Wednesday, December 18, 2013

Tàu vũ trụ Trung Quốc hạ cánh thành công xuống mặt trăng

(Dân trí) - Tàu vũ trụ của Trung Quốc ngày 14/12 đã thực hiện thành công cú hạ cánh mềm xuống mặt trăng lần đầu tiên kể từ năm 1976, trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới sau Mỹ và Liên Xô cũ làm điều được điều này, đánh dấu bước tiến lớn trong chương trình vũ trụ đầy tham vọng.



Xe tự hành Thỏ Ngọc di chuyển trên bề mặt mặt trăng.
Hãn tin Xinhua của Trung Quốc đưa tin, tàu Hàng Nga-3 bắt đầu hạ thấp xuống mặt trăng lúc 9 giờ tối ngày 14/12 giờ Bắc Kinh và đáp xuống một khu vực có tên gọi là Vịnh Cầu Vồng 11 phút sau đó, lúc 9h11.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã đồng loạt vỗ tay khi Hằng Nga-3 được nhìn thấy hạ cánh thành công xuống bề mặt mặt trăng thông qua các màn hình lớn tại trung tâm kiểm soát ở Bắc Kinh.
"Hằng Nga-3 đã tiến hành thành công cú hạ cánh nhẹ nhàng xuống mặt trăng. Điều này giúp Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 3 trên thế làm được điều đó", Viện khoa học Trung Quốc (CAS) viết trên trang chính thức của viện này trên mạng xã hội Sina Weibo.

Các nhà khoa học Trung Quốc vỗ tay khi Hằng Nga-2 đáp xuống mặt trăng thành công.
Vài giờ sau khi Hằng Nga-3 hạ cánh xuống mặt trăng, xe tự hành 6 bánh Yutu (Thỏ Ngọc) đã tách khỏi tàu đổ bộ vào sáng sớm nay giờ Bắc Kinh.
Theo Xinhua, Thỏ Ngọc đã xuống bề mặt mặt trăng lúc 4h35 phút sáng ngày 15/12 và di chuyển trên đó, để lại một vết sâu trên bề mặt "chị Hằng". Quá trình này đã được ghi lại bằng camera trên tàu đổ bộ và các hình ảnh được gửi về trái đất.
Sau khi tách nhau ra, Thỏ Ngọc và Hằng Nga-3 sẽ chụp ảnh về nhau và bắt đầu các hoạt động nghiên cứu khoa học của riêng mình.
Cú hạ cánh của Hằng Nga-3 diễn ra 12 ngày sau khi nó được phóng lên và là cú hạ cánh đầu tiên kiểu này kể từ sứ mệnh của Liên Xô cũ gần 4 thập niên trước.

Thỏ Ngọc đã tách khỏi Hằng Nga-3.
Hằng Nga-3 sẽ hoạt động trên mặt trăng khoảng 1 năm, trong khi Thỏ Ngọc dự kiến sẽ hoạt động trong 3 tháng.
Thỏ Ngọc mang theo các thiết bị tinh vi, trong đó ra-đa thâm nhập mặt đất để tiến hành các phép đo đối với bề mặt và đất mặt trăng.
Thỏ Ngọc, nặng 120 kg, được cho là có khả năng leo lên các đường dốc 30 độ và có thể di chuyển với vận tốc 200 m/giờ.
Hằng Nga-3 và Thỏ Ngọc được cung cấp năng lượng bởi các tấm pin mặt trời, nhưng một số nguồn tin cho biết chúng cũng mang pin plutonium-238 để giữ nhiệt trong thời tiết đêm lạnh giá trên mặt trăng.

Ảnh bề mặt mặt trăng tàu Hằng Nga-3 chụp được.
Theo một số chuyên gia vũ trụ Trung Quốc, sứ mệnh nhằm thử nghiệm các công nghệ mới, thu thập dữ liệu và nâng cao chuyên môn khoa học. Nó cũng khảo sát các nguồn khoáng chất giá trị có thể được khai thác một ngày nào đó.
Cú hạ cánh xuống bán cầu bắc của mặt trăng đánh dấu bước tiến mới nhất trong chương trình vũ trụ đầy tham vọng của Trung Quốc.
Sau sứ mệnh này, một sứ mệnh nhằm đưa các mẫu đất mặt trăng về trái đất dự kiễn diễn ra năm 2017. Điều này có thể mở đường cho các sứ mệnh robot tiếp theo, và có thể là một sứ mệnh mặt trăng vào những năm 2020.

Siêu vệ tinh Mỹ lột trần bí mật quân sự Trung Quốc

Truyền thông Anh nói Ngũ Giác Đài thiết kế một vệ tinh gián điệp khổng lồ có thể bóc trần mọi bí mật quân sự của Trung Quốc.
Theo trang mạng Daily Mail của Anh cho biết, siêu vệ tinh gián điệp MOIRE là dự án nghiên cứu của DARPA, cơ quan đặc trách phát triển vũ khí và công nghệ mới của quân đội Mỹ. MOIRE có khả năng theo dõi đồng thời 40% diện tích bề mặt trái đất và tạo ra video độ nét cao.


Một bức ảnh vệ tinh Mỹ chụp tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc hành trình trên biển
Tạp chí công nghệ Wired của Mỹ đưa tin, MOIRE ra đời dựa trên những đột phá công nghệ, giúp tăng khả năng theo dõi và độ nét của hình ảnh. Với lớp thấu kính đặc biệt đường kính 68 feet (khoảng 20,7m). Đường kính của những kính thiên văn trên mặt đất lớn nhất trước đây cũng chỉ bằng một nửa của nó. Kính thiên văn không gian Hubble có đường kính ống kính chỉ 8 feet (2.4 mét).

Hiện tại, phạm vi và độ chính xác của kính viễn vọng không gian bị giới hạn bởi kích thước thấu kính. Nếu các nhà khoa học chế tạo thấu kính quá lớn, không tên lửa nào đủ mạnh để đưa nó bay vào không gian. Tuy nhiên, thấu kính của MOIRE đã đưa ra một giải pháp cực kỳ hoàn hảo.

Mô hình siêu vệ tinh gián điệp MOIRE
Với kích thước nén khi phóng dưới dạng đài hoa có đường kính 6 m, kích thước khi bung ra hoàn chỉnh của MOIRE có đường kính đến 20m trên quỹ đạo cách mặt đất 35.400 km. Công nghệ vệ tinh mới sẽ giúp các vệ tinh của Mỹ có thể phát hiện những vật thể rất nhỏ trên mặt đất, nâng cao cực đại khả năng thu thập thông tin tình báo vốn đã rất mạnh của họ.

Sau đây là một số hình ảnh vệ tinh gián điệp Mỹ chụp các trang bị, vũ khí của Trung Quốc:
Hình ảnh vệ tinh tàu sân bay Liêu Ninh tại cầu cảng Thanh Đảo Hình ảnh vệ tinh một mô hình nghi là Trung Quốc dùng để thử tên lửa đạn đạo chống hàng không mẫu hạm DF-21 Hình ảnh vệ tinh tàu sân bay Liêu Ninh tại cầu cảng Đại Liên Hình ảnh vệ tinh một công trình thần bí ở phía tây Trung Quốc Hình ảnh vệ tinh một nhà máy đóng tàu Trung Quốc nghi đang chế tạo các modul của tàu sân bay Hình ảnh vệ tinh cho thấy các công trình xây dựng cảng tàu sân bay tại Tam Á
Theo ANTĐ

Chào cờ, hát quốc ca giữa ngã tư đường phố

Sáng Thứ Hai hàng tuần, người dân đi qua ngã tư Tô Hiến Thành - Bùi Thị Xuân (Hà Nội) đã quen thuộc với cảnh học sinh Trường Tiểu học Bà Triệu xếp hàng dưới lòng đường chào cờ, hát quốc ca.
Đây có lẽ là ngôi trường tiểu học duy nhất khi chào cờ, học sinh lại hướng về phía cổng trường. Cách đó vài trăm mét, khu trung tâm mua sắm Vincom hiện đại bậc nhất Thủ đô vừa hoàn tất tòa tháp đôi.
Trường tiểu học Bà Triệu hiện giữ danh hiệu "quán quân" về mức độ chật chội của các ngôi trường ở Hà Nội. Cơ sở vật chất còn bị xé lẻ, ngoài địa điểm chính của trường tại 31 Tô Hiến Thành, Trường còn có 3 điểm lẻ khác ở 37 Tô Hiến Thành, 173 Bà Triệu, 294 Bà Triệu. Ngoài ra, trường còn phải mượn một địa điểm khác ở 118 Triệu Việt Vương để phục vụ việc tổ chức học 2 buổi/ ngày.
Điểm chính của trường có 6 phòng học thì diện tích mỗi phòng từ 20 m2 đến dưới 30 m2 (ở các trường bình thường, diện tích mỗi phòng học khoảng 50m2). Thậm chí, có phòng được tận dụng từ một khoảng hàng lang.

Xung quanh trường là những phố thương mại sầm uất, mật độ dân cư dày đặc. Nằm giữa trung tâm thủ đô, trên địa bàn không có trường học nào cạnh tranh nhưng trường không tuyển sinh được ngay cả với học sinh đúng tuyến.
Chùm ảnh: Học sinh chào cờ nơi ngã tư đường phố
Chào cờ, hát quốc ca giữa ngã tư đường phố
Trường học không có nổi mấy mét sân nên nhiều học sinh đa trèo rào để nhìn ra phố.
Chào cờ, hát quốc ca giữa ngã tư đường phốChào cờ, hát quốc ca giữa ngã tư đường phố
Giờ ra chơi nhiều khi là giờ để các em học sinh "tập" bài học...sang đường...
Chào cờ, hát quốc ca giữa ngã tư đường phốChào cờ, hát quốc ca giữa ngã tư đường phố
Sân chơi là lòng đường, bài "tập" sang đường trở nên quá nguy hiểm với các em.
Chào cờ, hát quốc ca giữa ngã tư đường phố
Học sinh tập trung dưới lòng đường cho buổi lễ chào cờ sáng thứ 2 mỗi tuần
Chào cờ, hát quốc ca giữa ngã tư đường phố
Các phương tiện giao thông cứ nối đuôi nhau qua lại
Chào cờ, hát quốc ca giữa ngã tư đường phố
Xe tải vẫn chạy qua khi giờ chào cờ bắt đầu
Chào cờ, hát quốc ca giữa ngã tư đường phố
Đây chắc là trường học duy nhất ở Hà Nội học sinh chào cờ nhìn về phía... cổng trường.
Chào cờ, hát quốc ca giữa ngã tư đường phố
Chào cờ dưới lòng đường giữa khu phố sầm uất
Chào cờ, hát quốc ca giữa ngã tư đường phố
Thậm chí là trước những hố ga, nắp cống như những chiếc bẫy với các em học sinh
Chào cờ, hát quốc ca giữa ngã tư đường phố
Nhìn từ trong song sắt khuôn viên trường.
Chào cờ, hát quốc ca giữa ngã tư đường phố
Nhiều người qua đường ngạc nhiên với buổi sinh hoạt đầu tuần của thầy, trò học sinh trường Bà Triệu
Chào cờ, hát quốc ca giữa ngã tư đường phố
Buổi sinh hoạt đầu tuần cũng rút ngắn lại khoảng 15-20phút dưới lòng đường
Chào cờ, hát quốc ca giữa ngã tư đường phố
Buổi lễ chào cờ kết thúc cũng là lúc các em lại đối đầu với nguy hiểm tai nạn giao thông trước khi quay về lớp học.
Theo Vietnamnet

Nhập viện cấp cứu vì bị công an ép cung

Hoàng – Dũng (Trí Việt 24h) - Không hiểu sao, một số công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) lại cho bắt người vô cớ để tra khảo bằng hình thức đánh đập dã man đối với một chàng trai vô tội. Sau gần 3 ngày “ép cung”, vì không có bằng chứng về tội danh cụ thể, cuối cùng chàng trai được thả. Song, sau những màn ép cung “chỉ có trời mới biết” chàng trai đã phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng sức khỏe nguy cấp.

Chàng thanh niên vô tình trở thành nạn nhân oan uổng dưới những bàn tay thô bạo của một số công an huyện Thanh Trì ấy là Dương Văn Cao (sinh năm 1990), quê ở thôn Đình Tổ (Nguyễn Trãi, Thường Tín, Hà Nội).
Tối ngày 16/12/2013 khi được đưa vào bệnh viện huyện Thanh Oai cấp cứu, không chỉ riêng các bác sĩ trực tiếp cứu chữa cho Cao, mà ngay cả hàng trăm người, từ bệnh nhân ở các phòng, đến người nhà đi chăm bệnh nhân cũng ùa đến xem. Mọi người xì xào bàn tán: “trời ơi thằng bé bị ai đánh mà dã man đến thế nhỉ?”. Có người há hốc miệng thốt lên: “ôi, bị đánh tím tái cả người thế này không biết có sống nổi qua mùa đông nữa không?”.

Có vẻ vì quá đau đớn nên nạn nhân lúc khóc, lúc ngoắc mồm không thể thành tiếng, có lúc gắng mãi mới nói được một từ như kiểu “bút bi tắc mực” chúng tôi phải chắp ghép từng đoạn ngắt quãng mới biết nạn nhân nói rằng: “em.. khó thở, em.…đau lắm anh ạ!”. Rồi nạn nhân lại khóc, lại quằn quại khiến bất cứ ai có mặt lúc đó cũng không cầm được nước mắt. Nhưng cũng có những người bất bình đối với những người đối xử tệ bạc với chàng thanh niên.

Rất may phóng viên đã được “hóa trang” để tận mắt thấy, tận tai nghe, khi Trung tá Đặng Anh Quân, Đội Phó đội Hình sự Công an huyện Thanh Trì trực tiếp đến bệnh viện vào tối ngày 17/12/2013 thăm nạn nhân. Có lẽ vì không biết có mặt phóng viên nên đồng chí công an này đã biểu đạt tính chất xoa dịu kiểu: “sự việc trót lỡ rồi bây giờ phải làm sao?” thì chúng tôi mới dám tin rằng, những người trực tiếp ép cung, nói chính xác hơn là đánh dã man Dương Văn Cao đến trọng thương lại chính là một số các chiến sĩ công an huyện Thanh Trì.
Lời tường trình
Dù có mặt tại bệnh viện huyện Thanh Oai ngay từ những ngày đầu Dương Văn Cao được cấp cứu, nhưng vì tình hình sức khỏe của nạn nhân nhân lúc tỉnh lúc mê, thậm chí có lúc hoảng loạn, cho nên chúng tôi đã phải chờ đến sáng ngày 18/12/2103 thì nạn nhân mới có chút sức lực để phỏng vấn.
Sự việc cụ thể như sau: chiều ngày 13/12/2013 Dương Văn Cao đến hiệu cắt tóc “Minh Tuấn” ở huyện Thường Tín để ngồi chơi. Được biết đây là quán quen nên lúc rảnh rỗi không có việc Cao thường lui tới. Lúc ấy khoảng 15 giờ bỗng có 4 đồng chí công an mặc thường phục đi xe máy đến trước quán cắt tóc rồi dừng xe lại ở bên đường. Và họ sang quán, một đồng chí công an bảo: “Cao à, mày biết tội gì chưa?”. Cao ngơ ngác đáp: “em không biết”. Thế rồi người ta đưa còng số tám còng vào tay Cao, rồi đưa lên xe máy, rồi áp tải đi.
Để xác thực thông tin đa chiều, phóng viên đã tìm đến cửa hiệu cắt tóc “Minh Tuấn” để hỏi một số người có mặt tại sự việc chiều hôm đó. Rõ ràng tình tiết vụ việc đều giống như nạn nhân Dương Văn Cao kể lại, thậm chí khi bắt người, không ai được nghe đọc lệnh bắt, cũng không ai thấy những người lạ mặt giơ thẻ ngành ra.
Thế rồi người ta bắt Cao và đưa về trụ sở tra vấn, tra vấn song người ta chuyển sang hình thức ép cung Cao. Có người trong số đó bảo: “mày đã bao giờ bị treo ba lô chưa?”. Chúng tôi chịu cứng không biết thuật ngữ này là gì nhưng có vẻ là lời lẽ kiểu “hăm dọa”. Rồi Cao kể rằng: “lúc ấy em bị các chú ấy đánh đau quá nên em cứ khai bừa lung tung, khai không khớp là các chú ấy lại đánh”.
Cứ như nạn nhân kể lại thì người ta tra tấn bằng đủ mọi hình thức kinh khủng mà bản thân phóng viên nghe cũng không dám tường thuật lại kẻo có bạn đọc yếu tim sẽ ngất lịm không biết chừng.
Không sợ hồ đồ khi nói rằng, sự tra tấn này quả thực rất dã man, bởi cứ xem những vết tích trên thân thể nạn nhân thì thấy. Rõ ràng có những vết thương như bị ai đó dùng mười đầu móng tay sắc nhọn cào nát vùng ngực. Riêng hai đầu bàn chân bị người ta dùng vật cứng đập rách cả da nước vàng rỉ ra có mùi tanh tanh.
Anh Phạm Đình Chiến, sinh năm 1980 là người anh kết nghĩa với Cao tức tối bảo chúng tôi rằng:“các anh xem, nó vốn trắng trẻo là thế mà mông nó bị người ta đánh cho thâm xì như bôi nhọ nồi thế này thì sống làm sao được”.
Nhưng vất vả nhất mấy hôm nay khi Cao nằm viện chính là chị Kim Anh. Chị Kim Anh vốn là bà chủ bán hàng ăn trong bệnh viện. Hôm Cao nhập viện không có tiền đóng viện phí cũng do chị trả cho. Chỉ bảo: “thằng Cao này nhà nó nghèo, chẳng có tiền, nếu mình tiếc vài đồng tiền mà không bỏ ra cứu em nó thì đến chết mình cũng ân hận đấy”. Thế rồi chị bật khóc khi kể về tình trạng của Cao mấy ngày qua rằng, lúc thì nôn ra máu, đái cũng ra máu. Mấy ngày rồi Cao không ăn được gì hết chỉ có uống sữa cầm hơi.
Quay trở lại câu chuyện, khi Dương Văn Cao bị bắt. Cao nhớ trong số những người đánh Cao có một chú đầu hói, to cao. Sau nhiều lần bị ép cung, vì không chịu được các trận “mưa” đòn, Cao buộc phải khai lung tung. Nhưng vì lời khai trước không đúng với lời khai sau. Rốt cuộc không có chứng cứ cụ thể tội danh gì nên Cao liền được thả về sau ba ngày giam giữ vô lý.
Sau khi được thả ra Cao cảm thấy toàn thân đau đớn vô cùng. Lúc về đến chợ Vồi (tức ga Thường Tín), Cao gọi điện cho anh Trường (quê Hà Đông) nhắn giúp cho anh Chiến (là anh kết nghĩa) rằng: “em chết mất rồi, em bị công an đánh đập dã man chắc không sống nổi nữa”. Anh Trường nghe thế liền chuyển lời cho anh Chiến. Sau đó anh Chiến vì đang ở Hưng Yên xa quá liền gọi cho hai anh em cùng chơi với Cao đến chợ xem sao. Vừa đến nơi thì thấy Cao ngồi khóc rên, thế là mọi người liền đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Chúng tôi chỉ cần công lý
Rất nhiều người, không chỉ gia đình nạn nhân, mà ngay cả những người quen thân, thậm chí kể cả những người không hề biết gì về nạn nhân Dương Văn Cao khi chứng kiến trước sự việc cũng đều hỏi rằng: “liệu công an đánh người có bị xử lý đích đáng không nhà báo?”. Có người lại bảo: “không cẩn thận vụ này không khéo có sự bao che đấy”.
Mọi người đều hỏi nhao nhao cả lên, tất cả cũng chỉ vì một ý nghĩ chung là sợ: “công lý bị bẻ cong đi mà thôi”. Tuy nhiên, riêng chị Kim Anh lại là người rất tin vào công lý. Chị bảo rằng: “dù người ta có chạy chọt thì cũng chẳng ai dám bao che đâu”. Chị vẫn nói đi, nói lại câu đó rất nhiều lần, chị bảo chị nghe dư luận nói rằng, bác Nguyễn Đức Chung, tức Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội là người rất công tâm. Cho nên vấn đề bao che cho cấp dưới thì ở Công anh Hà Nội chả bao giờ có.
Thế rồi chị lại càng tin tưởng hơn sau vụ ông Chấn ở Bắc Giang, thì bác Trần Đại Quang (tức Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ Trưởng bộ Công an) từng trả lời trên báo chí rằng, nghiêm cấm hình thức ép cung, nhục hình.
Chị vẫn quen cái giọng thích gọi các vị lãnh đạo với cái lối trìu mến là bác rồi, nên giờ nói về các bác lãnh đạo ấy dù vụ việc chưa được tiến hành làm rõ nhưng chị biết kết quả là công lý luôn ở bên sự thật rồi. Mọi người nghe chị nói đều tán đồng chí phải.
Liệu tình tiết của vụ việc sẽ được giải quyết thế nào? Sức khỏe của nạn nhân Dương Văn Cao có đỡ hay không Trí Việt 24h sẽ tiếp tục thông tin đến các bạn.
Hoàng – Dũng

UAV SR-72 Mỹ khiến phòng không Trung Quốc “bất lực”

(Kienthuc.net.vn) - UAV siêu vượt âm SR-72 mà Mỹ đang phát triển có thể khiến phòng không Trung Quốc “nhìn theo mà thở dài”.
Tạp chí Hàng không của Mỹ tiết lộ, Tập đoàn Lockheed Martin đang bí mật nghiên cứu máy bay trinh sát không người lái siêu vượt âm SR-72.
Bài báo cho biết, SR-72 còn có biệt danh là Son of Blackbird (con trai của chim đen) là thế hệ máy bay trinh sát không người lái thế hệ mới của Mỹ. Công trình này là do Công ty Skunk Works (thành viên Tập đoàn Lockheed Martin) nghiên cứu phát triển. Dự kiến, nếu như theo đúng tiến độ thì mẫu thử đầu tiên của SR-72 sẽ tiến hành thử nghiệm vào năm 2018 và đưa vào phục vụ vào năm 2020.
 Trinh sát cơ siêu thanh có người lái SR-71.
SR-72 chủ yếu được sử dụng để thay thế máy bay trinh sát siêu thanh SR-71 được đưa vào sử dụng từ những năm 1970. Theo thông tin ban đầu, SR-72 đạt tốc độ bay tối đa lên tới Mach 6, gấp đôi tốc độ bay của SR-71 và gấp 3 lần tốc độ bay của những chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 4 hiện nay.
Lợi thế tốc độ của SR-72 có thể tạo ra áp lực rất lớn cho hệ thống phòng không hiện nay như chính Patriot của Mỹ, S-400 của Nga và HQ-9 của Trung Quốc.
Công ty Skunk Works cho biết: “Công nghệ siêu vượt âm có sức mạnh hơn hẳn so với tính năng tàng hình. Những tiến bộ về kỹ thuật hiện nay đã khiến cho ưu thế của những chiếc máy bay tàng hình không còn rõ ràng, cuộc cách mạng những máy bay thế hệ mới cần dựa vào tính năng siêu tốc, nó có thể vô hiệu hóa và khiến hệ thống phòng không của các nước tê liệt”.
SR-72 khác biệt so với thế hệ máy bay trinh sát Blackbird (chim đen) của Mỹ, sử dụng hệ thống điều khiển không người lái, hệ thống động lực kết hợp động cơ phản lực thông thường với động cơ scramjet.
Đồ họa UAV siêu vượt âm SR-72 - "con trai của SR-71".
Công ty Skunk Works cho biết, điều khó khăn nhất của công trình nghiên cứu SR-72 đã gặp phải là việc kết hợp giữa hai động cơ đó. Bởi vì động cơ phản lực máy bay tăng tốc tới Mach 3, sau đó hệ thống động cơ scramjet tiếp tục tăng tốc lên Mach 5-6. Sau 7 năm nghiên cứu và dưới sự hỗ trợ của dự án HTV-3X đã nghiên cứu thành công.  
Hoàn Cầu cho rằng, Trung Quốc cần nhanh chóng nghiên cứu tên lửa phòng không siêu vượt âm và hệ thống vũ khí phòng không lade để đối phó với SR-72, nếu không, khi SR- 72 đi qua không phận Trung Quốc thì nước này chỉ có thể “nhìn theo mà thở dài”.
Công ty Skunk Works là dự án phát triển nâng cao thuộc Tập đoàn Lockheed Martin, có biệt danh là “lồng ấp vũ khí” của Mỹ, chủ yếu đảm nhiệm việc nghiên cứu các công trình máy bay bí mật của Mỹ.
 Với tốc độ Mach 6-7, SR-72 sẽ khiến cho phòng không Trung Quốc phải "nhìn theo mà thở dài".
Hãng này đã nghiên cứu máy bay trinh sát tầm cao U-2, máy bay trinh sát siêu tốc SR-71, máy bay chiến đấu tàng hình F-117, F-35, F-22 và máy bay không người lái tàng hình RQ-170. Đáng chú ý, tháng 6 vừa qua, Skunk Works đã lần đầu tiên tiết lộ về kế hoạch nghiên cứu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 của Lockheed Martin.
Thông thường, những dự án của Skunk Works thường là bí mật quân sự của Mỹ. Những dự án chưa hoàn thiện thường sẽ không được công khai, tuy nhiên với SR-72 lần này có thể đã đạt được thành tựu quan trọng nên đã được công ty này tiết lộ.
Hoàng Anh

Hàng triệu USD trong 5.000 container quên ở Hải Phòng

Hiện cảng Hải Phòng đang tồn đọng gần 5.000 container hàng hóa, biến nơi đây thành bãi phế liệu bất đắc dĩ.
Qua kiểm tra, Hải quan TP Hải Phòng phát hiện trong đó có hàng trăm container chứa hàng cấm, trị giá cả trăm tỉ đồng.
Vinashin, Vinalines “bỏ quên” gần 200 container
Cục Hải quan TP Hải Phòng cho biết đến thời điểm này, trong số gần 5.000 container hàng hóa tồn đọng tại khu vực cảng Hải Phòng thì riêng các công ty thuộc 2 “ông lớn” ngành hàng hải là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) “bỏ quên” gần 200 container đến gần 5 năm. Trong đó, nhiều nhất là Công ty Sửa chữa tàu biển Nosco thuộc Vinalines, Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu và Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin thuộc Vinashin.
Theo một cán bộ Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Hải Phòng, các đơn vị đứng tên người nhận hàng trên vận đơn không từ chối nhận hàng. Vì vậy, việc xử lý các lô hàng quá thời hạn làm thủ tục hải quan này đang trở nên bế tắc. “Tồn đọng quá nhiều hàng hóa tại khu vực cảng Hải Phòng gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu ở cửa ngõ giao thương quan trọng nhất khu vực phía Bắc cũng như công tác quản lý của cơ quan hải quan” - một lãnh đạo Cục Hải quan Hải Phòng nói.
cảng, container, Vinalines, Vinashin, Bộ-trưởng-Thăng, Dương-Chí-Dũng, hải-quan, hàng-hải
Cảng Hải Phòng bị biến thành bãi phế liệu do hàng ngàn container hàng không có người nhận
Hàng hóa vi phạm khá đa dạng như: thực phẩm đông lạnh thuộc diện cấm nhập; phế liệu, hàng cấm, hàng đã qua sử dụng…
Buộc tái xuất hoặc tịch thu
Theo Cục Hải quan TP Hải Phòng, việc xử lý các trường hợp hàng “bỏ quên” gặp rất nhiều khó khăn bởi đa số là hàng (quá hạn trước ngày 1-1-2013) thuộc danh mục cấm nhập khẩu như: cao su, lốp ô tô đã qua sử dụng, nhựa phế liệu, giấy phế liệu, sắt thép phế liệu… Trên thực tế, các lô hàng này được tạm nhập để tái xuất.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã tạm dừng cấp phép kinh doanh tạm nhập tái xuất các mặt hàng trên. Tuy nhiên, để trốn tránh trách nhiệm, khi cơ quan hải quan yêu cầu làm việc, chủ thể vi phạm (người gửi hàng, chủ sở hữu) ở nước ngoài đã bỏ hàng hóa hoặc không có ý kiến phản hồi. Do đó, cơ quan hải quan không thể lập biên bản vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử phạt. Trường hợp này chỉ có thể áp dụng hình thức tịch thu hàng hóa sung công quỹ hoặc tiêu hủy.
Một lãnh đạo Cục Hải quan TP Hải Phòng cho biết hiện đơn vị đang phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu của Tổng cục Hải quan thành lập tổ xử lý để thống kê, phân loại hàng quá hạn tại từng cảng, từng hãng tàu; đồng thời xác minh, thu thập thông tin, tài liệu từng lô hàng làm cơ sở thực hiện các biện pháp nghiệp vụ tiếp theo. Sau đó, báo cáo kết quả kiểm tra, xác định cụ thể hành vi vi phạm, đề xuất xử lý dứt điểm theo phương thức cuốn chiếu lần lượt từng lô hàng, từng cảng.
Đối với các mặt hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, nếu về trước ngày 4-4-2013 (thời điểm Bộ Công Thương ban hành Thông tư 05 quy định về kinh doanh tạm nhập tái xuất một số loại hàng hóa), tổ xử lý sẽ đề xuất Bộ Công Thương cấp phép trở lại để doanh nghiệp tái xuất hết hàng hóa. Trường hợp các lô hàng thuộc danh mục tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất, Đội kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan TP Hải Phòng sẽ xác minh làm rõ, đề xuất xử phạt vi phạm hành chính, buộc tái xuất hoặc tịch thu.
Phát hiện nhiều hàng cấm
Trong năm 2013, Cục Hải quan TP Hải Phòng đã buộc tái xuất hàng chục container và tiêu hủy nhiều container hàng hóa là chân gà, thịt bò có lẫn nội tạng, cánh gà. Đối với hàng hóa là phế liệu, cũng có hàng chục container nhựa phế liệu bị buộc tái xuất. Đặc biệt, Cục Hải quan TP Hải Phòng đã chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương đề xuất UBND TP buộc tái xuất 31 container ắc-quy chì (hàng hóa vi phạm Công ước Basel).
Gần đây nhất, ngày 3-10, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3 kiểm tra và phát hiện lô hàng của Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Hải Phòng được khai báo là tạm nhập tái xuất “vỏ ốc biển đã qua sơ chế” nhưng bên trong cất giấu trên 2,2 tấn ngà voi và mai đồi mồi. Tiếp đó, Hải quan TP Hải Phòng tiếp tục phát hiện một lô hàng được khai báo là vỏ ốc biển nhưng bên trong lại là hơn 2,4 tấn ngà voi. Lô hàng này do hãng tàu PIL làm đại lý vận chuyển, người nhận hàng (trên vận tải đơn) là Công ty CP Hoàng Gia có địa chỉ tại Hải Phòng.
Theo Người Lao Động

Vụ tử vong sau tiêm: 40 triệu 'mua' sự im lặng

Trước đó, như VietNamNet đã đưa, sau khi tiêm vắc-xin Quinvaxem vài tiếng đồng hồ, một cháu bé đã tử vong tại Bệnh viện huyện Phước Long (tỉnh Bạc Liêu). Cơ quan chức năng ở tỉnh này đã chọn phương án hỗ trợ 40 triệu đồng để gia đình cháu bé “im lặng”...
VIDEO VỀ VỤ TỬ VONG SAU TIÊM Ở BẠC LIÊU: 
Xuân Quý (Theo VTV)
Trẻ tử vong sau tiêm không phải do vaccine
Bộ Y tế cho biết kết luận của hội đồng tư vấn chuyên môn cho thấy nguyên nhân do vaccine bị loại trừ.
Cháu bé tử vong là Trần Mỹ Ngọc (5 tháng tuổi), trú tại ấp Vĩnh Tường, xã Hưng Phú (huyện Phước Long) khi được bố mẹ đưa đi tiêm chủng ở Trạm Y tế xã Hưng Phú ngày 24/11.
Cha mẹ bé Ngọc là ông Trần Văn Đây (SN 1970) và bà Đặng Thị Hai (SN 1979) kể lại, sau khi tiêm 30 phút, bé Ngọc vẫn bình thường.
tiêm; vắc xin; Bạc Liêu
Hai vợ chồng ông Đây và bà Hai
Đến gần 10h, bé vẫn tím tái, co giật, khó thở nên ông Đây đã bế con ra Trạm Y tế xã Vĩnh Thạnh ở gần nhà và sau đó chuyển lên Bệnh viện huyện Phước Long. Khoảng 14 giờ thì bé Ngọc tử vong.
Ngay sau khi cháu Ngọc tử vong, các cơ quan chức năng Bạc Liêu đã vào cuộc, lập biên bản sự việc và đưa ra những phương án giải quyết.
Cụ thể, trong biên bản ghi: hôm nay vào lúc 15 giờ 45 phút ngày 24/11, tại bệnh viện Đa khoa huyện Phước Long, những người có liên quan ghi rõ trong biên bản bao gồm: ông Trần Văn Đây (cha nạn nhân); ông Bùi Quốc Nam – GĐ Sở Y tế Bạc Liêu; đại diện Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh; Bệnh viện huyện; Công an huyện và đông đảo người nhà bé Ngọc.
Trong biên bản, cơ quan chức năng giải thích nguyên nhân tử vong của bé Ngọc là do sốc thuốc sau khi tiêm ngừa vắc-xin 5 trong 1.
Ngoài ra, trong biên bản này còn thể hiện 2 nội dung quan trọng: Một là hỗ trợ tiền mai táng cho cháu bé; hai là đưa ra tố tụng trước pháp luật.
Do gia cảnh quá nghèo, hiểu biết không nhiều về pháp luật nên cha của đứa trẻ tử vong đã chọn phương án thứ nhất là: “Hỗ trợ 40 triệu đồng” và không truy tố ra trước pháp luật.
Khi nhận 40 triệu đồng, gia đình phải thỏa thuận (được ghi rõ trong biên bản): “Gia đình thống nhất hỗ trợ tiền mai táng, không đưa ra pháp luật, không mổ tử thi, không khiếu nại về sau. Tập thể cuộc họp thống nhất 100%, biên bản lập kết thúc vào 18 giờ cùng ngày”.
Giải thích về lý do nhận tiền, ông Đây nói: “Bây giờ làm lớn chuyện đưa ra pháp luật thì không biết lấy tiền đâu mà mai táng cho con. Nhiều người nói con cũng đã mất rồi, không nên mổ xẻ mà tội nghiệp con mình”.
tiêm; vắc xin; Bạc Liêu
tiêm; vắc xin; Bạc Liêu 
Biên bản thỏa thuận hỗ trợ 40 triệu đồng để mua sự im lặng sau khi tiêm liều vắc-xin 1 cháu bé tử vong.
Được biết, trong ngày 24/11, Trạm Y tế xã Hưng Phú đã tiêm vắc xin Quinvaxem 5 trong 1 cho 18 cháu.
Liên quan đến sự việc, chiều tối 26/11, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết sau khi nhận được thông tin, Bộ Y tế đã cử đoàn chuyên gia của Ban Điều hành tiêm chủng phía Nam, Bệnh viện Nhi đồng I, Bệnh viện Nhi Cần Thơ cùng với Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vaccine và sinh phẩm y tế tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành điều tra, đánh giá nguyên nhân.
Hội đồng đã tổ chức họp và kết luận: Loại trừ nguyên nhân do vaccine; Loại trừ nguyên nhân do thực hành tiêm chủng.
Nguyên nhân trường hợp tử vong của cháu bé tại Bạc Liêu là do suy hô hấp, suy tuần hoàn sau tiêm có thể do sốc phản vệ trên cơ địa quá mẫn song chưa loại trừ nguyên nhân do trùng hợp bệnh lý khác gây tử vong.
Quốc Huy – T.Đức
Debug: ADS tracking link http://vietnamnet.vn/xa-hoi

Báo động đỏ chất lượng giáo viên mầm non

Một loạt kết quả khảo sát do khoa Giáo dục mầm non (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) công bố mới đây cho thấy “bức tranh” về đào tạo cũng như hoạt động của giáo viên ở bậc học mầm non có rất nhiều vấn đề đáng suy ngẫm.
Bà Lã Thị Bắc Lý, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết hiện nay ở Việt Nam không có cơ sở đào tạo giảng viên cho các trường chuyên nghiệp đào tạo giáo viên mầm non (GVMN).
Đội ngũ giảng viên này được lấy từ hai nguồn: một là từ các khoa cơ bản để dạy các môn cơ bản, cơ sở; hai là từ khoa Giáo dục mầm non, chủ yếu của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội để dạy các môn phương pháp.
Tuy nhiên, do hệ thống các trường ĐH trong mấy năm qua, đặc biệt là các trường ĐH địa phương, trường dân lập được thành lập một cách ồ ạt, nên vấn đề tuyển chọn giảng viên cũng không được tinh lọc. Việc thành lập khoa GDMN và đào tạo GVMN cũng mang tính “ăn xổi ở thì”.
Thậm chí, có trường, khoa GDMN mới chỉ thành lập bộ khung Ban chủ nhiệm mà đã ồ ạt tuyển sinh chính quy, rồi mời giáo viên hợp đồng về dạy hoặc lấy GV từ các khoa khác sang dạy, mà bản thân những GV này hầu như không có một chút kiến thức gì về GDMN. Một số SV tốt nghiệp khoa GDMN được tuyển dụng làm cán bộ giảng dạy nhưng lại không được bồi dưỡng thêm, vì thế các kiến thức cơ bản rất thiếu và yếu.
Sinh viên ngại học thực hành
Nguồn GV thì như thế, đến SV cũng có rất nhiều điều để nói.
Bà Nguyễn Thị Hoà, khoa GDMN (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) thực hiện khảo sát thực trạng biện pháp nâng cao tính tích cực của SV chuyên ngành GDMN của một số trường ĐH, CĐ sư phạm thuộc một số tỉnh thành Bắc, Trung, Nam cho thấy, 85% ý kiến của GV được hỏi đã nhận thức được sự cần thiết phải phát huy tính tích cực cho SV trong giờ thực hành môn “giáo dục học MN”.
Tuy nhiên, đa số ý kiến được hỏi (86,25%) trả lời rằng họ chưa thực sự quan tâm đến việc phát huy tính tích cực của SV trong giờ thực hành vì họ rất khó khăn trong việc tìm kiếm và lựa chọn các phương pháp, biện pháp dạy học tích cực trong giờ thực hành bộ môn.
Kết quả khảo sát thực trạng biểu hiện tính tích cực của sinh viên (120 SV năm thứ 2 và năm thứ 3 khoa GDMN, Trường CĐ Cần Thơ, Hậu Giang, Tuyên Quang) trong giờ học thực hành bộ môn “Giáo dục học MN” cho thấy, tỉ lệ SV có hứng thú học còn thấp, chiếm 67,9%.
Khi được hỏi có thích học thực hành không, họ trả lời không thích học giờ thực hành vì ngại học, vì học không hấp dẫn. Hơn một nửa số SV, 59,8%, còn thụ động và kết quả thực hành đạt ở mức độ thấp.
Quan sát trên giờ thực hành cho thấy, một số SV mang tư tưởng ỷ lại, chờ sự giải đáp, bày cách làm sẵn. Số SV biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn ở mức độ cao chỉ chiếm hơn 20%.
Ít giáo viên tâm huyết
Bà Nguyễn Thị Như Mai, khoa GDMN (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) tiến hành khảo sát 106 GVMN đang dạy ở các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội năm 2012, người dạy trẻ nhiều nhất là 20 năm, ít nhất 1 năm bằng phiếu điều tra.
Kết quả cho thấy, trong số 16 phẩm chất và năng lực được hỏi các GVMN cho rằng quan trọng nhất, cần thiết nhất đối với một người GVMN lần lượt là Tôn trọng trẻ em, chịu khó học hỏi, giao tiếp ứng xử đúng mực.
Theo các GVMN, những phẩm chất ít quan trọng nhất là: Có khả năng nhất định về lãnh đạo, độc lập giải quyết các công việc, làm việc theo nhóm. Khả năng kiềm chế cao được xếp thứ 7 về mức độ quan trọng, nhiệt tình được xếp thứ 5, có động cơ làm việc đúng đắn được xếp thứ 9…
Bà Trần Thị Kim Liên, khoa GDMN (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết điều tra trên 60 GVMN tại một số trường MN ở địa bàn huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định có thống kê kết quả như sau: 1,67% GV có thái độ áp đặt trẻ, 5% GV thể hiện quan điểm thả nổi trẻ và 93,33% GV đưa ra quan điểm coi trẻ là trung tâm.
Có 26,67% GV say sưa, tâm huyết với nghề, 36,67% GV thể hiện thái độ bình thường, chấp nhận theo nghề và 36,67% GV muốn có sự thay đổi nghề nghiệp.
Như vậy, trong số GV điều tra có rất nhiều GV có thái độ bình thường và muốn có sự thay đổi nghề nghiệp. Đa phần ý kiến trả lời tập trung phản ánh sự vất vả của công việc, thời gian làm việc nhiều với chế độ ưu đãi thấp mà trách nhiệm lại cao.
Số khác đến với nghề không phải yêu thích mà xuất phát bởi các lý do khác.
Lương thấp, ít được quan tâm
Cũng khảo sát thực trạng và một số nguyên nhân ảnh hưởng đến lòng yêu nghề của GVMN hiện nay, bà Nguyễn Thị Mỹ Dung lại đưa ra con số: 62% GVMN rất yêu thích hoặc yêu thích công việc của mình, số GV cảm thấy yêu công việc này ở mức độ bình thường chiếm 38%.
giáo viên, mầm non, bạo hành, báo động
Cần lắm những giám viên tận tâm. Một buổi cho trẻ ăn trưa của giáo viên mầm non Trường mầm non 19.5, quận 1, TP.HCM (Ảnh: Một thế giới)
Nhưng, khi được hỏi về mức lương mà họ đang được hưởng và mức độ hài lòng của họ với mức lương đó như thế nào, thì chỉ có 4% cảm thấy hài lòng. 42% cho rằng mức lương đó là bình thường. Và số GV cảm thấy không hài lòng chiếm tới 54%.
Về những nguyên nhân ảnh hưởng tới lòng yêu nghề của GVMN, hầu hết GV cho rằng đó là do chế độ lương, thưởng không hợp lý (78%); do cơ sở vật chất, trang thiết bị không đáp ứng được yêu cầu của công việc (56%); do chế độ nghỉ ngơi chưa hợp lý (54%)...
Ý kiến khác cho rằng đó là do thiếu sự đoàn kết nhất trí, chia sẻ giữa các đồng nghiệp với nhau, và do sự quan tâm, động viên, khuyến khích của Ban giám hiệu đối với mỗi cá nhân còn ít.
Ngoài ra, một số GV chia sẻ với nhóm nghiên cứu nỗi băn khoăn trước tâm lý coi thường công việc của người GVMN vẫn tồn tại ở một số phụ huynh đang gửi con tại nhà trường…
Điều này cũng dễ khiến họ cảm thấy mặc cảm với nghề nghiệp của mình.
  • Chi Mai

SR-71: máy bay quân sự USA không thể bắn hạ

(Kienthuc.net.vn) - Trong suốt 30 năm phục vụ, kể cả hoạt động trên chiến trường, không một chiếc trinh sát cơ siêu tốc SR-71 nào bị bắn hạ.
Cho đến khi dự án máy bay SR-72 với vận tốc tối đa Mach 6 được Lockheed Martin lần đầu tiết lộ vào tháng 11, chiếc trinh sát cơ SR-71 Blackbird (Quân đội Mỹ), với khả năng bay với tốc độ gấp hơn 3 lần vận tốc âm thanh, vẫn là máy bay quân sự nhanh nhất từng hoạt động. “Quá nhanh, khiến cho tên lửa phòng không bó tay, không thể bắn trúng”.
Khi chiếc máy bay trinh sát U-2 được thiết kế vào những năm 1950, nhà thiết kế Clarence "Kelly" Johnson đã nhận thấy nó rất dễ bị bắn hạ bởi hỏa lực phòng không đối phương. Vì vậy, để phục vụ trinh sát đường không, đầu những năm 1960, chính quyền Mỹ quyết định phát triển dự án máy bay trinh sát bay nhanh hơn mọi máy bay khác, đó là cơ sở để chiếc SR-71 Blackbird ra đời (mẫu thử cất cánh lần đầu năm 1964).
Máy bay trinh sát tầng cao chiến lược SR-71.
Chiếc SR-71 Blackbird đã làm được những điều tưởng chừng không thể ở thời đó như bay nhanh gấp 3,2 lần tốc độ âm thanh ở độ cao 27.000m. Nói một cách hình tượng, SR-71 chụp ảnh từ độ cao gấp 3 lần chiều cao của đỉnh Everest, và các phi công phải mặc bộ quần áo kháng áp đầy đủ như các phi hành gia.
Trong suốt sự nghiệp hơn 3 thập kỷ của mình, kết thúc vào ngày 9/10/1999, không có chiếc SR-71 bị đối phương bắn hạ. Mặc dù, các lực lượng phòng không ở những nơi SR-71 xâm nhập đã rất cố gắng, nhưng không máy bay chiến đấu hay tên lửa phòng không nào có thể bắt kịp tốc độ của SR-71 để bắn hạ nó.
Tốc độ cao là một yếu tố quan trọng, nhưng chiếc SR-71 cũng khó phát hiện bởi radar. SR-71 là máy bay đầu tiên ứng dụng công nghệ tàng hình. Theo đó, một lớp sơn đặc biệt được sử dụng để sơn phủ cánh, đuôi và thân máy bay SR-71. Loại sơn này có chứa ferrite sắt, hấp thụ năng lượng sóng radar thay vì phản hồi trở lại.
Với diện tích phản xạ radar chỉ tương đương với một chiếc máy bay hạng nhẹ cỡ nhỏ, SR-71 rất khó bị phát hiện, bắn hạ. Thông thường, khi radar cảnh giới phát hiện ra SR-71 thì đã là quá muộn để bắn chặn. Blackbird cũng sử dụng các biện pháp gây nhiễu và đối phó điện tử với các khí tài phòng không đối phương.
Không chỉ các tên lửa phòng không bó tay trước SR-71 Blackbird, mà ngay cả các máy bay chiến đấu nhanh nhất của Liên Xô – MiG-25 cũng thiếu tốc độ cần thiết để ngăn chặn chiếc SR-71.
 Với tốc độ tối đa 3.530km/h, SR-71 khiến cho tiêm kích nhanh nhất Liên Xô MiG-25 "ngửi khói".
Phi công Liên Xô Viktor Belenko, người đã đào thoát sang Nhật Bản bằng một chiếc MiG-25 vào ngày 6/12/1976, khẳng định điều này trong cuốn sách của ông ta - Phi công MiG.
"Máy bay do thám Mỹ SR-71, đã rình mò ngoài khơi bờ biển, trong không phận của Liên Xô, chụp ảnh hàng trăm dặm địa hình trong nội địa", Belenko viết. "Họ (Mỹ) chế giễu và đùa giỡn với những chiếc MiG-25 được tung lên để đánh chặn. Chúng thường kéo cao đến độ cao mà các máy bay chiến đấu không thể đạt được, hoặc bay với tốc độ khó ai bì kịp”.
“Liên Xô đã có một kế hoạch để đánh chặn chiếc SR-71 bằng cách sử dụng một chiếc MiG-25 ở phía trước, và một ở phía dưới chiếc SR-71, và khi SR-71 băng qua họ sẽ phóng tên lửa. Nhưng do những hạn chế về máy tính, mà điều này không thể thực hiện được. Trước hết, SR-71 bay quá cao và quá nhanh, MiG-25 khó có thể theo kịp. Thứ hai, các tên lửa gần như là vô dụng ở độ cao trên 27.000m, và như bạn đã biết, SR-71 còn bay cao hơn thế. Nhưng ngay cả khi bắt kịp được nó, tên lửa Liên Xô cũng thiếu tốc độ cần thiết để truy đuổi SR-71, chúng dễ dàng bị bỏ xa”, Belenko viết trong cuốn sách.
Dù không bị bắn rơi, nhưng có tới 12 chiếc SR-71 rơi ro tai nạn.
Hơn nữa, tên lửa trên chiếc MiG-25 sẽ không phát huy tác dụng, vì “hầu hết các tên lửa không đối không được tối ưu hóa để cơ động trong không khí dày đặc ở độ cao dưới 9.000m”, cựu phi công SR-71 Blackbird Đại tá Richard Graham giải thích trong cuốn sách của mình: Toàn cảnh Lịch sử SR-71. “Khi tấn công chiếc SR-71 đang bay ở độ cao 22.000m, không khí là quá loãng nên khả năng vận động của tên lửa suy giảm rất nhiều”.
Tương lai, với tốc độ Mach-6, chiếc SR-72 sở hữu khả năng “tàng hình bằng tốc độ” - đó là khẩu hiệu mới của Lockheed Martin. Nhưng thực sự, không có gì mới về điều này. Tốc độ cao đã bảo vệ các máy bay do thám suốt 60 năm qua.
SR-71 là máy bay trinh sát chiến lược tầm cao, tốc độ cực nhanh được phát triển cho nhiệm vụ do thám không phận đối phương, phục vụ trong Không quân Mỹ. SR-71 dài 32,4m, sải cánh 16,94m, cao 5,64m, trọng lương cất cánh tối đa 78 tấn, tải trọng cảm biến trinh sát 1,6 tấn.
Máy bay được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực Pratt & Whitney J58-1 cho tốc độ tối đa tới 3.530km/h (khoảng Mach 3,2+) ở độ cao 24.000m, trần bay tối đa 26-27.000m, tốc độ leo cao 60m/s, tầm bay xa đến 6.000km.
Lương Minh

Ba tên lửa đạn đạo TQ “chọc thủng” Mỹ

(Kienthuc.net.vn) - DF-5, DF-31 và DF-41 là những loại tên lửa đạn đạo của Trung Quốc có khả năng tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.
Theo tờ Nezavisimaya Gazata (trụ sở tại Moscow, Nga), lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc có khả năng sở hữu 70 tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng tấn công nước Mỹ.

Vậy đó là những loại tên lửa nào?

Đông Phong 5 (DF-5)

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong 5 (DF-5) do Viện Công nghệ phóng Trung Quốc (CALT) thiết kế từ những năm 1970. Theo một số nguồn tin, DF-5 được bắn thử lần đầu vào tháng 9/1971 đạt tầm bắn lên tới 10.000-12.000km.

DF-5 được chính thức triển khai vào năm 1981 trong biên chế Quân đoàn Pháo binh số 2. Có thể nói, thời điểm đó, DF-5 được coi là loại tên lửa đạn đạo mạnh nhất của Trung Quốc đủ sức vươn tới mọi mục tiêu ở châu Âu và Mỹ. 

Tên lửa đạn đạo DF-5 dài 32,6m, đường kính thân 3,35m, trọng lượng phóng 183 tấn. Với kích thước này, DF-5 cũng được xem là tên lửa đạn đạo lớn nhất của Trung Quốc từ trước tới nay.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5 trong giếng phóng.

Tên lửa được cấu kết với 2 tầng động cơ dùng nhiên liệu lỏng cho phép đạt tầm bắn 12.000km. Nó có khả năng mang phần chiến đấu nặng 3 tấn (gồm có đầu đạn).

DF-31 được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính nên độ chính xác không cao, bán kính lệch mục tiêu khoảng 1.000m. Tuy nhiên, với đầu đạn hạt nhân thì khoảng cách này không là vấn đề.

Biến thể cải tiến DF-5A được phát triển từ năm 1983 cho phép tăng tầm bắn lên tới 15.000km và mang phần chiến đấu nặng 3,2 tấn. Cùng với đó là khả năng đạt độ chính xác cao hơn rất nhiều.
Tên lửa đạn đạo DF-5 bắn thử nghiệm.

Về phương thức triển khai DF-5/5A, ên lửa được đặt nằm ngang trong đường hầm ở núi. Khi triển khai, tên lửa được đưa ra ngoài và nạp nhiên liệu (mất chừng 30-60 phút), rồi dựng thẳng đứng trên bệ phóng cố định. Tuy nhiên, trong tác chiến hiện đại thì phương án bắn này sẽ dễ bị vệ tinh trinh sát đối phương phát hiện và nhanh chóng vô hiệu hóa.

Theo cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ, giai đoạn 1999-2008, lực lượng tên lửa DF-5/5A khoảng 20 quả.

Đông Phong 31/31A (DF-31/31A)

Đông Phong 31 (DF-31) là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa do Viện Công nghệ động cơ rocket Trung Quốc (ARMT) nghiên cứu phát triển từ những năm 1980 để thay thế cho loại DF-4.

Ngày 2/8/1999, mẫu thử DF-31 lắp đầu đạn giả đã bắn thử nghiệm thành công từ trường bắn Ngũ Trại (tỉnh Sơn Tây). Hai cuộc thử khác được thực hiện từ cuối năm 2000 nhưng theo một số nguồn tin thì không thành công. Mặc dù các cuộc bắn thử không có kết quả rõ ràng thì chính quyền Trung Quốc vẫn “vội vã” lộ diện tên lửa đạn đạo mới trong cuộc duyệt binh 1999.
Tên lửa đạn đạo DF-31 trong duyệt binh của Quân đội Trung Quốc.

Tên lửa đạn đạo DF-31 có chiều dài 13m, đường kính thân 2,25m, trọng lượng phóng 42 tấn. DF-31 lắp đầu đạn hạt nhân công suất 1.000 kiloton hoặc dùng phần chiến đấu MIRV (chứa nhiều đầu đạn hạt nhân con bên trong).

DF-31 có khả năng đạt tầm bắn từ 7.200-8.000km, có thể phóng đi từ xe mang ống phóng tự hành 16 bánh hoặc các giếng phóng trên mặt đất.

Dù tên lửa đã đạt một số yêu cầu khi thiết kế của các nhà khoa học Trung Quốc là khắc phục những điểm yếu của DF-4 (tính cơ động, bảo quản nhiên liệu phóng). Nhưng, họ vẫn không hài lòng khi tầm bắn của DF-31 mới chỉ vươn tới được bờ Tây nước Mỹ. Vì lẽ đó, Trung Quốc nhanh chóng bắt tay vào phát triển biến thể cải tiến DF-31A.

Tầng động cơ thứ 3 tên lửa DF-31A được nối dài thêm qua đó tăng chiều dài tổng thể lên 18,4m, trọng lượng phóng 63 tấn. DF-31A có khả năng đạt tầm bắn từ 11.200-12.000km đảm bảo vươn tới mọi mục tiêu trên đất Mỹ.

DF-31A được tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến tương đương tên lửa đạn đạo Nga. Tên lửa có khả năng cơ động cao, lắp đặt thêm các mồi bẫy và pháo sáng để đối phó với vũ khí đánh chặn.
DF-31 trong trạng thái sẵn sàng bắn.

Ngày 4/9/2006, tên lửa đạn đạo cải tiến DF-31A bắn thử nghiệm thành công nhưng không rõ sau đó Trung Quốc có thực hiện thêm bất kỳ lần bắn thử kiểm tra nào không.

Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, năm 2010 Trung Quốc triển khai khoảng 30 tên lửa đạn đạo DF-31/DF-31A. Toàn bộ được biên chế trong các đơn vị thuộc Quân đoàn Pháo binh số 2.

Đông Phong 41 (DF-41)

Do tên lửa DF-5 tồn tại khá nhiều khuyết điểm trong quá trình phóng, vì thế từ năm 1986, Trung Quốc bắt tay ngay vào phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong 41 (DF-41).

Theo nguồn tin từ trang mạng Trung Quốc, DF-41 nặng 42 tấn, dài 15m, đường kính thân 2,25m. Tên lửa được kết cấu với 3 tầng động cơ nhiên liệu rắn cho phép đạt tầm bắn tới 14.000-15.000km, tốc độ hành trình Mach 25. Với thông số này, DF-41 thừa sức tấn công mọi mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.
Chiếc xe phóng được cho là của tên lửa đạn đạo DF-41.

DF-41 trang bị phần chiếu đấu kiểu MIRV (chứa 10 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập). Nó dùng công nghệ dẫn đường quán tính kết hợp hệ thống định vị toàn cầu (GPS hoặc Bắc Đẩu) cho phép cung cấp độ chính xác cao, bán kính lệch mục tiêu khoảng 100-500m.

Về phương thức phóng, tên lửa được đặt trên bệ phóng di động hoặc được đặt trong các giếng phóng ở mặt đất.

Dù vậy, tất cả thông tin trên chủ yếu là từ nguồn tin rò rỉ, hiện tại người ta không thể biết chính xác DF-41 đã chính thức đưa vào hoạt động. Gần đây, các nguồn tin quốc tế cho hay, Trung Quốc thực hiện cuộc phóng DF-41 đầu tiên vào ngày 24/7/2012.

Nhưng lại có những nguồn tin cho rằng, DF-41 đã chính thức chuyển giao cho Quân đoàn Pháo binh số 2 vào năm 2010.

TIN LIÊN QUAN: