Tuesday, June 27, 2017

‘Xử cả cán bộ vô trách nhiệm và phần tử quá khích’

Theo BBC-7 giờ trước 

Cờ đỏ sao vàng và băng rônBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionCờ đỏ sao vàng và băng rôn với ngôn ngữ của Đảng được treo khắp nơi tại xã Đồng Tâm
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tỏ ý tán thành khởi tố vụ bắt giữ người ở xã Đồng Tâm, nhưng nói phải xử lý cán bộ làm sai trước tiên.
Gặp cử tri ở Hải Phòng hôm 26/6, ông Nguyễn Xuân Phúc tiếp nhận một câu hỏi về việc công an Hà Nội khởi tố vụ án hình sự để điều tra dấu hiệu bắt giữ người trái pháp luật ở xã Đồng Tâm.
Thủ tướng Việt Nam trả lời: "Đồng Tâm, tôi đã chủ trì kết luận về những sai trái của chính quyền địa phương trong quản lý đất đai, rồi những phần tử quá khích."
"Chế độ chúng ta mà bắt giữ mất chục người, sao có chuyện như vậy."
"Tội giữ người trái phép đó phải được điều tra xử lý nghiêm túc, cũng như tội phá hoại tài sản."
"Tôi đã nói phương châm, trước khi xử lý người dân sai trái, quá khích này, phải xử lý ngay những cán bộ đã lạm dụng, vô trách nhiệm, đã làm sai ở tại cái xã đó."
người dânBản quyền hình ảnhEPA
Image captionMột người dân xã Đồng Tâm chia sẻ tại buổi gặp mặt của chính quyền và người dân hôm 22/4
Cảnh sát điều tra - Công an TP Hà Nội vào hôm 13/6 đã ra quyết định khởi tố điều tra vụ án hình sự vụ việc xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội ngày 15/4.
Các báo Việt Nam đồng loạt tường thuật việc khởi tố vụ án "nhằm điều tra làm rõ các hành vi bắt giữ người trái pháp luật theo Điều 123 và hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Bộ luật Hình sự".
Hôm 15/4, người dân Đồng Tâm đã bắt giữ hơn 30 người gồm cán bộ, cảnh sát cơ động để đòi giới chức thả chín người dân bị công an bắt, đồng thời xử lý các khiếu nại đất đai.
Cổng làng HoànhBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionCổng làng Hoành đổ đầy cát để ngăn ô tô vào làng, chỉ chừa đủ chỗ cho xe máy, xe đạp và người đi bộ
sĩ quanBản quyền hình ảnhEPA
Image captionMột trong những sĩ quan bị bắt giữ chắp tay cúi đầu cảm ơn người sau khi được thả

Trung tá quân đội VN ‘nhận 8,2 tỷ để chạy việc’

 Theo BBC-9 giờ trước 

Hình minh họaBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Một trung tá quân đội tại Việt Nam bị khai trừ khỏi Đảng, hạ cấp bậc vì cáo buộc nhận hơn 8,2 tỷ đồng để "chạy việc, chạy dự án".
Ông Đặng Quang Trung nguyên là Bí thư chi bộ, chủ nhiệm hậu cần, kỹ thuật, Ban chỉ huy quân sự huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Đại diện Huyện ủy Can Lộc nói đã kỷ luật khai trừ khỏi Đảng với ông Trung.
Ông Trung vẫn đang tiếp tục công tác tại Ban chỉ huy quân sự huyện Can Lộc, tuy đã bị hạ cấp bậc từ trung tá xuống thiếu tá.
Báo Hà Tĩnh tường thuật ông Trung nhận tiền của 24 người, hứa giúp xin việc làm, xin dự án nhưng "không thực hiện được lời hứa".
Tại Việt Nam vẫn thường xảy ra các vụ nhận tiền để "chạy dự án".
Hồi tháng Năm, một nghi phạm, Nguyễn Thiên Hưởng, bị bắt giữ về tội giả danh Trung tướng Bộ Quốc phòng để giúp doanh nghiệp "chạy dự án", lừa hàng tỷ đồng.

Chính quyền bắt giam, đánh người biểu tình phản đối giàn khoan TQ

VOA Tiếng Việt-27/06/2017 
Biểu tình ngày 25/6/2017 tại quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Facebook Nguyen Thanh Hung)
Biểu tình ngày 25/6/2017 tại quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Facebook Nguyen Thanh Hung)
Một cuộc biểu tình diễn ra tại T.P. Hồ Chí Minh vào sáng ngày 25/6, để phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 tới gần cửa vịnh Bắc Bộ.
Một người tham gia biểu tình, đề nghị không nêu tên, nói với VOA-Việt ngữ rằng có khoảng 30 người tham gia cuộc biểu tình vào lúc 8g sáng ngày 25/6 tại quận Bình Thạnh.
“Tôi là người có mặt trong cuộc biểu tình đó. Anh em tập trung, lúc 8 giờ thì căng biểu ngữ ra, nhưng khi công an tới thì chúng tôi phải thu dọn. Chúng đuổi rượt, lùng sục chúng tôi trong một siêu thị. Chúng tôi phải thay đồ mới thoát được. Có khoảng 30 người biểu tình. Vợ chồng anh Phạm Minh Ngọc do xuống lấy xe ở dưới hầm nên bị tạm giữ, đưa về công an phường 25 quận Bình Thạnh.”
Một người khác cho VOA biết vì sao anh tham gia cuộc biểu tình này:
“Không cho phép Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lý do khác như kinh tế, môi trường. Những người yêu nước phản đối những việc như vậy. Nhưng chính quyền chà đạp, bắt bớ, đánh đập thì rất đau lòng.”
Theo người biểu tình này thì cuối ngày hôm qua, vợ chồng anh Phạm Minh Ngọc đã được trả tự do. Tuy nhiên trong lúc họ còn bị giam giữ, một người tranh đấu tên Huỳnh Anh Tuấn đến yêu cầu chính quyền thả đôi vợ chồng này lại bị đánh đập, gây thương tích ở đầu, mắt và hông sườn.
Anh Hoàng Anh Tuấn cho VOA biết như sau:
“Khi tôi nghe anh em biểu tình giàn khoan HD981 bị bắt, tôi đến bên kia đường của Công an phường. Tôi thấy có một tốp người từ công an phường đi bộ qua, và đồng thời nhiều 6-7 người đi xe máy, họ rút những cây sắt inox và đánh tôi. Họ đánh rất nhiều. Họ hô ‘phản động, phản động.’ Tôi bất tỉnh, ngã xuống, và họ thì cứ đánh tiếp. Chạy một một đoạn họ đuổi theo đánh thêm 2-3 cái nữa. sau đó thì họ tự bỏ đi.”
Anh Huỳnh Anh Tuấn sau khi bị đánh ngày 25/6/2017 (Facebook Huu Den)
Anh Huỳnh Anh Tuấn sau khi bị đánh ngày 25/6/2017 (Facebook Huu Den)
Những người tham gia đoàn biểu tình căng biểu ngữ trên đó có ghi những hàng chữ như “Chúng tôi phản đối Trung Cộng hạ đặt giàn khoan HD981 vào thềm lục địa của Việt Nam”, “Chúng tôi yêu cầu Trung Cộng rút giàn khoan ra khỏi hải phận Việt Nam”, “HD981 get out Việt Nam”…
Đoàn biểu tình tuần hành ôn hoà trên các ngả đường khu vực Văn Thánh, đường Điện Biên Phủ và đường Nguyễn Hữu Cảnh, thuộc quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
“Những người này mặc thường phục, toàn bộ họ đeo khẩu trang, người thì đội nón lưỡi trai, người thì đội nón bảo hiểm. Hầu như khi đánh tôi, họ cúi mặt xuống, không cho tôi nhìn thấy khuôn mặt họ. Họ rất là bỉ ổi, đánh tôi vào những chỗ hiểm như mắt, hông… Đất nước Việt Nam bị xâm phạm, người dân lên tiếng họ không bảo vệ mà còn đánh đập. Cho dù tôi còn lây lất hay như thế nào đi nữa, tôi vẫn sẽ lên tiếng nói, bảo vệ đất nước Việt Nam chống lại tất cả những người tiếp tay và làm sai trái với dân tộc Việt Nam.”
Theo một người biểu tình thì chính quyền thành phố đã huy động lực lượng công an, an ninh, công an giả dạng côn đồ, xe chuyên dụng đến đàn áp, bắt những người biểu tình lên xe buýt.
Giàn khoan lớn của Trung Quốc từng gây sóng gió trong quan hệ Việt-Trung sẽ hoạt động ngay gần cửa vịnh Bắc Bộ trong 3 tháng, từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 9 năm nay.
Theo thông báo ngày 16/6 của Cục Hải sự Trung Quốc, giàn khoan Haiyang Shiyou-981 mà Việt Nam thường gọi là Hải Dương-981 sẽ hoạt động tại giếng Lăng Thủy 25-4-1, cách đảo Hải Nam 74 hải lý về hướng nam.
Tọa độ của giàn khoan này, theo thông tin của Trung Quốc, là 17 độ 9 phút 7 giây vĩ Bắc và 110 độ 2 phút 9 giây kinh Đông.
Báo Thanh Niên của Việt Nam đăng một tin ngắn trưa ngày 20/6, trong đó có đoạn cho rằng dàn khoan của Trung Quốc “đang hoạt động phi pháp” tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán để phân định. Nhưng sau khoảng 1 giờ, báo Thanh Niên rút tin mà không đưa ra lời giải thích nào.
Hồi tháng Tư năm ngoái, Trung Quốc cũng đã triển khai giàn khoan Hải Dương-981 đến vị trí gần sát tọa độ nêu trên.
Khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố Việt Nam “kiên quyết phản đối” và yêu cầu Trung Quốc “rút ngay” giàn khoan ra khỏi khu vực này. Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối.
Lần Hải Dương-981 gây sóng gió lớn nhất trong quan hệ Việt-Trung là khi giàn khoan này được đặt ở vị trí Việt Nam coi là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình hồi tháng 5/2014.
Việc này đã làm nổ ra nhiều cuộc biểu tình lớn của người dân Việt Nam chống Trung Quốc cũng như một số động thái phản đối chính thức của nhà chức trách Việt Nam. Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981vào tháng 7/2014, sau hơn 2 tháng hoạt động.

Trung Cộng và những chiến thuật thâm độc

Song Chi 
Theo RFA-2017-06-27  
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh trong một cuộc họp tại Bộ Ngoại giao Bắc Kinh vào ngày 18 tháng 4 năm 2017.
 Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh trong một cuộc họp tại Bộ Ngoại giao Bắc Kinh vào ngày 18 tháng 4 năm 2017.  AFP photo
Tàu xưa nay là bậc thầy trong việc xử dụng những chiến thuật kiểu như “tằm ăn dâu”, đặt người ta trước sự đã rồi. Cứ nhìn lại trước năm 1974 Trung Cộng rõ ràng một thước đất cắm dùi trên biển Đông cũng không có, nhờ bắt được thời cơ vàng tiến đánh rồi cướp được Hoàng Sa của VN rồi từ đó có thế tiến dần, vừa xây vừa chiếm, đến bây giờ biển Đông đã gần như trở thành “ao nhà” của họ.
Một chiến thuật khác cũng rất hay được Trung Cộng sử dụng đó là “luộc ếch”, ai cũng biết chuyện luộc ếch, nếu luộc nước sôi ngay từ đầu thì con ếch đã nhảy ngay ra ngoài, nhưng nếu nước nóng dần dần, con ếch không cảm thấy cho đến khi nước sôi muốn nhảy ra thì không còn kịp nữa…Mọi việc đối với VN hay các nước láng giếng nhỏ yếu hơn, Bắc Kinh đều chơi cái trò như vậy.
Còn nhớ tháng 11 năm 2007, khi Trung Cộng tuyên bố thành lập một đô thị cấp huyện thuộc tỉnh Hải Nam lấy tên là Tam Sa có phạm vi quản lý 3 quần đảo trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo tranh chấp với Việt Nam: Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa), Sài Gòn, Hà Nội rần rần biểu tình, lần đầu tiên là vào ngày 9.12.2007. Đây là cuộc biểu tình tự phát có sự tham gia của đông đảo giới học sinh, sinh viên, văn nghệ sĩ trí thức đầu tiên sau bao nhiêu năm hầu như không có những hoạt động như vậy kể từ biến cố tháng 4.1975, chỉ trừ những cuộc biểu tình do chính nhà nước tổ chức có mục đích tuyên truyền chính trị. Sau đó cứ Chủ Nhật hàng tuần lại diễn ra biểu tình cho tới khi bị đàn áp. Người Việt nước ngoài cũng lên tiếng, khí thế, ở nơi này nơi khác, để ủng hộ người trong nước.
Và tất nhiên nhà cầm quyền phải ngăn chặn ngay, đặc biệt là tại Sài Gòn, nơi vốn có truyền thống đấu tranh của sinh viên, học sinh, trí thức trước năm 1975 mà nhà nước này quá biết rõ bởi chính họ đã lợi dụng lòng yêu nước, phản đối chiến tranh và sự ngây thơ chính trị của một số người dân Sài Gòn lúc đó.
Khi tàu Trung Quốc lần thứ 3 ngang nhiên cắt cáp tàu khảo sát địa chấn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của VN vào ngày 30.11.2012, những lời kêu gọi biểu tình đã nổ ra trên mạng trong tháng 12.2012, nhưng những đợt biểu tình lần này chỉ có thể diễn ra tại Hà Nội còn Sài Gòn hoàn toàn bị khống chế. Còn nhớ lời kêu gọi từ trang web Nhật ký yêu nước.
Một lần khác khi TQ kéo giàn khoan Hải Dương-981 (HD-981) vào khu vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa vào ngày 1 tháng 5 năm 2014, nhà nước cộng sản VN lên tiếng phản đối, đồng thời tàu thuyền của hai quốc gia đã có một số va chạm. Lần đó người Việt cũng xuống đường biểu tình mạnh mẽ.
Các cuộc biểu tình đã diễn ra trong tháng 5 năm 2014 tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam: Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Bình Dương, Thanh Hoá…Tại đa số các thành phố những cuộc biểu tình đã diễn ra ôn hòa, thu hút hàng ngàn người tham gia. Người Việt ở nước ngoài cũng sôi nổi tiếp sức.
Nhưng rồi tinh thần của mọi người cứ nguội dần, những cuộc biểu tình thưa vắng dần, một phần do sự đàn áp càng ngày càng mạnh của nhà nước cộng sản. Một phần do nhiều nguyên nhân khác mà chúng ta sẽ phân tích dưới đây.
Ngày 20.6 vừa qua, báo Thanh Niên vừa đưa tin Trung Quốc lại kéo giàn khoan Hải Dương-981 xuống Biển Đông chưa kịp bao lâu thì lẳng lặng rút bài xuống. Người dân chỉ còn có thể đọc thấy tin tức này trên những báo, đài bên ngoài như RFA, VOA…để biết rằng Trung Quốc lại điều dàn khoan Hải Dương HD-981 đi xuống khu vực thuộc vùng biển ngoài khơi cửa vịnh Bắc Bộ, nơi chưa phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc. Còn chúng nó làm gì, tình hình diễn biến ra sao, người dân hoàn toàn không rõ. Giả dụ bây giờ Trung Quốc có bất thình lình đánh úp lấy nốt những đảo còn lại ở Trường Sa cũng chẳng ai hay, nếu báo đài nước ngoài không nói không viết!
Trên facebook sáng nay, Chủ Nhật 25.6.2017 có đưa tin, hình ảnh một số bạn trẻ ở Sài Gòn phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD981 vào thềm lục địa Việt Nam và lập tức bị công an đàn áp, có người bị bắt về đồn, có người bị đám công an đội lốt côn đồ đánh đập man rợ, tóe máu…Tất nhiên, cuộc biểu tình nhanh chóng bị dập tắt. Nỗ lực lên tiếng của những con người yêu nước thật đáng quý.
Nhưng nỗi buồn đọng lại trong lòng tất cả chúng ta là gì?
Đó là từ năm 2007 khi nổ ra cuộc biểu tình phản đối Trung Cộng lần đầu tiên tại Sài Gòn, Hà Nội cho đến nay, phong trào dân sự, phong trào dân chủ ở VN vẫn chưa thật sự lớn mạnh hơn. Các hoạt động biểu tình, phản đối Trung Cộng hay phản đối những chính sách cụ thể của nhà nước VN vẫn chỉ dừng ở mức tự phát, từ những nhóm lẻ khác nhau, chưa thể tập họp thành một phong trào mạnh mẽ, có sự chuẩn bị đối phó lâu dài.
Chỉ cần nhìn qua phong trào biểu tình của học sinh sinh viên Hongkong năm 2014, còn gọi là “cách mạng dù” bao gồm những cuộc biểu tình, phản biểu tình và những hành động như trưng cầu dân ý trên mạng đòi hỏi quyền dân chủ thực thụ, và có những gương mặt thủ lĩnh thực sự, là chúng ta thấy. Vậy mà “cách mạng dù” ở Hongkong còn không thành công nổi! Nhưng chí ít nó cũng đã gây tiếng vang trên thế giới, khiến thế giới hiểu được tâm tư, nguyện vọng của tuổi trẻ Hongkong.
VN chưa có được những phong trào như vậy, ngược lại, theo thời gian những cuộc xuống đường phản đối Trung Cộng (khoan nói đến phản đối nhà nước cộng sản VN, đòi tự do, dân chủ, đòi thay đổi thể chế) cứ ngày càng thưa thớt, chỉ dăm chục, một trăm con người quan tâm đến chuyện bọn Tàu đang làm gì ngoài kia trên biển của ta, còn lại hơn 90 triệu con người vẫn sống bình thường “mọi chuyện đã có nhà nước lo”.
Chiến thuật “luộc ếch” đã bắt đầu phát huy hiệu quả, cũng như mọi chiến thuật “tằm ăn dâu”, “bất chiến tự nhiên thành” khác mà Trung Cộng đã áp dụng từ trước tới nay đối với VN.
Đó là chưa nói đến những nguyên nhân khác. Thời thế đã khác. Thế và lực của Hà Nội, ngày càng yếu, uy tín của chính quyền này trong mắt dân và trên trường quốc tế, ngày càng giảm sút.
Hà Nội từ lâu đã ở trong thế cô đơn tuyệt vọng khi đối đầu với Bắc Kinh, nay càng tuyệt vọng. Nhìn quanh không có một mống đồng minh, bạn bè nào. Mỹ thì đang thời của Donald Trump chỉ lo “American first”, Trump cũng chả quan tâm gì mấy đến chuyện nhân quyền thành ra Việt Cộng khỏi chơi trò du dây được nữa, khỏi hy vọng nếu có chuyện gì Hoa Kỳ còn lên tiếng cho.
Còn nếu đánh nhau? Thua là cái chắc. Không chỉ thua về tài chính, tiềm lực vũ khí, tài trí của những người lãnh đạo (nhìn mấy cái mặt của các vị Trọng, Quang, Phúc, Ngân thì bản lãnh đâu mà đọ lại với Tập Cận Bình, với Lý Khắc Cường?), mà thua vì tinh thần chiến đấu không còn. Xưa đánh Mỹ ít nhất những người cộng sản cũng còn có tinh thần, có cái lý tưởng (mà họ tin là đúng), có sự hậu thuẫn hùng hậu của Liên Xô, Trung Cộng và cả khối XHCN phía sau, nay có ai, lý tưởng cũng không còn. Nay từ quan chức cho tới quân đội cả một đám chỉ lo vơ vét, làm giàu, tài sản “khủng” nên sợ mất, sợ chết hơn bao giờ hết, tinh thần đâu mà đánh nhau?
Dân VN bao giờ cũng yêu nước, nhưng liệu bây giờ người dân có sẵn sàng lên đường hy sinh xương máu cho một đảng cầm quyền bán nước buôn dân, một chế độ hẻn với giặc ác với dân?
Trong bao nhiêu năm qua một mặt Bắc Kinh tung tiền của mua chuộc đám quan chức Việt làm cho họ hèn yếu đi, đổ đủ thức chất độc lẫn thực phẩm, hàng hóa độc hại vào VN vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa đầu độc sức khỏe người VN, làm cho người Việt bịnh hoạn, yếu sức; mặt khác, Trung Quốc ráo riết, quyết liệt “rào lưới”, bao vây VN, từ ngoài biển khơi cho tới trên bờ, từ Nam ra Bắc chỗ nào cũng nhung nhúc người Hoa, vị trí đắc địa, quan trọng nào các công ty của Trung Quốc cũng cài cắm hết rồi, đánh nhau một cái, từ trên biển đánh vào, từ trong bờ tản ra, trên cao nguyên úp xuống…Việt Cộng trụ được bao lâu?
Chẳng lẽ số phận VN lại nghiệt ngã đến thế. Chẳng lẽ giang sơn này ông cha ta nghìn năm nay đổ máu xây dựng và giữ gìn để cuối cùng đảng cộng sản phá nát, hai tay dâng cho Tàu mà người dân chịu được?
Chẳng lẽ hơn 90 triệu con người chấp nhận làm những con ếch bị luộc chín?
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Những đứa bé lên ba

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến 
Theo RFA-2017-06-27  
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bỏ phiếu tại đại hội Đảng hôm 26/1/2016
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bỏ phiếu tại đại hội Đảng hôm 26/1/2016  AFP
Tôi cho rằng tình trạng khu phố 4, phường Tân Kiểng, quận 7 nơi tôi cư ngụ là sự thu nhỏ hiện trạng của cả nước. Đảng độc quyền, thoái hoá tham nhũng, đàn áp những người trung thực.
Hồi ký Tống Văn Công - Đến Già Mới Chợt Tỉnh
Càng già, tôi càng bê tha và càng hay la cà/ đàn đúm. Qua tuổi sáu mươi, ngồi điểm lại mới thấy là số bè bạn thân/sơ dám tới cả ngàn. Đông hết biết luôn!
Đã vậy, gặp ai tui cũng rủ rê nhậu nhẹt tưng bừng và nài nỉ anh em uống cho tới xỉn luôn để ... thắt chặt thêm tình bằng hữu. Bởi thế, sau khi chia tay là tôi không còn nhớ ai vô ai nữa – trừ hai người: Trần Ngọc Thành và Tống Văn Công.
Cả hai cha nội này đều là đảng viên cộng sản, và đều đã bỏ đảng chạy lấy người. Ra tới nước ngoài rồi thì ông Trần Ngọc Thành lại hay bồi hồi nhớ về quê cũ. Cứ cạn xong mấy ly đầy, rồi đầy mấy ly cạn, và cạn thêm mấy ly đầy nữa là thế nào vị đại diện Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do  cũng cất giọng ca bài “Đi Đâu Cũng Nhớ Về Hà Tĩnh”!
Tống Văn Công thì không mặn mà lắm với chuyện rượu chè, ca hát cũng không luôn. Bên bàn rượu, ông cựu đảng viên (năm mươi sáu tuổi đảng) chỉ hay nhỏ nhẹ và rỉ rả kể lại chuyện đời để cho đám kẻ hậu sinh – lóc nhóc cỡ tui – được mở mang trí tuệ:
Biết tôi đang làm thủ tục nghỉ hưu, nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải góp ý: “Anh nên bàn với anh em báo Lao Động cho tiếp tục sinh hoạt Đảng ở chi bộ cơ quan, với điều kiện không dự những buổi họp bàn công việc. Nếu chuyển về địa phương, anh sẽ mất rất nhiều thời gian hội họp.” Lúc này Tổng bí thư Đỗ Mười đang kêu gọi hướng về cơ sở, xân dựng cơ sở vững mạnh. Tôi nghĩ, mình nên cũng sinh hoạt với cơ sở Đảng ở địa phương để biết rõ “sức khoẻ” của Đảng, của chế độ...
Mấy ngày sau đồng chí Út Kỳ đảng viên trong chi bộ (nguyên phó chủ tịch huyện Nhà Bè) mời tôi đến nhà chơi. Trò chuyện với anh tôi mới biết tất cả những đồng chí lão thành cách mạng ở chi bộ này đều được chia đất. Họ so kè với nhau, bới móc nhau, anh này bảo anh nọ được miếng đất rộng hơn mình. Anh nọ bảo anh kia lấn đất của mình.
Có hai cặp ở sát nhau, tranh chấp ranh đất, đến nỗi coi nhau như kẻ tử thù. Nhiều lần họ đưa nhau ra chi bộ yêu cầu phân xử. Anh Út Kỷ mời tôi lại nhà để kéo tôi về phe anh, giành một phiếu trong cuộc họp chi bộ sắp tới.
Để nghe cả hai phía tôi ghé thăm anh Lê Duyên Hải, đảng viên, nhà bên cạnh Út Kỷ. Tôi không cần gợi chuyện, Lê Duyên Hải đã dắt tôi ra đầu nhà xem bức tường đầu hồi bị nứt một đường dài. Anh cho biết, do bên Út Kỷ đào móng gần sát, gây chấn động mạnh làm nứt.
Anh đã yêu cầu Út Kỷ cho thợ sửa vết nứt, nhưng bị từ chối với lý lẽ: Móng nhà của Út Kỷ đào bên đất Út Kỷ, vậy tại sao Út Kỷ phải chịu trách nhiện về tường nhà Lê Duyên Hải bị nứt?! Nghe chuyện tranh chấp đôi co giữa hai đảng viên cộng sản sao mà giống như hai đứa trẻ lên ba! (Tống Văn Công. Đến Già Mới Chợt Tỉnh. Westminster, CA: Người Việt, 2016).
Ôi! Tưởng gì chớ mấy chuyện “tranh chấp đôi co” như mấy đứa “trẻ lên ba” kiểu này thì tui vẫn được nghe hoài. Hồi năm trước, một người cầm bút khác, blogger Nguyễn Anh Tuấn cũng ghi lại một vụ gần tương tự (nhưng hào hứng hơn nhiều) ở Đà Nẵng:
– 29/8/2014: Bí thư Trần Thọ đính chính thông tin mới được đưa ra cách đó chưa đầy một tuần bởi Phó Bí thư Xuân Anh về chuyện có phá hay không chợ Cồn, chợ Hàn: Xuân Anh bảo giữ, Trần Thọ bảo phải phá. Hành động làm mất mặt trên báo chí này khá xa lạ với truyền thống tổ chức của các cấp ủy đảng theo đó luôn phải giữ sự nhất trí đồng lòng về chủ trương, chính sách giữa các cấp ủy viên trước công chúng.
Tỷ số 1-0
– 17/7/2015: Chưa đầy 3 tháng trước Đại hội, báo Tuổi trẻ đăng bài cáo buộc chính quyền Đà Nẵng cấp đất trái quy định cho con gái Trần Thọ, với các thông tin chi tiết đến từng bộ hồ sơ đất đai một. Chiều cùng ngày, Thành ủy họp nóng để Trần Thọ giải trình. Trong khi các thành ủy viên khác từ Chủ tịch UBND, GĐ Công an, Chủ tịch Mặt Trận…ra sức bảo vệ đồng chí Bí thư, thì Xuân Anh nhận định với chiều hướng khác hẳn:
“Đây là bài học cho lãnh đạo chủ chốt của thành phố. Nó ảnh hưởng xã hội ghê gớm lắm. Nếu chuyện xảy ra với người đạp xích lô, xe thồ, dân bình thường là chuyện khác, nhưng đây là con của lãnh đạo thành phố, anh Thọ lại là Bí thư”
Tỷ số 1-1
– 4/11/2015: Chỉ khoảng 2 tuần sau khi Đại hội kết thúc với việc Xuân Anh đắc cử Bí thư, báo Một Thế giới đưa tin Trần Thọ – nay đã là cựu Bí thư nhưng vẫn là Chủ tịch HDND – bố trí cho lái xe riêng tham gia đoàn đi xúc tiến du lịch ở một loạt nước. Vẫn như Tuổi trẻ, Một Thế giới cho biết thông tin này đến từ dư luận xôn xao, song các đồng chí thường vụ mới đã rất nhanh chóng đưa bình luận, đơn cử như Phó Bí Công Trí: “Cử lái xe của ông Trần Thọ đi nước ngoài là ‘sai rõ ràng rồi.
Tỷ số 1-2
– 31/12/2015: Hai tháng sau khi nhậm chức Bí thư, Xuân Anh lần đầu tiên đối mặt với chất vấn liên quan đến đất đai. Hóa ra thông tin 12 lô đất gần sân bay Nước Mặn được một người nghèo ở đất quý hương Hòa Vang thu mua giúp Trung Quốc chỉ đúng có một nửa. Không có Trung Quốc nào ở đây cả. Và người nghèo Hòa Vang này hóa ra là anh Cang, từng ra Hà Nội tá túc nhà thân mẫu, thân phụ của Xuân Anh: cựu Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Đảng Nguyễn Văn Chi. Đáp lại chất vấn, Xuân Anh bỏ lửng, không thừa nhận nhưng cũng chẳng phủ nhận :
“Còn cá nhân tôi thì tôi không rõ việc này, tôi cũng không biết mấy chục lô đất đó có phải của gia đình tôi hay không.”
Tỷ số 2-2
Không biết vụ tranh chấp giữa hai ông đảng viên lão thành Út Kỷ và Lê Duyên Hải ở chi bộ (cũ) của Tống Văn Công đã giải quyết xong chưa, chớ còn chuyện ăn thua đủ của mấy "đứa trẻ lên ba” ở Đà Nẵng thì vẫn còn căng lắm. Tuy Trần Thọ đã nghỉ hưu nhưng Xuân Anh lại có ngay một địch thủ mới, chủ tịch thành phố Huỳnh Đức Thơ,truyền nhân của  cựu bí thư.
Nhân sự tuy có khác nhưng mục tiêu và đối tượng của những trận đấu đá "quyết liệt" thì y vẫn như cũ: quyền lực, đất đai, tài sản, cổ phần, xe cộ, nhà cửa, gái gú ... Phương tiện và luận điệu tranh chấp của cả hai ông (cùng hai phe) cũng thế, cũng giống như “hai đứa bé lên ba” thôi.
Ủa, vậy chớ người lớn đâu hết trơn rồi? Mấy anh ở trên, các đồng chí lãnh đạo cấp cao ở Trung Ương, sao không thấy ai can thiệp vậy cà?
T.T Nguyễn Xuân Phúc là nhân vật cao cấp nhất trong chính phủ, người vẫn thường được được mô tả là “sâu sát” nhưng riêng vụ này thì ổng ngó lơ. Lý do, theo một “mật thư” hiện đang được lưu truyền trên mạng thì chính T.T. lại là tác giả của tất cả những chuyện “lình xình” vừa kể:
Vụ việc lình xình giữa đồng chí Xuân Anh, Bí thư thành ủy Đà Nẵng và đồng chí Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch thành phố Đà Nẵng là do đồng chí Bảy Phúc gây ra. Đồng chí Xuân Anh, Huỳnh Đức Thơ làm việc gắn bó, đoàn kết với nhau, làm được nhiều việc cho Đà Nẵng, cho đến khi đồng chí Bảy Phúc lên làm Thủ tướng thì mâu thuẫn.
Đồng chí Bảy Phúc gây sức ép đồng chí Xuân Anh, đồng chí Huỳnh Đức Thơ phải nhất nhất nghe theo mọi sự chỉ đạo của đồng chí ấy, biến Đà Nẵng là sân sau của Thủ tướng ....
Cho dù sự thực có đúng như vậy chăng nữa thì vẫn còn Đảng chớ bộ. Đồng Chí T.B.T Nguyễn Phú Trọng (nhân vật được mô tả là “vô cùng liêm khiết”) đâu có thể để cho những đảng viên dưới quyền làm ăn bậy bạ và bầy hầy tới cỡ này?
Ai cũng tưởng vậy nhưng không phải vậy. TBT cũng có những nỗi khó khăn (tế nhị) riêng, như chính ông đã từng tâm sự: đánh tham nhũng thì sợ vỡ bình vì ta tự đánh ta mà! Toàn đảng, rõ ràng, chưa đứa nào lên bốn cả. Ấy thế mà những đứa trẻ lên ba này đã khiến cho đảng viên lão thành Tống Văn Công phải phải bỏ đảng (và vài triệu người Việt khác thì bỏ của) để chạy lấy người.
Vụ bỏ chạy tập thể này đã kéo dài vài thập niên, và được tiến sĩ Nguyễn Phương Mai mô tả (hết sức lịch sự) là một cuộc “tị nạn niềm tin.” Cả một dân tộc đặt niềm tin vào những đứa bé (hư hỏng) lên ba mà vận nước không lao đao thì mới là chuyện lạ. Lạ hơn nữa là dù hai phần ba thế kỷ đã trôi qua, những đứa bé lên ba ở Việt Nam vẫn cứ ngang nhiên độc quyền quản lý xứ sở này mà không hề phải đối mặt với bất cứ một sự phản kháng nào - đáng kể!
Nội dung bài viết không phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.

Việt Nam cần làm gì để giảm án oan sai?

Hòa Ái, phóng viên RFA 2017-06-27  
Các nhà báo theo dõi phiên tòa xử Luật sư Nguyễn Văn Đài hôm 11/05/2007 qua màn hình tivi. Ảnh minh họa.
Các nhà báo theo dõi phiên tòa xử Luật sư Nguyễn Văn Đài hôm 11/05/2007 qua màn hình tivi. Ảnh minh họa.  AFP photo
Tại buổi thảo luận về Báo cáo giám sát oan sai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hồi đầu tháng 6 vừa qua, các Đại biểu Quốc hội cho rằng hậu quả từ những vụ án oan sai rất nặng nề cũng như đề nghị cần có giải pháp nghiêm túc và chiến lược lâu dài.

Vì sao nhiều án oan sai?

Tại buổi thảo luận về Báo cáo giám sát oan sai vào chiều ngày 5/6/2017, một số Đại biểu Quốc hội nêu lên các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều án oan sai tồn tại ở Việt Nam mà không thể giải quyết được.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền, thuộc đoàn Đại biểu tỉnh Lâm Đồng khẳng định Việt Nam có nhiều án oan sai là do ý thức chủ quan của những người thực thi công vụ. Trong đó, công tác khám nghiệm hiện trường rất yếu, thu thập chứng cứ không đầy đủ cũng như đánh giá chứng cứ khác nhau giữa Công an, Tòa án và Kiểm sát…
Đại biểu của Cử tri đoàn Hải Dương, ông Lê Đình Khanh viện dẫn yếu tố dẫn đến oan sai; bao gồm hệ thống pháp luật chưa đầy đủ và rõ ràng, cơ chế giám sát chưa hợp lý và thiếu chặt chẽ…Đại biểu Lê Đình Khanh nhấn mạnh đội ngũ cán bộ tham gia điều tra, truy tố xét xử thiếu trách nhiệm và vì muốn đạt thành tích nên gây ra những bản án oan sai cho người dân. Trường hợp của tử tù Nguyễn Văn Chưởng được ông Lê Đình Khanh đưa ra làm ví dụ điển hình.
Xin được nhắc lại, phạm nhân Nguyễn Văn Chưởng, ở Hải Dương, bị tuyên án tử hình do bị tố cáo là chủ mưu trong vụ án giết chết một thiếu tá công an ở Hải Phòng hồi trung tuần tháng 7, năm 2007.
Mặc dù có chứng cứ ngoại phạm tại thời điểm xảy ra án mạng, nhưng tử tù Nguyễn Văn Chưởng đã thụ án gần 10 năm và không biết khi nào bị hành hình.
Em trai tử tù Nguyễn Văn Chưởng, anh Nguyễn Trọng Đoàn bị bắt giữ khi đến Công an thành phố Hải Phòng khiếu nại cho anh mình. Anh Nguyễn Trọng Đoàn kể lại đã bị tra tấn, ép cung để nhận tội “che giấu tội phạm” như thế nào:
Nguyên nhân là do “án bỏ túi” là án đã định sẵn. Những người trong vụ án thông thường đi kháng cáo. Nhưng cấp trên bao che cấp dưới.
- Luật sư Võ An Đôn 
“Họ đánh rất nhiều. Xong rồi, còn chỉ em nói rằng là ‘vết máu dính trên cửa là máu của anh mày. Thằng anh mày nó to như thế mà còn không chịu được, liệu mày có chịu được không?’ Em không ngờ được rằng một cơ quan pháp luật của Nhà nước Việt Nam lại đánh người dã man còn hơn xã hội đen ở ngoài xã hội, dùng đủ mọi thủ đoạn để đánh người, đủ các vật dụng có thể làm sao có thể tra tấn được người thì họ đều lấy ra. Đến lúc ra tòa thì em cũng nói toàn bộ sự thật nhưng tòa chỉ căn cứ vào chứng cứ điều tra của Cơ quan Công an và tất cả những nhân chứng biết vụ việc thì tòa không hề công nhận”.
Cha mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng kêu oan cho con trai suốt 10 năm qua từ địa phương đến Trung ương nhưng kết quả vẫn là vô vọng. Phụ thân, ông Nguyễn Trường Chinh chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do về những gì luật sư nói với ông trong quá trình gia đình làm đơn kháng cáo:
“Chúng tôi thuê luật sư mà nhà chúng tôi rất nghèo, bán hết đất, hết vườn, cầm hết nhà để thuê luật sư. Nhưng luật sư bảo rằng ‘Việt Nam không có luật. Nếu thực hiện đúng luật thì chúng tôi có thể cãi cho ông. Luật như các nước khác thì chúng tôi cãi được, còn Việt Nam không có luật nào cả, luật của chúng nó nên chúng tôi chịu thua’.”
Trường hợp án oan sai của tử tù Hồ Duy Hải, ở Long An cũng được Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa, thuộc đoàn Đại biểu thành phố Hồ Chí Minh, nêu lên làm bằng chứng cho việc cán bộ ngành Tư pháp bất chấp các quyền hợp pháp của nghi phạm cũng như có thói quen suy đoán tội dựa vào lời cung khai chứ không theo chứng cứ, lạm dụng nhục hình và thậm chí bao che khi xảy ra vi phạm.
Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của tử tù Hồ Duy Hải, đôn đáo kêu cứu cho con trai từ cuối tháng 4, năm 2009 cho đến giờ, chia sẻ trong nước mắt:
“Năm nào cũng chạy tiền ra vô (Bắc-Nam) mà không ai để ý tới hết. Cứ kêu la, hết hơi nằm đó rồi công an đuổi về. Không có ai giải quyết giùm hết.”
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền nói rõ trong số hơn 20 ngàn vụ án thì có hơn 70 vụ án oan sai. Ông Tuyền còn quả quyết tiếng nói của luật sư trong các vụ án oan sai chẳng bao giờ được lắng nghe.
Lên tiếng với RFA xoay quanh ý kiến của các Đại biểu Quốc hội tại buổi thảo luận về báo cáo giám sát oan sai, Luật sư Võ An Đôn, một luật sư thường nhận bào chữa cho các trường hợp bị oan khiên, khuất tất xác nhận phản ảnh của các vị Đại biểu Quốc hội đúng với thực trạng tố tụng và xét xử tại Việt Nam. Luật sư Đôn cho biết không chỉ những án oan sai về hình sự, như hai trường hợp của tử tù Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải, mà còn có án oan sai về dân sự, hành chính, kinh tế, lao động…Luật sư Võ An Đôn nêu ra nguyên nhân chính dẫn đến án oan sai là do các cơ quan xét xử, tiến hành tố tụng không độc lập.
Nguyên nhân là do “án bỏ túi” là án đã định sẵn. Những người trong vụ án thông thường đi kháng cáo. Nhưng cấp trên bao che cấp dưới. Khi sửa bản án, ngoại trừ đưa ra được bằng chứng rõ ràng, còn không thì rất khó. Cho nên luật sư như chúng tôi nhiều khi nản lắm. Không có xét xử công minh theo luật pháp mà người ta đã chỉ định sẵn thôi.”

Giải pháp giảm án oan sai

400.gif
Mẹ tử tù Hồ Duy Hải kêu oan cho con. Hình do người nhà nạn nhân cung cấp
Các Đại biểu Quốc hội đều cho rằng hậu quả của các bản án oan sai là hết sức nặng nề, mà sâu xa là làm giảm niềm tin của dân chúng đối với cơ quan bảo vệ luật pháp. Các Đại biểu Quốc hội lần lượt đề nghị những giải pháp mang tính chiến lược lâu dài để tránh tình trạng án oan sai xảy ra. Theo kiến nghị của Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Quốc hội cần sửa đổi ban hành Luật tạm giam, giam giữ theo tinh thần Hiến pháp 2013, sửa Bộ Luật tố tụng Hình sự, thiết kế hệ thống kiểm tra chéo để nghiêm trị khi vi phạm.
Tuy nhiên, một số luật sư trong nước mà chúng tôi tiếp xúc cho biết những giải pháp vừa nêu cũng không mang lại hiệu quả gì cho quá trình xét xử và tố tụng tại Việt Nam. Luật sư Nguyễn Hà Luân, trong một lần thảo luận với RFA về án oan sai, ông nói rằng các phiên tòa xét xử từ sơ thẩm cho đến phúc thẩm đều chỉ dựa vào hồ sơ vụ án:
“Cho dù xét xử là sơ thẩm, xét xử lên đến phúc thẩm với những thẩm phán dày dạn kinh nghiệm nhưng các vị thẩm phán đó cũng vẫn chỉ dựa vào hồ sơ mà không xem xét đến những chứng cứ khác.”
Gia đình và tất cả người thân cũng mong có tam quyền phân lập để người dân có được công lý và công bằng, mà không bị oan sai
- Mẹ tử tù Hồ Duy Hải 
Qua thực tiễn xét xử và tố tụng tại Việt Nam, giới luật sư trong nước lập luận cho dù những luật định hiện hành được sửa đổi theo như kiến nghị của các Đại biểu Quốc hội mà tệ trạng mang tính chủ quan của cán bộ ba ngành Công an, Tòa án và Kiểm sát cũng như việc bức cung, dùng nhục hình để ngụy tạo hồ sơ vụ án vẫn tồn tại thì án oan tại Việt Nam không bao giờ được cải thiện. Các luật sư cho rằng chỉ một cách duy nhất là Việt Nam có tam quyền phân lập thì tình trạng án oan sai mới được giải quyết và giảm thiểu tối đa. Luật sư Võ An Đôn nêu lên ý kiến của ông:
“Theo tôi dù có chỉnh sửa đến đâu thì cũng như thế, không có gì mới. Trừ trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng độc lập và có tam quyền phân lập thì khi xét xử mới được công minh và có công lý theo đúng luật pháp. Cho nên có sửa đổi thế nào cũng như vậy. Tôi nghĩ không bao giờ thay đổi được.”
Những gia đình có thân nhân đang gánh chịu các bản án oan sai cũng có cùng mong muốn Chính phủ Việt Nam cần tách bạch “tam quyền phân lập”, như nguyện vọng của mẹ tử tù Hồ Duy Hải rằng “Gia đình và tất cả người thân cũng mong có tam quyền phân lập để người dân có được công lý và công bằng, mà không bị oan sai.”

Công ty quân đội khai thác đá tại vịnh Hạ Long

RFA 2017-06-27   
Du khách đi thuyền trên vịnh Hạ Long. Ảnh minh họa.
Du khách đi thuyền trên vịnh Hạ Long. Ảnh minh họa.  AFP photo
Một công ty của quân đội Việt Nam bị dân chúng địa phương tố cáo hủy hoại cảnh quan và môi trường vịnh Hạ Long qua hoạt động khai thác đá.
Báo chí trong nước loan tin trong những ngày qua, Lữ đoàn 170, Bộ Tư Lệnh Vùng I Hải quân, liên tục triển khai các hoạt động khai thác đá tại một số núi ở vùng đệm vịnh Hạ Long, xâm phạm đến di sản thiên nhiên này.
Trước đó, người dân địa phương đã phàn nàn về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép tại khu vực phường Hà Tu, thành phố Hạ Long và phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, phá hỏng nhiều núi đá của vịnh Hạ Long, gây ô nhiễm môi trường. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh sau đó đã yêu cầu Sở Tài Nguyên Môi trường phối hợp với Sở Xây dựng để xác minh thông tin liên quan.
Thông tin mới nhất vào ngày 27 tháng 6 được các báo trong nước loan đi cho biết sau khi làm việc với lãnh đạo tỉnh, Lữ đoàn 170 đã cho chấm dứt toàn bộ hoạt động khai thác đá tại khu vực Vịnh Hạ Long. Báo Dân Trí trích lời Đại tá Đỗ Văn Hùng, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 170 cho biết việc khai thác đá là vì mục đích quốc phòng.
Chính phủ luôn ủng hộ quân đội
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định đảng, nhà nước và nhân dân luôn ủng hộ quân đội, tạo điều kiện tốt nhất cho quân đội trong quá trình tổ chức lực lượng, trang bị và thực hiện nhiệm vụ.
Phát biểu này được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại Hội nghị Quân chính toàn quân được tổ chức tại Hà Nội vào sáng ngày 27 tháng 6.
Liên quan đến nhiệm vụ thời gian tới của quân đội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu ra các nội dung cụ thể bao gồm: thực hiện hiệu quả chiến lược bảo vệ tổ quốc, làm tốt công tác xây dựng thể chế, đảm báo tiến độ chất lượng việc thực hiện các dự án luật quan trọng do bộ chủ trì, tiếp tục thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về ‘xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2020’.
Đại hội 12 đảng cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ giai đoạn 2016 – 2020 của quân đội là đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng, tức là có thể vừa phục vụ mục đích vũ khí quốc phòng, vừa dùng cho đời sống.

Nguyễn Thiện “siêu Nhân” muốn mở rộng sân bay nhưng vẫn có sân golf

Tám Chợ Trời (Danlambao) - Không biết mọi người nghĩ sao về đảng viên đảng cộng sản chứ Tám tui dù là dân chợ trời nhưng chưa bao giờ dám tin vào lời của đảng viên cộng sản. Đặc biệt là mấy tay to mặt bự cầm quyền trong cái hệ thống đảng trị dối dân gạt nước suốt mấy mươi năm qua. Hôm rày nghe ngóng tin tức về vụ sân golf Tân Sơn Nhất mà trong người cứ nghĩ tức tối tức sáng. Báo chí nhà sản cứ chơi trò mèo vờn chuột khiến Tám tui và không ít người thấp thỏm cho cái vụ sân bay Tân Sơn Nhất.

Gần trăm năm về trước, mấy ông Tây bên Pháp sang xây dựng cái sân bay này đã tính tới sự phát triển mật độ dân số nên mấy ổng đã dành 3600 ha để làm sân bay. Cái nhìn của mấy ổng xa cả trăm năm, ấy vậy mà sau khi cướp được miền Nam thì mấy ông lãnh đạo quân đội cộng sản lại thu hẹp diện tích sân bay. Trong khi mật độ dân số phát triển, nhu cầu sử dụng dịch vụ hàng không ngày càng tăng. Phải chi quân đội cộng sản lấy phần đất “trồng cỏ” của sân bay để xây dựng kho chứa hay nhà máy sản xuất vũ khí để trang bị cho quân đội đánh Tàu khựa thì Tám tui đỡ tức. Đằng này mấy cha nội cầm quyền quân đội cộng sản lại lấy đất để xây sân golf, xây nhà hàng, khách sạn và cả trường học để phục vụ mấy ổng mấy điên chứ.

Đến bây giờ thì sân bay quá tải, dân tình kêu la ơi ới thì mấy ổng mới bàn mưu tính kế mở rộng sân bay theo hướng Bắc, hướng Nam này nọ, hướng nào đi nữa cũng quay về hướng... có tiền! Cuối cùng không ông nào dám quyết định làm cách nào để mở rộng sân bay, hay nói đúng hơn là mấy cha nội này tham lam nên không muốn trả lại phần đất nhận vơ của quân đội.

Mới mấy hôm trước, cha nội thượng tướng Lê Chiêm, thứ trưởng Bộ Quốc phòng vừa “hứa hẹn” nếu thành Hồ có nhu cầu thì Bộ Quốc phòng sẵn sàng chuyển giao. Nói nào ngay chứ bây giờ mà còn “nếu” thì chắc cả đời nhà cộng sản cũng không giải thích được chứ “nếu”. Nhu cầu chình ình ra đó mà mấy ông còn chờ nếu là nếu đến khi nào? Hàng ngày người dân muốn đi máy bay phải vất vả tìm cách đến sân bay cho sớm nếu không muốn bị trễ chuyến. Đường xá thì kẹt xe hà rầm, sân bay thì chật kín người lúc check in, bãi đỗ xe thì phải xây 5.7 tầng vẫn không đủ chỗ. Có lần Tám tui đi tiễn người bạn, do không có kinh nghiệm nên lúc về tìm xe trong cái bãi xe 5,7 tầng đó muốn lòi con mắt luôn.

Nói tóm lại không chỉ dân thành Hồ bức xúc vì quân đội cộng sản chưa chịu nhả đất lại cho sân bay Tân Sơn Nhất, mà nhân dân cả nước đang ngóc cổ chờ cái quyết định cuối cùng của mấy cha nội cầm quyền cộng sản. Sau khi tay thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định sẽ nhả “nếu”… một số người dân tỏ vẻ phấn khởi, (có lẽ những người này vẫn chưa sáng mắt sáng lòng), thì sáng hôm 25/6 trong buổi tiếp xúc cử tri, cha nội mới nhận chức Bí thư thành Hồ lại cho rằng sân golf Tân Sơn Nhất xây dựng đúng quy trình.

Nguyễn Thiện Nhân nói với cử tri thành Hồ rằng bản thân ông chưa nghiên cứu kỹ việc ra đời của sân golf nhưng lại khẳng định sân golf này được xây dựng đúng quy trình vì đây là đề xuất của Bộ Quốc phòng và có ý kiến của Chính phủ cùng nhiều bộ ngành. Vì vậy Bí thư “siêu Nhân” của thành Hồ có ý mời các nhóm chuyên gia góp ý nhưng vẫn muốn giữ lại cái sân golf này.

“Sáng hôm qua chúng tôi đã gặp nhóm chuyên gia này. Trước mắt TP sẽ đặt hàng nghiên cứu mở rộng sân bay có sử dụng sân golf. Chúng tôi sẽ báo cáo và xin ý kiến Bộ GTVT để báo cáo, phản biện với Thủ tướng về dự án này. Làm thế nào sử dụng hiệu quả sân bay, từ đó kết nối giao thông của khu vực” - Bí thư “siêu Nhân” của thành Hồ nói.

Nói gì chứ từ cái ngày về nhận chức Bí thư thành Hồ, nhiều người mộng tưởng vào khả năng nói tiếng Anh như gió của ông “siêu Nhân” rồi còn cho rằng ổng là người được đào tạo bài bản bên xứ “tư bản giãy chết” nên chắc ông là người tốt, là người tài và sẽ cống hiến hết mình vì sự phát triển của thành Hồ. Gì thì gì Tám tui khẳng định lại lần nữa là đừng bao giờ tin vào lời hứa hay hành động bất nhất của đảng viên nhà sản. Dù là Nguyễn Thiện Nhân hay bất cứ nhân vật nào thì cuối cùng cũng lòi ra cái mặt "Ác Nhân". Bởi lẽ bản chất của đảng cộng sản vẫn chỉ là lừa dối nhân dân, vẫn chỉ là một hệ thống cầm quyền bán nước hại dân mà thôi. Tụi nó đem ra chợ trời để bán làm "đầy tớ nhân dân" cũng không ai mua, cho không cũng không ai lấy!

27.06.2017

Chị Trà thua xa Bác Hồ!

Nguyễn Hồn Việt (Danlambao) - Cùng một sự việc, nhưng vào năm 1950 bác Hồ đã làm kín hơn nhiều. Sau bác Hồ 67 năm - năm 2017 chị Phạm Thị Thanh Trà - bí thư tỉnh ủy Yên Bái - đã làm dở ẹc...

*

67 năm trước muốn xử trảm Cục trưởng quân nhu Trần Dụ Châu để làm yên lòng quân sĩ theo kiểu “Tào tháo lấy đầu Vương Hậu giữ yên lòng quân sĩ” hay chính là diệt một Cộng sản Nguyễn Ái Quốc còn sót lại như kiểu: “Hồ Tùng Mậu” hay “Lâm Đức Thụ” hoặc “Trương Vân Lĩnh” hoặc như ““Ông cố vấn” Trần Đình Long và 100 ngày với chính quyền cách mạng”…

Chắc chắn chỉ một trong hai lý do đó!

So với anh Tào Tháo thuở xưa và so với chị Phạm Thị Thanh Trà - bí thư tỉnh ủy Yên Bái ngày nay, thì bác Hồ làm việc cao cờ hơn nhiều!

Anh Tào Tháo thì rụp một cái: 

“Tháo nói: "Ta muốn mượn cái đầu của ngươi để dẹp bụng oán của ba quân". Hậu thất kinh, kêu oan. Tháo lại nói: "Ta cũng biết ngươi không có tội, nhưng không giết ngươi thì bụng chúng sinh ra biến mất, thì ngươi chịu chết vậy, để vợ con, ta nuôi cho, ngươi đừng lo gì cả". Vương Hậu muốn nói nữa, nhưng Tháo đã gọi ngay đao phủ vào lôi Hậu ra ngoài cửa chém rồi bêu đầu lên một cái sào dài, yết thị rằng: "Vương Hậu cố làm đấu nhỏ, để hà lạm lương vua, nay đem chính pháp". Thấy vậy quân sĩ không oán gì nữa.”(1)

Đó là chuyện xưa. Thuở đó pháp luật còn đơn sơ, Tháo làm vậy còn được.

Sau này, bác Hồ không làm thế! Bác Hồ có cả một tòa án để xét xử “55 năm nhìn lại vụ án Trần Dụ Châu” rất công minh chính đại! Cùng một sự việc, nhưng sau 2000 năm, đó là năm 1950 bác Hồ đã làm kín hơn nhiều!

Tuy nhiên, cũng một sự việc đó, sau bác Hồ 67 năm - năm 2017, chị Phạm Thị Thanh Trà - bí thư tỉnh ủy Yên Bái - đã làm dở ẹc.

Này nhé, khi muốn kết tội Trần Dụ Châu - Rất nhẹ nhàng, bác Hồ đã cho một nhà văn quèn vẩy một bài “Ăn cắp hay buôn lậu”? thế là đủ cơ sở để bắt tội một công dân! Trong khi đó chị Trà lại cho một tay công an giả làm doanh nhân giúi tiền vào túi nhà báo “Phong lên Yên Bái chơi, được Công - người bạn học cũ thời ở Cao đẳng PTTH Hà Nam mời ăn cơm. Bữa cơm có thêm sự xuất hiện của Thực, giới thiệu là công an về hưu, hiện kinh doanh vận tải ở YB. Đây là LẦN ĐẦU TIÊN Thực và Phong gặp nhau, cả 2 không ân oán, hận thù trước đó. Sau khi cơm rượu no say, Thực cố giúi vào túi Phong 50 triệu, và tiền đã nằm gọn trong túi Phong. Sau đó, Công giả vờ nghe điện thoại, cũng là lúc công an TP YB ập vào bắt tất cả.”

Xem thế, cùng một mục đích nhưng bác Hồ làm nhẹ nhàng hơn nhiều!

Này nhé, khi muốn kết tội Trần Dụ Châu - Rất nhẹ nhàng, bác Hồ đã cho nhân chứng duy nhất của vụ án về chầu diêm vương “Thế còn chú rể Lê Sĩ Cửu? Tôi hỏi. “Hắn tự sát trong nhà tù để khỏi phải phơi mặt trước vành móng ngựa”. ” (3) Trong khi đó chị Trà lại cho nhân chứng trở về Hà Nội để rồi liền đó xuất hiện “Bản tường trình đầy đủ của nhân chứng vụ nhà báo Duy Phong bị bắt”.

Xem thế, cùng một mục đích nhưng bác Hồ làm kín kẽ hơn nhiều!

Hơn cả người xưa, hơn cả người nay! bác Hồ thật là vĩ đại!

Đã ngu còn tham, đã tham còn ngu! chị Trà coi chừng bị bắn! (4)

27.06.2017



________________________________

Chú thích: