Wednesday, April 20, 2016

Bạn tôi ra tù

Huỳnh Anh Tú (Danlambao) - Bạn tôi, Nguyễn Văn Phương đã bước chân khỏi nhà tù Xuân Lộc lúc 7 giờ sáng nay 20/4/2016. Mười một giờ 45 phút, Điệp, một người cháu và cũng là bạn tù của tôi và Phương gọi điện báo tin Phương vừa về đến nhà. Qua điện thoại, tôi được nghe lại giọng nói thân quen của Phương ngày nào. Giọng nói ấy tuy không còn sang sảng như những năm về trước, nhưng vẫn giữ được nét mạnh mẽ như thuở nào.

Nguyễn Văn Phương sinh năm 1964 tại Sài Gòn. Anh bị bắt ngày 20/4/1999 và bị kết án 17 năm tù giam. Trong số 38 người chúng tôi, Nguyễn Văn Phương chưa phải người bị kết án nặng nhất. Các anh Nguyễn Thanh Vân, Văn Ngọc Hiếu, Lê Kim Hùng chịu án 20 năm và hiện vẫn còn đang bị đày đọa trong nhà tù.

Trong suốt 17 năm, mặc dù điều kiện giam giữ của nhà tù cộng sản vô cùng khắc nghiệt, nhưng anh luôn kiên gan bền chí, không khuất phục trước bạo quyền và không bao giờ nhận tội dưới bất cứ hình thức nào.

Ba năm cuối cùng của chặng đường tù, Phương bị kỷ luật rồi bị "kiên giam" cho đến ngày mãn án. "Kiên giam" là hình thức biệt giam với điều kiện rất khắc nghiệt, 24/24 bị đóng cửa buồng giam, biệt lập không cho tiếp xúc với ai. Đấy là hình thức trừng trị cai tù dành cho Phương vị “tội” lên tiếng đấu tranh đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho tù nhân và tội không chịu “ăn năn hối cải” dù đã trải qua 14 năm tù.

Người tù kiên trung ấy kể lại: Ngày 23/1/2014, anh cùng một số bạn tù đề nghị trại giam mở một cuộc họp, yêu cầu cai tù phải trả lời chất vấn về việc xâm phạm và tước đoạt quyền lợi chính đáng của tù nhân.

Một số tù nhân chính trị gồm: Nguyễn Văn Phương, Sơn Nguyễn Thanh Điền, Nguyễn Thanh Vân, Cao Văn Tỉnh, Trần Hoàng Giang, Phạm Xuân Thân... tuyên bố sẽ đấu tranh bằng cách tuyệt thực 3 ngày để chờ đợi, nếu phía trại không đáp ứng yêu cầu, họ sẽ chuyển hướng đấu tranh bằng hình thức khác.

Sau 3 ngày không thấy động thái nào từ phía cai tù, vào lúc 3 giờ chiều ngày 25/1/2014, các anh đã có những phản ứng quyết liệt như đã thông báo từ trước. Một số người thì hô to những khẩu hiệu yêu cầu Ban giám thị phải hành xử đúng pháp luật; Nguyễn Văn Phương dùng hòn đá to tự đập vỡ đầu mình; Sơn Nguyễn Thanh Điền vừa hô to vừa đá vào cửa buồng giam. Kết quả ngay chiều hôm đó, anh Phương và Điền đã bị lực lượng công an trại giam khủng bố. Chúng áp giải hai anh về K1 và tống vào buồng kỷ luật rồi cùm chân hai anh.

Sau 10 ngày bị cùm chân, Nguyễn Văn Phương và Sơn Nguyễn Thanh Điền bị tống vào phòng biệt giam kể từ đó cho đến nay đã 3 năm trời. Hôm nay, Phương hết án tù 17 năm và cũng kết thúc 3 năm bị biệt giam, nhưng Sơn Nguyễn Thanh Điền vẫn bị biệt giam trong buồng kỷ luật, có lẽ cho đến ngày về.

Phương bùi ngùi nói thêm: “Tụi nó (cai ngục) muốn giết những người tù như anh bằng hình thức rất tinh vi và tàn nhẫn”.

Hai anh bị biệt giam mỗi người một buồng. Cánh cửa buồng biệt giam đóng kín 24/24 giờ mỗi ngày. Thức ăn chỉ là vài cọng rau muống già luộc và vài hạt muối. Mỗi thứ hai và thứ sáu trong tuần được “bổ dưỡng đặc biệt” bằng vài lát cá kho hoặc miếng thịt heo mỏng còn chưa cạo hết lông. “Tiêu chuẩn” ấy bắt người tù sống lây lất qua ngày để khỏi bị chết đói, mang tai tiếng cho nhà tù.

Trong trường hợp ốm đau, giải pháp duy nhất của cai tù là “mặc kệ”, may thì sống, không may thì chết.

Hiện nay tình trạng sức khỏe của anh Phương rất tồi tệ. Thị lực còn 30%, huyết áp cao và bệnh thấp khớp ngày càng trầm trọng do từ lâu không được chữa trị.

Trước khi bị bắt, 38 anh chị em chúng tôi đều sống lưu lạc bên Campuchia và Thái Lan, nhà cửa đất đai ở Việt Nam đều không còn nữa. Vì thế, không riêng gì anh em tôi hay Nguyễn Văn Phương, hầu hết những người còn lại đều không chốn nương thân sau khi mãn hạn tù. Lê Văn Minh thuê một căn gác xép rộng chừng 10 mét vuông với 4 người chen chúc nhau. Nguyễn Hoàng Sơn thì nay đây mai đó. Chị Lý Ngọc Hà làm thuê cho người ta và hàng đêm tá túc trong một cái chòi dột nát. Trần Hoàng Hải, Trần Hoàng Giang... đều không có nơi ở cố định. Người thì cha mẹ đã chết, người thì bị vợ con ruồng bỏ, bạn bè bà con họ hàng xa lánh, kỳ thị. Và nhà cầm quyền thì không ngừng sách nhiễu. Các anh Hà, Bình, Tuấn và một số anh em khác đã phải bỏ mạng trong nhà tù. Ba mươi tám phận đời chúng tôi cũng nổi trôi như nhiều phận đời khác, như thân phận quê hương này.

Bây giờ, dù đã 17 năm sau ngày chúng tôi bị bắt, một số anh em khác như Nguyễn Thanh Vân, Sơn Nguyễn Thanh Điền, Lê Kim Hùng, Văn Ngọc Hiếu, Trần Quang Thái... vẫn tiếp tục phải ở lại chốn ngục tù.

Anh Phương tâm sự với tôi, anh muốn nhiều người biết đến những tù nhân vẫn còn đang bị giam cầm. Ước muốn riêng cho mình là anh có đủ khả năng đi khám và chữa bệnh.

“Đơn giản thế thôi nhưng chắc cũng khó lắm, Tú ạ!”. Anh nói với tôi qua điện thoại bằng giọng buồn buồn.

Trước khi cúp máy, Nguyễn Văn Phương không quên gửi lời chúc mừng tôi mới thành hôn. Vâng, tôi mới lấy vợ 3 hôm trước: Phạm Thanh Nghiên vợ tôi, cũng từng chịu 4 năm tù. Nhưng dù sao, chúng tôi vẫn là những người tù may mắn trong hàng vạn tù nhân chính trị trên đất nước này.

21.04.2016

Lính Bắc Việt bị xích vào xe tăng


Lời Tòa soạn: Phóng viên ảnh tự do Gerald Hebert ở Montreal đã trải qua năm ngày ở thủ phủ An Lộc về phía bắc Sài Gòn. Ông chứng kiến cuộc giao tranh dữ dội ở đấy và bị thương trong một trận đánh xe tăng. Ngày hôm qua Hebert được trực thăng đưa ra khỏi thành phố bình an. Ông kể lại chuyện bao vây An Lộc trong bài tường thuật sau.)

An Lộc, Nam Việt Nam (UPI) - Người lính xe tăng Bắc Việt chết đầu tiên tôi nhìn thấy ở An Lộc đã bị xích vào xe tăng.

Tôi đang chụp hình một trong những chiếc xe tăng đã bị tiêu diệt ở giữa thành phố trong một trận đánh lớn vào ngày thứ Tư. 

Có xác chết ở bên ngoài xe tăng, rõ ràng là xác của người lính chỉ huy xe tăng. Ở dưới bên trong xe tăng là hai xác nữa, chết do bị trúng trực diện hỏa tiễn chống tăng M72.

Tôi thấy cái gì đấy lấp lánh trong bóng tối. Tôi sờ mắt cá chân người chết. Mắt cá chân bị xích vào bên trong xe tăng với những vòng xích dày hơn sáu ly.

Trước đây tôi đã nghe chuyện kỳ lạ này về những người lính xe tăng Bắc Việt ở Lào vào năm ngoái. Tuy nhiên, tôi vẫn ngạc nhiên. Những người lính Nam Việt cho tôi biết những người lính xe tăng bị xích mặc dù người chỉ huy xe tăng không bị xích.

Không biết gì

Một người chỉ huy lính xe tăng bị bắt đã cho những người thẩm vấn ông biết rằng trước khi ông vào An Lộc ông đã được thông báo chắc chắn rằng thành phố đã vào tay Bắc Việt. Điều ấy giải thích tại sao những xe tăng này tiến thong thả vào thành phố, với tháp pháo mở ra và những người chỉ huy xe tăng chỉ đứng nhìn quanh như thể đây là nhà mình.

Những người lính bộ binh Nam Việt không thể tin vào mắt mình. Những chiếc xe tăng chẳng mảy may nghi ngờ gì tiến đến cách các vị trí của quân đội Nam Việt chưa đến 45 mét thì bộ binh bắt đầu bắn bằng súng M72 mới tinh của họ. Tôi thấy 11 chiếc xe tăng và 7 chiếc trong số này đã bị tiêu diệt. 

Thiếu tá Raymond Haney ở Forth Worth, Texas, cố vấn quân đội Mỹ cho lính sư đoàn 18 của Nam Việt ở An Lộc, là một trong những người bị thương rời khỏi An Lộc cùng với tôi vào ngày hôm qua. Ông nói thật là may mắn nhất trên đời là quân Bắc Việt tiến vào An Lộc như thể thành phố này đã thuộc về họ.

“Nếu các xe tăng vừa tiến vào vừa bắn thì biết đâu chúng tôi chẳng có may mắn. Nhưng bây giờ họ biết họ có thể phá hủy những xe tăng ấy và họ đang làm như thế, ngay cả khi các xe tăng bắn họ.” Haney nói.

Những người tỵ nạn

Những cảnh tượng đáng thương nhất là hai đoàn người tỵ nạn dân thường từ các làng quê lân cận chạy vào thành phố. Một đoàn do một linh mục Công giáo người Việt dẫn đầu; đoàn kia do các nhà sư Phật giáo mặc áo cà sa vàng dẫn đầu. Nhưng An Lộc hoàn toàn chẳng phải là nơi lánh nạn.

Hai ngày cuối cùng tôi ở trong thành phố, mỗi đoàn có vài trăm phụ nữ, trẻ em và người già, đi thành hàng qua thành phố, hy vọng tìm thấy nơi lánh nạn ở đâu đó.

Nhưng chẳng có nơi nào để ẩn náu. Chẳng có trại lính nào có thể tiếp nhận họ- các trại này đều đã quá đông, không được tiếp tế lương thực đủ và lại bị pháo kích.

Mỗi lần một trong những đoàn người đáng thương này đến gần nơi giáp ranh thành phố thì họ lại bị pháo kích. Người già, phụ nữ và trẻ em thường chen lấn để giành nhau chỗ núp. Pháo kích dịu đi. Họ lại đứng lên để chạy tiếp, trẻ em vừa chạy vừa khóc thét vì quá hoảng sợ, chạy đến nơi nào đấy may ra có thể cho họ thực phẩm, nước, nơi trú ẩn.

Tuần này ở An Lộc không có nơi nào như thế.


Nguồn:

Báo Montreal Gazette, số ra ngày 17 thángTư, 1972.


Bản tiếng Việt:

Chuyến đi đến Việt Nam làm tôi ghét cộng sản

Dennis Prager - Thật khó mà kềm nổi các cảm xúc của tôi - nhất là không tránh được phải nổi giận - trong chuyến viếng thăm Viêt Nam của tôi hồi tuần trước. Tôi càng ngưỡng mộ người dân Việt bao nhiêu - thông minh, yêu đời, tự trọng, và chăm chỉ - thì tôi lại càng tức giận chính phủ cộng sản đã gây đau khổ quá nhiều cho người dân nước này (và dĩ nhiên cả người Mỹ chúng ta) trong nửa thế kỷ sau của thế kỷ 20. Điều không may là chính phủ cộng sản vẫn cai trị nước này. Mà Việt Nam ngày nay đã đón nhận cách duy nhất, chủ nghĩa tư bản và thị trường tự do, để thoát khỏi cảnh nghèo đói, chứ khoan nói đến chuyện thịnh vượng. Vậy thì 2 triệu người Việt phải bỏ mạng trong Chiến Tranh Việt Nam để làm gì?

Tôi muốn hỏi một trong những người lãnh đạo Cộng Sản đang cai trị Việt Nam câu hỏi đó. Tôi muốn hỏi: “Này đồng chí, đồng chí đã bỏ hết tất cả những gì mà đảng Cộng Sản của đồng chí đã tranh đấu cho kỳ được: nào là cộng sản, nông nghiệp tập thể, hoạch định trung ương, và quân phiệt, ngoài những lý tưởng khác nữa. Vậy thì hãy nhìn lại xem Hồ Chí Minh yêu kính của đồng chí và đảng của đồng chí đã hy sinh hàng triệu đồng bào người Việt của đồng chí thì đúng ra là để được cái gì?”

Không có câu trả lời nào là câu trả lời hay. Chỉ có một lời nói dối và một lời nói thật, và lời nói thật thì thật thê lương.

Lời nói dối chính là câu trả lời của Cộng Sản Việt Nam, cũng như hầu hết mọi lời nói dối của Cộng Sản, và đã được khối cánh Tả phi Cộng Sản trên thế giới lặp lại. Lời nói dối này đã (và vẫn tiếp tục đang) được dạy tại hầu hết các viện đại học ở phương Tây, và đã (và vẫn tiếp tục đang) được hầu hết mọi phương tiện truyền thông trên địa cầu truyền tải: Lời nói dối đó là Cộng Sản Việt Nam (tức Bắc Việt), và Việt Cộng chỉ tranh đấu giành độc lập cho nước họ khỏi tay ngoại bang. Trước hết là tranh đấu chống Pháp, sau đó là Nhật, rồi đến Mỹ. Những người Mỹ sinh vào thời hậu chiến (sau thế chiến 2) sẽ nhớ là họ cứ được nhắc nhở mãi Hồ Chí Minh là George Washington của Việt Nam, và ông ta yêu mến Hiến Pháp Hoa Kỳ và đã dùng bản hiến pháp này làm nền tảng mô phỏng hiến pháp của ông ta, và chỉ muốn giành độc lập cho Việt Nam.

Sau đây mới là sự thật:

Tất cả những kẻ độc tài Cộng Sản trên thế giới đều là những kẻ côn đồ ngông cuồng, thần thánh hóa cá nhân, tham quyền, khát máu. Hồ Chí Minh cũng thế. Hắn thủ tiêu các đối thủ, tra tấn biết bao nhiêu người Việt vô tội mà chỉ có trời mới biết chính xác được bao nhiêu người, và đe dọa hàng triệu người để họ phải cầm súng ra trận cho hắn - phải, cho hắn và cho đảng Cộng Sản Việt Nam đẫm máu, và được một tên sát nhân “vĩ đại” nhất mọi thời đại khác yểm trợ: Mao Trạch Đông. Nhưng những kẻ ngu ngốc về đạo lý tại Hoa Kỳ lại cứ hô to “Ho, Ho, Ho Chi Minh” trong các cuộc biểu tình chống chiến tranh và gọi Hoa Kỳ là những kẻ giết người - “Hey, Hey, LBJ, hôm nay ngươi giết được bao nhiêu trẻ con?”.

Đảng Cộng Sản Việt Nam không đánh Mỹ để giành độc lập cho Việt Nam. Mỹ không bao giờ muốn kiểm soát người dân Việt, và có một trường hợp tương tự để chứng minh điều đó: Chiến Tranh Triều Tiên. Mỹ có đánh Cộng Sản Triều Tiên để kiểm soát Triều Tiên hay không? Hay là 37,000 người Mỹ bỏ mạng tại Triều Tiên để người dân Triều Tiên được hưởng tự do? Ai đã (và vẫn là) người có tự do hơn - một người Triều Tiên sống dưới chế độ Cộng Sản Triều Tiên ở Bắc Triều Tiên hay một người Triều Tiên sống tại nơi mà Hoa Kỳ đã đánh bại Cộng Sản Triều Tiên?.

Và ai đã là người có tự do hơn ở Việt Nam - những người sống ở miền Nam Việt Nam không Cộng Sản (dù là với tất cả các khuyết điểm của chế độ đó) hay những người sống dưới chế độ Cộng Sản của Ho, Ho, Hồ Chí Minh ở Bắc Việt Nam?

Hoa Kỳ tranh đấu để giải phóng các nước, không phải để cai trị họ. Sự thật là, chính đảng Cộng Sản Việt Nam chứ không phải Hoa Kỳ, mới là những kẻ muốn kiểm soát người dân Việt. Nhưng lời dối trá lại được tuyên truyền lan rộng khắp nơi và hiệu nghiệm đến mức đa số mọi người trên thế giới - trừ những người Mỹ hậu thuẫn cho cuộc chiến đó và thuyền nhân người Việt và những người Việt khác khao khát tự do — cứ tin rằng Hoa Kỳ nhập trận là để lấy kẽm, tungsten, và để thành lập cả một “đế quốc Mỹ” giả tưởng trong khi Cộng Sản Việt Nam thì tranh đấu cho tự do của người Việt.

Tôi ghé đến “Bảo Tàng Viện Chứng Tích Chiến Tranh Việt Nam” - tòa nhà triển lãm các hình ảnh chống Mỹ cao ba tầng của đảng Cộng Sản. Chẳng có gì để tôi phải ngạc nhiên - tôi chẳng ngạc nhiên vì không có đến một chữ chỉ trích Cộng Sản Bắc Việt hoặc Việt Cộng, không có đến một chữ về việc đe dọa mạng sống của mọi người khắp nơi nếu họ không chiến đấu cho Cộng Sản, không có đến một chữ về những người liều mạng để vượt thoát bằng thuyền, thà chịu nguy hiểm bỏ mạng ngoài biển cả, vào bụng cá mập, hoặc bị hải tặc tra tấn hoặc hãm hiếp tập thể, còn hơn sống dưới chế độ Cộng Sản đã “giải phóng” Nam Việt Nam.

Điều cũng không có gì đáng ngạc nhiên là không thấy có khác biệt gì mấy giữa lịch sử Chiến Tranh Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam kể lại với lịch sử cuộc chiến đó mà hầu như sinh viên nào cũng sẽ được nghe kể lại từ hầu như bất cứ giáo sư nào tại bất cứ trường đại học nào ở Mỹ Châu, Âu Châu, Á Châu, hoặc Châu Mỹ La Tinh.

Tôi sẽ kết thúc bằng đề tài tôi đã bắt đầu - người Việt.

Đã đến thăm Việt Nam thì không thể không mang ấn tượng tốt đẹp về người dân nước này. Tôi hy vọng tôi còn sống để thấy ngày người dân Việt Nam, được giải phóng khỏi những lời dối trá của Cộng Sản hiện vẫn lan tràn trong đời sống hàng ngày của họ, hiểu rằng mỗi mạng người Việt hy sinh trong cuộc chiến chống Mỹ đều bị phí phạm vô nghĩa, là thêm một mạng người nữa trong số 140 triệu sinh mạng bị đem ra hy sinh trước bệ thờ tên giả thần khát máu nhất trong lịch sử: Chủ Nghĩa Cộng Sản. 



***

Quí bạn đọc thân mến, 

Vào ngày 26-27-28 tháng 4 sắp tới, Thư Viện Lyndon Baines Johnson (LBJ) ở Austin, Texas sẽ tổ chức hội thảo về chiến tranh Việt Nam được mệnh danh “Vietnam War Summit” (tạm dịch “hội thảo thượng đỉnh chiến tranh Việt Nam”) được Đại Học University of Texas bảo trợ với mục tiêu chính là "đưa ra ánh sáng dứt khoát về chiến tranh, và những bài học và di sản của nó. Đó cũng là ý định của chúng tôi để mời, bao gồm, những người đàn ông và phụ nữ can đảm phục vụ trong cuộc chiến đó tại Việt nam" (Our goal is to shed a definitive light on the war, and its lessons and legacỵ It is also our intent to invite, include, and recognize the men and women who courageously served in Vietnam.) VietnamWarSummit.org

Với các diễn giả chính như đương kim ngoại trưởng Mỹ John Kerry, từng là phát ngôn viên của phong trào phản chiến trước đây, Tom Hayden, lảnh tụ phản chiến cũng là chồng củ của Jane Fonda, cựu ngoại trưởng Henry Kissinger … đang làm cho dư luận nghi ngờ mục tiêu của Ban tổ chức, nhứt là sự vắng mặt của các tổ chức cựu chiến binh Mỹ & Việt đã tham dự trực tiếp vào cuộc chiến đó. 

Trong tinh thần tôn trọng sự trung thực cùng tính đa chiều của thông tin, chúng tôi xin được trích đăng bài quan điểm ở trên của một thức giả Mỹ nói về chiến tranh Việt Nam với tựa đề “Chuyến đi đến Việt Nam làm tôi ghét cộng sản” của Viện Trưởng Đại Học Dennis Prager. Ông Prager hiện có một chương trình truyền thanh thính giả đàm thoại (Talk Show) hàng ngày trên đài KRLA tần số 870AM bao gồm vùng Los Angeles và Orange Countỵ KRLA liên hợp với 140 đài khác trên toàn quốc Hoa Kỳ. Ông viết xã luận hàng tuần, là tác giả của bốn cuốn sách và là sáng lập viên của Đại Học Prager. (http://www.dennisprager.com/trip-to-vietnam-revives-hatređof-communism/)

Lê Văn

*

Trip to Vietnam Revives Hatred of Communism

It was difficult to control my emotions - specifically, my anger - during my visit to Vietnam last week. The more I came to admire the Vietnamese people - their intelligence, love of life, dignity and hard work - the more rage I felt for the communists who brought them (and, of course, us Americans) so much suffering in the second half of the 20th century.

Unfortunately, communists still rule the country. Yet, Vietnam today has embraced the only way that exists to escape poverty, let alone to produce prosperity: capitalism and the free market. So what exactly did the 2 million Vietnamese who died in the Vietnam War die for? I would like to ask one of the communist bosses who run Vietnam that question. “Comrade, you have disowned everything your Communist party stood for: communal property, collectivized agriculture, central planning and militarism, among other things. Looking back, then, for what precisely did your beloved Ho Chi Minh and your party sacrifice millions of your fellow Vietnamese?”

There is no good answer. There are only a lie and a truth, and the truth is not good.

The lie is the response offered by the Vietnamese communists and which was repeated, like virtually all communist lies, by the world’s non-communist left. It was (and continues to be) taught in virtually every Western university and was and continues to be spread by virtually every news medium on the planet: The Vietnam communists, i.e., the North Vietnamese and the Viet Cong, were merely fighting for national independence against foreign control of their country.

First, they fought the French, then the Japanese and then the Americans. American baby boomers will remember being told over and over that Ho Chi Minh was Vietnam’s George Washington, that he loved the American Constitution, after which he modeled his own, and wanted nothing more than Vietnamese independence.

Here is the truth: Every communist dictator in the world has been a megalomaniacal, cult of personality, power hungry, bloodthirsty thug. Ho Chi Minh was no different. He murdered his opponents, tortured only God knows how many innocent Vietnamese, threatened millions into fighting for him - yes, for him and his blood soaked Vietnamese Communist Party, backed by the greatest murderer of all time, Mao Zedong. But the moral idiots in America chanted “Ho, ho, Ho Chi Minh” at antiwar rallies, and they depicted America as the real murderers of Vietnamese - “Hey, hey, LBJ, how many kids did you kill today?”

The Vietnamese communists were not fighting America for Vietnamese independence. America was never interested in controlling the Vietnamese people, and there is a perfect parallel to prove this: the Korean War. Did America fight the Korean communists in order to control Korea? Or did 37,000 Americans die in Korea so that Koreans could be free? Who was (and remains) a freer human being - a Korean living under Korean communist rule in North Korea or a Korean living in that part of Korea where America defeated the Korean communists?

And who was a freer human being in Vietnam - those who lived in non-communist South Vietnam (with all its flaws) or those who lived under Ho, ho, Ho Chi Minh’s communists in North Vietnam?

America fights to liberate countries, not to rule over them. It was the Vietnamese Communist Party, not America, that was interested in controlling the Vietnamese people. But the lie was spread so widely and so effectively that most of the world - except American supporters of the war and the Vietnamese boat people and other Vietnamese who yearned for liberty — believed that America was fighting for tin, tungsten and the wholly fictitious “American empire” while the Vietnamese communists were fighting for Vietnamese freedom.

I went to the “Vietnam War Remnants Museum” - the Communist Party’s three-floor exhibit of anti-American photos. Nothing surprised me - not the absence of a single word critical of the communist North Vietnamese or of the Viet Cong; not a word about the widespread threats on the lives of anyone who did not fight for the communists; not a word about those who risked their lives to escape by boat, preferring to risk dying by drowning, being eaten by sharks or being tortured or gang-raped by pirates, rather than to live under the communists who “liberated” South Vietnam.

Equally unsurprising is that there is little difference between the history of the Vietnam War as told by the Communist Party of Vietnam and what just about any college student will be told in just about any college by just about any professor in America, Europe, Asia or Latin America.

I will end with the subject with which I began - the Vietnamese. It is impossible to visit Vietnam and not be impressed by the people. I hope I live to see the day when the people of Vietnam, freed from the communist lies that still permeate their daily lives, understand that every Vietnamese death in the war against America was a wasted life, one more of the 140 million human sacrifices on the altar of the most bloodthirsty false god in history: communism.

'Nhốt quyền lực vào cơ chế' và những quả đấm thép


Những quả đấm thép
Trên báo Lao Động ngày 16/4/2016 có bài viết đưa tin "vui mừng" rằng cái Ụ nổi 83M mà Vinalines mua về vừa phát giá bán 34,85 tỉ đồng.
Vui mừng ở chỗ, người ta vẫn hy vọng nơi phát giá đó có thể lường trước được là có người mua. Bởi đó mới đây thôi, tờ báo Công an đã đưa tin: Dân buôn sắt vụn định giá chưa đến…1 tỉ đồng. Từ định giá chưa đến 1 tỷ, phát giá bán 34,85 tỉ đồng. Vậy là lãi quá còn gì.
Nghe vậy thấy mừng, ngẫm lại mới thấy đau.
Nếu ai quan tâm và biết cái ụ nổi 83M này, được mua về với giá 462 tỉ đồng. Hơn 6 năm và không hoạt động nên chi phí quản lý, bảo vệ ngày một tăng và đến 31/12/2015, công nợ phát sinh có liên quan đến ụ nổi 83M đã vào khoảng hơn 50 tỉ đồng…
Như vậy, mua và bảo quản 6 năm, hết hơn 512 tỷ đồng, giờ phát giá bán 34,85 tỉ đồng và khả năng cao để bán được là gần... 1 tỷ.
Nhớ lại, cũng vụ Vinashin dự án mua tàu Hoa Sen, thiệt hại trị giá 469,5 tỉ đồng. Cả hai dự án này, tổng thiệt hại tiền dân là có cỡ 1.000 tỷ đồng.
Vụ án này đã được đưa ra xét xử, cuối cùng thì cựu Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình bị tuyên mức án 20 năm tù và buộc bồi thường gần 500 tỷ, hiện vẫn chưa thi hành án được đồng nào.
Báo chí cũng cho biết các ngành như điện, khoáng sản, thậm chí cả xăng dầu cũng đều thua lỗ.
Đó là những "quả đấm thép" mà nhà nước VN đã lập nên để giữ vững vai trò chỉ đạo của nền kinh tế.
Và những "quả đấm thép" đó đã phát huy tác dụng thật sự, đấm những cú cật lực vào đầu người dân một nắng, hai sương, bán dâm, bán sức lao động ở nước ngoài để nộp về cho nhà nước tha hồ "đấm".
Không chỉ các "quả đấm thép" mà các Dự án được làm vì đó là "chủ trương lớn của Đảng" như Boxit Tây Nguyên, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, đều thi nhau lỗ, nghĩa là thi nhau đốt hết đống tiền này đến đống tiền khác của người dân sau khi đào bới cạn kiệt nguồn tài nguyên, khoáng sản của đất nước mà hàng ngàn đời ông cha ta đã giữ gìn để lại.  
Ngày 27/08/2015, CEO Đặng Đức Thành - Chủ nhiệm Câu lạc bộ các nhà kinh tế (VEC), Ủy viên BCH Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã đúc kết: "cả nước làm trong cả năm cũng không đủ để doanh nghiệp nhà nước trả nợ".
Với những quả đấm thép như trên, với mức độ tham nhũng của các cán bộ của đảng như thế này, thì đến cái đầu nhân dân có bằng sắt cũng phải chịu tan chứ nói gì đến bằng xương bằng thịt.
Đó là hậu quả của một cơ chế đã biến thành thể chế: "Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ"
Nhốt quyền lực vào cơ chế!
Mới đây, ông Nguyễn Phú Trọng, TBT Đảng CSVN đã tuyên bố cần "Phải 'nhốt' quyền lực để phòng tham nhũng, tiêu cực".
Mới nghe câu chữ có vẻ hay hay, mới mới. Người dân VN xưa nay, vẫn vốn hay giật mình với những câu chữ mà các lãnh đạo đất nước thỉnh thoảng lại sáng tác ra cứ như câu khách, giật gân mà nhiều khi không hiểu được ý nghĩa của nó là gì.
Nào là "Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chủ nghĩa xã hội", nào là "Đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa", nào là "Đi tắt, đón đầu", thậm chí là "Trồng cây gì, nuôi con gì"... Thôi thì đủ cả, cứ nghe cũng ù tai, hoa mắt và không hiểu, và... tin là lãnh đạo sáng suốt.
Vậy "Quyền lực" và "Cơ chế" nó là gì, nó như thế nào để dùng cơ chế làm nhà tù nhốt quyền lực mới có thể phòng được tham nhũng, tiêu cực?
Theo định nghĩa thông thường, thì: Quyền lực xã hội là một dạng quan hệ xã hội theo chiều dọc biểu hiện ở khả năng một cá nhân hoặc nhóm điều khiển hành vi, thái độ, quan điểm của cá nhân khác, nhóm khác. Chủ thể và khách thể thực hiện quyền lực xã hội có thể là một cá nhân, một nhóm xã hội hay một cộng đồng, một xã hội. Thực chất, quyền lực chính là việc giới hạn đồng thời mở rộng mức độ tự do của các chủ thể và khách thể thực hiện quyền lực.  (vi.wikipedia.org)
Định nghĩa thông thường thì nó rộng và phức tạp như vậy, nhưng ở VN, định nghĩa ngắn nhất thì Quyền lực, là cái mà Đảng dùng giao cho một số cá nhân, tổ chức được Đảng chọn để cai trị người dân Việt Nam.
Họ được chọn, bởi đảng đã cử cho dân bầu hoặc không cần dân bầu, đảng vẫn cứ cử như thường.
Còn "Cơ chế"? Nó là gì vậy? Tại sao, hầu hết mọi sai lầm, khuyết điểm, trì trệ và tham nhũng, hà hiếp người dân... đều được giải thích và đổ lỗi là "do cơ chế".
Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, thì cơ chế là "cách thức tổ chức nội bộ và quy luật vận hành, biến hoá của một hiện tượng".
Như vậy, khi nói đến cơ chế của đất nước, tức là nói đến cách thức tổ chức bộ máy, các quy định để vận hành bộ máy điều hành đất nước. Ở đó quy định điều gì, làm như thế nào để vận hành xã hội...
Vậy cơ chế ở VN là cơ chế nào? Tại sao VN có hệ thống Quốc hội để làm ra luật pháp, có các cơ quan của chính phủ để thi hành, có nhà nước để quản lý với lực lượng hùng hậu với số lượng cao gấp 3, gấp 4 lần so với các nước cùng điều kiện... đủ cả.
Vậy sao vẫn còn để bất cứ thứ gì sai, lỗi, phá hoại, tham nhũng, bất lực đều do cơ chế?
Xin thưa, đó chinh là bởi cái cơ chế: "Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ".
Ở trong đó, bao hàm đủ loại cơ chế con như cơ chế đảng cử, dân bầu, cơ chế xin - cho, cơ chế phát hiện và xử lý tham nhũng mà kết quả là tham nhũng thành quốc nạn, cơ chế tước đoạt quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, hội họp, biểu đạt ý kiến của người dân... bằng chính cơ chế "Đảng lãnh đạo tuyệt đối". Chỉ có mục "nhân dân làm chủ" là hài hước mà thôi.
Đó mới là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.
Bởi người ta không ai không rõ ràng rằng: Cơ chế Đảng là cơ quan đứng ngoài vòng pháp luật, dù Hiến pháp đã yêu cầu Đảng hoạt động trong khuôn khổ luật pháp thì đảng vẫn đứng trên luật pháp. Mọi điều đảng đưa ra là tuyệt đối thi hành, chủ trương lớn của Đảng bị phản đối vẫn phải thực hiện như chính lời ông Nguyễn Tấn Dũng khi còn là Thủ tướng nói về Boxtit Tây Nguyên.
Nghĩa là Đảng là cơ quan quyền lực cao hơn so với cơ quan quyền lực cao nhất nước là Quốc hội. Mới đây, chính ông Nguyễn Phú Trọng đã chẳng thẳng thừng rằng: Nghị quyết của Quốc hội rất quan trọng, chỉ sau Nghị quyết của Đảng mà thôi đó sao.
Đảng lãnh đạo tuyệt đối từ Công an, Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa Án, nghĩa là tất tần tật từ quyền lực cho đến tội tù đề có thể được đảng chỉ định khi cần.
Đảng muốn nắm chắc mọi người dân từ hành động, ý nghĩ và cả những tình cảm riêng tư, bất chấp điều đó có phù hợp luật pháp là lương tâm hay không.
Đảng hành động bằng nghị quyết, bằng lệnh miệng, bằng ý thích hoặc sự nổi hứng của một cá nhân nào đó trong đảng.
Đảng độc tài trong việc đối xử với lãnh thổ của Tổ Quốc cũng như với quyền lợi của công dân. Đảng tự chọn bạn vàng dù đó chính là kẻ thù của dân tộc và đang xâm lược đất nước Việt Nam.
Và trên hết, là cơ chế Đảng hành động cho chính sự tồn tại của Đảng bằng chính xương máu, tiền của của nhân dân. Đảng sẵn sàng bỏ cả việc xâm lăng của ngoại bang ra ngoài, vì "nếu có đụng độ trên Biển Đông thì làm sao chúng ta có thể ngồi bàn về Đại hội Đảng được" - Nguyễn Phú Trọng.
Để coi tiền bạc của dân, tài nguyên của đất nước là của mình, Đảng lập ra cơ chế và điều hành đất nền kinh tế đất nước bằng những "Quả đấm thép" như ở phần đầu bài viết này.
Đó là cơ chế mà Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an đã nói: "Cái gốc của chúng ta là không ai chịu trách nhiệm trước người dân Việt Nam. Không có cá nhân nào cả".
Tạm kết
Người dân VN không ai không hiểu cái cơ chế đã hình thành nên thể chế chính trị ở VN quái đản. Mô hình đó đã từng được cả thế giới vứt vào sọt rác lịch sử từ lâu vẫn được đưa ra xài lại ở VN dai dẳng đến ngày nay.
Không phải ngẫu nhiên, mà ngay trên diễn đàn Quốc hội, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa tại phiên thảo luận Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) ngày 16/6/2014 đã phải thốt lên: "Cần phải xóa cơ chế Đảng cử, dân bầu".
Hay mới đây, ông Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã thốt lên: ‘Muốn đổi mới về kinh tế thì trước hết cần đổi mới về thể chế chính trị’.
Với những cái "Cơ chế" đó, thì ông Nguyễn Phú Trọng có bảo nhốt quyền lực vào cơ chế, chỉ nhằm để cái đảng của ông ta ra sức nhũng loạn xã hội, giữ vững vị trí trên đầu trên cổ người dân.
Và câu nói này cũng chỉ là một câu nói ngộ nghĩnh chứng minh danh hiệu của ông ta mà thôi.
Hà Nội, Ngày 19/4/2016
  • J.B Nguyễn Hữu Vinh

Từ trên xuống dưới sẵn sàng xài luật “rừng”…


Mới đây khi một diễn viên hài của VN bị bắt tại Mỹ với các cáo buộc liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ em, dư luận ở VN có rất nhiều luồng ý kiến chê trách, bênh vực khác nhau nhưng nhìn chung đều thống nhất rằng nếu thực sự có tội, diễn viên này sẽ phải chịu một án tù nặng vì ở Mỹ các tội danh lạm dụng tình dục, cưỡng hiếp trẻ em thường bị phạt rất nặng. Và thứ hai, nếu thực sự có tội, không ai có thể cứu được anh ta vì ở Mỹ khó mà làm những trò như lo lót, “chạy cửa sau” hay trưng ra một cái giấy giám định tâm thần giả mạo, điều hoàn toàn có thể xảy ra ở VN. Nghĩa là mọi người đều thống nhất về tính nghiêm minh, công bằng của luật pháp nước Mỹ. Rằng tại Mỹ cũng như các quốc gia có thể chế tự do, dân chủ, tam quyền phân lập, pháp trị khác, luật pháp được tôn trọng tối đa, không ai có thể đứng trên/ngoài luật pháp, kể cả Nhà Vua, Tổng Thống hay Thủ tướng.
Tất nhiên trong thực tế, nước nào cũng sẽ có những cá nhân lạm dụng quyền lực, tự cho mình vượt quá ranh giới của luật pháp hoặc có những trường hợp oan sai. Nhưng cuối cùng ở những quốc gia như vậy công lý vẫn sẽ được thực thi, cho dù phải mất bao nhiêu lâu đi nữa.
Trong khi đó ở VN dưới sự cầm quyền của đảng cộng sản, luật pháp đã trở thành trò đùa. Khi cương lĩnh của đảng cộng sản đứng trên cả Hiến pháp còn quyền hành của đảng thì bao trùm từ các cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp cho tới truyền thông, khi tự do dân chủ cho đến quyền con người đều bị bóp nghẹt, chà đạp, thì làm sao công lý có thể được bảo đảm?
Trước hết, ở VN, con người không được đối xử công bằng từ trong xã hội cho đến trước tòa án. Bản án của quan tòa dành cho bị cáo sẽ tùy thuộc vào bị cáo là ai, là dân đen hay quan chức, đảng viên đảng cộng sản, công an, cán bộ nhà nước…
Vừa qua dư luận xôn xao về 2 vụ việc, một trung úy cảnh sát khu vực ở phường Trung Liệt quận Đống Đa, Hà Nội nhổ nước bọt vào mặt dân (một cô gái), và một thượng sĩ công an đánh một người bán hàng rong gần khu vực chợ Bình Tiên (phường 4, quận 6, TP HCM) bị ngã chấn thương sọ não. Trong cả hai trường hợp đều có video clip và trước sức ép của dư luận, viên trung úy cảnh sát khu vực nói trên đã phải công khai xin lỗi người bị nhổ nước bọt tại trụ sở công an phường Trung Liệt. Còn viên thượng sĩ đánh dân thì bước đầu đã bị đình chỉ công tác, và đã đến gặp vợ chồng người bán hàng rong đề nghị chịu phí tổn bệnh viện và bồi thường, nhưng cả hai vợ chồng không chấp nhận.
Rất nhiều người vào comment trên các trang báo, trang mạng xã hội đã đặt câu hỏi nếu không có các video clip làm bằng chứng và dư luận lên tiếng thì liệu hai nhân vật công an kia có chịu “xuống nước” như vậy không. Bởi vì tình trạng công an xách nhiễu, hành hung hay đối xử với dân như cỏ rác không còn là chuyện lạ, và rất ít khi họ chịu thừa nhận cái sai hay phải lãnh hậu quả về việc làm của mình.
Từ đó người dân so sánh với những trường hợp dân đụng tới công an thì bị xử khác hẳn, như vụ một cô gái ở quận 12 TP.HCM vì tát CSGT giữa phố vào tháng 7.2011 đã bị phạt 9 tháng tù sau đó giảm còn 6 tháng.
Một quan chức, Chánh Thanh tra Sở Y tế bổ cuốc vào đầu người dân ở Kontum hồi tháng 10.2013 khiến người phụ nữ này phải đi cấp cứu, chỉ bị phạt 750.000 VNĐ tức chưa đến 40 USD. (“Chánh thanh tra bổ cuốc vào đầu dân bị phạt 750.000 đồng”, Zing.vn). Nhưng cũng vào khoảng tháng 10.2013, vì cãi vã và tạt một ly bia vào một cán bộ, Chi cục trưởng Chi cục Thuế Định Quán, Đồng Nai mà 3 người phải vào tù, một người 12 tháng, 2 người 6 tháng (“Tạt bia vào cán bộ thuế, ba người đi tù”, Dân Trí).
Phi lý hơn nữa là vụ ba thanh niên nông dân bị TAND huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) xử 13 năm tù vì ăn trộm 2 con vịt, năm 2008.
Bài báo “Miếng thịt vịt oan nghiệt” (báo Gia đình) viết:
“Vụ việc gây xôn xao dư luận đến mức đã được Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết đưa ra làm một ví dụ so sánh trong phiên họp Quốc hội. Trước nghị trường, ông Thuyết nói: “Vụ án đối tượng Huỳnh Ngọc Sĩ lợi dụng quyền hạn chức vụ để tham nhũng làm thất thoát cả bạc tỷ, Tòa xử 3 năm tù. Người dân so sánh với vụ một vài ông nông dân ít học lấy 2 con vịt nhậu với nhau, Tòa xử mỗi anh 4 năm, thậm chí có anh 5 năm. Vậy sự công bằng trong xét xử thế nào?”
Cuối cùng trước sức ép của dư luận, gần 2 năm sau ngày vụ việc diễn ra, cơ quan chức năng cũng đã có một phán quyết thỏa đáng: Miễn trách nhiệm hình sự cho các thanh niên!
Đó là chưa nói đến hàng loạt vụ công an bạo hành, đánh chết người dân khi chỉ mới đang trong giai đoạn tạm giữ, điều tra nhưng chỉ có vài trường hợp bị xét xử và bản án cũng chưa thỏa đáng.
Chẳng hạn, trong vụ 5 công an của TP. Tuy Hòa đánh chết anh Ngô Thanh Kiều, nghi can tham gia một vụ trộm, vào ngày 13. 5.2012, người bị mức án nặng nhất là 8 năm tù, nhẹ nhất 1 năm cho hưởng án treo, còn sếp của 5 người, nguyên thượng tá, Phó Công an TP Tuy Hòa, mặc dù để cấp dưới dùng nhục hình làm anh Kiều tử vong, nhưng chỉ bị mức án 9 tháng tù cho hưởng án treo (“Sếp của 5 công an đánh chết người lĩnh án treo”, VNExpress).
Vụ nguyên trung tá công an phường Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng ngày 28.2.2011 vì không đội mũ bảo hiểm, nhưng chỉ bị 4 năm tù (“Y án 4 năm tù cho công an 'đánh chết dân', BBC).
Vụ các công an viên xã Vạn Long, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa đánh chết em học sinh Tu Ngọc Thạch ngày 31.12.2013, một người bị 8 năm 6 tháng tù, một người bị 3 năm tù, một người bị 1 năm tù treo. (“Công an viên đánh chết học sinh lớp 9 lĩnh án”, Tin tức VN). Nhưng chưa dừng lại ở đó, bác và cậu của nạn nhân “Chỉ vì đau xót, la lối công an xã đánh chết cháu mình, 2 người bị quy tội “Gây rối trật tự công cộng” với mức án 1 năm 3 tháng tù giam” (“Cháu bị đánh chết, cậu và bác mang án tù”, Người Lao Động) v.v…
Đó là những vụ được đưa ra xử, còn rất nhiều vụ bị “chìm xuồng” hoặc nạn nhân bị đánh chết nhưng công an dàn cảnh rồi tuyên bố là người bị giam đã tự tử. Như vụ anh Nguyễn Công Nhựt (nguyên trưởng Phòng Quản lý sản phẩm Công ty Kumho-chuyên sản xuất lốp ô tô) chết tại nhà tạm giữ Công an huyện Bến Cát ngày 25.4.2011, phía công an tuyên bố anh Nhựt tự tử ("Anh Nguyễn Công Nhựt treo cổ do ân hận", Tuổi Trẻ). Người vợ của nạn nhân sau này đã ròng rã đi từ Nam ra Bắc để mong đòi lại công lý cho chồng nhưng cũng không được gì.
Nghi can Trần Giang Nam “tự tử” tại phòng giam giữ Công an huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, ngày 5.8.2014. (“Tự tử tại đồn công an sau khi bị bắt vì trộm gà”, (Dân Trí)..
Nghi can Nguyễn Đức Duân tử vong sau gần 1 tháng bị tạm giam tại phòng tạm giam công an huyện Khoái Châu, Hưng Yên, ngày 8.4.2015 (“Nghi can tử vong bất thường tại trụ sở công an huyện” (VietnamNet).
“Thiếu niên chết bất thường sau hai tuần bị công an huyện tạm giam” (Phụ Nữ TP.HCM). Đó là em Trịnh Xuân Quyền, 16 tuổi, ngụ xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.…
Đến mức cụm từ “chết tại đồn công an” đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân!
Còn nếu so sánh mức án dành cho các quan chức tham nhũng làm thất thoát hàng triệu, hàng chục triệu đô la Mỹ, gây hậu quả nặng nề cho đất nước, người ta càng thấy chua chát hơn. Chỉ một thiểu số cấp dưới bị lộ và bị xét xử, còn những ông to thì chả bị gì. Ngay cả ông Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người mới đây nhất tiếp nối các quan chức cộng sản tiền bối hạ cánh an toàn sau bao nhiêu năm ngồi trên ghế Thủ tướng, gây ra bao nhiêu tai họa cho nền kinh tế nói riêng và cho đất nước nói chung.
Trong một xã hội như vậy, không có gì lạ khi niềm tin của người dân vào luật pháp, vào nhà cầm quyền đã tụt xuống tận đáy. Và khi không còn có niềm tin, người ta hành xử thế nào?
Sự coi thường luật pháp được thể hiện với rất nhiều cách: Hoặc là cũng “vô tư” làm bậy từ những chuyện nhỏ như xả rác ra đường, vi phạm luật giao thông rồi sau đó khi bị “thổi” thì hối lộ, làm cái gì cũng hối lộ, từ “chạy” trường, “chạy” chỗ làm, mua bằng, mua chức, rồi nạn vi phạm bản quyền, “đạo” văn, gian dối, trộm cắp…
Hoặc là người dân “tự xử” tức “tự làm luật” với nhau và với chính quyền. Ví dụ như những vụ người dân hè nhau đánh đập, có khi tới chết, một kẻ bắt trộm chó. Hoặc có những bệnh nhân, sản phụ bị tử vong do cung cách làm việc tắc trách, vô lương tâm của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ y tế, khiến người nhà nạn nhân tức giận, xông vào bệnh viện đập phá đồ đạc, đuổi đánh y bác sĩ, hoặc mang xác nạn nhân tới bệnh viện để đòi làm ra lẽ.
Có những vụ người dân khiếu nại mãi nhưng chính quyền địa phương vẫn không giải quyết, buộc họ phải cùng nhau “làm luật” như vụ hàng ngàn người xuống đường phản đối việc khai thác cát gây sạt lở nặng cửa biển Cửa Ðại của sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi năm 2013 (“Dân xuống đường, phản đối khai thác cát,” Người Lao Ðộng). Hay hàng trăm người dân bao vây công ty cổ phần Nicotex Thành Thái để ngăn chặn không cho tẩu tán khối lượng lớn hóa chất độc hại đã được đào lên, cho đến khi chính quyền địa phương, các ban ngành phải vào cuộc xử lý, cũng năm 2013 (“Hàng trăm người vây hiện trường DN chôn giấu thuốc trừ sâu,” Người Lao Ðộng), “Dân vây nhà máy phân bón gây ô nhiễm” ở Thanh Hóa năm 2016…
Có những khi vì phẫn uất, tuyệt vọng quá, người dân quay lại dùng bạo lực và chính sinh mạng mình để phản kháng nhà cầm quyền, như vụ hai anh em ông Đoàn Văn Vươn nã súng vào lực lượng cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng, Hải Phòng tháng 1.2012; hay vụ anh Đặng Ngọc Viết xả súng bắn 4 cán bộ nhà đất tại trụ sở UBND TP Thái Bình sau đó tự sát vào tháng 9.2013….
Và một khi người dân đã coi nhẹ cả sinh mạng của mình và đứng lên phản kháng lại nhà cầm quyền thì cũng có nghĩa là chế độ này đến ngày mạt vận rồi.
Nhưng, còn gì bi thảm hơn trong một xã hội mà từ nhà cầm quyền cho tới người dân đều sẵn sàng xài luật "'rừng" với nhau?

Cảnh sát và côn đồ kết hợp 'công tác', dân nấu cháo cho vào tù, bí thư huyện ủy đâm chết 3 người lĩnh án treo

— 04/20/2016 - 07:51 

Tin trên các báo nhà nước hôm nay 19/4/2016 đưa những tin đến ngược nhau trong cái gọi là "Nhà nước pháp quyền XHCN"chắc chẳng giống ai về một nền tư pháp "mọi người đều bình đẳng trước pháp luật" - hẳn nhiên là chỉ ghi trên giấy.
Bị vào tù do nấu cháo làm khói bốc lên, xã không làm việc được.
Bài viết trên tờ Lao Động: "Hà Nội: Nhận án tù vì… nấu cháo trong sân UBND xã" cho biết như sau: Ngày 14/12/2015, Tòa án ND huyện Phúc Thọ mở phiên xét tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo là người dân xã Liên Hiệp về tội Gây rối trật tự công cộng, Cố ý làm hư hỏng tài sản, Hủy hoại tài sản. Kết quả, 17 bị cáo nhận tổng cộng 475 tháng tù và 39 tháng án treo".

Vậy đâu là nguyên nhân khiến 17 người dân xã Liên Hiệp bị đẩy vào vòng lao lý?
Oái oăm thay, đây là những người dân đã đi khiếu kiện từ lâu về việc các cán bộ xã đã có nhiều sai phạm và bị người dân phát hiện. Những phát hiện của người dân, bản kết luận của các cơ quan chức năng công nhận là đúng, và còn nêu đích danh 10 cán bộ đã trực tiếp sai phạm. Thế nhưng, việc giải quyết của các cấp chính quyền đã không làm cho họ tâm phục khẩu phục dẫn đến bức xúc. Bản án hình sự số 63/2015/HSST do Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa Kiều Duy Chinh ký đã khẳng định điều đó.
 Cuối cùng, không còn con đường nào khác, họ kéo nhau lên sân UBND xã chờ giải quyết vấn đề rốt ráo. Những cán bộ xã thì trốn hết vào phòng và dân cứ chờ. Chờ mãi cũng đói, thế là phải hò nhau kiếm củi, kiếm gạo về nấu cháo ăn tại chỗ để... chờ cán bộ.
Và thế là họ bị bắt, bị khởi tố và kết án vì tội như sau: "Do đung nấu bằng củi, trấu, mùn cưa, thời gian kéo dài nhiều tiếng đồng hồ nên quá trình nấu cháo, khói bốc lên xông vào các phòng làm việc của cán bộ UBND xã Liên Hiệp… khiến toàn bộ các cơ quan ban ngành của xã bị đình trệ, không làm việc được". Rồi họ bị kết tội "gấy rối trật tự công cộng". Và họ đi tù với 514 tháng tù.
Như vậy, có thể kết luận vụ án đơn giản như sau:
Cơ quan công quyền "của dân, do dân, vì dân" gồm các cán bộ là đầy tớ của ông chủ nông dân, quản lý tài sản, nhưng phá hoại của ông chủ, ông chủ đến khiếu nại không giải quyết, đầy tớ vẫn nhơn nhơn không giải quyết. Ông chủ chờ mãi đói quá, không nhịn được kiếm củi gạo nấu cháo chờ. Thế là làm đầy tớ bị khói xông vào không làm việc được cho ông chủ. Và mấy loại đầy tớ kết hợp nhau đưa cả đoàn ông chủ vào tù nghỉ ngơi.
Sự việc này làm người ta nhớ lại câu chuyện một bí thư Huyện Ủy lái xe đâm chết 3 người tại xóm Nà Mạ, xã Phù Ngọc, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng hồi 12h 30 phút ngày 30/1/2015. Ba nạn nhân gồm anh Vương Văn Tiến (sinh năm 1979, trú tại xóm Nà Lạn, xã Phù Ngọc, Hà Quảng), bà Nông Thị Điền (sinh năm 1953) và cháu Vương Gia Khang (1 tuổi).
Người trực tiếp gây cái chết cho ba nạn nhân này, là Lãnh Đức Dũng, Bí thư Huyện ủy Hà Quảng.
Kết quả là phiên tòa xét xử là viên bí thư huyện ủy gây cái chết cho 3 người này bị 3 năm tù và được hưởng án treo. Giải thích cho điều này, Tòa cho rằng vì ông ta có "đạo đức tốt".
Như vậy, qua hai vụ án, người ta lại thấy rằng:
- Ông chủ nấu cháo làm khói bay vào mắt đầy tớ, bị đi tù mút mùa.
- Đầy tớ đâm ông chủ chết 3 người một lúc, được hưởng án treo.
- Ông chủ tố cáo đầy tớ ăn hại, làm sai, được coi là tội phạm và đạo đức xấu.
- Đầy tớ đi xe sang, đâm ông chủ chết tức tưởi được cho là đạo đức tốt.
 Cảnh sát kết hợp côn đồ
Cũng ngày hôm nay, tin từ Tòa án Tp Hồ Chí Minh vừa nhận lại hồ sơ vụ án CSGT  thuê côn đồ đánh chết anh Nguyễn Văn Chín sau khi dám cự cãi.
Nội dung vụ án là sự kết hợp công tác giữa Cảnh sát và Côn đồ và kết quả là anh Chín mất mạng.
Hồ sơ do VKS chuyển qua sau thời gian điều tra bổ sung và lần này nguyên thượng úy CSGT Phạm Sỹ Hoài Như cùng đồng phạm vẫn chỉ bị truy tố tội cố ý gây thương tích.
Chắc hẳn thế, bởi cự cãi CSGT mà CS không tiện đánh người thì thuê đánh dằn mặt, còn việc chết là do nạn nhân thích chết, còn kêu ai!
Đó là chuyện ở phía Nam đất nước. Còn phía Bắc, tại Hải Phòng, lại tiếp tục câu chuyện dang dở CSGT kết hợp côn đồ để công tác mà mọi chuyện chưa ngã ngũ.
Đó là việc cậu học sinh Trịnh bạn là Tú đi vào đoạn đường ngược chiều, khi đi qua chiếc xe ô tô mang BKS 15A.04511 đỗ bên đường, phát hiện tổ CSGT đang làm nhiệm vụ cách chiếc xe ô tô vài trăm mét, Trịnh đã điều khiển xe máy quay trở lại. Khi đi ngang chiếc ô tô, bất ngờ những người đàn ông ngồi trong xe mở cửa lao ra, vây bắt hai cậu học sinh.
Ba người đàn ông đuổi hai học sinh tại địa phận khu dân cư Quý Kim, phường Hợp Đức, quận Đồ Sơn. Hai người đàn ông đã giữ được một cậu học sinh. Bất ngờ, người đàn ông thứ ba không đuổi được cậu học sinh thứ hai liền quay lại, lao đến đá thẳng vào mặt cậu học sinh đang được hai người đàn ông túm giữ. Sau khi lĩnh trọn cú đá vào mặt của người đàn ông thứ ba, cậu học sinh bị gục xuống như tàu lá.
Hạ gục cậu học sinh, người đàn ông chui vào chiếc xe ô tô BKS 15A. 04511 đỗ ngay bên đường. Lập tức xuất hiện người mặc sắc phục CSGT được một chiếc xe máy chạy ngược chiều chở đến ngay hiện trường vụ đánh nhau
Vài người dân quanh khu vực cho rằng những người đàn ông đi trên xe ô tô mang BKS 15A.04511 là “ong, ve” của lực lượng CSGT đang thực hiện bắn tốc độ.
Trả lời việc này, Công an Hải Phòng cho biết, nhóm CSGT đó đang "trưng dụng" chiếc xe ô tô nói trên để hóa trang bắn tốc độ. Thế nhưng, đám côn đồ đó thì họ chưa nhận là CSGT. Bởi nhận thì không đúng, mà không nhận là CSGT thì sao côn đồ lại ngồi làm việc với CSGT trong xe? Cộng đồng đang theo dõi vụ này xử lý ra sao.
Lẽ ra, theo logic thông thường, thì công an, cảnh sát và côn đồ là hai lực lượng đối lập với nhau như nước và lửa, nghĩa là có tao thì không còn mày. Bởi Công an, Cảnh sát luôn được giao nhiệm vụ là trấn áp tội phạm, bảo đảm bình yên cho cuộc sống người dân. Và người dân trả tiền để nuôi họ.
Thế nhưng, điều oái oăm là chyện Công an, Cảnh sát dùng côn đồ để thanh toán những người mà họ không ưa, không thích nhưng không tiện ra tay khi mặc cảnh phục đã được nói quá nhiều trên các mạng xã hội và báo chí.
Đó chỉ mới là chuyện cự cãi nhỏ nhặt hoặc phạm lỗi hành chính vẫn bị hai lực lượng này kết hợp "công tác" như vậy.
Với những người đấu tranh cho nền dân chủ, tự do của đất nước, cho lãnh thổ toàn vẹn và quyền được mở miệng của người dân, thì chuyện công an hóa trang thành côn đồ đánh đập, khủng bố và làm đủ trò đã trở thành một phương thức ứng xử trong "Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam xưa nay.
 Xem ra, thời nay, Cảnh sát không có giá bằng côn đồ nên hay bị làm giả?
Cũng có thể đây là đặc tính riêng của một đất nước với một thể chế chính trị "ổn định, an ninh, là điểm đến"... mà ở đó người dân được hưởng cuộc sống hạnh phúc thứ nhì thế giới?
Hà Nội, ngày 19/4/2016
  • J.B Nguyễn Hữu Vinh

Cán bộ đánh dân vì cạnh tranh kinh tế

 J.B Nguyễn Hữu Vinh 2016-04-20  
000_Hkg1030382.jpg
Cảnh sát đuổi người biểu tình ủng hộ dân chủ trong đám tang của bất đồng chính kiến Việt Hoàng Minh Chính tại một tang lễ ở Hà Nội, ảnh chụp ngày 16 tháng 2 năm 2008.  AFP PHOTO
"Xin chào" - Chào cái gì?
Tin tức các báo VN ngày 20/4 nóng bởi những thông tin về việc Công an Huyện Bình Chánh khởi tố và Viện KS cùng cấp phê duyệt Lệnh khởi tố một chủ quán cafe vì dám cạnh tranh với Căn tin của Công an Huyện.
Lệnh khởi tố căn cứ vào việc quán cafe mở ra nhưng thiếu đăng ký kinh doanh chậm những... 5 ngày.
Ông Tấn cho biết vì muốn chọn ngày tốt khai trương nên dù chưa có giấy phép kinh doanh ông đã khai trương và hoạt động vào ngày 8/8/2015. “Đến ngày 13/8/2015, Công an Huyện Bình Chánh đến kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính về việc tôi kinh doanh không có giấy phép. Tôi có cung cấp biên lai hẹn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của UBND Huyện Bình Chánh vào ngày 19/8/2015. Tuy nhiên, ngày 18/8/2015, Công an Huyện Bình Chánh vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 5 lỗi vi phạm đối với tôi, số tiền phạt 17 triệu đồng. Tôi đã đóng phạt”, ông Tấn nói.
Chắc chắn dư luận cần lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa về vụ khởi tố và truy tố người làm ăn lương thiện này.
- Luật sư Trần Vũ Hải
Báo chí vào cuộc và dẫn ra những phi lý trong việc khởi tố và truy tố này, và nổi rõ trong đó là việc ông chủ quán dám mở quán gần căn tin của Công an Huyện. Thậm chí, việc phạt với mức 17 triệu đồng chủ quán đã phải nộp là mức phạt vô lý đối với chủ quán này.
Một nhà báo cho tôi hay: Biết đâu, ở đây lại là vụ án "hai bao cao su đã qua sử dụng thì sao".
Sự việc nóng lên tận Bí Thư Thành ủy, Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng, và ông ta phải can thiệp vào vụ việc nhỏ như con chuột nhắt này. Ông chỉ đạo Giám đốc công an TP.HCM, Viện trưởng VKSND TP.HCM khẩn trương làm rõ vụ việc.
Câu hỏi là với một thành phố mấy triệu dân, mà những việc này đều phải có Ủy viên Bộ Chính trị nhúng tay vào, thì quả là ông ta làm sao hết việc?
Quả thật, có lẽ đất nước này quá bình yên, nên việc cỏn con vậy cũng phải đến tay Ủy viên BCT mới giải quyết được, hay ông ta rỗi quá?
Ở VN, dù làm gì, ở đâu, đều phải né mặt công an, từ việc muốn mở nhà hàng, muốn kinh doanh buôn bán vỉa hè trái phép hoặc lấn chiếm lòng, lề đường... mà không được công an duyệt qua thì coi như... có chuyện. Chắc ông chủ này bận rộn hoặc không có kinh nghiệm, chưa "điều nghiên" kỹ, lại còn trưng cái biển hiệu "Xin Chào" như trêu ngươi các "đồng chí" nên mới ra nông nỗi này.
Phải hiểu rằng "miếng ăn là miếng nhục, nhưng miếng nhục là cục thịt", dân gian đã chẳng nói vậy từ lâu.
Bình luận về vụ này, nhà báo Huy Đức viết trên facebook như sau:
000_Hkg5203471-305.jpg
Một viên công an ra hiệu cấm chụp hình trước phiên tòa xử GS Phạm Minh Hoàng hôm 10/8/2011
"Điều duy nhất mà Chính phủ cần ở một tiệm phở là "thuế"; điều mà người ăn phở cần ở Chính phủ là buộc tiệm phở phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh. Vệ sinh thì phải kiểm tra thường xuyên. Còn thuế, nếu hết năm tài chính, mà chủ tiệm chưa đăng ký để đóng thuế thì nhắc nhở; nhắc nhở không nghe thì xử phạt hành chánh, xử phạt hành chánh rồi mà vẫn tái phạm thì mới khởi tố hình sự. Nhà nước thì phải biết mục đích của "quản lý" là gì và phải biết rõ giới hạn của "quyền", để làm chính sách, chứ đâu phải thích bắt ai thì bắt, xử ai thì xử... "
Còn Luật sư Trần Vũ Hải thì có ý kiến trên facebook như sau:
"Vụ Công an huyện Bình chánh, TP.HCM triệt tiêu "đối thủ cạnh tranh" căn tin Công an huyện Bình chánh với sự giúp sức thiếu khôn ngoan lẫn trái luật của Viện kiểm sát cùng cấp đã buộc bí thư Thăng lên tiếng. Chắc chắn dư luận cần lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa về vụ khởi tố và truy tố người làm ăn lương thiện này, thậm chí chúng ta cần đòi hỏi cách chức Trưởng Công an huyện và kỷ luật Viện trưởng Viện kiểm sát huyện Bình Chánh. Những kẻ có quyền thế cần thận trọng khi thực hiện công vụ, không thể vì sự thiếu hiểu biết lẫn vì động cơ vụ lợi mà hại những người dân làm ăn bình thường, triệt đường và triệt tinh thần kinh doanh của dân chúng. Nhà nước được nuôi chủ yếu từ những người chủ kinh doanh và lao động của họ. Các "đầy tớ" cần cư xử đúng mực nhé. Hy vọng ông Giám đốc Công an và Viện trưởng Viện kiểm sát TP.HCM sớm trả lời sớm cho dân chúng về vụ việc này, như yêu cầu của bí thư Đinh La Thăng."
Công an tự ý dùng luật pháp theo ý riêng
Những thông tin về việc nhanh chóng đầy bất ngờ đối với việc chậm có giấy phép kinh doanh 5 ngày bị khởi tố hình sự, làm người ta nhớ lại câu chuyện cách đây vài tháng: Chưa khởi tố vụ án đã trả xe vi phạm đăng trên tờ Tuổi Trẻ.
Bà Võ Thị Nga, 48 tuổi kể:
“Ngày 2-8-2015, tôi điều khiển xe Honda DD mang biển số 50H đến đoạn gần nhà số 481 Hưng Phú, P.9, Q.8 thì thấy ở chiều ngược lại có hai thanh niên chở nhau trên chiếc môtô đang chạy với tốc độ cao, lạng lách đánh võng.
Tôi hoảng hốt định tấp vào lề nhưng không kịp. Cú va chạm mạnh làm tôi văng xuống đường bất tỉnh, xe hư hỏng nặng. Tôi được người dân chở đi cấp cứu tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong tình trạng hôn mê, mãi đến chiều tối cùng ngày mới tỉnh lại.
... Trong khi tôi bị thương tật đến 37%, đã gần sáu tháng mà cơ quan điều tra Công an Q.8, TP.HCM chưa khởi tố vụ án cũng như người gây tai nạn mà đã trả xe tang vật.
- Bà Võ Thị Nga
Trong khi tôi bị thương tật đến 37%, đã gần sáu tháng mà cơ quan điều tra Công an Q.8, TP.HCM chưa khởi tố vụ án cũng như người gây tai nạn mà đã trả xe tang vật...”
Như vậy, xem ra tính mạng người dân chẳng là gì so với cái quán Căn tin của Công an, lực lượng "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ". Quả là luật pháp VN thật là nghiêm khắc với người ngay, còn kẻ gian thì cứ... từ từ.
Cũng trên báo Tuổi Trẻ hôm nay (20/4/2016), đưa một tin về một vụ án khác mà ở đó, một công dân bị khởi tố, bắt giam sau khi lực lượng bảo vệ rừng của Ban quản lý bảo vệ rừng phòng hộ Long Thành (Đồng Nai) ngang nhiên trói và đánh người này.
Nội dung vụ việc như sau: Trong hai ngày 26 và 27/2/2016, nhiều cán bộ lực lượng quản lý bảo vệ rừng thuộc Ban Quản Lý rừng phòng hộ Long Thành (Đồng Nai) đến phá chòi canh tôm ở rừng đước trên sông Thị Vải, đánh đập chị Nguyễn Thị Ánh Ngọc, trói cha của chị vì cho rằng chị xây nhà giữ tôm kiên cố!
Thế rồi, khi nạn nhân và báo chí đang yêu cầu điều tra vụ việc hình sự này, thì ngược lại, chiều 19/4, đại diện Viện KSND huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) xác nhận đã phê chuẩn lệnh khởi tố bị can để công an huyện bắt giam 2 tháng đối với bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc điều tra hành vi “chống người thi hành công vụ”.
Quả là hệ thống luật pháp Việt Nam được sử dụng quá chuẩn, quá nhanh và quá tự tin bởi các cơ quan chức năng. Quá trình đó thể hiện một nguyên tắc "luật là tao, tao là luật".
Nhưng, mục đích thì chỉ để bảo vệ công bộc, còn hệ thống ông chủ chỉ là đối tượng mà thôi. Mặc dù ông chủ của họ đang ngày đêm chăm chỉ lao động, kinh doanh, nộp từng đồng cắc thuế để nuôi cả hệ thống này.
Đó là gì, chẳng phải là nạn kiêu binh tự ý dùng luật pháp theo ý riêng phục vụ mục đích cho phe nhóm của mình?
Hà Nội, Ngày 20/4/2016
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.