Friday, July 24, 2015

Người dân VN 'bất mãn với nền kinh tế'

Theo BBC-24 tháng 7 2015
Dù tin vào kinh tế thị trường, đa số người Việt vẫn muốn nhà nước can thiệp để bình ổn giá

Tỷ lệ hài lòng với nền kinh tế hiện nay tại Việt Nam đang xuống thấp, theo một báo cáo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam thực hiện.
Báo cáo, với tên gọi "Thay đổi cảm nhận về Nhà nước và Thị trường của người Việt Nam năm 2014 (CAMS 2014)”, được công bố tại Hà Nội hôm 23/7, theo thông tin trên trang web của VCCI.
Theo đó, trung bình chỉ 19% người tham gia khảo sát tại Việt Nam nói họ hài lòng với tình hình kinh tế hiện nay.
Đáng chú ý là tỷ lệ hài lòng với nền kinh tế tại các cơ quan Quốc hội, các UBND và sở ngành cấp tỉnh, thành phố cao hơn (từ 26-27%) so với tỷ lệ tại các cơ quan báo chí, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam cũng như các tổ chức nghiên cứu (từ 4%-6%).
Bên cạnh đó, chỉ 19% người trả lời khảo sát cho rằng các doanh nghiệp nhà nước có đóng góp tích cực vào nền kinh tế, trong khi tỷ lệ đánh giá tiêu cực là 29%.
Độ minh bạch trong việc thực hiện chính sách cũng bị đánh giá thấp, với tỷ lệ đánh giá rằng có sự minh bạch chỉ ở mức 14%.
Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều ở các nhóm doanh nghiệp FDI và các tổ chức quốc tế, chỉ từ 3%-4%.
Có đến 94% người tham gia khảo sát yêu cầu minh bạch trong quá trình hoạc định và thực thi chính sách, cao hơn mức 92% của năm 2011.

Ủng hộ kinh tế thị trường

Báo cáo cho thấy 89% các đối tượng được khảo sát ủng hộ mô hình kinh tế thị trường tại Việt Nam.
Trong khi đó, 3% cho rằng kinh tế nhà nước là ưu việt hơn, giảm 1% so với năm 2011.
Bên cạnh đó, 71% ủng hộ sở hữu tư nhân trong doanh nghiệp.
Có đến 99% ý kiến cho rằng nhà nước nên để khu vực tư nhân đảm nhiệm các dịch vụ công hiện nay.
Mặc dù ủng hộ kinh tế thị trường, chỉ 49% số người khảo sát cho rằng nền kinh tế Việt Nam cơ bản là kinh tế thị trường, trong khi 36% cho rằng nền kinh tế hiện nay là kinh tế nhà nước.
Bên cạnh đó, có đến 75% trong nhóm ủng hộ kinh tế thị trường cho rằng nhà nước nên can thiệp để bình ổn giá của những hàng hóa thiết yếu, tăng 7% so với năm 2011.
"Việc vận hành kinh tế thị trường ở Việt Nam có thể chưa thực sự tạo niềm tin và dem lại hiệu quả tích cực cho xã hội ... do vậy khiến người dân có tâm lý mong chờ bàn tay can thiệp của nhà nước," VCCI nhận định trong báo cáo.
Cuộc khảo sát của VCCI và WB được thực hiện trong năm 2014, với sự tham gia của 1.600 cá nhân, trong đó bao gồm người dân, doanh nghiệp tư nhân, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp FDI và các cơ quan chính phủ, Quốc hội, VCCI cho biết.

8 nông dân Văn Giang bị truy tố tội gây rối trật tự công cộng

CHÂN LUẬN - Thứ Sáu, ngày 24/7/2015 - 18:31

(PLO) - Cơ quan CSĐT, CA tỉnh Hưng Yên vừa hoàn thành kết luận điều tra (KLĐT) vụ án hình sự liên quan đến vụ việc cản trở thi công tại Khu vực dự án Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên, xảy ra hồi tháng 10-2014.
(PLO) - Cơ quan CSĐT, CA tỉnh Hưng Yên vừa hoàn thành kết luận điều tra (KLĐT) vụ án hình sự liên quan đến vụ việc cản trở thi công tại Khu vực dự án Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên, xảy ra hồi tháng 10-2014.
Theo KLĐT, năm 2004, UBND tỉnh Hưng Yên đã phê duyệt dự án khu đô thị Ecopark do công ty Việt Hưng, trụ sở tại xã Xuân Quan – Văn Giang – Hưng Yên, làm chủ đầu tư. Công ty Việt Hưng đã thuê công ty TNHH V&T trụ sở tại xã Cửu Cao, Văn Giang san lấp 12ha mặt bằng tại cánh đồng Nhội, Sấu và Mốc Mụ thuộc địa phận thôn Hạ, xã Cửu Cao.
Ngày 5-10-2014, công ty V&T san ủi mặt bằng theo hợp đồng với công ty Việt Hưng. Công ty V&T đã giao cho nhân viên chủ động thuê người, trang bị mũ cối, quần áo bảo hộ lao động, giầy ba ta, gậy tre dài khoảng 80cm sơn màu đỏ.
Khi việc thi công diễn ra, ông Trương Công Kỉnh ở Bến Đình, Phụng Công, Văn Giang, đã họp một số nông dân và thông báo: Công ty Việt Hưng tập trung máy xúc, máy ủi, có khả năng sắp ủi đất và cần phải huy động bà con nhân dân giữ đất. Khoảng 10g cùng ngày, có khoảng 200-300 người dân thuộc ba xã vùng dự án gồm Cửu Cao, Xuân Quan, Phụng Công tập trung tại khu vực ao cá Bác Hồ thuộc thôn Hạ, Cửu Cao để cản trở việc thi công. Sau đó, số lượng nông dân tập trung giữ đất lên tới 500 người. Mọi người đều đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang, tay cầm gậy tre dài khoảng 1-2m, bùi nhùi, xăng… đi bộ ra khu vực cầu Kênh Dâng Xa, nơi công ty V&T đang thi công.
Xô xát đã xảy ra giữa những nông dân và lực lượng thi công khiến 3 người bị thương và 2 người tử vong, đều thuộc lực lượng thi công. Ngoài ra, có một máy xúc bị đốt cháy.
Căn cứ vào các tài liệu điều tra đã thu thập được vào các ngày 25-1 và 11-6-2015, Cơ quan CSĐT CA tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố bị can đối với 8 nông dân là: Nguyễn Văn Hoạnh, Vũ Thế Trường, Nguyễn Văn Quyền, Nguyễn Văn Hải, Hoàng Văn Ngự, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Thanh Nhàn và Nguyễn Văn Phát về tội gây rối trật tự công cộng, đồng thời bắt tạm giam Vũ Thế Trường, Nguyễn Văn Hải, Hoàng Văn Ngự, Nguyễn Văn Long và Nguyễn Thanh Nhàn.
Cơ quan CSĐT cũng trưng cầu giám định hình ảnh liên quan đến vụ án do cán bộ và nhân viên của công ty Việt Hưng và Phòng an ninh điều tra CA tỉnh Hưng Yên cung cấp và được Viện Khoa học Hình sự Bộ CA kết luận không có dấu vết cắt ghép, chỉnh sửa hình ảnh. Cơ quan CSĐT đã trích và in 60 ảnh từ tài liệu trên để phục vụ điều tra.
Cơ quan CSĐT CA tỉnh Hưng Yên nhận định, hành vi gây rối của các bị can nêu trên đã làm hai người chết, 3 người bị thương, hủy hoại máy xúc trị giá hơn 500 triệu đồng, nên cần xử lý nghiêm để giáo dục và phòng ngừa chung. Các bị can Hoạnh và Phát là người già nên CQĐT đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt. Cơ quan CSĐT CA tỉnh Hưng Yên đã chuyển toàn bộ hồ sơ cùng bản thống kê các vật chứng liên quan đến VKSND tỉnh Hưng Yên, đề nghị truy tố 8 nông dân nói trên với tội danh gây rối trật tự công cộng theo khoản 2, điều 245 BLHS.
Đối với hành vi giết người, hủy hoại tài sản, cố ý gây thương tích, quá trình điều tra chưa đủ chứng cứ chứng minh, nên Cơ quan CSĐT CA tỉnh Hưng Yên tách ra tiếp tục điều tra làm rõ và đề nghị xử lý sau.
Đặc biệt đối với hành vi gây thương tích cho Vũ Mạnh Uy, thuộc lực lượng thi công, anh Uy không có đơn đề nghị, nên CQĐT không xem xét.
CHÂN LUẬN

Phát hiện ca trưởng bảo vệ bến phà chết bất thường dưới sông

Hải Phong - Thứ Sáu, ngày 24/7/2015 - 14:13
(PLO)-Công an huyện Kim Thành (Hải Dương) cho biết, rạng sáng ngày 24/7, tại bến phà Mây (xã Thượng Vũ, huyện Kim Thành, Hải Dương), phát hiện ông Nguyễn Văn Bí (SN 1962, ca trưởng của Bến phà Mây) bị tử vong dưới sông.
Ông Hoàng Tuấn Long, Trưởng bến phà Mây cho biết, trong ca trực rạng sáng ngày 24/7, do máy trưởng xin nghỉ có việc, ông Nguyễn Văn Bí xuống trực tại phà neo đậu dưới sông Kinh Thầy, ngay sát cạnh bến. Đến 3h30 sáng ngày 24/7, người cùng ca trực không thấy ông Bí trên cabin. Người này liên lạc với ông Bí không được nên đã gọi anh em đổ xô đi tìm kiếm.
Ban quản lý phà Mây cũng thông báo cho gia đình nạn nhân Bí. Đến 5h sáng, gia đình đã thuê đội thợ câu rà soát tại khu vực này. Đội thợ câu phát hiện thi thể ông Bí dưới sông vào lúc 6h20 sáng cùng ngày.

Người dân nháo nhác ở bến phà Mây theo dõi sự vụ
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, người dân địa phương đã báo tin lên Công an để làm rõ. Lực lượng chức năng đã có mặt khám nghiệm hiện trường. Do nguyện vọng của gia đình nên không khám nghiệm tử thi nạn nhân. Đến 11h trưa ngày 24/7, thi thể ông Bí đã được gia đình đưa về an táng theo phong tục địa phương.
Người nhà và dư luận địa phương cho rằng, cái chết của ông Bí có điều gì đó bất bình thường, có thể ông Bí bị sát hại. Khi đưa nạn nhân lên bờ, bụng nạn nhân không có nước dù được cho là chết đuối dưới sông. Nhiều ý kiến khác cho rằng, nạn nhân năm nay tuổi đã cao nhưng không hiểu sao vẫn phải xuống trực dưới phà trong khi hai thành phà lớn này lại không có lan can bảo đảm an toàn.
Ông Hoàng Tuấn Long, trưởng bến phà Mây cũng cho biết thêm: ‘Từ ngày 1/10/2013, Sở GTVT tỉnh Hải Dương đã có quyết định giao cho Công ty TNHH Đức Phúc quản lý tại bến phà Mây, chịu trách nhiệm đảm bảo chế độ, điều hành nhân sự cũng như mọi việc khác. Rạng sáng ngày 24/7, ca trực tại bến có 7 người, 3 người trực đò và 4 người trực phà. Trong số người trực phà chỉ có một mình ông Nguyễn Văn Bí ngủ tại cabin dưới phà để trông giữ tài sản còn lại 3 người khác ở trên trạm. Bình thường vẫn có hai người trực dưới phà nhưng hôm đó có người bận nên bác Bí ở dưới đó một mình”.

Hải Phong

Kho gas phát nổ như bom, bình gas bay bắn lên không trung

Vạn An - Thứ Sáu, ngày 24/7/2015 - 20:49
(PLO)-Chiều ngày 24-7, người dân tại xóm 4, thôn Lại Thế xã Phú Thượng, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên - Huế hốt hoảng khi một kho sang chiết gas trên địa bàn bất ngờ phát nổ như bom.
Theo nhiều người dân sinh sống gần kho chứa ga thì vụ nổ kho chứa gas xảy ra khoảng 16h 40 phút. Có 3 người từ trong đã kịp thời thoát ra ngoài bằng cửa sau. Ngay sau đó thì kho gas phát tiếng nổ lớn, nhà chứa gas bị sập một phần.


Tại hiện trường, khu nhà chứa gas bị nổ sập một phần mái, tường xung quanh bị rạn nứt, xung quanh nhiều mảnh sắt bị bay tung tóe khắp nơi. Hàng trăm bình gas nằm trong kho chứa, cùng một xe tải trên xe đầy bình gas.
Một người dân cho biết, họ đã nghe có 6 tiếng nổ lớn phát ra từ khu vực sang, chiết nằm ở phía sau kho chứa gas, sau đó lửa cháy nghi ngút. Họ đã thấy một số bình gas bay lên không trung rồi rơi xuống lại, những thanh xà ngang nhà bị văng ra xa hàng chục mét.
Ngay khi nhận được tin báo, Cảnh sát PCCC Thừa Thiên – Huế đã điều hai xe chữa cháy cùng hàng chục chiến sĩ triển khai công tác dập tắt đám cháy. Để tránh đám cháy lây lan, các chiến sĩ PCCC cùng với người dân vừa dập tắt đám cháy đã nhanh chóng vận chuyển hàng trăm bình gas còn nằm trong kho ra khu vực an toàn để tránh gây nguy hiểm khu vực dân cư.


Đến 18 giờ chiều, đám cháy được dập tắt hoàn toàn, hàng trăm bình gas được đưa ra khỏi hiện trường để các lực lượng chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân vụ nổ.
Được biết kho chứa gas này là của DNTN Phương Huy, có cửa hàng Gas Bình ở đường Nguyễn Sinh Cung, TP.Huế.
Vạn An

Bộ trưởng VC Phùng Quang Thanh tươi cười bước xuống máy bay

25/07/2015 07:01 


Đã tìm ra người đóng thế Phùng Quang Thanh ở sân bay. Ông ta là Nguyễn Thanh Bình người Hà Tĩnh, ủy viên TW đảng, phó ban tổ chức trung ương.






TTO TRỰC TUYẾN -  Sáng sớm nay 25-7, chiếc Boeing 777 của Hãng hàng không Vietnam Airlines đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài. Đại tướng Phùng Quang Thanh bước xuống máy bay, tươi cười bắt tay nhiều người đón tiếp.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, mặc complet màu nhạt vừa xuống máy bay - Ảnh VIỆT DŨNG
Đại tướng Phùng Quang Thanh, mặc complet màu nhạt vừa xuống máy bay - Ảnh VIỆT DŨNG







MÁY BAY MA HAY MÁY BAY CHỞ MA?
Câu chuyện Phùng Đại tướng trở lại VN đang làm bà con nhức đầu, nhức luôn cả mắt. Hôm qua thì nhịn ăn dành lại mấy chục ngàn chơi với bà con TTT, nhưng việc vẫn phải làm nên hơi mệt.
Nhớ câu chuyện bác Tổng đi thăm Ố bà má bên Mẽo với vụ thảm đỏ. Coppy cái hình máy bay trên bản tin của phapluat.vn vào hỏi bác Gúc-Gồ thì bác cho mấy cái hình không sai tẹo nào về mỹ thuật nhưng... sai ngày xuất xứ.
Một hình là trên soha.vn được ghi 09/07/2014 09:36 (9h36ph ngày 9/7/2014. Một cái là trên phapluat.vn ngày 25/7 (Hình đại diện bản tin) và hình chính thức trên vnexpress cũng ngày 25/7/2015 (link bài chính đã rút xuống).
Như vậy:
- Hình ảnh bản tin đưa hình chiếc máy bay Vietnam Airlines chở Phùng tướng về Việt đã xuất hiện cách đây hơn 1 năm. Giờ đây vị khách xách cặp mặc áo Vets máu xám được gán cho cái tên đầy danh giá là Phùng tướng quân.
- Cái máy bay có thể hạ cánh, có thể mang y chang hỉnh ảnh các ông khách đang xuống máy bay không sai một phần tỷ nào kể cả màu sắc đến chi tiết thì kỳ diệu quá. Kỳ diệu như câu chuyện ma trong cổ tích vậy ? Những vị khách trên máy bay sau hơn 1 năm (chính xác là 1 năm 16 ngày 3 giờ) cũng hiện hình hệt như ma trong trò đưa tin lập lờ thô thiển giữa thời đại của Gúc-Gồ (!!)

FB https://www.facebook.com/nhatnam.9615





Sáng sớm nay (25-7), chiếc máy bay Boeing 777 -200 ER số hiệu VN A143 của Vietnam Airlines (VNA) thực hiện chuyến bay VN 18  xuất phát từ Sân bay quốc tế Charles De Gaulle (Paris) lúc 14g giờ địa phương, chở Đại tướng, Bộ trưởng  Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh về nước đã hạ cánh xuống Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội).
Đến 6g38 phút chiếc Boeing chở Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp cận sân đỗ phía sau nhà ga VIP sân bay Nội Bài.
Đại tướng Phùng Quang Thanh đi mặc complet màu xám nhạt bước xuống cầu thang máy bay, tươi cười bắt tay nhiều người ra đón và lên xehướng về  phía Hà Nội
Theo chứng kiến của phóng viên Tuổi Trẻ, trước thời điểm máy bay hạ cánh, một số ôtô mang BKS quân sự đã chờ sẵn ở sân đỗ phía sau nhà ga VIP sân bay Nội Bài. Khu vực này không hề có xe y tế nào túc trực.
Trước thời điểm máy bay hạ cánh, một nguồn tin cho biết, Đại tướng Phùng Quang Thanh, đi ghế hạng thương gia, sức khỏe bình thường và không phải bố trí phương tiện hay thiết bị y tế trợ giúp.
6g38, phóng viên Tuổi Trẻ chứng kiến Đại tướng Phùng Quang Thanh bước xuống cầu thang máy bay và tươi cười bắt tay chào hỏi những người đón tiếp. Dù có gầy hơn trước nhưng phong thái của ông đĩnh đạc, khỏe khoắn.
Cuộc đón tiếp Bộ trưởng Phùng Quang Thanh diễn ra khá nhanh chóng. Đến 6g54 chiếc ôtô BKS TH -28 -09  dẫn đầu cùng hai chiếc xe BKS quân sự khác rời nhà ga VIP đi theo đường Võ Nguyên Giáp hướng về cầu Nhật Tân để về trung tâm Hà Nội.
Đến lúc này lực lượng CSGT và An ninh hàng không trực trước cổng nhà ga VIP rời đi.
Buổi đón Đại tướng Phùng Quang Thanh trở về diễn ra nhanh chóng. Ngoài một một số xe quân đội, không có xe dẫn đường, không có xe cứu thương hộ tống xe chở Đại tướng Phùng Quang Thanh về trung tâm Hà Nội.
Xe đón Đại tướng Phùng Quang Thanh chờ tại chân cầu thang máy bay - Ảnh VIỆT DŨNG
Xe đón Đại tướng Phùng Quang Thanh chờ tại chân cầu thang máy bay - Ảnh VIỆT DŨNG
* Khoảng 7g20 sáng 25-7, chiếc xe quân đội biển số TH 28-09 đã về đến nhà riêng của Đại tướng Phùng Quang Thanh tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình (Hà Nội).
Ngay tại đây, nguyên tư lệnh Bộ tư lệnh thủ đô Hà Nội trung tướng Phí Quốc Tuấn tặng hoa bắt tay chúc mừng Đại tướng trở về nhà, Đại tướng Phùng Quang Thanh tươi cười nhận hoa và đi vào nhà.
TUẤN PHÙNG – VIỆT DŨNG - NGUYỄN KHÁN

Đại tướng VC Phùng Quang Thanh 'về nước' !

Theo BBC-1 giờ trước
 Đại tướng Phùng Quang Thanh (ở giữa) và các tướng lĩnh khác của Quân đội Việt Nam
Đại tướng Phùng Quang Thanh sẽ về đến Hà Nội vào ngày hôm nay 25/07, truyền thông tại Việt Nam đưa tin.
Một lãnh đạo Hãng hàng không Vietnam Airlines được báo Tuổi Trẻ dẫn lời nói với báo này vào ngày 24/07 rằng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ về đến Hà Nội trên chuyến bay thương mại thường lệ chở khách từ Paris bay thẳng về Việt Nam.
Dự kiến chuyến bay mang số VN18 cất cánh từ sân bay Charles De Gaulle (Paris) lúc 14g giờ địa phương ngày hôm 24/07 sẽ hạ cánh xuống Sân bay Nội Bài (Hà Nội) lúc 6g25 sáng 25/07.
Báo VnExpress đưa tin ngày 22/7, con trai và cháu của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã sang Pháp đón ông Thanh về nước.
Trong khi đó, báo Thanh Niên nói chuyến bay chở Đại tướng Phùng Quang Thanh sẽ từ Pháp về Hà Nội ngày 25/7.
Tờ này dẫn lời một nguồi tin: “Sức khỏe của tướng Thanh tốt và ổn định sau giai đoạn điều trị tại một bệnh viện ở Pháp.”
Trong buổi họp báo chiều 23/7, liên quan đến bản tin của Hãng thông tấn Đức DPA về Đại tướng Phùng Quang Thanh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết:
"Việt Nam đã yêu cầu hãng tin DPA cải chính thông tin sai sự thật như phóng viên đã nêu. Và như quý vị đã biết, hãng tin DPA đã đăng tin lại về vấn đề này".
"Ngay sau khi có những thông tin sai lệch thì đại diện của các cơ quan liên quan cũng đã lên tiếng. Và những thông tin đó từ các cơ quan liên quan của Việt Nam là những thông tin chính xác," ông Lê Hải Bình nói thêm.
Truyền thông Việt Nam hôm 24/7 đăng bài tham luận của Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, gửi một hội thảo.
Hội thảo có tên “70 năm Công an nhân dân Việt Nam xây dựng, chiến đấu, trưởng thành; 10 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Theo truyền thông Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã gửi tham luận nói về năm nội dung hợp tác giữa quân đội và công an.
Ông Phùng Quang Thanh gần đây vắng mặt trong các sự kiện, trong lúc Việt Nam nói ông đang chữa bệnh.
Bài viết của Đại tướng Thanh cảnh báo trong thời gian tới tình hình Biển Đông “có những diễn biến phức tạp mới về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định, không loại trừ khả năng có thể có đột biến”.
Ông nhận định “các thế lực thù địch” muốn “hạ thấp uy tín, vai trò và chia rẽ mối đoàn kết, gắn bó giữa Quân đội và Công an, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng và chế độ chính trị ở nước ta”.
Năm nội dung hợp tác giữa quân đội và công an được ông Thanh nêu ra, gồm “phối hợp tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước về an ninh - quốc phòng”.
Tướng Thanh kêu gọi “tăng cường phối hợp giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho cán bộ, đảng viên và toàn dân”.
Thứ ba, ông nhấn mạnh “tăng cường phối hợp xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân vững mạnh; chủ động phối hợp đấu tranh làm thất bại âm mưu ‘diễn biến hòa bình’ của các thế lực thù địch”.
Thứ tư, ông kêu gọi “ đẩy mạnh phối hợp trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp quốc phòng - an ninh”.
Nội dung hợp tác thứ năm, theo Tướng Thanh, là quân đội và công an “trao đổi kinh nghiệm xây dựng về chính trị, tư tưởng, tổ chức” để đảm bảo “bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng”.

Âu cũng vì giáo dục mà nên!


Cao Huy Huân
Theo VOA-24.07.2015

Tuần trước báo Tuổi Trẻ phát hiện thông tin “Cua 1 ký 2 lạng, nấu xong chỉ còn 4... lạng”. Sau đó dư luận bắt đầu chia sẻ hàng loạt câu chuyện về “ăn gian” trong chuyện mua gánh bán bưng. Nhiều người gật gù “thời của cua bị đày” (vì cột rất nhiều dây nặng khủng). Có người than vãn về nạn “hô biến cân nhẹ thành nặng, nặng thành nhẹ”, thực hư vô thường, chẳng ai ra chợ mua đồ biết được ai thật ai gian.

Lịch sử Việt Nam dài hơn 4000 ngàn năm và chúng ta vẫn tự hào về những năm tháng hào hùng oanh liệt, nhưng chẳng bao giờ thấy nhắc đến sự gian lận, lừa bịp nhau, mà nhất là toàn người Việt lừa bịp người Việt, vậy mới thấy đau, thấy thấm thía cái câu “môi hở răng lạnh” nhưng “răng cắn môi đau”. Lên Facebook than thở rằng: “Sao người Việt ngày càng tha hóa quá, hôm nay lừa đảo, ngày mai trộm cướp rồi đến thảm sát kinh hoàng”. Ở thời bình mà sao lòng người ai cũng thấy bất an, thấy hoang mang, lo lắng và niềm tin vào ba chữ “người tử tế” chẳng biết tự khi nào bị tiêu hao, mòn mất”. Thế là hàng trăm người bình luận. Có người tích cực thì “Thôi cố chị ơi, đời người có bao nhiêu mà hững hờ. Cứ sống. Có mua sắm thì vào những nơi tử tế mà mua, có đắt chút cũng không sao. Tối về nhà ai nấy rạng, đừng như cái thuở mở cửa chào nhau”. Có người bi quan thì quyết liệt “đừng tin ai cả”. Một người bạn ở Sài Gòn kể lại kèm một cái biểu tượng “mặt khóc”, rằng: “đứa bạn tao từ Mỹ sang chơi, đang đi dạo bộ ở Quận 1 thì bị cướp giật máy ảnh lẫn túi xách. Tiền mất sạch, mất luôn thẻ Visa. May mà tao lo xa, kêu cất hộ chiếu ở khách sạn, không thì khổ. Bước ra đường bây giờ, chẳng biết ai lành ai cướp cả, xã hội riết rồi loạn quá mày ạ. Đóng thuế đầy đủ mà an ninh vẫn cứ nhập nhòe”.

Ngày xưa sang đất Thái Lan du lịch, mấy khu nhà hàng buffet thì ghi bảng tiếng Việt “ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, lấy dư là phạt tiền”. Còn mấy chỗ đông đúc thì cảnh báo bằng tiếng Việt “coi chừng móc túi”. Lúc ở Nhật Bản thì đứa bạn cũng than thở bên này nghe tới người Việt là người bản xứ sợ, nhất là tại cái siêu thị hay bị mất đồ. Nó kể thêm: “Ngân hàng Nhật chẳng cho sinh viên Việt vay tiền nữa, họ bảo có đứa vay rồi lợi dụng lòng tin của họ, về Việt Nam mà không thèm trả một đồng hay xin lấy một câu. Cứ như tiền của họ, xài cho đã rồi thôi. Chán thật!”.

Sở dĩ tính xấu con người ngày nay tăng dần với mật độ dày đặc là bởi giáo dục vẫn còn kém. Hãy nhìn sang Nhật Bản, đất nước bị hủy diệt ghê gớm sau trận động đất-sóng thần 2011, vẫn gượng đứng dậy bằng đôi bàn tay và khối óc một cách bình tĩnh, lương thiện. Họ dạy con người giá trị của cuộc sống – chính là sự thanh thản và hạnh phúc, xuất phát từ lòng lương thiện và đôi bàn tay chăm làm. Chúng ta dạy con em mình về “giá cả” của cuộc sống – một thứ có thể tăng giảm theo thời gian, theo vị thế, địa vị, quyền lực và tiền bạc. Để rồi con người ta chao đảo lên xuống như giá cả của một món hàng.

Triết lý của giáo dục phải xuất phát từ nhà trường – nơi có môi trường trong sạch, bình đẳng, lành mạnh, không đố kỵ hay có sự phân biệt đối xử. Ấy thế nhưng môi trường giáo dục Việt Nam, không phải toàn bộ, nhưng phần lớn bị “dính” căn bệnh thành tích, quan liêu. Luật pháp cấm dạy thêm, nhưng báo chí vẫn phản ánh “trẻ lên 4... đã phải đến trường học thêm, học bớt”. Luật cấm mua bằng bán vị, nhưng những dường dây mua bán bằng cấp vẫn cứ nhan nhản ngoài thị trường, trong cả những trường đại học. Luật cấm chạy trường, chạy lớp nhưng năm nào báo chí cũng tốn không biết bao nhiêu giấy mực để phản ánh nạn “ráng lo cho con vào trường điểm”. Luật cấm hành hạ, đánh đập học sinh nhưng nạn “ăn đòn cho hả tức” tại nhà trường vẫn chưa bao giờ là một chủ đề nguội lạnh. Đạo đức giáo dục yêu cầu không bỏ rơi các em học yếu, học kém, hay cả như các em cá biệt, nghịch ngợm, quậy phá... nhưng rồi có bao nhiêu thầy cô, nhà trường đủ kiên nhẫn theo sát, lắng nghe, dìu dắt và vực các em dậy. Hay là bỏ rơi, bỏ mặc, bỏ thí để các em tự bươn chải trên đường đời, vô tình trở thành nạn nhân của những thế lực đen mà chính nhà nước cũng đau đầu khi quản lý. Hậu quả là những tên cướp giật, những người trộm cướp, hay những tay sát thủ trẻ tuổi xuất hiện ngày một nhiều và đáng sợ.
Việc giáo dục còn phải xuất phát từ thực tế, chứ không phải từ sự tưởng tượng hay lười biếng, trục lợi của những người quản lý. Người châu Âu dạy trẻ học lịch sử tại các bảo tàng; dạy trẻ học môi trường tại các khu rừng tự nhiên; dạy trẻ học làm việc tốt tại các trung tâm dưỡng lão; dạy trẻ sự lương thiện bằng những bộ phim, những câu chuyện có thật nghe hay như Kinh thánh khiến người ta chỉ muốn làm cho nhau vui vẻ, hài lòng và hạnh phúc. Còn chúng ta vẫn loay hoay với văn hóa đọc chép và suy diễn; vẫn cố gắng yêu cầu các em nhỏ phải học bằng thiết bị viễn thông hiện đại đắt tiền (như máy tính bảng), làm suy đồi khả năng va chạm thực tiễn của các em. Có người cười “máy tính bảng có hại cho mấy em nhưng có lợi cho người khác”, thế nên yêu cầu người ta học bằng máy tính bảng là phải?!

Tôi lại phải kể lại câu chuyện giáo dục mà tôi rất thích, “Thầy Mạnh Tử”. Khi Thầy Mạnh Tử còn nhỏ, mẹ người phải dời nhà năm lần bảy lượt để con né xa nghĩa địa, chợ búa... đến ở gần trường học, cốt là để con mình gần thầy cô, bạn bè chăm ngoan học tập. Thế nhưng, khi sân trường được cho thuê làm quán nhậu, quán nhậu kề sát nhà trường, thầy cô đua nhau “giải bài tập ở nhà để các em đạt điểm cao trên lớp”, bạo lực học đường và bỏ rơi trẻ học kém... thì chẳng biết nhà trường nói riêng và giáo dục nói chung có thật sự còn là nơi mà người ta cần tìm đến để học “làm người”, hay chỉ là nơi sản xuất theo lối công nghiệp vô tiền khoán hậu những thứ bằng cấp làm mê muội tâm trí những đứa trẻ? Để rồi đứa nào cũng nhanh chóng trở thành những “Chí Phèo” hiện đại, cứ chửi trời, chửi đất, chửi đấng sinh thành, và không quên chửi luôn những người dạy dỗ mình (nhưng toàn bắt mình làm theo ý họ)?

Giáo dục là quốc sách, và vì quốc sách hỏng nên một số lượng lớn người trong xã hội cũng hỏng theo. Thế nên chuyện bịp lừa, chuyện trộm cướp, giết người... âu phần nhiều cũng vì giáo dục.

* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


Cao Huy Huân
Sinh trưởng ở Việt Nam và học tập tại Hoa Kỳ. Là một đại diện cho thế hệ sinh ra và lớn lên sau bước ngoặt lịch sử 1975. Luôn theo dõi sao sát những diễn biến xảy ra trong nước và nêu lên cảm nghĩ của một thế hệ hậu bối thông qua blog dưới một lăng kính trong vắt và đa chiều.

Thuyền nhân Việt đối mặt với ‘tương lai mù mịt’ ở Australia

Một nhóm người tị nạn Việt Nam được đưa đến đảo Christmas ở Australia (ảnh chụp ngày 14/4/2013).
Một nhóm người tị nạn Việt Nam được đưa đến đảo Christmas ở Australia (ảnh chụp ngày 14/4/2013).
VOA Tiếng Việt
24.07.2015

Hàng chục người Việt Nam tới Úc xin tị nạn bằng đường biển, và hiện bị giữ trên một chiếc tàu đổ bộ của Hải quân nước này, sẽ vấp phải nhiều khó khăn và tương lai mù mịt, các nhà quan sát nói với VOA Việt Ngữ.

Australia tuần này thông báo đã chặn được một chiếc tàu gỗ chở hàng chục người xin tị nạn Việt Nam, gồm cả phụ nữ và trẻ em, ở ngoài khơi bờ biển miền tây của nước này.

Bác sĩ Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch Cộng đồng người Việt tại tiểu bang Tây Úc, cho VOA Việt Ngữ rằng con đường phía trước của những người đồng hương này còn rất dài.

Ông nói: “Nước Úc, vấn đề chính sách về người tị nạn, nhất là những người vượt biên không qua con đường nộp đơn di dân chính thức thì họ cũng rất là khó khăn. Họ sẽ bị làm khó dễ. Từ xưa tới giờ, những người bị bắt thường âm thầm bị đuổi về Việt Nam. Nhưng mà cộng đồng đã đứng ra hỗ trợ đoàn thể và các nhân vật để bảo vệ họ thì vấn đề bắt đưa ra phi trường vào ban đêm không còn nữa. Họ được thả ra ngoài cộng đồng để sống. Nhưng mà có một số đơn xin ở lại vẫn bị bác vì nhiều lý do khác nhau”.

Ông Dũng cùng với cộng đồng người Việt ở tiểu bang Tây Úc từng giúp đỡ nhiều người Việt hòa nhập với cuộc sống bản địa sau khi đơn xin tị nạn của họ được chấp thuận.

Nhân vật lãnh đạo cộng đồng người Việt, sang Australia tị nạn đầu những năm 80, cho biết rằng đa phần những người Việt tìm đường sang Australia là vì bị “đàn áp tự do tôn giáo và ngôn luận”.

“Đa số các anh em tị nạn ở trong các trại tạm giam mà người Úc họ giữ là những người theo đạo Thiên chúa tại vùng miền Trung. Hà Tĩnh và Nghệ An tương đối là nhiều,” ông Dũng nói.

Lý do 'bất thường'

Dù chính phủ Australia không thông báo cụ thể nhân thân cũng như lý do ra đi của những người trên, báo chí nước này trích các nguồn tin nói rằng một số thuyền nhân Việt đã bỏ nước ra đi sau khi thuyền đánh cá của họ bị tàu hải quân Trung Quốc đâm chìm ở quần đảo Trường Sa ở biển Đông.

"Cũng không lấy làm lạ bởi vì chính phủ Việt Nam hoàn toàn im lặng trước những sự tấn công đàn áp của người Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam. Họ chỉ dám đưa tin ‘tàu lạ’ đâm vào tàu Việt Nam hoặc là gì đó. Tôi nghĩ nếu một chính phủ không đứng ra bảo vệ dân để cho dân bị một nước láng giềng nó xâm nhập như vậy thì ra đi vì tàu Trung Quốc đàn áp họ thì lý do tôi nghĩ cũng đúng thôi."-Bác sĩ Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch Cộng đồng người Việt tại tiểu bang Tây Úc, nói.

Khi được hỏi về lý do ra đi mà nhiều người cho là “bất thường” này, bác sĩ Nguyễn Anh Dũng nói:

“Cũng không lấy làm lạ bởi vì chính phủ Việt Nam hoàn toàn im lặng trước những sự tấn công đàn áp của người Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam. Họ chỉ dám đưa tin ‘tàu lạ’ đâm vào tàu Việt Nam hoặc là gì đó. Tôi nghĩ nếu một chính phủ không đứng ra bảo vệ dân để cho dân bị một nước láng giềng nó xâm nhập như vậy thì ra đi vì tàu Trung Quốc đàn áp họ thì lý do tôi nghĩ cũng đúng thôi”.

Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng về các trường hợp thuyền nhân Việt bị Australia bắt giữ.

Trong khi đó, ông Peter Dutton, Bộ trưởng đặc trách bảo vệ Biên giới Úc, cho biết sẽ thảo luận với chính quyền Hà Nội về việc đưa các thuyền nhân Việt về nước nếu họ được xác định không phải là người tị nạn thực sự.

Các tổ chức nhân quyền cho biết năm ngoái Australia đã bí mật cầm giữ một nhóm khoảng 46 người xin tị nạn Việt Nam trên một chiếc tàu chiến neo đậu trên biển gần một tháng và bác đơn của họ trong các cuộc phỏng vấn có khi chỉ kéo dài có 40 phút, rồi sau đó đưa trả họ về Việt Nam.

Theo đại sứ quán Australia ở Việt Nam, hầu hết các thuyền nhân Việt Nam bỏ nước sang Úc là người tỉnh Nghệ An.

Trong cuộc tiếp xúc với quan chức Đại sứ quán Australia ở Việt Nam, giới chức tỉnh này cho biết đa số người Nghệ An vượt biên trái phép “theo đạo Thiên chúa, trình độ dân trí thấp, hoàn cảnh sống hết sức khó khăn, bị đường dây mua bán vận chuyển người dụ dỗ”.

Chính phủ Australia từng tuyên bố sẽ cùng hợp tác với Việt Nam để “bắt giữ và khởi tố những người tổ chức đưa người vượt biên trái phép và ngăn chặn hành vi kinh doanh nguy hiểm dựa trên sinh mạng của con người”.

Tòa án tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm ngoái đã tuyên án tù đối với ba người vì “đã tổ chức đưa 84 người vượt biên sang Úc” năm 2013. Sau hơn chục ngày lênh đênh trên biển, nhóm người này đã bị giới hữu trách Úc bắt giữ.

Chính diện hay hậu trường: Vai trò nào cho Hoa Kỳ ở Biển Đông?

Buổi điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ về 'Vai trò an ninh của Mỹ ở Biển Đông' hôm 23/7/2015.
Buổi điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ về 'Vai trò an ninh của Mỹ ở Biển Đông' hôm 23/7/2015.
Khánh An-VOA
24.07.2015
Với nhiều hoạt động xây dựng, cải tạo đất của Trung Quốc ở Biển Đông trong vòng 18 tháng qua, nhiều người cho rằng Hoa Kỳ nên hỗ trợ cho các đối tác và đồng minh trong khu vực thông qua kinh tế và quân sự, nhưng một số người khác lại cho rằng các nước ASEAN phải tự giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Làm thế nào Hoa Kỳ có thể hỗ trợ cho các đối tác đồng thời giảm thiểu rủi ro xảy ra  xung đột? Đó cũng là câu hỏi được đặt ra trong buổi điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ hôm qua (23/7) về “Vai trò an ninh của Mỹ ở Biển Đông”.

Trong buổi điều trần, các chuyên gia nghiên cứu về khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của Biển Đông, đồng thời đưa ra những khuyến nghị về chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực này.

 “Hoa Kỳ cần phải đào sâu và mở rộng quan hệ ngoại giao và hỗ trợ thực tế cho ASEAN. Chúng ta cần phải tăng cường quan hệ với ASEAN trên 4 cấp độ, không phải 1 mà là 4 cấp độ: với toàn bộ ASEAN, với các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền (ở Biển Đông), với từng nước ASEAN và với các đối tác đồng minh của chúng ta ở trong và ngoài ASEAN, bao gồm Úc, Ấn Độ, Nhật và Nam Triều Tiên”, đó là đề nghị đầu tiên của TS. Patrick Cronin, Cố vấn cao cấp, Giám đốc chương trình An ninh châu Á – Thái Bình Dương thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới.

TS. Cronin cho rằng Hoa Kỳ cần phải gắn kết nhiều hơn với khu vực, phải bảo đảm đặt vấn đề Biển Đông lên hàng đầu trong quan hệ ngoại giao khu vực.

Hoa Kỳ cần phải đào sâu và mở rộng quan hệ ngoại giao và hỗ trợ thực tế cho ASEAN. Chúng ta cần phải tăng cường quan hệ với ASEAN trên 4 cấp độ, không phải 1 mà là 4 cấp độ: với toàn bộ ASEAN, với các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền, với từng nước ASEAN và với các đối tác đồng minh của chúng ta ở trong và ngoài ASEAN, bao gồm Úc, Ấn Độ, Nhật và Nam Triều Tiên.
TS. Patrick Cronin.
Buổi điều trần tại Hạ viện diễn ra chỉ 2 ngày sau khi Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel khẳng định trong bài phát biểu ở Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược Hoa Kỳ (CSIS) rằng “Hoa Kỳ không mập mờ khi đề cập đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế”, nhưng “mạnh mẽ ủng hộ bên tuân thủ các nguyên tắc”.

Đối với những diễn tiến gần đây của Trung Quốc, đặc biệt là các hoạt động xây dựng trên các bãi đá ở quần đảo Trường Sa, khiến cho căng thẳng vốn có lâu nay ở Biển Đông lại một lần nữa tăng lên, TS. Mira Rapp-Hooper, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của CSIS, cho biết trên thực tế, tất cả các bên tranh chấp đều có những hoạt động xây dựng, bồi đắp đất đai tại vùng biển có tranh chấp. Tuy nhiên mức độ, phạm vi và tốc độ xây dựng của Trung Quốc vượt hẳn các nước láng giềng. Bà Hooper đưa ra so sánh trong đó cho thấy Đài Loan đã cải tạo khoảng 5 ha đất trong vòng 2 năm, Malaysia cải tạo khoảng 60 ha trong 30 năm, Việt Nam khoảng 50 – 60 ha trong vòng 5 năm, trong khi Trung Quốc chỉ trong vòng 1 năm đã cải tạo ít nhất 2.000 ha đất ở 7 địa điểm khác nhau.

“Chính vì những hoạt động cải tạo rộng lớn của Trung Quốc bị lộ ra nên các bên tranh chấp cũng đáp trả bằng các hoạt động xây dựng riêng của mình. Đặc biệt và rõ ràng hơn là các hoạt động ngoại giao và quân sự đã diễn ra trong 18 tháng qua”, TS. Rapp-Hooper nói.

Vai trò của Mỹ

Như vậy với tình hình có xu hướng ngày càng “nóng” lên ở Biển Đông, Hoa Kỳ sẽ phải đóng vai trò thế nào cho phù hợp?

TS. Andrew Erickson, giáo sư  của Viện Nghiên cứu Biển Trung Quốc, thuộc Học viện Hải quân Hoa Kỳ, cho rằng Washington cần phải ngăn chặn ý định sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp Biển Đông của Trung Quốc. Ông nói:

“Tôi tin là Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể và sẽ tránh để xảy ra chiến tranh. Thay vào đó là duy trì hòa bình và ngăn chận xung đột. Cụ thể, chúng ta phải ngăn chặn Bắc Kinh giải quyết vấn đề biển đảo và tranh chấp chủ quyền lãnh hải bằng vũ lực hay ngay cả đe dọa sử dụng vũ lực”.

TS. Erickson nói bằng cách kết hợp việc triển khai hệ thống vũ khí cùng với chiến lược, Hoa Kỳ có thể ngăn cản ý định của các lãnh đạo Trung Quốc tiến hành mưu đồ của họ trên Biển Đông.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh đến vấn đề minh bạch thông tin liên quan đến vấn đề Biển Đông. Việc minh bạch, chia sẻ thông tin sẽ giúp cho các nước trong khu vực có thể chuẩn bị và đối phó với bất kỳ tình huống nào xảy ra về mọi mặt, kể cả đối với những vấn đề như thiên tai, cứu trợ…

Giảm khác biệt

Trong khi đó, TS. Michael Swaine, thuộc Quỹ Carnegie về Hòa bình Quốc tế, đề nghị Washington nên trở thành trung gian trong việc dàn xếp song phương với các bên có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

“Liên quan đến vấn đề đàm phán, Washington nên ngừng phản đối việc đàm phán song phương giữa các bên tranh chấp, bao gồm Trung Quốc – Việt Nam, Trung Quốc – Philippines… mà nên trở thành trung gian việc dàn xếp song phương giữa Việt Nam và Philippines, Việt Nam và Malaysia, nhờ đó giảm thiểu những khác biệt giữa các nước ASEAN có tranh chấp trong đàm phán song phương với Trung Quốc. Điều đó cũng đem lại cho họ thêm lợi thế trong việc đối phó với Trung Quốc”.

TS. Swaine cho rằng Hoa Kỳ nên đóng vai trò “phía sau hậu trường”, không nên khuyến khích Nhật tham gia tuần tra chung ở Biển Đông vì Nhật Bản không phải là bên liên quan và điều này chỉ góp phần tạo thêm bất ổn mà thôi.  Ông Swaine cũng cảnh báo về tính “nhạy cảm” trong vấn đề Biển Đông. Ông cho rằng các nước ASEAN có liên quan đến tranh chấp thường có khuynh hướng xem Hoa Kỳ như người đỡ gánh nặng, chống lưng cho họ nên không hoàn toàn dốc sức trong việc tìm cách giải quyết vấn đề tranh chấp. Trong khi đó, Trung Quốc có thái độ bất mãn nhiều hơn vì cho rằng Hoa Kỳ là kẻ giật dây phía sau hậu trường.

Đưa Biển Đông vào cuộc hội kiến sắp tới

Động thái thiết thực mà Hoa Kỳ nên làm ngay lúc này, theo TS. Swaine, là đưa vấn đề Biển Đông lên bàn nghị sự của cuộc hội kiến sắp tới giữa Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

“Tôi cho rằng ông Obama nên ngồi xuống với ông Tập Cận Bình, cùng một nhóm nhỏ nhân viên thôi, và nói chuyện một cách nghiêm túc về vấn đề này. Nói về những gì mà Hoa Kỳ lo ngại, nói về những gì mà Hoa Kỳ xem là không thể chấp nhận được một cách nào đó, nói về phương cách mà hai bên có thể làm để bảo đảm là những điều đó không xảy ra nữa. Và Trung Quốc cũng bày tỏ quan điểm của họ”.

Hôm thứ Ba (21/7), Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã phản ứng với chuyến bay giám sát của tân chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift, trên Biển Đông vào cuối tuần trước trong khuôn khổ chuyến thăm Philippines của ông.

Trả lời trên tờ China Daily, một giới chức quân đội Trung Quốc nói rằng việc giám sát Trung Quốc thường xuyên với quy mô lớn của Mỹ đã gây tổn hại nghiêm trọng đến sự tin tưởng lẫn nhau và lợi ích an ninh của Trung Quốc. Giới chức này nói “chính quyền Trung Quốc phản đối mạnh mẽ động thái của Hoa Kỳ”.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói họ hy vọng Mỹ sẽ tuân thủ lời hứa không đứng về phe nào trong vấn đề Biển Đông và rằng Hoa Kỳ nên làm nhiều hơn nữa cho hòa bình và ổn định trong khu vực.

Cơ hội nào cho tù nhân chính trị trong đợt đặc xá kỷ lục ở VN?

Các tù nhân Việt Nam trước khi được đặc xá hồi năm ngoái.
Các tù nhân Việt Nam trước khi được đặc xá hồi năm ngoái.
VOA Tiếng Việt
24.07.2015
Việt Nam mới thông báo sẽ thả tới 17 nghìn tù nhân trước thời hạn trong dịp đặc xá quy mô lớn nhất từ trước tới nay nhân dịp Quốc khánh 2/9.

Theo Công điện của Chính phủ, những người được xét đặc xá phải “chấp hành tốt nội quy trại giam, nhà tạm giữ” và “tích cực học tập, lao động”.

Chính quyền Việt Nam chưa công bố sẽ có bao nhiêu tù nhân chính trị được thả trong dịp này, nhưng các nhà bất đồng chính kiến, trong đó có luật sư Nguyễn Văn Đài, cho rằng đây là dịp tốt để chính quyền Hà Nội đáp ứng các yêu cầu của quốc tế về nhân quyền.

Ông Đài nói: “Trong việc Việt Nam và Hoa Kỳ đàm phán về tiến trình gia nhập TPP, một trong những đòi hỏi mà phía Hoa Kỳ đưa cho Việt Nam là phải trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm. Dịp quốc khánh 2/9 tới đây là cơ hội tốt nhất để cho Việt Nam có thể thực thi các điều kiện về thả tù nhân chính trị để có thể bước vào đàm phán với Hoa Kỳ, để hai nước có thể kết thúc đàm phán TPP với Hoa Kỳ".

Luật sư này nói thêm: "Đồng thời, không chỉ riêng sức ép của Hoa Kỳ mà còn cả cộng đồng châu Âu EU hay các nước như Đức và Pháp đã gây áp lực đối với Việt Nam trong nhiều năm qua. Tôi cho rằng đây là cơ hội tốt nhất để Việt Nam đáp ứng mong muốn không chỉ của người Việt Nam trong nước mà cả quốc tế”.

Trong chuyến thăm Việt Nam năm ngoái, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, ông Tom Malinowski, nói rằng Washington muốn mối bang giao với Hà Nội “sâu sắc và bền vững hơn, như các mối quan hệ đối tác của Mỹ với các bạn hữu và các đồng minh thân thiết nhất ở châu Á, châu Âu cũng như những nơi khác”.

'Quan hệ đổi chác'

Nhưng để đạt tới điều đó, ông cho rằng mối quan hệ Việt – Mỹ cần phải “dựa trên những giá trị chung”, và đó là lý do vì sao Hoa Kỳ “nhấn mạnh rất nhiều tới vấn đề nhân quyền”.

Ông Malinowski có đề cập tới một số tiến bộ của Việt Nam, trong đó có việc thả 12 tù nhân lương tâm, nhưng ông nói phía Mỹ “muốn thấy nhiều hơn thế”.

Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ còn nói rằng Mỹ không muốn “quan hệ đổi chác” với Việt Nam trong khi giới quan sát nhận định rằng Hà Nội dường như đang sử dụng các nhà bất đồng chính kiến trong cuộc mặc cả với Washington.

"Mỗi một lần bắt giữ thì họ đều nhắm đến các đối tượng mà họ có thể đưa ra đàm phán hay mặc cả trong cuộc đối thoại về nhân quyền với Mỹ, Liên minh châu Âu hay là Úc và trong cuộc mặc cả về các vấn đề như là thương mại tự do hay các vấn đề khác."-Luật sư Nguyễn Văn Đài nói.

Luật sư bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài nhận định: “Mỗi một lần bắt giữ thì họ đều nhắm đến các đối tượng mà họ có thể đưa ra đàm phán hay mặc cả trong cuộc đối thoại về nhân quyền với Mỹ, Liên minh châu Âu hay là Úc và trong cuộc mặc cả về các vấn đề như là thương mại tự do hay các vấn đề khác".

Ông nói thêm: "Việc tham gia TPP với Hoa Kỳ hay là trong việc đàm phán với EU thì phía quốc tế luôn đưa ra các điều kiện như vậy và Việt Nam thì lại tìm mọi cách để mặc cả với họ. Rõ ràng những tù nhân chính trị hay tù nhân lương tâm Việt Nam đã trở thành những món hàng để Việt Nam trao đổi với cộng đồng quốc tế.

Theo thống kê được Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền có trụ sở tại Châu Âu công bố năm ngoái, hiện có ít nhất 212 nhà bất đồng chính kiến đang bị Hà Nội giam cầm và nhiều người khác còn bị quản thúc tại gia.

Việt Nam lâu nay vẫn tuyên bố không tống giam các tù nhân chính trị mà chỉ bắt những người vi phạm pháp luật.

Xót xa chuyện dân mình học sử

Khu tượng đài Quang Trung tại Gò Đống Đa.
Khu tượng đài Quang Trung tại Gò Đống Đa.
Cao Huy Huân
Theo RFA-21.07.2015

Mấy bữa nay báo chí và dư luận Việt Nam sôi nổi lên tiếng về việc nhiều em học sinh, thậm chí là các bạn thanh niên, khi được hỏi về Nguyễn Huệ (lên ngôi vua lấy hiệu là Quang Trung), đã trả lời Nguyễn Huệ và Quang Trung là… hai anh em; hai bố con. Có em còn hồn nhiên cho là  “Quang Trung là tên hiệu của…Trần Quốc Tuấn”. Không ai xem đoạn clip mà không khỏi bàng hoàng, chỉ biết “cười ra nước mắt”. Đoạn clip phỏng vấn chỉ chừng chục em, nhưng gần như 100% các em đều trả lời sai một cách thậm tệ. Nếu các nhà báo phỏng vấn thêm vài chục, vài trăm em nữa, có lẽ dân mình cũng không có đủ nước mắt để… cười.

Tiên trách kỷ hậu trách nhân

Dư luận chẳng nên phí công bàn tán, thảo luận và “truy tìm” người chịu trách nhiệm. Có người trách các bạn trẻ bây giờ quá vô tâm, vô tình, học hành không đến nơi đến chốn. Nhưng thiết nghĩ “tiên trách kỷ”, tức trách nhiệm phải quy về việc giáo dục, dạy bảo con người. “Quang Trung và Nguyễn Huệ là hai anh em; hay hai cha con; hay hai đồng chí, đồng đội với nhau” chính là tác hại của một nền giáo dục nhồi nhét, nhồi nhét và nhồi nhét vô tội vạ.

Báo chí, chuyên gia, dư luận đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực và phát biểu để cảnh báo vấn nạn học thuộc lòng, học vẹt, học cho có nhiều chữ trong bụng (chứ không phải có sự nhạy cảm về kiến thức, biết tiếp thu đúng đắn kho tàng tri thức của thế giới) trong nền giáo dục Việt Nam. Rõ ràng các em được học về Quang Trung-Nguyễn Huệ từ tiểu học, rồi cấp hai và cuối cùng là cấp ba. Đó là chưa kể hàng loạt các hoạt động ngoại khóa, thi cử…liên quan đến cái tên Quang Trung-Nguyễn Huệ. Các em “được” học nhiều là thế, được dạy nhiều là thế để rồi trả lời sai đến bất ngờ, hay “không biết” khiến người thấy phải ái ngại, xót xa cho nhiều thế hệ trẻ chỉ biết gồng gánh trên vai chiếc cặp nặng trĩu sách vở, còn cái đầu thì… trống rỗng.

Ngồi bàn giấy soạn lịch sử

Tôi không nói ngoa. Nếu hỏi mấy em về Tần Thủy Hoàng, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Lý Thế Dân hay các phim cổ trang Trung Quốc, không chừng các em còn thuộc lòng và nhớ rõ hơn rất nhiều so với “thảm kịch” môn lịch sử mà chúng ta chứng kiến. Nghĩ đến đây, lòng đã cay đắng càng thấy cay đắng hơn.

Nhưng đã nói đi thì cũng phải nói lại. Tại sao dân Việt lại rành lịch sử Trung Quốc đến thế? Tại sao nhiều thanh niên ngày càng rành về văn hóa Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ… thay vì những nét văn hóa “đậm chất truyền thống” nhưng hoàn toàn có khả năng hội nhập của Việt Nam? Đơn giản là vì những quyển sách được biên soạn ra, phần nhiều hướng các em đến việc học kiến thức chứ không phải truyền thụ đam mê. Hãy nhìn cách các em soạn đề cương và học thuộc lòng thâu đêm trước ngày thi; hãy nhìn cách kiểm tra miệng trước lớp dù là học sinh tiểu học hay học sinh trung học phổ thông; hay đơn giản hơn, hãy nhìn những đề kiểm tra theo kiểu “hãy nêu lại các mốc lịch sử của cuộc chiến tranh chống Xiêm, chống Thanh”… Tất cả chẳng gì ngoài học vẹt.

Tôi nhớ có khi học sinh học mãi không thuộc, đành chấp nhận điểm zero dù em có khả năng nhìn ý nghĩa của câu chuyện lịch sử theo một cách nhìn độc đáo và đậm chất sáng tạo nhưng không sai lệch. Tôi nhớ những ngày bạn bè tôi phải khổ sở viết chi chít chữ nghĩa vào các tờ giấy, lên cả tay, chân hay lên cả đùi thông tin ngày tháng năm sinh của Quang Trung và thời gian những cuộc chiến của vị anh hùng dân tộc này diễn ra. Tôi nhớ cảnh các em học sinh phổ thông khi nhận tin “không thi tốt nghiệp môn sử” đã thẳng tay vứt hết sách sử ra ngoài cửa sổ, bất chấp những thứ mà các em được dạy là lòng tự hào dân tộc, yêu thương tổ quốc.

Cái mà các em học sinh cần ở môn sử, chính là sự kích thích tính tò mò, tính thỏa mãn thông tin phù hợp với bối cảnh các em đang sống (chứ không phải kiến thức chung chung chỉ để học thuộc lòng). Cái các em cần nữa chính là những bài học cách đây hàng trăm năm nhưng vẫn có ý nghĩa với chính bản thân các em hiện tại. Và các em cũng cần hiểu (chứ không phải thuộc) những dấu son lịch sử để có thể tự mình kể lại cho người khác nghe bằng tâm huyết, lòng tự hào và niềm đam mê. Muốn thế, các em “không cần” những quyển sách chỉ toàn là chữ nghĩa và mang tính khuôn sáo; thay vào đó là những bộ sách giáo khoa nhẹ nhàng về dữ liệu tin nhưng phải rõ ràng về mục tiêu, về ý đồ, về thông tin cần thiết, kết hợp với phương tiện (phim ảnh, bản đồ,…) hỗ trợ thật sự đắc lực cho việc tìm hiểu về một nhân vật hay một sự kiện lịch sử.

Giáo viên sử vẫn rất ì ạch

Nếu một bộ sách khô cứng và nặng phần kiến thức giết chết sự hứng thú của các em, thì một đội ngũ giáo viên dạy sử cũng như những “con vẹt” góp phần dập tắt tất cả niềm hi vọng. Tôi nhớ mãi hình bóng của không ít thầy cô dạy sử gắn liền với cái ghế trên bục giảng, đọc để các em chép và yêu cầu học thuộc lòng. Đó là chưa kể rất nhiều thầy, cô dạy sử quên mất cái thiên chức của họ là truyền tải niềm đam mê, chứ không phải là đọc chép, và kiểm tra. Họ bảo “giáo viên dạy sử nghèo” và tự cho mình cái quyền ít tâm huyết hơn những giáo viên dạy toán, dạy lý, dạy hóa hay dạy tiếng Anh.

Thay vì họ tìm ra những sáng kiến để các em nhỏ thích học sử, thì phần đông giáo viên chấp nhận dừng lại ở chuyện “đọc-chép” không hơn không kém. Để rồi các em học về vua Quang Trung cũng chẳng biết ở đất Sài Gòn, Huế, hay Hà Nội… có nơi nào có đền thờ vua Quang Trung; tầm vóc nhân vật ra sao; tại sao lại tôn vinh nhân vật ấy; hay tại sao vị vua này được cả thế giới nhắc tên. Giáo viên mãi mê trả lời câu hỏi “cái gì?” mà chẳng bao giờ kích thích các em hỏi “tại sao?” hay “như thế nào?” – những câu hỏi gợi mở rất nhiều điều thú vị trong môn sử. Và rồi sản phẩm “học sinh giỏi cấp quốc gia” môn sử cũng chỉ dừng lại ở những em may mắn được trời phú cho một trí nhớ tốt (khi còn trẻ), để rồi dần trở nên mai một và yếu đuối khi về già.

Xin hãy nhìn sang các nước bạn dạy sử để rồi còn học hỏi. Các em học 1 tiết lý thuyết sẽ có 1 tiết thực hành. Đó là khi các em được tự do phát biểu quan điểm, ý kiến của mình về nhân vật hay sự kiện lịch sử để rồi cùng giáo viên thảo luận; Đó là khi các em được nói “em ngưỡng mộ nhân vật lịch sử” nào đó để rồi được giáo viên bồi dưỡng thêm thông tin và cách tiếp cận vấn đề; đó là khi các em được đến các viện bảo tàng để học về chiến tranh lạnh, chiến tranh thế giới, chiến tranh Việt Nam thay vì ngồi trong lớp và học bằng trí tưởng tượng.

Xin những người soạn sách lẫn người giảng dạy hãy thật sự nghiêm túc với môn sử trước khi yêu cầu các em học sinh phải đam mê một môn học đang trở nên đang nhàm chán và khô cứng ở Việt Nam.

* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Tin chết liền: 1 triệu đồng chí kê khai tài sản, chỉ có 5 đồng rận là khai láo

CTV Danlambao - Thanh tra chú phỉnh vừa mới họp báo sáng 23.07 để khoe thành tích "minh bạch tài sản và thu nhập" năm 2014 của các ngài cán bộ đảng viên vô sản.

Theo chú phỉnh hành nghề thanh tra này thì có hơn 1 triệu đồng chí đầy tớ nhân dân từ 98 cơ quan đã kê khai tài sản, đạt chỉ tiêu 99,6%. Còn 0,4% đứa nào trốn không khai, tại sao không thì không thèm biết.

Trong số 1 triệu đồng chí thành khẩn khai báo này thì chỉ có 5 đồng rận là hơi thiếu thành khẩn, khai hơi bị sai.

Chú phỉnh thanh tra cũng thông báo có 58 đồng chí bị lộ, tham nhũng 27,5 tỷ đồng và chú phỉnh đã kiến nghị thu hồi 9,3 tỷ đồng, xử lý hành chính 9 tên đồng rận. 

Chú phỉnh không thèm cho biết tại sao chỉ thu hồi 9,3 tỷ đồng thay vì 27,5 tỷ, không giải thích tại sao có 58 con rận bị lộ mà chỉ có 9 con bị ký đầu.

Đồng thời 58 đồng rận tham nhũng mà chỉ có 5 đồng rận khai báo tài sản không trung thực. Tức là có đến 53 con rận tham nhũng nhưng lại thực hiện đúng đạo đức bác Hù trong việc khai báo thành thật gia tài của mình - trong đó có tiền tham nhũng!?

Nghe lời chú phỉnh này mà tin thì... chết liền, chết không kịp ngáp, chết không cần qua tận Paris để mổ cục u trong phổi!