Thursday, October 9, 2014

VIDEO &PICS:Dân oan Bắc - Trung - Nam biểu tình tại Hà Nội tố cáo tham nhũng và ruộng đất bị cướp đoạt

Trần Quang Thành (Danlambao) - Liên tục trong hai ngày 7 và 8/10/2014, hàng trăm dân oan thuộc nhiều tỉnh thành phố trong cả nước như Hà Nội, Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Đắc Nông, Đắc Lắc đã biểu tình trước trụ sở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 46 Tràng Thi, Ban dân nguyện Quốc hội 35 Ngô Quyền, báo Nhân Dân, và nhiều cơ quan Đảng, Nhà nước tại Hà Nội đòi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả lại quyền sở hữu đất đai cho nhân dân. Bà con dân oan đã giương cao nhiều khẩu hiệu lớn yêu cầu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình đối thoại với dân để giải quyết nạn cướp đoạt ruộng đất của dân và tham nhũng đang tràn lan khắp nơi đẩy hàng chục triệu gia đình vào cảnh lầm than, đói nghèo.

Nhiều băng rôn khổ lớn đã gây sự chú ý của người dân qua lại như:

"Dân oan Đồng Linh Hải Phòng yêu cầu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chính quyền Hải Phòng giải quyết dứt điểm trả lại nhà ở, quyền sống, quyền làm người của người dân Đồng Linh, Đằng Giang, Ngô Quyền, TP Hải Phòng".

"Yêu cầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình đối thoại về bản án 103 của Tòa án tỉnh Tiền Giang vi phạm nghiệm trọng Luật tố tụng dân sự - Bản án trái pháp luật, vô đức của tòa án."




Các cuộc biểu tình đã diễn ra trong bầu không khí ôn hòa. Đáng chú ý các lực lượng công an chỉ làm phận sự giữ gìn trật tự, an toàn giao thông, không cản trở những việc làm chính đáng của bà con dân oan.

Chị Trương Thị Quang, một dân oan ở tình Tiền Giang hơn 10 năm đi khiếu kiện vì đất đai, nhà cửa của chị bị tước đoạt cho biết chị rất xúc động thấy đây là lần đầu tiên các lực lượng công an không dùng bạo lực để trấn áp, đánh đập, xô đẩy, bắt bớ dân oan đi biểu tình kêu oan đòi lại quyền lợi chính đáng của mình bị tước đoạt.

Chị Quang nhắc lại hôm 3/10 khi hàng chục dân oan Tiền Giang biểu tình trước trụ sở Chính phủ ở số 2 đường Hùng Vương, lực lượng cảnh vệ chỉ làm nhiệm vụ giữ gìn an toàn địa bàn chứ không góp phần cùng các lực lượng khác dùng bạo lực bắt bớ bà con lên xe buýt như mọi lần

Chi Trương Thị Quang mong rằng các chiến sĩ công an hãy tiếp tục làm phận sự vì dân như hôm nay.

Chỉ có một điều đáng tiếc là khi bà con dân oan đến báo Nhân Dân, một cơ quân ngôn luận của Đảng tự khoe là tiếng nói của nhân dân Việt Nam để đưa đơn kêu oan nhưng đã bị nhân viên bảo vệ cản trở, đại diện Ban biên tập báo không tiếp. Quá bức xúc và thất vọng bà con đã hô vang "Đả đảo báo Nhân dân".

Sau đây là video do một dân oan ở tỉnh Tiền Giang gửi đến. Video ghi lại hình ảnh bà con dân oan Bắc Trung Nam biểu tình tại Hà Nội trong 2 ngày qua 7 và 8/10/2014.

Có đồng nào ăn hết đồng đó!!!

CTV Danlambao - Tổng bí thư Trọng lú vừa mới đăng đàn nhắn nhủ "đả chuột phải giữ bình""phải có con mắt chiến lược", phải theo lời bác Minh dạy "đánh con chuột nhưng mà đừng để vỡ bình" thì Chủ tịch Cuộc hụi lại đâm bị thóc chọc bị gạo đảng chuột ta ngay tại phiên họp Thường vụ Quốc hội sáng ngày 9 tháng 10.

Đồng chí Hùng hói tuyên bố "Có đồng nào “ăn hết” đồng đó, rồi lại đi vay nợ, đảo nợ làm mất cân đối thu - chi; không có tiền chi lương cho người dân, không có tiền chi đầu tư phát triển".

Có điều, đồng chí tóc không nhiều này không nắm tóc đồng chí chuột nào. Chỉ đánh vu vơ không có chủ từ đứng trước hành vi ăn hết. Chẳng biết con chuột nào ăn chưa sướng miệng lại đi vay nợ, đảo nợ. Và câu nói có đồng nào ăn hết đồng đó còn thể hiện một bản chất lưu manh: 

Nếu bạn có tiền của chính bạn thì bạn muốn ăn muốn xài đó là quyền của bạn. Bạn muốn ăn hết rồi đi vay nợ, đảo nợ cũng là quyền của bạn. Nhưng ở đây tiền là của nhân dân. Nợ thì lại do nhân dân còng lưng ra trả.

Do đó, câu nói của chủ tịch Hùng hói đúng ra phải là:

"Nhân dân Việt Nam có đồng nào thì các cán bộ đảng viên cộng sản ăn cướp vàăn hết đồng đó, ăn chưa đủ lại đi vay nợđảo nợ để nhân dân trả... ăn cướp tiền của dân và không chi lại lương bổng cho người dân, không còn tiền để đầu tư phát triển đất nước..."

Tổng cộng số tiền bỏ túi, ăn hết hốt hết của các đảng viên cộng sản Việt Nam là 72% trong tổng số tiền thu từ nhân dân. Còn lại là 28% dành để "phát triển". Chưa kể trong quy trình phát triển lại còn có song hành quy trình... ăn tiếp, hốt tiếp.

Đồng chí Hùng hói cảnh báo: “Phải cân bằng thu - chi, thu lấy mà chi. Chứ bây giờ cứ phát hành trái phiếu lu bù, vay lu bù để chi thì chết thôi”

Nhưng đừng hiểu lầm đồng chí chủ tịch Cuốc hụi cảnh báo các đảng viên chuột. Đấy là lời cảnh báo cho nhân dân ta: chúng ông có đồng nào ăn hết đồng đó, chúng ông phát hành trái phiếu lu bù, vay lu bù để chi cho chúng ông thì... nhân dân chúng bay chết thôi.

Còn nữa: “Ăn hết lấy gì mà tiêu, ăn hết mà không có tiền chi lương thì tôi chả hiểu thế nào. Mấy ông đang đi làm cán bộ công chức thì còn kêu gọi chưa tăng lương được chứ các cụ về hưu mà không giải quyết cho họ thì không được”. 

Thế mới biết, không phải lo cho nhân dân cả nước đâu, chỉ lo cho các cụ lão thành cách mạng với cái sổ lương hưu mà thôi.

Nhớ lại lời phát biểu của Tổng bí Lú: “Giữ cho được ổn định để đất nước phát triển, chứ không phải rối tung lên tất cả rồi tạo cái mất niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn lên thì cái đó cũng rất là nguy hiểm.” và đối chiếu với lời vàng ngọc của chủ tịch đoàn chuột ăn tham thì coi như... thôi rồi Lượm ơi!!! Chúng nó tiếp tục ổn định để có đồng nào ăn hết đồng đó.


Đường băng trên đảo Phú Lâm - Quan ta lại phản đối huề tiền!!!

CTV Danlambao - Tàu khựa vừa xoa tay hoàn tất đường băng quân sự trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa. Việt khựa cũng vừa xoa miệng hoàn tất bài ca cực lực kiên quyết phản đối...

Từ phía Tàu khựa, đường băng trên đảo Phú Lâm gia tăng hoạt động của không quân và khả năng khống chế của Bắc Kinh trên toàn biển Đông.

Từ phía Việt khựa, theo cái loa rè ngoại giao Lê Hải Bình thì "Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa..." 

Một bên là căn cứ quân sự đã đóng... băng. Một bên là căn cứ pháp lý bị đông lạnh, không dám đem ra tòa án quốc tế vì cái công hàm Phạm Văn Đồng bán nước chặn họng và những ký kết thỏa thuận từ Hội nghị Thành Đô.

Một bên ngang nhiên đặt dấu ấn "chủ quyền" bằng bê tông cốt sắt. Một bên đặt dấu ấn chủ quyền bằng nước bọt "hành động nêu trên của Trung Quốc là vô giá trị, không thể làm thay đổi thực tế là Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa."

Một bên biến vùng đảo của Tổ quốc Việt Nam thành sân bay lớn nhất ở vùng cực nam của Tàu khựa. Một bên an phận chư hầu sau khi văng nước bọt phản đối thì ngay lập tức xuống nước "yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam,không để tái diễn những hành động sai trái tương tự, đóng góp thiết thực vào việcphát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc..."

Không để tái diễn!? 

Coi như chuyện Đường băng trên đảo Phú Lâm đã trở thành... dĩ vãng.

Và đây là lần tái diễn lần thứ mấy rồi hỡi các quan Việt... cộng... khựa!?

Tuy nhiên, không sao!!! "Xây đường băng trên Phú Lâm không thay đổi được chủ quyền của VN". Các đồng chí loa rè đã nói thế. Mai này, Tàu khựa có xây lăng Mao Trạch Đông ngay tại Ba Đình thì cũng không thay đổi được chủ quyền của tỉnh tự trị Việt Nam mà. Lo gì!!!???


Hiện tượng “Hoàng Chi Phong”

VRNs (10.10.2014) – California, USA – Cuộc xuống đường của người dân Hong Kong (Hương Cảng) đang lớn dần, và thu hút sự chú ý của dư luận thế giới. Một bên là Lương Chấn Anh, Đặc khu trưởng Hành chánh Hong Kong với Tập Cận Bình và đảng Cộng sản TQ vĩ đại sau lưng. Bên kia là Tổng hội Sinh viên Hong Kong, Phong trào “Chiếm Lĩnh Trung Hoàn”, và Phong trào “Học dân tư triều” của chàng sinh viên tên Hoàng Chi Phong, hồi mới 16 tuổi, đã trải qua nhà tù cảnh sát vì tranh đấu. Mời độc giả cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về cuộc đối đầu đang làm người người đặt câu hỏi, “Liệu có phải đây là vụ Thiên An Môn thứ hai”?

Hong Kong cho mướn

Vào thế kỷ 17 và 18, nhu cầu đòi hỏi của thị trường phương Tây về những mặt hàng Trung quốc, đặc biệt là tơ lụa, sành sứ và trà đã tạo ra tình trạng mất cân đối mậu dịch, vì tại TQ không có thị trường tiêu thụ các mặt hàng của phương Tây. Một mặt, chính phủ TQ tự cung ứng cho thị trường trong nước, một mặt cấm các con buôn châu Âu không được phép tiếp thị sâu vào nội địa. Hàng bạc của châu Âu muốn bán vào TQ phải theo luật “nhất khẩu thông thương” áp dụng từ giữa thế kỷ 17, chỉ cho phép nhập cảng qua cửa biển Quảng Châu (thủ phủ tỉnh Quảng Đông) và chỉ được trao vào tay thương nhân TQ tại một trong 13 thương quán gọi là hệ thống Quảng Châu Thập Tam Hàng. Công ty Đông Ấn của Anh phản pháo bằng cách bán đấu giá thuốc phiện trồng tại các đồn điền của họ tại Ấn Độ cho các thương nhân ngoại quốc để đổi lấy các mặt hàng bạc. Sau đó, nha phiến mới được vận chuyển tới bờ biển TQ để bán cho trung gian người Hoa, trước khi đám con buôn nầy du nhập chui vào bán lẻ cho người hút ở trong nước. Tình trạng đảo ngược mức tiêu thụ hàng bạc và gia tăng con số người nghiện thuốc phiện ở TQ đã làm chính phủ phải báo động.

Ngày 25/10/1830, Hoàng đế Đạo Quang của nhà Thanh ban bố thánh chỉ, buộc các tỉnh áp dụng luật cấm mua bán và hút thuốc phiện – nhất là tại tỉnh Quảng Đông – điểm nóng bỏng nhất nơi thương nhân Anh tuồn thuốc phiện vào. Ngày 29/12/1838, khi Lâm Tắc Từ về kinh đô, vua Đạo Quang đã 8 lần triệu Lâm Tắc Từ vào cung trong 8 ngày liền, lắng nghe ý kiến và kế hoạch do ông đệ đạt, rồi phong ông làm Khâm sai đại thần kiêm Tiết độ thủy sư, xuống Quảng Đông thi hành lệnh cấm thuốc phiện. Người TQ là cha đẻ câu “nhu thắng cương, nhược thắng cường”, nhưng quan khâm sai họ Lâm làm ngược lại, quyết định sử dụng biện pháp mạnh. Đến nơi, ông cấp tốc điều tra và lùng bắt những người bán thuốc. Qua ngày 18/03/1839, ông phân phối tờ lệnh cấm thuốc phiện cho các lái buôn thuốc phiện người nước ngoài, ấn định trong 3 ngày phải giao nộp toàn bộ thuốc phiện hiện có trên tàu. Các con buôn thuốc phiện người Anh vừa không chịu giao nộp thuốc phiện, vừa tìm cách phá hỏng lệnh cấm của triều đình. Đúng 3 ngày sau, y lời, Lâm Tắc Từ cho lệnh bắt trùm sò thuốc phiện Lancelot Dent.  Hành động cứng rắn nầy làm chưởng quản mậu dịch của chính phủ Anh tại TQ là Charles Elliot lúc đó đang công tác ở Ma Cao bị chấn động. 72 giờ sau, Elliot từ Ma Cao đến Quảng Châu đích thân chỉ huy phản công chiến dịch tịch thu thuốc phiện của triều đình bằng cách phái một chiến hạm đến bỏ neo ở cửa sông Châu Giang thay lời tuyên chiến. Phía TQ, Lâm Tắc Từ công bố lệnh mới, hủy bỏ việc mậu dịch với nước Anh, song song với chỉ thị cho lính canh giữ nghiêm ngặt các thương quán, cũng như cắt đứt giao thương giữa Quảng Châu Thập Tam Hàng với Ma Cao, cấm người Hoa tiếp tục làm mướn trong các thương quán, quản thúc con buôn ngoại quốc bên trong thương quán và biến họ thành con tin, không cho ra đường hay xuống tàu. Trước hàng loạt biện pháp mạnh như thế, Charlet Elliot đành phải chấp nhận ra lệnh cho các tàu buôn Anh cứ giao nộp thuốc phiện với lời hứa sẽ được chính phủ Anh đền bù thiệt hại. Tiến hành tiếp quản á phiện, từ ngày 12/04 đến 21/05 Lâm Tắc Từ đã tịch thu không bồi hoàn hơn 20.000 hòm thuốc phiện (mỗi hòm chứa 55 kí), trong đó có 1.540 hòm của Mỹ, rồi tổ chức đốt bỏ toàn bộ số thuốc phiện ấy – một trận hỏa thiêu với ngọn lửa cháy liên tục 20 ngày mới tắt. Đi xa hơn thế, họ Lâm còn cho lính tràn lên các tàu buôn còn ở ngoài hải phận quốc tế để tịch thu thuốc phiện, và không ngừng ở đó. Lâm Tắc Từ ban hành thêm một lệnh khác, bắt con buôn ngoại quốc phải ký giao ước không đưa mặt hàng á phiện vào, nếu vi phạm sẽ bị án tử hình. Lời hứa bồi hoàn của chưởng quản Elliot đặt Bộ Tài chính Anh vào tình thế khó xử. Mặc dù không phủ nhận quyền kiểm soát á phiện nhập cảng của triều đình TQ, chính phủ Luân Đôn phản đối việc tịch thu thuốc một cách chuyên quyền bằng cách dùng lực lượng hải quân và hỏa pháo hùng hậu để tỏ thái độ. Ngày 3/11 năm ấy, chiến hạm Hyacinth vũ trang 18 nòng đại bác và chiến hạm Volage với 22 đại bác đã khai hỏa bắn vào các tàu chiến của TQ đang hộ tống chiếc Thomas Coutts ở Hổ Môn, một cửa sông hẹp thuộc vùng đồng bằng sông Châu Giang tỉnh Quảng Đông. Thomas Coutts là một thương thuyền do giáo phái Quakers sở hữu, khước từ buôn bán á phiện và được thuyền trưởng Warner mặc cả thành công với tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông nên được phép bốc hàng xuống đảo Xuyên Tị gần của sông Hổ Môn. Để ngăn chặn các tàu Anh khác nối gót chiếc Thomas Coutts để xé lẻ, Elliot ra lệnh phong tỏa cửa sông Châu Giang, một điểm giao thương chiến lược giữa Hong Kong và Ma Cao. Trong cùng ngày 3/11, một thương thuyền thứ nhì mang cờ Anh, chiếc Royal Saxon phá vỡ lệnh phong tỏa để cập bến Quảng Đông, nên bị hai chiến hạm Hyacinth và Volage nổ súng vào tàu hộ tống của TQ để cảnh cáo. Hải quân nhà Thanh ra thông cáo hôm ấy họ thắng lớn, nhưng sự thật là trong trận châu chấu đá voi nầy, phía TQ bị đánh chìm nhiều tàu.

Qua năm kế, Elliot thương lượng với Toàn quyền Bồ Đào Nha tại Ma Cao xin cho tàu Anh được cất hàng tại hải cảng nầy và chịu đóng tất cả các khoản thuế cũng như chi phí thuê mướn kho bãi, nhưng phía Bồ từ chối, vì ngại triều đình TQ có biện pháp với Ma Cao. Tưới thêm dầu vào ngọn lửa thù địch đang cháy lan nầy, ngày 14/01/1840, hoàng đế nhà Thanh cấm tất cả mọi người ngoại quốc đang hiện diện trên lãnh thổ TQ phải chấm dứt bất cứ hình thức yểm trợ nào cho người Anh. Bị dồn vào chân tường, chính phủ Anh quyết định đánh.

Tháng 6 năm ấy, Đô đốc James Bremer dẫn một lực lượng viễn chinh gồm 15 tàu vận tải chở lục quân Anh tuyển mộ ở Ấn – vũ trang bằng loại vũ khí tân tiến để thay cho loại vũ khí đương thời là súng hỏa mai phải châm ngòi từng phát một – được hộ tống bởi 4 chiến hạm và 25 giang đỉnh, từ Singapore tới Quảng Đông, đòi triều đình TQ phải bồi thường cho Anh tất cả mọi thiệt hại do việc cắt đứt mậu dịch mà ra. Một cánh quân viễn chinh đã án ngữ cửa sông Châu Giang rồi đổ bộ và tiến chiếm được thị trấn Châu Sơn bỏ ngõ sau khi đám quân ít ỏi trấn đóng ở đấy hoặc bị giết, hoặc tẩu thoát.

Trong năm tiếp theo, 1841, ngày 25/01 quân Anh chiếm được đảo Hong Kong rồi dùng làm bàn đạp mở rộng vùng kiểm soát, hạ được chiến lũy Hổ Môn có nhiệm vụ trấn giữ cửa sông Châu Giang, cũng như làm chủ luôn mặt trận Quảng Đông. Tiếp theo, lính Anh đánh thốc ngược dòng sông Dương Tử, cướp được cả thuyền rồng chở tiền thuế của triều đình. Đến giữa năm 1842, phía Anh đánh chiếm luôn cửa sông Dương Tử và thành phố Thượng Hải, làm nhà Thanh phải chịu ký hòa ước Nam Ninh vào ngày 29/08, thừa nhận Anh là một quốc gia như TQ, phải trả cho Anh số tiền 6 triệu đồng bạc để đền bù toàn thể thuốc phiện đã bị Lâm Tắc Từ tịch thu 3 năm về trước, thêm 3 triệu Mỹ kim bồi thường cho thiệt hại vì việc cấm cửa Quảng Châu Thập Tam Hàng, cộng thêm 12 triệu Mỹ kim khác là tiền bồi thường tổn phí chiến tranh. Toàn thể 21 triệu đô nầy phải trả góp trong vòng 3 năm, chưa kể tiền lời hàng năm 5% nếu trả trễ. TQ cũng phải phóng thích tất cả tù binh Anh, song song với việc ân xá cho tất cả người Hoa bị kết tội vì cộng tác với chính phủ Anh trong ba năm chiến tranh. Phía Anh, quân đội triệt thoái khỏi Nam Kinh và con kênh Đại Vận Hà sau khi nhận được món tiền trả góp đầu tiên, tuy nhiên, lính Anh sẽ vẫn đồn trú ở đảo Cổ Lãng Tự và núi Chu Sơn cho đến khi toàn thể số tiền 21 triệu được trả xong. Vào thời điểm ký hòa ước Nam Ninh để kết thúc Cuộc chiến tranh Nha phiến thứ Nhất, nhà Thanh thỏa thuận coi Hong Kong là nhượng địa vĩnh viễn thuộc về Anh (từ ngữ nguyên tác là “thường viễn” 常遠 trong bản hòa ước bằng tiếng Hán, Điều III), nhưng 18 năm sau, nhượng địa nầy được mở rộng thêm với phần đất bán đảo Cửu Long, rồi tới năm 1898, Hiệp định Bắc Kinh thứ nhì mới đổi qui chế Hong Kong lại thành lãnh thổ cho mướn trong thời gian 99 năm, mãn hạn vào năm 1997 – nhưng cái sườn của việc tuột tay Hong Kong vẫn phát sinh từ Cuộc chiến tranh Nha phiến thứ Nhất kể trên, và cái tên Lâm Tắc Từ muôn đời đi đôi với vết ô nhục nầy.

 Thỏa ước mới trước khi mãn khế ước mướn Hong Kong

13 năm trước khi hợp đồng thuê mướn Hong Kong hết hạn, vào ngày 19/12/1984 bà Thủ tướng Margaret Thatcher của Anh và thủ tướng Triệu Tử Dương đã gặp nhau để ký bản tuyên bố chung giữa 2 nước, theo đó phía Anh không chỉ trao trả khu vực Tân Lục địa mà còn cả Cửu long và Hương Cảng (Hong Kong) vào năm 1997. Phần mình, Bắc Kinh hứa sẽ áp dụng “nhất quốc lưỡng chế” (một nước, hai chế độ) – một sáng kiến do nhà lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình chủ xướng, theo đó, trong 50 năm tiếp sau việc trao trả, công dân Hong Kong sẽ tiếp tục được theo chế độ tư bản cùng các quyền tự do về chính trị vốn bị cấm ngặt ở trong lục địa. Nói khác đi, mặc dù thống nhất, nhưng Hong Kong vẫn được hưởng đặc quyền tự trị cao (high degree of autonomy) cho đến năm 2047, chiếu theo Điều 5 Chương 1 của Bộ luật Cơ bản: “Hệ thống và các chính sách xã hội chủ nghĩa sẽ không áp dụng tại Đặc khu Hành chánh Hong Kong, và hệ thống tư bản cũng như lối sống trước đó sẽ duy trì mà không thay đổi trong 50 năm.” Trong tinh thần của sáng kiến do Đặng Tiểu Bình đặt nền tảng trên Điều 31 của hiến pháp TQ, mỗi khu vực hành chánh như Hong Kong, Ma Cao hay Đài Loan vẫn duy trì hệ thống chính trị riêng với các vấn đề pháp lý, kinh tế và tài chính, bao gồm cả lãnh vực ký kết các hiệp định với nước ngoài sẽ còn được hưởng một số quyền nhất định.

Ký kết trên giấy trắng mực đen là một việc, nhưng tìm cách áp đặt thể chế cộng sản vẫn là tham vọng thường xuyên của tập đoàn cai trị ở Bắc Kinh.Tháng 8/2014 vừa qua, Bắc Kinh thông báo là chức vụ tân lãnh đạo hành pháp của đặc khu HK sẽ được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu vào năm 2017, nhưng cử tri HK chỉ được lựa chọn trong số 2 hoặc 3 ứng cử viên do một ủy ban có thẩm quyền của nhà nước đề cử – như kiểu dân chủ bịp bợm “đảng cử, dân bầu” đang áp dụng ở Việt Nam. Thông báo của Bắc Kinh đã làm dấy lên phong trào bất phục tùng, đòi chính phủ trung ương phải tôn trọng quyền tự do lựa chọn người lãnh đạo của HK trong cuộc bầu cử sắp tới vào năm 2017. Từ gần hai tuần qua, sinh viên đã bãi khóa và sau đó nhận thêm sự ủng hộ của học sinh trung học, làm cuộc đấu tranh bất ngờ gia tăng khí thế và cường độ bằng những cuộc xuống đường, ngồi lì, rối loạn nghiêm trọng hơn bao giờ kể từ khi đặc khu này được trao trả cho chính quyền TQ. Ngày 29/09/2014, dân tiếp tục xuống đường và thách thức chính quyền sau một đêm chạm trán với cảnh sát chống bạo động. Để chống đỡ lựu đạn cay và bột tiêu của cảnh sát, sinh viên học sinh chỉ có một thứ vũ khí duy nhất là những chiếc ô đi mưa. Do đó, phong trào tranh đấu đòi dân chủ tại HK được đặt tên là “Cuộc cách mạng ô dù”. Trong hai ngày cuối tháng 9, đã có 41 người bị thương và 78 người bị cảnh sát bắt, trên 200 tuyến xe buýt công cộng ngừng hoạt động, hệ thống tàu điện ngầm bị xáo trộn và tê liệt, các trường học bãi khóa, nhiều tiệm buôn phải đóng cửa. Tới thứ Sáu 3/10, sinh viên đã tràn vào chiếm trụ sở hành chính đặc khu và bị cảnh sát dùng bạo lực đẩy lui ra ngoài. Hành động của cảnh sát đã làm bùng lên tinh thần ủng hộ của người dân dành cho phong trào đấu tranh của tổng liên đoàn sinh viên. Phong trào Chiếm Lĩnh Trung Hoàn (Occupy Central) của sinh viên đã lên tiếng đòi Bắc Kinh phải thủ tiêu quyết định “chỉ có đảng mới có quyền đưa người ra ứng cử”. Họ đòi chính quyền đặc khu phải gửi về Bắc Kinh một báo cáo mới về cải cách chính trị phản ảnh đầy đủ nguyện vọng dân chủ của người dân HK; phần đặc khu trưởng có 48 giờ để xuất hiện và tiếp xúc với đại diện sinh viên tại công viên Thiêm Mã nếu không muốn cuộc xuống đường lan rộng làm tê liệt thành phố, nhưng đặc khu trưởng, ông Lương Chấn Anh chỉ yêu cầu người biểu tình ngừng tranh đấu và quay về nhà. Thay vì tự giải tán, tổng liên đoàn sinh viên đòi Lương Chấn Anh phải từ chức, và tuyên bố: “Bất cứ ai còn chút lương tâm cũng phải xấu hổ vì đã hợp tác với một chính phủ không thèm quan tâm đến công luận”. Tin tức về cuộc đấu tranh tại Hong Kong làm sôi sục thế giới, nhưng bên trong lục địa vẫn im lặng như tờ, sau khi Bắc Kinh một mặt ra lệnh cho tất cả các trang mạng trong nước phải xóa bỏ tức khắc mọi thông tin về các cuộc xuống đường tại HK, mặt kia cảnh cáo dân Hong Kong rằng đặc khu nầy sẽ chẳng đời nào được hưởng trọn vẹn quyền tự trị, báo chí của HK sẽ chịu áp lực nặng nề của trung ương đảng, và quyền lực của đảng sẽ xen ảnh hưởng vào tất cả mọi lãnh vực của đời sống người dân. Biết thế nên những người xuống đường nay đang đấu tranh để bảo tồn các giá trị truyền thống của thành phố, mặc dù mỗi ngày càng gia tăng các cuộc tấn công và bôi bẩn nhắm vào những khuôn mặt dám ăn dám nói trong công chúng, hoặc các cây bút được công luận tin cậy.

Giữa tình hình căng thẳng như thế, hôm 29/09 chủ tịch Tập Cận Bình tiếp 70 tài phiệt giàu có nhất Hong Kong vừa bay về Bắc Kinh, để tạo dáng rằng đảng sẽ đưa ra các ứng cử viên giàu lòng ái quốc. Họ Tập đã nghênh đón tỉ phú Lý Gia Thành (người giàu thứ 9 trên thế giới) cũng như nhà tài phiệt hàng hải Đổng Kiến Hoa, và không quên nhắc lại rằng 5 triệu cử tri HK sẽ được quyền đi bầu, nhưng bất cứ ai muốn ra tranh cử chức đặc khu trưởng HK vào năm 2017 cũng phải được hội đồng bầu cử của thủ đô chuẩn thuận – một trò hề dân chủ mà các chính trị gia thân phe xuống đường gọi là “cuộc bầu cử cuội”.

141009007

141009008

141009009

141009010

Những ai bên sau lực lượng sinh viên học sinh?

Với một số ngân hàng, máy rút tiền tự động, trường học, trạm tàu điện ngầm ngừng hoạt động vì tình trạng biểu tình ngồi án ngữ giao thông công cộng, chính quyền Hong Kong được Bắc Kinh hậu thuẩn đang phải đối phó với tình trạng khó khăn khi áp đặt đường lối cộng sản xuống đầu và cổ của những người dân quen sống theo chế độ dân chủ và tự do. Họ là sinh viên học sinh và những người đã nghỉ hưu. Nhưng ai là kẻ chỉ huy đám đông đang làm nghẽn sinh hoạt thành phố cảng vốn nổi tiếng ổn định với môi trường đầu tư thuận tiện bậc nhất hoàn cầu đang xáo trộn nghiêm trọng vì một biến động có tính cách lịch sử?

Được thành lập năm 1958, Liên đoàn Sinh viên Hong Kong tập trung sinh viên học sinh từ các hiệp hội sinh viên của 8 trường, lại được sự ủng hộ của các giáo sư – bằng cách hoặc đích thân gia nhập đoàn biểu tình, hoặc thu âm bài vở để phát chuyền tay cho sinh viên để họ vừa biểu tình vừa ôn luyện môn học, khỏi bị gián đoạn việc học hành.

Phong trào Chiếm Lĩnh Trung Hoàn (tên đầy đủ là Chiếm Lĩnh Trung Hoàn với Tình yêu và Hòa bình / Occupy Central with Love and Peace) là cuộc xuống đường bất bạo động do giáo sư Đới Diệu Đình (Benny Tai) thuộc viện Đại học HK khởi xướng bằng bài báo đăng trên tờ Hong Kong Economic Journal vào tháng 01/2013 với lời tiên đoán rằng sẽ có tối thiểu một vạn người dân xuống đường ở Trung Hoàn vào tháng 7/2014 nếu cuộc bầu cử Trưởng Đặc khu Hồng Kông 2017 và cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp 2020 không được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế. Phong trào nầy trở thành hoạt động chính thức sau khi chủ tịch ủy ban Lập pháp Quốc hội TQ ông Kiều Hiểu Dương minh định rằng ứng cử viên chạy đua vào ghế Trưởng Đặc khu Hành chính HK phải có lòng yêu nước đối với cả TQ đại lục và HK, sẽ không đối lập với Bắc Kinh và không là người theo trường phái ủng hộ dân chủ. Ngày 31/08/2014, quốc hội ở Bắc Kinh chính thức khẳng định rằng HK là một phần của TQ, nên cuộc bầu cử Trưởng Đặc khu Hành chính HK chính thức có hiệu lực và chỉ dành riêng cho các ứng cử viên nào ủng hộ chính phủ Bắc Kinh. Ngày 27/09, Phong trào Chiếm Lĩnh Trung Hoàn tiến hành cuộc xuống đường và chiếm giữ bất bạo động để tranh đấu cho hình thức phổ thông đầu phiếu và quyền đề bạt người ra ứng cử chức vụ lãnh đạo của người dân HK. Biểu tình đã khai diễn tại Trung Hoàn, là khu trung tâm kinh tế và tài chính của HK. Cùng sát cánh với Đới Diệu Đình trong phong trào nầy là Trần Kiện Dân (Chan Kin-man), giáo sư môn xã hội học của đại học HK, và linh mục 70 tuổi Chu Diệu Minh (Chu Yiu-ming), người từng có “tội ác” với chế độ khi giúp cho một số nhân vật đầu não của vụ Thiên An Môn trốn thoát ra khỏi TQ vào năm 1989, bằng một chiến dịch có tên Chim Hoàng Yến. Tháng 1/2014, khi đảm nhận chức vụ lãnh đạo phong trào Chiếm Lĩnh Trung Hoàn, linh mục Chu nói ông “rất ghê sợ đảng Cộng sản, nhưng nếu chúng ta cứ bằng lòng đầu hàng số phận, thì sẽ mất trắng tất cả.”

Nhưng còn một con người lạ lùng nữa: Hoàng Chi Phong. Trên truyền hình và trên mặt báo chí thế giới, cậu bé 17 tuổi mang kính cận dày cộm nầy được gọi là Joshua Wong, đang chờ tới ngày 13 thàng 10 nầy để đủ tuổi làm thẻ cử tri, mặc dù anh chàng đã chẳng cần chờ đủ tuổi để nếm cơm tù từ mấy năm về trước.

141009005

Nhân vật lãnh đạo lỏi tì Hoàng Chi Phong

Ngày 29/05/2011, Hoàng Chi Phong cùng một học sinh trung học khác là Lâm Lương Ngạn (Ivan Lam) thành lập phong trào Học dân tư triều (Scholarism, có nghĩa phong trào tư tưởng của những người học thức) tập họp một nhóm những học sinh trung học cấp 2 tại Hong Kong để lên tiếng phản đối việc chính quyền Hong Kong khởi xướng “chương trình giáo dục ái quốc” bằng các giáo trình thân cộng do Bắc Kinh soạn thảo được cục giáo dục HK đề xuất nhằm tẩy não học sinh sinh viên tại thành phố cảng. Tuy không là một tổ chức, nhưng phong trào nầy bị các phương tiện truyền thông của TQ đại lục chụp mũ là nhóm có quan điểm cực đoan quá khích. Chính Hoàng Chi Phong, lãnh đạo của phong trào, cho biết anh đã có tên trong danh sách đen của Bắc Kinh về an ninh quốc gia; đảng và nhà nước tố cáo anh là mối đe dọa từ bên trong nhằm phá hoại sự ổn định chính trị và pháp luật của Đảng Cộng Sản – sau màn phản đối của 50 học sinh kéo dài cả tháng ròng, được nối tiếp bằng vụ tuyệt thực của 3 thành viên chính, đã cuốn theo được sự tham dự của các tổ chức phụ huynh học sinh và Liên đoàn giáo viên chuyên nghiệp, huy động được khoảng 120 ngàn người ủng hộ xuống đường hôm 1/07/2012 và cắm trại 10 ngày tại công viên công cộng bên dưới trụ sở hành chánh HK. Kết quả thay vì trở thành chính thức áp dụng kể từ tháng 9/2012, chính đặc khu trưởng Lương Chấn Anh phải ra lệnh xếp xó các giáo trình cộng sản nầy.

Lần nầy, trên ấn bản đề ngày 25/09/2014, tờ báo ngày Văn Hối Báo (Wen Wei Po) đăng nguyên một bài nhằm “lật tẩy” bí mật về Hoàng Chi Phong, cáo giáo rằng Phong bị Mỹ giật dây, với câu tường thuật không cần chứng minh: “Các lực lượng Hoa Kỳ thù nghịch đã sớm phát hiện tài năng của Hoàng Chi Phong từ 3 năm trước, rồi tiến hành các bước nhằm biến hắn thành một siêu sao chính trị.” Không trưng dẫn bằng chứng cụ thể, tờ báo đăng các tấm ảnh mà tờ báo nói là do “công dân mạng” đăng bừa bãi trên internet, rồi phụ đề rằng Phong thường xuyên gặp gỡ nhân viên Lãnh sự quán Mỹ ở Hong Kong; những người nầy ngụy trang các khoản tiền từ Mỹ gởi tới cho Hoàng Chi Phong. Bài phóng sự cũng tường thuật rằng hồi 2011, nhận lời mời của Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Ma Cao, gia đình Phong đã sang đấy, trú ngụ lại trong khách sạn Venetian Macao do công ty Las Vegas Sands của Mỹ làm chủ. Khi được các hãng thông tấn hỏi, Hoàng Chi Phong chỉ nói vắn tắt, “Tất nhiên là chuyện bịa đặt” còn Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Ma Cao và tòa Lãnh sự Mỹ tại Hong Kong từ chối bình luận.

Chẳng có gì đáng cho người thường xuyên theo dõi tin tức phải ngạc nhiên khi người lãnh đạo phong trào Học dân tư triều bị tờ Văn Hối Báo tấn công. Đây là tờ báo phát hành bằng tiếng Hán, chào đời tại Thượng hải vào tháng 1/1938 rồi ấn bản Hong Kong xuất hiện vào đầu tháng 12/1948, nhắm mục đích ủng hộ chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng như loan tin một chiều về các thành tựu ở đại lục, chỉ trừ một ngoại lệ duy nhất vào năm 1989, khi tờ báo công khai phản đối việc Bắc Kinh đàn áp dẫm máu trong vụ Thiên An Môn; nhưng không lâu sau bài báo, toàn ban biên tập đã bị thay thế. Mỗi ngày, tờ Văn Hối in 48 trang, được người đọc cho là tiếng nói của Bắc Kinh tại Hong Kong, đặc biệt là sau bài xã luận vào tháng 6/2009, trong đó tác giả lập luận với giọng điệu của một chính phủ hơn là của ban biên tập, rằng “tại Thái Bình Dương, Mỹ đã có hai quân cảng Guam và Changi (Singapore), nên nếu thuê được Cam Ranh của Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ hoàn tất cụm tam giác bao vây Trung Quốc.”

Mặt nạ cộng sản của Văn Hối đã rơi, vì 24 giờ sau khi tờ báo đăng các “bí mật” về chàng thanh niên trẻ tuổi để chuẩn bị dư luận, Hoàng Chi Phong liền bị cảnh sát HK bắt khi Phong đang dẫn đầu một đám 30 người xuống đường trèo qua hàng rào của trụ sở hành chánh, mặc dù 40 tiếng đồng hồ sau, họ đã phóng thích anh vô điều kiện mà không bị án phạt nào. Thực ra, lệnh phóng thích Hoàng Chi Phong chỉ được thi hành sau khi đoàn người biểu tình đã xung đột tận tình với cảnh sát, xâm chiếm con đường huyết mạch của thành phố, và hô to các khẩu hiệu “Phải phóng thích sinh viên! Sinh viên là thành phần vô tội!”

Bà Suzanne Pepper, một học giả giảng dạy tại viện đại học TQ tại Hong Kong giải thích trong một imeo trả lời báo chí: “Sinh viên nay đã trở thành các người hùng tại địa phương, trong mắt nhìn của công chúng. Do đó, nếu bị nguy khốn hay gián đoạn việc học, họ sẽ được lòng dân hơn và sẽ được hậu thuẩn mạnh hơn.” Một người khác trong đám xuống đường tên Jerry Chik, 17 tuổi, học sinh cấp hai, nói với ký giả rằng “Anh Phong thật can đảm. Anh ấy có thể sống chết hết mình cho điều mà anh tin là lẽ phải. Nếu cuộc xuống đường mang màu sắc chính trị, chúng tôi sẽ không chấp nhận.”

Bắt, rồi thả, cảnh sát HK cho rằng họ vẫn có đủ quyền để xét xử Hoàng Chi Phong. Bản án dành cho lãnh tụ sinh viên non trẻ có thể là tội xâm nhập khuôn viên công quyền bất hợp pháp, cũng như tụ tập bất hợp pháp. Phần mình, chàng sinh viên năm thứ nhất cho hay anh không có bất cứ kế hoạch nào để rời Hong Kong đi du học ở nước ngoài, cho dù anh có nhận được tài trợ. Anh cười: “Tôi không đủ thông minh đến mức ấy. Tôi chỉ muốn làm tí ti công tác xã hội. làm sao tôi có thể lìa xa Hong Kong trong hoàn cảnh thế nầy. Nếu tôi ra đi, nhà nước sẽ có cớ để chụp mũ tôi thêm.”

Trong một tuần lễ vừa qua, công ty phân tích Topsy nhận thấy cái tên “Yoshua Wong” của người trẻ mảnh mai mang kính cận được đề cập tới 23.000 lần trên mạng. Hiện phong trào Học dân tư triều là một trong ba nhóm lãnh đạo chính của “cuộc Cách mạng dù”; hai nhóm kia là Chiếm Lĩnh Trung Hoàn và Tổng liên đoàn Sinh viên Học sinh Hong Kong, mặc dù theo tờ Nam Hoa Tảo Báo của HK, trang nhà của Học dân tư triều trong Tân Lãng Vi Bác (Weibo.com) đã bị niêm phong.

 Người không được Bắc Kinh chấp nhận

Hôm thứ Tư 1/10/2014 vừa qua, là ngày Quốc Khánh TQ, Hoàng Chi Phong dẫn theo 30 bạn đồng môn tới địa điểm cử hành lễ thượng kỳ, thay vì cung kính chào cờ “quốc gia”, cả đám đã quay ngược lưng về phía lễ đài và đồng loạt đưa cao hai tay chéo lên trời, theo lời giải thích của chính Phong với báo chí thế giới là “để bày tỏ thái độ chống đối đảng Cộng sản TQ, và để đòi hỏi Lương Chấn Anh phải từ chức.” Hồi tháng trước, Phong ngang nhiên tuyên bố với ký giả tờ Thời Báo Kinh tế của Luân Đôn rằng thần tượng của anh là Vương Đán, lãnh tụ sinh viên tranh đấu trong vụ Thiên An Môn, chỉ trừ, anh chủ trương không đổ máu trong cuộc đấu tranh đòi dân chủ cho Hong Kong. Anh nói rất rõ: “Nếu quân đội tiến tới, tất cả chúng tôi sẽ bỏ về nhà… chúng tôi không muốn nhìn thấy máu đổ.” Phong cũng thú thực rằng mức độ bất phục tùng của cuộc xuống đường vượt quá dự liệu của anh. Anh từ chối không tiên đoán cuộc xuống đường sẽ còn kéo dài bao lâu, và đưa tới hậu quả nào. Anh nói gọn: “Giữa tất cả mọi công dân Hong Kong hiện nay, chỉ có một người có thể quyết định phong trào xuống đường nầy sẽ kết thúc vào lúc nào; người đó là Lương Chấn Anh. Nếu ông ta chấp thuận yêu cầu của chúng tôi mà từ chức, cuộc xuống đường sẽ mặc nhiên kết thúc.”

Hồi tháng 7 năm nay, khi được hỏi anh nghĩ Hong Kong sẽ thế nào trong 10 năm sau, Phong đáp: “chúng ta sẽ có một thể thức bầu cử đúng nghĩa như mọi cuộc bầu cử dân chủ khác trên thế giới.” Mới bước vào ngưỡng cửa đại học hai tháng trước đây, nhưng Hoàng Chi Phong đã là tác giả một cuốn sách mang tựa đề I am not a Hero (Tôi không phải là anh hùng). Khi được nhiều người đồng hóa cái tên Phong với phong trào Học dân tư triều, anh nói ngay: “Tôi không thích như thế. Khi một phong trào quần chúng xoay ra thần tượng hóa chỉ một cá nhân, là lúc chúng ta gặp rắc rối lớn.” Chào đời ngày 13/10/1996, Hoàng Chi Phong là một thanh niên với thân hình gầy guộc, khuôn mặt oắt con, đôi kính cận dày đè nặng trên gò má hóp, nhìn ra vẻ một học sinh lớp tám hay lớp chín trung học hơn là một sinh viên đại học năm thứ nhất.

Theo Nam Hoa Tảo Báo, tờ báo có số ấn bản lớn nhất tại Hong Kong hiện nay, Hoàng Chi Phong là mẩu người trẻ năng động và bận rộn, bước đi nhanh, nói năng nhanh nhẩu, và không có đủ thì giờ để nói chuyện cà kê dê ngỗng. Vào YouTube.com đánh tên tiếng Anh của Phong là Joshua Wong Chi-fung, bạn sẽ thấy các video clip chiếu tài hùng biện khi anh đối đáp với ký giả quốc tế, hay cầm micro thuyết trình trước các cử tọa và rừng người xuống đường. Câu danh ngôn được Phong tâm đắc nhất là lời phát biểu của nhà văn Nhật Bản, ông Haruki Murakami, khi nhận một giải thưởng văn học vào ngày 15/02/2009: “Nếu có quả trứng bị đánh mạnh vào bức tường thành cao và cứng, tôi không thèm biết lẽ phải của bức tường hay cái sai trái của quả trứng, tôi sẽ đứng về phía chiếc trứng trước đã.”  Tình trạng nổi tiếng của anh cũng mang theo chuyện lôi thôi, bực mình. Anh nghĩ rằng đường dây điện thoại di động của anh bị mật vụ Bắc Kinh nghe lén. Anh thú thực là anh cũng có lo sợ, nhưng sẽ vẫn theo đuổi con đường của mình mà anh nghĩ là chính đáng. Là con cái trong một gia đình trung lưu theo đạo Thiên Chúa, anh cho hay bố anh thường mang anh đi tìm thăm người nghèo khó và gặp cảnh bất hạnh từ lúc anh mới lên sáu, lên bảy. “Bố tôi dặn dò tôi lớn lên nên tìm cách lo cho những kẻ bị lạc loài trong xã hội, vì họ không được may mắn nghe lời Thánh kinh, phải sống cô đơn, và đối diện với khổ ải.” Lúc bé, anh không cầm tờ báo nào, nhưng qua các trang mạng, anh đọc thấy các lời trao đổi của những nhà hoạt động xã hội, nên quan tâm của anh về vấn đề xã hội cũng lớn dần. Trong tiềm thức Phong thường xuyên có 3 mối ám ảnh: cuộc đàn áp quân sự ở Thiên An Môn, ngày hàng năm kỷ niệm việc trao trả Hong Kong cho TQ, và đồng lương tối thiểu của người làm thuê.

Chúng tôi may mắn tìm được các thông tin rời rạc về Hoàng Chi Phong, xem như một hiện tượng, gom góp lại thành bài báo nhỏ bé nầy, dành tặng những người trẻ ở Việt Nam. Tại quê nhà, chúng ta cũng có những nhà hoạt động trẻ trung kiểu Hoàng Chi Phong như những Nguyễn Phương Uyên, những Đinh Nguyên Kha, những Phạm Thanh Nghiên, những Đỗ Thị Minh Hạnh, những Nguyễn Tiến Trung hay những Việt Khang… Địa chỉ imeo của Phong để các bạn trẻ liên lạc là joshua10131996@gmail.com .

Không biết Bắc Kinh có gửi chiến xa tới Hong Kong để tạo thêm một Thiên An Môn thứ nhì, và không biết bài học Hong Kong có làm thao thức những người yêu dân chủ tại Việt Nam? Câu trả lời, xin dành cho thời gian.

NgyThanh

Tác giả gởi trực tiếp cho VRNs

'Sửng sốt' Hồng Kông

Phải nói là tôi vô cùng sửng sốt trong sáu ngày công tác làm phóng sự biểu tình ở Hồng Kông vì tính cách và sự văn minh của người dân ở đây.

Một du khách ủng hộ “Cuộc Cách Mạng Dù” (Umbrella Revolution) ở khu Mong Kok, Hồng Kông. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

Tôi cùng nhà báo Ðinh Quang Anh Thái được nhật báo Người Việt cử đến vùng cựu thuộc địa của Anh một cách bất ngờ, chỉ có sáu tiếng đồng hồ chuẩn bị trước khi lên máy bay.

Sau 14 giờ bay, chúng tôi đáp xuống sân bay quốc tế Hồng Kông, rồi lấy xe điện đi mất 24 phút về ngay trung tâm biểu tình.

Xe ngừng ở trung tâm thương mại IFC, tôi và anh Thái đi bộ chừng 15 phút thì đến đường Connaught Road Central, dẫn vào khu vực trung tâm cuộc biểu tình.

Giúp đỡ tận tình

Người đầu tiên chúng tôi gặp là một thanh niên tên Kevin Li, chừng 20 tuổi. Anh cho biết đã tham gia biểu tình từ ngày đầu tiên. Công việc của anh là dọn dẹp vệ sinh, giữ đồ đạc và thực phẩm.

Sau khi phỏng vấn anh vài câu, thì anh Thái muốn gởi ngay về tòa soạn cho anh em trong ban biên tập đang chờ đợi, nhưng chúng tôi còn đang loay hoay thì được anh Kevin liền hướng dẫn một cách tận tình.

Ngày hôm sau, khi chúng tôi trở lại, anh Thái bèn gởi chiếc ba lô nhờ anh Kevin giữ giùm, để di chuyển cho dễ dàng. Anh vui lòng nhận ngay.

Khi đến Admiralty Centre, chúng tôi lại quay một đoạn video nữa, nhưng vừa xong thì hết điện, mặc dù điện thoại cầm tay của anh Thái vừa nạp điện đầy.

Ðang lúc lúng túng không biết làm sao nạp điện để gởi về, chúng tôi gặp một nhóm sinh viên ngồi trong góc khu thương xá, với một cái máy, có nhiều dây lòi ra, và ở trên có treo một tấm bảng “nạp điện điện thoại miễn phí.”

Dân Hồng Kông xếp hàng chờ ăn phở ở nhà hàng Bếp, do người Việt làm chủ. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

Chúng tôi liền nhờ họ nạp giùm, và họ vui vẻ nhận lời, nhất là sau khi biết chúng tôi thuộc giới truyền thông.

Thông thường, mọi người đưa điện thoại nạp điện phải cho biết tên để các sinh viên không trả lầm người khác.

Và nếu ai có ý gian, chỉ cần nói đúng tên người gởi, là có thể “chôm” được điện thoại của người khác một cách dễ dàng, vì khi nhận cũng như khi trả, các sinh viên không hỏi căn cước (ID). Vậy mà không ai bị mất điện thoại trong sáu ngày tôi túc trực ở đó.

Riêng trường hợp anh Thái họ chẳng hỏi tên gì cả. Sau này tôi mới biết, mỗi khi anh Thái đến lấy điện thoại, các sinh viên nói với nhau bằng tiếng Hoa là: “Lấy giùm
cái điện thoại cho 'the foreigner guy.'” Sau này, khi tôi nhờ nạp điện, họ cũng chẳng hỏi tên tôi.

Khi điện thoại của anh Thái bị trục trặc, hai ba sinh viên xúm vào giúp. Nào là đọc mật khẩu (password) của họ để anh có thể sử dụng Internet gởi bài về. Thậm chí, có người còn gỡ cả “sim card” điện thoại, lắp vào máy của anh để thử.

Họ làm rất nhiệt tình và vui vẻ.

Dần dần, “cái góc” nhỏ bé đó trở thành “tổng hành dinh” của anh em chúng tôi. Chúng tôi gởi đồ đạc, máy ảnh, hoặc muốn nhắn gì ai, đều một chỗ này. Sau này mới biết các sinh viên có chia ca để trực ở đó, nhưng tất cả đều biết hai chúng tôi.

Mỗi khi nghe được tin tức gì, chúng tôi đều hỏi họ để kiểm tra xem có đúng hay không.

Có một lần, tôi đang ngồi viết bài, nhưng lại quên tên một địa danh ở đó. Tôi hỏi một sinh viên, nhưng vì không nhớ cách viết, nên anh này cũng chịu thua. Thế nhưng, anh lại đi hỏi các bạn khác, rồi họ lấy điện thoại di động ra, vào Internet, cố tìm cho bằng được cái tên tôi muốn tìm.

Khi các anh em bên đài truyền hình SBTN qua, chúng tôi cũng dẫn đến giới thiệu với các sinh viên.

Vào một buổi tối, khi anh Ðinh Xuân Thái của đài truyền hình Little Saigon TV vừa đến nơi, chân ướt chân ráo, ba lô, vali còn lỉnh kỉnh, tôi cũng giới thiệu anh với các sinh viên.

Sau một hồi đi làm phóng sự, anh Thái bắt đầu mệt, cần mướn khách sạn để tắm rửa và nghỉ ngơi. Tôi cho anh biết khách sạn khu đó rất đắt đỏ, cỡ $500 tới $650 một đêm.

Sau khi hỏi các sinh viên, họ lấy ngay điện thoại cầm tay, tìm khách sạn gần mà rẻ cho anh, rồi mướn giùm anh luôn.

Nhà báo Ðinh Quang Anh Thái (phải) được các sinh viên giúp sử dụng kỹ thuật gởi phim bằng Internet. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

Nhưng anh Thái lại không biết đường đến khách sạn.

Thế là các sinh viên chỉ anh đi taxi, và còn cẩn thận viết tiếng Hoa lên một tờ giấy, đưa cho anh, và nói anh chỉ cần đưa tài xế là họ chở anh đến nơi.

Dù vậy, anh Ðinh Xuân Thái vẫn còn e ngại. Anh cứ nằng nặc rủ tôi và anh Ðinh Quang Anh Thái đi cùng về khách sạn tắm rửa, vì lúc đó chúng tôi cũng dơ lắm rồi.

Thế nhưng, tôi và anh Ðinh Quang Anh Thái từ chối, vì phải túc trực tại nơi biểu tình, phòng khi có sự kiện đặc biệt xảy ra.

Thấy vậy, hai sinh viên tình nguyện đi cùng anh Ðinh Xuân Thái về khách sạn, rồi còn kéo giùm đồ đạc của anh lên phòng, theo lời kể của anh ngày hôm sau.

Trật tự

Dù cuộc biểu tình có cả hàng chục ngàn người, thậm chí tối Thứ Bảy, 4 Tháng Mười, có hơn 100,000 người, không hề thấy có bất cứ vụ cãi nhau hoặc lộn xộn nào xảy ra.

Cũng không có cảnh sát, không có nhân viên an ninh, tất cả chỉ là một rừng người mặc áo đen đeo nơ vàng.

Thế mà tất cả lại rất là trật tự. Không ai bảo ai, mọi người dường như hiểu được vai trò của mình trong việc lớn.

Phóng viên Mai Phi Long của đài truyền hình SBTN nhận xét, “Họ làm việc như những con kiến thợ, chăm chỉ, và biết mình phải làm gì. Tôi không hề thấy kiến chúa ở đây.”

Thật vậy, mỗi khi leo qua bức tường để qua bên kia đường, từng người xếp hàng chờ đến lượt mình, không hề có chuyện chen lấn hay tranh giành.

Tại nhà vệ sinh gần đó cũng vậy, vì số người đông, nên lúc nào cũng có hàng dài, nhưng rất trật tự. Tôi không hề thấy có chuyện cắt ngang, hoặc ai đó đến nói “mắc” quá xin vào trước.

Ở Hồng Kông có hai loại xe buýt. Xe du lịch thì hai tầng. Xe buýt công cộng thì nhỏ hơn, chỉ có 16 chỗ ngồi. Vậy mà từng người một đứng xếp hàng chờ lên xe, không có chuyện chen lấn. Ngay cả khi đón taxi, người dân Hồng Kông cũng xếp hàng hẳn hoi. Trong lúc xếp hàng, giới trẻ thường lấy điện thoại ra đọc email hoặc coi Facebook. Người khác thì ăn uống những thức ăn “to go” một cách thoải mái.

Nói chung, địa điểm biểu tình phía trước Admiralty là đông nhất, nhưng không hề xảy ra xô xát, móc túi, mất cắp đồ đạc. Cũng không có ai tổ chức ca hát inh ỏi, không ai bán hàng, không có các công ty đến quảng cáo hoặc khuyến mãi bằng cách tặng sản phẩm. Nói chung chỉ thuần túy là biểu tình bất bạo động và không ồn ào.

Văn minh

Ngoài các cửa hàng buôn bán và nhà hàng, Admiralty Centre còn có trạm metro ở dưới tầng hầm. Vì thế, mỗi ngày, có cả ngàn người qua lại chỗ chúng tôi đặt “tổng hành dinh.” Có khi mệt quá, chúng tôi, và nhiều sinh viên khác, nằm đại ra ngủ, chân duỗi thẳng, nhưng không một ai đạp trúng chân chúng tôi.


Cư dân Hồng Kông xếp hàng chờ lên metro. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

Tại các khu biểu tình biểu ngữ và khẩu hiệu được giăng và dán khắp nơi. Các biểu ngữ được treo từ trên cao xuống, rồi ở dưới có các chai nước uống được cột vào, để không bị gió cuốn.

Các khẩu hiệu được dán bằng băng keo, chứ không phải bằng keo, để sau này, nếu có hết biểu tình, chỉ cần lột ra mà không bị hư hại gì.

Không có đập kiếng, hôi của, hoặc dùng sơn vẽ lên tường, hoặc lên bất cứ thứ gì. Tất cả đều chỉ được vẽ bằng phấn, có nghĩa là có thể xóa đi được dễ dàng.

Khi trời mưa vừa dứt, ngoài những sinh viên đi lượm rác, chúng tôi thấy có một số sinh viên cầm chổi quét nước xuống ống cống, giữ cho khu vực biểu tình luôn sạch sẽ.

Có một lần, khoảng 2 giờ sáng, tôi chứng kiến anh Timmothy Sun, 17 tuổi, người Hồng Kông nhưng sinh ra ở Canada, cầm một bao rác và một cái kẹp âm thầm đi
lượm từng mẩu thuốc lá trên vỉa hè phía sau Admiralty Centre.

Bất thình lình, có một công nhân metro trung niên la lớn: “Tại biểu tình mà anh phải đi lượm rác đó.” Anh Timmothy chỉ ngước lên nhìn ông, không nói một lời, và tiếp tục vừa đi vừa cúi xuống, gắp từng mẩu thuốc bỏ vào bao rác.

Một lần khác, tôi và anh Ðinh Quang Anh Thái hỏi chuyện một sinh viên. Sau khi chấm dứt câu chuyện, anh thấy chai nước của tôi chỉ còn một nửa. Thế là anh hỏi tôi có muốn châm thêm không. Tôi từ chối và nói lời cảm ơn.

Vài ngày sau, khi tôi và phóng viên Mai Phi Long đang ngồi trước sở cảnh sát để theo dõi tình hình, anh thanh niên này lại đến, trên tay cầm bình nước khoảng 1 gallon, hỏi anh Long có cần châm thêm nước hay không. Anh Long đồng ý và vô cùng ngạc nhiên.

Sáng Thứ Hai, trên đường ra phi trường để về Mỹ, chúng tôi phải đi xe metro. Một lần nữa, chúng tôi chứng kiến hàng ngàn người, đông như kiến, bước hối hả xuống đường hầm. Tất cả tự động xếp hàng, chờ xe mở cửa, rồi từng người bước lên.

Tất nhiên, chỉ có sáu ngày ở Hồng Kông và chỉ quanh quẩn ở một vài khu phố, không thấy được tất cả. Thế nhưng, những cuộc biểu tình và thái độ của con người ở mảnh đất đang bị Trung Quốc đòi tiếp tục cai trị làm tôi vô cùng sửng sốt.

10-08- 2014 8:16:07 PM
Ðỗ Dzũng/Người Việt

Giới trẻ và « Mùa xuân Ả Rập » ở Hồng Kông

RFI-Thứ tư, ngày 08 tháng mười năm 2014


Người biểu tình dùng dù để chống đỡ hơi cay tiêu của cảnh sát chống bạo động tại Hồng Kông ngày 28/09/2014.REUTERS/Bobby Yip

Những chiếc dù giương lên để đối phó với hơi cay. Những chiếc dù được dựng trên mặt đường để chống chọi với mưa gió trong những ngày « Chiếm lĩnh Trung Hoàn ». Một chiếc dù màu vàng thách thức, do một dân biểu giương cao giữa đám đông trong khi trên khán đài ban lãnh đạo Hồng Kông đang hát quốc ca mừng Quốc khánh Trung Quốc 1/10, như một cái tát vào mặt chế độ Bắc Kinh. Một rừng dù đủ màu sắc tập trung lại với nhau, bày tỏ tình đoàn kết và quyết tâm đòi cho được một nền dân chủ đã từng hứa hẹn cho Hồng Kông.

Một sáng tạo đã làm nên tên gọi « Cuộc cách mạng những chiếc dù ». Những cuộc cách mạng có tên gọi thường kéo dài và đáng ngại đối với những chế độ toàn trị. Những cuộc cách mạng sắc màu như Cách mạng Hoa hồng ở Grudia, Cách mạng Cam ở Ukraina, Cách mạng Uất kim hương ở Kyrgyzstan cho đến mới đây là Cách mạng Hoa hướng dương ở Đài Loan, đều gây ra được những tác động không nhỏ.

Thế giới ngạc nhiên và thú vị trước những người trẻ đã làm nên cả một « Mùa xuân Ả Rập » ở Hồng Kông, mảnh đất mà người dân tưởng chừng chỉ quan tâm đến việc kinh doanh. Họ quyết không cam tâm cúi đầu chấp nhận vòng kềm tỏa của chính quyền Bắc Kinh. Đặc biệt là tính chất bất bạo động của phong trào và cách xử sự văn minh, lịch sự của những con người còn rất trẻ. Những khuôn mặt lãnh đạo như thủ lĩnh học sinh Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) năm nay chỉ mới 17 tuổi, thủ lĩnh sinh viên Alex Chow (Chu Vĩnh Khang)…đã chứng tỏ bản lĩnh của mình khi dẫn dắt phong trào lôi cuốn hàng chục ngàn người xuống đường.

Sức trẻ của phong trào đấu tranh đòi dân chủ của Hồng Kông không làm ngạc nhiên Phó giáo sư Hoàng Dũng ở Saigon, vì theo ông, tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975, sinh viên học sinh cũng đã đi đầu trong những phong trào phản kháng, với khát vọng thay đổi. Nhưng bây giờ thì khó thể tìm thấy không khí ngày đó, trước sự thụ động đặc biệt là đối với tình hình đất nước, trong một số không nhỏ thanh niên, mà ông cho là trách nhiệm trước hết ở nơi chính quyền.

So sánh môi trường trước 1975 và hiện nay, Phó giáo sư Hoàng Dũng cho rằng một xã hội bền vững là một xã hội dám chấp nhận khác biệt.

Phiên bản tiếng Anh mang tên « Do You Hear The People Sing? » đã trở nên phổ biến hơn cả bài hát gốc mang tựa đề “A la volonté du peuple” trong vở nhạc kịch « Những người khốn khổ » (Les Misérables), và trong cuộc « Cách mạng những chiếc dù » ở Hồng Kông đã trở thành bài hát tranh đấu của phong trào, với phiên bản tiếng Quảng Đông. Dù trong mỗi ngôn ngữ, lời hát có khác nhau, nhưng đều nói lên khát vọng tự do của người dân. Như lời bài tiếng Pháp: « Tôi nguyện cống hiến cho ý nguyện nhân dân. Nếu phải hy sinh, tôi muốn là cái tên đầu tiên được khắc lên tượng đài hy vọng… »

Còn Giáo sư Jonathan London ở Hồng Kông, người đã theo dõi rất sát tình hình tại đây cũng như thông thạo tình hình Việt Nam, không đồng tình trước nhận xét của nhiều người là phong trào đấu tranh dân chủ ở Hồng Kông có nguy cơ bị « chìm xuồng ». Ông nhận định phong trào chỉ tạm lắng sau một tuần đấu tranh quyết liệt :

Giáo sư London cho biết thêm, báo chí Hồng Kông dưới ảnh hưởng của những nhà tư bản thân Bắc Kinh không bỏ qua một cơ hội nào để bôi xấu phong trào đòi dân chủ. Chỉ trừ các tờ báo như Apple Daily của một nhà tỉ phú Jimmy Lai thì không ngần ngại ra mặt ủng hộ.

Ông Jonathan London phân tích thế mạnh của phong trào đòi dân chủ của giới trẻ Hồng Kông là tính lịch sự, văn minh; bên cạnh đó là quyết tâm và ý thức tổ chức dù còn thiếu kinh nghiệm. Giới trẻ đã chứng minh được rằng họ có khả năng gây ảnh hưởng ít nhiều đến những tiến trình chính trị nơi mảnh đất mình đang sống.

Còn về những điểm yếu, giáo sư Jonathan London nhận định trước hết là thiếu thống nhất, thiếu thông điệp cụ thể. Theo ông, phe đối lập Hồng Kông từ lâu cũng đã bị chia rẽ, và chưa nhấn mạnh được những vấn đề như bất công xã hội chẳng hạn, để thuyết phục được người dân thường ủng hộ tối đa. Giáo sư lạc quan khẳng định, câu chuyện « Cuộc cách mạng những cây dù » chưa thể chấm dứt ở đây.

Cũng theo giáo sư London, không chỉ người Hồng Kông ở các nơi mà cả những người Việt mong muốn một chế độ dân chủ có lẽ đều đồng cảm với người dân cựu thuộc địa Anh, nhất là đều là nạn nhân của việc nói một đằng làm một nẻo của Bắc Kinh.

Dư luận nhiều nơi trên thế giới đều ủng hộ cuộc cách mạng của giới trẻ Hồng Kông đáng mến – tất nhiên không phải ở Hoa lục, nơi mọi thông tin bị bưng bít - và đang mong chờ một hồi kết không đến nỗi quá bi quan. Đối đầu với chế độ toàn trị Bắc Kinh, tuy là « trứng chọi đá », nhưng những hình ảnh hào hùng (và văn minh) của những người trẻ Hồng Kông, dù thành công hay thất bại, cũng sẽ đi vào lịch sử, mang lại dấu son cho vùng đất này.

Cũng như câu nói của người anh hùng Nguyễn Thái Học, nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930: « Không thành công thì thành nhân ». Những sinh viên học sinh hôm nay ngủ vạ vật trên đường phố, đối đầu với những chiếc khiên và lựu đạn cay, sát cánh hóa giải một cách thông minh những trò phá hoại của bọn côn đồ…mai này sẽ nhớ mãi những ngày tháng xuống đường đấu tranh cho dân chủ. Người dân Hồng Kông sẽ nhớ mãi đã từng có một « Mùa xuân Ả Rập » trên mảnh đất yêu mến của mình.

Nếu Mao Trạch Đông đã áp đặt cuộc Cách mạng văn hóa lên Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình xuống tay tàn sát sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn, thì liệu Tập Cận Bình, người đang nắm quyền sinh quyền sát ở Hoa lục liệu có dám đàn áp « Mùa xuân Ả Rập » ở Hồng Kông? Theo nhiều nhà phân tích, giả thiết này vẫn có thể xảy ra, nhưng cái giá mà Bắc Kinh phải trả là rất đắt! Và người dân Hồng Kông đã nhận ra được kẻ thù đích thực của họ không ở đâu xa, mà chính là chế độ độc tài lớn nhất hành tinh.

Giờ này anh ở đâu?


               Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-Un-Courtesy of blog.ilgiornale.i

Việt-Long- theo Isaac Stone Fish, Foreign Policy, CNN
2014-10-09
Hôm thứ bảy tuần trước nữa toán tuyển thủ quốc gia Bắc Hàn thi đấu bóng tròn Á Vân hội Incheon đã hội họp để gọi là " nhớ nhung nung nấu vị lãnh tụ khả kính, Thống Chế Kim Jong-Un"

Thông tấn xã KCNA của Bình Nhưỡng viết :"Tâm hồn của toàn bộ nhân viên phái đoàn và cầu thủ đều hướng về Người, mà họ xa cách đã lâu, dù Người đang thức hay ngủ!"

Ký giả ngoại quốc thì chỉ cho rằng phái đoàn cầu thủ không phải là những người duy nhất đang tự hỏi về lãnh tụ trẻ tuổi: Kim Jong-Un đã vắng mặt trước công chúng từ ngày 3 tháng 9.

Bệnh hoạn hay quản chế?

Sự vắng mặt không phải là chưa từng xảy ra, nhưng lần này gây chú ý. Nhà nghiên cứu về Bắc Hàn của đại học Nam California Mike Chinoy cho rằng Kim Jong-Il, người cha, cũng thường vắng bóng giống như Un.  Từ ngày nắm quyền lực vào tháng 12 năm 2011, Un đã ba lần vắng mặt dài ngày: 21 ngày, 24 ngày và 18 ngày vào tháng 3- 2012, tháng 6- 2012 và tháng 1-2013. Lần này Un vắng bóng đã 26 ngày. Bức màn chính trị kín mít của Bắc Hàn không cho ai thấy Un đi đâu, làm gì.

Lời giải thích đơn giản nhất là ông ta đang dưỡng bệnh. Tin đồn phổ biến nhất là Un bị gout, một chứng bệnh gây cơn đau dữ dội bất ngờ làm sưng đỏ căng quanh khớp xương.

Lúc lên ngôi lãnh tụ Un đã có vẻ quá nặng cân, lại trông có vẻ tăng cân từ đó đến nay. Béo phì làm tăng chứng đau khớp của bệnh gout. (Báo tabloid Daily Mirror của Anh còn hân hoan loan tin không nguồn là ông bệnh vì ăn phô-mai quá nhiều.)

Trong khi đó các chuyên gia tuyên truyền của Bắc Hàn mô tả sự vắng mặt của Un là vì ông đang chịu khổ cho nhân dân. 25 tháng 9, Truyền hình Chosun của Nhà nước chiếu đoạn video tựa đề "Cải tiến cuộc sống nhân dân" với hình ảnh lãnh tụ Kim tham gia lao động chân tay, mồ hôi nhuễ nhoại, dù có tài liệu chính thức cho biết ông đang "khó ở".  Giáo sư Soon Yoon Lee, chuyên gia về Bắc Hàn, cho biết  hôm 23 tháng 9 nhật báo Lao Động đã đề cập đến "cuộc di hành gian khổ của lãnh tụ Kim trong tiết đại thử nóng nhất của mùa hè" – chính là từ ngữ được truyền thông Bắc Hàn dùng sau khi cha của Un, lãnh tụ Kim Jong-Il bị tai biến não bộ hồi tháng 9-2008.

Nếu Un chỉ tĩnh dưỡng thì ông ta đang ở đâu? Nhà nghiên cứu Curits Melvin của viện Mỹ-Hàn thuộc đại học Johns Hopkins cho hay tin chính thức nói rằng ông trải qua phần lớn thời gian ở Wonsan và Kangdong, một thành phố phía đông nam và một huyện nông thôn của Bình Nhưỡng. Khu trại của gia đình họ Kim ở Kangdong là nơi Kim Jong-Il  hồi phục sau cơn tai biến não.

Kim Yo-Jong, em út của Kim Jong-Un, lãnh đạo tạm quyền?

Nhưng nếu Un không đau yếu thì chuyện gì khác đã xảy ra? Quả thật việc gì cũng có thể xảy đến. Phải chăng Un sợ bị ám sát, đang tránh con mắt công chúng? Phải chăng ông đã bị quản chế tại nhà, và một bè đảng tướng lãnh đang cai trị Bắc Hàn? Hay là ông chỉ đi nghỉ mát thôi? Không thể nói được.

Thiếu nữ trên đôi mươi

Đài CNN hôm thứ năm 9 tháng 10 dẫn tin từ một nhóm nghiên cứu gồm các nhà bất đồng chính kiến của Bắc Hàn cho rằng em gái út của nhà Kim là Kim Yo-Jong có thể đang nắm giữ quyền lực.

Yo-Jong là em cùng mẹ với Jong-Un trong gia đình 4 người vợ của Kim Jong-Il. Yo-Jong là Phó Chủ tịch đảng Công Nhân, một địa vị đầy quyền lực, nhưng ít được biết tới, và mới bắt đầu xuất hiện trước công chúng từ đầu năm nay.

Nhóm nghiên cứu Bắc Hàn nói ít ra Yo-Jong cũng đang tạm thời nắm quyền. Giới nghiên cứu cũng cho rằng nếu lãnh tụ Un đau bệnh khó khăn thì phải là một người trong gia đình Kim quán xuyến lâu đài quyền lực.

Nhà nghiên cứu Bắc Hàn Victor Cha nói :"Nếu Yo-Jong chỉ mới trên hai mươi đã phải nắm quyền cai trị, dù là tạm thời, thì đó là điều báo động, nghĩa là Jong-Un đang gặp điều gì rất nghiêm trọng, phải gắng điền chỗ trống bằng cô em quá trẻ"

Mọi con mắt theo dõi đều ngóng chờ đến ngày mai, thứ sáu 10 tháng 10, là dịp lể kỷ niệm lần thứ 69 ngày thành lập đảng Công Nhân. Kim Jong-Un dự lễ này  năm ngoái. Nếu Un vắng mặt, mọi đồn đãi về ông sẽ tăng vọt, Nếu ông dự lễ, giới tình báo sẽ hết sức chăm chú vào dáng vẻ của Un, xem cử chỉ dáng điệu có nói lên được điều gì về nhà độc tài trẻ tuổi và tàn khốc này không.

Những sự kiện này gợi ra khung cảnh âm mưu ghê rợn trong các lâu đài u ám xám xịt ở Bình Nhưỡng.

Nhà nghiên cứu theo dõi Bắc Hàn Daniel Pinlston nói với The Guardian :"Các nhà độc tài rất đa nghi về những kẻ thách thức quyền lực của họ, và tất nhiên họ rất dễ bị xâm hại khi ở trong trạng thái phải dùng thuốc an thần"

Chính quyền hủy đối thoại, Hồng Kông lại sắp có biểu tình?

(Kiến Thức) - Một cuộc biểu tình mới đang được phát động sau khi chính quyền Hồng Kông thông báo hủy cuộc đối thoại với lãnh đạo sinh viên vào phút chót.

Chánh văn phòng đặc khu, bà Lam Cheng Yuet (Lam Trịnh Nguyệt Nga) tối ngày 9/10 cho hay, họ sẽ không tiến hành cuộc đối thoại “mang tính xây dựng” như đã định với lãnh đạo sinh viên biểu tình.

Bà Lam nói rằng, đó là điều khó có thể chấp nhận được khi mà những người biểu tình lại dùng cuộc đối thoại này làm cái cớ để kích động thêm nhiều người tham gia.


Người dân Hồng Kông tham gia cuộc biểu tình ngồi.

“Sau khi những phát ngôn do đại diện sinh viên đưa ra trong 2 ngày qua, đặc biệt là trưa ngày 9/10, tôi nhận thấy rằng, nguyên tắc cơ bản của một cuộc đối thoại mang tính xây dựng đã bị đánh giá thấp”, bà Lam nêu lý do hủy đàm phán của chính quyền đặc khu với lãnh đạo biểu tình.

Bà Lam khẳng định, cánh cửa cho cuộc đối thoại đó vẫn luôn rộng mở. Tuy nhiên, vị chánh văn phòng này nhấn mạnh, chính quyền sẽ khó lòng chấp nhận việc các lãnh đạo biểu tình dùng lợi ích chung của nhiều người làm phương tiện mặc cả với giới chức trách.

“Các hành động bất hợp pháp của họ (tức phe biểu tình) cần phải chấm dứt càng sớm càng tốt”, bà Lam nói. Tuy nhiên, bà không trả lời câu hỏi liệu chính quyền đặc khu hành chính có tính tới việc sử dụng bạo lực để giải tán biểu tình hay không.

Phản ứng trước quyết định hủy đàm phán đó, Phó Tổng Thư ký Hội sinh viên Hồng Kông Lester Shum đã kêu gọi khoảng 10.000 người dân (những người đã tham gia chiến dịch Chiếm lĩnh Trung tâm) tụ tập xuống đường vào lúc 7h30 ngày 10/10. Địa điểm nhóm sinh viên biểu tình chọn lần này là đoạn đường Harcourt hay còn gọi là Quảng trường Ô (tên gọi mà các sinh viên đặt).

Còn Tổng Thư ký Hội sinh viên Hồng Kông Alex Chow Yong nói rằng, bà Lam đã dùng các phát ngôn của nhóm sinh viên “làm lý do” để trì hoãn biểu tình. “Chúng tôi chỉ nói rằng, nếu cuộc đối thoại không đạt được kết quả khả quan, bọn tôi sẽ phát động cuộc biểu tình mới. Tuy nhiên, họ (tức chính quyền Hồng Kông) lại nói rằng, chúng tôi đã làm điều đó. Nếu bà Chánh văn phòng thành thật thì cuộc đối thoại sẽ vẫn diễn ra”.

Joshua Wong Chi-fung, người sáng lập phong trào Scholarism, nói rằng, họ có thể khởi động một cuộc bãi khóa thứ hai trong các trường học.

 07:32 10/10/2014
Thanh Nga (theo SCMP)

Dân Hong Kong chỉ trích vụ ông Lương Chấn Anh nhận 6,4 triệu USD “tiền nghỉ việc”

THÚY HÀ-05:05 10/10/2014

BizLIVE - Ông Lương Chấn Anh, Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong, đã nhận số tiền hàng triệu USD của một công ty Úc niêm yết trên sàn chứng khoán, BBC dẫn nguồn từ hãng truyền thông Fairfax cho biết.

Dân Hong Kong chỉ trích vụ ông Lương Chấn Anh nhận 6,4 triệu USD “tiền nghỉ việc”
Ông Lương Chấn Anh đang gặp nhiều khó khăn
Ông Lương Chấn Anh, Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong, đã nhận số tiền hàng triệu USD của một công ty Úc niêm yết trên sàn chứng khoán, BBC dẫn nguồn từ hãng truyền thông Fairfax cho biết,

Hãng này nói họ đã nhìn thấy những tài liệu mật cho thấy công ty kỹ thuật UGL trả cho ông Lương 6,4 triệu USD.

Tiền nghỉ việc

Văn phòng ông Lương nói rằng đây là số tiền trả cho ông Lương khi ông nghỉ việc ở công ty này.

Tin tức này được đưa ra trong bối cảnh ông Lương, người được Bắc Kinh hậu thuẫn, đang đối mặt với các cuộc biểu tình đòi dân chủ.

Số tiền này được trả cho ông Lương vào các năm 2012 và 2013 sau khi ông lên làm lãnh đạo Hong Kong, theo Fairfax. Tuy nhiên ông Lương không nêu việc nhận tiền trong bản khai các lợi ích cá nhân của ông.

Công ty UGL đã mua lại công ty dịch bất động sản DTZ Holdings nơi ông Lương làm giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Thỏa thuận chi trả này được dàn xế riêng giữa UGL và ông Lương để đảm bảo rằng ông không cạnh tranh với UGL và ông sẽ làm ‘trọng tài và cố vấn’, theo tài liệu mà hãng Fairfax tiếp cận được.

Tuy nhiên, văn phòng ông Lương nói ông không làm gì cho công ty này nữa sau khi ông nghỉ việc từ ngày 4/12 năm 2011.

“Theo thỏa thuận giữa UGL (vào lúc đó đang mua lại DTZ) và ông Lương khi ông kết thúc hợp đồng tuyển dụng với DTZ, UGL đã chi trả các khoản cho ông trong hai năm và giúp DTZ bảo đảm chi trả các khoản thưởng còn tồn đọng,” phát ngôn nhân Michael Yu của ông Lương cho biết trong một thông cáo báo chí.

“Do đó số tiền này là trả cho ông Lương khi ông nghỉ việc ở công ty chứ không phải trả cho các việc ông làm cho công ty sau này.”

“Không phải khai”


“Việc ông Lương nghỉ việc ở DTZ và việc kết thúc hợp đồng với UGL diễn ra trước khi ông được bầu làm đặc khu trưởng. Các quy định kê khai hiện tại không có quy định nào yêu cầu ông Lương phải khai về khoản kể trên,” ông nói.

Nói với Fairfax, UGL cho biết trong hợp đồng nghỉ việc của ông Lương không có điều khoản nào quy định thu hồi các khoản chi trả kia nếu ông Lương đắc cử đặc khu trưởng bởi vì các lãnh đạo công ty lúc đó cho rằng ông sẽ không thể thắng cử.

BBC nhận định, tin tức ông Lương nhận tiền nghỉ việc đã được nhiều báo chí Hong Kong chộp lấy và được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội.

Ít nhất một trong người chỉ trích ông Lương đã gọi đây là ‘bê bối chính trị’.

Đắc cử hồi năm 2012 với chỉ hơn nửa số phiếu từ một ủy ban bầu cử 1.200 thành viên mà đa số là trung thành với chính quyền Bắc Kinh, trong con mắt của một bộ phận không nhỏ công chúng Hong Kong, ông Lương Chấn Anh đã thiếu tính hợp pháp.

Trong con mắt của họ, việc ông không phải kê khai những khoản chi trả này theo quy định hiện hành cũng không thể bào chữa được cho hành động này.

Hoảng sợ vì mì tôm đã chín bỗng di chuyển, ngọ nguậy như ...giun?

XUÂN HÒA 10/10/14 06:58  

(GDVN) - Sau khi cho con ăn hết bát mỳ Ba Miền, chị Huyền chết khiếp khi những sợi mì bị rơi ra ngoài trước đó bỗng ngọ nguậy và di chuyển như sinh vật sống.


Sợi mì rơi xuống nền nhà bỗng biến thành sinh vật lạ?

Theo chị Nguyễn Thị Huyền (trú tại xóm 12, xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) cho biết: Trước đó chị có mua sản phẩm mì tôm ăn liền nhãn hiệu mỳ Ba Miền của Công ty TNHH Việt Hưng (đóng tại đường Phan Văn Đối, ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh) tại một tiệm bán hàng hóa gần nhà về sử dụng.

Đến sáng ngày 5/10 bận đi đám cưới nên chị đã pha cho đứa con trai thứ 2 của mình 1 gói mỳ Ba Miền để cháu ăn. Khi pha gói mì vẫn bình thường không có biểu hiện gì lạ nên đứa con thứ 2 của chị đã dùng hết gói mì.

Tuy nhiên, sau khi con trai chị Huyền ăn xong thì chị nhìn thấy những sợi mỳ cháu ăn bị rơi xuống nền nhà bắt đầu cựa quậy. Không tin nên chị ngồi chờ thêm một lúc thì những sinh vật lạ trên bò đi. Khi chị Huyền lấy hai chiếc tăm giữ hai đầu sinh vật lạ trên kéo dãn ra thì sinh vật lạ rất dai, không hề đứt. Nhìn kỹ sinh vật lạ trên có màu gần giống màu sợi mì, phía phần dưới bụng có những sọc kéo dài đến hết thân, nhìn kỹ giống y hệt một con sán.

Sinh vật lạ trong gói mì Ba Miền mà chị Huyền phát hiện sau khi pha chín cho con ăn (trong khoanh đỏ)

Do đứa con đã dùng hết gói mì trên nên chị Huyền đã lo lắng gọi chồng về. Nghe thấy có sinh vật lạ trong mì tôm nhiều người dân cũng đã kéo sang xem. Để đảm bảo chắc chắn người dân và chị Huyền lấy một gói mì khác trong số mì khác mang ra pha thử. Sau đó người dân và chị Huyền cũng đã mang 3 sợi mì để trên nền nhà như những sợi mỳ bị rơi ở trước đó. Sau khoảng 30 phút 3 sợi mì trên tiếp tục ngọ ngậy và bò như những sợi mì ở gói mì trước.

“Khi tôi sang thấy những con vật lạ đó từ những sợi mì rơi trên thềm nhà chị Huyền giống như những con sán. Trông sợ lắm mà đứa con chị Huyền lại ăn hết rồi nên ai cũng lo lắng. Mì tôm gì mà đáng sợ vậy, tôi cũng hay ăn mì nhưng từ bữa đó đến nay tôi khiếp không dám ăn nữa”, chị Hằng (hàng xóm chị Huyền) chứng kiến sự việc cho biết.

Sau khi xảy ra sự việc trên gia đình chị Huyền đã gọi phản ánh lên cho Công ty TNHH Việt Hưng. Đến ngày 6/10 Công ty TNHH Việt Hưng đơn vị sản xuất sản phẩm mì tôm Ba Miền cũng đã cho người về nhà chị Huyền làm việc nhưng nhân viên của công ty này vẫn không thống nhất được cách giải quyết với gia đình chị Huyền. Đến ngày 7/9 nhân viên Công ty TNHH Việt Hưng tiếp tục về làm việc với gia đình chị Huyền. Tại cuộc làm việc này nhân viên công ty này có đưa cho gia đình chị Huyền 1 triệu đồng nhưng chị gia đình chị không lấy.


Từ sợi mì tôm bỗng chốc biến thành sinh vật lạ như sán dây và biết bò đã gây lo lắng cho gia đình chị Huyền và người dân nơi đây

“Sau khi báo tin họ có cho nhân viên về làm việc với gia đình tôi. Nhưng hôm đầu họ xin là gia đình tôi xóa hết hình ảnh và video quay lại sinh vật lạ hôm trước đó nhưng không đồng ý. Hôm sau họ lại về nói là có cả cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm và họ tiếp tục xin gia đình tôi xóa hết hình ảnh và video quay hôm xảy ra sự việc. Họ giải thích là công ty đang gặp khó khăn vì sản phẩm liên tục bị nêu ra có hiện tượng này, nên sản phẩm công ty không bán được. Rồi họ đưa cho tôi 1 triệu đồng nhưng tôi không nhận. Bởi con tôi đã ăn hết gói mì giờ sức khỏe của cháu mới quan trọng. Không biết trong gói mì phát hiện sinh vật lạ ấy con tôi có ăn vào hay không. Từ hôm đó đến nay cháu cũng sợ khi nhắc đến mì tôm. Vậy mà họ chẳng quan tâm ngó ngàng hỏi thăm sức khỏe hay đưa con tôi đi kiểm tra gì cả”, chị Huyền lo lắng cho biết.

Khẳng định không phải lỗi sản phẩm

Để rộng đường dư luận sáng ngày 9/10 phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc làm việc với ông Hoàng Ngọc Quynh – Nhận viên bộ phận kinh doanh của Công ty TNHH Việt Hưng. Tại cuộc làm việc ông Quynh khẳng định: “Việc mì tôm Ba Miền thành sinh vật lạ như người dân nói là hoàn toàn không có cơ sở. Việc sản xuất sản phẩm mì Ba Miền rất khắt khe và nghiêm ngặt nên không thể có chuyện xảy ra chuyện như vậy. Các sản phẩm mì tôm cũng được đưa qua nhiệt độ cao nên các nhuyễn thể như sinh vật kia không thể sống được. Trước đây tại tỉnh Hà Tĩnh sản phẩm này của chúng tôi cũng đã mắc phải tin đồn như vậy nhưng sự thật hoàn toàn khác. Có thể xảy ra hiện tượng như vậy là do người sử dụng khi sử dụng sản phẩm ăn nhưng khi sợi mì rơi xuống đó có những sinh vật khác ở đó nó rơi vào”.

Ông Quynh nghi ngờ: “Việc này có thể là một hình thức cạnh tranh không lành mạnh giữa các hãng sản xuất cùng một sản phẩm giống nhau. Chứ chúng tôi không dại gì mà bán rẻ thương hiệu của mình như vậy được”. Nhưng trên thực tế gia đình chị

Còn việc đưa cho gia đình chị Huyền 1 triệu đồng ông Quynh giải thích: "Đó là do công ty chúng tôi đóng tận trong miền Nam nên một dịp nhân viên công ty ra đây là rất khó. Khi khách hàng báo tin về sản phẩm như vậy chúng tôi sẵn sàng ra để gặp ngay. Còn 1 triệu đồng đó là lâu ngày mới có dịp ra nên tiện dịp này chúng tôi trao phần quà 1 triệu đó cho gia đình chị Huyền để bày tỏ sự tri ân đã dùng sản phẩm của chúng tôi. Còn sản phẩm của chúng tôi không thể có lỗi như vậy nên không thể gọi đó là tiền bồi thường do lỗi sản phẩm. Hôm gia đình chị Huyền báo tin chúng tôi cùng với cán bộ quản lý chất lượng sản phẩm của địa phương cũng đã xuống kiểm tra”.

Tuy cách giải thích của ông Quynh là vậy nhưng đến nay việc sản phẩm mì tôm Ba Miền xuất hiện sinh vật lạ vẫn đang gây hoang mang cho người dân. Hiện nhiều người dân tại nơi xảy ra sự việc cho biết, sau khi có hiện tượng trên họ đã không dám sử dụng mì tôm Ba Miền nữa. Người dân cũng mong muốn các đơn vị chức năng sớm vào cuộc làm rõ sự việc trên để người dân yên tâm.