Friday, April 4, 2014

Cán bộ "bẫy" bò của dân làm mồi nhậu

 20:00 | 04/04/201
(PetroTimes) - Chuyện có một không hai xảy ra ở xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, cán bộ tư pháp xã này bị một người dân “tố” tự ý gài bẫy bắt bò bán để lấy tiền ăn nhậu.
Đơn phản ánh của ông Trương Văn Trợ (SN 1964, ở thôn 2, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) trình bày: "Gia đình ông có 5 con bò, chuyên chăn thả tại khu vực núi Dương Bút, xã Tam Lộc. Vào ngày 6/3 vừa qua có một con bò đực giống trong đàn nặng khoảng 220kg đi theo đàn bò của ông Phạm Đại và một số hộ dân thôn 3, xã Tiên Phong.
Đến 15h cùng ngày, ông Đại báo tin cho tôi rằng con bò của tôi bị mắc bẫy kẹp ở rừng keo của ông Nguyễn Khanh, cán bộ tư pháp xã Tiên Phong ở khu vực núi Hố Biển-Dương Con, xã Tiên Phong, đã bị chặt 4 chân.
Đơn báo cáo sự việc cán bộ tư pháp xã Tiên Phong tự ý bán bò của ông Trợ.
Sau khi nhận tin, tôi đến hiện trường lúc này là 17h để nhận lại bò, thì ông Khanh không cho nhận bò và yêu cầu đền bù thiệt hại rẫy keo trồng của ông với giá 40 triệu đồng vì lý do cho rằng bò tôi phá keo. Xét thấy mức đòi đền bù không hợp lý gấp 2 lần giá trị con bò, số lượng cây trồng bị thiệt hại ít, sau 3 tiếng đồng hồ thương lượng với nhau không có kết quả, có sự chứng kiến của chính quyền địa phương xã Tiên Phong đã lập biên bản hiện trường.
Đến 20h do trời tối vả lại đường xa nên tôi về. Sau khi tôi ra về thì số người này trong đó có đồn chí công an xã đã xẻ thịt con bò của tôi đem bán và chia nhau ăn.
Sau đó, tôi đã làm đơn báo cáo với chính quyền xã Tiên Phong thì nhận được trả lời của đồng chí trưởng công an xã “ông bỏ về thì tôi cho họ làm thịt”. Tôi bức xúc trước việc hành xử trái với pháp luật của cán bộ xã này, hơn nữa con bò của tôi theo một số còn bò cái của các hộ dân ở địa phương này chứ không phải tôi cố ý chăn thả bò vào rừng keo của ông Khanh. Nguyên tắc nếu bò tôi mắc bẫy thì phải trả lại bò cho tôi, còn bò có phá rẫy keo hay không chỉ có cơ quan chức năng mới kết luận được chứ mắc mớ gì đem bò tôi bán…” - đơn trình bày của ông Trợ nêu rõ.
Để làm rõ chuyện có hay không cán bộ xã Tiên Phong "bẫy" bò của dân như ông Trợ, chủ con bò tố cáo, ông Nguyễn Khanh, cán bộ tư pháp xã Tiên Phong là chủ rừng, giải thích: “Tôi cùng với 3 hộ dân thôn 3, trồng khoảng 175.000 cây keo con với diện tích 20ha tại khu vực núi Dương Con giáp ranh với xã Tam Lộc, với tổng giá trị khoảng 400 triệu đồng. Keo được trồng từ tháng 4 đến tháng 12/2013, sau Tết đến nay, rất nhiều bò của dân vào phá rừng keo dù chúng tôi liên tục cảnh báo người dân. Để bảo vệ rừng keo, nhóm hộ chúng tôi chung tiền mua bẫy kẹp về để bẫy bò và cắm biển báo trong rừng có bẫy kẹp, nếu bò ai vào phá keo mắc bẫy ráng chịu. Dù để bẫy, nhưng bị mất trộm đến chục cái, thiệt hại hơn 10 triệu đồng".
Ông Trương Văn Trợ trao đổi với phóng viên.
Ông Khanh cho biết thêm: "Đến chiều ngày 6/3, tôi đang làm ở ủy ban xã thì nhận được tin có một con bò đực mắc bẫy kẹp, sau khi nhận tin tôi cùng công an xã Tiên Phong đến hiện trường để lập biên bản sự việc, lúc này ông Trương Văn Trợ nhận là bò của ổng, tôi yêu cầu bồi thường thiệt hại số keo do bò phá là 40 triệu đồng, sau khi hai bên thương lượng và không thống nhất được, ông Trợ nói rằng, con bò đó các ông làm gì cứ làm, nếu mổ bán lấy thịt, để lại cho tôi cái đùi.
Đến 20h cùng ngày ông Trợ bỏ về và không ký vào biên bản sự việc, lúc này nhóm hộ của tôi được Công an xã Tiên Phong chuyển giao lại con bò, nên chúng tôi bán con bò này cho ông Võ Văn Chín với giá 10.500.000 đồng, sau đó ông Chín mổ bò bán thịt, hiện tại tôi vẫn chưa lấy tiền bán bò từ ông Chín".
Tuy nhiên, ông Khanh cũng thừa nhận, biết bán bò là sai với quy định, nhưng việc bán bò này cũng bất đắc dĩ vì nếu không bán, con bò sẽ chết do nó mắc bẫy kẹp quá lâu, bụng đã phình chướng!.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Cự, Trưởng Công an huyện Tiên Phước, cho biết: "Công an huyện đã nhận được đơn tố cáo sự việc của ông Trương Văn Trợ, hiện đã giao cho anh em điều tra xác minh làm rõ sự việc. Làm chi có việc vô cắt cớ như vậy, nếu con bò của dân đi lạc thì anh giữ lại rồi lập biên bản, chứ sao bán bò của dân."
Ông Cự cũng khẳng định, không hề có chuyện Công an xã Tiên Phong điện lên xin ý kiến nghiệp vụ để cho nhóm hộ chủ rừng bán bò: "Chúng tôi sẽ điều tra, ai sai đến đâu sẽ xử lý đến đó", ông Cự khẳng định.
Phú Đông

Học trong... sợ hãi

Thứ Sáu, 04/04/2014 22:02
NLD-Ở chòi, bữa cơm chỉ có muối và thường xuyên đối mặt với nỗi lo sợ. Hàng ngàn học sinh tại nhiều vùng rừng núi nghèo khó đang học hành trong tình cảnh như thế để mong tương lai tươi sáng hơn
Những năm 1990, khoảng 100 hộ đồng bào dân tộc Mông, Mường, Mán từ các tỉnh phía Bắc di cư vào sống rải rác dưới chân núi Yang Hanh, tỉnh Đắk Lắk. Cách trung tâm xã Cư Đrăm, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk khoảng 20 km đường rừng cộng với cái nghèo, việc học hành của người dân ở đây trở nên xa xôi diệu vợi. Dù vậy, được sự vận động của ngành giáo dục địa phương, những năm qua, nhiều em đã vượt núi rừng, chấp nhận cuộc sống xa nhà để nuôi con chữ.

Vất vả quanh năm

Trên mảnh đất hơn 1.000 m2 của bà Trần Thị Bằng ở trung tâm xã Cư Đrăm có 6 căn chòi với hơn 20 học sinh của 2 trường THCS Cư Đrăm và THPT Trần Hưng Đạo trọ học. Trong lều chẳng có vật dụng gì đáng giá, chỉ một chiếc giường chung cho tất cả, vài chiếc soong nồi móp méo và 1 chiếc bàn gỗ dài. Mùa khô, ánh nắng chói chang lọt qua khe hở của mái lá, nóng hừng hực. Các em cho biết mùa mưa còn cực hơn khi nền đất lúc nào cũng lầy lội; đêm thì mưa tạt, gió lạnh thấu xương.

Trên mảnh đất của bà Trần Thị Bằng ở trung tâm xã Cư Đrăm, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, có 6 căn chòi tạm là nơi ăn chốn ở của hơn 20 học sinh               Ảnh: CAO NGUYÊN
Trên mảnh đất của bà Trần Thị Bằng ở trung tâm xã Cư Đrăm, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, có 6 căn chòi tạm là nơi ăn chốn ở của hơn 20 học sinh Ảnh: CAO NGUYÊN

Sùng Thị Tráng (học sinh lớp 10 Trường THPT Trần Hưng Đạo) cho biết gia đình của em và các bạn thuộc diện hộ nghèo, suốt ngày phải làm rẫy kiếm sống. Thỉnh thoảng, gia đình mới mang ít tiền hoặc cá khô, mì tôm ra cho các em; còn gạo thì được nhà nước hỗ trợ 15 kg/tháng nên cũng đủ ăn. Hằng ngày, sau giờ học, các em phải đi hái rau, mò cua, bắt ốc để cải thiện bữa ăn.

Ở cùng lán với Tráng là em Sùng Thị Sinh (học sinh lớp 6 Trường THCS Cư Đrăm). Sinh cho biết hồi mới ra trọ học, em rất sợ vì xa nhà, chỉ có mấy chị em gái ở với nhau nên tính bỏ về làm rẫy. Tuy nhiên, khi được bố mẹ và nhà trường can ngăn, giải thích, giờ em đã quen dần sau gần 1 năm ở trọ . “Trong thôn có rất nhiều bạn tuổi như em nhưng phải bỏ học hoặc không biết chữ. Em ước mơ sau này sẽ trở thành cô giáo” - Sinh bộc bạch.

Dễ sa ngã

Rất nhiều em ở tuổi ăn chưa no, lo chưa tới tại Phú Yên cũng phải xa nhà, chen chúc trong các khu nhà trọ tạm bợ để theo đuổi chuyện học hành. Theo Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên, chỉ tính riêng bậc THPT, hiện tỉnh có trên 1.000 học sinh đang phải ở trọ.

Học sinh phải đi học xa nhất tại Phú Yên là các em ở xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân. Để đến được Trường THPT Lê Lợi (thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân), học sinh ở đây phải vượt khoảng 50 km đường đèo, sông suối.
Các nữ sinh Trường THPT Lê Lợi (thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) ôn bài trước giờ đi họcẢnh HỒNG ÁNH
Các nữ sinh Trường THPT Lê Lợi (thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) ôn bài trước giờ đi họcẢnh HỒNG ÁNH
Căn phòng ọp ẹp trong một khu nhà trọ thuộc khu phố Long Thăng, thị trấn La Hai là nơi ở của 3 học sinh Phú Mỡ, gồm: La O Thức, Kpá Hà (cùng học lớp 12) và Kpá Tiến (lớp 10). Hôm chúng tôi đến, cả 3 đang chuẩn bị cơm trưa và thức ăn chỉ có muối ớt. “Mọi hôm tụi em ăn cơm với mắm nhưng mấy bữa nay, ba má chưa gửi tiền nên chỉ ăn với muối thôi” - Thức phân bua.

“Trọ học đói khổ vậy nên dễ sa ngã lắm” - Kpá Hà chen vào. Theo cậu học trò người Ba Na này, đã có nhiều học sinh xã Phú Mỡ khi đi trọ học bị bạn xấu rủ rê đến mức bỏ trường lớp. “Ban đầu, họ chỉ rủ mình nhậu thôi, sau đó rủ chơi game, bi-a. Nhiều bạn ham chơi, bỏ học, dần dần chán học phải bỏ về quê” - Hà cho biết.

Một phòng trọ lụp xụp khác thuộc khu phố Long Thăng, thị trấn La Hai là nơi ở của 4 học sinh nữ quê xã Đa Lộc, huyện Đồng Xuân: Phan Thị Thanh An, Hoàng Thị Ngọc Liên, Lê Thị Tuyết Sương (đều học lớp 12) và Huỳnh Thị Lan (học lớp 11). Cả phòng chỉ có 1 chiếc giường rộng 1,4 m trải chiếc chiếu đã rách bươm nhưng lại là chỗ ngủ của 4 nữ sinh.

“Con gái mới lớn mà sống xa gia đình thì vất vả và nguy hiểm lắm. Có hôm nửa đêm, An đau bụng quằn quại, chẳng biết gọi ai nên 4 đứa ôm nhau khóc, cuối cùng cũng phải đánh liều cõng bạn lên bệnh viện” - Liên kể. Tuyết Sương nhớ lại: “Bạn em ở phòng trọ khác còn lo lắng hơn khi thường xuyên bị đám con trai đến quậy phá. Nhiều lúc nó co mình trên giường ngồi khóc”.

Chỉ riêng 3 trường THPT Lê Lợi, Phan Bội Châu và Nguyễn Du ở 3 huyện miền núi là Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh đã có khoảng 500 học sinh phải trọ học vì nhà xa. “Khi mới đến, đứa nào cũng khóc sưng cả mắt. Hồi ở nhà, tối mở cửa toang hoác cũng chẳng sao nhưng ở đây, cứ vào phòng là phải đóng cửa. Muốn học phải chịu vậy chứ ở trọ khổ lắm” - H’ Mơn, học sinh lớp 11B9 Trường THPT Nguyễn Du (huyện Sông Hinh), tâm sự.

“Mong tụi nó cưu mang nhau...”

Một ngày giữa tháng 3, chúng tôi đến thăm nhà của nữ sinh Phan Thị Thanh Anh ở xã Đa Lộc, huyện Đồng Xuân. Ông Phan Văn Bình, cha An, giật bắn người khi nghe có người hỏi thăm con gái. Đến khi biết chúng tôi chỉ đến thăm, ông thở phào. Nhà ông Bình thuộc diện hộ nghèo, An ham học nên ông nuốt nước mắt nhìn con mang ba lô lép xẹp đi ở trọ. “Làm quần quật suốt ngày, hơn nữa xa quá, dẫu có nhớ cũng đâu dễ đến thăm con. Chỉ mong bạn bè nó cưu mang, đùm bọc lẫn nhau. Có lần An điện thoại về kể nửa đêm bị đau bụng, ói mửa, bạn bè phải dìu nhau ra bệnh viện mà tui muốn khóc” - ông Bình tâm sự.

Kỳ tới: Trường nội trú, chờ đến bao giờ?

HỒNG ÁNH - CAO NGUYÊN

Chỉ có ở Việt Nam: Tiêm nhầm vắcxin, hôi của và...

Thứ Năm, 03/04/2014 15:52
(BDV) -Tiêm nhầm vắc xin cho trẻ, thưởng Tết bằng tương ớt, hôi bia...tất cả chỉ có thể xảy ra ở Việt Nam.
Chưa quốc gia nào nhầm lẫn
Tờ Tuổi trẻ đưa tin, Cục Y tế dự phòng đã có báo cáo sơ bộ gửi lãnh đạo Bộ Y tế về tai biến sau tiêm vắc xin nghiêm trọng tại Hướng Hóa, Quảng Trị vào tháng 7/2013 làm ba trẻ sơ sinh tử vong.
Theo báo cáo này, hiện Bộ Công an đã có kết luận sơ bộ về nguyên nhân dẫn đến ba ca tử vong là y tá đã tiêm nhầm thuốc cho các cháu thay vì tiêm văcxin ngừa viêm gan B như chỉ định.
Về quy trình thực hành tiêm chủng tại Hướng Hóa, Cục Y tế dự phòng cho biết Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa đã làm sai quy trình, để chung văcxin với nhiều loại thuốc men sử dụng trong bệnh viện, trong khi quy trình tiêm chủng yêu cầu có tủ bảo quản vắc xin riêng.
Cha của một trong ba trẻ bị nạn đau đớn đưa con về sau khi khám nghiệm tử thi
Cha của một trong ba trẻ bị nạn đau đớn đưa con về sau khi khám nghiệm tử thi
Thời điểm tiêm ngừa, Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa đang bị mất điện, nhưng y tá vẫn tiêm chủng và gây ra nhầm lẫn dẫn đến hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.
Trao đổi với báo chí, cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu cho biết ngoài Yemen và nay có thêm VN, chưa có quốc gia nào ghi nhận việc nhầm lẫn nghiêm trọng như trên.
Ngày 2/4, Sở Y tế Quảng Trị đã có quyết định tạm đình chỉ công tác với ông Lê Huỳnh Sơn, phó phòng kế hoạch tổng hợp và bà Trần Thị Hải Vân, điều dưỡng trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa.
Trước đó ngày 26/3, Công an tỉnh Quảng Trị đã khởi tố, bắt tạm giam đối với y tá Nguyễn Thị Thuận, người trực tiếp tiêm thuốc trong vụ tiêm văcxin viêm gan B khiến ba trẻ sơ sinh tử vong xảy ra tại bệnh viện này.
Hôi hoa, hôi bia, hôi cả ngô
Trang Viet-jo của Nhật đăng tin về vụ việc đáng buồn xảy ra vào tối 11/1 ở quận Tân Phú, TP.HCM.
Cửa hàng đầu tiên của tập đoàn bán lẻ Aeoon Mall (Nhật) đã chính thức khai trương vào tối 11/1 ở quận Tân Phú, TP.HCM.
Theo thói quen thì công dân không được mang hoa của cửa hàng mới khai trương đi. Thế nhưng, người dân đua nhau giành chậu hoa và vòng hoa ngay trước lễ khai mạc mà không được sự cho phép của nhân viên Aeoon Mall. Đó là hành động thiếu đạo đức. Các nhân viên người Nhật vô cùng ngỡ ngàng khi nhìn thấy hành động đó.
Những tưởng vụ hôi bia ở Biên Hòa sẽ làm người dân có ý thức hơn, nhưng họ lại tự làm xấu mặt mình.
Người dân hôi ngô ở Việt Nam
Người dân hôi ngô ở Đồng Nai
Trước đó, chiều 4/12, tài xế Hồ Kim Hậu (SN 1983, quê Bình Định) điều khiển xe tải BKS 79N-1348 chở đầy bia, lưu thông theo hướng nam - bắc trên Quốc lộ 1A.
Khi đến khu vực vòng xoay Tam Hiệp (phường Long Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), bất ngờ một xe ô tô khác qua đường phía trước, anh Hậu đã bẻ quặt tay lái, để xe đâm vào lề đường.
May mắn sự cố không gây thiệt hại về người nhưng cả ngàn thùng bia trên xe đã đổ tràn ra quốc lộ. Lúc này, nhiều người xung quanh đã ào ra hôi của mặc cho tài xế van xin. Chỉ một lúc sau, số lượng chai bia chưa bị vỡ trên mặt đường đã bị lấy đi hết.
“Tôi xin mọi người đừng lấy nhiều nhưng nhiều người nhào vào giành nên đành bất lực” - anh Hậu mếu máo kể.
Ngày 1/1, tài xế Nguyễn Đình Công Tuấn chở 15 tấn ngô (bắp) đi trên quốc lộ 51 đoạn ngang qua ấp 1 (xã Phước Bình, huyện Long Thành, Đồng Nai). Do cột không kỹ nên khoảng 1 tấn ngô đổ tung tóe trên đoạn đường dài khoảng 500m.
Ngay sau đó, cũng có không ít người chạy ra hốt ngô cho vào bao, thùng chậu mang về nhà dùng.
Thưởng Tết bằng tương ớt, được lên báo Nga
Báo Tiếng nói nước Nga ngày 17/1 đã phát bản tin "Chuyện lạ Việt Nam: Thưởng Tết bằng tương ớt".
Thưởng Tết bằng tương ớt
                                               Thưởng Tết bằng tương ớt
"Một công ty thương mại Việt Nam đã chọn cách thức độc đáo nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của tập thể lao động trong bối cảnh sắp đón Tết - Năm Mới theo âm lịch.
Thay vì “lương tháng thứ 13” truyền thống, các nhân viên của công ty lần này nhận được khoản thưởng bằng hiện vật độc đáo, đó là những chai tương ớt đỏ chót, mà công ty vốn là nhà phân phối. Đánh dấu thành tựu làm việc trong năm, mỗi nhân viên bình thường đều được cấp một thùng gia vị thơm cay".
"Các lãnh đạo công ty cũng không quên phần mình: mỗi thành viên Ban Giám đốc được bê về nhà 2 thùng tương ớt", bản tin kết thúc hóm hỉnh.
Báo này cho biết, câu chuyện thưởng Tết bằng tương ớt xuất hiện trên một tờ báo điện tử ở Việt Nam cách đây vài ngày. Theo đó, lô hàng tương ớt này do một đối tác tặng cho doanh nghiệp và trở thành quà cho nhân viên.
Thái Linh

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Tham nhũng cũng là ăn cắp!

Thứ Bảy, 05/04/2014 07:30
Đó là nhận định của PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT trước việc dân Việt đang gặp phải vấn nạn "ăn cắp".
"Con sâu làm rầu nồi canh"
PV: - Vừa qua, có xảy ra sự việc một nữ tiếp viên hàng không của hãng VNA đã bị Cảnh sát Tokyo bắt giữ vì nghi ngờ cô này vận chuyển hàng ăn cắp. Là đại diện hình ảnh cho cả quốc gia với bạn bè thế giới, nhưng hàng không lại để xảy ra sự việc đáng chê trách như vậy. Quan điểm của thầy ra sao trước sự việc này?
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: - Đây là 1 việc làm sai trái, làm mất hình ảnh người VN trên mắt bạn bè thế giới, họ sẽ nhìn chúng ta chỉ toàn là những người ăn cắp.
Đương nhiên là "con sâu làm rầu nồi canh", chuyện đó theo tôi hoàn toàn không thể để tồn tại được, nó làm ảnh hưởng đến uy tín của VN.
Đây là việc rất đau xót, thà rằng ăn cắp, hôi của đã làm xấu mặt người Việt đã đành, đây lại còn làm xấu hình ảnh trong con mắt bạn bè thế giới, thì không thể dùng từ ngữ nào diễn tả được.
PV: - Thưa thầy, nhìn lại hiện nay trong xã hội Việt Nam không chỉ có riêng hàng không mới xảy ra sự việc ăn cắp, mà đường bộ, đường thủy, nơi đâu chẳng có hiện tượng này xảy ra, chỉ là mỗi nơi hình thức lại mỗi khác. Việc lên tiếng chê trách VNA, phải chăng chưa đúng và đủ, thậm chí là phiến diện, khi hiện nay tình trạng này đang diễn ra khắp mọi nơi?
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ:- Theo tôi, bất cứ 1 hành động nào ăn cắp ở ngành nào đều phải lên án.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ GT-ĐT
                    PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ GT-ĐT
Điều đó có nghĩa là hành động ăn cắp của tiếp viên hàng không dù nhỏ cũng phải lên án, nhưng  cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, đây chỉ là 1 hành động nhỏ, trong vô số những hành động ăn cắp chưa bị phát hiện.
Vừa rồi, báo Nhật đã nêu lên vụ tiêu cực liên quan tới lãnh đạo đường sắt, nhận hối lộ từ dự án ODA của Nhật Bản, số tiền được cho là 16 tỷ đồng. Nếu vụ việc được xác minh là đúng, đó mới là những hành động phải lên án. Thử nghĩ xem, vài bộ quần áo buôn lậu từ hàng ăn cắp của cô tiếp viên thì đáng là bao.
Vì sao "ăn cắp"?
PV:- Không chỉ vậy, trên hệ thống tổng kết chỉ số hiệu quả hành chính công cấp các tỉnh có kết luận hiện nay tình trạng tham nhũng diễn ra tại nhiều địa phương, cứ đụng đến thủ tục là người dân phải “lót tay”. Điều này có đáng đau lòng không thưa thầy, khi nó minh chứng cho hiện thực, toàn xã hội người Việt đều "ăn cắp", không lớn thì nhỏ?
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ:- Hiện nay hiện tượng đó rất tràn lan, khắp nơi. Nhìn ở cấp dưới, từ công an đứng đường, đến người làm văn phòng UBND cấp xã đến huyện, ở đâu chẳng có phong bì lót tay.
Người ta thường nói "đồng tiền đi trước đồng tiền khôn", cho nên nó tràn lan, túa lụa. Đặc biệt, vào các bệnh viện, nơi đâu chả có hiện tượng đó.
Hay ngay tại nhà trường, giáo viên còn ăn tiền của học sinh, như vậy thì dạy ai, còn ai nói "nghèo cho sạch – rách cho thơm" nữa. Tất cả những cái đó đang xảy ra, khiến người ta phải đặt câu hỏi, hành xử như vậy có xứng đáng tư cách của con người?
PV:- Để nói về nguồn gốc của sự “ăn cắp” này, thì theo thầy nó xuất phát từ đâu?
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ:- Thiếu sự nghiêm minh từ cấp trên, hình thức xử lý chưa thích đáng, cho nên ở cấp dưới không nghiêm, từ đó đạo đức suy thoái, cơ chế thị trường ảnh hưởng, nguyên nhân dẫn đến cái hiện tượng "ăn cắp" đó tràn lan.
Sâu xa hơn nữa là đời sống kinh tế, đãi ngộ không thỏa đáng. Thêm nữa, bộ máy cán bộ thì tràn lan. Cả đất nước 90 triệu dân mà lại có hẳn 3 triệu cán bộ, nhân viên. Trong khi nước Mỹ, họ có hơn 300 triệu dân nhưng chỉ có 2 triệu cán bộ.
Vì nhiều cán bộ nên đãi ngộ không tốt, vì thế, họ chưa đủ sống thì phải ăn cắp, phải làm bậy để đủ thôi. 
Bên cạnh đó, do pháp luật không nghiêm minh, rõ ràng, nhiều sơ hở, có nghĩa là tạo cơ hội cho người ta ăn cắp.
Tôi khẳng định không rõ ràng, rành mạch, trong sáng trong cơ chế thì sẽ có tiêu cực.
PV: -Nói như vậy thì có phải hiện nay chúng ta chỉ cần phân biệt ăn cắp và không có cơ hội ăn cắp thôi đúng không, thưa thầy. Vì sao ạ?
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ:- Cứ nhìn mà xem, bộ máy cồng kềnh như vậy việc không đủ, thì dĩ nhiên ngồi chơi “nhàn cư vi bất thiện”, chính vì vậy, nhà nước phải nghiêm minh, muốn nghiêm minh thì luật pháp phải rõ ràng, không nên có khe hở, để người ta lợi dụng chuyện đó.
Ngành công an đãi ngộ tốt như vậy, nếu mà còn mắc sai lầm thì sẽ không tha thứ cho ai, vi phạm thì đuổi khỏi ngành.
Tiếp viên VNA bị bắt vì buôn lậu hàng ăn cắp
                        Tiếp viên VNA bị bắt vì buôn lậu hàng ăn cắp
Bây giờ mấy anh cảnh sát giao thông đi ra đường, tuýt còi 1 cái, đứng lại rồi đưa mấy đồng thế là đi. Ngay bản thân tôi cũng đã từng gặp hoàn cảnh như vậy chứ không phải là nghe kể.
Cũng như câu chuyện mà tôi được chứng kiến, cùng 1 hồ sơ, nhưng khi đi nộp, không lót phong bì đỏ đỏ xanh xanh, chưa xem cán bộ đã nói không đạt yêu cầu. Nhưng cùng 1 hồ sơ đó, mang đến nộp ở cơ quan khác có phong bì, thế là đạt yêu cầu. Từ khâu duyệt nộp hồ sơ đã phải lót tay, hối lộ, chứ nói gì đến những giai đoạn tiếp theo.
Như ngay mới đây, Bộ GD-ĐT mới đưa ra quy định đối với các trường Đại học, ngành nào ko có Tiến sĩ, Thạc sĩ, thì bị đóng cửa, và đã ra quyết định đóng cửa 207 ngành. Thế nhưng, sau 1 tháng, Bộ lại cho 62 ngành cho đến 100 ngành lại được tuyển sinh.
Như vậy là sao? Không lẽ 1 tháng đó đã có được giảng viên trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ, hay chạy được bằng rồi hay sao? Dấu hỏi lớn đó ai trả lời?
PV: - Chúng ta phải xử lý ra sao? Nếu không xử lý thì sẽ thế nào, thưa thầy?
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ:- Trước hết, suy thoái đạo đức, dẫn đến mất lòng tin đó là việc hết sức nguy hiểm. Vì vậy, aiđã vi phạm thì cần phải trừng trị, bất kể địa vị, quan hệ thế nào. Lúc đó mới chấn chỉnh được.
Nếu không giải quyết thì sâu nhiều, dần dần sẽ tự hủy hoại chính mình.
Thanh Huyền

Một sinh viên tranh đấu bị đuổi học


Lê Anh Hùng | 4.4.2014




Phạm Minh Vũ, sinh năm 1992, là sinh viên Khoa Báo chí, Trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình I, Đài Tiếng nói Việt Nam từ năm 2012. 
Không như phần lớn sinh viên Việt Nam khác, vốn bàng quan với chuyện chính trị, Vũ đã trưởng thành về chính trị từ khá sớm và ý thức được những gì đang thực sự diễn ra trên quê hương mình.
Với sự trưởng thành về nhận thức đó, Vũ đã sớm dấn thân vào phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ và nhân quyền,  trở thành một thành viên tích cực của Hội Anh Em Dân Chủ và tham gia vào nhiều hoạt động trong phong trào đấu tranh.
Ngày 8.12.2013, sau khi tham gia hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền tại Công viên Thống Nhất ở Hà Nội, Vũ đã bị hai tên công an là trung tá Trần Quốc Hải (số hiệu sỹ quan 115-897) và trung uý Nguyễn Vũ Huy (số hiệu 127-459) cướp  ba lô trong đó chứa 3 điện thoại, 1 máy ảnh, 1 cái ví gồm bằng lái xe, CMND của em, 2 thẻ ATM vẫn còn tiền, 1 CMND của bạn gái, 2 thẻ sinh viên mang tên Ngô Thị Thanh Huy và Lê Thị Hồng, bằng tốt nghiệp phổ thông, nhiều áo quần của em và bạn gái, 1 đôi dép, 1 tệp giấy in bản Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Số tiền trong ví là 4 triệu 100 nghìn đồng.

Mặc dù đối tượng ăn cướp đã bị vạch mặt, em đã viết đơn tố cáo kèm theo đầy đủ bằng chứng là băng video ghi lại toàn bộ sự việc, nhưng cho đến nay cơ quan công an vẫn chưa có hành động gì để trả lại tài sản cho em. Không những thế, em cho biết là nhà chức trách còn gây khó khăn cho em trong việc học tập.

Công an tỉnh Quảng Trị, nơi em sinh ra và lớn lên, đã nhiều lần tìm cách "vận động" em cũng như gia đình em, thuyết phục em từ bỏ con đường đấu tranh mà tập trung vào việc học hành (kèm theo những lời đe nẹt bóng gió), nhưng họ đã không lay chuyển được ý chí của em.
Mới đây, ngày 28.3.2014, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PTTH I Dương Văn Tuẫn đã ký quyết định đuổi học em với một cái cớ lãng xẹt là "xé bài thi trong phòng thi".

Theo Vũ kể lại, trong giờ thi môn Đạo đức Nhà báo, các bạn trong phòng xin ra ngoài, cô coi thi Tạ Hải Bình cho đi, nhưng đến lúc em xin ra thì cô ta nói thẳng là: “Riêng cậu tôi không bao giờ cho đi!” Như một giọt nước tràn ly trước thái độ phân biệt đối xử quá lộ liễu nhằm vào em kể từ khi em lọt vào “tầm ngắm” của các cả chính quyền lẫn nhà trường, em đã xé bài thi và ra về. Tiếp theo đó là màn "đấu tố tập thể" cùng những trò "vận động" lẫn đe doạ bóng gió; cuối cùng, hơn ba tháng sau là quyết định đuổi học hà khắc và phi giáo dục nói trên./.

Trung Quốc chặn tin tức về biểu tình bạo động ở Quảng Đông

Người biểu tình đốt thùng rác để phản đối một dự án nhà máy hóa chất, trên đường phố ở Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 01 tháng 4 năm 2014.

Người biểu tình đốt thùng rác để phản đối một dự án nhà máy hóa chất, trên đường phố ở Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 01 tháng 4 năm 2014.
HONG KONG — Năm ngày sau khi một cuộc biểu tình về môi trường biến thành bạo động tại tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, những tin tức về sự kiện này vẫn còn trái ngược nhau. Những gì các nhân chứng thấy và những gì được đưa lên mạng khác hẳn với những gì nhà cầm quyền nói. Thông tín viên Rebecca Valli tường trình thêm chi tiết cho đài VOA từ Hong Kong.
Cư dân tại thị trấn vùng biển Mậu Danh, cách Quảng Đông 300 kilômét về phía nam đã xuống đường để phản đối một nhà máy hóa chất được dự trù xây dựng mà các cư dân nói là sẽ làm hại môi trường và nuôi dưỡng tham nhũng.

Trong khi những đòi hỏi của họ dường như rõ rệt, có nhiều câu hỏi không được trả lời về điều gì đã thực sự xảy ra sau khi cuộc tuần hành của hơn 1.000 người vào ngày Chủ Nhật 30 tháng 3 vừa qua trở thành bạo động.




Tin tức trên mạng cho biết cảnh sát dùng vũ lực quá đáng và đánh đập một số người biểu tình cho đến chết. Chính phủ nói cảnh sát hành động để giữ gìn trật tự công cộng khỏi tệ hại hơn. Nhà cầm quyền cũng phủ nhận là không có người nào chết cả.

Bà Nghênh Giang, giảng viên về môn Truyền Thông tại trường đại học Adelaine nơi bà nghiên cứu về Truyền thông Xã hội Trung Quốc nói biến cố này nêu bật lên truyền thông Trung Quốc có thể chia rẽ như thế nào.

“Có hai nước Trung Quốc khác nhau. Một là nước Trung Quốc sống nhờ truyền thông xã hội, và một các cơ quan truyền thông nhà nước trung ương.”

Các hình ảnh được tải lên mạng Weibo, một dịch vụ giống như Twitter của Trung Quốc, cho thấy những người bị thương, trong đó có một người đàn ông nằm dưới đất, mặt mũi áo quần đầy máu.

Những hình ảnh khác cho thấy xe tăng trên đường phố, cũng như cảnh sát đặc biệt tấn công đám đông.

Bà Giang nói tất cả mọi việc được đưa lên Weibo đều chính xác, nhưng sự mất tin tưởng vào chính phủ và truyền thông chính thức làm cho mọi người càng tin là sự kiện tệ hại hơn.

“Nếu đây chỉ là tin đồn, thì những tin này vẫn có căn cứ hay cơ sở để người dân tin vào những tin đồn này. Bởi vì người dân không tin tưởng vào chính phủ và chỉ giả dụ là sự việc như thế có thể xảy ra.”

Ông Dương Chi Hội, một người chứng kiến nói với Đài VOA là ông gặp các người biểu tình sau khi đưa vợ đến một văn phòng chính phủ gần đó để thi.

Trong khi chờ vợ, ông thấy một số người biểu tình ngày càng trở nên hung hãn hơn.

“Có một ít sinh viên, những người trẻ khoảng tuổi 20. Họ mua trứng và bắt đầu ném vào cảnh sát vũ trang. Rồi họ bắt đầu ném chai nước. Việc này xảy ra khoảng 20 phút và sau đó cảnh sát tấn công và bắt đầu đánh đánh đập người biểu tình.”

Ông Dương nói ông thấy ít nhất có 3 người bị đánh bất tỉnh.

“Chính mắt tôi thấy một người đàn ông bị đánh mình đầy máu. Ông ta bị đánh nhiều đến nỗi muốn vỡ đầu. Ông nằm bất động và cảnh sát không cho chúng tôi đến gần ông ấy.”

Truyền thông Trung Quốc ngăn các nguồn tin độc lập về những sự kiện nhạy cảm như những cuộc biểu tình.

Báo chí xuất bản tại Hong Kong loan tin là sau những vụ đụng độ, nhà cầm quyền phong tỏa Mậu Danh, và yêu cầu các nhà báo phải xuất trình giấy phép đặc biệt nếu muốn vào thành phố.

Ngày hôm qua, Nhân dân Nhật báo chính thức của nhà nước đăng tải một bản tin phản bác những tin đồn trên mạng.

Cảnh sát chống bạo động rượt đuổi người biểu tình chống dự án xây nhà máy hóa chất ở Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, ngày 31/3/2014.
Cảnh sát chống bạo động rượt đuổi người biểu tình chống dự án xây nhà máy hóa chất ở Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, ngày 31/3/2014.

Bài báo nói là tin tức của truyền thông Hong Kong nói rằng cuộc biểu tình làm cho 15 người chết và 300 người bị thương là sai. Bài báo này cũng nói tin quân đội can thiệp cũng không đúng.

Nhân dân Nhật báo nói những hình ảnh xe tăng đưa lên mạng đã cũ cách đây vài năm và được chụp trong một cuộc tập trận.

Ông Lê Hy Căn, giáo sư về truyền thông và thông tin tại trường đại học Hong Kong nói:
“Họ muốn đưa ra một loại hình ảnh đây không phải là một vấn đề trọng đại, mọi việc đã được kiểm soát. Đây là hướng dẫn cho truyền thông nhà nước đối phó với những vấn đề như thế.”
Ngày hôm qua, 4 ngày sau khi những vụ đụng độ xảy ra, chính phủ tổ chức một cuộc họp báo với giới truyền thông được lựa chọn.
Phụ tá trưởng an ninh địa phương công nhận là vì có những xáo trộn tại hiện trường, cảnh sát đã vô tình làm bị thương một số người biểu tình. Ông phủ nhận tin là có người chết nhưng nói có 15 người phải vào bệnh viện, trong đó có 4 người là nhân viên cảnh sát.
Tại cuộc họp báo, phó thị trưởng nói chính quyền sẽ lắng nghe những khuyến nghị của người dân để quyết định tương lai của nhà máy PX mà người dân đã biểu tình chống đối.
Giáo sư Lê Hy Căn nói chính phủ công nhận là tiếng nói trên mạng có thể trở nên mạnh mẽ hơn là tiếng nói của các giới chức nhà nước.
“Người dân học được bài học cay đắng của nhiều sự kiện khác, nên hiện nay họ thay đổi chiến lược, họ chuyển qua lãnh vực Internet để tiếng nói của họ có thể được nghe.”
Ông Dương Chi Hội, người đã chứng kiến cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật, nói ông không tin vào những điều các giới chức địa phương nói. Ông nói chính phủ trung ương nên điều tra về những gì đã xảy ra.

Yên Lạc - Vĩnh Phúc: Dân "Tố" quan xã lộng hành.

Thứ sáu, 04/4/2014 10:11 GMT+7
 Mặc dù phạm phải rất nhiều vi phạm trong công tác quản lý, thu chi tài chính, có dấu hiệu tham nhũng. Tuy nhiên, vị “Quan xã” này vẫn yên vị, không bị xử lý đúng theo quy định. 

Theo đơn tố cáo của ông Tạ Đình Huần (thôn Cung Thượng, xã Bình Định, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) về việc ông Đào Xuân Quang – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã Bình Định, đã mắc rất nhiều sai phạm nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực đất đai, thu chi tài chính của xã. Thế nhưng, các cơ quan của huyện (Huyện ủy, UBND huyện Yên Lạc) lại chỉ giải quyết một cách chiếu lệ. Khiến dư luận hết sức phẫn nộ.


Nội dung phản ánh nếu rõ: Ông Đào Xuân Quang đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để xây dựng nhà cấp 4 với diện tích 50m2, sân vườn 150 m2, xây dựng chuồng trại 120 m2 đào sâu, hủy hoại đất nông nghiệp (đất cấy lúa) với diện tích trên 10.000 m2 tại xứ đồng Đề Bình, thôn Yên Quán để làm trang trại chăn nuôi, khiến hàng trăm ha ruộng của bà con nông dân gần khu vực đó bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ngoài việc xây trang trại giữa cánh đồng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân, ông Quang đã làm giả hồ sơ xây dựng đường giao thông đoạn đi vào ngõ nhà ông bà Kim Tài thôn Cung Thượng, xã Bình Định với số tiền lên tới 50 triệu đồng, thanh toán khống mua máy photocopy hàng chục triệu đồng…

Để tìm hiểu vụ việc, chúng tôi đã có mặt tại xã Bình Định.

Trao đổi với Phóng viên, ông Th (hàng xóm nhà ông Quang) cho biết: Các anh cứ đi khắp cái thôn Yên Quán này, xem có nhà ai có trang trại to lại nằm giữa cánh đồng lúa bát ngát như nhà Chủ tịch xã này. Khu trang trại ấy trước đây là đất cấy lúa thế mà vẫn chuyển mục đích sử dụng để làm được trang trại. Trong số những ruộng ông Quang mua lại của những hộ dân liền kề để làm trang trại, đến nay một số trường hợp đã hết hạn hợp đồng nhưng ông Quang vẫn chây ì không chịu trả. Từ khi có trang trại (năm 2006) của ông Quang đến nay, bà con cấy lúa gần đó thì vụ được vụ mất, vậy mà đến nay chẳng có cấp nào về kiểm tra cả.

Còn ông Vũ Văn Chắn trú cùng thôn Yên Quán, bất bình, nói: Không nhớ chính xác trang trại nhà ông Quang được thành lập từ năm bao nhiêu? Nhưng tôi dám khẳng định, toàn bộ diện tích 10.000 m2 trang trại của ông Quang là đất cấy lúa của các hộ dân. Sau đó, ông Quang mua lại ruộng của họ, rồi ông Quang tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng tiến hành đào ao, đắp bờ, xây nhà để làm trang trại. Từ khi trang trại này xuất hiện, làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.

Bà Đào Thị Kim (thôn Cung Thượng, xã Bình Định) cho biết thêm: Vào tháng 3/2013, để làm đường, xã đã huy động nhân dân phải đóng góp tiền và ngày công làm 2 đợt:

Lần thứ nhất là để xây rãnh thoát nước hai bên và đổ cát cấp phối để rải đường, đóng góp khoảng 300.000 đ/khẩu (không nhớ rõ vì tiền đóng nhiều lần).

Lần 2 đóng tiền mua cát, sỏi để đổ đường bê tông. Lần này thì được xã hỗ trợ xi măng đổ đường. Mỗi khẩu phải đóng 540.000 đồng. Sau hai lần đóng góp ước tính mỗi khẩu chúng tôi phải bỏ ra gần một triệu đồng.

Với những đóng góp bằng tiền, sức của nhân dân để làm đường là có thật. Nhưng ông Quang lại mượn công trình này làm hồ sơ giả: Lập dự toán, hợp đồng thi công, quyết toán, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng…

Cụ thể như sau: Ông Quang tự đẻ ra biên bản khảo sát - Công Trình sửa chữa xây cống rãnh thoát nước vệ sinh môi trường ngõ đi vào nhà ông Kim Tài (thôn Cung Thượng).

Tiếp đó lại thêm một Quyết định số 05/QĐ-CT ngày 4/2/2012, về việc phê duyệt dự toán sửa chữa xây cống rãnh thoát nước vệ sinh môi trường ngõ ông Kim Tài thôn Cung Thượng, với tổng dự toán là 50.125.000 đồng.

Không những vậy, ông Quang còn ra thêm nhiều Quyết định khác để hợp lý hóa các khoản chi như: Quyết định số 84/QĐ-CT ngày 5/2/2012, về việc thành lập Ban quản lý công trình sửa chữa xây cống rãnh thoát nước vệ sinh môi trường ngõ ông Kim Tài thôn Cung Thượng; Quyết định số 06/QĐ-CT ngày 6/2/2012, về việc giao thi công sữa chữa xây cống rãnh thoát nước môi trường ngõ ông Kim Tài thôn Cung thượng.

Đặc biệt hơn, ông Quang làm thêm một hợp đồng kinh tế giả, số 4/HĐ-KT ngày 6/2/2012 với nội dung của công trình: Sửa chữa xây cống rãnh thoát nước môi trường ngõ ông Kim Tài thôn Cung Thượng. Tiếp theo là thêm Quyết định số 09/QĐ-CT ngày 29/2/2012, về việc phê duyệt quyết toán công trình sửa chữa xây công rãnh thoát nước môi trường ngõ ông Kim Tài.

Sau khi tự vẽ ra các quyết định, biên bản khảo sát, dự toán chi phí… ông Đào Xuân Quang lại ra một quyết định 10/QĐ-CT ngày 25/4/2012, về việc hỗ trợ kinh phí công trình làm rãnh ngõ đường ông Kim Tài thôn Cung Thượng, tại điều 1 của quyết định này ghi rõ: “Chi hỗ trợ kinh phí làm rãnh đường ngõ ông Kim Tài thôn Cung Thượng, xã Bình Định năm 2012, tổng số tiền: 12 triệu đồng”.

Những việc làm khuất tất của vị quan xã được người dân phát hiện và phản ánh đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền huyện này, thế nhưng không hiểu vì sao mà vị quan này vẫn ung dung tại vị. Do đó, dư luận có quyền đặt câu hỏi, phải chăng có sự bao che, dung túng từ phía cơ quan chức năng?

Tamnhin.net sẽ tiếp tục thông tin tới độc giả

Duy Thưởng

Truy tìm tung tích "đại tá Bộ Công an" lừa đảo tinh vi

5:55 AM, 05-04-2014
(ĐSPL) - Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin, thiếu hiểu biết của một số người dân, đối tượng Nguyễn Thành Phương đã tự trang bị bộ cảnh phục, trên vai gắn quân hàm đại tá, xưng là cán bộ của Bộ Công an, dễ dàng lừa đảo, chiếm đoạt hàng tỷ đồng.

Giả danh đại tá công an lừa đảo

Mới đây, tòa soạn báo Đời sống và Pháp luật nhận được đơn tố cáo của một số người dân tại TP.HCM về việc bị một đối tượng xưng tên Nguyễn Thành Phương (SN 1963, nguyên quán Thái Bình, tạm trú 1137 Phạm Văn Bạch, phường 12, quận Gò Vấp, TP.HCM) là đại tá, Trưởng phòng Đặc nhiệm điều tra tổng hợp Bộ Công an (phía Nam) để lừa đảo, chiếm đoạt hàng tỷ đồng.

Ngày 1/4, sau khi nhận được đơn tố cáo, PV đã tiếp cận các nạn nhân để nắm bắt sự việc. Là nạn nhân đầu tiên của vụ việc, anh Lê Văn Sĩ (SN 1982, ngụ phường 12, quận Gò Vấp) cho biết: "Cuối năm 2013, ông Phương chuyển đến ở sát bên cạnh nhà tôi. Vợ chồng ông Phương có một con trai tên là Kiệt Sumo (học sinh trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, quận Gò Vấp) và con gái nhỏ tên Sumi (học trường mầm non Họa Mi, đường Cây Trâm, quận Gò Vấp). Từ ngày về sống bên cạnh, ông Phương nhiều lần mời gọi tôi sang quán cà phê của vợ mình là Đặng Thị Mười Một (SN 1980, quê tỉnh Vĩnh Long) ngồi chơi, nói chuyện".

Anh Sĩ cho hay: "ông Phương xưng mình là đại tá, Trưởng phòng Đặc nhiệm điều tra tổng hợp Bộ Công an ở phía Nam. Hàng ngày, ông Phương thường xuyên sử dụng hai chiếc xe hơi mang biển kiểm soát 51A - 153.02 và 51A - 478.10. Trên xe, thường xuyên có quân hàm, quân phục, súng ngắn, roi và roi điện chuyên dụng của cảnh sát đặc nhiệm. Ngoài ra, ông Phương còn sử dụng nhiều chiếc xe tay ga đắt tiền như: SH, Nouvo LX, Ariblade... để lấy lòng tin mọi người".

"Với mối quan hệ rộng rãi của một "cán bộ công an cấp cao", ông Phương đã giới thiệu cho tôi mua hai chiếc xe máy trong đợt thanh lý của công an, tổng số tiền là 58 triệu đồng. Sau này, tôi mới biết thực chất, ông Phương môi giới bán xe của một người khác cho tôi, chứ không phải xe thanh lý. Không chỉ vậy, ông Phương còn "cho" tôi một "kèo" thơm hơn. Ông Phương giới thiệu và giúp tôi mua chiếc xe hơi giá rẻ trong đợt thanh lý vào tháng 4/2014. Thấy "sếp" (ông Phương) nói có nhiều mối quan hệ với các cán bộ công an cấp cao nên tôi tin tưởng, gật đồng đầu ý đưa cho ông ấy 30 triệu đồng làm hồ sơ đấu thầu mua xe hơi thanh lý. Tôi đã đưa cho ông ấy tổng cộng là 165 triệu đồng để làm thủ tục mua xe. Tuy nhiên, xe chưa kịp lấy thì gia đình ông Phương đã biến mất", anh Sĩ chia sẻ với PV.

Truy tìm tung tích "đại tá Bộ Công an" lừa đảo tinh vi - Ảnh 1
Dương Anh Tuấn (tự xưng là Nguyễn Thành Phương) và con trai Kiệt Sumo (ảnh: nạn nhân cung cấp).

Nạn nhân liên tiếp "sập bẫy"

Là một trong những nạn nhân bị ông Phương lừa đảo mua xe hơi thanh lý giá rẻ, anh Lý Văn Hải (SN 1963, ngụ quận Bình Chánh, TP.HCM) trình bày: "Đã rất nhiều lần, tôi tìm mọi cách để thẩm tra lý lịch của ông Phương xem có đúng là cán bộ công an cấp cao như giới thiệu, nhưng đối tượng này khá tinh vi và sành sỏi. Mỗi lần tôi ngỏ ý được xem thẻ ngành của ông ấy là bị phủ đầu ngay lập tức. Đại loại là những câu như: "Tao làm công an mà chưa điều tra tụi mày. Sao tụi mày lại dám điều tra tao".
Không chỉ vậy, ông Phương khá khôn khéo trong việc lấy lòng tin của mọi người. Nhiều hôm, ông Phương chạy xe hơi với tốc độ vượt quá mức quy định nên bị công an thổi phạt. Theo suy nghĩ của chúng tôi, với những vi phạm của ông ấy khi điều khiển xe ô tô thì chắc chắn sẽ bị tạm giữ bằng lái và phương tiện. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau khi xuống xe, ông ấy lại leo lên lái xe đi như chưa có chuyện gì xảy ra".

Cũng theo anh Hải: "Không hiểu làm cách nào, trong một lần đi chơi xa cùng với chúng tôi, ông Phương đã mua chuộc được cả một nhân viên tiếp tân trong khách sạn. Sau một đêm nghỉ ngơi tại khách sạn này, chúng tôi xuống thanh toán tiền thì nhân viên tiếp tân nói "sếp" của tụi tôi là cán bộ công an đi công tác nên không phải thanh toán tiền. Thậm chí, thấy chúng tôi có vẻ nghi ngờ về chỗ ở, ông Phương nói là mua hai mảnh đất liền kề nhau nhưng chưa kịp xây dựng. Cứ như thế, tôi đã bị ông ấy lừa gạt nhiều lần mà không hề hay biết".

Anh Hải cho biết thêm: "Qua một người bạn và cũng là một nạn nhân, tôi mới quen biết ông Phương. Trước khi "bốc hơi", ông ấy đã lừa đảo chiếm đoạt của vợ chồng tôi số tiền 150 triệu đồng chạy thủ tục hợp đồng xin phép xây dựng một nhà hàng sinh thái tại quận 7 (TP.HCM). Ông Phương còn "hứa" sẽ giúp chúng tôi mua xe hơi thanh lý giá rẻ vào tháng 4/2014 và làm giùm bảng ưu tiên để tránh bị phạt khi đi đường cấm. Vì quá tin tưởng, vợ chồng tôi đã đưa cho ông Phương 30 triệu đồng tiền làm thủ tục mua xe hơi".
Không chỉ lừa đảo các nạn nhân mua xe hơi thanh lý, ông Phương còn lừa người dân làm chứng thư bảo lãnh vay vốn ngân hàng để lấy vốn làm ăn. Nạn nhân là anh Lê Đức Thọ (SN 1978, quê tỉnh Vĩnh Long). Anh Thọ cho biết: "Dùng thủ đoạn giả danh công an, ông Phương bảo tôi lập một công ty để thuận lợi cho việc làm ăn. Không chỉ vậy, ông Phương còn lừa đảo và chiếm đoạt tổng cộng của tôi là 360 triệu đồng tiền mua xe hơi và làm chứng thư bảo lãnh ngân hàng, đấy là chưa kể đến những khoản tiền lặt vặt khác".

Cũng với những thủ đoạn lừa đảo nói trên, chị Võ Thị Tiết Sương (SN 1988, quê tỉnh Quảng Ngãi, hiện tạm trú tại quận Gò Vấp) bị lừa mất số tiền 63 triệu đồng và một giấy phép đăng ký kinh doanh công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ an ninh Tín Nghĩa. Giải thích về vấn đề này, chị Sương cho hay: "Thấy công ty của chúng tôi khó khăn, ông Phương nói sẽ đứng ra bảo lãnh để giúp công ty làm hồ sơ vay tiền ngân hàng NN&PTNT quận 7. Sau khi đưa xong số tiền đặt cọc nói trên cùng với giấy phép kinh doanh của công ty, ông Phương hẹn vào lúc 8h ngày 25/3 sẽ chở tôi qua ngân hàng trên để làm hồ sơ nhận tiền vay. Tuy nhiên, sáng đó, tôi gọi điện liên tục nhưng không liên lạc được với ông Phương. Mọi người chạy tới nhà ông ấy ở thì mới biết đã bị lừa.
Truy tìm tung tích "đại tá Bộ Công an" lừa đảo tinh vi - Ảnh 2

Ngôi nhà gia đình ông Phương thuê ở trước khi bỏ trốn. (ảnh Thơ Trịnh)

Đối tượng cao chạy xa bay

Theo thông tin các nạn nhân cung cấp, ông Phương có hai người con nhỏ, một trai, một gái hiện đang theo học tại các trường trên địa bàn quận Gò Vấp. Lần theo những thông tin này, sáng 1/4, PV tìm đến trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (số 31/1C, đường Quang Trung, quận Gò Vấp, TP.HCM), nơi con trai ông Phương đang theo học.

Tuy nhiên, qua tấm ảnh PV cung cấp, bà Nguyễn Kim Phương (Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai) nhận định, người trong ảnh có tên đầy đủ là Đặng Dương Anh Tuấn Kiệt (SN 2004), hiện đang theo học lớp 4.3. "Em Kiệt mới chuyển đến học ở đây vào đầu năm nay, nhưng thường xuyên nghỉ học. Mới đây, gia đình em Kiệt có gọi điện đến xin với nhà trường cho em nghỉ học một tuần với lý do bị ốm", bà Phương cho biết thêm.

Qua hồ sơ nhập học của em Kiệt mà nhà trường cung cấp, PV phát hiện, người bố có tên trong giấy khai sinh của Kiệt là Dương Anh Tuấn và mẹ là Đặng Thị Mười Một (quê quán ở ấp Trường Hội, xã Trung Nghĩa, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long).  Như vậy, cái tên Phương rất có thể chỉ là tên mà người đàn ông này mạo danh để đi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hàng tỷ đồng của nhiều người dân.    
Công an đang vào cuộc
Trao đổi với PV về nội dung đơn tố cáo của các nạn nhân nói trên, Thượng tá Hoàng Văn Thịnh (Đội trưởng đội Điều tra tổng hợp, công an quận Gò Vấp) cho biết: "Về sự việc này, công an phường 12 (quận Gò Vấp) chưa có văn bản báo cáo công an quận. Chúng tôi mới chỉ nhận được đơn tố cáo của một số nạn nhân. Hiện, cơ quan điều tra đang tiến hành xác minh, làm rõ".

THƠ TRỊNH - HỒ NAM

Ném lựu đạn vào công an nhưng quên chưa tháo chốt



(Tin tức pháp luật) - Bị công an vây bắt, đối tượng đã ném lựu đạn vào công an để giải cứu cho đồng bọn nhưng quên chưa tháo chốt nên lựu đạn không nổ.

Theo nguồn tin từ Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Nghệ An cho biết vừa triệt phá đường dây buôn bán ma túy lớn từ Lào về Việt Nam, thu 4 bánh heroin.
Qua theo dõi, các trinh sát phát hiện đường dây buôn bán ma túy xuyên quốc gia từ Lào về Việt Nam. Các đối tượng là người ở huyện miền núi Tương Dương. Ngày 2/4, nguồn tin báo về có một chuyến hàng lớn chuẩn bị được các đối tượng vận chuyển về trung tâm huyện Tương Dương, kế hoạch vây bắt lập tức được vạch ra.
Dềnh tại cơ quan công an.
Dềnh tại cơ quan công an.
Đến khoảng 3h sáng 3/4, cảnh sát phát hiện 2 thanh niên nghi vấn xuất hiện tại nhà nghỉ H.N. (thị trấn Hòa Bình, huyện Tương Dương) nên triển khai lực lượng vây bắt. Bị bao vây bất ngờ, một đối tượng ném lựu đạn vào công an để giải cứu cho đồng bọn rồi nhanh chóng tẩu thoát trong đêm.
Tuy nhiên, rất may quả lựu đạn chưa được tháo chốt nên không nổ. Đối tượng còn lại bị cảnh sát bắt quả tang cùng 4 bánh heroin trên người. Tại cơ quan điều tra, thanh niên khai là Lầu Bá Dềnh (29 tuổi, ngụ xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An). Số heroin trên Dềnh mua của một người Lào, đem đến nhà nghỉ H.N. bán lại cho đối tượng khác thì bị bắt giữ.
Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ những đối tượng vi phạm chống đối lại công an, CSGT...Trước đó, dư luận từng xôn xao trước vụ việc CSGT bị đánh chấn thương sọ não.
Trên đường đến cơ quan, đến đoạn ngã ba vắng, thiếu úy Vũ Thế Thắng (SN 1984, Đội CSGT 1, Phòng Cảnh sát giao thông Bộ - Sắt, Công an TP Hải Phòng) đã bị một số đối tượng đập vào đầu đến bất tỉnh. Các đối tượng cướp xe máy Air Blade và bỏ chạy.
Nơi anh Vũ Thế Thắng bị đánh chấn thương sọ não.
Nơi anh Vũ Thế Thắng bị đánh chấn thương sọ não.
Vụ việc xảy ra khoảng 6h sáng ngày 24/02/2014, tại khu vực đường mương An Kim Hải, đoạn ngã ba đi thông sang xóm 8 phường Dư Hàng, quận Lê Chân, Hải Phòng. Ông Vượng, người dân sống ngay chỗ xảy ra vụ việc cho biết: “Khoảng gần 6h sáng, khi tôi đang nằm trong nhà bỗng nghe thấy tiếng rầm ngoài đường cùng tiếng mọi người hô hoán nên chạy ra xem.
Tôi thấy một người thanh niên rất trẻ đang nằm dưới đường, tay phải vẫy vẫy yếu ớt rồi gục hẳn. Anh ta mặc đồng phục CSGT. Chúng tôi gọi cho công an rồi gọi taxi đưa anh ta đi cấp cứu”.
H.H (Tổng hợp TTT, ĐVO)

PICS : 'Mẹ mìn' ngồi hóng mát, trẻ đứng giữa nắng Sài Gòn xin tiền



Trong lúc những đứa trẻ 2-12 tuổi đen nhẻm, lầm lì đứng xin tiền giữa đường nắng rát thì "mẹ mìn" chọn chỗ mát mẻ chờ "đàn con" mang tiền về.
Nhập mô tả cho ảnh
Hàng ngày, giữa cái nắng cháy da ở Sài Gòn, trên tuyến quốc lộ 22 và 1A, hàng chục "cái bang nhí" đen nhẻm người Campuchia bị những kẻ chăn dắt giám sát, miệt mài lao ra giữa đường để xin tiền. Các bé lớn bồng theo một bé nhỏ chốt bên đèn tín hiệu giao thông "câu" lòng thương hại của mọi người. 
Nhập mô tả cho ảnh
"Cái bang nhí" tập trung đông nhất tại các ngã tư trên quốc lộ 22 thuộc huyện Hóc Môn. Mỗi cột đèn tín hiệu có 1 - 2 em, thỉnh thoảng lấm lét nhìn "mẹ mìn" ngồi giám sát cách đó không xa. Trong ảnh: Một bé gái người Campuchia ngửa nón xin tiền người đi đường tại ngã tư Giếng Nước (đường Bà Triệu - quốc lộ 22). Khi PV tiếp cận hỏi về tên tuổi, quê quán thì bé gái này ú ớ không nói được tiếng Việt.
Nhập mô tả cho ảnh
Anh Thông, chạy xe ôm ở ngã tư Giếng Nước, cho biết vào sáng sớm có một số người đàn ông chở phụ nữ và trẻ em đến các ngã tư trên quốc lộ rồi phóng vụt đi. Những em nhỏ tản ra các đèn tín hiệu giao thông để đứng "chốt" bắt đầu một ngày xin tiền đến tận tối. Những người phụ nữ núp ở chỗ mát hoặc quán cà phê để giám sát chúng. Các em lầm lì lao ra đường giữa dòng xe đang chạy xin tiền. 
Nhập mô tả cho ảnh
Anh Toàn, bán hàng rong trên quốc lộ 22, cho biết: "Tội nghiệp tụi nó lắm, nhiều lúc thấy rất xót. Những kẻ chăn dắt thì ngồi trong bóng mát, trong khi mấy đứa nhỏ đầu đội nắng, đi chân đất bất chấp nguy hiểm để xin tiền. Công an đến dẹp mấy lần rồi nhưng vài ngày chúng lại xuất hiện". Trong ảnh: 3 "cái bang nhí" đi về phía các "mẹ mìn" đang ngồi hóng mát khi phát hiện lực lượng chức năng tới.
Nhập mô tả cho ảnh
"Ngồi bán ở ngã tư này thường xuyên nên tôi chứng kiến nhiều cảnh xót xa lắm, có đứa suýt bị tai nạn khi lao ra giữa đường. Một số em nhỏ vì nắng và khát nên la hét và khóc rất to", anh Toàn nói tiếp. Trong ảnh: Một bé gái ngồi giữa nắng cháy da chơi với những hòn sỏi chờ tín hiệu đèn đỏ.
Nhập mô tả cho ảnh
Trong khi các "con" đang lao động cực khổ thì 3 "mẹ mìn" ngồi trong bóng mát cách đó không xa để giám sát và chờ chúng mang tiền về. Trong ảnh: Bé gái vào nộp tiền vừa xin được.
Nhập mô tả cho ảnh
Mỗi kẻ chăn dắt có từ 2 "con" trở lên. "Mẹ" nào cũng có khu vực của mình, không xâm phạm địa bàn của nhau.
Nhập mô tả cho ảnh
Những đứa trẻ chỉ quanh quẩn trong tầm mắt của các "mẹ mìn".
Nhập mô tả cho ảnh
Theo dõi đến chiều tối tại ngã tư quốc lộ 1A - Bà Triệu, huyện Hóc Môn, PV thấy bé gái khoảng 5 tuổi bế đứa nhỏ hơn đã đuối sức, chỉ ngồi một chỗ xin tiền chứ không lao ra đường như buổi sáng.
Nhập mô tả cho ảnh
Tại một số ngã tư trên quốc lộ 1 A, quận Bình Tân cũng xuất hiện nhóm "cái bang" người Campuchia gồm một phụ nữ và 3 trẻ nhỏ. Trong ảnh: Đứa trẻ lớn nhất trong nhóm bồng bé nhỏ tại giao lộ Tây Lân - quốc lộ 1A, huyện Bình Chánh.
Nhập mô tả cho ảnh
Cũng tại ngã tư này, ở phía đối diện giao lộ Hương lộ 2 - quốc lộ 1A, một bé trai trong nhóm ngồi chờ người đi đường cho tiền.
Nhập mô tả cho ảnh
Không như những "mẹ mìn" ở ngã tư Giếng Nước ngồi hóng mát để giám sát các "con", người phụ nữ này trực tiếp bồng một trẻ nhỏ ngồi xin tiền bên ngã tư quốc lộ 1A - Hương lộ 2.