Thursday, September 1, 2016

‘Biển chết nhưng ngư dân không thất nghiệp"?

Cát Linh, phóng viên RFA 2016-09-01  
000_DQ900.jpg
Ngư dân Việt Nam tại đồn cảnh sát Thái Lan sau khi bị giam giữ do đánh bắt cá trái phép tại vùng biển miền nam Thái Lan của Narathiwat vào ngày 1 tháng 8 năm 2016.  AFP Photo
Ngày 27 tháng 8 vừa qua, tại hội nghị báo cáo tiến độ kê khai, thống kê thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra, bà Nguyễn Thị Hải Vân, Cục trưởng cục việc làm đã cho rằng số người thất nghiệp do sự cố xả thải của công ty luyện gang thép không cao. Lý do mà bà đưa ra là “người Việt Nam không ngồi một chỗ”, cho nên họ vẫn đi tìm kiếm việc làm.
Sự thật có đúng như báo cáo đưa ra trong hội nghị hay không và có thuyết phục được người dân hay không?
Như thế nào là thất nghiệp?
“Theo điều tra của chúng tôi thì tỉ lệ thất nghiệp do Formosa xả thải giết biển miền Trung không cao”, đó là nguyên văn lời phát biểu của bà Nguyễn Thị Hải Vân, Cục trưởng cục việc làm tại hội nghị báo cáo tiến độ, thống kê thiệt hại do sự cố môi trường tại Thừa Thiên-Huế ngày 27 tháng 8, được báo mạng “một thế giới” trích lại. Để làm rõ và thuyết phục những người có mặt tại hội nghị về kết quả điều tra của Bộ lao động-Thương binh-Xã hội, bà Vân đề cập cả đến bản tính “chịu thương chịu khó” của người Việt Nam xưa nay.
Theo lời giải thích của bà, người Việt Nam không chịu ngồi một chỗ nên cho dù xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường nặng nề, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh nhai của họ là ngư trường, thì họ vẫn đi tìm kiếm việc làm khác.
Với đặc điểm của người Việt Nam là không ngồi một chỗ thì cách nói thế là cách nói suy diễn của bà ấy thôi, còn việc làm có chính thống hay không là vấn đề khác.
- Tiến sĩ Ngô Trí Long
Chính vì điều này, những con số về tỉ lệ thất nghiệp sau sự cố mà bà Vân đưa ra trong buổi hội nghị được bà cho là “những con số phản ảnh của sự cố nhưng thất nghiệp không nhiều.
Những con số được đưa ra thể hiện sự chênh lệch không nhiều giữa tỷ lệ thất nghiệp trước và sau sự cố ô nhiễm môi trường biển. Ảnh hưởng nhiều nhất là Quảng Bình thì trước sự cố là 2,1% và sau đó là khoảng 16,4%.
Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Ngô Trí Long, không đồng tình với con số thất nghiệp do Bộ Lao động-Thương binh- Xã hội cập nhật. Từ Sài Gòn, ông nói với đài Á Châu Tự do về nhận định của ông trước lý do bà Cục trưởng cục việc làm đã đưa ra.
“Với đặc điểm của người Việt Nam là không ngồi một chỗ thì cách nói thế là cách nói suy diễn của bà ấy thôi, còn việc làm có chính thống hay không là vấn đề khác. Việc làm có tạo ra thu nhập chính đáng hay không mới là cái quan trọng. Nói rằng hiện nay tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam rất là ít nhưng thực tế? Không như ở các nước khác có số liệu thống kê rất rõ ràng, đăng ký thất nghiệp rất rõ ràng.”
Theo Tiến sĩ Ngô Trí Long, nếu một người dân không có việc làm ổn định trong một thời gian nhất định, chẳng hạn một tháng chỉ có thể làm việc vài ngày, thì người đó không thể gọi là không thất nghiệp. Bên cạnh đó, theo ông, tính năng động thể hiện ở việc làm của người đó có thực chất hay không.
Tính dây chuyền
Theo thống kê của báo trong nước, các tỉnh ven biển miền Trung, cụ thể là Hà Tĩnh, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế có đến 60, 70% ngư dân làm nghề đánh bắt gần bờ. Từ khi xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường biển hồi đầu tháng 4 đến nay, tất cả tàu đánh bắt cá của ngư dân phải nằm bờ. Bên cạnh những ngư dân là người chịu ảnh hưởng trực tiếp, phải kể đến những công việc, ngành ngề khác có liên quan đến ngư trường và thuỷ hải sản cũng bị tác động nặng nề.
Vài ngày trước, Hiệp hội thuỷ sản Việt Nam cho biết rằng nhiều hợp đồng xuất khẩu hải sản của Việt Nam bị đối tác nước ngoài huỷ bỏ vì lo ngại cá tôm bị nhiễm độc sau tai hoạ môi trường Vũng Áng.
Nhà hoạt động Trần Bang từ Sài Gòn cho biết.
“Có một số người đã vào Sài Gòn để xin việc, vì họ có thuyền, có đồ dùng cũng không đi đánh cá được. Mà cũng đánh cá về thì cũng không bán được, không ai mua. Thế mới thấy môi trường nó ảnh hưởng sát sao đến đời sống người dân, đến miếng ăn, nước uống, khí thở.”
Có một số người đã vào Sài Gòn để xin việc, vì họ có thuyền, có đồ dùng cũng không đi đánh cá được. Mà cũng đánh cá về thì cũng không bán được, không ai mua.
- Trần Bang
“Có mấy người ở Ninh Thuận, Bình Thuận cũng điện thoại cho tôi bảo phải đóng cửa Formosa. Cứ nghĩ rằng bây giờ người dân tại vùng đó không dám ăn cá biển thì mới thấy cái khủng khiếp thế nào. Thế rồi nhiều người ở Sài Gòn đi mua mắm, muối tích trữ. Cái nước mắm bây giờ làm bằng cá nhiễm độc thì 6 tháng sau ra nước mắm. 1 năm sau mình mua thì ăn phải nước mắm độc. Muối cũng vậy.”
Không còn khả năng sinh sống bằng cái nghề cha truyền con nối, họ bắt buộc phải đi làm ăn xứ khác.
Một người dân từng làm nghề đi biển ở Huế, hiện đang phải mưu sinh ở tận thủ đô Vieng Chăn, Lào, cho đài Á Châu tự do biết rằng, không phải chỉ một mình anh phải bỏ xứ đi tìm nghề ở nơi khác.
“Từ ngày biển chết đến giờ, có nhiều người phải qua đây, có nhiều người vào Sài Gòn, qua Mã Lai… Giờ người ở quê đi hết vì quê hương không có việc gì làm hết. Tiền không có, ở quê không có việc làm, biển thì chết, cá bán không có ai mua. Như tôi thì đi Lào tìm việc làm.”
Không dễ dàng
Thế nhưng, điều này không đồng nghĩa với việc cho thấy tinh thần tự lực tự cường, chịu thương chịu khó của người Việt Nam. Những ngư dân của 4 tỉnh ven biển miền Trung phải tìm việc xứ khác vì họ thất nghiệp trên chính mảnh đất cha sanh mẹ đẻ của mình. Họ thất với cái nghiệp mà gia đình nhiều thế hệ của họ đã đeo bám từ lâu đời để sinh nhai.
Tiến sĩ Ngô Trí Long lên tiếng đề nghị rằng “Phải dám nhìn thẳng vào sự thật để có giải pháp xử lý chứ không phải đứng ở góc độ của người khách quan để đánh giá sự việc.” Như thế là hoàn toàn không thuyết phục.
Chúng ta phải đi vào thực tế cuộc sống của ngư dân miền biển, những nơi đã bị thảm hoạ môi trường để thấy được vấn đề.
- Tiến sĩ Ngô Trí Long
“Hiện nay môi trường biển do Formosa gây ra ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống mưu sinh, coi như là cá không sử dụng được. Cho nên người ta phải đi mưu sinh nơi khác. Chúng ta phải đi vào thực tế cuộc sống của ngư dân miền biển, những nơi đã bị thảm hoạ môi trường để thấy được vấn đề. Hiện nay do tác động của nó đã ảnh hưởng đến công ăn việc làm của họ, họ không biết tìm việc làm gì.”
Nếu những người đấu tranh cho môi trường và đời sống của các ngư dân vùng biển nói rằng “Biển sạch là khi cá tôm trở lại” thì có lẽ những người ngư dân bốn tỉnh miền Trung cũng có thể nói rằng: “Ngư dân không thất nghiệp là khi tàu thuyền có thể ra khơi”?

Sự quật cường của người dân miền Trung

Paulus Lê Sơn (Danlambao - Ngày 01.09.2016, hàng vạn người dân Nghệ Tĩnh xuống đường biểu tình yêu cầu đóng cửa vĩnh viễn công ty Formosa, đồng thời đặt ra một câu hỏi hết sức hệ trọng đối với nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội: “Chọn nhân dân hay chọn Formosa”. Trước thực tại lòng dân như vậy thì nhà cầm quyền sẽ phải tính sao đây?

Nói về người dân Nghệ Tĩnh, thương về những ngư dân đang mỏi mòn trống vắng. Tố chất và khí phách của người Nghệ Tĩnh có thể nói truyền thống yêu quê hương đất nước nồng nàn và tinh thần đoàn kết, gắn bó đã làm đẹp thêm truyền thống văn hóa của người nơi đây.

Dường như họ không biết mệt là gì, đói khổ, nắng nóng, đàn áp cũng không thể khuất phục họ ngày đêm tranh đấu cho môi trường sống của đất nước được trong sạch.

Tôi nghĩ rằng, cái giá của người dân miền Trung phải trả thật là đắt, cái giá đắt đó đang được đong đếm bằng những hiện thực phũ phàng, ngư trường của người dân ven biển tại bốn tỉnh miền Trung bị đóng kín, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế, văn hóa và tương lai con cháu của họ.

Cái giá của họ là luôn trong tình trạng bị đánh đập, đàn áp, bắt giữ, thậm chí bỏ mạng khi họ đứng lên đòi quyền sống chính đáng. Nhưng cái đắt đó không cứa nổi vào trong họ những vết thương lòng khó chữa khỏi. Mà cái giá đắt nhất được tính bằng cả thời gian tương lai con cháu của họ.

Vị tất, người dân miền Trung hiểu được cái giá mà con cháu phải trả nên họ quyết một lòng “hy sinh đời bố, củng cố đời con”. Cả năm trời những người dân nơi đây có dám ăn con cá biển dù đó là quà tặng thiên nhiên cho đời sống của họ. Đời con đời cháu của họ rồi sẽ ra sao khi nhà máy Formosa còn đó, nhà máy còn đó thì chất độc vẫn cứ điềm nhiên thải ra biển, độc tố quạch đắng trong biển cả thì cá tôm đâu còn là cá tôm.

Cái nắng gắt chói chang của mùa hè nóng nực, cái gió Lào oi ả như thiêu đốt da thịt con người, thiên nhiên chẳng ưu ái người dân miền Trung là bao, cái dãi đất khô cằn này chỉ còn trông chờ nương nhờ biển cả mặn mòi, ấy thế mà bọn đương quyền lại nỡ ra tay cướp nốt đi cái lựa chọn sống của họ.

Thương về miền Trung, trong lòng trĩu nặng những ưu tư và lắng lo cho những người anh chị em, cảm xúc bâng khuâng tự trào vài vần thơ để giãi bày nỗi niềm:

Hắt lưng ta gió Lào thiêu đốt
Đống lúa bỏ hoang, biển chết thuyền tang
Những con cá ngấm độc không đủ nuôi người
Sống đời lao đao nói cười lịm tắt
Chỉ còn nước mắt quyện máu tươi thành biển
Và gian tà và đói khổ lên ngôi
Ôi đất nước tôi!

Chúng ta nhìn về lịch sử con người xứ Ví giặm soi vào thời kỳ phong kiến độc lập (từ thế kỷ X trở đi), miền đất Nghệ-Tĩnh nói chung và Hà Tĩnh nói riêng từng là trung tâm của nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Rồi đến những năm đầu thế kỷ XV, người dân nơi đây đã vùng dậy khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược. Điển hình là tấm gương Đặng Tất (Can Lộc) trong cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi; Đặng Dung (con Đặng Tất) và Nguyễn Biểu (huyện Chi La –-Đức Thọ) trong cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng.

Và còn bao phen họ vùng dậy chống lại ách thống trị hà khắc của bọn lại tặc cường hào, ác bá. Trong đó có cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hương Sơn do Lê Hữu Tạo dẫn đầu (1818), rồi đến khởi nghĩa Phan Bô (1833-1837) ở Thạch Hà. Phong trào đấu tranh của nhân dân còn tiếp diễn trong suốt nhiều năm của triều Nguyễn.

Thời khắc này không lẽ gì chúng ta lại không tin thêm một lần nữa người dân xứ này sẽ là hứng khởi cho cả dân tộc Việt Nam vùng lên đánh đuổi bọn giặc môi trường Formosa và những kẻ nhuộm đỏ đất biển miền Trung.



02.09.2016

Đầu tư thương mại, đầu tư chính trị

Ls  Nguyễn Văn Thân (Danlambao) - Chỉ vài ngày sau khi Tổng Trưởng Ngân Ngố Scott Morrison chính thức ban hành quyết định ngăn cấm không cho công ty Trung Quốc đầu tư vào mạng lưới điện AusGrid, ký giả của Đài ABC đã có bài tường thuật là trong hai năm tài khóa từ 2013 tới 2015, một số doanh nhân và công ty có quan hệ mật thiết với Trung Quốc đã hiến tặng hơn 5.5 triệu Úc kim cho hai chính đảng của Úc. Đảng Lao Động nhận nhiều nhất với khoảng 3.5 triệu và Đảng Tự Do khoảng 2 triệu.

Danh sách mà ABC đưa ra cho thấy có 37 công ty và doanh nhân người Hoa là những nhà mạnh thường quân hào phóng cho hai Đảng lớn của Úc. Thật ra đây không phải là thông tin mới. Từ năm ngoái, báo Sydney Morning Herald của công ty Fairfax đã có một loạt bài tường thuật về hiện tượng một số công ty và doanh nhân Trung Quốc hiến tặng những khoản tiền rất lớn cho cả hai Đảng. Nhưng ABC đã thu thập số liệu từ Ủy Hội Bầu Cử - Australian Electoral Commission (AEC) rồi biên soạn và liệt kê từng nhà mạnh thường quân theo thứ tự số tiền đóng góp. Nổi bật nhất trong số này là Wang Zichun. Wang đã tặng cho Đảng Lao Động $850,000 Úc Kim trước cuộc bầu cử Liên Bang năm 2013. Đây là một số tiền khá lớn đối với một người ngoại quốc tặng cho một đảng phái chính trị tại Úc trước ngày bầu cử. Theo đơn kê khai nộp với AEC, địa chi của Wang dẫn đến số 112 Yuhua Xilu, Khu Qiaoxi ở Shijiazhuang - thành phố lớn nhất tại Hà Bắc và cũng là tỉnh sản xuất thép lớn nhất ở Trung Quốc. Nơi này cũng là địa chỉ của Viện Nghiên Cứu Phát Triển và Cải Cách của tỉnh Hà Bắc và của Văn Phòng Chính Phủ quản lý các vấn đề liên quan tới Đảng Viên Cộng Sản Trung Quốc đã về hưu.

Người thứ hai là Chau Chak Wing. Chau là một nhà tỷ phú kinh doanh địa ốc và là ông chủ tập đoàn Kingfold ở Quảng Châu. Chau và gia đình đã có quốc tịch Úc. Vợ ông và các con sinh sống tại Sydney nhưng Chau ở lại Quảng Châu để điều hành công ty. Cũng như những doanh nhân tỷ phú gốc người Tiều khác như Lý Gia Thành (Li Ka-shing) và Huỳnh Quang Dụ (Huang Guangyu), Chau rất chú trọng vào việc gầy dựng quan hệ gần gũi với chính trị gia. Trong năm 2013-2014, Chau tặng tổng cộng $715,000 cho Đảng Lao Động, $540,000 cho Đảng Tụ Do và $100,00 cho Đảng Quốc Gia. Vào năm 2010, Chau tặng 20 triệu cho Đại Học UTS để xây cất một tòa building mang tên Chau Chak Wing. Chau cũng tặng 15 triệu cho một viện bảo tàng và học bổng trị giá 5 triệu cho sinh viên gốc Hoa. Trước đó vào năm 2006-2007 và 2007-2008, Chau tặng tổng cộng $980,000 cho Đảng Tự Do và $402,000 cho Đảng Lao Động. Trong năm tài khoá 2004-2005, Chau tài trợ cho các chuyến viếng thăm Trung Quốc của một số dân biểu Lao Động gồm có Kevin Rudd, Wayne Swan, Stephen Smith và Tony Burke. Khi được hỏi về Chau, cựu Thủ Tướng John Howard trả lời rằng: "Tôi biết ông ấy và thích ông ấy. Ông ta đóng góp rất nhiều cho những công trình hữu ích của chúng ta". Trước đó vài tháng, Chau đã mua lại biệt thự ven biển của tỷ phú Packer với giá 70 triệu.

Ngoài ra, Chau cũng có quan hệ mật thiết với cựu Thủ Hiến và Ngoại Trưởng Bob Carr. Carr là chủ tịch danh dự của Hội Thân Hữu Úc-Trung của Trần Gia (Chan’s Association of Australia China Friendship and Exchange). Vào năm 2004, Carr trong cương vị Thủ Hiến NSW đã đề cử Winky Chau (con gái của Chau Chak Wing) làm cố vấn và cuối năm đó ra mắt tờ báo Hoa ngữ của Winky có tên là Australia New Express Daily. Winky sau đó cũng có làm việc cho Thủ Hiến Morris Iemma, người kế nhiệm Bob Carr.

Đứng thứ ba là tập đoàn Yuhu. Yuhu là công ty con của một công ty quốc doanh của Trung Quốc chuyên đầu tư vào bất động sản và nông nghiệp tại Úc. Trong tài khóa 2013-2104, Yuhu và những nhân vật có quan hệ với công ty này hiến tặng tổng cộng $700,000 cho Đảng Lao Động và $675,000 cho Đảng Tự Do. Eric Roozendaal, cựu Tổng Trưởng Ngân Khố NSW đã gia nhập tập đoàn này vào năm 2014. Huang Xiangmo là chủ tịch của tập đoàn Yuhu và cũng là chủ tịch của Hội Đồng Yểm Trợ Trung Quốc Thống Nhất Hòa Bình tại Úc mà sinh hoạt gồm có chống lại các phong trào độc lập cho Đài Loan, Hồng Kong và Tây Tạng. Vào năm 2015, Huang đứng ra trả tiền án phí cho Thượng Nghị Sĩ Sam Dastyari khi ông bị một công ty quảng cáo tranh cử kiện đòi bồi thường. Bên Tự Do cũng được chiếu cố tận tình. Có nguồn tin cho rằng cựu Bộ Trưởng Thương Mại Andrew Robb được mời tham dự đám cưới con gái của Huang là Carina Huang vào tháng Giêng năm nay tại Sydney.

Không chỉ bỏ tiền ra mua ảnh hưởng với cả hai đảng và những nhân vật lãnh đạo, một số nhà tài phiệt và công ty Trung Quốc cũng đang mua đứt các cơ quan truyền thông Hoa ngữ và các hội đoàn trong cộng đồng người Hoa tại Úc. Ví dụ như vào năm 2008, tờ báo do Bắc Kinh hậu thuẫn là Australia New Express Daily giúp nhập cảng khẩn cấp 1,000 lá cờ và phát cho sinh viên Trung Quốc sử dụng để áp đảo tiếng nói phản đối của một vài người Tây Tạng khi ngọn đuốc Olympics Bắc Kinh 2008 chạy ngang Thủ Đô Canberra. Gần đây hơn vào ngày 23/7/2016, cộng đồng người Hoa tại Melbourne tổ chức một cuộc biểu tình với khoảng 1,500 người tham dự phản đối phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc tế về vụ kiện "Đường Lưỡi Bò" của Phi Luật Tân. Vào ngày 6/8/2016, Liên Hội người Hoa tại ACT đã gửi một lá thư ngỏ cho Thủ Tướng Malcolm Turnbull, Ngoại Trưởng Julie Bishop, Bộ Trưởng Thương Mại và Đầu Tư Steve Ciobo, Lãnh tụ Đối Lập Bill Shorten, Ngoại Trưởng Đối Lập Penny Wong, Bộ Trưởng Thương Mại và Đầu Tư Đối Lập Jason Clare và Lãnh Tụ Đảng Xanh Thượng Nghị Sĩ Richard Di Natale phản đối quan điểm của chính phủ Úc là tất cả các bên gồm có Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của Tòa Án Trọng Tài. Lá thư lập lại luận điệu của Bắc Kinh là Trung Quốc có chủ quyền lịch sử tại Biển Đông và Tòa Trọng Tài không có thẩm quyền xét xử vụ kiện này.

Ngay cả các cơ quan truyền thông chính mạch của Úc cũng không thoát khỏi bàn tay nối dài của Bắc Kinh. Vào năm 2014, Đài ABC công bố là đã đạt thỏa thuận chia sẻ chương trình với một cơ quan truyền thông của Trung Quốc có trụ sở tại Thượng Hải. Có nghĩa là ABC sẽ đưa chương trình (thường phải tự kiểm duyệt trước) cho Trung Quốc và đón nhận chương trình từ Trung Quốc đã được ban Tuyên Giáo kiểm duyệt. Vào tháng 6 năm 2016, Trưởng Ban Tuyên Truyền Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc Lưu Kỳ Bảo (Liu Qibao) bay đến Sydney để dự lễ ký kết thoả thuận giữa Trung Quốc và báo Sydney Morning Herald và Đài Truyền Hình Sky News. Dưới thoả thuận này, Sydney Morning Herald, The Age và The Australian Financial Review đồng ý nhét phụ bản "China Daily" của Trung Quốc trước khi phân phối báo. Ngoài ra, Trung Quốc cũng dựng ra tổ chức Global China Australia Media Group (CAMG) và mướn ký giả phương tây hiện diện trong các buổi họp báo và đặt những câu hỏi "Dorothy Dixer" (câu hỏi do Trung Quốc soạn trước) tạo điều kiện cho Bắc Kinh có thể tuyên truyền. Tất cả những việc này đều nằm trong chiến lược thí triển quyền lực mềm mà Trung Quốc chi 10 tỷ hàng năm để thực hiện.

Trở lại với những đóng góp to lớn của doanh nghiệp Trung Quốc cho cả hai đảng Lao Động và Tự Do, câu hỏi đặt ra là những nhà mạnh thường quân này kỳ vọng được gì và hiện tượng này có ảnh hưởng thế nào tới chính trường Úc? Ông Wayne Swan cựu Tổng Trưởng Ngân Khố đã lên tiếng cho rằng đồng tiền ngoại quốc có thể làm "sai lệch" (skew) những quyết định chính trị quan trọng của Úc và kêu gọi cải tổ. Đã có 114/180 quốc gia ban hành luật cấm cá nhân và công ty ngoại quốc hiến tặng tiền cho các tổ chức hoặc đảng phái trong các cuộc vận động tranh cử. Thượng Nghị Sĩ Xenophone muốn Úc trở thành nước thứ 115. Thật ra, việc bỏ tiền để mua chuộc chính khách không phải là kế sách gì mới mẻ nhưng rất có hiệu quả và cùng với mỹ nhân kế thường được Trung Quốc sử dụng để đạt được mục đích. Trong mấy ngày qua, truyền thông Úc đua nhau loan tin là sau khi Thượng Nghị Sĩ Lao Động Sam Dastyari nhận tài trợ chi phí cho một chuyến công du từ một công ty Trung Quốc, ông đã bày tỏ quan điểm trái ngược với chính sách của Đảng Lao Động và ủng hộ lập trường của Trung Quốc là mọi tranh chấp tại Biển Đông nên được giải quyết theo hướng song phương. Ít ra thì tại Úc cũng còn có tự do ngôn luận và tự do truyền thông nên tất cả mọi việc này đều được đưa lên công luận. Không biết hiện tượng này có xảy ra ở Việt Nam hay không và nếu có thì Ban Tuyên Giáo có cho truyền thông nhà nước đưa lên để nhân dân cùng thảo luận và góp ý hay không?

02.09.2016

Con hư tại mẹ Ngân

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Mẹ Ngân đây là, "còn ai trồng khoai đất này", bà đương kim Chủ tịch Cuốc hội nước CHXHCNCC. 

Con của mẹ Ngân hư, không phải vì được nuông chìu quá độ, thả lỏng “không có gì quý hơn độc lập tự do” cho chúng, như tinh thần câu tục ngữ “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, nhưng con mẹ Ngân hư vì bị mẹ bắt sống theo “phong cách Hồ Chí Minh”.

Cái hư mà người ta lo xa cho những đứa con đứa cháu được nuông chìu, đương nhiên là khác với cái hư của đám con cháu của mẹ Ngân bị noi gương “ông bác”, “ông cụ”. Cái hư sau “chất lượng” và “số lượng” hơn cái hư được nuông chìu gấp tỷ lần.

Cái hư người ta lo cho những đứa trẻ “hư tại mẹ, tại bà” chỉ là ba cái hư lẻ tẻ, như quen thói mè nheo, nhỏng nhẻo, đòi chi phải được nấy, hay quậy hay rầy, và nạn nhân của tác hại ấy nếu có, cũng chỉ nằm trong phạm vi gia đình. Còn cái hư tại mẹ Ngân dạy thì làm hại cho toàn xã hội, triệt tiêu văn hóa dân tộc, đảo lộn đạo đức tổ tiên, tiêu vong cả giang sơn tổ quốc... Nói chung là không phải chỉ bản thân con mẹ Ngân hư, mà là hư mọi thứ, hỏng sạch gia tài Mẹ Việt Nam.

Hư là vì mẹ Ngân dạy rằng: 

“Thanh niên cả nước cần nhận thức ngày càng sâu sắc những giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, coi đây là nền tảng tinh thần vững chắc, xây dựng giá trị văn hóa và chuẩn mực của thanh niên thời đại mới...” 

Mẹ Ngân không giảng rộng ra “những giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, vì thì giờ của mẹ Ngân là vàng là bạc - đến như việc cho cá bác Hồ ăn mà mẹ Ngân cũng phải tranh thủ, mẹ hất cả chậu cám vào đầu bác, à quên, đầu cá - nhưng các con của mẹ Ngân chỉ cần mở mạng (internet) ra là mở mắt ra thấy “tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” ngay là:

- Người ít học;
- Mưu cầu hạnh phúc cá nhân;
- Mạo danh Nguyễn Ái Quốc;
- Làm gián điệp và sĩ quan cho Tàu cộng;
- Tự ca ngợi mình;
- Hỗn với tiền nhân và dân tộc;
- Phản bội ân nhân;
- Từ chối vợ chính thức và không bảo vệ được tình nhân;
- Hèn mạt;
- Vân vân...

Thấy mẹ Ngân dạy con kiểu này, thằng con Cu Tèo khóc rống lên một hồi, rồi tội nghiệp cho bầy con thím Ngân, mà rằng: 

“Dạy con sống theo tư tưởng và phong cách Hồ Chí Minh!?!?!?!.. Thà bóp mũi cho nó chết, hay để cho nó mất dạy, còn sướng hơn...

Mà con cái mẹ Ngân nào phải là it ỏi gì cho cam; con cái của mẹ Ngân là dân Việt cả nước, như lời mẹ Ngân mất dạy nói mới đây!!!

02.09.2016

Nguyễn Bá Chổi

Tư Sang khen đảng như khen đờ ĩ, chửi đảng như chửi cờ hó

Tư  nghèo (Danlambao) - Nhân ngày 2 chín 2 sống gì đó và cũng là ngày cáo chết, anh Sang bò ra khỏi hang lả lướt 6 câu vọng cổ thiệt nặng mùi: Gánh nặng trách nhiệm trước lịch sử và tương lai. Anh Tư Sang ca rằng “tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng". Qua các kỳ Đại hội tiếp theo, tình trạng này không những không suy giảm, chẳng những ít tìm ra được ai trong “bộ phận không nhỏ”, mà tham nhũng, suy thoái còn diễn ra dưới nhiều hình thức tinh vi hơn, trắng trợn hơn.”

Dzậy có phải anh Tư đang đưa cái miệng móm ra chửi đảng như chửi cờ hó không? Chớ còn gì nữa!

Nhưng mà trước khi chửi thì phải khen. Anh Tư khen đảng như khen đờ ĩ kiểu này - Anh lôi đầu cha già DT của anh ngồi dậy để nghe anh xuống giọng rằng: "Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của chúng ta đã rất sâu sắc cảnh tỉnh: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không còn trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân".

Hết biết anh Tư! Thiệt là đểu. Anh lôi ông thần nước mặn Trần Dân Tiên, kẻ tự nâng hòn ngọc tỏa sáng muôn năm trong quần chúng để trích dẫn cái "nếu lòng dạ không còn trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân" thì có phải anh khen cha dzà DT như khen đờ ĩ không!?

Anh Tư biết không (và chắc biết) - cũng từ chuyên gia nâng bi có bằng cấp này mà có cái ngày 2 tháng 9. Chắc cuối đời nhìn lại, béc DT thấy lòng dạ của mình thiệt là không còn trong sáng, thấy mình sa vào chủ nghĩa cá nhân nên béc ấy chọn luôn cái ngày sinh của rắn làm ngày chết của hồ. Ý của béc là: cả rắn lẫn hồ đều chết quách đi cho rồi!

Vậy mà anh Tư mở đầu bài vọng cổ ướt át rằng "Đã từ lâu, với thế hệ chúng ta, ngày 2-9 là Ngày Quốc khánh thiêng liêng của đất nước."!

Thôi đi cha nội! Thiêng liêng cái mốc xì! Đó là ngày mà có... triệu người vui và triệu người buồn đó cha. Buồn vì đó là ngày hồ hẹ của mấy cha từ trong động chui ra cướp chính quyền. Vui vì đó cũng là ngày hồ hẹ của mấy cha đang sống chuyển sang từ trần.

"Lợi dụng" ngày cáo chết này, anh Tư ầu ơi ví dầu rằng: "Trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc thế kỷ vừa qua thôi, máu của hàng triệu người ngã xuống vẫn còn ấm nóng trên lá quốc kỳ. Biết ơn các bậc tiền nhân, biết ơn đồng chí, đồng bào, thì ngày hôm nay đối với những người chèo lái con thuyền Tổ quốc, không có cách nào khác là phải nhận lấy gánh nặng trách nhiệm trên đôi vai của mình."

Anh Tư không viết rõ thêm máu của hàng triệu người ngã xuống là vì ta đánh cho Mỹ cút nguỵ nhào, đánh cho chết mẹ đồng bào Việt Nam là đánh cho Tàu, cho Liên Sô" theo đúng tinh thần vừa kắt mạng nhân dân 2 miền vừa làm cờ hó cho ngoại bang của Lê Duẫn. Nhưng mà thôi, anh mở câu đầu để bắt đầu câu sau lên gân chửi xéo đảng anh rằng: chúng bây phải nhận lấy gánh nặng trách nhiệm trên vai chúng bây.

Và từ đó anh đi vào quy trình chửi xiên chửi sỏ.

Anh giở lại trang sử để mà rằng: "Từ Ngô Quyền cho đến giai đoạn sau này, các vương triều đều xây dựng được những đỉnh cao rực rỡ về mọi lĩnh vực, nhưng rồi lại đi đến diệt vong do tranh quyền, đoạt lợi trong nội bộ, do nạn bè phái, vơ vét của cải, ức hiếp dân lành và có những kẻ làm “tay sai” cho ngoại bang."

He he, anh Tư xỏ xiên thiệt là đẹp. Nghe qua là biết anh đang móc lò các đồng chí của anh. Cái gì chứ "tranh quyền đoạt lợi", "bè phái", "vơ vét", "ức hiếp dân lành" và "tay sai ngoại bang" thì có băng đảng nào trên giang hồ đủ tầm vượt qua khỏi "đảng ta".

(Nếu có chú dư luận viên quèn nào đọc tới đây nghĩ rằng Tư nghèo vu khống, bốc phân xanh bỏ vào mồm móm thì khoan cut and paste, làm ơn đọc tiếp xem anh Tư móm móc méo "đảng ta" ra sao nè.)

Anh Tư lên hơi xuống giọng rằng:

"Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ Đại hội VII của Đảng đã chỉ ra bốn nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và sự nghiệp Cách mạng nước ta. Trong đó, chệch hướng và tham nhũng là hai nguy cơ cực kỳ nguy hiểm và có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Đến Đại hội IX thì những nguy cơ đó đã thành sự thật, thậm chí hiển hiện: “tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng". Qua các kỳ Đại hội tiếp theo, tình trạng này không những không suy giảm, chẳng những ít tìm ra được ai trong “bộ phận không nhỏ”, mà tham nhũng, suy thoái còn diễn ra dưới nhiều hình thức tinh vi hơn, trắng trợn hơn."

Anh Tư đang nói về tụi nào vậy ta? Tụi nào mà từ đại hội này sang đại hội khác kiên trì chệch hướng, nhất quyết tham nhũng, bền gan suy thoái vậy ta?

Thì đây anh Tư xác định chắc cú nè:

"Chưa bao giờ trong lịch sử hơn 70 năm Nhà nước ta, Nhà nước “của dân, do dân và vì dân” lại xuất hiện những biểu hiện tiêu cực như hiện nay: “tư bản thân hữu”, “lợi ích nhóm”, “sân sau của gia đình”; xuất hiện sự cấu kết quyền lực với lợi ích kinh tế, lèo lái chính sách, dàn dựng để tạo ra các cú “áp-phe” lớn mang lại lợi ích “khủng” cho một số cá nhân và phe nhóm..., gây thiệt hại khôn lường cho ngân sách Nhà nước, làm chao đảo nền kinh tế."

Rồi còn nhấn thêm cho nó lút cán:

"Các vụ án tham nhũng lớn, đặc biệt nghiêm trọng được đem ra xét xử hay chưa xét xử, thấy thấp thoáng "bóng dáng" của những cán bộ nắm giữ vị trí quản lý, thậm chí cả cán bộ quản lý ở cấp cao."

Vậy thì... thấy mẹ đảng ta rồi! Chớ còn gì nữa!?

Nhưng... sau khi chửi đảng như chửi cờ hó từ suốt mấy triều đại, kéo qua nhiều đại hội đảng cướp, anh Tư quay lại để khen đảng như khen đờ ĩ:

"Cũng vì thế mà từ Đại hội Đảng lần này đang dấy lên sự hy vọng trong toàn Đảng, toàn dân về sự trở lại của niềm tin của Dân với Đảng, với sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước... Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thẳng thắn chỉ ra những tiêu cực trong lựa chọn cán bộ, đó là: thứ nhất hậu duệ, thứ nhì quan hệ, thứ ba tiền tệ, thứ tư mới đến trí tuệ. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư T.Ư Đảng, những hành động mạnh mẽ gần đây của các cơ quan chức năng là những dấu hiệu tốt, thể hiện quyết tâm làm trong sạch bộ máy, chỉnh đốn Đảng và được nhân dân đồng tình, hưởng ứng."

He he, tới đây thì anh Tư bị đứt dây thung quần xà lỏn, lộ hàng giữa chợ. Giữa cái tò te con ma đánh đu chửi và khen, anh Tư lòi ra chân tướng cụ hồ: Anh Tư vừa là một em đờ ĩ vừa là một chú cờ hó của Tổng bí lú. Thì ra, anh dùng ngày cáo chết để chạy bàn cho chiến dịch đả muỗi diệt ruồi cà mau của cả Lú.

Thế cho nên anh mới kết thúc bài ca tháng chín của anh rằng:

"Phải lấy lại niềm tin trước sự rộng lượng của nhân dân bằng cách hành động, bằng tính tiên phong đã được chứng minh trong thực tiễn đấu tranh. Ai đó cảm thấy không đảm đương được công việc hãy tự nguyện trao lại mái chèo, hoặc Đảng buộc họ phải ra đi."

Hết biết anh Tư! Kính thưa cái mồ tổ anh rằng: Dân nó "rộng lượng" là vì không rộng không lượng thì côn an côn đồ tụi anh nó oánh cho không còn cái răng húp cháo, cái miệng trệu trạo không thua gì miệng của anh.

Rồi anh chấm hết bài vọng cổ được trình diễn bởi ca sĩ đờ ĩ cờ hó bằng câu:

"Phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, có tài, có liêm sỉ và có khát vọng cống hiến, đó là những phẩm chất mà nhân dân trông đợi vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước."

Mấy cái phẩm chất này làm đếch gì các anh có. Nếu có thì đã chẳng có đứa nào phải bày binh bố trận đẻ và nuôi cho bằng được, bằng mọi giá cái điều 4 hiếp pháp. Không có điều 4 này thì các anh chỉ có đường tự sát như lời anh Triết lùn thú nhận.

Có tài, có liêm sỉ, có khát vọng cống hiến... Anh Tư giả hình thiệt không thua gì thèng béc Trần Dân Tiên!

Tháng 9. Bản chất cờ hó và đờ ĩ của anh Tư vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt.

Sông có thể cạn, núi có thể mòn, biển có thể... tự phục hồi, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.

02.09.2016

Vì sao người Việt, đành biệt quê hương?!

Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Đồng bào ta có câu: “Ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao nhà cũng hơn” đã thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha với quê hương của mình. Thế nhưng, kể từ năm 1945, Việt Minh cướp chính quyền, nhân dân cũng tưởng thoát được sự cai trị đọa đày của thực dân Pháp. Nào ngờ, Việt Minh cai trị không đọa đày như thực dân Pháp mà đày đọa Đồng bào nghiệt ngã, tàn bạo hơn?!
Thực vậy, ngày 4-12-1953, Hồ Chí Minh là chủ tịch miền Bắc Việt Nam ký sắc lệnh và ban hành luật “Cải cách ruộng đất” (CCRĐ). Bà Nguyễn Thị Năm, còn gọi là bà Cát Thanh Long đã giúp đỡ Việt Minh và cho ăn ở tại nhà, như: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Quốc Việt... Bà từng ủng hộ Việt Minh 20.000 đồng bạc Đông Dương, tương đương 700 lượng vàng lúc bấy giờ, và trong thời kỳ gọi là “Tuần lễ vàng” của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, bà đã cho chúng 100 lượng vàng. Thế mà, chúng quy tội bà là địa chủ, cường hào gian ác, đem xử án tử hình. Ủy ban CCRĐ trung ương do Trường Chinh cầm đầu đã xét duyệt và bộ chính trị trong đó có Hồ Chí Minh đã lạnh lùng chuẩn y án tử hình này. Phát súng đầu tiên về CCRĐ đã bắn vào đầu một người phụ nữ 47 tuổi vào ngày 9-7-1953 (29-5 âm lịch)! Phát súng đó báo hiệu tâm địa của những lãnh tụ Cộng sản sẽ là một tai họa khủng khiếp cho nhân dân. Việc CCRĐ này, có khoảng 172.000 người bị quy chụp là thành phần địa chủ và phú nông, họ bị xếp vào loại kẻ thù của nhân dân, bị “đào tận gốc, trốc tận rễ” bị hạ sát tại chỗ hoặc bị án tù để chết dần trong ngục. 

Thế nên, sau khi ký Hiệp định Genève năm 1954, dân chúng bỏ chạy vào Nam cả triệu người. Lúc ấy, đồng bào ta “Chọn lựa giữa Quốc gia và Cộng Sản bởi lá phiếu bằng chân”, bằng cách rời miền Bắc di cư vào miền Nam để tránh Cộng sản Việt Nam (CSVN). Dù sao, đồng bào vẫn còn sống trong nước của mình. Kể từ ngày 30-4-1975, người Việt không ngại hiểm nguy tìm mọi cách rời khỏi quê hương! Những ai đành biệt quê hương và nguyên nhân ấy từ đâu?!

- Vượt biên: Kể từ sau ngày 30-4-1975, CSVN đã gây điêu đứng người dân bằng cách: Đưa hàng trăm ngàn “Quân Cán Chính” miền Nam vào "trại tù cải tạo". Đổi tiền mấy lần, còn giới hạn số tiền được đổi để biến tiền bạc của người dân thành giấy loại. Lập hợp tác xã để quốc hữu hóa đất đai, mục đích cướp trắng ruộng đất của người dân. Khi “Chiến tranh biên giới vào đầu năm 1979”, nhà cầm quyền lại chủ trương đề phòng và cách ly Hoa kiều tại Việt Nam. Ngoài ra, chế độ bao cấp đã gây cho người dân bị khó khăn, ngặt nghèo... Do đó, người Việt (có cả người Hoa) tại Việt Nam đã vượt biên bằng đường biển, cao điểm vào các năm 1978 đến khoảng giữa thập niên 1980, Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc đã thống kê số người Việt ra đi tỵ nạn khoảng một triệu người. Những người này gọi là “Boat people” (Thuyền nhân), thuật ngữ này xuất hiện kể từ thời điểm ấy, một số người Việt lại chấp nhận gian nguy vượt rừng núi rậm rạp đến tỵ nạn tại Thái Lan. Trong số khoảng một triệu người ra đi tỵ nạn thì có khoảng gần nửa số người ra đi đã bị thiệt mạng trên đường vượt biên! Đến cuối thập niên 1980 và thời gian sau đấy, số người rời nước ra đi thưa dần vì lẽ các trại bị tỵ nạn: Hồng Kông, Thái Lan, Galang, Malaysia... Cao ủy Tỵ nạn đã hợp tác với các nước này để giúp thuyền nhân người Việt, sau 21 năm lại quyết định lần lượt đóng cửa các trại Tỵ nạn. Người Việt lại ra đi bằng cách:

- HO: Humanitarian Organization (Tổ chức nhân đạo): Người viết nhớ lại một người bạn tù binh nơi "Trại tù cải tạo" của CSVN, nhân lúc chúng tôi ngồi riêng nghỉ dưới gốc cây sau mấy giờ hì hục đào gốc phá rừng, anh lại thổ lộ tâm tình: “Tôi là sĩ quan Hải quân, khi Sài Gòn sắp mất nếu tôi quyết tâm rời quê hương ra đi thì cả gia đình tôi đã đi khỏi Việt Nam lúc ấy, ngày nay đâu còn bị đọa đày ở đây!” Tôi hỏi: “Vì sao anh không đi?” Anh đăm chiêu, giọng u uất: “Tôi nghe nhiều người đã nói rằng, CSVN cũng là người Việt, là người cùng nòi giống không lẽ họ sát hại hay đày đọa mình. Tôi lầm! Lầm gì có thể sửa sai. Chứ lầm cộng sản cuộc đời gian nguy!” Có lẽ các anh em tù binh đã thấy và thấm thía câu nói: “Đừng nghe những gì cộng sản nói”, nên khi ra tù nghe được chương trình HO, dù lòng lưu luyến quê hương cũng phải tìm mọi cách đưa gia đình rời khỏi Việt Nam?!

- ODP: Orderly Departure Program (Chương trình ra đi có trật tự): ODP là một chương trình của Hoa Kỳ, cho phép người nước ngoài định cư tại Hoa Kỳ được bảo lãnh thân nhân nhập cư vào Hoa Kỳ. Khi người Việt được định cư ở các nước tự do, người thân của mình còn sống tại Việt Nam, thì tình cảm thôi thúc cũng như cảnh sống tại Việt Nam bị tối tăm bởi chế độ Cộng sản, vì "CSVN đã biến nước Việt thành nhà tù lớn", nên họ phải đôn đáo cứu (bảo lãnh) người thân ra khỏi quê hương mến yêu!

- Du học sinh Việt Nam không muốn về nước: Do đâu khiến các “du học sinh” không muốn về nước, đấy là các “du học sinh” khi được ở học nơi các nước tự do đã được hít thở không khí cởi mở ở đấy, khi về nước lại phải đối mặt với những thủ tục chạy chọt xin việc, phải có “bôi trơn” (lo lót tiền) mới xin được việc làm tốt. Khi làm việc phải lo lắng gầy dựng các mối quan hệ với cấp trên, họ còn bị nạn con ông cháu cha tại các cơ quan chèn ép, khiến tài năng cũng như ước mơ của họ khi về nước bị khó khăn. Ngoài ra, họ không phát huy được sở trường của mình đã được học nơi các nước văn minh vì các trang thiết bị, các dữ liệu để tham khảo trong nước thiếu thốn hoặc không có...

- Quan chức CSVN lại "tháo chạy khỏi thiên đường Cộng sản”: Các quan chức CSVN lại "tháo chạy" ra nước ngoài, trở thành một phong trào không sao kể hết. Tiêu biểu, như “Nữ đại biểu Quốc Hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường” đã chiếm đoạt trên 2.000 hecta đất nông nghiệp làm các khu công nghiệp, làm giàu trên mồ hôi nước mắt của người dân lại có quốc tịch ở Cộng hòa Malta, Malta là một đảo quốc nhỏ giữa Địa Trung Hải, cách đảo Sicilia của nước Ý khoảng 93 km về phía Nam; nơi đây được coi là “Thiên đường trốn thuế”. Vì sao có các hiện tượng này, bởi “Thượng bất chính, hạ tắc loạn” điển hình như đương kim TT (Thủ tướng, hay Thái thú) Nguyễn Xuân Phúc hô hào rất to “Mọi tài sản tham nhũng phải được thu hồi” và “Mang thương hiệu mà ta hay gọi là “Ma dzê in Việt Nam”. Thế mà, ngài TT Phúc đã toan tính sẵn sàng “Tháo chạy”, ngày 3-6-2005, mua căn biệt thự tại số 636 South Halliday street, Anaheim, CA 92804, với giá 790 nghìn USD và ngày 18-10-2010, mua căn biệt thự thứ hai tại số 7556 East Calle Durango Street, Anaheim, CA 92808, với giá 575 nghìn USD.

Tại Hoa Kỳ, nếu có tiền đầu tư theo diện EB-5 với mức đầu tư từ 500 nghìn USD tới 1 triệu USD và chứng minh là hợp pháp có thể được cấp thẻ xanh, không phân biệt là tiền đầu tư của cá nhân hay nhà nước. Từ đấy, có nhiều quan chức Việt Nam và Trung cộng tận dụng tiền đầu tư của công ty nhà nước để tháo chạy sang Mỹ. Thế mà, nhà cầm quyền CSVN hô hào với các “đồng chí” thuộc cấp (công an, quân đội) rằng “Còn đảng còn mình” là sao?! Nhìn những sự thật tráo trở này, có đủ thức tỉnh công an, quân đội sáng mắt để cùng nhân dân phế bỏ chế độ buôn dân bán nước này chăng?!

- Lấy chồng nước ngoài để ra khỏi Việt Nam: Cuối cùng, thành phần dân nghèo không có điều kiện để "tháo chạy khỏi thiên đường Cộng sản” như các tham quan Việt Nam, muốn có tiền giúp đỡ gia đình đang nghèo ngặt và “Đổi đời chính mình” mà nôm na gọi là “Cô dâu Việt”, các cô gái Việt Nam xinh đẹp đành đoạn hiến thân (làm vợ) cho các đàn ông Đài Loan hay Đại Hàn, mà có thể các đàn ông này đã già nua hoặc bị tàn tật. Hoàn cảnh đau thương này, tôi đã vô cùng ngậm ngùi:

Thảm thiết, trời ơi não nuột lòng!
Việt Nam thiếu nữ mặn mà trông!
Khó khăn kinh tế, nên đành đoạn
Gớm ghiếc, bán thân cũng lấy chồng!

Và thành phần: Xuất khẩu lao động hay đi làm Ô sin nước ngoài: Giẫu nghèo cũng cố gắng chạy chọt “bôi trơn” để được đi làm “Lao nô hay Ô sin” ở xứ người, với hy vọng được nhận đồng tiền nhục nhằn ở đấy để giúp gia đình và nếu có dịp cũng liều lĩnh trốn ở lại nước ngoài?!

Hiện nay (2016), có khoảng 4,5 triệu người Việt sinh sống ở hải ngoại ở trên 100 quốc gia khác nhau, đông nhất là ở Hoa Kỳ. Riêng “Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại” luôn đấu tranh để giữ gìn vẹn toàn đất nước và đấu tranh cho tự do, nhân quyền cho Đồng bào trong nước đã/đang bị CSVN đàn áp. Thế nên, vào ngày 18-05-2014 “Paris biểu tình chống Trung cộng xâm lược VN và lên án CSVN bán nước”. Sáng ngày 27-8-2016 “Người Việt biểu tình trước Lãnh Sự Quán CSVN ở San Francisco”...

Những người Việt "Tháo chạy khỏi thiên đường Cộng sản”, trong đấy có một số “Trí thức và doanh nhân giỏi” mà nhà cầm quyền gọi là “chảy máu chất xám”?! Ngần ngại hơn, có một số tham quan CSVN đã tẩu tán “Tài sản quốc gia” kếch xù, gây cho quê hương kiệt quệ! Nỗi băn khoăn ấy, vào ngày 1-4-2016, báo Tuổi Trẻ đã ghi: Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa phát biểu: “Không phải vì đất nước nghèo mà vì họ cảm thấy không vui, không an toàn về pháp lý, các quyền tự do dân chủ không được đầy đủ và lo sợ đất nước bị lệ thuộc. Điều này ai cũng thấy cũng biết!”.

Nhìn chung, hiện tượng “Tháo chạy khỏi quê hương” như thế, không phải chỉ ở Việt Nam mà ở Trung cộng cũng vậy. Năm 2011, Viện Khoa học Xã hội Trung cộng công bố bản báo cáo cho biết, trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến 2008, có tổng cộng hơn 18.000 quan chức chạy trốn ra nước ngoài, mang theo số tài sản lên tới 800 tỷ tệ (130 tỷ USD). Thế nên muốn chấm dứt việc “Tháo chạy khỏi quê hương” chỉ còn biện pháp giải thể chế độ Cộng sản, nếu không thì “Cái cột đèn có chân mà đi được nó cũng đi”.

02.09.2016

Chìm…!!!

Xã  luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận - ...Bao lâu đảng Việt cộng còn ngồi trên đầu trên cổ nhân dân VN, thì những vụ việc, những tội ác như trên tiếp tục được cho chìm xuồng, bởi lẽ bít lấp là một trong ba chân của cái kiềng giữ vững chế độ cộng sản, hai chân kia là bạo lực và bịp lừa. Cho dù nhân dân và nạn nhân có kêu gào công lý đến khản cổ, ngay cả nhờ mạng internet đi nữa, VC vẫn thản nhiên bỏ ngoài tai. Chỉ có một cách bắt nó phải lắng nghe, đó chính là mỗi tôn giáo (trong sự liên kết các tín đồ) và mọi tôn giáo (trong sự liên kết các giáo hội) phải đồng lòng ý thức, đồng lòng cầu nguyện, đồng lòng lên tiếng, đồng lòng hành động. Hành động lúc này cụ thể là khởi kiện Formosa và xuống đường biểu tình...

*

Ngày 22-08-2016, tại thành phố Đồng Hà, tỉnh Quảng Trị, một hội nghị dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà đã được tổ chức để công bố rằng biển 4 tỉnh Miền Trung đã sạch. Ông Hà nói rằng ngay sau khi hiện tượng cá chết ở vùng này xảy ra, bộ đã huy động một lực lượng chuyên gia hùng hậu để quan trắc môi trường biển, và nay đã có kết quả khách quan, toàn diện. Về phía chuyên gia, một giáo sư tên Mai Trọng Nhuận đã lên đọc báo cáo rồi công bố hai kết luận, một của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và một của Bộ Y tế về tình trạng môi trường biển. Cả hai kết luận đều cho rằng nước biển Miền Trung đã đạt quy chuẩn để tắm và nuôi thủy sản (cá có ăn được chăng thì chưa biết). Rồi nhằm minh chứng cho công bố này, ông Bộ trưởng cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã tắm biển và thưởng thức hải sản (lấy từ đâu?) ở bãi biển Cửa Việt. Điều đó có nghĩa là vùng biển 4 tỉnh Miền Trung bị nhiễm độc tự nó đã làm sạch được trong thời gian mấy tháng, mà không cần có hoạt động nào của con người. Thật là kỳ diệu! Có một không hai trên thế giới! Chắc là nhờ hồng phúc vô lượng của Bác và Đảng!

Liên hệ đến điều này, cả thế giới - trong nỗi hãi hùng - vẫn không quên chuyện vùng biển Minamata ở tỉnh Kumamoto, vào nửa đầu thế kỷ XX, đã bị nhiễm độc cũng do một nhà máy thải hóa chất (phenol, cyanur) xuống biển, y như Formosa nhà ta, với diện tích chỉ bằng một nửa. Chính quyền Nhật đã phải tung ra gần 50 tỷ yên và phải để ra gần 40 năm nạo vét lòng biển, diệt sạch mọi giống thủy sản bị nhiễm độc ở đó, đồng thời tuyệt đối cấm ngư dân đánh bắt trong vùng, mới dám tuyên bố đã làm sạch biển. Thế nhưng, ngày ấy, với sự quyết liệt và triệt để trong cách xử lý như vậy, nước Nhật vẫn không ngăn cản được một căn bệnh thuộc loại khủng khiếp nhất mọi thời đại, mang tên từ vùng ấy, bệnh Minamata. Máu của những người tắm biển, ăn cá và các sinh vật vỏ cứng từ vịnh Minamata đã bị nhiễm cyanur và phenol nhưng họ không hề hay biết. Và một thời gian không lâu, cư dân thành phố thơ mộng, xinh đẹp này bỗng phát bệnh: tay chân bại liệt, mình run lẩy bẩy, tai điếc mắt mờ, ăn nói lắp bắp, miệng rú lên đau đớn vì co thắt. Những đứa trẻ sơ sinh bắt đầu bị liệt não, đầu teo, mù điếc, sống thoi thóp trong què quặt và dị dạng. Số người mắc bệnh Minamata do nhiễm hóa chất từ công ty Chisso thải ra đã lên tới 17.000!

Thành ra những nhà khoa học chân chính, những nhà hoạt động xã hội, những ngư dân đang lâm nạn và có lẽ phần lớn người dân VN chẳng ai tin vào những gì mà Việt cộng (VC) vừa công bố qua miệng Trần Hồng Hà, hay nói cách khác là VC công bố điều gì thì phải hiểu ngược lại. Một lần thất tín, vạn lần bất tin. Mà VC từ 71 năm qua đã thất tín cả triệu triệu lần rồi.

Mới đây, trên đài Á châu Tự do ngày 30-08, giáo sư tiến sĩ Trần Tứ Hiếu, khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, đồng ý với giải thích cho rằng môi trường tự nhiên có cơ chế tự làm sạch như trong báo cáo của Bộ Tài nguyên-Môi trường. Tuy nhiên, ông nói rằng quá trình đó phải rất lâu mới có thể đạt được:“(Hóa chất) trôi đi và sóng... pha loãng dần ra chứ nếu đứng im thì còn lâu. Nhờ được phân tán đi thôi chứ đâu có ai lọc hay làm gì mà biết được. Trong điều kiện tự nhiên nó pha loãng dần thì người ta gọi là làm sạch tự nhiên; ngoài ra nay không được thải thêm nữa. Do đó người ta nói là nước sạch có thể tắm và nuôi hải sản được chứ không nói cá ăn được. Những con cá bị nhiễm rồi thì (chất độc) vẫn còn nằm trong đó. Còn số (độc chất) lắng xuống trầm tích thì nằm ở đó chứ đi đâu, và người ta cũng chỉ nói trong trầm tích chứ có nói trong nước đâu. Bây giờ nói xử lý biển thì khó lắm, lâu lắm!”. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đại, thuộc Viện Hải dương Nha Trang, cũng cho rằng ngoài qui trình tự làm sạch của thiên nhiên, cần phải có tác động của con người thì mới có thể dọn sạch ô nhiễm: “Cục An toàn Thực phẩm nói hàm lượng những chất độc hại vẫn cao hơn mức cho phép. Mẫu cá do dân đánh bắt được về qua xét nghiện vẫn thấy cyanur, phenol cao. Ở một số nơi mức kim loại nặng vẫn vượt mức cho phép. Nên Cục An toàn Thực phẩm vẫn nói chưa đạt chuẩn an toàn về thực phẩm. Hàm lượng mà những hải sản này nhiễm chưa đủ gây chết chúng nhưng vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Hải sản đánh bắt về không bán được và nhất là số mua đông lạnh nay không ai mua. Tôi thấy tại những bãi ngang, người dân vẫn chưa nuôi. Chuyện làm sạch môi trường cần phải theo dõi, kiểm soát, quan trắc thường xuyên xem mức độ biến động ra làm sao.”

Tuy vậy, trong bài “Thảm họa Formosa - Vũng Áng: 25 câu hỏi đối với ông Nguyễn Xuân Phúc và Trần Hồng Hà” viết ngày 28-08, tiến sĩ Nguyễn Thị Hải Yến, từ CHLB Đức, đã chất vấn: “Các ông có dám khẳng định rằng các ông không bị ngu đần để nói bâng quơ rằng biển tự làm sạch? Các ông đừng cố tình đánh tráo khái niệm môi trường tự nhiên có khả năng tự làm sạch, như một ông TS “đánh thuê” dùng từ natural remediation. Xin thưa: biển hay bất kỳ hệ sinh thái nào đó nó luôn có qui luật tự làm sạch bằng những quá trình địa-lý-hóa-sinh. Nhưng chỉ với điều kiện ảnh hưởng ở mức phải chăng, ô nhiễm không bị quá tải; còn biển đã chết, lấy cái gì làm sạch nếu chỉ bấu víu vào rửa trôi pha loãng; những vùng san hô đã chết bởi chất độc kia dựa vào cái gì để tự phục hồi, nếu không có sự đầu tư và vào cuộc vất vả của con người để hỗ tợ tái tạo? Còn chất độc bị dòng hải lưu và thủy triều phát tán pha loãng kia, nó không được gọi là tự làm sạch đâu, mà chất độc chỉ được mang từ vùng này sang vùng khác. Chất độc có phát tán ra thì phần lớn cũng nằm trong lãnh hải vùng biển VN, và thủy sinh ở đây cũng sẽ hấp thụ và cuối cùng nó cũng đi vào miệng các ông đấy.” (câu hỏi 17).

Vì sao Việt cộng vẫn thản nhiên chà đạp ý kiến công luận và coi thường trí tuệ nhân dân để tuyên bố như thế? Đó chỉ là vì muốn cho vụ Formosa “chìm xuồng” như bao tội ác tầy trời khác, khởi từ cuộc Cải cách ruộng đất do Hồ Chí Minh chỉ đạo. Việc đoạt quyền của các nạn nhân để tự ấn định và chấp nhận số tiền bồi thường (500 triệu đô) đầy tính lăng nhục, việc tùy tiện chi dùng, phân phối nó theo kiểu bố thí cho các ngư dân (chưa kể bỏ túi), việc huênh hoang tuyên bố quyết liệt thực hiện điều này điều nọ nhưng chỉ nói chứ không làm, việc bao che đến cùng cho tên tội phạm Formosa và các tên đồng phạm trong bộ máy cai trị, việc đàn áp khốc liệt những công dân, nhất là giáo dân biểu tình đòi truy tố và tống cổ Formosa, việc tấn công lăng nhục thô bỉ những lãnh đạo tinh thần đang muốn sát cánh và hướng dẫn tín đồ đòi công lý, và việc rắp tâm không khởi tố tên tội phạm theo đòi hỏi khởi kiện của người dân (phát biểu của Nguyễn Xuân Phúc hôm 03-08 tại Hải Phòng)… tất cả đều nằm trong chiến dịch cho chìm xuồng vụ việc.

Mới đây cũng có một vụ việc động trời được cho chìm xuồng khác, đó là chuyện các quan chức lãnh đạo tỉnh Yên Bái thanh toán nhau ngày 18-08. Theo công bố trong chiều cùng ngày của thiếu tướng Đặng Trần Chiêu, giám đốc công an tỉnh –chắc nhờ tài điều tra nhanh nhất và giỏi nhất thế giới– thì Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và Chủ tịch HĐND tỉnh kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Ngô Ngọc Tuấn đã bị bắn chết bởi Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Yên Bái. Sau khi hành sự, anh này đã tự kết liễu đời mình.

Lúc vụ ba người chết ở Yên Bái được loan báo trên mạng lần đầu tiên, bác sĩ Vàng À Sàng, giám đốc bệnh viện đa khoa Yên Bái, đã cho hay rằng: “Riêng ông Đỗ Cường Minh bị một viên đạn xuyên từ sau gáy ra trước, nhập viện trong tình trạng tim ngừng đập.” Thông tin này được đăng tải bởi báo Tiền Phong và blogger Hoàng Trần của Danlambao đã dựa vào đó để đưa ra nghi vấn về một hung thủ thứ 4 đã bắn chết Đỗ Cường Minh, trong bài viết “Tình tiết đáng ngờ trong vụ thanh trừng đẫm máu tại Yên Bái”. Tuy nhiên, sau đó, lời nói của bác Sĩ Vàng À Sàng đã bị đổi lại, nghĩa là viên đạn đã đổi chiều. Câu trong bài viết trên đã biến mất và được thay thế bằng câu: “Riêng ông Đỗ Cường Minh bị một viên đạn vào đầu, nhập viện trong tình trạng tim ngừng đập”.

Dù cả ba như thế nào trước công luận, thì mạng người vẫn rất quý. Những kẻ thiệt mạng cũng có quyền không phải chết trong cảnh bóng tối che phủ khiến làm nổi lên những nghi ngờ. Gia đình các nạn nhân, con cháu họ đời nay và đời sau cũng có quyền biết sự thật. Cả ba người tạ thế đều là nạn nhân của guồng máy cai trị mà họ tham dự, như tất cả mọi công dân Việt khác. Khổ nỗi, sau khi chết đi, họ tiếp tục là nạn nhân của một guồng máy bưng bít sự thật, chuyên đời cho chìm xuồng những vụ việc có hại cho đảng Việt cộng hay cho những phe nhóm trong đảng.

Công luận cho rằng Ðỗ Cường Minh đã bị giết cùng với hai nạn nhân kia. Có người còn nói một nhân vật thứ ba hiện diện tại phòng ông Tuấn khi súng nổ, một tài xế, đã bị công an bắt ngay, giờ không biết đang ở đâu, hồ sơ công an cũng chẳng nhắc tới. Công luận cũng giải thích cái chết của Phạm Duy Cường là hậu quả của việc Nguyễn Phú Trọng đang thay đổi chức vụ chỉ huy các quân khu để nắm chặt thêm quyền lực, trong đó có vụ viên tướng tư lệnh Quân khu II, đặt tại Yên Bái, vừa chết bất ngờ sau khi mới nhậm chức mấy tháng. Tất nhiên, tên cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đối thủ của Nguyễn Phú Trọng cũng được nhắc đến! Người thì bảo đây là phe Ba Dũng trả thù. Người lại nói đây chính là phe Nguyễn Phú Trọng diệt trừ phe Nguyễn Tấn Dũng!

Bao lâu đảng Việt cộng còn ngồi trên đầu trên cổ nhân dân VN, thì những vụ việc, những tội ác như trên tiếp tục được cho chìm xuồng, bởi lẽ bít lấp là một trong ba chân của cái kiềng giữ vững chế độ cộng sản, hai chân kia là bạo lực và bịp lừa. Cho dù nhân dân và nạn nhân có kêu gào công lý đến khản cổ, ngay cả nhờ mạng internet đi nữa, VC vẫn thản nhiên bỏ ngoài tai. Chỉ có một cách bắt nó phải lắng nghe, đó chính là mỗi tôn giáo (trong sự liên kết các tín đồ) và mọi tôn giáo (trong sự liên kết các giáo hội) phải đồng lòng ý thức, đồng lòng cầu nguyện, đồng lòng lên tiếng, đồng lòng hành động. Hành động lúc này cụ thể là khởi kiện Formosa và xuống đường biểu tình. Giáo phận Công giáo Vinh (bao gồm 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) đang nêu gương về chuyện đó. Các giáo phận khác và các giáo hội khác cũng nên làm như vậy, để đến lúc toàn dân nhảy vào cuộc. Con tàu VN do đảng VC lái đang chìm dần. Chúng ta muốn sống phải khẩn cấp hất tên lái tàu tệ hại này qua một bên để giành lấy quyền điều khiển. Bằng không thì tất cả Dân tộc và Đất nước sẽ chết chìm mãi mãi.

Ban Biên Tập

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 250 (01-09-2016)