Friday, October 19, 2018

Slovakia tạm ngừng quan hệ với Việt Nam

Theo VOA-20/10/2018 
Phó Thủ tướng-Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak (trái) bắt tay với Phó Thủ tướng-Ngoại trưởng Phạm Bình Minh khi ông đến Hà Nội năm 2014.
Phó Thủ tướng-Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak (trái) bắt tay với Phó Thủ tướng-Ngoại trưởng Phạm Bình Minh khi ông đến Hà Nội năm 2014.
Quan hệ song phương Việt Nam-Slovakia sẽ bị đóng băng cho đến khi Slovakia nhận được lời giải thích khả tín từ Hà Nội về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Slovakia Boris Gandel nói với hãng thông tấn nhà nước TASR hôm 19/10, trong một phản ứng trước lời kêu gọi của đảng Tự do và Đoàn kết đối lập (SaS) đòi phải trục xuất đại sứ Việt Nam.
Theo lời phát ngôn viên Gandel, Bộ Ngoại giao Slovakia hiện vẫn chưa nhận được câu trả lời từ phía Việt Nam sau cuộc họp của bộ trưởng ngoại giao hai nước ở New York gần đây.
“Slovakia là một quốc gia nghiêm túc và sẽ có hành động ngoại giao nghiêm khắc đối với Việt Nam ngay khi những nghi ngờ nghiêm trọng mà Việt Nam đang đối mặt được xác nhận đầy đủ và chính thức”, TASR dẫn lời ông Gandel nói.
Trước đó trong ngày, đảng Tự Do và Đoàn kết kêu gọi Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia Miroslav Lajcak trục xuất đại sứ của Việt Nam.
“Chính phủ Việt Nam đã trắng trợn lợi dụng Slovakia để bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh, sử dụng lãnh thổ của chúng ta và thậm chí cả máy bay của chính phủ Slovakia để vận chuyển ông ta. Dù chính phủ Việt Nam không thể giải thích làm thế nào mà Trịnh Xuân Thanh đi từ Đức về Việt Nam, nhưng đã có sự đánh lạc hướng một cách hệ thống cả chính phủ lẫn công chúng Slovakia thông qua đại sứ nước này, trong lúc chối bỏ trách nhiệm trong vụ bắt cóc”, hãng thông tấn nhà nước dẫn lời Nghị sĩ Martin Klus thuộc đảng SaS nói.
Truyền thông Slovakia cho biết vào đầu tháng này, bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak đã chất vấn Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ông nói rằng những giải thích trước đây của Việt Nam về vụ này “không thỏa đáng” và cảnh báo Việt Nam về “hậu quả” của vụ này, đồng thời yêu cầu Hà Nội phải “nhanh chóng làm rõ mọi nghi ngờ để khôi phục lòng tin lẫn nhau trong quan hệ song phương”.
Doanh nhân-công chức nhà nước Trịnh Xuân Thanh bị tình báo Việt Nam bắt cóc tại Đức vào tháng 7 năm ngoái trong lúc đang xin tị nạn tại Đức. Các nhà điều tra sau đó phát hiện ông Thanh đã được chở đến Slovakia và được đưa lên chiếc chuyên cơ mà chính phủ Slovakia cho phái đoàn quan chức cấp cao mượn, rồi từ đó bay sang Nga và về Việt Nam.
Phía Việt Nam nói ông Thanh tự ra đầu thú, sau đó kết án ông hai án tù chung thân về tội tham ô vào đầu năm nay.

Việt Nam kêu gọi người dân và kiều bào đóng góp vì biển, đảo

VOA Tiếng Việt/19/10/2018  
Một người lính hải quân canh gác trên đảo Trường Sa Đông thuộc quần đảo Trường Sa. Chính phủ Việt Nam đang kêu gọi người Việt trong nước và hải ngoại hướng về biển đảo để bảo vệ tổ quốc.
Một người lính hải quân canh gác trên đảo Trường Sa Đông thuộc quần đảo Trường Sa. Chính phủ Việt Nam đang kêu gọi người Việt trong nước và hải ngoại hướng về biển đảo để bảo vệ tổ quốc.
Chính phủ vừa thành lập một quỹ để vận động mọi thành phần và nhân dân trong cả nước cũng như người Việt ở nước ngoài hướng về biển, đảo của Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Thủ tướng chính phủ vừa ký quyết định về việc tổ chức và hoạt động “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam” nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân trong và ngoài nước về vị trí, vai trò của biển đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, theo bản tin của cổng thông tin điện tử Chính phủ ra ngày 18/10.
Bản tin này cho biết quyết định vừa được thủ tướng ký đưa “Nghị quyết về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam” vào cuộc sống và đáp ứng yêu cầu xã hội hóa nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của tổ quốc trong tình hình mới.
Động thái kêu gọi sự chú ý hướng về biển đảo và tập trung nguồn lực cho việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của chính phủ Việt Nam diễn ra trong bối cảnh các tranh chấp trên biển Đông ngày càng tăng cao.
Việt Nam có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc trên biển Đông trong hàng thập kỷ qua. Theo truyền thông trong nước, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm một số đảo của Việt Nam ở Hoàng Sa năm 1974. Chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa vẫn đang nằm trong vòng tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan.
Kể từ khi Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014, căng thẳng về chủ quyền trên biển giữa hai nước tăng cao hơn bao giờ hết. Nhiều cuộc biểu tình của người Việt trong nước và hải ngoại đã nổ ra để phản đối hành động này của Trung Quốc.
Trung Quốc đưa ra tuyên bố đường lưỡi bò chín đoạn trong đó bao trọn hầu hết khu vực Biển Đông. Mặc dù tòa trọng tài quốc tế phán quyết không công nhận tuyên bố này của Trung Quốc nhưng Bắc Kinh phủ nhận quyết định của tòa và tiếp tục các hoạt động quân sự hóa trên biển Đông gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế.
Trong một năm qua, Việt Nam đã phải hai lần phải dừng các dự án thăm dò dầu khí trên vùng biển có tranh chấp với Trung Quốc dưới sức ép của Bắc Kinh.
Theo quyết định vừa được thủ tướng ký ban hành, mọi nguồn lực sẽ được huy động để “phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, của cộng đồng xã hội tham gia nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.”
Chính phủ Việt Nam sẽ vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tự nguyện hỗ trợ vật chất, tài chính cho quỹ này. Quỹ còn được dùng để “nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần của quân và dân trên các vùng biển, đảo của tổ quốc, trong đó ưu tiên tập trung cho các địa bàn trọng điểm, chiến lược, nhất là huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1,” theo trang web chinhphu.vn.
Bộ Quốc phòng sẽ là cơ quan chỉ đạo hoạt động của quỹ này.

Chuyến tàu công nghệ 4.0: VN đưa công an lên làm người soát vé



Trung tuần tháng 6 tôi có viết về Luật An ninh mạng. Tôi có viết rằng “các nước Châu Âu người ta ra luật an ninh mạng là nhằm bảo vệ quyền lợi quốc gia, gồm nhiều thứ như bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo vệ bí mật quốc gia, bảo vệ bí mật đời tư công dân… TQ họ cũng ra luật an ninh mạng nhưng mục đích nhằm khẳng định “chủ quyền không gian mạng”.
Còn mục đích của luật an ninh mạng VN, tôi có dẫn lời của ông Trọng, là để “bảo vệ chế độ”.
Image result for Dog
Có nhiều định nghĩa về “Luật pháp quốc gia”. Ở các nước dân chủ tự do “luật pháp thể hiện ý chí của toàn dân”. Điều này đúng, vì luật pháp ở các quốc gia này do các đại biểu quốc hội làm ra. Các đại biểu quốc hội là người đại diện cho dân, được dân bầu qua hình thức phổ thông đầu phiếu.
Rõ ràng luật “an ninh mạng” của VN thể hiện ý chí của đảng (nếu không nói là ý chí của ông Trọng).
Các nước Châu Âu và nhiều nước khác trên thế giới khẳng định chủ quyền quốc gia trên “không gian mạng tự do” với thái độ “hòa nhập”. Bởi vì “không gian mạng” cũng là một vấn đề “kinh tế”.
Với thời kỳ “toàn cầu hóa”, không ai nói về “chủ quyền kinh tế” nữa. Nước này phụ thuộc (kinh tế) vào nước kia. Không quốc gia nào “độc lập” về kinh tế hết cả.
Kinh tế thị trường đặt nền tảng lên sự “tự do” và “cạnh tranh”. Khi quan niệm “không gian mạng” cũng là một vấn đề “kinh tế”, dĩ nhiên “không gian mạng” cũng tuân theo “qui luật” của kinh tế thị trường. Đó là “sự tự do” và “cạnh tranh”.
TQ chủ trương tách rời, mở cho công dân mình một mạng riêng. Google hay Facebook mặc dầu có nhiều vận động nhưng vẫn bị cấm hoạt động ở TQ. Hiển nhiên việc này khẳng định TQ không phải là một nền “kinh tế thị trường”.
VN nhứt cử nhứt động bắt chước TQ. Luật An ninh mạng cũng vậy. Sai lầm của VN là coi “không gian mạng” là “không gian chính trị”, trong khi quan điểm của TQ “không gian mạng” thuộc về “chủ quyền quốc gia”.
VN đang hô hào “không bỏ lỡ chuyến tàu công nghệ 4.0”. Hiển nhiên “công nghệ 4.0” là một vấn đề “kinh tế”. VN làm gì để mua vé lên tàu ?
VN thay vì đào tạo những chuyên gia hàng đầu, thì lại nỗ lực đưa hàng ngũ công an lên làm người soát vé.
VN rập khuôn TQ để trở thành một nền “kinh tế phi thị trường”. Mới đọc báo thấy các xí nghiệp của Đài loan (và các quốc gia khác) do lo ngại TQ bị cô lập, đã chuyển qua Phi và các nước khác ở Đông Nam Á. Không thấy tên VN.
Tư bản không ngu “tránh vỏ dưa (TQ) để gặp vỏ dừa (VN)”./.

Dương Thủ Thiêm kích đồng Nhân dân tệ

Phương Thảo (VNTB)|
Hết nhà hát lại đến quảng trường – Quyết tâm! – Quyết tâm! 
Quyết định xây dựng nhà hát vũ kịch ở Thủ Thiêm vấp phải sự phản đối mãnh liệt trên khắp cả nước. Những người ủng hộ dự án đã phải hứng chịu nhiều gạch đá khắp nơi. Người ta có lẽ sẽ không phản đối nếu xây nhà hát vũ kịch ở nơi khác Thủ Thiêm nơi có mấy ngàn hộ dân sống lây lất màn trời chiếu đất trong 20 năm qua.

Người ta phản đối việc bán đất vàng ở trung tâm thành phố xây một dự án phù phiếm ở một thời điểm chưa cần thiết và trình độ thượng ngoạn âm nhạc của đại đa số đông người Việt chưa đạt đến điểm để có thể thường thức loại nhạc hàn lâm.

Chuyện chưa được ngã ngũ thì Uỷ ban nhân dân TP. HCM lại tiếp tục làm cho công chúng sốc lần thứ hai liên tiếp với đề xuất “ xây dựng quảng trường Hồ Chí Minh”, trong đó có bảo tàng Hồ Chí Minh, nhà sàn, ao cá với kinh phí lên tới 2000 tỷ.
Có vẻ Thành phố này đang rất dư tiền và tìm mọi cách để xài cho hết một cách vô tội vạ, theo như cách hiểu của nhiều quan chức thì tiền ngân sách phải xài cho hết vì xài không hết năm sau sẽ bị rút bớt đi.

Lần này các vị lãnh đạo đã khôn hơn khi dùng cái tên Hồ Chí Minh. UBND TP HCM lại mong muốn sự đồng thuận bằng cái tên đã được sử dụng tràn lan ở một đất nước đã lậm căn bệnh sùng bái lãnh tụ quá nặng.Với cái tên đó, đố ai dám lên tiếng phản đối. để không ai dám phản đối.

“Không ai” ở đây chỉ ám chỉ đến các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương có thẩm quyền ra quyết định còn người dân thì đã được lãnh đạo thành phố thương tình nhét vô miệng cái câu “tình cảm của Đảng bộ và nhân dân thành phố và nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu” để cho khỏi dám hó hé rồi.
Cùng phản đối trên diện rộng 
Nơi hứng chịu gạch đá đầu tiên là UBND TPHCM đứng đầu là bà Quyết tâm và các vị đã bỏ phiếu thuận một cách thần tốc để thông qua dự án 1500 tỷ đầy tai tiếng. Đồng thời các hạng mục công trình văn hoá các thể loại từ nhà hát, đến viện bảo tàng được xây từ lâu với tiền tỷ từ vốn ngân sách nhưng không được sử dụng hết công suất hoặc thậm chí bỏ hoang phế đã được báo chí và cộng đồng Facebook Việt Nam đưa ra làm minh chứng cho việc quan chức nhân danh văn hoá đã phá tang hoang tiền thuế của người dân như thế nào.

Những lời miệt thị cá nhân được sử dụng để công kích ca sỹ Mỹ Linh từ tư cách cho đến cuộc sống riêng tư được viết từ những facebooker và blogger có lượng người theo dõi cao và được chia sẻ chóng mặt. Chồng của Mỹ Linh lên tiếng bênh vợ một cách không khôn ngoan cũng đã bị vạ lây.

Trong cơn phẫn uất, cộng đồng mạng đã khai quật vụ gia đình Mỹ Linh sử dụng đất rừng phòng hộ để xây biệt phủ trái phép từ và đã bị cho chìm xuồng từ năm 2015. Chưa hết những nhãn hàng do cô ca sỹ này làm đại diện còn có thể đối diện với sự tẩy chay trên toàn quốc vì một phút sẩy tay giật status.
Dân cư mạng cũng đã khai quật ra vụ mua bán nhạc cụ trị giá hàng chục triệu đô la từ nhiều năm trước và mang về để chơi khơi khơi từ đó tới giờ.

Cơn say tấn công những người ủng hộ nhà hát vũ kịch chưa dứt thì lại tiếp tục cộng hưởng thêm trận lôi đình về quảng trường mang tên người. Lần này không ai dám lên tiếng ủng hộ dự án ngoài quan chức TP HCM. Và nỗi giận vẫn có cùng một nguyên nhân, xây một quảng trường vô bổ 2000 tỷ trên khu đất đầy oán thán của người Thủ Thiêm.


Uất hận này chồng lên uất hận khác của người Thủ Thiêm nói riêng và những người có lòng trắc ẩn với đồng bào có lẽ không có thể nào diễn tả được đối với quyết tâm xoá sạch Thủ Thiêm cho bằng được của những người đã từng hứa sẽ giúp đỡ dân oan Thủ Thiêm đòi được lại công lý. Chưa kể đến khả năng cho thực hiện các dự án siêu khủng vốn là siêu cơ hội làm giàu cho quan chức tham nhũng và che đậy những sai trái của nhau trong quy hoạch Thủ Thiêm.
Dương Đông kích Tây 
Nhiều người Việt Nam chẳng may trong cơn giận dữ ấy đã mất đi sự cảnh giác. Vì mải tấn công Mỹ Linh và quan chức Sài thành mà người ta đã bỏ qua mất tầm quan trọng của sự kiện Hà Nội chính thức cho lưu hành đồng nhân dân tệ ở bảy tỉnh biên giới từ ngày ngày 13/10/2018.

Với quyết định này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam đã giúp cho giấc mộng bành trướng bằng đồng nhân dân tệ nhằm thay thế đồng đô la Mỹ của Trung quốc tiến thêm được một bước về phía nam.
Việc cho lưu hành hai loại tiền tệ song song nguy hại thế nào các chuyện gia đã nói đến quá nhiều trong quá khứ. Người dân thường buôn bán cũng đủ khôn ngoan để biết nên sử dụng đồng tiền mạnh hay đồng tiền yếu trong giao dịch. Và như vậy theo thời gian, việc đồng tiền yếu bị chết yểu là chuyện đương nhiên.

Tiền đồng Việt Nam chẳng phải là yếu hơn nhiều so với đồng nhân dân tệ hay sao? Tới lúc đó thì ai sẽ phải lệ thuộc vào ai? Ai có thể đảm bảo việc lưu hành đồng nhân dân tệ chỉ có diễn ra ở bảy tỉnh biên giới phía bắc mà không theo thương lái Trung Quốc vào hết tất cả các ngóc ngách của nông thôn Việt Nam, hay các khu phố Tàu mới mọc lên sau này để phục vụ riêng cho cộng đồng công nhân Trung Quốc cùng với làn sóng du khách người Trung Quốc từ Bắc tới Nam?

Hà Nội đã rất khôn khéo khi cho Facebook đăng tải tràn ngập tin tức về nhà hát kịch và công trường ở Thủ Thiêm trong thời gian này với những lời miệt thị, chửi rủa cá nhân có phần cay độc mà không hề bị kiểm duyệt hay báo cáo – report. Dư luận đã bị lèo lái sang một hướng khác để con đường chính thức hoá đồng nhân dân tệ được khơi thông một cách êm xuôi.

UBND HCM đã thu hết hoả lực về phía Thủ Thiêm để Hà Nội đã nhẹ nhàng đặt trái banh chủ quyền tiền tệ vào tay Trung Quốc. Trong khi đó còn rất nhiều người Việt vẫn còn đang nhìn mải sang phía Thủ Thiêm mà không hề cảnh giác nguy cơ mất chủ quyền tiền tệ đang lừng lững sau lưng. /.

Những điều hoang đường xung quanh nhà hát giao hưởng nghìn tỷ

Ngô Đồng – Web Việt Tân
Việc Hội Đồng Nhân Dân Thành phố Sài Gòn biểu quyết thông qua Dự án xây dựng nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch tại Thủ Thiêm với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng đang là tâm điểm chú ý của dư luận trong tuần qua. Vấn đề không chỉ được báo chí lề phải khai thác mà còn là đề tài chỉ trích trên mạng xã hội. Ngay sau khi thông tin về dự án này được loan tải, đã có rất nhiều người thuộc đủ mọi tầng lớp công khai phản đối, nhất là khi biết địa điểm xây nhà hát tại Thủ Thiêm, nơi mà những sai phạm nghiêm trọng của nhiều thế hệ lãnh đạo cộng sản vừa được vén màn.
Dự án nhà hát giao hưởng và vũ kịch thành phố được các vị đại biểu HĐND nhất trí 100% thông qua trong một cuộc họp bất thường diễn ra ngày 08/10. Nhà hát này có 1.700 chỗ, 2 khán phòng và dự kiến sẽ xây dựng từ năm 2018 – 2022 với tổng kinh phí đầu tư dự án hơn 1.500 tỷ đồng lấy từ nguồn ngân sách. Theo lãnh đạo thành phố này thì mục đích của dự án là để thúc đẩy các hoạt động nghệ thuật, thu hút khách du lịch… và đã được lên kế hoạch từ 20 năm trước nhưng thiếu ngân sách.

Những câu hỏi khó trả lời

Rất nhiều ý kiến phản đối của người dân ở ngay cả trên các phương tiện truyền thông chính thống lẫn các trang mạng xã hội. Nhiều người đặt câu hỏi: Tại sao phải vội vã xây nhà hát?  Ai cần nhà hát giao hưởng nghìn tỷ này? Xây công trình lớn thì kinh phí duy trì cũng lớn 1.500 tỷ liệu có đủ không? Trong 4 năm mà xây dựng nhà hát 1.700 chỗ liệu có kịp?…
Một câu hỏi khác còn lớn và quan trọng hơn: Chính quyền minh bạch tới đâu với dân trong quá trình quyết định triển khai dự án? Bởi dư luận không thể hiểu nổi vì sao việc tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng ngân sách cho một công trình văn hóa lại dễ dàng hơn việc xây dựng những công trình dân sinh cấp thiết? Trong khi hạ tầng giao thông của thành phố này còn chưa hoàn chỉnh, nạn kẹt xe, ngập nước đang làm khổ người dân thì việc xây nhà hát giao hưởng có thích hợp?
Thực tế là kinh phí xây dựng công trình văn hoá có thể xây dựng thêm bệnh viện, trường học hay những con đường để trẻ em vùng cao đến trường bớt khổ hơn. Hoặc chí ít là dùng để xây thêm vài ba cái cầu nhằm giải quyết ùn tắc cho thành phố này.
Nghe con số 1.500 tỷ đồng ai cũng giật mình, nhưng cái quan tâm ở đây là việc hàng nghìn tỷ từ nguồn ngân sách chi cho công trình văn hóa mà tính hiệu quả lại không có gì đảm bảo là lãng phí và chưa cần thiết. Đối với người dân, lợi ích thiết thực và cụ thể luôn là điều họ quan tâm. Khó mà ép họ bụng đói, di chuyển xe trong dòng nước đen ngòm bẩn thỉu, hoặc mồ hôi nhễ nhại sau nhiều giờ kẹt xe để ngồi nghe nhạc giao hưởng, ngắm nhà hát được!

Nợ công, thuế phí gia tăng

Những năm gần đây, ngân sách nhà nước CSVN rơi vào tình trạng thu không đủ chi. Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, từ đầu năm 2018 đến thời điểm 15/9, thâm hụt ngân sách Nhà nước đã lên mức 38,3 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, năm 2018 nợ công dự kiến lên con số 3,5 triệu tỷ đồng, cao hơn con số 3,1 triệu tỷ đồng của năm 2017. Như vậy, từ chỗ mỗi người dân phải chịu 31 triệu đồng nợ công vào năm 2017, thì đến 2018 dự kiến con số này sẽ lên 35 triệu, tức là tăng thêm 4 triệu đồng.
Về an sinh xã hội, nhiều loại thuế, phí đã tăng và sẽ còn tăng cũng đang tạo gánh nặng không nhỏ trên vai mỗi người dân. Đơn cử như thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, từ chỗ chỉ đánh thuế 1.000 đồng/lít vào năm 2012, nay thuế môi trường với xăng đã tăng lên 4.000 đồng/lít. Bên cạnh đó, chính quyền không còn tiền tăng lương cho công chức, giáo viên, người về hưu… vì vậy, khi nghe những dự án hàng nghìn tỷ, ai cũng phẫn nộ.
Ngân sách là từ những đồng tiền thuế đẫm mồ hôi nước mắt, là đồng tiền chắt chiu của người dân. Dân đang oằn mình đóng thuế để nuôi bộ máy hành chính khổng lồ đã mệt rồi. Lẽ ra cần tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu công, thì nghịch lý là những dự án như nhà hát nghìn tỷ lại được vẽ ra. Phải chăng người vẽ ra đề án và những người phê duyệt không biết về những cơn đói lay lắt nơi vùng cao, những đứa trẻ phải chui túi nilong vượt suối đến trường và những bữa cơm của học sinh chỉ toàn muối trắng?

Lấp liếm những sai phạm?

Quá vô lý khi Dự án xây dựng nhà hát có giá trị lên tới 1.500 tỷ đồng lại được quyết định chóng vánh tại một cuộc họp bất thường, chưa lấy ý kiến rộng rãi, phân tích đủ kỹ lưỡng, thấu đáo. Nhiều người càng thêm phẫn nộ khi báo chí dẫn lời Chủ tịch HĐND Nguyễn Thị Quyết Tâm rằng việc xây nhà hát là “cần cho người dân” trong khi chưa xin ý kiến của họ.
Có nhận định cho rằng giới lãnh đạo thành phố Sài Gòn vội vàng muốn xây dựng công trình nhà hát tại Thủ Thiêm, là nhằm lôi kéo nhân sự công cộng đổ vào khu vực này. Từ đó sẽ làm chìm đi những sai phạm trong việc giải phóng mặt bằng của lãnh đạo cộng sản đối với hàng nghìn dân oan Thủ Thiêm trong nhiều năm qua. Thực tế, nhận định đó là hoàn toàn có lý, bởi việc công cộng hóa các khu vực đất tranh chấp không còn là điều mới.
Phương pháp “hóa giải” những khu vực nóng tranh chấp trong giải phóng mặt bằng được nhà cầm quyền Việt Nam thường xuyên áp dụng, đó là xây dựng trên đó những công trình công cộng như công viên, đường sá, rạp hát, bảo tàng… cách làm này có mục đích đẩy người dân oan vào trạng thái bị cô lập với số đông người dân. Những vụ Đoàn Văn Vươn, Đặng Văn Hiến, giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội… là minh chứng rõ nhất về thủ đoạn này.

Nâng cao sinh hoạt động văn hóa, nghệ thuật?

Hiện nay tại Sài Gòn đã có Nhà hát Hòa Bình 1.300 chỗ và Nhà hát Thành phố 1.400 chỗ. Nhà hát Thành phố không hề quá tải, chủ yếu được thuê để làm sự kiện. Đoàn giao hưởng thành phố than là phí đắt, nên không thuê. Còn Nhà hát Hoà Bình, trước kia có tổ chức ca nhạc, hài, kịch, cải lương… Sau một thời gian thì nhu cầu giảm thì họ chuyển thành rạp chiếu phim. Bây giờ xuống cấp trầm trọng thì để im luôn. Như vậy không thể nói là Sài Gòn thiếu nhà hát đến mức phải bỏ ra hơn 1.500 tỷ để xây thêm tốn kém.
Việc xây dựng nhà hát vội vã khi chưa tính toán chặt chẽ sẽ gây lãng phí, thậm chí là bỏ hoang. Thực tế là đã có không ít công trình xây dựng tốn kém đã rơi vào tình trạng như vậy. Không cần đâu xa, Trung Tâm triển lãm hàng chục triệu USD cũng tại Thủ Thiêm hiện đang bị bỏ hoang, cỏ lau ngút trời, trâu bò gặm cỏ. Nhà hát Trần Hữu Trang đầu tư hơn trăm tỷ ngay tại trung tâm Sài Gòn cũng đang lâm vào tình trạng “cửa chốt then cài”. Xa hơn là Bảo Tàng Hà Nội với chi phí xây dựng 6 nghìn tỷ đồng, sau 7 năm đi vào hoạt động đã trở nên hoang tàn, vắng lặng…
Bên cạnh đó, hiện nay chưa có bất kì thống kê nào được công bố về nhu cầu thưởng thức của xã hội về giao hưởng, vũ kịch tại Việt Nam. Trong khi đó, nhạc giao hưởng là loại hình âm nhạc kén người nghe, đòi hỏi thính giả có tri thức về đỉnh cao khí nhạc. Bằng cảm nhận của một người dân Việt Nam, có thể nói thành phần này không nhiều trong xã hội hiện nay.
Rõ ràng có nhiều ẩn số chưa có lời giải, nhưng chính quyền thành phố Sài Gòn vẫn nôn nóng quyết định xây nhà hát. Phải chăng là vì những khoản tiền “lại quả” hậu hĩnh mà người ta bất chấp hiệu quả, bất chấp lương tri?
Tóm lại, việc có hay không có một nhà hát nghìn tỷ không hề quyết định sự phát triển về văn hóa, nghệ thuật. Bởi thực tế, hai yếu tố này được định hướng bởi cơ chế và chính sách. Trong đó, điều kiện tiên quyết để văn hóa, nghệ thuật phát triển phải là sự tự do, cởi mở trong tư tưởng để sáng tạo. Nhưng điều này không thể nào có khi tồn tại Ban tuyên giáo, Bộ Thông tin-Truyền thông, Sở văn hóa… những kẻ chuyên đi kiểm duyệt, những hung thần của tự do xã hội. Bởi vậy, nếu thể chế độc tài còn cai trị, thì việc xây vài ba cái Nhà hát nghìn tỷ cũng không bao giờ làm cho nền nghệ thuật nước nhà khá hơn được.

Sám hối, đền bù tội ác trước khi bàn đến xây nhà hát

“…Nếu những người cộng sản còn chút lương tâm dù ít ỏi, họ phải hiểu rằng, đã là quá muộn để họ sám hối tội ác, đền bù tội ác đối với người dân trước khi họ nghĩ đến xây dựng nhà hát trên vùng đất Thủ Thiêm oan khiên này…”
danngheo_thuthiem
Ngày 08/10/2018 Hội đồng Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã họp phiên bất thường, thông qua ngân sách 1.508 tỷ đồng để xây nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch tại Thủ Thiêm.
Thông tin trên đây đã làm hàng ngàn người dân oan Thủ Thiêm và hàng triệu người Việt Nam trong và ngoài nước quan tâm đến vùng đất Thủ Thiêm quá phẫn lộ.
Những gì đã xẩy ra ở Thủ Thiêm trong hơn 20 năm qua, như nhà báo Võ Đắc Danh, tác giả của loạt phóng sự điều tra về Thủ Thiêm đã phải kêu lên “tội ác nối dài tội ác”. Hơn 15.000 gia đình kêu oan ròng rã suốt 20 năm, nhiều gia đình  bị cướp hết nhà cửa đất đai, gia đình tan nát, lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, mất hết phương tiện làm ăn sinh sống. Nhiều người oan ức, cực khổ phẫn uất đã tự kết liễu cuộc đời, linh hồn họ vẫn quanh quẩn đâu đó trong vùng đất Thủ Thiêm đầy oan khuất.
Chính quyền thành phố, trong đó có cái hội đồng nhân dân vừa họp bất thường đã gây ra các tội ác kể trên. Xa hơn nữa là những cấp trên của họ đã dung dưỡng những kẻ tham ác, ngoảnh mặt làm ngơ trước những đau khổ và oan khuất của người dân Thủ Thiêm, họ cũng chính là những kẻ đồng lõa.
Điều không sao hiểu nổi, gần nửa năm kể từ khi họ công khai thừa nhận có sai trái, tổ chức nghe dân giãi bầy oan khuất, họ đã không làm gì hơn để giảm bớt nỗi thống khổ của những người dân oan Thủ Thiêm đã và đang phải chịu đựng.
Lẽ ra, đã từ lâu cái hội đồng nhân dân thành phố đã phải họp phiên bất thường, không phải bàn về xây nhà hát, mà đặc biệt về Thủ Thiêm để:
- Công khai xin lỗi những người dân Thủ Thiêm về những tội ác do chính quyền TP. đã gây ra cho họ.
- Thành lập một ủy ban đặc biệt về Thủ Thiêm. Nhiệm vụ của ban này là thật nhanh chóng:
- Điều tra xác minh, lập danh sách thống kê chi tiết toàn bộ các gia đình bị thu hồi nhà đất và đền bù sai trái.
- Từ xác minh thống kê, tiến hành khẩn cấp đền bù. Phải đền bù đúng theo giá nhà đất thị trường cộng với lãi xuất, cùng với những đau khổ, mất mát mà gia đình họ đã phải chịu đựng.
- Điều tra các hợp đồng bán, sang nhượng, chuyển giao, cấp đất... của chính quyền với các tổ hợp, công ty, cá nhân để phát hiện những sai trái và tiến hành thủ tục pháp lý truy thu và xử lý theo luật pháp.
- Điều tra, công bố công khai những cá nhân, tổ chức của thành phố đã tham nhũng, kết cấu với các nhóm lợi ích, vô trách nhiệm…, đưa họ ra xử lý theo luật pháp.
Nhưng cái gọi là HĐND đã không họp hay ra bất  cứ một nghị quyết nào về Thủ Thiêm.
Trước sự công phẫn của dư luận xã hội về cuộc họp bất thường của HĐND TP. và quyết định xây dựng nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch, những người đứng ra bênh vực nói rằng, xây dựng nhà hát cũng cần thiết. Nhưng một chính quyền luôn tự nhận mình là của dân phái biết cân nhắc, cái gì cần làm trước, cái gì làm sau vì lợi ích của người dân.
Thật nực cười khi nghe ông Nguyễn Thiện Nhân bí thư thành ủy giải thích, rằng tiền xây nhà hát là tiền khác. Tiền khác này chắc chắn không phải tiền của một cá nhân hay tổ chức nào, đó là tiền của tài sản quốc gia hay do dân đóng thuế mà có. Lẽ ra ông nên nói để dân biết là chính quyền “của dân” TP đã và đang làm những gì với ngần ấy thời gian để sửa sai về đất đai ở Thủ Thiêm, bao nhiêu gia đình sẽ được đền bù, bao nhiêu đảng viên, cán bộ sẽ bị đưa ra xử lý theo pháp luật, ngân sách để đền bù các gia đình oan sai là bao nhiêu và lấy từ đâu v...v.
Vùng đất Thủ Thiêm đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt và cả máu của hàng ngàn người dân oan từ hơn 20 năm nay. Đó là tội ác do những người cộng sản cầm quyền gây ra. Nếu những người cộng sản còn chút lương tâm dù ít ỏi, họ phải hiểu rằng, đã là quá muộn để họ sám hối tội ác, đền bù tội ác đối với người dân trước khi họ nghĩ đến xây dựng nhà hát trên vùng đất Thủ Thiêm oan khiên này.
Warszawa, tháng 10-2018
Đinh Minh Đạo

Nước mắt, tự do và hoa

Trần Quốc Việt (Danlambao) - Họ là những nhà hoạt động đấu tranh cho nhân quyền. Họ là những nhà văn nhà thơ đấu tranh cho sự thật và tự do tư tưởng. Đối đầu với họ là đế quốc ác, là quần đảo ngục tù, lưu đày, và cái chết. Sức mạnh duy nhất và mạnh nhất của họ là tinh thần. Họ là những người Nga sống dưới bóng chế độ gần như nghiền nát tất cả mọi người thành nô lệ. Nhưng họ vượt lên đau khổ, tù đày, định mệnh để sống và hành xử như những công dân tự do về tinh thần. Câu chuyện người Việt chúng ta đấu tranh với chế độ cộng sản, xét cho cùng, còn bi tráng hơn rất nhiều. Nhưng câu chuyện của họ cũng khích lệ chúng ta trong cuộc đấu tranh trường kỳ và gian nan hiện nay để giành lại tự do và nhân quyền đã bị chế độ cướp đoạt.

Andrei Amalrik là một trong những nhà hoạt động nhân quyền đầu tiên ở Liên Xô. Ông trở thành biểu tượng của Phong trào Dân chủ từ lâu trước những nhân vật như Andrei Sakharov và Alexander Solzhenitsyn. Sau khi tác phẩm nổi tiếng của ông Liệu Liên Xô có tồn tại đến năm 1984? xuất bản ở Tây Phương vào năm 1970, ông bị bắt, bị kết tội "ăn bám xã hội" vì không có công việc lâu dài, rồi bị kết án ba năm tù ở trại lao động ở Siberia. 

Vào cuối hạn tù, ông được thả ra nhưng rồi lại ra tòa tiếp về "tội nói xấu chế độ Xô viết." Ở phiên tòa thứ hai này ông từ chối tham gia vào thủ tục tố tụng của tòa án và ông không nhận tội trong bản tuyên bố ghi rằng: "Tôi nghĩ vấn đề đúng sai của những quan điểm được diễn đạt công khai chỉ có thể được khẳng định qua cuộc thảo luận tự do và công khai, không phải qua cuộc điều tra của tư pháp. Không có tòa án hình sự nào có quyền đạo đức để xét xử bất kỳ ai về những quan điểm họ diễn đạt. Kết án tư tưởng hình phạt hình sự, dù tư tưởng ấy đúng hay sai, theo tôi tự thân việc kết án ấy là tội ác." 

Ông bị kết án thêm ba năm tù nhưng vì lý do sức khỏe và trước sự lên án của Tây Phương, thay vì ở tù ông chỉ bị lưu đày đến một làng xa xôi ở Siberia. Đến năm 1976, KGB ra tối hậu thư cho ông: lưu vong hay tù đày. Ông cùng với vợ tên Gusel chọn lưu vong. Ông kể ngày ông rời Liên Xô như sau: 

"Vào sáng sớm ngày 15 tháng Bảy, 1976, bạn chúng tôi Dick Coombs ở Tòa Đại sứ Mỹ đến đón chúng tôi... Khi tôi nhìn vào mặt những người bạn ra tiễn chúng tôi ở phi trường Sheremetevo, tôi cảm thấy hổ thẹn: tôi bỏ họ đi trong lúc khó khăn... Gusel tựa đầu lên vai tôi ngủ thiếp đi, con mèo Disa lặng lẽ bò vào lòng tôi. Tôi không nghĩ gì lúc máy bay bay qua biên giới. Tất cả những gì tôi có thể thấy qua ô cửa sổ là lớp mây trắng bên dưới. Rồi tôi ngạc nhiên thấy bỗng dưng tôi bắt đầu khóc, mặc dù tôi vẫn im lặng khi nước mắt chảy xuống má. Chúng tôi đã rời xa một đất nước lớn mà cả hai chúng tôi đều vừa thương vừa ghét. Liệu chúng tôi thật sự không bao giờ trở lại quê hương?" 

Ông luôn luôn tâm niệm rằng điều ta làm quan trọng hơn nơi ta ở. Cho nên theo ông phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền có ba tuyến phòng thủ hay tấn công: (1) Những người tiếp tục cuộc đấu tranh ở trong tù hay trại; (2) những người tự do ở trong nhà tù lớn bên ngoài xã hội; (3) những người đã ra đi và đang tiếp tục đấu tranh từ nước ngoài. 

Từ nước ngoài ông vẫn không ngừng đấu tranh cho nhân quyền ở Liên Xô. Ông qua đời lúc mới 42 tuổi trong một vụ tai nạn xe hơi khi ông trên đường đi tham dự hội nghị của những nhà hoạt động nhân quyền Xô viết ở thủ đô Tây Ban Nha vào ngày 12 tháng 11 năm 1980. 

Vào tháng Hai năm 1964 nhà thơ Nga Joseph Brodsky lúc ấy 23 tuổi ra tòa vì tội làm thơ lậu. Sau đây là trích đoạn cuộc đối thoại giữa chánh án và nhà thơ trẻ giữa tòa: 

Chánh án: Bị cáo làm nghề gì? 

Brodsky: Dịch giả và nhà thơ. 

Chánh án: Ai công nhận bị cáo là nhà thơ? Ai ghi danh bị cáo vào hàng ngũ nhà thơ? 

Brodsky: Chẳng có ai cả. Ai ghi danh tôi vào hàng ngũ con người? 

Ông bị kết tội "ăn bám xã hội" và bị kết án 5 năm lao động khổ sai ở vùng Bắc Cực. Ban ngày ông chẻ củi, kéo phân, đập đá. Tối về ông đọc thơ Anh và Mỹ. Trước sự phản đối của các nhà văn ở trong và ngoài nước nhà cầm quyền Liên Xô giảm án ông xuống còn 18 tháng. 

Ra tù ông vẫn sáng tác nhưng tác phẩm của ông chỉ xuất bản ở Tây Phương. Ông không được phép dự hội nghị nhà văn ở nước ngoài. Cuối cùng vào năm 1972 ông bị cơ quan thị thực mời đến và hỏi tại sao ông không nhận lời mời đến Do Thái. Khi ông đáp rằng ông đã không được phép đi Châu Âu vài lần rồi, một viên chức ra lệnh cho ông phải điền đơn để ra đi, nếu không "trong khoảng 10 hay 20 ngày tới cuộc sống ông sẽ trở nên rất khó khăn." 

Brodsky nhớ lại lúc ấy "tôi nhìn qua cửa sổ và hiểu ra mọi thứ. Tôi đã đi tù ba lần và hai lần bị giam trong nhà thương điên... Tôi nói:'Được, đưa tôi tờ đơn.'" 

Ông được cấp thị thực rồi bị giải ra phi trường và bị trục xuất. Ông đi để cha mẹ ở lại. Lúc ông đến phi trường để vĩnh viễn rời xa quê hương, nhân viên hải quan tháo tung chiếc máy đánh chữ xách tay của ông ra "từng con ốc một...,"Brodsky nói. " Về sau ở Vienna, tôi ngồi trong khách sạn ráp nó lại. Đó là cách họ nói lời chia tay." 

Ngay từ lúc nhỏ ông đã ghét chế độ cộng sản. Ông kể "tôi bắt đầu khinh bỉ Lenin ngay khi tôi còn học lớp một, không hẳn vì triết học hay thực tiễn chính trị của ông ta...mà vì ảnh của ông ta ở khắp mọi nơi." 

Ông được trao giải thưởng Nobel văn chương năm ông 47 tuổi. 

Trong một bài thơ Brodsky mơ ước được trở về thành phố St. Petersburg, nơi ông chào đời, "để chết trên Đảo Vasilievsky." Nhưng ông không bao giờ trở lại nơi chốn xưa ngay cả sau khi chế độ cộng sản Liên Xô sụp đổ. Ông nói "nếu ta về, ta phải ở lại. Nhưng thời điểm ấy đã qua rồi." 

Ông trở thành công dân Hoa Kỳ vào năm 1977 và qua đời ở New York vào năm 1996. 

Trong một bài thơ tiếng Anh ông viết như sau về tự do: 

"Tự do 
Là khi ta quên tên của bạo chúa 
Và nước miếng trong miệng ta ngọt hơn bánh, 
Và mặc dù não ta bị siết rất chặt 
Nhưng không có gì rớt ra từ mắt xanh nhạt của ta." 

Alexander Solzhenitsyn bị KGB giải từ nhà tù lên máy bay để trục xuất ông ra khỏi Liên Xô. Trước khi bị giải đi ra phi trường ông kể "tôi đã nhét khoanh bánh mỳ vào túi áo vét. Biết đâu tôi có thể cần đến khoanh bánh mỳ khác trước khi tôi đến chân trời Tây Phương xa xăm ấy." Từ ấy miếng bánh mỳ của nhà tù Lefortovo theo nhà văn sang Tây Đức. Ông là hành khách duy nhất trên chuyến bay toàn là nhân viên an ninh ngồi quanh ông và theo ông mỗi khi ông đi vệ sinh. Khi ông ra khỏi máy bay ông bất ngờ thấy hàng trăm phóng viên vỗ tay và chụp hình và quay phim ông. Rồi đại diện bộ ngoại giao Tây Đức đến tận cầu thang máy bay chào đón ông. Một phụ nữ bước đến tặng hoa ông. Ông kể tiếp: 

"Tôi được xe cảnh sát đưa ra khỏi phi trường theo ngã đi ra khẩn cấp. Những người đi chung với tôi gợi ý chúng tôi đi đến chỗ nhà văn Böll, và ngay lập tức chúng tôi phóng nhanh trên xa lộ, và nói về cuộc sống mới của tôi mà thực sự đã bắt đầu. 

"Chúng tôi lái xe với tốc độ 75 dặm một giờ thì một chiếc xe cảnh sát khác phóng còn nhanh hơn đuổi kịp chúng tôi và ra lệnh chúng tôi tấp vào bên đường. Một thanh niên tóc đỏ vội vàng xuống xe tặng tôi một bó hoa rất lớn và giải thích rằng đấy là "hoa của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tiểu bang Nordrhein-Westfalen. Bộ trưởng tin rằng đây là lần đầu tiên ông được một Bộ trưởng Bộ Nội vụ tặng hoa." 

"...Thật đúng như vây! Bộ trưởng của chúng tôi chỉ có thể tặng tôi cái còng tay thôi. Họ thậm chí không cho phép tôi sống với gia đình tôi." 

20.10.2018

Trẫm

Đỗ Thành Nhân (Danlambao) - Xem phim Trung Quốc nghe các vị Hoàng đế xưng “Trẫm” và một lời phán xuống là thần dân răm rắp tuân theo. Trẫm là con trời trị vì cho đến lúc băng hà, Trẫm bao giờ cũng đúng tuyệt đối. Trẫm vừa ban hành chính sách cai trị, vừa điều hành triều đình. Còn ở Việt Nam...?

oOo 

Phân tích lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri ngày 8/10/2018 để cố gắng hiểu lời ông TBT (1 và hình), nhưng phải nói là... không hiểu nổi. Có thể ông là Cử nhân Văn chương và Giáo sư tiến sĩ xây dựng đảng nên người người dân bình thường không thể hiểu được! 

Tôi xin được nên vấn đề với tư duy người lập trình cho máy tính thử xem sao. 

1. Tổng bí thư được giới thiệu ứng cử Chủ tịch nước; theo ông “Việt Nam đã có giai đoạn lịch sử Bác Hồ làm Chủ tịch nước và Chủ tịch Đảng.” 

Giai đoạn “Bác Hồ làm Chủ tịch nước và Chủ tịch Đảng”, ngoài đảng Lao động Việt Nam do ông Hồ Chí Minh làm Chủ tịch; ít nhất còn có hai đảng khác là đảng Dân chủ Việt Nam và đảng Xã hội Việt Nam cùng hoạt động công khai, hợp pháp; có nghĩa là “Bác Hồ làm Chủ tịch nước” ở chế độ đa đảng. 

Hy vọng khi Tổng bí thư làm Chủ tịch nước, sẽ được như giai đoạn “Bác Hồ làm Chủ tịch nước và Chủ tịch Đảng”

2. Câu “Vừa rồi không may Chủ tịch nước Trần Đại Quang mất đi, rất đột ngột, mặc dù bệnh hiểm nghèo đã được chữa trị cả năm nay.” 

Với bất kỳ một gia đình người dân bình thường nào, khi bác sĩ đã thông báo có người thân bị bệnh hiểm nghèo, không có thuốc đặc trị, điều trị cả năm trời ròng rã (cầu may) chờ cái chết đến, thì lúc chết là đã “biết trước” chứ không còn là “đột ngột” nữa. 

Chết đột ngột là cái chết bất ngờ, chết do tai nạn, chết bất đắc kỳ tử. 

Đằng này, lại là Chủ tịch nước “mất đi, rất đột ngột”, quá khó hiểu! 

3. Câu “đây là tình huống” và “Khuyết chức danh Chủ tịch nước, phải có người làm thay.” 

Người lập trình thông thường, tối thiểu phải biết xử lý tình huống trong thuật toán, ngoài những tình huống đã xảy ra, còn phải xử lý những tình huống giả định có thể xác xuất chỉ một phần tỷ. Huống hồ chi một quốc gia gần trăm triệu dân. 

Với một quốc gia “tình huống” Chủ tịch nước (Tổng thống) chết được xử lý trong Hiến pháp; ở Việt Nam cũng vậy, theo Điều 93 Hiến pháp 2013 “Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước.” tức là xã hội đã lập trình cho Hiến pháp xử lý “tình huống Chủ tịch nước chết” rồi. Có nghĩa là “chương trình” vận hành bộ máy quản lý nhà nước khi “Khuyết chức danh Chủ tịch nước, ĐÃ có người làm thay”. 

“PHẢI” và “ĐÔ là 2 khái niệm không thể đồng nhất! 

4. Câu "...tuỳ thuộc vào kết quả Quốc hội bầu..." 

Ngoài Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng tổ đại biểu Quốc hội ở đơn vị bầu cử số 1 đã tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hoàn Kiếm trước kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIV ngày 08/10/2018 thông báo “Tổng bí thư được giới thiệu ứng cử Chủ tịch nước” để cử tri có ý kiến. 

Tra cứu trên Google từ khóa “tiếp xúc cử tri trước kỳ họp quốc hội, Quốc hội khóa XIV” (2), thì đại đa số các đoàn Đại biểu Quốc hội trên cả nước đều tiếp xúc cử tri trước ngày 06/10/2018 - ngày bế mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XII, ngày Trung ương Đảng công bố “giới thiệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV sắp tới” (3) 

Điều đó có nghĩa là tại thời điểm tiếp xúc cử tri, Đại biểu Quốc hội chưa biết được “đồng chí Nguyễn Phú Trọng” sẽ được giới thiệu “để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước” do đó cử tri lại càng không biết và không thể có ý kiến. 

Người dân không được Đại biểu Quốc hội hỏi ý kiến về việc bầu Chủ tịch nước; người sẽ “Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân”, “quyết định đặc xá”; sẽ nắm vận mệnh cả một quốc gia, nắm quyền sinh - quyền sát của người có án tử hình. 

Trong khi đó, Khoản 1 Điều 79, Hiến pháp 2013 “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước.” 

Thực tế Đại biểu Quốc hội chưa được đa số cử tri ủy quyền bầu Chủ tịch nước. 

Ngay cả cha mẹ là người sinh ra, nuôi nấng, giám hộ và chịu trách nhiệm về hành vi của con cái vị thành niên cũng không có quyền “đại diện cho ý chí, nguyện vọng” đặc biệt là quyền quyết định “sinh sát” con cái. 

Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIV dự kiến khai mạc ngày 22/10/2018, hơn 95% là đảng viên và trước đó “Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất tuyệt đối (100%) giới thiệu Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng, để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV khai mạc vào ngày 22/10 tới đây” (4) 

Hiến pháp, không phải lúc nào cũng quyền lực tuyệt đối! 

oOo 

Quay lại phim Trung Quốc: Trẫm là thiên tử, lời nói của Trẫm là tuyệt đối. Số phận của người dân phụ thuộc vào tài năng, đức độ của Trẫm. 

20.10.2018


________________________

Ghi chú




Đom đóm và cục gạch

Nguyễn thị Cỏ May (Danlambao) - Đỗ Mười, cựu Tổng Bí thư và cựu Thủ tướng, Trần Đại Quang, đương kim Chủ tịch nước, cả hai chết trước sau chỉ mươi ngày. Theo thói lề dân gian, “miệng ăn cá, ăn mấm”, thường nói đó là “chết trùng”. Cái chết trước nhằm giờ linh, kéo theo cái chết sau của người thân trong họ. Quang và Mười, về liên hệ, còn hơn 2 người trong họ, tuy không cùng huyết thống, nhưng cùng đảng là cùng nhịp thở giống nhau, cùng giấc mơ giống nhau, cùng động tâm giống nhau nên sự ứng nghiệm của giờ linh phải bén nhạy hơn những người cùng máu huyết mà suy nghĩ lại khác nhau, nguyện vọng không giống nhau. Theo kinh nghiệm dân gian đó, không biết có ai đang chờ coi “giờ trùng” sẽ còn ứng nghìệm ở đồng chí nào khác nữa của hai người đó hay không? 

Nhưng đó là chuyện lãnh tụ cộng sản chết và cách lý giải của nhơn dân về cái chết. 

Nhờ theo cộng sản, khi chết mới được tang ma linh đình như vậy. Như vua chúa thời xưa. Hơn cả Tổng thống các cường quốc văn minh ngày nay tuy sau khi chết, những người này để lại nhiều ơn ích cho đời về nhiều mặt. Và nhờ họ mà thế giới từng bước thay đổi theo hướng tốt đẹp. 

Còn các lãnh tụ cộng sản, chết rồi, mồ mả đồ sộ, để lại cho đời được gì để nhơn dân nhắc nhở? 

Về các lãnh tụ chốp bu ở Hà nội, như Đỗ Mười, lúc chưa có Trần Đại Quang Chủ tịch nước, Nguyễn Phú Trọng,… Hồ Chí Minh, Sĩ Phu Bắc Hà, lược kể thành tích: 

“Sặc mùi ba láp là tên Đỗ Mười”… 
Định hướng tối tăm là Nguyễn Phú Trọng… 
Không vợ lắm con là Nguyễn Ái Quốc! 

SĨ PHU BẮC HÀ (http://quanlambao.blogspot.com

Nhưng lãnh tụ cộng sản nào rồi cũng được đảng và Nhà nước tô vẻ để có những thành tích sáng chói. Có người do chính họ tự thêu dệt. 

Đèn đom đóm của bác Quang 

Trần Đại Quang làm Đại tướng Công an, rồi vọt lên Chủ tịch nước, nhưng nhìn lại quá trình tiến thân, Quang hoàn toàn không có một thành tích nào đáng ghi nhớ, ngoài thành tích dùi cui. Vào lúc Vìệt Nam mở cửa ra thế giới Tây phương, đảng cộng sản hô hào đảng viên phải biết làm giàu và khoa bảng vì đảng cộng sản là đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội nên phải gồm những đảng viên ưu tú. Thế là mọi người có tiền và có bằng cấp. Bằng cấp càng bự, chức vụ càng cao. Bằng cấp vừa là bàn đạp bước lên cao, vừa là thành tích thành đạt trong việc phấn đấu bản thân. 

Trần Đại Quang chọn giới thiệu mình bằng một hình ảnh vô cùng hiền lành: một cậu bé con nhà nghèo, sớm mồ côi cha, ham học, không có tiền mua dầu đốt đèn (hoặc trả tiền điện) nên bắt đom đóm nhốt vào vỏ trứng để đom đóm chiếu ánh sáng giúp Quang học. Và từ những bước đầu khó khăn này, Quang vượt qua, tiến lên đạt được văn bằng cao nhất là Tiến sĩ. Và còn Tiến sĩ tổ chức đảng, mới thấy ý chí và quyết tâm xây dựng con người của Quang! 

Đúng hôm Quang chết, báo Phụ nữ (21/09/2018), viết ngay một bài, dựa theo lời kể của gia đình như nguồn thông tin đáng tin cậy hơn hết, ca ngợi Quang do từ thuở nhỏ hiếu học, nên ngày nay, ở cương vị Chủ tịch nước, vẫn thiết tha với việc học. Ông “khẳng định giáo dục phải đặt ở vị trí trung tâm trong tiến trình phát triển, khi dự lễ khai giảng đầu năm học mới tại trường Chu Văn An, Hà Nội” 

Nhà báo Vũ Thanh Hương – Phó Ban An ninh thế giới (Báo Công an nhân dân), cũng trên báo Phụ nữ, kể tiếp: “Năm 2016, cố Hiệu trưởng trường THPT Kim Sơn B, từng chia sẻ trên báo về “cậu học trò nhỏ” Trần Đại Quang khi ông được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam - một học sinh vừa chăm chỉ, vừa yêu thương bạn bè: “Tôi còn nhớ hồi đó, mỗi khi học xong bài là tầm 11g đêm, anh Quang còn đi xem xem các bạn còn học hay đã ngủ. Bạn nào học khuya mà bài chưa giải được thì anh ý giảng cho bạn hiểu, đến khi xong bài mới thôi”. 

Và “trong bức thư cuối cùng gửi thiếu nhi nhân ngày Tết Trung thu, đúng 1 ngày trước khi chết, Chủ tịch nước không quên dặn dò “Đảng, Nhà nước, các thầy giáo, cô giáo và các bậc phụ huynh luôn quan tâm, chăm lo để các cháu được sống, học tập, rèn luyện trong môi trường an toàn, lành mạnh. Bác mong các cháu tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, thực hiện thật tốt 5 điều Bác Hồ dạy, chăm ngoan, học giỏi hơn nữa, sau này tiếp bước cha anh xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp, phồn vinh”. 

Trần Đại Quang nay chết chẳng may không phải nhằm cùng lúc với Lê Văn Tám, Phan Đình Giót, Võ Thị Sáu,…nên sau khi đảng và Nhà nước cho báo chí đánh bóng Quang, thì lập tức dư luận trên fb phản bác, vừa với lập luận khoa học, vừa với lời lẽ diểu cợt: “Đom đóm không sáng liên tục, sau mỗi bốn giây mới sáng nửa giây, độ sáng của mỗi con đom đóm chỉ có 0.0006 lumens (lumen – đơn vị đo độ sáng). Để có thể đọc được gì đó, mắt một người bình thường cần độ sáng tối thiểu là 450 lumens, nghĩa là cần 750.000 con đom đóm sáng cùng một lúc trong nửa giây. Muốn duy trì liên tục độ sáng ở mức 450 lumens, cần phải có 8 lần số đom đóm thay phiên nhau phát sáng, nói cách khác cần tới sáu triệu con đom đóm. (Trương Văn). Có không ít những fb diểu cho vui “Đom đóm nước ta khác, chúng sáng rực rỡ và muôn năm” (Nguyễn Phương Anh). Hoặc như Ngoc Hiêp Nguyên: “Hồi bác Quang còn nhỏ, đom đóm rất nhiều và rất to mỗi con nặng khoảng nửa ký, độ sáng bằng đèn bốn cục pin của Trung Quốc. Chỉ cần hai con là đủ học suốt đêm”. Nghe nói cụ Nguyễn Đình Chiểu vì dùng nhiều, bốn hay năm con gì đó để học bài, độ sáng quá cao nên Cụ bị mù”. Cũng có người phang ngang bửa củi như Trần Virjo đốp chác lại chế độ tuyên truyền của cộng sản: “Mùa đom đóm là mùa hè, mùa đ... có thằng đ... nào đi học trừ khi dốt quá phải học phụ đạo”. Mà bác Quang nhà ta đâu có dốt. Bác cực kỳ thông minh và học xuất sắc kia mà ! 

Cục gạch của bác Hồ 

Bác Hồ vĩ đại nên chuyện thành tích về đời tư của bác cũng phải vĩ đại, cũng phải phi thường hơn người thường. Bác có cục gạch. Và chuyện “Cục gạch” của bác không phải là câu chuyện tiếu lâm mà đó là câu chuyện thật của đời bác trong những ngày tháng bác ở Paris “tìm đường cứu nước”. Chuyện thật vì do bác kể lại trong sách, do chính tay bác viết. Bác là tác giả duới bút danh Trần Dân Tiên của quyển “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” 

Ở trang 36, bác viết về cục gạch của bác như sau: 

“Ông trọ ở một phòng nhỏ trong một khách sạn rất rẻ tiền ở xóm lao động. Phòng chỉ vừa kê một cái giường sắt chật, một cái bàn nhỏ và một cái ghế. Chỉ thế thôi, không có gì khác. Về mùa Đông lạnh, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, ông để một viên gạch vào lò bếp của khách sạn. Chiều đến ông lấy viên gạch ra, bọc nó vào trong những tờ báo cũ, để xuống nệm cho đỡ rét.” 

Nếu câu chuyện cục gạch đọc qua cho vui, thì đã không thành chuyện. Với cái đảng cộng sản, cứ cái gì của bác là phải được đưa ra cho toàn dân học tập theo gương bác. Người lớn học cũng được đi vì còn biết đánh giá câu chuyện. Đem cho con nít học là một tai vạ vì nhồi nhét vào đầu óc non dại của chúng chuyện tào lao, chỉ chuốt hại cho chúng về sau mà thôi. Rồi báo chí được phen rùm beng lên vì cứ bốc bác là có tiền, có chức phận. 

Chế Lan Viên, chuyên viên nịnh bợ, đã viết một câu thơ mà kẻ không rành thơ cũng thấy khó ở: 

“Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê 
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá!” 

Rồi Tố Hữu, lãnh tụ văn nghệ, tiếp hơi. Thường thơ bợ đít của nhà thơ lớn này rất hay nhưng nay, lại quá tầm thường. Như rặn không ra. Và như phải dùng mỏ vịt cho ra câu cuối: 

“Muôn nỗi đời như ảnh trắng đen 
Bâng khuâng đêm lạnh, thức bên đèn 
Một hòn gạch nóng nung tâm huyết 
Mẩu bánh mì con nuôi chí bền” 

Trong sách, tác giả viết trước khi đi làm, bác lấy cục gạch bỏ vào lò bếp khách sạn nhờ nướng cho nóng. Sau này, cán bộ tuyên truyền thấy bác nói như vậy chưa đủ liều lượng nên sửa lại “bác đem gởi cục gạch ở lò bánh mì”. 

Ngày xưa ở Pháp, dân ở nhà quê, nhà nghèo sưởi bằng cục gạch nung nóng nhờ ở lò bánh mì hay nhà có lò sưởi. Loại gạch sưởi có sức chịu nóng tới 400°c và giử nóng tới 5 giờ. Và ở Pháp, lò bánh mì là cái bếp (foyer) chung của khu xóm. Nét văn hóa lâu đời của dân pháp. Cách sưởi này, tới năm 1960, không còn nữa. 

Nhưng khi đem viên gạch nóng về sưởi, người ta dùng kẹp sắt, gắp viên gạch để lên cái giá bằng sắt có quai, xách đi. Và sưởi là đặt viên gạch với cả cái giá sắt dưới giường. Khi thấy nguội, người ta mới gói viện gạch trong vải bố dày, đút dưới nệm, sưởi tiếp. Không ai gói viên gạch trong lớp giấy báo. 

Bác Hồ của đảng cộng sản làm vì bác vĩ đại! 

Một hôm với Cụ Bùi Tín ngồi uống cà phê, nói chuyện vui. Nhân nói tới Hồ Chí Minh, Cụ kể: 

“Một phái đoàn gồm cán bộ Văn hóa Thông tin, Tuyên huấn, Lịch sử trung ương đảng của Hà Nội tới Paris, sau khi Unesco không tuyên dưong ông ấy, có nhiệm vụ sưu tìm các dấu vết, tập kết các di tích về bác ở những nơi bác đã sanh sống trong thời gian bác tranh đấu ở đây, để viết thêm vào đời hoạt động của bác. Để bác phải thật sự là một bậc vĩ nhơn của nhơn loại! 

Họ vào Văn khố Cảnh sát Paris ở Quận 18, vào Văn khố Hải ngoại, tới Villa des Gobelins, Paris 13… lục tìm về bác. Ngoài một số thông tin đã biết về bác, phái đoàn chụp được một thông tin mới, vào những năm 1921, bác đã từng ở số 9, impasse Compoint, Paris 17. 

Thế là họ kéo nhau tới đó. Căn phố số 9 còn đó. Dĩ nhiên, đã được xây lại từ lâu. Nhưng đúng là chổ bác đã từng ở trước kia. 

Phái đoàn tìm người lớn tuổi để phăng hỏi về bác. Họ gặp một bà đầm cở tuổi 90. Có vẻ nhân dân lao động. Mừng như bắt được vị cứu tinh, họ chụp ngay, hỏi bà có biết ông Nguyễn năm 1921 từng ở đây không? 

- Biết. Ông ấy ở căn kia, từng 2 đó. 

- Bà có biết chuyện ông Nguyễn có cục gạch ôm sưởi mùa đông không ạ? 

Nghe Cụ Tín kể tới đây, Cỏ May tôi vội can thiệp vì nghĩ tại sao Cụ này lại tin câu chuyện tuyên truyền bố láo của VC. Nhưng cụ đưa tay, chận tôi lại, kể tiếp: 

· Đúng ông Nguyễn, vào mùa đông lạnh lẻo, đã nhờ nướng cục gạch ở bếp để tối về lấy ôm vào lòng mà ngủ. Ông ấy nghèo lắm. 

Tôi thấy như các ông muốn tìm lại cục gạch ấy, hay muốn biết rỏ về cục gạch ấy, phải không? 

· Dạ, phải, thưa bà. 

· Cục gạch ấy, tôi giữ. Các ông muốn, hảy trả tôi một số tiền, tôi chỉ cho. 

Còn hơn bắt được vàng, trưởng phái đoàn liền đưa cho bà đầm một số tiền. 

Lấy tiền đút túi xong, bà dẩn phái đoàn lên lầu hai, chỉ nới đây, trước kia, ông Nguyễn ở. Và cục gạch đó,…chính là tui đây. Bà vừa vổ bẹp bẹp vào người bà! 

Cả hai cùng cười thoải mái. 

Người cộng sản phải có hào quang 

Chế độ cộng sản ra đời từ cướp chính quyền đang có. Khi lên cầm quyền, họ dùng dối trá và bạo lực để giử quyền lực. Thế lực mà họ sợ, và coi là kẻ thù lớn nhất, là dân chúng mà họ cai trị. 

Họ biết rỏ hơn ai hết, dân chúng không chấp nhận họ, chỉ chở lật đổ họ. Họ kìm kẹp sát dân chúng để duy trì chế độ, quan tâm xây dựng lớp dân chúng thứ hai, thứ ba. Bằng tuyên truyền nhồi sọ, họ hi vọng sẽ có lớp dân chúng theo họ. 

Để thu hút sự ủng hộ của dân chúng, họ phải tìm cách tự biến họ thành một sức thu hút, hấp dẩn, lôi cuốn mạnh mẻ. Để đạt được mục đích, họ vận dụng tuyên truyền để thần thánh hóa đảng và các lãnh tụ đảng. 

Nói đến sùng bái là nói đến tôn giáo. Người đầu tiên nghĩ phải tôn giáo hoá chế độ chắc chắn là Lénine. Bởi ông gốc là chủng sinh Cơ đốc giáo. Nhưng người đưa nó lên bàn thờ lại là Staline. Với Staline, sự sùng bái đảng và sùng bái lãnh tụ biến thành sự sùng bái cá nhơn. 

Trước kia, chế độ quân chủ đều được xây dựng trên cơ sở mang tính thần quyền. Nhà vua được thiêng liêng hoá, gắn liền với thiên mệnh: Vua là con Trời. Mọi người tuân phục và trung thành với vua không phải vì tài năng hay cá tính của ông mà là vì ông là con Trời. Vì vâng mệnh Trời cai trị nên vua không dám vô cớ hại dân, hà khắc, ác ôn với dân vì sợ Trời đánh, và Trời thâu hồi thiên mệnh, không còn được làm vua nữa. 

Đảng cộng sản cướp chính quyền của dân, thần thánh hoá đảng và lãnh tụ, không nhận lảnh sứ mệnh cai tri nhơn dân từ Trời hay từ ai hết nên họ không sợ bị Trời đánh. Họ chỉ sợ bị nhơn dân giành lấy quyền lực mà thôi. 

Cách thần thánh hóa lãnh tụ cộng sản rất đơn giản và giống nhau. Nhưng Hồ Chí Minh tự tìm cách lách mình đi riêng. Với nhơn dân việt nam, ông tự xưng bác của mọi người, chung cả cho các thề hệ khác nhau. Của cả nước. Tạo thành hình ảnh một ông già hiền lành, đạo đức. Như một tiên ông ! Bởi ông biết, và mọi người biết ông đúng là một trong 13 tội phạm chống nhơn loại. 

Cũng như các lãnh tụ cộng sản khác, từ Lénine, Staline, Mao,… tới Hồ chí Minh, Đỗ Mười, Trần Đại Quang,… đều phải cần tạo thành tích, tạo hào quang sáng chói cho mình bởi nếu không, thì sự nghiệp của họ để lại cho đời không gì khác hơn là tội ác với nhơn dân.