Saturday, June 20, 2015

Hồng Kông : Trung Quốc dùng « quần chúng » để chống phe Dân chủ

Theo RFI-Trọng Nghĩa
Ngày 20-06-2015 17:40
media
Những người đòi dân chủ với (ô màu vàng) và phe thân Bắc Kinh đều biểu tình trước Nghị viện Hồng Kông ngày 17/06/2015.REUTERS/Bobby Yip

Trong trận đánh chống luật bầu cử do Bắc Kinh áp đặt, phong trào dân chủ Hồng Kông đã giành được phần thắng là bác bỏ được dự luật tại Nghị viện ngày 18/06/2015. Thế nhưng, theo nhận định của nhiều chuyên, họ đang phải đối mặt với một chiến dịch ngày càng có tổ chức của các nhóm thân Bắc Kinh trong cuộc chiến cho tương lai dân chủ của vùng lãnh thổ trước đây thuộc Anh.

Biểu hiện cụ thể cho thấy sự vươn lên của phong trào thân Bắc Kinh chống là trước lúc Nghị viện Hồng Kông bỏ phiếu về dự luật, hàng chục nhóm ủng hộ Bắc Kinh đã biểu tình phô trương thanh thế bên ngoài trụ sở Hội đồng Lập pháp. Theo giới ngoại giao, chính khách và các học giả, sự kiện đó nêu bật nỗ lực ngày càng cao của Trung Quốc nhằm tăng cường quyền kiểm soát trên Hồng Kông.

Công cụ được Bắc Kinh sử dụng để gia tăng khống chế Hồng Kông chính là cơ chế gọi là Ban Công tác Mặt trận Thống nhất, một chi nhánh của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, có nhiệm vụ phát huy ảnh hưởng của Trung Quốc bằng cách giành quyền kiểm soát, hay ảnh hưởng trên một loạt tổ chức đoàn thể ngoài đảng.

Một công trình nghiên cứu của hãng tin Anh Reuters đã phát hiện ra việc Mặt trận Thống nhất tại Hồng Kông đã đặc biệt mở rộng hoạt động từ khi bùng lên những cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vào năm ngoái, khi phong trào mang tên Chiếm Trung hoàn đã khiến một phần thành phố bị tê liệt. Ban Công tác Mặt trận Thống nhất dĩ nhiên đã không trả lời câu hỏi của Reuters.

Và gần đây, khi các nhà lập pháp Hồng Kông tranh luận về dự luật cải tổ bầu cử, hơn một ngàn người ủng hộ Bắc Kinh đã tập hợp quanh tòa nhà lập pháp, vẫy cờ Trung Quốc, hát những bài ca yêu nước và đôi khi chọc tức phe đòi dân chủ có mặt tại chỗ nhưng ít người hơn họ rất nhiều. Theo một người trong ban tổ chức của phe thân Bắc Kinh, có hơn 100 hiệp hội tham gia cuộc biểu tình.

Lãnh đạo nhóm đòi dân chủ Umbrella Blossom - Ô nở hoa – đã phải thừa nhận : « Họ rất có tổ chức và được tập huấn rất kỹ. Tôi chưa bao giờ thấy họ có tổ chức như thế trước đây… Họ đã tìm cách chọc tức chúng tôi suốt đêm, để chờ chúng tôi phản ứng ».

Có khi xô xát nổ ra, và nhiều thành phần thân Bắc Kinh, đã lao vào tấn công các nhóm ủng hộ dân chủ. Bị chất vấn, một lãnh đạo trong phong trào thân Bắc Kinh đã khẳng định rằng không biết những người gây sự là ai.

Theo ghi nhận của hãng Reuters, Bắc Kinh hiện đang đề ra mục tiêu phá vỡ quyền phủ quyết mà phe đối lập dân chủ đang nắm giữ tại Nghị viện Hồng Kông. Muốn thế thì phải làm sao để cho các đại biểu dân chủ không được bầu lên nhân cuộc bầu cử sắp tới đây vào năm 2016.

Chính mục tiêu đó giải thích cho các hoạt động năng nổ của Mặt trận Thống nhất, thông qua các tổ chức quần chúng thân Bắc Kinh để triệt hạ uy tín các nhà dân chủ.

Một số nhóm thân Trung Quốc biểu tình trước Nghị viện Hồng Kông mới đây đã hô to : « Hãy cho bọn chúng thất cử vào năm 2016 », khi nghe tin các đại biểu dân chủ bác bỏ dự luật cải cách bầu cử.

Cũng trong chiều hướng đó, một hội đoàn thân Bắc Kinh đã không ngần ngại vận động thành viên của mình bầu cho các ứng cử viên « vừa yêu Trung Quốc, vừa yêu Hồng Kông ».

Biển Đông : Những biện pháp cụ thể Mỹ có thể dùng để chống Trung Quốc

Trọng Nghĩa
Theo RFI-Ngày 20-06-2015 17:48
media
Giáo sư Carlyle A. Thayer, Học viện Quốc phòng Úc (Đại học NSW) phát biểu tại Trường Hải chiến (U.S. Naval War College) ở Newport, ngày 17/06/2015.U.S. Navy/Edwin Wriston

Trong hai ngày 16-17/06/2015, Trường Hải chiến Hoa Kỳ - U.S. Naval War College – trụ sở tại Newport, tiểu bang Rhode Island, đã tổ chức cuộc hội thảo thường niên về chiến lược Current Strategy Forum 2015, với chủ đề : Chiến lược và sức mạnh hải quân trong một môi trường có tranh chấp (Strategy and Maritime Power in a Contested Environment). Các động thái quyết đoán của Trung Quốc gần đây tại Biển Đông, đặc biệt là việc rầm rộ bồi đắp đảo nhân tạo tại vùng Trường Sa dĩ nhiên đã trở thành một trong những đề tài thảo luận tại diễn đàn.

Được mời tham gia hội thảo, Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc đã có một tham luận đáng chú ý về Chiến lược hải quân và quân sự của Hoa Kỳ tại Biển Đông (National, Military, Maritime Strategy and the South China Sea).

Sau khi điểm qua các diễn biến gần đây nhất tại Biển Đông, bắt nguồn từ loạt hành động áp đặt chủ quyền một cách hung hăng của Trung Quốc, Giáo sư Thayer đã đề nghị một số biện pháp cụ thể trong một « chiến lược toàn diện mới » của Mỹ nhằm đối phó với Trung Quốc, dựa theo khuyến cáo đã được bốn Thượng nghị sĩ có uy tín tại Thượng viện Hoa Kỳ (John McCain, Jack Reed, Bob Corker và Bob Menendez) gởi đến chính quyền Mỹ vào tháng 03/2015.

Sau đây là một loạt biện pháp được Giáo sư Thayer đề nghị trong tham luận của mình, tập trung trên các hoạt động ngay tại Biển Đông, mà mục tiêu là răn đe Trung Quốc. Trước hết Giáo sư Thayer liệt kê những hành động cụ thể mà Hoa Kỳ có thể thực hiện để buộc Bắc Kinh giảm tốc độ hay chặn đứng những hoạt động bồi đắp, xây dựng cơ sở tại Biển Đông.

Chiến lược ưu tiên dùng phương tiện phi quân sự

"Hoa Kỳ nên phát triển một chiến lược gián tiếp để đối phó với các hoạt động của Trung Quốc bằng cách ưu tiên sử dụng – nhưng không phải là chỉ sử dụng – các phương tiện phi quân sự. Với chiến lược này, Hoa Kỳ có thể tránh việc trực diện đối đầu với chiến hạm của Hải quân Trung Quốc.

Đồng thời Hải quân Mỹ cũng không trực tiếp chạm trán với tàu của các cơ quan chấp pháp bán quân sự, cũng như với đội tàu cá của Trung Quốc vì điều đó có thể tạo ra cảm tưởng là Mỹ phản ứng nặng nề quá đáng. Trung Quốc sẽ rầm rộ tuyên truyền nếu xẩy ra một cuộc đối đàu như thế, và khiến cho các nước Đông Nam Á nhát gan sợ không dám hỗ trợ hành động của Mỹ ở Biển Đông .

Hoa Kỳ phải nêu quan điểm của mình về tự do hàng hải và hàng không bằng cách nói rõ rằng điều bị đe dọa là quyền tự do lưu thông trên biển và trên không của tàu và máy bay quân sự chứ không phải tàu thương mại.

Hoa Kỳ cũng phải nói là mọi thách thức mà Trung Quốc đặt ra đối với quyền tự do hàng hải và hàng không quân sự, đều có thể dẫn đến xung đột và có tác hại đáng kể trên chi phí bảo hiểm và chuyển vận hàng hóa qua ngã Biển Đông, và sẽ tác hại nặng nề đến quyền lợi của Trung Quốc.

Tuần tra thường xuyên hơn, sử dụng quyền 'qua lại không gây hại'

Hoa Kỳ và các đồng minh kết ước nên tổ chức thường xuyên các cuộc tuần tra trên biển và trên không để khẳng định quyền tự do hàng hải, hàng không và quyền qua lại không gây hại (innocent pasage) trên biển và trên không gần và bên trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang tôn tạo, để tránh việc đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc được các các nước trong khu vực và Hoa Kỳ chấp nhận.

Như Giáo sư James Kraska đã ghi nhận, Hải quân Mỹ luôn thách thức đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc trong 3 địa hạt :

1/ Lực lượng Mỹ liên tục thách thức đường 9 đoạn của Trung Quốc, được dùng để đòi chủ quyền trên các đảo đá và vùng biển bên trong đường 9 đoạn đó.

2/ Lực lượng Mỹ cũng thách thức nỗ lực bất hợp pháp của Trung Quốc muốn giới hạn hoạt động quân sự bên trong vùng 200 hải lý khu đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, dù tính từ đất liền hay từ các đảo.

3/ Lực lương Mỹ thách thức quyền đòi lãnh hải 12 hải lý tính từ các bãi đá ngầm.

Tôi tán đồng lập luận của Giáo sư Kraska theo đó lực lượng Mỹ cần phải thực hiện quyền qua lại không gây hại bên trong vùng biển rộng 12 hải lý cũng như trên không của các bãi đá nhỏ mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Nhưng cho đến giờ thì Hoa Kỳ đã không làm như thế.

Hải quân Mỹ cần tăng cường hiện diện và tập trận tại Biển Đông

Trung Quốc được cho là sẽ tiếp tục công cuộc phô trương một cách hung hăng Hải quân của họ hàng năm ở Biển Đông từ tháng 5 đến tháng 8. Đây là cơ hội để Hải quân Mỹ, Nhật, Úc và những nước cùng quan điểm tổ chức các đợt tập trận thường niên ở Biển Đông trước khi Hải quân Trung Quốc thao diễn. Những cuộc tập trận đó phải được quảng bá rộng rãi để tăng cường tính minh bạch.

Các cuộc tập trận cho phép Hoa Kỳ cụ thể hóa trong thực tế chính sách từng tuyên bố là chống lại sự hù dọa, cưỡng ép để giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Chiến lược này không đòi hỏi Mỹ đối đầu trực tiếp vói Trung Quốc, nhưng có tác dụng trấn an các nước khu vực.

Hoa Kỳ nên tổ chức tập trận ở vùng biển xuyên qua đường 9 đoạn của Trung Quốc. Các quan sát viên quân sự trong khu vực từ Philippines, Việt Nam, đến các quốc gia khác trong vùng nên được mời lên tàu Mỹ để theo dõi các cuộc tập trận đó. Quan sát viên nước ngoài cũng nên được tháp tùng theo các chuyến bay do thám trên không.

Mục tiêu là duy trì một sự hiện diện hải quân và không quân liên tục để ngăn không cho Trung Quốc sử dụng biện pháp đe dọa và cưỡng ép đối với Philippines, Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực bằng cách gia tăng các nguy cơ (mà Trung Quốc có thể gặp phải) khi trực tiếp đối đầu với Mỹ hoặc một đồng minh kết ước của Mỹ. Phạm vi và cường độ của các bài tập này có thể được thay đổi để đáp ứng với quy mô các hoạt động Hải quân của Trung Quốc.

Tập trận cùng với Philippines trên chiếc Sierra Madre ở Bãi Cỏ Mây

Hoa Kỳ có thể áp dụng nhiều biện pháp mới để Trung Quốc thấy rằng cái giá họ phải trả khi đối đầu sẽ cao hơn là khi hợp tác. Một ví dụ : Vào năm 1999, Philippines đã cho chiếc tàu hải quân cũ BRP Sierra Madre mắc cạn trên Bãi Cỏ Mây - Second Thomas Shoal, và cho đồn trú khoảng tám lính thủy quân lục chiến trên đó để khẳng định chủ quyền của mình.

Philippines đã làm như vậy để đáp lại hành động Trung Quốc chiếm đóng Đá Vành Khăn (Mischief Reef) vào năm 1995, sợ rằng Trung Quốc thừa cơ chiếm cứ các rạn san hộ không người ở khác. Chiếc BRP Sierra Madre trên nguyên tắc vẫn thuộc về Hải quân Philippines.

Trung Quốc đã phản ứng bằng cách cử một tàu khu trục Hải quân, hai tàu Cảnh sát biển và sáu mươi chiếc thuyền đánh cá đến vùng Second Thomas Shoal. Những chiếc tàu, thuyền đó liên tục sách nhiễu tàu Philippines hay ngư dân Philippines đánh bắt cá trong khu vực.

Trung Quốc hiện đang duy trì một sự hiện diện thường trực của tàu Hải cảnh tại đấy để chứng minh rằng họ có « chủ quyền không thể tranh cãi ». Hai lần trong những năm gần đây Trung Quốc đã tìm cách ngăn chặn việc chính quyền Philippines tiếp tế cho lính của họ đóng trên bãi Second Thomas Shoal."

Để chứng minh rằng Trung Quốc sẽ phải trả giá cho các hành động của họ, Mỹ và Philippines có thể đạt thỏa thuận cho thủy quân lục chiến Mỹ đến nơi cùng với đối tác Philippines tham gia một cuộc tập trận nhỏ (trinh sát hàng hải) lấy địa bàn là chiếc BRP Sierra Madre. Sau đó Mỹ có thể cùng với Philippines tham gia vào nỗ lực tiếp tế bằng đường biển và máy bay trực thăng. Tàu hải quân và máy bay Mỹ có thể duy trì một sự hiện diện kín đáo để ngăn chặn Trung Quốc.

Do việc chiếc BRP Sierra Madre vẫn còn được xem là tàu của Hải quân Philippine, việc Trung Quốc sử dụng vũ lực tấn công chiếc tàu này sẽ kích hoạt Mutual Hiệp ước Quốc phòng Hỗ tương giữa Mỹ và Philippines, thúc đẩy hai bên tham khảo ý kiến lẫn nhau để xem xét phản ứng thích hợp.

Không chắc là một chiến lược áp đặt cái giá phải trả duy nhất sẽ ngăn cản được các hành động mà Trung Quốc đang làm. Tuy nhiên, có rất nhiều khả năng là nhiều chiến lược áp đặt cái giá phải trả được áp dụng chồng lên nhau, trong khuôn khổ một phương pháp tiếp cận toàn diện của chính quyền (Mỹ), sẽ có hiệu quả hơn.

Yên Bái: 90 công nhân may phải cấp cứu vì bị ngộ độc thực phẩm

TRUNG KIÊN (TTXVN/VIETNAM+) LÚC : 20/06/15 17:27
Bác sỹ Trung tâm Y tế huyện Yên Bình chăm sóc cho nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Tối 19/6 , hàng chục công nhân của Công ty may Deaseung Global đóng trên địa bàn xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình (Yên Bái) bị ngộ độc thực phẩm và được đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái, Trung tâm y tế huyện Yên Bình cấp cứu.

Sáng 20/6, thêm năm công nhân của công ty trên cũng phải nhập viện, nâng tổng số nạn nhân lên 90 người.

Theo lời kể của các nạn nhân, khoảng 18 giờ ngày 19/6, hơn 450 công nhân của Công ty may Deaseung Global ăn tối tại bếp ăn tập thể của công ty. Khoảng 30 phút sau, hàng chục công nhân có biểu hiện bị ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng buồn nôn, đau bụng và đau đầu, nhiều trường hợp nặng bị khó thở, ngất và nôn tại chỗ.

Ngay sau khi phát hiện sự việc, công ty đã sắp xếp phương tiện đưa các nạn nhân đi cấp cứu, những trường hợp nhẹ được nghỉ ngơi tại chỗ.

Sau khi tiếp nhận các ca ngộ độc thực phẩm, kíp trực tại Bệnh viện đa khoa tỉnh và Trung tâm y tế huyện Yên Bình đã tiến hành sơ cứu ban đầu, phân loại và bố trí phòng điều trị cho các bệnh nhân. Cùng với đó, các y bác sỹ đã truyền dịch, lấy máu xét nghiệm và tăng cường cán bộ túc trực theo dõi biểu hiện của người ngộ độc.

Đến trưa 20/6, một số công nhân đã dần bình phục và có thể đi lại. Hiện các đơn vị đang tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh và bổ sung lượng thuốc, dịch truyền, sẵn sàng ứng phó trong những trường hợp khẩn cấp.

Cũng trong buổi tối 19 và sáng 20/6, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Yên Bái đã tới bếp ăn tập thể của Công ty may Deasung để lấy mẫu thực phẩm xét nghiệm. Đồng thời có buổi làm việc với doanh nghiệp tư nhân Thuận Thiên Phát FD, là đơn vị cung cấp thức ăn cho công nhân của công ty trên nhằm kiểm tra sức khỏe cơ bản của sáu nhân viên nhà bếp và kiểm tra hợp đồng mua bán thực phẩm.

Các nạn nhân đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Yên Bình bức xúc cho biết từ khi xảy ra sự việc đến trưa 20/6, không có một lãnh đạo nào của Công ty may Deaseung Global đến thăm hỏi động viên công nhân gặp nạn.

Các nạn nhân cũng cho biết thêm cuối tháng 12/2014, công ty này cũng để xảy ra vụ bị ngộ độc thực phẩm tập thể khiến hơn 50 công nhân của công ty phải đi cấp cứu./.

20 tỷ USD từ TQ vào Việt Nam: Đi đâu không biết?

Vef.vn- 20 tỷ USD từ Trung Quốc vào Việt Nam đã đi đâu - câu hỏi mà cơ quan thống kê Việt Nam cũng không thể giải được. Chỉ biết rằng, trong 20 tỷ đó, con số nhập lậu là rất lớn.

Không ước tính nổi hàng lậu

Trao đổi với báo chí, bà Lê Thị Minh Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Thương mại và dịch vụ, Tổng cục Thống kê, giãi bày: "Toàn bộ chênh lệch 20 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc không phải là nhập lậu như mọi người nghi ngại, nhưng chính là nguyên nhân đóng góp đáng kể vào con số chênh lệch đó mà chưa thống kê được".

"Chỉ biết rằng, đây là con số lớn và chỉ là ước tính", bà Thuỷ nói.

Bà cũng cho hay, khi báo cáo về nhập khẩu, bao giờ Tổng cục Thống kê cũng đề cập đến hàng lậu. Vụ Tài khoản quốc gia của Tổng cục chịu trách nhiệm về vấn đề này, nhưng không thể công bố số liệu chính thức.

"Hiện nay, một số nước có ước tính về kinh tế ngầm, như Ý, nhưng ở Việt Nam thì chưa có".

Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, bà Thuỷ nhìn nhận, nếu nước này kiểm soát vấn đề buôn bán lậu tốt hơn thì họ sẽ ghi nhận con số cao hơn so với Việt Nam.

20 tỷ USD, Trung Quốc, nhập khẩu, chênh lệch, hải quan, thống kê, 20-tỷ-USD, Trung-Quốc, nhập-khẩu, chênh-lệch, hải-quan, thống-kê
Việt Nam nhập từ Trung Quốc thấp hơn so với dữ liệu Trung Quốc thống kê xuất sang Việt Nam là 20 tỷ USD.

Song theo bà, đó chỉ là một trong 6 nguyên nhân dẫn tới câu chuyện chênh lệch số liệu khủng như vậy.

Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể gian lận trong việc khai báo giá trị hàng hoá để hưởng ưu đãi thuế. Ví dụ, Trung Quốc có chính sách hỗ trợ xuất khẩu, doanh nghiệp có thể khai tăng giá trị hàng hoá để được lợi.

Ngược lại, ở Việt Nam, để tránh thuế nhập khẩu cao, doanh nghiệp lại khai thấp giá trị hàng hoá. Việc này cũng khiến cho số liệu ghi nhận nhập khẩu ở Việt Nam thấp hơn, trong khi Trung Quốc cao hơn. Nói cách khác, giá FOB ở cửa khẩu, cảng Trung Quốc chưa chắc đã trùng khớp với giá CIF tại cảng Việt Nam.

Bên cạnh đó, bà Thuỷ cũng liệt kê 3 nguyên nhân mang yếu tố khách quan, mang tính kỹ thuật.

Đầu tiên, đó là sự khác biệt về phương pháp thống kê của nước đối tác. Theo quy tắc "nước cuối cùng hàng đến", hàng hoá có xuất xứ Trung Quốc hoặc xuất xứ nước khác xuất sang Việt Nam thì nước này đều ghi nhận thống kê là hàng Trung Quốc xuất sang Việt Nam. Nhưng phía Việt Nam, cơ quan thống kê chỉ ghi nhận những hàng hoá có xuất xứ Trung Quốc, còn hàng hoá dù đến từ Trung Quốc nhưng xuất xứ từ nước khác sẽ bị ghi nhận là nước khác. Sự khác biệt này cũng dẫn tới số liệu xuất sang Việt Nam của Trung Quốc sẽ cao hơn so với dữ liệu Việt Nam ghi nhận nhập từ Trung Quốc.

Kế đến là do phạm vi thống kê khác nhau. Ví dụ, hàng hoá từ Trung Quốc, Hồng Kông vào Việt Nam là hàng tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu thì theo quy định, Việt Nam không thống kê. Nhưng phía Trung Quốc vẫn ghi nhận là hàng đã xuất khẩu đến Việt Nam.

Nguyên nhân lớn thứ 3 là do giá trị giá thống kê khác nhau giữa hai nước. Việt Nam và Trung Quốc có thể áp dụng giá trị hải quan cho cùng một loại hàng cao thấp khác nhau.

Bên cạnh đó là sự lẫn lộn giữa khái niệm hàng hoá và dịch vụ, có thể phía Việt Nam ghi nhận là dịch vụ như ở Trung Quốc lại ghi nhận là hàng hoá.

Lãnh đạo Tổng cục Thống kê cũng khẳng định, Việt Nam không phải là trường hợp duy nhất bị vênh số liệu như vậy. Trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với các nước trong ASEAN, hay như giữa Việt Nam với các nước khác, cũng ghi nhận tình trạng tương tự, nhưng con số chênh lệch không lớn.
20 tỷ USD, Trung Quốc, nhập khẩu, chênh lệch, hải quan, thống kê, 20-tỷ-USD, Trung-Quốc, nhập-khẩu, chênh-lệch, hải-quan, thống-kê

20 tỷ USD, Trung Quốc, nhập khẩu, chênh lệch, hải quan, thống kê, 20-tỷ-USD, Trung-Quốc, nhập-khẩu, chênh-lệch, hải-quan, thống-kê
Truy tìm gian lận thương mại

Tuy nhiên, làm thế nào để giảm bớt độ vênh về số liệu như trên lại là trách nhiệm của ngành hải quan, bà Thuỷ phân tích.

Bởi lẽ, toàn bộ nguồn số liệu thống kê hàng tháng đều do Tổng cục Hải quan thu thập và cung cấp, báo cáo cho Tổng cục Thống kê.

Bà Thuỷ cho biết, kinh nghiệm các nước đều cho thấy, cần có sự phối hợp rà soát, phân tích số liệu chi tiết giữa hai bên. Chẳng hạn, Mỹ và Canada đã hợp tác. Việt Nam cũng đã hợp tác tương tự với Malaysia, Indonesia vào tháng 9/2012.

Trong khi đó, Trung Quốc là bạn hàng lớn của Việt Nam nhưng tới thời điểm này, chưa có hoạt động rà soát bài bản nào giữa 2 nước về số liệu xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên, trả lời câu hỏi của PV. VietNamNet, liệu có thể truy xuất được từ dữ liệu hải quan để tìm ra điểm gian lận thương mại của doanh nghiệp?

Bà Thuỷ cho rằng, ngay cả Mỹ cũng không thể truy xuất chi tiết như vậy được, mặc dù về nguyên tắc, bên kia có tờ khai xuất, bên này phải có tờ khai nhập tương ứng, nhưng thời điểm hiện tại chưa làm được. Hơn nữa, muốn truy xuất dữ liệu còn phụ thuộc phía nước bạn.

Bà đề xuất cần thành lập một nhóm công tác chung trên cơ sở sự phối hợp của hải quan hai nước để thúc đẩy cơ chế rà soát này. Đây liên quan đến quy tắc xuất xứ.

"Nếu thiết lập nhóm công tác như vậy sẽ tìm ra được nhiều vấn đề trong nội hàm số liệu thống kê. Dữ liệu này sẽ phục vụ cơ quan hoạch định chính sách và nhà đầu tư quản lý tốt hơn các luồng hàng hoá đến từ Trung Quốc, tăng cường kiểm soát gian lận thương mại, buôn lậu. Cơ quan thống kê cũng hiểu rõ hơn chất lượng dịch vụ của mình", bà Thuỷ nói.

Tuy nhiên, lãnh đạo Vụ thương mại giá cả nhìn nhận, đây chỉ là ý kiến riêng của Tổng cục Thống kê, còn trách nhiệm thực hiện là của cơ quan hải quan.

Lọt 12,5 tỷ USD giày dép, quần áo, máy móc TQ?
Về chiều xuất khẩu, Việt Nam thống kê thấp hơn 5 tỷ USD so với con số Trung Quốc thống kê nhập khẩu từ Việt Nam. Trong đó, nhóm máy móc, thiết bị điện,... chênh lệch tới 5,5 tỷ USD, nhóm khoáng sản chênh lệch gần 400 triệu USD.
Về chiều nhập khẩu, Việt Nam nhập từ Trung Quốc thấp hơn so với dữ liệu Trung Quốc thống kê xuất sang Việt Nam là 20 tỷ USD. Trong đó, nhóm hàng tiêu dùng và sản xuất như may mặc, giày dép, bông, xơ sợi, máy móc, thiết bị, xe cộ chênh lệch 12,5 tỷ USD, chiếm 60%; rau quả các loại chênh lệch 1,6 tỷ USD, còn lại là đồ gia dụng.

20/06/2015 01:00
Phạm Huyền

Cao Bằng: Ngập úng, sạt lở đất do ảnh hưởng của thủy điện Nà Tẩu

PV (TTXVN/VIETNAM+) LÚC : 21/06/15 06:55
Cao Bằng: Ngập úng, sạt lở đất do ảnh hưởng của thủy điện Nà Tẩu
Hơn một năm nay, hàng chục hécta đất nông nghiệp của các xóm Pác Đa, Nà Vường 1, Nà Vường 2,… thuộc xã Độc Lập, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng đã bị sạt lở và ngập úng do ảnh hưởng của Nhà máy thủy điện Nà Tẩu, thuộc Công ty Điện lực Bắc Minh quản lý. 

Quan sát dọc theo dòng sông đoạn từ xóm Pác Đa đến xóm Nà Vường cho thấy có rất nhiều điểm đất ruộng ven sông bị sạt lở xuống sông, nhiều điểm sạt lở kéo dài 2-3m, ăn sâu vào đất ruộng canh tác hoa màu của người dân. 

Theo phản ánh của người dân, những khu vực này chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, kết cấu đất ruộng, không có kè chắn, tuy nước sông không chảy xiết nhưng mực nước lên xuống liên tục, nhất là khi mưa lũ khiến đất bị bở và sạt lở. 

Anh Bế Đàm Hậu (xóm Pác Đa) cho biết từ khi Nhà máy thủy điện Nà Tẩu được nâng cấp và đưa vào sử dụng năm 2004, đã xảy ra tình trạng sạt lở đất và ngập úng một số diện tích đất nông nghiệp. Vào mùa mưa bão, người dân trong xóm rất lo lắng và mong các cơ quan chức năng sớm khắc phục tình trạng trên, tránh tình trạng mất dần đất nông nghiệp của nhân dân. 

Theo ông Bế Ích Đình, Bí thư Đảng ủy xã Độc Lập, nguyên nhân chính của tình trạng sạt lở là do Nhà máy thủy điện Nà Tẩu tích nước và xả nước không hợp lý. Nhà máy tích nước dâng cao, gây ngập úng lên ruộng, sau đó xả nước 2-3 lần liên tục trong ngày với lưu lượng nước lớn gây úng cho cả một số xóm thuộc xã Cai Bộ ngay phía dưới. 

Trước đây, việc xả lũ không kịp thời đã gây ra tình trạng ngập úng hàng chục hécta đất nông nghiệp. Sau khi có kiến nghị, các ngành chức năng vào cuộc, Công ty Điện lực Bắc Minh cam kết và thực hiện xả lũ kịp thời, đúng thời điểm, tình trạng ngập úng các diện tích đất canh tác được hạn chế. 

Tuy nhiên, tình trạng sạt lở gây mất đất nông nghiệp vẫn xảy ra, một số diện tích đất vẫn bị ngập úng, nhất là trong mùa mưa lũ. Từ cuối năm 2014 đến nay, diện tích đất bị sạt lở là 8,4ha, ngập úng 13ha. Nếu tình trạng này kéo dài không được xử lý, từ 3 - 5 năm nữa, diện tích đất sạt lở có nguy cơ mở rộng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới nhà dân. 

Đầu năm 2015, một số sở, ngành liên quan của tỉnh đã đến kiểm tra nhưng đến nay, Công ty vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu./.

Quốc Hội nín lặng!

Theo Người Việt-06-20-2015 2:38:45 PM
Phạm Chí Dũng/Người Việt

Ẩn từ “công giáo thầm lặng” bị đặt ngoài luồng ở Trung Quốc nên được chuyển hóa vào Quốc Hội Việt Nam. Hầu như đồng nghĩa với “quyền im lặng,” một lần nữa trong không biết bao nhiêu kỳ họp, Quốc Hội Việt Nam giữa 2015 lại làm rạng ngời ý chỉ “cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến Pháp” của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.

“Quyền im lặng”

Chủ đề tưởng như được tranh luận và chất vấn gay go nhất - dự án sân bay Long Thành - rốt cuộc lại được Quốc Hội đồng gật gần như tuyệt đối để chia phần tinh thần “thông qua chủ trương” của Hội Nghị Trung Ương Đảng 11 tháng 5, 2015.

Nhưng ở một vế đối nghịch, “quyền im lặng” - thứ quyền chỉ dùng cho kẻ bị bắt và được đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc Hội giữa năm 2015, thật trớ trêu lại trở nên một mô phỏng khó có thể thích hợp hơn cho thái độ im lìm táng tận của đại đa số Ðại Biểu Quốc Hội mà báo chí Việt Nam phải mô tả “khó tin được!”

Vài ba tiếng nói cô đơn yêu cầu Quốc Hội cần có nghị quyết về vấn đề Biển Đông đã không thể xua tan nỗi sợ thần hồn nát thần tính trước Bắc Kinh từ ít nhất năm 2011 đến nay. Rất tương điệu với không khí cam chịu khuất phục thiên triều vào thời điểm các tháng 5-6, 2014 khi giàn khoan Hải Dương 981 vươn cổ vào Hà Nội, cuối cùng cơ quan dân cử cao nhất của Việt Nam cũng vừa rụt cổ tổ chức một phiên họp kín để sau đó không có được bất cứ nghị quyết hay văn bản lẽ nào, dù chỉ để phản bác một cách run rẩy trước Trung Quốc.

Thậm chí khi kỳ họp Quốc Hội này đã “thành công” được 3/4 chặng đường, vụ việc có vẻ hy hữu đã xảy ra khi không một đại biểu nào có ý kiến tại một phiên họp, khiến người điều hành phải tuyên bố cho nghỉ sớm trước 2 giờ đồng hồ.

2 giờ đồng hồ lãng phí và mỗi kỳ họp kéo dài hàng tháng trời ấy có thể quy ra bao nhiêu tiền đóng thuế của dân, nếu phép tính đơn giản nhất vẫn thường là 2 triệu đồng chi cho mỗi phút họp Quốc Hội?

“Đồ ăn hại!”

“Quyền im lặng” của Đại Biểu Quốc Hội Việt Nam  không phải chuyện bây giờ mới kể. Từ nhiều kỳ họp trước, tỉ lệ đến 40% số người đại diện cho dân chúng không thốt nổi một lời đã trở nên phổ cập đến mức vỡ lòng, đến độ mà những người dân nghèo nhất nhưng vẫn phải còng lưng đóng thuế đã phải thốt lên, “Đồ ăn hại!”

Vào lần này và cùng cử chỉ nín lặng gật đầu cho qua dự án sân bay Long Thành, xem ra nhiều Đại Biểu Quốc Hội còn “ăn hại” hơn hẳn: nhóm lợi ích ODA với không ít quan chức dính dáng tới chiến dịch lobby chính sách đã có thể công nhiên mở tiệc ăn mừng trên nỗi đau hiện hữu và tương lai của hàng chục triệu kẻ phải è cổ trả nợ thay. Con số 15 tỷ USD mà phần lớn trong đó vay mượn từ tiền viện trợ ODA quả là món quà của thượng đế ban tặng trước ngày cáo chung cho giai đoạn cuối!

Giai đoạn cuối ấy đang hiện hình mồn một với nợ công và nợ xấu phi mã vượt hẳn ngưỡng nguy hiểm. Song như một gã Lê Ngọa Triều không bỏ được bản chất dâm hoang đến giây phút cuối cuộc đời, ngân sách vẫn tiếp tục tăng trưởng trần bội chi, để chỉ tính riêng năm 2013 đã có tỉ lệ bội chi đến 6.6% - quá xa so với ngưỡng nguy hiểm 5% trên thế giới.

Nhưng với tình cảnh nín lặng Quốc Hội Việt Nam, quy luật lượng đổi - chất đổi lại cần được hình dung ngược lại: số lượng đại biểu càng tăng và bộ máy càng được trang bị tài chính cùng các điều kiện làm việc hùng hậu, bầu khí quyển nghị trường lại càng thoi thóp oxy.

Thậm chí trong nửa năm qua, “quyền được chết” - một phạm trù y tế và đạo đức xã hội - còn được người dân tranh luận sôi động hơn hẳn “quyền im lặng” chốn nghị trường.

“Quyền được chết”

Khó có thể hình dung ra tâm tư im ắng và thất bại đã làm tổn hại đến thế nào đối với danh dự của giới nghị sĩ đương đại Việt Nam, nếu còn dám nhắc đến từ “danh thể.”

Nếu chất vấn “tư lệnh ngành” là sở mục mà khôn ngoan ra thì đã có thể làm dịu lòng căm phẫn chồng chất của nhân dân, chỉ riêng phần trả lời Bộ Trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đã đủ công tích để đẩy mọi chuyện lao về phía ngược lại, khi ông ta trơn tuột qua tất cả hố hốc tăng giá xăng, giá điện vượt mặt, cùng ít nhất 20 tỷ USD hàng nhập lậu từ Trung Quốc mà không biết ghi vào khoản nào trong ngân sách chi tiêu trung ương.

Mục thị bãi lầy còn bùn sệt hơn cả những kỳ họp trước đây về chất lượng tranh biện đối với sa sút kinh tế, thật khó người dân nào có thể tin rằng cả cái hội trường 500 ông bà đang tiêu tốn hàng tỷ đồng mỗi ngày họp kia lại dám cầm súng ra mặt trận, hoặc ít nhất cũng thoát khỏi bệnh tính câm lặng nếu Trung Quốc xua các quân đoàn hò hét chiếm Việt Nam.

Một kỳ họp, lại một kỳ họp hầu như thất bại của những đại diện dân cử mà luôn có thể làm người đời liên tưởng đến truyền thuyết ngụ ngôn “sinh ra đã thất bại.” Hai thành tựu mất mát về lòng tin cử tri và tư cách đại diện cho dân đang cùng cộng hưởng thành nỗi mất mát kép cho cả chế độ hiện tồn.

Mất mát lại kéo theo nợ nần. Vài phát ngôn hiếm muộn đại loại “chúng ta còn mắc nợ người dân” luôn xoe xóe nguy cơ đầu môi chót lưỡi, nếu so với thực tế còn hàng mớ quyền căn bản của dân chúng vẫn chưa được luật hóa sau gần một phần tư thế kỷ kể từ hiến pháp 1992: biểu tình, lập hội, trưng cầu dân ý...

Ngay cả Luật Đất Đai sửa đổi, dù đã được Quốc Hội tân trang vào đầu năm 2014, vẫn mang nguyên vẹn trên mình nó món nợ lịch sử khi chưa chịu và chưa hề thừa nhận quyền sở hữu đất đai riêng tư của người dân, mà do vậy vẫn phục vụ vô số cơ hội cho những kẻ chỉ biết cưỡng đoạt đất của lớp nông dân bị bần cùng hóa.

Điều an ủi duy nhất dành cho sự lao dốc về tư cách chính khách của Đại Biểu Quốc Hội trong kỳ họp giữa năm 2015 chỉ còn là sự nhất trí chẳng đặng đừng về việc điều chỉnh chính sách bảo hiểm xã hội nhận trợ cấp một lần. Thế nhưng chẳng có gì đáng được xem là “vì dân” đối với hành động này: làn sóng có nguy cơ biến thành phong trào biểu tình rộng khắp của hàng triệu công nhân ít khi được nếm thịt đã khiến rúng động cả Bộ Chính Trị Việt Nam, để giới Quốc Hội không gật đầu chỉnh luật mới là lạ.

Với một Quốc Hội lấy nín lặng thủ thân thủ ghế làm gốc như vậy, làm sao có thể dự cảm khác hơn là định mệnh đã an bài? Một quốc hội vô cảm, bạc nhược và nhung nhúc lợi ích nhóm như thế mà không bị quả báo “quyền được chết” trong tương lai không xa thì mới thật chuyện đáng kinh ngạc trong lịch sử hưng vong nước nhà.

Người Philippines lo biển Đông thổi bùng xung đột với TQ

Những năm gần đây, người Philippines đã rầm rộ xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc.
Những năm gần đây, người Philippines đã rầm rộ xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc.
Theo AFP, VOA-21.06.2015

8 trong 10 người Philippines hiện lo ngại rằng tranh chấp căng thẳng ở biển Đông có thể làm bùng ra “xung đột vũ trang” với quốc gia đông dân nhất thế giới.

Một cuộc thăm dò ý kiến với 1.200 người cho thấy 84% số người được hỏi bày tỏ sự lo lắng về điều đó. Khoảng một nửa “hết sức lo lắng”, và chỉ có 1/3 số người này nói là đôi chút lo ngại.

Cuộc thăm dò ý kiến này đã được tiến hành thường niên kể từ năm 2012, và mỗi năm, kết quả cho thấy ít nhất 80% số người được thăm dò ý kiến lo ngại rằng cuộc tranh chấp có thể dẫn tới một cuộc xung đột toàn diện với Bắc Kinh.

Trong một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Philippines mới loan báo tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc đã định ngày để Philippines trình bày luận cứ của mình trong vụ kiện đối với những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông, dù Trung Quốc sẽ không dự phiên tòa.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết phiên tòa sẽ diễn ra từ ngày 7 tới ngày 13 tháng 7 tại Tòa án Trọng tài Thường trực ở thành phố La Haye, Hà Lan.

'Phương Tây nên tham gia'

Trong khi đó, tại Việt Nam, một cuộc thăm dò ý kiến, do Viện Gallup và Hội đồng Quản trị Truyền thanh và Truyền hình Hoa Kỳ thực hiện, cho thấy mối bận tâm lớn nhất của người dân hiện nay là vấn đề biển Đông.

Theo cuộc thăm dò tại 54 trong số 64 tỉnh thành ở Việt Nam, hơn 60% trong số 3 nghìn người từ 15 tuổi trở lên cho biết rất đồng tình với ý kiến cho rằng các quốc gia phương Tây có nên tham gia giúp xử lý vấn đề tranh chấp lãnh hải ở biển Đông.

Cuộc khảo sát được thực hiện trong bối cảnh Trung Quốc cấp tập xây các đảo nhân tạo tại các vùng lãnh hải tranh chấp ở biển Đông, khiến nhiều quốc gia lên tiếng phản đối, trong đó có Mỹ.

Hoa Kỳ luôn tuyên bố không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp ở biển Đông, nhưng khẳng định quyền lợi quốc gia đối với tuyến hàng hải nhộn nhịp bậc nhất thế giới tại vùng biển này.

Hôm 18/6, trong cuộc tiếp xúc với Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng hai nước “cần phải bình tĩnh xử lý các tranh chấp” ở biển Đông, và rằng Hà Nội và Bắc Kinh “có nhiều lĩnh vực cùng quan tâm hơn là các tranh chấp trên biển”.

Việt Nam trao thêm quyền cho thủ tướng

Hồi đầu năm, tờ Hoàn cầu Thời báo, một tờ báo thuộc cơ quan Ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng bài bình luận nhận định rằng Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đang
Hồi đầu năm, tờ Hoàn cầu Thời báo, một tờ báo thuộc cơ quan Ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng bài bình luận nhận định rằng Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đang "nhắm tới chiếc ghế Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam".
Theo VnExpress, Tiền Phong, VOA-21.06.2015
Với đa số phiếu, quốc hội Việt Nam hôm qua đã thông qua một điều luật về tổ chức chính phủ, trong đó bổ sung 2 thẩm quyền cho thủ tướng.

Có trên 87% đại biểu thông qua Điều 28 Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi), theo đó, “trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, quyết định giao quyền bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Bộ trưởng Nội vụ trong trường hợp khuyết bộ trưởng hoặc thủ trưởng cơ quan ngang bộ”.

Ngoài ra, trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thủ tướng được phép “quyết định giao quyền Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo đề nghị của Bộ trưởng Nội vụ trong trường hợp khuyết Chủ tịch UBND cấp tỉnh”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc dự thảo luật quy định Thủ tướng có trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương là phù hợp với quy định nêu trên của Hiến pháp.

Luật Tổ chức chính phủ (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 19/6 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016.

Năm ngoái, Bộ Nội vụ Việt Nam đề xuất bổ sung thẩm quyền của thủ tướng sau khi có ý kiến cho rằng Luật tổ chức Chính phủ 2001 “hạn chế nhiều nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ và thủ tướng”.

'Nhắm ghế tổng bí thư'

Việc thông qua trên được thực hiện trong khi Việt Nam chuẩn bị cho Đại hội thứ 12 với việc bầu ban lãnh đạo chóp bu mới.

Hồi đầu năm, tờ Hoàn cầu Thời báo, một tờ báo thuộc cơ quan Ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng bài bình luận nhận định rằng Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đang "nhắm tới chiếc ghế Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam".

Tờ báo viết: “Thủ tướng đương quyền của Việt Nam có lẽ đang nhắm tới vị trí hàng đầu của đảng cầm quyền. Trong nền chính trị chia rẽ ở Việt Nam, ông Dũng, một đại diện của phe thân Mỹ, có lẽ sẽ mạnh mẽ thay đổi chiến lược quốc gia và chính sách ngoại giao của Việt Nam để hợp tác nhiều hơn với Mỹ”.

Tờ Hoàn cầu Thời báo thời gian qua có nhiều bài viết bị coi là công kích Việt Nam. Đáp lại, truyền thông trong nước cho rằng tờ báo này có những bài bình luận “sặc mùi cay cú”.

Việt - Mỹ sẽ thành đối tác chiến lược?

Tác giả đặt vấn đề về khi nào, điều kiện nào để quan hệ bang giao Việt - Mỹ được chuyển sang thành 'đối tác chiến lược'.
Đối tác chiến lược thể hiện mức độ tin cậy cao hơn về chính trị, hợp tác sâu rộng hơn về kinh tế thương mại, theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam.
Đối tác chiến lược bao hàm cả quan hệ về an ninh, quốc phòng sâu sắc, vẫn theo ông Phạm Bình Minh.
Quan hệ đối tác chiến lược nhắm đưa quan hệ với những quốc gia có vai trò quan trọng hàng đầu thế giới đi vào thực chất, sâu, bao trùm hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng.
Còn theo Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia bang giao quốc tế và Việt Nam học từ Học viện Quốc phòng Australia, cụm từ 'đối tác chiến lược' được dùng để chỉ các nước mà Việt Nam cho là ‘tối quan trọng’ cho quyền lợi quốc gia của mình.
Ông cũng cho biết Mỹ đặt trọng tâm nhiều hơn vào hợp tác an ninh và quốc phòng trong ý nghĩa của một đối tác chiến lược. Theo đó, Việt Nam lần đầu tiên được nhìn nhận như một đối tác chiến lược tiềm năng của Mỹ trong bản Tổng kết Quốc phòng Quý IV năm 2010.
Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Pháp, Ý , Đức, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga.

Thành tựu đã đạt

Thành tựu lớn nhất phải kể đến trong quan hệ hai nước kể từ sau chiến tranh là việc bình thường hóa quan hệ vào ngày 12/07/1995. Sự kiện này đã mở ra một bước phát triển mới trong quan hệ hai nước.
Tháng 7/2012, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Hà Nội, gặp gỡ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và mời ông đến thăm Mỹ. Chuyến viếng thăm này cho thấy Mỹ đã gạt bỏ sự khác biệt về ý thức hệ và coi Đảng Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam là một đối tác.
Việt Nam đã thể hiện sự chấp thuận mối quan hệ đối tác này bằng chuyến viếng thăm Washington của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng 7/2013. Kết quả của chuyến thăm này là tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Trong khuôn khổ hợp tác này, Washington và Hà Nội cam kết tôn trọng ‘hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.’
Ngày 2/10/2014, tuyên bố dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam được đưa ra sau cuộc hội đàm giữa đương kim Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Washington, được đánh giá là nhằm hỗ trợ Việt Nam cải thiện an ninh hàng hải.
Một trở ngại khác từ phía Việt Nam đã được dỡ bỏ, theo Alexander L. Vuving, trong bài viết ‘A Breakthrough in US-Vietnam Relations’ trên The Diplomat ngày 10/04/2015 (tạm dịch: ‘Một đột phá trong bang giao Mỹ - Việt’, chính là thách thức về ý thức hệ của chế độ cộng sản ở Việt Nam.
Điều này được thể hiện qua hai điểm trong chuyến công du đến Washington của Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Trần Đại Quang vào tháng 03/2015:
Đây là chuyến thăm Mỹ chính thức đầu tiên của một Bộ trưởng Công an Việt Nam, một trong hai Bộ quan trọng nhất của Việt Nam (Bộ Công an và Bộ Quốc phòng), và ông Quang cũng là chỉ huy của lực lượng an ninh có trách nhiệm bảo vệ chế độ.
Trong cuộc gặp với các đối tác Mỹ, ông Quang khẳng định rằng Hà Nội sẵn sàng cho phép Đội Hòa bình của Mỹ (US Peace Corps) – trước đó vẫn bị coi là một ‘thế lực thù địch’ và là một tổ chức tuyên truyền và có các hoạt động chống phá chế độ cộng sản- được hoạt động ở Việt Nam.
Ngày 1/6, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Mỹ đã ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng Việt – Mỹ nhằm đưa quan hệ hai nước lên một cấp độ cao hơn và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.

Chặng đường phía trước

Về lợi ích tương đồng, một số nhà nghiên cứu nhận định chung rằng sự bành trướng quyền lực trên Biển Đông của Trung Quốc những năm gần đây chính là chất xúc tác trong tiến trình xích lại gần nhau ổn định hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Từ năm 2010, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lần đầu tiên tuyên bố tự do hàng hải, cũng như sự ổn định và an ninh trong khu vực là lợi ích quốc gia của Mỹ. Điều đó cho thấy Biển Đông đã trở thành một mối quan tâm của Washington. Đây cũng là điều Hà Nội mong muốn đạt được trong việc ‘quốc tế hóa’ tranh chấp trên Biển Đông.
Dù Mỹ không tuyên bố ủng hộ hoặc đứng về bất kỳ bên nào trong tranh chấp Biển Đông, việc Hoa Kỳ ủng hộ biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế là điều Việt Nam luôn kêu gọi, và những chỉ trích gần đây của Washington đối với việc bồi đắp đảo và xây dựng các công trình nhân tạo trên các đảo và đưa thiết bị quân sự đến các khu vực bồi đắp đã nhắm trực tiếp vào Trung Quốc.
Mỹ coi Việt Nam là một ‘quân cờ’ quan trọng trong chiến lược Xoay trục ở Châu Á-Thái Bình Dương; trong khi Việt Nam cũng mong muốn sự hiện diện và đóng góp của Mỹ ở khu vực như một đối trọng với một Trung Quốc đang ngày một bành trướng và thể hiện tham vọng bá quyền khu vực.
Việc nâng tầm mức quan hệ lên đối tác chiến lược với Mỹ sẽ giúp Việt Nam có thêm nhiều cơ hội trong quan hệ kinh tế với nền kinh tế lớn nhất thế giới này, trong đó việc gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang là một trong những mục tiêu cơ bản của Việt Nam.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam – ông Ted Osius trong cuộc gặp với sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 06/03/ 2015 cho hay Mỹ muốn trở thành nhà đầu tư số một ở Việt Nam; cho thấy Mỹ cũng đang hướng đến Việt Nam như một thị trường tiềm năng.

Trở ngại chính

Về trở ngại chính nếu có trong quan hệ hai nước, thì việc dỡ bỏ một phần lệnh bán vũ khí cho thấy vẫn còn những trở ngại từ phía Mỹ trong việc thắt chặt quan hệ Mỹ - Việt.
Về phía Việt Nam, việc mong muốn bảo vệ chế độ cùng với tư tưởng chống phương Tây và coi họ như những thế lực thù địch vẫn còn tồn tại trong một số lãnh đạo Việt Nam đã biến nó thành trở ngại trong quan hệ Việt – Mỹ.
Ngoài ra, nhân quyền ở Việt Nam luôn là một thách thức chính và bị ràng buộc trong các quan hệ với Mỹ, đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải có những chính sách cái thiện hơn nữa vấn đề này.
Tuy vậy, dù vẫn tồn tại những thách thức trong quan hệ hai nước, sự bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông đã khiến Mỹ và Việt Nam bớt coi trọng những bất đồng để đạt được những lợi ích chiến lược chung.
Như cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Pete Peterson, đánh giá ‘thời điểm này Việt Nam và Mỹ đang ở rất gần mức quan hệ chiến lược, khi hai bên đang thúc đẩy hợp tác nhiểu lĩnh vực trong tầm nhìn hướng tới mối quan hệ này”.
Tại đối thoại Shangri-La 2013, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình rằng Việt Nam sẽ xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Như vậy, liệu Hoa Kỳ sẽ là ưu tiên của Việt Nam? Và rất có thể chuyến thăm Mỹ dự kiến sắp tới đây của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng hơn nữa với Hoa Kỳ để hai nước có thể trở thành đối tác chiến lược của nhau trong tương lai gần.
Bài viết thể hiện lối hành văn và quan điểm riêng của tác giả, giảng viên Khoa Quan hệ Quốc tế, thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, đang tu nghiệp tại Đại học City University London.

Giá như ông cha ta đừng 'cứng đầu’


Lãnh đạo ĐCS Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp Tổng bí thư Đảng CSVN tại Bắc Kinh đầu năm nay.
Mới đây Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trong một bài diễn văn gần bốn ngàn từ được truyền thông nhà nước Việt Nam loan tải, nói: “Thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam”.
Tôi không tin rằng có lẽ vì ban thư ký của ông phải chuẩn bị một văn bản dài dòng đã bỏ sót ba từ quan trọng như trong câu sau: Thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất về độ 'thiếu dũng khí' trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Thực thế, tôi cho rằng đọc lại sử Việt qua suốt các đời Ngô, Lý, Trần, Lê, Nguyễn… ai là người Việt Nam mà lại không thấy xúc động, không tự hào cho cái tinh thần bất khuất của cha ông tổ tiên chúng ta?
Ừ thì cho rằng “không thể chọn láng giềng”. Cha ông chúng ta cũng cho như thế. Ừ thì cho rằng “Trung quốc quá lớn, quá mạnh”. Thời cha ông chúng ta cũng như thế. Ừ thì cho rằng “hoà hiếu là điều nên làm, chiến tranh chỉ khổ dân”, Cha ông chúng ta cũng biết rằng vậy.

Không chịu tin

Thế nhưng, bài diễn văn và quan điểm của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải chăng muốn để người dân Việt Nam tin tưởng và liên hệ tới những điều sau đây.


Rằng nhờ bài viết của ông, ta mới thấy ‘tiếc làm sao’ cho cái thời xa xưa, bởi vì giá như Ngô Quyền đừng làm khổ dân, đánh trận Bạch Đằng chống nhà Hán. Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt đừng đánh bại nhà Tống, Trần Hưng Đạo đừng 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông, Lê Lợi đừng khởi nghĩa chống lại nhà Minh… thì bây giờ đất nước chúng ta đã chẳng trải dài 'từ mũi Cà mau lên đến Hắc Long Giang' giáp giới với nước Nga? Ta sẽ sánh vai cùng Tây tạng, Tân cương, Đài Loan... chung một mái nhà?
Hay nhờ quan điểm của ông Trọng mà ta ‘vỡ ra rằng’ ôi ‘giá như ông cha ta đừng cứng đầu’ thì 'hay' biết bao? Rồi giá gì ‘đừng có’ một Trần Quốc Tuấn với câu “Bệ hạ muốn hàng thì xin hãy chém đầu tôi trước đã ", hoặc ‘đừng có’ một Trần Bình Trọng “ta thà làm ma nước Nam, còn hơn làm Vương đất Bắc” thì nay có lẽ dân tộc ta cùng đứng chung hàng với quốc gia “tàu lạ” thứ hai thế giới, đang ganh đua với Mỹ?
Song ai nói gì thì nói, chứ có thể ‘tôi nhất quyết’ bưng mắt, bịt tai không nghe theo những dư luận khi họ nói rằng: “Thời đại Hồ Chí Minh đã để lại một di sản, đã sản sinh ra một giai cấp thống trị thiếu dũng khí trước kẻ cường quyền Bắc Triều, một sự ‘hèn yếu, sợ sệt’ đến độ không tả nổi.

“Rằng khi người anh em cùng trứng cùng bọc trước đây (Việt Nam Cộng Hòa) bị kẻ thù ấy cướp mất Hoàng Sa trong tay, thì chế độ ấy lại viết văn tự như thể muốn bàn giao, hợp thức hoá cho kẻ cướp. Rồi thì hiện nay, khi ngư dân liên tiếp bị đánh đắm, đâm thủng tàu, cầm tù… thì nhà nước ấy, đảng ấy, quân đội ấy, truyền thông nhà nước xứ ấy lại không dám gọi mặt chỉ tên, chỉ thỏ thẻ “tàu lạ”.
null
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, tướng Phùng Quang Thanh nhận 'bình gốm' từ tay đồng nhiệm, tướng Thường Vạn Toàn bên phía Trung Quốc.
“Rằng khi nước “lạ” đưa giàn khoan vào nhà mình, thay vì hưởng ứng cái tinh thần Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng của người dân để chống lại, để tạo thái độ với kẻ xâm lấn, chế độ này lại bắt bớ, đánh đập, tù đày chính người dân mình, ra sức bịt miệng họ.”
Đại tướng quân
Không! Tôi cũng sẽ ‘nhất quyết chưa nghe’ những lời phê phán ấy trong quần chúng, dư luận Việt Nam trong và ngoài nước đâu, nhất là khi có những luồng quan điểm trên dư luận tiếp tục chỉ ra như sau rằng:
"Ông Trọng đã thiếu dũng khí, khi vào những lúc đất nước gặp nguy nan, kẻ thù kéo dàn khoan vào lãnh hải, dương đông, kích tây, chiếm đảo, xây căn cứ, chèn ép ngư dân Việt Nam, thì chính ông Tổng bí thư, người đại diện cao nhất của ‘thời đại rực rỡ, hoàng kim’ nhất của dân tộc lại khăn gói sang nước “bạn” để tiếp tục nâng niu 16 chữ vàng, "duy trì đại cục".
“Hay khi ông bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh năm nay ôm bình quý từ người đồng nhiệm Trung Quốc, kẻ đang cử các lực lượng hung hăng, lấn lướt hiếp đáp dân ta trên Biển.
"Phải chăng nhận cái bình ấy vì chính ông từ lâu đã nhất trí rằng sẽ không ném ‘chuột’ vì sợ vỡ bình?
"Mà hình như cái bình ấy có cả vị thế quyền lực, chức quyền, kinh tài của chính những nhóm lợi ích nào đó đang theo đóm (Trung Quốc) ăn tàn?”
Làm sao mà một Đại tướng quân thống lãnh thiên binh, vạn mã của cả quốc gia mà lại coi kẻ thù xâm chiếm, đe nẹt đất nước, bức hại dân mình với 'dã tâm không suy suyển' như thế làm người ‘anh em, hàng xóm’ tốt và 'môi hở răng lạnh' được?
Đoàn Xuân Tuấn
"Làm sao mà một Đại tướng quân thống lãnh thiên binh, vạn mã của cả quốc gia mà lại coi kẻ thù xâm chiếm, đe nẹt đất nước, bức hại dân mình với 'dã tâm không suy suyển' như thế làm người ‘anh em, hàng xóm’ tốt và 'môi hở răng lạnh' được? Mà 'đại cục vẫn tốt' như ông Thanh tuyên bố ở Shangri-La năm ngoái tại Singpore là đại cục nào, vẫn những dòng dư luận đặt câu hỏi."
Thế nhưng ai nói gì, chê bai ông Phùng Quang Thanh tới đâu, tôi cũng 'nhất mực không tin đâu nhé'.
Tể tướng đầu triều
Khi Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Tấn Dũng đi thăm Bồ Đào Nha mới đây, ông cũng ‘ra lời kêu gọi’ cộng đồng quốc tế chống lại (ai đó) trên biển Đông? Đọc toàn văn bài báo tường thuật lời kêu gọi của ông, ta không tìm thấy tên của Trung quốc dù chỉ một lần:
Như ông nói: “Cộng đồng quốc tế cần tiếp tục có tiếng nói công lý mạnh mẽ yêu cầu chấm dứt ngay các hoạt động phi pháp… (ba chấm lửng)” Ta đặt câu hỏi ở đây “yêu cầu là yêu cầu ai chấm dứt? Yêu cầu... (lại ba chấm lửng nữa) biển Đông là thế nào?
Sao Tể tướng đầu Triều mà lại không dám gọi thẳng tên kẻ thù mà người dân thường, từ phụ lão đầu bạc, tới trẻ lên ba ở trong nước cũng biết rõ mồn một ra?
Và ta có thể liên hệ lập trường này để nhìn sang Phi-luật-tân, sang Mã Lai xem họ ứng xử, nói năng thế nào? Hóa ra họ rất thẳng thắn, mạnh mẽ. Họ không chỉ chỉ mặt, gọi tên kẻ thù, mà còn dám kiện chúng nữa.
Mà họ có vẻ cũng là ‘những nước nhỏ’, thậm chí, nếu không nhầm, thì chưa hề một lần đánh thắng Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử, làm sao như cha ông chúng ta (Việt Nam).
null
Dư luận đặt nhiều dấu hỏi về thái độ, ứng xử của giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam trước các hành vi của Trung Quốc trên Biển đông, theo tác giả.
Và dư luận đặt vấn đề vậy mà họ (Philippines) dám đưa Trung quốc ra tòa án quốc tế bất chấp mọi phản đối, đe dọa từ Bắc Kinh. Họ không ngần ngại chỉ thẳng tên cường quốc bá quyền này mỗi khi tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải hay đe dọa biển đảo của họ.
Nhưng kể cả khi ấy, khi dư luận có chê trách ông Thủ tướng như thế đi nữa, thì tôi cũng 'chưa chắc đã thông', làm sao mà một Thủ tướng quyền cao, chức trọng, đường đường là một trong các lãnh đạo hàng đầu quốc gia lại vừa 'sợ giặc’, mà lại vẫn có thể được ‘toàn đảng, toàn dân’ ủng hộ, tín nhiệm cho ngồi trên ghế Tể tướng lâu đến thế được?

Giao lưu, kinh nghiệm?

Lại nữa, khi ông Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đi sứ ở Bắc Kinh trong tháng Sáu này, cũng vẫn diễn ra cái màn 'đấu dịu':
“Hai bên nhất trí duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng giai đoạn 2016 – 2020; tổ chức tốt một số hoạt động giao lưu hữu nghị giữa nhân dân và Thanh niên hai nước trong năm 2015”.


Sao ông Minh không gợi ý với Trung Quốc là nên chăng có cuộc 'giao hữu' về 'bóng đá nước hay đua thuyển' giữa ngư dân Việt Nam và lực lượng hải giám Trung quốc cho nó thêm phần đặc sắc?
Rồi khi lãnh đạo bộ Công an Việt Nam họp với đại diện Ban An Ninh Trung quốc tại Việt Nam cũng trong tháng này, báo chí Việt Nam loan tin nói:
“Bộ Công an Việt Nam và Bộ An ninh Trung Quốc cần phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được; tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực hợp tác an ninh, chia sẻ kinh nghiệm công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm trên lĩnh vực an ninh quốc gia như phòng, chống khủng bố, an ninh mạng, an ninh tôn giáo, dân tộc”.
‘Kinh nghiệm gì’ nếu không là trao đổi kinh nghiệm ‘đàn áp và khống chế’ sự ‘phản kháng’ của người dân? Hay là để báo cáo với người anh cả về chiến thuật mới dùng ‘công an giả dạng côn đồ’ tấn công thường dân để dập tắt những người đối lập, mà lâu nay ‘đảng em’ đã học được từ ‘đảng anh’?
Và khi ông Đinh Thế Huynh, trưởng ban Tuyên Giáo tuần này đi Thượng Hải dự “Hội thảo Lý luận lần thứ 11 giữa Đảng CSVN và Đảng CS Trung Quốc với chủ đề “Quản lý, phát triển xã hội - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc" và "giao lưu giữa hai ban Tuyên giáo và Tuyên truyền Trung ương hai Đảng”, dư luận đặt thêm dấu hỏi.
Họ hỏi rằng hai đảng này bàn bạc cái gì nếu không phải là hợp tác tuyên truyền ‘kinh nghiệm của dư luận viên’, của ‘trói tay báo chí, truyền thông’, của ‘đàn áp, bắt bớ, cầm tù’ những ngòi bút, tiếng nói vì dân, vì nước và phản kháng chống lại ‘cường hào, ác bá, gian tế’?

‘Trách cứ Tổ tiên’

null
Hình ảnh từ truyền thông quốc tế phản ánh việc Trung Quốc mở rộng, bê tông hóa và kiên cố hóa các khu vực lấn chiếm được tại biển Đông.
Dư luận tháng này cũng theo dõi kỹ khi Quốc hội Việt Nam, cơ quan lập pháp của một nước, dù có người bảo là Quốc hội ‘bù nhìn’, muốn thảo luận, chất vấn chính phủ về tình hình Biển Đông thì người ta đã phải họp kín, không dám công khai cho toàn dân hay.
Thực thế, khi Đại biểu Quốc hội Lê Nam hỏi, tại sao hiện nay Trung quốc xâm hại biển Đông còn nguy hiểm hơn vụ giàn khoan 981, mà báo cáo của Phó thủ tướng trước Quốc hội lại không đề cập?
Thì ông Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đáp: “Về biển Đông, Chính phủ đã có báo cáo đầy đủ với Quốc hội, tôi xin không nêu lại vấn đề này.”
Rồi vừa đây, tỉnh như Vĩnh Phúc đã dựa vào ‘tiền cứu đói’ của chính phủ vì 'tỉnh còn nhiều hộ dân nghèo', lại không ngần ngại bỏ hàng trăm tỷ xây đền thờ Khổng tử, quảng bá văn hóa Trung hoa trong lúc nhiều trường học, bệnh viện, mọi dịch vụ công cộng đều thiếu, trẻ em có nơi phải đu dây qua suối... như chính truyền thông trong nước nói.


Rồi khi sự tồn vong của cả một dân tộc được đem ra đánh đổi cho sự tồn vong của một chế độ, của một đảng phái, khi sự 'hèn nhát, luồn cúi' đã được thể hiện từ ngay những cấp cao nhất, từ những người đứng đầu guồng máy cai trị, thì chúng ta, những hậu sinh của cha ông, tổ tiên Lạc Hồng, không chịu khuất phục ngoại bang xưa kia trong suốt hơn ngàn năm chống đối kẻ xâm lâm phương Bắc, phải đặt câu hỏi "sự hy sinh của các người có ý nghĩa gì?”
Trở lại với bài phát biểu bốn nghìn từ của ông TBT Nguyễn Phú Trọng, chắc ông muốn người dân đọc xong, nghe xong thì sẽ ‘quay mặt lại với tiền nhân’ để chê trách tổ tiên anh hùng của chúng ta rằng: “Nếu không có các vị, chúng tôi bây giờ hẳn đã hãnh diện làm công dân TQ và sẽ tự hào ra sao về những mẫu hạm Liêu Ninh, về tên lửa Đông Phong, về bác Mao, bác Đặng, bác Tập bất diệt?"
“Ôi dào, giá như ông cha ta đừng cứng đầu!”
Nhưng, lại nhưng, dù ai, dù dư luận có những bình phẩm như thế nào đi chăng nữa về các vị lãnh đạo sáng suốt của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, thì tôi vẫn sẽ 'một mực, nhất quyết' không nghe, không tin' đâu nhé!
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả đang sinh sống và làm việc tại Anh.