Tuesday, December 24, 2013
Lê Thăng Long, ông tuyên bố gì thế thưa ông?
LMH Tuấn (Danlambao) - Vừa
qua, ông Lê Thăng Long có một tuyên bố xin ra khỏi phong trào “Con đường Việt
Nam” và gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tin này đã được đăng tải rộng rãi trên
các blog lề trái và sẽ sớm được nhắc trên các tờ báo, mạng điện tử nhà nước
trong thời gian sắp tới như là một yếu tố tuyên truyền hiệu quả về sự lầm đường
lạc lối của những cá nhân tự xưng là dân chủ trong nước và sự khoan hồng của
Đảng và nhà nước Việt Nam. Tôi nghĩ sẽ là thế.
Về tuyên bố của ông Lê Thăng Long, tôi xin có
một vài lời theo từng quan điểm/ ý mà ông đã gõ ra như sau:
1- Ông nói, ông và gia đình mình hoàn toàn
không có một oán thù nào với Đảng Cộng sản và Chính Quyền Việt Nam và để chứng
minh, ông dẫn chứng truyền thống cách mạng gia đình mình.
Ông muốn giúp ĐCS & CQVN tiếp tục cải cách
tư duy nhận thức được khởi đầu từ 1986 vì ông nghĩ rằng mình nhận thấy được sai
lầm và thiếu sót hơn 90% của hệ thống lý luận chủ nghĩa cộng sản.
Và để làm được những điều như trên, ông đã “hợp
tác với một số lực lượng dân chủ, hoạt động vì quyền con người”.
Tóm lại, quan điểm đầu tiên của ông về lý do
ông muốn gia nhập ĐCS là vừa muốn giúp Đảng (chống bị đào thải) lại thông qua đó
giúp đất nước (ở cương vị là Đảng viên ĐCS).
Quan điểm này không lạ, bởi vào tháng 01/2007,
ông và người bạn mình đã tìm cách ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XII cũng với
mong muốn như trên.
Tuy nhiên, thời điểm (2013) mà ông muốn quay
trở lại ĐCS đã có gì khác so với thời điểm mà “những khảo sát thực tế cho thấy
không có cách gì áp dụng được tinh thần pháp quyền trong môi trường chính trị,
kinh tế, xã hội tại Việt Nam vào lúc đó, dù rằng nó đã được hiến định từ năm
2001” do ông và những người bạn tìm ra cách đây 9 năm chăng? (2004).
Ông muốn tham gia giúp ĐCSVN cải cách – điều
này không sai và hoàn toàn tốt cho dân tộc (ít nhất là nó hạn chế bớt sự ăn tàn,
phá hoại của ĐCS về các mặt trong đất nước này), nhưng việc ông phải rời CĐVN để
đến với ĐCS buộc mọi người nghi ngờ về động cơ chính trị của ông trong việc gia
nhập CĐVN (ngày ấy) và ĐCSVN (bây giờ).
Vì thực tế, nếu ông muốn ĐCSVN cải cách thì ông
hãy phát triển mạnh CĐVN (nơi mà ông và bạn của mình muốn phổ quát giá trị Quyền
con người), việc CĐVN phát triển mạnh trong xã hội sẽ tác động mạnh đến những
con người trong hàng ngũ ĐCS – buộc họ tự chuyển hóa trong một Xã hội Dân sự đủ
mạnh. Chứ không nhất thiết là rời bỏ CĐVN (vốn đang dở chừng) để đến với ĐCS
(vốn đang ngày càng nát) đâu. Thưa ông!
2- Lý do thứ 2 là ông cho rằng, PT CĐVN đã phát
triển mạnh và vì thế không có ông nó phát triển vẫn tốt.
Cái lý do này buộc tôi tiếp tục nghi ngờ về
động cơ rời bỏ của ông. Ít nhất, là trong 2 năm trở lại đây, CĐVN ít có các hoạt
động nổi bật trong phong trào dân chủ tại Việt Nam. Số thành phần lãnh đạo thì
người ở tù, người thì ra tù nhưng bị kiềm tỏa, số thành viên chỉ mang tính
online là chính. Ngay cả trong thời gian gần đây thì tôi chỉ thấy nổi lên các
hoạt động của Mạng lưới Blogger Việt Nam, của Hội phụ nữ Nhân quyền – còn CĐVN
hoàn toàn không thấy. Vậy xin hỏi ông, phong trào phát triển mạnh ở điểm nào
ạ?
Các phần sau, ông có đề cập đến sự phát triển
của ĐCSVN và QĐNDVN từ số lượng người ít, rồi ông thừa nhận 2 người bạn của ông
là Lê Cộng Định & Trần Huỳnh Duy Thức có đẳng cấp cao hơn ông. Tôi tự hỏi:
Ông có biết mình đang viết gì hay không? Thưa ông! Việc ông đưa ra các dẫn chứng
nêu trên có liên quan gì đến việc CĐVN phát triển mạnh hay việc ông rời CĐVN để
đến với ĐCSVN. Phải chăng ý ông nói: CĐVN hiện giờ còn ít người tham gia nhưng
với 2 vị lãnh đạo còn lại chắc chắn sẽ phát triển về sau này? – Nếu thế, thì tôi
xin hỏi, ông chắc điều đó chứ?
Hay vì hiện giờ CĐVN hoàn toàn đã suy yếu,
thành viên không có sự liên kết, hoạt động hầu hết là các bài viết – tuyên bố
online, lãnh đạo thì người ở tù – người bị cầm chân nên ông phải tìm hướng trở
lại ĐCSVN để hoạt động?
3- Ông nói ông muốn làm bà mai giữa ĐCSVN &
CĐVN. Tôi nhận thấy điều này là không tưởng vì:
Để có cái buổi tiệc hòa giải trên thì phải có
hai điều kiện (buộc ĐCS tham gia):
Thứ nhất là cá nhân đó phải có ảnh hưởng mạnh
mẽ đối với phong trào, hoạt động dân chủ trong (ngoài nước) – Nhưng từ khi ra
khỏi tù đến nay, ông đã có-ảnh-hưởng-gì to lớn đến hoạt động dân chủ trong nước
khiến ĐCS phải nghe theo và bắt tay với ông?
Thứ hai, là một xã hội dân sự đủ mạnh để ĐCS
thay vì độc tôn thì giờ họ buộc phải chia sẻ. Nhưng hiện tại cho đến tương lai
gần thì điều này gần như là mộng tưởng?
Bên cạnh đó, trong buổi tiệc hòa giải trên, ông
đứng ở vị trí nào để có thể nói với những người ĐCS & CĐVN ngồi lại với
nhau? Vị trí là một Đảng viên ĐCS (nếu được chấp nhận) đã rời bỏ CĐVN “đang phát
triển rất mạnh” sao ạ? Liệu khi ông gia nhập ĐCSVN, ông nói ai sẽ nghe? Nhất là
làm mai CĐVN & ĐCSVN ngồi chung mâm cũng chỉ là cách để khiến cho “ĐCSVN
tiếp tục tồn tại và phát triển lâu dài” thông qua sự cải cách? Nói một cách gián
tiếp, ông tăng cường lực lượng cho ĐCS, tiếp tục sơn phếch một Đảng dân chủ (độc
quyền cai trị) bằng những chiến hữu hoạt động dân chủ năm xưa của ông?
Tiếp đó, tôi xin đặt ra một câu hỏi: Giả sử như
ĐCSVN cải cách để tồn tại, với cái cách nửa vời như 1986, với yếu tố ban phát về
quyền con người thì lúc đó, có phải ông đã tiếp tay cho ĐCS trở nên tinh vi và
thủ đoạn hơn trong việc tồn tại và giúp ông vua tập thể tiếp tục bóc lột dân đen
ở một hình hài mới?
Nhưng dù như thế nào đi chăng nữa, nếu ông muốn
trở thành một ông mai, ngoài yếu tố ảnh hưởng thì ông cũng cần phải biết một
điều đơn giản nhất trong giao tiếp: Đừng đe dọa ai khi mình ở một thế yếu!
4- Lý do thứ tư này lại đập nhau với lý do thứ
ba. Ông nói ông muốn thành lập Liên minh dân chủ - nhân quyền – yêu nước Việt
Nam. Vậy thì:
- Nó sẽ ở đâu trong một xã hội mà “ĐCS Việt Nam
đang tồn tại & phát triển?”
- Nó có phải là một tổ chức tương tự như CĐVN
mà ông đã rời bỏ?
- CĐVN với mục tiêu Quyền con người còn bị đàn
áp đến mức lãnh đạo phải vào tù thì liệu Liên minh có tồn tại được vài ngày
không?
- Liên Minh này có gì hay ho hơn so với Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, hay sâu xa hơn là Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam
(05/1946)?
5 – Lý do thứ năm, bỏ qua những câu văn thừa
thãi về tính khí của ông, về truyền thống cách mạng (mà ông đã nhắc đến trong lý
do 1) thì ông cũng cho rằng ra khỏi CĐVN là một bước lùi nhưng sẽ tiến trăm
bước.
Nếu là một bước lùi – tôi hoàn toàn đồng ý.
Nhưng nếu cho rằng sẽ tiến 100 bước với ý định vào ĐCS, cải cách, thành lập Liên
Minh – Dù rất tốt đẹp nhưng tôi cho rằng đây là sự viển vông. Nhất là khi nhìn
vào tấm gương của Trần Xuân Bách, Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Lê Hồng Hà, Trần
Khuê... đến những vụ bóp bể các bong bóng có in chữ “Quyền con người của chúng
ta phải được tôn trọng” hay vụ các vụ xô xát, đánh đập của chính quyền đối với
các cá nhân, nhóm người hoạt động Dã ngoại nhân quyền, phổ biến tài liệu Nhân
quyền ở Sài Gòn, Hà Nội – Trong tình hình Nhà nước CHXHCN Việt Nam là một thành
viên của Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Tôi không biết “bông sen” mang tên Lê Thăng
Long sẽ lấm bùn hay không trong chế độ Cộng sản – Nhưng tôi biết, cơ chế Cộng
sản với sự tha hóa hiện nay cũng bắt đầu từ những bông sen trước đó. Cái cơ chế
nó khiến con người phải bị tha hóa, và ông chỉ không bị tha hóa khi mà ông vừa
gia nhập ĐCS nhưng nó sụp đổ liền sau đó.
Cuối cùng, ông khuyên các cá nhân hoạt động dân
chủ rằng: “Quý vị và các bạn hãy đừng tự rơi vào một kiểu cực đoan kiểu mới.
ĐCSVN muốn độc quyền lãnh đạo xã hội VN tức là độc tài hay toàn trị. ĐCSVN muốn
không cho bất kỳ một đảng chính trị mới nào ra đời để không có đảng đối lập,
cạnh tranh. Nhưng nếu các lực lượng dân chủ, nhân quyền đối kháng lại ĐCSVN thì
đó cũng là một sự cực đoan kiểu mới đấy.”
Đọc cả đoạn này tôi cứ không hiểu, rõ ràng ông
đã biết ĐCSVN đọc quyền lãnh đạo và vì thế họ sẵn sàng đàn áp bất cứ lực lượng
đối lập nào? – Thế nhưng ông vẫn muốn gia nhập vào hàng ngũ đó để khiến tính độc
quyền đó được nhìn mềm mại hơn, sống dai hơn. Và khi đó, ông bỏ quên quy luật:
Độc tài làm mất tính cạnh tranh, theo đó chôn vùi luôn cả sự phát triển!
Ông cho rằng nếu ĐCSVN độc tài rồi thì để họ
tiếp tục độc tài vì nếu đối kháng lại là điều không nên, đó là một sự cực đoan
mới? Ông đã viết gì thế này? – Một người vừa rời bước khỏi CĐVN, dù chưa gia
nhập ĐCSVN để hóa thân thành sen, để cải cách ĐCS nhưng ông đã đặt nền móng duy
trì sự độc tài và biện họa cho sự độc tài, phê phán sự đấu tranh trong dân ở
hiện tại.
Thưa ông Lê Thăng Long?
Ông đang ngây thơ chính trị hay là kẻ cơ hội
chính trị?
Hay ông đã “tỉnh táo nhận ra cái tất yếu, tránh
bị đào thải”[1] rồi?
Thưa ông!?
Ba cô dâu Việt kêu cứu tại Trung Quốc
“Mọi người trong làng đều nói em tôi đi lang thang và bỏ mạng ở xó xỉnh nào rồi. Họ còn khuyên tôi lập bàn thờ cúng em nhưng tôi không tin".
Bà Mai Thị Hòa vừa khóc vừa bắt đầu câu chuyện khi nhận được thông tin về em gái Mai Thị Sự (còn có tên Nai, 47 tuổi) đã mất tích gần 30 năm nay và đang lưu lạc xứ người: “Vì nghèo quá nên tôi chẳng thể đi tìm, chỉ ngày ngày cầu trời khấn Phật cho em được bình an và sẽ có phép mầu đưa em về với gia đình. Có vậy nếu chết tôi cũng nguôi ngoai phần nào nỗi ân hận vì không bảo vệ được em” - người phụ nữ 59 tuổi này nói.
Cánh cửa hé chờ em
Bà Hòa kể em gái bà có số phận không may từ bé. Khi mới 3 tháng tuổi, Nai bị viêm não. Một ngày mùa hè, đang bế em ở ngoài sân thì bà Hòa chết đứng khi thấy em co giật, chân tay co quắp, miệng sùi bọt. Vì nhà nghèo không có tiền đi viện nên mọi người ai cũng nghĩ Nai không qua khỏi. Dặt dẹo sống, thế rồi Nai cũng qua cơn bạo bệnh nhưng thỉnh thoảng lại bị co giật. Học hết lớp 4 thì Nai nghỉ ở nhà vì sức khỏe yếu. “Nó cũng lớn lên nhưng không được khôn ngoan như người ta. Nghỉ học ở nhà nó cũng không làm được gì. Những lúc lên cơn thì lại ngơ ngẩn đi khắp làng” - bà Hòa kể.
Cô dâu Việt được rao bán trên mạng. |
Cánh cửa hé chờ em
Những thông tin mà chúng tôi có được về nhân thân của cô Mai Thị Sự hiện đang lưu lạc ở Phúc Kiến, Trung Quốc chỉ vỏn vẹn hơn 30 từ: “Mai Thị Sự (còn có tên là Nai), sinh năm 1966 ở xã Đồng Thái, huyện An Dương, Hải Phòng. Cha là Mai Văn Trạch, chị là Mai Thị Hòa, Mai Thị Bình, Mai Thị Phú”. Phóng viên báo Tuổi Trẻ lần theo đầu mối này tìm đến người thân của cô Sự để chắp nối các thông tin, tìm hiểu rõ hơn về câu chuyện gần 30 năm lưu lạc.
Theo chỉ dẫn của những người lớn tuổi trong xã, tôi tìm đến căn nhà nhỏ nằm khuất sau ngôi chùa của thôn Kiến Phong, xã Đồng Thái, huyện An Dương, TP Hải Phòng. Căn nhà khóa cửa im ỉm nhưng cổng ngoài sân chỉ một bên đóng, một bên mở hé. Đợi đến sẩm tối thì thấy bà Hòa đạp xe chở theo bao gạo nặng về đến cổng. Vừa gặp tôi, bà Hòa đã vứt xe dựa vào tường và hỏi dồn, mắt loang loáng nước: “Chú biết tin gì về em gái tôi? Nó còn sống, nó còn sống đúng không?”. Thấy tôi bất ngờ, bà Hòa rơm rớm nước mắt giải thích: “Tôi đi xát gạo, về đến đầu làng thấy hàng xóm bảo có người tìm hỏi thăm cái Nai. Tên của em gái tôi gần 30 năm nay rồi không còn ai nhắc đến. Từ lúc làm lại căn nhà này, đi đâu tôi cũng phải mở cổng, vì em tôi thần kinh không được bình thường, nhỡ đâu nó về mà thấy không phải nhà mình rồi bỏ đi tiếp thì khổ”.
Website rao bán cô dâu Việt. |
Hai lần mất tích
Năm 1978, mẹ bà Hòa mất vì bệnh tật. Năm năm sau bố bà cũng mất. Dù đã lấy chồng nhưng bà Hòa đành ôm hai con nhỏ về nhà ngoại để làm lụng nuôi ba đứa em. “Ngày đấy chị em tôi khổ lắm, làm mãi cũng không đủ ăn. Năm nào cũng nợ thóc hợp tác xã. Nợ mãi không trả được, cán bộ xã vào nhà bắt nợ nhưng nhìn thấy cảnh mấy chị em đói khổ trong căn nhà vách đất, mái dột thủng lỗ chỗ nên cũng ngán ngẩm quay đi”.
Cuối năm 1986, bỗng nhiên Nai phát bệnh nặng, thường xuyên đập phá, có lúc còn đánh mấy chị em. Thương em gái không được khôn ngoan, bà Hòa một mình làm mọi việc, sáng ra ruộng, chiều đi đặt đơm bắt cá, mò cua để ngày kiếm hai bữa cơm nuôi con nhỏ và nuôi em. “Một hôm đi làm về tôi bàng hoàng vì không thấy em gái đâu. Cứ nghĩ nó đi lang thang trong làng nhưng tìm mãi không thấy. Đời tôi sao lúc đấy cơ cực quá, khổ đủ đường. Làm không đủ ăn nhưng vẫn phải cố dành dụm tiền đi kiếm em mà kiếm hoài không thấy” - bà Hòa nhớ lại.
Sau gần một năm biệt tích, cuối năm 1987 Nai trở về nhà với trí óc ổn định hơn nhưng sức khỏe thì tàn tạ. Những ngày mất tích không ai biết Nai sống ở đâu, làm gì nhưng khi về trên mặt có một vết thương to bằng nửa bàn tay, thịt bị hoại tử thối rữa, lở loét lan ra tận mang tai. “Về làng nó chẳng dám ra ngoài vì mặc cảm. Lúc đấy nhà vẫn nghèo lắm, nghèo nhất nhì làng. Có hôm đói, cứ buổi tối lại phải ra đồng mót khoai để hôm sau chị em có cái ăn” - bà Hòa kể. Ở nhà được gần một năm, bệnh tình của Nai thuyên giảm. Cứ ngỡ cuộc sống cứ thế trôi đi, dù nghèo khó nhưng có chị có em đùm bọc nhau. Nhưng cuối năm 1988, một lần nữa Nai đi biệt tích không để lại lời nhắn. Tưởng là em gái đi lang thang như lần trước rồi lại về nhưng đã gần 30 năm bà Hòa chưa nhận được tin tức gì về em gái.
Bà Hòa thắp nén nhang cầu khấn cho em được an toàn và sớm trở về.
Cạn nước mắt ngóng tin em
“Lúc nó mới đi đêm nào tôi cũng khóc. Đợi một ngày, hai ngày, rồi một tháng, một năm... vẫn không thấy nó về. Không biết nó đi lang thang hay bị lừa bán đi đâu. Lo cho em nhưng nghèo quá, anh em không có nên tôi đành bất lực” - bà Hòa rưng rức. Bà Hòa kể dù cố gắng nghe ngóng nhưng không nhận được một chút thông tin hay manh mối nào về em gái.
Ông Phạm Văn Quy, trưởng thôn Kiến Phong, cho biết Nai mất tích khoảng cuối năm 1988. Khi ấy ông Quy đang là đội trưởng đội sản xuất số 4 tại Kiến Phong (ngang với trưởng thôn bây giờ - PV). Ông Quy kể ngày ấy cả thôn ai cũng thương gia đình nhà bà Hòa vì bố mẹ mất sớm, mấy chị em vất vả sống nuôi nhau trong nghèo khó. Theo ông Quy, khi Nai mất tích gia đình không báo chính quyền vì cứ nghĩ em gái bỏ đi lang thang như mọi lần. Khi chính quyền thăm hỏi thì cả thôn cũng không ai biết Nai đi đâu, sống ở đâu.
Mừng rơi nước mắt
Sau khi nhận được thông tin em gái vẫn còn sống và đang lưu lạc ở Phúc Kiến, Trung Quốc, bà Hòa mừng rơi nước mắt. Khi phóng viên mở máy tính cho xem bức ảnh em gái mình đang trong bệnh viện ở Phúc Kiến, bà Hòa mím chặt môi lại, những nếp nhăn run lên bần bật. “Đúng em gái tôi rồi... em gái tôi đây. Nó già và tiều tụy nhiều quá nhưng nét mặt vẫn giống y ông ngoại nhà tôi. Nó đang trong bệnh viện phải không? Trời ơi... sao em tôi khổ quá” - bà khóc nấc.
Bà Hòa kể vì nghèo quá nên gia đình không có một tấm ảnh nào của em gái. Đồ vật của Nai để lại khi đi chỉ là mấy bộ quần áo cũ nhưng giờ cũng không còn. Điều kiện kinh tế gia đình bà Hòa bây giờ khá hơn trước nhưng vẫn thuộc diện hoàn cảnh khó khăn. Hiện bà Hòa đang sống cùng con trai út trên mảnh đất mà bố mẹ để lại.
Vừa mừng rơi nước mắt khi nhận được thông tin về em gái, bà Hòa lại lo lắng: “Chỉ mong được đón em về nhưng mẹ con tôi nghèo lắm, làm cách nào giờ nhà báo ơi? Nó về đây ở với mẹ con tôi, tôi còn sống ngày nào thì không để nó đói. Ngày trước khổ thế còn không chết, giờ về đây có rau ăn rau, có cháo ăn cháo. Đón được nó về tôi có chết cũng an lòng...”.
Ba cô dâu Việt sẽ sớm được đoàn tụ gia đình
Đây là khẳng định của ông Hoàng Ngọc Vinh - công sứ của Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh - với Tuổi Trẻ. Ông Vinh cho biết đại sứ quán đang làm tất cả thủ tục cần thiết trong thời gian sớm nhất để các cô có thể về nước, đoàn tụ gia đình. Cụ thể sau khi đại sứ quán gửi công hàm, hiện Công an Phúc Kiến cho biết đang xác minh các thông tin về trường hợp của Tô Thị Hà và Trịnh Thị Hoa (quê Bắc Giang).
Riêng về trường hợp của cô Mai Thị Sự ở Hải Phòng, sau khi nhận được thông tin xác minh của Tuổi Trẻ, chiều 23-12 Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh đã chuyển thông tin cho Cục Lãnh sự và có công văn cụ thể yêu cầu xác minh trong sáng nay (24-12). Ông Vinh cho biết trường hợp của cô Mai Thị Sự rất đặc biệt nên đại sứ quán ngoài việc xúc tiến nhanh về thủ tục có thể sẽ hỗ trợ cả tài chính cho cô Sự về nước. Thông qua báo Tuổi Trẻ, ông Hoàng Ngọc Vinh muốn gửi lời trấn an đến các gia đình của ba cô dâu Việt Nam hãy yên tâm đợi ngày con em mình được trở về đoàn tụ. Ông Vinh khẳng định phía Công an Phúc Kiến từng hỗ trợ nhiều trường hợp tương tự. Sau khi có xác minh từ phía Công an Phúc Kiến và trong nước gửi sang, đại sứ quán sẽ cấp giấy thông hành. Sau đó Công an Phúc Kiến sẽ đưa các nạn nhân về đến cửa khẩu với Việt Nam và thông báo thời gian cụ thể để gia đình và cơ quan chức năng phía Việt Nam ra đón.
“Dự kiến nhanh nhất khoảng 15-20 ngày là mọi thủ tục sẽ xong và các cô có thể về nước” - ông Vinh nói.
VIỄN SỰ - ĐÔNG PHƯƠNG (từ Phúc Kiến, Trung Quốc)
Theo Tuổi trẻ
CSGT suýt chết ngạt với xe chở nội tạng thối giữa Thủ đô
(Kienthuc.net.vn) - Các chiến sĩ CSGT kiểm tra một chiếc xe tải vi phạm, phát hiện gần 1 tấn nội tạng thối, mùi nồng nặc bốc lên khiến mọi người suýt chết ngạt.
Vào khoảng 9h ngày 24/12, tổ công tác Đội CSGT số 4, phòng CSGT Công an TP Hà Nội làm nhiệm vụ trên đường Nguyễn Khoái, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội thì phát hiện chiếc xe tải mang BKS 99C – 001.28 đang lưu thông trên đường, cả tài xế và phụ xe đều không thắt dây an toàn, nên ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra.
Lái xe Trương Đình Thịnh tại cơ quan công an. |
Vừa dừng xe, tổ công tác phát hiện mùi hôi thối bốc ra từ thùng xe, nên yêu cầu lái xe mở thùng hàng phía sau. Có khoảng hơn 10 thùng xốp và các sọt nhựa chứa đầy nội tạng động vật đang trong quá trình phân hủy.
Vào thời điểm kiểm tra, lái xe không xuất trình được bất cứ giấy tờ liên quan về số hàng trên. Ngay lập tức, tổ công tác đưa phương tiện, tang vật cùng người về đội.
Tại đây, lái xe khai nhận tên là Trương Đình Thịnh (25 tuổi, ở Hưng Yên) được một chủ hàng thuê chở từ Hà Nội về KCN Đình Trám – Bắc Giang với giá 2 triệu đồng để tiêu thụ. Số nội tạng động vật này được thu gom tại Hà Nội và tập kết bằng xe ba gác đến một điểm, sau đó Thịnh đến nhận hàng và chở lên Bắc Giang.
Chiếc xe tải chở nội tạng thối. |
Một chiến sĩ CSGT trong tổ công tác cho biết, sau khi mở thùng, mùi hôi thối nồng nặc từ số nội tạng trên đã khiến chúng tôi suýt chết ngạt.
Qua kiểm đếm, số nội tạng trên được xác định có trọng lượng 960 kg. Hiện đội CSGT số 4 đã thông báo cho đội cảnh sát môi trường và đội cảnh sát kinh tế Công an quận Hai Bà Trưng, đồng thời phối hợp với đội quản lý thị trường số 5 để tiến hành tiêu hủy số hàng này.
Tiến Dũng
Subscribe to:
Posts (Atom)