhẹ chức năng báo chí, khai thác mặt trái xã hội với mức độ dày đặc, giật gân, câu khách, vi phạm thuần phong mỹ tục…” thì phải đặt câu hỏi vì sao họ vẫn tại vị?

Dựa vào đâu và vì sao lại tồn tại “những người đứng đầu một số cơ quan báo chí coi trọng lợi nhuận, xem nhẹ chức năng báo chí, khai thác mặt trái xã hội với mức độ dày đặc…” như vậy?

Từ “những” mà Bộ trưởng Son dùng chứng tỏ không phải như người ta nghĩ là chỉ có một mà là “một số người đứng đầu” cơ quan báo chí!

Trên mạng xã hội, không thiếu tư liệu cả về tư cách, đạo đức lẫn chuyên môn nghiệp vụ của một số nhà báo được đề cập, các tư liệu này tuy chưa được kiểm chứng nhưng không thể không khiến dư luận đặt câu hỏi phải chăng đây chỉ là sự bịa đặt nhằm bôi nhọ nhà báo?

Việc có nhà báo uy tín, trình độ chuyên môn cao phải rời khỏi vị trí của mình không phải là chưa có, và phải chăng đó là một trong những nguyên nhân khiến cơ quan báo chí này liên tiếp phạm sai lầm, liên tiếp bị xử phạt hành chính?

Hiện tượng nhà báo hành xử như côn đồ mà PetroTimes viết trong bài: “Ám ảnh giang hồ trong làng báo” không phải bây giờ mới xuất hiện, tuy không phải là hiện tượng phổ biến nhưng cũng không đến mức quá cá biệt.

1
Ảnh chụp từ bài viết: “Ám ảnh giang hồ trong làng báo”

Nói đến đạo đức nhà báo không thể tách rời khỏi thực trạng xã hội, “xã hội nào con người ấy; xã hội nào báo chí ấy”. Khi sự xuống cấp đạo đức, sự yếu kém chuyên môn len lỏi tới những cơ quan vốn được xem là “trang nghiêm, trong sạch” như Thanh tra, Kiểm sát, Tòa án,…thì báo chí không thể là một ốc đảo, dù cố giữ cũng không thể không bị lung lay.

Trong hoàn cảnh đó, những nhà báo tâm huyết, mà số lượng không hề ít, chỉ có thể thở dài, bởi đã là nhà báo tâm huyết và liêm khiết, là lãnh đạo tờ báo lấy đạo đức, trách nhiệm là phương châm, lấy đâu ra “hậu phương vững mạnh” như ý kiến ông Vũ Ngọc Hoàng để mà phòng lúc “trái gió trở trời”?

Thứ hai, về phía cơ quan quản lý.

Có một câu hỏi không biết có nên nêu lên hay không, chỉ sau hai bài viết của ông Vũ Ngọc Hoàng, người viết mới có thêm “dũng khí” để hỏi, ấy là ngoài ý kiến của ông Vũ Ngọc Hoàng, còn bao nhiêu người, cơ quan thực tâm muốn báo chí “dũng cảm” động chạm đến vùng “nhạy cảm”?

Thực ra, chính việc buộc phải dùng khái niệm “vùng nhạy cảm”, một cụm từ mang tính “Y học” hơn là chính trị-xã hội đã cho thấy rất ít người dám động đến cái gọi là vùng “nhạy cảm”.

Và còn một câu hỏi nữa, nếu có ai đó cứ cố “xông” vào chỗ nhạy cảm như Vietnamnet.vn “xúi” thì điều gì sẽ đến?

Có thể sau các ý kiến của ông Vũ Ngọc Hoàng, cách thức xử lý của cơ quan quản lý sẽ “mềm mại” hơn chăng?

Tương lai thì chưa biết chứ những gì đã xảy ra thì không ít người viết báo và lãnh đạo một số cơ quan báo chí đã cảm nhận được.

Người Việt dạy trẻ con “học ăn, học nói, học gói, học mở”, con người sinh ra là biết ăn, chỉ “ăn có văn hóa” thì mới phải học chứ không như “cướp có văn hóa” không cần học.

Học nói bắt đầu ngay từ lúc cất tiếng khóc chào đời. Sau 90 năm tồn tại, để có thể “nói” báo chí Việt Nam vừa phải học, lại còn cần “dũng khí, trí tuệ, các quan điểm đúng đắn và cả một hậu phương vững mạnh” (theo quan điểm của ông Vũ Ngọc Hoàng).

Nếu quả như vậy thì báo chí liệu có nên đề nghị được duyệt gói 30.000 tỷ như bất động sản để giúp cho những tờ báo chân chính, những nhà báo chân chính có được “một hậu phương vững mạnh”?

Thực lòng mả nói, nhà báo và lãnh đạo các tờ báo không mong đợi gói 30.000 tỷ từ nhà nước. Chỉ mong điều mà ông Hoàng nói: “không phải bỗng nhiên mọi người lại sợ như vậy, mà trong thực tế nó cũng có vậy, và chúng ta cũng thường bảo nhau phải tránh né những vấn đề nhạy cảm” được giải tỏa thì đã là điều may mắn lắm rồi.

Thực tế cho thấy không phải mọi người đều sợ, đặc biệt là những nhà báo có thâm niên, có tâm và có tầm, vấn đề là ở chỗ có người khác “sợ hộ” họ.

Một nhà báo và cũng biên tập viên kỳ cựu đã tâm sự (đại ý): “có một bài của một cộng tác viên, khi tôi chuyển cho tác giả những góp ý mổ xẻ chi li của người biên tập, họ cười rũ, và bảo: Tôi hiểu tư duy của người “kiểm duyệt” rồi, bạn ạ, bạn không phải lăn tăn. Và họ gửi ngay báo TN đăng luôn, khỏi mất công biên tập, anh ạ. Đời bây giờ là thế đó, thôi đành vậy”.

Cũng xin nói thêm, sở dĩ người viết nhận được lời tâm sự ấy là vì bài viết đã được biên tập nhưng không qua được ải “kiểm duyệt” mà cửa ải đó thì: “tư duy các bạn trẻ bây giờ non quá, nhưng họ có quyền, không phải chỉ bài của anh đâu, mà một số bài của CTV khác cũng vậy”.

Được biết “bạn trẻ” ấy tuổi đời và tuổi nghề chỉ bằng già nửa so với người biên tập.

Nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam, viết đôi dòng suy nghĩ, giống như nhìn bầu trời qua kẽ lá, dẫu không thể thấy cả trời xanh nhưng luôn biết trời lúc nào cũng xanh, mây che hay mưa phủ chỉ là tạm thời.

Thân gửi lời chúc sức khỏe, bình an tới các đồng nghiệp, mong các bạn luôn “bút sắc, lòng trong” và vượt qua mọi nỗi sợ, đặc biệt là sợ chính mình.

Con Đường Việt Nam - Sợ trách nhiệm, báo Tuổi Trẻ Thủ Đô rũ bỏ nhân viên

Theo FB Con Đường Việt Nam-22/06/20151

Sự việc anh Tống Văn Đạt - nhân viên của báo Tuổi Trẻ Thủ Đô - trong khi tác nghiệp, ghi hình Công an phường Văn Quán thường xuyên lập chốt dừng và xử lý phương tiện tham gia giao thông sai quy định đã bị CAP này đánh đập dã man đang được dư luận quan tâm từ 18/6 đến nay.

http://infonet.vn/nhom-cong-an-phuong-van-quan-hanh-hung-phong-vien-post167004.info

Tuy nhiên, ngày 20/6, Trần Thị Hồng Khiêm - Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Thủ Đô đã gửi báo cáo số 03/2015/BC-TTTĐ tới Thường trực thành đoàn Hà Nội, Ban Giám đốc CAHN, Ban Tuyên giáo Thành ủy, P Quản lý báo chí - Sở TTTT, Hội Nhà báo HN, VN để rũ bỏ trách nhiệm.

Báo cáo cho rằng ông Đạt chỉ là nhân viên thử việc, bà Khiêm đã chỉ đạo cho báo im lặng về sự việc này. Thậm chí, Trần Thị Hồng Khiêm còn đề nghị điều tra sâu thêm vụ việc nhằm khẳng định bà Khiêm & Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô vô can trong vụ việc nghiêm trọng này.

Con Đường Việt Nam cực lực lên án hành động chối bỏ trách nhiệm của bà Khiêm & Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô với nhân viên của mình. Thật đáng tiếc cho bà Khiêm - với chức trách là Tổng Biên tập của một tờ báo mà lại không biết rằng dù chỉ là một công dân bình thường cũng có quyền được ghi lại hoạt động của các lực lượng chức năng, chưa nói gì đến trách nhiệm & lương tâm của một nhà báo.

Chúng tôi kính đề nghị các phóng viên tự do, các nhà báo tự do, Hội Nhà báo Độc lập, Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do vào cuộc để bảo vệ cho ông Tống Văn Đạt.

Chúng tôi mong muốn ông Đạt hãy liên hệ với các phóng viên, bạn hữu để được bảo vệ.

#CDVN
Nguồn hình: Fb Mai PT

Trang 1 báo cáo của một Tổng Biên tập!
Trang 2 - cách một Tổng biên tập rũ bỏ trách nhiệm!
Trang 3 - Bà Khiêm có xứng đáng là một nhà báo? 

Đường lún cả tấc, nhà thầu nói do xe nhiều và trời nắng

TTO - Chỉ sau hơn một năm thông xe, tuyến đường tránh TP Vinh (Nghệ An) đã xuất hiện nhiều điểm lún nghiêm trọng, hằn vệt bánh xe. 

Người lái xe gặp khó khăn khi đi qua đoạn đường lún - Ảnh: Doãn Hòa
Người lái xe gặp khó khăn khi đi qua đoạn đường lún - Ảnh: Doãn Hòa
Có nơi vết lún sâu gần 10cm khiến xe cộ đi lại gặp nhiều khó khăn.
Nhiều người dân sống xung quanh tuyến đường tránh TP Vinh phản ảnh hiện tượng hằn lún xuất hiện ngày một nhiều trên tuyến đường này.
Tuyến đường tránh này có điểm đầu giao với quốc lộ 1 phía bắc thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc; điểm cuối tại km23+995 tuyến tránh Vinh hiện tại (đầu trạm thu phí cầu Bến Thủy 2), được đầu tư đưa vào khai thác từ năm 2005.
Qua 10 năm khai thác, một số hạng mục của tuyến đường xuống cấp, cần phải sửa chữa, đặc biệt khi dự án mở rộng quốc lộ 1 Nam Bến Thủy - tuyến tránh Hà Tĩnh hoàn thành thì việc nâng cấp, tăng cường mặt đường tuyến tránh TP Vinh để khai thác đồng bộ từ TP Vinh đến Hà Tĩnh càng trở nên cấp thiết.
Tháng 12-2013, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4) triển khai thi công dự án tăng cường mặt đường tuyến tránh TP Vinh có chiều dài 24km, với tổng mức đầu tư 339 tỉ đồng (được trích từ nguồn vốn dư, tiết kiệm được từ dự án BOT mở rộng quốc lộ 1 đoạn nam cầu Bến Thủy - tuyến tránh Hà Tĩnh).
Sau bốn tháng vừa thi công vừa khai thác, tháng 4-2014 Cienco 4 khánh thành, thông xe hạng mục tăng cường mặt đường tuyến tránh TP Vinh.
Thời điểm thông xe, tuyến tránh TP Vinh được đánh giá là “công trình giao thông kiểu mẫu cả về tiến độ và chất lượng”, đảm bảo các tiêu chí “xanh - sạch - đẹp - an toàn - êm thuận”, khi vượt tiến độ năm tháng.
Tuy nhiên đến nay, sau hơn một năm được đưa vào sử dụng, tuyến đường này đã bắt đầu xuất hiện những vết hằn lún, lượn sóng trên mặt đường.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ ngày 22-6, các điểm lún nghiêm trọng trên tuyến đường tránh TP Vinh qua đoạn xã Hưng Thịnh, Hưng Tây (huyện Hưng Nguyên) và Nghi Vạn, Nghi Diên (huyện Nghi Lộc). Trên cầu Hưng Thịnh (km22 +412.50), mặt đường lún, trồi nhựa và bị biến dạng, tạo thành rãnh sâu hơn 5cm. Mỗi lần ôtô, xe máy chạy qua đây đều phải giảm tốc độ đột ngột.
Còn tại khu vực đường tránh TP Vinh đoạn qua ngã tư xã Hưng Thịnh, vết hằn lún sâu từ 5cm đến gần 10cm, chủ yếu nằm trong làn xe ôtô, kéo dài gần 100m. Ôtô, xe máy qua đây đều gặp khó khăn vì gặp phải những “luống khoai” trên đường.
Ông Ngô Trọng Nghĩa - phó tổng giám đốc Cienco 4 - cho biết những điểm xuất hiện vệt hằn bánh xe một cách cục bộ thường nằm ở gần khu vực ngã tư, đèn xanh đèn đỏ hoặc nằm phía bên trái đường (lưu lượng xe đi nhiều) và tập trung ở các điểm thường xuyên có xe quá tải.
Ngoài ra, thời tiết nắng nóng kéo dài trong thời gian qua cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hằn lún. Các điểm lún có độ sâu trung bình 3-3,5cm, điểm lún sâu nhất gần 10cm.
“Tháng 6-2014, Cienco 4 đã cào bóc, thảm lại mặt đường bằng bêtông nhựa polymer kết hợp với thiết kế cấp phối hợp lý đối với những đoạn mặt đường hằn lún trên tuyến tránh TP Vinh giai đoạn 1, xử lý tổng cộng 28.270m chiều dài cho các vệt có chiều rộng trung bình 3,2m. Trước mắt, với những điểm hằn lún cục bộ chúng tôi sẽ cào bóc sau đó sẽ thảm lại bằng bêtông nhựa polymer”, ông Nghĩa cho biết thêm.
Chiều 22-6, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Ngọc Minh - cục trưởng Cục Quản lý đường bộ 2 - cho biết hiện tượng hằn lún vệt bánh xe trên tuyến đường tránh TP Vinh xuất hiện trong thời gian qua là có thật. Phía Cục Quản lý đường bộ 2 đã giao cho Cienco 4 - đơn vị chủ đầu tư đồng thời thi công dự án - thường xuyên kiểm tra, theo dõi các diễn biến của thời tiết, hiện trạng mặt đường để kịp thời sửa chữa, khắc phục các đoạn mặt đường bị hằn lún, thời điểm xử lý phải xong trước 30-6.
1
Điểm lún hơn 5cm trên đường tránh TP Vinh đoạn qua khối 4, thị trấn Hưng Nguyên (Nghệ An) – Ảnh: Doãn Hòa

Điểm lún sâu trên mặt cầu Hưng Thịnh (huyện Hưng Nguyên) - Ảnh: Doãn Hòa
Điểm lún sâu trên mặt cầu Hưng Thịnh (huyện Hưng Nguyên) – Ảnh: Doãn Hòa

Liệu các khoản nợ có bị lấp đi?

Theo Dân luận-06-22- 2015
Các khoản nợ từ trái phiếu chính phủ, nợ của doanh nghiệp nhà nước, nợ đọng xây dựng cơ bản,... đang được chia tách và quản lý bằng các văn bản khác nhau thay vì tính vào nợ công. Liệu bất cập này có được khắc phục khi Quốc hội sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN)?

Liệu các khoản nợ có bị lấp đi?
Các khoản vay bằng phát hành trái phiếu chính phủ cho lĩnh vực giao thông, giáo dục, y tế… không được tính là bội chi ngân sách nhà nước. Ảnh: MINH KHUÊ

Dự thảo Luật NSNN sửa đổi phải được thiết kế để tuân thủ một nguyên tắc cơ bản là các khoản thu, chi NSNN phải được dự toán và do luật định như điều 55 của Hiến pháp đã quy định. Nguyên tắc cơ bản này phải là công cụ cơ bản để giải quyết những lỗ hổng hiện nay.

Từ thực tế… lọt sổ

Về phạm vi tính bội chi ngân sách, theo Luật NSNN hiện hành, bội chi NSNN không phản ánh khoản vay bằng phát hành trái phiếu chính phủ cho lĩnh vực giáo dục, y tế, giao thông, thủy lợi; khoản vay về cho vay lại… Điều đáng nói là, theo thừa nhận của một báo cáo của Chính phủ, dù không được tính vào bội chi ngân sách, thì những khoản vay này được tính vào nghĩa vụ nợ của Chính phủ, nợ công và được bố trí để trả nợ. Đây là vấn đề “đại sự” bởi lâu nay Chính phủ vẫn phát hành một số lượng lớn trái phiếu chính phủ cho bù đắp bội chi, song lại không được tính vào bội chi hàng năm.

Một báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, tính đến cuối năm 2014, tổng lượng trái phiếu chính phủ đã phát hành đạt 882.062 tỉ đồng, tăng 9,5 lần so với năm 2010. Như vậy, mỗi năm, phát hành lên tới 220.000 tỉ đồng. Một số lượng tiền rất lớn song không phản ánh trong bội chi – vốn chỉ ở mức 4,8-5,5% GDP, theo báo cáo của Chính phủ.

Hiện tại, quan điểm về tính bội chi như trên đang được xem xét lại, và bội chi đang được đề xuất trong dự thảo Luật NSNN sửa đổi là cần tính đúng, tính đủ theo thông lệ quốc tế. Khoản 4, điều 7 của dự thảo quy định, bội chi ngân sách trung ương được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước, bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng nguồn vay trong nước (phần chênh lệch giữa số vay trừ đi chi trả nợ gốc) và quy định rõ nguồn bù đắp bội chi NSNN được xác định trên cơ sở vay trong nước, bao gồm cả từ nguồn công trái, trái phiếu chính phủ… và vay nước ngoài, trong đó có phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường vốn quốc tế.

Nếu luật được thông qua, quy định theo thông lệ quốc tế như vậy chắc chắn sẽ cho thấy rõ mức bội chi hàng năm thực sự sẽ lớn như thế nào.

Những thảo luận co kéo… việt vị

Dự thảo Luật NSNN sửa đổi phải được thiết kế để tuân thủ một nguyên tắc cơ bản là các khoản thu, chi NSNN phải được dự toán và do luật định như điều 55 của Hiến pháp đã quy định.

Tuy nhiên, Chính phủ vẫn đang duy trì quan điểm vốn vay về cho vay tiếp tục không tính vào bội chi ngân sách. Lý do là hiện nay, Chính phủ thực hiện vay ngoài nước với hai mục tiêu là: (1) vay ưu đãi từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho bù đắp bội chi NSNN để đầu tư các chương trình, dự án thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp; (2) vay ưu đãi, vay thương mại của các nước và các tổ chức quốc tế để thực hiện cho vay lại đối với các dự án đầu tư phát triển có khả năng thu hồi vốn, bao gồm cả các dự án cơ sở hạ tầng. Khoản vay về cho vay lại này không tính vào bội chi NSNN.

Chính phủ giải thích, khi còn tiếp tục thực hiện cơ chế vay về cho vay lại thì thực hiện theo dõi và quản lý thông qua Quỹ Tích lũy trả nợ nước ngoài, không phản ánh vào cân đối NSNN (không tính vào bội chi NSNN) vì đây là khoản vay đã xác định được nguồn để trả nợ, mặt khác đối tượng nhận vay chủ yếu là các doanh nghiệp, không phải là đối tượng của NSNN.

Quy định trách nhiệm trả nợ thuộc về các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước song trên thực tế, nhiều dự án không hiệu quả hoặc do quản lý, điều hành yếu kém, dẫn tới không có khả năng trả được các khoản nợ đến hạn, buộc phải chi trả nợ thay từ Quỹ Tích lũy trả nợ nước ngoài. Điển hình là các dự án xi măng như Xi măng Đồng Bành với khoản vay 3,49 triệu đô la Mỹ, Tổng công ty Cơ khí xây dựng 4,25 triệu euro, Tổng công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam (Vinaincon) 4,25 triệu euro, Công ty Xi măng Ninh Bình 74,55 triệu đô la Mỹ. Đây là số liệu tổng hợp từ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

Báo cáo năm 2014 của Kiểm toán Nhà nước cho biết thêm, một số dự án của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) gặp khó khăn trong việc trả nợ, Quỹ Tích lũy trả nợ nước ngoài phải ứng trả nợ thay lớn và có nguy cơ biến thành nghĩa vụ trực tiếp của NSNN. Chỉ riêng năm 2013, quỹ này đã ứng trả nợ thay cho sáu dự án tới 992 tỉ đồng (tương đương 47 triệu đô la Mỹ). Đến cuối năm 2013, số còn phải thu về quỹ này đối với số tiền ứng trả nợ thay cho các dự án là 3.956 tỉ đồng (tương đương 188 triệu đô la Mỹ), bằng 2,1% tổng dư nợ được Chính phủ bảo lãnh.

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho biết thêm, chỉ 81 dự án được Chính phủ bảo lãnh đã có số dư nợ nước ngoài là 8.960 triệu đô la Mỹ (188.486 tỉ đồng), tăng gần 24% so với năm 2012.

Đây là những bằng chứng NSNN đã phải “trần lưng” ra trả nợ cho DNNN. Điều này rất đáng lo ngại khi nợ của khu vực DNNN rất lớn. Theo Báo cáo số 512/BC-CP ngày 25-11-2014, nợ nước ngoài của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước là 325.936 tỉ đồng, trong đó, vay lại vốn ODA của Chính phủ là 125.061 tỉ đồng; vay lại nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 122.543 tỉ đồng, còn lại là các tập đoàn, tổng công ty tự vay, tự trả.

Những khoản nợ trên mới chỉ là một phần của tảng băng nợ của khu vực doanh DNNN. Báo cáo của Chính phủ số 512/BC-CP ngày 25-11-2014 cho biết, tổng số nợ phải trả của toàn bộ các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ là trên 1,6 triệu tỉ đồng.

Nợ công – tính đúng, tính đủ để biết đường lo

Theo các chuyên gia, nếu tính nợ của DNNN vào nợ công, thì nợ công phải lên đến hơn 100% GDP.

Trái phiếu chính phủ và nợ của DNNN mới chỉ là hai trong số hàng loạt tiêu chí cho nợ công. Trên thực tế, nợ cấp bù chênh lệch lãi suất và quản lý phí cho các ngân hàng thực hiện chính sách xã hội, nợ quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng, nợ quỹ bảo hiểm xã hội, nợ đọng xây dựng cơ bản, một phần nợ của khối DNNN vẫn chưa được tính vào nợ công.

“Chúng ta nên tính toán lại các chỉ số về nợ công theo đúng bản chất kinh tế của nó, thay vì tính toán theo các quy định của pháp luật về quản lý nợ công hiện hành”, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) tha thiết đề nghị Quốc hội khi thảo luận về kinh tế – xã hội và NSNN đầu tuần trước. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ lo ngại: “Nếu tính cho đủ, cho đúng mức nợ công theo bản chất kinh tế, nợ công sẽ tăng thêm tới bao nhiêu, các con số về nợ công sẽ thế nào, nguồn thu ngân sách trong tương lai liệu có đảm bảo luôn trang trải được các nghĩa vụ trả nợ đến hạn hay không?”.

Đại biểu Huỳnh Nghĩa, thành phố Đà Nẵng, bổ sung thêm: “Nợ công đang tăng ở mức độ cao 15-20%/năm trong một thập niên gần đây, tỷ lệ nợ công/GDP tăng mấp mé vạch đỏ 65% GDP. Nhưng nguy hiểm hơn ở chỗ tỷ lệ giữa nghĩa vụ trả nợ và thu ngân sách đã vượt ngưỡng 25%, dự kiến sẽ chạm mức gần 30% năm 2015. Đây chính là mối nguy hiểm trực tiếp và đáng lo ngại nhất của nền kinh tế. Đây là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay”.

Những vấn đề thực tế, và những băn khoăn của hai vị đại biểu và nhiều vị khác có được thẳng thắn đề cập khi bàn và thông qua dự luật NSNN sửa đổi tới đây? Liệu nguyên tắc các khoản thu, chi NSNN phải được dự toán và do luật định như Hiến pháp quy định có thực sự được tôn trọng?

Cháy lớn cơ sở sản xuất tương ớt ở Tiền Giang

(PL)- Chiều 22-6, một vụ cháy xảy ra ở cơ sở sản xuất Tân Ngọc Phượng chuyên sản xuất tương ớt lớn nhất TP Mỹ Tho, Tiền Giang (ảnh).
Theo những người chứng kiến, gần 18 giờ cùng ngày đám cháy bốc ra từ một căn phòng phía trái cơ sở.


Đám cháy bùng phát nhanh kèm nhiều tiếng nổ. Lực lượng cảnh sát PCCC đã điều năm xe chữa cháy đến hiện trường. Nhiều chiến sĩ PCCC đã lội xuống kênh để bơm nước chữa cháy. Đến gần 19 giờ lửa vẫn chưa được khống chế do cháy quá lớn. Nguyên nhân cháy đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
M.SƠN

Quà quê nhà

Bánh đậu xanh đặc sản Hải Dương và cà-vạt lụa (ảnh Bùi Văn Phú)
Bánh đậu xanh đặc sản Hải Dương và cà-vạt lụa (ảnh Bùi Văn Phú)
Bùi Văn Phú
Theo VOA-22.06.2015

Thỉnh thoảng ra phi trường đưa đón người thân quen, tôi thấy những chuyến bay về các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Philippines có nhiều khách đi mang theo hành lý là những kiện hàng vuông vuông vừa đúng kích thước của luật hàng không.

So với những chuyến bay đi châu Âu, hành khách ít khi mang theo thùng hàng mà chỉ những chiếc vali to.

Quan sát và trò chuyện với một số người Việt về quê, tôi biết trong những thùng hàng đó có phôma, có thịt bò bí-tết, có những trái mận đỏ (cherry) là những sản phẩm Mỹ được người Việt trong nước ưa thích. Đem những thứ đó về làm quà cho gia đình, cho bạn bè thân thương là điều quý nhất sau một chuyến du hành Mỹ.

Nếu không là thực phẩm, có người lại đóng vào thùng, giữa đống quần áo và bọc ni-lông có hơi là vài chai rượu ngon như Johnnie Walker Blue Label, hay những chai vang đắt tiền, đặc sản từ thung lũng Napa.

Ba mươi năm trước, những thùng quà gửi về Việt Nam là những thước vải, bánh xà-phòng, hộp kem đánh răng, lọ nước hoa, chai dầu xanh, hộp mỹ phẩm, kẹo bánh.

Ngày nay Việt Nam không thiếu các mặt hàng đó loại thượng hạng, được bày bán trong các siêu thị sang trọng không thua gì như ở các nước tân tiến. Nhưng hàng đem về từ Mỹ hay từ châu Âu bảo đảm được chất lượng và không sợ mua nhầm đồ dổm.

Dầu gió xanh nay cũng thường là sản phẩm được đem về làm quà. Có người còn đem cả xì-dầu Maggi sản xuất ở châu Âu, mua từ các siêu thị ở Mỹ, đem về làm quà hay cho người thân dùng.

Tâm lí không tin hàng sản xuất trong nước, hay hàng được nhập vào thị trường Việt Nam, là kém chất lượng hơn hàng Mỹ thường có trong giới tiêu dùng. Cũng có thể vì tâm lý sính hàng ngoại nên hàng từ Mỹ về là thơm là quí hơn.

Giống như người Việt, người Philippines và người Trung Quốc khi về thăm quê hương cũng thường mang theo nhiều thùng quà, như tôi đã có nhiều dịp quan sát tại quầy gửi hành lý của Philippines Airlines và Air China tại phi cảng San Francisco.

Trong dịp đi Cuba, tôi cũng thấy người Cuba từ Mỹ về thăm quê nhà mang theo những thùng hàng. Hành lý về Sài Gòn, Manila hay Bắc Kinh gói trong kiện dán băng dính là đủ. Còn về Cuba, những kiện hành lý đã gói, nịt và được cuốn thêm nhiều lớp ni-lông vì sợ bị rạch, bị moi đồ trước khi đến nơi.

Ngày xưa các hãng máy bay cho hành khách gửi theo mỗi người hai kiện hàng, mỗi kiện 70 cân Anh, nay giảm xuống chỉ còn mỗi kiện 50 cân, nên số lượng quà mang về quê cũng giảm đi.

Chè xanh và cốm vòng (ảnh Bùi Văn Phú)
Chè xanh và cốm vòng (ảnh Bùi Văn Phú)

Gia đình chúng tôi có liên hệ với xứ Quảng. Một lần đi xe qua cánh đồng lúa thấy một bác nông dân mặc áo com-plê đang cày dưới ruộng. Hỏi ra mới hiểu được vì nghèo quá, trời mùa lạnh nên có gì mặc đó để ra đồng làm việc. Những quần áo là hàng cũ người nước ngoài gửi về, dân ở quê xin được ai cái gì mặc cái nấy.

Vì thế khi có thân nhân về thăm quê nhà, gia đình chúng tôi không quản ngại đem theo những thùng quần áo cũ để cho người nghèo khó ở quê, dù có tốn thêm một vài trăm đô gửi thêm hành lý.

Quà tặng thì có quà nhận. Bạn bè biết tôi thích sách và các sản phẩm văn nghệ nên thường tặng sách, đĩa nhạc. Sách về văn chương, lịch sử, mỹ thuật. Các chương trình ca nhạc của Diva Việt Nam, Mỹ Linh, Thanh Lam, Hồng Nhung, Đức Tuấn, Quang Dũng hát nhạc Phạm Duy, Trịnh Công Sơn.

Chè, cà-phê, bánh đậu xanh, mè xửng, kẹo mạch nha cũng là quà đặc biệt từ quê nhà. Có những loại chè từ miền thượng du Bắc Việt, uống thơm, nhưng tôi không quen nên nhiều đêm thức đến sáng. Cà-phê Trung Nguyên 3in1 khá phổ thông và có hương vị đậm đà. Pha uống liền hay nhìn ngắm từng giọt chầm chậm từ phin nhỏ xuống ly sữa thì tùy lúc, tùy nơi.

Rượu bổ có rắn, tắc kè ngâm với các thứ sâm nhung. Uống vào dễ thấy lung linh đất trời.

Có bạn từ bờ Đông nước Mỹ đi công tác ở Việt Nam về và có mua cốm xanh làm quà cho gia đình tôi. Không biết nửa ký cốm tốn bao nhiêu nhưng gửi Express qua California, cước bưu điện hơn 30 đô-la vì bạn biết để lâu cốm sẽ không còn tươi, thơm ngon. Thật đáng trân quý.

Một thứ quà Hà Nội mà tôi thích là mứt mơ cam thảo. Sau cơm chiều, uống trà thưởng thức loại mứt này thật là tuyệt vời.

Những năm gần đây, quà quê nhà còn là nhiều thức ăn đặc sản. Ốc hút xào dừa, cá thác lác xay, cá lóc nướng là những sản phẩm không bị luật Mỹ cấm mang vào. Hôm trước được người nhà chuẩn bị nấu nướng ở Sài Gòn, rồi đóng gói đưa lên máy bay là hôm sau thức ăn đến Mỹ cho bà con thưởng thức. Thỉnh thoảng gia đình tôi đã có những bữa ăn nhậu với ốc, chả cá chiên và cá cuốn bánh tráng.

Nhiều món ăn khác từ quê nhà tôi đã có dịp thử và thấy ngon. Tôm rim, cá cơm chiên giòn, về nhà chỉ hâm nóng lại, ăn với rau luộc chấm nước mắm là một bữa ăn đậm đà hương vị quê nhà.

Một thứ đặc sản của nhiều người Việt là mắm. Tuy trong các siêu thị ở Mỹ không thiếu loại mắm nào, nhưng có người, theo tôi biết, mỗi chuyến đi Việt Nam, khi đi mang theo thịt cùng bơ sữa, khi về lại Hoa Kỳ là cả thùng mắm các loại, cá kèo, cá sặc đủ cả.

Không biết đã có bao giờ xảy ra sự cố những lọ mắm vỡ đổ trên đường bay giữa Sài Gòn và San Francisco chưa.

Nhà văn Linh Bảo có truyện ngắn “Hũ mắm nêm đi Hương Cảng” viết từ những năm cuối thập niên 1950 kể chuyện một hũ mắm được trân trọng đưa ra nước ngoài, nhưng đến nhiều nơi lại bị chê cười, hất hủi không dám gần. Nhưng chính nó lại là biểu hiệu của quê hương trong những ngày bà sống bôn ba nơi xứ người.

Ngày nay, trên những chuyến bay từ quê nhà về lại Mỹ, nếu để ý bạn sẽ thấy từ Sài Gòn hay Hà Nội sang Taipei, Seoul trong khoang máy bay thoang thoảng có mùi nước mắm, mùi dầu xanh là hương vị quê nhà mà nhiều du khách nước ngoài nay đã nhận ra.

Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Vài điều tản mạn về báo chí

Ngày 21/6 năm nay, ở trong nước ngành tuyên huấn làm om sòm về kỷ niệm chẵn 90 năm «Ngày báo chí cách mạng». Có một cuộc họp lớn bao gồm nhiều nhà báo kỳ cựu, được gọi là các nhà báo lão thành. Nhìn trên ảnh, thì ra toàn các cụ đồng nghiệp, đồng chí cũ của tôi. Họ nói những gì? Thì ra toàn là chung giọng điệu cổ lỗ, ca ngợi báo đảng CS, tâng bốc nhau, một chiều, mẹ hát con khen hay, đến phát ngấy. Thật đáng thương hại.

Năm 1985, nhân kỷ niệm chẵn 60 năm ngày 21/6, Bộ Chính trị Đảng CS hồi ấy ra quyết định «từ nay gọi Ngày 21/6 là Ngày Báo chí Việt Nam, không gọi là Ngày Báo chí Cách mạng VN nữa, để tỏ rõ ở ta chỉ có một nền báo chí do Đảng CS lãnh đạo». Vậy mà bỗng nhiên năm nay người ta lại làm rùm beng trở lại về «Ngày báo chí cách mạng VN». Đúng là cái lưỡi CS, nói xuôi, nói ngược, «nói lời lại nuốt lấy lời như chơi». Cái lưỡi báo chí CS là thế, hay thật!

Báo chí cách mạng. Nhưng cách mạng là gì? Là thay đổi tận gốc, là đổi đời.

Nhưng «Việt Nam Dân chủ Cộng hòa» mà không có tự do công dân, không có tự do bầu cử, không có báo chí tự do, tất cả chỉ là bánh vẽ, Quốc hội hơn 90% là đảng viên CS, là Đảng hội, vậy cách mạng ở cái chỗ nào?
Thật ra hiện nay, hơn 30 mạng thông tin tự do, hơn 30 bloggers trẻ khỏe, năng động, Tuần báo Việt Nam của Hội nhà báo độc lập Việt Nam…mới thật là báo chí của dân, do dân, vì dân, là báo chí cách mạng thứ thiệt, được quần chúng tín nhiệm, tin cậy, coi là của mình, dám chiếm ngôi trên báo Đảng.
Các bạn cũ của tôi ở trong nước, những người đã thoát đảng hay chưa thoát đảng, đều cho biết sáng dậy mở máy vi tính là đọc các mạng lề trái trước hết vì đó là nguồn thông tin thật nhất, mới mẻ, bổ ích nhất. Tuyệt!
Đã từ lâu báo đảng CS N ế ẩm trên thị trường, nằm mốc meo, vàng khè trên các sạp báo. Báo đảng chủ yếu là phát không cho các chi bộ, các cơ quan hành chính, các trường học, thư viện, tủ sách; công dụng xã hội thực sự là để gói đồ, gói hàng khi ra phố, đi chợ, để trải ra làm chiếu khi chè chén liên hoan. Một công dụng rất phổ biến nữa là để phục vụ vệ sinh cá nhân. Điều này ai cũng biết, không tiện nói ra, nhưng là rất thật.
Mỗi nhà báo VN cũng là một nhà báo quốc tế, một công dân của thế giới. Vậy nên biết Ngày báo chí của mình thật sự là ngày 3/5 hằng năm, được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 20/12/1993, mang tên «Ngày Tự do Báo chí Quốc tế 3/5».
Hằng năm cứ vào dịp này, tổ chức Phóng viên không biên giới lại tổ chức hội thảo quốc tế về tự do báo chí. Theo dõi các cuộc hội thảo bổ ích ấy, rất lý thú là hội thảo năm 1998 ở London (Anh) về «Tự do báo chí là hòn đá tảng của quyền con người»; hội thảo năm 2010 tại Brisbane (Úc) về «Tự do Thông tin: Quyền được biết»; và hội thảo năm 2012 tại Tunis (Tunisia) về «Tự do báo chí giúp cho các xã hội chuyển hoá». Rất thiết thực.
Trong đúng 50 năm làm báo của tôi, điều sâu sắc nhất tôi nghiệm ra là: không có gì mang bản sắc cá nhân hơn là một bài báo. Mỗi bài báo nói lên hiểu biết tự nhiên và xã hội, lương tâm, trách nhiệm, ý chí của người viết ra nó, không trốn tránh, che dấu được. Bài báo mang chữ ký, mang tên của người tạo ra nó, không bao giờ thiếu được. Do đó mỗi người làm báo cần tạo cho mình một dấu ấn cá nhân, một phong cách, một ngòi bút riêng tư không trộn lẫn vào đâu được. Một bài báo cũng là một sản phẩm của tư duy khoa học và của sáng tạo nghệ thuật. Không thể có 2 người viết một bài báo giống y hệt nhau. Mỗi nhà báo là một công dân độc lập, tự do, đơn độc.
Không gì sai lầm tệ hại hơn là xâm phạm quyền sáng tạo cá nhân của nhà báo, tự cho mình có quyền sửa chữa, xóa bỏ, thêm bớt tùy tiện sản phẩm báo chí của người khác. Mọi nhà báo là bình đẳng. Cái sai lầm kinh khủng của báo chí CS là phân chia nhà báo tập sự, nhà báo sơ cấp, nhà báo trung cấp, nhà báo cao cấp, mỗi bài báo phải qua xét duyệt 4 đến 5 cấp. Ở báo quân đội CS anh nhà báo thiếu úy phải đưa bài cho anh nhà báo đại úy duyệt qua, rồi đến cấp trung tá duyệt và cấp đại tá duyệt cuối cùng.
Đó là cái căn bệnh sùng bái tập thể. “Tập thể bao giờ cũng sáng suốt hơn cá nhân”, nhiều khi ngăn chận, bóp chết những tài năng cá nhân. Cuối cùng các nhà báo CS phải viết theo công thức chết, bao giờ các “cuộc họp của đảng cũng thành công mỹ mãn hay rực rỡ”, bao giờ ta cũng “thắng lợi vẻ vang, vang dội, hoàn toàn”, kẻ địch cũng “thua to, thất bại nhục nhã”, bao giờ bài về kỷ niệm cũng bắt đầu là “trong không khí hân hoan phấn khởi của toàn dân và toàn quân”, bao giờ “sự lãnh đạo của Đảng cũng anh minh, tài tình và sáng tạo”.
Cái hệ thống quan liêu trong báo chí CS thật khủng khiếp, phải nói là rùng rợn. Nhà báo CS trung ương đứng trên nhà báo địa phương, thành tỉnh, quận huyện. Nhà báo CS Liên Xô, Trung Quốc được coi là cấp trên nhà báo các nước đàn em, chư hầu. Tôi đã làm việc với họ ở Moscow, Bắc Kinh, Paris và Liên Hiệp Quốc ở New York. Họ quan dạng, kiểu cách. Tổng biên tập của họ trong Ban Bí thư TƯ, có khi trong Bộ Chính trị, coi nhà báo bộ hạ, đàn em như tôm tép. Báo Đảng CS Pháp cũng theo đẳng cấp, quan dạng như thế, phân biệt các cấp bậc khách từ ghế ngồi to, nhỏ, trên dưới, phòng nghỉ, phụ cấp, xe đi, giải trí, tiếp đãi, xưng hô, còn quá thời phong kiến.
Không gì khổ, nhục bằng là nhà báo tập thể CS, phải để cho các cấp xét duyệt, cắt xén, bắt bẻ tác phẩm con đẻ mang nặng đẻ đau của mình.Không gì sướng bằng là nhà báo tự do thời thông tin mạng, tha hồ học hỏi, tra cứu,
tham khảo mọi nguồn. Bài viết xong, đưa lên mạng, có ngay hàng chục, có khi hàng trăm phản hồi, nhận xét, góp ý, tâm đầu ý hợp, cứ như được trò chuyện một lúc với trăm, ngàn bạn đọc ở khắp nơi. Sướng, khoái thật!
Tôi cảm thấy hạnh phúc được là nhà báo tự do hơn 25 năm nay. Tôi trẻ ra, khỏe ra nhờ cái số, vận may là nhà báo tự do. Các bạn thân nhất của tôi là các bạn nhà báo Việt Nam cũ và mới, rất đông đảo; là các nhà báo Pháp, Anh, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Nga…Nếu như được sống lại đời sau tôi cũng sẽ chọn cái nghề làm báo tự do. Và cũng sẽ không bao giờ là nhà báo tập thể của CS, tôi ớn sợ đến tột đỉnh rồi.
Nhân ngày 21/6, xin gửi các nhà báo trẻ tự do của Việt Nam vài cảm nghĩ
tản mạn thân thiết.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.    

Những gì bắt đầu từ đây sẽ làm thay đổi thế giới

(Bài nói chuyện với các sinh viên nhận học bổng của Broward College Việt Nam năm 2015)
Một trong những niềm vui lớn nhất của một người làm giáo dục là tạo cơ hội cho những người không có cơ hội, biến giấc mơ thành hiện thực, tạo cảm hứng để từ đó đem lại động lực cho những người không có động lực thay đổi, phát hiện những tài năng để biến tiềm năng thành năng lực thực sự. Hôm nay là một ngày như thế.
Khi tôi đang làm tiến sĩ tại đại học tổng hợp Texas-Austin, khẩu hiệu của trường khi đó là “what starts here changes the world”(những gì bắt đầu từ đây sẽ làm thay đổi thế giới). Lúc đấy, tôi hay nghĩ đến khẩu hiệu này với một sự mỉa mai. Thay đổi thế giới, theo cách tôi hiểu, là câu chuyện quá lớn lao, và vì thế nghe nó rất rỗng tuếch. Tôi sẽ tốt nghiệp khỏi ngôi trường đó, và trở thành một người bình thường, chẳng làm gì để có thể thay đổi thế giới. Có tôi hay không thế giới vẫn vậy.
Đứng trước các bạn ngày hôm nay tôi vẫn là một người bình thường. Nhưng sự nhận thức của tôi ngày hôm nay về khẩu hiệu “những gì bắt đầu từ đây sẽ làm thay đổi thế giới” đã khác. Tôi hiểu rằng không cần phải làm một vĩ nhân mới có thể thay đổi thế giới. Thế giới luôn luôn được thay đổi bởi những điều nhỏ bé mà hàng tỷ con người, trong đó có bạn và có tôi, đang hàng ngày, hàng giờ thực hiện.
Chúng ta đều muốn thế giới trở nên tốt đẹp hơn, nhưng chúng ta thường kỳ vọng người khác làm hộ chúng ta việc này. Một phần vì chúng ta nghĩ mình là người bình thường, và một người bình thường thì không thể làm gì ảnh hưởng đến tương lai của thế giới. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn rằng điều đó không đúng.
Một trong những học thuyết nổi bật được nhiều người nhắc đến của thế kỷ 20 là lý thuyết về sự hỗn loạn (chaos theory) áp dụng cho các hệ thống phức tạp (complex system).Theo lý thuyết này, sự khác biệt rất nhỏ tại điểm khởi đầu có thể dẫn tới những kết quả khác biệt vô cùng lớn. Ví dụ hay được nhắc tới là sự vỗ cánh của một con bướm nhỏ cũng có thể làm lệch hướng một cơn bão lớn xảy ra vài tuần sau đó tại một đại lục xa xôi. Trước SEA GAME 2015, có ai biết rằng, một cô gái 18 tuổi tên là Ánh Viên (với 8 huy chương vàng) sẽ truyền cảm hứng phấn đấu cho hàng trăm ngàn bạn trẻ bằng nghị lực và sự khổ luyện không mệt mỏi. Cũng không có ai biết rằng sự lên tiếng ban đầu mấy tháng trước của các bạn trẻ, các bà nội trợ tại Hà Nội trên các mạng xã hội đã khiến thành phố này phải ngưng kế hoạch chặt hạ hàng nghìn cây cổ thụ ven đường, để giờ đây vào mùa hè, người dân Hà Nội vẫn còn được tận hưởng bóng mát còn sót lại của các tán cây đã tồn tại hàng trăm năm.
Các bạn được lựa chọn ở đây ngày hôm nay vì, dù các bạn có ý thức được hay không, các bạn đã dũng cảm có những quyết định mạnh mẽ, có những giấc mơ và tham vọng vượt ra khỏi khuôn khổ thông thường, và có những nỗ lực thực sự để vươn lên. Tôi vẫn nhớ khi phỏng vấn các bạn cùng với các giáo sư của trường, ngôn ngữ mà chúng ta lựa chọn là tiếng Anh. Ở tuổi các bạn, kể về mình, nói lên các giấc mơ, hoài bão, những việc mình đã làm và sắp làm, bằng tiếng Anh là việc không dễ chút nào.
Thế nhưng qua các câu chuyện mà các bạn chia sẻ, chúng tôi đã thấy những hạt giống tốt. Một Lê Hồng Ngọc hàng đêm làm thêm để dành tiền làm từ thiện, một Lê Giang Huynh dám chấp nhận  sống đúng giấc mơ của mình là trở thành một đầu bếp tài danh và một quản lý nhà hàng giỏi, một Lê Phạm Đan Thư liên tục chinh phục các đỉnh cao và mong muốn truyền cảm hứng cho người khác bằng vai trò lãnh đạo, một Tôn Nữ Liên Châu với khát khao học tập trong môi trường quốc tế để khẳng định mình, để rồi mang về cố đô Huế những thành quả tốt đẹp nhất, hay một Phạm Thị Thanh Thủy hát hay, muốn thành thạo nhiều ngôn ngữ để thành đạt trong một cương vị quản lý chuỗi khách sạn lớn.
Mỗi câu chuyện của các bạn đều làm chúng tôi tin rằng các bạn là những nhân tố có thể làm thay đổi thế giới. Có thể không phải theo nghĩa trở thành những vĩ nhân ghi danh vào lịch sử của nhân loại, nhưng chắc chắn sẽ là những hạt giống tốt để trở thành những mầm xanh của một tương lai tươi sáng hơn cho chính các bạn và đất nước Việt Nam.
Broward College - Việt Nam và Cao đẳng Việt Mỹ chưa phải là một ngôi trường lớn với hàng chục ngàn sinh viên. Chúng ta không có một khuôn viên hoành tráng với sân đá bóng, khu thể thao và bể bơi rộng lớn. Nhưng ở đây, chúng ta có một tập thể giảng viên, mà tôi có thể tự hào nói, là một trong những đội ngũ tốt nhất ở Việt Nam, những người đầy nhiệt huyết muốn xây dựng một mô hình giáo dục hiệu quả và hiện đại nhất Việt Nam. Ở đây chúng ta có một môi trường nhân văn, cởi mở, giàu trách nhiệm, và sẵn sàng nâng đỡ các bạn phấn đấu để vượt lên trên mọi khó khăn. Ở đây, có những sinh viên như các bạn, những người dám đi lối đi riêng của mình và dám mạnh dạn theo đuổi những ước mơ đó. Mỗi người trong số các bạn sẽ cùng các giảng viên rèn dũa từng kỹ năng  để có thể trở nên mạnh mẽ nhất trong những sở trường mà mình có.
Tương lai sẽ là gì? Phía trước ra sao? Tôi không phải là người có thể trả lời các câu hỏi này thay cho các bạn. Sẽ có rất nhiều ngã rẽ trong tương lai của các bạn. Sau khi ra trường các bạn có thể sẽ sống và làm việc ở một nơi mà tại thời điểm này các bạn không thể tưởng tượng ra. Thế nhưng cái tôi có thể nói với các bạn ngày hôm nay là kết quả của quá trình rèn luyện tại đây sẽ như thế nào, nếu các bạn thực sự phấn đấu để vượt qua nó. Các  bạn sẽ trở thành những người thực sự tự tin và cầu thị, các bạn sẽ có đủ kiến thức, kỹ năng sống và làm việc, ý chí và nỗ lực sắt đá, và tấm lòng yêu thương, chia sẻ với đồng loại. Dù các bạn có làm ở đâu, trong bất cứ vị trí nào, các bạn cũng sẽ trở thành những nhân tố để làm cuộc sống xung quanh tốt đẹp hơn.
Việc các bạn nhận được các học bổng này vừa do thành quả phấn đấu nhiều năm của các bạn, vừa do một sự may mắn tình cờ mà các bạn biết đến chúng tôi. Nó cũng là sự may mắn của chúng tôi khi được các bạn chọn lựa, trao gửi tương lai của mình. Chúng ta hãy cùng nhau làm việc, trải nghiệm, học tập thật tốt, để, giống như những cánh bướm nhỏ, một ngày nào đó sẽ tạo ra những cơn bão lớn làm thay đổi thế giới.
Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công và nhớ rằng, chúng tôi luôn sát cánh cùng các bạn.
Chú thích: Về Broward College Việt Nam:
Broward College Việt Nam là một phân hiệu của đại học Broward College tại Hoa Kỳ. Thành lập năm 1959, Broward College là một trường đại học công lập của tiểu bang Florida. Hiện nay trường có khoảng 70 nghìn sinh viên học tập tại cơ sở chính tại hạt Broward, bang Florida. Ngoài cơ sở chính này, Broward College cũng có 5 phân hiệu quốc tế (international centers) tại Ấn Độ, Việt Nam, Sri Lanka, Peru, và Ecuador.
Phân hiệu quốc tế của Broward College tại Việt Nam (gọi tắt là Broward College Việt Nam) được thành lập năm 2011. Cho đến nay có khoảng 1000 sinh viên đã và đang học tại phân hiệu này. Sau khi học xong 2 năm tại Broward College Việt Nam, các bạn sinh viên sẽ chuyển tiếp qua cơ sở chính của Broward College tại Florida để hoàn thành chương trình đại học. Các bạn sinh viên này cũng có thể chuyển tiếp sang các trường đại học khác để học thay vì đến Broward College.
Cựu sinh viên Broward College đã chuyển tiếp thành công và đang học tại các đại học của Hoa Kỳ và Australia như University of California – Los Angeles (UCLA), Truman State University, University of Houston, University of New South Wales, La Trobe University, Southern Cross University…

*Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.