Saturday, February 23, 2019

Báo Người Tiêu Dùng bị đình bản 3 tháng vì hỏi "Bao giờ Lê Hoàng Quân vào lò?"

RFA 02-23-2019
Hai ông Lê Hoàng Quân và Lê Thanh Hải khi đón Thủ tướng Anh tháng 7 năm 2015
 Hai ông Lê Hoàng Quân và Lê Thanh Hải khi đón Thủ tướng Anh tháng 7 năm 2015-AFP
Ngày 22/2/2019, Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt báo điện tử Người Tiêu Dùng 65 triệu đồng, đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động báo điện tử trong thời hạn 3 tháng vì bài báo "Nhiều cấp dưới bị bắt giam và bị kỷ luật nặng, bao giờ ông Lê Thanh Hải và Lê Hoàng Quân "vào lò"?" - đăng trên báo này ngày 27/12/2018.
Quyết định xử phạt cũng yêu cầu Báo điện tử Người Tiêu Dùng phải cải chính, xin lỗi đối với thông tin sai sự thật.
Mạng báo Thanh Niên dẫn thông tin từ cơ quan chức năng cho hay, báo điện tử Người tiêu dùng bị kết luận vi phạm 2 lỗi, thứ nhất là thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong bài viết nêu trên.
Cụ thể là nội dung “lấp liếm việc giao đất cho 51 dự án phân lô bán nền ngay tại khu tái định cư và lấn ranh của người dân không thuộc quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm” bị cho là sai so với Thông báo số 1483/TB-TTCP của Thanh tra Chính phủ.
Ngoài ra nội dung trong bài viết của cơ quan ngôn luận Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng bị cho rằng "Thông tin quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án, sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng trong bài viết."
Thông tin sai được nêu là "Ít nhất đến lúc này, ông Lê Hoàng Quân và nhất là ông Lê Thanh Hải đã có dấu hiệu của việc "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "cố ý làm trái" gây thiệt hại hết sức nghiêm trọng."
Trong Biên bản vi phạm hành chính về hoạt động báo chí của Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông được lan truyền trên Facebook cho thấy, bà Đặng Thi Kim Hiền, Tổng biên tập báo Người Tiêu Dùng sau khi đọc biên bản "khẳng định không có ý kiến và không ký biên bản vi phạm hành chính".
Hồi năm 2018, báo Tuổi trẻ Online cũng bị đình bản 3 tháng và phạt 220 triệu đồng vì bài báo "Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình" đăng ngày 19/6/2018.
Bài viết cho rằng trong buổi tiếp xúc cử tri TPHCM "Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói ông đồng tình với kiến nghị của cử tri cần có Luật biểu tình và hứa báo cáo Quốc hội về nội dung này".
Tuy nhiên theo Cục báo chí, thực tế ông Trần Đại Quang không nói câu này.
Theo báo cáo của tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) công bố hồi tháng 4/2018, thì Việt Nam được xếp vào danh sách quốc gia không có tự do báo chí.
Việt Nam vẫn đang cầm tù một phóng viên của Đài Á Châu Tự Do là anh Nguyễn Văn Hóa, trong khi đó một blogger khác là anh Trương Duy Nhất vẫn đang bị mất tích khi đang tìm kiếm quy chế tị nạn chính trị tại Thái Lan.

Hà Nội trong mắt Trump


Trump và Kim Chính Ân lại gặp nhau lần hai tại Hà Nội ngày 27 & 28/2/2019. Ảnh: Nikkei Asian Review
Tân Phong – Web Việt Tân

à Nội đón chờ cuôc họp thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ diễn ra vào cuối tháng 2/2019 trong không khí hân hoan, rộn ràng như vào mùa cưới.
Người ta bán cờ Mỹ, cờ Triều Tiên khắp phố cổ, bờ Hồ Gươm, bàn tán xôn xao từ quán trà đá vỉa hè, đến nhà hàng, quán nhậu, công viên về sự xuất hiện của Tổng thống Donald Trump và Kim Chính Ân sắp tới. Mọi tầng lớp người dân háo hức từng chi tiết về những chiếc C-17 Globemaster, những chiếc “quái thú”, đội đặc nhiệm lừng danh, ý nghĩa về cuộc họp lịch sử và ẩn ý của người Mỹ khi lựa chọn Hà Nội là địa điểm cho cuộc họp Mỹ Triều…
Nhiều người còn bày tỏ sự lạc quan về cơ hội “thoát Trung” đang dần hé lộ và ngợi ca sách lược “dựa Mỹ, đối Trung” của đảng CSVN khi nhận thấy dịp kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh biên giới 17/02/2019 vừa qua, Hà Nội lần đầu tiên “lớn tiếng” tố cáo tội ác “quân bành trướng Trung Quốc”, sau đúng 40 năm “cấm khẩu”.
Những người có vẻ am hiểu chính trị Việt Nam hơn thì mỉa mai “Không biết hầu hạ ông Trump vụ này có xin xỏ được gì không? Không cẩn thận chẳng kiếm chác được gì như hồi APEC 2017, lại bị Tập nó tát cho vỡ mồm.”Không biết mấy ông bà “lãnh đạo” thì thấy sao, chứ dân đen nghe mà thấy nhục cho cái “vị thế” của nước Việt Nam mình.
Cuộc gặp gỡ Mỹ-Triều lần này tại Hà Nội là một cuộc gặp gỡ lịch sử và cũng là một cơ hội lịch sử không chỉ riêng cho bán đảo Triều Tiên. Cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Triều Tiên về cơ bản đã không còn là vấn đề. Nó đã được giải quyết.
Vấn đề còn lại là giải pháp cho thể chế Bắc Hàn trong con đường hòa nhập với thế giới, sự tiếp tục vai trò quyền lực của gia tộc họ Kim và ảnh hưởng địa chính trị của Bắc Kinh tại Đông Bắc Á. Tất cả điều đó sẽ phải được đặt lên bàn trong những cuộc bàn soạn trước đó từ lâu.
Trung Quốc không dễ dàng buông bỏ một “tiền đồn thể chế” mà đã phải bỏ ra quá nhiều công của, xương máu suốt gần một thế kỷ qua. Việc từ vai trò là kẻ “cầm cái” trong ván cờ Triều Tiên, giờ đây Tập Cận Bình trở thành “kẻ bên lề” và ngồi nhìn Tổng thống Donald Trump và Kim Chính Ân họp thượng đỉnh tại Hà Nội mà không đếm xỉa đến mình là điều mà Bắc Kinh không thể “nuốt trôi”.
Nhiều thông tin “bên lề” cho rằng Kim Chính Ân sẽ có mặt ở Hà Nội từ hôm 24/02/2019 bằng đường bộ và toàn bộ chi phí của chuyến đi Việt Nam lần này của Kim do CSVN đài thọ bằng tiền thuế của dân Việt Nam – đúng là “bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng”. Người độc mồm hơn thì nói “Sang như đĩ”.

Một diễn biến cực kỳ bất ngờ nữa là báo chí truyền thông Việt Nam ngày 21/02/2019 đăng tin ông TBT, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ đi thăm hai nước Lào và Cambodia từ 24-26/02. Như vậy, rất có thể ông ta sẽ không có mặt vào ngày 27/02/2019 để thực hiện nghi thức ngoại giao là “chủ nhà” đón tiếp hai nguyên thủ quốc gia là Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Chính Ân trước cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Nếu điều này thực sự xảy ra, thì đây là một trò hề quá lố của CSVN. Dù với bất cứ lý do nào thì sự vắng mặt của ông “Tổng – Tịch” sẽ làm cho tính chính danh vốn đã như một cái “mền rách” của thể chế CSVN và chính cá nhân ông ta đã thực sự sụp đổ trên trường quốc tế. Hà Nội đã tự mình loại bỏ (hoặc bị loại bỏ) khỏi bàn cờ địa chính trị khu vực và thế giới kể từ sự kiện này.
Danh nghĩa “chủ nhà” của Hà Nội chính thức bị “thẻ đỏ” ở phút 90, rất có thể là hành động trả đũa của Bắc Kinh trong việc Tổng thống Donald Trump đã chơi “sát ván” khi từ chối một cuộc gặp bên lề cuộc họp thượng đỉnh với “người bạn” Tập Cận Bình ở thời điểm deadline 01/03/2019 cận kề, cũng như thói “đòn xóc hai đầu” của CSVN trong dịp kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh biên giới 17/021979 vừa qua? Một thông điệp mang đậm “tính văn hóa” 5.000 năm lịch sử.
Việc lựa chọn Hà Nội làm địa điểm cho cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2 chắc chắn không phải là điều gì bất ngờ với Bắc Kinh. Đó là sự lựa chọn của Bắc Kinh. CSVN chỉ đóng vai trò làm kẻ đỡ “trái bóng” được “quan thầy” tung cho. Người Mỹ mỉm cười khi nhìn “đường ban” và “thế cờ” bày sẵn.
Từ Đông Bắc Á với “lò lửa” Triều Tiên suốt 7 thập kỷ, qua tới Đông Nam Á với Việt Nam là “tử chiến địa” – nơi mà người Mỹ đã phải nếm trải “trái đắng” – chẳng phải đều là hai “quân cờ” của Bắc Kinh đấu với Phương Tây và Hoa Kỳ hay sao? Bắc Kinh đã ngạo mạn bày trận và thách đấu. Tập muốn nhắc nhở Donald Trump một cách khéo léo đầy ẩn ý “Trump, ông hãy nhớ, ở Việt Nam, người Mỹ đã thua như thế nào!” Nhưng sự ngạo mạn đó quá ấu trĩ vì thế giới đã không còn ở thế kỷ 20. Cũng giống như Napoleon Bonaparte đã chọn Waterloo cho cuộc chiến cuối cùng của đời mình, Tập Cận Bình đã chọn Việt Nam.
Giới chính trị thế giới đang dồn mọi con mắt vào diễn biến của bữa tiệc “Hồng Môn Yến” với những âm mưu chính trị đỉnh cao sẽ diễn ra ở Hà Nội. Diễn biến rất khó lường nhưng cuộc họp lần này không phải là show truyền hình thực tế.
Những quyết định được đưa ra sau cuộc họp này sẽ quyết định cơ bản những vấn đề địa chính trị Đông Bắc Á và chuẩn bị cho một cuộc phân định ảnh hưởng của hai siêu cường ở bàn cờ Đông Nam Á. Dù cho Tập Cận Bình vẫn hoàn toàn nắm trong tay một “phế vương” Nguyễn Phú Trọng nhưng với Kim Chính Ân thì không. Bắc Triều Tiên đã thực sự “trở cờ” và ở tình thế không “trở cờ” cũng không xong. Kim Chính Ân chỉ quan tâm đến vấn đề duy trì quyền lực của gia tộc, thoát khỏi “móng vuốt” Trung Quốc và Donald Trump có thực sự là một đối tác tin cậy?
Ở tuổi 36, nhà độc tài máu lạnh này có những tính toán chính trị khiến cho tác giả “the Art of the deal” phải khen ngợi và rõ ràng “Rocket man” không “dễ bảo” như Nguyễn Phú Trọng chút nào. Dù vậy, Bắc Kinh vẫn muốn nắm quyền kiểm soát ván cờ địa chính trị từ Đông Bắc Á tới Đông Nam Á thông qua hai “đệ nhất chư hầu” là Việt Nam và Bắc Triều Tiên. Người Mỹ đã chuẩn bị sẵn mọi phương án. Triều Tiên cũng đã biết rõ mình cần gì và phải làm gì. Kẻ thực sự đang bối rối trong cuộc sắp đặt lịch sử này là CSVN.
Bị mắc kẹt trong mối quan hệ với người “láng giếng xấu tính, to xác” và ý thức hệ cộng sản, thể chế chính trị và nền kinh tế quá mức phụ thuộc vào Trung Quốc, khiến cho Việt Nam rơi vào “bãi lầy” không lối thoát dù rằng không phải không nhìn ra viễn cảnh tăm tối của cái gọi là “vận mệnh tương quan” với “quan thầy” của mình. Cuộc hôn nhân đầy tính toán và trục lợi lẫn nhau giữa hai đảng cộng sản Việt – Trung đang đến hồi ngã ngũ.
“Cô gái đẹp” Việt Nam đã nhận ra sự tham lam và thói vũ phu của ông chồng khi suốt hơn 40 năm qua phải còng lưng trả nợ “tình phí” bằng tất cả của “hồi môn” là tài nguyên và biển đảo. Bị bạo hành tàn bạo (cuộc chiến biên giới 17/02/1979) sau cuộc “ngoại tình” với Liên Xô, Hà Nội đã cố quay trở lại với Bắc Kinh, chấp nhận mọi sự khinh bỉ và tước đoạt (Gạc Ma – Cô lin, Tư Chính, Cá Voi Xanh, Vịnh Bắc Bộ, biên giới phía Bắc và các định chế hợp tác bất bình đẳng về kinh tế). Nhưng xem ra, tất cả điều đó là không đủ với cái dạ dày không đáy của Trung Quốc.
Giờ đây, người Mỹ đến Việt Nam và đưa ra một cơ hội. Nhưng vấn đề giành được cơ hội “Tự Do và Thịnh Vượng” đó hay không thì là câu chuyện hoàn toàn khác. Người Việt Nam muốn thay đổi nhưng tập đoàn CSVN thì không. Nguyện vọng đó không bao giờ xuất phát từ giới chóp bu CSVN vì “trà Việt Nam không ngon bằng trà Trung Quốc”. Và giấc mơ “Tự Do và Thịnh vượng” chỉ đạt được khi người dân Việt Nam phải gỡ bỏ được gông cùm vô hình mà người người cộng sản đã đeo lên cổ mình hơn 7 thập kỷ mà thôi.
Còn nhớ, vào ngày 7/7/2015, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden của chính phủ Tổng thống Obama, trong một cuộc tiếp đón ông Nguyễn Phú Trọng nhân sự kiện kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ tại Bộ Ngoại giao Mỹ, đã mượn hai câu Kiều đầy ý nghĩa nói với ông ta:
Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời.
Có lẽ, ông Trọng – một Maxist Leninist thuần túy – là người không thuộc Kiều và không hiểu Kiều. Cuộc gặp gỡ giữa Kiều và Kim Trọng sau mười lăm năm xa cách, khi mà “nàng Kiều” đã “bấy chầy gió táp mưa sa; Mấy trăng cũng khuyết, mấy hoa cũng tàn” – lặn ngụp trong chốn bùn nhơ thanh lâu – chịu bao tủi nhục cay đắng, “chàng Kim” đã giang rộng cánh tay, đưa tay cho “nàng Kiều” một cơ hội để sum họp, bất chấp thân phận và quá khứ.
Có vẻ như, một lần nữa, thay vì nắm lấy cơ hội tốt đẹp, “nàng Kiều” đã quay lưng lại với mối lương duyên để quay lại “đường cũ”, tiếp tục con đường hồng trần lấm lem. Dù rằng, Hà Nội trong mắt Trump vẫn là “cô gái đẹp”, thì cũng không còn đáng để nhìn nhận nữa.
Tân Phong

Về nghiệp vụ của công an Điện Biên


Ông Lê Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên trao thưởng cho lực lượng điều tra vụ nữ sinh giao gà bị sát hại. Ảnh: Tin Mới
Ngô Đồng – Web Việt Tân
ụ án sát hại nữ sinh giao gà ở Điện Biên đang gây rúng động cộng đồng những ngày qua. Theo công an, em Cao Mỹ Duyên đã bị 5 đối tượng hãm hiếp, giam cầm suốt 3 ngày Tết, sau đó bị chúng sát hại bịt đầu mối. Những hành động tàn độc trên đã thổi bùng ngọn lửa căm phẫn của dư luận với kẻ thủ ác và đau xót trước cái chết của cô nữ sinh ngoan hiền.
Càng thương xót cho cô gái, dư luận càng bất bình trước thông tin Chủ tịch và Giám đốc Công an Tỉnh Điện Biên khen thưởng cho những người tham gia điều tra vụ án. Nhiều người ngay lập tức lên tiếng chỉ trích việc công an vội vã tổ chức khen thưởng trên nỗi đau người nhà nạn nhân là phản cảm. Đồng thời, nhìn lại toàn bộ quá trình phá án, không ít ý kiến cho rằng, ban chuyên án hoàn toàn không xứng đáng được khen thưởng.
Sự quyết liệt của công an Điện Biên trong việc truy tìm nạn nhân, kể từ khi tiếp nhận tin báo mất tích và trong suốt gần 3 ngày cô gái trẻ bị 5 nghi phạm giam cầm, hãm hiếp là dấu hỏi lớn. Trong buổi họp báo, đại diện của công an tỉnh Điện Biên nói rằng “sau khi nhận được tin báo, công an thành phố Điện Biên Phủ tổ chức truy tìm”. Tuy nhiên, không có thông tin cho biết quá trình tổ chức truy tìm đã bắt đầu từ khi nào và diễn biến ra sao.
- Quảng Cáo -
Nhìn vào diễn biến vụ án, có thể thấy đây là những đối tượng nghiện ngập, và hành động liều lĩnh. Hoàn toàn không giống với những tên tội phạm tinh vi. Bởi lẽ, không thể nói mưu mẹo khi dùng số điện thoại để làm phương tiện dụ dỗ nạn nhân, không phải là có tính toán khi hung thủ lái xe máy của nạn nhân chạy công khai, trước ống kính của hàng trăm camera trên đường phố. Càng không khôn ngoan khi nhốt một cô gái trên xe tải của chính mình và đậu ngay tại nhà, giữa thời điểm Tết có nhiều khách đến thăm viếng.
Trong khi mẹ cô gái biết địa chỉ giao gà, biết người mua cả lồng gà. Bên cạnh đó, địa bàn tỉnh Điện Biên rất nhỏ, và công an hoàn toàn có thể yêu cầu nhà mạng truy vấn cuộc gọi vào điện thoại của cô nữ sinh. Với chừng đó thông tin, chừng đó manh mối đã là rất nhiều cho một vụ án. Nếu cơ quan điều tra làm việc nghiêm túc, thông tin mất tích được xử lý kịp thời, rất có thể cô gái đã được giải cứu, chứ không phải chịu chết tức tưởi và đau đớn như vậy.
Ngay việc phát hiện chiếc xe máy và thi thể nạn nhân – những chứng cứ quan trọng nhất đều do người dân phát hiện ra và trình báo. Việc còn lại của công an chỉ là tìm bắt thủ phạm. Nhưng phải mất tới 3 ngày sau khi người dân tìm thấy thi thể nạn nhân nghi phạm mới bị bắt giữ. Trong khi ai cũng biết, với đầy rẫy những manh mối như trên, thì việc tìm ra thủ phạm chỉ là những nghiệp vụ bình thường của hoạt động điều tra. Vì vậy, khó có thể nói thành tích của ban chuyên án là xuất sắc đến mức phải khen thưởng được.
Bên cạnh đó, theo thông tin từ phía công an thì 5 nghi can đều là những người có tiền án tiền sự, nên về lý thì đây là những đối tượng phải được quản lý chặt chẽ. Hà cớ gì, các đối tượng trên lại liên tục tụ tập, và cùng nhau thực hiện hành vi phạm tội, trong thời gian nhiều ngày mà không bị phát hiện. Phải chăng chính quyền tỉnh Điện Biên đã quá chủ quan, lỏng lẻo trong việc quản lý các đối tượng hình sự và bảo vệ an ninh trong địa bàn tỉnh?
Sự thiếu chuyên nghiệp còn thể hiện qua những thông tin về vụ án được Công an Điện Biên cung cấp. Theo đó, những thông tin trên chứa đựng đầy rẫy nghi vấn, quá trình điều tra cũng bộc lộ những bất cập, thông tin không thống nhất từ số lượng nghi phạm, cho đến hành vi tội ác. Cụ thể, phía cơ quan công an nói rằng động cơ phạm tội là cướp của, trong khi tiền bạc, xe máy, lồng gà của nạn nhân bị bỏ lại, có vẻ như các nghi phạm đã chẳng thèm quan tâm đến tài sản của nạn nhân.
Tiếp theo, công an đổi động cơ, khi cho rằng các nghi phạm lập kế hoạch bắt cóc nữ sinh với mục đích xâm hại tình dục. Tuy nhiên, nếu như thông tin 5 nghi phạm đều nghiện ma túy lâu năm, thì động cơ này cũng thật khó tin. Bởi nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy, những người nghiện ma túy lâu năm đều suy giảm sức khỏe, đặc biệt là không có nhiều ham muốn về sinh lý. Vì vậy, nói rằng các đối tượng này có nhu cầu sinh lý thúc ép đến mức phải bắt cóc để hãm hiếp là lập luận rất thiếu thuyết phục.
Bên cạnh đó, việc khai quật tử thi nạn nhân để giám định lại pháp y cũng khiến nhiều người đặt dấu hỏi về năng lực điều tra của công an địa phương. Dù giải thích là do lời khai của các nghi phạm có nhiều mâu thuẫn, nên phải thực hiện khai quật lại để làm rõ. Tuy nhiên, điều này lại chứng tỏ việc khám nghiệm tử thi trước đó là cẩu thả và hời hợt. Nguyên tắc trong khám nghiệm tử thi là phải ghi nhận tất cả các biểu hiện từ bình thường đến bất thường trên thi thể nạn nhân. Đây là công tác độc lập nhằm truy tìm và đối chiếu. Vì vậy, nó không thể phụ thuộc vào lời khai của nghi phạm. Lẽ nào ban chuyên án lại non kém về nghiệp vụ, hay đây có nguyên nhân từ cách làm việc hời hợt, thiếu trách nhiệm?
Trong vụ án này, rõ ràng chúng ta chưa hề thấy được sự chủ động, dũng cảm, mưu trí của cơ quan công an. Trong khi, hàng loạt dấu hiệu bất cập trên, đã phản ánh không ít sự tắc trách, non kém về nghiệp vụ của lực lượng này. Đó là việc thiếu trách nhiệm để cuối cùng, nữ sinh Duyên đã phải chết tức tưởi vì không được giải cứu kịp thời. Vậy việc hoan hỉ tổ chức khen thưởng, chúc mừng tưng bừng, nhất là khi gia đình nạn nhân vẫn đang chìm trong nỗi đau khổ, khác nào xát muối vào lòng gia đình nạn nhân.
Cuối cùng, nguyên nhân cốt lõi của những mớ lộn xộn trên, là nhận thức và cách hành xử của bộ máy công quyền. Lẽ đương nhiên, nhiệm vụ của công an là bảo vệ an ninh cho người dân. Giống như bác sĩ thì cứu người, kỹ sư thì sửa chữa máy móc, giáo viên thì dạy học… Người dân đóng thuế nuôi thì phải bắt giữ tội phạm, bảo vệ bình yên cho người dân, chứ không thể đụng chuyện một chút là lại đưa nhau ra khen thưởng. Trong khi đó, công tác điều tra còn đầy rẫy những bất cập và mâu thuẫn, liệu việc khen thưởng có thuyết phục?

Thôi đừng nói phét nữa


Nguyễn Việt Nam|

Báo chí nhà nước hay lợi dụng các sự kiện quốc tế, nhất là sự kiện hội nghị Mỹ- Triều Tiên lần này để PR cho Hà Nội một cách quá thể đáng. Nào như là thỏi nam châm hút khách du lịch hay là cầu nối quốc tế…abc. Công nhận là khách du lịch đến Hà Nội khá là đông, đó là điều không thể phủ nhận. Nhưng có những người đến rồi chẳng muốn quay lại khi mục sở thị bộ mặt thật của nó hiện tại. Tôi là một người sống một thời gian dài ở cái thành phố đầy sợ hãi ấy cũng như 8 triệu người biết sự thật về nó. Nó có đáng để đến nếu bạn hiểu rõ về nó?
Hà Nội không còn như ngày xưa nữa mà giờ là một Hà Nội đầy độc hại, nguy hiểm, vô văn hóa, ô nhiễm, tệ nạn…
Đặc trưng của Hà Nội là hàng quán vỉa hè. Đúng vậy. Nhưng nó rất bẩn thỉu và độc hại. Nhìn rất bắt mắt, ăn rất ngon lành. Nhưng từ bắp ngô luộc người ta cũng cho pin vào cho nó nhanh nhừ để đỡ tốn thời gian cũng như củi lửa. Những bát bún chả cũng đầy hóa chất trong bún và thịt ế ngoài chợ. Những bát phở trứ danh cũng tương tự như bún chả mà thôi, thêm vào đó là những hóa chất cho vào cái nồi xương ninh cả tuần cũng chẳng thèm vớt xương đi. Những cốc cafe cũng cho cái khỉ gì vào như pin hay đậu chẳng hạn. Những gói xôi xéo với hành khô phi từ dầu thải đen ngòm và ruốc làm bằng bìa các-tông. Rồi đủ các thể loại hàng hóa vỉa hè, chợ búa abc cũng vậy. Người ta đều tìm cách hạ giá thành, nâng cao giá bán bằng cách làm đểu giả…
Đặc sản Hà Nội là xe máy loạn như cào cào. Chẳng ai có thể đổ lỗi cho người dân là vì họ mua nhiều xe máy mà chính cơ sở hạ tầng của thành phố, phương tiện công cộng yếu kém khiến xe máy là lựa chọn hợp lý nhất. Đâm ngang dọc, xiên xẹo, va quệt nhìn hoa cả mắt. Tôi thấy đội người nước ngoài sang đường mà như chuẩn bị lên đài thi hành án tử.
Xe máy loạn như cào cào
Đồ ăn ở Hà Nội, đặc biệt là hàng quán các thể loại chứ không phải vỉa hè nữa thì đế người Hà Nội còn phát khiếp. Chính tay họ đi chợ mua về nấu còn vừa ăn vừa run chứ đừng nói là ở hàng quán. Quá nhiều hóa chất, hàng giả, trong thực phẩm. Ở các nhà hàng thì khỏi nói rồi, nhiều thủ thuật biến đồ đểu, rác thải thành món ăn lắm. Tôi là một thằng chui trong bếp nhà hàng tôi biết sự bẩn thỉu, kinh tởm của nó đến thế nào. Nhìn chảo dầu đen như nhớt xe đã qua sử dụng xong đầu bếp cho cơm nguội vào để hút cặn đồ ăn cháy và tẩy bớt đen thì đúng là ói luôn.
Ô nhiễm cũng là một đặc sản ở Hà Nội. Những khu tập kết rác hôi thối, ruồi bọ. Nhưng “Vịnh Cam Đai” (Cấm đái bậy) tỏa mùi nồng nặc đặc trưng amoniac. Khói xe, bụi đường…khiến Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới, chẳng khác gì Bắc Kinh hay ở Ấn Độ. Riêng cái đội du khách mà cho ra bờ sông Tô Lịch ngồi trà đá, cafe một lúc thôi thì say luôn mùi hổ lốn của nước sông chứ đừng nói là cafe. Màu nước đen như chó mực vậy.
Đặc sản của Hà Nội là chặt chém, chém cả người Việt Nam chứ đừng nói là người nước ngoài. Chặt chém từ quán ăn cho đến xích lô, taxi, mua sắm, đánh giày…. Rất nhiều du khác đã sững sờ về giá cả ở Hà Nội.
Ăn xin cũng là một đặc sản của Hà Nội. Ăn xin có tổ chức, có bang hội. Họ chèo kéo, quấy nhiễu, làm phiền người khác rất ghê gớm. Họ đi ăn xin không phải vì thực sự khó khăn mà là một nghề đầy lưu manh có tổ chức, bài bản.
Hà Nội nổi tiếng với nhưng phố cổ chật chội, ẩm thấp, ọp ẹp. Ba mươi sáu phố phường bây giờ nó đâu có còn là của ngày xưa nữa đâu mà thú vị. Những giá trị của nó mất đi quá nhiều và biến tướng mạnh mẽ, là nới chặt chém trên cái thớt thương hiệu ” ba mươi sáu phố phường”.
Nét đẹp của Hà Nội đúng với cái tên Hà Nội mà nó đã từng có lúc xưa thì giờ không còn nữa đâu. Người Hà Nội nói riêng và nhiều bộ phận người Việt Nam nói chung đã và đang tiếc nuối nó từng ấy năm tháng. Nó mất đi cũng là nhờ ơn đảng và nhà nước. Thay vào những cử chỉ lễ nghĩa, phong cách đậm chất thanh lịch là những nói tục, chửi thề, nhố nhăng, kệch cỡm.
Còn nhiều các tệ nạn khác nữa mà chỉ những người ở Hà Nội mới hiểu được. Mà không chỉ Hà Nội đâu mà ở khắp cái nước Việt Nam này, nhất là cái tiểu vương quốc Thanh Hóa ấy cũng đều như vậy cả. Có gì đâu để mà đến, có gì đâu để mà làm toáng lên quá sự thật vậy? Nếu hiểu rõ được sự thật thì mới thấy đến Việt Nam là một lựa chọn sai lầm. Tuy nhiên không phải tất cả đều tồi tệ. Đâu đó vẫn le lói những điều tốt đẹp, Việt Nam vẫn có những điều tốt đẹp. Việt Nam vẫn có những thứ mà ở nơi khác không có và đáng để đến thăm. Nhưng có nhiều sự thực rất tồi tệ và không như báo chí quảng bá./.

Giám đốc công an tỉnh Gia Lai tố cáo Huawei hoạt động gián điệp

Nghiệp đoàn báo chí Việt Nam (VNJU)|

Thượng tá Bùi Bá Quát, phó trưởng phòng phụ trách của phòng công an kinh tế tỉnh Gia Lai trong ngày 18 tháng 02 năm 2019 đã ra một thông báo rằng Huawei cho tặng miễn phí các thiết bị gián điệp và khuyến cáo mọi cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh này phải ngừng sử dụng Huawei.
Theo thượng tá Bùi Bá Quát, Huawei đã lén cài ứng dụng gián điệp Hiaction vào trong các thiết bị như điện thoại Android rồi đi tặng cho khắp các ban ngành Việt Nam, hầu thu thập thông tin.
Món quà quý giá từ “nước ngoài” tặng cho lực lượng công an và ngoài ngành công an được xác minh khả năng gây mất an ninh, cài các phần mềm gián điệp. Nước ngoài nào mà tặng thiết bị điện tử Huaweiđã nhận bao nhiêu thiết bị?
Hiện nay Huawei đang bị cáo buộc làm gián điệp tại Ba Lan và các cáo buộc gian lận nhằm phá vỡ lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran. Ngoài ra hàng loạt các quốc gia trên thế giới cũng ra cảnh báo về thiết bị của Huawei. Ngoại trưởng Mỹ vừa tuyêt bố sẽ không cộng tác truyền thông với các quốc gia dùng thiết bị Huawei. Liên Âu (50%) và Úc, Nhật, Ấn Độ đã có quyết định tương tự!Các thiết bị điện tử hiện nay công nghệ cao và có khả năng gây nguy hiểm tính mạng, nhưng lại nhận quà khi chưa qua kiểm định xử lý, đợi đến khi phát hiện mới phát đi cảnh báo.
 

Bản chất



Đỗ Văn Ngà|

ông an vốn là một lực lựợng chấp pháp, nhưng chính họ giờ đang trở thành một lực lượng đáng sợ nhất đối với nhân dân. Hiện nay, ngành này không còn muốn làm cho xã hội bình yên nữa, mà ngược lại, họ muốn xã hội bất an để họ kiếm chác. Cờ bạc nhiều thì họ có thêm thu nhập bảo kê, ma tuý nhiều thì họ có cơ hội khoe thành tích vv.. Mà bất nhân nhất là hiện tượng nuôi án khá phổ biến trong lực lượng này.
Chấp pháp là nhiệm vụ của họ, nhưng chấp pháp thì lấy gì sống? Mà thi hành nhiệm vụ thì chỉ được nhận lương thôi, không thưởng gì cả, cho nên họ phải bảo kê tội phạm để mà sống. Điều đó cũng có nghĩa là họ đã đánh mất hoàn toàn hình ảnh bảo vệ an ninh cho dân. Họ là hiện thân của sự bất an.
Như bài trước đã nói, công an Cộng Sản luôn nuôi án để nó mang lại cho họ nhiều cái lợi. Chưa có một xã hội nào công an lại thả cho xã hội bất an để hưởng lợi như Việt Nam.
Rõ ràng nuôi án thì nó sẽ thúc đẩy tệ nạn ngày càng nghiêm trọng, tội ác ngày một man rợ hơn. Mà tệ nạn ngày một nghiêm trọng thì tiền chi cho công an làm nhiệm vụ bảo kê ngày một cao. Nghĩa là tệ nạn càng cao thì công an càng giàu. Chuyên bảo kê cho tệ nạn kiếm tiền chưa đủ, nay họ lại nhảy sang bảo kê cho BOT bẩn để kiếm tiền.
Đốn mạt đến mức, họ trút bỏ quân phục, bịt khẩu trang kín mặt để bảo kê cho BOT bẩn như bọn đầu gấu chuyên nghiệp để kiếm chút tiền bẩn bỏ vào mồm. Vậy thì họ tìm đâu ra hình ảnh đẹp?
Trong mắt nhân dân, hình ảnh chấp pháp của ngành công an không còn nữa. Giờ họ hoàn toàn bế tắc, không biết làm cách nào để lấy lại hình ảnh đơn giản ấy trong mắt nhân dân nữa. Chính vì thế nên họ đã bày ra đủ trò để tìm cách cứu vãn hình ảnh, nhưng thật thảm hại, họ bày ra bao nhiêu trò đều bị dân lật tẩy bấy nhiêu trò. Cho nên hình ảnh không những không được cứu vãn mà con bị rớt thảm hại.
Không thực hiện nhiệm vụ mà họ lại lo tổ chức buổi đi nhặt rác rồi quay phim quảng bá hình ảnh. Màn kịch bị dân bóc mẽ, hình ảnh ngành rớt thê thảm. Như con bạc say máu, càng thua nó càng đánh đậm hơn nữa để gỡ, thì công an cũng thế, những màn kịch này bị thất bại thì họ dựng màn kịch khác để gỡ lại hình ảnh. Trò hề quét rác bị lật tẩy, họ lại tự dựng hình ảnh nhặt tiền trả lại người khác rồi quay phim chụp ảnh và nhờ hệ thống báo chí nô bộc tung hô. Nhưng thảm hại thay, họ lại bị dân lật tẩy, uy tín lại không những không cải thiện mà còn tụt dốc thảm hại hơn.
Thực tế ngành công an quá thiếu vắng đạo đức và trách nhiệm, thì các lãnh đạo CS cũng khác sao? Cũng thiếu vắng nốt. Tham nhũng, bất tài, gian manh, độc ác, phá hoại vv.. Đấy là hình ảnh lãnh đạo CSVN. Giờ dân nhìn họ với một cặp mắt vừa khinh bỉ, vừa hận, vừa căm ghét. Chính vì thế họ cũng như công an, đang khác khao được xã hội thừa nhận họ như một người công chính. Họ rất cần, nên khi có một sự kiện nào là họ cũng muốn ăn theo để tỏ vẻ “có trách nhiệm với nhân dân”.
Khi Công an Điện Biên bắt 5 hung thủ vụ án cô gái giao gà đêm 30 tết, thì lập lức ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhảy vào ăn hôi hình ảnh này. Ông ta nhảy vào chỉ đạo thế này, chỉ đạo thế kia như là không có ông ta thì bộ máy nhà nước không làm gì được với vụ án này vậy. Mà nói thẳng ra, trong vụ trong án này, để xảy ra cảnh hiếp dâm giết người như vậy, tội của công an Điện Biên rất lớn, việc bắt 5 hung thủ là trách nhiệm họ phải làm chứ chẳng có công lao gì cả. Hình ảnh công an không truy tìm nạn nhân sớm để xảy ra hậu quả thương tâm này là một hình ảnh rất xấu của công an Đện Biên chứ chả đẹp đẽ gì, nhưng trong bối cũng chẳng có hình ảnh nào khá hơn, thì cả công an và thủ tướng đều giành giật cái hình ảnh ấy để phết lên khuôn mặt toàn lọ nghẹ của họ một vết sơn “đẹp”.
Rõ ràng trong ĐCS, hiện giờ đã khô cạn đạo đức con người và tinh thần trách nhiệm cũng vắng bóng. Thế nhưng họ lại không tự sửa tốt hơn để “hữu xạ tự nhiên hương” mà ngược lại, họ cố mót vét những hành động chấp pháp hiếm hoi để tô vẽ cho mình một hình ảnh lãnh đạo “vì dân” và “có trách nhiệm”. Khổ nỗi trên khuôn mặt lãnh đạo nào cũng đen xì lọ nồi, họ cố chấm lên ấy một vài vết sơn sặc sỡ thì khuôn mặt cũng chẳng sáng hơn, mà ngược lại, nhìn nó lại còn lem luốc hơn cả màu đen của nhọ./.

‘Sông núi trên vai’ = ‘Mountains and rivers on the shoulder’?


Một tiệm sách tại Sài Gòn. Hình minh họa.
Trân Văn – VOA
Chủ đề “Sông núi trên vai” của “Ngày thơ Việt Nam 2019”, hoạt động thường niên do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức hàng năm ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) đang khuấy động dư luận.
Người ta ngạc nhiên khi Hội Nhà văn Việt Nam, tổ chức có không ít hội viên là dịch giả lại chuyển dịch “Sông núi trên vai” thành “Mountains and Rivers on the Shoulder” (1). Tuy nhiên ngô nghê trong chuyển ngữ là chuyện nhỏ.
Có tổ chức nào đặt “sông núi trên vai” mà khi thảo luận với hệ thống chính trị, hệ thống công quyền về thời cuộc chỉ xin hỗ trợ, giải quyết khó khăn về nơi làm việc, phương tiện di chuyển, cũng như ăn, ở của những cá nhân tự cho là hữu công (2)?

Chuyện lớn hơn là sự trâng tráo của Hội Nhà văn Việt Nam. Ai tin tổ chức có 40.000 hội viên này đã và sẽ gánh vác chuyện sông núi mà dám ưỡn ngực tự nhận đặt “sông núi trên vai” trong sự kiện chủ yếu chỉ nhằm thông báo vẫn còn thoi thóp, chưa… chết hẳn?
Có tổ chức nào tự nguyện gánh vác chuyện sông núi lại vật vã nằn nì, hoan hỉ khi vẫn còn được “nuôi” với chi phí lên tới 90 tỉ đồng/năm. Vì 90 tỉ đồng ấy nên cam kết sẽ tiếp tục làm “chiến sĩ” để “giữ vững trận địa văn hóa tư tưởng” (3)?
Trên thực tế, sông núi quằn quại, tan hoang vì phải nuôi quá nhiều những kẻ trâng tráo như thế. Chỉ tính riêng tiền nuôi các tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp như Hội Nhà văn Việt Nam, mỗi năm, dân chúng Việt Nam phải moi ra, góp vào 68.000 tỉ (4).
Trẻ con thất học, người nghèo thiếu cơm ăn, áo mặc, người già không nơi nương tựa, người bệnh không được chữa trị, phúc lợi teo tóp, chính sách an sinh èo uột, nợ nần của quốc gia càng ngày càng cao, thuế phí càng ngày càng nặng,… là vì như thế.
***
Đã đành Hội Nhà Văn Việt Nam, rộng hơn là Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam không vì sông núi theo nghĩa mà người Việt nào cũng biết. Ai cũng hiểu năm nay, “sông núi trên vai” xuất hiện vào tháng này, chủ yếu nhằm tạ ơn và tái đăng ký lập trường hết lòng, hết dạ tiếp tục phò tá sự nghiệp thâu tóm sông núi đặt vào tay đảng.
Tháng trước, Hội Nhà Văn Việt Nam nói riêng và Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam nói chung vừa nhận được quyết định, hứa sẽ… tái nuôi. Trước mắt, đảng tạm thời chưa buộc những tổ chức này “tự lực cánh sinh” như “Đề án Cải tiến phương thức hoạt động các hội văn học nghệ thuật” do Bộ Nội vụ soạn thảo.
Song bất kể thế nào thì “sông núi trên vai” vẫn làm người ta lợm giọng… Chỉ có một cách tự an ủi đó là… “rau nào, sâu ấy”. Những tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp được lập ra, được nuôi dưỡng bằng mồ hôi, nước mắt của nam, phụ, lão, ấu để giúp đảng duy trì sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối tại Việt Nam làm sao có thể khác được!
Đã có một Tổng Bí thư huênh hoang: Đất nước chưa bao giờ có cơ đồ như hiện nay (4)! Một Chủ tịch Quốc hội tuyên bố: Phát triển bền vững là con đường tất yếu (5)! Một Thủ tướng không hề thấy thẹn khi bảo với cộng đồng quốc tế: “Việt Nam là một nước dân chủ và chúng tôi lên án chế độ độc tài (6)!.. thì phải có Hội Nhà văn đặt “sông núi trên vai” thôi!
Chú thích

Hai cựu bộ trưởng CSVN Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị bắt

Ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn vừa bị bắt giam. (Hình: Zing)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn, hai cựu bộ trưởng Bộ Thông Tin Và Truyền Thông, vừa bị bắt tạm giam và khởi tố do những sai phạm liên quan đến thương vụ mua bán AVG.
Báo chí Việt Nam đồng loạt loan tin, ngày 23 Tháng Hai, 2019, Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An đã khởi tố, bắt giam và khám xét nhà ở hai ông Trương Minh Tuấn, phó Ban Tuyên Giáo, cựu bộ trưởng Bộ Thông Tin Và Truyền Thông, cùng người tiền nhiệm là ông Nguyễn Bắc Son, bộ trưởng Bộ Thông Tin Và Truyền Thông (nhiệm kỳ 2011-2016) để điều tra về tội “vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.”
Công an khám xét nhà ông Nguyễn Bắc Son ở Ngõ 36 C1, phố Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Hình:Tuổi Trẻ)
Theo nhà chức trách, những sai phạm của cả hai ông Son và Tuấn được xác định xảy ra khi ông Son đang là bộ trưởng, ông Tuấn là thứ trưởng Bộ Thông Tin Và Truyền Thông, đều liên quan đến thương vụ MobiFone mua 95% Cổ Phần Công Ty Cổ Phần Nghe Nhìn Toàn Cầu (AVG), mà các quyết định khởi tố đã được Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao phê duyệt từ Tháng Bảy, 2018.
Trước đó, theo Báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Bắc Son đã lần lượt bị cách chức Ủy Viên Trung Ương đảng khóa XI và bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông Tin Và Truyền Thông nhiệm kỳ 2011- 2016, xóa tư cách nguyên bộ trưởng Bộ Thông Tin Và Truyền Thông cùng nhiệm kỳ.
Bộ Chính Trị CSVN cũng quyết định thi hành kỷ luật ông Trương Minh Tuấn bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức bí thư Ban Cán Sự đảng Bộ Thông Tin Và Truyền Thông nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Tin cho biết, hồi cuối Tháng Tư, 2018, Thanh Tra Chính Phủ CSVN đã bàn giao hồ sơ, tài liệu thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG cho cơ quan điều tra Bộ Công An.
Nhà ông Trương Minh Tuấn ở số 167, ngõ Quan Thổ 1, phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội cũng bị cơ quan điều tra khám xét. (Hình:Tuổi Trẻ)
Theo kết luận thanh tra, Mobifone đã mua AVG là “vi phạm kinh tế rất nghiêm trọng.” Dự án có tổng mức đầu tư là 8,900 tỷ đồng ($383 triệu 478 ngàn), tuy nhiên những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của MobiFone “dẫn đến nguy cơ hiện hữu gây thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp này khoảng 7,006 tỷ đồng ($301 triệu 870 ngàn)… làm sụt giảm lớn hiệu quả kinh doanh ngay từ năm 2016 và các năm tiếp theo.”
Trong đó, lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2016 so với 2015 là gần 322 tỷ đồng ($13 triệu 874 ngàn), số lỗ đến 2017 là hơn 1,900 tỷ đồng ($81triệu 866 ngàn), đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến việc cổ phần hóa Mobifone.
Liên quan vụ án xảy ra Tổng Công Ty Viễn Thông MobiFone và các đơn vị liên quan, nhà chức trách đã khởi tố gần 10 cán bộ, trong đó có ông Cao Duy Hải, cựu tổng giám đốc MobiFone; bà Phạm Thị Phương Anh, cựu phó tổng giám đốc; ông Lê Nam Trà cựu chủ tịch Hội Đồng Thành Viên, cựu tổng giám đốc MobiFone và ông Phạm Đình Trọng, cựu vụ trưởng Quản Lý Doanh Nghiệp, Bộ Thông Tin Và Truyền Thông. (Tr.N)