Tuesday, April 16, 2019

Thu phí người nuôi bệnh: Vô cảm và vô lý

Diễm Thi, RFA-2019-04-16 
Thân nhân người bệnh tại một bệnh viện ở Hà Hội tháng 5/2017.
 Thân nhân người bệnh tại một bệnh viện ở Hà Hội tháng 5/2017.AFP 
Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức (TP.HCM) vào ngày 10 tháng 4 buộc phải dừng thu khoản phí 30.000 đồng/ngày cho người nuôi bệnh chỉ sau một ngày thực hiện do phản ứng của người nhà bệnh nhân.
Bệnh viện Từ Dũ cũng thu 100.000 đồng từ người nuôi bệnh thứ hai trở đi từ nhiều năm nay ở một số khu dịch vụ cao, hậu sản, hậu phẫu...
Ông Long, một giáo viên ở Thủ Đức cho RFA biết suy nghĩ của ông về việc bệnh viện thu phí người nuôi bệnh:
“Không hợp lý và vô cảm. Bệnh viện có trách nhiệm chăm sóc cho bệnh nhân. Bệnh viện không làm tròn trách nhiệm nên người nhà phải vô chăm sóc. Người nhà đâu có chuyên môn, đâu có nghiệp vụ.
Về mặt nguyên tắc thu tiền khám chữa bệnh thì phải chăm sóc cho người bệnh. Bây giờ thành cái lệ là bác sĩ, y tá chỉ khám qua rồi người nhà bệnh nhân phải lo hết, từ chạy đi mua thuốc, chăm sóc …
Bây giờ ‘đẻ’ thêm chuyện thu phí người nuôi bệnh thì phải nói là tận thu của người nghèo.”
Anh Hùng, chủ dịch vụ giúp việc Bình Minh chuyên cho thuê người chăm sóc người bệnh thì cho biết anh có nghe thông tin này và anh nghĩ Bộ Y tế phải bỏ quy định này đi vì có thu cách gì thì cũng là tiền của dân vào túi nhà nước:
Không hợp lý và vô cảm. Bệnh viện có trách nhiệm chăm sóc cho bệnh nhân. Bệnh viện không làm tròn trách nhiệm nên người nhà phải vô chăm sóc. Người nhà đâu có chuyên môn, đâu có nghiệp vụ. - Ông Long
“Chủ trương bệnh viện sẽ thu tiền người nuôi bệnh tôi nghe cách đây vài ba hôm. Tôi nghĩ chủ trương này sẽ phải bỏ thôi vì chi phí nằm hết trong viện phí rồi. Với một bệnh nhân nặng thì lương người nuôi bệnh là bảy triệu một tháng, một ngày hơn hai trăm. Bây giờ đóng thêm 30.000 đồng một ngày thì thu nhập của họ lại bị giảm sút. Nếu bắt người bệnh trả thì chi phí của họ lại tăng lên. Đằng nào thì tiền của người dân cũng vô túi nhà nước hết.”
Các bệnh viện muốn thu phí người nuôi bệnh và được Bộ Y tế khẳng định việc thu phí này là hợp lý trong khi người dân cho rằng như thế là vô lý, là tận thu người nghèo.
Ông Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế lên tiếng với báo Thanh Niên trong một video clip hôm 15/4/2019 rằng “những cái gì thu hợp pháp thì vẫn là tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích miễn là không sai luật. Ví dụ những người vào ở trong bệnh viện người ta sử dụng  điện, nước, vệ sinh…ảnh hưởng đến môi trường thì phải có nhân viên của bệnh viện hoặc phải thuê người đến xử lý thì phải trả lương cho người ta. Trả lương cho người sử dịch dịch vụ thì nguyên tắc phải trả tiền. Nhưng vấn đề là bao nhiêu một ngày cho phù hợp.”
Theo phản ánh của người dân trên báo chí cũng như trên mạng xã hội thì giá phòng trong bệnh viện bị coi là quá mắc so với những khách sạn quanh đó đầy đủ tiện nghi. Không thể nói giá phòng trong bệnh viện mắc vì có bác sĩ, y tá chăm sóc được, bởi tiền khám chữa bệnh tính riêng, chi phí phòng riêng. Một phòng có ba, bốn giưởng lên đến hơn ột triệu đồng một ngày. Bây giờ tính thêm tiền chi phí điện nước cho người nuôi bệnh thì quá vô lý.
Cô Tuyết ở quận Bình Thạnh, hiện đang chăm sóc mẹ trong bệnh viện Từ Dũ thì cho rằng thu như vậy là ăn tiền của dân nghèo bởi đa số những người vô bệnh viện nuôi người nhà là người nghèo, là những người từ dưới quê lên phải sống vật vạ trong bệnh viện với đủ thứ chi phí. Cô nói:
“Chuyện thu phí này là hết sức vô lý vì người bệnh phải đóng tiền chữa bệnh, tiền viện phí, tiền phòng, mà phòng thì rất mắc, tiền điện nước cũng rất mắc. Lấy thêm tiền người nuôi bệnh thì phải nói là ăn tiền của người ta.”
Theo bảng giá phòng của bệnh viện Từ Dũ thì giá một phòng điều trị dịch vụ là từ 1.200.000 đồng (1 giường) đến 3.500.000 đồng (7 giường).
Trong bài viết về thu phí dịch vụ đối với người nuôi bệnh trên facebook cá nhân của mình, tiến sĩ Chu Mộng Long cho biết ông chỉ đồng tình với điều kiện phải cổ phần hóa 100% các bệnh viện có thu viện phí người bệnh lẫn người nuôi…; Phải đăng ký các loại dịch vụ khám chữa bệnh, trong đó có cả dịch vụ cho người nuôi bệnh đảm bảo các tiêu chuẩn và giá cả do nhà nước quản lý…; Các bệnh viện tự chi trả tiền quản lý và tiền lương cho bác sĩ mà không phải ăn lương, phụ cấp của nhà nước.
Ông kết luận dịch vụ là kinh doanh. Kinh doanh thì phải tự bỏ vốn ra. Không bỏ vốn đồng nào hoặc lấy vốn của nhân dân để kinh doanh là ăn đến tận con giun con sán của nhân dân chứ không phải ăn lãi!
Chuyện thu phí này là hết sức vô lý vì người bệnh phải đóng tiền chữa bệnh, tiền viện phí, tiền phòng, mà phòng thì rất mắc, tiền điện nước cũng rất mắc. Lấy thêm tiền người nuôi bệnh thì phải nói là ăn tiền của người ta. - Cô Tuyết
Như vậy muốn thu tiền của người nuôi bệnh thì phải tư nhân hóa bệnh viện. Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, y tế tư nhân được huy động tham gia cung cấp dịch vụ y tế do y tế nhà nước không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân về khám chữa bệnh.
Thống kê của Hiệp hội bệnh viện Hoa kỳ (American Hospital Association) thì tại Mỹ có 6,210 bệnh viện nhưng chỉ có 208 bệnh viện của nhà nước.
Còn theo số liệu thống kê của Bộ Y tế thì Việt Nam chỉ có 219 bệnh viện tư với 15.781 giường bệnh, tức chỉ chiếm 16% tổng số bệnh viện trong cả nước. Mặc dù Nhà nước đã có những chính sách để thu hút vốn tư nhân đầu tư vào y tế, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều ‘vật cản’ khiến y tế tư nhân trì trệ.
Theo Hiệp hội Bệnh viện tư nhân thì hiện vẫn còn sự bất bình đẳng giữa y tế công và tư khi cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước được đầu tư về đất đai, cơ sở vật chất, trang bị nhân lực, trả lương, cấp kinh phí nghiên cứu khoa học, máy móc, thiết bị y tế…, thì cơ sở khám chữa bệnh tư nhân phải tự trang trải kinh phí cho tất cả các lĩnh vực trên. Bên cạnh đó, bệnh viện tư nhân không được thanh toán phí điều trị nội trú bảo hiểm y tế. Những điều này là lực cản kìm hãm sự phát triển của y tế tư nhân.
Một vài bệnh viện công tại Việt Nam thay đổi hình thức thu bằng cách xây những khu nhà nghỉ cho người nhà bệnh nhân rồi cho thuê.
Ví dụ tại Bệnh viện Chợ Rẫy, từ đầu năm 2019, khu nhà nghỉ cho người nuôi bệnh có quy mô 5 tầng với giá giường tầng là 30.000 và 50.000 đồng, giường đơn giá từ 250.000 đồng đến 400.000 đồng.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM 2 năm qua cũng xây dựng một khu riêng cho thân nhân nuôi bệnh nhân nằm hồi sức cấp cứu với 70 giường, có nhà vệ sinh, nơi giặt phơi, wifi miễn phí. Bệnh viện thu 10.000 đồng mỗi người, tính vào giá viện phí.

Bắt dân ‘chui qua lỗ’ làm việc với cán bộ, Nam Định dọa ‘xử’ người tố cáo

Trong khi người dân phải chịu khó chui qua lỗ nhỏ chật hẹp để nói chuyện thì cán bộ tiếp dân lại ngồi chơi điện thoại. (Hình: VietNamNet)
NAM ĐỊNH, Việt Nam (NV) – Một video clip dài hơn 6 phút của người dân quay lại cảnh “trái tai gai mắt” ở Phòng Tiếp Dân Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Nam Định đã vấy lên sự bất bình khắp nơi.
Theo báo VietNamNet, video clip đăng tải phản ảnh hoạt động tiếp dân tại trụ sở Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Nam Định rất lộn xộn, ồn ào. Dù người dân đến liên hệ làm việc khá đông nhưng cán bộ vẫn thản nhiên ngồi xem điện thoại, thậm chí không đeo bảng tên.
Tại bộ phận tiếp dân có một tấm kính lớn chắn ngang, khoét một lỗ nhỏ vừa đủ để đưa hồ sơ, tài liệu vào bên trong. Do đó, có nhiều người vì muốn nói chuyện, trao đổi về công việc với cán bộ ngồi phía trong đã phải chui đầu qua lỗ này trông rất phản cảm.
Trong clip đó nhiều câu thoại mang nội dung phản đối, than phiền, được báo Pháp Luật TP.HCM trích lời: “Những người ở đây đi từ 3, 4 giờ sáng tại sao không được tiếp? Thứ nhất là bàn của các vị kê rất là xa, mỗi lần các chị tiếp dân cứ nói thầm như thế ai nghe thấy gì, mọi người phải chui qua ‘lỗ’ này.”
Sau khi clip được đưa lên các mạng xã hội Facebook, Zalo… đã nhận được hàng ngàn lượt xem và chia sẻ với phần lớn là châm biếm hay phản đối gay gắt.
Ngày 16 Tháng Tư, 2019, nói với báo VietNamNet, ông Trần Kha, chánh Văn Phòng Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Nam Định, cho biết sự việc diễn ra vào hôm 10 Tháng Tư, do một người phụ nữ quay lại.
Nhiều người dân chui qua lỗ kính để làm việc với cán bộ tiếp dân ở Nam Định. (Hình: Pháp Luật TP.HCM)
Tuy nhiên ông Kha biện minh: “Nội dung mà người phụ nữ nói trong clip là không đúng sự thật, từ lời lẽ đến nội dung đăng tải có ý đồ xấu, nhằm mục đích vu khống.”
“Việc người đăng tải clip có những lời nói có hàm ý vu khống, bôi xấu hình ảnh cán bộ đã được tổng hợp lại và báo cáo gửi lãnh đạo tỉnh để chỉ đạo xử lý,” ông Kha khẳng định.
Sáng cùng ngày, bà Trần Thị Thu Thủy (36 tuổi, ở phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội), người quay clip xác nhận: “Tôi là người quay clip, chụp ảnh về việc dân phải chui qua lỗ kính để làm việc tại bộ phận tiếp dân tỉnh Nam Định. Vào thời điểm đó, tôi đến để khiếu kiện về chính sách thu phí tại trạm BOT Mỹ Lộc. Những người dân ‘chui đầu qua lỗ’ là người địa phương mà vô tình tôi gặp chứ không hề có chủ ý và động cơ bôi nhọ như chính quyền tỉnh Nam Định thông tin.”
Trong khi đó, nói với báo Pháp Luật TP.HCM về clip cảnh dân chui qua “lỗ” làm việc với cán bộ ở Nam Định, ông Nguyễn Hồng Điệp, trưởng Ban Tiếp Dân Trung Ương, cho rằng hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể về việc kê bàn ghế, dựng vách ngăn kính với khoảng cách bao nhiêu tại trụ sở tiếp công dân. Tuy nhiên, các văn bản quy định việc tiếp công dân có một yêu cầu quan trọng là “phải tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến làm việc tại nơi công quyền.”
Nói về cách giải quyết, ông Điệp chỉ cho biết “sự việc đang được các cấp có thẩm quyền tỉnh Nam Định làm rõ, sau khi có báo cáo sẽ có thông tin cụ thể sau.” (Tr.N)

CSVN thua kiện ông Trịnh Vĩnh Bình nhưng vẫn lấp liếm

Ông Trịnh Vĩnh Bình tham gia phiên tòa với tư cách người bị hại hôm 4 Tháng Năm, 2013, trong một phiên tòa ở Bà Rịa-Vũng Tàu. (Hình: Thanh Niên)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Mạng xã hội đang lan truyền nguồn tin từ trang web Global Arbitration Review về vụ doanh nhân gốc Việt Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện CSVN và được bồi thường tổng cộng hơn $37.5 triệu thiệt hại và gần $7.9 triệu án phí.
Trong khi đó, mặc dù thua kiện ông Trịnh Vĩnh Bình, nhưng Bộ Tư Pháp CSVN phát đi thông cáo ghi: “Thông tin trên mạng (về vụ kiện) là chưa xác thực. Bộ Tư Pháp đang phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan và công ty luật đại diện cho chính phủ Việt Nam nghiên cứu kỹ nội dung phán quyết để thực hiện các bước tiếp theo phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm tối đa quyền và lợi ích của chính phủ Việt Nam.”
Kéo theo đó, toàn bộ các báo nhà nước khi đưa tin về vụ việc chỉ được phép đăng theo nguyên văn thông cáo Bộ Tư Pháp CSVN. Tuy nhiên, một số nhà báo kỳ cựu hé lộ vụ việc trên mạng xã hội.
Ông Nguyễn Công Khế, cựu tổng biên tập báo Thanh Niên, viết trên trang cá nhân: “Trường hợp Trịnh Vĩnh Bình là vì có những người ở cấp trên đã nghe báo cáo không trung thực từ những người cấp dưới không minh bạch và tham nhũng. Số tiền phạt từ tòa quốc tế, tôi chưa hiểu sẽ xử lý thế nào. Nhưng tiền nạp phạt là tiền thuế của dân. Những quan chức đã xử lý sai vụ này trong quá khứ làm thiệt hại tài sản và uy tín của dân, của nước, ta phải tính và rút bài học cho hiện tại làm sao đây?”
Trước đó, hôm 14 Tháng Tư, trang tin tức Trọng Tài Thương Mại Toàn Cầu cho biết: “Tòa trọng tài theo quy tắc UNCITRAL tuyên một phán quyết buộc Việt Nam trả $45 triệu bồi thường thiệt hại tinh thần và phí tổn mà ông Trịnh Vĩnh Bình gánh chịu từ hai thập niên trước, khi ông bị bắt giam và tước đoạt tài sản ở Việt Nam. Khi khởi kiện, ông Bình đòi đến $1.25 tỷ.”
Luật Sư Lê Công Định ở Sài Gòn sau khi đọc bản tin này tiết lộ trên trang cá nhân: “Điều quan trọng là trong đơn kiện, ông Trịnh Vĩnh Bình đã tố cáo chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền khi bắt giam ông tùy tiện trước đây. Phán quyết đã chấp nhận tố cáo như vậy trong kết luận buộc Việt Nam bồi thường thiệt hại tinh thần. Điều này thật sự mới mẻ nếu so với các vụ kiện về tranh chấp thương mại và đầu tư mà Việt Nam phải đối diện cho đến nay.”
“Thông tin trên trang mạng phổ biến công khai này chứng tỏ rằng phán quyết vừa rồi chẳng có gì là bí mật cần phải bảo mật, như thông cáo báo chí của Bộ Tư Pháp nêu. Bí mật đó có chăng là nhà cầm quyền muốn giấu công luận mà thôi, dù chính người dân đã còng lưng nộp thuế để trả khoản tiền thua kiện kinh khủng đó, bao gồm cả tiền thuê hãng luật nước ngoài tư vấn vô cùng tốn kém,” theo Facebook Lê Công Định.(T.K.)

Công an Hà Tĩnh bị tố cáo giữ người, tài sản trái luật

Một trong sáu chiếc xe hơi của ông Hoàng Đức Ý bị Công An tỉnh Hà Tĩnh ép “tự nguyện giao nộp” xuất hiện ở ngoài đường khi xe đang bị tạm giữ. (Hình: Dân Việt)
QUẢNG TRỊ, Việt Nam (NV) – Giám đốc một doanh nghiệp vận tải ở thành phố Đông Hà tố cáo bị Công An tỉnh Hà Tĩnh “bắt tạm giữ người, tài sản và sử dụng tài sản trái pháp luật.”
Công An tỉnh Quảng Trị đã tiếp nhận đơn trình báo của ông Hoàng Đức Ý (36 tuổi), giám đốc một doanh nghiệp vận tải ở thành phố Đông Hà, Quảng Trị, cho biết sáng 9 Tháng Tư, ông Ý bị sáu người tự xưng là công an mời về trụ sở Công An tỉnh Quảng Trị làm việc cho đến 11 giờ khuya cùng ngày. Nội dung liên quan đến vụ giấy tờ xe giả do Công An tỉnh Hà Tĩnh đang điều tra.
Tại đây, nhóm người yêu cầu ông Ý cung cấp mật khẩu điện thoại, giải trình và mang sáu chiếc xe hơi của ông đang cho thuê dịch vụ về trụ sở Công An tỉnh Quảng Trị. Đến khoảng 11 giờ đêm cùng ngày, ông Ý được yêu cầu ký vào biên bản với nội dung “tự nguyện ở lại để phục vụ công tác điều tra, rồi được đưa về nhà nghỉ của công an Quảng Trị để ngủ, có hai người giám sát,” theo báo Giao Thông.
Ông Ý kể, trong lúc “làm việc” ông không được gọi điện thoại cho người thân, thậm chí bị yêu cầu viết “đơn tự nguyện giao nộp tài sản” là sáu xe hơi hiệu Volkswagen Polo mà ông đang cho thuê, trong đó có một chiếc ở thành phố Huế (Thừa Thiên-Huế), một chiếc ở thị trấn Cửa Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị).
Tiếp đó nhóm công an này yêu cầu ông Ý đi Đà Nẵng để “giúp đỡ điều tra” nhưng ông từ chối. Sau hơn một ngày đêm bị bắt giữ, ông Ý mới được thả về.
Nói với báo VNExpress, ông Ý cho biết trong 25 giờ ở trụ sở công an, ông bị hăm dọa, ức chế, xâm phạm quyền riêng tư khi tin nhắn, hình ảnh trong điện thoại bị kiểm tra. Trong ngày đầu, người thân không có thông tin nên lo lắng, cho rằng ông “bị bắt cóc.”
Sáng 12 Tháng Tư, ông Ý bất ngờ phát hiện một chiếc xe hơi của mình lại đỗ trên đường ở thành phố Đông Hà cách nơi tạm giữ hơn 2 km. Người lái xe là cán bộ công an tỉnh Hà Tĩnh. Ông Ý không cho di chuyển khỏi nơi đang đỗ. Sau khi lập biên bản, chiếc xe được đưa trở lại nơi tạm giữ ban đầu, trụ sở khu cảnh sát Công An tỉnh Quảng Trị.
Ông Hoàng Đức Ý bất bình khi bị công an giữ người, tài sản và sử dụng tài sản trái phép. (Hình: Giao Thông)
Sáng 13 Tháng Tư, trả lời báo Dân Việt qua điện thoại, ông Võ Trọng Hải, giám đốc Công An tỉnh Hà Tĩnh, cho biết đơn vị này đang điều tra đường dây làm giấy tờ, con dấu giả, buôn bán xe lậu trong đó nghi ngờ sáu chiếc xe của ông Hoàng Đức Ý liên quan đến vụ án. Vì vậy, “cán bộ công an Hà Tĩnh đã mời ông Ý làm việc để xác minh làm rõ sáu chiếc xe có phải xe lậu hay không chứ không phải giam giữ người.”
Trả lời về việc một chiếc xe di chuyển khỏi nơi tạm giữ, ông Hải nói rằng “có khả nghi là xe lậu nên cán bộ công an Hà Tĩnh tiến hành lái xe đưa ra Hà Tĩnh phục vụ điều tra thì bị một số người ngăn chặn, sau đó vụ việc đã được lập biên bản,” theo báo Dân Việt.
Ông Ý bất bình cho rằng Công An tỉnh Hà Tĩnh giữ người, giữ tài sản và sử dụng tài sản của ông mà không hề căn cứ vào một quyết định nào của cơ quan có thẩm quyền là trái pháp luật. Điều này được ông Hải trả lời: “Việc đó nhà anh (tôi-PV) chưa trả lời được. Nhà anh làm theo pháp luật, còn sai pháp luật nhà anh chịu trách nhiệm.”
Đến ngày 14 Tháng Tư, thấy “khó nuốt” do những chiếc xe hơi trên có giấy tờ hợp pháp, Công An tỉnh Hà Tĩnh đã buộc phải trả lại cho ông Ý năm trong sáu chiếc xe đã thu giữ.
Luật Sư Trần Đức Anh, Văn Phòng Luật Sư Trần và Cộng Sự, người đại diện cho ông Ý, cho rằng việc giữ người để điều tra phải được thông báo đến gia đình, phải có phê chuẩn của Viện Kiểm Sát cùng cấp.
“Không thể yêu cầu đương sự viết ‘giấy tự nguyện ở lại’ rồi bắt giữ người trái pháp luật,” Luật Sư Anh nói.
“Tương tự, việc thu giữ tài sản phải có biên bản xử lý vi phạm. Pháp luật không quy định người dân tự đến nộp tài sản. Vì vậy, hai biên bản ‘tự nguyện ở lại’ và ‘tự nguyện giao nộp tài sản’(xe hơi) đều không đúng luật. Riêng việc sử dụng xe hơi đang tạm giữ của cán bộ Công An Hà Tĩnh cũng trái quy định của pháp luật,” Luật Sư Anh khẳng định. (Tr.N)

Tập Đoàn Hoa Sen lỗ ‘tuột phanh,’ giải thể hơn 200 chi nhánh và văn phòng

Ông Lê Phước Vũ, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tập Đoàn Hoa Sen. (Hình: Soha.vn)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Tập Đoàn Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ, người anh em cột chèo của Bộ Trưởng Công Thương CSVN Trần Tuấn Anh, giải thể 199 chi nhánh trực thuộc và hai văn phòng đại diện ở Hà Nội và Sài Gòn, trong lúc cổ phiếu HSG đang giao dịch dưới mệnh giá.
Hành động này diễn ra vài tháng sau khi báo Người Đưa Tin hồi Tháng Tám, 2018, cho hay Tập Đoàn Hoa Sen nợ hơn 18,385 tỷ đồng (hơn $789 triệu) tại 16 ngân hàng nội địa và nước ngoài, trong đó ba ngân hàng BIDV, Vietcombank, Vietinbank được ghi nhận “cho tập đoàn này vay đến vài ngàn tỷ đồng.”
Báo Tuổi Trẻ hôm 15 Tháng Tư cho biết: “Lý do được Tập Đoàn Hoa Sen đưa ra là tái cấu trúc hệ thống phân phối theo mô hình chi nhánh tỉnh, phục vụ công tác chuyển đổi các chi nhánh thành địa điểm kinh doanh thuộc chi nhánh tỉnh nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động. Hoa Sen chấm dứt hình thức pháp lý đối với khoảng 500 chi nhánh trên toàn quốc thuộc mô hình cũ, chuyển sang vận hành mô hình mới bao gồm hơn 56 chi nhánh tỉnh và hơn 500 cửa hàng trực thuộc.”
“Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng rưỡi, Hội Đồng Quản Trị Tập Đoàn Hoa Sen đã giải thể đến 199 chi nhánh và hai văn phòng đại diện ở hai thành phố lớn nhất cả nước. Việc giải thể ồ ạt các chi nhánh diễn ra trong bối cảnh kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn được ghi nhận trong báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2018 sụt giảm đáng kể so với năm 2017. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế năm 2018 của Hoa Sen chỉ còn hơn 409 tỷ đồng ($17.6 triệu), giảm đến 70%. Đáng nói là lợi nhuận sau thuế quý IV 2018 ghi nhận lỗ trên 100 tỷ đồng ($4.3 triệu). Hiện cổ phiếu HSG của Hoa Sen vẫn đang giao dịch dưới mệnh giá, đạt 9,130 đồng (4 cent)/cổ phiếu khi chốt ngày giao dịch 12 Tháng Tư,” theo báo Tuổi Trẻ.
“Vua tôn” Lê Phước Vũ thành “Chúa Chổm.” (Hình: Soha.vn)
Trong khi đó, báo Dân Việt hôm 16 Tháng Tư tường thuật: “Kết quả hoạt động kinh doanh của Tập Đoàn Hoa Sen ngày càng èo uột, nợ vay đang là gánh nặng lớn. Người đứng đầu tập đoàn khẳng định, kế hoạch năm 2019 đặt sự an toàn, thận trọng lên trên hết. Đây là giai đoạn phòng thủ. Khó khăn chồng chất, nhưng Chủ Tịch Lê Phước Vũ cho biết mỗi tháng chỉ đến văn phòng hai lần, mỗi lần cũng chỉ hai tiếng đồng hồ, hàng ngày cũng thi thoảng mới gọi cho tổng giám đốc hay phó chủ tịch một cuộc điện thoại hay một cuộc điện thoại.”
“Lý do khiến ông Vũ ít có mặt tại văn phòng chính là vì hiện tại Hoa Sen đã có một ban lãnh đạo đã có sự va chạm, sự mài dũa và đạt độ chín nhất định. Chính vì vậy, ông Vũ đã tìm cho mình một cuộc sống tao nhã hơn đó là ẩn mình trên núi,” theo Dân Việt.
Theo trang web của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, ông Lê Phước Vũ có pháp danh Hoằng Lược, “dù công việc kinh doanh nhiều bộn bề vẫn ăn chay trường và khéo léo áp dụng Phật pháp vào công việc để vừa hoàn thành nhiệm vụ với xã hội, mà vẫn dành thời gian nuôi dưỡng, thăng tiến lộ trình tâm linh”.
Trong khi đó, công luận biết đến ông Vũ với danh nghĩa anh em cột chèo của Bộ Trưởng Công Thương CSVN Trần Tuấn Anh, gắn liền với phát ngôn từng nhận nhiều chỉ trích: “Ngu gì không làm thép!”
Sau khi Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu dừng dự án thép Cà Ná của ông Vũ hồi Tháng Tư, 2017, “để làm rõ một số vấn đề liên quan tới môi trường, công nghệ,” truyền thông trong nước thường lấy dự án này ra làm “hình mẫu” về việc “đại gia” tuyên bố rình rang bất chấp năng lực thực tế có hạn. (T.K.)

Biết nói gì đây! Khi hai đường đời ngăn chia mình rồi


JB.Nguyễn Hữu Vinh – RFA|

Đây không phải là lời của bài hát của nhạc sĩ Huỳnh Anh về một cuộc tình chia xa, lãng mạn của một đôi trai gái nào đó, mà là những lời ai oán của những “đồng chí, đồng bọn” những quan chức cộng sản “bị lộ và chưa bị lộ”.
Những lời đó, không chỉ ai oán với các quan chức cộng sản đã một thời làm mưa, làm gió, làm thánh làm tướng trong thiên hạ, tác oai tác quái đủ mọi trò trên chiếc ghế quyền lực mua bán, cướp được. Đó còn là những tiếng thở phào ái ngại và khinh bỉ của những cấp dưới, những nạn nhân, những người đã từng là tầng lớp bị trị của đám quan chức này khi nghĩ về những lời lẽ “tốt đẹp” giả tạo một cách hoàn hảo mà đám quan chức này đã từng dạy bảo họ.
Quả thật, khi Trương Minh Tuấn đang tung hoành ở thế “thượng phong” giữ chức Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông kiêm Phó ban Tuyên huấn của đảng, chẳng bao giờ anh ta nghĩ rằng sẽ có lúc “hạ mạt” ngậm ngùi dặn vợ “đợi anh về”. Khi Nguyễn Bắc Son như diều gặp gió từ chân lính quèn giữ lăng, leo lên đến chức Bộ trưởng, ra sức cung phụng, tung hô và lên gân tìm mọi cách giữ đảng, anh ta chẳng nghĩ rằng con đường đó lại dẫn đến điểm cánh cửa nhà tù.
Lớn hơn nữa, cao hơn nữa là khi Đinh La Thăng đang một mình một ghế, leo vù vù vào cơ quan đầy quyền và tiền trong hệ thống, dưới chỉ một người nhưng trên mấy chục triệu người, mỗi bước đi của anh ta là tiền hô, hậu ủng, là báo chí, truyền thông, là bầy quan chức lúp xúp chạy theo nịnh nọt, là những bài báo ca ngợi ngút trời mây về tài năng, đức độ về “đạo đức cách mạng”… không thiếu một thứ gì có thể lôi ra để khen mà bị bỏ sót. Cũng chính những khi đó, anh ta nghiễm nhiên coi đất nước như mảnh sân vườn nhà anh ta, coi nhân dân như đàn bò anh ta đang chăn, có thể xẻ thịt, có thể hút máu hoặc đưa đi làm thí nghiệm. Khi đó, mỗi lời anh ta nói là châu phun, ngọc nhả, là mệnh lệnh.Tương tự, với một ông anh là đại gia số 1 Việt Nam, với tài sản khổng lồ trong tay với các dự án “đất vàng” mà cơ chế trấn, cướp, “thu hồi” là công cụ, là cơ sở hỗ trợ để tích lũy làm giàu. Nhờ buôn bán chính sách, phe nhóm lợi ích, hối lộ quan chức, đại gia Phạm Nhật Vũ chẳng bao giờ nghĩ là đồng tiền đã dẫn được anh ta đến ghế cao ngất ngưởng bởi sự giàu có lại có thể chính là nguyên nhân đẩy anh ta xuống nền xi măng nhà đá.
Những khi đó, chẳng bao giờ anh ta ngờ rằng chính anh ta lại thể hiện bản lĩnh của mình trước bàn dân thiên hạ với những “giọt ngắn, giọt dài ngổn ngang” – Truyện Kiều – chửi Tòa án là “mang tính quy chụp, không công bằng, không công tâm, không khách quan và “không có lương tâm” rồi lê đôi chân khó nhọc với gương mặt đẫm nước mắt vào nhà đá.
Chính vì thế, mà Trương Minh Tuấn đã không ngần ngại làm tên lính xung kích bất chấp mọi thủ đoạn, bất kể thiên hạ nói gì đằng sau hay thực tế bản chất xã hội, bản chất người cộng sản ra sao, vẫn cứ leo lẻo “nâng cao đạo đức cách mạng” “chống diễn biến và tự diễn biến”… thậm chí, anh ta còn viết hẳn một cuốn sách để rao giảng về đạo đức, tuyên truyền chống lại “các thế lực thù địch của đảng” – hẳn nhiên đó là nhân dân.
Nguyễn Bắc Son hùng hổ tuyên bố với cử tri: “Cuộc chiến chống tham nhũng chưa kết thúc mà mới chỉ bắt đầu”. Quả đúng vậy, ngày 23/2/2019 khi Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn bị bắt về tội Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 3 điều 220, Bộ luật hình sự 2015 thì cũng chỉ mới là bắt đầu. Mới đây, ngày 13/4/2019, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn còn bị khởi tố thêm tội “Nhận hối lộ” và có lẽ cũng chưa phải đã là kết thúc.
Có điều ông ta không ngờ rằng cái gọi là “Cuộc chiến chống tham nhũng” mà ông ta luôn mồm cổ xúy kia, thực chất là cuộc chém giết trong đảng vì quyền lợi của phe nhóm mình, lại có lúc lôi ông ta ra ánh sáng.
Điều oái oăm, là hệ thống báo chí cộng sản, đã bao năm hết lời tung hô, xu nịnh đám quan chức này đến mức chính Nguyễn Bắc Son đã tự hào rằng: “Báo chí đã kịp thời phản bác các luận điệu sai trái” thì cũng ngay sau đó, chính hệ thống báo chí này lại lôi bằng đủ mọi thứ ngược lại để tố cáo chính ông ta rằng thì: “Ông Nguyễn Bắc Son ‘độc đoán, gia trưởng, vô hiệu hoá cả Ban Cán sự Đảng”, rằng thì là “xa rời lý tưởng, đạo đức cách mạng”… Những lời này, khi Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn hoặc bất cứ quan chức nào còn ngồi trên ghế quyền lực, đố báo chí Việt Nam dám mở miệng.
Điều ai cũng thấy là những lời lẽ hay ho, tốt đẹp được quan chức tung ra, thì họ đã hành động ngược lại. Điều này đã là bản chất của hệ thống cộng sản.
Năm 2012, Nguyễn Bắc Son nói rằng “Bỏ phiếu tín nhiệm sẽ khiến cán bộ rèn luyện không ngừng” thì sau đó, ông ta đã “rèn luyện” để rồi 4 năm sau tổ chức vụ tham nhũng trong đại án AVG.
Năm 2016, Trương Minh Tuấn ra mắt sách “Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên hiện nay” thì ngay trước đó, ông ta tham gia đại án tham nhũng AVG với tội danh “nhận hối lộ”.
Chẳng ai ngờ rằng, khi Nguyễn Tấn Dũng đang nắm trong tay mình quyền lực, tiền bạc thì kể cả Tổng bí thư chẳng là gì, ông ta ngang nhiên biến đen thành trắng, biến có thành không, nói câu sau đá câu trước nhơn nhơn mà cả hệ thống quan chức, đảng viên đều ngậm bồ hòn làm ngọt.
Thế nhưng, khi ngã ngựa về vườn, thì muốn yên cũng chẳng yên, những hành động bắt bớ đàn em tay chân Nguyễn Tấn Dũng gần đây, hẳn sẽ làm cho Nguyễn Tấn Dũng sau khi về hưu có muốn cũng chẳng yên mà “làm người tử tế” mà giật mình thon thót trong đêm.
Những hình ảnh gần đây, ngay trước mặt Nguyễn Tấn Dũng đang ngước lên cười nhăn nhở mà Trọng không thèm nửa lời đáp lại, chỉ bắt tay họ Nông rồi đi, đã thể hiện điều đó. Bởi có lẽ sự căm hờn vẫn chưa nguôi trong Trọng kể từ khi Trọng ứa nước mắt trước quốc dân đồng bào bế mạc Hội nghị Trung ương 6 lần trước không thể hạ được “đồng chí X” địch thủ.
Qua những vụ việc và hiện tượng gần đây, điều người ta thấy rõ nhất là sự quay quắt, thay đổi từ thái độ, tư tưởng, hành động của quan chức cộng sản khi đương chức và khi đã ngã ngựa. Người ta cũng thấy rõ sự dối trá đến mức không ngờ trong những hành động, lời nói của quan chức với thực tế đời sống, công việc cá nhân và tập thể mà họ đại diện ra sao.
Như vậy, cả quyền lực chính trị và tiền bạc ở Việt Nam, tất cả đều mong manh như sợi chỉ mành treo chuông, đổi thay sớm nắng chiều mưa bất định. Điều duy nhất đúng và tồn tại ở tình trạng này là câu nói của cha ông: Khi cá ăn kiến thì cũng có lúc kiến ăn cá.
Và qua đó, thật ngậm ngùi khi cả đất nước, cả dân tộc đang được dẫn dắt, lãnh đạo bởi một dàn quan chức mà chú Cuội cung trăng phải tôn làm cụ tổ về sự dối trá.
Nhưng, ngậm ngùi hơn, là nếu các quan chức cộng sản còn có chút liêm sỉ, thì khi nhớ lại những lời lẽ, những hành động đã làm, với đồng chí, với cấp dưới, lại sẽ phải ngân nga câu hát: “Biết nói gì đây, khi hai đường đời ngăn chia mình rồi”./.

Hãy tỉnh giấc trước „đại ma đầu“ DongFang 13-2-CEPB


Ví trí giàn khoan Đông Phương trên bản đồ.
Nguyen Ngoc Chu|

1.“Đại ma đầu” Dongfang 13-2 CEPB có trọng tải hơn 17247 tấn, rộng bằng cả chiếc sân vận động, xuất quân tiến về Bồn trũng sông Hồng trong Vịnh Bắc Bộ từ hôm 6/4/2019. Giàn khoan Dongfang 13-2 do Công ty Kỹ thuật Dầu khí Ngoài khơi Trung Quốc và Công ty Fluor Heavy Industries sản xuất tại cảng Cao Lan (Chu Hải) – là tổ hợp chế biến dầu mỏ và khí đốt toàn diện. Dongfang 13-2 CEPB sẽ sản xuất 43400 thùng dầu mỗi ngày, với ước tính lượng khai thác khí đốt hàng năm khoảng 2,6 tỷ mét khối. Lượng khí đốt này sẽ cung cấp đủ năng lượng sạch cho Khu vực Quảng Đông – Hồng Kông – Macao.
Cục Hải sự tỉnh Hải Nam Trung Quốc hôm 3/4/2019 đã thông báo rằng từ 6-10/4/2019, giàn khoan Dongfang 13-2 CEPB sẽ được triển khai ở Bồn trũng sông Hồng vịnh Bắc Bộ (phía Trung Quốc gọi là Bồn trũng Oanh Ca Hải – Yinggehai Basin). Khí và dầu từ giàn khoan sẽ được vận chuyển lên bờ bằng bốn đường ống ngầm dưới biển có tổng chiều dài 223,8km. Trong đó, đường ống dài nhất lên đến 195km – cũng là đường ống ngầm dài số 1 của Trung Quốc đặt ở ngoài khơi.
2. Đường đi của giàn khoan Dongfang 13-2 CEPB được cộng đồng mạng thông báo biểu đồ gần cả tuần, mà báo chí quốc doanh mới đưa tin từ hôm 11/4/2019. Thêm một lần, như ông Võ Văn Thưởng từng lưu ý, báo chí quốc doanh đã chậm chân hơn mạng xã hội.
3. Ở mặt khác, trả lời báo giới về câu hỏi giàn khoan Dongfang 13-2 CEPB có hoạt động trong vùng biển của Việt Nam hay không, thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao lại không khẳng định là có hay không, mà lại chỉ phát biểu là Việt Nam đang theo dõi và kêu gọi: “Hai nước có trách nhiệm tuân thủ nghiêm túc quy định của Hiệp định trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, vì lợi ích của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông”.
Có nguồn tin nói rằng giàn khoan Dongfang 13-2 CEPB đã vượt qua đường trung tuyến phân chia Vịnh Bắc Bộ và đã sang phần biển Việt Nam. Lại có nguồn tin cho rằng giàn khoan Dongfang 13-2 CEPB đang thuộc phần biển phía Trung quốc, và chỉ cách cách đường trung tuyến 5 km.
Tại sao lại không thể khẳng định chính xác vị trí giàn khoan Dongfang 13-2 CEPB? Nếu có được vị trí chính xác của giàn khoan Dongfang 13-2 CEPB thì sao không công bố ngay từ đầu, để loại bỏ những nguồn tin nhiễu?
4. Như vậy, vào thời đại định vị vệ tinh toàn cầu, mà Việt Nam không xác định ngay được đường đi từng giây phút của giàn khoan Dongfang 13-2 CEPB thì đây là một sự tụt hậu rất đáng lo lắng. Kết luận quan trọng rút ra qua sự vụ Dongfang 13-2 CEPB là Việt Nam không thể đứng một mình đối đầu với Bắc Kinh trên biển. Điều đó đồng nghĩa với Việt Nam nhất thiết phải hợp tác với các nước có công nghệ vệ tinh. Lúc đó thì nhất cử nhất động của giàn khoan Dongfang 13-2 CEPB không thể thoát khỏi sự theo dõi từng giây phút qua màn hình. Chưa nói đến là bị bám đuổi trên thực địa.
5. Để tránh các thông tin gây sự hiểu lầm, làm người dân lo lắng, cách tốt nhất là nhà chức trách Việt Nam hãy công khai hải đồ của Dongfang 13-2CEPB cho toàn dân được biết. Tốt hơn nữa là định vị vệ tinh rồi đưa lên internet để mọi người dân Việt Nam được theo dõi sự di chuyển của Dongfang 13-2 CEPB từng giây phút. Phải để cho Dongfang 13-2 CEPB biết rằng, mọi centimet di chuyển của nó có hàng triệu người dân Việt Nam theo dõi. Như vậy nó thể bị trừng trị bất cứ lúc nào nếu vi phạm lãnh hải Việt Nam
6. Để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, thì Việt Nam nên công bố toàn văn thoả thuận phân chia Vịnh Bắc Bộ trên phương tiện thông tin đại chúng. Ở đây không có điều gì phải giữ bí mật cả.
7. Trung Quốc sẽ còn tiếp tục chế tạo ra nhiều “đại ma đầu” Dongfang khác. Để đối phó với các “đại ma đầu” Dongfang của Bắc Kinh đứng trên mép đường trung tuyến thò mũi khoan xuống đáy biển, rút dầu và khí từ phía Việt Nam, thì Việt Nam phải hợp tác ngay với các nước khác có trình độ công nghệ cao, tiến hành thăm dò và khai thác dầu khí từ bên này đường trung tuyến, phía biển của mình, nơi thoả thuận hai bên không thể bắt bẻ. Để đối phó với Bắc Kinh thì tốt nhất làm trước điều họ nghĩ sẽ làm.
8. Thực ra, Dongfang 13-2 CEPB không phải là “đại ma đầu” mà chỉ là “bí kíp” của “đại ma đầu” Bắc Kinh. Đối phó với “đại ma đầu” Bắc Kinh không thể chỉ có một nước, dẫu đó là Hoa Kỳ. Đơn giản bởi Bắc Kinh đang mưu toan thống trị toàn thế giới.
9. Trước một thế lực mưu toan thống trị toàn thế giới, rất tiếc là chúng ta quá bận rộn về thuyên chuyển cán bộ, nặng về quyền lực đối nội, mà ít tập trung trí tuệ dành cho sự cường thịnh đất nước, để không bị o ép trên trường đối ngoại./.

Đồng Tâm đã có một đêm thức trắng

nguyenanhtuan’s blog|

 Tối ngày 14/4/2019, hàng trăm CSCĐ đã được triển khai về Đồng Tâm, giăng khắp đường đi lối lại trong làng. Con đường dẫn từ đường lớn bên ngoài vào làng hiện đang bị kiểm soát, hạn chế người vào ra.
Cùng thời điểm, có tin là một số người hoạt động xã hội có mối liên hệ với làng Đồng Tâm đã bị chặn cửa, ngăn rời khỏi nơi cư trú.
Diễn biến này được cho là có liên quan đến việc dân làng dự kiến tổ chức buổi kỷ niệm 2 năm biến cố Đồng Tâm vào hôm nay, ngày 15/4/2019.
Sáng nay, giữa sân đình làng Hoành nơi dự kiến tổ chức buổi kỷ niệm, bà con đã có lời qua tiếng lại với phía chính quyền khi mà một bên nại lý do an ninh trật tự để triển khai CSCĐ, bên kia lại cho rằng sự kiện chỉ diễn ra trong nội bộ làng, chẳng cần nhiều CSCĐ thế kia làm gì mà còn khiến dân làng thêm bất an.Đôi bên đã có một đêm thức trắng. Tập trung ở nhà cụ Lê Đình Kình – linh hồn của cuộc đấu tranh giữ đất Đồng Tâm, dân làng cho biết họ không quá bất ngờ về động thái này của chính quyền và cũng đã có sự chuẩn bị để ứng phó với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
 
Rất may là đôi bên đều kiềm chế và chưa có điều gì đáng tiếc xảy ra.
Dân làng cho biết họ kiên quyết tổ chức buổi kỷ niệm dù có điều gì xảy ra vì 15/4 đã và sẽ mãi mãi là một ngày đặc biệt với họ – ngày mà không chỉ vì đất đai, mà còn vì phẩm giá họ đã đứng lên chống lại cường quyền dù tay không tấc sắt.
Hi vọng đôi bên giữ được bình tĩnh tới phút cuối cùng. Người Việt không bao giờ nên nói chuyện và súng đạn, giáo gươm thêm nữa./.

‘Luật chung’ cho Luật Đặc khu có biến tướng từ các ‘luật riêng’?


Hàng ngàn người dân Sài Gòn biểu tình chống luật đặc khu vào ngày 10/6/2018, trước khi luật an ninh mạng được thông qua ngày 12/6/2018. Ảnh: AFP
Thường Sơn (VNTB)|

Chính phủ Việt Nam, cùng lờ mờ sau đó là các nhóm lợi ích bất động sản, đang đánh đố hơn 90 triệu người dân về khái niệm ‘luật chung’ liên quan đến việc ‘hoàn thiện Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (gọi tắt là Luật Đặc khu, hoặc ‘Luật bán nước) – một cái tên mà người dân đặt cho luật này và vẫn tồn tại cho đến giờ đây).
“Hoàn thiện dự án Luật Đặc khu theo hướng xây dựng một luật chung (thay vì dành cho riêng 3 đặc khu)” là thông tin “được Thủ tướng Chính phủ – Trưởng Ban Chỉ đạo giao Bộ KH-ĐT phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội xây dựng phương án chỉnh lý”, nêu ra tại phiên họp thường vụ quốc hội ngày 10/4/2019.
Về thực chất, thông báo trên đã mở đường cho luật Đặc khu – bị hoãn vô thời hạn vào tháng Mười năm 2018 – nảy nòi trở lại. Ngay trước mắt, một chiến dịch ‘đánh’ giá đất đang bùng nổ ở các khu vực dự kiến ‘lên đặc khu’ là Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang) và có thể cả ở Vân Phong (Khánh Hòa). Vô số đất mà giới quan chức đã ‘tậu giá rẻ’ ở những nơi này sẽ có cơ hội bằng vàng để ‘thoát hàng’ với giá trên trời.
Sau khi nổ ra cuộc biểu tình phản đối ‘Luật bán nước’ ở Sài Gòn với nhân số lên đến hàng trăm ngàn người và lan rộng trên 50% tỉnh thành trong cả nước vào tháng 6 năm 2018, tại kỳ họp quốc hội tháng Mười năm 2018, bản dự luật Đặc khu đã bị Ủy ban Thường vụ quốc hội ‘quyết’ không mang ra bàn mà để ‘lùi lại’ nhưng không xác định thời hạn. Nguyễn Phú Trọng – khi đó còn là tổng bí thư mà chưa ngồi hẳn vào ghế chủ tịch nước của kẻ quá cố là Trần Đại Quang – có gặp một ai đó và thốt lên ‘Nó lừa mình!’.Khái niệm ‘luật chung’ mà thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ thông báo lại khiến người ta càng nghi ngờ về việc đã từng tồn tại một thứ ‘luật riêng’ – luật Đặc khu mà nhiều nội dung của nó chứa đựng quá nhiều ưu ái cho Trung Quốc và cứ như thể đó là một hình thức trá hình mà chính thể độc đảng ở Việt Nam luồn lách nhượng địa hoặc nói trắng ra là bán đất cho kẻ ‘ngàn năm Bắc thuộc’.
Nhưng sau ‘luật riêng’ của những Phạm Minh Chính và Nguyễn Thị Kim Ngân, giờ đây vai trò ‘luật chung’ của Nguyễn Xuân Phúc có thể được hiểu ra sao? Có phải chỉ là một biến tướng từ ‘luật riêng’ mà chẳng có gì được cải thiện về nội dung? Liệu ông Phúc có lợi ích gì trong các phi vụ đầu cơ tài chính và chính trị của ‘luật bán nước’?
Ngay trước mắt, một nguy cơ rất hiển hiện đối với chế độ cầm quyền là nếu các nhóm lợi ích trong nội bộ đảng – với tư chất cố đấm ăn xôi – vẫn bằng mọi cách ‘đi đêm’ để thông qua luật Đặc khu, sẽ khiến làn sóng biểu tình chống ‘luật bán nước’ này trong dân chúng tiếp tục diễn ra sôi sục hơn, có thể biến thành một phong trào rất lớn trên mạng xã hội và cả trên đường phố trong năm 2019 và cả những năm sau đó.
Cho tới nay dự thảo luật Đặc khu vẫn bị phản ứng dữ dội về nhiều điều khoản rất bất lợi – có thể vẫn chưa được chỉnh sửa một cách cầu thị thật sự, mà thậm chí chỉ được gia cố hết sức sơ sài và mang tính đối phó mà vẫn giữ nguyên quan điểm và quy định chi tiết về ‘cho thuê đất đến 99 năm’ hoặc gần như thế; ‘kiến tạo’ những điều kiện cực kỳ dễ dãi để người Trung Quốc có thể ồ ạt di cư vào các đặc khu, đặc biệt là đặc khu kinh tế Vân Đồn ở Quảng Ninh, một khi luật Đặc khu đực chính thức thông qua; vẫn giữ nguyên quyền tài phán nếu có tranh chấp và xử lý người di cư hoặc doanh nghiệp của Trung Quốc không thuộc về Việt Nam mà thuộc về ‘quốc tế’; vẫn không có những điều kiện chặt chẽ để loại trừ tương lai các đặc khu, nhất là đặc khu Vân Đồn, sẽ trở thành bãi thải công nghiệp khổng lồ của rác từ Trung Quốc đổ vào; và vẫn không có quy định chặt chẽ để lại trừ tương lai một số doanh nghiệp cá mập Việt Nam (chẳng hạn như Tập đoàn FLC của Trịnh Văn Quyết – nhân vật không biết là tỷ phú đô la thực hay giả) trở thành con nợ khổng lồ khi sẵn sàng đi vay của các ngân hàng Trung Quốc để đầu tư vào đặc khu nhưng lại không thể bảo đảm năng lực thanh toán, để cũng như nhiều phi vụ vay ODA nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam đẩy toàn bộ hậu quả mất khả năng thanh toán cho chính phủ…
Thủ tướng Phúc sẽ xử lý những khúc xương quá khó nuốt trên như thế nào khi tìm cách cho ‘thây ma’ hồi sinh?

Bàn về thân thể và sức khỏe lãnh đạo

Đỗ Văn Ngà|

Hôm 15/11/2018 tại kỳ họp thường niên Quốc hội khóa 14 đã biểu quyết với 91,55% tán thành dự luật “Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước” trở thành luật. Nội dung trong điều luật này rất bình thường, chỉ riêng ở điều 7 là đáng chú ý có thông tin về thân thế, sự nghiệp và sức khỏe của lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước là thông tin mật.
Điều đáng nói là ở Việt Nam luật pháp xem thân thế của lãnh đạo là thông tin mật, trong khi tại những nước khác như Hoa Kỳ, pháp luật quy định ứng cử viên tổng thống phải là công dân Mỹ và được sinh ra tại Mỹ. Nghĩa là họ công khai thân thế lãnh đạo. Điều này rất quan trọng, vì nếu đưa thân thế lãnh đạo vào diện “thông tin mật” thì điều đó cũng có nghĩa rằng, đất nước Việt Nam có thể bị cai trị bởi một người có nguồn gốc ngoại bang. Toàn bộ Quốc hội gần 500 con người đã đồng ý rất cao điều luật này mà không biết rằng nó là kẽ hở để ngoại bang trở thành lãnh đạo. Từ thời ông Hồ Chí Minh, nhà nước VNDCCH đã che giấu thân thế lãnh đạo mà Việt Nam cho nên đất nước mới bị hoang phí 3 triệu sinh mạng cho những cuộc chiến tương tàn phi nghĩa. Và hôm nay, vấn đề này đã chính thức luật hóa để dọn đường cho sự chuyển giao vào một lúc nào đó chăng?
Thêm vấn đề nữa là sức khỏe lãnh đạo lại được đưa vào diện bí mật quốc gia. Một điều vô cùng phi lý rằng, nếu lãnh đạo Việt Nam bị đổ bệnh tâm thần thì nhân dân không được biết à? Điều này cho thấy ĐCS coi thường vận mệnh đất nước. Ai cũng biết, CS đưa điều luật về sức khỏe lãnh đạo thành bí mật quốc gia là để che đậy chuyện xấu xa bẩn thỉu của trò thuốc nhau giành ghế của những người đồng chí. Ý họ muốn là, cho dù họ có ác độc như loài lang sói thì họ vẫn muốn mình phải có hình ảnh người lãnh đạo có đạo đức có văn minh trước nhân dân. Như vậy qua đây chúng ta thấy rất rõ, số phận đất nước đã bị người CS xem nhẹ hơn chiếc mặt nạ giả nhân giả nghĩa của họ.
Chuyện buồn cười là người mới nói được “Tao khỏe có chi mô” trước đó lại được đảng đợi đến những ngày giáp tết mới công bố để dân khỏi bàn tán nhiều chuyện. Nói thế để chúng ta thấy rằng, thông tin về sức khỏe lãnh đạo đảng và nhà nước luôn bị chính quyền tung hỏa mù. Thông tin họ nói ra chưa chắc gì là sự thật đâu. Vì đó là “bí mật quốc gia” kia mà?Trước đây ông Nguyễn Bá Thanh được đưa về sân bay Đà Nẵng bằng máy bay cấp cứu của hãng AMR Ambulance vào đêm ngày 09/01/2015. Từ xa, phóng viên Vnexpress lia ống kính chộp cảnh đưa ông Nguyễn Bá Thanh xuống sân bay là một loại cỗ quan tài bằng kẽm chuyên dùng để khâm liệm những nạn nhân chết vì nhiễm phóng xạ. Thế mà sau đó báo chí Việt Nam đồng loạt báo tin sức khỏe Nguyễn Bá Thanh tiến triển tốt. Ông ăn được một tô cháo và nói rằng “Tao khỏe có chi mô!”. Báo chí lúc đó thi nhau hót líu lo mà không hề có một tấm hình nào để show ra bằng chứng. Lúc đó, chỉ có ai ngây thơ mới tin báo. Hầu hết người dân cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh về Việt Nam là một cái xác không hồn. Thế rồi chuyện gì đến cũng đến, hơn tháng sau, ngày 13/02/2015 nhà nước loan tin ông Nguyễn Bá Thanh đã từ trần, nhằm 25 tháng Chạp năm Giáp ngọ.
Cho nên nghe họ nói ông Trọng “khỏe có chi mô” thì cũng như không có thông tin gì về sức khỏe của ổng cả. Người ta nói rằng, nguồn tin thân cận cho biết “sức khỏe của ngài ổn”. OK thì nghe nói ổn, nhưng thật sự có ổn không là chuyện khác. Nói cho cùng “Sức khỏe ổn” thì cũng đồng nghĩa với câu “Tao khỏe có chi mô” thôi mà. Nhưng có một điều làm tôi đây băn khoăn là, bệnh xuất huyết não nhẹ sao lại huy động tực thăng xuống Kiên Giang chở gấp về Chợ Rẫy? Chả lẽ bệnh viện Đa Khoa Kiên Giang chữa không được bệnh đó sao? Khà khà, khó hiểu quá! Lão Trọng! Chỉ là bệnh nhẹ mà ông làm như sắp chết không bằng, làm Đỗ Ngà tui một phen… mừng hụt. Buồn!

Cái hung dữ của người Việt



Cái  chất hung dữ này ở dân Việt thì đã quá rõ ràng rồi. Ai cũng có thể chứng kiến hoặc kiểm nghiệm bằng bất cứ tình huống nào mà mình gặp trong đời sống.
Nhưng việc phổ biến và như một đặc tính xã hội thì chỉ ở thời đại này mới có.
Con cái điểm kém hoặc bị quở trách, cha me lao vào sỉ vả hoặc đánh đập con một cách không thương tiếc.
Thầy cô ra bài tập mà trò không làm được cũng doạ nạt rồi đánh đập để trừng phạt. Và rồi các học sinh cũng dùng vũ lực để thoả mãn sự hung đồ của mình với nhau.
Trong gia đình, chồng vợ xô xát vì những chuyện không đâu mà đàn ông thì thường quen thói gia trưởng, vũ phu. Trong ái tình, đánh ghen cũng trở nên tàn độc và mất nhân tính.
Tranh chấp tài sản cũng dùng đủ mọi thủ đoạn để hãm hại hòng tước đoạt các quyền lợi chính đáng của nhau.
Ra ngoài đường va chạm giao thông, trên bàn nhậu lời qua tiếng lại cũng thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Hàng xóm láng giềng cũng trâu buộc ghét trâu ăn rồi tìm cách vùi dập, trả thù nhau nếu có xích mích.
Trong cơ quan, công ty, đồng nghiệp hay cấp dưới với cấp trên cũng không có cách gì khác để giải quyết mà thuê xã hội đen hoặc trực tiếp ra tay để triệt hạ nhau để giành phần hơn.
Ngay cả những người trong công quyền cũng đối xử với nhau và cả với dân bằng bạo lực. Có khi những đám người được bảo kê đeo khẩu trang lộng hành với dân mà không làm gì được chúng.
Người dân Việt là một giống người hung dữ chứ không hiền lành; lười biếng chứ không cần cù chăm chỉ; không giỏi đấu tranh và phát kiến mà sức chịu đựng và tính bảo thủ vô cùng lớn; hay lừa lọc, mánh khoé và tư lợi nhỏ chứ không ngay thẳng, trung thực và vì cái mưu cầu chung; chỉ nghĩ được ngắn hạn mà không có kế hoạch dài lâu, bền bỉ; làm việc và sống vô nguyên tắc nhưng hay đòi hỏi người khác phải tôn trọng và khuất phục mình; ăn ở bẩn, mất vệ sinh và hành xử thiếu tế nhị, vô văn hoá nhưng lại coi bản thân là cái rốn của vũ trụ và là cái hay cái đẹp đến mức xem thường và bài bác, hạ nhục người khác.
Không có nơi đâu mà người dân sống một cách vô tổ chức và vô pháp luật như ở xứ ta, nhưng rốt cục lại, một xã hội đã lập ra nhà nước và đóng thuế nuôi hệ thống này nên hệ thống chính quyền phải chịu trách nhiệm về mọi hệ quả mà nó diễn ra, với hai khía cạnh: hoặc nó trở nên vô dụng hoặc trở nên tha hoá – bởi vậy mới dẫn tới một xã hội ngày càng đổ đốn và suy đồi, hung bạo đến thế.
Không mấy ai coi trọng luật pháp và tin tưởng vào luật pháp, tức cũng là chính quyền, nơi đảm bảo và thực thi công lý cho người dân. Thậm chí nhiều đám còn coi quan hệ với chính quyền là một lợi thế trong làm ăn và giải quyết các tranh chấp, xung đột, hoặc dựa vào đó để vơ vét lợi ích, gây nên bè cánh và trù diệt người khác bằng mọi thủ đoạn, kể cả mất nhân tính nhất./.