Friday, November 3, 2017

Nhẹ dạ, cả tin

Theo VOA-04/11/2017 
Hình ảnh "biệt phủ" của ông Phạm Sỹ Quý ở Yên Bái.
Thiên Hạ Luận Hình ảnh "biệt phủ" của ông Phạm Sỹ Quý ở Yên Bái.
Trân Văn

Dù ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ Việt Nam vừa tung thêm một đòn trí mạng vào cả công chúng lẫn báo giới nhưng trong đám đông, nhiều người vẫn cố níu vào niềm tin vốn đã mơ hồ như sương khói.
Ảo tưởng vào thành tâm, thiện ý của giới lãnh đạo Đảng CSVN - “xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” dường như vẫn còn chỗ để cắm… dùi. Cam kết “chống tham nhũng” của giới lãnh đạo Đảng CSVN – một thứ quốc nạn khiến Việt Nam tan hoang – vẫn còn có thể nhen nhóm hy vọng dẫu cho giới lãnh đạo Đảng CSVN liên tục chứng minh hy vọng ấy là ảo vọng.
***
Tháng 6 năm nay, báo chí Việt Nam nêu ra hàng loạt điểm bất thường quanh việc gia đình ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Yên Bái, xây dựng tư dinh tại phường Minh Tân, thành phố Yên Bái với một số biệt thự, nhà sàn, hồ nước, vườn hoa,… Ngoài những thắc mắc liên quan đến chuyện ông Quý đào đâu ra tiền để tạo lập tư dinh với quy mô như thế (?), báo chí Việt Nam còn nêu ra một thắc mắc khác, đáng chú ý hơn là tại sao chính quyền thành phố Yên Bái lại ký tới sáu quyết định, cho phép gia đình ông Quý chuyển đổi các phần đất vốn là rừng, ruộng, vườn,… thành thổ cư rồi cấp giấy phép xây dựng một cách dễ dàng, nhanh chóng như vậy.
Sau đó, báo giới phát giác, chính quyền thành phố Yên Bái đã sử dụng “Quyết định điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020” do chính quyền tỉnh Yên Bái ban hành năm 2014 để ra các quyết định vừa kể. “Quyết định điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020” do bà Phạm Thị Thanh Trà – lúc đó là Chủ tịch tỉnh Yên Bái và là chị ruột của ông Quý ban hành. Giờ, bà Trà là Bí thư tỉnh Yên Bái.
Áp lực của dư luận đã buộc Thủ tướng Việt Nam phải chỉ đạo thanh tra về những vấn đề có liên quan đến ông Quý và chỉ ông Quý mà thôi.
Đúng ra Cục Chống Tham nhũng của Thanh tra Chính phủ Việt Nam phải công bố kết luận thanh tra liên quan tới ông Quý vào tháng 8 nhưng mãi tới cuối tháng 10 vừa qua, Thanh tra Chính phủ Việt Nam mới làm chuyện này. Theo đó, ông Quý chỉ “không trung thực khi kê khai tài sản”. Ngoài dinh thự làm dân chúng choáng váng về mức độ xa hoa như đã kể, ông Quý còn là chủ một căn nhà 600 mét vuông, một thửa đất 1.000 mét vuông cùng nằm ở trung tâm thành phố Yên Bái, một trang trại diện tích 2 héc ta trị giá 1 tỉ đồng ở Yên Bái, một apartment trị giá 2,5 tỉ tại chung cư cao cấp Mandarin Garden ở quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội và Thanh tra Chính phủ mặc nhiên chấp nhận giải thích của ông Quý: Khối tài sản khổng lồ đó sinh sôi nảy nở từ nguồn vốn mà ông tích lũy nhờ… bện chổi, làm men nấu rượu, làm bánh kẹo, làm giá lúc còn trẻ và… thừa kế từ cha mẹ!
Việc xử lý ông Quý được Thanh tra Chính phủ giao lại cho hệ thống công quyền tỉnh Yên Bái – nơi chị của ông đang giữ vai trò “vua bà”. Tỉnh ủy Yên Bái quyết định “cảnh cáo” đảng viên Phạm Sỹ Quý, cách chức Bí thư Đảng ủy và loại ông Quý ra khỏi Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Yên Bái. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái cũng hành xử tương tự, “cảnh cáo” công chức Phạm Sỹ Quý, cách chức Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường và điều động ông Quý sang làm Phó Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái.
Bất chấp sự phẫn nộ của công chúng, ông Đạt khẳng định như đinh đóng cột: Xử lý ông Quý như thế là nghiêm minh!
Cần nhắc lại rằng, hệ thống công quyền Việt Nam đã từng xử lý ông Quý rất nghiêm minh như thế. Năm 2005, ông Quý là một trong những người bị bắt quả tang đang đánh bạc tại một căn nhà ở thành phố Yên Bái. Tại Việt Nam “đánh bạc” là tội hình sự nhưng ông Quý vẫn “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” trên quan trường. Một ngày trước khi thôi làm Chủ tịch tỉnh Yên Bái để bước lên làm “vua bà” ở Yên Bái. Bà Trà đã ký quyết định bổ nhiệm ông Quý làm Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường (cơ quan quản lý toàn bộ đất đai, tài nguyên) của tỉnh Yên Bái...
***
Facebooker có nickname Justice Công Lý bình luận, sự “nghiêm minh” mà ông Phạm Trọng Đạt đề cập là “sự bao che của bè lũ quan lại tham nhũng” khuyến khích nhau “tham nhũng nữa đi”. Đăng Hoàng thì cho rằng “nghiêm minh” như thế “khác gì chuyển từ chèo sang cải lương”. Có lẽ do cạn lời, Phạm Văn Hùng chỉ thốt được một câu: Nghiêm minh? Tổ cha chúng mày, lũ khốn nạn! Tương tự, Hoang Manh cũng hết ý thành ra chỉ có thể nhận định: Bọn này không có tí liêm sỉ nào nên gian trá một cách trơ trẽn mà không thấy xấu hổ.
Chẳng phải công chúng mà ngay cả báo giới cũng bị sốc. Tờ Công Lý của Tòa án Tối cao đăng “Chúc mừng ông Phạm Sỹ Quý” vì ông chỉ bị “hạ độ cao” chứ không phải “hạ cánh”. Giống như nhiều tờ báo khác và không ít người dùng Internet, tờ Công Lý nêu thắc mắc, vì sao không truy cứu nguồn gốc tài sản sản của ông Quý trong khi làm như thế sẽ giúp “lấy lại niềm tin trong nhân dân”.
Nhìn một cách tổng quát, trong vụ thanh tra – xử lý ông Phạm Sỹ Quý, công chúng, công luận chẳng có gram nào. Thật ra, xây dựng, khôi phục, củng cố, phát triển… niềm tin của dân chúng nơi hệ thống công quyền ở Việt Nam chỉ là cách nói khiến đám đông ngộ nhận rằng họ vẫn còn vai trò nhất định nào đó. Trong thực tế, giới lãnh đạo Đảng CSVN không cần thứ cống vật trừu tượng ấy. Khi công chúng chấp nhận sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối như mặc định thì cần gì tin hay không tin!

Phình to, nhưng… hợp lý và cần thiết

Theo VOA-04/11/2017 
Lê Anh Hùng
Chưa kịp tăng biên chế CSGT thì huy động lực lượng “thanh niên cờ đỏ”. Ảnh: Lê Anh Hùng
 Chưa kịp tăng biên chế CSGT thì huy động lực lượng “thanh niên cờ đỏ”. Ảnh: Lê Anh Hùng
“Tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy” là một điệp khúc mà người ta vẫn thường được nghe từ hàng chục năm nay, đến mức hiếm có chủ đề nào khiến công chúng Việt Nam nhàm tai hơn.
Càng “tinh giản” càng phình to
Tuy nhiên, mặc cho ai nói cứ nói, ai nghe cứ nghe, bộ máy công quyền Việt Nam vẫn không ngừng phình ra, cả về số cơ quan lẫn biên chế. Tính đến ngày 31/10/2016, tổng số công chức biên chế trong hệ thống chính trị là 3.734.302 người, tức chiếm tới 4% dân số.
“Đến hẹn lại lên”, Hội nghị Trung ương 6 khoá XII vừa qua lại nêu vấn đề “tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy” lên như một chủ đề nóng bỏng. Chưa hết, đây cũng là một nội dung quan trọng mà kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XIV, nhóm họp từ ngày 23/10 đến 22/11, đưa ra bàn thảo.
Sau khi Hội nghị Trung ương 6 kết thúc 2 tuần, TBT Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Nội dung quan trọng nhất của cái nghị quyết dài lê thê tới 12 trang giấy A4 này thực ra chỉ gói gọn trong mấy chữ ở trang 5 (điểm [4] của phần “Mục tiêu cụ thể”): “Đến năm 2021, giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015.”
Đây là một mục tiêu hết sức khiêm tốn, còn lâu mới đáp ứng được đòi hỏi của người dân, bởi nếu xét theo tỷ lệ công chức trên dân số thì bộ máy công quyền Việt Nam hiện lớn gấp gần 6 lần so với Mỹ.
Mặc dù vậy, để đạt được mục tiêu trên cũng không hề đơn giản, xuất phát từ vô số kinh nghiệm trong quá khứ, mà gần nhất là… một nghị quyết tương tự ra đời cách đây hơn 2 năm.
Ngày 17/4/2015, trong bối cảnh nợ công trên mức báo động và tình trạng ngân sách khốn quẫn tạo áp lực ngày một nặng nề lên hệ thống, TBT Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW về “Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”. Nghị quyết này cũng đặt ra mục tiêu “tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu là 10% biên chế của bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.
Ấy vậy nhưng, sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW, tổng biên chế trên cả nước không những không giảm mà còn tăng hơn 11.000 người. Báo cáo do Đoàn Giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016 trình bày tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra đã nhận định: Sau 5 năm tinh giản, biên chế phình to, tăng số người lãnh đạo, tăng tầng nấc trung gian. Đặc biệt, hiện có đến 20/22 bộ, ngành gửi hồ sơ về Bộ Nội vụ xin thẩm định đề xuất… tăng cả tổ chức bên trong lẫn biên chế.
Tuy nhiên, không phải vô cớ mà hầu hết các bộ, ngành đều xin tăng tổ chức bên trong và biên chế, nếu không muốn nói điều đó không chỉ hợp lý mà còn… cần thiết. Tại sao vậy?
Ý thức tuân thủ pháp luật ngày càng kém
Trước hết, có lẽ ai cũng hiểu, chức năng của bộ máy công quyền là sử dụng pháp luật để quản lý xã hội, và thông qua việc thực thi pháp luật để thiết lập và đảm bảo trật tự xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển.
Pháp luật là một cơ chế cưỡng bách của xã hội. Xã hội ổn định và phát triển lành mạnh khi và chỉ khi pháp luật được các thành viên trong xã hội tuân thủ, và những ai vi phạm pháp luật thì bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, điểm mấu chốt cần lưu ý ở đây là, nếu các thành viên xã hội thiếu thái độ tuân thủ tự phát (ý thức chấp hành pháp luật) thì vào bất cứ thời điểm nào bộ máy công quyền cũng chỉ có thể áp đặt nhiều lắm là từ 3 đến 7% toàn bộ quy chuẩn pháp lý thông qua hình thức cưỡng bách (“Institutional Economics: Social Order and Public Policy”, Wolfgang Kasper & Manfred E. Streit, NXB Edward Elgar, Anh, 1999, trang 139; xem bản Tiếng Việt tại địa chỉ https://goo.gl/U7NJ1a).
Và đây mới chính là vấn đề của Việt Nam trong “thời đại Hồ Chí Minh”: tình trạng người dân ngày càng thiếu ý thức tuân thủ pháp luật là lý do khiến bộ máy công quyền không ngừng phình ra để… thực thi pháp luật.
Xin dẫn ra đây một ví dụ. Ý thức chấp hành luật lệ giao thông (hay nói một cách bóng bẩy hơn là “văn hoá giao thông”) của người dân ngày càng kém là lý do để Bộ Công an đề xuất tăng biên chế cho lực lượng cảnh sát giao thông, để rồi hình ảnh mà người ta thường thấy tại các điểm giao cắt giao thông trên khắp Việt Nam là các chú cảnh sát giao thông với cây gậy lăm lăm trong tay luôn túc trực bên cạnh các cột đèn tín hiệu giao thông. Và mặc dù lực lượng CSGT hiện nay đã “đông như quân Nguyên” nhưng có lẽ ai cũng trả lời được câu hỏi “văn hoá giao thông” ở Việt Nam đang chuyển biến theo chiều hướng tốt hay xấu. (“Trông người lại ngắm đến ta.” Không chỉ ở các quốc gia dân chủ trên thế giới hiện nay, mà ngay tại Việt Nam Cộng Hoà trước 1975, hình ảnh một người dân kiên nhẫn chờ đèn đỏ một mình trong đêm hôm khuya khoắt là điều hết sức bình thường.)
Tương tự, mặc dù lực lượng kiểm lâm viên, thanh tra viên vệ sinh an toàn thực phẩm, viên chức hải quan chống buôn lậu… không ngừng tăng lên nhưng mạch nguồn đất nước vẫn đang hàng ngày hàng giờ bị triệt phá, tình trạng vệ sinh - an toàn thực phẩm vẫn ngày càng xấu đi, nạn buôn lậu ngày một phổ biến, v.v.
“Thượng bất chính, hạ tắc loạn”
Pháp luật là tập hợp các quy tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể khác nhau trong xã hội, do những người đại diện chính trị (vốn được lựa chọn thông qua một quy trình chính trị) soạn ra và áp đặt từ trên xuống.
Tương tự như sự ra đời và áp đặt của pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật cũng hình thành trong xã hội theo hướng từ trên xuống, tức là từ nhà lãnh đạo quốc gia đến bộ máy công quyền và cuối cùng là xuống người dân.
Do vậy, một khi hệ thống pháp luật của một quốc gia nào đó có vấn đề thì vấn đề ấy xuất phát từ thượng tầng chính trị, chứ không phải là từ dưới lên. Tục ngữ Việt Nam có câu “Thượng bất chính, hạ tắc loạn” hay “Nhà dột từ nóc” là vì thế.
Khi nói “Kỷ luật Nguyễn Xuân Anh vừa nghiêm khắc, vừa nhân văn”, ông Nguyễn Phú Trọng đã tự cho phép mình ngồi xổm trên pháp luật, bởi câu phát ngôn đó của nhân vật đứng đầu Đảng CSVN kiêm Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng đồng nghĩa với việc hành vi tham nhũng, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của viên cựu Bí thư Đà Nẵng sẽ không bị xét xử theo luật định.
Tương tự, câu “Từ nay trở đi, bất cứ trường hợp nào mà vi phạm kỷ luật, chúng ta phải xử lý nghiêm, làm nghiêm từ trên xuống dưới để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của đảng” của nhà lãnh đạo cao nhất Việt Nam trong bài diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 6 vừa qua không những đã vô hiệu hoá cả guồng máy pháp luật, mà còn khiến tinh thần “thượng tôn pháp luật” trong xã hội vốn đã thấp kém lại càng thêm tồi tệ. (Rốt cuộc thì nhiều lắm họ cũng chỉ đưa những trò hề như “tự phê bình và phê bình” hay “kỷ luật đảng” ra để doạ nhau, mà vụ “biệt phủ Yên Bái” đang khiến dư luận chú tâm theo dõi chỉ là một trong vô số minh chứng.)
Khi ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương tỏ ra bức xúc “Tôi mua thuốc lá lậu mà không thấy lực lượng chức năng đâu” trước diễn đàn Quốc hội ngày 31/10 có lẽ ông chưa biết Thiếu tướng Nguyễn Chí Phi – Giám đốc Công an Tiền Giang – cũng từng bày tỏ nỗi niềm tương tự tại một phiên họp của Hội đồng Nhân dân tỉnh: “Một mình công an thì làm sao xuể. Công an lấy đâu ra người canh bắt từng người vi phạm pháp luật!”
Xin cung cấp thêm một vài con số để độc giả dễ hình dung: Theo TS Vũ Quang Việt, chuyên gia thống kê Liên Hợp Quốc, tỷ trọng ngân sách dành cho bộ máy công an trong tổng chi ngân sách của Việt Nam năm 2014 lên tới 12%, tức gấp 6 lần con số của Hoa Kỳ (2% ngân sách chi cho cảnh sát).
Sở hữu một lực lượng công an hùng hậu bậc nhất thế giới, với “năng lực điều tra hàng đầu thế giới”, song tình hình tội phạm của Việt Nam, từ nạn tham nhũng trong bộ máy công quyền cho đến tình trạng buôn lậu, làm hàng giả, trộm cướp, đâm chém… trong dân chúng, đang diễn biến như thế nào thì có lẽ ai cũng biết.
Rõ ràng, hệ thống chính trị ở Việt Nam đang lâm vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Nếu không tăng biên chế để thực thi pháp luật, thiết lập trật tự thì xã hội sẽ loạn, nhưng nếu cứ để bộ máy tiếp tục phình to và ngày càng đè nặng trên tấm lưng còm cõi của người dân đóng thuế thì rồi đến một lúc nào đó “bần cùng sinh đạo tặc”, “bất công sinh đạo tặc”, “pháp luật lỏng lẻo sinh đạo tặc”… xã hội cũng sẽ rơi vào vòng tao loạn.

Pew: 70% người Việt Nam ủng hộ quân đội cầm quyền

Khánh An-VOA- 04/11/2017  
Hình minh họa: Tướng Võ Nguyên Giáp tiếp cựu Bộ Trưởng McNamara. Pew cho rằng con số 70% người ủng hộ quân đội cầm quyền tại Việt Nam có thể là do sự “hoài niệm quá khứ.”
 Hình minh họa: Tướng Võ Nguyên Giáp tiếp cựu Bộ Trưởng McNamara. Pew cho rằng con số 70% người ủng hộ quân đội cầm quyền tại Việt Nam có thể là do sự “hoài niệm quá khứ.”
Một khảo sát mới công bố tuần này của Trung tâm nghiên cứu quốc tế Pew cho biết có đến 70% người Việt Nam tham gia cuộc khảo sát “ủng hộ chế độ do quân đội lãnh đạo,” một kết quả mà Pew nói là “thiểu số nổi bật” trong số 38 quốc gia được khảo sát.
“7/10 người Việt Nam nói rằng quân đội cầm quyền là một cách cai trị tốt,” trung tâm Pew cho biết về kết quả khiến Việt Nam đứng đầu trong số ít các nước ủng hộ chế độ quân đội cầm quyền.
Trung tâm nghiên cứu quốc tế cho rằng con số 70% người ủng hộ quân đội cầm quyền tại Việt Nam có thể là do sự “hoài niệm quá khứ”, khi quân đội từng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong thời chiến tranh Việt Nam, dẫn đến việc cầm quyền của Đảng Cộng sản hiện tại.
Trong số những người ủng hộ quân đội cầm quyền, người trên 50 tuổi đông gấp đôi số người ở độ tuổi 18 – 29 (46% so với 23%).
Thực tế ‘không phải vậy’
Nhận định về kết quả khảo sát trên, một nhà quan sát chính trị-thời sự Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, cho rằng trên thực tế nghiên cứu của ông, số người dân Việt Nam ủng hộ ý tưởng quân đội cầm quyền là rất ít.
“Họ chỉ đa số là có thiện cảm với quân đội, chẳng qua là do truyền thống quân đội. Theo họ, thứ nhất là vì quân đội có hình ảnh tương đối gắn bó với nhân dân. ‘Quân với dân như cá với nước’, đó là truyền thống trước đây, trong quá khứ. Thứ hai, trong mắt họ, dù sao quân đội cũng sạch sẽ hơn công an, ít tham nhũng hơn công an”, TS. Phạm Chí Dũng nói.
Một cựu chiến binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông Phan Trí Đỉnh, cũng thừa nhận tình cảm “quân-dân” trước đây đã mất đi từ lâu.
Ông nói: Ở Việt Nam, quân đội có uy tín hơn công an. Dân yêu quân đội hơn công an. Đấy là một khía cạnh của đời sống xã hội. Nhưng đến thời điểm này, điều đó rơi rớt mất rồi, không còn hình ảnh như ngày trước nữa. Hiện nay quân đội mất uy tín rất lớn”.
Chính vì vậy, cựu quân nhân ở Hà Nội nói ông “không bằng lòng” và “không đồng ý” việc quân đội lên nắm quyền điều khiển đất nước, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi “lòng dân đang rất xao xuyến và bức xúc”.
Trong khi đó, bà Đặng Bích Phượng ở Hà Nội, người có bác ruột là một chỉ huy quân đội đã tử trận trước năm 1975, cũng phản đối ý tưởng quân đội cầm quyền vì theo bà, quân đội hiện tại “bạc nhược” và “chịu sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Bà Phượng giải thích:“Với hiện tình đất nước, thứ nhất, [quân đội] hoàn toàn không bảo vệ được chủ quyền đất nước”. Theo bà, sự yếu kém của quân đội thể hiện rõ ràng nhất trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Bà Phượng cho rằng quân đội Việt Nam không được huấn luyện kỹ năng tốt và trang bị kém, cũng không bao giờ thực hiệc các cuộc “biểu dương lực lượng” để cho thấy sức mạnh của mình và đồng thời răn đe các nước láng giềng.
“Thứ hai là tham nhũng trong quân đội quá lớn”, bà Phượng nói thêm về lý do khiến bà phản đối việc quân đội lên nắm quyền.
Mặc dù truyền thông chính thống gần đây mới phanh phui một số vụ bê bối liên quan đến việc quân đội làm kinh tế, nhưng theo bà Phượng, nhiều người dân đã biết về những việc này từ lâu. Chính vì vậy, bà đặt nghi vấn về kết quả điều tra nói rằng đa số người dân ủng hộ quân đội.
Tương tự, TS. Phạm Chí Dũng bày tỏ quan tâm về thành phần tham gia vào cuộc khảo sát của Pew, vì theo ông, mức độ am hiểu tình hình chính trị ở Việt Nam là một yếu tố rất quan trọng đưa đến kết quả khảo sát. TS. Phạm Chí Dũng nói hầu hết những người dân tại Việt Nam mà ông tiếp xúc đều “không biết và không quan tâm” đến việc quân đội nắm quyền lãnh đạo.
Không như Thái Lan hay Myanmar, theo TS. Dũng, ý tưởng quân đội cầm quyền khá xa lạ với người dân Việt Nam. Ý tưởng này chưa từng xuất hiện trên bất cứ diễn đàn hay cuộc thảo luận về chính trị nào, kể cả “lề phải” lẫn “lề trái.”
Đảng ‘đuối lắm rồi’
Khảo sát của Pew còn cho biết thêm rằng phần lớn (87%) người Việt Nam ủng hộ hình thức dân chủ đại diện, tức hình thức người dân bầu đại biểu đại diện cho họ ở Quốc hội và các đại biểu này thay mặt họ quyết định quốc sự. Hình thức này vẫn thường được giới hữu trách Việt Nam nói “cần phải phát huy”. Tuy nhiên, theo cựu chiến binh Phan Trí Đỉnh, Việt Nam không thực sự thực hiện “bầu cử dân chủ”.
Một số lượng khá lớn khác (73%) ở Việt Nam ủng hộ cho hình thức dân chủ trực tiếp, theo khảo sát của Pew. Hình thức này cho phép mọi công dân trực tiếp tham gia vào việc quyết định các chính sách của quốc gia thông qua bỏ phiều hoặc trưng cầu dân ý.
67% người Việt Nam ủng hộ một hệ thống cai trị mà trong đó các chuyên gia, chứ không phải các quan chức đắc cử, là người đưa ra các quyết sách mà theo họ là tốt nhất cho đất nước.
Pew cho biết trong số 5 hình thức quản trị được đưa ra trong cuộc khảo sát tại Việt Nam, chỉ có hình thức “cai trị bởi một lãnh đạo mạnh mẽ” mà không có sự can thiệp của tòa án hoặc nghị viện là có số lượng người phản đối nhiều hơn (47%) so với số người ủng hộ (42%).
Những người được VOA phỏng vấn cho rằng với tình trạng hiện nay, Việt Nam khó có thể xuất hiện một hình thức cầm quyền nào khác trong tương lai gần.
Cựu chiến binh Phan Trí Đỉnh phân tích: “Bởi vì là độc đảng thành ra không có một tập hợp nào có đủ khả năng tập hợp lực lượng lại để tổ chức một chính quyền. Đó là cái yếu của các thế lực chính trị tại Việt Nam hiện nay là không có một tổ chức, nhóm hay đảng phái nào ngoài Đảng Cộng sản. Thật ra Đảng Cộng sản bây giờ yếu kém, đuối lắm rồi. Nhưng nếu không có nó thì vô chính phủ là cái chắc. Mà vô chính phủ thì chết”.
Ngay cả hình thức cai trị bởi một lãnh đạo mạnh mẽ, theo ông Đỉnh, cũng không thể có được tại Việt Nam. Ông nói thêm: Ví dụ như Nga có Putin, một nhà lãnh đạo mạnh mẽ đã thay đổi cả trật tự xã hội. Ở Việt Nam thì tôi chưa thấy một nhân vật nào có thể làm được điều đó. Toàn bè phái thôi. Chưa có một nhân vật nào thoát ra được. Mà nếu có nhân vật nào có ý định làm người tiên phong thì đều bị các thế lực bảo thủ bóp chết”.
Pew là một trung tâm nghiên cứu phi đảng phái có trụ sở tại Mỹ. Pew chuyên nghiên cứu về các vấn đề, thái độ và xu hướng có tính định hình thế giới, thông qua các cuộc thăm dò ý kiến công chúng và phân tích, nghiên cứu về nhân khẩu học, xã hội học. Trung tâm này khẳng định không dựa trên bất cứ lập trường chính sách nào.
Khảo sát trên của Pew được thực hiện tại 38 quốc gia thuộc nhiều hệ thống chính trị khác nhau trên thế giới, trong đó có Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines, Hàn Quốc… và một số quốc gia châu Phi và Trung Đông.

Thủ tướng Canada sẽ nêu nhân quyền khi gặp 'tứ trụ' Việt Nam

Theo VOA-03/11/2017
Thủ tướng Canada sẽ gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam trong chuyến thăm chính thức từ 6/11 và dự APEC tại Đà Nẵng.
 Thủ tướng Canada sẽ gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam trong chuyến thăm chính thức từ 6/11 và dự APEC tại Đà Nẵng.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau thông báo trên trang web chính thức rằng ông sẽ thăm chính thức Việt Nam tại Hà Nội và tham dự hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng.
Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Trudeau tới Việt Nam bắt đầu từ ngày 6/11.
Tại Hà Nội, nguyên thủ của Canada sẽ gặp mặt Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Tôi mong chờ được gặp mặt các nhà lãnh đạo Việt Nam để phát triển các vấn đề quan trọng như quản trị và nhân quyền.”
Justin Trudeau, Thủ tướng Canada
Thủ tướng Trudeau nói trong thông cáo ra hôm 2/11 rằng “Mối quan hệ giữa Canada và Việt Nam được dựa trên những kết nối giữa 2 dân tộc và đã phát triển mạnh trong 40 năm qua. Tôi mong chờ được gặp mặt các nhà lãnh đạo Việt Nam để phát triển các vấn đề quan trọng như quản trị và nhân quyền.” Thủ tướng Canada cũng muốn tăng cường sự hợp tác thương mại và đầu tư với Việt Nam, cũng như tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho những người thuộc tầng lớp trung lưu ở cả 2 phía.
Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam được coi là "tệ hại" khi các tổ chức nhân quyền quốc tế thường xuyên lên tiếng kêu gọi chính phủ cầm quyền thả những tù nhân lương tâm và chính trị. Theo HRW, hơn 100 nhà hoạt động đang bị giam cầm ở Việt Nam vì "thực thi quyền cơ bản" và đấu tranh ôn hòa.
Trước đây, thủ tướng Canada đã từng gặp Chủ tịch Quang bên lề một cuộc họp thượng đỉnh APEC tháng 11/2016 ở Peru và Thủ tướng Phúc bên lề cuộc họp khối G7 ở Nhật Bản vào tháng/2016.
Sau các cuộc gặp với những lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, Thủ tướng Trudeau sẽ đi thành phố Hồ Chí Minh, nơi ông sẽ gặp gỡ các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam và tham dự một buổi thảo luận tại trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Thủ tướng Trudeau sẽ đến Đà Nẵng dự Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng.
Thủ tướng Trudeau sẽ đến Đà Nẵng dự Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng.
Đà Nẵng sẽ là điểm đến sau cùng của ông Trudeau trong chuyến thăm Việt Nam, theo thông cáo trên trang web của Thủ tướng Canada.
Tại cuộc gặp của các nhà lãnh đạo khối Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), thủ tướng Canada dự định sẽ quảng bá cho hình ảnh của Canada như một tối tác thương mại và đầu tư trong khu vực, cũng như sẽ làm sâu sắc thêm sự hợp tác kinh tế với các nền kinh tế thành viên APEC.
Thông cáo cho biết chuyến đi này là cơ hội cho Thủ tướng gặp gỡ với các đối tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và quảng bá cho chương trình nghị sự thương mại đang trên đà tạo ra hàng hóa, công việc cho tầng lớp trung lưu và nhiều cơ hội hơn nữa cho mọi người ở 2 bên bờ Thái Bình Dương.
Sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng diễn ra trong 2 ngày 10-11/11, Thủ tướng Trudeau sẽ tới Manila, Philippines, dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.

Việt Nam sắp có ‘bộ trưởng ngoại giao’ mới’?

 Theo VOA-03/11/2017 
Phạm Chí Dũng 
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tiếp ông Hoàng Bình Quân, đặc phái viên của TBT Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tiếp ông Hoàng Bình Quân, đặc phái viên của TBT Nguyễn Phú Trọng.
Đặc phái viên “cấp dưới”
Ông Hoàng Bình Quân - Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng CSVN Việt Nam - là một nhân vật chưa bao giờ có chút nổi bật trong con mắt của giới quan sát chính trị trong và ngoài nước, đã một lần nữa trở thành đặc phái viên chính thức của Tổng bí thư “chưa kiêm” Nguyễn Phú Trọng khi được ông Trọng cử đến Bắc Kinh để “chúc mừng thành công đại hội 19 đảng Cộng sản Trung Quốc” và “Việt Nam muốn tìm hiểu sâu hơn về tinh thần của Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc và tư tưởng Tập Cận Bình về vấn đề Chủ nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tại đây, vào ngày 30/10/2017 ông Hoàng Bình Quân đã được người có cả hai chức vụ chủ tịch nước kiêm tổng bí thư là Tập Cận Bình tiếp.
Trong lúc đó, ông Phạm Bình Minh - Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam - lại… ở nhà.
Vào đầu năm 2016, ông Hoàng Bình Quân cũng đã từng là đặc phái viên của Tổng bí thư Trọng đi gặp ông Tập Cận Bình. Khi đó, đã có một số dư luận thắc mắc là tại sao ông Trọng lại không cử ông Phạm Bình Minh đi Trung Quốc gặp Tập. Hay có phải ông Phạm Bình Minh không thích và không muốn đi?
Về “đẳng cấp” trong đảng, ông Phạm Bình Minh là ủy viên bộ chính trị, còn ông Hoàng Bình Quân chỉ là ủy viên trung ương đảng, tức một cách nào đó ông Quân là “cấp dưới” của ông Minh.
Nhưng vào tháng 9/2017 và trong quá trình “Việt Nam đang chuẩn bị tích cực cho chuyến đi của Tổng thống Trump đến Đà Nẵng dự Hội nghị thượng đỉnh APEC”, “cấp dưới” đã đi Washington, thay vì Phạm Bình Minh theo truyền thống bộ trưởng ngoại giao đi tiền trạm và theo tính chất quan trọng của chuyến đi này. Tại Mỹ, “cấp dưới” đã gặp “bạn bè cánh tả, đảng Cộng sản Mỹ” và một số trong chính giới Mỹ. Tuy nhiên, không có tin tức nào từ báo chí Mỹ hay từ Nhà Trắng về kết quả của chuyến đi của ông Hoàng Bình Quân tại Mỹ, cho dù ông Quân đã lặp lại một đề nghị mà các đời thủ tướng như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc đã lặp đi lặp lại không biết chán với Hoa Kỳ về “đề nghị Mỹ linh hoạt để Việt Nam sớm được công nhận quy chế thị trường”.
Sau đó ít ngày, một thông báo của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết phía Mỹ đã nêu vấn đề cải thiện nhân quyền và yêu cầu thả một số tù nhân lương tâm, trong đó có blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - người được Bộ Ngoại giao Mỹ vinh tặng danh hiệu “Phụ nữ can đảm quốc tế” vào đầu năm 2017… với ông Hoàng Bình Quân. Nhưng có vẻ ông Quân đã hoàn toàn phớt lờ lời yêu cầu này. Ngược lại, đã chẳng có xác nhận nào từ phía Mỹ về việc Mỹ sẽ khơi mào cho Hiệp định thương mại tự do Việt - Mỹ hay tháo khoán hàng rào bảo hộ thương mại đối với hàng hóa Việt nhập khẩu vào Mỹ, hoặc mở van cho vay tín dụng…

“Bộ trưởng dân số”

Liệu có một mối dây liên hệ sau chuyến đi Mỹ vào tháng Chín của ông Hoàng Bình Quân, đến đầu tháng 10/2017 đã xảy ra một hiện tượng lạ tại Hội nghị trung ương 6 của đảng CSVN: Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh được phân công báo cáo chuyên đề về dân số trước Ban chấp hành trung ương, thay vì báo cáo tình hình ngoại giao như thường lệ?
Càng không thấy Hội nghị trung ương 6 đả động chút nào đến “thành quả” vừa mới xảy ra vào thời gian đó là Nhà nước Cộng hòa liên bang Đức đã chính thức tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược đối với Việt Nam, xuất phát từ cáo buộc có cơ sở của Đức về “mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin vào tháng Bảy năm 2017”.
Vụ ông Phạm Bình Minh phải đọc chuyên đề dân số đã khiến dư luận lập tức nhớ lại câu chuyện bi thiết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp ba chục năm về trước. Khi đó, ông Giáp từ cương vị phó thủ tướng đã bị phân công phụ trách Ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình, để sau đó… biến mất trên chính trường.
Rất nhiều dư luận cũng đang đặt dấu hỏi liệu Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh có “biến mất” hay không trong thời gian tới?
Ngoài chuyên đề dân số chẳng ăn nhập gì với nghề nghiệp ngoại giao của ông Phạm Bình Minh, còn có một tác động đáng kể khác mà có thể ông Minh chưa chắc “trụ” được tại vị trí bộ trưởng trong thời gian tới. Đó là “nhất thể hóa các chức danh của đảng và nhà nước” - một chủ trương của Tổng bí thư Trọng đang được triển khai rầm rộ và rộng khắp trong hai bộ máy đảng và chính quyền ở Việt Nam.
Theo chủ trương trên, một số cơ quan đảng và chính phủ có thể hợp nhất, chẳng hạn Ban Tổ chức trung ương với Bộ Nội vụ, Ủy ban Kiểm tra trung ương với Thanh tra chính phủ, Ban Dân vận trung ương với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc…
Tuy chưa có tin tức chính thức nào về vai trò của Ban đối ngoại trung ương, nhưng cũng đã có ý kiến nêu ra cần hợp nhất, hoặc sáp nhập bộ máy giữa cơ quan này với Bộ Ngoại giao.
Nếu xảy ra kịch bản hợp nhất hoặc sáp nhập trên, số phận của ông Phạm Bình Minh sẽ ra sao?

“Luân chuyển cán bộ”

Sau Hội nghị trung ương 6, vẫn chưa có ủy viên bộ chính trị mới để thay thế cho người trước đó đã bị loại ra là ông Đinh La Thăng. Vậy có cơ hội nào cho ông Hoàng Bình Quân vào Bộ Chính trị?
Nếu “đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng” có cơ hội đó, có thể xem như số phận Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh đương nhiên bị an bài. Ông Minh sẽ có thể không còn được phụ trách ngành ngoại giao mà sẽ bị “luân chuyển cán bộ” đến một vị trí tương đương nhưng không có nhiều thực quyền, cho dù ông vẫn được cho ở lại Bộ Chính trị.
“Luân chuyển cán bộ” được xem là một vũ khí sắc bén của Tổng bí thư Trọng mà đã dẫn đến thắng lợi âm thầm nhưng mang hiệu ứng “knock-out” đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngay trước đại hội 12.
Tại Hội nghị trung ương 6 vào tháng 10//2017, Tổng bí thư Trọng cũng đã ký một quyết định thực thi “luân chuyển cán bộ” mà sẽ nhắm vào toàn thể giới lãnh đạo từ đầu não tỉnh thành lên cấp trung ương và Bộ Chính trị. Hiểu một cách đơn giản, những ai không phù hợp, không “ngoan” hay không chịu “nhất thể hóa” sẽ bị luân chuyển.
Trong lịch sử tồn tại của mình, ông Phạm Bình Minh được xem là một thuộc cấp thuộc loại “ngoan hiền dễ bảo”, tương đối sạch sẽ và có ngoại ngữ. Tuy nhiên, từ sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc ở Biển Đông vào năm 2014, sở trường của ông Minh có vẻ nghiêng về ngoại ngữ chính là tiếng Anh chứ không phải tiếng Trung. Còn sau vụ khủng hoảng ngại giao với Đức từ tháng 7/2017, dường như Bộ Ngoại giao của ông Phạm Bình Minh đã tìm cách tránh né đến mức tối đa trách nhiệm liên quan theo quan niệm “ai làm người đó chịu”. Do vậy, có thể ông Minh bị ông Nguyễn Phú Trọng cho là không “quyết liệt bảo vệ đảng” trước những hậu quả ghê gớm về chính trị và kinh tế từ sau vụ khủng hoảng này.
Trong thời gian trước Hội nghị thượng đỉnh APEC, người ta cũng không nhận ra vai trò nổi bật của ông Phạm Bình Minh.
Trong một tình huống an ủi hơn nếu hợp nhất Ban đối ngoại trung ương với Bộ Ngoại giao, ông Phạm Bình Minh có thể vẫn được cho giữ chức bộ trưởng, nhưng ông Hoàng Bình Quân sẽ đóng vai trò “chính ủy”, tức người của đảng thực hiện nhiệm vụ “giám sát thời chiến” đối với quan điểm đối ngoại, hoạt động và cả hành vi xã hội của bộ trưởng ngoại giao.

‘Thủy chung’ đến thế là… cùng Theo

VOA-03/11/2017 
Trân Văn
Có bằng chứng là ông Đinh La Thăng từng yêu cầu các thành viên PVN gửi tiền vào OceanBank năm 2010.
 Có bằng chứng là ông Đinh La Thăng từng yêu cầu các thành viên PVN gửi tiền vào OceanBank năm 2010.
Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Công Thương vừa báo cáo với Quốc hội Việt Nam rằng tất cả các cá nhân trong Hội đồng Thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) giai đoạn từ 2006 đến 2015, Hội đồng Quản trị của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex) giai đoạn từ 2008 đến 2014 đều đã bị kỷ luật (hoặc… phê bình nghiêm khắc, hoặc… kiểm điểm rút kinh nghiệm). Cũng theo ông Anh thì bộ này đang “khẩn trương xem xét thi hành kỷ luật về mặt hành chính đối với các tập thể và cá nhân của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem)”.
Nói cách khác, về cơ bản, Bộ Công Thương sắp hoàn tất việc “xem xét, xử lý” những tập thể và cá nhân đã được xác định là liên đới về trách nhiệm đối với 12 “đại dự án” trị giá 63.610 tỉ (trong đó 14.350 tỉ là vốn do ngân sách cấp, 47.000 tỉ là tiền vay của cả ngoại quốc lẫn hệ thống ngân hàng Việt Nam), song hiện nay, vốn do ngân sách cấp chỉ còn khoảng 27% (3.956 tỉ). Bộ Công Thương không cho biết khoản nợ mà 12 “đại dự án” tạo ra hiện còn bao nhiêu ngàn tỉ chưa thanh toán mà chỉ xác định đến giờ, lỗ lũy kế của 12 “đại dự án” là 16.126 tỉ!
Vào lúc này, một nửa trong 12 “đại dự án” đang vận hành (Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, Đạm DAP 1 Lào Cai, Đạm DAP 2 Hải Phòng, Đóng tàu Dung Quất, Thép Việt Trung) tiếp tục khiến mức độ thua lỗ gia tăng, 25% (Nhiên liệu sinh học Bình Phước, Nhiên liệu sinh học Dung Quất, Xơ sợi Đình Vũ) đã ngưng hoạt động để… kiềm chế mức độ thua lỗ, 25% còn lại (Nhiên liệu sinh học Phú Thọ, Bột giấy Phương Nam, Gang thép Thái Nguyên – giai đoạn 2) bỏ dở không đầu tư thêm vì… thiếu vốn! Dẫu hậu quả của 12 “đại dự án” đối với nền kinh tế Việt Nam được xác định là “rất nghiêm trọng” nhưng việc Bộ Công Thương “xem xét, xử lý” những cá nhân có trách nhiệm liên đới rõ ràng là “rất có tình”!

***

Tháng 11 năm ngoái, Bộ trưởng Công Thương từng làm công chúng Việt Nam choáng váng khi chính thức thừa nhận, bộ này có năm “đại dự án” biến 30.000 tỉ đồng thành… rác.
“Đại dự án” thứ nhất là Đạm Ninh Bình (Ninh Bình) do Vinachem làm chủ đầu tư, sau khi ngốn hết 12.000 tỉ đồng, từ 2013 đến nay, mỗi năm Đạm Ninh Bình lỗ thêm khoảng 2.000 tỉ đồng.
“Đại dự án” thứ hai là Xơ sợi Đình Vũ (Hải Phòng) do PVN làm chủ đầu tư. Sau khi ngốn hết 7.000 tỷ đồng. Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ đã ngưng hoạt động vì nếu ráng vận hành sẽ gây thiệt hại trầm trọng hơn.
“Đại dự án” thứ ba là Nhiên liệu sinh học Dung Quất (Quảng Ngãi) cũng do PVN làm chủ đầu tư. Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất cũng đã ngưng hoạt động sau khi ngốn hết 2.200 tỉ đồng để kiềm chế thua lỗ.
“Đại dự án” thứ tư là công trình mở rộng Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 (Thái Nguyên) do Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) làm chủ đầu tư. Công trình này ngốn hết 8.000 tỉ đồng rồi bỏ dở suốt mười năm qua. Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) – nhà thầu chính vẫn đang đòi TISCO thanh toán 1.200 tỉ đồng do vi phạm hợp đồng.
“Đại dự án” thứ năm là Bột giấy Phương Nam (Long An) do Công ty Phát triển công nghiệp và vận tải làm chủ đầu tư. Sau khi ngốn hết 3.000 tỉ đồng, công trình này bị bỏ hoang suốt mười năm qua vì không thể vận hành.
Vào thời điểm đó, ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Công Thương, lưu ý thêm rằng, “còn một số ‘đại dự án’ khác tiềm ẩn nguy cơ không hiệu quả, mất vốn đầu tư từ nguồn lực của nhà nước cũng như của xã hội” nhưng công chúng không bận tâm vì năm “đại dự án” vừa kể đã đủ làm họ choáng.
Đến tháng 5 năm nay, Bộ Công Thương công bố thêm bảy “đại dự án” nữa cũng thuộc lọai không hiệu quả, vừa làm mất vốn, vừa khiến nợ nần gia tăng. Lần này, Bộ Công Thương không đi vào chi tiết mà chỉ gộp bảy “đại dự án” ấy vào năm “đại dự án” thuộc loại “trời ơi” đã đề cập trước đó.
Có một điểm đáng chú ý là dù đã ngốn của quốc gia khoảng 63.610 tỉ, không những không sinh lợi mà còn tạo ra khoản nợ khoảng 47.000 tỉ nhưng 12 chưa phải con số cuối cùng về các “đại dự án”. Hôm 24 tháng 10, khi thảo luận với Tổ Đại biểu Quốc hội của tỉnh Nghệ An về tình hình kinh tế, xã hội và ngân sách năm nay, ông Hồ Đức Phớc, Tổng Kiểm toán Nhà nước, bật mí, con số “đại dự án” mất vốn, thua lỗ hiện “đã hơn 40”. Tuy nhiên ông Phớc không cho biết thêm, tổng số tiền đã bị biến thành rác và tổng số nợ mà “hơn 40 đại dự án” này để lại là bao nhiêu!

***

Nếu không có “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” thì sẽ không xảy ra tình trạng bơm toàn bộ nguồn lực quốc gia cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tất nhiên sẽ không có các “đại dự án”, hệ thống doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam không bị đối xử như con hoang, không suy kiệt, không phá sản hàng loạt, kinh tế Việt Nam không bi đát như hiện nay.
Có thể vì vậy việc xử lý các cá nhân trong Hội đồng Thành viên của PVN giai đoạn từ 2016 đến 2015, Hội đồng Quản trị của Vinatex giai đoạn từ 2008 đến 2014 và sắp tới là Hội đồng Thành viên của Vinachem đã cũng như sẽ rất… khẽ! Làm sao có thể xử lý những cá nhân này “tới nơi, tới chốn” khi các “đại dự án” là con đẻ từ chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN nhiều khóa, được chính các Tổng Bí thư xiển dương?
Đáng ngạc nhiên là thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam chưa đủ để giới lãnh đạo Đảng CSVN hồi tỉnh.
Ngày 28 tháng 10, Tạp chí Cộng sản đăng bài “Thời kỳ phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của ông Nguyễn Linh Khiếu, một Phó Giáo sư có học vị Tiến sĩ về Triết học Mác Lênin. Tuy vẫn khăng khăng khẳng định Đảng CSVN cần duy trì độc quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam, không phân chia quyền lực cho bất cứ lực lượng chính trị nào khác nhưng trong “Thời kỳ phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, ông Khiếu nhìn nhận: Hệ thống lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Xô viết trước đây đã lỗi thời, không phù hợp với những thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại. Cho dù nhiều quốc gia còn bất ổn, đời sống còn rất khó khăn nhưng đa số dân chúng ở các quốc gia từng hăm hở đi theo chủ nghĩa xã hội không muốn quay trở lại với mô hình đó nữa. Ông Khiếu nói thêm, “chủ nghĩa xã hội như đã tồn tại trở thành nỗi ám ảnh trong đời sống nhân loại”.
Dẫu Đảng CSVN tuyên bố sẽ xây dựng “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam nhưng ông Khiếu cho rằng cái gọi là “định hướng xã hội chủ nghĩa” vẫn chưa định hình vì còn “đang trong thời kỳ phát triển”. Do Việt Nam vẫn còn trong “thời kỳ phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa” nên ông Khiếu khuyến cáo, các chủ trương phải phát xuất từ tình hình cụ thể và hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nếu không, “các chỉ thị, nghị quyết không phù hợp với thực tiễn sẽ không đạt được hiệu quả” và “xa lạ đối với tâm tư nguyện vọng của nhân dân” nên “người dân sẽ không tích cực tham gia vào các chương trình, kế hoạch phát triển đất nước”.
Cho dù còn nhiều điểm cần thảo luận thêm nhưng so với những bài viết khác trên Tạp chí Cộng sản, “Thời kỳ phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của ông Khiếu vẫn đáng chú ý vừa vì lai lịch của người viết, vừa vì nơi công bố nó. Nhiều người tán thành nhận định của ông Trần Hữu Dũng (nhân vật thực hiện trang viet-studies), đó là một “bài viết… có suy nghĩ”, “không nhai đi, nhai lại giáo điều”.
Phải chăng “cơ quan lý luận và chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN” bắt đầu nghĩ khác, bắt đầu “nhận thức lại? Câu trả lời là… còn khuya! Chỉ hai ngày sau, hôm 30 tháng 10, Tạp chí Cộng sản tự ý đục bỏ “Thời kỳ phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”.
Di họa của “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” sẽ không chỉ là hậu quả nghiêm trọng của các “đại dự án”!

Đảo chính 1/11/1963 - hành động ngu dốt của những kẻ cầm đầu

Trúc Giang (Danlambao) - Ngày này cách đây 54 năm (2/11/1963), những tiếng súng của quân đảo chính mà cầm đầu là tên tướng phản loạn Dương Văn Minh dưới sự bảo kê của chính quyền Kennedy đã hèn nhác giết chết hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu mặc dù trước đó đại sứ Mỹ ở Sài Gòn đã có ý định để cho 2 anh em Ông lưu vong ở hải ngoại. Hành động hết sức ngu dốt của cố tổng thống Kennedy lúc đó là bật đèn xanh cho các tướng tá “xôi thịt, ghen ăn tức ở” của chính quyền Sài Gòn bất chấp những lời khuyên không nên đảo chính của các trợ lý đã khai tử luôn nền Đệ Nhất Cộng hòa mà cố tổng thống Ngô Đình Diệm đã dành cả cuộc đời của Ông để gây dựng. Hãy nghe Mike Mansfield - lãnh đạo phe đa số ở Thượng viện Hoa Kỳ sau khi tới thực địa ở Việt Nam theo yêu cầu của tổng thống Kennedy đã gợi ý với ông Kennedy như sau: "Đó là đất nước của họ, tương lai của họ chứ không phải của chúng ta." và "Bỏ qua thực tế này sẽ không chỉ gây thiệt hại to lớn về người và của đối với Hoa Kỳ mà nó còn có thể kéo chúng ta vào một tình thế không hay ho gì như người Pháp từng vướng phải."(1)

Nhưng Kennedy tỏ ra cau có và bỏ qua lời khuyên răn hết sức chí tình và sâu sắc của Mike Mansfield. Đây là sai lầm chiến lược và cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc Mỹ ồ ạt xua quân vào miền Nam và sa lầy ở đây khiến hơn 58.000 binh sĩ phải hy sinh tính mạng một cách oan uổng cho những đấu đá nội bộ của chính quyền Sài Gòn và những chiến lược đối ngoại sai lầm không thể sửa chữa của chính quyền Kennedy. Kết cục bi thảm nhất của việc đảo chính Ngô Đình Diệm và Mỹ bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hòa và rút chạy như một bày vịt nhục nhã vào sáng 30/4/1975.

Tinh thần yêu nước, thái độ chống cộng quyết liệt và tinh thần độc lập tự chủ toàn vẹn lãnh thổ không muốn Mỹ đem quân vào miền Nam của cố tổng thống Ngô Đình Diệm là nét son chói lọi cho con cháu đời sau học tập. Tiếc thay đây cũng là điểm đã bị cộng sản lợi dụng (dựng lên vụ hòa thượng Thích quảng Đức tự thiêu) kết hợp tầm nhìn thấp kém của tổng thống Kennedy đã giết chết đi một trong những nhà lãnh đạo tài năng nhất Châu Á lúc bấy giờ. Có thể nói rằng gia đình Ông là nạn nhân của cộng sản, của truyền thông và của tầm nhìn phiến diện của giới cầm quyền Mỹ. Họ nói đây là chế độ gia đình trị vì Ông có em là cố vấn Ngô Đình Nhu làm ở phủ Tổng thống. Muốn chỉ trích điều này có bao giờ chúng ta thấy tại thời điểm đó tổng thống Kennedy cũng có người em trai là Robert F. Kennedy là Bộ trưởng tư pháp ở Mỹ (người cũng bị ám sát chết năm 1968). Như vậy chính quyền Kennedy có gia đình trị không? Lúc đó cộng sản lợi dụng vụ Phật giáo vu cáo cho gia đình họ Ngô đủ mọi chuyện, đặc biệt là vu báo bà Trần Lệ Xuân- phu nhân của Ông Nhu, người may mắn thoát chết khi đi công du Mỹ trong thời gian đảo chính. Về nhân cách thờ chồng, tiết nghĩa của Bà hãy xem link này: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41832771

54 năm qua biết bao biến cố đau thương đã xảy ra ở đất nước Việt Nam này. Những kẻ thủ ác trực tiếp hay gián tiếp như thiếu tá Nhung (kẻ theo lệnh tướng Minh hèn hạ giết chết 2 anh em họ Ngô), Ông Kennedy lần lượt phải trả giá cho cái quả báo bằng cả sinh mạng của họ (Kennedy bị ám sát chết ngày 22/11/1963 tại Dallas- Mỹ). Những tên còn lại là Dương Văn Minh và các tướng tá xôi thịt khác có liên quan đến cuộc binh biến 1/11/1963 chắc chắn phải ân hận, dằn vặt suốt đời vì hành động dại dột này góp phần sụp đổ VNCH và phải lưu vong ở xứ người.

(SG, 2/11/2017- T.G)

Nguyễn Phú Trọng và ĐCSVN khẳng định là chư hầu của Trung Quốc

Nguyên Thạch (Danlambao) - Hãy nghe bà Nguyễn Nguyên Bình Phó viện trưởng các vấn đề phát triển Việt Nam đã nhận định hành động của Nguyễn Phú Trọng qua việc Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19 rằng: “Ông Tập Cận Bình vừa rồi có đọc bài diễn văn nói quá rõ tham vọng xây dựng lại trật tự thế giới mới trong đó có vấn đề ông quyết tâm lấy Biển Đông của Việt Nam”. Bà Bình còn tiếp: “Tập Cận Bình nói rõ những mưu đồ, mà mình lại sang (triều kiến) thì theo tôi cũng như một số các dư luận có quan tâm thì người ta thấy đấy là một sự tiếp tục tỏ thái độ như là chư hầu.”

*


Ông Hoàng Bình Quân đặc sứ của Việt Nam, trưởng Ban đối ngoại của ĐCSVN và là đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh để chúc mừng thành công của Đại hội thứ 19 của ĐCSTQ, bên cạnh việc chúc mừng, ĐCSVN còn mong muốn có sự hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, trong khi đó trong diễn văn phát biểu khai mạc Đại hội đảng 19, ông Tập nhấn mạnh lại công tác này là tiến triển vững chắc. Nghĩa là ông Tập gởi thông điệp muốnthể hiện quyết chí chiếm trọn Biển Đông mà trong đó phần lớn diện tích biển và đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Sự biểu hiện trắng trợn của TBT (Thằng Ba Trợn) Nguyễn Phú Trọng trước những chuỗi Hiệp định song phương, Hiệp thương về đất liền và vịnh biển, đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt bất bình đẳng mà thiệt thòi lớn luôn nghiêng về phía Việt Nam. Hơn thế nữa Trung cộng đã ngang nhiên cướp chiếm 7 đảo của VN, đã và đang xây dựng các căn cứ quân sự kiên cố, sân bay hiện đại, các kho chứa nhiên liệu cũng như kể cả các hầm chứa hỏa tiễn mạnh, đồng thời nêu rõ quyết tâm chiếm cho bằng được Biển Đông như chính bản thân người có quyền lực cao nhất Trung cộng cũng đã nói rõ: “Hoạt động cải tạo, bồi lắp lên những đảo nhân tạo tại Biển Đông của Trung Quốc tiêu biểu cho sự quyết đoán ngày càng tăng của Bắc Kinh tại Biển Đông dưới nhiệm kỳ đầu của chủ tịch Tập Cận Bình. Trong diễn văn phát biểu khai mạc Đại hội đảng 19, ông Tập nhấn mạnh lại công tác này là tiến triển vững chắc.” (1) Đây là sự lộ liễu chạy theo giặc, nối giáo cho giặc mà Nguyễn Phú Trọng đã không xem ai ra gì.

Nguyễn Phú Trọng không trọng dân thì đã đành vì đó là bản chất của những tên độc tài và cộng sản nhưng hắn còn không xem ĐCSVN là cái thể thống chi cả. Trong trường hợp này, tập thể đảng viên ĐCS bất luận là chức vị lớn hay nhỏ đều phải có phản ứng:

1- Hãy luận tội Nguyễn Phú Trọng tên phản quốc, bán đứng đất nước biển đảo hùa theo giặc nhằm thôn tính Việt Nam. Đưa y ra đại hội đảng và định tội cũng như xử lý theo pháp luật dành cho những tên bán nước phản bội lại dân tộc.

2- Cúi mặt lặng im và coi như đồng lõa với tên phản quốc, nghĩa là toàn bộ ĐCSVN cũng thỏa thuận việc bán nước cho Trung cộng.

Trước khi là một đảng viên ĐCS thì các đảng viên này là người Việt Nam. Nếu là một người yêu nước, có trách nhiệm và bổn phận của những công dân thì các vị sẽ tự quan tâm đặt câu hỏi và phải có câu trả lời thỏa đáng.

Hãy nghe bà Nguyễn Nguyên Bình Phó viện trưởng các vấn đề phát triển Việt Nam đã nhận định hành động của Nguyễn Phú Trọng qua việc Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19 rằng: “Ông Tập Cận Bình vừa rồi có đọc bài diễn văn nói quá rõ tham vọng xây dựng lại trật tự thế giới mới trong đó có vấn đề ông quyết tâm lấy Biển Đông của Việt Nam”. Bà Bình còn tiếp: “Tập Cận Bình nói rõ những mưu đồ, mà mình lại sang (triều kiến) thì theo tôi cũng như một số các dư luận có quan tâm thì người ta thấy đấy là một sự tiếp tục tỏ thái độ như là chư hầu.”

Giờ đây không còn nghi ngờ gì nữa, toàn thể người dân đã quá rõ bộ mặt của Đ M, (Đỗ Mười) Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Phú Trọng… là những tên phản quốc sẵn sàng bán đứng đồng bào, đưa cả nước vào vòng nô lệ mà không cần phải giấu diếm.

90 triệu con tim chung nhịp bước

Tiến về Thăng Long, ta tiến về Hà Nội
Quét sạch bọn tham ô, bọn phản bội quê hương
Tiến về Thủ đô, ta chiếm các nẻo đường
Hài tội quân bán nước một phường giặc nội.

Hơn 70 năm qua, đất nước ngập chìm trong bóng tối
90 triệu dân Việt nam bị đẩy vào ngõ tối lầm than
Hận vút trời cao khắp lối ngập tràn
Quê hương, dân tộc vô vàn thống khổ

Tiến về Sài Gòn ta tiến về các thành phố
Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Tây Đô ta thách đố bạo quyền
Đồ tể cường hào theo ác đảng cuồng điên
Quân bán nước phản Tổ Tiên nòi giống.

Triệu triệu người xuống đường hô to SÁT CỘNG
Giáo mác gươm đao gậy nhọn tầm vông
Hỏi tội bạo quyền có lùi bước hay không?
Bởi hôm nay 90 triệu người đã đồng lòng đứng dậy

Đất tổ quê cha, toàn dân phải giữ lấy.



______________________________________

Ghi chú: