Tuesday, February 28, 2017

Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết

Dân không phải là ruồi muỗi, quan càng không được làm trâu bò, bởi suy cho cùng, một hệ thống chính quyền tốt là hệ thống mà ở đó, mọi tính chất phi con người được triệt tiêu một cách triệt để nhằm đem lại hạnh phúc cho con người, theo ý nghĩa con người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một số điều kiện, dường như đời sống cùa người dân chỉ xếp ngang với ruồi muỗi và cách hành xử của giới quan lại cũng chẳng khác nào trâu bò mấy. Và không phải tự dưngmà câu nói cửa miệng “trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết” lại ứng với chuyện dẹp lề đường ở quận 1, Sài Gòn trong thời gian gần đây.
Ở đây, sao lại có chuyện trâu bò húc nhau? Sao lại có chuyện ruồi muỗi chết?
Bởi suy cho cùng, thân phận của cái mà người Cộng sản vẫn thường rêu rao là chủ của họ và chủ của đất nước cũng như thứ luận điệu luôn giữ vị trí đầy tớ phục vụ cho người chủ Nhân Dân của đảng Cộng sản vốn dĩ là thứ mỹ từ làm vỏ bọc cho những tham vọng và thủ đoạn của họ. Có bao giờ họ làm đầy tớ của nhân dân cho dù chỉ một giờ, thậm chí một phút? Chắc chắn là không! Đó là chưa muốn nói đến việc suốt gần một thế kỉ kể từ khi thành lập đảng đến nay, người Cộng sản chỉ làm một việc duy nhất, đó là lợi dụng, bóc lột và đàn áp nhân dân, áp dụng chính sách ngu dân và vắt nhya6n dân đến tận cốt tủy nếu điều đó có lợi cho đảng. Khi đã vắt kiệt sức nhân dân, đảng cũng sẳn sàng vứt nhân dân như một miếng vỏ chanh không hơn không kém.
Mọi động thái có tính chất tưởng như phục vụ nhân dân, vì dân đều là thứ thủ đoạn bỉ ổi nhất mà người Cộng sản sử dụng khi đồng minh, phe cánh trong nội bộ đảng bị yếu đi. Nghĩa là, hệ thống cầm quyền đảng Cộng sản là một loại tổ chức quyền lực và lợi ích khép kín. Khi có một kẻ nào đó trong nội bộ đảng đứng trước nguy cơi bị loại ra khỏi cuộc chơi hoặc muốn loại đối phương, những kẻ đó sẽ mượn tay nhân dân.
Cụ thể, khi muốn loại một đối thủ nào, nhất định nhân vật rắp tâm loại bỏi đối phương sẽ tìm cách gần với nhân dân, vờ đi thăm cái chợ, hứa nhăng hứa cuội với những người dân mua bán trong chợ và tỏ ra quan tâm đến đời sống người dân. Ví dụ như chuẩn bị bầu cử hội đồng cấp xã, chắc chắn sẽ có vài ông, vài mụ chui xuống các xóm để hỏi han tình hình đời sống bà con, tặng chút quà cho ông A, bà B, quan tấm cái mương dẫn thủy lợi, đi bứt cỏ vài đám lúa. Cấp huyện thì tranh thủ chạy xuống các xã để hỏi han, để tổ chức văn nghệ hoặc tặng quà, cấp tỉnh lại chạy xuống huyện, cấp trung ương lại chạy xuống cấp tỉnh và hứa một thứ gì đó… Thường là mượn tay kẻ thấp hơn mình, mượn đường dư luận để được việc chứ không phải là vận động lá phiếu gì cả. Bởi lá phiếu đã có sắp xếp cả rồi và thằng nào không bỏ phiếu bầu thì thằng đó bị chiếu tới gài, tới chết. Bỏ phiếu chỉ là thủ tục thôi!
Và điều này dẫn đến hệ quả là nhân dân bị lợi dụng, đồng thời cũng bị dính mảnh một khi các bên nổ bom sát hại nhau. Không phải tự dưng mà một ông Phó Chủ tịch quận hay Phó chủ tịch huyện quyền lực suy cho cùng chỉ là tép riu lại dám vung tay đập bỏ mọi thứ hai bên lề đường để lấy lại lòng lề đường trong khi cái hệ thống mà ông ta đập bỏ lại chạm đến quyền lực trung ương, đụng đến không ít các nhóm lợi ích và đặc biệt là ông đã thò gậy chạm đến nanh nọc nơi hang hùm. Thử hỏi, những công ty, tập đoàn hay doanh nghiệp nếu không có thế lực, nếu không có cái dù đủ mạnh thì họ có dám lộng hành xây dựng hàng rào lấn chiếm vỉa hè, xây dựng lô cốt bên lề đường gọi là trạm bảo vệ, rồi tự sơn vạch trên lề đường để đậu xe? Nhưng ở đây, Phó chủ tịch quận ngang nhiên cho đập, ngang tàng dằng mặt các thế lực phía sau những cái trạm gác, những vạch sơn để xe?
Chắc chắn là không đơn giản, đây là một cuộc chiến giữa các thế lực và lấy lại lòng lề đường chỉ là một tốp lính đánh trận theo ủy nhiệm của bề trên. Đánh nhau là ở cấp trên, cao hơn nhiều, cấp dưới chỉ mượn danh pháp luật để đấu với nhau, súng đạn, dao kéo và thuốc kích thích hiếu chiến đều do bề trên ban cho. Hay nói một cách cụ thể, đây là cuộc chiến giữa trâu bò giữa các phe quyền lực chí trị và các nhóm lợi ích. Và cuộc húc nhau giữa trậu bò hăng đến độ làm chết không ít ruồi muỗi.
Thử nghĩ, ngoài các tòa nhà cao tầng bị đụng chạm đến cái quyền tự cho phép mình đỗ xe trên lề đường, tự vạch mốc sơn để tạo không gian của cơ quan, người đi bộ không được bước vào… thì còn biết bao nhiêu gánh hàng rong, bao nhiêu chiếc bàn con bày ra vỉa hè để kiếm sống, mỗi chiếc bàn, mỗi cục gạch báo hiệu có bán xăng lẻ, mỗi chiếc giỏ đựng trái cây, mỗi gánh rau củ, thúng xôi, gánh chè hay xe cà phê… Tất cả đều chứa đằng sau nó cả một gia đình, cả một thân phận cũng như số phận và tương lai của gia đình đó.
Và đương nhiên, quận 1 sẽ có hàng ngàn gia đình, hàng ngàn gánh hàng rong, bà xôi, bà bún bò, bà bánh bèo bánh xèo bánh đúc bánh bao bánh chưng đậu hủ bánh mì cà phê hủ tiếu… phải trôi dạt về một phương nào đó trong cuộc đụng độ của trâu bò này. Và như vậy, cũng đồng nghĩa với hàng ngàn gia đình phải ngưng trề, chén cơm thêm vơi và nguy cơ bỏ học, nguy cơ không có tiền để thuê nhà cùng hàng triệu nguy cơ khác đang rình rập.
Vấn đề dọn dẹp lòng lề đường thì tốt thôi, cũng nên có. Nhưng dọn dẹp theo kiểu đằng đằng sát khí và làm được là làm như vậy, xét cho cùng có vẻ không mang tính khoa học mà có chút gì đó hằn học, thể hiện sự hung tợn, quyết liệt nhiều hơn là kỉ cương, pháp luật. Và ở đây trâu nào húc bò nào, có lẽ phải đợi đến vãng trận mới rõ. Tin là chẳng bao lâu nữa đâu. Chỉ tội cho nhân dân mãi sống với thân phận của ruồi muỗi, phải chịu hết nỗi khổ này sang nỗi đau nọ và cứ mỗi trận húc nhau của trâu bò, lại thêm một lần ruồi muỗi phải chết.
Một đất nước mà số đông mang danh là ông chủ, bà chủ lại bé mọn như ruồi muỗi, kẻ đóng vai đầy tớ lại hung hãn và hành xử như trâu bò. Trâu bò càng húc nhau thì ruồi muỗi càng bị bẹp dí như vậy gọi là gì nhỉ?!

Nhà thờ Thủ Thiêm, nạn nhân của ai?



Nhà thờ Thủ Thiêm, Chùa Liên Trì cùng hằng hà sa số cơ sở tôn giáo khác đã và sắp biến mất trên toàn quốc phải chăng là thực tế khách quan về phát triển như nhiều giới chức trách nhiệm phát biểu trong mấy lúc gần đây?
Không có thực tế khách quan ấy, nếu luật sở hữu đất đai của Hiến pháp Việt Nam không ghi rằng Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý.
Đây mới là thực tế rất khách quan. Và hơn thế nữa luật này đã và đang nhấn lòng tin, của cải vật chất, di sản văn hóa và con người Việt Nam xuống chiếc mồ tập thể mang tên “sở hữu đất đai”
Người Cộng sản đấu tranh cướp chính quyền từ quyền sở hữu ruộng đất. Địa chủ phú hào là kẻ thù của nhân dân vì sở hữu đất đai nên cần cần phải bị tiêu diệt. Lá cờ đầu đấu tranh ấy đã giúp cho cộng sản giành chiến thắng tại hầu hết các vùng nông thôn hẻo lánh. Và cũng từ đó họ hiểu rõ: khi người dân làm chủ mảnh đất của mình thì lúc đó sức mạnh của Đảng Cộng sản sẽ bị thu nhỏ lại. Điều kiện tất yếu này là quy luật, nó trở thành cương lĩnh bất thành văn của Đảng và giá nào cũng phải đấu tranh đưa nó vào Hiến Pháp. Khi đã thành luật, mọi nỗ lực thay đổi sẽ hạn chế và Đảng sẽ rảnh tay dùng sức mạnh của mình để quản lý quần chúng.
Khi nhà nước quản lý tức là người giữ tay hòm chìa khóa, nhà nước toàn quyền định đoạt việc sở hữu đất đai. Ban phát cho ai lúc nào, tịch thu của ai tại đâu, đều được tính toán và thực hiện một cách công khai bài bản.
Bài bản quen thuộc nhất để tịch thu đất đai là phát triển đô thị và những cơ sở tôn giáo sẽ là nạn nhân cuối cùng sau khi đền bù, giải tỏa cho người dân. Những cơ sở này không thể thoát khỏi chiếc búa giải tỏa khi nó đứng chơ vơ một mình giữa khoảng trống rợn người của hoang tàn sau khi giải tỏa trắng.
Những cơ sở tôn giáo luôn được sở hữu bởi tập thể có tổ chức hay một cộng đồng có niềm tin chung về tôn giáo. Những cơ sở này trong quá khứ của chế độ cũ chúng đương nhiên được cấp giấy chứng nhận sở hữu vì đã mua đất, xây dựng cơ sở trên mảnh đất ấy và sinh hoạt của họ đương nhiên được bảo vệ và thậm chí giúp đỡ từ nhà cầm quyền.
Nhưng với chế độ hiện nay thì khác, sự hiện diện của họ là rào cản cho quyết tâm xóa trắng quyền tư hữu đất đai. Cơ sở tôn giáo còn là nơi nuôi mầm hậu hoạn do yếu tố tự do tôn giáo vì thế giải tỏa chúng sẽ là  một công đôi chuyện, biến mất trong trí nhớ người dân, kể cả tín đồ của nó.
Nhà thờ Thủ Thiêm, một di tích tôn giáo có thể xem là di sản văn hóa nếu nó nằm trong một thể chế dân chủ. Trước tin nó sắp biến mất như những công trình khác, đại sứ quán Canada tại Hà Nội đã chính thức ra văn bản kêu gọi chính phủ Việt Nam xem xét lại việc giải tỏa nhưng đáp lại là sự im lặng như thường lệ của nhà cầm quyền.
Phát triển đô thị tại sao nhất thiết phải phá bỏ di sản văn hóa là câu hỏi chưa bao giờ được nhà nước chính thức trả lời trong khi nó tiếp tục được triển khai khắp nơi, từ Hà Nội tới Sài Gòn nơi di sản văn hóa chỉ còn lại trên đầu ngón tay và tiếp tục chờ ngày “phán xét”
Thì ra, đảng Cộng sản đã tính toán kỹ lưỡng từ ngày mới bắt đầu nắm chính quyền. Hiến pháp được xào nấu. Điều 4 khống chế cái đầu dân chủ. Điều 53 : "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý."
Để ra vẻ khách quan, đất đai gộp chung với tài nguyên nước khoáng sản… là cách đánh tráo khái niệm rõ ràng nhất. Đất hoang hóa khi được người dân đổ công sức ra khai khẩn như thời kỳ miền Nam mở cõi nếu không được nhìn nhận qua luật tư hữu thì liệu có một miền Nam trù phú như hiện nay không? Người nông dân và quyền tư hữu là sức dính kết làm cho con người không ngại gian khổ để khai thác đất đai. Mất đi cái quyền sở hữu những gì mình đổ mồ hôi ra gầy dựng là sự bất công cao nhất đối với dân chúng.
Dân oan cả nước đang đại diện cho sự bất công này.
Nhà thờ, đền chùa miếu mạo cũng không khác.
Đất đai nơi cơ sở tôn giáo đang chiếm ngự, lòng tin của tín đồ, giáo dân không thể tách rời nơi mà nhiều thế hệ con cháu họ đã kết nối với niềm tin. Xóa bỏ ký ức tôn giáo là tội ác. Xóa bỏ một mảnh đất cộng thêm cơ sở tôn giáo Đảng Cộng sản đang phạm tội hai lần.

Quyền lực thuộc về nhân dân


Trong bài này, chúng ta đề cập đến một sự hiểu nhầm khác, một sự hiểu nhầm đang rất phổ biến hiện nay : sự hiểu nhầm về chế độ chính trị hiện hành.
Khẩu hiệu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằngdân chủvăn minh” được chăng đầy các đường phố, và ghi đầy trên trên báo Đảng nhằm khiến người dân hiểu nhầm rằng Việt Nam là một nước dân chủ.
Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ đều ghi : « Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân ». Điều này cũng tạo sự hiểu nhầm về bản chất của Nhà nước Việt Nam.
Hồ Chí Minh trong nhiều bài viết cũng nói đến chuyện phải xây dựng và thực hành dân chủ, phải để cho nhân dân làm chủ…
Tất cả những điều trên đây đều khiến người dân Việt Nam tưởng nhầm rằng mình đang sống trong một chế độ chính trị dân chủ. Tôi nói « tưởng nhầm », bởi vì trong thực tế, chế độ chính trị ở Việt Nam không phải là một chế độ chính trị dân chủ. Nó là độc tài độc đảng, hay toàn trị, thì còn phải bàn bạc và phân định. Nhưng điều chắc chắn Việt Nam hiện nay không phải là một thể chế chính trị dân chủ. Đây là lý do khiến hiện nay nhiều người đặt vấn đề về việc dân chủ hoá Việt Nam, và nhiều người đang đấu tranh cho quá trình dân chủ hoá thể chế chính trị Việt Nam.
Theo định nghĩa phổ biến, một chế độ chính trị dân chủ là một chế độ mà trong đó quyền lực thuộc về nhân dân. Quyền lực thuộc về nhân dân có nghĩa là gì ? Làm sao mà toàn bộ nhân dân có thể nắm quyền ?
Dĩ nhiên, tất cả mọi người dân trong một xã hội đều không thể trực tiếp nắm quyền. Vậy thì sao có thể nói quyền lực thuộc về nhân dân ?
Nhân dân thể hiện quyền lực của mình theo cách nào. Theo một số hình thức sau đây :
  1. Người dân trực tiếp thông qua các luật và các quyết định quan trọng của quốc gia, và trực tiếp chọn các đại diện hành pháp cho mình. Hình thức này gọi là dân chủ trực tiếp. Trong một nền dân chủ trực tiếp, công dân trực tiếp thực hiện quyền của mình, không qua các tổ chức đại diện.
  2. Người dân bầu ra các đại diện của mình, các đại diện này làm việc theo một nhiệm kỳ được giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Các đại diện này sẽ quyết định các luật và các công việc hành pháp. Hình thức này gọi là dân chủ đại diện.
  3. Người dân được mời tham gia quyết định một số luật, thông qua trưng cầu dân ý, hoặc để bác bỏ một dự án luật, hoặc để đề nghị một dự án luật. Hình thức này gọi là dân chủ bán trực tiếp.
Ngày nay, các nền dân chủ đều chọn hình thức dân chủ đại diện, bởi vì việc toàn bộ nhân dân trực tiếp thông qua các luật và các quyết định quan trọng không phải một việc dễ thực hiện.
Vì sao nói Việt Nam không phải là một thể chế dân chủ, dù rằng Hiến pháp có ghi quyền làm chủ thuộc về nhân dân ?
Người dân Việt Nam trên thực tế không có quyền quyết định các đại diện lãnh đạo của mình. Bởi vì điều 4 Hiến Pháp quy định quyền lãnh đạo thuộc về Đảng cộng sản. Và trên thực tế, chỉ có đảng cộng sản có quyền lãnh đạo mà thôi. Trên thực tế, danh sách lãnh đạo là do ĐCS chọn, chứ không phải do dân chọn.
Nếu quyền lực thuộc về nhân dân, thì nhân dân sẽ tự chọn lãnh đạo cho mình, dù những người đó có thuộc ĐCS hay không. Nếu quyền lực thuộc về nhân dân, thì nhân dân có quyền thành lập các tổ chức chính trị của mình, và các tổ chức đó không nhất thiết phải lấy chủ nghĩa cộng sản làm phương châm tư tưởng, mà có thể lấy bất kỳ khuynh hướng tư tưởng nào. Sự tồn tại các tổ chức chính trị khác nhau là một điều kiện căn bản cho một hệ thống chính trị dân chủ. Vì chính các tổ chức chính trị này đại diện cho người dân về các khuynh hướng chính trị.
Chúng ta vừa chứng kiến bầu cử tổng thống ở Mỹ, và đang chứng kiến bầu cử tổng thống ở Pháp. Chúng ta đã thấy người dân chọn đại diện của mình như thế nào. Chúng đã thấy thế nào là bầu cử dân chủ và thế nào là tranh cử dân chủ. Nhưng những người sống ở Việt Nam thì không được chứng kiến trực tiếp, nên tôi nêu ra đây vài điểm, để làm rõ hơn vấn đề.
Trong một chế độ dân chủ, khi muốn ra làm lãnh đạo phải tiến hành chiến dịch tranh cử. Tranh cử là gì ? Là tự giới thiệu chương trình chính trị của mình cho người dân được biết, là nói rõ nếu được dân bầu lên làm lãnh đạo thì sẽ làm gì, về kinh tế, về chính trị, về giáo dục, về môi trường, về quốc phòng… Chương trình chính trị phải nêu cụ thể những việc sẽ làm để giải quyết các vấn đề đang tồn đọng của quốc gia và để phát triển quốc gia.
Và đấy cũng là cách duy nhất để người dân đưa ra quyết định lựa chọn. Bởi vì nếu các ứng viên vào chức vụ lãnh đạo không đưa ra chương trình hành động của mình, thì người dân sẽ không biết tại sao mình phải bầu người ấy làm đại diện cho mình trong việc quyết định các vấn đề chung của cộng đồng, cũng tức là các vấn đề của chính mình ?
Dừng lại ở đây để nói rằng ở Việt Nam không có tranh cử. Tất cả các kỳ thay đổi lãnh đạo, người dân chỉ được phát cho một cái danh sách do ĐCS chọn ra, với vài dòng tiểu sử. Người dân Việt Nam không hề biết người mà mình phải bầu sẽ làm gì cho đất nước, sẽ làm gì cho cộng đồng. Và chỉ có trong một chế độ độc đảng như ở Việt Nam mới xảy ra chuyện chưa bầu mà người dân đã biết ai giữ chức vụ nào. Tin đồn thổi lang thang nhiều tháng trước khi bầu vậy mà tới ngày bầu cử thì đúng y hệt.
Bầu cử trong một chế độ dân chủ không thể có chuyện biết trước ai sẽ được bầu. Bởi vì sự lựa chọn của người dân sẽ thay đổi tuỳ theo ứng xử, hành động và sự phát triển của chương trình của các ứng viên. Và các ứng viên vào chức vụ lãnh đạo sẽ phải chịu mọi sự phân tích, mọi bình luận, mọi chỉ trích, từ tất cả các hướng. Phân tích, bình luận cũng là một thứ quyền lực của nhân dân. Quyền lực này tác động lên các ứng viên, buộc họ phải thể hiện một cách tốt nhất, từ bản lĩnh, đến chương trình chính trị, đến phát ngôn, đến việc tổ chức các buổi gặp gỡ với cử tri... Các ứng viên vào chức vụ lãnh đạo còn phải tranh luận trực tiếp với nhau để cho người dân có điều kiện so sánh trực tiếp họ với nhau, để dễ dàng hơn khi họ quyết định chọn ai.
Ở Việt Nam hoàn toàn không có những hoạt động này. Người dân không biết vì sao mình phải bầu cho một ai đó. Đấy là vì do ĐCS quyết định hết. Hậu quả của việc người dân đánh mất quyền lực là gì ? Là lãnh đạo muốn làm gì thì làm, bất chấp mọi hậu quả. Hậu quả của việc người dân đánh mất quyền lực của mình  là giờ đây Việt Nam đối diện với nguy cơ trở thành một phiên thuộc kiểu mới cho Trung Quốc, đối diện với hiểm hoạ huỷ diệt môi trường, hiểm hoạ ung thư, bệnh tật đủ các loại, đối diện với một nền giáo dục băng hoại, một nền văn hoá xuống cấp. Bởi vì những người được ĐCS chọn vào vị trí lãnh đạo chỉ bị một áp lực duy nhất thôi, đó là áp lực của đảng. Họ không phải chịu áp lực của người dân, họ không phải chịu áp lực của báo chí, không phải chịu áp lực của luật pháp. Và khi ĐCS đánh mất tinh thần trách nhiệm, khi ĐCS đã tự đối lập mình với nhân dân, coi đất nước chỉ là phương tiện để thực hiện một mục đích duy nhất là bảo vệ quyền lực của đảng, đặt đảng lên cao hơn Tổ quốc và nhân dân, thì những người lãnh đạo do đảng chọn cũng sẽ chỉ thực hiện một mục đích đó mà thôi (dĩ nhiên là cả quyền lợi cá nhân của họ).
Tất cả những vấn đề của Việt Nam hiện nay có nguyên do ở chỗ người dân đánh mất quyền lực của mình, đánh mất quyền quyết định. Và có lẽ đa số đang không ý thức được điều đó. Muốn giải quyết các vấn nạn hiện nay, người dân Việt Nam, không có cách nào khác, phải lấy lại quyền lực của mình, phải lấy lại quyền tự quyết, phải lấy lại quyền chọn lãnh đạo cho mình.
Paris, 28/2/2017
Nguyễn Thị Từ Huy

Việt Nam 'chưa thể làm cách mạng màu'

 Theo VOA-01/03/2017
Những trang mạng xã hội như Facebook là phương tiện thông tin hữu hiệu của những người đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam.
Những trang mạng xã hội như Facebook là phương tiện thông tin hữu hiệu của những người đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam.

Thông tin chưa bao giờ bùng nổ như thời điểm hiện nay và đang chi phối các vấn đề chính trị từ diễn đàn quốc tế đến các địa phương xa xôi.
Với một đoạn video đăng trên Youtube hay Facebook, một nhà hoạt động xã hội có thể kêu gọi mọi người dùng truyền thông xã hội để bày tỏ quan điểm, chống lại sự kiểm duyệt độc tài của nhà nước, và cổ súy cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.
Truyền thông dùng mạng xã hội tại Việt Nam hiện nay là một công cụ hữu hiệu giúp phong trào dân chủ mở rộng và ngày càng hoạt động hiệu quả. Đó là nhận định của blogger và nhà báo Uyên Vũ, người vừa có bài phát biểu tại “Hội luận Nhân quyền Việt Nam” ngày 27/2 vừa qua tại Garden Grove, California.
Nhà báo Uyên Vũ cho VOA Việt Ngữ biết:
“Những ngôi làng ở phía Bắc hay trên Cao nguyên cùng với sự hỗ trợ của Internet, mạng xã hội đã thu hút và hấp dẫn hầu hết giới trẻ. Từ các cô cậu bước vào tuổi mới lớn, biết sử dụng thành thạo cellphone. Họ có thể quay phim, ghi âm, chụp hình và qua các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tweeter… họ lập, họ truyền trải thông tin ngay lập tức ra toàn thế giới. Theo tôi, với sự bùng nổ thông tin như hiện nay, mạng xã hội đúng là một công cụ hết sức hữu hiệu, đặc biệt cho các phong trào đấu tranh cho dân chủ.”
Mạng xã hội giúp người dân ý thức về xã hội mình đang sống, về nền chính trị chi phối vận mệnh của mình.
“Đặc biệt đối với những người đấu tranh dân chủ, họ ý thức được thông tin chính là sức mạnh, là công cụ để góp phần phá vỡ bức màng trướng đang che phủ bí mật của một xã hội thiếu dân chủ. Họ biết rằng qua thông tin, người dân ý thức hơn về xã hội mình đang sống, về nền chính trị mang chi phối vận mệnh của mình.”
Nhiều nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam đã biết tận dụng các blog sơ khai cho đến các mạng phong phú và hiện đại, và hiện nay họ có thể tường thuật trực tiếp qua “livestream” ngay khi sự việc đang xảy ra. “Không có gì chứng minh một cách minh bạch và cụ thể cho sự thật đang xảy ra bằng việc quay phim trực tiếp,” blogger Uyên Vũ cho biết.
Nhận định về việc các nhà đấu tranh cho dân chủ trong nước sử dụng mạng truyền thông bị chính quyền trấn áp, từ việc áp dụng các qui định hành chính đến sách nhiễu người dùng Internet, nhà báo Uyên Vũ cho biết:
“Một thể chế độc tài như chính quyền Việt Nam khi họ ý được sức mạnh của mạng xã hội, sức mạnh của nhân dân qua truyền thông, thì họ đã tìm cách ngăn ngừa. Rõ ràng không ai muốn thể chế của mình bộc lộ ra những điểm xấu. Họ sẽ dùng những đòn răn đe để kìm hãm vì họ biết họ không thể ngăn chặn được tất cả. Nếu mà họ dùng các biện pháp hành chính chắc chắn cũng làm cho một số người chùn bước, nhưng càng có số đông thì nhà cầm quyền càng khó để ra tay đàn áp hay ngăn chặn. Điển hình như nick Dưa Leo, bắt đầu họ chỉ có răn đe, nhưng họ thấy tất cả mọi người cùng ủng hộ anh Dưa Leo thì họ lại ngại va chạm. Cho nên bằng mọi cách chúng ta nên hỗ trợ nhau về truyền thông để vượt qua đòn thép của nhà cầm quyền.”
Nhà báo Uyên Vũ nói rằng các nhà dân chủ nên tận dụng mạng truyền thông xã hội để tiếp cận với người dân và quốc tế, tuy nhiên để thực hiện một cuộc cách mạng màu thì phải thận trọng.
“Theo tôi thấy Việt Nam hơi khác những người từng cách mạng màu, cách mạng hoa, những người hoạt động xã hội Việt Nam ý thức được rằng có những cuộc cách mạng thành công nhờ mạng xã hội, nhưng với thể chế của Việt Nam có những đặc thù do nỗi sợ còn quá lớn, từ lâu đã đánh mất ý thức về dân chủ về pháp quyền, nên cần phải thực hiện các bước đi từ từ. Rõ ràng nếu mình chưa chuẩn bị đến nơi đến chốn mà bước một phát tới cách mạng thì sẽ gây thiệt hại lớn.”
Mạng xã hội tuy rất hiệu quả nhưng nó cũng là “con dao hai lưỡi” có thể phản tác dụng cho phong trào dân chủ. Nhà báo Uyên Vũ phân tích thêm: “Chính quyền Việt Nam thấy được mặt trái này nên lập ra các ‘binh chủng’ chuyên gây nhiễu loạn, phá rối thông tin trên mạng xã hội. Nếu không tỉnh táo thì chúng ta có thể sa vào các bẫy truyền thông của nhà nước.”

Xung đột có bạo lực của công nhân, giọt nước tràn ly

 Kính Hòa, phóng viên RFA 2017-02-28  
Hàng ngàn công nhân bao vây trụ sở công ty Samsung Bắc Ninh hôm 28/02/2017.
Hàng ngàn công nhân bao vây trụ sở công ty Samsung Bắc Ninh hôm 28/02/2017. Ảnh chụp từ video
Ngày 28 tháng hai, công nhân ở nhà máy Samsung tại Bắc Ninh có xung đột với các nhân viên quản lý người Hàn quốc.
Ngày 22 tháng hai, công nhân tại Đồng Nai ném đá làm hư hại xe của lực lượng cảnh sát, khi chiếc xe này cán nát một chiếc xe gắn máy của công nhân.
Như vậy ngoài các cuộc đình công đòi tăng lương và phúc lợi, cũng đã xảy ra những xung đột vì nhiều lý do khác liên quan tới công nhân, và mang tính chất bạo lực.
Giọt nước tràn ly
Ông Nguyễn Vũ Bình, người từng làm việc biên tập cho Tạp chí Cộng sản của đảng cộng sản Việt Nam, và ông Nguyễn Thiện Nhân, thường theo dõi các hoạt động của công nhân tại khu vực Bình Dương Đồng Nai, đều có cùng suy nghĩ rằng những hành động của công nhân qua những sự việc vừa qua thể hiện một sự dồn nén lâu dài những điều mà họ thấy khó chịu. Ông Nhân nói tiếp:
Những chuyện xung đột xảy ra thường xuyên, nhưng ở những mức độ khác nhau, từ chuyện nhỏ, dồn nén ra chuyện lớn. Rồi cuối cùng nó thành chuyện giọt nước tràn ly, bùng nổ mâu thuẫn thành ra bạo động.”
Trong một lần trao đổi với chúng tôi trước đây về chuyện những xô xát bạo lực giữa dân chúng và lực lượng công quyền, nhà văn Phạm Đình Trọng có nói rằng dân chúng sử dụng bạo lực để đối lại với những biện pháp trấn áp bạo lực của nhà cầm quyền.
Nói về nguyên nhân của vụ công nhân ném đá làm hư hỏng xe cảnh sát tại Đồng Nai, ông Nhân nhận xét:
Cái đó là do lỗi của chính quyền, bởi vì chính quyền độc quyền truyền thông, nói không đúng sự thật, bóp méo sự thật, bao giờ cũng bênh vực cho bộ máy cầm quyền, nhất là công an. Khi một sự việc xảy ra, họ không thể nhờ đến pháp luật, hay cơ quan chính quyền, cho nên họ đoàn kết lại để giải quyết. Tất nhiên có những giải quyết không đúng pháp luật, bởi vì sự bức xúc lên tột độ, cho nên mới xảy ra bạo động
Bên cạnh sự xung đột với các lực lượng công quyền, những xô xát bạo lực cũng thường xảy ra giữa công nhân Việt Nam và các đốc công, bảo vệ người nước ngoài, như trường hợp xảy ra ở nhà máy của công ty Samsung vào ngày 28 tháng 2. Ông Nguyễn Thiện Nhân nói tiếp:
Người Việt Nam có tinh thần dân tộc rất là cao, do đó họ tự ái khi mà người của các quốc gia giàu có hơn mang tiền qua đầu tư và đè đầu cưỡi cổ người dân Việt Nam. Cái tinh thần dân tộc, sự tự ái nổi lên, đẩy mâu thuẫn lên cao hơn.”
Điều kiện sống khó được cải thiện
Kể từ khi Việt Nam mở cửa chấp nhận kinh tế thị trường, nhiều nhà máy được xây lên, rất đông nông dân đến làm việc trong các nhà máy đó, dần dần hình thành một lực lượng thợ thuyền trong các khu công nghiệp, và đô thị. Nói về đời sống người công nhân, ông Nguyễn Vũ Bình cho biết:
“Công nhân và nông dân là hai lực lượng thu nhập thấp nhất của xã hội hiện nay. Công nhân thì cao hơn nông dân một ít, nhưng mà lại bị o ép về mặt thời gian. Và môi trường làm việc rất là căng thẳng.”
Khi một sự việc xảy ra, họ không thể nhờ đến pháp luật, hay cơ quan chính quyền, cho nên họ đoàn kết lại để giải quyết.
-Ông Nguyễn Thiện Nhân
Trong một môi trường làm việc căng thẳng, thu nhập thấp trong điều kiện vật giá gia tăng, nhưng lại đông đúc và phần nào có tổ chức, sống gần nhau, trong các nhà máy, sự phản ứng của công nhân đối với những khó chịu bực bội của họ ngày càng tăng. Liệu những điều kiện đó có thể trở thành một lực lượng đe dọa sự ổn định của xã hội hay không, Ông Nguyễn Vũ Bình nói tiếp về cách của cơ quan công quyền đối xử với những phản ứng của công nhân:
“Thực ra chưa phải đến bây giờ, mà trước đây người ta đã thấy đó là sự đe dọa. Mà cái cách ứng xử của người ta là luôn luôn tìm thủ đoạn để trấn áp, hoặc tìm cách xoa dịu, chứ người ta không tìm cách ứng xử hợp lý để giải quyết nhu cầu đòi hỏi hoặc cái quyền của người công nhân. Họ không xử lý theo hướng đó.”
Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế sống ở Hà Nội, thì để tăng lương cho công nhân Việt Nam không phải là chuyện dễ dàng, vì nó cần phải kèm theo sự tăng năng suất lao động nữa, và đó là điều mà các nhà quản lý Việt Nam cần lưu ý.
Về điều kiện sống của công nhân Việt Nam, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết là hiện nay các chủ nước ngoài thuê lao động Việt Nam đang có khuynh hướng chỉ dùng người lao động cho đến 40 tuổi, và thay bằng những người trẻ tuổi hơn. Bên cạnh đó, nhiều chủ đầu tư nhỏ cũng hay giật tiền lương của công nhân, thậm chí trốn đi mất tích, để lại nhiều công nhân làm việc không công. Ông nói tiếp:
“Bởi vì vậy sự thiệt thòi cho người lao động rất là lớn. Có sự thiệt thòi như vậy, người lao động phải tìm hình thức để phản đối. Những hình thức như đình công, cho đến những hình thức khác có sự bột phát và có biểu hiện bạo lực. Đó là những điều cần phải tránh.”
Giai cấp công nhân bị bỏ quên
Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, việc hình thành các tổ chức công đoàn độc lập của chính người công nhân là một việc rất cần phải làm để các bên có thể dễ dàng đi đến giải quyết các bất đồng hơn. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng các giới chức công đoàn ở địa phương phải làm việc nhiều hơn để hiểu rõ người công nhân hơn. Về những thủ lĩnh công nhân trong các nhà máy, ông nói tiếp:
“Các doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài cũng có tổ chức công đoàn, tuy vậy, các nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát chặt chẽ sự hoạt động của tổ chức công đoàn này, và nếu như đại diện công đoàn mà có thái độ đấu tranh đối với họ, thì thường họ sa thải người đó. Cho nên chúng ta cần phải tổ chức tốt hơn hoạt động công đoàn, và người thủ lĩnh công đoàn có lẽ phải không phụ thuộc vào tiền lương của chủ doanh nghiệp, thì lúc bấy giờ hoạt động công đoàn mới có hiệu quả hơn.”
Đối với ông Nguyễn Thiện Nhân, chuyện xung đột giữa công nhân dù là với cơ quan công quyền, hay với giới quản lý nước ngoài thì đều có nguyên nhân là thể chế chính trị của Việt Nam cả, và điều đó cần thay đổi.
Thiệt thòi cho người lao động rất là lớn. Có sự thiệt thòi như vậy, người lao động phải tìm hình thức để phản đối. Những hình thức như đình công, cho đến những hình thức khác có sự bột phát và có biểu hiện bạo lực.
_Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
Xin nhắc lại là thể chế chính trị của Việt Nam hiện nay do đảng cộng sản lãnh đạo, một đảng tự cho mình là người đại diện cho giai cấp công nhân. Nhưng có lẽ vấn đề công nhân tại Việt Nam lại là một vấn đề rất nhạy cảm, như lý do mà một nhà nghiên cứu xã hội học tại Việt Nam đưa ra khi từ chối bình luận với chúng tôi về những xung đột liên quan tới công nhân vừa qua.

Chí Phèo Đoàn Ngọc Hải

Người Quan Sát (Danlambao) - Tiếp nối "công trình mị dân" được đảng cộng sản từng bước "triển khai" từ đầu năm, Phó Chủ tịch Quận 1 thành hồ là Đoàn Ngọc Hải đã lên đồng tại vỉa hè Hồ Chí Minh. Hình ảnh ông quan phó thân chinh cầm còi, nhăn nhó xuống đường phát động chiến dịch giải phóng vỉa hè Hồ Chí Minh đã gây nóng vỉa hè dưới đất cũng như trên mạng trong nhiều ngày qua.

Thay vì đưa lên chương trình, kế hoạch và sau đó để cho những bộ phận trách nhiệm thi hành, ông quan phó đã xăng quần, lội xuống lề đường thân chinh trận mạc làm sạch bóng quân thù đang bám đường mà sống.

Khác với các diễn viên khác, đóng tuồng một tích tắc rồi chuồn, quan phó Đoàn Ngọc Hải đã khẳng định rằng không làm kiểu "bắt cóc bỏ đĩa". Quan phó sẽ tiến hành liên tục trong suốt năm, đến khi nào hoàn tất được sự nghiệp giải phóng vỉa hè Hồ Chí Minh để trả lại cho dân Sài Gòn mới chịu thôi. Sự nghiệp này được tổng tấn công theo tinh thần:

Đánh cho quán cút, tiệm nhào
Đánh cho chết mẹ đồng bào bán rong.

Những người bán rong này trong nhiều năm qua đã đóng tiền mãi lộ cho các côn an côn đồ, các quan nhớn, quan nhỏ để lê la bên đường Hồ Chí Minh kiếm sống, bây giờ nhờ ơn bác đảng nên cuộc đời hàng rong đã được giải phóng.

Trong chiến dịch giải phóng này, cũng giống các đồng chí ngày xưa từ trên rừng nhào xuống đồng bằng, chiếm cứ đạp đồng đài của miền Nam, quan phó thay vì cầm súng thì cầm phone Vertu thứ xịn, đeo đồng hồ Patek Philipe thứ siêu để mắng sa sả vào mặt người dân đang kiếm sống. Hoàn toàn không có quy trình đâu là điều khoản pháp luật, đâu là nghĩa vụ lập biên bản và đâu là phần xét xử. Tất cả được hành xử như một ông trời con quan lại thời phong kiến. Trong khi đi hò hét giải phóng vỉa hè Hồ Chí Minh, chính Đoàn Ngọc Hải đã là một người không biết thượng tôn pháp luật.

Ông quan chí phèo này vung miệng gọi dân bằng nó ("ở đây nó biết rồi, nó dọn hết rồi... Đấy! Anh em báo hết rồi. Tôi nói các đồng chí, cứ như thế này thì bao giờ mới làm được").

Ông gọi dân là "em". Và khi "em" mở miệng xin rút kinh nghiệm thì ông quan phán: "bây giờ ai cũng rút kinh nghiệm hết thì xã hội này nó loạn".

Thế thì truyền đời cộng sản từ Hồ Chí Minh ở hang Pắc Pó cho đến lúc Hồ Chí Minh trở thành cái hòn của Sài Gòn, bè lũ nào đã rút kinh nghiệm muôn năm?

Làm cho vỉa hè quang đãng, trả lại lối đi cho người đi bộ là một việc làm chính đáng và là trách nhiệm của các bộ phận quản lý đô thị - không riêng gì ở quận 1 thành hồ mà trên địa bàn cả nước. Các quan chức thành hồ đã chọn đúng ước muốn của nhiều người để làm vở tuồng mị dân.

Nhưng thử hỏi trên đất nước này, có bao nhiêu vỉa hè bị choáng chỗ vì người dân buộc phải lê la kiếm sống từ sau ngày các quan và chiếm đóng và ăn cướp toàn bộ vỉa hè miền Nam? từ sau ngày các quan từ những tên vô sản ngày nay trở thành những ông quan mang đồng hồ Patek Philipe và dùng phôn Vertu?

Từ vỉa hè Hồ Chí Minh sang đến... vỉa hè Biển Đông: các chí phèo Ba Đình có ngon ra giải phóng đám Tàu khựa đang liếm sạch biển cả với lưỡi bò chín khúc đi! Hay lại bám bờ triền miên để kiếm tiền và bám ghế và người dân nghèo phải bám vỉa hè để kiếm sống từ sau cái ngày giặc Hồ từ miền Bắc vô Nam lập nên chế độ độc tài toàn trị Cướp Sạch?




01.03.2017

Cuộc đối đầu giữa Công giáo và Cộng sản

Phong Phạm (Danlambao) - Cuộc đối đầu của 2 lực lượng Công giáo và Cộng sản hiện đang ngày càng rõ nét. Sau nhiều thập niên ẩn mình, cũng như đã chịu nhiều bách hại từ nhà cầm quyền CSVN, Công giáo mà đặc biệt là tại các địa phương ở miền Trung và miền Bắc, nơi ý thức tôn giáo và lòng sùng kính Thánh giá đặc biệt hăng say, nhưng cũng là những nơi chịu rất nhiều đau khổ từ những vụ hạch sách, đàn áp dưới ách cộng sản trong nhiều thập niên. Nay, Công giáo đã lấy lại tư thế, trở nên can đảm hơn, rõ ràng hơn và dần dần trở thành lực lượng đối đầu mạnh mẽ và kiên quyết nhất đối với nhà cầm quyền CSVN.

Trên thực tế, mối quan hệ này chưa bao giờ được êm ả, cho dù gần đây vẫn có những giao tiếp về ngoại giao và các cuộc thăm viếng của những người cầm đầu của nhà nước CSVN đến Vatican và ngược lại.

Một phần của những mâu thuẫn vẫn chưa được giải quyết này là việc: sau năm 1975 CSVN đã buộc đóng cửa nhiều nhà thờ, quốc hữu hóa nhiều cơ sở của Giáo hội Công giáo trên danh nghĩa là tiếp quản (?), dùng danh nghĩa trưng thu hoặc mượn nhưng thực tế là cướp đoạt. Việc trưng dụng đất đai của nhà cầm quyền CSVN là một trong những nguyên nhân chính làm cho mối quan hệ giữa đảng / nhà nước cộng sản và Giáo hội Công giáo rạn nứt trầm trọng. Ở miền Nam Việt Nam, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, rất nhiều đất đai, tài sản của Giáo hội Công giáo cũng như các tôn giáo khác bị nhà nước cộng sản trưng dụng vào những mục đích khác nhau. Chỉ riêng giáo phận Sài Gòn, đã có hơn 400 cơ sở và rất nhiều đất đai và tài sản khác của giáo hội Công giáo bị chiếm đoạt và tịch thu, còn tại Hà Nội thì hơn 95 cơ sở bị cướp đoạt.

Mặt khác, với chủ trương đàn áp Công giáo của CSVN ngay từ những năm tháng sau khi cướp chính quyền, và họ chưa từng bao giờ từ bỏ ý định đó, đã dẫn đến tình trạng đối đầu trong âm thầm giữa Nhà nước CS và giáo hội Công giáo VN trong nhiều thập niên và sự căng thẳng này chưa bao giờ chấm dứt.

Thêm vào đó, đặc tính của Công giáo và người Công giáo, do chịu ảnh hưởng của văn hóa Tây phương, nên suy nghĩ và tôn chỉ cuộc sống rất hướng ngoại.

Công giáo tham dự tích cực vào cuộc sống và cộng đồng với ước vọng xây dựng cộng đồng và làm thăng tiến cuộc sống trên niềm tin Công giáo. Thoạt nhìn, có vẻ như mang màu sắc chính trị. Tuy nhiên, nếu trong một xã hội hiện đại và đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, trên thế giới đang nhiệt liệt cổ vũ cho lý tưởng gây dựng Xã hội Dân sự (XHDS), nơi mà người Dân có thể tham gia tích cực vào những hoạt động của xã hội để mang lại lợi ích cho cộng đồng, bản thân, và gia đình cũng như tương lai của con cái họ, thì những hoạt động của Công giáo, cũng mang hình thức tương tự, đã gây sự sợ hãi cho chế độ độc tài CSVN. Từ đó CSVN gia tăng đàn áp, đánh phá và gia tăng sự đối đầu, đặc biệt là tại những vùng địa phương của miền Trung, nơi kinh tế kém phát triển và đời sống của người dân rất khó khăn.

Sự đối đầu này rồi sẽ đưa đến những gì thì ta không nên võ đoán. Tuy nhiên, với bề dày lịch sử tồn tại trên cả ngàn năm của Công giáo, với kinh nghiệm từ những kết cục bi thảm của những chế độ độc tài và cá nhân độc tài trên thế giới, cộng với mối tương quan lực lượng: đảng CSVN có 4, 5 triệu đảng viên vào năm 2016, Công giáo có 6,18 triệu tín đồ vào năm 2008 (từ năm 2008 đến nay không có số liệu), thì chắc bạn đọc đã đoán trước được cái kết quả sẽ là như thế nào.
01.03.2017

Felix Dzerzhinsky còn sống ở Việt Nam!!!

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Một người không thể đứng lâu bằng một chân mà phải đứng bằng hai chân. Hai chân đã giúp CS Châu Âu đứng được 74 năm và giúp cho CS Á Châu còn tồn tại cho đến hôm nay là khủng bố và tuyên truyền. Khủng bố Đỏ tại Liên Xô là một vết nhơ trong lịch sử văn minh của loài người và những người có ý thức đều đồng ý việc duy trì các tượng Felix Dzerzhinsky là một cách thừa nhận bản chất phi nhân của chế độ.

Felix Dzerzhinsky dĩ nhiên đã chết, tượng đài của y bị giật sập nhưng tại một nơi bản chất vô cùng ác độc và ghê tởm của y vẫn còn được tôn thờ, nơi đó là Cộng Sản Việt Nam...

*

Nếu không đọc bài viết của tác giả Lê Dủ Chân trên Dân Làm Báo, thật khó tin rằng một bức tượng của Felix Dzerzhinsky vừa được khánh thành trước trụ sở Học viện Cảnh Sát Nhân Dân Việt Nam. Bởi vì, dù khinh thường dư luận quốc tế bao nhiêu, đảng CSVN cũng không thể một cách lộ liễu dựng tượng một người đã từng tuyên bô’ “giết không cần hỏi cung mới làm cho người ta sợ.”



Tượng của Felix Dzerzhinsky được công an CSVN khánh thành tại Hà Nội

Dzerzhinsky sinh năm 1877 trong một gia đình quý tộc Ba Lan sùng đạo Thiên Chúa nhưng trở thành một người CS dã man, khát máu. Y có năng khiếu về ngoại ngữ mặc dù học hành dang dở vì tham gia hoạt động CS. Dzerzhinsky bị tù nhiều lần trong đó có lần bị lưu đày tận vùng băng tuyết Siberia. 

Sau khi vượt thoát khỏi Siberia, Dzerzhinsky hoạt động cho đảng CS Đức và là nhân vật nổi tiếng trong phong trào CS Đông Âu. Sau 1917, thay vì hồi cư về Ba Lan Felix Dzerzhinsky quyết định ở lại Nga và được bầu vào đảng ủy CS Moscow. Felix Dzerzhinsky chia sẻ quan điểm của Lenin về vai trò toàn trị của Sô Viết và là người đầu tiên nhận trọng trách chỉ huy cơ quan mật vụ Cheka, hay còn được viết là Che Ka, khủng khiếp nhất tại Nga.

Cheka viết tắt từ chữ Nga Vserossiyskaya chrezvychaynaya komissiya Chrezvychaĭnaya komissiya (Ủy ban Toàn Nga Chống Phản Cách Mạng và Phá hoại). Về sau cơ quan này được thêm vào câu “chống tung tin đồn.” Cơ quan khủng khiếp này được chính thức thành lập ngày 20 tháng 12, 1917. Nhân viên của cơ quan được gọi là chekist. (1)

Theo lời kể của chính Dzerzhinsky: “Trong Cách mạng Tháng Mười, tôi là thành viên của Ủy ban Quân sự, và lúc đó được tin tưởng với trách nhiệm tổ chức và chủ tịch của Ủy ban Đặc biệt Đấu tranh chống Phản Cách Mạng và Phá Hoại, giữ chức vụ tương đương với Ủy viên Nội Vụ.”

Ngày 20 tháng 10, 1918 Sergei Melgunov, một sử gia Nga nổi tiếng, chủ bút của tạp chí Tiếng vọng từ Quá khứ (Voice of the Past) và tác giả của nghiên cứuKhủng Bố Đỏ tại Nga 1918-1923 (The Red Terror in Russia 1918-1923) được in lần đầu tại Đức năm 1924 cho biết danh từ “Red Terror” không phải là tiếng để báo chí hay dân chúng ám chỉ tội ác của Felix Dzerzhinsky hay kết án y mà danh từ do chính Dzerzhinsky thừa nhận và Cheka đã sử dụng trong các tài liệu chính thức của tổ chức. Trong tài liệu của Cheka, mục đích của tổ chức này là “tận diệt mọi kẻ thù của giai cấp vô sản.” (2)

Khủng bố Đỏ tại Nga chính thức bắt đầu sau khi Moses Uritski, một cán bộ của Cheka bị ám sát ngày 17 tháng 8, 1918 tại St. Petersburg và nhất là sau ngày 18 tháng 8, khi bà Fanny Kaplan (1890-1918), đảng viên đảng xã hội ám sát hụt Lenin tại Moscow. Lenin thoát chết dù bị bắn hai phát. Dù sao, Lenin không bao giờ hoàn toàn hồi phục và viên đạn ghim vào lồng phổi của ông ta được xem như là một trong những nguyên nhân dẫn tới đột quỵ sau này. Fanny Kaplan bị xử bắn ngày 3 tháng 9, 1918. (3)

Ngày 20 tháng 10, 1918, 500 tù nhân bị Cheka xử bắn không qua một phiên tòa nào. Một con số ước lượng khác cho biết số người bị giết chỉ trong vài đêm đầu lên đến 1300 người. 

Không riêng đàn ông mà vợ con những người tình nghi là phản cách mạng cũng bị giết. Trong nhiều trường hợp, trẻ em bị xử bắn trước sự chứng kiến của cha mẹ nhưng cũng có khi cha mẹ bị xử bắn trước mắt con cái còn rất nhỏ của họ.

Dzerzhinsky công khai thừa nhận và ủng hộ phương pháp khủng bố “Chúng ta ủng hộ khủng bố có tổ chức. Khủng bố là một điều cần thiết trong thời kỳ cách mạng. Mục tiêu của chúng ta là chiến đấu chống kẻ thù của Chính quyền Xô Viết và trật tự sống mới. Chúng ta kết án nhanh chóng. Trong hầu hết trường hợp, chỉ cần một ngày, giữa bắt giữ kẻ phạm tôi và xử án.” (4)

Trong bài báo trên tạp chí Krasnaya, Gazeta Dzerzhinsky viết về Khủng Bố Đỏ:“Chúng ta sẽ biến trái tim thành gang thép, qua đó, chúng ta sẽ trui rèn trong ngọn lửa chịu đựng và máu của các chiến sĩ tự do. Chúng ta sẽ làm cho trái tim trở nên thô bạo, cứng rắn, không thể đổi dời, để không còn chỗ cho lòng thương xót xen vào, để chúng không còn dao động khi nhìn thấy biển máu của kẻ thù… Không có xót thương, không có thận trọng, chúng ta sẽ giết nhiều trăm kẻ thù. Nhiều ngàn cũng vậy. Hãy để chúng ngập chìm trong máu của chúng.” (5)

Felix Dzerzhinsky khát máu và tuyệt đối trung thành với Lenin 

Theo một chuyện được kể lại, trong một phiên họp do Lenin chủ tọa năm 1918 có sự hiện diện của Dzerzhinsky. Lenin chuyển đến Dzerzhinsky một tấm giấy nhỏ ghi câu hỏi bao nhiêu kẻ thù của cách mạng hiện đang bị cầm tù. Dzerzhinsky viết trả lại khoảng 1500 người. Lenin đọc xong và dùng bút gạch một dấu chữ thập bên cạnh con số và trả lại cho Dzerzhinsky. Đọc xong, Dzerzhinsky đứng dậy và bước ra khỏi phòng họp. Đêm đó, 1500 tù nhân bị đem ra xử bắn. Một quan điểm cho rằng Lenin có thói quen gạch dấu chữ thập vào góc tài liệu để xác nhận là đã đọc xong chứ không phải ra lệnh cho Dzerzhinsky đi giết 1500 người tức khắc. Dù Lenin có thật sự ra lệnh hay Dzerzhinsky hiểu sai cũng cho thấy dưới chế độ CS mạng sống của con người còn thấp hơn loài cầm thú. Dzerzhinsky không thắc mắc, không đặt vấn đề và không có một chút cân nhắc nào trước khi hành hình một số lượng đông đảo hàng ngàn người. Lenin cũng im lặng và dư luận dĩ nhiên không ai dám lên tiếng. (6)

Con số chính xác nạn nhân của Cheka không thể nào ước lượng được. Số ước đoán của các sử gia rơi vào khoảng từ 100 ngàn đến 500 ngàn bao gồm những người bị giết và chết do nhiều lý do sau thời gian dài bị đày ải tại các “Trại Tập Trung.” Một ví dụ, Trại Arkhangelsk lúc đầu giữ 5000 tù nhân đến năm 1922 chỉ còn 1500 người sống sót. Nhiều ngàn người chết không qua một bản án hay xét xử nào. (7)

Felix Dzerzhinsky qua đời vì đột quỵ tim ngày 20 tháng Bảy, 1926. Nếu y sống trong giai đoạn Đại Thanh Trừng (Great Purge) và là trợ thủ đắc lực của Stalin, không ai có thể tiên đoán thêm bao nhiêu người sẽ bị giết. 

Giật sập tượng Felix Dzerzhinsky

Sau khi phong trào CS châu Âu sụp đổ, tượng đài Dzerzhinsky bị giật đổ tại nhiều nơi. Những công viên, đường phố mang tên y được thay đổi. 

Một sự kiện lịch sử xảy ra lúc nửa đêm ngày 23 tháng 8, 1991, khi bức tượng Dzerzhinsky 12 tấn trên lối vào trụ sở KGB ở thủ đô Moscow bị giật sập. 

Đêm đó, khoảng 20 ngàn dân Nga tập trung tại quảng trường Lubyanka đồng thanh hô lớn “Đả đảo KGB” hay “Felix Đây Là Điểm Kết Thúc Của Ngươi.” Linh mục Chính Thống Giáo Gleb Yakunin tuyên bố “Điều này biểu tượng cho thấy rằng chúng ta đang giải tán hệ thống và chúng ta sẽ hủy bỏ bộ máy KGB toàn trị, nguy hiểm và to lớn.” Lãnh tụ công nhân hầm mỏ Anatoly Malykhin tuyên bố “Đây không phải là trả thù hay phần thưởng. Đó chỉ tái lập công lý. Chúng tôi đang quét dọn rác rưới từ cuộc đời của chúng tôi.” (8)

(AP Photo/Alexander Zemlianichenko)

Một người không thể đứng lâu bằng một chân mà phải đứng bằng hai chân. Hai chân đã giúp CS Châu Âu đứng được 74 năm và giúp cho CS Á Châu còn tồn tại cho đến hôm nay là khủng bố và tuyên truyền. Khủng bố Đỏ tại Liên Xô là một vết nhơ trong lịch sử văn minh của loài người và những người có ý thức đều đồng ý việc duy trì các tượng Felix Dzerzhinsky là một cách thừa nhận bản chất phi nhân của chế độ.

Felix Dzerzhinsky dĩ nhiên đã chết, tượng đài của y bị giật sập nhưng tại một nơi bản chất vô cùng ác độc và ghê tởm của y vẫn còn được tôn thờ, nơi đó là Cộng Sản Việt Nam.

01.03.2017



____________________________

Chú thích:

(1) The US Library of Congress. Revelations trom the Russian Archives. Documents in English Translation. 

(2) S. Melgunoff, “Red Terror” in Russia 1918-1923 

(3) Who Shot Lenin? Fania Kaplan, the SR Underground, and the August 1918 Assassination Attempt on Lenin. Scott B. Smith Jahrbücher für Geschichte Osteuropas. Neue Folge, Bd. 46, H. 1 (1998), pp. 100-119. 

(4) John D. Loscher, The Bolsheviks: How the Soviets Seize Power, Volume 2, Author House 2009, pp 547-549 

(5) Article in Krasnaya Gazeta, 1 September 1918, entitled "The Start of the Red Terror. Trích dẫn trong The Bolsheviks: How the Soviets Seize Power của John D. Loscher, p550 

(6) Prominent Russians: Felix Dzerzhinsky, Russiapedia, 

(7) Lenin and the First Communist Revolutions, VII.http://econfaculty.gmu.edu/bcaplan/museum/his1g.htm

(8) Hated Symbol of KGB Torn Down by Crowd, August 23, 1991 Elizabeth Shogren, Times Staff Writer.

Phóng viên tố cáo giám đốc, bí thư đài VTC

Bài báo sau đây là của một phóng viên lề đảng gửi Danlambao. Theo phóng viên này thì bài viết đã bị tuyên giáo đảng chỉ đạo không được phép đăng tải và đã bị đe dọa. Đối tượng bị tố cáo là Nguyễn Kim Trung - Bí thư Đảng bộ, quyền giám đốc đài truyền hình VTC.

Nội dung tố cáo bản chất của những đảng viên cộng sản trong cái gọi là quy trình kết nạp vào tập đoàn cai trị, những thủ đoạn tạo thông tin để lừa dư luận, cũng như hành vi bòn rút của công của các quan tham cộng sản trong mọi lãnh vực.

*

Quyền giám đốc đài truyền hình VTC bị tố sai quy trình kết nạp đảng, có lối sống không lành mạnh và lợi dụng chức vụ để lấy tiền ngân sách của đài và nhà nước

Được bổ nhiệm làm quyền Giám đốc từ 01/7/2016, hiện tại Bí thư Đảng bộ Đài truyền hình VTC Nguyễn Kim Trung đang phải đối mặt với nhiều đơn tố cáo ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam sai quy trình.

Vi phạm nhiều quy định trong quy trình kết nạp Đảng viên

Nhà báo Nguyễn Kim Trung năm nay 42 tuổi, tốt nghiệp khoa Báo chí ĐH Tổng hợp Hà Nội. Ông Kim Trung từng công tác ở một số cơ quan truyền thông khác nhau như báo Thanh Niên, Tuổi trẻ, Nông thôn ngày nay, VietNamNet trước khi về làm Phó giám đốc Đài truyền hình VTC năm 2006. Theo đơn thư tố cáo và hồ sơ tài liệu phóng viên thu thập được thì trong hồ sơ lý lịch Đảng của ông Trung có nhiều dấu hiệu bất thường, khó lý giải. 

Đầu tiên, ông Nguyễn Kim Trung đã tham gia lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng (Cảm tình Đảng) và có Giấy chứng nhận số 206/CN-DU do Đảng uỷ Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt nam cấp ngày 15/4/2001. Nhưng nội dung giấy lại xác nhận ông Nguyễn Kim Trung tham gia học lớp Cảm tình đảng từ ngày 10/3/2003 đến 11/3/2003. Như vậy là Đảng uỷ Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam phải chăng đã cấp Giấy chứng nhận cho ông Trung ở... thì tương lai?

Sau khi tham dự lớp học Cảm tình Đảng, ông Trung lại chuyển cơ quan và cuối cùng về làm Phó Giám đốc Đài truyền hình VTC từ năm 2006. Trong suốt thời gian công tác tại nhiều nơi, từ trước tháng 01 năm 2005, không có bất kỳ tài liệu nào chứng tỏ ông Trung được các Đảng viên khác theo dõi, giúp đỡ. Đến tận tháng 01/2005, ông Nguyễn Kim Trung mới được đảng viên Lại Vĩnh Mùi giáo dục, bồi dưỡng theo sự phân công của Chị bộ Công ty Intecom. Như vậy, đã vi phạm quy định tại Điều 4, khoản 2 Quy định Thi hành điều lệ Đảng: “Nếu đảng viên giới thiệu người vào Đảng chuyển đến đảng bộ cơ sở khác, bị kỷ luật hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục thì chi bộ phân công đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng (không nhất thiết đảng viên đó cùng công tác, lao động, học tập với người vào Đảng ít nhất 12 tháng)”. 

Sau đó, Ông Trung chính thức được Đảng uỷ Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện VTC ra Quyết định kết nạp Đảng viên ngày 12/4/2007. Căn cứ theo Điểm 2 (2.1)a Hướng dẫn số 05-HD/TCTW ngày 26-2-2002 của Ban Tổ chức Trung ương quy định thời hạn sử dụng một số tài liệu trong hồ sơ kết nạp người vào Đảng thì “Thời hạn ba năm đối với giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng, nếu quá thời hạn trên, người xin vào Đảng phải đi học lại để được cấp giấy chứng nhận mới”. Trường hợp ông Nguyễn Kim Trung học lớp cảm tình Đảng từ 15/4/2001, kết nạp ngày 12/4/2007 rõ ràng là chưa đúng với quy định nêu trên. 

Ngay trong Quyết định kết nạp Đảng viên Nguyễn Kim Trung của Đảng uỷ Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện VTC ban hành ngày 12/4/2007 cũng tồn tại nhiều bất thường. Thời điểm đó, ông Trung đang là Phó Giám đốc Đài truyền hình VTC nhưng lại không kết nạp Đảng ở đơn vị này (nơi có Đảng bộ cơ sở) mà lại được kết nạp ở một Chi bộ khác hoàn toàn không công tác. 

Những trường hợp bị huỷ bỏ Quyết định kết nạp Đảng viên tại Việt Nam

Căn cứ theo Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn liên quan đến công tác kết nạp Đảng, nhiều trường hợp vào Đảng sai quy trình đã bị xử lý nghiêm khắc, huỷ bỏ Quyết định kết nạp Đảng viên, xoá tên Đảng viên tại đơn vị đang công tác.

Gần đây nhất là trường hợp ông Lê Thanh Sơn (Bình Định) chuẩn bị được đề bạt giữ chức Phó giám đốc một sở. Nhưng trong qua chính xác minh đảng tịch, cơ quan chức năng nhận thấy việc kết nạp đảng của ông Sơn có nhiều điều bất thường. Cụ thể: từ năm 2004 - 2008, ông Sơn học tại Trường ĐH Văn Hiến (TP.HCM), nhưng năm 2015 Đảng ủy xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ cho đi học lớp bồi dưỡng kết nạp đảng là sai quy định. Đơn xin vào Đảng của ông Sơn không ghi ngày tháng năm xét cảm tình đảng; Các tài liệu của chi bộ thôn Vạn An và Đảng ủy xã Mỹ Châu không thể hiện ra nghị quyết công nhận ông Sơn là cảm tình đảng; Việc phân công đảng viên chính thức theo dõi giúp đỡ ông Sơn không đủ 12 tháng...

Ông Sơn công tác tại Sở VH-TT-DL tỉnh Bình Định từ tháng 12/2008 đến tháng 3/2012 (tháng 2/2010 được tuyển làm công chức Sở VH-TT-DL tỉnh). Việc Huyện ủy Phù Mỹ ra quyết định kết nạp đảng với ông Sơn vào ngày 15/7/2010 là không đúng quy định theo điều lệ Đảng (vì ông Sơn là công chức Sở VH-TT&DL tỉnh Bình Định, nơi có Đảng bộ cơ sở).

Đề nghị Đảng uỷ Đài tiếng nói Việt Nam (đơn vị chủ quản Đài truyền hình VTC) khẩn trương vào cuộc, xác minh rõ lý lịch đồng chí Nguyễn Kim Trung, chấm dứt những khiếu kiện kéo dài, làm tổn hại uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Một người lãnh đạo tai tiếng?

Trong việc làm chủ đầu tư dự án VTC5, đây là dự án nâng cao năng lực truyền thông chương trình công nghệ thông tin với số vốn đầu tư xấp xỉ 80 tỉ đồng. Trong quá trình triển khai và thực hiện, dự án đã có rất nhiều sai xót dẫn đến việc dự án bị thanh tra năm 2007 và bản thân ông Trung cũng bị kỷ luật là đình chỉ công tác. Sau khi được đầu tư xong, dự án không được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến việc thất thoát một số tiền rất lớn cho tổng công ty VTC cũng nhu của nhà nước.

Bản thân ông Trung có nhiều biểu hiện không lành mạnh như gây bè phái,chạy chức chạy quyền không bằng năng lực bản thân và sự phấn đấu vươn lên. Đặc biệt trong thời gian làm lãnh đạo kênh ông Trung có quan hệ nam nữ không lành mạnh, để người nhà nạn nhân đến tận cơ quan đánh ghen gây náo loạn và mất an ninh trật tự nơi công sở, cụ thể: Ông Trung đã quan hệ bất chính với nữ đồng nghiệp của mình tại kênh VTC 14 là cô Trúc Ly, dẫn đến việc cô này phải bỏ việc và chuyển vào TP.HCM để sinh sống.

Dùng thủ đoạn để gây bất bình trong dư luận xã hội

Trong thời gian làm lãnh đạo kênh VTC14 Ông Trung đã chỉ đạo cấp dưới của mình làm những phóng sự bằng thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt gây bất bình trong dư luận, cụ thể:

- Năm 2015, kênh VTC14 dàn dựng việc học sinh Hà Nội hút Shisha gây bất bình trong dư luận xã hội.

- Năm 2016 hàng loạt các phóng sự về ô nhiễm môi trường biển mang tính kích động, tạo làn sóng biểu tình tại Nghệ An và Hà Tĩnh, không theo định hường của các cơ quan quản lý báo chí cũng như định hướng tuyên truyền của Đảng.

- Trong thời gian làm lãnh đạo kênh, ông Trung chỉ cho đưa tin giật gân, câu khách và phi chính trị, đi ngược lại chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.

Lợi dụng chức vụ để chiếm dụng công quỹ

Tháng 7/2016 ông Trung được bổ nhiệm làm quyền giám đốc Đài, ông Trung thường xuyên tổ chức những cuộc picnic, dã ngoại lấy danh nghĩa hội thảo với số lượng lớn cán bộ lãnh đạo Đài ở các địa điểm như Đà Nẵng, Quy Nhơn với khoản kinh phí rất lớn gây thất thoát hàng tỷ đồng ngân sách. Đơn cử như tháng 9 năm 2016 với danh nghĩa là tổ chức cuộc họp cho cán bộ nhân viên trong Đài nhưng thực chất chẳng có cuộc họp nào được tổ chức. Toàn bộ tiền vé máy bay, tiền ăn nghỉ tại Resort FLC Quy Nhơn cho cán bộ công nhân viên cũng hết vài tỷ đồng.

Gần 6 tháng giữ vị trí Quyền giám đốc, ông Trung không mang lại kinh tế cho Đài mà chỉ ăn tiêu làm thâm hụt gần 10 tỷ đồng.

Ông Trung đã làm đúng chức trách và nhiệm vụ của mình hay chưa? Và những khoản chi tiêu của ông Trung ai s
ẽ là người phải gánh chịu. Đặc biệt với một người gian dối về hồ sơ Đảng, một con người dùng thủ đoạn để gây bất bình trong dư luận, kích động làn sóng biểu tình có đủ tư cách để làm lãnh đạo?

Kính đề nghị các đồng chí lãnh đạo Nhà nước xem xét và có hình thức xử lý ông Trung với những sai phạm mà ông ta đã gây ra.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.



-->