Wednesday, October 5, 2016

Những cách tự sát khó hiểu ở Việt Nam

Thạch Đạt Lang (Danlambao) - Không kể những trường hợp tự sát như kê súng bắn vào thái dương, vào miệng, vào cổ hay nhảy lầu cao, đâm đầu vào xe điện đang chạy trên đường ray, đổ xăng châm lửa tự thiêu... do thất tình, làm ăn thất bại, thua lỗ, chán đời, bệnh hoạn không có thuốc chữa... những trường hợp tự sát cũng như cách thức kết liễu cuộc sống này không có ý nghĩa với xã hội, ít được mọi người bàn luận hay nhắc nhở. Người tự sát thường là những kẻ chán đời, không tha thiết sống nữa.
Trên thế giới có nhiều cách tự sát khác rất gây “ấn tượng”. Nổi tiếng nhất là cách tự mổ bụng Seppuku (Hara-Kiri) của các Samurai người Nhật. Seppuku được ghi nhận lần đầu tiên vào thế kỳ 12, chấm dứt vào thế kỷ 19 sau khi chế độ sứ quân ở Nhật bị dẹp bỏ. Tuy giai cấp Samurai ngày nay gần như biến mất trong xã hội Nhật Bản, nhưng tinh thần Samurai vẫn tiềm tàng, âm ỷ trong tinh thần người Nhật. Seppuku chỉ còn được nhắc đến trong phim ảnh hay các tài liệu lưu trữ.
Cách tự sát thứ hai nổi tiếng hiện nay, vẫn đang được nhiều người xếp hàng đăng ký thực hiện trong các nước Hồi giáo IS (Islamic State) là Suiside-Bomber, tức ôm bom tự sát.
Cả hai cách tự sát đều có ý nghĩa đặc biệt. Cách thứ nhất của Samurai bày tỏ lòng trung thành với lãnh chúa (Shogun) hoặc ân hận vì không làm tròn nhiệm vụ được giao phó. Khi tự đâm lưỡi kiếm ngắn vào bụng, kéo ngược lên trên, đẩy vòng qua phải, đưa xuống dưới để moi hết ruột gan ra, đòi hỏi người kiếm sĩ phải có một định lực phi thường, một ý chí mãnh liệt mới chịu nổi sự đau đớn. Tuy nhiên để kết thúc, người kiếm sĩ thực hành Seppuku cần một trợ thủ dùng kiếm chặt đầu mình để chấm dứt cơn đau nhanh chóng. Tấc cả được thực hiện như một nghi lễ trang trọng.
Cách tự sát thứ hai nhắm vào kẻ thù, không những chỉ gây thiệt mạng cho mình mà còn kéo nhiều người khác chết theo. Kẻ thù của người Hồi giáo là tất cả những ai không theo đạo Hồi, không tin vào thượng đế Allah. Nhiều người Hồi giáo, nhất là các thanh niên trong độ tuổi 20-35 xếp hàng xin theo cách tự sát này vì họ tin rằng, sau khi chết họ sẽ được 70 trinh nữ chào đón, chờ đợi phục vụ họ trên thiên đàng.
Hai cách tự sát trên có ý nghĩa cao cả với người hành động, nên có thể dễ dàng giải thích động cơ thực hiện. Có một cách thứ ba vừa mới phát hiện, cách đây không lâu, vừa không có ý nghĩa vừa khó lòng giải thích ổn thỏa diễn tiến, đặc biệt chỉ có thể xảy ra ở Việt Nam. Mở đầu cho cách tự sát này là Đỗ Cường Minh, trưởng chi cục thủy lâm tỉnh Yên Bái, vào ngày 18.08.2016, sau khi bắn Phạm Duy Cường bí thư tỉnh, Ngô Ngọc Tuấn, chủ tịch HĐND kiêm trưởng ban tổ chức tỉnh ủy, Cường Minh đã đưa khẩu súng K59 vòng ra sau gáy, tự kết liễu đời mình.
So với cách dùng kiếm mổ bụng của Samurai Nhật Bản, tư thế tự bắn từ sau gáy, để viên đạn trổ từ ót ra trước mặt của Đỗ Cường Minh dù ít đau đớn hơn nhưng rất khó lòng thực hiện nếu không muốn nói là vô phương. Do đó, bắt buộc Đỗ Cường Minh phải có một trợ thủ như Samurai. Dân mạng lề trái (lẫn lề phải) bàn tán hơi (bị) nhiều về vụ tự sát này vì không biết trợ thủ của Đỗ Cường Minh là ai.
Một trường hợp khác tương tự, mới xảy ra vào ngày 03.10.2016 ở huyện Quốc Oai - Hà Nội. Ông Tô Ngọc Chuẩn, chủ tịch viện kiểm sát nhân dân huyện Quốc Oai tự dùng các vật nhọn đâm vào người 3 nhát, hai ở ngực, một ở cổ để tự sát nhưng không chết, chỉ trọng thương nằm gục trên bàn làm việc tại trụ sở VKSND. Vì không có trợ thủ chặt đầu như Seppuku nên ông Chuẩn không chết, công an điều tra cũng không tìm thấy “vật nhọn” mà ông Chuẩn tự sát nên không thể kết luận đó là dao, kéo hay lưỡi lê... May mắn là có người thấy ông nằm gục trên phòng làm việc nên gọi cấp cứu. Lần sau, theo ý người viết, nếu ông Tô Ngọc Chuẩn muốn tự tử bằng vật nhọn nên kiếm trợ thủ dùng kiếm Samurai chặt đầu cho nhanh chứ chết mà phải kéo dài đau đớn, chịu gì thấu.
Cùng ngày 03.10.2016, có thêm một vụ tự sát khác bằng mìn (hay bom?) trên một xe taxi trong trung tâm thành phố Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh. Nhân vật tự sát này có tên Lê Thành. Theo lời của công an Quảng Ninh cho biết, đương sự là tội phạm nghiện ngập, buôn bán ma túy đang bị kết án 8 năm, nhưng được hoãn thi hành án 12 tháng do bị bệnh nặng (luật pháp VN nhân đạo, bác ái đến thế là cũng, không thể có luật pháp nước nào nhân đạo, bác ái hơn). Trong thời gian hoãn án ở ngoài, Lê Thành đã tự chế bom để lên kế hoạch tự sát vì chán đời.
Trích: “Tiến hành kiểm tra tại chỗ ở của Lê Thành phát hiện 2 bình ắc quy nhãn hiệu YUEDA; 8 đoạn dây 1 lõi bọc nhựa loại dây kíp mìn (4 đoạn màu vàng, 4 đoạn màu đỏ; được xác định là cùng loại với 2 đoạn dây thu trong lòng bàn tay của tử thi). Đồng thời, phát hiện 1 lá thư gửi người tên Dung có nội dung thể hiện đây là lời nói cuối cùng của Thành, Thành đã phụ lòng mọi người cùng với bị bệnh tật, nợ nần... nếu cố sống chỉ làm khổ cho người khác.

Bước đầu, Công an tỉnh Quảng Ninh nhận định, do chán nản, bệnh tật cùng với hoàn cảnh sống khó khăn, nợ nần, cô đơn nên Thành đã tự sát.” (*)
Theo sự nhận định của người viết, hành động tự sát của Lê Thành (có thể) có mục đích giống như khủng bố Hồi Giáo, tuy nhiên kẻ mà Thành muốn rủ đi cùng xuống dưới suối vàng chắc chắn không phải là Đặng Văn Trung, người tài xế taxi. Chính xác là ai thì công an Quảng Ninh còn đang “quyết liệt làm rõ” và sẽ công bố khi có kết quả. Chỉ thương cho Đặng Văn Trung đi sai chỗ và không đúng thời điểm nên thiệt mạng lây.
Chuyện tự sát chưa dừng lại ở đó. Chỉ một ngày sau, ngày 04.10.2016 một vụ tự sát khác cũng gây ồn ào, sôi nổi không kém trên báo mạng trong và ngoài nước, lề đảng cũng như lề dân. Vụ tự sát này không làm thiệt mạng, không gây chết chóc cho người nào, chỉ chết một con chó nhưng lại được bàn tán rôm rả, náo nhiệt, kẻ khen, người chê náo động cả một góc trời.
Thật ra con chó này không phải là chó, nó là người nhưng lại tự nhận mình là chó. Hắn nhận mình là một con thuộc loại chó săn, hung hăng, tàn nhẫn, tuyệt đối trung thành với chủ, có tên Như Gió. Cái tên rất hợp với hắn, nhanh nhẹn như gió cuốn, thính hơi, dữ dằn như bão táp, chỗ nào cũng sục sạo, tìm kiếm, lục lọi, soi xét..., sủa, cắn tất cả những ai có lời nói, cử chỉ, ánh mắt có vẻ đe dọa, chỉ trích, phê bình, chê bai hắn cũng như chủ của hắn, bằng những cú táp mạnh bạo đầy hận thù, ẩn ức khiến thiên hạ đều sợ hãi, né tránh, không ai dám đến gần.
Thế nhưng Thiên Ngoại Hữu Thiên, ngoài bầu trời này còn có bầu trời khác. Một tay đánh bả chó nhiều kinh nghiệm, khôn ngoan, thừa lúc Như Gió đang đói ăn, lại gần thảy cho một cục xương thơm điếc mũi. Thế là Như Gió táp lấy, táp để, ăn ngấu nghiến. Cục xương không hề bị tẩm độc, nhưng hành động của Như Gió làm bỉ mặt chủ, vì kẻ cho Như Gió ăn cục xương đang chửi chủ của Như Gió thiếu điều muốn đội quần. Chủ của Như Gió, vì thế quất cho Như Gió một gậy nhớ đời, khóa rịt luôn mõm của Như Gió lại, từ đây cấm không cho sủa nữa. Như Gió không chết về thể xác mà chết về tinh thần vì cái khóa mõm và lệnh cấm sủa - thế mới đau.
Thiên hạ sự gọi chuyện này là một vụ tự sát, kể cũng không có gì là sai, vì Như Gió tự đâm đầu vào chỗ chết mà cứ tưởng mình khôn. Qua những chuyện tự sát kể trên mới thấy, Việt Nam đúng là đỉnh cao của trí tuệ loài người, là nơi đáng sống nhất trong 10 quốc gia mà chỉ số hạnh phúc cao nhất trên thế giới, do đó cũng có những vụ tự sát khó hiểu, không giống ai, cũng không ai có thể giải thích được.
Bằng cách nào, những kẻ chán sống có thể thực hiện được cách tự sát đó nếu không có trợ thủ? Xem ra Seppuku, Suicide Bomber còn phải đứng sau Việt Nam về hình thức tự sát kỳ lạ, khác thường.

Cộng sản Việt Nam sắp chết!

Nguyễn Hồn Việt (Danlambao) - Chế độ quái thai Cộng sản Việt Nam từ lâu nay đã đặt ra cơ chế Thủ tón Chính phủ nằm trong Đảng ủy của Bộ Côn An, rõ là chúng chẳng tin cấp dưới, vì thế mà phải để Thủ tón Chính phủ nhọc công nằm trong Đảng ủy của Bộ Côn An. Thật là một sự “Họ nhà tôm cứt lộn lên đầu!”, đường đường một tay Nguyên Thủ của đất nước - Thủ tón Chính phủ, lại nằm trong Đảng ủy của một Bộ - với tay cấp dưới là Bộ Trưởng CA làm Bí Thư đảng ủy! Không hiểu những lúc sinh hoạt như thế thì tay Nguyên Thủ Quốc gia - Thủ tón Chính phủ kia đã báo cáo tay Bí thư đảng ủy kiểu gì? Chúng xưng hô với nhau như thế nào?
*
Sử xưa có chép rằng, Gia Cát Khổng Minh binh hùng tướng mạnh, kéo quân Thục ra Kỳ Sơn xâm lấn nước Ngụy. Tướng nước Ngụy là Tư Mã Ý, biết quân mình không bằng quân của nước Thục liền cố thủ không ra đánh. Gia Cát Khổng Minh thấy vậy bèn cử sứ giả đem quà tới trao cho Tư Mã Ý, Tư Mã Ý giở gói quà ra thì là giải yếm và đồ lót của phụ nữ. Tư Mã Ý tái mặt giận giữ, xong ông bình tĩnh lại ngay tươi cười đón tiếp sứ giả, trong khi đón tiếp Tư Mã Ý có hỏi sứ giả: Gia Cát Khổng Minh có quan tâm đến quân sĩ không? Sứ giả liền cao giọng khoe khoang: Thừa Tướng nhà tôi rất quan tâm tới quân sĩ, ông làm việc tới tận đêm khuy, ra soát tiền lương của từng quân sĩ, không để ai thiếu dù là một xu. Tư Mã Ý liền vui vẻ trọng đãi sứ giả, biếu quà thật hậu khi vị sứ giả kia về. Từ đó Tư Mã Ý kiên quyết cố thủ mà không ra đánh, bất kể quân Thục đến chửi bới khiêu khích, các Tướng Ngụy thấy vậy liền chất vấn Tư Mã Ý và xin ra đánh. Tư Mã Ý liền nói với các Tướng rằng Gia Cát Khổng Minh lắm mưu nhiều kế, ta không bằng được, nhưng hắn sắp chết rồi, chúng ta hãy án binh, thao luyện quân sĩ, chờ khi hắn chết thì chỉ một trận là quét tan quân Thục. Các Tướng hồ nghi vặn hỏi tại sao Tư Mã Ý biết Gia Cát Khổng Minh sắp chết? Tư Mã Ý nói: Sức người có hạn, thân làm Thừa Tướng mà phải coi sóc tới tận sổ lương của quân sĩ thì không sắp chết mới lạ. Từ đó các Tướng Ngụy tin lời Tư Mã Ý, ngày đêm thao luyện quân sĩ chờ ngày Gia Cát Khổng Minh chết. Quả nhiên, không lâu sau đó Gia Cát Khổng Minh đã chết ở tuổi 54, cũng không lâu sau đó quân của Tư Mã Ý đã thôn tính toàn bộ nước Thục.
Chuyện nay thấy rằng: Chế độ quái thai Cộng sản Việt Nam từ lâu nay đã đặt ra cơ chế Thủ tón Chính phủ nằm trong Đảng ủy của Bộ Côn An, rõ là chúng chẳng tin cấp dưới, vì thế mà phải để Thủ tón Chính phủ nhọc công nằm trong Đảng ủy của Bộ Côn An. Thật là một sự “Họ nhà tôm cứt lộn lên đầu!”, đường đường một tay Nguyên Thủ của đất nước - Thủ tón Chính phủ, lại nằm trong Đảng ủy của một Bộ - với tay cấp dưới là Bộ Trưởng CA làm Bí Thư đảng ủy! Không hiểu những lúc sinh hoạt như thế thì tay Nguyên Thủ Quốc gia - Thủ tón Chính phủ kia đã báo cáo tay Bí thư đảng ủy kiểu gì? Chúng xứng hô với nhau như thế nào?
Thế rồi, ở khóa trước đây (2010 – 2015), do Tổng lú chẳng thể tin nổi cả tay Nguyên Thủ Quốc gia - Thủ tón Chính phủ kia nữa, thế là bọn chúng lại đẻ thêm ra quy chế tham gia Đảng ủy của Bộ Côn An lại gồm cả tên Chủ tịt nước nữa. (1) Rõ là “Con này chẳng phải thiện nhân, Chẳng phường trốn chúa thì quân lộn chồng, Ra tuồng mèo mả gà đồng, Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào!”
Rồi lại tới khóa này (2016 – 2020), tay Tổng lú lại tiếp tục chẳng tin nổi cả cái tay Chủ tịt nước kia nữa, thế là người ta thấy Đảng ủy của Bộ Côn An có cả 3 tay cao nhất nước nằm trong đó, đủ mặt: nào là Tổn Bí Thư nào là Chủ Tịt Nước nào là Thủ tón Chính phủ (2). Ha ha ha, những người có hiểu biết tự hỏi: Không hiểu đây là cái Đản ủy gì? Đản ủy của Bộ Côn An mà có tới 3 tay chẳng phải Côn An? Rõ là “Trai tứ chiếng, gái giang hồ. Cùng nhau gây dựng cơ đồ lưu manh.”
Không biết tới khóa sau, khi mà cả Bộ chính trị kia thấy rằng cả 3 tay Tổn Bí Thư, Chủ Tịt Nước, Thủ tón Chính phủ cũng chả đáng tin nữa thì sao nhỉ? Không lẽ cả cái đám BCT sang tất Đản ủy của Bộ Côn An? Liệu chúng có còn tồn tại tới khóa tiếp nữa, khi mà toàn đảng kia thấy cả lũ BCT cũng chẳng đáng tin? Liệu chúng có còn tồn tại tới khóa tiếp nữa, khi mà toàn Dân Việt thấy cả lũ 3 triệu đảng viên kia cũng chẳng đáng tin?
Cứ như câu chuyện xưa của Tư Mã Ý – Gia Cát Lượng mà suy thì Cộng sản Việt Nam chẳng còn sống được bao lâu nữa!
Ngày tàn của chúng sẽ không xa! Chúng ta hãy sánh bước cùng nhau để chuẩn bị lực lượng cho ngày đó!
____________________________________
Chú thích:

Nhà báo Lê Bình - Giám đốc Trung tâm tin tức VTV24 bị cách chức, thu thẻ

CTV Danlambao - Nhà báo Lê Bình - người gây tranh cãi gần đây trên mạng xã hội với phóng sự mang tên "Ký sự Syria" vừa bị Hội nhà báo Việt Nam thu thẻ và bị điều chuyển khỏi chức vụ đang đảm nhận.
Nguồn tin cho biết, nhà báo Lê Bình bị xử lý vì đã đưa thông tin liên quan đến cuộc biểu tình Formosa ngày 2/10 tại Hà Tĩnh.
Trong một status ngắn ngủi chia sẻ với nhóm Tác nghiệp VTV24 đã chia sẻ với các đồng nghiệp:
"Tôi thấy nhiều người nhắn tin cho tôi quá nên thông báo tại đây nhé, việc tôi khi khỏi trung tâm là có thật, chỉ là mọi người mới biết nên bất ngờ. Tôi và ban lãnh đạo đã chuẩn bị cho việc này. Các nhóm sẽ họp để thông tin chi tiết. Làm nghề báo, tai nạn nghề nghiệp là hết sức bình thường, các bạn phải thận trọng hơn mà thôi. Nhưng đã mang danh nhà báo thì phải tuyệt đối trung thực, đấu tranh vì lẽ phải, khơi dậy sự tử tế, tuân thủ tôn chỉ mục đích tờ báo mình làm việc.

V24 ta đã làm như thế và sẽ phải làm như thế. Việc của tôi, không liên quan đến V24, chỉ là tôi điều hành chưa được tốt, xẩy ra sai sót và tôi phải trả giá cho sai sót của cá nhân mình."
Hiện nay, cơ quan an ninh điều tra và công an đang tổ chức khám xét nhà riêng của nhà báo Lê Bình tại khu Vincom Center Bà Triệu.
Khả năng nhà báo Lê Bình sẽ bị bắt giữ vì tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" (điều 281 BLHS).
Đây là động thái mạnh tay xử lý báo chí thứ 2 của chính phủ Việt Nam sau khi cách chức, thu thẻ nhà báo Nguyễn Như Phong và tạm đình chỉ hoạt động báo Năng Lượng Mới (Petrotimes).
5.10.2015

Cứ gõ, cửa sẽ mở..

Phương Thảo-06-10-2016
(VNTB) - Nhà cầm quyền cộng sản đã luôn sử dụng đòn dưới thắt lưng hầu mong quật knockout đối phương, trước hết vốn là các giáo dân và những vị lãnh đạo tinh thần của họ và sau đó là con dân nước Việt. 

Kết quả hình ảnh cho hinh anh biểu tình giáo dân

Ngay sau cuộc biểu tình của hàng ngàn giáo dân ở Nghệ An phản đối Formosa nổ ra, hình ảnh về cuộc biểu tình được lan truyền với tốc độ chóng mặt. Có bao người cảm thấy mình bỗng nhỏ bé trước sự dấn thân của  giáo dân miền Trung và sự dũng cảm của các linh mục đã dẫn dắt giáo dân đi đòi lại công lý cho các con chiên trong giáo phận của các ngài. 

Trừ các cuộc biểu tình ở Sài gòn và Hà nội, các cuộc biểu tình tự phát ở miền Trung từ khi có cá chết hàng loạt do chất thải từ khu nhà máy thép Formosa gây ra đều là của các giáo dân. Các cuộc biểu tình diễn ra liên tiếp vào các ngày chúa nhật từ tháng 5 năm 2016 với số người tham gia lên đến hàng ngàn người.
Cứ gõ cửa sẽ mở...

Ngày 30/04/2016, tại nhiều xã của huyện Quảng Trạch bà con ngư dân đã mang cá chết do ô nhiễm môi trường vứt xuống đường, gây ùn tắc giao thông trên đoạn đường quốc lộ 1A.

Sáng ngày 07/07/2016, hơn 3 ngàn người dân thuộc Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, đã bất ngờ xuống đường biểu tình phản đối Formosa Hà Tĩnh xả chất độc ra biển gây thảm họa môi trường tác động mạnh đến kế mưu sinh của người dân trong giáo Xứ, đồng thời yêu cầu bộ trưởng tài nguyên – môi trường Trần Hồng Hà phải từ chức.

Chủ nhật 24/07/2016, gần 2000 giáo dân Giáo xứ Phú Yên và Song Ngọc, Nghệ An đã biểu tình, yêu cầu nhà cầm quyền phải đóng cửa Formosa và trả lại biển sạch cho dân.  

Hơn 5000 giáo dân- ngư dân từ các giáo xứ khác nhau thuộc giáo phận Vinh, đã biểu tình ôn hòa để tiếp tục bày tỏ sự bất bình về thảm họa môi trường biển do hãng Formosa của Đài Loan gây ra ngày 07/08/2016.

Sáng ngày 15/08/2016, hơn 4.000 Giáo dân xứ Quý Hòa đã tuần hành biểu tình từ nhà thờ xứ đi đến thị xã Kỳ Anh để yêu cầu chính quyền minh bạch về việc hỗ trợ đền bù cho ngư dân bị tác hại do Formosa gây ra.

Sáng 21/8/2016, toàn thể giáo dân giáo xứ Phú Yên, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An tiếp tục xuống biểu tình trên tỉnh lộ 37đòi công lý cho các nạn nhân thảm hoạ môi trường, yêu cầu phải đóng cửa Forrmosa, và không được vu khống, tìm cách bách lại Linh mục An Tôn Đặng Hữu Nam. 

Sáng Chúa Nhật 21 tháng 8, Hơn 1.000 người gồm giáo dân của Phú Yên thuộc huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An và một ít giáo dân thuộc các giáo xứ gần đó  sau khi tham dự thánh lễ Chúa Nhật đã bày tỏ thái độ của họ trước việc công ty Formosa tiếp tục được phép hoạt động tại Vũng Áng với thông điệp “Formosa cút cút cút, Đường lưỡi bò cắt cắt cắt”.

Ngày 26/9/2016, khoảng 600 giáo dân giáo xứ Phú Yên cùng Linh Mục Đặng Hữu Nam Nam từ Vinh vào Tòa án thị xã Kỳ Anh nộp đơn khởi kiện Formosa Hà Tĩnh. Hơn 700 bà con ngư dân giáo xứ Quý Hoà cũng như giáo dân từ Dũ Yên cũng đã có mặt tại Kỳ Anh để kiện Công ty Formosa nhằm đòi bồi thường thiệt hại cho người dân Việt Nam một cách thoả đáng.

Người dân, mà có nguồn tin cho biết lên đến 18 ngàn người, từ các Giáo xứ Đông Yên, Mỹ Dụ, giáo xứ Dũ Lộc, Qu‎‎y Hòa, Tây Thành thuộc Giáo hạt Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tham gia cuộc xuống đường đến cổng công ty Formosa sáng Chủ Nhật 02/10/2016.

Nếu như chính quyền cộng sản đường đường chính chính ngay từ đầu thừa nhận nguồn cơn gây ra ô nhiễm, có biện pháp rốt ráo để giúp đỡ ngư dân, biết lắng nghe và biết đối thoại thì có lẽ không có chuyện máu người dân và cả máu của những nô bộc công quyền đã phải đổ. Chính vì sự ú ớ lúng túng khi đã lỡ o bế cho Formosa, cấu kết vì quyền lợi riêng của nhà cầm quyền cộng sản để chấp nhận sự đền bù rẻ mạt cũng như coi thường quyền lợi chính đáng của người dân và coi nhẹ tương lai của cả dân tộc đã làm cho người dân ở đây tức nước vỡ bờ. 

Việc biểu tình, khiểu kiện của họ không có gì là sai trái. Họ chỉ “ có trách nhiệm với quê hương đất nước và với các thế hệ tương lai nhất quyết bảo vệ môi trường, đồng thời hiệp thông với những người đang là nạn nhân của thảm họa môi trường biển, cũng như nạn nhân của rất nhiều thảm họa khác... can đảm thực hiện quyền công dân được Hiếp pháp VN và các Công ước Quốc tế quy định, thể hiện một cách ôn hòa quyền đòi sự minh bạch trong việc điều khiển đất nước, cũng như xử lý các thảm họa môi trường và buộc những người gây ra thảm họa phải bị xét xử một cách công minh và các nạn nhân được đền bù xứng đáng” theo như lời Giám mục giáo phận Vinh, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã kêu gọi cộng đoàn dân Chúa.

Đòn dưới thắt lưng

Các cuộc biểu tình diễn ra ôn hoà như Cha Phêrô Trần Đình Lai thuộc Giáo phận Vinh, có mặt trong đoàn biểu tình ngày 2/10/2016, đã kêu gọi người dân  "Không được ném chai lọ, không được ném đất", ..."không được bạo động, tất cả ôn hòa",... "Cảnh sát không được đánh dân, dân và cảnh sát không được xô xát." Thế nhưng nhà cầm quyền cộng sản đã luôn sử dụng đòn dưới thắt lưng hầu mong quật knockout đối phương, trước hết vốn là các giáo dân và những vị lãnh đạo tinh thần của họ và sau đó là con dân nước Việt. 

Bắt đầu từ bản tin Thời sự VTV1 phát lúc 19 giờ ngày 15/05/2016  Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh  bị VTV quy chụp “diễn tả sự việc một cách thiếu khách quan, thổi phồng, gây hoang mang và dùng những lời lẽ kích động giáo dân”. Bản chất xảo trá của truyền thông nhà nước còn hưởng được sự tung hứng của TV An ninh, trang Việt Nam Thời Báo "giả mạo" cùng lực lượng dư luận viên hùng hậu để bôi xấu Giám mục Nguyễn Thái Hợp. 

Trong bức thư chung, Đức cha Nguyễn Thái Hợp đã đưa ra bức thư chung ngày 13/05/2015 trong đó có nêu lên bốn điểm chính: 

A. “yêu cầu các nhà hữu trách phải tạo lập một hệ thống pháp lý chặt chẽ và hữu hiệu để bảo vệ môi sinh.”
B. “Không cho phép những ai lạm dụng quyền lực và dựa vào mô hình kinh tế – kỹ thuật để phá hoại đất nước, sự tự do cũng như công bằng xã hội (x. ĐGH Phanxicô, Laudato Sí, số 53 và số 59).”
C. “Hợp tác với những cá nhân và tổ chức thành tâm thiện chí để tìm ra nguyên nhân gây thảm họa, đồng thời nỗ lực tìm kiếm biện pháp khắc phục thảm họa này;”
D. “Thực hiện quyền công dân được Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và các Công ước Quốc tế quy định; thể hiện một cách ôn hòa quyền đòi hỏi sự minh bạch trong việc điều hành đất nước, cũng như x lý thảm họa và buộc những kẻ đã gây ra phải bị xét x đúng với công lý”.

Những đòi hỏi ấy là hết sức chính đáng và ôn hoà nhưng nhà cầm quyền lại run sợ vì những đòi hỏi ấy một khi được đáp ứng sẽ làm tiền lệ góp phần đẩy mạnh sự xói mòn nền tảng vốn đã quá rệu rã của Đảng Cộng Sản. Nếu quay ngược lại sự kiện các giáo dân ở huyện Nghi Lộc bị bắt cóc và được hứa trả tự do và đầu tháng 9 năm 2013, khi đó cuộc xô xát của Quân đội, Cảnh sát Cơ Động và cả côn đồ được dàn trận để đàn áp và gây thương tích cho 30 giáo dân, thì sẽ thấy các phương tiện truyền thông của nhà cầm quyền đã có một chiến dịch bôi nhọ Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp một cách hùng hậu như thế nào. Thế cho nên khi sự kiện năm 2016 diễn ra thì "bổn cũ" đã được Ban Tuyên Giáo Trung Ương đưa ra soạn lại hầu nhổ đi một cái gai trong mắt. 
Linh Mục Đặng Hữu Nam cũng không thoát khỏi đòn hiểm của bộ máy tuyên truyền của nhà cầm quyền cộng sản. Tờ Việt nam Thời báo giả mạo mới đây đã tung lên mạng xã hội các tấm hình chụp từ Facebook để quy chụp cho ngài đã nhận gần 500 triệu đồng để kích động biểu tình chứ không phải để hỗ trợ cho giáo dân đi kiện Formosa. Bên cạnh đó trên internet cũng tràn ngập các bài viết có tinh lăng nhục, quy chụp cho người chủ chăn và các con chiên của chúa đã và đang lợi dụng sự việc Formosa để hòng  "gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp do theo những lời xúi giục, lôi kéo của kẻ xấu, có những hành động quá khích, làm bất ổn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn."

Chưa hết, họ còn tung ra một đoạn phim ngắn về một người tự xưng là giáo dân đốt bỏ kinh thánh do bất bình với hành vi dẫn dắt con chiên biểu tình của các linh mục Công giáo ngày 02/10/2016. Thế nhưng đoạn phim này đã bị cộng đồng Facebookers vạch trần sự dối trá và dốt nát khi người tự xưng phản đối linh mục Công giáo lại sử dụng kinh thánh của đạo Tin Lành để đốt nhằm minh hoạ cho trò hề chống đối. Họ không chỉ bôi nhọ người công giáo mà còn sỉ nhục cả anh em đạo Tin Lành.

Ban Tuyên Giáo Trung Ương và các dư luận viên hẳn đã không lường được việc người dân và cũng là các Facebookers hay cư dân mạng - netizens có khả năng kiểm chứng thực hư ngay tức thời. Đã qua rồi thời ngăn sông cấm chợ, thông tin bị bưng bít mà có thể muốn nói gì, muốn làm gì kể cả chơi đòn dưới thắt lưng để hòng lừa bịp người dân. Các hành động ấy chỉ có làm cho bộ mặt xảo trá của chính quyền ngày càng lộ rõ. Giờ chỉ có giáo phận Vinh, các giáo xứ ở Nghệ an, nhưng rồi thì sẽ có sự hiệp thông của các giáo xứ trong toàn quốc, và cả người bên lương cùng cất đồng lòng gõ cửa để mở ra thế giới dân chủ, công bằng, minh bạch và văn minh.

Biểu tình chống Formosa: chống lại lãnh đạo "không tử tế"

Anh Văn (VNTB) 15,000 ngư dân và “nhà hoạt động” (?) tiến hành biểu tình bên ngoài nhà máy Formosa (Vũng Áng – Hà Tĩnh). Không có thiệt hại về người và tài sản, theo đại diện văn phòng Đài Loan tại Việt Nam. 

Dàn CSCĐ mỏng mảnh trước sức dân đổ về. Ảnh: facebook

Tuy nhiên, những hình ảnh về cuộc biểu tình lại gây ấn tượng mạnh hơn hình ảnh hàng ngàn người tụ tập, không khác gì hình ảnh biểu tình trên đường hoa Nguyễn Huệ (Sài Gòn) trước đó. Thậm chí blogger Thanh Tâm còn đưa hình ảnh người biểu tình đứng trên các conterner ngay cổng Formosa như một hình ảnh tương tự những người đứng trên bức tường Berlin năm 1989.

Một tấm ảnh đi vào lịch sử? Ảnh: facebook
Nhiều phản hồi từ facebook đã bày tỏ thái độ hứng khởi và đồng tình trước hành động biểu tình này, đồng thời càng ủng hộ hơn nữa khi mà sự tụ tập đó diễn ra trong ôn hòa, và không bị kích động bạo lực như cuộc biểu tình bạo động năm 2014 (sau sự cố HD-981).
Không tử tế vì Đảng không còn kiểm soát được quyền lực?
Cuộc biểu tình lần này bày tỏ sự tức giận của người dân ba tỉnh Quảng Bình – Nghệ An – Hà Tĩnh, nó là bước đi thứ hai sau khi hơn 600 người dân đưa đơn kiện Formosa vào tuần trước, liên quan đến thảm họa môi trường tháng 8 khiến 40.000 ngư dân Việt Nam bị mất hoặc gần như mất việc làm, và 176.000 người dân ở Việt Nam đã bị ảnh hưởng gián tiếp bởi các thảm họa môi trường.
Sự tức giận đó còn được biểu hiện bằng hình ảnh sơn xịt trên thùng conterner, trong đó chỉ đích danh ông Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là nguồn cơn của thảm họa. Nó khiến cho người ta cay đắng nhận ra rằng, sự không tử tế [1] của ông Thủ tướng trong 2 nhiệm kỳ đã khiến cho người dân Hà Tĩnh, Tây Nguyên và cao hơn cả là dân tộc Việt Nam này phải chịu những thảm họa, trong đó có thảm họa Formosa. Và nhiều những sự không tử tế của những người lãnh đạo đã khiến cho Việt Nam ngày một teo tóp về tài nguyên và khủng hoảng về mặt phát triển.

Việt Nam có bị bán rẻ, nhân dân có bị phản bội? Ảnh: facebook
Trong một biểu ngữ đã nêu ra “Đừng vì Formosa mà phản bội nhân dân” đã lột tả toàn bộ những uất ức của người dân Hà Tĩnh, cũng như 4 tỉnh miền Trung. Đồng thời cũng phản ánh phần nào cũng uất ức của người dân đối với tình hình chính trị - xã hội ngày một bi đát như hiện nay. Bởi, sự “phản bội nhân dân” trong thể chế nhà nước ngày một nhiều, đến nỗi của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cũng phải thừa nhận là “Có những người bán rẻ Tổ quốc vì quyền lợi cá nhân”, và sự tha hóa – phản bội – bán rẻ này một nhiều sẽ khiến cho chế độ sụp đổ, chứ không phải “thế lực thù địch” nào cả.
Thế nên mới có chuyện, báo Thanh Tra ngày 3-10 đăng tin, gần 2 tháng sau khi UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị tự kiểm điểm liên quan đến sự cố môi trường biển, mặc dù UBND tỉnh, Sở Nội vụ Hà Tĩnh đã nhiều lần thúc giục, chốt thời hạn kiểm điểm, song đến nay, việc tự đưa ra hình thức kiểm điểm của các cơ quan chức năng Hà Tĩnh còn mang tính hình thức, và hiện nay cũng chỉ có ông Đặng Bá Lục, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tự nhận hình thức kỷ luật khiển trách; người đứng đầu ngành TN&MT là ông Võ Tá Định lại chỉ xin rút kinh nghiệm.
Lo cho Ba Đình
Sự đùn đẩy và thoái thác trách nhiệm của những nhà lãnh đạo “không tử tế” khiến cho trong sự kiện biểu tình lần này, người dân đã chỉ đích danh những người lãnh đạo “không tử tế”, biểu lộ sự tức giận và đoàn kết chống lại những bất công mang tên “lãnh đạo không tử tế” đó. Vậy nên, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn trong một bài viết súc tích đã tổng kết lại toàn bộ cuộc biểu tình mang tính lịch sử đó bằng tiêu đề: Bỏ Formosa đi, hãy lo cho Ba Đình. Một trong những lý do nhà hoạt động này đưa ra là, “chính quyền đã không cho dân một tương lai, thì họ phải tự đi tìm tương lai cho mình”, và đóng cửa Formosa là một trong những lý do cho tương lai đó. Thế nên, trong một bức ảnh nhìn từ trên cao, cái mỏng manh của dàn CSCĐ bảo vệ Formosa với những người dân đang tiến về, và sau đó dàn CSCĐ buộc thoái lui khi chứng kiến sự giận dữ của người dân đã một lần nữa chứng minh rằng, “sức dân như thác nước”, và vũ trang “Ba Đình” chỉ làm mưa gió nhất thời.
Hàng ngàn người đã tập hợp ôn hòa. Ảnh: facebook
Cuộc biểu tình vừa qua cũng cho thấy rằng, người dân sẽ sẵn sàng tập hợp lại với tinh thần thống nhất cao nhất, khi và chỉ khi Chính phủ đã không còn làm việc được tốt với người dân hay nói chính xác hơn là “phản bội nhân dân” như trong một biểu ngữ tại cuộc biểu tình. 
Nói cách khác, vùng đất cách mạng Hà Tĩnh đã làm đúng theo điều mà người khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (nay là nước CHXHCN Việt Nam) từng lên tiếng, đó là: "Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa"[2].
Tuyên truyền hủ lậu
Phản ứng lại, báo chí nhà nước đã lên tiếng trong đó với giọng điệu “đập tan” âm mưa phản loạn, kích động. Thậm chí báo Hà Tĩnh điện tử còn nhấn mạnh rằng, “lợi dụng sự cố môi trường biển” đã phản ánh về sự kiện nêu trên. Ngoài ra, một bài viết phản ánh về sự kiện biểu tình của người dân trên báo Thanh Niên đã bị rút (?) vì lý do nó phản ánh chứ không phải phê phán. Đây có phải là một phản ứng thích hợp cho sự kiện nêu trên, hay nó biểu lộ sự dung túng hậu “thảm họa môi trường”? 
Và nếu thời gian sắp tới, những bài viết mang tên “kích động, diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, thế lực thù địch” được gán ghép với sự kiện biểu tình lần này, thì rõ ràng, sự phi nhân của quyền lực đã chống lại người dân, đã biến người dân – vốn là người thừa hưởng quyền lực trở thành những người bị tước đạt, ngay cả khi biểu đạt quyền được bày tỏ chính kiến của mình. Và hiểu theo ý của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, thì các bài viết xuất hiện trên VOV, báo Hà Tĩnh hay QĐND, Nhân Dân… sẽ là những bài viết đầy miễn cưỡng “không có cơ sở khoa học, tự trấn an mình” của một nền tuyên truyền hủ lậu.
Tham khảo
[1] “Chúc các đồng chí và chúc tôi luôn, kỳ này nghỉ chính sách ráng giữ gìn sức khỏe, làm công dân tốt, đảng viên tốt, ráng được vào chương trình “sống tử tế”, làm người tử tế”- tâm sự của ông Nguyễn Tấn Dũng sau khi kết thúc phiên họp Chính phủ sáng 26/03.[2] Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, NXB Sự Thật, trang 283.
 
05-10-2016

Sư “quốc doanh” chém loạn trong chùa ở Thủ Đức, 1 chết 3 bị thương

 
Ảnh: Công An Nhân Dân

Một sư “quốc doanh” trẻ cầm dao chém loạn trong chùa Bửu Quang ở quận Thủ Đức, Sài Gòn hôm Thứ Tư 5 tháng 10, khiến cho một người chết và ba người khác bị thương.

Giới hữu trách cho rằng đương sự có dấu hiệu tâm thần và có thể đã dùng thuốc kích thích. Nạn nhân tử vong là một vị sư nữ hơn 100 tuổi. Theo báo Trí Thức Trẻ, sự việc bắt đầu lúc 10 giờ sáng, khi nhà chùa đang chuẩn bị một số lễ cúng. Sư  Thiện Huy, tục danh là Ngô Quang Huy, 21 tuổi, cãi nhau với sư phụ là Nguyên Tuệ, 64 tuổi. Thiện Huy chạy vào bếp cầm dao chém sư Nguyên Tuệ. Một đồng môn là sư Thiện Đức can ngăn cũng bị Thiện Huy chém trúng sau đầu ngã gục. Sư Nguyên Tuệ bỏ chạy vào khu vực sư nữ Quang Ngọc, thì Thiện Huy chạy theo vung dao đâm chém loạn xạ làm ba nhà sư có mặt tại đó là sư nữ Quang Ngọc, 101 tuổi, sư Nguyên Tuệ, và sư Thiện Lĩnh bị thương nặng, ngã gục tại chỗ. 
Nhiều nhà sư khác và một số Phật tử có mặt trong chùa bất chấp nguy hiểm xông vào tước dao, khống chế Thiện Huy. Sau đó, các nạn nhân được đưa vào bệnh viện quận Thủ Đức và bệnh viện Quân Đoàn 4 ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương cấp cứu. Do thương tích quá nặng lại tuổi cao sức yếu, sư nữ Quang Ngọc đã không qua khỏi.

Theo lời sư Thiện Đức, thì Thiện Huy xuất gia khoảng hơn 5 tháng nay tại chùa Bửu Quang, sau đó về tu học tại một ngôi chùa ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thiện Huy mới trở về chùa Bửu Quang tối 4 tháng 10, đến sáng 5 tháng 10 thì xảy ra vụ đâm chém.

Tin tức này đã làm Phật tử trong nước rất đau lòng, nhìn cảnh đạo pháp dân tộc ngày càng suy vong dưới sự phá hoại của CSVN.

Huy Lam / SBTN

Chủ trang fanpage trên Facebook bị phạt gần 400 USD vì nhận nhiều bình luận chống chính quyền


Chẳng những bóp nghẹt tự do thông tin bằng cách kiểm duyệt báo chí, cách chức và đuổi việc các nhà báo, bộ máy thông tin truyền thông CSVN còn muốn kiểm soát cả từng ý kiến bình luận của dân chúng gửi cho nhau trên mạng xã hội!

Một chủ trang fanpage trên Facebook mới đây bị nhà cầm quyền Đà Nẵng xử phạt hành chính, và buộc phải xóa mọi bình luận của bạn bè trên mạng gửi vào phê bình các quan chức và chỉ trích chế độ. Tin cho hay chiều ngày 5 tháng 10, Sở Thông Tin Và Truyền Thông thành phố Đà Nẵng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Giang Kiên Huy, cư dân quận Sơn Trà, Đà Nẵng về tội gọi là "vi phạm các quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng". Ông Huy sẽ phải nộp phạt số tiền hơn 8.7 triệu đồng (hơn 385 Mỹ kim). Ngoài ra, nhà chức trách cũng yêu cầu ông Huy phải gỡ bỏ tất cả những lời bình luận, với nội dung chỉ trích chính quyền xuất hiện trên trang fanpage mang tên “I Love Danang”.

Được biết, ông Huy thường tìm kiếm những bài báo về thành phố nhà Đà Nẵng của mình, rồi trích đăng lại trên trang mạng xã hội Facebook "I Love Danang". Bạn bè và người ghé thăm đọc tin tức, và tự do bình luận theo nếp sinh hoạt tự do của mạng xã hội thời nay.

Mới đây, không hiểu vì lý do gì, trang fanpage "I Love Danang" lọt vào tầm ngắm của Phòng An Ninh Chính Trị Nội Bộ thuộc công an thành phố Đà Nẵng, và chủ trang fanpage bị điều tra. Công an thậm chí còn ập vào quán cà phê internet do ông Huy làm chủ ở phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà để khủng bố tinh thần.

Trang fanpage "I Love Danang" được thành lập từ tháng 4 năm 2011, đến nay có hơn 73,000 người theo dõi. 
Huy Lam / SBTN

Đường ống nước Sông Đà gặp bị vỡ lần thứ 20

Đường ống nước sạch sông Đà ở Hà Nội lại bị vỡ, và lần này là lần thứ 20.
Truyền thông trong nước đưa tin, lưu lượng nước của đường ống sông Đà sụt giảm từ tối ngày 2 tháng 10, và công ty cấp nước Viwaco đã phải ngừng cấp nước hoàn toàn từ ngày 3 tháng 10 cho khoảng 100,000 gia đình. Các khu vực dân cư xa đường ống về phía bắc và phía nam thành phố bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
Viwaco cho biết các nhân viên kiểm tra đã tìm ra chỗ nước thất thoát tại đoạn đường ống đi qua huyện Thạch Thất, Hà Nội. Đến tối ngày 4 tháng 10, đường ống đã được sửa chữa, và Viwaco cho biết đã cấp nước trở lại trong ngày 5 tháng 10.
Viwaco ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục giảm cung cấp nước cho Khu công nghiệp Bắc Thăng Long và nhiều xã thuộc huyện Đông Anh cho đến ngày 6 tháng 10.
Cư dân Hà Nội đã quá quen thuộc với những vụ vỡ đường ống nước sạch sông Đà. Lần vỡ gần đây nhất là vào ngày 15 tháng 9, ảnh hưởng đến 70,000 gia đình. Hồi tháng 8 vừa qua, công ty Vinaconex hủy hợp đồng với nhà thầu Xinxing của Trung Cộng cung cấp ống gang dẻo cho dự án nước sạch Sông Đà 2.
Hồi tháng 2, cơ quan công tố đề nghị đưa hội đồng quản trị Vinaconex ra tòa liên quan đến hàng chục vụ vỡ ống nước. Tuy nhiên, đến tháng 7, Bộ Công An Cộng Sản Việt Nam xin miễn truy cứu hình sự đối với các quan chức này, với lý do họ có thân thế tốt và một vài trường hợp có sức khỏe kém.
Huy Lam / SBTN

Sư “quốc doanh” chém loạn trong chùa ở Thủ Đức, 1 chết 3 bị thương

Ảnh: Công An Nhân Dân
Một sư “quốc doanh” trẻ cầm dao chém loạn trong chùa Bửu Quang ở quận Thủ Đức, Sài Gòn hôm Thứ Tư 5 tháng 10, khiến cho một người chết và ba người khác bị thương.
Giới hữu trách cho rằng đương sự có dấu hiệu tâm thần và có thể đã dùng thuốc kích thích. Nạn nhân tử vong là một vị sư nữ hơn 100 tuổi. Theo báo Trí Thức Trẻ, sự việc bắt đầu lúc 10 giờ sáng, khi nhà chùa đang chuẩn bị một số lễ cúng. Sư  Thiện Huy, tục danh là Ngô Quang Huy, 21 tuổi, cãi nhau với sư phụ là Nguyên Tuệ, 64 tuổi. Thiện Huy chạy vào bếp cầm dao chém sư Nguyên Tuệ. Một đồng môn là sư Thiện Đức can ngăn cũng bị Thiện Huy chém trúng sau đầu ngã gục. Sư Nguyên Tuệ bỏ chạy vào khu vực sư nữ Quang Ngọc, thì Thiện Huy chạy theo vung dao đâm chém loạn xạ làm ba nhà sư có mặt tại đó là sư nữ Quang Ngọc, 101 tuổi, sư Nguyên Tuệ, và sư Thiện Lĩnh bị thương nặng, ngã gục tại chỗ. Nhiều nhà sư khác và một số Phật tử có mặt trong chùa bất chấp nguy hiểm xông vào tước dao, khống chế Thiện Huy. Sau đó, các nạn nhân được đưa vào bệnh viện quận Thủ Đức và bệnh viện Quân Đoàn 4 ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương cấp cứu. Do thương tích quá nặng lại tuổi cao sức yếu, sư nữ Quang Ngọc đã không qua khỏi.
Theo lời sư Thiện Đức, thì Thiện Huy xuất gia khoảng hơn 5 tháng nay tại chùa Bửu Quang, sau đó về tu học tại một ngôi chùa ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thiện Huy mới trở về chùa Bửu Quang tối 4 tháng 10, đến sáng 5 tháng 10 thì xảy ra vụ đâm chém.
Tin tức này đã làm Phật tử trong nước rất đau lòng, nhìn cảnh đạo pháp dân tộc ngày càng suy vong dưới sự phá hoại của CSVN.
Huy Lam / SBTN

Từ Quỳnh Lưu 1956 đến Kỳ Anh 2016: Trách nhiệm của người Công Giáo đối với đất nước

Chim Biển (Danlambao) - Xung quanh thảm họa môi trường biển do Formosa gây ra tại 4 tỉnh miền Trung, rất nhiều người dân chịu ảnh hưởng, trong đó người Công Giáo tại huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề nhất. 

Sau hơn 5 tháng, vụ việc đã vượt quá sức chịu đựng của người dân nơi đây. Chuyện gì đến cũng đã phải đến, sáng ngày 2/10/2016, hàng vạn giáo dân đã làm nên lịch sử khi đồng loạt đứng lên “công phá” thành trì khu tự trị Formosa.

Đây chính là lời cảnh cáo nghiêm khắc nhất của những người dân khi bị dồn ép đến đường cùng, đồng thời cũng là liều thuốc “thử” đối với nhà cầm quyền cộng sản VN khi vẫn đang quyết tâm bảo vệ thủ phạm gây ra thảm họa môi trường này. 

Hình ảnh công an, bộ đội, cảnh sát cơ động hoảng sợ, cởi áo, bỏ hàng ngũ tháo chạy, tiếp đến bức tường thành bảo vệ “khu tự trị” Fosmosa tại Vũng Áng đã được “trang hoàng” bằng những lá cờ hai màu trắng, vàng (đây là biểu tượng cờ hiệu của người công giáo trên toàn thế giới) đã thể hiện sự trỗi dậy của người dân khi quyền được sống của họ bị xâm hại nghiêm trọng.

Quỳnh Lưu 1956: Thảm hoạ búa liềm

Phải chăng nơi đây đang diễn ra cuộc chiến giữa người Công Giáo và lực lượng vũ trang của nhà cầm quyền cộng sản?

Sự kiện hàng ngàn người công giáo đoàn kết biểu tình ngày 02/10/2016 vừa qua được cho là cuộc biểu tình có qui mô lớn nhất từ sau cuộc nổi dậy ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) vào ngày 13/11/1956. Sơ lược đôi nét về cuộc nổi dậy thời ấy để phần nào nhìn thấy từ xưa tới nay, cộng sản luôn dùng mọi thủ đoạn để cai trị và sẵn sàng triệt hạ những người gây bất lợi cho chúng.

Sau chính sách cải cách ruộng đất đẫm máu do Hồ Chí Minh và cộng sản Việt Bắc thực hiện, con số nạn nhân bị tàn sát trong cuộc thanh trừng đẫm máu này đã lên đến hơn 170 ngàn người. Trong số đó rất nhiều nạn nhân là giáo dân tại tỉnh Nghệ An, khu vực được xem là đỉnh điểm của cái chính sách diệt chủng khốn nạn mà Hồ Chí Minh và đồng bọn gây ra. 

Sau khi : 

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ, 
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong, 
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng, 
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”.

Cộng sản VN đã đưa ra nghị quyết sửa sai của đảng về những đợt cải cách ruộng đất đẫm máu. Ngay sau đó các nạn nhân đã truy tìm những cán bộ, ủy viên thực hiện những cuộc đấu tố để trả thù. Tình trạng giết chóc lúc đó rất phức tạp khiến các đảng viên đi họp phải mang theo búa, đi làm phải mang theo liềm để phòng thân. Bên cạnh đó người dân Nghệ An đủ mọi thành phần đã mở đại hội nông dân để tố cáo chính sách cai trị tàn ác của chế độ cộng sản. Về phía người Công Giáo trong đại hội đã đưa ra những yêu cầu:

- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi những vị linh mục chánh sở và tất cả những vị giáo sĩ bị bắt bớ giam cầm,
- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi xác các vị linh mục đã bị hành quyết và của những vị đã bị thủ tiêu, 
- Yêu cầu trả lại những tài sản của địa phận, của thánh đường, của Ðức Mẹ đã bị chính quyền tịch thu hoăc xung công,
- Yêu cầu đền bồi thanh danh của các giáo sĩ đã bị nhục mạ và danh dự của các giáo hữu đã bị vu khống.

Sau đại hội, hơn 100 ngàn người Nghệ An đủ mọi thành phần đã xuống đường biểu tình, và dĩ nhiên Hồ Chí Minh đã không thể để cuộc biểu tình trở thành cuộc nổi dậy nguy hại cho đảng cộng sản, hắn đã đập tan cuộc khởi nghĩa này bằng những sư đoàn khát máu của hắn và kết quả là hơn 6000 nông dân đã can đảm hy sinh vì chính nghĩa, vì tự do và công lý.


Kỳ Anh, Hà Tĩnh 2016: Thảm hoạ Formosa

Quay trở lại lại vụ việc ngày 02/10/2016, nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc biểu tình tại Formosa là do cộng sản tước đi quyền được sống của người dân nơi đây, người công giáo bị mất nơi thờ tự, mất nơi làm ăn sinh sống, trẻ em mất trường học, mất chỗ vui chơi (dân hyện Kỳ Anh bị giải tỏa di rời, nhà thờ Đông Yên bị đập bỏ), các linh mục thì bị nhục mạ, bị qui chụp là phản động.v.v... 

Trong thảm họa này không chỉ người công giáo bị ảnh hưởng mà tất cả, tất cả người dân cả nước đều phải chịu chung cảnh nơm nớp lo sợ. Sợ rằng những thứ mình ăn như cá mắm có bị nhiễm độc trong vùng “biển chết” hay không, sợ rằng ngày nào đó sẽ không còn cá biển, nước mắm sạch để ăn, sợ rằng biển đảo của VN sẽ chẳng còn ai canh giữ vì sống còn không được, canh giữ để làm gì, và cái sợ lớn nhất là một ngày không xa chúng ta không thể tự chủ, tự quyết vận mệnh của đất nước trước viễn cảnh ngoại xâm đô hộ. 

Vì sao dân số của VN hơn 90 triệu người (trừ thành phần đảng viên cộng sản) mà chỉ có khoảng hơn 10 ngàn người trong đó đại đa số là những người công giáo tham gia biểu tình phản đối nhà cầm quyền cộng sản bao che bảo vệ thủ phạm thảm họa môi trường biển? Phải chăng người công giáo được đào tạo để biểu tình, để phản động, để lật đổ chế độ và lên lắm quyền? 

Thưa rằng lịch sử Công Giáo VN từ cuối thế kỷ XVI, khi những vị thừa sai châu Âu truyền giáo, người Công Giáo luôn trải qua những thăng trầm bách hại, đã có rất nhiều cái chết vì can trường giữ vững Đức Tin, để hội thánh VN có được 117 vị thánh tử đạo. 

Thời kỳ cộng sản VN cầm quyền cho đến nay, nhiều lần người Công Giáo đã nếm trải những đau thương, đặc biệt sau biến cố 30/04/1975, vô số những cơ sở tôn giáo bị cộng sản, tịch thu, trưng dụng. Nhiều linh mục, tu sĩ bị bắt bớ tù tội, giáo dân thì được xem là công dân hạng hai. Người Công Giáo luôn âm thầm chịu đựng và luôn cầu nguyện cho quê hương, cho dân tộc và cho cả cộng sản, kẻ đã gây ra bao tang thương trên đất nước VN. Với truyền thống yêu chuộng Công Lý và Hòa Bình, những người Công Giáo, họ đã biểu tình với khát vọng bảo vệ môi trường sống của họ và của cả dân tộc, với mục đích đòi hỏi quyền được sống mà tạo hóa đã ban cho họ. 

Những mục đích chính trị có lẽ đó chỉ là luận điệu qui chụp của cộng sản nhằm hạ uy tín và sự ảnh hưởng của Công Giáo lên những người dân Việt vẫn đang ngày đêm khao khát quê hương mình được thật sự tự do, thật sự đáng sống. 

Về phía nhà cầm quyền cộng sản sẽ xử lý vấn đề người dân biểu tình mỗi ngày một đông ra sao? Liệu có xảy ra cuộc đàn áp bằng vũ lực như cuộc nổi dậy ở Quỳnh Lưu 1965 hay không? 

Với tình trạng gần như vô chính phủ (trên bảo dưới không nghe) trong bộ máy cầm quyền hiện tại, hơn nữa là nội bộ đảng đang xảy ra những cuộc thanh toán tranh dành quyền lực, điều gì cũng có thể xảy ra.

Để tiếp tục đe doạ, khủng bố người dân và thâu tóm quyền lực về cho phe nhóm, liệu những kẻ vô thần cộng sản có dám ra tay đàn áp người Công Giáo hay không? Lịch sử đã chứng minh, các chế độ cộng sản luôn sẵn sàng hy sinh đồng bào, thậm chí đồng chí của mình vì lợi ích cá nhân mà mục tiêu tham quyền cố vị của chúng.

Đâu đó đã xuất hiện những luận điệu của DLV rằng "sao nhà nước không xử lý cái đám phản động này", rằng Giám mục Nguyễn Thái Hợp hay các Linh mục Đặng Hữu Nam, hay linh mục Trần Đình Lai là "những tên cầm đầu của một đám công giáo cực đoan", rằng "bị thế lực thù địch xúi dục, kích động để chống phá nhà nước"… 

Bất chấp những luận điệu đe doạ như trên, những người Công Giáo khi được hỏi có lo sợ bị đàn áp hay không? Họ đều dứt khoát đồng thanh trả lời rằng: không! Họ sẽ đi đến cùng để Công Lý được thực thi trên quê hương VN. 

Xin nhấn mạnh một điều rằng người Công giáo không làm chính trị, họ chỉ đòi hỏi những gì mà tạo hóa ban cho đang bị tước đoạt bởi những dự án mà nhà cầm quyền khi ký kết, bàn giao đã không hề quan tâm đến sự sống còn của họ. 

Họ biểu tình chỉ vì một lẽ đơn giản là họ cần được sống, cần được tôn trọng. 

Họ đang đơn độc trong công cuộc tranh đấu này, họ cần chúng ta dù không cùng tôn giáo, dù là nông dân, ngư dân, thành thị hay nông thôn. 

Hãy cùng họ, hãy nắm tay với họ để tạo thành quả đấm thép, đập tan những âm mưu, những thủ đoạn của những kẻ vì lợi ích bản thân mà bức hại đồng bào, bức hại môi trường và quê hương.


Hỡi người biểu tình, hãy luôn cảnh giác...

Mai Tú Ân (Danlambao) - Cuộc biểu dương lực lượng của bà con giáo dân ở trước cửa công ty Formosa đã thành công tốt đẹp bởi sự thắng lợi trong tầm mức của một cuộc đấu tranh ôn hòa bất bạo động. Nhưng vẫn có những bài học mà chúng ta phải rút ra từ trong thắng lợi này và làm nền tảng cho những cuộc xuống đường khác trong tương lai...

Trong cuộc biểu dương lực lượng ngày 2/10/2016 thì hẳn các cha xứ cùng giáo dân không hề có ý định tấn công các lực lượng CSCĐ đang đứng thành một hàng rào để bảo vệ bức tường rào của Formosa ở đằng sau. Có lẽ cuộc biểu dương lực lượng của bà con giáo dân và lương dân đã đến đúng điểm cần đến, cho một cuộc mitinh rầm rộ khí thế nhưng hoàn toàn ôn hòa trên tinh thần bất bạo động Thiên Chúa Giáo. Và đấy cũng là một chiến thắng không có gì phải bàn cãi cho những người biểu tình khi họ đến được nơi cần đến, và thể hiện khí thế ở nơi cần thể hiện khí thế.

Nhưng trong diễn tiến thì có một nhóm người nhỏ, có Trời biết họ là ai nhưng chắc chắn không phải là những giáo dân trật tự được dẫn dắt bởi linh mục Phe rô Trần Đình Lai, đã tấn công hàng rào CSCĐ bằng ném đá. Trong số người tấn công nhỏ này, có thể là những ngư dân phẫn uất, hay những người bị thản họa Formosa gây khốn đốn, mà cũng có thể lại chính là người của chính quyền, CA cài cắm vào hàng ngũ của người biểu tình để tìm cách gây bạo lực, bạo loạn, cũng như gây mọi cớ để đổ thừa cho người biểu tình, để chính quyền ra tay đàn áp. Chẳng có gì là quá đáng khi ta nói đây là một chiêu bài quen thuộc của những người CS trong suốt sự nghiệp "dựng nước và giữ nước" của họ. Và cái cái cách cho người của họ vào cài cắm và tấn công cảnh sát của họ để kích động bạo lực là chuyện họ sẵn sàng làm ngay, nếu cần.

Trở lại cuộc biểu tình ở Formosa thì ta thấy làm lạ là lịch xuống đường đã công khai trước đó mấy ngày nhưng lực lượng đối phó thì lèo tèo vài chục đến hơn 100 người và lọt thỏm giữa hàng ngũ đông đảo của người biểu tình. Không biết ý đồ của những người thực thi pháp luật hôm đó nhưng vẫn có dư luận cho rằng họ định 'thí" số CSCĐ ít ỏi đó hoặc "thí" ngay cả Formosa để mưu việc lớn. Ngay cả hàng rào có lớp CSCĐ của họ cũng đứng dàn hàng ngang chỉ có một lớp người mỏng manh trước số rất đông người biểu tình. Điều này ngược lại hoàn toàn với qui tắc chống biểu tình đông người là phải có nhiều lớp CSCĐ, mỗi lớp phải có nhiều hàng người gắn kết và hỗ trợ chặt chẽ cho nhau để bảo vệ hàng rào. Nên khi bị ném vài hòn sỏi, vì cũng chẳng có đá để mà ném thì hàng ngũ CSCD này co cụm rồi chạy biến mất. Formosa thất thủ. Dân tràn lên, leo lên rào và hò reo. Nhưng các cha xứ đã ban hành lệnh rút quân sau khi đạt thắng lợi, và đương nhiên làm thất bại thảm hại âm mưu nào đó, nếu có của chính quyền.

Tôi tin rằng các cha xứ dẫn dắt không bao giờ ra cái lệnh ném đá và đa phần, nếu không phải là tuyệt đối số giáo dân đều không làm chuyện đó. Chắc chắn không ai lại tấn công lực lượng công an chỉ để tiến chiếm lấy cái hàng rào cả. Ta có thể nghe tiếng các người lãnh đạo cuộc biểu tình luôn la thét coi chừng những kẻ lạ mặt ném đá vào CS. Giáo dân phải ngồi xuống để phát giác những kẻ trà trộn.

Ta hãy xem một đoạn trích trên đài BBC tường thuật vụ này:

Linh mục Phê đô Trần Đình Lai nói người dân "Không được ném chai lọ, không được ném đất", ..."không được bạo động, tất cả ôn hòa".

"Cảnh sát không được đánh dân, dân và cảnh sát không được xô xát," ông Lai nói khi cuộc xô xát ngắn dừng lại.

Vị linh mục này phát biểu cuộc biểu tình là để "đòi hỏi những người đã gây ra thảm họa này phải bồi thường công bằng, trả lại môi trường xanh sạch cho dân tộc".

"Người dân đứng ở cổng chính Formosa, trèo lên tường treo các băng-rôn khẩu hiệu, nhưng không có cuộc đập phá nào, không ai đập phá,” BBC

Và cũng gần như ngay sau đó, lực lượng giáo dân đã có lệnh rút lui, và các thành phần khác trong đoàn biểu tình cũng rút theo giáo dân. Như vậy rõ ràng là đã lệnh ôn hòa từ người biểu tình để đáp trả xứng đáng thái độ ôn hòa của các lực lượng an ninh trong ngày 2/10/2016 đó. Nói một cách văn vẻ thì không ai đã vượt qua lằn ranh Đỏ của ngày hôm đó, và cuộc biểu tình đã thành công tốt đẹp.

Biểu tình, xuống đường là sự thể hiện quyền lợi không thể bàn cãi của đông đảo người dân, hành động để phản đối, hay ủng hộ một việc nào đấy thiết thực với họ. Nếu không gặp phải sự trấn áp, phá hoại của chính quyền thì nó cũng không bao giờ biến thành bạo động hay mất kiểm soát mà mãi chỉ là các cuộc xuống đường hòa bình của lòng dân. Người dân tham gia xuống đường để thể hiện tiếng nói của mình, và vì những điều thiết yếu đến cuộc sống của họ chứ không phải do ai hay cái gì kích động cả. Đa phần họ đều là những công dân tôn trọng pháp luật, và nếu là giáo dân thì đều là những người kính Chúa, yêu nước... Họ xuống đường để đề đạt nguyện vọng với chính quyền và cũng như thể hiện sự phản đối hòa bình với chính quyền và tất cả đều muốn mọi sự diễn ra trong bình an, yên ổn. Chính quyền nên xem mỗi lần có đông đảo người dân xuống đường như là một "dịp may" để nhìn lại mình, để xem lại cách hành xử của mình chứ đừng vì nỗi sợ hãi nào đó mà hành động ngược lại với ý chí của người dân.

Bởi nâng thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân...

5.10.2016

Mai Tú Ân
danlambaovn.blogspot.com