Saturday, October 1, 2016

Tường thuật giáo dân Đông Yên biểu tình tại cổng nhà máy Formosa


Hơn 1000 bà con giáo dân Xứ Đông Yên tiếp tục biểu tình phản đối Formosa Hà Tĩnh.

Cũng trong sáng nay, nhiều giáo xứ trong giáo hạt Kỳ Anh cùng đồng hành xuống đường biểu tình.

Chúng tôi sẽ tiếp tục tường thuật trực tiếp!

https://m.facebook.com/gioitregiaohatkyanh/



Dân Quảng Nam bất an với dự án nhà máy thép mới

Người dân ở phường Điện Nam Đông, thị xã Điện Bàn, dựng lều phản đối công ty Thép Việt Pháp gây ô nhiễm môi trường vào cuối năm 2014. (Hình: Người Lao Động)
QUẢNG NAM (NV) – Người dân vùng hạ du tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng rất lo lắng cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng xấu khi chính quyền tỉnh này đồng ý cho xây nhà máy thép trên thượng nguồn sông Vu Gia.
Báo Người Lao Động loan tin, ngày 29 tháng 9, tỉnh Quảng Nam đã có thông cáo về việc thỏa thuận địa điểm lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy luyện cán thép Việt Pháp tại thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang, thượng nguồn của sông Vu Gia – Thu Bồn, nơi cấp nước sinh hoạt cho người dân ở huyện Đại Lộc, thị xã Điện Bàn, thành phố Hội An, thuộc tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.
Theo thỏa thuận, diện tích mà ủy ban tỉnh Quảng Nam cấp cho công ty thép Việt Pháp để xây dựng nhà máy khoảng 17 ha, có ranh giới liền với nghĩa trang thị trấn Thạnh Mỹ và hành lang an toàn quốc lộ 14B.
Điều đáng nói, công ty thép Việt Pháp, chủ đầu tư dự án nhà máy luyện cán thép Việt Pháp, đang hoạt động tại phường Điện Nam Đông, thị xã Điện Bàn, đã nhiều lần gây ô nhiễm làm người dân nơi đây bất an. Cũng chính vì gây ô nhiễm nên tỉnh Quảng Nam yêu cầu công ty này phải di dời trước năm 2017.
Nói với phóng viên báo Người Lao Động, ông Trương Quang Dũng, phó giám đốc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Quảng Nam, cho biết, quan điểm của sở là phản đối đầu tư xây dựng dự án này, nhưng ủy ban tỉnh lại cho phép xây dựng. Đồng thời, chính phủ cũng đã chỉ đạo không đánh đổi phát triển kinh tế để lấy môi trường bị hủy hoại từ các nhà máy thép.
Dự án nhà máy luyện cán thép Việt Pháp dự kiến sẽ được đầu tư 975 tỷ đồng nhưng chưa nằm trong quy hoạch cụm công nghiệp được tỉnh Quảng Nam phê duyệt. Ngay việc đóng góp cho ngân sách của công ty thép Việt Pháp đang hoạt động cũng không đáng kể, chỉ 12.6 triệu đồng (khoảng $550) trong năm 2015.
Nói với phóng viên báo Người Lao Động, ông Ka Phu Tân, chủ tịch thị trấn Thạnh Mỹ, cho biết, người dân địa phương “cơ bản đồng tình,” nhưng vẫn lo ngại ô nhiễm môi trường nên yêu cầu nhà đầu tư phải có cam kết. Phía công ty thì cho rằng, lò luyện thép này không có nước thải vì chỉ luyện cán thép từ… sắt vụn, phế liệu nên sẽ không gây ô nhiễm môi trường,” ông Tân nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quang Ảnh, giám đốc công ty cấp nước Đà Nẵng, cho biết khi nghe thông tin về việc xây dựng nhà máy thép ở khu vực thượng nguồn sông Vu Gia, ông đã giật mình. Theo ông, cần phải xem xét về công nghệ cũng như mức độ tác động môi trường của nhà máy như thế nào. Những nhà máy thuộc ngành công nghiệp nặng xây dựng ở thượng nguồn thì rất nguy hiểm.
Để trấn an dư luận, ông Huỳnh Khánh Toàn, phó chủ tịch thường trực tỉnh Quảng Nam, cho biết, tỉnh mới chỉ đồng ý về mặt chủ trương di dời nhà máy từ thị xã Điện Bàn lên huyện Nam Giang. Việc có thực hiện dự án hay không phải qua các bước như đánh giá tác động môi trường, lấy ý kiến của người dân… (Tr.N)

Hàng chục công ty phá sản vì ‘nhà biến thành hầm’

Mặt đường bị đổ đá nâng cao nửa năm vẫn chưa xong. (Hình: Báo VnExpress)
SÀI GÒN (NV) – Nhiều công ty, hàng quán, xưởng sản xuất nằm trên đường Kinh Dương Vương đã phải đóng cửa vì kinh doanh thua lỗ kéo dài suốt nhiều tháng liền do “nhà biến thành hầm.”
Nói với báo điện tử VnExpress, ngày 30 tháng 9, ông Trần Quang Phúc, chi cục trưởng Chi Cục Thuế quận Bình Tân cho biết, tính đến hết ngày 26 tháng 9, đã có 60 doanh nghiệp đủ ngành nghề làm đơn xin tạm ngưng kinh doanh vì ảnh hưởng từ dự án cải tạo hệ thống thoát nước trên tuyến đường Kinh Dương Vương. “Số tiền miễn thuế của các doanh nghiệp này từ tháng 6 đến nay khoảng 218 triệu đồng,” ông Phúc nói.
Cửa nhà bị che kín hơn phân nửa khiến không gian nóng bức. (Hình: Báo VnExpress)
Cửa nhà bị che kín hơn phân nửa khiến không gian nóng bức. (Hình: Báo VnExpress)
Ông Đặng Viết Hùng, chủ một cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe hơi cho biết, doanh thu giảm hơn 90% từ ngày dự án khởi công nên ông quyết định đóng cửa và xin miễn thuế 3 tháng. Hiện, doanh nghiệp này hoạt động cầm cự và giữ khách quen bằng hình thức bán hàng trực tuyến.
“Con đường này bụi mù mịt nên người ta đi theo đường tránh, nếu bất đắc dĩ chạy ngang đường này thì cũng ráng qua cho nhanh chứ không ai dừng lại mua hàng. Cửa hàng tôi cả tháng nay không có một khách vãng lai nào ghé xem hàng, doanh thu chỉ nhờ vào chuyển hàng cho các đại lý ở miền Tây,” bà Lê Thị Mỹ Lệ, chủ cơ sở trang trí nội thất Tiến Hòa cho biết.
Nhiều chủ tiệm tạp hóa cho biết, do việc kinh doanh ế ẩm nên đã nhiều tuần qua không ai lấy thêm hàng, cửa hiệu chỉ còn lưa thưa vài món đồ. Cửa nhà bị che kín hơn phân nửa khiến không gian nóng bức. Do thi công theo dạng cuốn chiếu nên xe cộ di chuyển tập trung ở phần đường cạnh giải phân cách, hiếm hoi mới có một vài người đi vào phần đường bên dưới để tìm mua hàng.
Ông Khang, chủ cửa hàng thiết bị nông cụ cho biết, dù bên ngoài nắng chói chang nhưng suốt ngày trong nhà phải mở đèn và bật quạt hết công suất. (Hình: Báo VnExpress)
Ông Khang, chủ cửa hàng thiết bị nông cụ cho biết, dù bên ngoài nắng chói chang nhưng suốt ngày trong nhà phải mở đèn và bật quạt hết công suất. (Hình: Báo VnExpress)
Ông Khang, chủ cửa hàng thiết bị nông cụ cho biết, dù bên ngoài nắng chói chang nhưng suốt ngày trong nhà phải mở đèn và bật quạt hết công suất.
Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Nhựt, phó chủ tịch quận Bình Tân cho biết, dự án chống ngập của trung tâm chống ngập Sài Gòn làm chủ đầu tư sau khi hoàn thành sẽ nâng cao độ mặt đường lên từ 0.4 đến 1.2 mét, khiến hàng trăm cơ sở kinh doanh bị biến thành hầm, thấp hơn vỉa hè từ 0.6 đến 1 mét. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành trong tháng 11 tới. (Tr.N)

TS Lê Đăng Doanh: "Có cái gì của Formosa để mà du lịch?"

Theo Cafef.vn- 30/09/2016, 10:34


Nói về ý tưởng "tour du lịch Formosa", TS Lê Đăng Doanh đặt ra câu hỏi về tên ý tưởng và cho rằng thà có tour du lịch về với người dân là nạn nhân Formosa thì còn có lý để ủng hộ.

Để có thể giúp độc giả có thêm góc nhìn về mặt kinh tế đối với ý tưởng sản phẩm "Tour du lịch Formosa " - Huyền thoại cá thép hóa rồng mà các nhà khoa học của Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững (STDe) đưa ra, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh - chuyên gia kinh tế cao cấp về vấn đề này.
PV: Trong những ngày qua, dư luận quan tâm đến ý tưởng lập một "Tour du lịch Formosa" với 4 điểm tham quan tại 4 tỉnh miền Trung, nơi gánh chịu thảm họa nước thải của Formosa thời gian qua. Dưới góc độ một chuyên gia kinh tế ông thấy thế nào?
Ông Lê Đăng Doanh: Tôi có nghe đến ý tưởng nhưng không rõ tại sao lại đặt tên là Formosa và trong tour du lịch đó có đến thăm Formosa không? Và tour du lịch đó có ý ủng hộ Formosa hay không? Bây giờ đến du lịch ở đó thì ăn uống thế nào?
Với cái tên như vậy, có vẻ như người ta muốn ủng hộ Formosa. Tôi không hiểu trong tình hình như thế này thì có nên ủng hộ Formosa hay không. Và Formosa đã làm tròn trách nhiệm của mình đối với người dân hay chưa?
Nếu có việc ủng hộ Formosa, tôi sẽ rất lấy làm ngạc nhiên. Càng không hiểu rằng khách hàng sẽ là ai? Những thứ cà phê thép kia sẽ như thế nào?
Tôi cũng rất mong Tổng cục Cu lịch và Hiệp hội Du lịch sẽ có ý kiến thêm về việc trong thời điểm hiện nay lại đưa ra một ý tưởng dự án tour du lịch Formosa trong bối cảnh Bộ Y tế vẫn dè dặt trọng việc khuyên người dân có nên ăn cá hay không, loại cá nào nên được sử dụng và mức an toàn của khách du lịch.
Tôi có nhiều câu hỏi và mong rằng sẽ được biết khách hàng du lịch sẽ được cái gì từ tour du lịch này.
PV: Có ý kiến cho rằng, việc đặt tên ý tưởng "Tour du lịch Formosa" đã nhấn thêm vào nỗi đau của người dân ở 4 tỉnh miền Trung sau thảm hoả xả thải của Formosa, ông có nghĩ như vậy?
Ông Lê Đăng Doanh: Vâng. Tôi rất lấy làm ngạc nhiên, người dân ở đó đang đau khổ và khó khăn như thế nhưng bây giờ lại có một tour du lịch về đó để làm gì?
Nhưng quan trọng là tại sao lại đưa cái tên Formosa lên? Hình như là có sự ca ngợi, ủng hộ Formosa ở chỗ này.
PV: Theo phía STDe, mục đích của ý tưởng dự án này là nhằm cứu người dân, tạo cơ hội việc làm, nguồn thu du lịch sau sự kiện Formosa xảy ra. Ông đánh giá như thế nào về tính khả thi của ý tưởng này để có thể đạt được mục đích như họ mong muốn?
Ông Lê Đăng Doanh: Tôi thực sự rất lấy làm phân vân là trong khi người dân như vậy thì mọi người về đó du lịch làm gì? Tôi không biết là ý tưởng đó có thực không, định cứu người dân như thế nào, người dân được gì ở chỗ này?
Có thể cứ nói như vậy nhưng trong thiết kế đó người dân được cái gì cũng cần phải được làm rõ. Việc đem lại lợi ích cho người dân cần phải được chứng minh cụ thể.
PV: Ông có nghĩ rằng khi Formosa đã làm tròn trách nhiệm đối với người dân 4 tỉnh miền Trung xong thì ý tưởng về tour du lịch này có thể thực hiện?
Ông Lê Đăng Doanh: Tôi chưa biết khi đó là khi nào và tình hình lúc đó ra sao. Theo tôi, trong tình hình như thế này, tôi không nghĩ rằng người ta lại có thể có ý tưởng như vậy và lấy tên là tour du lịch Formosa.
Thà rằng có tour du lịch về với người dân là nạn nhân Formosa thì còn có thể có lý để ủng hộ. Còn nói là tour du lịch Formosa thì tôi không biết có cái gì của Formosa để mà du lịch?
PV: Nếu là một khách hàng, khi có một tour du lịch Formosa như vậy, ông có sử dụng tour này không?
Ông Lê Đăng Doanh: Tôi chắc chắn sẽ không đi.
Xin cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn.

Formosa đóng cửa nhà máy gây ô nhiễm ở Đài Loan

(NLĐO)- Công ty Hóa chất và Sợi Formosa (gọi tắt là Formosa Chemicals) thuộc Formosa Plastic Group hôm 30-9 cho biết sẽ đóng cửa nhà máy ở miền Trung Đài Loan vào đầu tuần tới giữa lúc chính quyền địa phương từ chối cấp mới giấy phép hoạt động.

Formosa Chemicals đã 37 lần đệ đơn xin cấp mới giấy phép cho trang bịnhà máy nhiệt điện cấp hơi nhưng bị chính quyền quận Chương Hóa cự tuyệt cả 37 lần, theo phó chủ tịch Formosa Hong Fu-yuan.
Theo báo giới địa phương, chính quyền quận Chương Hóa khẳng định lượng lưu huỳnh có trong than đốt của nhà máy Formosa Chemicals thải ra môi trường quá cao, vượt xa mức cho phép, gây ô nhiễm cả khu vực.
Hàng ngàn người biểu tình đã xuống đường phản đối nhà máy này và kéo đến trụ sở chính quyền địa phương hồi tuần trước. Họ thu thập hơn 10.000 chữ ký phản đối chính quyền địa phương gia hạn cho giấy phép hoạt độngđã hết hạn hôm 28-9 của nhà máy tại Chương Hóa của Formosa Chemicals.

Người biểu tình phản đối nhà máy tại Chương Hóa của Formosa Chemicals. Ảnh: CNA
Người biểu tình phản đối nhà máy tại Chương Hóa của Formosa Chemicals. Ảnh: CNA
Nhà máy có khoảng 1.000 công nhân này chủ yếu sản xuất nylon và sợi nhân tạo. Một nửa sản phẩm của nhà máy được xuất khẩu ra nước ngoài và mang lại khoảng 320 triệu USD doanh thu hằng năm, chiếm 3% tổng doanh thu của tập đoàn.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters hôm 30-9, ông Hong Fu-yuan nói: “Chúng tôi đang đối mặt khủng hoảng lớn. Chúng tôi đã ngưng vận chuyển nguyên liệu thô sử dụng trong hoạt động sản xuất vào hôm nay”.
Ông Hong Fu-yuan nói với CNA rằng công ty quyết định sẽ đóng cửa nhà máy ở Chương Hóa từ ngày 8-10, đồng thời kiện chính quyền địa phương lên tòa án tối cao.
30/09/2016 17:58
Đỗ Quyên (Theo Reuters)

Tổng biên tập Nguyễn Như Phong của PetroTimes bị cách chức vì... Người Buôn Gió?

(VNTB) - Từ chiều muộn ngày 1/10/2016, trên mạng xã hội cùng dư luận báo giới nhà nước, kể cả một số trang dư luận viên của tuyên giáo và công an, bất chợt rộ lên tin tức về vụ Đại tá công an Nguyễn Như Phong - Tổng biên tập báo Petrotimes - vừa bị Bộ Thông tin và Trruyền thông cách chức và bị thu hồi thẻ nhà báo, còn báo Petrotimes có thể bị đình bản. 

Theo dư luận chung, nguồn cơn của vụ việc thình lình trên là báo Petrotimes đã đăng bài "Người Buôn Gió Bùi Thanh Hiếu trả lời phỏng vấn về Trịnh Xuân Thanh" và dẫn link... "trang phản động Cầu Nhật Tân".

Trong làng báo nhà nước, Petrotimes thuộc về số ít những tờ báo chỉ biết "còn đảng còn mình". Tờ báo này đã đăng rất nhiều bài đả kích, miệt thị, chửi bới, xúc phạm nhân phẩm giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền. 

Một số nguồn tin cho biết Petrotimes được ông Nguyễn Tấn Dũng sủng ái khi ông Dũng còn là thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.  

VNTB đang tiếp tục theo dõi và kiểm chứng những thông tin trên. 



Kết quả hình ảnh cho hinh anh thủ tướng dũng thăm báo petrotimes
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong một lần thăm Báo Năng lượng Mới - PetroTimes


--------------------

Theo tin chúng tôi vừa nhận được và đang chờ kiểm chứng thì tờ PetroTimes đã bị buộc phải đóng cửa, tên miền bị tịch thu và ông Nguyễn Như Phong bị thu thẻ nhà báo, thôi chức Tổng biên tập.
Có nhiều khả năng là án kỷ luật này liên quan đến việc tờ báo đã cho trích đăng lại bài phỏng vấn Người Buôn Gió của Thời Báo về vụ Trịnh Xuân Thanh mà chúng tôi xin đăng lại dưới đây. Bài viết trên PetroTimes đã bị gỡ ngay sau đó.
Ông Nguyễn Như Phong đã từng nhận định "Nghề phóng viên là phải như con chó ấy". Trong trường hợp bị chủ đối xử tệ như thế này, không biết "chó" phải làm gì?

Những “Lá bùa” tài liệu mật sẽ giúp gì được Trịnh Xuân Thanh?



Lệnh truy nã ông Trịnh Xuân Thanh đã được chuyển tải trên các phương tiện truyền thông gần 2 tuần, cho tới thời điểm này, trên trang Interpol quốc tế vẫn không có tên ông Thanh trong danh sách bị truy nã. Thời báo đã phỏng vấn nhân vật tiếp xúc trực tiếp với người của Trịnh Xuân Thanh tại Đức để chuyển tới bạn đọc thông tin đa chiều.
Ông Bùi Thanh Hiếu trả lời phỏng vấn Thời Báo.de tại Berlin ngày 25.09.2016
* Là một người đã được ông Trịnh Xuân Thanh ủy quyền cung cấp các tài liệu rất nhậy cảm lên mạng truyền thông, ông nghĩ gì khi giúp Trịnh Xuân Thanh làm điều này?
Trước tiên tôi phải đính chính là tôi không nhận sự ủy quyền của ông Trịnh Xuân Thanh, mà tôi gián tiếp thông qua người khác, mà trong đó tôi là người trực tiếp Skype (đàm thoại trực tuyến) với anh Thanh, anh nhờ tôi đưa môt số thông tin lên cho dư luận biết, trong đó anh Thanh có đưa một số đơn thư, ý kiến của anh phản ánh tới một số báo trong nước để giúp đỡ, nhờ phản biện lại trường hợp của UB Kiểm tra TW đảng đang xem xét cho anh ấy…. Bây giờ anh ấy không có cách nào để đưa lên được, thì anh ấy nhờ tôi đưa lên, với cương vị là một người viết, người làm thông tin thì tôi thấy không có nơi nào đưa lên cho anh ấy, thì tôi đưa lên và thấy việc đó là bình thường, mà đã là người làm báo, hay đơn vị truyền thông độc lập thì người ta cũng làm như vậy.
* Nhiều người rất tò mò và đặt câu hỏi, liệu anh đã gặp Trịnh Xuân Thanh?
Tôi không muốn trả lời về điều này.
* Anh đã tiếp xúc với nhiều người bạn của Trịnh Xuân Thanh, ở Berlin, Frankfurt, Budapest.. anh thấy những người này như thế nào?
Tôi thấy họ là những người có học thức, tôi đánh giá họ có điều kiện kinh tế khá giả, hơn nữa họ có tình cảm với anh Thanh, như chúng ta thường gọi là “Anh em sinh tử“ và họ hết lòng với anh Thanh.
* Sau khi anh đăng tải các thông tin, hình ảnh, đơn từ của ông Trịnh Xuân Thanh, lôi cuốn hàng triệu người xem và bình luận, dư luận có 2 luồng trái chiều , người hoan hỉ , người tức giận. Ý kiến của anh về việc này thế nào?
Tâm lý ở đây rất phức tạp….
Việc anh Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài, đáng lẽ người ta phải lên án anh ấy, thì giờ đây, người ta lại quay ra ủng hộ anh ấy. Ví dụ như vụ anh Đỗ Cường Minh ở Yên Bái đã dùng súng bắn chết cấp trên của anh ấy, việc như thế theo lý, xét ra thì ở đâu người ta cũng lên án, nhưng thực tế ta lại thấy trong dư luận nhiều người tỏ ra hoan hỉ. Đấy là một tâm lý mà khi họ không còn tin hoặc còn yêu nữa, hoặc chán rồi thì kể cả anh có nói gì đúng thì người ta cũng không nghe, chẳng hạn như ông Bí thư Thành ủy Hà Nội là ông Hoàng Trung Hải có nói một câu “Thà nghèo mà bình yên“ thì tôi thấy câu nói đó rất hay, rất ý nghĩa, vì cuộc sống bây giờ đang bon chen, cướp giật, giằng xé nhau mà sống, nó mất đi sự bình yên thì thà nghèo còn hơn, nhưng mà dư luận vẫn xúm vào mỉa mai, châm biếm ông ấy.
Đấy là những cái đơn giản muốn nói lên, nếu đã mất niềm tin với người ta nhiều quá rồi thì anh làm cái gì người ta cũng phản đối anh, thì trường hợp anh Trịnh Xuân Thanh này cũng ở trong cái dạng ấy thôi. Bây giờ tham nhũng thì có hàng nghìn ông cũng tham những chứ không phải một mình ông Trịnh Xuân Thanh này, mà xử thì làm sao xử được hết, giờ có 1 ông tham nhũng đứng dậy phản kháng lại thì người ta cũng châm chước và thậm chí ủng hộ anh ấy.
* Theo thông tin từ cơ quan tố tụng trong nước, thì ông Trịnh Xuân Thanh có liên quan đến thất thoát 3200 tỷ đồng tài sản doanh nghiệp nhà nước, vậy qua những tiếp xúc với người của ông Thanh, anh cho biết ông Trịnh Xuân Thanh nghĩ gì về điều này?
Trên báo chí thì chúng ta đều đọc, và gần như gắn cho ông Trịnh Xuân Thanh tội tham nhũng, nhưng thực ra ở trong các văn bản của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, hay các quyết định thì chỉ nói do thất thoát trong kinh doanh.
Tôi có một số báo cáo của Chính phủ, của Bộ Công thương thì trong tất cả các thanh tra, báo cáo thì đều khẳng định rằng anh Trịnh Xuân Thanh hoàn toàn không có yếu tố tham nhũng, mà chỉ nói là làm ăn lỗ vốn, thất thoát, khi anh đầu tư vào đất đai, bất động sản, gặp thời bán được thì thành kinh doanh giỏi, không gặp thì không bán được thành thua lỗ, chứ không phải chuyện mấy nghìn tỉ đút vào túi được.
Bản kết luận của Thanh tra Chính phủ, có đóng dấu, ký tên đã ghi rõ là không có tư lợi cá nhân hay tham nhũng trong này, đây chỉ là do làm ăn thua lỗ đơn thuần. Trong khi báo chí thì cứ đè anh Thanh theo chiều hướng đây là một con sâu mọt, tham nhũng nên anh Thanh muốn trình bầy như thế.
Tôi xin đọc kết luận của ông Vũ Huy Hoàng trong công văn của Bộ Công thương số 4858 gửi Thủ tướng chính phủ:
“Trong các đợt kiểm điểm và tự kiểm điểm của các đơn vị, cá nhân có liên quan đến tình hình sản xuất, kinh doanh của PVC trong giai đoạn 2012 – 2013, theo yêu cầu của Bộ Công thương đã tổ chức kiểm điểm và tự kiểm điểm trách nhiệm cá nhân cũng như chỉ đạo cho PVC các cá nhân có liên quan nghiêm túc xử lý kỷ luật, đối với cá nhân ông Trịnh Xuân Thanh qua kiểm điểm và tự kiểm điểm đã nêu rõ trách nhiệm về người đứng đầu, đồng thời cũng xác định không có dấu hiệu tiêu cực cá nhân, do vậy các cơ quan và đơn vị có thẩm quyền nhất trí không xử lý hình thức kỷ luật đối với ông Thanh, sau đó ông Thanh được điều chuyển về Bộ Công thương nhận nhiệm vụ khác, trong quá trình nhận nhiệm vụ được giao ông Thanh đã tỏ ra rất tích cực đóng góp cho phong trào chung, mặt khác có ý thức trách nhiệm chung, ông Thanh đã chủ động tham gia cùng với Ban lãnh đạo PVC tìm biện pháp khắc phục hậu quả, khắc phục khó khăn, như vậy công tác khắc phục các tồn tại và xử lý sau kiểm tra, kiểm điểm của PVC được thực hiện có hiệu quả theo đúng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ".
Đây là công văn của Bộ Công thương báo cáo về tình hình thất thoát ở công ty PVC do anh Thanh làm.
Tất cả những người có chức, có quyền và trách nhiệm liên quan, lúc đấy họ đã làm việc và khẳng định, xác nhận rằng anh Thanh không có vi phạm gì.
------------------------

Trang tin Ba Sàm cập nhật lúc 1h39′ ngày 2-10-2016. Một nguồn tin khả tín trong nước cho biết, thông tin ông Nguyễn Như Phong bị rút thẻ nhà báo, bị mất chức Tổng Biên tập và báo Petro Times bị đóng cửa là tin chính xác. Lý do liên quan tới một bài báo mà Petro Times đã đăng lại từ Thời Báo ở Đức, phỏng vấn blogger Người Buôn Gió về ông Trịnh Xuân Thanh.
Nguồn tin này cũng cho biết, đích thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Ban Tuyên Giáo phải xử lý triệt để và kết quả là ông Nguyễn Như Phong bị rút thẻ, báo Petro Times sẽ bị đóng cửa.
Được biết, ông Nguyễn Như Phong lâu nay chỉ lo về báo in của Petro Times, còn báo mạng thì giao cho các nhân viên khác làm. Có một quy định bất thành văn, BBT cho phép những nhân viên này đăng tin giật gân, câu khách, tăng lượng truy cập… Người đăng bài viết gây bão kia là ông Hoàng Chiến Thắng, nhân viên kỹ thuật vi tính. Người chịu trách nhiệm chính trang online là ông Thuận Thiên, trưởng phòng đại diện phía Nam của Petrotimes. Việc sai sót này đáng lý nên quy trách nhiệm cho Thuận Thiên về mặt nguyên tắc.
Phe ngoài Bắc đã muốn triệt ông Nguyễn Như Phong lâu rồi, nhưng ông Phong vốn xuất thân từ an ninh, có nhiều mối quan hệ, có những hồ sơ bí mật… nên những người muốn triệt ông cũng ngán, vì nếu dồn ông Phong vào bước đường cùng thì ông ta sẽ phản đòn. Sự việc này xảy ra là thời cơ thuận lợi để phe ngoài Bắc “thịt” ông Phong, và ông ta đã không còn đường gỡ.
Nguồn tin này cũng cho biết, sau khi nhận được hung tin, ông Nguyễn Như Phong đã chạy hết các cửa, nhưng không còn cửa nào chạy nữa được, bây giờ đành xuôi tay chịu chết. Nếu ông Phong đẩy hết trách nhiệm cho ông Thắng, chắc chắn ông Thắng sẽ bị bắt, trong khi ông Phong cũng không “thoát tội”. Cho nên, ông Phong đã đứng ra nhận hết “lỗi lầm”, đóng vai anh hùng mã thượng, che chở cho nhân viên, vẫn tốt hơn là các lựa chọn khác.
----------------

1-10-2016
Nếu đấy là sự thật thì xin chia buồn với anh ấy. Mà anh ấy đã xác định rõ nghề phóng viên là phải khổ nhục như chó và đã quyết tâm một lòng một dạ trung thành vô điều kiện mà vưỡn bị đá chỉ một bài báo thì cũng đáng buồn thật.
Nếu chỉ trung thành với lương tâm thì chả bố con thằng nào làm mình đau được, đằng này! Ô hô, thương thương thay là thương thương thay!
Qua đây các bạn phóng viên cần xem lại quan điểm của anh ấy. Theo tôi, chẳng có nghề nào cần phải khổ nhục như chó để thành công. Mọi công việc đều cao quý khi chúng ta làm theo đạo đức nghề nghiệp và dũng cảm đương đầu với chông gai của nghề. Khổ thì có khổ, vất vả thì có vất vả nhưng không bao giờ nhục như chó.

Chế độ độc tài đã thành công trong chiến dịch ngu dân

Đào Đức Thông-02-10-2016

(VNTB) - Xưa nay sự suy thịnh của một quốc gia đều tất cả nằm ở  giáo dục mà ra. Thế hệ tương lai ở Việt Nam với năng lực và trình độ nhận thức đang ngày càng trở nên tệ hại bởi nền giáo dục này.

Kết quả hình ảnh cho hinh anh ngu hóa

Một nền giáo dục kinh hoàng!

Nền giáo dục của Việt Nam là một nền giáo dục đầy bất trắc, bất ổn và bất định. Năm nào cũng có "thí điểm", học sinh thì thành "thí nghiệm" và cuối cùng thế hệ chúng ta sẽ đành phải "thí mạng".

Có thể xem đây là một nền giáo dục kinh hoàng bậc nhất trong lịch sử loài người mà chỉ có bọn người điên rồ và thần kinh mới có thể nghĩ ra được:

-         Ở Gia Lai có 12 em học sinh tiểu học bị giáo viên đánh bầm mông vì viết sai chính tả.

-         Tại Đồng Nai, Sở GDĐT và Ban ATGT tỉnh bắt học sinh lớp 1 phải ký bản cam kết thực hiện luật giao thông đường bộ.

-         Tại Quỳnh Lưu, Nghệ An thì chính quyền có quy định riêng là con thứ ba không được đi học mầm non.

-         Tại  trường PTTH Thủ Thiêm -Quận 2, Tp.HCM  thì bắt các em học sinh phổ thông nộp tiền khiến các phụ huynh hãi hùng trước số tiền lên đến hàng tỷ đồng.

-         Tại trường Đại học Luật TPHCM, tổ chức lễ cấp bằng tốt nghiệp cho các cử nhân mà mỗi sinh viên đến dự phải đóng 900.000 đồng cho mình và 100.000 đồng cho người thân đi kèm.

-         Các khóa đào tạo sau đại học ở Việt Nam cứ mỗi ngày cho ra một thạc sĩ, tiến sỹ trong khi tại nước ta vốn có nhiều vấn nạn mua bằng cấp giả từ trong nước đến nước ngoài với giá vài trăm triệu/bằng.

Nhiều lớp người thế hệ hiện tại và tương lai  sẽ ra sao khi xuất phát từ nền giáo dục này?

Giáo dục, hay công cụ của sự bóc lột và tra bức tư duy, nhân phẩm?

Nhà cầm quyền Việt Nam, lúc nào cũng tự tuyên bố Việt Nam là đất nước có trí tuệ đỉnh cao. Nhưng thực tế đóng góp của Việt Nam cho sự an toàn chung về môi trường của toàn cầu đứng 123/125, cho khoa học 89/125, cho y tế 111/125, và mới đây người ta còn cho biết Việt Nam có chỉ số tử tế thấp nhất thế giới, chỉ số trung thực thấp nhất trái đất, chỉ số tham nhũng đứng hàng đầu so với quốc tế. Và cuối cùng của những thứ đó là chúng ta đứng áp chót bảng xếp hạng 124/125 quốc gia được đánh giá trên toàn thế giới.

Khi chương trình VNEN thất bại, những người hữu trách tiếp tục lại cải cách giáo dục. Nền giáo dục ngập lụt trong những đề xuất, thí điểm và nạn thành tích bởi bị định hướng và chính trị hoá. Đến nay, khi tiếng Anh còn chưa đào tạo ra gì thì người ta lại tiếp tục đề xuất cho thêm tiếng Trung, Nga vào làm một môn học của các cấp, tính ra tổng cộng hiện có đến 6 ngoại ngữ thuộc vào chương trình bắt buộc của giáo dục nước nhà.

Người dân Việt Nam hoàn toàn không hiểu ngành Giáo dục Việt Nam đang  định dạy gì cho thế hệ và con em chúng ta. Con cái chúng ta đang trở thành những con chuột bạch được đem thí nghiệm từng năm, gánh đủ các loại phí, bị áp đặt tư tưởng và rồi trên vai chúng là gánh nặng những chồng sách giáo khoa của sự giáo điều, lạc hậu, những chính sách cải cách liên tiếp mà chưa có dấu hiệu dừng lại, những môn học kinh hoàng. Nhưng  tiếc thay! Học sinh, sinh viên  ngày nay gần như trống rỗng về tri thức, về tính học thuật lẫn học thực, kinh nghiệm, tính khai sáng và đặc biệt là kỹ năng sống (sinh tồn).

Sự thất bại cay đắng của một nền giáo dục hay chính sách ngu dân của Đảng CS?

Giáo dục trên Thế giới thường được hiểu là phải dạy được con người ta tử tế, có kinh nghiệm, biết tư duy độc lập và biết phản biện, biết học thực, khai sáng tư duy, phát triển và khai phá tiềm năng, trau dồi kỹ năng để tồn tại khi bước chân ra ngoài xã hội và cuối cùng là suy nghĩ thích đọc sách.

Tại Việt Nam, giáo dục là cả ngày học sinh, sinh viên phải  vật lộn với thầy cô, điểm số, thành tích, thi cử và để đêm về ngủ vẫn còn hoảng loạn vì việc học ở trường. Vì thế mà trẻ em ở Việt Nam không "muốn" hay không "dám" nhìn đến sách để coi đó là một niềm cảm hứng, biến nó thành thói quen,  xem sách là thứ khởi nguồn của việc lĩnh hội và phát triển tri thức cho chính mình.

Xưa nay sự suy thịnh của một quốc gia đều tất cả nằm ở  giáo dục mà ra. Thế hệ tương lai ở Việt Nam với năng lực và trình độ nhận thức đang ngày càng trở nên tệ hại bởi nền giáo dục này.

Bác sỹ tồi có thể giết chết một vài bệnh nhân, nhưng giáo dục tệ, sẽ làm hỏng cả một vài thế hệ của dân tộc, mất đất nước.


Chúng ta không thể cứ im lặng mãi. Hãy lên tiếng vào lúc này khi tất cả chưa quá muộn!

Formosa và chính phủ VN: Thất vọng!

HH-02-10-2016

(VNTB) - Với những chia sẻ hết sức lo lắng cho ngư dân từ anh Nguyễn Anh Tuấn người đã từng có những tháng ngày ăn dầm nằm dề với ngư dân ngay từ những ngày đầu của thảm họa để thấy rằng anh cũng đau khổ đến dường nào khi Formosa tàn nhẫn gây ra thảm họa cho đất nước.

Kết quả hình ảnh cho hinh anh biểu tình giáo dân

Anh đợi chờ và hy vọng ngư dân sẽ có được sự đền bù thỏa đáng sau sáu tháng dài dằng dặc với nhiều đau khổ thiếu thốn bộn bề. Nhưng vậy đó, chính quyền cứ dẫn dắt người dân đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác... ừ mà không... phải nói là dồn ép người dân di từ bức xúc này đến uất ức khác thì mới lẽ.

Chính quyền đã đi từ cái sai này đến cai sai khác một cách lố bịch tùy tiện như thể coi người dân toàn là kẻ điếc người mù hay sao ấy. Một cái sai trầm trọng ngay từ đầu mà mọi người ai cũng biết là khi chưa có sự kiểm chứng cuối cùng cũng như di tác hại về sau của thảm họa và với những thiệt hại thảm khóc như vậy mà đã vội vã đi nhận 500 triệu đô la từ Formosa rồi lại coi đây là chiến công đấu tranh dữ dội mới có được mà tất cả mọi người khi nghe đều lắc đầu ngán ngẫm.

Cái sai tiếp theo lại nực cười hơn nhưng lại chứa đựng sự hiểu biết thấp kém của các quan chức khi xúi giục người dân hãy cứ ăn cá và tắm biển đi không sao cả chẳng khác nào dẫn dắt người dân vào chỗ chết từ từ mà có khi lại không được yên thân từ nhà xác bệnh viện về nhà, vì phải trải qua những điều trái khuấy đến nhẫn tâm của những tay cò trong cò ngoài bệnh viện giúp hành hạ thêm một lần nữa, rồi lại cũng có khi vì nghèo quá phải cột cái xác lên yên xe honda rong ruổi khắp đường phố mới về được nơi an nghỉ.

Tại sao những bức xúc uất ức cứ lập đi lặp lại nhiều lần như vậy mà chình quyền lại không động lòng cùng với người dân? Ngược lại, đi ưu ái cho Formosa. Không lẽ nào chính quyền lại đang rơi vào hội chứng vô cảm rồi sao!

Cứ ngỡ sau sáu tháng chính quyền ít nhiều cũng nhận thức lại sự việc một cách sâu sắc hơn ai dè cách giải quyết mà chính quyền đưa ra vẫn theo lối áp đặt người dân vào chỗ khốn cùng thật sự mà ở đây câu nói xúc động của Anh Tuấn không thể nào không nhắc lại cho mọi người cùng chia sẻ!

"Rất thương bà con, nhiều người sẽ vì những khó khăn trước mắt mà nhận tiền – không khác gì vì đường cùng mà phải nhận cổ tức rẻ mạt một lần từ việc bán tương lai của chính mình và con cháu mình."
  
Lẽ ra, câu nói "vì dân lo cho dân" phải được hiểu là mỹ từ cao đẹp được ứng dụng thực tiễn dành cho người dân thì mới phải chứ không phải nói ra để trở thành câu sáo ngữ vô hồn nào đó mà khi người dân nghe lại thấy chướng tai và vô cùng bực bội.

Nếu như chính quyền bất lực không thể giải quyết đền bù một cách thỏa đáng với ngư dân thì hãy đồng hành và giúp ngư dân đối diện trực tiếp với Formosa tại tòa, sẽ hay hơn là chính quyền lại đi những bước khập khiễng tiếp theo để giải quyết vụ việc vô cùng to lớn này mà không khéo lại tăng dần sự bất mãn ngày càng dâng cao nơi người dân.

Thực địa hiện tại của Nguyễn Anh Tuấn cũng như đồng bào ngư dân sở tại rằng cá thỉnh thoảng vẫn chết dạt bờ, mọi ngành nghề đan xen với nhau đều tê liệt đã nói lên tất cả những gì đã nói.

Một lần nữa lại muốn dành hai câu của Anh Tuấn để nói lên những mong muốn thiết thực sau cùng của người dân vậy.

– Đóng cửa Formosa, nhằm bảo vệ sinh kế và môi trường sống cho hàng triệu người.

– Bồi thường thiệt hại phải được tính toán đầy đủ qua con đường tố tụng tư pháp, nơi bất kỳ ai cảm thấy mình gặp tổn thất về vật chất, tinh thần, hay sức khỏe đều có quyền đòi hỏi được bù đắp thỏa đáng.
---------------
Xem lại:
http://www.ijavn.org/2016/10/chi-boi-thuong-cho-dan-6-thang-sau-o.html