Friday, February 22, 2019

Lương nhà giáo: Chưa kịp vui, nỗi lo đã trở lại!

Trung Khang, RFA-2019-02-22 
Ảnh minh họa: Học sinh và thầy giáo ở Mù Cang Chải, yên Bái.
 Ảnh minh họa: Học sinh và thầy giáo ở Mù Cang Chải, yên Bái.  AFP
Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 21 tháng 2 năm 2019, đã không đồng tình đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định bảng lương riêng hoặc chế độ phụ cấp cao nhất đối với giáo viên. Như vậy niềm vui tăng lương của nhà giáo lại một lần nữa lỗi hẹn.
Trước đó vào đầu tháng 1 năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục hiện hành, kiến nghị lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Cụ thể mức lương cơ bản của cán bộ, công chức, đội ngũ giáo viên sẽ được điều chỉnh tăng lên. Tuy nhiên, nếu xét theo bảng lương mới thì tổng lương và phụ cấp của giáo viên tăng không đáng kể so với hiện tại, nhất là giáo viên tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Đề nghị tăng lương giáo viên cũng là điều dễ hiểu, vì đời sống giáo viên vốn khó khăn, không gắn bó tận tâm với nghề vì phải làm thêm nhiều chuyện khác. Nhưng bây giờ Quốc hội từ chối bảng lương riêng cho giáo viên thì cũng là một điều đáng tiếc.
-Đỗ Việt Khoa
Vì vậy nhiều ý kiến cho rằng cần có bảng lương riêng hoặc chế độ phụ cấp cao nhất đối với giáo viên. Đây được coi là tín hiệu đáng mừng.
Tuy nhiên tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 21 tháng 2 năm 2019, đề xuất bảng lương riêng hoặc chế độ phụ cấp cao nhất đối với giáo viên đã không được tán thành.
Từ Hà Nội, thầy Đỗ Việt Khoa đưa ra nhận định liên quan vấn đề này:
“Nó cũng đúng như dự đoán của chúng tôi, là người ta sẽ không có bảng lương riêng cho ngành giáo dục, cao hơn hay cao bằng lương của ngành công an. Ngành công an họ có bảng lương riêng, trung bình lương họ cao gấp 1,8 lần so với lương trong ngành giáo dục và các viên chức khác. Và không hiểu sao lương hưu của họ cũng rất cao, công an, bộ đội sau hai mươi năm làm việc, khi về hưu lương họ cũng sáu bảy triệu, cao hơn lương chúng tôi khi còn đi dạy. Do đó người ta đề nghị tăng lương giáo viên cũng là điều dễ hiểu, vì đời sống giáo viên vốn khó khăn, không gắn bó tận tâm với nghề vì phải làm thêm nhiều chuyện khác. Nhưng bây giờ Quốc hội từ chối bảng lương riêng cho giáo viên thì cũng là một điều đáng tiếc.”
Cũng tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng đồng tình cho rằng, giáo viên phải có mức lương ưu tiên, ưu đãi hơn. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh cần phải tùy thuộc vào khả năng của ngân sách.
Ảnh minh họa: Học sinh tại một trường tiểu học ở Sài Gòn.
Ảnh minh họa: Học sinh tại một trường tiểu học ở Sài Gòn. Courtesy hochiminhcity.gov.vn
Còn Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định thì cho rằng bảng lương riêng cho giáo viên là trái Nghị quyết 27 của Trung Ương, còn phụ cấp cao nhất thì không nên vì còn nhiều ngành nghề đặc thù không kém ngành giáo dục?!
Ông Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng hiện nay đã có Nghị quyết 27 về cải cách lương rồi nên không thể làm khác được.
Tuy nhiên theo nghị quyết 27 về cải cách lương, thì thu nhập giáo viên vẫn quá ít, không đủ sống, một giáo viên ở vùng ĐBSCL không muốn nêu tên cho Đài Á Châu Tự Do biết thực tế thu nhập của Cô:
“Lương thì không đóng thuế nhưng mà trừ, trừ nhiều lắm. Ví dụ như tôi dạy thì một tháng lương của tôi đúng ra là lãnh được 4,2 triệu nhưng thường chỉ lãnh khoảng 3,9 triệu. Người ta muốn trừ cái gì người ta trừ, ví dụ như trừ “nhà tình thương”, trừ “bà mẹ Việt Nam anh hùng”… người ta trừ từ trên xuống, mình không biết bất cứ cái gì hết trơn. Không bao giờ mình biết được tháng này mình sẽ lãnh được bao nhiêu tiền.”
Giáo viên trong biên chế lương đã thấp, còn giáo viên theo hợp đồng thì còn khó khăn hơn nhiều. Một giáo viên hợp đồng ở Hải Phòng, cho Đài Á Châu Tự Do biết trong thực tế ngoài chuyện lương thấp, thì cơ chế trả lương cho giáo viên cũng không hợp lý:
Đói cho sạch, rách cho thơm, nhà giáo xin đừng cố gắng cải thiện bằng cách thu trái phép của phụ huynh, cưỡng ép học sinh học thêm một cách vô lối.
-Đỗ Việt Khoa
“Giáo viên biên chế thì có tăng một chút, còn giáo viên hợp đồng như tôi thì hầu như không tăng, đợi đến khi nào có biên chế thì mới được tăng. Mà biên chế thì tùy theo thành phố, khi nào có chỉ tiêu thì mới có, còn như tôi là hợp đồng nhiều năm rồi vẫn chưa có, tức là lương gần như bậc 1. Theo tôi, cơ chế cần phải thay đổi theo hướng là trả lương cao cho giáo viên và đòi hỏi người ta làm nhiều hơn bởi vì có tình trạng giáo viên vào biên chế rồi thì độ năng động người ta không có. Không có sự bó buộc nào cả giữa mức lương và sự tích cực của người làm. Nó không căn cứ trên gì cả.”
Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Mạc Văn Trang, người từng có hơn 30 năm công tác ở Viện Khoa học Giáo dục, thì lương giáo viên hiện nay rất thấp, giáo viên ở thành phố thì còn có thể dạy thêm để tăng thu nhập, còn giáo viên ở miền núi vùng sâu vùng xa thì không những không dạy thêm để có nguồn thu, mà đôi khi còn phải bớt tiền của mình để cho học sinh nghèo. Ông cho rằng đây là điều bất bình đẳng trong ngành giáo dục.
Thầy Đỗ Việt Khoa nói thêm tâm tư, nguyện vọng của mình:
“Ngành giáo dục để mà nâng cao được đời sống giáo viên thì cũng khó lắm. Giáo viên chúng tôi không thể vừa dạy học vừa ra chợ. Vì vậy tôi nghĩ giáo viên phải tìm cách tự khắc phục, như tiết kiệm chi tiêu, tìm các công việc phù hợp nhất với mình để cải thiện đời sống. Chứ trông chờ vào nhà nước thì không còn khả năng. Nhưng đói cho sạch, rách cho thơm, nhà giáo xin đừng cố gắng cải thiện bằng cách thu trái phép của phụ huynh, cưỡng ép học sinh học thêm một cách vô lối, thu các khoảng không đúng quy định.”
Còn Phó Giáo sư - Tiến sĩ Mạc Văn Trang thì cho rằng, muốn còn giáo viên dạy học, trước nhất nhà nước phải tìm cách lo cho đời sống giáo viên, vì hiện nay lương thấp quá, không đủ sống. Ngoài ra, phải thưởng cho giáo viên để khuyến khích giáo viên có nhiều đóng góp sáng tạo. Và quan trọng hơn hết, phải quan tâm thêm cho giáo viên ở vùng sâu, vùng xa để các giáo viên này có thể yên tâm làm việc ở vùng xa đó.

Câu lưu ở sân bay là để hăm dọa người dân

Diễm Thi, RFA-2019-02-22 
Bên trong sân bay Nội Bài, Hà Nội.
 Bên trong sân bay Nội Bài, Hà Nội.AFP
Chuyện các nhà bất đồng chính kiến, những người hoạt động trong các tổ chức xã hội dân sự hay thân nhân những tù nhân lương tâm đi nước ngoài về bị câu lưu ở sân bay, bị thu giữ điện thoại hay hộ chiếu là chuyện không có gì lạ ở Việt Nam.
Hôm 25/1/2019, ba ngày sau phiên Kiểm Điểm Nhân Quyền Định Kỳ Phổ Quát 2019 của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc diễn ra tại Genève, một phái đoàn người Việt Nam đã gặp gỡ Bộ Ngoại Giao Cộng Hòa Liên Bang Đức tại Berlin để tiếp tục vận động cho nhân quyền, trong đó có bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ tù nhân chính trị Trương Minh Đức - một thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, bị kết án 13 năm tù và 5 năm quản chế.
Khi trở về Việt Nam sáng 21/2/2019, bà Nguyễn Thị Kim Thanh đã bị công an xuất nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất câu lưu gần 5 giờ đồng hồ và tịch thu hộ chiếu. Bà kể:
Họ giữ hộ chiếu của tôi, tôi nói là nếu không trả hộ chiếu thì tôi không về. Họ đe dọa tôi là bây giờ họ nói đàng hoàng, giữ hộ chiếu để xác minh rồi trả lại, bên phòng xuất nhập cảnh họ cấp visa cho chị được thì họ có quyền lấy lại. - Bà Kim Thanh
“Người ta giữ tôi lại mời tôi vô phòng làm việc hỏi tôi qua Đức làm gì, họ hỏi tôi rất nhiều thứ, tên tuổi gia đình tôi như điều tra gia đình tôi vậy.
Hỏi tôi qua gặp những ai, tôi bảo rằng tôi lớn tuổi tôi không nhớ ai tên gì. Họ tóm tắt câu chuyện rồi kêu ký vào, tôi không ký, tôi bảo rằng khi tôi đi qua Đức thì chính phủ Đức có giấy mời, rồi chính phủ Việt Nam  đã cho tôi đi thì tôi đi hợp pháp, tôi có vi phạm gì mà bắt tôi phải ký?
Dù có giữ tôi đến bao lâu tôi cũng không ký vì tôi không làm gì sai luật pháp hết.
Họ giữ hộ chiếu của tôi, tôi nói là nếu không trả hộ chiếu thì tôi không về. Họ đe dọa tôi là bây giờ họ nói đàng hoàng, giữ hộ chiếu để xác minh rồi trả lại, bên phòng xuất nhập cảnh họ cấp visa cho chị được thì họ có quyền lấy lại.”
Bà cho biết bên an ninh hạch hỏi bà rằng tại sao biết Việt Tân là đảng khủng bố mà còn gặp, bà trả lời bà không biết ai là Việt Tân bên đó, bà chỉ biết rằng chồng bà bị kết án oan sai nên bà vô Bộ Ngoại Giao Đức kêu oan và vận động cho chồng bà ra tù bằng mọi cách. Bà hỏi ngược lại an ninh rằng “Tôi mong muốn họ giúp đỡ, kêu gọi trả tự do cho chồng tôi thì cái đó có gì sai phạm?”
Từ Đức, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ, cho chúng tôi biết thêm:
“Họ nói chị ấy thuộc diện cấm xuất cảnh vì lý do an ninh quốc gia nhưng họ vẫn cho chị ấy đi, lúc về thì lại giữ hộ chiếu để làm rõ lý do chị đi. Họ hỏi chị ấy là tại sao đi thăm gia đình bên Đức mà lại sang Thụy Sĩ, ai đưa chị sang Thụy Sĩ, sang đấy gặp những ai, quen anh Đài như thế nào Họ đưa một loạt hình ảnh của chị bên Thụy Sĩ chụp với những người khác rồi hỏi chị có biết những người này không…”
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh trở về sau chuyến du lịch Mỹ vào tháng 1/2019 cũng đã bị an ninh sân bay Nội Bài mời vào làm việc.
Thứ nhất là nó muốn hăm dọa những người sẽ đi lại hoặc người sắp đi ra nước ngoài để khi ra nước ngoài thì đừng liên hệ với tổ chức này hay cá nhân khác, về sẽ gặp rắc rối.  - Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh
Chia sẻ trên facebook cá nhân của mình, ông cho biết an ninh sân bay lập ra một biên bản trong đó có nhắc đến Điếu Cày, Trịnh Hội& VOICE, Việt Tân, và chuyện quỹ 50K rồi yêu cầu ông ký vô. Ông trả lời rất dí dỏm rằng ký thì không khó nhưng nếu ông ký vào thì nhục nhã cho nhà nước này lắm:
“Nhục nhã cho các anh và nhục nhã cho nhà nước nầy chứ không phải cho tui. Một đất nước mà ông Phúc bạn tui vẫn ra khoe với thế giới là rất dân chủ và tôn trọng nhân quyền lại tự dưng bắt một công dân đáng tôn kính như tui phải ký biên bản tường trình lại sự việc đi ăn chơi của mình sau khi đi du lịch về thì còn chi thể diện quốc gia”.
Trả lời RFA về mục đích của việc câu lưu ở sân bay, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng:
“Có hai ý. Thứ nhất là nó muốn hăm dọa những người sẽ đi lại hoặc người sắp đi ra nước ngoài để khi ra nước ngoài thì đừng liên hệ với tổ chức này hay cá nhân khác, về sẽ gặp rắc rối. Thứ hai là nó cũng muốn tìm hiểu xem mình có liên hệ với ai không, qua đó làm gì, có tổ chức nào liên  hệ với mình không…
Những người quen rồi thì không sợ an ninh chứ những người mới họ cũng sợ phiền, họ sẽ không tiếp xúc với ai.”
Chiều ngày 4 tháng 4 năm 2016, anh Mai Văn Tám, thành viên Hội Anh Em Dân Chủ bị cơ quan nhập cảnh sân bay Nội Bài câu lưu, tịch thu hộ chiếu khi từ Thái Lan về Hà Nội. Anh cùng với phái đoàn 14 người đã sang Thái Lan để tham dự hội nghị diễn đàn Xã Hội Dân Sự khu vực ASEAN tại Bangkok, Thái Lan hôm 31/3/2016.
Tháng 9/2015, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã bị câu lưu ở sân bay Nội Bài 15 tiếng, khi trở về sau chuyến công tác dài ngày ở châu Âu và Mỹ. Chia sẻ trên facebook cá nhân của mình sau khi được thả, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết chiêu bắt cóc người quen thuộc của an ninh là bảo hộ chiếu của ông đã hết hạn mới giữ ông lại để kiểm tra.
“Họ muốn mình trả lời đi Mỹ gặp những ai, ở đâu, móc nối với các tổ chức "phản động" nào ...”
“Chỉ có họ mới biết, nhưng có thể thấy họ mới chính là những người bôi tro trát trấu lên mặt nước Việt Nam XHCN, và phản động theo đúng nghĩa!
Vào tháng 6/2014, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng một số nhà hoạt động xã hội khác ở Việt Nam đã sang Geneva (Thụy Sĩ) để tham gia phiên họp về Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát (UPR) của Việt Nam diễn ra tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Một trong những trường hợp đầu tiên khiến công luận quan tâm và các hãng truyền thông quốc tế như Reuters, AFP, AP thậm chí tờ South China Morning Post đưa tin, là trường hợp của blogger Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động cho quyền con người và tự do ngôn luận tại Việt Nam, đã bị an ninh sân bay Nội Bài giữ nhiều tiếng đồng hồ khi ông trở về từ khóa huấn luyện về Xã hội Dân sự do tổ chức Asian Bridge tổ chức tại Philippines vào tháng 10 năm 2013.
Ngay sau khi được thả, blogger Nguyễn Lân Thắng cho RFA biết mục đích của việc câu lưu là “họ muốn tìm hiểu những hoạt động của tôi liên quan đến tuyên bố 258 và cái lớp học Xã hội dân sự do tổ chức Asian Bridge tổ chức.”
Ông nói thêm rằng thật ra thì cơ quan an ninh Việt Nam họ nắm rất nhiều nguồn thông tin, họ theo dõi và biết tất cả các hoạt động của ông cũng như nhiều người khác từ trước, nhưng hoạt động của từng blogger có thể khác nhau và đánh giá của cơ quan an ninh cũng khác nhau cho nên hành xử của họ cũng khác nhau.
Chỉ sáu tháng sau, nhà báo Ngô Nhật Đăng và blogger Nguyễn Đình Hà bị câu lưu tại sân bay Tân Sơn Nhất, nhà báo Nguyễn Tường Thụy bị câu lưu ở sân bay Nội Bài, khi ba nhà hoạt động này trở về từ Mỹ sau phiên điều trần về nền tự do báo chí của Việt Nam, theo lời mời của các dân biểu nghị sĩ Hoa kỳ.
Tất cả những người từng bị câu lưu ở sân bay đều cho chúng tôi biết là an ninh hạch sách, hỏi đủ điều về chuyến đi, ghi chép lại và yêu cầu ký tên, rồi thu giữ điện thoại, hộ chiếu và hẹn một ngày khác lên làm việc tiếp.

Cha đi dạo với con bị đâm chết vì nghi ‘bắt cóc trẻ em’

Người dân hoang mang trước cái chết của anh Lê Hoài Bảo. (Hình: Thanh Niên)
LONG AN , Việt Nam (NV) – Dư luận đang phẫn nộ về vụ người cha ở thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa, khi đang dắt con đi dạo công viên thì bị hiểu lầm bắt cóc trẻ con và bị đâm chết.
Ngày 22 Tháng Hai, 2019, Công An thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, đã bắt nghi can Nguyễn Ngọc Hải Điền (26 tuổi, ở thị trấn Hậu Nghĩa) để điều tra tội “giết người.”
Theo báo Thanh Niên, tối 21 Tháng Hai, 2019, anh Lê Hoài Bảo (28 tuổi, ngụ ấp Sò Đo, thị trấn Hậu Nghĩa) đưa con 4 tuổi đến công viên thị trấn Hậu Nghĩa ngồi chơi. Bất chợt, một phụ nữ trạc 50 tuổi bán vé số dạo qua nhìn thấy rồi nghĩ rằng anh là “mẹ mìn” rồi hô hoán lên “có bắt cóc trẻ con, bắt cóc trẻ con.”
Đang đứng gần đó, anh Điền liền chạy đến tách hai cha con anh Bảo ra, mặc cho anh giải thích đây là sự hiểu lầm. Do có rượu, anh Điền không tin anh Bảo, yêu cầu anh này đến công an dẫn tới hai bên cãi vả lớn tiếng. Sau đó Điền chạy vào quán gần bên lấy con dao ra đâm chết anh Bảo.
Nói với báo Tuổi Trẻ ngày 22 Tháng Hai, Ủy Ban Nhân Dân thị trấn Hậu Nghĩa, cho biết vợ chồng anh Bảo từ tỉnh Kiên Giang lên ấp Sò Đo, thị trấn Hậu Nghĩa, thuê nhà trọ để ở và mở tiệm hớt tóc nhỏ sinh sống. Họ mới khai trương tiệm cách nay gần 10 ngày thì xảy ra án mạng.
Còn người bán vé số là một phụ nữ đã lớn tuổi, có bệnh lãng tai, gia đình rất nghèo từ nơi khác đến tạm trú đi bán vé số. Khi đi ngang nhìn thấy cha con anh Bảo đang chạy đùa vui, bà tưởng cháu bé bị gã đàn ông chạy theo bắt cóc nên “tri hô” chứ hoàn toàn không biết gì.
Đám tang nạn nhân được tổ chức tại Hội Thánh Tin Lành Hậu Nghĩa. (Hình: Tuổi Trẻ)
“Kinh hoàng, không thể tin được, quá đau xót…” là những từ mà người dân thốt lên khi báo chí loan tin về vụ án.
Nhiều người dân chia sẻ trên mạng xã hội Facebook “không tin được sự thật đau xót này.”
Trang Facebook của bạn G.K.T.H ghi: “Kinh hoàng quá. Làm sao có thể nhầm lẫn như vậy. Hai cha con đi chơi thôi mà, ra đường vậy cũng bị giết sao. Thương cho đứa con…”
Bạn Hiếu Nguyễn đồng cảm: “Cha mất mạng, con mất cha, vợ mất chồng. Xin chia buồn cùng gia đình”.
Còn bạn Chi Chi hoang mang khi chia sẻ tin tức về vụ án. Chi Chi ghi trên trang Facebook cá nhân: “Thời buổi này đáng sợ thế hả trời, đi cùng con mà cũng bị nghi bắt cóc, bị giết.”
Trong khi đó, Facebooker Hien Huynh thì sốc đến nỗi muốn “dọn đồ khỏi trái đất này quá. Nhiều lý do chết lãng xẹt.”
Nhiều người tự hỏi: “Sau này làm sao dám dắt con đi chơi nữa?”, ” Không lẽ đưa con đi chơi thì phải đeo bảng hiệu ‘Nó là con tôi” trước ngực?”….
“Xã hội quá bất an ở nơi tưởng chừng bình an. Thương cả đứa trẻ bị ám ảnh sự kinh hoàng. Chỉ 1 lời hô vô lối ‘bắt cóc trẻ em’ mà ra tay chém người cha quá tàn ác, vô lý quá. Đối phó thế nào trong trường hợp này đây?,” chị Yen Minh lo lắng.
Bạn Minh To thì mong mỏi: “Xã hội mình bây giờ thật sự người dân cần lắm những tiêu chuẩn giá trị để cùng nhau chung sống! Ngày càng có nhiều sự việc đau lòng mà thực sự rất không đáng như vậy xảy ra…” (Tr.N)

Lãnh đạo có cần đọc sách không?

”...Không đọc sách vẫn có thể "điều hành đất nước" nhưng đất nước có phát triển hay không là một việc khác nữa. Những điều này có lẽ có cả ngàn quyển sách viết đến rồi...”
doc_sach
Bộ máy lãnh đạo Việt Nam có đọc sách không ? Câu hỏi đơn giản này là một "bí mật chính trường" Việt Nam. Dù tỷ lệ tiến sĩ trong nội các đương nhiệm Việt Nam là khá cao (48,1%) nhưng không ai biết họ có đọc sách không và họ đọc sách gì. Lãnh đạo không chỉ cần ban tham mưu. Lãnh đạo cũng cần sách vì sách không chỉ ảnh hưởng tư cách lãnh đạo mà còn đóng góp việc ra các quyết sách quốc gia.
Thư viện cá nhân của Tổng thống Mỹ John Adams có hơn 3.000 đầu sách : trong khi đó, bộ sưu tập sách của Thomas Jefferson đã khiến ông… đổ nợ và sau đó trở thành một trong những bộ sách chủ lực của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Theodore Roosevelt đáng nể không kém. Ông có thể đọc nhiều cuốn trong một ngày và còn chấp bút viết hơn chục tác phẩm với nhiều chủ đề. Đọc sách không chỉ là thú vui. Nó còn đóng góp vào tư duy xây dựng chính sách. Harry Truman là trường hợp điển hình. Bù lại khiếm khuyết chưa tốt nghiệp đại học của mình, Truman đọc rất nhiều sách, đặc biệt lịch sử và tiểu sử. Trên Washington Post, tác giả Tevi Troy cho biết, việc ủng hộ lập quốc Israel của Truman có ảnh hưởng từ kiến thức sách vở của ông, trong đó có bộ sử Great Men and Famous Women do Charles F. Horne biên tập.
Sách cũng đóng vai trò quan trọng trong những năm tháng Tòa Bạch Ốc của John F. Kennedy. Thậm chí một bài điểm sách cũng có thể tạo ảnh hưởng. Sau khi được Walter Heller (chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế) cho xem bài điểm sách của Dwight MacDonald đăng trên tờ New Yorker bình luận về quyển The Other America của Michael Harrington với nội dung lược ghi tình trạng đói nghèo của nước Mỹ, Tổng thống Kennedy đã yêu cầu xem xét lại vấn đề này và lập kế hoạch cho chương trình xóa nghèo toàn quốc. Ronald Reagan cũng là người mê sách. Ông là tổng thống đầu tiên trích dẫn có chủ ý từ tác phẩm của các học giả có tầm ảnh hưởng. Free To Choose của Milton Friedman và Wealth and Poverty của George Gilder đã trở thành một phần trong nghị sự chính sách kinh tế của ông.
Hồi xảy ra cuộc khủng hoảng chính trị Balkans, Bill Clinton đọc Balkan Ghosts của Robert Kaplan. George W. Bush rất thích đọc sách. Có lần ông cùng cố vấn Karl Rove thi nhau xem ai đọc nhiều hơn trong một năm. Sách đã định hình phần nào cái nhìn và chính sách của Bush đối với thế giới, chẳng hạn quyển The Case for Democracy của Natan Sharansky hoặc Supreme Command của Eliot A. Cohen. Bush không chỉ đọc. Ông còn thường xuyên tiếp xúc trực tiếp tác giả mà ông yêu thích. Không lâu sau khi tái đắc cử, Bush đã gặp Natan Sharansky trong Phòng Bầu dục để thảo luận về dân chủ và con đường phát triển dân chủ trên thế giới. Winston Churchill, Margaret Thatcher, Lý Quang Diệu, Barack Obama, Angela Merkel… đều là những người đọc nhiều và chịu ảnh hưởng ít nhiều từ những gì họ đọc.
Trở lại với Việt Nam, giới lãnh đạo nước nhà có đọc sách không ? Khi phát biểu "tình hình thế giới ngày càng phức tạp" thì giới lãnh đạo có đọc thêm nguồn tham khảo nào khác ngoài các báo cáo thuần túy ? Các đối sách liên quan biển Đông chỉ dựa vào phân tích sự kiện hay có bổ sung việc tham khảo nguồn từ vô số quyển sách viết về biển Đông của giới nghiên cứu quốc tế tung ra ào ạt vài năm qua ?
Truyền thông trong nước gần như không bao giờ cho biết giới lãnh đạo chóp bu đọc sách gì. Hình ảnh thường thấy là lãnh đạo đi trồng cây hơn là cầm quyển sách. Nội các đương nhiệm có 13/27 người có bằng tiến sĩ (Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ : Bộ trưởng Công an Tô Lâm : Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng : Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường : Bộ trưởng Y tế Nguyễn ThịKim Tiến : Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh : Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ: Bộ trưởng Văn hóa-Thể thao-Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện…) nhưng ai trong các vị này đọc sách nhiều hay không và đọc gì thì chẳng ai biết. Giá mà Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cầm một quyển sách tiếng Anh, chẳng hạn tác phẩm kinh điển thời thượng How Nations Fail, để "khoe" với bàn dân thiên hạ thì có lẽ hay gấp nhiều lần việc ông "xổ" tiếng Anh.
Ngày 24/02/2014, Nguyễn Tấn Dũng, với tư cách thủ tướng, ban hành Quyết định số284/QĐ-TTG chọn ngày 21/04 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam. Tuy nhiên, cá nhân ông Dũng có đọc sách không ? Có thể mỗi ngày giới lãnh đạo Việt Nam vẫn đọc sách. Khả năng này không nên loại trừ. Tạm tin như thế. Đọc sách, với giới lãnh đạo nói chung, rõ ràng ít nhiều ảnh hưởng đến việc định hình chính sách, việc hình thành nên một "chính phủ kiến tạo", việc xây dựng một quốc gia "dân thịnh, nước cường" - nếu đọc đúng và đọc đủ.
Trong diễn văn tạm biệt ngày 9/8/1974, Tổng thống Richard Nixon nói : "Tôi không phải là người có ăn có học nhưng tôi đọc rất nhiều ("I am not educated, but I do read books"). Giới chức Việt Nam có rất nhiều người có ăn có học nhưng đọc rất ít ? Điều này đúng hay sai khó có thể xác quyết mà chỉ có thể "phỏng đoán" từ thực tế. Dù không có nghiên cứu nào xác chứng cho mối "tương quan" giữa việc thiếu đọc sách với các phát biểu linh tinh nhưng thực tế khiến người ta không khỏi không nghi ngờ về trình độ đọc của giới quan chức nước nhà, khi ngày qua ngày, năm qua năm, người dân liên tục nghe những phát biểu rất "độc đáo", tạo ra một hiệu ứng xã hội (đối với người dân) "tôi-nói-rồi :họ-chỉ-có-thế".
Dĩ nhiên đọc sách hay không thì vẫn có thể cai trị nhưng muốn giành được sự kính trọng và niềm tin người dân thì lại là việc khác. Không đọc sách vẫn có thể "điều hành đất nước" nhưng đất nước có phát triển hay không là một việc khác nữa. Những điều này có lẽ có cả ngàn quyển sách viết đến rồi.
Mạnh Kim

Lịch sử một chiều là ngụy sử

”...nếu chẳng bao giờ giới trẻ Việt Nam hiểu được tại sao chiến tranh giữa người Việt với nhau đã kết thúc 44 năm mà lòng người vẫn ly tán; hoặc tại sao miền Bắc lại đi xâm lược miền Nam để gây ra cuộc chiến huynh đệ tương tàn thì lịch sử nào cũng chỉ có mùi Ngụy sử...”
dinh_hue01
Đảng và giới Khoa học-Lịch sử Cộng sản Việt Nam có tham vọng viết lại lịch sử dân tộc từ thời cổ đại đến hiện đại, nhưng liệu họ có dám sỏng phẳng và công bằng với 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn không?
Thắc mắc đưa ra dựa trên những bằng chứng không trong sáng và thiếu đầy đủ của Sử liệu đương thời phổ biến liên quan đến những biến cố nổi bật gồm:

-Cuộc Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc trong giai đoạn 1953-1960.
-Vụ án Nhân văn Giai Phẩm từ 1955 đến 1958.
-Cuộc chiến xâm lăng miền Nam của đảng CSVN.
-Thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế.
-Cuộc chiến Hoàng Sa giữa quân đội VNCH và Trung Cộng năm 1974.
-Đánh Tư sản mại bản ở miền Nam sau năm 1975.
-Cưỡng bách người của Chế độ VNCH đi học tập-lao động.
-Nạn Thuyền nhân chạy thoát Cộng sản
-Cuộc chiến Biên giới Việt-Trung từ 17-02-1979 đến tháng 6 năm 89.
Che đậy lịch sử

Theo tin chính thức phổ biến ngày 12/02/2019 tại Hà Nội, Bộ Lịch sử Việt Nam, hay còn gọi là Quốc sử sẽ có hơn “300 nhà sử học đầu ngành trong cả nước cùng tham gia biên soạn.” 

Báo Việt Nam Express viết: “Thông báo về tiến độ triển khai bộ quốc sử, PGS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết, đề án này gồm 25 tập thông sử; 5 tập biên niên sự kiện; cơ sở dữ liệu lịch sử Việt Nam. 
Đề án có sự tham gia của khoảng 300 nhà khoa học, trong đó có chuyên gia đầu ngành về lịch sử dân tộc từ cổ đại đến hiện đại; lịch sử Đảng, cách mạng, quân sự, an ninh, văn hóa, khảo cổ học...
Theo ông Cường, bộ quốc sử nhằm xây dựng nhận thức mới về lịch sử Việt Nam toàn bộ, toàn diện; được lãnh đạo Đảng, Nhà nước đồng ý từ năm 2014. Cố GS Phan Huy Lê (tổng chủ biên bộ quốc sử) từng nhấn mạnh phải viết toàn bộ, toàn diện, khách quan. Vì vậy, đây là bộ quốc sử đồ sộ nhất từ trước đến nay, lần đầu tiên đề cập đến nhiều "khoảng trống lịch sử" vốn được coi là "nhạy cảm" như cải cách ruộng đất, Nhân văn - Giai phẩm, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Bắc, cải tạo tư sản ở miền Nam sau 1975, nạn thuyền nhân...” (ngày 12/02/2019)

Cải cách ruộng đất

Nhưng điều được gọi là những "khoảng trống lịch sử" , trong đó có ghi lại nhiều tội ác của đảng CSVN trong chiến dịch Cải cách ruộng đất (CCRĐ), đã không hề được nói tới trong Sách “Việt Nam-Những Sự Kiện Lịch sử (1945-1975).
Trong thời gian Tháng Bảy-1956, sách này viết trong mục “Hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc”, như sau:

“Trung tuần tháng 7, Ủy ban Cải cách ruộng đất Trung ương báo cáo tổng kết đợt V, đợt cuối củng của công tác cải cách ruộng đất trước HĐCP. HĐCP nhận định công cuộc vận động cải cách ruộng đất căn bản hoàn thành ở miến Bắc. Ruộng đất đã về tay nông dân. Hơn mười triệu nông dân lao động đã làm chủ nông thôn.
Tuy nhiên trong quá trình cải cách ruộng đất, ta đã phạm những sai lầm nghiêm trọng, phổ biến, kéo dài. Nguyên nhân sai lầm là không nắm vững những biến đổi về sở hữu ruộng đất, vế giai cấp địa chủ và chế độ phong kiến ở nông thôn. Mặt khác do không nắm vững đường lối độc lập tự chủ, áp dụng máy móc những kinh nghiệm của nước ngoài, cường điệu tính chấtđấu tranh giai cấp, nến đánh nhầm vào nội bộ nông dân. Tháng 4-1956, Đảng đã phát hiện sai lầm của cải cách ruộng đất và có chỉ thị sửa chữa nhưng sai lầm ấy. Ngày 18-8, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào nông thôn và cán bộ, nói rõ thắng lợi và sai lầm của cải cách ruộng đất. Người nhấn mạnh: “Trung ương Đảng và Chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm, khuyết điễm ấy và đã có kế hoạch kiên quyết sửa chữa nhắm đoàn kết cán bộ, đoàn kết nhân dân, ổn định nông thôn, đẩy mạnh sản xuất.”

Nạn nhân Nguyễn Thị Năm
Tuyệt nhiên bài viết không nói đến số nông dân vô tội bị oan khiên trong đấu tố khép tội là địa chủ, cường hào ác bá, kẻ thù của nông dân. Không có số chính thức về những người bị hại, nhưng Bách khoa Toàn thư mở ghi lại :”Theo tuần báo Time ngày 1 tháng 7 năm 1957 thì khoảng 15.000 người bị xử bắn.
- Theo Gareth Porter: từ 800 đến 2.500; theo Edwin E. Moise (sau một công cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn): vào khoảng 5.000; theo giáo sư sử học James P. Harrison: vào khoảng 1.500 cộng với 1.500 bị cầm tù.
- Theo soạn giả Arthur Dommen thì cho rằng tính đến năm 1956 có khoảng 32.000 người bị hành hình trong vụ cải cách ruộng đất.
- Vũ Thư Hiên (Nhà văn) cho rằng con số người bị xử bắn là ít hơn con số 15.000 dẫn ở trên rất nhiều, tuy vậy ông chỉ có thể ước tính, chứ không có số liệu hoặc tài liệu nào cụ thể:
"Người ta thường nói tới con số khoảng 15.000 người. Tôi nghĩ con số có thổi phồng. Trong tài liệu của Bernard Fall và Wesley Fishel con số còn được đẩy tới 50.000. Nếu tính tổng số xã đã cải cách ruộng đất là khoảng 3.000, mỗi xã có trung bình một hoặc hai người bị bắn, bị bức tử, bị chết trong tù (những xã có số người bị bắn lên tới ba hoặc bốn rất ít gặp, có những xã không có ai bị) thì số người chết oan (kể cả trong Chỉnh đốn Tổ chức, tính cả người bị bức tử) nằm trong khoảng từ 4.000 đến 5.000 người. Nói chung, đó cũng là đoán phỏng. Chẳng bao giờ chúng ta biết được con số chính xác nếu không có một cuộc điều tra khoa học."

Nạn nhân bị vu oan cáo vạ và bị ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN phản bội tiêu biểu nhất là bà Nguyễn Thị Năm (1906 – 9 tháng 7 năm 1953, quê ở Làng Bưởi, ngoại thành Hà Nội). Theo tài liệu công khai, Bà là một địa chủ có công đóng góp tài sản cho Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc Cải cách ruộng đất bà bị nông dân địa phương đấu tố là địa chủ gian ác và bị xử bắn.

Bách khoa toàn thư mở viết tiếp :”Nhiều cán bộ cách mạng, nhiều đơn vị bộ đội thường tá túc trong đồn điền của bà. Bà Nguyễn Thị Năm cũng từng nuôi ăn, giúp đỡ nhiều cán bộ Việt Minh sau này giữ những cương vị quan trọng như Trường ChinhHoàng Quốc Việt , Lê Đức ThọPhạm Văn ĐồngHoàng Hữu NhânVõ Nguyên GiápNguyễn Chí ThanhHoàng TùngVũ Quốc UyHoàng Thế ThiệnLê Thanh Nghị.

Khi Cuộc cải cách ruộng đất triển khai vào năm 1953, những hành động yêu nước của Nguyễn Thị Năm bị cố vấn Trung Quốc cho là "giả dối nhằm chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại" và bà trở thành địa chủ đầu tiên bị đem ra "xử lý". Bà bị lên án với tội danh "tư sản địa chủ cường hào gian ác".
Trong bài viết "Địa chủ ác ghê" của C.B trên báo Nhân dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 có kể tội bà là "Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người...Giết chết 14 nông dân, Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân...". Cũng theo đó, Nguyễn Thị Năm đã "thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến" và cũng theo đó thì Nguyễn Thị Năm "không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác".
Theo hồi ký Trần Huy Liệu, lúc đó là uỷ viên Thường trực Quốc hội, thanh tra Cải cách Ruộng đất tại Thái Nguyên, thì cuộc đấu tố bà Năm được tổ chức ngày 22 tháng 5 năm 1953, với sự tham dự của gần 1 vạn người dân địa phương. Cũng theo ông Liệu, hai con trai của bà Năm lúc đó cũng bị đấu tố.

Sau những cuộc đấu tố với đủ các thứ tội ác được người dân địa phương gán ghép, bà đã bị đem ra xử bắn ở Đồng Bẩm, tỉnh Thái Nguyên vào 29 tháng 5 âm lịch (tức 9 tháng 7) năm 1953 và được báo chí đương thời coi là phát súng hiệu cho một cuộc vận động "long trời lở đất"...
Bà Năm bị đem ra trước công chúng đấu tố ba lần trước khi đem xử bắn.
Theo Hoàng Tùng viết trong hồi ký Những kỷ niệm về Bác Hồ thì: Thấy cố vấn Trung Quốc bảo phải xử tử Nguyễn Thị Năm, Hoàng Quốc Việt ủy viên Trung ương Đảng, ủy viên ban lãnh đạo Cải cách Ruộng đất trung ương, phụ trách Cải cách ở Thái Nguyên đến báo cáo với Hồ Chí Minh ý kiến của cố vấn. Hồ Chí Minh hứa với Hoàng Quốc Việt sẽ nói với Trường Chinh, Trưởng ban chỉ đạo trong cải cách ruộng đất nhưng ông không làm. Hơn nữa, Hồ Chí Minh đã giữ im lặng vì sợ gây mâu thuẫn với cố vấn Trung Quốc.”

Như vậy thì “khoảng trống lịch sử” về trách nhiệm của ông Hồ Chí Minh trong vụ án bà Nguyễn Thị Năm có được viết lại đầy đủ không, hay vẫn tiếp tục giữ thái độ im lặng thất đức đối với vong linh bà Năm như hiện nay, khi nhà nước vẫn không trả lời đơn khiếu nại của gia đình yêu cầu phục hồi danh dự cho bà.

Và liệu Nhà Thơ “sắt máu” Tố Hữu có bị liên lụy tinh thần đối với những cái chết oan của nhiều nông dân qua những câu Thơ, chưa hề bị ông phủ nhận, đã hô hào chém giết trong cuộc cải cách ruộng đất :
“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.”
Nhân văn giai phẩm

Về Phong trào này, Bách khoa Toàn thư mở ghi lại: “Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm là một phong trào được cho là có xu hướng chính trị, đòi tự do nghệ thuật và thể hiện quan điểm chính trị của một số văn nghệ sĩ và trí thức sống ở miền Bắc, dưới chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khởi xướng đầu năm 1955 và bị chính thức kết thúc vào tháng 6 năm 1958.
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem đây là phong trào chống chính quyền của một nhóm trí thức do bị tình báo nước ngoài được cài ở miền Bắc lôi kéo, nhằm phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, phủ nhận quyền lãnh đạo chính trị và nhà nước duy nhất của Đảng Lao động Việt Nam, gây phương hại đến sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Cơ quan ngôn luận của phong trào này là 
Nhân Văn, một tờ báo văn hóa, xã hội, có trụ sở tại 27 Hàng Khay, Hà Nội, do Phan Khôi làm chủ nhiệm và Trần Duy làm thư ký toà soạn, cùng với tạp chí Giai Phẩm, hình thành nên nhóm Nhân Văn–Giai Phẩm Hoàng Cầm và Lê Đạt chủ trương.

Ngày 
15 tháng 12 năm 1956, Ủy ban hành chính Hà Nội ra thông báo đóng cửa báo Nhân Văn.

Tổng cộng Nhân Văn ra được 5 số báo và Giai Phẩm ra được 4 số báo (Tháng Ba, Tháng Tư, Tháng Mười và Tháng Chạp 1956) trước khi phải đình bản.


Nhưng nhiều người đương thời kết luận Nhà báo-Nhà lý luận Nguyễn Hữu Đang (1913-2007) mới là linh hồn của Phong trào này. Vì vậy, ông đã bị kết án 15 năm tù vì tội kích động bạo loạn trong vụ án Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm (NVGP).

Bách khoa Toàn thư mở viết:” Ông bị biệt giam ở Hà Giang, được phóng thích 1973 theo Hiệp Định Paris, Nguyễn Hữu Đang là người Việt Nam duy nhất không nghe tiếng máy bay, không biết có chiến tranh Việt-Mỹ.”

Đao phủ Tố Hữu
Người đứng đầu chiến dịch tiêu diệt nhóm NVGP là Nhà văn, Nhà Thơ Tố Hữu, khi ấy là Ủy viên Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, phụ trách về công tác văn hóa văn nghệ, tuyên truyền.

Theo tài liệu phổ biến, Tố Hữu, một trong số cán bộ cực kỳ giáo điều
 và cực đoan đã nhận định về phong trào này và những người bị coi là dính líu như sau:
Lật bộ áo "Nhân Văn - Giai Phẩm" thối tha, người ta thấy ra cả một ổ phản động toàn những gián điệp, mật thám, lưu manh, trốt-kít, địa chủ tư sản phản động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn, sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm; Trong cái công ty phản động "Nhân Văn - Giai Phẩm" ấy thật sự đủ mặt các loại "biệt tính": từ bọn Phan KhôiTrần Duy mật thám cũ của thực dân Pháp đến bọn gián điệp Thụy An, từ bọn trốt-kít Trương TửuTrần Đức Thảo đến bọn phản Đảng Nguyễn Hữu ĐangTrần DầnLê Đạt. Một đặc điểm chung là hầu hết bọn chúng đều là những phần tử thuộc giai cấp địa chủ và tư sản phản động, và đều ngoan cố giữ lập trường quyền lợi giai cấp cũ của mình, cố tình chống lại cách mạng và chế độ…”

Tuy nhiên, vào tháng 02/2007, nhà nước CSVN đã bất ngờ trao Giải thưởng cho các nhà thơ Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm vì các tác phẩm “có giá trị cao về văn học nghệ thuật, ca ngợi đất nước, nhân dân, góp phần xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”. Mỗi giải được kèm theo 60 triệu đồng.

Nhà văn Đỗ Chu - thành viên của Hội đồng Giải thưởng chuyên ngành Văn học - được báo trong nước dẫn lời xác nhận Giải thưởng được xem là "lời xin lỗi của anh em đối với các anh”.
Trả lời báo điện tử VietNamNet, nhà thơ Lê Đạt nói: "Đây là cử chỉ đẹp, cho dù là muộn, nhưng muộn còn hơn không."
Các văn nghệ sĩ có dính đến Nhân Văn-Giai Phẩm đều bị kỷ luật. Mặc dù trên văn bản chỉ ghi khoảng hai, ba năm, nhưng thực tế, đa số bị treo bút, cô lập suốt 30 năm cho đến ngày Việt Nam tiến hành Đổi Mới năm 1986, theo tài liệu phổ biến.

Xâm lăng miền Nam
Tiếp theo lịch sử cũng cần minh bạch tại sao miền Bắc (Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa) đã gửi quân xâm lăng Việt Nam Cộng hòa để gây ra cuộc nội chiến đẫm máu từ 1954 đến 1975? Những người viết sử cũng cần soi mặt vào gương trước khi viết về vai trò của Quân đội Mỹ và các nước đồng minh khác tham chiến bên cạnh Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Đội quân ngoại quốc này có “chiếm đóng lãnh thổ” Việt Nam không ? Và người dân miền Nam có bao giờ là nộ lệ hay bị họ bóc lột như tuyên truyền bịa đặt và vô căn cứ của miền Bắc ? Và liệu nhân dân miền Nam có cần ai “giải phóng” không, hay chính nhân dân miền Bắc, trong hoàn cảnh kinh tế-xã hội thời bấy giờ, mới cần được “giai phóng” để được sống làm người tử tế?

Ngoài ra, trong cuộc chiến do miền Bắc chủ đạo này, đã xẩy ra vụ thảm sát trên 5,000 người dân vô tội ở mặt trận Huế-Thừa Thiên trong cuộtc tấn công Tết Mậu Thân năm 1968. Nhiều nhân chứng xác nhận có bàn tay của lính Cộng sản miền Bắc và du kích địa phương chủ động.
Thế mà trong Sách “Những sự kiện lịch sử 1945-1975” của Viện Sử học chỉ viết có mấy dòng:” “Ở Huế ta làm chủ thành phố 25 ngày, thành lập chính quyền cách mạng.”

Trong khi đó, đối với vụ Mỹ Lai, Sách này ghi:

“Đế quốc Mỹ gây ra vụ thảm sát lớn ở Sơn Mỹ:
“Tại xã Sơn Mỹ (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi). Ngày 16-3-1968, lính Mỹ thuộc Lữ đoàn 82 mở cuộc hành quân “giết sạch, đốt sách, phá sạch”, giết hại 502 người, hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em. Dư luận trong nước, dư luận thế giới, kể cả dư luận Mỹ đã nghiêm khắc lên án tội ác vô cùng dã man này.”

Hoàng Sa - Trường Sa

Về cuộc chiến Hoàng Sa giữa Quân đội Việt Nam Cộng hòa và quân Trung Cộng, sách này ghi:” Ngày 19 tháng Một (1974)
Trung Quốc cho hải quân tiến đánh quân ngụy Sài Gòn và chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 20 tháng Một 1974
Trung Quốc cho máy bay ném bom xuống ba đảo Hữu Nhật, Quang Anh và Hoàng Sa, sau đó quân Trung Quốc đánh chiếm phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa. Đồng thới, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố về tình hình quần đảo Hoàng Sa để biện hộ hành động của họ.
Đại diện chính quyền Sài Gòn tại Liên hợp quốc gửi Công hàm thông báo hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc tại Hoàng Sa cho Hội đồng Bảo an và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc. Chính quyền Sài Gởi thông báo tình hình Trường Sa cho các bên ký Định ước Pari và các nước khác trên thế giới.

Ngày 1 tháng Hai –1974 :
-Phó trưởng đoàn đại biểu CPCMLTCHMNVN ra tuyên bố ba điểm nhân việc Trung Quốc đánh chiếm phía tây quần đảo Hoàng Sa.
-Qua Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Hummơ, Mỹ thông báo cho Sài Gòn biết họ không quan tâm đến vấn đề Hoàng Sa.
Cùng ngày, Sài Gòn cho quân tăng cường đến quấn đảo Trường Sa. Trung Quốc cho rằng hành động đó là khiêu khích đối với Trung Quốc.”

Chính phủ miền Bắc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) khi ấy đã không nói gì về biến cố Hoàng Sa, nơi có 74 Quân nhân VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Cộng.

Sau đó, ngày 14/03/1988 quân Trung Cộng đã đánh chiếm Gạc Ma và 6 bãi, đá trong quần đảo Trường Sa gồm Vành Khăn, Tư Nghĩa, Subi, Gaven, Chữ Thập, và Châu Viên. Có 64 người lính của CSVN giữ đảo bị tử thương trong cuộc giao tranh với quân Trung Cộng.
Vậy mà Viện Sử học Việt Nam đã không ghi dòng nào trong sách “Những sự kiện lịch sử (1945-1975)”
Liệu những người viết sử của Việt Nam có can đảm giải thích tại sao Đảng và Nhà nước CSVN đã có hành động phản bội xương máu và vong ơn bội nghĩa những người con dân nước Việt đã hy sinh xương máu chống quân xâm lược phương Bắc ở Hoàng sa và Trường Sa?

Đi tù - Thuyền nhân
Họ (những người viết Sử) cũng cần phải công minh ghi lại những thảm cảnh mà đồng bào miền Nam đã phải gánh chịu đối với những quyết định phá hoại nền kinh tế miền Nam của đảng qua chủ trương đánh Tư sản mại bản năm 1977; đốt sách và tiêu diệt Văn hóa nhân bản của miền Nam ; bắt đi tù gọi là “cải tạo” hàng trăm ngàn Quân nhân, Công chức và Trí thức miền Nam khiến cho nhiều gia đình tan nát và nhiều người chết trong tù, kể cả những người nổi tiếng như nguyên Thủ tướng Phan Huy Quát, nguyên Phó Thủ tướng Trần Văn Tuyên, Thi sỹ Vũ Hoàng Chương v.v…

Và khi nói đến nạn thuyền nhân thì lịch sử cũng phải nói cho rõ ai đã gây ra thảm cảnh trên Biển Đông cho những người phải bỏ nước ra đi ? Sóng to, gió bão và nạn hải tặc đã làm cho nhiều chục ngàn người mất xác trên Biển Đông chỉ xẩy ra khi họ phải liều chết để làm thuyền nhân tìm đường tị nạn Cộng sản để được tự do.
Cuối cùng, khi viết về Cuộc chiến biên giới chống Tầu Cộng trong giai đoạn 1979-1989, những Nhà sử học Cộng sản cũng cần minh bạch giữa bạn và thù. Họ không thế lấy cớ “gác lại qúa khứ, hướng tới tương lai” để ngụy biện cho âm mưu “quên đi qúa khứ đau thương” để bảo vệ cho thứ quyền lợi phản quốc của những kẻ Nội Thù lúc nào cũng hô hào “vừa là đồng chí, vừa là anh em” trong tinh thần 16 vàng, 4 tốt : “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” ; Và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”

Nhưng nếu mãi tới 40 năm sau mà sách Sử của Việt Nam chỉ đẻ được mấy dòng sơ sài về cuộc chiến đã nhuốm máu ngót 50,000 chiến sỹ và đồng bào, không kể khoảng 4,000 người lính còn bị “mất tích” ở chiến trường Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang) thì thất đức biết chừng nào ?
Hãy đọc nguyên văn:”5h sáng ngày 17/2/1979, 60 vạn quân Trung Quốc đồng loạt vượt biên giới kéo dài 1.400 km tiến vào 6 tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai và Yên Bái), Lai Châu, điều động 9 quân đoàn chủ lực; 2.559 khẩu pháo, 500 xe tăng và xe thiết giáp tiến sâu vào đất Lạng Sơn, Lai Châu 10 – 15km, vào Cao Bằng 40 - 50km.
Quân dân Việt Nam đã kiên cường chiến đấu bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 địch, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự trong đó có 280 xe tăng, xe bọc thép, phá hủy 115 khẩu pháo và súng cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí, bắt nhiều tên xâm phạm lãnh thổ Việt Nam". (Trích Lịch sử Việt Nam, tập 14, trang 355 )
Đó là lý do mà Gíao sư Sử học Phạm Hồng Tung hiện đang giảng dạy tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) đã phát biểu :” Thanh niên, học sinh Việt Nam cứ đến ngày 7/5 lại nghe thấy những bài hát về Điện Biên Phủ, tuyên truyền về kháng chiến chống Pháp; cứ đến ngày 30/4 lại nghe tuyên truyền rất nhiều về kháng chiến chống Mỹ,… Nhưng những người đã hi sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc và phía Tây Nam (biên giới Việt Nam-Campuchia) lại rất ít được nhắc đến.
Ông Tung, người Chủ biên chương trình Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nói:”Trong nhà trường, việc giáo dục về nội dung lịch sử này lại cũng sơ sài –cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc năm 1979 chỉ được đề cập đến với 4 câu, 11 dòng tại sách giáo khoa  Lịch sử lớp 12.
Trong khi chúng ta nghĩ rằng vì mục đích hòa bình, hữu nghị hợp tác nên “gạt quá khứ” sang một bên, có phần e dè khi nhắc đến quá khứ. Nhưng ở phía bên kia biên giới, thanh niên Trung Quốc vẫn đang được dạy một chiều về sự kiện đã diễn ra, rằng đó là “cuộc chiến tranh phản kích chống Việt Nam để tự vệ” (phản Việt phòng vệ chiến tranh) nhằm trừng phạt “tiểu bá” Việt Nam vong ân bội nghĩa, tay sai của Liên Xô.”

Nhà giáo này kết luận: “Chính sự khác nhau trong nhận thức và trình bày lịch sử này đã trở thành một trong những ngọn nguồn của những định kiến mang nặng tính chất kỳ thị và thù địch, nếu gặp những điều kiện thuận lợi, sẽ bùng phát thành hận thù và xung đột. Điều này thật sự nguy hiểm.” (báo VietNamNet, 13/02/2019)

Nhưng những người viết Sử và dạy Sử của nhà nước CSVN cũng cần biết rằng, nếu chẳng bao giờ giới trẻ Việt Nam hiểu được tại sao chiến tranh giữa người Việt với nhau đã kết thúc 44 năm mà lòng người vẫn ly tán; hoặc tại sao miền Bắc lại đi xâm lược miền Nam để gây ra cuộc chiến huynh đệ tương tàn thì lịch sử nào cũng chỉ có mùi Ngụy sử.
(02/019)
Phạm Trần

Phần thưởng của nỗi tang thương

Việc 5 kẻ hãm hiếp, sát hại nữ sinh giao gà, không chỉ gây đau đớn cho gia đình ngươi bị hại mà đang gây phẫn nộ lớn trong dư luận xã hội khi những tình tiết cho thấy ban chuyên án 219D có quá nhiều sai sót nếu không muốn nói là họ vô cảm thiếu tinh thần trách nhiệm.
Nếu việc tiếp nhận thông tin mất tích được xử lý kịp thời, khẩn trương, trách nhiệm ngay từ chiều 30 Tết, rất có thể cô gái đã không phải chịu đựng cái chết đau thương như vậy.
Thế mà Ban chuyên án 219D đã nhận được 48 bằng khen do UBND và công an tỉnh Điện Biên trao tặng, kèm giá trị bằng tiền là 3 triệu đồng cho mỗi tập thể và 1 triệu đồng cho mỗi cá nhân.
Từ Sài Gòn, luật sư nhân quyền Lê Công Định đã có bình luân về tình hình bất an của xã hội Viêt Nam hiện nay qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Ăn cướp không thành

Nguyễn Việt Nam|

húng ta đều nhìn thấy sự tương đồng giữa mô hình kinh tế “tư bản đỏ” của Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc thì có nhiều chiêu trò và khả năng hơn Việt Nam trong khoản ăn cắp trí tuệ của thế giới. Còn khoản chung giữa hai nền kinh tế là đều thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư. Ngoài các mục đích như tăng vốn, kiếm thành tích ảo…thì còn trò ép chuyển giao công nghệ.
Bên Trung Quốc đã làm việc này, rất nhiều công ty của Hàn Quốc, Mỹ, Châu Âu đã bị ép chuyển giao công nghệ. Nhưng khi tổng thống Mỹ là ông Trump đắc cử tổng thống và mở chiến dịch chiến tranh thương mại để trừng trị Trung Quốc thì Trung Quốc đã phải trả giá về việc này. Chính phủ Trung Quốc cũng đã có các thái độ nhưng chưa được rõ ràng lắm để bảo vệ các doanh nghiệp của nước ngoài khỏi bị ép chuyển giao công nghệ.
Bên Việt Nam thì mới bắt đầu âm mưu. Cũng cho ồ ạt các doanh nghiệp FDI tràn vào và cũng định ủ mưu ăn cướp như thằng anh Trung Quốc nhưng thấy thằng anh bị đập te tua nên có vẻ chưa dám manh động. Bên Việt Nam cũng không ngờ rằng ông Trump sẽ làm những việc khiến đến cả Trung Quốc cũng phải kinh hồn bạt vía. Và giờ thì hậu quả của việc thả của cho FDI tràn vào đã quá rõ ràng như: Nền kinh tế méo mó, phụ thuộc, ô nhiễm, dính vào bẫy thị trường giá rẻ, thất thoát tài nguyên, thành tích ảo…mà trong khi đó thì chưa ăn cướp được chút công nghệ nào. Và động thái của Việt Nam gần đây là sẽ chọn lọc FDI theo hướng hàm lượng công nghệ cao, ít hao tổn tài nguyên, ít gây ô nhiễm ….Chẳng biết liệu có làm nổi không hay cứ thấy tiền là sáng mắt lên rồi thả lỏng quản lý.
Khi những thằng lười phát minh, luôn có tư duy ăn cắp, ăn cướp thì luôn tính bài trộm cướp để khỏi phải động não. Nhưng cái giá phải trả là không hề nhỏ. Các động thái láo toét của Việt Nam như gian lận thương mại, rửa hàng cho Tàu…đã bị trả giá bằng các khoản thuế phòng vệ mà một số nước khu vực Châu Âu hoặc Mỹ áp lên. Nếu âm mưu ăn cướp công nghệ mà bị bại lộ nữa thì không biết sẽ thế nào nhỉ? Đất nước gì mà một đống giáo sư, tiến sỹ mà chẳng nghĩ ra mà làm được cái gì cho ra hồn cả. Không biết có phải giáo sư, tiến sỹ không hay chỉ là láo sư và thiến sỹ?

Cà Mau: Hai y sĩ huyện vô trách nhiệm, 84 học sinh ngộ độc

Học sinh trường Tiểu Học 1 Khánh Bình nhập viện sau khi súc miệng bằng fluor. (Hình: Thanh Niên)
CÀ MAU, Việt Nam (NV) – Tám mươi bốn học sinh trường Tiểu Học 1 Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, phải nhập viện do bị nôn ói, đau bụng, vật vã… sau khi được hai cán bộ trạm y tế huyện này cho súc miệng bằng chất Fluor.
Ngày 22 Tháng Hai, 2019, xác nhận với báo Dân Việt, ông Nguyễn Văn Thạnh, phó giám đốc Trung Tâm Y Tế huyện Trần Văn Thời, cho biết hai cán bộ bị kỷ luật khiển trách là y sĩ Trần Trọng Tiên và y sĩ Dương Công Hiếu, cùng là cán bộ Trạm Y Tế xã Khánh Bình.
Ông Tiên bị kỷ luật vì là viên chức phụ trách chương trình nha học đường, nhưng không phối hợp với nhà trường trong việc cho học sinh súc miệng bằng fluor. Ngoài ra, khi thấy học sinh nôn ói, ông Tiên “đã có những chỉ định sai dẫn đến xử lý sai quy trình chuyên môn.”
Riêng ông Phạm Hoàng Bắc, trưởng Trạm Y Tế xã Khánh Bình, bị kiểm điểm phê bình vì khi nhận tin báo của nhà trường có học sinh nôn ói sau khi súc miệng bằng fluor, nhưng “không trực tiếp đến nhà trường để xử lý mà giao cho y sĩ phụ trách chương trình xuống trường.”
Chiều cùng ngày, ông Trần Hùng Dũng, trưởng phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện Trần Văn Thời, cho biết vào tuần tới ngành giáo dục sẽ tiến hành kiểm điểm ba người, trong đó có ông Nguyễn Văn Hận, hiệu trường Trường Tiểu Học 1 Khánh Bình.
Trước đó, báo chí Việt Nam đã loan tin, ngày 11 Tháng Giêng, trường Khánh Bình tổ chức cho học sinh súc miệng bằng dung dịch fluor để phòng ngừa sâu răng. Sau khi súc miệng, có 89 học sinh ngậm dung dịch fluor nhưng hết 84 người phải nhập viện do có biểu hiện bị nôn ói, đau bụng.
Nguyên nhân được xác định là tại thời điểm súc miệng, các học sinh “chưa được ăn uống nên dễ bị kích thích. Sau khi súc miệng xong không được giám sát nên các em uống nước liền, dẫn đến nuốt dung dịch Fluor.” (Tr.N)