Wednesday, March 11, 2015

Cháy rừng ở TP HCM, hàng chục hộ dân di tản trong đêm 11/3/2015

Lửa từ rừng tái sinh tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP HCM, lan rộng khiến hàng chục hộ dân cuống cuồng di tản tài sản, tối 10/3.
Đám cháy kèm theo tàn lửa bay khắp nơi. Ảnh: An Nhơn
Đám cháy kèm theo tàn lửa bay khắp nơi. Ảnh: An Nhơn
Lửa bùng phát lúc 16h tại rừng tái sinh nằm trong khu vực dự án Sing – Việt đường Trần Đại Nghĩa, huyện Bình Chánh. Do khu vực có nhiều thực bì khô, gió mạnh nên lửa càng lúc càng to, việc dập lửa tại chỗ bất thành. 
Hơn 2 giờ sau đám cháy đã bao trùm cả khu vực rộng lớn, sáng rực cả vùng trời, tàn lửa bay khắp nơi. Người dân sống gần đấy sợ cháy lan đã di tản xe máy, tủ lạnh, máy giặt, tivi... ra phía đường Mai Bá Hương.
Cảnh sát chữa cháy huyện Bình Chánh chia thành nhiều mũi tiếp cận đám cháy và lập hàng rào bảo vệ hàng chục nhà dân không cho lửa bén vào. 
Người dân lo sợ cháy lan nên di tản đồ đạc ra đường. Ảnh: An Nhơn
Người dân lo sợ cháy lan nên di tản đồ đạc ra đường. Ảnh: An Nhơn
Sau 6 tiếng bùng phát, đến 21h, đám cháy đã được dập tắt. Hỏa hoạn đã thiêu rụi khoảng 7 ha rừng tràm tái sinh, lau sậy… Nguyên nhân được cho là do người dân đốt cỏ tranh để lấy rễ hoặc đốt ong lấy mật.
Vụ việc đang được điều tra.
An Nhơn

Lộ diện những mẫu trực thăng ‘khủng’ Mỹ đang phát triển

Lộ diện những mẫu trực thăng ‘khủng’ Mỹ đang phát triển - Ảnh 1

Lộ diện những mẫu trực thăng ‘khủng’ Mỹ đang phát triển - Ảnh 2  Mẫu trực thăng SB-1.

Lộ diện những mẫu trực thăng ‘khủng’ Mỹ đang phát triển - Ảnh 3 Mẫu trực thăng V-280
Lục quân Mỹ đang nghiên cứu phát triển ít nhất hai mẫu trực thăng khác biệt rất nhiều so với những trực thăng truyền thống.
Di chuyển một đội quân là nhiệm vụ không dễ dàng và thậm chí còn khó khăn hơn khi quân đội muốn di chuyển bằng đường không. Hợp tác với NASA và Hải quân Mỹ, Lục quân Mỹ đang phát triển một lực lượng trực thăng mới để vận chuyển binh sỹ đến chiến trường trong tương lai.

Một số mẫu thiết kế máy bay trực thăng từ đầu những năm 1960 vẫn được sử dụng. Đã có hàng thập kỷ đổi mới kể từ đó và như chúng ta có thể nhìn thấy từ các bản vẽ trên, các thiết kế là hoàn toàn mới mẻ.
Số mới nhất của Tạp chí Công nghệ quân đội mới đây đã cho thấy những gì là các trực thăng mới. Hồi tháng 8, Lầu Năm Góc chọn Sikorsky-Boeing và Bell Helicopter để thực hiện hai mẫu thiết kế. Mẫu SB-1 Defiant của Sikorsky thiết kế cánh quạt pusher giống như các máy bay X-2 và trực thăng Raider của họ. Cánh quạt pusher nghĩa là trực thăng có thể bay nhanh hơn bình thường.
Trong khi đó V-280 Valor của Bell Helicopter trông giống như một phiên bản rút gọn của V-22 Osprey với khả năng vận chuyển quân giảm một nửa so với V-22. Nó được thiết kế với 3 phiên bản: Một để vận chuyển người và thiết bị, một mô hình cứu thương và một trực thăng tấn công hoàn chỉnh với tên lửa.
Nó chở được 12 binh lính với phi hành đoàn gồm 4 người. Nó có thể đạt độ cao 6000 feet (tương đương 1,8 km), tầm hoạt động 2400 dặm (khoảng 3800 km) và có tốc độ 265 mph (dặm/h) tương đương 426 km/h.
Trần Vũ (Theo Business Insider)

Quảng Nam: Gà cấp cho người nghèo “chạy” vào nhà Bí thư, Chủ tịch xã

Dân trí 1.250 con gà đáng lẽ cấp cho người nghèo trong chương trình hỗ trợ “Nông thôn mới” nhưng từ Bí thư đến Chủ tịch cùng cán cán bộ xã đã nhận số gà này về nuôi. Người dân bức xúc gởi đơn đến các cơ quan chức năng tố cáo.

Theo phản ảnh của người dân xã Quế An (huyện Quế Sơn, Quảng Nam): Tháng 11/2014, khi huyện Quế Sơn phê duyệt kinh phí mua gà hỗ trợ cho người dân nghèo trong xã trong chương trình “Nông thôn mới” thì toàn bộ 1.250 con gà này không đến với người dân mà toàn bộ Bí thư, Chủ tịch đến cán bộ xã đã nhận số gà này về nuôi.
Bà Lê Thị Phiên (64 tuổi, trú thôn Thắng Đông 1, xã Quế An) trình bày: “Tôi bán đồ cho học sinh ở gần Ủy ban xã, ngày hôm đó tôi thấy cán bộ xã ai cũng chở 1 thùng gà con về nhà. Tưởng đâu họ mua, hỏi ra mới biết là cán bộ xã được cho mang về nuôi. Có người chở 200 con, có người chở 50 con”.
Gà cấp cho người nghèo “chạy” vào nhà Bí thư, Chủ tịch xã
Gà trong chương trình “Nông thôn mới” đang nuôi nhà một cán bộ xã Quế An. Gà còn lại rất ít vì đã được nuôi lớn và bán đi
Sau này tìm hiểu, bà Phiên mới biết số gà này do huyện Quế Sơn hỗ trợ về cho xã theo chương trình “Nông thôn mới” về phát cho bà con nghèo trong xã nuôi để phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống. “Cán bộ nhận gà về nuôi mà chúng tôi không biết. Không có cái gì cho dân chúng tôi biết hết. Cán bộ của xã ai cũng chở gà về nuôi mà dân không có”, bà Phiên bức xúc.
Sau khi tiếp chúng tôi tại nhà, anh T. (SN 1982, trú thôn Đông Sơn, xã Quế An) dẫn chúng tôi đến nhà một vài cán bộ xã Quế An trong số các cán bộ nhận gà vào tháng 11/2014. Đến nhà của một cán bộ VHTT của xã tên P.; chỉ đàn gà chỉ còn ít con trong chuồng, anh T. cho biết, số gà kia đã lớn và họ đã bán gần hết.
Theo danh sách của người dân cung cấp, trong số 1.250 con gà hỗ trợ người dân nghèo của xã Quế An thì Chủ tịch xã – ông Hoàng Kim Minh - được nhận nhiều nhất là 200 con, còn ông Trần Văn Quyên – Bí thư xã và Chủ tịch Hội nông dân xã - ông Trần Ngọc cùng 17 cán bộ khác của xã mỗi người được nhận 50 con gà về nuôi.
Người dân ở xã Quế An bức xúc: Gà được huyện hỗ trợ cho người dân nghèo trong xã mà chỉ cán bộ được nhận, còn người dân chúng tôi thì không được chia con nào về nuôi. Cán bộ xã nghèo hơn dân hay sao mà ai cũng được nhận, còn dân thì sao?
Chủ tịch xã Quế An – ông Hoàng Kim Minh (ảnh trái) trao đổi với PV 
Chủ tịch xã Quế An – ông Hoàng Kim Minh (ảnh trái) trao đổi với PV Dân trí
Để xác minh phản ảnh của người dân, ngày 11/3, PV Dân trí đã gặp Chủ tịch xã Quế An – ông Hoàng Kim Minh. Ông Minh xác nhận việc người dân phản ảnh là đúng, ông cho biết số gà đó đưa về cho cán bộ xã nhận vào tháng 11/2014 là do huyện hỗ trợ xã trong chương trình “Nông thôn mới”. Ông Minh cho rằng số gà trên là hỗ trợ cho địa phương, tạo điều kiện cho anh em địa phương phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, ông Minh phủ nhận việc người dân phản ảnh ông nhận 200 con gà, ông chỉ thừa nhận mình nhận 50 con gà, còn các cán bộ khác ai cũng nhận 50 con gà như nhau. Chủ tịch xã Quế An cũng “biện hộ” rằng, không phải tất các các cán bộ của xã đều nhận mà họ nhận thay cho anh em, bố mẹ ở nhà nuôi.
Ông Hoàng Kim Minh thừa nhận: “Về chủ trương (giao gà cho cán bộ nuôi - PV) là sai. Ông nào nhận thì trả lại cho dân và xã sẽ họp rút kinh nghiệm”. Khi PV hỏi “trả lại gà như thế nào trong khi phần lớn gà đã được nuôi lớn và bán?”. Chủ tịch xã Quế An nói sẽ trả lại bằng tiền như lúc mua gà con về phát cho cán bộ.
Theo người dân cho biết, giá gà giống vào tháng 11/2014 khoảng 22 ngàn đồng/con; tuy nhiên ông Hoàng Kim Minh cho biết giá gà giống chỉ có 15 ngàn đồng/con, trị giá số gà mua về phát cho cán bộ xã chỉ khoảng 20 triệu đồng.
Trao đổi với PV Dân trí về việc phát gà “sai địa chỉ này”, ông Trần Văn Noa – Phó Chủ tịch huyện Quế Sơn cho biết chỉ nghe thông tin này khi được PV cung cấp. Sau khi nhận thông tin, ông đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp huyện kiểm tra.
Ông Trần Văn Noa cho biết, về vấn đề hỗ trợ các xã trong chương trình “Nông thôn mới”, lãnh đạo các xã phê duyệt danh sách và huyện cấp tiền. Để kiểm soát hết các xã thì huyện không thể. Về vấn đề xã Quế An cấp gà cho cán bộ, ông Noa cho biết sẽ chỉ đạo rà soát và có văn bản chấn chỉnh ngay đối với xã Quế An và các xã khác.
Về hướng xử lý, ông Noa nói: “Đây là lĩnh vực tôi phụ trách. Tôi sẽ báo cáo thường trực Ủy ban huyện và sẽ có hướng xử lý. Xử lý như thế nào tôi sẽ báo cáo cho các anh sau”.
Thứ Tư, 11/03/2015 - 21:21
Công Bính

Chánh thanh tra huyện chưa có bằng cấp 3 đã có bằng trung cấp

Dân trí Sau một thời gian tiến hành xác minh, mới đây, Huyện ủy Hậu Lộc đã quyết định kỷ luật Cảnh cáo về mặt Đảng đối với ông Nguyễn Văn Luật - Huyện ủy viên, Chánh thanh tra huyện và điều chuyển sang vị trí công tác khác do có nhiều sai phạm cá nhân.

Theo kết quả xác minh của Ủy ban kiểm tra huyện ủy Hậu Lộc, năm 2001, ông Nguyễn Văn Luật được Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa cấp bằng Trung cấp hành chính. Tuy nhiên, điều lạ là ông Luật có bằng Trung cấp chính trị khi chưa có bằng tốt nghiệp THPT.
Giấy chứng nhận vào Bổ túc văn hóa của ông Luật năm 2001.
Giấy chứng nhận vào Bổ túc văn hóa của ông Luật năm 2001.
Để hợp thức hóa văn bằng, năm 2002 ông Luật mới đăng ký học và tốt nghiệp hệ bổ túc văn hóa tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Triệu Sơn. Ngoài ra, khi ứng cử vào chức đại biểu Hội đồng nhân dân xã Tuy Lộc khóa 16 (1999-2004), ông Luật cũng kê khai không trung thực về trình độ học vấn.
Ngoài ra, Ủy ban kiểm tra Huyện ủy còn phát hiện ông Luật kê khai tài sản thiếu trung thực, không đưa phần trang trại chăn nuôi vào bản kê khai hàng năm.
Trong thời gian giữ chức Chánh thanh tra huyện ủy, ông Luật để nội bộ đơn vị xảy ra mâu thuẫn kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của cá nhân và tập thể.
Trong đợt rà soát hệ thống văn bằng của cán bộ, công chức cấp xã cuối năm 2014, ngành chức năng huyện Hậu Lộc đã kiểm tra 694 hồ sơ, phát hiện 158 hồ sơ “có vấn đề” cần xem xét lại. Những lỗi thường gặp là tẩy xóa thông tin, ngày tháng năm sinh trong bằng cấp không khớp với hồ sơ bảo hiểm…
Qua đó, Huyện ủy Hậu Lộc đã tiến hành xử lý, cách chức một số cán bộ có hành vi gian lận bằng cấp. Riêng trường hợp ông Nguyễn Văn Luật, Huyện ủy Hậu Lộc đã thi hành hình thức kỷ luật Cảnh cáo về mặt Đảng, đồng thời, ông Luật sẽ được điều chuyển sang vị trí công tác khác.
Thứ Tư, 11/03/2015 - 19:00 
Duy Tuyên

Hải quân TQ đừng mơ cướp địa vị bá chủ của Mỹ

(Baodatviet) - Chuyên gia Nga cho rằng, dù cố gắng thế nào, hải quân Trung Quốc có mất thêm mấy chục năm nữa cũng không đuổi kịp thực lực của hải quân Mỹ.

Theo chuyên gia quân sự Vasily Kashin của Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga, hải quân Trung Quốc hiện đã có khả năng “ngăn chặn” hải quân Mỹ trong phạm vi một khu vực nhất định, tại những thời điểm nhất định, nhưng vẫn còn kém hải quân Mỹ một khoảng cách rất xa.
Theo chuyên gia quân sự Vasily Kashin của Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga, hải quân Trung Quốc hiện đã có khả năng “ngăn chặn” hải quân Mỹ trong phạm vi một khu vực nhất định, tại những thời điểm nhất định, nhưng vẫn còn kém hải quân Mỹ một khoảng cách rất xa.
Quan phân tích cơ cấu tổ chức, biên chế, thực lực vũ khí trang bị hiện có và tố chất con người, ông Kashin nhận định “dù có mất thêm vài chục năm nữa, hải quân Trung Quốc vẫn không thể đuổi kịp hải quân Mỹ nên không thể cạnh tranh địa vị bá chủ của Mỹ”.
Quan phân tích cơ cấu tổ chức, biên chế, thực lực vũ khí trang bị hiện có và tố chất con người, ông Kashin nhận định “dù có mất thêm vài chục năm nữa, hải quân Trung Quốc vẫn không thể đuổi kịp hải quân Mỹ nên không thể cạnh tranh địa vị bá chủ của Mỹ”.
Tại Hội nghị lần thứ 3, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 12, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã phát biểu: “Chúng ta là một cường quốc biển nên cần có quy hoạch chiến lược hải dương; đẩy mạnh phát triển kinh tế biển; giải quyết ổn thỏa những tranh chấp trên biển; giữ gìn môi trường sinh thái đại dương…”.
Tại Hội nghị lần thứ 3, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 12, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã phát biểu: “Chúng ta là một cường quốc biển nên cần có quy hoạch chiến lược hải dương; đẩy mạnh phát triển kinh tế biển; giải quyết ổn thỏa những tranh chấp trên biển; giữ gìn môi trường sinh thái đại dương…”.
Ông Lý còn nhấn mạnh, Trung Quốc còn phải nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật hải dương, tăng cường công tác quản lý tổng hợp hải dương, kiên quyết bảo vệ quyền lợi hải dương hợp pháp; tích cực mở rộng hợp tác hải dương song phương và đa phương để vươn tới mục đích là cường quốc biển hàng đầu.
Ông Lý còn nhấn mạnh, Trung Quốc còn phải nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật hải dương, tăng cường công tác quản lý tổng hợp hải dương, kiên quyết bảo vệ quyền lợi hải dương hợp pháp; tích cực mở rộng hợp tác hải dương song phương và đa phương để vươn tới mục đích là cường quốc biển hàng đầu.
Ông Kashin nhận định, hiện hải quân Trung Quốc đã có thể đối chọi với hải quân Mỹ trong vành đai của “Chuỗi đảo thứ nhất” và một phần của “Chuỗi đảo thứ hai” nhưng để tranh giành quyền bá chủ ở châu Á-Thái Bình Dương với Washington thì vài chục năm sau Bắc Kinh cũng không làm được.
Ông Kashin nhận định, hiện hải quân Trung Quốc đã có thể đối chọi với hải quân Mỹ trong vành đai của “Chuỗi đảo thứ nhất” và một phần của “Chuỗi đảo thứ hai” nhưng để tranh giành quyền bá chủ ở châu Á-Thái Bình Dương với Washington thì vài chục năm sau Bắc Kinh cũng không làm được.
Vị chuyên gia Nga còn nhận xét, tiềm lực khoa học kỹ thuật của của ngành công nghiệp đóng tàu (cả quân sự và dân sự) của Trung Quốc đang phát triển rất nhanh, hiện nước này đang nỗ lực phát triển một thế hệ trang bị tiên tiến để “làm mới” các hạm đội hải quân.
Vị chuyên gia Nga còn nhận xét, tiềm lực khoa học kỹ thuật của của ngành công nghiệp đóng tàu (cả quân sự và dân sự) của Trung Quốc đang phát triển rất nhanh, hiện nước này đang nỗ lực phát triển một thế hệ trang bị tiên tiến để “làm mới” các hạm đội hải quân.
Hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc đã nỗ lực nhập khẩu công nghệ hiện đại của các quốc gia phương Tây, đặc biệt là từ Nga, đồng thời dùng tình báo để “ăn cắp” kỹ thuật quân sự của các quốc gia tiên tiến để nâng cao trình động công nghệ quân sự nước mình.
Hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc đã nỗ lực nhập khẩu công nghệ hiện đại của các quốc gia phương Tây, đặc biệt là từ Nga, đồng thời dùng tình báo để “ăn cắp” kỹ thuật quân sự của các quốc gia tiên tiến để nâng cao trình động công nghệ quân sự nước mình.
Hiện nay, trình độ công nghệ hải quân của Trung Quốc đã được nâng lên tầm cỡ thế giới nhưng vẫn còn một khoảng cách rất xa với các quốc gia hàng đầu như Nga, Mỹ, Pháp…bởi Bắc Kinh không có nền tảng cơ bản, khả năng sao chép đã hạn chế những sáng tạo mới về công nghệ.
Hiện nay, trình độ công nghệ hải quân của Trung Quốc đã được nâng lên tầm cỡ thế giới nhưng vẫn còn một khoảng cách rất xa với các quốc gia hàng đầu như Nga, Mỹ, Pháp…bởi Bắc Kinh không có nền tảng cơ bản, khả năng sao chép đã hạn chế những sáng tạo mới về công nghệ.
Hiện nay, Trung Quốc đang chế tạo hàng loạt loại tàu mặt nước mới như tàu khu trục Type 052C, Type 052D, tàu hộ vệ hạng nặng Type 054A, tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056; các loại tàu ngầm hạt nhân thuộc Type 093, 094, tàu ngầm thông thường Type 041…
Hiện nay, Trung Quốc đang chế tạo hàng loạt loại tàu mặt nước mới như tàu khu trục Type 052C, Type 052D, tàu hộ vệ hạng nặng Type 054A, tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056; các loại tàu ngầm hạt nhân thuộc Type 093, 094, tàu ngầm thông thường Type 041…
Ngoài ra, Trung Quốc đang nỗ lực chế tạo hàng loạt loại tàu hỗ trợ bảo đảm tác chiến như tàu vận tải đổ bộ hạng nặng Type 071 (4 chiếc), tàu vận tải tổng hợp lớp Phúc Trì cùng hàng loạt tàu săn ngầm, tàu rà quét lôi, tàu trinh sát điện tử…, khiến số lượng tàu tác chiến và bảo đảm Trung Quốc tăng lên chóng mặt.
Ngoài ra, Trung Quốc đang nỗ lực chế tạo hàng loạt loại tàu hỗ trợ bảo đảm tác chiến như tàu vận tải đổ bộ hạng nặng Type 071 (4 chiếc), tàu vận tải tổng hợp lớp Phúc Trì cùng hàng loạt tàu săn ngầm, tàu rà quét lôi, tàu trinh sát điện tử…, khiến số lượng tàu tác chiến và bảo đảm Trung Quốc tăng lên chóng mặt.
Tuy nhiên, vị chuyên gia Nga nhận định, các chiến hạm Trung Quốc hiện mới chỉ đứng hạng trung bình về công nghệ, chủ yếu thiết kế kiểu truyền thống, không có đột phá trong thiết kế và các tiêu chuẩn kỹ thuật, xét về khả năng tổng hợp vẫn còn thua xa Nga chứ đứng nói đến Mỹ.
Tuy nhiên, vị chuyên gia Nga nhận định, các chiến hạm Trung Quốc hiện mới chỉ đứng hạng trung bình về công nghệ, chủ yếu thiết kế kiểu truyền thống, không có đột phá trong thiết kế và các tiêu chuẩn kỹ thuật, xét về khả năng tổng hợp vẫn còn thua xa Nga chứ đứng nói đến Mỹ.
Hiện nay, hải quân Hoa Kỳ đang và sẽ đứng số 1 thế giới trong ít nhất là nửa thế kỷ nữa. Hải quân nước này đứng đầu thế giới nhưng không phải do số lượng đông đảo nhất mà vấn đề cơ bản là họ luôn có những thiết kế và công nghệ vượt trội, đi trước thời đại, mà rất lâu sau vẫn không có nước nào theo kịp.
Hiện nay, hải quân Hoa Kỳ đang và sẽ đứng số 1 thế giới trong ít nhất là nửa thế kỷ nữa. Hải quân nước này đứng đầu thế giới nhưng không phải do số lượng đông đảo nhất mà vấn đề cơ bản là họ luôn có những thiết kế và công nghệ vượt trội, đi trước thời đại, mà rất lâu sau vẫn không có nước nào theo kịp.
Ví dụ như siêu tàu sân bay lớp Nimitz, tàu đổ bộ tấn công lớp LHA-6 America, lớp Wasp; khu trục hạm lớp Airleigh Burker; tuần dương hạm lớp Ticonderoga; tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio; tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia, lớp Los Angeles … đều xứng đáng đứng đầu thế giới.
Ví dụ như siêu tàu sân bay lớp Nimitz, tàu đổ bộ tấn công lớp LHA-6 America, lớp Wasp; khu trục hạm lớp Airleigh Burker; tuần dương hạm lớp Ticonderoga; tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio; tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia, lớp Los Angeles … đều xứng đáng đứng đầu thế giới.
Đặc biệt là Mỹ luôn đi đầu về những ý tưởng mới. Những thiết kế siêu tàu sân bay lớp Ford, siêu khu trục hạm DDG-1000 lớp Zumwalt, tàu tác chiến ven bờ lớp LCS-2 Independence… là sự độc nhất vô nhị trên thế giới, những công nghệ tiên phong trên hạm như pháo quỹ đạo điện từ, pháo laser…, các quốc gia khác còn lâu mới đuổi kịp.
Đặc biệt là Mỹ luôn đi đầu về những ý tưởng mới. Những thiết kế siêu tàu sân bay lớp Ford, siêu khu trục hạm DDG-1000 lớp Zumwalt, tàu tác chiến ven bờ lớp LCS-2 Independence… là sự độc nhất vô nhị trên thế giới, những công nghệ tiên phong trên hạm như pháo quỹ đạo điện từ, pháo laser…, các quốc gia khác còn lâu mới đuổi kịp.
Bởi vậy, dù công nghệ đóng tàu của Bắc Kinh có tiến bộ nhanh đến đâu, số lượng chiến hạm nhiều đến bao nhiêu thì trong vài chục năm nữa, hải quân Trung Quốc cũng không thể cạnh tranh được địa vị bá chủ, mà chỉ miễn cưỡng có thể cân bằng lực lượng với lực lượng hải quân Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Phóng to
Bởi vậy, dù công nghệ đóng tàu của Bắc Kinh có tiến bộ nhanh đến đâu, số lượng chiến hạm nhiều đến bao nhiêu thì trong vài chục năm nữa, hải quân Trung Quốc cũng không thể cạnh tranh được địa vị bá chủ, mà chỉ miễn cưỡng có thể cân bằng lực lượng với lực lượng hải quân Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.
Thứ Tư, 11/03/2015 08:04
Thiên Nam

Bữa ăn cá thối và lũ trẻ đánh hội đồng bạn học

(Baodatviet) - Một công ty cung cấp thức ăn bán thịt, cá thối vào trường học. Một lũ trẻ lớp 7 đánh hội đồng bạn học. Hai câu chuyện buồn...

a
Cá điêu hồng thối được ướp hóa chất chở vào bếp ăn trường học.
Dư luận từ hôm qua đến nay đang xôn xao bởi hai câu chuyện liên quan đến trường học. Thứ nhất, đó là câu chuyện về Công ty TNHH Phú Nhật Hào (phường Khánh Bình, TX.Tân Uyên, Bình Dương) chở 12 kg thịt heo đã thối rữa và 72 kg cá diêu hồng bốc mùi hôi thối đến Trường tiểu học Long Bình (xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng) định cung cấp cho bữa ăn của học sinh vào ngày 05/03.
Nếu không có phụ huynh học sinh phát hiện ra số thịt, cá hôi thối bốc mùi này, ngăn không cho chuyển vào bếp ăn của trường và yêu cầu cơ quan chức năng đến lấy mẫu xét nghiệm, tiêu hủy thì sự việc đã trót lọt.
Trên báo Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Mỹ Lệ- Trưởng phòng GD-ĐT huyện Bàu Bàng (Bình Dương) nói: “Thịt cá bị chảy nước vàng, bốc mùi chẳng qua là không được tươi sống, không đạt chất lượng thì đổi lại thôi, chuyện bình thường mà!”.
Bà Lệ nói thêm: “Hàng người ta nhập vào không đạt chất lượng thì trả lại, người ta vẫn ăn bình thường mà, không có sự cố gì đâu…”.
Trên một bản tin phát trên sóng VTV1, nháo nhác là cảnh cha mẹ học sinh đến đón con về nhà ăn trưa. Một bà mẹ cho biết: “Nhà tôi cách trường hàng chục cây số nhưng vẫn phải đón con về, chúng tôi đóng tiền ăn cho con mà không ngờ nhà trường cho con ăn thịt thối”.
Một phụ huynh khác kể thêm: “Con tôi hôm qua về nói chuyện, ba ơi, hôm nay trường cho con ăn món thịt gà chiên, mà sao thịt thối quá ba ạ. Tôi lại nghĩ trường này đạt chuẩn quốc gia không bao giờ có chuyện đó. Hôm nay mới biết có chuyện như vậy”.
Thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Hoàng nói: “Số 72 kg cá điêu hồng ươn đó, sau khi cơ quan test thì phát hiện có tẩm ướp hóa chất. Nhà trường đã đóng cửa nhà ăn và ngừng hợp đồng với nhà cung cấp”.
Một câu chuyện khác cũng gây xôn xao không kém, đó là ngày 10/03, trên mạng lan truyền một clip bạo hành học đường tại Trà Vinh. Một nữ sinh lớp 7 trường THCS Lý Tự Trọng, TP Trà Vinh, mặc đồng phục, đeo khăn quàng đỏ bị các bạn đánh hội đồng.
a
Học sinh lớp 7 đánh hội đồng bạn (ảnh cắt từ clip)
Với tư cách là một phụ huynh có con nhỏ đang đi học, tôi phải cố gắng hết sức mới dám xem clip kinh hoàng đó. Bé gái đang ngồi trên ghế, trong một góc lớp, những học sinh khác nhảy lên đánh em, đạp em, giật tóc, liên tục ném ghế nhựa vào đầu em, dùng ghế đập vào đầu.
Rất đông học sinh khác đứng xem bạn mình bị đánh hội đồng, nhưng không em nào vào can ngăn để cứu bạn.
Kinh khủng. Chắc cảnh tượng “đại bàng” xử các tù nhân khác trong tù cũng chỉ dã man đến thế mà thôi. Người cha người mẹ nào có con đang đi học mà chẳng không sốc đến nghẹn thở khi trông thấy cảnh tượng đó?
Nhà trường cho biết, vụ đánh nhau này xảy ra từ tháng 1, nhưng đến chiều 9-3 mới bị tung lên mạng, nên mới vỡ lở ra.
Xin quý bạn đọc hãy cùng tôi trả lời câu hỏi: Hai vụ việc này liệu có liên quan gì đến nhau? Một chuyện xảy ra ở Bình Dương. Một chuyện xảy ra ở Trà Vinh. Một vụ thực phẩm thối, một vụ bạo hành?
Tưởng không liên quan, nhưng hóa ra chúng lại liên quan đến nhau rất mật thiết đấy phải không thưa bạn đọc?
Khi người ta sẵn sàng mang thịt thối cá ôi tẩm ướp hóa chất vào trường học để chế biến thành món ăn cho trẻ ăn, thì bọn trẻ đánh hội đồng bạn học như kiểu giang hồ đầu gấu đầu mèo trong lớp cũng là chuyện “bình thường như cân đường hộp sữa”.
Bà Trưởng phòng GD- ĐT huyện Bàu Bàng trả lời: Thịt cá ôi không đạt chất lượng thì đổi lại thôi, chuyện bình thường có gì đâu. Còn sẽ liệu có ai đó ở Trà Vinh trả lời: Lũ trẻ đánh nhau trong lớp cũng là thường thôi, đánh không gây thương tích là được.
Thế đấy. Chúng ta đang sống ở trong thời kỳ mà mọi chuyện bất thường đều trở thành bình thường. Chúng ta đang sống trong một xã hội phần lớn mọi người đang lừa nhau để sống.
Công ty cung cấp thức ăn tuồn thịt thối cá ươn ướp hóa chất vào các bếp tập thể, nhà trường bán bữa ăn thịt thối cho học sinh. CSGT “bẫy” người vi phạm luật giao thông để kiếm “tờ rơi quảng cáo”.
Người nông dân bán thực phẩm có hóa chất trừ sâu cho người tiêu dùng. Người công nhân ăn bớt nguyên liệu. Công chức “cò quay” dân để ra tiền “bôi trơn”. Quan chức ngang nhiên ăn tiền phần trăm từ dự án ngàn tỷ.
Trong cái chuỗi bất thường ấy, chúng ta- những người lớn lại dám đòi hỏi trẻ con phải biết đối xử tử tế, nhân nghĩa, trung thực, đúng đạo lý với nhau được không? Chúng ta còn mặt mũi nào để yêu cầu và lên mặt dạy dỗ chúng điều đó?
Hãy nhìn cách bọn trẻ đang đối xử với nhau trong trường học để sửa lại mình trước khi quá muộn, hỡi những người lớn ạ.
Chúng ta đã không đem đến cho chúng một xã hội lương thiện, tử tế, đầy tình nhân ái và tôn trọng con người. Thầy cô bắt chúng phơi nắng vì cha mẹ chúng nghèo chưa kịp đóng tiền mua bảo hiểm, vậy mà lại dạy bảo chúng phải thương người như thể thương thân được sao?
Sự dối trá, lừa lọc, sẵn sàng hãm hại nhau vì đồng tiền, vì mối lợi một khi đã tràn ngập xã hội và hủy hoại mối quan hệ giữa người với người, thì đừng mong sẽ có một tương lai với những thế hệ biết sống tử tế.
Vì thế, nhìn lũ trẻ đánh nhau như gấu chó trong trường học, những người lớn nào sẽ thấy xấu hổ và xót xa?
  • Mi An


Xin lỗi dân rồi cứ như thế này sao?

(PLO)- Nhiều đoạn đường đang thi công trên quốc lộ 14, qua các huyện Bù Đăng, Bù Đốp... của tỉnh Bình Phước đang gây ra cảnh khói bụi mịt mùng.
 Rất nhiều nhà dân và quán xá hai bên đường gần như bị nhuộm thành màu vàng quạch. Đa số hàng quán phải đóng cửa...
Tại những đoạn đang thi công, đơn vị thi công có lắp các biển xin lỗi vì đã làm phiền người dân. Người dân khu vực này cho biết tình cảnh khói bụi đã diễn ra nhiều tháng nay. Cuộc sống của họ đã bị ảnh hưởng rất lớn nhưng họ đành cam chịu vì cũng mong có một con đường mới. Họ rất muốn các đơn vị thi công sớm hoàn thành công trình chứ cứ kéo dài tình trạng này thì chỉ... chết dân.
Dưới đây là một số hình ảnh con đường giăng đầy bụi:
 

 

 
 Thứ Tư, ngày 11/3/2015 - 12:39

Cháy bãi rác, dân ngạt thở

* Cháy bãi lau, sậy ở dự án Sing - Việt 
(TNO) Vào khoảng 13 giờ ngày 11.3, tại bãi đất trống thuộc số nhà 50/3B, tổ 1, khu phố, phường Thống Nhất, TP.Biên Hòa, (Đồng Nai) xảy ra một vụ cháy bãi rác.
Cháy bãi rác, dân ngạt thở - ảnh 1Cháy bãi rác, dân ngạt thở - ảnh 1Hiện trường vụ cháy - Ảnh: Lê Lâm
Do bãi rác có nhiều bọc ni-lông nên khói bốc mù mịt, gây gạt thở khó chịu cho những hộ dân xung quanh.
Nhận được tin báo lực lượng Cảnh sát PCCC Đồng Nai đã huy động hai xe cứu hỏa cùng hàng chục cán bộ chiến sỹ xuống hiện trường dập lửa.
Khoảng 30 phút sau, đám cháy cơ bản được khống chế. Tuy nhiên lửa vẫn còn âm ỉ. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do dân dốt rác dẫn đến cháy to không dập được.
Trước đó vào khoàng 14 giờ 30 phút ngày 12.2, một bãi cỏ khô và rác thải rộng khoảng 2ha ở khu phố 3, phường.Trảng Dài, TP.Biên Hòa (Đồng Nai) đột ngột bốc cháy khiến người dân xung quanh hốt hoảng. Lực lượng Cảnh sát PCCC Đồng Nai đã phải huy động 5 xe chuyên dụng và gần 50 chiến sĩ tới hiện trường đến ứng cứu.
* Trưa 11.3, trung tá Hồ Công Bình Phó Phòng Cảnh sát PCCC huyện Bình Chánh, Cảnh sát PCCC TP.HCM, cho biết đơn vị này đã chữa cháy kịp thời vụ cháy xảy ra tại khu đất dự án Sing - Việt (đường Trần Đại Nghĩa, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh) vào đêm 10.3.
Theo đó, khoảng 18 giờ ngày 10.3, Phòng cảnh sát PCCC huyện Bình Chánh nhận tin báo cháy cỏ tại khu vực nói trên. Cảnh sát PCCC huyện Bình Chánh đã điều 2 xe cháy, 4 máy bơm và 40 cán bộ chiến sĩ đến hiện trường ứng cứu.
Sau gần 2 giờ đồng hồ, ngọn lửa được khống chế và dập tắt hoàn toàn.
Trung tá Bình cho biết ngọn lửa phát ra từ dự án Sing - Việt, sau đó cháy lan. Do vào mùa khô nên ngọn lửa lan nhanh. Diện tích cháy ước tính khoảng 10 hecta lau sậy và cỏ khô trong khu dự án, chứ không phải là "cháy rừng" như thông tin ban đầu.
Cháy lớn tại khu đất dự án, đe dọa người dân sống xung quanh 1Cháy lớn tại khu đất dự án, đe dọa người dân sống xung quanh 1Lực lượng chữa cháy triển khai đội hình để dập lửa- Ảnh: Mã Phong
Cháy lớn tại khu đất dự án, đe dọa người dân sống xung quanh 2Cháy lớn tại khu đất dự án, đe dọa người dân sống xung quanh 2Ngọn lửa bốc cháy trong đêm - Ảnh: Mã Phong
11/03/2015 16:19Lê Lâm - Công Nguyên

Vợ hoảng loạn thấy chồng chết trong tư thế treo cổ

Thấy tiếng kêu thất thanh tại tòa nhà ba tầng liền kề, hàng xóm chạy sang thì thấy cảnh tượng người phụ nữ la ó trước thi thể chồng chết trong tư thế treo cổ.
Ngôi nhà xảy ra vụ việc.Ngôi nhà xảy ra vụ việc.
Vụ việc nói trên xảy ra khoảng 9h15 ngày 11/3 tại đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường An Tây, thành phố Huế.

Tại sân thượng ngôi nhà 3 tầng, nạn nhân được xác định là Võ Thanh P. (35 tuổi, trú phường An Tây, TP Huế). Vào thời điểm trên, Anh P. được vợ phát hiện chết trong tư thế treo cổ, cơ thể tím tái ở sân thượng nhà mình.
“Khi nghe tiếng kêu thất thanh, tôi cùng mọi người chạy sang nhà anh P. xem có chuyện gì. Khi đến nơi, chúng tôi bất ngờ nhìn thấy anh P. đã chết trong tư thế treo cổ trên sân thượng, bà S. (vợ nạn nhân) trong tâm trạng hoảng loạn”, ông Nguyễn Hữu Dùng, 54 tuổi, sống cạnh hiện trường vụ việc cho hay.

Theo tìm hiểu, vợ chồng anh P. mở quầy Photocopy tại nhà. Thời gian gần đây, anh P. có biểu hiện buồn rầu, ít nói chuyện và không muốn chia sẻ với ai.
Sau khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng CA phường An Tây, CA TP Huế đã có mặt tại hiện trường, khám nghiệm tử thi và điều tra nguyên nhân vụ việc.
Thứ Tư, ngày 11/3/2015 - 18:48
Theo TPO

Mỹ yêu cầu VN ngừng hỗ trợ tiếp liệu cho máy bay ném bom Nga

Reuters
Theo VOA-12.03.2015
Tướng Vincent Brooks, Tư lệnh Lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương.
Tướng Vincent Brooks, Tư lệnh Lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ đã yêu cầu Việt Nam ngừng cho phép Nga sử dụng căn cứ trước đây của Mỹ ở Vịnh Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho máy bay có khả năng ném bom hạt nhân của Nga đang phô trương sức mạnh trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ không muốn nêu danh tính nói rằng Washington tôn trọng quyền của Hà Nội ký kết những thỏa thuận với các nước khác, và đã hối thúc giới chức Việt Nam bảo đảm rằng Nga không thể sử dụng khả năng tiếp cận Vịnh Cam Ranh để thực hiện những hoạt động có thể gây căng thẳng trong khu vực.

Reuters cho biết chính phủ Việt Nam chưa đưa ra phản hồi ngay lập lức bình luận về yêu cầu này từ phía Mỹ.

Quan chức Mỹ này nói rằng những máy bay ném bom của Nga đã tăng cường những chuyến bay trong một khu vực vốn đã đầy căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản, một đồng minh của Mỹ, và những nước Đông Nam Á.

Tướng Vincent Brooks, Tư lệnh Lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương, nói với Reuters rằng những máy bay của Nga đã thực hiện những chuyến bay "khiêu khích," trong đó có những chuyến bay quanh lãnh thổ Guam của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, nơi Mỹ đặt một căn cứ không quân lớn.

Tư lệnh lực lượng không quân của Mỹ ở Thái Bình Dương tháng 5 năm ngoái nói rằng sự can thiệp của Nga tại Ukraine theo sau bởi một sự gia tăng đáng kể trong hoạt động trên không của Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương để phô trương sức mạnh và để thu thập thông tin tình báo.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết vào ngày 4 tháng 1 vừa qua rằng máy bay chở dầu Il-78 đã sử dụng Vịnh Cam Ranh vào năm 2014, tạo điều kiện cho việc tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến lược TU-95 có khả năng ném bom hạt nhân, một phát biểu cũng được truyền thông nhà nước Việt Nam loan tải.

Việt Nam, dù đang tìm cách thắt chặt quan hệ với Mỹ trước những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, vẫn thân thiết với Nga trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng và năng lượng.

Sự việc này cho thấy vị thế phức tạp của Hà Nội trong một cuộc đối đầu địa chính trị giữa một bên là Trung Quốc và Nga và một bên là Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á khác.

Sự thay đổi trong cán cân quyền lực tại Việt Nam

Nguyễn Hưng Quốc
Theo VOA-10.03.2015


Mới đây, trên tờ East Asia Forum ngày 5 tháng 3, Lê Hồng Hiệp, chuyên viên nghiên cứu tại Institute of Southeast Asia Studies, có một bài viết khá hay về sự thay đổi trong cán cân quyền lực trong hệ thống chính trị tại Việt Nam.

Theo Lê Hồng Hiệp, trước đây, quyền lực chính trị tại Việt Nam chủ yếu nằm trong tay một cá nhân (Hồ Chí Minh và/hoặc Lê Duẩn), sau, chuyển sang Bộ Chính trị (dưới thời các Tổng Bí thư từ Trường Chinh đến Nông Đức Mạnh), và gần đây, chuyển sang Ban Chấp hành Trung ương đảng.

Có mấy bằng chứng cho thấy sự thay đổi này: Một, vào tháng 10, 2012, khi Bộ Chính trị định kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng vì những thất bại của ông trong lãnh vực kinh tế, Ban Chấp hành Trung ương đã bác bỏ, cuối cùng, Nguyễn Tấn Dũng được xem là vô tội. Hai, vào tháng 3, 2013, khi Nguyễn Phú Trọng đề cử Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã lại bác bỏ và, thay vào đó, bầu hai người khác, Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân. Và ba, vào tháng 1, 2015, lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương đã bỏ phiếu tín nhiệm các uỷ viên trong Bộ Chính trị. Kết quả cuộc bầu cử, cho đến nay, vẫn không được công bố chính thức, tuy nhiên, theo trang blog Chân dung Quyền lực, ở đó, Nguyễn Tấn Dũng được nhiều phiếu tín nhiệm cao nhất (152 phiếu), trên Trương Tấn Sang (149 phiếu), và cao hơn hẳn Nguyễn Phú Trọng, đứng hạng thứ 8, với 135 phiếu.

Với các sự kiện ấy, Lê Hồng Hiệp cho rằng, nếu xem cấu trúc quyền lực trong hệ thống chính trị tại Việt Nam như một hình tam giác thì ở trên cùng là Ban Chấp hành Trung ương, dưới một chút là Bộ Chính trị, và dưới nữa là Tổng Bí thư. Cấu trúc này không thể hiện xu hướng dân chủ tại Việt Nam, bởi vì, thay đổi theo cách nào, mọi quyền lực cũng đều nằm trong tay đảng Cộng sản. Tuy nhiên, nó thể hiện được cán cân quyền lực trong nội bộ đảng. Điều này đã có nhiều người nhận ra: trong lịch đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam, chưa có Tổng Bí thư nào bất lực như Nguyễn Phú Trọng, đồng thời cũng chưa có một Thủ tướng nào có nhiều quyền lực như Nguyễn Tấn Dũng.

Có thể nói, sự thay đổi đột biến trong cán cân quyền lực của Ban Chấp hành Trung ương gắn liền với sự lớn mạnh trong vai trò Thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh hưởng của Nguyễn Tấn Dũng đối với Ban Chấp hành Trung ương lớn hơn hẳn các ảnh hưởng của Nguyễn Phú Trọng hoặc Trương Tấn Sang. Có hai lý do chính. Thứ nhất, hầu hết các thành viên trong Ban Chấp hành Trung ương là các cán bộ lãnh đạo địa phương hoặc trong guồng máy hành chính trung ương: ở cả hai nơi, quyền bổ nhiệm cũng như quyền phân phối ngân sách đều chủ yếu nằm trong tay Nguyễn Tấn Dũng. Thứ hai, Nguyễn Tấn Dũng cũng có quan hệ chặt chẽ với cả Bộ Quốc phòng lẫn Bộ Công an, nơi trước đây ông từng lãnh đạo, mà hai bộ này chiếm đến 15 phần trăm tổng số uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương đảng.

Với ảnh hưởng to lớn trên Ban chấp hành Trung ương như vậy, khả năng Nguyễn Tấn Dũng trở thành Tổng Bí thư trong kỳ đại hội đảng vào năm 2016 tới không phải là xa vời hay bất khả. Nếu Nguyễn Tấn Dũng trở thành Tổng Bí thư, một trong những phó Thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng hiện nay sẽ lên làm Thủ tướng. Lúc ấy, cán cân quyền lực, theo tôi, lại quay ngược lại thời trước: Tổng Bí thư sẽ có quyền lực cao nhất. Tuy nhiên, dù cao đến mấy, quyền lực của Tổng Bí thư cũng sẽ không cao bằng Hồ Chí Minh hay Lê Duẫn thời trước vì họ phải lệ thuộc vào sự ủng hộ của mấy trăm người trong Ban Chấp hành Trung ương đảng. Nhưng dù sao lúc ấy Tổng Bí thư cũng sẽ có quyền lực hơn hẳn Nguyễn Phú Trọng hiện nay.

Vấn đề là: những sự thay đổi về cán cân quyền lực cũng như cấu trúc quyền lực như vậy có lợi hay có hại cho đất nước?

Câu trả lời, theo tôi, là vừa lợi vừa hại.

Hại, trước hết, vì quyền lực của đảng trên quyền lực của Thủ tướng, tức trên bộ máy hành chánh, càng lớn, xu hướng độc tài càng có nguy cơ phát triển mạnh. Đó là những gì đã xảy ra và đã kéo dài trong nhiều thập niên dưới quyền của Lê Duẩn, ở đó, các thủ tướng, kể cả Phạm Văn Đồng, đều là những con rối trong tay Tổng Bí thư và Bộ Chính trị, chứ không có một quyền lực gì cả.

Hại nữa vì nó tiếp tục duy trì thế đứng của đảng như một thứ siêu quyền lực, đứng trên và đứng ngoài luật pháp, ở đó, mọi ước mơ thay đổi và dân chủ hoá đều dễ dàng bị dập tắt.

Tuy nhiên, khi quyền lực nằm hẳn trong tay một người, và nếu người đó có óc cấp tiến, có ý muốn thay đổi theo hướng dân chủ hoá thì ý muốn ấy rất dễ biến thành hiện thực. Nó khác với tình trạng hiện nay khi quyền lực bị phân tán, người này chỉ đứng trên người kia một chút, làm bất cứ điều gì người ta cũng phải nhân nhượng và thoả hiệp với nhau, cuối cùng, không có một chính sách tiến bộ hay mạnh mẽ nào có thể thực hiện được cả.

Theo tôi, ở Việt Nam hiện nay, có hai điều cần nhất: Một là dân chủ hoá; và hai là, một nhà lãnh đạo thực sự mạnh. Không có nhà lãnh đạo mạnh, sẽ không có gì thay đổi cả.

Tuy nhiên, như đã nói, đất nước chỉ thực sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, nếu, và chỉ nếu, nhà lãnh đạo mạnh ấy cũng đồng thời là một người sáng suốt, có quyết tâm xây dựng đất nước và theo đuổi làn sóng dân chủ hoá. Liệu Nguyễn Tấn Dũng có phải là một người như thế?

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Trung Quốc lên án nhà ngoại giao Việt Nam

Theo VOA-11.03.2015
Tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN Lê Lương Minh.
Tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN Lê Lương Minh.
Chính quyền Bắc Kinh hôm nay đã tỏ ra tức giận về những lời phát biểu phản đối đường lưỡi bò 9 đoạn của ông Lê Lương Minh, hiện giữ chức Tổng thư ký ASEAN.

Trả lời tờ Manila Times tuần trước, nhà ngoại giao kỳ cựu của Việt Nam nói rằng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á phản đối chính sách sử dụng đường đứt đoạn để khẳng định chủ quyền trên biển Đông của Trung Quốc.

Ông Minh cũng nói thêm rằng sự hội nhập kinh tế của ASEAN sẽ bị ảnh hưởng bởi “bất kỳ sự thù nghịch hay xung đột” có thể bùng ra trên vùng biển tranh chấp.
 
Phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng Bắc Kinh luôn ủng hộ sự hội nhập kinh tế của ASEAN, nhưng hiệp hội này không phải là một trong các bên tranh chấp ở biển Đông.

“Ông Lê Lương Minh là Tổng thư ký ASEAN, và trong vấn đề biển Đông, đã nhiều lần có những phát biểu mang tính bè phái, không đúng thực tế hoặc không phù hợp với vị trí của ông”.

Phát ngôn viên của Trung Quốc nói thêm rằng điều đó “xa rời với vị trí trung lập của ASEAN, và làm tổn hại tới hình ảnh một tổ chức quốc tế khu vực của ASEAN”.

Ông Hồng nói thêm rằng vị tổng thư ký người Việt nên “bảo đảm rằng ASEAN tuân thủ các cam kết trung lập, và không sử dụng vị trí của mình cho mục đích riêng”.

Tới tối ngày 11/3, ông Lê Lương Minh chưa lên tiếng trước lời chỉ trích của phát ngôn viên Trung Quốc.

Việt Nam cũng chưa có tuyên bố nào đối với lời phát biểu mới đây của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, trong đó nói rằng các hành động bồi đắp của Trung Quốc ở biển Đông là “hợp pháp và chính đáng”.

Ông Vương nói rằng Bắc Kinh “không chấp nhận chỉ trích từ bất kỳ ai vì chúng tôi chỉ xây dựng các cơ sở trong sân nhà của mình”.

Một nhà nghiên cứu tại Australia từng nói với VOA Việt Ngữ rằng thái độ “khó lường” của chính quyền Bắc Kinh về vấn đề biển Đông đã gây ra một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á.

Trong khi đó, báo chí quốc tế dẫn lời các quan chức Trung Quốc xác nhận rằng nước này đang đóng một hàng không mẫu hạm thứ hai với hệ thống phóng cải tiến hơn.

Nguồn: Reuters, Manila Times, CNA

Hai người Việt mất tích ở Đại Tây Dương

VOA Tiếng Việt
11.03.2015
Tàu cá Đài Loan có tên Tường Phúc Xuân đã bị mất liên lạc trên vùng biển Nam Đại Tây Dương, trên đó có hai lao động Việt Nam.
Tàu cá Đài Loan có tên Tường Phúc Xuân đã bị mất liên lạc trên vùng biển Nam Đại Tây Dương, trên đó có hai lao động Việt Nam.

Một cơ quan quản lý lao động xuất khẩu của Việt Nam mới cho biết hai thuyền viên người Việt làm việc trên một tàu cá của Đài Loan đã bị mất tích.

Họ là hai trong số hơn 40 người gồm nhiều quốc tịch khác nhau đã bị mất liên lạc nhiều ngày qua ngoài khơi Argentina.

Tin cho hay, Đài Loan đã yêu cầu hải quân Argentina và Liên minh Châu Âu hỗ trợ tìm kiếm chiếc tàu mất tích.

Bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng thông tin truyền thông của Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, cho VOA Việt Ngữ biết thêm chi tiết:

“Tàu cá Đài Loan có tên Tường Phúc Xuân đã bị mất liên lạc trên vùng biển Nam Đại Tây Dương, trên đó có hai lao động Việt Nam. Danh tính của hai thuyền viên, đấy là Trần Văn Cương, sinh năm 1987 ở xã Kỳ Hà, Kỳ Anh, Hà Tĩnh, và Nguyễn Văn Thuận sinh năm 1975 ở xã Nghi Thiết, Nghi Lộc, Nghệ An. Phía chủ tàu Đài Loan cho biết là tàu cá bị mất liên lạc từ sáng ngày 26/2/2015, nhưng chưa xác định được là tàu cá mất tích. Hiện nay phía Đài Loan, Trung Quốc, cũng đã thông tin cho các tàu cá khác đang tác nghiệp gần tàu cá Tường Phúc Xuân mất liên lạc để tăng cường tìm kiếm thông tin cho các cơ quan đại diện của Đài Loan tại khu vực để phối hợp và thực hiện các biện pháp phù hợp.”

Bà Hà cho biết thêm rằng có khoảng 15.000 thuyền viên Việt Nam hiện đang làm việc trên các tàu cá của nước ngoài ở nhiều nơi trên thế giới.

Tuy nhiên, thời gian qua có nhiều vụ lao động Việt Nam nhảy tàu khi làm việc trên các tàu nước ngoài.

Hồi tháng Một, lực lượng tuần duyên thành phố Cao Hùng đã bắt giữ người Việt Nam vì tìm cách vào Đài Loan trái phép bằng đường biển.

Tin cho hay, các ngư phủ đã nhảy khỏi một con tàu và sử dụng xuồng tự chế để vào Đài Loan khi cách cảng Cao Hùng khoảng 3 hải lý.

Khi thấy những người đàn ông này không bị tai nạn và ngã xuống biển như nghi ngờ ban đầu, lực lượng tuần duyên Đài Loan đã đưa họ lên bờ để thẩm vấn.

Các ngư dân khai rằng họ tìm cách bơi vào bờ với hy vọng sẽ kiếm thêm tiền vì làm việc trên tàu cá vất vả mà lại được trả ít tiền.

4 người này sau đó đã bị bắt giữ vì bị coi là vi phạm các luật nhập cư của Đài Bắc.

Theo báo chí Đài Loan, 4 người đàn ông Việt Nam trước đó làm việc cho một tàu đánh cá đăng ký hoạt động tại quốc đảo Vanuatu ở Nam Thái Bình Dương.

Đây không phải là lần đầu tiên có tin về việc người Việt Nam nhảy tàu để tìm cách vào một quốc gia nào đó một cách trái phép.

Các ngư dân khai rằng họ tìm cách bơi vào bờ với hy vọng sẽ kiếm thêm tiền vì làm việc trên tàu cá vất vả mà lại được trả ít tiền. khi con tàu này cách lãnh thổ Nhật Bản chưa đầy 20 km. Sau đó lực lượng chức năng của Nhật đã tìm thấy một thi thể.

Giới hữu trách cho rằng những người nhảy tàu có thể tìm đường nhập cư vào Nhật Bản một cách trái phép.

Các hội đoàn 'kêu gọi dân chủ ở Việt Nam'

Theo BBC-4 giờ trước

Đảng Cộng sản Việt Nam không cho phép có đối lập chính trị
Gần 20 tổ chức, hội đoàn xã hội dân sự cùng gần 160 các nhà hoạt động dân chủ cho Việt Nam đã đồng đứng tên kêu gọi người dân Việt Nam trong và ngoài nước tham gia vào một cuộc vận động lớn để đòi dân chủ và nhân quyền.
Một nhân vật ký tên vào lời kêu gọi này nói anh mong muốn các lãnh đạo Đảng và Nhà nước ‘lắng nghe nguyện vọng của người dân’.

‘Nguy cơ hiểm nghèo’

Theo nội dung lời kêu gọi được đăng tải trên mạng thì đây là một cuộc vận động lớn cho dân chủ Việt Nam kéo dài trong suốt năm 2015 nhân dịp kỷ niệm tròn 40 năm ngày thống nhất đất nước và sắp diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 12.
Họ nói sau 40 năm Đảng Cộng sản thiết lập quyền cai trị trên toàn bộ đất nước Việt Nam, ‘đất nước phải đối diện với nguy cơ hiểm nghèo nhất, đe dọa sự tồn vong của dân tộc – đó là viễn cảnh Việt Nam bị thống trị toàn diện bởi Bắc Kinh’.
“Tình trạng đen tối này xảy ra khi người dân không có tự do, nhân quyền, đất nước không có dân chủ khiến nhân dân Việt Nam không thể chọn lựa những người lãnh đạo xứng đáng, một chính phủ có khả năng và tâm huyết để thực sự tranh đấu cho sự tồn vong của đất nước theo đúng nguyện vọng của đại đa số nhân dân,” lời kêu gọi viết.
Lời kêu gọi này đi kèm với một lá thư ngỏ gửi đến Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tố cáo về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam để mọi người tham gia ký tên.
Đứng tên trong lời kêu gọi này là một số hội đoàn dân sự như Diễn đàn Xã hội Dân sự, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo, Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam...

‘Bốn bước’

Cuộc vận động này, theo lời kêu gọi, bao gồm bốn bước.
Bước thứ nhất là thu thập chữ ký cho Thư ngỏ gửi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Mục tiêu là thu thập đủ 100.000 chữ ký ủng hộ trên trang nhanquyen2015.net.
Sau khi hoàn thành mục tiêu của bước thứ nhất, cuộc vận động sẽ chuyển sang bước thứ hai là ‘tổ chức tuyệt thực, thắp nến và nhiều hình thức tranh đấu khác’ đồng loạt ở nhiều nơi vào khoảng cuối tháng Năm để tranh đấu cho những tù nhân chính trị còn đang bị giam cầm trong nhà lao.
Bước thứ ba là ‘thành lập những ủy ban, phái đoàn để thực hiện những buổi gặp gỡ với các Đại sứ quán, các cơ quan nhân quyền, các dân biểu tại các nước’ với mục đích là vận động những quốc gia, tổ chức này gây sức ép với chính phủ Việt Nam để thả các tù nhân chính trị.
Đảng Cộng sản Việt Nam đang đứng trước nhiều sức ép của người dân

Bước cuối cùng là một cuộc tuần hành ‘từ trong ra ngoài nước’ vì ‘tự do, nhân quyền, toàn vẹn lãnh thổ’ vào ngày Quốc tế Nhân quyền tức ngày 10/12.

‘Việc đúng thì tham gia’

Trao đổi với BBC, anh Nguyễn Tiến Trung, một cựu tù nhân chính trị, xác nhận về phong trào này và việc anh ký tên vào lời kêu gọi.
“Tôi muốn đất nước có dân chủ thật sự,” anh Trung nói.
Anh cho biết với kinh nghiệm về sự đàn áp của chính quyền đối với các phong trào dân chủ thì ‘khó nói trước được’ phong trào có thành công hay không.
“Việc gì đúng thì mình tham gia thôi,” anh nói thêm và cho biết anh sẽ vận động bạn bè biết về những vấn đề của Việt Nam hiện nay để ‘mọi người hiểu và tham gia’ cuộc vận động.
Khi được hỏi về thời điểm diễn ra cuộc vận động, vốn rất nhạy cảm, anh Trung nói:
“Tôi muốn lên tiếng cùng với mọi người để các lãnh đạo Đảng Cộng sản lắng nghe nguyện vọng của người dân để từ đó thực hiện những chính sách đem đến dân chủ, công bằng, văn minh thật sự cho người dân chứ không phải chỉ là những lời nói suông như trước nay.”