Wednesday, November 1, 2017

Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2, TPHCM (DAKĐTMTT)

Dân oan Thủ Thiêm (Danlambao) - Tại sao Thanh tra Chính phủ đã Kết luận và Tòa án nhân dân các cấp đã phán:

DAKĐTMTT:
- Không có Quyết định thu hồi đất
- Không có Phương án bồi thường
- Thu hồi đất vượt ranh quy hoạch và ranh thu hồi đất được duyệt.
- Không có chủ đầu tư. UBND TP HCM không được phép làm chủ đầu tư
- Không có tiền, phải đi vay mượn. Mỗi ngày phải trả lãi trên 6 tỷ VNĐ.

Dân oan Thủ Thiêm hàng chục năm nay đã liên tục khiếu nại, tố cáo. Đã ra Hà Nội biếu tình hàng chục lần. Hiện nay hàng trăm dân oan Thủ Thiêm đã biểu tình tại Hà Nội đến ngày thứ 10. Không chấp nhận lời hứa hẹn, vì đã hứa hẹn giải quyết quá nhiều lần, với lý do rất ngây ngô: DAKĐTMTT kéo dài hàng chục năm, qua nhiều nhiệm kỳ, nên rất phức tạp, cần nhiều thời gian để giải quyết.

Họ không biết rằng, khi cướp nhà đất của dân, chỉ thông báo trước 5 ngày, có khiếu nại hay không, không cần biết và chỉ biết đuổi dân ra khỏi nhà với lý do vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, để cướp cho bằng được, rồi sau đó chia cho nhau, từ trên xuống dưới. Cấp nào cũng có phần. Nên làm sao giải quyết được.

DAKĐTMTT do nhóm lợi ích Lê Thanh Hải vơ vét, mặc dù Hải đã hạ cánh an toàn. Nhưng tàn dư còn lại là Tất Thành Cang, vẫn còn là phó bí thư thường trực thành ủy TP HCM. Thì làm sao giải quyết được !

Dân oan Thủ Thiêm có đầy đủ bằng chứng vững chắc để tố cáo trước công luận các sai phạm nghiêm trọng sau đây, tại DAKĐTMTT, quận 2:

Kết luận này căn cứ vào các phán quyết của Chánh án tòa án nhân dân các cấp, của Thanh tra Chính phủ, của thanh tra TP HCM và chính UBND TP HCM công khai thừa nhận.

1/ Không thực hiện đúng QĐ 367 của Thủ tướng Chính phủ 2/ Không thưc hiện Nghị Quyết 18 của Thành ủy

3/ Không thực hiện QĐ 13585 của Kiến trúc sư trưởng

4/ Không công khai Quy Hoạch để gian lận ! 13585 không được công khai.

5/ Không thực hiện đúng QĐ 1997

6/ Không thực hiện QĐ 65/2002/QĐ-UB

7/ Không thực hiện Nghị Quyết 21/2002/NQ-HĐ

8/ Không có quyết định thu hồi đất. Nhằm ăn cướp nhà đất của nhân dân 

9/ Không có phương án đền bù. Nhằm bóc lột và bần cùng hóa nhân dân. 

10/ Không có đất tái định cư đúng quy định. Vì đã chia 169 ha cho 64 dự án kinh doanh 11/ Không đền bù theo giá tại thời điểm chi trả bồi thường. Để hưởng chênh lệch theo công văn 361/BTNMT-ĐĐ ngày 30/1/2008. 

12/ Không nằm trong ranh quy hoạch và ranh thu hồi, nhưng vẫn bị chiếm đoạt 

13/ Không giải quyết khiếu nại đúng thời hạn. Để dân không khiếu kiện được. 

14/ Không có quyết định phá dỡ nhà ở. Nhưng cho xe ủi cày nát. 

15/ Không có tiền, phải đi vay mượn, mỗi ngày phải trả lãi vay trên 6 tỷ VNĐ

16/ Không có nhà đầu tư do khiếu nại gay gắt. Các nhà đầu tư lớn đều bỏchạy 

17/ KHÔNG ĐỐI THOẠI 

18/ Không thanh tra CP , mặc dù cả dân và Chính quyền đều kiến nghị 19/ Không tuân thủ pháp luật mà dùng luật rừng

20/ Không có Chủ đầu tư dự án đúng pháp luật 

21/Không có công lý. Chỉ đạo cả TA: Khi tranh luận tại Tòa, người dân có đầy đủ các chứng cứ, chứng minh, nhưng chính quyền không dám đưa ra bất kỳ chứng cứ nào. Họ chỉ dám đưa Bản đồ 02BB trình cho Tòa. Họ chỉ làm theo ranh dự kiến giao đất của bản đồ 02BB. Họ nói trước Tòa: Tôi bảo nằm trong ranh quy hoạch và ranh thu hồi là nằm trong. Ngay tại Tòa án quận 2 , vị thẩm phán kiêm phó chánh án rất có lương tâm là VŨ VĂN LỆ đã thừa nhận : Việc này ai đúng ai sai, ông biết, tôi biết và nhân dân có mặt đều biết. Nhưng tôi không thể làm khác được. Sau đó không biết ông bị đổi đi đâu!

Kiến nghị:

Ngay lập tức, Thanh tra, kiểm toán toàn diện DAKĐTMTT, để tránh gây thiệt hại thêm nữa cho Nhà nước và nhân dân.

Truy cứu trách nhiệm hình sự : Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang.

Làm như vậy mới lấy lại niềm tin của nhân dân.

Dân oan Thủ Thiêm quyết hy sinh mạng sống và tài sản để bảo vệ công lý.










Hơn 150 con đường ở An Giang bị đào xới rồi bỏ ngang

Một con đường ở phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, bị đào xới thi công ảnh hưởng đến việc đi lại, buôn bán của người dân. (Hình: Báo Thanh Niên)
AN GIANG, Việt Nam (NV) – Dự án “giải quyết nước thải thành phố Long Xuyên” được làm gần hai năm nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành dù có hơn 150 con đường bị đào xới, làm ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt và kinh doanh của người dân.
Dự án do công ty Điện Nước An Giang làm chủ đầu tư; công ty công nghiệp Kumho, Nam Hàn, là nhà thầu chính cung cấp thiết bị và thi công xây lắp, nhằm “nâng tầm thành phố Long Xuyên lên đô thị loại một, sẽ chấm dứt việc xả nước thải chưa qua chế biến ra sông Hậu.”
Theo báo Thanh Niên, công trình thực hiện từ đầu năm 2016, đến nay đã đào hơn 150 con đường nội ô khắp trong thành phố Long Xuyên như “cánh đồng hoang.” Nó ám ảnh đến nỗi, hiện cứ thấy đơn vị thi công đến đào trước nhà là người dân cả khu vực lo lắng, bất mãn vì ảnh hưởng đến việc buôn bán, đi lại. Ngay cả khi đào xong, trả lại mặt đường thì cũng rất tạm bợ, đá dăm văng tứ phía, nhiều đoạn nước mưa đọng thành vũng khiến giao thông qua lại bị ảnh hưởng…
Chưa hết, tuyến đường Trần Hưng Đạo chạy qua các phường Bình Khánh, Mỹ Bình, Mỹ Long, Mỹ Quý nằm trên trục quốc lộ 91 gần đây thường xuyên kẹt xe do đào đường liên tục. Trong khi các tuyến đường trong nội ô ngày nào cũng thi công ầm ĩ.
Bà Nguyễn Thị Hằng, chủ tiệm cơm tấm Anh Đào ở phường Mỹ Xuyên, nói: “Gặp mấy ông công trình kéo máy xúc tới đào đường là tụi tôi lo. Họ làm mấy tuần mới xong, đất đá móc lên bừa bãi, ngổn ngang… Tôi phải đóng cửa gần nửa tháng trời do bụi bặm vì đào đường, lối vào quán không an toàn, khách không vào được.”
Theo Sở Giao Thông Vận Tải An Giang, việc triển khai thi công dự án trên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Do đơn vị thi công hoàn trả lại hiện trạng không đúng như ban đầu, khiến kết cấu hạ tầng giao thông thành phố Long Xuyên xuống cấp.
Ông Lâm Vĩnh Cường, trưởng Phòng Quản Lý Chất Lượng Công Trình Giao Thông, Sở Giao Thông Vận Tải, thừa nhận: “Nhắc đến dự án này, ai cũng phàn nàn việc đào đường ảnh hưởng đến an toàn giao thông, đời sống sinh hoạt và kinh tế, mất mỹ quan đô thị.”
Tin cho biết, để hoàn trả như ban đầu theo ước tính phải tốn cả trăm tỷ đồng nên Sở Giao Thông Vận Tải yêu cầu đơn vị thi công phải khắc phục, hoàn trả lại đúng hiện trạng ban đầu sau khi thi công. Tuy nhiên, ông Nguyễn Phú Hoàng, Ban Quản Lý Dự Án Nước Thải Long Xuyên, chỉ “mong người dân… thông cảm.” (Tr.N)

Hà Tĩnh cấp bò bị lở mồm long móng cho người nghèo

Hàng loạt con bò của người dân nhận từ dự án hỗ trợ bị bệnh lở mồm long móng. (Hình: Báo Thanh Niên)
HÀ TĨNH, Việt Nam (NV) – Sau khi người dân sáu xã ở huyện Hương Khê nhận 30 con bò từ “Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho người nghèo” đã phát hiện tới 29 con bị dịch bệnh lở mồm long móng.
Chiều 31 Tháng Mười, xác nhận với báo Thanh Niên, ông Lê Quang Vinh, trưởng Phòng Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn huyện Hương Khê, cho biết đơn vị này đang phối hợp với Chi Cục Thú Y tỉnh và Cục Thú Y (Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn) làm rõ sự việc hàng chục con bò của người dân nhận từ “Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho người nghèo” bị mắc bệnh lở mồm long móng.

“Hiện phía đơn vị cung ứng giống đã thừa nhận việc cung ứng bò cho người dân ở huyện Hương Khê khi ở tỉnh Nghệ An đang có dịch lở mồm long móng. Đơn vị này cũng hứa sẽ chịu chi phí phòng dịch và điều trị những con bò đang mắc bệnh, hoặc trâu, bò khác của địa phương bị lây nhiễm,” ông Vinh nói.
Trước đó, Ủy Ban Nhân Dân huyện Hương Khê quyết định phân bổ kinh phí cho sáu xã gồm Phúc Trạch, Hương Trạch, Phú Phong, Hương Xuân, Gia Phố, Hương Trà, mua giống bò cái lai Zêbu tại công ty trại giống chăn nuôi ở Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, giá mỗi con 10 triệu đồng (khoảng $440). Ủy ban huyện giao cho Trung Tâm Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật và Bảo Vệ Cây Trồng Vật Nuôi huyện này mua bò để bàn giao cho người dân.
Nhận bò giống từ ngày 25 Tháng Mười, nhưng khi đưa về nuôi, người dân thấy bò bỏ ăn, chân bị xước bốn móng, đi lại khó khăn. “Bò bỏ rơm, nấu cháo cũng không ăn. Tôi rất lo khi ba ngày qua nó nằm bẹp một chỗ. Gia đình tôi đã báo cho cán bộ thú y huyện đến kiểm tra thì họ chẩn đoán bò mắc bệnh lở mồm long móng,” bà Phan Thị Lê, ở xã Phú Phong, buồn bã nói.
Nói với Thanh Niên, ông Trần Hùng, chi cục trưởng Chi Cục Thú Y Hà Tĩnh, cho hay toàn bộ 30 con bò giống được cấp đều đổ bệnh. Một số con bò khác ở chung với bò giống Zêbu cũng bị lây bệnh.
“Hiện chúng tôi đang chỉ đạo các địa phương tiêm vắc xin chống dịch cho bò mắc bệnh và đề nghị ủy ban huyện tổ chức kiểm tra để làm rõ trách nhiệm các cá nhân, tổ chức liên quan, xử lý nghiêm theo quy định. Nếu như bò mắc bệnh chết, thì yêu cầu các đơn vị liên quan phải đền bù cho người dân,” ông nói.(Tr.N)

Trưởng thôn ở Phú Yên chặn xe cưới để đòi nợ làm đường

Trưởng thôn chặn xe cưới để đòi nợ làm đường. (Hình: Báo Người Lao Động)
PHÚ YÊN, Việt Nam (NV) – Cho rằng gia đình chú rể chưa đóng đủ tiền “xây dựng giao thông nông thôn,” một trưởng thôn cho người chặn đường xe hơi rước dâu để “đòi nợ.”
Ngày 30 Tháng Mười, bà Nguyễn Thị Thu, ở thôn Sơn Tây, xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, phản ánh với báo Người Lao Động, sáng 17 Tháng Mười, gia đình bà tổ chức lễ cưới cho con trai, khi đoàn xe đón dâu về đến trước cửa thôn Sơn Tây, bất ngờ bị bà Thẩm Thị Linh, bí thư chi bộ thôn, và ông Phạm Văn Quảng, trưởng thôn Sơn Tây, cùng dân quân hơn chục người dùng các cây gỗ lớn chặn xe lại đòi tiền làm đường.
“Họ lấy cây, xe máy dựng làm barie, ngăn đoàn xe cưới đi qua. Trưởng thôn bảo đấy là đường do nhà nước hỗ trợ xi măng, dân góp tiền làm và khi nào gia đình tôi đóng đủ 3 triệu đồng (khoảng $132) mới được đi,” bà bất bình nói.
Cũng theo bà Thu, vụ việc kéo dài gần một giờ, sợ không kịp giờ hành lễ nên bà phải ký cam kết đến ngày 30 Tháng Mười Hai, sẽ lên trụ sở thôn để làm việc, thì cán bộ thôn mới dỡ rào cản để cho xe cưới đi qua. Vụ việc náo loạn, khiến nhiều người trong xóm kéo ra xem nên gia đình Thu rất xấu hổ.
Tin cho biết, để thực hiện chương trình “Nông Thôn Mới,” gia đình bốn người của bà Thu phải đóng góp 6 triệu đồng (khoảng $264) để xây dựng giao thông nông thôn. Vì cho rằng một người con của mình đã làm ăn xa, nên bà Thu đề nghị bớt một suất, nhưng thôn không đồng ý. Do đó bà Thu chỉ nộp 3 triệu đồng, còn “nợ” 3 triệu đồng.
Ông Trịnh Lâm Hải, chủ tịch xã Sơn Thành Tây, cho hay xã chỉ biết vụ việc vào ngày hôm sau và đã mời ông Quảng lên làm việc. “Nguyên nhân là do vận động nhiều lần nhưng gia đình bà Thu không nộp đủ. Tuy nhiên có nhiều cách thuyết phục chứ chặn xe cưới của gia đình như vậy là không đúng, nên gặp gia đình nói họ thông cảm, sắp xếp cho ổn. Tôi cũng đề nghị trưởng thôn tổ chức rút kinh nghiệm,” ông nói.
Cũng theo báo Người Lao Động, sáng 31 Tháng Mười, nói với báo chí liên quan đến sự việc này, đại biểu Quốc Hội Lưu Bình Nhưỡng, ủy viên thường trực Ủy Ban Về Các Vấn Đề Xã Hội Của Quốc Hội, cho rằng đó không chỉ là hành vi phản cảm, làm mất đi ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới, mà còn là vi phạm pháp luật. (Tr.N)

Xử lý gần 200 trường hợp người khiếu nại gây rối

RFA-2017-11-01  
Hơn 150 nông dân biểu tình bên ngoài văn phòng Quốc hội tại Hà Nội hôm 16/1/2007 do chính quyền địa phương thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây tịch thu ruộng đất của họ vào cuối năm 2005 nhưng không bồi thường thỏa đáng.
Hơn 150 nông dân biểu tình bên ngoài văn phòng Quốc hội tại Hà Nội hôm 16/1/2007 do chính quyền địa phương thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây tịch thu ruộng đất của họ vào cuối năm 2005 nhưng không bồi thường thỏa đáng.AFP
Công an Thành phố Hồ Chí Minh vào sáng ngày 1 tháng 11 tiến hành hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện Luật tiếp dân trên địa bàn.
Theo báo cáo chính thức thì suốt thời gian 3 năm thực thi luật vừa nêu, cơ quan chức năng tổ chức gần 140 ngàn lượt tiếp công dân đến để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Trong số này cơ quan chức năng lập gần 100 biên bản về hành vi bị cho là vi phạm như quá khích, kích động, gây rối… đối với 16 cá nhân. Những người này bị nói vi phạm nhiều lần. Bên cạnh đó báo cáo nói có một tập thể gồm gần 30 người dân được nói vi phạm 1 lần.
Công an thành phố Hồ Chí Minh cũng báo cáo đã phối hợp với công an các tỉnh xử lý hình sự ba trường hợp mà họ cho là tham gia tổ chức chính trị phản động, 22 trường hợp bị cho có hành vi gây rối, tấn công lực lượng chức năng; xử lý hành chính hơn 160 trường hợp bị cho gây rối trật tự công cộng.
Một người dân lâu nay phải đi khiếu kiện đất đai cho biết ý kiến sau khi nghe tin tổng kết từ Công an Thành phố Hồ Chí Minh như vừa nêu:
“Dân bức xúc chỉ biết đi khiếu kiện thôi; nhưng đến họ đâu có tiếp. Mình phải chụp hình người nhận đơn để làm bằng chứng sau này; còn họ qui kết thì dân nào mà gây rối trật tự.”

Ban Phát triển Kinh tế Tư nhân: Tích cực nhưng vẫn lẩn quẩn theo định hướng XHCN

Cát Linh, RFA 2017-10-31  
Các công nhân đang làm việc trong Công ty xuất nhập khẩu hải sản Khánh Súng, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
 Các công nhân đang làm việc trong Công ty xuất nhập khẩu hải sản Khánh Súng, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng- AFP
Tối 30 tháng 10, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban 4) chính thức ra mắt tại Hà Nội sau gần 1 tháng có quyết định thành lập.
Kỳ vọng nào dành cho Ban 4 đối với sự phát triển kinh tế tư nhân nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung theo nghị quyết phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa?

Chính phủ lắng nghe

Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh, hiện là thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển của Liên hiệp quốc, từ Hà Nội nói với RFA về quan điểm của ông đối với việc thành lập Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân
“Đối với tôi đó là một nỗ lực, một ghi nhận đáng ghi nhận. Nó thể hiện sự quan tâm của Thủ tướng, Chính phủ muốn lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của những người đại diện cho kinh tế tư nhân, muốn lắng nghe những ý kiến, kiến nghị để cải thiện tình hình, môi trường kinh doanh và các điều kiện kinh doanh.”
Đối với tôi đó là một nỗ lực, một ghi nhận đáng ghi nhận. Nó thể hiện sự quan tâm của Thủ tướng, Chính phủ muốn lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của những người đại diện cho kinh tế tư nhân, muốn lắng nghe những ý kiến, kiến nghị để cải thiện tình hình, môi trường kinh doanh và các điều kiện kinh doanh. - TS Lê Đăng Doanh
Ban gồm 6 người, là những người được mô tả là người đứng đầu các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, có nhiệm vụ nghiên cứu và tư vấn, đề xuất việc cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân.
Với sự tham gia của các doanh nhân có tiếng tại Việt Nam như ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin VN, Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính ở vai trò Trưởng ban, ông Don Lam - Tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital, Phó chủ tịch Hội đồng Nghị sự Toàn cầu về ASEAN, Diễn đàn kinh tế thế giới làm Phó Trưởng ban, Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân được đánh giá là có sự khác biệt rất quan trọng.
Theo phân tích của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, từ lâu nay, rất nhiều chuyên gia kinh tế đã nghiên cứu thực tiễn và thấy rõ khó khăn của kinh tế tư nhân. Họ đã có những kiến nghị, đề nghị cải thiện về môi trường kinh doanh như cắt giảm những giấy phép con, điều kiện kinh doanh.
“Kiến nghị đó cho đến nay, việc chuyển biến thực tế kể cả nỗ lực lớn của Thủ tướng, Chính phủ cũng chưa đem lại một cái sự chuyển biến gì rõ nét. Cho nên Thủ tướng, Chính phủ có đề nghị đích thân những người đại diện cho doanh nghiệp tư nhân, bản thân kinh doanh có ý kiến nêu lên và xem có thể thực hiện để tình hình tốt hơn không?”
Do đó, theo ông, việc thành lập Ban 4 có thể xem như là một mô hình giúp cho chính phủ nghe và hiểu thêm những mong muốn của doanh nghiệp tư nhân.
Ông cho rằng điều này hứa hẹn sẽ mang đến những quyền lợi tích cực cho kinh tế tư nhân Việt Nam nói riêng và kinh tế thị trường Việt Nam nói chung.
Cùng có nhận định này là ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại - Công nghiệp VN (VCCI), nói với báo giới rằng điều này chứng tỏ vị trí và vai trò của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đã và đang có những thay đổi lớn.

Nhưng vẫn là vòng lẩn quẩn?

Một vấn đề khác cũng được lưu ý là Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân được chính thức thành lập khoảng 4 tháng sau khi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng vào ngày 3 tháng 6, 2017 ký quyết định ban hành Nghị quyết 10-NQ/TW về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Trước đây, khi bình luận về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với RFA, Tiến sĩ Ngô Trí Long từng nhận định “đấy là một cái vòng lẩn quẩn mà kinh tế Việt Nam và Đảng cộng sản Việt Nam đang chạy quanh hơn thập kỷ nay để đi tìm một nét đặc thù, một nét riêng nào đó”.
“Trên thế giới không có một đất nước nào mà dựa vào nền kinh tế doanh nghiệp nhà nước mà phát triển một cách có hiệu quả cả. Nếu vẫn còn tư tưởng, suy nghĩ như vậy thì tôi nghĩ khó có thể để cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả và khả năng tụt hậu ngày càng rõ.”
Trên thế giới không có một đất nước nào mà dựa vào nền kinh tế doanh nghiệp nhà nước mà phát triển một cách có hiệu quả cả. Nếu vẫn còn tư tưởng, suy nghĩ như vậy thì tôi nghĩ khó có thể để cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả và khả năng tụt hậu ngày càng rõ. - TS Ngô Trí Long
Nghị quyết 10-NQ/TW được đưa ra sau Hội nghị Trung Ương 5, nêu rõ những giải pháp để hoàn thiện cơ chế, chính sách nhất quán, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn, bãi bỏ các rào cản, quy định điều kiện kinh doanh không cần thiết, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng...
Ý kiếncủa Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng Việt Nam đang có quá nhiều các doanh nghiệp nhà nước lớn kinh doanh vào các lĩnh vực có tính chất thương mại. Theo ông, nhà nước nên tập trung vào những việc có hiệu quả và cần thiết. Còn các lĩnh vực thuần tuý thương mại thì nhà nước nên thoái vốn để tư nhân hoạt động.
“Việt Nam làm thì sẽ giảm bớt tham nhũng, quan liêu và các chi phí cho doanh nghiệp. Theo tôi các điều ấy rất là quan trọng.”

Nên cạnh tranh công bằng

Ông Trương Gia Bình, Trưởng ban của Ban 4, trong buổi ra mắt vào tối 30 tháng 10 phát biểu rằng trước mắt sẽ chọn ba lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp, du lịch và công nghệ thông tin. Ông Bình đặt kỳ vọng vào vai trò đóng góp của kinh tế tư nhân "từ 40% GDP hiện nay lên 60%".
Đáp lại niềm kỳ vọng này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh tin rằng sẽ có những thay đổi tích cực liên quan đến sự phát triển của nền kinh tế chung.
“Nếu kinh tế tư nhân phát triển thì có thể nguồn thu của ngân sách tăng lên và điều đó sẽ đóng góp vào việc giảm bớt bội chi ngân sách và nợ công.”
Chuyên kinh tế tài chính Bùi Kiến Thành  tuy nhìn nhận đây là “một quyết định đúng đắn và cần thiết dù khá chậm so với nhu cầu phát triển kinh tế” nhưng ông cũng đưa ra quan ngại về việc nên làm thế nào để có sự  công bằng về vai trò và tiếng nói của tất cả doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ.
Đây cũng chính là một thực tế mà Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói rằng cần phải có sự xem xét lại để có sự cạnh tranh công bằng và lành mạnh.
“Đã có sự phát hiện là có những doanh nghiệp có thể sử dụng đến 100 lao động nhưng họ vẫn nói là hộ kinh tế gia đình nhỏ, không muốn đóng thuế 20% như Luật Doanh nghiệp. Đó là 1 vấn đề cần phải xem xét và xử lý để các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng và bình đẳng hơn. Bởi những doanh nghiệp này hiện nay đang cạnh tranh không lành mạnh với những doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, là một bất lợi cho sự tiến bộ của kinh tế tư nhân.”
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) hồi cuối tháng 9 năm nay đưa ra báo cáo cho thấy Việt Nam xếp hạng 60/138 nền kinh tế, so với vị trí 56/140 của năm 2015, tụt 4 hạng trên Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu 2016-2017.
Do đó, qua phát biểu của những chuyên gia kinh tế cũng như những người có vị trí chủ đạo của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân có thể thấy sự kỳ vọng của họ vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam khi kinh tế tư nhân thật sự được Thủ tướng, Chính phủ quan tâm.

Hội Cờ đỏ, con bài nguy hiểm

 Kính Hòa RFA 2017-10-30 
Buổi họp mặt Hội cờ đỏ Hà Nội bên cạnh nhà thờ giáo họ Văn Thai, xứ Song Ngọc, hạt Thuận Nghĩa hôm 29/10/2017.
 Buổi họp mặt Hội cờ đỏ Hà Nội bên cạnh nhà thờ giáo họ Văn Thai, xứ Song Ngọc, hạt Thuận Nghĩa hôm 29/10/2017.Courtesy of FB Thanh niên Công giáo
Ngày 30 tháng 10, 2017 hai linh mục ở Giáo phận Vinh đến làm việc với Ủy ban nhân dân xã Diễn Mỹ, Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An thì bị những người tự xưng là Hội Cờ đỏ bao vây thóa mạ, đe dọa, hai ông phải trú trong Ủy ban để an toàn.
Chuyện gì đang xảy ra?
Có phải chính quyền đứng sau Hội Cờ đỏ
Đây không phải là lần đầu tiên Hội cờ đỏ này xuất hiện, vào tháng đầu tháng Chín, năm 2017, một số thành viên của hội này đã đến một giáo xứ ở Đồng Nai, mang theo vũ khí, đe dọa các linh mục ở đây, với lý do là một linh mục ở đây lên tiếng kêu gọi trưng cầu dân ý về những vấn đề xã hội trên trang Facebook của mình. Sau khi vụ việc được đem ra cơ quan công quyền, một thanh niên của nhóm này đã bị phạt 8 triệu 200 ngàn đồng, nhưng cơ quan công an từ chối trao văn bản kết quả điều tra cho những người bị đe dọa là các linh mục ở đây.
Đây là sự yếu kém của cái gọi là công tác đối thoại với dân... Chỉ đẩy tới chuyện dân nghi ngờ chính quyền, đẩy tới mâu thuẫn của các nhóm dân cư khác nhau.
-Ông Nguyễn Khắc Mai.
Theo Linh mục Đặng Hữu Nam, việc thành lập Hội Cờ đỏ là có tôn chỉ rất rõ ràng:
“Đầu tháng Năm, năm 2017, khi mà Hội cựu chiến binh cũng như các hội khác, kêu gọi thành lập Hội Cờ đỏ, thì họ có một mục đích tôn chỉ rất rõ ràng, đó là lập nên để trấn áp người giáo dân biểu tình khiếu kiện Formosa và diệt giặc đạo. Khi họ nói diệt giặc đạo thì họ chỉ đích danh những người họ muốn giết, đó là Giám mục Phao Lô Nguyễn Thái Hợp, Giáo phận Vinh, Linh mục Đặng Hữu Nam, Giáo xứ Phú Yên, và Linh mục Nguyễn Đình Thục,”
Vào ngày 29 tháng 10, theo Facebook của một người có tên là Quỳnh Hoan, thì tại xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã có cuộc gặp mặt của hơn một 1000 thành viên của các Hội Cờ đỏ ở Hà Nội, Nghệ An. Chúng tôi có liên lạc với bộ phận phụ trách thông tin của Huyện Quỳnh Lưu để hỏi về việc này nhưng không liên lạc được.
Chúng tôi cũng liên lạc với một thành viên của Hội Cờ đỏ Hà Nội là anh Nguyễn Quang Bách, thì anh này trả lời là không có chuyện đe dọa các linh mục, cũng như Hội Cờ đỏ có giấy phép thành lập của chính quyền. Qua liên lạc với cô Quỳnh Hoan, người được cho là đứng đầu Hội Cờ đỏ ở xã Sơn Hải, chúng tôi hỏi rằng những việc làm như đe dọa tính mạng và phá hoại tài sản người khác sẽ bị xem là tội phạm hay không? Cô Quỳnh Hoan không trả lời.
Theo Linh mục Đặng Hữu Nam thì sự thành lập của Hội Cờ đỏ là có sự tiếp tay của chính quyền, ông đưa ra bằng chứng là trong những vụ lộn xộn có thành viên của Hội Cờ đỏ tham gia, không thấy các nhân viên cảnh sát có hành động gì cả.
Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Trưởng ban nghiên cứu của Cơ quan dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đồng tình quan điểm này:
“Có thể có sự chỉ đạo của một số nhóm cầm quyền nào đấy. Bên công an, bên tuyên giáo, hoặc các tổ chức đảng ra lệnh gì đấy, bật đèn xanh cho họ làm, làm rầm rộ lắm. Tôi thấy rất đáng lo vì có thể là chính quyền đang bật đèn xanh cho một trạng thái vô chính trị, vô chính phủ, bất chấp đạo lý và luật pháp.”
Chúng tôi có liên lạc với một số người làm công tác tuyên giáo của Đảng cộng sản nhưng không được.
Sự nguy hiểm của xung đột Lương Giáo
Theo ông Nguyễn Khắc Mai, việc người dân ở những giáo xứ thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh bị thảm họa môi trường Vũng Áng Formosa làm hại, biểu tình đòi quyền lợi là việc làm chính đáng của họ, nhưng nếu chính quyền không thích và dùng những nhóm Cờ đỏ để đàn áp người dân, thì đó là một sai lầm:
Nhìn lại lịch sử thì chúng ta thấy có những xung đột lương giáo, và xung đột lương giáo này là do chính quyền gây nên.
-Linh mục Đặng Hữu Nam.
“Đây là sự yếu kém của cái gọi là công tác đối thoại với dân, mà đảng cộng sản gọi là dân vận, nhưng có lẽ là hệ thống dân vận không đối thoại được với dân. Pháp luật cũng không làm gì đến nơi đến chốn về các vấn đề mâu thuẫn các mặt trong xã hội. Đây là thể hiện sự yếu kém của chính quyền hiện nay.
Chỉ đẩy tới chuyện dân nghi ngờ chính quyền, đẩy tới mâu thuẫn của các nhóm dân cư khác nhau.”
Trong lịch sử cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều lần những nhóm người được tổ chức như Hội Cờ đỏ để tấn công những người đối lập, hay các tổ chức tôn giáo đã từng xảy ra, và thường được gọi là những nhóm quần chúng tự phát. Những việc này đã xảy ra trong thời kỳ cải cách ruộng đất, với những nhóm bần nông được tổ chức để đấu tố những người thuộc tầng lớp địa chủ, trung nông, hay trí thức. Những cuộc đấu tố này đã làm bùng nổ một cuộc nổi dậy cũng tại Quỳnh Lưu, Nghệ An, chống lại chính quyền cộng sản vào năm 1956.
Linh mục Đặng Hữu Nam bình luận:
“Nhìn lại lịch sử thì chúng ta thấy có những xung đột lương giáo, và xung đột lương giáo này là do chính quyền gây nên. Tất cả những vụ xung đột lương giáo dù ở Việt Nam hay khắp nơi trên thế giới, đều để lại hậu quả vô cùng tàn khốc mà lịch sử rất khó làm cho vết thương lành miệng. Đó cũng là một điều rất tệ hại cho nhân loại.”
Trên vùng đất miền Trung từ Quảng Bình ra đến Nghệ An, đã từng xảy ra những vụ xung đột Lương Giáo đẫm máu, tiếp theo chính sách cấm đạo và bức đạo Công giáo của các vua Minh Mạng, Tự Đức của triều đình nhà Nguyễn. Chính việc bức đạo này đã làm cho một số làng Công giáo ở vùng này theo thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam.
Ông Hoành Linh Đỗ Mậu, một cựu tướng lãnh quân đội Việt Nam Cộng Hòa, nay đã mất, viết trong hồi ký của ông rằng tại vùng quê Quảng Bình, vào những năm 1950 vẫn còn vô số những nấm mồ của nhiều người chết trong những xung đột Lương Giáo đó.
Ông Nguyễn Khắc Mai rất lo ngại:
“Nếu bọn này không được ngăn chận, làm quá đà, ví dụ như gây ra đập phá, xúc phạm sự linh thiêng của tôn giáo thì chắc chắn giáo dân họ không thể yên lặng. Và như thế là rất nguy hiểm.”
Trên trang Facebook của cô Quỳnh Hoan, của Hội Cờ đỏ tại Nghệ An, người ta thấy những status mắng chửi các giám mục, linh mục tại Nghệ An và Hà Tĩnh.
Linh mục Đặng Hữu Nam nói với chúng tôi:
Mặc dù chúng tôi sống trên tinh thần ôn hòa, yêu thương tha thứ của người có đạo, nhưng chúng tôi cũng sẳn sàng sử dụng các luật pháp được phép để chúng tôi bảo vệ quyền lợi và mạng sống của mình.”
Ông nói rằng ông và các linh mục hiện nay đang kêu gọi giáo dân giữ bình tĩnh, tránh sự khiêu khích.
Sự kiện xuất hiện Hội Cờ đỏ làm cho Tiến sĩ Lê Tuấn Huy tại Sài Gòn nhớ lại thời điểm cách đây hơn hai năm, vào tháng Ba, năm 2015, khi nổ ra cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông tại Hà Nội, một nhóm thanh niên ăn mặc đồ đỏ, cầm cờ đỏ có sao vàng hay búa liềm đến, và suýt đã xảy ra xung đột với những người biểu tình. Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Huy lúc đó viết rằng, những cái loạn của hiện tại đã định hình, cái loạn của tương lai cũng được dự báo: Trên đất nước này, một ngày kia, sẽ có cả những lực lượng cực hữu và cực tả đấu tranh hết sức gay gắt, thậm chí bằng chủ trương vũ lực.

Tại sao Tổ chức Hội Anh em dân chủ bị đàn áp?

Kính Hòa RFA 2017-10-31 
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, người được xem là quan tâm đến dân chủ và nhân quyền hơn ông Donald Trump. Ảnh chụp nhân chuyến thăm Việt Nam của ông Obama, tháng Năm, 2016.
 Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, người được xem là quan tâm đến dân chủ và nhân quyền hơn ông Donald Trump. Ảnh chụp nhân chuyến thăm Việt Nam của ông Obama, tháng Năm, 2016.AFP
Giữa tháng 10, 2017, nhà văn bất đồng chính kiến Nguyễn Xuân Nghĩa, sống ở Hải Phòng bị cơ quan an ninh thành phố này thẩm vấn trong thời gian tám ngày, với những cáo buộc có liên quan đến Hội Anh em dân chủ.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa là người mới nhất có liên quan đến vụ trấn áp Hội Anh em dân chủ suốt một năm nay.
Có nhiều hội, nhóm hoạt động không chịu sự lãnh đạo của đảng cộng sản, nhưng tại sao Hội Anh em dân chủ lại bị đàn áp mạnh tay như vậy trong thời gian qua?
Đàn áp Hội Anh em dân chủ
Hội Anh em dân chủ được Luật sư Nguyễn Văn Đài và một số đồng sự thành lập vào tháng Tư năm 2013, với chủ trương đấu tranh bất bạo động cho dân chủ ở Việt Nam.
Tháng 12 năm 2015, Luật sư Nguyễn Văn Đài, và một người cộng sự là cô Lê Thu Hà bị bắt với tội danh tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 luật hình sự Việt Nam.
Đến tháng Bảy, 2017 có thêm bốn thành viên của Hội Anh em dân chủ bị bắt, đó là mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Trương Minh Đức, ông Phạm Văn Trội, ông Nguyễn Bắc Truyển, với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân theo điều 79 luật hình sự Việt Nam.
Một tháng sau, ông Nguyễn Trung Trực, người được giao nhiệm vụ phát ngôn nhân của Hội Anh em dân chủ bị bắt, cũng theo điều luật số 79.
Đầu tháng Chín, đến phiên ông Nguyễn Văn Túc, thành viên Hội Anh em dân chủ ở Thái Bình bị bắt.
Có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân là ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam sau đại hội vừa rồi là những người cứng rắn.
-Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
Ngày 20 tháng 10, một nhà hoạt động xã hội dân sự tại Đà Nẵng là anh Khúc Thừa Sơn bị thẩm vấn vì tình nghi có liên quan đến Hội Anh em dân chủ.
Sau khi kết thúc việc thẩm vấn nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, cơ quan an ninh thành phố Hải Phòng nói với ông rằng họ không bắt giam ông. Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa nói với chúng tôi:
Họ gắn tôi vào vụ án anh Nguyễn Văn Đài và Hội anh em dân chủ. Họ biết tôi có tham gia vào Hội anh em dân chủ trong thời gian hai tháng, sau đó tôi rút. Họ qui kết Hội anh em dân chủ có âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân, vi phạm vào điều 79 bộ luật hình sự của nước Việt Nam. Nhưng tôi bác bỏ qui kết của họ.”
Ông Nghĩa nói rằng nếu thấy những thành viên của Hội Anh em dân chủ có tội thì hãy đưa ra bằng chứng, và để tòa án quyết định.
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa tham gia Hội Anh em dân chủ trong thời gian hai tháng, từ tháng 12 năm 2015 đến tháng Giêng năm 2016, và ông xin rút lui vì lý do sức khỏe.
Theo ông Nguyễn Xuân Nghĩa thì những thành viên của Hội Anh em dân chủ là những con người rất ôn hòa. Trên trang web của Hội Anh em dân chủ người ta thấy tất cả các bài viết là nhắm vào những vụ bê bối trong quản lý kinh tế, những vấn đề an sinh xã hội tại Việt Nam.
Vậy tại sao họ lại bị đàn áp?
brotherhood.jpg
Biểu tượng của tổ chức Hội Anh em dân chủ. Hội Anh em dân chủ.
Những lý do đàn áp
Khi được đặt câu hỏi này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự tại Hà Nội trả lời:
“Nó có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân là ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam sau đại hội vừa rồi là những người cứng rắn. Hoàn cảnh bây giờ làm cho họ lo sợ, vì phong trào dân chúng theo tôi đánh giá là phát triển đến mức có thay đổi về chất. Hội Anh em dân chủ lại là một hội có tổ chức chặt chẽ, của một tổ chức chính trị rất là cổ điển.”
Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức vào đầu năm 2016, một tháng sau khi Luật sư Đài bị bắt. Sau đại hội này, nhiều tướng lĩnh quân đội và công an được vào trung ương đảng và bộ chính trị, những nơi có quyền lực chính trị lớn nhất nước.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết ông không biết gì nhiều về Hội Anh em dân chủ vì thời gian hoạt động chỉ có hai tháng, nhưng ông cho rằng Hội này có tổ chức chặt chẽ, và trải rộng từ Bắc đến Nam.
Anh Lê Sơn, một cựu tù nhân chính trị, cho biết nhận định của mình về vụ đàn áp Hội Anh em dân chủ:
“Họ có đề cương rất rõ ràng, rất cụ thể, đó là Việt Nam tự do dân chủ, nhân quyền, có được đa nguyên đa đảng và hoạt động xã hội dân sự tự do. Đương nhiên với việc làm như thế thì đảng cộng sản họ không thích, và đến một lúc nào đó họ sẽ ra tay đàn áp, bắt bớ, bố ráp. Họ đã bắt bớ một loạt những người được cho là chủ đạo từ Bắc vào Nam để làm giảm sức mạnh của Hội Anh em dân chủ.”
Vào tháng Bảy năm 2015, trong một lần trao đổi với Đài Á châu tự do, Luật sư Nguyễn Văn Đài cho chúng tôi biết rằng tổ chức của ông không có mục tiêu lật đổ, mà là đấu tranh bất bạo động, đi vào chiều sâu:
Theo quan sát của cá nhân tôi thì là do tình hình quốc tế, đặc biệt là tình hình Hoa Kỳ, sau khi ông Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền, thì điều đó có lợi cho họ, nên họ ra tay đàn áp.
-Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.
“Mình tìm kiếm những người có khả năng tham gia ứng cử để mình đào tạo, trở thành những người lãnh đạo ở cấp địa phương tới trung ương trong tương lai.”
Ông cũng kể lại rằng vào thời kỳ đầu mới thành lập, năm 2013, cơ quan an ninh liên tục gây sức ép bắt buộc Hội Anh em dân chủ phải chấm dứt hoạt động, nhưng sau đó họ đã đổi thái độ, và đối xử với Hội Anh em dân chủ một cách ôn hòa:
“Trước đây khi làm việc với nhau thì họ luôn có vẻ kể cả bề trên, luôn luôn muốn áp đặt với chúng tôi. Nhưng bây giờ thì không. Thái độ của họ thay đổi hoàn toàn, họ vẫn nói mình không nên làm cái này cái kia, hay từ từ hẳn làm, nhưng không còn kiểu áp đặt ra lệnh theo kiểu ăn sống nuốt tươi mình được.”
Khoảng thời gian 2014-2015 cũng là lúc Việt Nam đang rất nổ lực để tham gia vào Hiệp ước đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương do Mỹ cầm đầu, với những điều kiện ràng buộc về nhân quyền và quyền lợi lao động theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Lúc đó dư luận thậm chí đã nói đến việc thành lập nghiệp đoàn tự do tại Việt Nam.
Giải thích về việc gia tăng đàn áp Hội Anh em dân chủ trong năm 2017, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng việc đó có phần quan trọng là do ảnh hưởng của tình hình quốc tế, ông nói:
Theo quan sát của cá nhân tôi thì là do tình hình quốc tế, đặc biệt là tình hình Hoa Kỳ, sau khi ông Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền, thì điều đó có lợi cho họ, nên họ ra tay đàn áp khủng bố những người hoạt động xã hội dân sự trong nước, khi mà Hoa Kỳ đã không còn quan tâm đến vấn đề dân chủ nhân quyền Việt Nam, đã tạo điều kiện cho chính quyền cộng sản Việt Nam gia tăng đàn áp. Thời Tổng thống Obama, việc quan tâm đến vấn đề dân chủ nhân quyền trên toàn thế giới, cũng như vấn đề dân chủ nhân quyền ở Việt Nam được chính phủ thời đó chú trọng hơn.”
Ông nói tiếp sở dĩ như vậy là do phong trào đấu tranh cho dân chủ ở trong nước còn rất ít và yếu, do vậy tình hình quốc tế rất có ảnh hưởng đến hoạt động dân chủ trong nước. Giải thích tại sao sau đến bốn năm hoạt động, Hội Anh em dân chủ mới bị đàn áp mạnh tay, ông nói tiếp:
Luật pháp của nhà nước cộng sản là như vậy, nó xử lý theo từng thời gian, theo từng trạng thái và theo từng cá nhân, chứ không phải là một thứ luật pháp nghiêm minh và sòng phẳng.”
Ông Nguyễn Quang A thấy có sự tương đồng giữa việc đàn áp Hội Anh em dân chủ với việc đàn áp tổ chức của Luật sư Lê Công Định, Kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, và Kỹ sư Nguyễn Tiến Trung vào năm 2009, đó là sự lo ngại của đảng cộng sản đối với những tổ chức mang khuynh hướng chính trị và có tổ chức chặt chẽ.

Cạn tiền, giảm biên chế, mở ra xáo trộn gay gắt

Bùi Tín
Theo VOA-01/11/2017  
Cạn tiền, giảm biên chế, mở ra xáo trộn gay gắt, ai đi ai ở?
Cạn tiền, giảm biên chế, mở ra xáo trộn gay gắt, ai đi ai ở?
Dân ta có câu châm ngôn «khỏe vì gạo, bạo vì tiền». Khi hết tiền, mọi khó khăn sẽ đến, không còn sống bình thường được nữa .
Đất nước Việt Nam hiện ngân sách cuối năm đã cạn tiền. Nhiều huyện, tỉnh, thành phố nợ lương của cán bộ, viên chức 2, 3 tháng ròng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kéo còi báo động về nguy cơ «sụp đổ tài chính quốc gia.» Do quản lý lỏng lẻo, các nhóm lợi ích chia chác ngân sách, tiền của của xã hội, các cấp quan chức đua nhau tham nhũng hàng nghìn, chục nghìn đồng, bị truy tố không ít, nhưng tiền thu hồi không đáng kể, tẩu tán hết rồi, thu lại chỉ chừng 3%!
Thế là việc giảm biên chế trở nên cấp bách, khi số viên chức Nhà nước ăn lương từ trung ương xuống cấp phường xã lên đến 12 triệu người, chưa kể quân đội và công an.
Riêng ngành Công an, thời chiến tranh, hầu như không có tướng, các Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn, Phạm Hùng đều không mang quân hàm. Cục trưởng số 1 là ông Dương Thông lúc tại chức chỉ là đại tá. Cả Bộ Công an hồi đó chỉ có chừng 10 tổng cục và vụ. Nay có đến 230 viên tướng, 120 tổng cục, cục, vụ, viện. Ngân sách hành chính bộ Công an cao hơn ngân sách hành chính của bộ Quốc phòng, nhằm mục tiêu số 1 là bảo vệ đảng.
Trước đây mỗi nhân viên công an, an ninh, du côn được thuê làm chỉ điểm, 1 ngày theo dõi nghi phạm, tội phạm, được phụ cấp thêm 500.000 đồng/ngày ở cấp tỉnh thành, 300.000 đồng cấp quận huyện, 100.000 đồng cấp phường xã, nhưng từ giữa năm 2017, phụ cấp này hầu như bãi bỏ, vì cạn tiền. Thế là họ bỏ việc, đi kiếm việc khác. Anh chị em đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền cảm thấy dễ thở hơn.
Tiền cạn, vấn đề giảm biên chế, chuyển dần một số chức vụ bên đảng nhập sang chức vụ tương đương bên chính phủ, giảm bớt cấp phó ở mọi nơi, mọi cấp, sớm thực hiện nhất thể hóa ở cấp phường xã, quận huyện đang là công việc phải làm ngay trong thời gian tới, không thể chậm trễ. Vì túi tiền lương đã cạn. Thế là có Nghị quyết 18 về tinh giảm biên chế, hợp nhất một số chức vụ, giải thể một số cơ quan.
Tiền đã cạn, túi đã rỗng, ông bạn vàng phương Bắc chỉ có thể biếu tặng, thưởng công vài trăm triệu nhân dân tệ, đâu có thể cho vài tỷ, vài chục tỷ để cứu ngân sách thâm thủng nặng, vì tình hình tài chính của họ cũng gay go, dự trữ ngoại tệ teo dần nhanh. Càng giàu họ càng keo kiệt, huống hồ tài chính họ cũng đang lâm nguy!
Điều gì sẽ xảy ra trước mắt?
Sẽ là một cuộc tranh dành ghế, ai đi ai ở, bao nhiêu vị «phó» sẽ bị thải loại? họ là ai? từ thứ trưởng các bộ, phó ban các ban (có đến hàng trăm vị), và hàng nghìn phó chủ tịch các ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, xã, và hàng vạn tổng cục phó, cục phó, vụ phó, viện phó, hàng chục vạn phó giám đốc, phó phòng các cơ quan các cấp bị dôi ra, coi như thừa, cần đưa đi nơi khác hoặc về nghỉ.
Sẽ có một sự xáo trộn ở mọi nơi, mọi cấp, không trừ một nơi nào, cấp nào. Các cơ quan tổ chức chuyên ban phát ghế tha hồ được lợi theo thói quen mua bán ghế. Các phe nhóm tha hồ tranh dành ghế, so đo, kèn cựa, kiện cáo, kể tội nhau, vu cáo nhau, thù oán sẽ lan tràn. Rồi họ hàng anh em, chú bác, con cháu bênh che nhau, không sao gỡ nổi, không ai làm trọng tài vô tư. Và sẽ là rối to, là loạn to, là rối loạn trong cả nước như một khối bòng bong, càng gỡ càng rối thêm.
Nếu hợp nhất 2 chức vụ Bí thư và chủ tịch huyện, xã thì ai đi ai ở? ai chọn?
Nếu giải thể các Ban chỉ đạo vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ với hàng vài trăm cán bộ thì chuyển họ về cơ quan nào đây, với chức vụ gì?
Nếu hợp nhất Ban đối ngoại trung ương vào bộ Ngoại giao thì ai đi ai ở lại?
Nếu hợp nhất ban Kinh tế trung ương đảng vào bộ Công thương thì các chức vụ bố trí ra sao đây? ai làm trọng tài?
Và hợp nhất ban Tổ chức TƯ vào Bộ Nội vụ thì sắp xếp ra sao? cực kỳ phức tạp, khó khăn gay gắt, có thể sống mái với nhau, vì các vị trí này quá béo bở.
Số cán bộ, viên chức mất việc, chờ việc, sẽ có thể lên đến hàng triệu trong công cuộc tinh giảm biên chế chưa từng có này. Mà không làm thì không thể được, khi chính bộ nội vụ cho rằng có đến 30% cán bộ viên chức ăn lương mà không làm việc, có văn phòng tỉnh ủy chi hàng tỷ đồng để uống bia đãi khách, có nơi vợ chồng, anh em, con cháu một dòng họ chiếm trọn các chức vụ trong một huyện, một tỉnh.
Đã có một quyết định luân lưu cán bộ theo quy mô lớn sẽ làm cho sự rối rắm, hỗn độn lên đến tột đỉnh. Ai đi? ai ở? ai bị điều luân lưu về địa phương nào? bao lâu? sẽ có sự xáo trộn, đảo lộn, ra vào, lên xuống, xa gần không sao kể xiết. Và thời gian để kiện cáo, tố giác nhau, suy bì tỵ nạnh sẽ không còn giới hạn. Một mình ông tổng bí thư làm sao định đoạt, gỡ rối cho hết? một mình bộ chính trị làm sao giải tỏa thỏa mãn mọi yêu cầu đề nghị về tổ chức cán bộ?
Và rồi cuối năm năng xuất công việc sẽ giảm đi trông thấy, vì tình hình biến động, không sao ổn định, tâm lý xáo trộn, lo âu, cuộc đấu tranh nội bộ sẽ tràn lan, gay gắt, kéo dài, xã hội càng thêm bất ổn khi cuộc sống khó khăn, đồng tiền mất giá, xã hội hoảng loạn, bất an, niềm tin thủng đáy, đảng nghĩ một đằng, nhân dân mong một nẻo khác. Đảng chỉ lo giữ ghế thống trị, nhân dân khao khát dân chủ, tự do, bình đẳng, nhân quyền, thành quả phát triển được phân chia công bằng hợp pháp, phồn vinh an ninh cho toàn xã hội được chung hưởng.
Ngân sách cạn tận đáy, giảm biên chế quy mô lớn, xã hội xáo trộn, tất cả do chế độ độc đảng tạo nên, tự thú nhận thất bại của cả đường lối, chính sách đến học thuyết và mô hình cai trị mất gốc dân tộc, quay lưng lại với nhân dân.

Vietnam War, của ai, do ai, và vì ai?

Thiện Ý
Theo VOA-31/10/2017  
Một cảnh trong Vietnam War.
Một cảnh trong Vietnam War.
Cho đến lúc chúng tôi viết xong bài này, là đúng một tháng, cuốn phim 10 tập “THE VIETNAM WAR” của hai nhà đạo diễn Mỹ là Kenn Burnes và Lynn Novick đã được trình chiếu rộng rãi trên các phương tiện truyền thống đại chúng. Đối với khán giả các giới Việt Nam trong và ngoài nước, đã có những cảm nhận khác nhau, đưa đến các cuộc tranh cãi trong chốn riêng tư hay qua các bài viết về nội dung, ý nghĩa, tính trung thực và khách quan hay không của bộ phim này.
Trong bài trước “The Vietnam War là chiến tranh gì?”, được đăng tải trên diễn đàn này của Đài VOA, người viết đã định danh, định hình là “Cuộc Nội Chiến Ý Thức Hệ Quốc-Cộng” giữa người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia (chủ nghĩa quốc gia: Nationalism) và người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản (chủ nghĩa cộng sản: Communism) trong bối cảnh cuộc “Chiến Tranh Ý Thức Hệ Toàn Cầu” (The Global War Of The Ideology) giữa cộng sản chủ nghĩa (Communism) đứng đầu là Liên Xô với phe các nước xã hội chủ nghĩa; và tư bản chủ nghĩa (Capitalism) đứng đầu là Hoa Kỳ với phe các nước tư bản chủ nghĩa.
Trong bài viết này, người viết sẽ định tính và định lượng “The Vietnam War là chiến tranh của ai, do ai và vì ai?”.
I/- THE VIETNAM WAR LÀ CHIẾN TRANH CỦA AI?
Theo cách định danh, định hình của chúng tôi (bên cạnh cách định danh, định hình khác như chúng tôi đã trình bày) thì The Vietnam War là cuộc chiến giữa “Hai phe, bốn bên”.
Hai phe đó là: Phe xã hội chủ nghĩa (XHCN) đứng đầu là Liên Xô và các nước XHCN (hay cộng sản) trong đó có bên cộng sản Bắc Việt (gọi tắt là Việt cộng); và phe tư bản chủ nghĩa (TBCN)đứng đầu là Hoa Kỳ và các nước tư bản chủ nghĩa, trong đó có bên quốc gia Nam Việt (gọi tắt là Việt quốc). Cả hai phe cùng thực hiện “cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu” giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa dưới hình thái một “cuộc Chiến tranh nóng” (The Hot War) hay “Chiến tranh cục bộ” tại chiến trường Việt Nam.
Bốn bên đó là: Bên Liên Xô, Trung Quốc với các nước XHCH (bên ngoài gián tiếp tham chiến) và bên Việt cộng (bên bản xứ trực tiếp tham chiến) thuộc phe XHCN.- Bên Hoa Kỳ với các nước đồng minh TBCN (bên ngoài tham chiến gián tiếp lúc đầu (1954-1963), sau trực tiếp tham chiếnvà bên Việt quốc (bên bản xứ trực tiếp tham chiến) thuộc phe TBCN.
Như vậy có thể coi “The Việt Nam War” là “ngoại chiến”(chiến tranh ngoài nước) của các nước Liên Xô, Trung quốc với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa; cũng là “ngoại chiến” của Hoa Kỳ với các nước đồng minh trong phe tư bản chủ nghĩa. Đồng thời “The Vietnam War” là “Nội chiến” của hai bên người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản và người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia. Chính vì vậy chúng tôi đã định danh, định hình chiến tranh Việt Nam là một “Cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng”. Cuộc nội chiến này diễn ra trong bối cảnh của cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa là như thế.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, dù hai cuộc chiến này cùng diễn ra trên chiến trường Việt Nam, trùng lắp không gian và thời gian, có thể bề ngoài cùng chung mục tiêu, lý tưởng (của chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa tư bản) , nhưng khác biệt lợi ích và ý đồ giữa các bên tham chiến muốn thành đạt thông qua “The Vietnam War”. Bởi lẽ nếu hai “cuộc chiến ý thức hệ toàn cầu” và “cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng” tại Việt Nam là một, thì sau ngày 30-4-1975, “bên thua cuộc” Việt quốc đã không còn lý do tiếp tục chống lại “bên thắng cuộc” Việt cộng cho đến nay và vẫn đang tiếp tục cho đến khi nào giành được mục tiêu tối hậu của chủ nghĩa quốc gia là dân chủ hóa đất nước. Và mặc dù cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa (hay là cuộc Chiến tranh Lạnh theo cách gọi của Tây phương) đã chấm dứt 27 năm rồi (1990-2017).
II/- THE VIETNAM WAR LÀ CHIẾN TRANH DO AI ?
Cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu” hình thành sau Thế Chiến II diễn ra dưới hai hình thái “Chiến tranh Lạnh ” (The Cold War) giữa các cường quốc giầu mạnh (Chiến tranh tâm lý, tuyên truyền, chạy đua vũ trang…) và “Chiến tranh Nóng” (The Hot War) nơi các nước nghèo yếu như Việt Nam (chiến tranh tâm lý, khủng bố, chiến tranh vũ trang…(1)).
Phe cộng sản, đứng đầu là Liên Xô thì phất cao ngọn cờ “Cách mạng vô sản” để lôi kéo các nước nghèo đi vào quỹ đạo của mình, để cùng thực hiện mục tiêu lý tưởng chung của chủ nghĩa xã hội (Chính trị độc tài toàn trị- Kinh tế chỉ huy hoạch định cứng rắn, tài sản công hữu, tiến tới xã hội cộng sản không còn giai cấp…(2)
Phe thư bản đứng đầu là Hoa Kỳ thì phất cao ngọn cờ “ tự do dân chủ” để lôi kéo các nước nghèo đi vào quỹ đạo của mình để cùng thực hiện mục tiêu lý tưởng chung của chủ nghĩa tư bản (Chính trị dân chủ pháp trị, kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, tôn trọng quyền tư hữu trong một xã hội tự nhiên vốn có giai cấp, cộng đồng đồng tiến...(3).
Sự cạnh tranh giữa hai phe cộng sản và tư bản để “lấn đất dành đồng chí hay bảo vệ đồng minh giữ đất” đã đưa đến các cuộc chiến tranh cục bộ nơi các nước thường là những nước nghèo, mới thoát ách thống trị của các đế quốc thực dân.Các cuộc chiến tranh cục bộ này thường là các cuộc nội chiến ý thức hệ do có sự xung đột giữa ý thức hệ vốn có từ trước của những người trong nước (chủ nghĩa quốc gia) với ý thức hệ cộng sản (chủ nghĩa cộng sản) mới du nhập. Thực tế tựa hồ như có sự phân công: Phe cộng sản thường ở thế tấn công, phát động chiến tranh lấn chiếm lãnh thổ, cướp chính quyền. Phe tư bản thì thường ở thế phản công, ngăn chặn, đẩy lùi để bảo vệ lãnh thổ, chính quyền với tổ chức xã hội hiện hữu nơi các nước có hiểm họa cộng sản (Chủ thuyết Domino)
Việt Nam cũng như một số nước nghèo yếu ( như Miên, Lào, Đại Hàn, một số nước ở Châu Phi, Châu Mỹ Latin…) có số phận không may đã rơi vào thế gọng kìm của cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu. Vì trước đó, chủ nghĩa cộng sản đã du nhập Việt Nam, với đảng CSVN chính thức có mặt trên chính trườngViệt Nam từ ngày 3-2-1930 tạo ra mâu thuẫn đối kháng với chủ nghĩa quốc gia (quân chủ chuyên chế rồi dân chủ tự do…). Nói cách khác, nếu chủ nghĩa cộng sản không du nhập, đã không có đảng CSVN, đã không có cuộc “nội chiến ý thức hệ quốc-cộng” kéo dài nhiều thập niên qua, trước cũng như sau cuộc chiến tranh Quốc-Cộng (1954-1975) cho đến nay vẫn chưa chấm dứt. Do đó, dù muốn dù không Việt Nam đã được chọn là chiến trường thực hiện hình thái “Chiến tranh nóng” cao độ, để qua đó các cường quốc đứng đầu hai phe cộng sản và tư bản tranh dành lãnh địa, lôi kéo Việt Nam đi vào quỹ đạo của mình, nhân danh mục tiêu lý tưởng tối hậu của chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa tư bản.
Một số người Việt Nam, hàng đầu như Ông Hồ Chí Minh, đã bị mê hoặc của lối mời chào này, quy tụ thành “Đảng Cộng sản Việt Nam” ( đảng CSVN ra đời năm1930), nằm trong hệ thống các đảng cộng sản quốc tế, nên đã tự nguyện, chủ động tiến hành “Cách mạng vô sản” dưới ngọn cờ “chống ngoại xâm, giành độc lập” (thời kỳ kháng chiến chống pháp)hay “Chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước”(Thời kỳ chến tranh ý thức hệ toàn cầu) để cướp chính quyền Miền Nam, cộng sản hóa Việt Nam, mở mang bờ cõi cho phe xã hội chủ nghĩa hay cộng sản chủ nghĩa. Vì vậy, để thực hiện cuộc chiến tranh này, bên Việt cộng đã được Liên Xô, Trung Quốc và “Các nước xã hội chủ nghĩa anh em” chi viện dồi dào mọi mặt về của, về người, như vũ khí, lương thực, y tế và cả nhân lực cố vấn, chuyên gia, hậu cần hay ngụy trang tham gia chiến đấu, để “giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước” dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, cộng sản hóa cả nước..
Hiệp Định Genève 1954 chia đôi Việt Nam đã chấm dứt chế độ thuộc địa của thực dân Pháp kéo dài gần 100 năm (1858-1954). Vì Hiệp định này chỉ là sự ký kết giữa chính quyền thực dân Pháp và Việt Minh (tức Việt cộng) sau khi căn cứ chiến lược Điện Biên Phủ bị thất thủ, nên việc giao Miền Bắc Việt Nam từ vỹ tuyến 17 cho Việt cộng chỉ có ý nghĩa như là Pháp bị mất một nửa thuộc địa Việt Nam cho phe xã hội chủ nghĩa, để sau đó, một nửa nước Miền Bắc Việt Nam trở thành “tiền đồn cho phe xã hội chủ nghĩa”, có nhiệm vụ phát động cuộc chiến tranh thôn tính Miền Nam, đưa Việt Nam vào hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, có chung một “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Liên Xô” (có sự cạnh tranh ngôi vị của Trung Quốc).
Một nửa Miền Nam Việt Nam Pháp đã đến lúc không thể tiếp tục kéo dài chế độ thuộc địa,buộc phải trao trả độc lập hoàn toàn, sau khi đã trao trả độc lập từng phần từ năm 1949, cho chính quyền quân chủ Việt Nam với vua Bảo Đại, là vị vua cuối cùng của dòng họ Nguyễn đã trị vì trước và sau khi bị thực dân Pháp xâm chiếm đô hộ. Và vì vậy, chính quyền quốc gia quân chủ và sau đó chính quyền dân chủ Việt Nam Cộng Hòa coi mình là một chính quyền chính thống của quốc gia Việt Nam, tiếp nhận nền độc lập từ tay thực dân pháp. Thế nhưng sau đó lại rơi vào thế gọng kìm của cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu. Miền Nam Việt nam đã trở thành “Tiền đồn cho phe tư bản chủ nghĩa” hay còn gọi là “Tiền đồn thế giới tự do” đứng đầu là Hoa Kỳ với các nước phe tư bản chủ nghĩaviện trợ mọi mặt cho chính quyền và nhân dân Miền Nam, trực tiếp tham chiến chống cộng,để cùng ngăn chặn, đẩy lùi cuộc chiến tranh thôn tính Miền Nam, nhuộm đỏ đất nước của Việt cộng, được Liên Xô, Trung Quốc và các nước phe xã hội chủ nghĩa chi viện toàn diện.
Đến đây có thể trả lời cho câu hỏi “THE VIETNAM WAR” là chiến tranh do ai gây ra: Rằng chính Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa ở thế tiến công đã gây ra cuộc chiến, khi chủ mưu và hổ trợ cho đảng và nhà cầm quyền Cộng sản Bắc Việt khởi động cuộc chiến tranh Việt Nam, với vũ khí, lương thực đạn dược, các phương tiện giết người của Liên Xô, Trung quốc và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Vậy các bên khởi động cũng như bị động tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam là vì ai?
III/- THE VIETNAM WAR LÀ CHIẾN TRANH VÌ AI?
Như ở phần (I) chúng tôi đả viết: “dù hai cuộc chiến này cùng diễn ra trên chiến trường Việt Nam, trùng lắp không gian và thời gian, có thể bề ngoài cùng chung mục tiêu, lý tưởng, nhưng khác biệt lợi ích và ý đồ giữa các bên tham chiến muốn thành đạt thông qua “The Vietnam War”.
Vậy THE VIETNAM WAR là chiến tranh vì ai? - Chúng tôi thử nhận định qua bốn bên trong hai phe tham gia trực tiếp hay gián tiếp cuộc chiến Việt Nam là vì ai?
Đối với hai bên ngoại chiến đứng đầu phe XHCN là Liên Xô ( thêm Trung Quốc) và đứng đầu phe TBCN là Hoa Kỳ, thì cả hai bên tham gia chiến tranh Việt Nam gián tiếp hay trực tiếp đều vì quyền lợi quốc gia của họ, dưới chiêu bài khác nhau. Bên Liên Xô (cũng như Trung Quốc) và bên Hoa Kỳ và một số nước đồng minh khi tham chiến đều nhằm thành đạt các lợi ích chính trị,quân sự kinh tế và các lợi ích khác của chính quốc gia của họ, thông qua cuộc chiến Việt nam. Cả hai bên ngoại chiến đều nhân danh những lý tưởng cao đẹp khi tham chiến là để giúp hai bên nội chiến đồng chí (Việt cộng) hay đồng minh (Việt quốc) thắng cuộc để thực hiện mục tiêu lý tưởng chung.
Chẳng hạn về chính trị cả Liên Xô và Hoa Kỳ đều thông qua chiến tranh Việt Nam để tạo ảnh hưởng, lôi kéo Việt nam vào quỹ đạo của mình. Liên Xô thì có tham vọng cộng sản hóa toàn cầu để trở thành bá chủ. Hoa Kỳ thì tham gia chiến tranh Việt Nam trong nỗ lực ngăn chặn, đẩy lùi các cuộc chiến tranh xâm lấn lãnh địa, thực hiện tham vọng cộng sản hóa toàn cầu của Liên Xô
Chẳng hạn về quân sự, kinh tế …các cường quốc trong hai phe cộng sản và tư bản nhờ chiến tranh Việt Nam đã tiêu thụ được lượng vũ khí đạn dược và các khí tài quân sự tồn đọng sau Thế Chiên II và là nơi thử nghiệm thêm nhiều loại vũ khí mới. Một điển hình là sau Hiệp Định Genève chia đồi Việt Nam, quân đội VNCH ở Miền Nam ở thế thủ, trong thời gian đầu đã chỉ được Hoa Kỳ trang bị các loại súng cá nhân từ thời Thế Chiến II như súng Garant (mỗi khi bắn phải lên cò từng viên), hay súng liên thanh Carbin M.1 hay M.2. Mãi cho đến khi quân đội CSBV được Liên Xô, Trung Quốc trang bị cho vũ khí cá nhân AK, thì quân đội VNCH mới được Hoa Kỳ trang bị cho AR.15 hay 16. Nghĩa là quân đội VNCH được trang bị vũ khí các loại tối tân theo kiểu “nước lên, thuyền lên”. Bên Việt cộng đóng vai trò tấn công trong cuộc chiến được Liên Xô, Trung Quốc trang bị các loại vũ khí tối tân đến đâu thì quân đội VNCH ở thế thủ cũng được Hoa Kỳ và đồng minh trang bị vũ khí tối tân đến đó.
Vì vậy, theo nhận định của chúng tôi, một khi thấy “The Vietnam War”không còn lợi ích, các cường quốc đứng đầu hai phe đã tìm cách chủ động đưa cuộc chiến Việt Nam đi đến kết thúc.Vì vậy chúng tôi từng nhận định rằng, thực tế “The Vietnam War” chấm dứt như thế “không phải là thắng lợi của phe này ( Phe XHCN và Việt cộngđối với phe kia (Phe TBCN và Việt quốcmà chỉ là vì nhu cầu phải thay đổi thế chiến lược quốc tế mới của các cường quốc cực mà thôi” (4)
Đối với bên nội chiến Việt cộng ở Miền Bắc thì phát động chiến tranh nhân danh lợi ích ngụy dân tộc “kháng chiến chống Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước” để đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, vì “độc lập- tự do-Hạnh phúc” của nhân dân. Đồng thời, nhân danh quyền lợi giai cấp vô sản, thực hiện nghĩa vụ quốc tế cộng sản làm “Chiến tranh cách mạng” để nhuộm đỏ Việt Nam và các nước Đông Dương (Việt-Miên-Lào…), cộng sản hoá tòan cầu để thực hiện mục tiêu lý tưởng cộng sản tối hậu (một thế giới đại đồng, không còn biên giới quốc gia, xã hội cộng sản viên mãn như “Thiên đường cộng sản”). Do đó đã được Liên Xô, Trung Quốc và các nước trong phe XHCN chi viện vũ khí đạn dược, lương thực dồi dào để giành chiến thắng bằng bạo lực cách mạng.
Đối với bên nội chiến Việt quốc ở Miền Nam thì buộc lòng phải tham gia một cuộc chiến tự vệ vì lợi ích dân tộc, để bảo vệ phần đất Miền Nam và chế độ dân chủ VNCH vì lý tưởng tự do dân chủ, với sự trợ giúp nhiều mặt của Hoa kỳ và đồng minh. Mục tiêu lý tưởng của Việt quốc là dân chủ hóa cả nước, không phải bằng bạo lực chiến tranh thôn tính, mà bằng ưu thắng của chế độ dân chủ pháp trị giầu mạnh văn minh tiến bộ ở Miền Nam trên chế độ độc tài toàn trị cộng sản nghèo yếu, lạc hậu ở Miền Bắc. (như thực tế nước Đức đã thống nhất bằng sự ưu thắng của chế độ dân chủ Tây Đức giầu mạnh, trên chế độ độc tài cộng sản Đông Đức …)
Vậy thì, một cách khách quan và công bằng, chúng tôi cho rằng cả hai bên nội chiến phát động chiến tranh từ Miền Bắc (Việt cộng) hay chiến tranh tự vệ ở Miền Nam (Việt quốc) đều có ý hướng muốn thống qua cuộc chiến giành chiến thắng để có điều kiện thực hiện mục tiêu lý tưởng tối hậu của mình trên cả nước, theo chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa quốc gia. Vì tự tin rằng đó là điều tốt đẹp cho nhân dân, đất nước và dân tộc.
Vì thế, chúng tôi nghĩ rằng hai bên Việt quốc cũng như Việt cộng, dù ở thế chẳng đặng đừng phải làm công cụ cho hai phe ngoại bang trong cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu, nhưng không người Việt quốc gia chân chính nào ở Miền Nam nghĩ rằng mình tham gia cuộc chiến chống cuộc chiến tranh xâm lấn của CSBV là “đánh thuê cho Mỹ”, mà là để bảo vệ phần đất Miền Nam vì lý tưởng tự do dân chủ của chủ nghĩa quốc gia. Trái lại, cũng như những người Việt cộng sản chân chính, không ai nghĩ rằng “Ta đánh Mỹ đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung quốc” như Cố Tổng Bí Thư đảng CSVN Lê Duẩn đã phải tuyên bố khi Việt Nam bị Trung Quốc bức bách sau chiến tranh; mà hầu hết thực tâm tham gia cuộc chiến là say mê vì lý tưởng cộng sản mà họ tin là cao đẹp, có thể hiện thực. Chẳng thế mà trong thời kỳ chiến tranh, cố Thủ tướng Việt cộng Phạm Văn Đồng đã ra công hàm năm 1958 tán đồng tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc, có lẽ vì cả tin cho rằng “không còn biên giới quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản,” thì các hải đảo ở Biển đông là của Việt Nam hay Trung Quốc cũng thế thôi?-
Tựu chung, cuộc chiến tranh “cốt nhục tương tàn” (1954-1975) và sau khi cuộc chiến tranh này đã kết thúc 42 năm rồi (1975-2017) đã cho thấy cuộc chiến tranh ấy đã không đem lại những điều tốt đẹp gì cho nhân dân, đất nước và dân tộc như mong đợi của cả đôi bên Việt Quốc cũng như Việt Cộng. Thực tế chẳng cần nói ra thì ai cũng biết, cuộc chiến ấy đã chỉ để lại những hậu quả nghiêm trọng, toàn diện và di hại lâu dài cho dân, cho nước. Trong khi mục tiêu lý tưởng tối hậu của “bên thắng cuộc” cũng như “bên thua cuộc” vẫn chưa bên nào đạt được.
“Bên thắng cuộc” (Việt cộng) thì đã có điều kiện và cơ hội thực hiện mục tiêu lý tưởng của mình là xây dựng chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh. Thế nhưng đã thất bại hoàn toàn sau 10 năm đầu thử nghiệm triệt để chủ nghĩa xã hội(1975-1985) qua “đổi mới” 10 năm (1985-1995) vẫn không thành, phải “mở cửa” bắt tay với cựu thù “Đế quốc Mỹ” để cho các nước tư bản tràn vào đầu tư. Từ đó và nhờ đó đảng CSVN đã thoát hiểm, kinh tế Việt Nam cất cánh để có bộ mặt xã hội phát triển phồn vinh như hôm nay. Đời sống nhân dân ngày được nâng cao, dù sự cách biệt giầu nghèo còn sâu sắc; nhân dân từng bước đã được trả lại các quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền.
“Bên thua cuộc” (Việt quốc) thì tiếp tục đẩy mạnh các hình thức “chống cộng” vì mục tiêu dân chủ hóa đất nước, tạo lực đẩy, lực xoay cùng chiều về phía dân chủ, làm tăng tốc dân chủ hóa để sớm kết thúc giai đoạn cuối cùng của tiến trình dân chủ hóa Việt Nam một cách hòa bình.
Thiết tưởng, đảng và nhà cầm quyền hiện nay, mà thực chất cũng như thực tế không còn là cộng sản nữa, đã đến lúc phải thức thời, mạnh dạn vất bỏ “cái mặt nạ cộng sản” đi và công khai khẳng định con đường đưa đất nước đến phôn thịnh, văn minh tiến bộ và dân chủ là “con đường phát triển theo kinh tế thị trường, định hướng tư bản chủ nghĩa”, không nên tiếp tục lừa bịp nhân dân bằng “con đường kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Vì đó là chiếu hướng phát triển tất yếu của thực tiễn và lịch sử Việt Nam.
Thiện Ý
Houston, ngày 17-10-2017
* Ghi chú: (1), (2), (3) và (4)
Xin vào: luatkhoavietnam.com, Mục “Diễn Đàn”, Tiểu mục Tác giả-Tác phẩm” để đọc thêm “Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới” của Thiện Ý, ấn hành tháng 4-1995, tái bản năm 2005- Vào Tiểu mục “Thuyết trình-Phỏng vấn” để nghe Đài VOA phỏng vấn tác giả về tác phẩm này.