Wednesday, November 8, 2023

Bi hài ở trại Giam

 


Khoảng thời gian ở tù đã trải qua, có lẽ khủng hoảng nhất là khoảng thời gian bị giam cách ly để điều tra. Vì nhiều yếu tố chi phối, thứ nhất, bản thân đang ở bên ngoài, đột ngột bị tống vào buồng giam cách ly, mọi thứ ở hai thái cực, từ thiên đường rơi xuống địa ngục. Thứ hai, thời gian bị hỏi cung mỗi ngày từ sáng tới tối, khi trở về phòng giam là cơ thể rã rời như không còn chút năng lượng. Cả ngày phải liên tục làm việc với trạng thái cân não, phải tỉnh táo trong toàn thời gian để không bị ép cung hay mớm cung, suốt mấy tháng ròng như vậy.

Buồng giam cách ly điều tra ở trại tạm giam B5, diện tích sử dụng khoảng 8 mét vuông, nền xi măng đen, một bệ dành cho chỗ nằm hai người, phía sau là một khoảng dành cho tắm giặt và bệ xí. Người nào nằm kế bệ xí, nếu người ở chung không có ý thức, đi vệ sinh dội mạnh là nước văng cả vào chỗ nằm. Tắm giặt, đi vệ sinh hoàn toàn lộ thiên. Đồ dùng cá nhân, và đồ ăn để 1 góc đối diện chỗ nằm, ngay đường đi rộng vài tấc. Phòng chỉ có ánh sáng mờ, đèn được lắp trong một hộp vuông kính mờ, ở góc phía trên cao của trần buồng giam. Ánh sáng chỉ đủ nhìn những vật dụng kích thước lớn, hai người ở chung không nhìn rõ mặt nhau.

Thèm chữ

Bỏ qua việc ăn uống khắc nghiệt như tôi đã nói trong bài viết trước, sẽ có những bi hài khác mà người ở ngoài chắc không tưởng tượng được. Thời gian tôi ở khu điều tra, phòng hai người, thời điểm đó, tất cả phạm nhân nữ chỉ có 4 người, chia ra hai phòng, chỉ có tôi án chính trị, còn hai em án ma túy và một người án giết người. Tôi ở với một em án ma túy, còn trẻ. Tôi hầu như ngoài giờ bị đi cung khi trở về phòng chỉ ngồi hoặc nằm nghe em ấy kể về chuyện em ấy, rồi tôi cũng kể em nghe tại sao tôi bị bắt, tôi giảng giải cho em hiểu cơ bản về chính trị xã hội, em thích nghe, vốn thông minh sẵn, em hiểu và thương tôi, chị em chia sẻ như vậy.

(Hầu như những tù nhân án xã hội tôi gặp và tiếp xúc qua, họ điều quý mến vì biết rằng tôi đi tù không phải phạm tội như họ, họ hỏi tôi về những vấn đề xã hội mà họ chưa hiểu, họ thích nghe và nắm bắt cũng nhanh, họ sống có nghĩa khí, chỉ có vài trường hợp không được tốt, mà mấy người này, ai họ cũng gây chuyện chứ không riêng gì tôi, vậy nên, đối với tôi, cho dù là tù nhân phạm tội, họ vẫn là con người, vẫn phải tôn trọng họ. Sống trong một xã hội không nề nếp, việc họ phạm tội phải được nhìn rộng hơn, vì sao họ phạm tội? Đương nhiên, những trường hợp phạm tội một cách dã man thì tôi sẽ lên án và không bao biện cho họ).

Qua chừng một, hai tháng thì cũng hết chuyện để nói. Lúc đó, chúng tôi, nhất là tôi, thèm một cuốn sách để đọc. Trại giam không cho bất cứ một vật dụng gì có giấy trống hoặc có chữ vào buồng giam. Vỏ hộp bánh kẹo gửi vào họ bỏ hộp ra, chỉ đưa ruột vào. Suốt mấy tháng trời, thèm một cuốn sách, chưa bao giờ cảm giác thèm đọc nó ngốn nghiến mình đến vậy. Có bữa, em ở chung bị đau mắt, xin được chai thuốc nhỏ mắt vào, em nói quản giáo cho luôn tờ hướng dẫn sử dụng, vậy mà thấy nó quý quá chừng, tôi cất để dành, không dám bỏ! Hai chị em nói vui, nếu cứ kéo dài thế này, sau này ra tù chắc mình bị mù chữ vì quên luôn con chữ rồi. Thật sự ở trong phòng tối có mấy mét vuông, ngoài giờ ăn ngủ, chỉ ngồi nói chuyện qua ngày, thời gian trôi qua vô vị không sao diễn tả nổi, bình thường tôi cũng không phải siêng năng đọc sách, nhưng trong hoàn cảnh đó, sách là ước ao, còn quý hơn vàng. Mà nghĩ lại, nếu có sách cũng không đọc được, dù là ban ngày, thì ánh sáng cũng không rọi được vào buồng giam, lúc nào ánh sáng cũng lờ mờ, không thể nhìn chữ. Ở trong không gian như vậy vài tháng thôi, đã thấy mình như ở trong hang, mọi sinh hoạt cơ bản nhất của con người không còn được cảm nhận.

La hét và hát

Phòng giam tối, ẩm thấp, nóng bức và ngột ngạt, thật sự phải chịu đựng lắm mới không phát điên. Dãy tù nam, kế bên dãy nữ không bao giờ thấy nhau, nhưng âm thanh lớn thì nghe rõ. Tôi từng nghe thấy nhiều người nam bị nhốt chịu không nổi, họ la hét, đập cửa đòi thả ra. Có lúc họ gào vài tiếng thì quản giáo lờ đi rồi thôi, nhưng khi họ đập cửa nhiều quá thì quản giáo xuống, thế là vừa tiếng la hét của tù nhân, vừa tiếng quát và đánh đập của quản giáo, tạo nên một âm thanh hỗn độn và dễ làm cho con người phát hoảng và đau lòng. Biết họ bị đánh nhưng lực bất tòng tâm. Ở trong môi trường như vậy, phát điên là bình thường, có vài người chịu không nổi, đã tự tử, thời tôi ở thì không có ai tự tử, nhưng tôi nghe kể lại như vậy.

Những lúc buồn quá, tù nam thường hát, một hai người hát thì người phòng khác hưởng ứng thế là gây ra âm thanh lớn. Có bữa quản giáo xuống, nghe giọng nói biết đã say rồi, anh ta lè nhè, tụi bây im chưa, có tin là tao bỏ tù hết cả đám không? Tụi tôi chỉ biết cười, không nói được gì, chẳng phải đang ở tù sao mà còn hăm bỏ tù!

Khóc

Nói, cười rồi khóc. Đó là em chung phòng với tôi, tôi nghe em tâm sự rồi thỉnh thoảng em khóc, thường những người trẻ mang án buôn bán ma túy, họ trải đời và có bản lĩnh lăn lộn, nên đa số cũng là dạng cứng cỏi so với bình thường. Thế nhưng vào tù rồi cũng phải rớt nước mắt. Tôi không nói sâu xa về việc phạm tội của họ, vì nói sâu vào vấn đề thì phải nói quá nhiều vấn đề xã hội, nhiều yếu tố góp phần đẩy họ vào con đường phạm tội. Gia đình, xã hội, sự giáo dục, đời sống kinh tế, … chung quy lại cũng là chánh trị. Vậy nên, nhìn những người trẻ phạm tội như vậy, tôi thương nhiều hơn là trách, vì như vừa nói, bản thân họ cũng không biết được họ phạm tội do nhiều yếu tố tác động như vậy, họ chỉ đơn giản là kiếm tiền, muốn thỏa sức nếm trải cuộc đời, mà không ý thức được tù tội. Ở đây chưa nói đến tội phạm ma túy đường dây tổ chức thế nào, những người trẻ này chỉ là những chấm nhỏ trong những đường dây đó, ai điều hành phía sau, họ đa số chỉ là nạn nhân cho một thị trường ranh ma và đầy cạm bẫy.

Còn tôi, thật sự là tôi chưa bao giờ khóc trong những năm tù tội này. Tôi bình thản đến mức chính tôi còn ngạc nhiên, còn bực mình về bản thân mình, vì đơn giản, có những áp lực đè nặng, chỉ cần khóc được là sẽ vơi bớt, nhưng mà tôi không khóc được. Những lúc nhớ con, nhớ gia đình, cũng chỉ rưng rưng, không ra được giọt nước mắt nào. Điều tra của tôi nói rằng, tính cách tôi giống… mẹ của anh ta (!!!), anh ta nói, mẹ anh ta là một người phụ nữ chịu đựng rất giỏi. Còn tôi, không phải chịu đựng mà là bình thản, lạnh lùng.

Mà thật sự, sao lại phải khóc, bản thân đi tù không phải là bất ngờ, đi tù cũng vì vận mạng chung cho một cộng đồng, lý tưởng hoàn toàn đúng đắn. Có chăng là khóc vì thương nhớ gia đình, nhưng lại cũng không khóc được vì bản tính bẩm sinh đã mấy chục năm không biết khóc, có lúc nào đó hiếm hoi tôi khóc, chỉ một chút rồi thôi.

Đấy, sơ lược về tù là vậy. Chỉ là sơ lược thôi, từ từ tôi sẽ kể tiếp!

Nov 8, 2023
Huỳnh Thị Tố Nga

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02QWjpFCpXLhUDD8AdaQ9CQcQ4RG1bGp9bv1o

(*) Các anh công an đọc những bài viết của tôi nếu thấy khó chịu thì hãy suy nghĩ lại, tại sao các anh lại thấy khó chịu. Tôi viết 100% thực tế bản thân tôi đã trải qua, không thêm bớt. Vậy nên, thay vì các anh muốn che giấu nó, thì hãy thay đổi nó.

Cán bộ lạm quyền - tham nhũng - dân te tua

 


Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua.

Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực:

1.- Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.

2.- Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Song song với hai nhóm tội phạm này là “Tình trạng một bộ phận cán bộ né tránh, đùn đẩy công việc, sợ sai, sợ trách nhiệm…”

Nguyên nhân của tệ nạn này được Đảng và Quốc hội giải thích là do luật lệ chồng chéo, không bảo vệ những người dám nghĩ và dám làm. Vì vậy đã có đề nghị làm Luật mới để ngưới thi hành công vụ không sợ bị cáo tội “xé rào” khi “thực thi chức trách, nhiệm vụ”, nhất là trong các dự án kinh tế.

Đại biểu Quốc hội, bà  Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) nói: “Ngoài khách quan đó là quy định của pháp luật có những điểm chưa cụ thể, chưa đồng bộ, chưa có quy định trách nhiệm rõ ràng và chưa có quy định của pháp luật về bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, thì còn có nguyên nhân chủ quan như: năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ còn hạn chế, không kịp thời cập nhật quy định của pháp luật có liên quan để tránh làm sai; người có thẩm quyền quyết định thiếu chuyên môn lại không dám tin cấp dưới; cấp dưới có trình độ còn hạn chế. Tinh thần làm việc thụ động, sợ trách nhiệm lại thụ động chờ ý kiến cấp trên.” (báo Thanh niên, ngày 03/06/2022)

Đây cũng là một trong những yếu tố giúp tham nhũng lộng hành ngay trong hàng ngũ những ngưới làm “công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán” (theo Quy định 131 của Bộ Chính trị về “kiểm soát quyền lực”)

Vậy những hành vi tham nhũng trong hoạt động “thanh tra, kiểm toán” mánh khóe ra sao?

Đó là:

  1. “Hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, mua chuộc người có trách nhiệm, chức vụ, quyền hạn hoặc người có liên quan nhằm giảm nhẹ, trốn tránh trách nhiệm cho đối tượng vi phạm.
  2. Cung cấp, tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ của đối tượng kiểm tra cho tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền, trách nhiệm, nhất là thông tin, tài liệu, hồ sơ đang trong quá trình kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng hoặc thanh tra, kiểm toán.
  3. Nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất, tham gia hoạt động vui chơi, giải trí của đối tượng kiểm tra hoặc người có liên quan đến đối tượng kiểm tra. 
  4. Lợi dụng các mối quan hệ thân quen hoặc sử dụng lợi thế, vị trí công tác, uy tín của mình, người khác để tác động, tranh thủ, gây sức ép với đối tượng kiểm tra hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm trục lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
  5. Lợi dụng việc nắm được thông tin nội bộ hoặc thông tin bất lợi của tổ chức, cá nhân để đặt điều kiện, gây sức ép đối với đối tượng kiểm tra, người có thẩm quyền, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán nhằm trục lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
  6. Để người có quan hệ gia đình lợi dụng ảnh hưởng chức vụ, quyền hạn của mình nhằm thao túng, can thiệp vào việc kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán.
  7. Đưa ý đồ cá nhân, đề ra tiêu chí, điều kiện, nhận xét, đánh giá mang tính áp đặt, không đúng bản chất, không đúng sự thật để có lợi hoặc gây bất lợi cho đối tượng kiểm tra.
  8. Xác nhận, nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị không đúng sự thật hoặc làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ, bản chất vụ việc, vi phạm của đối tượng kiểm tra.
  9. Thoả thuận, đặt điều kiện với đối tượng kiểm tra hoặc người có liên quan đến đối tượng; thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định để làm thay đổi, sai lệch kết quả, kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán.
  10. Không kiến nghị, đề xuất chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm; không kiến nghị hoặc chỉ đạo, xử lý thu hồi vật chất, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền đối với các vi phạm khi tiến hành kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán.
  11. Chỉ đạo hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, chưa được phép công bố hoặc không thực hiện đúng kết luận, kiến nghị về kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán. 
  12. Gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi không đúng quy định với đối tượng kiểm tra; sử dụng các tài liệu thẩm tra, xác minh không đúng mục đích. 
  13. Bao che, tiếp tay, trì hoãn hoặc không kết luận, không xử lý hoặc kết luận, xử lý không đúng nội dung, tính chất, mức độ vi phạm hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.
  14. Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán vượt thẩm quyền; không đúng quy trình nghiệp vụ, phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian theo quy định. Cản trở, can thiệp trái quy định vào việc kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán.
  15. Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, sách nhiễu, gây khó khăn, có thái độ áp đặt, thiếu tôn trọng, không đúng quy định của ngành, can thiệp trái quy định vào hoạt động của đối tượng kiểm tra. 
  16. Không xử lý hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định khi nhận được thông tin, đơn, thư phản ánh, tố cáo đối tượng kiểm tra. 
  17. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và gia đình để gợi ý, tác động, gây áp lực đối với người có thẩm quyền quyết định hoặc tham mưu về các kết luận kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán không đúng bản chất sự việc.
  18. Tác động đến người có thẩm quyền nhằm giúp cho đối tượng kiểm tra có được kết quả, quyền lợi không chính đáng ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân.
  19. Trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ đối tượng kiểm tra thực hiện các hành vi nhằm trốn tránh, giảm nhẹ trách nhiệm. 
  20. Không kịp thời thay đổi thành viên đoàn kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán khi có căn cứ xác định thành viên không vô tư, khách quan trong công tác; không kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của đoàn.
  21. Không kịp thời kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán đối với những tổ chức, cơ quan, đơn vị và cá nhân có dấu hiệu vi phạm, đơn, thư phản ánh, tố cáo đã được xác định là có cơ sở.
  22. Các hành vi tham nhũng, tiêu cực khác theo quy định của Đảng và pháp luật.”

Với bằng đó thứ mánh mung cấu kết để tham nhũng thì pháp luật nào để xử, sức dân nào chịu cho thấu và người dân nào không te tua?

Tham nhũng tố tụng xét xử

Nhưng “tội lỗi” của những kẻ có chức có quyên trong đảng CSVN không chỉ thu gọn trong “thanh tra, kiểm toán” mà đã lan rộng sang cả “hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”, theo Quy định số 132 của Bộ Chính trị,ngày 27-10-2023.

Những hành vi lươn lẹo, lạm dụng chức quynề để tham nhũng ngay trong ngành tư pháp bao gồm:

  1. “Lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, ban hành các văn bản trái chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan.
  2. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế làm việc, quy định, quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, nhiệm vụ, công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan.
  3. Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý để xảy ra hành vi vi phạm, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan.
  4. Bao che, dung túng, tiếp tay, xử lý không đúng quy định đối với hành vi vi phạm, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan.
  5. Can thiệp, cản trở, tác động trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan, hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán của cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng và các cơ quan chức năng, hoạt động giám sát của cơ quan và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội và Nhân dân đối với hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan.
  6. Chỉ đạo, ép buộc cấp dưới che giấu, không báo cáo, báo cáo sai sự thật, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định, quy trình nghiệp vụ dẫn đến sai lệch kết quả thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan.
  7. Cố ý không tiếp nhận, giải quyết hoặc tiếp nhận, giải quyết không đúng quy định của pháp luật đối với nguồn tin về tội phạm, việc khởi kiện giải quyết vụ án hành chính, vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự, việc phá sản, thi hành án.
  8. Che giấu, làm sai lệch, sót, lọt nguồn tin về tội phạm hoặc làm sai lệch hồ sơ, tài liệu, tiêu huỷ chứng cứ, vật chứng trái pháp luật.
  9. Ban hành quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can hoặc không ban hành quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can trái pháp luật; không truy tố người có tội hoặc truy tố người không có tội hoặc ban hành bản án, quyết định trái pháp luật.
  10. Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp tư pháp, thay đổi tội danh, hình phạt, miễn, giảm hình phạt, miễn, giảm trách nhiệm hình sự, dân sự, tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án, vụ việc, chuyển vụ án, nhập hoặc tách vụ án trái pháp luật.
  11. Nhục hình, bức cung, mớm cung hoặc chỉ đạo, tổ chức thông cung đối với người bị buộc tội; truy ép, gợi ý cho đương sự, người tham gia tố tụng khác cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày không khách quan, trung thực.
  12. Trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giám định, định giá tài sản không đúng quy định của pháp luật; cố ý né tránh, kéo dài thời gian cung cấp tài liệu theo yêu cầu giám định, định giá hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật; kết luận giám định, định giá tài sản không đúng sự thật hoặc từ chối kết luận giám định, định giá tài sản trái pháp luật.
  13. Lợi dụng quyền trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, quyền yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu hoặc quyền trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, quyền huỷ án điều tra lại, quyền kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, quyền yêu cầu giải thích bản án để kéo dài quá trình giải quyết vụ án, vụ việc, thi hành án vì vụ lợi.
  14. Đề nghị, quyết định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện, rút ngắn thời gian thử thách của người được hưởng án treo, xét và đề nghị đặc xá trái pháp luật.
  15. Cố ý thi hành án trái nội dung bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc không ra quyết định thi hành án, trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án trái pháp luật; quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp khẩn cấp tạm thời, cưỡng chế thi hành án, câu kết, thông đồng với đơn vị thẩm định giá, bán đấu giá tài sản để hạn chế người mua, dìm giá, hạ giá tài sản thi hành án trái pháp luật.
  16. Cố ý vi phạm các quy định về niêm phong, mở niêm phong, kê biên tài sản, phong toả tài khoản, về thu giữ, bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ, tài sản thi hành án.
  17. Cản trở trái pháp luật hoạt động của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; hoạt động tự bào chữa, nhờ người bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và các quyền khác của bị hại, người được thi hành án, đương sự, người bị buộc tội, người chấp hành án, người phải thi hành án theo quy định của pháp luật.
  18. Tư vấn, liên hệ, tiếp xúc, giải quyết không đúng quy định về chế độ thăm, gặp, liên lạc đối với người bị buộc tội, phạm nhân; gây phiền hà, sách nhiễu đối với người bị buộc tội, người chấp hành án, người phải thi hành án, bị hại, người được thi hành án, đương sự hoặc người thân thích của họ vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
  19. Lợi dụng công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác để trục lợi hoặc động cơ cá nhân khác; chỉ đạo hoặc cung cấp, tiết lộ thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ án, vụ việc trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
  20. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền để chiếm đoạt tài sản; lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn hoặc giả mạo trong công tác để trục lợi trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan.
  21. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền để áp đặt, hợp thức hóa các hành vi, quyết định trái pháp luật của mình hoặc để giải quyết việc cá nhân mình trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan.
  22. Nhận quà (lợi ích vật chất, phi vật chất) dưới mọi hình thức để làm trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tặng quà (trực tiếp hoặc gián tiếp dưới mọi hình thức) để tác động, gây ảnh hưởng đến người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan làm sai lệch kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan.
  23. Cố ý để người có quan hệ gia đình và người thân thích khác lợi dụng vị trí công tác, chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi hoặc tham gia bào chữa, tư vấn pháp lý trong vụ án, vụ việc mà mình chỉ đạo giải quyết hoặc trực tiếp giải quyết.
  24. Cố ý không giải quyết, không thực hiện hoặc giải quyết, thực hiện không đúng quy định hoặc cản trở việc giải quyết đối với các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, yêu cầu trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan.
  25. Tiết lộ thông tin, đe doạ, trả thù, trù dập người kiến nghị, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan thuộc phạm vi được giao quản lý, phụ trách.
  26. Đe doạ, trả thù, trù dập, mua chuộc người tố giác tội phạm, người tố cáo hành vi tham nhũng, tiêu cực liên quan đến bản thân mình hoặc người có quan hệ gia đình trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc, thi hành án.
  27. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền trong việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; sử dụng trái pháp luật các thông tin, tài liệu thu thập được từ các biện pháp nghiệp vụ.
  28. Các hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực khác trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.”

Như vậy, tham nhũng quyền lực trong nội bộ đàng CSVN đã chui vào ngành Tư pháp thì bắt buộc “công lý phải đội nón ra đi”. Hành động “tự tung tự tác” của những kẻ có chức, có quyền đã ăn sâu, bám rễ trong hang hốc của Đảng như thế thì chế độ hiện hành không còn là “của dân và vì dân” nữa.

Sự tồn tại của nó chỉ làm cho dân nghèo, nước mạt mà thôi. -/-

(11/023)
Phạm Trần


Cần chấn chỉnh văn hoá tín ngưỡng, tâm linh

Tranh cướp lộc trong lễ rước “Hoa tre” tại lễ hội đền Sóc đầu năm Đinh Dậu 2017.Ảnh: Q. QUANG – Sở Quy hoạch Kiến trúc

Theo nghị quyết 70 của quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 có những cơ quan tổ chức liên quan đến văn hoá và con người như sau:

Bộ Văn Hoá, Thể Thao và Du Lịch – 4.637 tỷ ( bốn nghìn 637 tỷ)

Bộ Thông Tin Truyền Thông -1.352 ( một nghìn 352 tỷ )

Thông tấn xã Việt Nam – 710 tỷ

Đài tiếng nói Việt Nam – 828 tỷ.

Đài truyền hình Việt Nam – 454 tỷ ( cơ quan này có còn có nhiều nguồn thu khác nữa như quảng cáo…)

Hội nhà báo, hội nhà văn 75 tỷ.

Học viện HCM – 1.132 ( một nghìn 132 tỷ)

Ban Tuyên Giáo – Không rõ, ước đoán dao động từ 700 đến 1 nghìn tỷ.

Như vậy tổng cộng nhóm liên quan đến văn hoá, con người này, một năm tiêu tốn hết 10 nghìn tỷ để nâng cao văn hoá, chính trị, lịch sử… cho nhân dân và cán bộ.

Xin hỏi, đã có cơ quan nào đánh giá được chất lượng văn hoá của con người ( bao gồm nhân dân và cán bộ ) Việt Nam được nâng cao đến đâu không?

Nếu có, đánh giá theo tiêu chí nào? Dẫn chứng về thành công đạt được so với trước kia?

Lưu ý nếu có sự thành công, phải xuất phát từ tác động của những cơ quan này đến ý thức của nhân dân và cán bộ, không phải là do cơ quan công an ban hành những quy định trừng phạt nghiêm khắc, ví dụ như việc uống rượu bia.

Câu hỏi nữa cho đối tượng được tác động hay gọi là hấp thụ, đó là nhân dân.

Bạn thấy có sản phẩm, chương trình nào của những cơ quan trên làm cho bạn thay đổi văn hoá theo hướng tích cực hơn?

Nói thật trừ những người làm công tác chuyên môn trong nhóm trên, tôi dám chắc còn lại ít ai kể ra được sản phẩm, chương trình nào của nhóm ngốn 10 nghìn tỷ đó đã tác động làm bạn có văn hoá hơn.

Ngay trong hàng ngũ đảng CSVN, tổ chức lãnh đạo đất nước hiện nay, đến ông tổng bí thư còn phải mở hết chiến dịch này đến chiến dịch khác để nâng cao tư cách đạo đức đảng viên, chống suy đồi, biến chất đã cho thấy số tiền bỏ ra cho các nhóm trên, không mang lại hiệu quả.

Bây giờ chọn một ví dụ cụ thể trong muôn vàn ví dụ nhức nhối về văn hoá của người Việt hiện nay, cái này còn làm lãng phí rất lớn nguồn lực của đất nước.

Đó là việc lễ hội tổ chức tốn kém, phô trương. Chùa chiền, tượng đài các kiểu xây được dựng tràn lan dưới chiêu bài đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh, của nhân dân. Hay gọi là đáp ứng mong ước đền ơn, đáp nghĩa các lãnh tụ cộng sản, hoặc những người có công đánh Mỹ… thậm chí bây giờ các quan chức còn kéo nhau đến đền thờ Võ Thị Sáu vì tin đồn cô Sáu rất thiêng sẽ phù hộ họ thăng quan tiến chức. Họ biến Võ Thị Sáu thành một bà cô, ông cậu như trong các giá hầu đồng. Họ kéo nhau ùn ùn đến đền Trần xin ấn, đến đền thờ Hồ Chí Minh để cầu danh, cầu lợi. Một thứ tâm linh ngày càng biến tướng, dị dạng.

Trong chùa chiền, các cao tăng bày ra đủ trò để câu tiền. Chẳng hạn như trò dâng sao , giải hạn. Chiêu trò lễ giải hạn, lễ nọ kia. Rất nhiều tiền từ người dân đã đổ vào túi bọn hành nghề dịch vụ tâm linh này. Chúng hốt rất nhiều tiền mà không phải đóng thuế thu nhập cá nhân, không ai kiểm soát việc có những đền, chùa biện cái lễ có đĩa hoa quả với vài món đơn sơ, bày vẽ thêm chút nọ kia rồi lấy cả chục triệu đồng bỏ túi. Đến đây thành đỉnh điểm quái thai của sự mê tín, đó là những sư sãi trở thành cán bộ của Phật, của Thánh và bày trò ăn hối lộ từ những người mê tín do văn hoá thấp. Sư sãi bịa ra phải lễ Thánh này, bái Phật kia, nào khó lắm, phải thế này thế kia các ngài mới chứng cho. Thậm chí sư sãi còn bùa, làm phép để tiêu diệt đối thủ chính trị, đối thủ làm ăn cho những người có nhu cầu.

Có bao giờ chúng ta nhìn xem việc xây chùa chiền, khu tưởng niệm, khu văn hoá tâm linh đã ngốn bao nhiêu đất, bao nhiều tiền. Rồi những người đến đó lễ bái phải chi bao nhiêu tiền?

Rút cục để được ích gì cho dân tộc, cho đất nước. Hay chỉ mang lại một nền văn hoá tâm linh suy đồi, biến tướng, dị hình?

Mấy trăm đại biểu quốc hội, mấy trăm uỷ viên trung ương đảng họp bàn quanh năm. Nhưng chẳng thấy bàn gì đến những chuyện những cơ quan, tổ chức kia có làm gì hiệu quả trong việc nâng cao ý thức, văn hoá người Việt.

Chỉ cần định hướng được người dân thoát khỏi việc mê tín thái quá kia là đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền của, đó là nguồn lực của đất nước, nên chắt chiu để sử dụng vào những việc hữu ích.

Bùi Thanh Hiếu

Nguồn: https://www.facebook.com/nguoibuon.gio.9/posts/pfbid0VmsWxyXh7s8BNTfteiBzEE9yT1fkG172gF2ghrJY8xrp2He

Đào núi, lấp biển

 


Cái vụ hòn non bộ ở Cẩm Phả mình ngửi thấy mùi đánh nhau! Hễ cứ vụ nào mà tạo sóng dư luận quá mức cần thiết, là chắc hẳn có bàn tay lông lá của người mà ai cũng biết là ai đó! Cứ Google “lấp biển Cẩm Phả” là ra 1 đống báo đánh đồng loạt. Vụ này AEQL QN lành ít dữ nhiều, chứ không phải đánh thằng DN đầu tư đâu. Nhưng dư luận chĩa vào nó cho nó lành.

Về nguyên tắc, DN họ xin được đầu tư, đấu giá này kia… là hoàn toàn đúng luật. Quy hoạch và dự án đầu tư do tỉnh phê duyệt, trong dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi) luôn có phần đánh giá tác động môi trường, cũng phải được phê duyệt rồi mới được thi công (dù cái này hầu như là làm màu).

Đa số anh em share tút có câu “Sửng sốt, kinh hoàng, dã man…”, mình đọc cười lăn, vì câu đó nó đầy cảm xúc giả tạo để dẫn dắt dư luận! Bởi vì việc QN dời núi và lấp biển nó diễn ra hơn chục năm rồi, bắt đầu từ việc lấp biển làm đường ra đảo Tuần Châu, rồi cái đảo đó nở mãi ra. Toàn bộ khu vực âu tàu du lịch bên đó là lấp biển đó chứ. Mình nhớ hơn chục năm trước còn đứng đó nghe anh Tuyển vung tay chỉ đám sú vẹt bùn lầy “Chỗ này anh sẽ xây cảng du lịch, chỗ kia anh xây khách sạn…”. Giờ vẫn còn đang lấp tiếp!

Rồi toàn bộ khu BIM, Marina, Hùng Thắng, cả khu SUN World, rồi đám nhà mình mới đăng video, cả nguyên khu bãi tắm ở Bãi Cháy là lấn biển cả đó. Cái đảo của Vinpearl cũng là nhân tạo để xây KS.

Toàn bộ khu đường bao biển bên Hòn Gai, khu vực bảo tàng QN, có 1 mớ non bộ mới, cũng là lấp biển mà thành. Người ta còn mới nối dài cái đường bao biển đó tới Cẩm Phả để ra thêm hơn 10k ha, đại khái của Hạ Long hơn 6k, của Cẩm Phả hơn 5k ha đất lấn biển. Và cái khu lên báo kia ngay cạnh con đường đó chứ gì đâu.

Nhìn cái ảnh là thấy nó phải xây được dăm tháng đến cả năm rồi, lù lù giữa thanh thiên bạch nhật, nhưng giờ mới lên báo?! Lẽ thường, việc ngăn chặn mấy cái này phải từ bước phê duyệt quy hoạch, xin ý kiến cộng đồng (bắt buộc có). Chứng tỏ vụ này dân địa phương cũng chả quan tâm đâu. Vì dân QN thấy cảnh lấp biển này nó quá quen mắt, khéo càng mừng, vì tỉnh nhà thay da đổi thịt, giàu lên nhanh chóng vì BĐS!

Tóm lại, mình xưa nay vẫn không ủng hộ việc lấp biển bừa bãi, vì làm ảnh hưởng đến cảnh quan di sản, mấy năm trước mình đã viết bài trên Tạp chí Kiến trúc Việt Nam để cảnh báo việc này. Cảnh báo cả về môi trường lẫn cảnh quan bị biến dạng cũng như BĐS bong bóng. Vụ này thì quan điểm của mình vẫn vậy thôi. Có điều là việc lấp biển ở đây là nơi xa tít, vùng đệm thôi. Còn những cái lù lù ngay Bãi Cháy và Hòn Gai thì chả mấy người bức xúc, kêu than, chứng tỏ đồng lõa hoặc bức xúc theo đám đông, bị dẫn dắt!

Công bằng mà nói thì việc phát triển đô thị cũng khó tránh làm ảnh hưởng môi trường và cảnh quan thiên nhiên bị thay thế bằng cảnh quan nhân tạo. Đánh giá thiệt hơn cũng không phải đơn giản đâu. Ở QN còn cái đại đô thị của VIN chưa triển khai nữa cơ, cái đó mới siêu to khổng lồ.

Vụ này được thổi lên 1 cách không ngẫu nhiên như vậy, hôm qua thấy sóng ầm ầm trên báo và FB, chứng tỏ là có 1 kế hoạch truyền thông. Có lẽ đích ngắm là chính quyền QN hiện tại và quá khứ, rồi có thể liên quan đến bác nào đó ở trên cao, có trách nhiệm trong việc đào núi và lấp biển, quyết chí ắt thành công!

Dương Quốc Chính

Nguồn: https://www.facebook.com/chinh.duong.quoc.kts/posts/pfbid0u8jQc38cdcRNSRNAUd1W2LFPVQy5wiDsyqM6Rnbj

Biển Đông: ASEAN không thể làm ngơ

Căng thẳng trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia khu vực Biển Đông thuộc ASEAN có thể sẽ dẫn đến các xung đột lớn hơn.
Bình luận của Lâm Quang Huyên
2023.11.08 Biển Đông: ASEAN không thể làm ngơTàu hải cảnh của Trung Quốc đi qua tàu cá của Philippines ở bãi Scarborough hôm 20/9/2023 (minh họa)- AFP

Liên tiếp các va chạm

Ngày 22/10, một tàu Hải Cảnh Trung Quốc đã va chạm với một tàu tiếp tế của Philippines đang thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho tiền đồn của nước này tại Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa[1] Vụ va chạm xảy ra khi tàu Trung Quốc tìm cách ngăn cản tàu Philippines tiếp tục hành trình. Một tàu tuần tra của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines (PCG) cũng bị tàu dân quân biển Trung Quốc va chạm trong khi thực hiện nhiệm vụ. Dù không có thương vong, nhưng vụ va chạm này khiến căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines leo thang, theo đó có nguy cơ dẫn tới một cuộc xung đột khu vực. 

Ngày 30/10, quân đội Trung Quốc thông báo họ đã chặn một tàu chiến của Philippines xâm phạm trái phép vùng biển gần Bãi cạn Scarborough (hay đảo Hoàng Nham theo cách gọi của Trung Quốc) ở Biển Đông. Người phát ngôn Chiến khu miền Nam của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) của Trung Quốc, ông Điền Quân Lý (Tian Junli) khẳng định một khinh hạm của Philippines “đã xâm nhập trái phép gần đảo Hoàng Nham mà không được Chính phủ Trung Quốc cho phép”.[2]

Trong khi đó, ngày 31/10, người phát ngôn quân đội Philippines Medel Aguilar khẳng định một tàu Hải quân nước này đã di chuyển gần Bãi cạn Scarborough hôm 30/10, song bác bỏ thông tin nói rằng tàu tuần tra Philippines bị quân đội Trung Quốc chặn lại. Ông Aguilar khẳng định thông tin đó là "không đúng sự thật, người cư trú bất hợp pháp không thể ngăn cản chủ sở hữu hợp pháp vào nhà và sân sau của mình".[3]

Trong suốt thời gian qua, mối lo ngại chính là các hoạt động đe dọa trên biển và trên không của Trung Quốc chống lại một loạt quốc gia khác – Philippines, Việt Nam, Nhật Bản, Canada và Mỹ - một ngày nào đó sẽ dẫn đến tình huống khốc liệt, khi mọi thứ nhanh chóng vượt ra khỏi tầm kiểm soát, gây ra những hậu quả sâu rộng.

000_33T44R6.jpg
Hình chụp hôm 22/8/2023 cho thấy tàu hải cảnh Trung Quốc bám theo tàu dân sự của Philippines do hải quân Philippines thuê để tiếp tế cho tàu BRP Siera Madre ở Biển Đông. AFP

Phản ứng của Mỹ

Mỹ đã phản ứng trước vụ va chạm ở Biển Đông bằng cách lên án hành động của Trung Quốc và cam kết tiếp tục hỗ trợ Philippines. Bộ Ngoại giao Mỹ bình luận về vụ va chạm này rằng đó là “hành vi nguy hiểm và bất hợp pháp”, là “hành vi khiêu khích và không an toàn” của Trung Quốc ở Biển Đông, là “mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định khu vực”. Mỹ hiện có Hiệp ước phòng thủ chung với Philippines, điều đó có nghĩa là một cuộc tấn công vào một trong hai quốc gia sẽ được coi là tấn công vào cả hai đất nước này.[4] 

Phản ứng này của Mỹ có thể giúp ổn định tình hình trước khi một trong hai bên có thể leo thang như đã đề cập trước đó. Việc Mỹ tái khẳng định các cam kết với Philippines khiến Trung Quốc không thể đánh giá thấp phản ứng của Washington trước tình trạng leo thang căng thẳng, đồng thời cũng ngăn cản Philippines hành động thiếu suy xét. 

Bất chấp những xung đột ở Đông Âu và Trung Đông, Mỹ vẫn có thể hỗ trợ các đồng minh của mình ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Với Philippines, Mỹ đang mang lại sự đảm bảo dưới hình thức hỗ trợ ngoại giao, huấn luyện quân sự và tăng cường hiện diện ở Philippines. Điều này tạo cho Philippines niềm tin rằng Mỹ sẽ có mặt khi xung đột xảy ra.

Căng thẳng vẫn tiếp tục leo thang

Tuy nhiên, tình hình căng thẳng không chỉ là giữa Trung Quốc và Philippines xung quanh Bãi Cỏ Mây và Scarborough. Ngày 18/10, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố một loạt hình ảnh và video cho thấy một số vụ chạm trán gần giữa phi công Trung Quốc và Mỹ trên không phận quốc tế. Đoạn phim công bố 15 sự cố xảy ra ở biển Hoa Đông và biển Đông. Trong đó có sự cố phi công của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) áp sát máy bay của Mỹ trong phạm vi 6m. Trong một video khác, người ta thấy một phi công của PLA thực hiện động tác lộn nhào dưới máy bay Mỹ.[5]

Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ely Ratner được dẫn lời nói rằng có không dưới 180 vụ việc như vậy xảy ra trong hai năm qua. Theo ông, con số đó vượt quá tổng số vụ việc tương tự xảy ra trong một thập kỷ tính đến năm 2021. Ông cho biết: “Nếu tính cả số vụ PLA ngăn chặn mang tính hăm dọa và đầy rủi ro nhằm vào các quốc gia khác, con số này sẽ gia tăng lên 300 vụ nhắm vào máy bay của Mỹ, đồng minh và đối tác”.[6] Trung Quốc cho rằng Mỹ đang lan truyền thông tin sai lệch.

Trong các sự cố giữa Philippines và Trung Quốc xung quanh bãi Cỏ Mây, vẫn chưa rõ điều gì đã thúc đẩy sự leo thang mới nhất. Chúng diễn ra một ngày trước khi Trung Quốc và các nước ASEAN gặp nhau trong vòng đàm phán mới nhất về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) – bộ quy tắc nhằm ngăn chặn những sự cố như vậy.

Mới đây, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đến Washington để hội đàm với Ngoại trưởng Antony Blinken. Các sự cố này có thể là một cách báo hiệu quyết tâm của Bắc Kinh trong việc giữ vững lập trường của mình đối với các vấn đề then chốt được nêu trong các cuộc đàm phán và cuộc gặp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến diễn ra vào tháng 11/2023.

Ván bài nguy hiểm của Manila?

Một nhân vật cấp cao ở Manila cho biết rằng người Philippines dường như tin là Mỹ sẽ ủng hộ họ trong trường hợp xảy ra đối đầu, và điều đó củng cố quyết tâm của họ. Ông nhận định rằng một trận chiến trên biển có sự tham gia của lực lượng bảo vệ bờ biển sẽ không còn nằm ngoài khả năng xảy ra nữa. Theo ông, dù cả Trung Quốc hay Mỹ và đồng minh của Mỹ đều không mong muốn xảy ra chiến tranh, nhưng “ánh sáng trong đường hầm đang tắt dần. Mỹ và Philippines vẫn đang tìm kiếm ủng hộ về ngoại giao. Trong khi đó, Trung Quốc đang cố gắng làm suy yếu niềm tin của người Philippines và thuyết phục họ rằng Mỹ sẽ không tham gia một cuộc chiến thực sự. Bắc Kinh cũng đang lợi dụng sự xao lãng của Mỹ với Trung Đông để làm lợi thế cho mình”.[7]

Trang bị cho hải quân của Philippines đang từng bước được cải thiện; vào tháng 9, Mỹ đã chuyển giao hai tàu tuần tra lớp Cyclone được tân trang lại cho Hải quân Philippines theo chương trình Các hạng mục phòng thủ quá hạn. Dự kiến đến cuối năm 2023, Mỹ sẽ bàn giao thêm bốn chiếc tàu nữa.

Mỹ và Philippines hiện đang thực hiện cái gọi là “các chuyến đi chung” ở Biển Tây Philippines (nơi Manila gọi một phần của biển Đông) hình thành nên một phần EEZ của nước này. Đến cuối năm nay, “các chuyến đi chung” này sẽ được nâng cấp lên thành “các cuộc tuần tra chung”.

Ngoài ra, Pháp đã cải tiến hệ thống chống ngư lôi trên tàu khu trục của Philippines mà trước đó đã được Hàn Quốc nâng cấp hệ thống quản lý chiến đấu. Trong khi đó, Ấn Độ cung cấp tên lửa hành trình chống hạm phóng từ bờ biển. Điều đó khiến bãi Cỏ Mây hoàn toàn nằm trong tầm bắn của tên lửa phóng từ Palawan, cũng như eo biển Bashi nếu số tên lửa đó được đặt ở phía Bắc đảo Luzon.

ASEAN cần phải lên tiếng

ASEAN thời gian vừa qua đã cố gắng thể hiện sự đoàn kết của họ nhằm chống lại đe doạ từ Trung Quốc. Nhưng trước sự đối đầu căng thẳng trên Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc, khối này vẫn đang giữ im lặng, mặc dù năm nay Chủ tịch luân phiên của ASEAN là Indonesia - Quốc gia được cho là “anh cả” và có thái độ tích cực trước vấn đề Biển Đông.

ASEAN cần phải có tiếng nói rõ ràng về vấn đề này. Trong trường hợp ASEAN không thể tìm được tiếng nói chung trước các sự kiện căng thẳng này do Campuchia, Lào hay thậm chí cả Việt Nam có thể đều không muốn tham gia bất kỳ tuyên bố chung nào quá cứng rắn đối với Trung Quốc thì phản ứng của ASEAN có thể được thể hiện dưới dạng tuyên bố từ quốc gia đang giữ vai trò chủ tịch. Tuy nhiên, có lẽ, Jakarta có những mối quan tâm của riêng mình. Ngoại trưởng Retno Marsudi cũng phải lưu ý đến diễn biến ở Trung Đông kể t

Việt Nam có thể kiểm soát quyền lực trong hoạt động tố tụng?

RFA-08-11-2023

Việt Nam có thể kiểm soát quyền lực trong hoạt động tố tụng?Ảnh minh họa: Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội.-AFP PHOTO

Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 7/11 ban hành Quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Không đúng pháp luật

Quy định mới này, theo tin từ truyền thông Nhà nước, bao gồm bốn chương với 14 điều. Trong đó quy định về kiểm soát quyền lực trong hoạt động tố tụng và các hoạt động khác có liên quan, nhấn mạnh cần bảo đảm mọi quyền lực được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế.

Nói về kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện các hoạt động tố tụng, thi hành án trong quy định mới này, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài từ Đức quốc 8/11 cho rằng:

“Chúng ta đã biết một trong những bài học quan trọng nhất để kiểm soát quyền lực là phải có tam quyền phân lập… là cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp kiểm soát lẫn nhau. Nhưng cả ba cơ quan này đều đứng dưới Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam."

Còn trong lĩnh vực tư pháp, luật sư Đài phân tích tiếp, lại do ông Nguyễn Phú Trọng ngoài đứng đầu Đảng, còn đứng đầu Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng và ban này điều tra tất cả các vụ án…

Do đó, theo luật sư nhân quyền từ Đức Quốc:

“Nó sẽ không đảm bảo tính khách quan, cũng như hiệu lực đối với những người nằm bên ngoài luật pháp Việt Nam… như là những người ở trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cũng như Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng.”

Chúng ta đã biết một trong những bài học quan trọng nhất để kiểm soát quyền lực là phải có tam quyền phân lập… là cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp kiểm soát lẫn nhau. Nhưng cả ba cơ quan này đều đứng dưới Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam.
-Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài

Liên quan đến Quy định mới của Việt Nam, luật sư Nguyễn Văn Miếng, người đang “lánh nạn” tại Hoa Kỳ, hôm 8/11 nói với RFA ý kiến của ông:

“Cơ quan Đảng ra quyết định 132 để điều chỉnh các hành vi tố tụng, thì tôi cho rằng quyết định này là không đúng pháp luật. Tại vì Đảng chỉ có điều hành trong nội bộ của Đảng thôi. Họ nói áp dụng quyết định này cho các tổ chức của Đảng và những người tham gia tố tụng. Nhưng thực chất Bộ Luật Tố tụng Hình sự là Hệ thống Pháp luật Hình sự, mà về nguyên tắc không một cơ quan nào có quyền đứng vô can thiệp vào Bộ luật đó, chỉ căn cứ trên pháp luật thôi… Và khi tòa án xử thì cũng có quy định tòa án là độc lập xét xử, không có một cơ quan nào có quyền can thiệp.”

Việc Bộ Chính trị đưa ra quyết định 132 để kiểm soát quyền lực ở trong quá trình tố tụng theo luật sư Nguyễn Văn Miếng là “vô pháp, không đúng quy định pháp luật”. Ông Miếng phân tích:

“Về vấn đề kiểm soát những người tham gia tố tụng, tôi cho rằng một người tham gia trong quá trình tiến hành tố tụng là đảng viên, thì họ chỉ tuân theo vấn đề sinh hoạt đảng với tư cách đảng viên trong một chi bộ. Còn cá nhân khi đã tham gia quá trình thì họ phải theo quy định của pháp luật về hình sự. Nếu họ viện dẫn căn cứ theo quyết định 132 của Bộ chính trị, thì theo tôi bản án đó là không đúng, bởi không thể căn cứ vào chỉ thị của đảng, để áp dụng vô một bản án hình sự được.”

8c43ffe8-634c-4671-9100-6e17cf549c6a.jpeg
Tòa án Nhân dân TP.HCM. AFP photo.

Tô đậm tính chất “đảng trị”

Nội dung trong Quy định mới (số 132-QĐ/TW) còn có đoạn ghi “Bảo đảm công khai, minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.”

Liên quan vấn đề này, nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già hôm 8/11 từ Sài Gòn cho RFA biết ý kiến:

“Quy định 132 của Bộ chính trị cùng với Nghị định 73 của Chính phủ về việc bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm… thì thứ nhất tôi thấy cách tiếp cận vấn đề giữa Bộ chính trị và Chính phủ có một sự mâu thuẫn rõ ràng. Bởi vì cả hai văn bản này sử dụng những câu chữ rất mơ hồ ví dụ như ‘kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý, không có vùng cấm’… thì những câu chữ này mơ hồ lắm.”

Cả hai văn bản này sử dụng những câu chữ rất mơ hồ ví dụ như ‘kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý, không có vùng cấm’… thì những câu chữ này mơ hồ lắm.
-Nhà báo Nguyễn Ngọc Già

Điểm thứ hai theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già, hai văn bản 132 và 73 hầu hết đã được quy định trong Bộ Luật Hình sự, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng chống Tham nhũng… vì vậy hai văn bản này chỉ tô đậm thêm tính chất đảng trị, chứ còn nó xóa nhòa đi tính chất pháp trị. Ông Già cho rằng điều này có nghĩa, hai văn bản này trở nên thừa thãi, không cần thiết vì luật đã quy định hết. Điểm thứ ba theo ông Già, đối chiếu giữa hai văn bản có sự xung đột lớn trong quan điểm về chống tham nhũng, nhất là vào khi đang có vô số các vụ trọng án tham nhũng vô cùng phức tạp đã và đang diễn ra. Do đó, vị nhà báo này khẳng định:

“Cả hai văn bản này nội dung của nó xa rời thực tế với đời sống của gần 100 triệu dân, bởi vì nạn tham nhũng tràn lan, và rất nhiều vấn đề an sinh xã hội khác… Nó càng phơi bày ra rằng đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay không biết người dân cuộc sống ra sao? Người dân đang cần gì? Thành ra Quy định 132 cũng như Nghị định 73 bộc lộ rõ khả năng kỷ trị phản khoa học của đảng Cộng sản Việt Nam. Và nó cũng không đạt được yếu tố đức trị.”

Ông Già cho rằng, một xã hội mà ba yếu tố pháp trị, đức trị, cho tới kỷ trị đều không có thì chỉ làm cho người dân mệt mỏi, điêu tàn, bởi sự hành hạ dân chúng trên mọi lĩnh vực, và hồi kết của nó theo ông vẫn còn bỏ ngỏ…

Tuyên bố của Thủ tướng VN về chống dịch COVID-19 đi ngược với thực tế?

 Tuyên bố của Thủ tướng VN về chống dịch COVID-19 đi ngược với thực tế?

Lực lượng chức năng khử trùng đường phố Hà Nội trong đợt bùng phát COVID tại Hà Nội hồi tháng 7/2021- Reuters

Hơn năm tháng thực hiện phong toả nhiều tỉnh, thành để phòng chống dịch COVID-19 – làm hơn 40 ngàn người chết, hàng triệu người đói vì mất việc làm-  cùng với việc đối diện với hai đại án tham nhũng liên quan đến COVID là Việt Á và Chuyến bay giải cứu, mà hậu quả của nó khiến hàng loạt quan chức ngồi tù, người dân chịu thiệt thòi, nhưng Thủ tướng VN mới đây vẫn dõng dạc tuyên bố “Việt Nam đã chống dịch thành công”.

Ông Chính hôm cuối tháng 10/2023 còn khẳng định “Thành công trong cuộc chiến chống đại dch mt lần nữa khẳng định tinh thần Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam không lùi bước trước mọi khó khăn, thách thức.”

Ngoài nêu cao tinh thần “không lùi bước”, Thủ tướng VN không quên ca ngợi các biện pháp chống dịch của Chính phủ Việt Nam, và các chương trình an sinh xã hội, hỗ trợ người dân trong mùa dịch.

Trái ngược với cách “tô hồng” trong bài phát biểu của Thủ tướng, một số người dân mà RFA phỏng vấn lại có cái nhìn rất khác.

Y tế vỡ trận

2020-08-10T071525Z_901637647_RC2VAI9PS24Z_RTRMADP_3_HEALTH-CORONAVIRUS-VIETNAM-TESTING.jpeg
Người dân tập trung xét nghiệm COVID ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Ông Cao Hà Trực ở TPHCM cho biết cả gia đình ông có 16 người nhiễm COVID và một người không qua khỏi. Ông đánh giá chiến lược cách ly và điều trị tập trung là sai lầm. Nó khiến cho hệ thống y tế quá tải, người bệnh không được chăm sóc chu đáo nên dẫn tới tình trạng bệnh nặng càng nặng hơn:

“Mình không hiểu cái thành công mà ông ấy (Thủ tướng - PV) nói là gì nhưng đối với nhìn nhận của một người dân như tôi thì tôi nghĩ không có ai coi là thành công hết đó là một sự thất bại ê chề.

Nhà tôi có 16 người. Anh tôi bị bệnh tiểu đường cho nên khi phong tỏa như thế thì anh tôi không thể đi bệnh viện chữa trị cho nên bệnh của anh ấy bị mất khả năng kiểm soát và khi COVID nhập vào anh ta bị mất kháng thể và chết rất nhanh.

Họ (cán bộ địa phương - PV) nói rằng thuốc men để họ đi mua nhưng thực tế thì trong một tuần họ chỉ cho một bịch thuốc và mấy củ cải mà chắc chỉ ăn một ngày là hết, trong khi nhà tôi có đến 16 người, một tuần lễ sau họ mới đến hỏi thăm một lần nữa. Nếu như tôi không thể ra ngoài mua hoặc không có người dân khác hỗ trợ thì chúng tôi chết ngay trong nhà, không chết vì COVID thì cũng chết vì đói.”

Ngoài ra, theo ông Trực, chiến lược truy vết rồi đưa bệnh nhân đi cách ly tập trung còn tạo ra sự kỳ thị, nghi kỵ lẫn nhau trong cộng đồng:

“Cuộc cách ly đó làm cho con người ta hoảng sợ đến nỗi nghi kỵ lẫn nhau, đó mới là nguy hiểm. Nó làm mất tình người, bởi vì đi đâu người ta cũng sợ lây nhiễm, rồi người này kỳ thị người kia, cho nên làm cho tình người bị ngăn cách, rất nhiều người bị khủng hoảng tinh thần.”

Theo thống kế của Bộ Y tế, tổng số người tử vong do dịch COVID-19 tại Việt Nam là 43.178 người. 

Dân đói phải tháo chạy về quê

2021-09-06T000000Z_866006897_RC2CKP9NW9CY_RTRMADP_3_HEALTH-CORONAVIRUS-VIETNAM.jpeg
Một khu vực bị phoa toả trong mùa dịch 2021. Ảnh: Reuters

Từ đầu tháng 5/2021, dịch bùng phát ở các tỉnh - thành phía Nam. Lúc bấy giờ, theo thông tin từ truyền thông, Chính phủ Việt Nam lần lượt ra các quyết định “giãn cách xã hội” nhưng thực chất là phong toả toàn bộ khiến tất cả hàng quán, chợ truyền thống phải đóng cửa, mỗi hộ gia đình chỉ được ra đường 2-3 lần/mỗi tuần để mua thực phẩm trong các siêu thị.

Thời điểm đó, mỗi ngày trên mạng xã hội đều xuất hiện những lời kêu gọi cứu đói, hỗ trợ thực phẩm cho người dân, đặc biệt là ở các xóm trọ nghèo, dân lao động phổ thông nhập cư.

Bà Ph. - hiện đang ở TPHCM - nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do dịch COVID hồi cuối năm 2021 – nói, không biết Nhà nước đã dựa vào các tiêu chuẩn nào để đánh giá là đã chống dịch thành công, vì theo bà, trong thời điểm phong toả gắt gao nhất, mọi người đều vô cũng lao đao, khủng hoảng với phương thức phòng dịch cực đoan của Chính phủ.

Bà Ph. nói với RFA:

“Chắc do ông Thủ tướng ở trên cao không thấy được những việc ở dưới dân.

Có lần mình nhớ đi đến một xóm trọ ở gần bến xe Miền Đông, có một bà cụ bị mù một mắt dắt theo mốt đứa nhỏ xin quà của mình, bà nói bà không biết và cũng không có điện thoại để lên mạng kêu cứu.

Khi bắt đầu mở phong toả cho Sài Gòn vào cuối tháng 10/2021, lúc đó có rất nhiều người hoảng loạn chạy về quê. Nếu chống dịch thành công sao nhiều người tháo chạy vậy?

Tất cả những điều vừa kể không biết chính phủ có ghi nhận không, hay là tốt đẹp nhận hết còn cái xấu thì lờ đi?

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, đến hết quý 3/2021, có hơn 28,2 triệu người bị mất việc làm, giảm giờ làm, giảm thu nhập… do tác động của dịch COVID-19.

Mất việc làm và không được hỗ trợ kịp thời dẫn tới hệ quả hàng triệu người lao động ùn ùn tháo chạy khỏi các thành phố lớn phía Nam đổ về quê. Cũng theo Tổng cục thống kê, đến tháng 9/2021, có khoảng 1,3 triệu lao động về quê vì cuộc sống quá khó khăn.

Lợi dụng dịch bệnh để “móc túi” dân

Lợi dụng tình hình dịch bệnh và tâm lý hoang mang của người dân, hàng chục quan chức đầu ngành tại hai bộ Y tế và Ngoại giao đã “móc túi” người dân không thương tiếc qua hai đại án được phanh phui sau đó là Việt Á và “chuyến bay giải cứu”.

Về vụ án “Chuyến bay giải cứu” – tính đến tháng 8/2023 đã có ít nhất 54 quan chức ngoại giao cấp cao bị kết án vì nhận hối lộ hơn 7,4 tỷ đồng để dàn xếp các chuyến bay đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước trong thời gian phong tỏa do đại dịch COVID-19, ông Cao Hà Trực nói:

“Vì vậy Nhà nước đã vẽ ra một bức tranh rất đẹp là các chuyến bay giải cứu rất nhân đạo, lúc bấy giờ chưa ai phát hiện ra như thế nào là nhân đạo.

Sắp sau này vỡ lẽ ra thì mọi người mới biết ra đó chỉ là một bức tranh mà họ vẽ ra thôi họ cường điệu hóa lên để cho người ta dễ tin và cui cùng trở thành một cạm bẫy. Bây giờ nổ ra một số quan chức lớn phải đi tù, bị truy tố. Nó cho thấy rằng một sự tuyên truyền láo, không thực tế.”

Trong vụ nâng giá kít xét nghiệm Việt Á, tính đến tháng 8/2023, Cơ quan điều tra Bộ Công an công bố đã có kết luận điều tra vụ, đề nghị truy tố 38 bị can, trong đó có cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và cựu chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh.

Vi phạm nhân quyền

Cô Minh Trang, thạc sỹ chuyên ngành Quyền và Thực hành quyền nhận định với RFA rằng, trong thời gian Chính phủ Việt Nam thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, một số quyền của người dân bị xâm phạm, bao gồm quyền riêng tư cá nhân, chỗ ở, thư tín và đặc biệt là quyền tự do đi lại.

Cô phân tích, theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị quy ước, Quyền tự do đi lại bao gồm các thành tố sau: tự do la chọn nơi ở khi đang sống hợp pháp tại một quốc gia, tự do rời khỏi một đất nước, và tự do quay trở về tổ quốc.

Trong khi đó, suốt thời gian dịch bệnh, Chính phủ Việt Nam đã đóng cửa biên giới, khiến cho nhiều công dân Việt Nam gặp khó khăn hoặc không thể trở về nước, là vi phạm quyền tự do đi lại của người dân.

Mặc dù điều 12 ca Công ước này chỉ ra rằng trong một số trường hợp liên quan đến an ninh quốc gia hoặc y tế công cộng thì quyền tự do đi lại có thể bị hạn chế nhưng các biện pháp hạn chế này phải tuân theo luật định và không mâu thuẫn với các quyền khác trong Công ước.

Bình luận chung số 27 về quyền tự do đi lại của Uỷ ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhấn mạnh rằng trong bất kỳ trường hợp nào, một người cũng không thể bị tuỳ tiện tước đoạt quyền trở về tổ quốc. Mọi hành động can thiệp của nhà nước phải được tiến hành theo luật định, tuân theo tôn chỉ và mục đích của Công ước này.

Việc Nhà nước tổ chức các chuyến bay "giải cứu" để đưa người dân về nước, theo bà Trang, cũng không làm thay đổi thực tế rằng quyền tự do trở về đã bị vi phạm. Bà Trang phân tích, thứ nhất, chỉ một số rất ít người dân có thể trở về trong khi rất nhiều người khác bị kẹt lại ở nước ngoài. Thứ hai, các chuyến bay "giải cứu" này có giá vé cao gấp nhiều lần so với các chuyến bay thương mại thông thường nên không phải ai cũng có khả năng chi trả chi phí đó.

Do đó, bà Trang cho rằng, không có bằng chứng nào cho thấy việc hạn chế quyền trở về của công dân sẽ mang lại hiệu quả trong việc phòng chống dịch. Vì vậy hạn chế quyền này là không hợp lý.